You are on page 1of 83

TS.

LÊ TÀI THU (Chủ biên)


TS. TRƯƠNG THỊ THÙY DƯƠNG - ThS. HOÀNG THỊ THU HÀ
ThS. ĐÀM THỊ NGỌC VÂN - ThS. TRẦN THỊ XUYẾN

M« h×nh to¸n kinh tÕ

Nhµ xuÊt b¶n gi¸o dôc viÖt nam


2
Ch­¬ng 1
MÔ HÌNH TOÁN KINH TẾ

1.1. GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH TOÁN KINH TẾ


Đã từ lâu khi con người muốn tìm hiểu, khám phá những hiện tượng trong tự nhiên,
họ đã biết quan sát, theo dõi và ghi nhận các hiện tượng này. Kết quả theo dõi được
đúc kết thành kinh nhiệm và lưu truyền qua các thế hệ. Đó là phương pháp trực tiếp
quan sát trong nghiên cứu. Đối với các sự vật hiện tượng phức tạp hơn hoặc khi
chúng ta không những muốn tìm hiểu về các hiện tượng mà còn muốn lợi dụng chúng
phục vụ cho hoạt động quan sát của mình thì phương pháp quan sát là chưa đủ và khi
nghiên cứu các hiện tượng, vấn đề kinh tế-xã hội, các phương pháp trên thường
không đem lại kết quả như mong muốn, bởi vì:
- Những vấn đề kinh tế là những vấn đề hết sức phức tạp, trong đó có nhiều mối
liên hệ đan xen, thậm chí tiềm ẩn mà chúng ta không thể chỉ bằng quan sát là có thể
giải thích được.
- Quy mô, phạm vi liên quan đến những vấn đề kinh tế-xã hội nhiều khi rất rộng
và đa dạng, vì vậy khi dùng phương pháp thử nghiệm sẽ đòi hỏi chi phí rất lớn về thời
gian tiền bạc và đôi khi cả sự sai sót trong quá trình thử nghiệm sẽ gây ra hậu quả
không thể lường trước được.
- Ngay cả trong trường hợp có đủ điều kiện tiến hành các thử nghiệm trong
nghiên cứu kinh tế thì kết quả thu được cũng kém tin cậy vì các hiện tượng kinh tế -
xã hội đều gắn với hoạt động của con người. Khi điều kiện thực tế khác biệt với điều
kiện thực nghiệm, con người có phản ứng khác hẳn nhau.
Để nghiên cứu các hiện tượng, vấn đề kinh tế chúng ta phải sử dụng phương pháp mô
hình. Nội dung cơ bản của phương pháp mô hình bao gồm:
- Xây dựng, xác định mô hình của đối tượng. Quá trình này gọi là mô hình hóa
đối tượng.
- Dùng mô hình làm công cụ suy luận phục vụ yêu cầu nghiên cứu. Quá trình này
gọi là phân tích mô hình.

3
Để có thể sử dụng có hiệu quả phương pháp mô hình hóa trong nghiên cứu kinh tế,
vấn đề cốt lõi là xác lập được mô hình của đối tượng nghiên cứu. Để hiểu rõ quá trình
này chúng ta cần đề cập tới một số khái niệm cơ bản có liên quan.

1.1.1. Mô hình kinh tế và mô hình toán kinh tế


a) Mô hình, mô hình kinh tế
Mô hình của một đối tượng là sự phản ánh hiện thực khách quan của đối tượng, sự
hình dung, tưởng tượng đối tượng đó bằng ý nghĩ của người nghiên cứu và việc trình
bày, thể hiện, diễn đạt ý đó bằng lời văn, chữ viết, hồ sơ, hình vẽ,… hoặc một ngôn
ngữ chuyên ngành.
Như vậy, mỗi mô hình bao gồm nội dung của mô hình và hình thức thể hiện nội
dung. Mô hình của các đối tượng trong lĩnh vực hoạt động kinh tế gọi là mô hình
kinh tế.
b) Mô hình toán kinh tế
Mô hình toán kinh tế là mô hình kinh tế được trình bày bằng ngôn ngữ toán học.
Việc sử dụng ngôn ngữ toán học tạo khả năng áp dụng các phương pháp suy luận,
phân tích toán học và kế thừa các thành tựu trong lĩnh vực này cũng như trong các
lĩnh vực khoa học có liên quan. Đối với các vấn đề khoa học phức tạp có nhiều mối
liên hệ đan xen đòi hỏi phân tích không những về mặt định tính mà cả mặt định lượng
thì phương pháp suy luận thông thường, phân tích giản đơn không đủ hiệu lực để giải
quyết. Chúng ta cần đến phương pháp suy luận toán học. Đây chính là điểm mạnh của
các mô hình toán học. Chúng ta có thể thấy rõ hơn thông qua ví dụ sau:
Ví dụ 1.1. Giả sử chúng ta muốn nghiên cứu, phân tích quá trình hình thành giá cả
của một loại hàng hóa A trên thị trường và giả định các yếu tố khác như điều kiện sản
xuất hàng hóa A, thu nhập, sở thích của người tiêu dùng,… đã cho trước và không
thay đổi.
Đối tượng liên quan tới vấn đề nghiên cứu của chúng ta là thị trường hàng hóa A và
sự vận hành của nó. Chúng ta cần mô hình hóa đối tượng này.
Mô hình bằng lời
Xét thị trường hàng hóa A, nơi đó người bán, người mua gặp nhau và xuất hiện mức
giá ban đầu, với mức giá đó, lượng hàng hóa người bán muốn bán gọi là mức cung và
lượng hàng hóa người mua gọi là mức cầu. Nếu cung lớn hơn cầu, do người bán
muốn bán được nhiều hàng hơn nên phải giảm giá vì vậy hình thành mức giá mới

4
thấp hơn. Nếu cầu lớn hơn cung thì người mua sẵn sàng trả giá cao hơn để mua được
hàng do vậy, một mức giá cao hơn được hình thành. Với mức giá mới, xuất hiện mức
cung cầu mới. Quá trình tiếp diễn đến khi cung bằng cầu ở một mức giá gọi là giá cân
bằng.
Mô hình toán kinh tế
Gọi S, D là đường cung, đường cầu tương ứng.
Đường cung có phương trình: S  S ( p).
Do người bán sẵn sàng bán với mức giá cao hơn nên S là hàm tăng theo p, tức là
dS
S ( p )   0.
dp
Đường cầu có phương trình: D  D( p ).
Do người mua sẽ mua ít hơn nếu giá cao hơn nên D là hàm giảm theo p tức
dD
D( p)   0.
dp
Tình huống cân bằng thị trường, (mức cung bằng mức cầu) sẽ xảy ra khi S = D.
Viết gọn lại ta sẽ có mô hình cân bằng thị trường, ký hiệu là MHIA dưới đây:
dS
S  S ( p ), S ( p)  0
dp
dD
D  D( p), D( p)  0
dp
S  D.
Với mô hình diễn đạt bằng lời, ta không thể biết chắc rằng liệu quá trình hình thành
giá trên thị trường có kết thúc hay không tức là liệu có cân bằng thị trường hay
không. Đối với mô hình toán kinh tế về cân bằng thị trường, ta sẽ có câu trả lời thông
qua việc giải phương trình S = D và phân tích đặc điểm của nghiệm.
Khi muốn đề cập đến tác động của thu nhập (M), thuế (T),… tới quá trình hình thành
giá, ta có thể mở rộng mô hình bằng cách đưa các yếu tố này tham gia vào các mối
liên hệ với các yếu tố sẵn có trong mô hình phù hợp với các quy luật trong lý thuyết
kinh tế, chẳng hạn:
S  S ( p, T ), D  D( p, M , T ),
Ký hiệu mô hình này là MHIB. Mô hình này có dạng:

5
S  S ( p, T ), S p  0
D  D( p, M , T ), D p  0
S  D.
1.1.2. Cấu trúc mô hình toán kinh tế
Mô hình ở ví dụ 1.1 chứa một số yếu tố mang tính định lượng ( S , D, p, S , D) và
các hệ thức toán học liên hệ giữa chúng (các phương trình và bất phương trình).
Người ta quan niệm mô hình toán kinh tế là một tập hợp gồm các biến số và các hệ
thức toán học liên hệ giữa chúng nhằm diễn tả đối tượng liên quan đến sự kiện hiện
tượng kinh tế.
a) Các biến số của mô hình
Để mô tả đối tượng và phân tích định lượng các hiện tượng và vấn đề kinh tế liên
quan đến đối tượng, chúng ta cần phải xem xét và lựa chọn một số yếu tố cơ bản đặc
trưng cho đối tượng và lượng hóa chúng. Các yếu tố này gọi là các biến số kinh tế của
mô hình. Nhờ được lượng hóa nên ta có thể đo lường và thực hiện tính toán giữa các
biến số này, tùy thuộc vào bản chất của các biến, mục đích nghiên cứu, phân tích
cũng như khả năng về nguồn dữ liệu liên quan, các biến số kinh tế trong một mô hình
được phân loại thành:
Biến nội sinh (biến được giải thích): là các biến mà về bản chất chúng phản ánh, thể
hiện trực tiếp sự kiện, hiện tượng kinh tế và giá trị của chúng phụ thuộc vào giá trị
của các biến khác trong mô hình. Nếu biết giá trị của các biến khác trong mô hình ta
có thể xác định giá trị cụ thể bằng số của các biến nội sinh.
Ở mô hình MHIA, ta thường coi S , D, p là các biến nội sinh.
Biến ngoại sinh (biến giải thích): là các biến có một mức độ độc lập nhất định đối
với các biến khác trong mô hình, giá trị của chúng được xem là tồn tại bên ngoài mô
hình.
Trong mô hình MHIB, các biến M , T có giá trị không phụ thuộc vào các biến khác,
do đó chúng được gọi là các biến ngoại sinh.
Xét theo đặc điểm cấu trúc toán học, một mô hình có tất cả các biến đều là biến nội
sinh gọi là mô hình đóng; mô hình có biến nội sinh và ngoại sinh gọi là mô hình mở.
Tham số (thông số): Là các biến số mà trong phạm vi nghiên cứu đối tượng, chúng
thể hiện các đặc trưng tương đối ổn định, ít biến động hoặc có thể giả thiết là ổn định.

6
Các tham số của mô hình phản ánh xu hướng, mức độ ảnh hưởng của các biến tới
biến nội sinh. Nếu trong mô hình MHIB ta có S   p  T  , khi đó các biến  ,  ,  là
các tham số của mô hình vì giá trị của chúng quyết định mức độ tác động của biến
ngoại sinh T tới biến nội sinh S , D, p ( S , D).
Lưu ý rằng cùng một biến số trong các mô hình khác nhau có thể đóng vai trò khác
nhau; thậm chí trong cùng một mô hình nó cũng có thể có vai trò khác nhau do mục
đích sử dụng mô hình khác nhau.
b) Mối liên hệ giữa các biến số
Các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình hoạt động kinh tế giữa các chủ thể kinh
tế, giữa các khu vực, bộ phận của nền kinh tế, và giữa các nền kinh tế của các quốc
gia,… tạo ra quan hệ giữa các biến số liên quan. Chúng ta có thể dùng các biểu thức,
các hệ thức toán học từ đơn giản đến phức tạp một cách thích hợp để thể hiện mối
quan hệ giữa các biến trong một mô hình. Hệ thức thường được sử dụng phổ biến là
phương trình với các dạng như phương trình đại số, phương trình vi phân hoặc
phương trình sai phân,….
Tùy thuộc vào ý nghĩa thực tiễn của mối quan hệ giữa các biến có trong phương trình,
chúng ta có thể phân loại các phương trình có trong mô hình như sau:
c) Phương trình định nghĩa
Phương trình thể hiện quan hệ định nghĩa giữa các biến số hoặc giữa 2 biểu thức ở 2
vế của phương trình.
Ví dụ 1.2.
Lợi nhuận ( ) được định nghĩa là phần hiệu số giữa tổng doanh thu (TR) và tổng chi
phí (TC ) :   TR  TC.
Ví dụ 1.3. Xuất khẩu ròng của một quốc gia ( NX ) là khoản tiền chênh lệch giữa xuất
khẩu ( EX ) và nhập khẩu ( IM ) của quốc gia đó. Thông thường xuất, nhập khẩu phụ
thuộc vào thu nhập (Y ) , mức giá cả ( p), tỷ giá hối đoái ( ER) ,… do đó theo định
nghĩa của xuất khẩu ròng ta có thể viết:
NX  EX (Y , p, ER)  IM (Y , p, ER).
Ví dụ 1.4. Trong mô hình MHIA, các phương trình:
S ( p)  dS dp , D( p)  dD dp
là các phương trình định nghĩa.
d) Phương trình hành vi

7
Phương trình mô tả quan hệ giữa các biến do tác động của các quy luật hoặc do giả
định.
Từ phương trình hành vi, ta có thể biết sự biến động của biến nội sinh khi các biến số
khác thay đổi.
Ví dụ 1.5. Trong mô hình MHIA các phương trình S  S ( p ), D  D( p ) là các
phương trình hành vi vì chúng thể hiện sự phản ứng của người sản xuất và người tiêu
dùng trước sự thay đổi của giá cả.
e) Phương trình điều kiện
Phương trình mô tả quan hệ giữa các biến số trong các tình huống có điều kiện và mô
hình đề cập.
Ví dụ 1.6. Trong mô hình MHIA, phương trình S  D là phương trình điều kiện vì nó
thể hiện điều kiện cân bằng thị trường.
1.1.3. Phân loại các mô hình kinh tế
Chúng ta có thể phân loại các mô hình theo các căn cứ khác nhau phụ thuộc vào nội
dung, hình thức, quy mô, phạm vi, công dụng hay mục đích của chúng.
a) Phân loại mô hình theo đặc điểm cấu trúc và công cụ toán học sử dụng
Mô hình tối ưu hóa
Mô hình phản ánh sự lựa chọn cách thức hoạt động nhằm tối ưu hóa một hoặc một số
chỉ tiêu định trước.
Khi phân tích các mô hình tối ưu, công cụ chính được sử dụng là các phương pháp tối
ưu trong toán học. Chúng ta có thể gặp mô hình tối ưu ở các dạng bài toán quy hoạch
và bài toán điều khiển tối ưu.
Mô hình cân bằng
Mô hình xác định sự tồn tại của trạng thái cân bằng nếu có và phân tích sự biến động
của trạng thái này khi các biến ngoại sinh hay các tham số thay đổi. Mô hình thể hiện
đối tượng trong trạng thái đặc biệt này được gọi là trạng thái cân bằng.
Công cụ thường được sử dụng để phân tích mô hình là các phương pháp giải hệ
phương trình và tìm điểm bất động. Chúng ta có thể gặp mô hình cân bằng ở các bài
toán cân bằng thị trường, mô hình cân đối.
Mô hình tất định, mô hình ngẫu nhiên
Mô hình với các biến là tất định (phi ngẫu nhiên) gọi là mô hình tất định, nếu có chứa
biến ngẫu nhiên gọi là mô hình ngẫu nhiên.
Mô hình toán kinh tế và mô hình kinh tế lượng

8
Với các mô hình toán kinh tế, các tham số của mô hình hoặc là cho trước, hoặc là
được giả định rằng đã biết và khi phân tích ta sử dụng các phương pháp toán học
thuần túy. Trong khi đó, đối với mô hình kinh tế lượng, các tham số lại chính là các
ẩn số, giá trị của chúng được xác định nhờ các phương pháp suy đoán thống kê căn
cứ vào giá trị quá khứ của các biến khác trong mô hình.
Mô hình tĩnh, mô hình động
Mô hình có các biến mô tả các hiện tượng kinh tế tồn tại ở một thời điểm hay một
khoảng thời gian đã xác định (thời gian cố định) gọi là mô hình tĩnh.
Mô hình mô tả các hiện tượng kinh tế trong đó có các biến phụ thuộc vào thời gian
gọi là mô hình động.
b) Phân loại mô hình theo quy mô, phạm vi, thời hạn.
Theo quy mô của các yếu tố ta có các mô hình:
Mô hình vĩ mô
Mô hình mô tả các hiện tượng kinh tế liên quan đên một nền kinh tế, một khu vực
kinh tế gồm một số nước.
Mô hình vi mô
Mô hình mô tả các hiện tượng kinh tế một thực thể kinh tế nhỏ, hoặc những hiện
tượng kinh tế với các yếu tố ảnh hưởng trong phạm vi hẹp và ở mức độ chi tiết.
Theo thời hạn mà mô hình đề cập ta có: mô hình ngắn hạn và mô hình dài hạn.
1.2. ĐO LƯỜNG SỰ THAY ĐỔI CỦA BIẾN NỘI SINH THEO BIẾN NGOẠI
SINH
Đo lường ảnh hưởng của biến ngoại sinh đến biến nội trong mô hình toán kinh tế,
chúng ta sử dụng các công cụ toán học để đo lường sự thay đổi tuyệt đối và tương đối
thông qua các phép toán lấy đạo hàm và vi phân.
1.2.1. Đo lường sự thay đổi tuyệt đối
Giả sử biến nội sinh Y là hàm số của vectơ biến ngoại sinh X  ( X 1 , X 2 ,..., X n ) , có
nghĩa: Y  F ( X )
Trường hợp 1. Biến ngoại sinh X i thay đổi lượng nhỏ X i và X k (k  i ) cố định
 Số gia riêng của hàm số của hàm số Y  F ( X ) theo biến X i là
Yi  F ( X 1 ,..., X i  X i ,...., X n )  F ( X 1 ,..., X i ,...., X n ).
Yi
 Lượng thay đổi trung bình của Y theo X i là   .
X i

9
F ( X 0 )
Nếu hàm số Y  F ( X ) khả vi theo biến X i thì  ( X i )  là tốc độ thay đổi
X i
tức thời của của Y theo X i tại điểm X 0 (đạo hàm riêng của Y theo X i ).
Chú ý. Trong toán, nếu X i đủ nhỏ thì  ( X i )   .
Trong kinh tế, nếu X i  1 thì  ( X i )  Yi (  ( X i ) là giá trị cận biên riêng của Y
theo X i ),
Ví dụ 1.7. Tổng chi phí TC  Q 3  6Q  15Q  100. Sự thay đổi của TC khi Q tăng
(giảm) 1 đơn vị là chi phí cận biên MC  3Q 2  12Q  15.
Trường hợp 2. Tất cả các biến ngoại sinh X i thay đổi lượng nhỏ X i (i  1, n)
 Sự thay đổi của biến nội sinh Y theo vectơ biến ngoại sinh X  ( X1, X 2 ,..., X n )
được tính theo công thức xấp xỉ:
F F F
Y  X 1  X 2  ...  X n .
X 1 X 2 X n
 Nếu X i (i  1, n) là vi phân của các biến ngoại sinh thì ta sử dụng công thức
vi phân toàn phần
F F F
dY  dX 1  dX 2  ...  dX n .
X 1 X 2 X n
 Nếu X i là biến nội sinh phụ thuộc vào một hoặc nhiều biến khác thì để đo
lường sự thay đổi của Y theo X i ta sử dụng công thức tính đạo hàm của hàm hợp.
 Nếu quan hệ giữa biến nội sinh và biến ngoại sinh được cho dưới dạng hàm ẩn
F (Y , X )  0 thì ta sử dụng công thức tính đạo hàm của hàm ẩn.
Y F F
 : (i  1, n).
X i X i Y
Ví dụ 1.8. Hàm sản xuất của một doanh nghiệp có dạng Q  3K 0,5 L0,5 . Tại mức vốn
K  100 và mức sử dụng lao động L  144 , hãy cho biết
a) Khi tăng vốn lên 5 đơn vị và lao động lên 7 đơn vị thì sản lượng thay đổi như thế
nào?

10
b) Khi giảm vốn đi 2 đơn vị và tăng lao động lên 6 đơn vị thì sản lượng thay đổi như
thế nào?
Giải
Q
 3.0,5.K 0,5 L0,5  1,5 K 0,5 L0,5
K
Q
 3.0,5.K 0,5 L0,5  1,5K 0,5 L0,5 .
L
Tại ( K , L)  (100,144)
Q 12
(100,144)  1,5.1000,5.1440,5  1,5.  1,8
K 10
Q 10
 1,5.1000,5.1440,5  1,5.  1, 25.
L 12
a) Khi tăng vốn lên 5 đơn vị và lao động lên 7 đơn vị thì sản lượng thay đổi:
Q  1,8.5  1, 25.7  17, 75.
tức sản lượng tăng xấp xỉ 17,75 đơn vị.
b) Khi giảm vốn đi 2 đơn vị và tăng lao động lên 6 đơn vị thì sản lượng thay đổi:
Q  1,8.(2)  1, 25.6  3,9.
tức sản lượng tăng xấp xỉ 3,9 đơn vị.
Ví dụ 1.9. Giả sử Y  F ( X 1 , X 2 ), X 2  G ( X 1 ) và Y , X 2 là biến nội sinh, X 1 là biến
ngoại sinh, ta có:
dY F dX 2 F
  .
dX 1 X 2 dX 1 X 1
Ví dụ 1.10. Giả sử Y , X 1 và X 2 liên hệ với nhau theo biểu thức: Y 2  X 12  2 X 1 X 2 .
Giữa Y , X 1 và X 2 liên hệ với nhau dưới dạng hàm ẩn F  Y 2  X 12  2 X 1 X 2 , theo
công thức đạo hàm của hàm ẩn, ta có:
Y F F X  X2
 :  (2 X 1  2 X 2 ) : 2Y  1 .
X 1 X 1 Y Y
Y F F X
 :  2 X 1 : 2Y   1 .
X 2 X 2 Y Y
1.2.2. Đo lường sự thay đổi tương đối
a) Hệ số co giãn

11
Để đo lường sự thay đổi tương đối của biến nội sinh theo sự thay đổi tương đối của
biến ngoại sinh, người ta dùng hệ số co giãn (đối với hàm 1 biến) và hệ số co giãn
riêng (đối với hàm nhiều biến).
Xét hàm một biến Y  F ( X ) , hệ số co giãn của Y tại điểm X được tính theo công
thức:
Y X X
 YX  .  Y . .
X Y Y
Ý nghĩa: Tại điểm X, nếu X thay đổi 1% thì Y thay đổi xấp xỉ bằng hệ số co giãn của Y
theo X.  YX  0 ( XY  0) phản ánh tỷ lệ thay đổi Y và X cùng chiều (ngược chiều).
Xét hàm nhiều biến Y  F ( X 1 ,..., X i ,..., X n ) , hệ số co giãn riêng của Y theo
biến X i được tính theo công thức:
Yi X i F X i
 YX  .  .
i
X i Y X i Y
Ý nghĩa: Tại điểm ( X 1 ,..., X i ,..., X n ) , khi X i thay đổi 1% và các biến còn lại không
thay đổi thì Y thay đổi xấp xỉ bằng hệ số co giãn riêng của Y theo X i .
 YX  0 ( YX  0) phản ánh tỷ lệ thay đổi Y và X i cùng chiều (ngược chiều).
i i

Nếu muốn đo lường sự thay đổi của Y khi tất cả các biến ngoại sinh X 1 , X 2 ,..., X n
đều thay đổi tương đối theo cùng một tỷ lệ ta dùng hệ số co giãn toàn phần:
n
 Y    XY i
i 1

Ý nghĩa: Tại điểm ( X 1 , X 2 ,..., X n ) , khi tất cả các biến X i cùng thay đổi 1% thì Y
thay đổi xấp xỉ bằng hệ số co giãn toàn phần của Y theo các biến X i .  Y  0 ( Y  0)
phản ánh tỷ lệ thay đổi Y và các biến X i cùng chiều (ngược chiều).
Ví dụ 1.11. Mức sản lượng Q là hàm Cobb – Douglas của K và L có dạng:
Q  aK  L ( ,   0).

12
Q K K
 KQ ( X )    a K  1 L 
K Q AK  L
Q L L
 LQ ( X )    a K  L 1 
L Q aK  L
 Q    .
b) Hệ số tăng trưởng
Nếu mô hình có biến ngoại sinh là biến thời gian thì sự biến động của biến nội sinh
theo thời gian được đo bằng hệ số tăng trưởng.
Giả sử X  X (t ) , khi đó hệ số tăng trưởng của X được tính theo công thức:
dX
1 dX X
rX  dt  . 
X X dt X
Ý nghĩa: Hệ số tăng trưởng rX cho biến trong một đơn vị thời gian, X thay đổi rX %.
Giả sử Y  F ( X 1 (t ), X 2 (t ),..., X n (t )) , khi đó hệ số tăng trưởng riêng của từng biến
ngoại sinh X i được tính theo công thức:
1 dX i X i
rX i  .  .
X i dt Xi
Khi đó, hệ số tăng trưởng của Y được tính theo công thức sau:
n
rY    YX i rX i
i 1
Y
trong đó  Xi là hệ số co giãn riêng của Y theo X i và rX i là hệ số tăng trưởng của X i .
Chứng minh
Y Y X 1 Y X 2 Y X n
  ... 
X 1 t X 2 t X n t
rY  t 
Y Y
 Y X 1   1 X 1   Y X 2  1 X 2   Y X n   1 X n 
      ...    
 X 1 Y   X 1 t   X 2 Y  X 2 t   X n Y   X n t 
n
  YX1 rX1   YX 2 rX 2  ...   YX n rX n    XY i rX i .
i 1

13
Ý nghĩa: Hệ số tăng trưởng rY cho biến trong một đơn vị thời gian khi tất cả các biến
ngoại sinh thay đổi với mức tăng trưởng riêng rX i % thì biến nội sinh Y thay đổi rY %.
Ví dụ 1.12. Giả sử dân số tăng theo mô hình P (t )  5.e0,023t . Tính hệ số tăng trưởng
của dân số.
Giải
1 P 5.e0,023t .0, 023
rP 
.   0, 023.
P t 5.e0,023t
Vậy hàng năm dân số tăng 2,3%.
Ví dụ 1.13. Hàm sản xuất Y (t )  0, 2 K 0,4 L0,8 trong đó K  120  0,1t ; L  200  0,3t.
Tính hệ số tăng trưởng của Y tại thời điểm t = 10.
Giải
K L
0,1 0,3
rY   KY rK   LY rL  0, 4  t  0,8  t  0, 4   0,8  .
K L 120  0,1t 200  0,3t
Tại thời điểm t = 10:
0,1 0,3
rY  0, 4.  0,8.  0, 001513.
120  0,1.10 200  0,3.10
c) Tính hệ số thay thế (bổ sung)
Giả sử hàm nhiều biến Y  F ( X 1 , X 2 ,..., X n ) khả vi theo các biến X i (i  1, n) . Nếu
hai biến ngoại sinh X i và X j thay đổi và cố định các biến còn lại sao cho Y không
đổi, khi đó :
F F F
dY  dX 1 + dX 2  ...  dX n .
X 1 X 2 X n
Vì hai biến X i và X j thay đổi, còn Y và X k (k  i, j ) không đổi, nên ta có:
F F
0= dX i  dX j .
X i X j

Suy ra

14
F F
dX i X j X i X j
  
dX j F X j F
X i X i
dX i
Kí hiệu MRS (i, j )  gọi là tỷ lệ thay thế cận biên của hai yếu tố X i và X j .
dX j
 Nếu MRS (i, j )  0 thì hai yếu tố X i và X j được gọi là thay thế cho nhau.
Ý nghĩa: MRS (i, j ) cho biết khi tăng (giảm) X j một đơn vị thì phải giảm (tăng) X i
đi MRS (i, j ) đơn vị để giữ nguyên mức Y .
 Nếu MRS (i, j )  0 thì hai yếu tố X i và X j được gọi là bổ sung cho nhau.
Ý nghĩa: MRS (i, j ) cho biết khi tăng (giảm) X j một đơn vị thì phải tăng (giảm) X i
đi MRS (i, j ) đơn vị để giữ nguyên mức Y .
Ví dụ 1.14. Hàm lợi ích của hộ gia đình U  2 X 10,5 X 22 trong đó X 1 , X 2 là số đơn vị
hàng hóa 1 và 2. Tại X 1  10, X 2  8 , nếu mua tăng hàng hóa 2 thêm một đơn vị thì
hàng hóa 1 thay đổi như thế nào để lợi ích của hộ gia đình không thay đổi.
Giải
U
X 1 X 4 X 10,5 X 2 X 10
  2   0,5 2
 4 1  4.  5.
X 2 U X1 X 2 X2 8
X 1
Vậy tại X 1  10, X 2  8 , nếu mua tăng hàng hóa 2 lên một đơn vị và để lợi ích của hộ
gia đình không thay đổi thì phải mua giảm hàng hóa 1 đi 5 đơn vị.
d) Tăng quy mô và hiệu quả
Hàm công nghệ sản xuất Y  F ( X 1 , X 2 ,..., X n ) và X  ( X 1 , X 2 ,..., X n ) là vectơ các yếu
tố đầu vào. Qui mô sản xuất tăng nếu tX  (tX 1 , tX 2 ,..., tX n ), t  1.
Hàm Y  F ( X 1 , X 2 ,..., X n ) gọi là hàm thuần nhất bậc k nếu thỏa mãn:
F (tX 1 , tX 2 ,..., tX n )  t k F ( X 1 , X 2 ,..., X n )

15
Nếu F (tX 1 , tX 2 ,..., tX n )  t.F ( X 1 , X 2 ,..., X n ) thì ta nói khi tăng quy mô, hiệu quả sản
xuất tăng.
Nếu F (tX 1 , tX 2 ,..., tX n )  t.F ( X 1 , X 2 ,..., X n ) thì ta nói khi tăng quy mô, hiệu quả sản
xuất giảm.
Nếu F (tX 1 , tX 2 ,..., tX n )  t.F ( X 1 , X 2 ,..., X n ) thì ta nói khi tăng quy mô, hiệu quả sản
xuất không thay đổi.
Ví dụ 1.15. Hàm sản xuất của một doanh nghiệp :
Q  K , L   2 K 0,5 L0,6 .
Hãy xét xem hiệu quả sản xuất thay đổi như thế nào theo quy mô.
Giải
0,5 0,6
Q  tK , tL   2  tK   tL   2t1,1 K 0,5 L0,6  tQ( K , L), t  1.
Vậy khi tăng quy mô, hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp tăng.
1.3. CỰC TRỊ CỦA HÀM NHIỀU BIẾN
1.3.1. Cực trị tự do
Bài toán: Tìm cực trị của hàm số w  f ( x)  f ( x1 , x2 ,..., xn ).
Điều kiện cần của cực trị
Nếu hàm số f ( x) đạt cực trị tại điểm x  ( x1 , x2 ,..., xn ) và tồn tại các đạo riêng
f xi ( x ) thì f xi ( x )  0 (i  1, n).
Khi đó điểm x gọi là điểm dừng của hàm số w  f ( x).
Điều kiện đủ của cực trị
Giả sử hàm số w  f ( x) có các đạo hàm riêng cấp 2 liên tục trong một lân cận của
điểm x và f xi ( x )  0 (i  1, n). Ma trận Hesian:

 a11 a12 ... a1n 


 
a a22 ... a2 n 
H   21 với aij  f xi x j ( x ) (i, j  1, n)
 ... ... ... ... 
 
 an1 an 2 ... ann 

Các định thức con chính cấp k (k  1, n) là:

16
a11 a12 a13
a a12
H1  a11; H 2  11 ; H 3  a21 a22 a23 ;...; H n  | H | .
a21 a22
a31 a32 a33

Định lý.
i) Nếu H k  0 (k  1, n) thì x là điểm cực tiểu của hàm số;

ii) Nếu (1) k H k  0 (k  1, n) thì x là điểm cực đại của hàm số.
Trong thực hành, ta thường gặp bài toán tìm cực trị tự do của hàm hai biến và ba biến.
a) Hàm hai biến
Tìm cực trị tự do của hàm hai biến w  f ( x, y )
Bước 1. Điều kiện cần
Điểm dừng của hàm số là nghiệm của hệ phương trình:
 f x( x, y )  0
 
 f y ( x, y )  0
Bước 2. Điều kiện đủ
Giả sử ( x0 , y0 ) là một điểm dừng của hàm số.
a11 a12
H1  a11 ; H 2 
a21 a22
trong đó a11  f xx ( x0 , y0 ); a12  f xy ( x0 , y0 ); a21  f yx ( x0 , y0 ); a22  f yy ( x0 , y0 ) .

Trường hợp 1.
i) Nếu H1  0 và H 2  0 thì ( x0 , y0 ) là điểm cực tiểu của hàm số;

ii) Nếu H1  0 và H 2  0 thì ( x0 , y0 ) là điểm cực đại của hàm số.


Trường hợp 2.
Nếu H 2  0 thì ( x0 , y0 ) không là điểm cực trị của hàm số.
Ví dụ 1.16. Hàm lợi nhuận của một doanh nghiệp sản xuất hai loại sản phẩm là:
  Q12  2Q22  10Q1  180Q2  Q1Q2  50.
Hãy tìm mức sản lượng Q1 và Q2 để doanh nghiệp thu được lợi nhuận tối đa.
Giải

17
Bước 1. Điều kiện cần
Điểm dừng của hàm số là nghiệm của hệ phương trình:
 
 Q  2Q1  10  Q2  0 Q  20
 1
  1 .
   4Q  180  Q  0 Q2  50
2 1
 Q2
Hàm số có duy nhất một điểm dừng (20,50).
Bước 2. Điều kiện đủ
 2  2  2  2
 2;  4;   1.
Q12 Q22 Q1Q2 Q2Q1
Tại điểm (20,50) : a11  2, a12  a21  1, a22  4.
2 1
H1  2  0 và H 2   7  0.
1 4
nên (20, 50) là điểm cực đại của hàm số. Vì π có đúng một điểm cực trị trong miền
xác định, nên công ty đạt lợi nhuận tối đa tại mức sản lượng là (Q1, Q2) = (20, 50).
Vậy với mức sản lượng Q1 = 20 và Q2 = 50 thì doanh nghiệp thu được lợi nhuận tối
đa.
b) Hàm ba biến
Tìm cực trị tự do của hàm ba biến w  f ( x, y, z ).
Bước 1. Điều kiện cần
Điểm dừng của hàm số là nghiệm của hệ phương trình:
 f x( x, y, z )  0

 f y( x, y, z )  0
 
 f z ( x, y , z )  0
Bước 2. Điều kiện đủ
Giả sử ( x0 , y0 , z0 ) là một điểm dừng của hàm số.
a11 a12 a13
a11 a12
H1  a11; H 2  ; H 3  a21 a22 a23
a21 a22
a31 a32 a33

18
trong đó a11  f xx ( x0 , y0 , z0 ); a12  f xy ( x0 , y0 , z0 ); a13  f xz ( x0 , y0 ,, z0 );
a21  f yx ( x0 , y0 , z0 ); a22  f yy ( x0 , y0 , z0 ); a23  f yz ( x0 , y0 , , z0 );
a31  f zx ( x0 , y0 , z0 ); a32  f zy ( x0 , y0 , z0 ); a33  f zz ( x0 , y0 ,, z0 ).

Trường hợp 1.
i) Nếu H1  0, H 2  0 và H 3  0 thì ( x0 , y0 , z0 ) là điểm cực tiểu của hàm số;

ii) Nếu H1  0, H 2  0 và H 3  0 thì ( x0 , y0 , z0 ) là điểm cực đại của hàm số.


Trường hợp 2.
Nếu H 2  0 thì ( x0 , y0 ) không là điểm cực trị của hàm số.
Ví dụ 1.17. Hàm lợi nhuận của một doanh nghiệp sản xuất ba loại sản phẩm là:
  Q12  3Q22  7Q32  300Q2  1200Q3  4Q1Q3  20.
Hãy tìm mức sản lượng Q1 , Q2 và Q3 để doanh nghiệp thu được lợi nhuận tối đa.
Giải
Bước 1. Điều kiện cần
Điểm dừng của hàm số là nghiệm của hệ phương trình:
 
  2Q1  4Q3  0
 Q1
Q1  400
  
  6Q2  300  0  Q2  50
 Q2 Q  200
   3
  14Q3  4Q1  1200  0
 Q3
Hàm số có duy nhất một điểm dừng (400,50, 200).
Bước 2. Điều kiện đủ
 2  2  2
  2;  6;  14;
Q12 Q22 Q32
 2  2  2  2  2  2
  0;   4;   0.
Q1Q2 Q2 Q1 Q1Q3 Q3Q1 Q2 Q3 Q3Q2
Tại điểm (400,50, 200) :
a11  2, a22  6, a33  14, a12  a21  0, a13  a31  4, a23  a32  0.

19
2 0 4
2 0
H1  2  0; H 2   12  0 và H 3  0 6 0  72  0
0 6
4 0 14
nên (400, 50, 200) là điểm cực đại của hàm số. Vì π có đúng một điểm cực trị trong
miền xác định, nên công ty đạt lợi nhuận tối đa tại mức sản lượng là:
(Q1, Q2, Q3) = (400, 50, 200).
Vậy với mức sản lượng Q1 = 400, Q2 = 50 và Q3 = 200 thì doanh nghiệp thu được lợi
nhuận tối đa.
1.3.2. Cực trị có điều kiện
Bài toán: Tìm cực trị của hàm số w  f ( x)  f ( x1 , x2 ,..., xn ) với điều kiện
g ( x1 , x2 ,..., xn )  b.
Lập hàm Lagrange:
L( x1 , x2 ,..., xn , )  f ( x1 , x2 ,..., xn )  [b  g ( x1 , x2 ,..., xn )]
 được gọi là nhân tử Lagrange.
Điều kiện cần của cực trị
Giả sử các hàm số f ( x) và g ( x) có các đạo hàm riêng liên tục trong lân cận của điểm
x  ( x1 , x2 ,..., xn ) và tại điểm đó ít nhất một trong các đạo hàm riêng của hàm g ( x)
khác 0. Nếu w  f ( x) với điều kiện g ( x)  b đạt cực trị tại x thì tồn tại một giá trị
 của nhân tử Lagrange sao cho ( x1 , x2 ,..., xn ,  ) là nghiệm của hệ phương trình:
 Lx ( x ,  )  0 (i  1, n)
i

 L ( x ,  )  0
Khi đó ( x1 , x2 ,..., xn ,  ) được gọi là điểm dừng của hàm số Lagrange.
Điều kiện đủ của cực trị
Giả sử các hàm số f ( x) và g ( x) có các đạo hàm riêng cấp 2 liên tục trong một lân cận
của điểm ( x ) và ( x ,  ) là điểm dừng của hàm số Lagrange. Ma trận Hesian:

20
0 g1 g2 ... g n 
g L11 L12 ... L1n 
 1
H   g2 L21 L22 ... L2 n  với g k  g xk ( x ); Lij  Lxi x j ( x ,  ) (i, j , k  1, n)
 
 ... ... ... ... ... 
g Ln1 Ln 2 ... Lnn 
 n
Các định thức con chính cấp k (k  2, n) là:

0 g1 g2 g3
0 g1 g2
g L11 L12 L13
H 2  g1 L11 L12 ; H 3  1 ;...; H n  | H | .
g2 L21 L22 L23
g2 L21 L22
g3 L31 L32 L33

Định lý.
i) Nếu (1) k H k  0 (k  2, n) thì x là điểm cực đại của hàm số hàm w  f ( x) với
điều kiện g ( x)  b;

ii) Nếu H k  0 (k  2, n) thì x là điểm cực tiểu của hàm số hàm w  f ( x) với điều
kiện g ( x)  b .
Trong thực hành, ta thường gặp bài toán tìm cực trị có điều kiện của hàm hai biến và ba biến.
a) Hàm hai biến
Tìm cực trị của hàm hai biến w  f ( x, y ) với điều kiện g ( x, y )  b.
Bước 1. Lập hàm số Lagrange
L( x, y,  )  f ( x, y )  [b  g ( x, y )]
Bước 2. Giải hệ phương trình
 Lx  f x   g x  0

 Ly  f y   g y  0
 
 L  b  g ( x, y )  0
Bước 3. Giả sử ( x0 , y0 ) là điểm dừng ứng với 0 .

21
0 g1 g2
H 2  g1 L11 L12
g2 L21 L22

trong đó
g1  g x ( x0 , y0 ); g 2  g y ( x0 , y0 );
L11  Lxx ( x0 , y0 , 0 ); L22  Lyy
 ( x0 , y0 , 0 ); L12  Lxy ( x0 , y0 , 0 ); L21  Lyx
 ( x0 , y0 , 0 ).

Trường hợp 1. Nếu H 2  0 thì ( x0 , y0 ) là điểm cực đại của hàm số w  f ( x, y ) với
điều kiện g ( x, y )  b;

Trường hợp 2. Nếu H 2  0 thì ( x0 , y0 ) là điểm cực tiểu của hàm số w  f ( x, y ) với
điều kiện g ( x, y )  b.
Ý nghĩa của nhân tử Lagrange
Giả sử  x , y  là điểm cực trị của hàm hai biến w  f ( x, y ) với điều kiện g ( x, y )  b
tương ứng với nhân tử Lagrange  , w  f  x , y  và x (b), y (b). Khi đó
dw  dx dy 
f x   g x ; f y   g y     g x  g y   .
db  db db 
Như vậy  là giá trị w - cận biên của b. Do đó khi b tăng thêm 1 đơn vị thì giá trị cực
trị w thay đổi một lượng xấp xỉ bằng  .
Ví dụ 1.18. Một hộ gia đình có hàm lợi ích tiêu dùng là U ( x, y )  5 x 0,4 y 0,4 , trong đó
x, y tương ứng là số đơn vị hàng hóa 1 và 2 (x > 0, y > 0). Ngân sách tiêu dùng là 300
USD, giá đơn vị hàng hóa 1 và 2 lần lượt là 3 USD, 5 USD. Tìm gói hàng hóa để lợi
ích tiêu dùng lớn nhất.
Giải
Số tiền để mua x đơn vị hàng hóa 1 là 3x USD. Số tiền để mua y đơn vị hàng hóa 2 là
5y USD. Do ngân sách tiêu dùng là 300 USD, nên 3x  5 y  300. Vậy nên, bài toán
đã cho là tìm cực trị của hàm số U ( x, y )  5 x 0,4 y 0,4 với điều kiện 3x  5 y  300.
Bước 1. Lập hàm số Lagrange
L( x, y,  )  5 x 0,4 y 0,4   (300  3 x  5 y ).

22
Bước 2. Giải hệ phương trình
 Lx  2 x 0,6 y 0,4  3  0
 0,4 0,6
 Ly  2 x y  5  0
 
 L  300  3 x  5 y  0
hệ có nghiệm duy nhất là ( x, y,  )  (50; 30; 0, 248).
Bước 3.
Lxx  1, 2 x 1,6 y 0,4 , Lyy  1, 2 x 0,4 y 1,4 , Lxy  Lyx  0,8 x 0,6 y 0,6 .
Với g ( x, y)  3x  5 y, ta có g x ( x, y )  3, gy ( x, y )  5.
Tại ( x, y,  )  (50; 30; 0, 248) ta có
0 3 5
H  3 1, 2  501,6  300,4 0,8  50  300,6  0
0,6

5 0,8  50 0,6  300,6 1, 2  500,4  300,6


nên lợi ích tiêu dùng lớn nhất với gói hàng hóa ( x; y )  (50;30).
b) Hàm ba biến
Tìm cực trị của hàm ba biến w  f ( x, y, z ) với điều kiện g ( x, y, z )  b.
Bước 1. Lập hàm số Lagrange
L( x, y, z , )  f ( x, y, z )  [b  g ( x, y, z )]
Bước 2. Giải hệ phương trình
 Lx  f x   g x  0
 L
 y  f y   g y  0

 Lz  f z   g z  0
 L  b  g ( x, y, z )  0
 
Bước 3. Giả sử ( x0 , y0 , z0 ) là điểm dừng ứng với 0 .
0 g1 g2 g3
0 g1 g2
g L11 L12 L13
H 2  g1 L11 L12 ; H 3  1
g2 L21 L22 L23
g2 L21 L22
g3 L31 L32 L33

23
trong đó
g1  g x ( x0 , y0 , z0 ); g 2  g y ( x0 , y0 , z0 ); g3  g z ( x0 , y0 , z0 )
L11  Lxx ( x0 , y0 , z0 , 0 ); L22  Lyy ( x0 , y0 , z0 , 0 ); L33  Lzz ( x0 , y0 , z0 , 0 )
L12  L21  Lxy ( x0 , y0 , z0 , 0 ); L13  L31  Lxz ( x0 , y0 , z0 , 0 ), L23  L32  Lyz ( x0 , y0 , z0 , 0 )

Trường hợp 1. Nếu H 2  0 và H 3  0 thì ( x0 , y0 , z0 ) là điểm cực đại của hàm


số w  f ( x, y, z ) với điều kiện g ( x, y, z )  b;

Trường hợp 2. Nếu H 2  0 và H 3  0 thì ( x0 , y0 , z0 ) là điểm cực tiểu của hàm


số w  f ( x, y, z ) với điều kiện g ( x, y, z )  b.
Ý nghĩa của nhân tử Lagrange
Giả sử  x , y , z  là điểm cực trị của hàm ba biến w  f ( x, y, z ) với điều kiện
g ( x, y, z )  b tương ứng với nhân tử Lagrange  , w  f  x , y , z  . Khi b tăng thêm 1
đơn vị thì giá trị cực trị w thay đổi một lượng xấp xỉ bằng  .
1.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH MÔ HÌNH
1.4.1. Nội dung cơ bản của phương pháp mô hình
Để áp dụng phương pháp mô hình, trong đó sử dụng mô hình toán kinh tế làm công
cụ nghiên cứu, phân tích các vấn đề, các hiện tượng kinh tế ta cần tiến hành các bước
sau:
a) Đặt vấn đề
Chúng ta cần diễn đạt rõ vấn đề, hiện tượng nào trong hoạt động kinh tế cần quan
tâm, mục đích là gì, các nguồn lực có thể huy động để tham gia nghiên cứu (con
người, tài chính, thông tin, thời gian...)
b) Mô hình hóa
Sau khi xác định được mục đích, yêu cầu cần nghiên cứu, chúng ta sẽ tiến hành quá
trình mô hình hóa các đối tượng liên quan đến vấn đề. Về cơ bản quá trình gồm các
công việc :
 Xác định các yếu tố, sự kiện cần xem xét cùng các mối liên hệ trực tiếp giữa
chúng mà ta có thể cảm nhận bằng trực quan hoặc căn cứ vào cơ sở lý luận đã
chọn.

24
 Lượng hóa các yếu tố này, coi chúng là các biến của mô hình. Trong thực tế
vốn dĩ có nhiều yếu tố mang tính chất định lượng vì vậy vấn đề chỉ là xác định
đơn vị đo lường thích hợp; tuy nhiên có thể có những yếu tố định tính mà
nhiều khi ta cần sử dụng phương pháp thống kê, kinh tế lượng để lượng hóa
chúng.
 Xem xét vai trò của các biến số và thiết lập các hệ thức toán học - chủ yếu là
các phương trình – mô tả quan hệ giữa các biến. Đây thường là phần quan
trọng và cần dựa vào cơ sở lý luận đủ mạnh và đáng tin cậy về cả phương
diện kinh tế lẫn toán học. Kết thúc công việc này ta sẽ có được mô hình ban
đầu.
c) Phân tích mô hình
Sử dụng phương pháp phân tích mô hình để phân tích. Kết quả phân tích có thể dùng
để hiệu chỉnh mô hình (thay đổi vai trò của biến, thêm, bớt biến, thay đổi định dạng
phương trình,…) cho phù hợp với thực tiễn.
d) Giải thích kết quả
Dựa vào kết quả phân tích mô hình ta sẽ đưa ra giải đáp cho các vấn đề nghiên cứu.
Nếu ta thay đổi vấn đề hoặc mục đích nghiên cứu nhưng đối tượng liên quan không
thay đổi thì ta vẫn có thể sử dụng mô hình sẵn có.
Ví dụ 1.19. Khi điều chỉnh một loại thuế đánh vào việc sản xuất và tiêu thụ một loại
hàng hóa A (như tăng thuế suất). Nhà nước quan tâm đến phản ứng của thị trường tới
việc điều chỉnh này - thể hiện bởi sự thay đổi giá cả cũng như lượng hàng hóa lưu
thông - và muốn dự kiến trước được phản ứng này đặc biệt là vấn đề định lượng. Từ
đó có căn cứ tính toán mức điều chỉnh thích hợp tránh tình trạng bất ổn của thị
trường.
Đặt vấn đề
Chúng ta cần phân tích tác động trực tiếp (ngắn hạn) của thuế đối với việc sản xuất
và tiêu thụ loại hàng hóa A trên thị trường.
Mô hình hóa
Đối tượng liên quan đến vấn đề cần phân tích là thị trường hàng hóa A cùng sự hoạt
động của nó trong trường hợp xuất hiện yếu tố thuế, chúng ta sẽ mô hình hóa đối
tượng này.
Theo lý thuyết kinh tế vi mô, chúng ta biết rằng có mối liên hệ chặt chẽ giữa việc sản
xuất (mức cung), tiêu thụ (mức cầu) và giá cả hàng hóa trên thị trường và nó chịu sự

25
chi phối bởi quy luật cung cầu, hơn nữa, thuế ảnh hưởng tới giá cả và do đó tác động
tới mức cung và mức cầu. Mặt khác thực tiễn diễn biến của thị trường cũng cho thấy
là các thị trường trong quá trình hoạt động có xu thế hướng về trạng thái cân bằng.
Các biến số ta cần xem xét là mức cung (S), mức cầu (D), giá cả (p) và thuế (T). Mô
hình:
S  S ( p, T ), S p  0
D  D( p, T ), D p  0
SD
trong đó S, D, p là các biến nội sinh, T là các biến ngoại sinh.
Để định dạng cụ thể cho các hàm trong mô hình ta có thể sử dụng các phương pháp
trong kinh tế lượng.
Phân tích
Giải phương trình cân bằng, giả sử được nghiệm là p, rõ ràng p sẽ phụ thuộc vào T
nên ta có thể viết p  p (T ). Thay p vào các hàm cung cầu ta tính được lượng cân
bằng:
Q  S ( p (T ), T )  D( p (T ), T )
Với các giả thiết thích hợp về mặt toán học, ta tính được:
dp dQ
,
dt dt
và chúng phản ánh tác động của thuế T tới giá và lượng cân bằng.
Giải thích kết quả
Để phân tích tác động của thuế T tới giá cả và lượng hàng hóa lưu thông trên thị
dp dQ
trường, về mặt định tính ta chỉ cần xét dấu của các biểu thức , . Nếu muốn
dt dt
đánh giá về lượng ta cần có thông tin, dữ liệu cụ thể của các biến số để có thể định
dạng chi tiết và ước lượng dạng số mô hình.
1.4.2. Phương pháp so sánh tĩnh
Sau khi đã xây dựng và hiệu chỉnh mô hình phù hợp với hiện tượng và quá trình kinh
tế, ta có thể sử dụng mô hình vào các mục đích khác nhau. Trước tiên ta cần thực hiện
công việc gọi là giải mô hình. Một cách tổng quát, giải mô hình là việc sử dụng các
phương pháp toán học để giải các hệ thức của mô hình - có thể là giải phương trình
(đại số hoặc vi phân, sai phân), giải bài toán quy hoạch tuyến tính,… nhằm xác định

26
quan hệ trực tiếp giữa biến ngoại sinh và biến nội sinh cùng tham số, tức là ta phải
biểu diễn dưới dạng các hệ thức toán học giữa từng biến nội sinh theo biến ngoại
sinh, tham số và có thể theo từng biến nội sinh khác. Cách biểu diễn này gọi là
nghiệm của mô hình. Rõ ràng là nghiệm của mô hình sẽ phụ thuộc các biến ngoại
sinh và tham số.
Điều mà chúng ta quan tâm là phân tích khi biến ngoại sinh thay đổi giá trị sẽ tác
động như thế nào tới nghiệm. Phân tích này gọi là phân tích so sánh tĩnh.
1.5. MỘT SỐ MÔ HÌNH KINH TẾ PHỔ BIẾN
Sử dụng phương pháp phân tích so sánh tĩnh, chúng ta phân tích một số mô hình kinh
tế phổ biến.
1.5.1. Mô hình tối ưu
a) Mô hình phân tích hành vi sản xuất
Sản xuất được hiểu là một quá trình biến đổi đầu vào (các yếu tố sản xuất, các nguồn
lực) thành đầu ra (sản phẩm, vật chất, dịch vụ). Chủ thể thực hiện quá trình biến đổi
là các doanh nghiệp. Doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh vì mục tiêu tối đa
hóa lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp phải lựa chọn công nghệ sản
xuất, cách thức quản lý và quyết định mức sử dụng các yếu tố sản xuất, sản lượng
cung ứng cho thị trường và giá bán sản phẩm,...
Hàm sản xuất
Hàm sản xuất biểu diễn mối quan hệ giữa kết quả sản xuất và các yếu tố đầu vào. Gọi
Q là sản lượng và X  ( X 1 , X 2 ,..., X n ) là vectơ các yếu tố đầu vào. Mối quan hệ
được cho dưới dạng hàm số và gọi là hàm sản xuất:
Q  F ( X 1 , X 2 ,..., X n )
trong đó Q là biến nội sinh, X 1 , X 2 ,..., X n là các biến ngoại sinh.
Ví dụ 1.20. Một số dạng hàm sản xuất phổ biến là:
 Dạng hàm thuần nhất
Hàm sản xuất y  F ( X )  F ( X 1 , X 2 ,..., X n ) gọi là hàm thuần nhất bậc r nếu
F (tX 1 , tX 2 ,..., tX n )  t r F ( X 1 , X 2 ,..., X n ) với mọi t > 0.
Chú ý.
1) Nếu hàm sản xuất y  F ( X )  F ( X 1 , X 2 ,..., X n ) khả vi và thuần nhất bậc 1 thì ta
luôn có:

27
n
F ( X )
F(X )   Xi.
i 1 X i
2) Nếu hàm sản xuất y  F ( X )  F ( X 1 , X 2 ,..., X n ) khả vi và thuần nhất bậc 1 thì
1 2
F ( X )
(i  1, n) là hàm thuần nhất bậc 0. Chẳng hạn, hàm F ( K , L)  2 K 3 L3 là khả
X i
F F
vi và thuần nhất bậc 1 thì các hàm năng suất cận biên , là thuần nhất bậc 0.
K L
• Dạng hàm tuyến tính
Hàm sản xuất tuyến tính đối với các yếu tố đầu vào X 1 , X 2 ,..., X n có dạng:
Q  a1 X 1  a2 X 2  ...  an X n .
Chú ý.
1) Hàm sản xuất tuyến tính là hàm thuần nhất bậc 1.
2) Hàm sản xuất tuyến tính có hệ số thay thế giữa các biến không đổi
F
X j a
MRS (i, j )    j.
F ai
X i
• Dạng hàm Cobb-Douglas
Hàm sản xuất Cobb-Douglas đối với các yếu tố đầu vào X 1 , X 2 ,..., X n có dạng:
Q  aX 11 X 2 2 ... X n n ( i  0, i  1, n).
Chẳng hạn, hàm sản xuất Cobb-Douglas đối với yếu tố vốn và lao động:
Q  aK  L .
Chú ý.
n
1) Hàm sản xuất Cobb-Douglas là hàm thuần nhất bậc  .
i 1
i

n
- Nếu 
i 1
i  1 thì tăng quy mô sản xuất sẽ tăng hiệu quả.
n
- Nếu 
i 1
i  1 thì tăng quy mô sản xuất sẽ không làm tăng hiệu quả.

28
n
- Nếu 
i 1
i  1 thì tăng quy mô sản xuất sẽ giảm hiệu quả.

2) Hệ số co giãn theo các yếu tố đầu vào


n
 XQ   i (i  1, n);  Q    i .
i
i 1

3) Tỷ lệ thay thế giữa hai yếu tố đầu vào X i , X j


F
X j  X
MRS (i, j )    j. i .
F i X j
X i
• Dạng hàm tựa lồi, tựa lõm
Hàm số y  F ( X ,  ) với X  D   n , D là tập lồi gọi là hàm tựa lồi (tựa lõm) nếu:
F ( X 1  (1   ) X 2 ,  )  () max (min)[ F ( X 1 ), F ( X 2 )] , X 1 , X 2  D và 0    1 .
Nếu trong định nghĩa xảy ra các bất đẳng thức thực sự thì hàm gọi là tựa lồi (tựa lõm)
chặt.
• Dạng hàm CES
Hàm CES đối với các yếu tố đầu vào X 1 , X 2 ,..., X n có dạng:
r
 n 
y      i X i  .
 i 1 
Để giúp đơn giản hóa trong các phép biến đổi, trong những tình huống nhất định, ta
có thể không xét mối quan hệ trực tiếp giữa bản thân các biến mà xét quan hệ giữa
các dạng biến đổi của chúng miễn là quan hệ vẫn được bảo toàn. Cách làm này
thường được thực hiện thông qua phép biến đổi đơn điệu dương (tăng) của hàm. Cho
hàm y  F ( X ) và hàm một biến z  G ( y ) đơn điệu tăng; hàm hợp z  G ( y )
 G ( F ( X )) gọi là phép biến đổi đơn điệu dương của y  F ( X ) . Chẳng hạn, xét hàm
Cobb – Douglas Y  aX 11 X 2 2 ... X n n , hàm
n
lnY  lna    i lnX i
i 1

sẽ là phép biến đổi đơn điệu của hàm Cobb – Douglas với giả thiết Y , X i  0 (i  1, n).

29
Ngoài ra, trong kinh tế chúng ta còn gặp dạng hàm ẩn.
Phân tích mô hình
Khi phân tích mô hình, ta phân tích sự tác động của các yếu tố sản xuất tới sản lượng.
• Xét hàm sản xuất ngắn hạn
Trong ngắn hạn, doanh nghiệp chỉ có khả năng thay đổi một số yếu tố đầu vào. Để đo
lường hiệu quả của việc thay đổi các yếu tố đầu đó, chúng ta sử dụng các thước đo
sau:
- Năng suất cận biên của yếu tố đầu vào thứ i (sản phẩm hiện vật cận biên):
F
MPPi  (i  1, n).
X i
- Năng suất trung bình của yếu tố đầu vào thứ i:
F(X )
APi  (i  1, n).
Xi
- Hệ số co giãn của Y theo yếu tố đầu vào thứ i:
Yi X i F X i
 YX  .  . .
i
X i Y X i Y

- Hệ số thay thế giữa yếu tố đầu vào thứ i, j:


F
dX i X j
MRS (i, j )   .
dX j F
X i
Chú ý.
Nếu doanh nghiệp chỉ có khả năng thay được yếu tố đầu vào thứ i, còn các yếu tố
khác không thay đổi thì việc sử dụng yếu tố thứ i ở mức có lợi nhất (tối ưu về mặt kỹ
thuật) khi năng suất cận biên và năng suất trung bình của yếu tố đầu vào thứ i bằng
nhau, tức là:
F F ( X )
MPPi    APi (i  1, n).
X i Xi
• Xét hàm sản xuất dài hạn
Về mặt dài hạn, doanh nghiệp có khả năng thay đổi tất cả các yếu tố đầu vào. Ở đây,
chúng ta quan tâm trường hợp tất cả các yếu tố đầu vào thay đổi theo cùng một tỷ lệ.

30
Để đo lường sự tác động này ảnh hưởng như thế nào đến sản lượng, chúng ta đề cập
đến vấn đề tăng quy mô và hiệu quả.
n
Để đo lường hiệu quả theo quy mô ta sử dụng độ co giãn toàn phần:  Q    XQi .
i 1

Mô hình tối ưu về mặt kinh tế của quá trình sản xuất


Việc sản xuất của doanh nghiệp phụ thuộc vào trình độ công nghệ, các yếu tố đầu vào
và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Mục đích của doanh nghiệp là thu được lợi nhuận tối
đa. Với giả thiết sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ hết, vì vậy doanh nghiệp
có thể gặp hai tình huống:
Tình huống 1. Với mức sản lượng dự kiến, doanh nghiệp phải lựa chọn tổ hợp các
yếu tố đầu vào sao cho chi phí nhỏ nhất.
Tình huống 2. Với kinh phí đầu tư nhất định, doanh nghiệp phải lựa chọn tổ hợp yếu
tố đầu vào sao cho sản lượng tối đa.
Các tình huống nói trên được gọi tình huống tối ưu về mặt kinh tế . Như vậy trong
phần này, chúng ta xét hai mô hình tối ưu về mặt kinh tế.
Mô hình 1. Mô hình cực tiểu hóa chi phí
Đặt vấn đề. Trong quá trình sản xuất, với mức sản lượng dự kiến, doanh nghiệp phải
tiêu tốn một khoản chi phí để thực hiện. Doanh nghiệp đứng trước sự lựa chọn các
yếu tố đầu vào sao cho mức chi phí là thấp nhất.
Mô hình hóa. Giả sử hàm sản xuất của doanh nghiệp là: Q  F ( X 1 , X 2 ,..., X n ) , trong
đó X 1 , X 2 ,..., X n là các yếu tố đầu vào với giá tương ứng là w1 , w2 ,..., wn .
Mô hình: Tìm X 1 , X 2 ,..., X n sao cho tổng chi phí:
n
TC   wi X i  min
i 1

với điều kiện ràng buộc về sản lượng: Q  F ( X 1 , X 2 ,..., X n ) , trong đó biến nội sinh là
TC , X 1 , X 2 ,..., X n , biến ngoại sinh là Q, w1 , w2 ,..., wn .
Giải mô hình. Lập hàm Lagrange
n
L( X 1 , X 2 ,..., X n )   wi X i  [Q  F ( X 1 , X 2 ,..., X n )]
i 1

Giải hệ phương trình:

31
 L F
 X  wi   X  0 (i  1, n) (1)
i i
 (*)
 L  Q  F ( X , X ,..., X )  0 (2)
1 2 n
 
L F w w w
 wi    0 (i  1, n)  i   (i  1, n)  i  j , (i, j ), i  j
X i X i F F F
X i X i X j
vì vậy
 F
w X i
 i  , (i, j ), i  j
(*)   w j F
 X j

Q  F ( X 1 , X 2 ,..., X n )
Vậy điều kiện cần của việc tối thiểu hóa chi phí là tỉ lệ thay thế biên giữa các yếu tố
đầu vào bằng tỉ giá của chúng.
Phân tích mô hình
Kí hiệu giá trị tối ưu là TC * , giá trị nhân tử Lagrange là * .
TC *
• Phân tích tác động của Q tới TC * ta cần tính:   *.
Q
TC *
• Phân tích tác động của wi tới TC * ta cần tính:
wi
 
 X i* i  1, n .

Ví dụ 1.21. Hàm sản xuất của doanh nghiệp có dạng Q  25K 0,5 L0,5 trong đó Q là sản
lượng, K là số lượng vốn, L là lao động. Giá vốn pK  16 USD, giá lao động
pL  4 USD.
a) Tính mức sử dụng K , L để sản xuất sản lượng Q0  1250 với chi phí nhỏ nhất.
b) Tính hệ số co giãn của tổng chi phí tối thiểu theo sản lượng tại Q0 .
c) Nếu giá vốn và lao động đều tăng 10% thì với mức sản lượng như trước, mức sử
dụng vốn và lao động tối ưu sẽ thay đổi như thế nào?
d) Phân tích tác động giá vốn, lao động tới tổng chi phí tối thiểu.

32
Giải
a) Đây là bài toán cực tiểu hóa chi phí:
Tìm K , L sao cho TC  16 K  4 L  min , với điều kiện 25 K 0,5 L0,5  1250.
Lập hàm Lagrange
La  16 K  4 L   1250  25 K 0,5 L0,5  .
Điều kiện cần. Giải hệ phương trình:
 MPK pK     L  pK  0,5   L  16
 MP  p         
 L L      K  pL   0,5   K  4
25K 0,5 L0,5  1250  0,5 0,5  0,5 0,5
 25K L  1250 25K L  1250
L
 4  K  25
 K  .
25K 0,5 L0,5  1250  L  100

16
Thay vào phương trình: La'K  0    .
25
Điều kiện đủ. Lập định thức
0 g1 g2
H  g1 L11 L12
g2 L21 L22
trong đó
g1  g K  25.0, 5.K 0,5 .L0,5  25, g 2  g L  25.0,5.K 0,5 .L0,5  6, 25
8 1
L11  La''K 2  12,5. .0,5K 1,5 L0,5  ; L22  La''L2  12,5. .0,5K 0,5 L1,5 
25 50
2
L12  L21  La''KL  12,5.0,5. .K 0,5 L0,5   .
25
Tại điểm (25, 100) ta có:

33
0 25 6, 25
8 2
H  25   50  0
25 25
2 1
6, 25 
25 50

Vì ( K , L)  (25, 100) là điểm cực tiểu duy nhất, nên tại mức sử dụng vốn K *  25
và mức sử dụng lao động L*  100 để sản lượng Q  1250 thì chi phí là nhỏ nhất
TC *  800.
TC * 16
b) Ta có  *  .
Q 25
Hệ số co giãn của tổng chi phí tối thiểu theo sản lượng là:
TC * Q
TC * 16 1250
  . * .
Q  1.
Q TC 25 800
c) Nếu giá vốn và lao động cùng tăng một tỉ lệ thì mức sử dụng vốn và lao động tối
ưu sẽ không thay đổi.
TC * * TC *
d) Ta có  K  25  0,  L*  100  0 , nên khi giá vốn và giá lao động
wK wL
tăng thì chi phí tối thiểu sẽ tăng.
Mô hình 2. Mô hình tối đa hóa sản lượng
Đặt vấn đề.
Với kinh phí đầu tư nhất định, doanh nghiệp đứng trước sự lựa chọn các yếu tố đầu
vào sao cho sản lượng tối đa.
Mô hình hóa. Gọi K là chi phí doanh nghiệp dự kiến đầu tư mua các yếu tố đầu vào
X 1 , X 2 ,..., X n để sản xuất với mức sản lượng Q  F ( X 1 , X 2 ,..., X n ) với ràng buộc về
n
chi phí w X
i 1
i i  K , trong đó w1 , w2 ,..., wn tương ứng là giá của các yếu, đầu

vào X 1 , X 2 ,..., X n .
Mô hình: Tìm X 1 , X 2 ,..., X n sao cho sản lượng:

34
Q  F ( X 1 , X 2 ,..., X n )  max
n
với điều kiện ràng buộc w X
i 1
i i  K , trong đó các biến nội sinh là Q, X1, X2,…, Xn và

các biến ngoại sinh: K, w1, w2,…, wn.


Làm tương tự như bài toán tối thiểu hóa chi phí.
Giải mô hình. Lập hàm Lagrange
n
 
L( X 1 , X 2 ,..., X n )  F ( X 1 , X 2 ,..., X n )    K   wi X i 
 i 1 
Giải hệ phương trình:
 L F
 X  X   wi  0 (i  1, n) (1)
 i i
 n
(*)
 L
 K wX 0
  i 1
i i (2)

L F w 1 w w
   wi  0(i  1, n)  i  (i  1, n)  i  j , (i, j ), i  j
X i X i F  F F
X i X i X j
vì vậy
 F
w X i
 i  , (i, j ), i  j
 wj F
(*)  
X j

 n

 K   wi X i
 i 1

Vậy điều kiện cần của việc tối đa hóa sản lượng là tỉ lệ thay thế biên giữa các yếu tố
đầu vào bằng tỉ giá của chúng.
Phân tích mô hình
Kí hiệu giá trị tối ưu là Q* giá trị nhân tử Lagrange là * .
Q*
• Phân tích tác động của K tới Q* ta cần tính:   *.
K

35
Q*
• Phân tích tác động của wi tới Q* ta cần tính:
wi
 
i  1, n .

Ví dụ 1.22. Hàm sản xuất của doanh nghiệp có dạng Q  K 0 ,5  L0 ,5 trong đó Q là


sản lượng, K là số lượng vốn, L là lao động. Giá vốn pK  5 USD, giá lao động
pL  2 USD và ngân sách cố định M là 3500 USD.
a) Tính mức sử dụng K , L để tối đa hóa sản lượng.
b) Phân tích tác động của ngân sách tới mức sản lượng tối đa.
Giải
a) Đây là bài toán tối đa hóa sản lượng:
Tìm K , L sao cho Q  K 0,5  L0,5  max , với điều kiện 5 K  2 L  3500.
Lập hàm Lagrange La  K 0,5  L0,5    3500  5K  2 L  .
Điều kiện cần. Giải hệ phương trình:
 La 0,5  1
 K  0,5K  5  0 10 K 0,5  
 
 La 0,5  1
  0,5L  2  0   0,5  
 L  4L
 La 3500  5K  2 L  0
   3500  5K  2 L  0 
 
 1
10 K 0,5   
  K  200
 L 25 
    L  1250
K 4  1
3500  5K  2 L  0  
  100 2

Điều kiện đủ. Lập định thức
0 g1 g 2
H  g1 L11 L12
g 2 L21 L22

với g1  g K  5, g 2  g L  2 , L12  L21  La''KL  0;

36
L11  La''K 2  0,5.(0,5) K 1,5  0, 25.200 1,5 ;

L22  La''L2  0,5.(0,5) L1,5  0, 25.12501,5.


Tại điểm ( K , L)  (200, 1250) ta có:
0 5 2
1,5
H  5 0, 25.200 0  0.
1,5
2 0 0, 25.1250
Vì ( K , L)  (200, 1250) là điểm cực đại duy nhất, nên tại mức sử dụng vốn
K *  200 và mức sử dụng lao động L*  1250 thì sản lượng là lớn nhất.
b) Gọi sản lượng tối đa tại mức ngân sách 3500 là Q*. Ta có:
Q* 1
 *   0, 007071  0.
M 100 2
Khi ngân sách tăng 1 đơn vị thì sản lượng tối đa tăng xấp xỉ là 0,007071 đơn vị.
Mô hình 3. Mô hình tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp
Đặt vấn đề. Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt mục tiêu này,
doanh nghiệp cần tính toán mức cung sản phẩm cho thị trường và giá bán để tối đa
hóa lợi nhuận. Ta sẽ xét hai loại hình là doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo và doanh
nghiệp độc quyền.
Mô hình hóa. Gọi Q là mức sản lượng tiêu thụ trên thị trường, TR (Q) là doanh thu
của doanh nghiệp, TC (Q) là chi phí tương ứng với Q.
Lợi nhuận là   TR (Q)  TC (Q).
Mô hình: Xác định Q để   TR(Q)  TC (Q)  max .
Các biến nội sinh là Q,  và các biến ngoại sinh là các biến khác Q có trong mô
hình.
Giải mô hình.
Điều kiện cần. MR(Q)  MC (Q) (*)
- Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo chấp nhận giá thị trường p nên TR(Q) = pQ. Do
đó, MR(Q) = p.
Vậy doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ chọn sản lượng đem cung ứng cho thị
trường ở mức mà chi phí cận biên bằng giá bán p  MC (Q).

37
- Doanh nghiệp độc quyền định giá bán dựa trên mức cầu của thị trường Q  f ( p).
Ta có thể tính được p  p 1 (Q) . Do đó, TR  p 1 (Q)Q.
Vậy doanh nghiệp độc quyền xác định sản lượng cung ứng cho thị trường dựa vào:
MR(Q)  MC (Q)
Điều kiện đủ. Tính    0.
Phân tích mô hình.
Ký hiệu Q*,  * là mức sản lượng và lợi nhuận tối đa. Q*,  * phụ thuộc vào các biến
ngoại sinh có trong mô hình. Để phân tích tác động của biến ngoại sinh tới Q*,  *, ta
có thể sử dụng công thức hàm ẩn vì có thể coi phương trình (*) như phương trình
hàm ẩn.
Chú ý. Với doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
 *
 Q* .
p
Ví dụ 1.23. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí cận biên:
MC  2Q 2  12Q  25.
chi phí cố định FC và giá bán sản phẩm p.
a) Xác định hàm tổng chi phí TC với FC = 100.
b) Với p = 39, FC = 100 hãy xác định mức sản lượng để lợi nhuận tối ưu.
c) Nếu giá p tăng 2% thì mức sản lượng, lợi nhuận tối ưu sẽ biến động như thế nào?
Giải
Q3
a) TC   MCdQ    2Q 2  12Q  25  dQ 2  6Q 2  25Q  C.
3
Vì FC = 100 nên TC (0)  100  C  100

Q3
Vậy hàm tổng chi phí TC  2  6Q 2  25Q  100 .
3
b) TR  p.Q  39Q;
 Q3  Q3
Hàm lợi nhuận:   39Q   2  6Q 2  25Q  100   2  6Q 2  14Q  100.
 3  3

Điều kiện cần.

38
Giải phương trình:    2Q 2  12Q  14  0  Q  7 và Q  1( L).
Điều kiện đủ.    4Q  12;
 (7)  4.7  12  16  0.
Vì Q = 7 là điểm cực đại duy nhất, nên với mức sản lượng Q = 7 thì lợi nhuận của
190
doanh nghiệp là tối đa và  max  .
3
c) Gọi mức sản lượng tối ưu là Q*, lợi nhuận tối ưu là  * .
Ta có Q* là nghiệm của phương trình:
MR = MC  p  2Q*2  12Q*  25  p  2Q*2  12Q*  25  0
Gọi F ( p, Q* )  p  2Q*2  12Q*  25
F
*
dQ p 1 1
  *
 *
dp F 4Q  12 4Q  12
*
Q

* dQ* p p 39
 Qp     0,3482
dp Q *
 4Q  12  Q  4.7  12  .7
* *

Nếu giá p tăng 2% thì mức sản lượng tối ưu sẽ tăng xấp xỉ 0,3482 . 2% = 0,6964%.
d * p Q* . p 7.39
*
p   *   4.3105.
dp  *  190
3
Nếu giá p tăng 2% thì mức lợi nhuận tối ưu sẽ tăng xấp xỉ 4,3105 . 2% = 8,621%.
Ví dụ 1.24. Một doanh nghiệp độc quyền có hàm cầu p  400  2Q và hàm tổng chi
phí TC  Q 2 AD1/3 , AD là chi phí quảng cáo.
a) Với AD = 8, hãy xác định mức sản lượng và giá bán tối ưu.
b) Hãy phân tích tác động của chi phí quảng cáo AD tới mức sản lượng và giá bán tối
ưu.
Giải
a) TR  p(Q).Q  (400  2Q)Q  MR  (400  2Q)  (2)Q
TC  Q 2 . AD1/3  MC (Q)  2Q. AD1/3 .
Điều kiện cần. Tại AD = 8

39
MR(Q)  TC (Q)  (400  2Q)  (2)Q  2Q.81/3  Q  50.
Điều kiện đủ.    [(400  2Q)Q  Q 2 .81/3 ]  8  0.
Do hàm số có duy nhất một điểm cực đại Q  50 , nên mức sản lượng tối ưu là
Q*  50 và giá bán tối ưu p*  400  2.50  300.
dQ*
b) Để phân tích tác động của AD tới mức sản lượng tối ưu Q* ta tính
dAD
• Q* là nghiệm của phương trình:
MR(Q* )  TC (Q* )  (400  2Q* )  (2)Q*  2Q* . AD1/3
 F  400  4Q*  2Q* . AD1/3  0
F 2 *
* Q . AD 2/3
dQ AD 3 * dQ*
Khi đó   , do AD  0, Q  0   0.
dAD F 4  2 AD1/3 dAD
Q*
• p*  400  2Q*
dp* dp* dQ* dQ* dp*
Khi đó  .  2   0.
dAD dQ* dAD dAD dAD
Như vậy nếu chi phí quảng cáo tăng lên thì doanh nghiệp sẽ bán được ít hàng hơn
nhưng với giá cao hơn.
Với AD  8 , Q*  50, p*  300 ta có:
2
.50.82/3
dQ* dp* dQ*
3  1, 042;  2  2.(1, 042)  2,084.
dAD 4  2.81/3 dAD dAD
Với AD  8 và mức sản lượng và giá bán tối ưu Q*  50, p*  300 , nếu chi phí quảng
cáo tăng thêm 1 đơn vị thì doanh nghiệp bán được ít đi 1, 042 đơn vị với giá cao hơn
2, 084 đơn vị.
Ví dụ 1.25. Giả sử một doanh nghiệp có hàm sản xuất Q  F ( K , L) , trong đó K là
vốn, L là lao động; giá vốn là pK , giá lao động pL , giá bán sản phẩm của doanh
nghiệp là p . Hãy xác định mức sử dụng vốn và lao động để đạt được lợi nhuận cao
nhất (kết hợp điều kiện tối ưu về kinh tế và tối đa hóa lợi nhuận của danh nghiệp).

40
Giải
+) Đối với doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo:
  pQ  ( pK K  pL L)  pF ( K , L)  ( pK K  pL L)  max
+) Đối với doanh nghiệp độc quyền:
  p(Q)Q  ( pK K  pL L)  p[F ( K , L)]F ( K , L)  ( pK K  pL L)  max
Điều kiện cần (nhiều hàm sản xuất cũng là điều kiện đủ)
+) Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo:
  F ( K , L)
 K  p K  pK  0
 pMPK  pK
  (*)
   p F ( K , L)  p  0  pMPL  pL
L
 L L
+) Doanh nghiệp độc quyền:
  F ( K , L)
 K  p( F ( K , L)). K  pK  0

   p ( F ( K , L)). F ( K , L)  p  0
L
 L L
 p ( F ( K , L)).MPK  pK
 (**).
 p ( F ( K , L)).MPL  pL
Giải các hệ phương trình ta tìm được K*, L* thay vào hàm sản xuất ta tính được Q* và *
Phân tích so sánh tĩnh
+) Đối với cả 2 loại doanh nghiệp luôn có:
 *  *
 K *,   L* .
pK pL
+) Đối với doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo ta có thêm:
 *
 Q* .
p
b) Mô hình phân tích hành vi người tiêu dùng
• Mô hình hóa thị hiếu, sở thích của hộ gia đình
Hành vi người tiêu dùng, hay cách của các hộ gia đình trên thị trường hàng hóa là
cách thức họ mua sắm, tiêu thụ các loại hàng hóa, từ đó hình thành mức cầu các loại
hàng hóa của hộ gia đình. Cầu của hàng hóa này phụ thuộc vào:

41
- Thị hiếu, sở thích.
- Thu nhập.
- Giá cả của hàng hóa.
- Mục đích tiêu dùng.
- Thói quen tiêu dùng.
Giả sử hộ gia đình mua và tiêu thụ m hàng hóa. Kí hiệu X i là khối lượng hàng hóa
thứ i dự kiến mua và vectơ X  ( X 1 , X 2 ,..., X m ) gọi là giỏ hàng. Để thỏa mãn các nhu
cầu tiêu thụ giỏ hàng X , chúng ta sử dụng hàm thỏa dụng (hàm lợi ích):
U ( X )  U ( X 1 , X 2 ,..., X m , a, b, c,...)
Dạng hàm U , a, b, c,... biểu thị sở thích, thị hiếu.
• Phân tích mô hình
Để phân tích mô hình hành vi người tiêu dùng, chúng ta sử dụng:
U
- Độ thỏa dụng biên của hàng hóa i ta cần tính: MU i  , các hàm MU i giả thiết
X i
là dương.
MU j
- Hệ số thay thế hàng hóa i bằng hàng hóa j ta cần tính: .
MU i
Mô hình 4. Mô hình tối đa hóa lợi ích
Đặt vấn đề. Với giá cả các loại hàng hóa và ngân sách tiêu dùng cho trước, hộ gia
đình đưa ra quyết định chọn mua hàng nào, khối lượng bao nhiêu sao cho số tiền chi
tiêu không quá ngân sách tiêu dùng nhưng phải đạt được lợi ích tốt nhất.
Mô hình hóa. Kí hiệu M là ngân sách tiêu dùng; p1 , p2 ,..., pm là giá của các loại hàng
và U ( X ) là hàm thỏa dụng (hàm lợi ích) của hộ gia đình.
Mô hình: Tìm giỏ hàng hóa X  ( X 1 , X 2 ,..., X m ) sao cho:
m
U  U ( X )  max , với điều kiện pX
i 1
i i  M.

Các biến nội sinh là U , X 1 , X 2 ,..., X m và biến ngoại sinh là M , p1 , p2 ,..., pm .


Giải mô hình. Lập hàm Lagrange
m
 
L( X 1 , X 2 ,..., X m )  U ( X 1 , X 2 ,..., X m )    M   pi X i  .
 i 1 

42
Xét hệ phương trình:
 L U

 X  X   pi  0 i  1, m
 i

i
 m
 L  M  p X  0
  
i 1
i i

U U U U
U X i X i X p X i
X i
  pi  0 
pi

  i  1, m  
pi

pj
j
  i 
pj U
.

X j
Vậy điều kiện cần của việc tối đa hóa lợi ích là tỉ lệ thay thế biên giữa 2 loại hàng
hóa bằng tỉ giá của chúng.
Phân tích mô hình.
Kí hiệu lợi ích tối ưu là U * , giá trị nhân tử Lagrange là * . Rõ ràng U * phụ thuộc vào
ngân sách M và giá của các loại hàng hóa: U *  U * ( M , p1 , p2 ,..., pm ).
U *
• Phân tích tác động của M tới U* ta cần tính:   *.
M
U *
• Phân tích tác động của pi tới U* ta cần tính: .
pi
Ví dụ 1.26. Hàm lợi ích của hộ gia đình khi tiêu thụ hàng hóa A, B có dạng
U  40 X A0,25 X B0,5 trong đó XA, XB là mức tiêu dùng hàng A, B và giá hàng tương ứng
là p A  2 , pB  5.
a) Tìm hệ số thay thế biên của hàng hóa B cho hàng hóa A.
b) Xác định mức cầu hàng hóa A, B của hộ gia đình để tối đa hóa lợi ích nếu thu nhập
là 300.
Giải

a) Ta tính hệ số thay thế giữa 2 hàng hóa A và B:


U U MU A X
MU A   10 X A0,75 X B0,5 ; MU B   20 X A0,25 X B0,5   B .
X A X B MU B 2 X A
b) Đây là bài toán tối đa hóa lợi ích

43
Tìm XA, XB sao cho U  40 X A0,25 X B0,5  max , với điều kiện 2 X A  5 X B  300 .
Điều kiện cần. Lập hàm Lagrange
L  40 X A0,25 X B0,5    300  2 X A  5 X B 
 MU A p A  XB 2
     X  50
 MU B pB  2X A 5  A
4 X  10 X  600 4 X  10 X  600  X B  40
 A B  A B

Điều kiện đủ. Lập định thức


0 g1 g2
H  g1 L11 L12
g2 L21 L22
g X A  2, g X B  5;
LX 2  7,5 X A1,75 X B0,5 ; LX 2  10 X A0,25 X B1,5 ; LX A X B  LX B X A  5 X A0,75 X B0,5 .
A B

Tại điểm ( X A , X B )  (50, 40)


0 2 5
H  2 7,5.501,75.400,5 5.50 .400,5  0.
0,75

5 5.500,75.400,5 10.500,25.40 1,5


Vậy hộ gia đình mua 50 hàng hóa A và 40 hàng hóa B thì lợi ích được tối đa.
1.5.2. Mô hình cân bằng thị trường
a) Mô hình cân bằng một thị trường và mô hình cân bằng riêng
Mô hình 5. Mô hình cân bằng một thị trường
Đặt vấn đề. Trong quá trình hoạt động của thị trường, giá và lượng hàng hóa lưu
thông được xác định như thế nào, những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình này và
làm thế nào để tác động tới quá trình hình thành giá và lượng cân bằng.
Mô hình hóa.
- Hàm cung của thị trường S  S ( p, a, b,...);
- Hàm cầu của thị trường: D  D  p, pi , M ,  ,  ... ;
trong đó M là thu nhập; p là giá hàng hóa; , ,… là các biến ngoại sinh khác.
S D
Theo quy luật cung, cầu giả thiết ở đây là  0,  0.
p p

44
Giải mô hình. Giải phương trình S = D để xác định được giá và lượng cân bằng
(p*, Q*).
Phân tích mô hình.
Để phân tích tác động của giá cả đến cung và cầu ta có thể sử dụng công thức đạo
hàm của hàm ẩn.
S D
• Phân tích tác động của giá p tới cung và cầu, ta cần tính: , .
p p
S D
• Phân tích tác động chéo của giá pi tới cung và cầu, ta cần tính: , .
pi pi
Mô hình 6. Mô hình cân bằng thị trường riêng
Đặt vấn đề. Khi nghiên cứu mô hình hàm cung, hàm cầu hàng hóa trên thị trường, ta
thấy yếu tố giá của hàng hóa có liên quan tác động đến cả hai hàm này và được xem
là biến ngoại sinh. Nếu chúng ta quan tâm đến sự hình thành giá cả trên thị trường thì
phải coi giá cả là biến nội sinh. Với tư cách là biến nội sinh, giá cả phụ thuộc vào
quan hệ cung – cầu trên thị trường, ngoài ra nó phụ thuộc vào cấu trúc thị trường, ở
đây chúng ta đề cập đến sự hình thành giá cả liên quan tới thị trường cạnh tranh hoàn
hảo.
Mô hình hóa.
S
- Hàm cung của thị trường S  S ( p, a, b,...);  0;
p
D
- Hàm cầu của thị trường: D  D  p,  ,  ... ;  0;
p
trong đó p là giá hàng hóa; a, b, , ,… là các biến ngoại sinh.
Giải mô hình. Giải phương trình S = D tương đương S – D = 0.
Phân tích mô hình.
Để phân tích tác động của biến ngoại sinh tới p* ta có thể sử dụng công thức đạo hàm
của hàm ẩn.
S
p* a .
• Phân tích tác động của a tới giá cân bằng, ta cần tính: 
a D S

a a

45
Ví dụ 1.27. Mức cung và cầu một loại hàng phụ thuộc vào giá hàng hóa đó và thu
nhập của người tiêu dùng có dạng sau:
S  10 p 0,2 và D  1,5M 0,2 p 0,4 .
a) Xác định hệ số co giãn của cầu theo giá, theo thu nhập.
b) Hãy xem xét tác động của thu nhập M tới giá cân bằng.
Giải
a) Hàm cầu là hàm dạng Cobb - Douglass, nên  pD  0, 4;  MD  0, 2.
b) Phương trình cân bằng:
S  D  10 p 0,2  1,5M 0,2 p 0,4  10 p 0,2  1,5M 0,2 p 0,4  0.
Đặt F ( p, M )  10 p 0,2  1,5M 0,2 p 0,4 thì
F
• p 0,3.M 0,8 p 0,4
  M  
M F 2. p 0,8  0, 6.M 0,2 p 1,4
p
Gọi giá cân bằng là p* thì
p* 0,3.M 0,8 p*0,4
 0
M 2. p*0,8  0, 6.M 0,2 p*1,4
Vậy khi thu nhập tăng (giảm) thì giá cân bằng sẽ tăng (giảm).
b) Mô hình cân bằng vĩ mô
Mô hình 7. Mô hình cân bằng vĩ mô
Đặt vấn đề. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của nền kinh tế diễn biến trong
ba thị trường: thị trường hàng hóa - dịch vụ, thị trường tiền tệ, và thị trường lao động.
Cả ba thị trường này đều có liên hệ với nhau. Trong mỗi thị trường đều xuất hiện mức
tổng cung và mức tổng cầu các hàng hóa tương ứng. Đối với nền kinh tế mở, tham
gia vào tổng cung, tổng cầu còn có các chủ thể bên ngoài quốc gia như tỷ giá ngoại
tệ, lãi suất của ngoại tệ chủ chốt, giá cả hàng hóa và chính sách kinh tế ở các quốc gia
khác,...
Tổng cung của nền kinh tế được do bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay tổng sản
phẩm quốc dân(GNP).
GDP Là tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ mới được tạo ra trong nền kinh tế bằng
các yếu tố sản xuất trong nước trong một thời kỳ nhất định.

46
GNP Là tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ mà công dân trong một nước tạo ra
trong một thời kỳ nhất định.
GNP phản ánh tiềm năng tiêu dùng và tiết kiệm của nền kinh tế.
GNP = GDP + TNTSR
TNTSR: chênh lệch thu nhập với nhân tố nước ngoài
Là khoản chênh lệch giữa tổng giá trị các khoản thu nhập do công dân của
một nước chuyển về từ nước ngoài và tổng giá trị các khoản thu nhập do công dân
nước khác chuyển ra khỏi lãnh thổ nước đó trong 1 năm.
Tổng cầu của nền kinh tế là tổng số chi tiêu hàng hóa, dịch vụ của toàn bộ nền kinh tế
trong một năm.
Mô hình hóa.
- Tổng cung của nền kinh tế ký hiệu là Y.
- Tổng cầu của nền kinh tế bao gồm các thành phần cấu thành:
C: là chi mua hàng hoá và dịch vụ của dân cư.
I : chi đầu tư của khu vực tư nhân.
G: chi mua hàng hoá và dịch vụ của Chính Phủ.
EX : tổng giá trị xuất khẩu.
IM: tổng giá trị nhập khẩu.
• Tiêu dùng của dân cư: C = C0 + (Y – T)
C0 là tiêu dùng tự định (C0 > 0) không phụ thuộc vào thu nhập.
Y là thu nhập quốc dân.
T là thuế
 là khuynh hướng tiêu dùng biên (MPC)
• Đầu tư: I = I0 – r ( > 0)
I0 là không phụ thuộc lãi suất
 là phần phụ thuộc vào lãi suất
r là lãi suất
• Thuế: T =  + Y ( > 0, 0 <  < 1)
 thuế suất của thuế thu nhập  Y là thuế thu nhập
 các loại thuế khác.
Tổng cầu trong nước: C  I  G  EX  IM .
Điều kiện cân bằng thị trường hàng hóa - dịch vụ
Y  C  I  G  EX  IM .

47
Như vậy ta có mô hình:
Y  C  I  G  EX  IM

C  C0   Y  T 

I  I0   r
T     Y

Các biến nội sinh của mô hình gồm Y, C, I, T và còn lại là biến ngoại sinh.
Giải mô hình. Giải hệ trên ta sẽ tìm được thu nhập cân bằng Y phụ thuộc vào các
biến nội sinh khác và các biến ngoại sinh.
C     I 0   r  G  EX  IM
Y 0 .
1    
Phân tích mô hình.
Phân tích tác động của chính sách tài khóa (thu - chi ngân sách Nhà nước) đối với sản
Y Y Y
xuất (Y), ta cần tính: , , . Dễ dàng tính được:
G  
Y 1
 >0 (1)
G 1    
Y 
  0 (2)
 1    
Y Y
  0 (3)
 1    
- Khi chính phủ tăng chi tiêu G thì theo (1) Y sẽ tăng, tức là có kích cầu, mặt khác vế
phải của (1) lớn hơn 1 nên khi đó mức tăng tổng cầu sẽ lớn hơn mức tăng chi tiêu của
Y
chính phủ. Như vậy việc tăng chi tiêu đã bị khuếch đại lên, gọi là nhân tử gia
G
tăng chi tiêu của Chính phủ.
- Khi chính phủ tăng thuế theo (2) và (3) thì Y sẽ giảm.
Ví dụ 1.28. Cho một nền kinh tế với các chỉ số có mối liên hệ như sau:

48
Y  C  I  G  EX  IM

C   Yd  0    1

 IM  Yd  0    1
Y  (1  t )Y  0  t  1
 d
trong đó Y là thu nhập quốc dân; C là tiêu dùng dân cư; Yd là thu nhập khả dụng; I là
đầu tư; G là chi tiêu của Chính phủ; EX là xuất khẩu; IM là nhập khẩu; t là thuế suất
của thuế thu nhập.
a) Với G = 400 tỷ đồng, I =250 tỷ đồng , EX = 178 tỷ đồng,   0,8;   0, 2; t  0,1;
hãy xác định thu nhập cân bằng và tình trạng ngân sách.
b) Với các chỉ tiêu ở câu a, có ý kiến cho rằng nếu giảm xuất khẩu 10% thì chính phủ
có thể tăng chi tiêu 10% mà không ảnh hưởng tới thu nhập. Hãy nhận xét ý kiến này.
Giải
a) Thu nhập cân bằng là nghiệm của hệ:
Y  C  I  G  EX  IM

C   Yd  0    1

 IM  Yd  0    1
Y  (1  t )Y  0  t  1
 d
 Y   (1  t )Y  I  G  EX   (1  t )Y
 Y 1   (1  t )   (1  t )   I  G  EX
I  G  EX
Y  .
1   (1  t )   (1  t )
Thay số liệu: G = 400 tỷ đồng, I =250 tỷ đồng , EX = 178 tỷ đồng,   0,8;   0, 2;
250  400  178
t  0,1; ta có: Y   1800.
1  0,8(1  0,1)  0, 2(1  0,1)
Vậy thu nhập cân bằng là 1800 tỷ đồng.
Thu thuế là: tY  0,1.1800  180 tỷ đồng.
Chi ngân sách là 400 tỷ đồng.
Do đó có hiện tượng thâm hụt ngân sách.

49
Y 1 1 G
b)    GY  .
G 1   (1  t )   (1  t )  1   (1  t )   (1  t ) Y
Y 1 Y 1 EX
   EX  .
EX 1   (1  t )   (1  t ) 1   (1  t )   (1  t ) Y
G EX
Vì  nên  GY   EX
Y
, do đó nếu giảm xuất khẩu 10% , tăng chi tiêu chính phủ
Y Y

lên 10% thì thu nhập tăng  GY   EX
Y
.10% . 
Vậy nhận xét trên sai.
1.5.3. Mô hình kinh tế động
Trong các mô hình trên, ta đã giả thiết các hoạt động kinh tế diễn ra tại cùng một thời
điểm mà không đề cập đến sự thay đổi của yếu tố thời gian. Những mô hình đó gọi là
mô hình tĩnh. Tuy nhiên, trong thực tế, các hoạt động kinh tế thường diễn biến theo
thời gian, có mối quan hệ chặt chẽ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Như vậy, yếu
tố thời gian sẽ xuất hiện trong mô hình với tư cách là biến ngoại sinh. Các mô hình
kinh tế có chứa biến thời gian gọi là mô hình kinh tế động. Trong lớp mô hình này,
mối liên hệ giữa các biến số được xem xét ở các thời điểm khác nhau và thường được
mô tả dưới dạng phương trình vi phân và phương trình sai phân với biến độc lập là
biến thời gian. So với mô hình tĩnh, mô hình động thường phản ánh thực tế xác thực
hơn nhưng cũng phức tạp hơn.
Mô hình 8. Mô hình cân bằng giá tuyến tính
Đặt vấn đề. Trong thực tế, giá của hàng hóa không xác định tại điểm cân bằng. Theo
thời gian giá luôn được điều chỉnh bởi nhiều tác động, đặc biệt là chênh lệch cung –
cầu.
Mô hình hóa. Giả sử trên thị trường hàng hóa A, giá của hàng hóa A tác động đến
cung - cầu như sau:
Mô hình a.
Qd  a  bP (a, b  0)

Qs  c  dP (c, d  0)
Điều kiện cân bằng thị trường: Qs  Qd .
Mô hình b.

50
Qdt  a  bPt (a, b  0)

Qst  c  dPt 1 (c, d  0)
Điều kiện cân bằng thị trường: Qst  Qdt .
Giải mô hình.
Mô hình a.
Điều kiện cân bằng thị trường: Qs  Qd .
Mô hình b.
Điều kiện cân bằng thị trường: Qst  Qdt .
Phân tích mô hình.
Mô hình a. Từ phương trình cân bằng ta có:
ac
P .
bd
Tại t  0 , P0  P thì giá cân bằng tồn tại ở mọi thời điểm.
Tại t  0, P0  P thì tồn tại chênh lệch giữa cung và cầu  Qd  Qs  . Giả sử chênh lệch
cung cầu tại t quyết định sự thay đổi của giá cả P và quan hệ này có dạng

dP
 k  Qd  Qs  với k > 0.
dt
Thay hàm cung - cầu vào ta có
dP
 k  b  d  P  k (a  c).
dt
 
Phương trình vi phân trên có nghiệm Pt  P0  P e  k ( b  d )t  P.

Khi t   ta thấy Pt  P.
d ac
Mô hình b. Từ điều kiện cân bằng ta có Pt 1  Pt  .
b b
t
 a  c  d  a  c
Khi cho trước P0 , Pt   P0     .
 b  d  b  b  d
Điều kiện Pt có giới hạn hữu hạn khi t tăng vô hạn là d < b.
Mô hình 9. Mô hình tăng trưởng kinh tế Domar

51
Đặt vấn đề. Khi nghiên cứu sự tăng trưởng của một nền kinh tế, một vấn đề quan
trọng là xác lập được mối liên hệ giữa lượng vốn đầu tư và sự gia tăng sản lượng.
Nếu biết được mối quan hệ này, ta có thể tính được nhu cầu đầu tư của nền kinh tế
đảm bảo yêu cầu tăng trưởng đã dự kiến.
Mô hình hóa. Các giả thiết: năng lực sản xuất của nền kinh tế tại thời điểm t được
mô tả bởi hàm sản xuất chỉ phụ thuộc tuyến tính vào lượng vốn, không tính tới lao
động và tiến bộ công nghệ. Ký hiệu Q(t ), K (t ) là năng lực sản xuất và lượng vốn tại
thời điểm t. Ta có Q(t )   K (t ),   0 là hằng số.
Sự gia tăng của lượng vốn trong chu kỳ xem xét là do đầu tư trong kỳ nên đầu tư
không có độ trễ và cũng không xét tới khấu hao vốn. Hoạt động đầu tư ngoài việc tác
động tới năng lực sản xuất thông qua vốn còn tác động tức thời, không có trễ tới tổng
cầu thu nhập theo dạng nhân tử. Gọi Y (t ), I (t ) là tổng cầu và đầu tư của kỳ t thì
 dK
 dt  I (t )

Y (t )  1 I (t )
 s
Tham số s với 0 < s < 1 và là hằng số gọi là khuynh hướng tiết kiệm cận biên.
Điều kiện cân bằng là năng lực sản xuất của nền kinh tế bằng tổng cầu, tức là
Q(t )  Y (t ).

Do đó, mô hình tăng trưởng Domar là:


 dK
 dt  I (t ) (1)

Y (t )  1 I (t ) (2)

 s
Q(t )   K (t ),   0 (3)
Q(t )  Y (t ) (4)

Các biến nội sinh là Y, Q, K, I; biến ngoại sinh là t.
1
Đặt  v thì v được gọi là hệ số gia tăng vốn - sản lượng, hay hệ số ICOR. v cho

biết số vốn cần thiết để gia tăng 1 đơn vị sản lượng (đầu ra).
Giải mô hình.

52
Cho t  0 là thời kỳ gốc và ký hiệu Y0  Y (0), Q0  Q(0), K 0  K (0), I 0  I (0). Lấy
đạo hàm theo thời gian cả 2 vế của (2), (3), (4) ta được:

 dY 1 dI
 dt  s dt (5)

 dQ dK
  (6)
 dt dt
 dQ dY
 dt  dt (7)

Từ (5), (6) và (7) ta có:
1 dI dI
 I (t )  suy ra   .s.I (t )  0.
s dt dt
Đây là phương trình vi phân đối với I, nghiệm của phương trình này với điều kiện
ban đầu I 0  I (0) là I (t )  I 0 e  st . Thay vào các phương trình trong mô hình, ta thu
được
Y (t )  Y0 e  st , K (t )  K 0 e  st , Q(t )  Q0 e  st .
Phân tích mô hình.
s
Ta thấy nhịp tăng trưởng của Y, K, I, Q đều bằng nhau và rY  rK  rI  rQ   s  .
v
Sự tăng trưởng này của nền kinh tế gọi là tăng trưởng cân đối (các chỉ tiêu tăng cùng
nhịp độ).
s
Xét trường hợp sau: giả sử trong thực tế đầu tư tăng với nhịp độ r và r  thì xảy ra
v
tình trạng gì với nền kinh tế ?
Ta có:
dI
I (t )  I 0 ert   rI 0ert .
dt
Từ (5) và (6) suy ra:
dY r rt dQ
 I 0e ,   I (t )   I 0 ert .
dt s dt

53
dY
r dY dQ
Tỷ số dt  có phản ánh tác động của đầu tư tới tổng cầu; phản ánh tác
dQ  s dt dt
dt
động của đầu tư tới năng lực sản xuất.
dY
Nếu đầu tư nhanh hơn mức cần thiết ( r   s ) thì dt  1 , tác động của đầu tư tới
dQ
dt
năng lực sản xuất yếu hơn tổng cầu, nền kinh tế ở tình trạng thiếu hụt năng lực sản
xuất.
Nếu ngược lại đầu tư tăng chậm hơn mức cần thiết ( r   s ) thì nền kinh tế sẽ xảy ra
tình trạng thừa năng lực sản xuất. Đây là một nghịch lý gây ra nhiều tranh luận giữa
các nhà kinh tế.
Mô hình Domar được sử dụng trong thực tế là mô hình rời rạc theo thời gian, khi này
mô hình có dạng:
 K (t )  K (t  1)  I (t )
 1
Y (t )  I (t )
 s
Q(t )   K (t )

Q(t )  Y (t )
Nghiệm của mô hình là:
  s 
Y (t )  1  v  s  Y (t  1)
  
  s 
 K (t )  1   K (t  1)
  vs
  s 
 I (t )  1   I (t  1)
  vs
s
Nhịp tăng trưởng của các chỉ tiêu đều là .
vs

54
Ch­¬ng 3
BẢNG CÂN ĐỐI LIÊN NGÀNH

3.1. BẢNG CÂN ĐỐI LIÊN NGÀNH


3.1.1. Sơ lược về bảng cân đối liên ngành
Mô hình cân đối liên ngành hay bảng I/O (Input – Output tables) là công cụ
mô tả đầy đủ bức tranh kinh tế của một đất nước từ công nghệ sản xuất để tạo ra sản
phẩm (biểu thị bởi các hệ số chi phí sản xuất) đến sử dụng kết quả sản xuất trong
nước tạo ra và nhập khẩu (được phản ánh qua cơ cấu tích lũy, tiêu dùng và xuất khẩu)
cùng thu nhập được tạo ra từ sản xuất (cơ cấu thu của người lao động, khấu hao tài
sản cố định, thuế sản xuất và thặng dư sản xuất). Ngoài ra bảng cân đối liên ngành
còn được sử dụng để phân tích và dự báo rất hữu hiệu giúp cho các nhà quản lý và
điều hành kinh tế đưa ra những quyết định, những giải pháp kinh tế – xã hội có lợi
cho quá trình phát triển của đất nước.
Bảng I/O bắt nguồn từ những ý tưởng trong cuốn “Tư bản” của Karl Marx khi
ông tìm ra mối quan hệ kỹ thuật trực tiếp giữa các yếu tố tham gia quá trình sản xuất.
Tư tưởng này của ông được Wassily Leontief phát triển bằng cách toán học hóa toàn
diện quan hệ cung – cầu trong nền kinh tế. Leontief coi mỗi công nghệ sản xuất là
một mối quan hệ tuyến tính giữa số lượng sản phẩm được sản xuất ra và các sản
phẩm vật chất, dịch vụ làm chi phí đầu vào. Mối liên hệ này được biểu diễn bởi một
hệ thống hàm tuyến tính với những hệ số được quyết định quy trình công nghệ. Với
tư tưởng này Wassily Leontief đã xây dựng cho Hoa Kỳ hai bảng I/O đầu tiên với số
liệu của các năm 1919 và 1929, hai bảng này được lập năm 1936 và năm 1941 công
trình này được xuất bản với tên gọi “Cấu trúc của nền kinh tế Hoa Kỳ”.
Ở Việt Nam bắt đầu nghiên cứu chuyển đổi hệ thống thống kê theo hệ số tài
khoản quốc gia (SNA). Trên cơ sở được sự hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật của các
chuyên gia Thống kê Liên Hợp Quốc, Tổng cục Thống kê (GSO) đã xây dựng và sử
dụng bảng I/O để phân tích, đánh giá tác động trực tiếp, gián tiếp lên quá trình sản
xuất bởi yếu tố ngoại sinh, tức là thay đổi do yếu tố bên ngoài mang đến nhu cầu cuối
cùng. Tổng cục Thống kê đã lập bảng cân đối liên ngành vào các năm 1989, 1996,
2000 và 2007. Đây là nguồn tài liệu rất quan trọng, là cơ sở để vận dụng mô hình I/O
trong phân tích và dự báo nền kinh tế Việt Nam. Bảng cân đối liên ngành năm 2007

55
với quy mô 138 ngành sản phẩm. Việc lựa chọn 138 ngành sản phẩm được dựa trên
tầm quan trọng của các ngành này trong nền kinh tế và phục vụ cho các mục đích
phân tích và thống kê kinh tế.
Phân loại bảng I/O, căn cứ vào hình thái biểu hiện của các chỉ tiêu trong bảng
cân đối liên ngành, thời gian, phạm vi địa lý, môi trường kinh tế mà chúng ta có các
loại bảng I/O: dạng giá trị, dạng giá trị tách riêng dòng nhập khẩu, dạng hiện vật,
đóng, mở, dài hạn hay ngắn hạn,...
3.1.2. Các khái niệm của bảng cân đối liên ngành
a) Ngành
Trong bảng I/O, ngành dùng để chỉ các đơn vị kinh tế sản xuất ra một loại hàng hóa
duy nhất hoặc một số hàng hóa có thể thay thế hoàn toàn cho nhau được sử dụng các
loại nguyên, vật liệu tương tự nhau và quá trình công nghệ giống nhau.
b) Giá trị sản xuất GO (Gross Output)
Giá trị sản xuất là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của sản phẩm vật
chất và dịch vụ sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định của nền kinh tế. Xét theo quá
trình chuyển hóa sản phẩm trong quy trình sản xuất để tạo ra sản phẩm vật chất và
dịch vụ cho nền kinh tế.
c) Nhu cầu trung gian
Nhu cầu trung gian là hàng hóa và dịch vụ được sử dụng cho mục đích sản xuất.
d) Nhu cầu cuối cùng
Nhu cầu cuối cùng là hàng hóa và dịch vụ của các ngành còn lại sau khi dùng
một phần cho nhu cầu trung gian, bao gồm tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình (C),
tiêu dùng của chính phủ (G), tích lũy tài sản (I), xuất khẩu ròng được tính bằng xuất
khẩu trừ nhập khẩu (X – M).
e) Các giả thiết cơ bản
- Đồng nhất về mặt công nghệ: Mỗi ngành chỉ sản xuất ra một sản phẩm thuần nhất
và sử dụng các yếu tố đầu vào cũng thuần nhất.
- Đồng nhất về mặt sản phẩm: Sản phẩm của các ngành không thể thay thế cho nhau.
Trong phạm vi từng ngành thì các sản phẩm có thể thay thế hoàn toàn cho nhau.
- Công nghệ tuyến tính, cố định: Quá trình sản xuất được giả thiết là có các định mức
kinh tế, kỹ thuật không đổi và tổng chi phí của mỗi ngành là một hàm tuyến tính của
các yếu tố sản xuất.

56
- Hiệu quả dây chuyền: Hiệu quả sản xuất trong một ngành là do hiệu quả sản xuất
trong ngành này và hiệu quả của các ngành khác tạo ra.
3.2. BẢNG CÂN ĐỐI LIÊN NGÀNH DẠNG HIỆN VẬT VÀ GIÁ TRỊ
3.2.1. Bảng cân đối liên ngành dạng hiện vật
a) Mô hình
Bảng cân đối liên ngành dạng hiện vật gồm 4 khối
- Khối thứ nhất có dạng hình vuông, mô tả khối lượng sản phẩm trao đổi giữa các
ngành trong nội bộ nền kinh tế. Vì vậy, khối này được gọi là “các sản phẩm trao đổi
trung gian”.
- Khối thứ hai ghi lượng lao động sử dụng trong từng ngành.
- Khối thứ ba ghi sản phẩm cuối cùng.
- Khối thứ tư ghi lượng lao động được sử dụng trong các lĩnh vực khác và lao động
chưa được sử dụng.
Bảng 1: Bảng I/O dạng hiện vật đơn giản nhất
Số Sản Đơn Sản phẩm
Sản phẩm trao đổi trung gian
thứ tự lượng vị cuối cùng
1 Q1 T q11 q12 … q1n q1
2 Q2 Kw q21 q22 … q2n q2
… … … … … … … …
3
n Qn m qn1 qn2 … qnn qn
Q0 Người (ngày) q01 q02 … q0n q0
Trong đó:
Qi: Tổng sản lượng của ngành i trong năm;
qi: Số lượng sản phẩm cuối cùng của ngành thứ i;
qij: Số sản phẩm ngành j mua của ngành i;
Q0: Tổng số lao động xã hội được sử dụng;
q0j: Lượng lao động được sử dụng ở ngành thứ j;
q0: Số lao động sử dụng trong các lĩnh vực khác.
Từ bảng ta có:
n
Qi   qij  qi (i  1, n) (3.1)
j 1

57
Phương trình (3.1) là phương trình phân phối sản phẩm dạng hiện vật trong nền kinh
tế quốc dân. Phương trình này cho biết tình hình phân bố và sử dụng sản phẩm của
các ngành kể cả cho mục đích tiêu dùng cuối cùng.
n
Q0   q0 j  q0 (3.2)
j 1

Phương trình (3.2) là phương trình sử dụng lao động. Nó cho biết tình hình phân bố
và sử dụng lao động trong các ngành.
b) Hệ số chi phí trực tiếp dạng hiện vật
Từ các phương trình (3.1) và (3.2) ta viết được:
n q
Qi   ij Q j  qi (i  1, n)
j 1 Q j

qij n n
Đặt  ij  (i, j )  Qi    ij Q j  qi (i  1, n) hay Qi    ij Q j  qi (i  1, n) (3.3)
Qj j 1 j 1

 Q1   q1   11 12 ... 1n 


    
 Q2   q2    21  22 ...  2 n 
Đặt Q  ; q ; 
 ...   ...   ... ... ... ... 
     
 Qn   qn    n1  n 2 ...  nn 
và E là ma trận đơn vị cấp n, hệ phương trình (3.3) được viết dưới dạng ma trận sau:
( E   )Q  q (3.4)
 ij được gọi là hệ số chi phí trực tiếp dạng hiện vật. Nó cho biết để có một đơn vị sản
phẩm ngành j thì ngành i phải cung cấp trực tiếp cho ngành này một lượng sản phẩm
là  ij đơn vị.
 được gọi là ma trận hệ số chi phí trực tiếp hay ma trận hệ số kỹ thuật, hoặc ma trận
Leontief dạng hiện vật.
q
Đặt 0 j  0 j (j) thì   (  01 , 02 ,..., 0 n ) được gọi là Vectơ hệ số sử dụng lao động.
Qj
Khi đó từ phương trình (3.2) ta có:
n n q0 j n
Q0   q0 j  q0   Q j  q0    0 j Q j  q0 (3.5)
j 1 j 1 Qj j 1

58
Chú ý. 0   ij  1 .
Ví dụ 3.1. Bảng cân đối liên ngành dạng hiện vật năm t của 3 ngành như sau:

Sản lượng Sản phẩm trao đổi trung gian Sản phẩm cuối cùng
100 30 20 30 20
80 20 24 15 21
60 10 16 12 22
Lao động 20 10 15 Năm t

a) Hãy xác định ma trận hệ số kỹ thuật.


b) Hãy xác định véctơ hệ số sử dụng lao động.
c) Giải thích ý nghĩa kinh tế của  31 .
d) Giải thích ý nghĩa của hệ số  01 .
Giải
a) Ma trận hệ số kỹ thuật
q
Từ công thức  ij  ij (i, j  1, 2,3) thay vào ta được:
Qj
30 20 30
11   0,3 12   0, 25 13   0,5
100 80 60
20 24 15
 21   0, 2  22   0,3  23   0, 25
100 80 60
10 16 12
 31   0,1  32   0, 2  33   0, 2
100 80 60
Khi đó ma trận hệ số kỹ thuật là:
 0,3 0, 25 0,5 
   0, 2 0,3 0, 25 
 0,1 0, 2 0, 2 
 
b) Véctơ hệ số sử dụng lao động

59
q01 20
 01    0, 2
Q1 100
q02 10
 02    0,125
Q2 80
q03 15
 03    0, 25
Q3 60
Véctơ hệ số sử dụng lao động là:   (0, 2; 0,125; 0, 25).
c) Ý nghĩa kinh tế của  31
 31  0,1 cho biết ngành 1 sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm thì ngành thứ 3 phải cung
cấp cho nó 0,1 đơn vị sản phẩm của mình dưới dạng tư liệu sản xuất.
d) Ý nghĩa của hệ số  01 .
 01  0, 2 cho biết để hoàn thành 1 đơn vị sản phẩm thì ngành 1 phải sử dụng hết 0,2
đơn vị lao động của ngành mình, hay nói cách khác mỗi đơn vị lao động ngành 1 sẽ
sản xuất ra được 5 đơn vị sản phẩm.
Bảng cân đối liên ngành dạng hiện vật có ý nghĩa quan trọng trong việc phân tích các
quá trình cung ứng vật tư trong nền kinh tế. Tuy nhiên, do sản phẩm mỗi ngành được
thể hiện dưới dạng hiện vật, nên chúng có đơn vị đo khác nhau, điều này sẽ hạn chế
việc phân tích quá trình hình thành và tiêu thụ sản phẩm với tư cách là kết quả chung
của nền kinh tế. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác như nhập khẩu, khấu hao, thuế, lợi
nhuận, nghĩa vụ đóng góp của mỗi ngành,..., chưa được đề cập đến. Vì vậy, cần thiết
phải trình bầy bảng cân đối liên ngành dạng giá trị.
3.2.2. Bảng cân đối liên ngành dạng giá trị
a) Mô hình
Kí hiệu
Xi: Tổng giá trị sản phẩm ngành thứ i.
xij: Giá trị sản phẩm ngành i dùng sản xuất trong ngành j.
xi: Giá trị phần sản phẩm cuối cùng ngành i.
Yh: Tổng giá trị yếu tố đầu vào sơ cấp thứ h.
yhj: Giá trị yếu tố đầu vào sơ cấp thứ h được sử dụng trong ngành j.
zik: Giá trị nhu cầu cuối cùng của ngành i dùng cho mục đích tiêu dùng thứ k.

60
Bảng 2: Bảng I/O dạng giá trị

Giá trị Giá trị nhu cầu cuối cùng


Các sản Giá trị nhu cầu trung

ngành phẩm gian C G I E-M 

1 X1 x11 x12 x13. ... x1n z11 z12 z13 z14 - z15 x1
2 X2 x21 x22 x23. ... x2n z21 z22 z23 z24 - z25 x2
Sử
. . . . . ... . . . . . .
dụng
. . . . . ... . . . . . .
trung
. . . . . ... . . . . .
gian
n Xn xn1 xn2 xn3 ... xnn zn1 zn2 zn3 zn4 - zn5 xn

L.Động Y1 y11 y12 y13 ... y1n
Giá K. Hao Y2 y21 y22 y23 ... y2n
trị Thuế Y3 y31 y32 y33 ... y3n
Năm t
tăng L. Y4 y41 y42 y43 ... i4n
thêm Nhuận

GO X1 X2 X3 ... Xn

Ở đây xi  zi1  zi 2  zi 3  zi 4  zi 5 (i  1, n)
- Phương trình phân phối giá trị sản phẩm:
n
X i   xij  xi (i  1, n) (3.6)
j 1

- Phương trình hình thành cơ cấu giá trị sản phẩm:


n 4
X j   xij   yhj ( j  1, n) (3.7)
i 1 h 1

Bảng I/O dạng giá trị không chỉ cho biết quá trình phân phối giá trị sản phẩm, mà còn
cho biết quá trình hình thành giá trị sản phẩm.
Từ các phương trình (3.6) và (3.7) ta suy ra:

61
n n 4

 x   y
j 1
j
j 1 h 1
hj
(3.8)

n
Vế trái của (3.8) là x
j 1
j : Tổng giá trị nhu cầu cuối cùng dùng cho tiêu dùng (của các

hộ gia đình (C), chi tiêu của chính phủ (G), tích lũy (I), xuất khẩu thuần (E – M)), nó
chính là GDP tính theo phương pháp tiêu dùng.
n 4 4
Vế phải của (3.8) là  yhj   Yi : Tổng giá trị gia tăng, nó cũng chính là GDP
j 1 h 1 i 1

tính theo phương pháp thu nhập.


Như vậy phương trình (3.8) là cách tính GDP bằng phương pháp tiêu dùng và phương
pháp thu nhập.
x
Đặt aij  ij (i  1, n; j  1, n)
Xj
 X1   x1   a11 a12 ... a1n 
     
X x2  a a22 ... a2 n 
Kí hiệu X   2  ; x  ; A   21
 ...   ...   ... ... ... ... 
     
 Xn   xn   an1 an 2 ... ann 
n n xij n n
X i   xij  xi  . X j  xi   aij . X j  xi  xi  X i   aij . X j (i  1, n)
j 1 j 1 Xj j 1 j 1

 x  EX  AX  ( E  A) X (3.9)
Bảng 3 là bảng I/O tiêu chuẩn SNA. Từ dạng cơ bản này có nhiều biến dạng khác.
Đối với các nước kém phát triển, nhập khẩu thường lớn hơn so với xuất khẩu. Để
phân tích sâu ảnh hưởng của nhập khẩu, người ta thêm vào phần giá trị gia tăng dòng
nhập khẩu và do đó ở phần giá trị nhu cầu sản phẩm cuối cùng bỏ đi phần này. Ngoài
ra cũng còn một lý do nữa là thu thập số liệu. Một ngành nào đó nhập khẩu một lượng
hàng hóa dịch vụ, khi bán sản phẩm của mình cho các ngành kinh tế khác để sử dụng
với tư cách đầu vào của sản xuất thì khó tách được phần nhập khẩu. Sau đây là bảng
I/O tách riêng sản phẩm nhập khẩu.

62
Bảng 3: Bảng I/O dạng giá trị tách riêng sản phẩm nhập khẩu

Giá trị Giá trị nhu cầu cuối


Các sản phẩm Giá trị nhu cầu trung cùng

ngành gian
C G I E 
1 X1 x11 x12 x13. ... x1n z11 z12 z13 z14 x1
2 X2 x21 x22 x23. ... x2n z21 z22 z23 z24 x2
Sử
. . . . . ... . . . . . .
dụng
. . . . . ... . . . . . .
trung
. . . . . ... . . . . .
gian
n Xn xn1 xn2 xn3 ... xnn z11 z12 z13 z14 xn

N.Khẩu Y1 y11 y12 y13 ... y1n
Giá L. Động Y2 y21 y22 y23 ... y2n
trị K. Hao Y3 y31 y32 y33 ... y3n
Năm t
tăng Thuế Y4 y41 y42 y43 ... y4n
thêm L.Nhuận Y5 y51 y52 y53 ... y5n

GO X1 X2 X3 ... Xn V1 V2 V3 V4

V1, V2, V3, V4 là toàn bộ giá trị tiêu dùng, chi tiêu của chính phủ, tích lũy tài sản và
xuất khẩu.
b) Hệ số chi phí trực tiếp dạng giá trị
x
aij  ij được gọi là hệ số chi phí trực tiếp dạng giá trị.
Xj
Ý nghĩa: Phần tử aij cho biết để sản xuất một đơn vị giá trị sản phẩm của ngành j thì
ngành i phải cung cấp trực tiếp cho ngành này một khối lượng sản phẩm có giá trị
bằng aij.
Ma trận A = (aij)nn được gọi là ma trận hệ số chi phí trực tiếp dạng giá trị (ma trận
hệ số kỹ thuật, hoặc ma trận Leontief dạng giá trị).
Chú ý. 0  aij  1 .
c) Hệ số các yếu tố đầu vào sơ cấp

63
yhj
Đặt bhj  (j  1, n; h  1,5) ; B = (bhj)5n .
Xj
Ma trận B được gọi là ma trận hệ số các yếu tố đầu vào sơ cấp.
Ý nghĩa: Phần tử bhj cho biết để có được một đơn vị giá trị sản phẩm của ngành j thì
ngành này phải sử dụng trực tiếp bhj đơn vị giá trị yếu tố sơ cấp đầu vào thứ h.
Khi đó:
n n yhj n
Yh   yhj  . X j   bhj . X j , h  1,5 (3.10)
j 1 j 1 Xj j 1

n 5
Chú ý. 0  bij  1 ,  aij   bhj  1 (*).
i 1 h 1

d) Hệ số nhu cầu cuối cùng


zik
Đặt V T  (V1 , V2 , V3 , V4 ), dik  (i  1, n; k  1, 4) ; D = (dik)n4
Vk
Ma trận D được gọi là ma trận cơ cấu nhu cầu cuối cùng.
Ý nghĩa: Phần tử dik cho biết để có một đơn vị nhu cầu cuối cùng thứ k thì ngành i
phải đóng góp bao nhiêu.
e) Hệ số chi phí toàn bộ
Trong bảng cân đối liên ngành dạng hiện vật hay dạng giá trị, sản phẩm cuối cùng
hay giá trị sản phẩm cuối cùng được coi là phần còn lại của mỗi ngành sau khi đã sử
dụng sản phẩm hoặc tổng giá trị sản phẩm của ngành đó phân phối cho các ngành
khác. Tổng sản phẩm cuối cùng hay tổng giá trị sản phẩm cuối cùng của tất cả các
ngành là mục tiêu của nền kinh tế, chúng là các biến ngoại sinh. Khi đó có thể xác
định sản lượng hoặc giá trị sản lượng của các ngành, sao cho đáp ứng được mục tiêu
này và chúng được xác định như sau:
Từ phương trình (3.4): ( E   )Q  q  Q  ( E   ) 1 q (3.11)
Từ phương trình (3.9): x  ( E  A) X  X  ( E  A)1 x (3.12)
X được gọi là ma trận tổng cầu.
Đặt:
  ( E   )1  (ij ) nn ,  được gọi là ma trận hệ số chi phí toàn bộ dạng hiện vật.

64
C  ( E  A) 1  (cij ) nn , C được gọi là ma trận hệ số chi phí toàn bộ dạng giá trị,
hay còn được gọi là ma trận nghịch đảo Leontief.
Giả sử cho biết giá trị nhu cầu cuối cùng của ngành thứ nhất là 1 đơn vị, giá trị nhu
cầu cuối cùng của các ngành khác đều bằng 0, tức là cho xT = (1, 0, 0,..., 0). Khi đó:
 c11 c12 ... c1n   1   c11 
   
 c21 c22 ... c2 n   0   c21 
X 
 ... ... ... ...   ...   ... 
    
 cn1 cn 2 ... cnn   0   cn1 
Như vậy để sản xuất 1 đơn vị giá trị sản phẩm cuối cùng của ngành thứ nhất thì
ngành thứ i phải sản xuất một lượng sản phẩm có giá trị bằng ci1 ( i  1, n ). Tổng
quát ta có:
Ý nghĩa: Hệ số cij cho biết để sản xuất ra 1 đơn vị giá trị nhu cầu cuối cùng của
ngành j thì ngành i phải sản xuất một lượng sản phẩm có giá trị là cij.
Hệ số ij cho biết để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm cuối cùng của ngành j thì
ngành i phải sản xuất một lượng sản phẩm là ij.
Chú ý. ij  0; cij  0; ii  1; cii  1.
Ví dụ 3.2. Giả sử trong một thị trường có 3 ngành sản xuất và quan hệ trao đổi sản
phẩm hàng hóa giữa 3 ngành sản xuất cùng với nhu cầu hàng hóa được cho trong
bảng sau:
Giá trị nhu cầu trung gian Giá trị nhu cầu
Ngành
1 2 3 cuối cùng
1 60 40 20 30
2 50 60 80 20
3 40 20 10 70

a) Tính tổng cầu đối với sản phẩm mỗi ngành.


b) Lập ma trận hệ số kỹ thuật.
Giải
a) Tổng cầu đối với sản phẩm ngành 1 là:
X1 = 60 + 40 + 20 + 30 = 150.
Tổng cầu đối với sản phẩm ngành 2 là:

65
X2 = 50 + 60 + 80 + 20 = 210.
Tổng cầu đối với sản phẩm ngành 3 là:
X3 = 40 + 20 + 10 + 70 = 140.
b) Ma trận hệ số kỹ thuật
x
Áp dụng công thức aij  ij (i, j  1, 2,3)
Xj
60 40 20
a11   0, 4000 a12   0,1905 a13   0,1429
150 210 140
50 60 80
a21   0,3333 a22   0, 2857 a23   0,5714
150 210 140
40 20 10
a31   0, 2667 a32   0, 0952 a33   0, 0714
150 210 140
Ma trận hệ số kỹ thuật là:
 0, 4000 0,1905 0,1429 
   0,3333 0, 2857 0,5714 
 0, 2667 0, 0952 0, 0714 
 
Ví dụ 3.3. Giả sử trong một nền kinh tế có 3 ngành sản xuất. Cho biết ma trận hệ số
kỹ thuật và ma trận nhu cầu cuối cùng là:
 0, 2 0, 2 0,3  100 
 ,  
A   0,5 0,1 0, 2  x  150 
 0, 2 0, 4 0, 2  180 
   
a) Giải thích ý nghĩa của số 0,5 trong ma trận A.
b) Tìm tỷ phần giá trị gia tăng trong tổng giá trị hàng hóa của ngành thứ 3.
c) Tìm ma trận hệ số chi phí toàn bộ. Giải thích ý nghĩa kinh tế.
d) Xác định mức tổng cầu đối với mỗi ngành.
e) Tính tổng cầu mới đối với mỗi ngành khi nhu cầu cuối cùng đối với ngành 1 tăng
thêm 20, ngành 2 tăng thêm 30 và ngành 3 giảm đi 20.
Giải
a) Số 0,5 ở dòng 2 cột 1 của ma trận hệ số kỹ thuật, điều này có nghĩa để sản xuất 1
USD giá trị sản phẩm của ngành 1 thì ngành 2 phải cung cấp trực tiếp cho ngành này
một khối lượng sản phẩm có giá trị là 0,5 USD.
b) Tỷ phần chi phí trực tiếp cho sản xuất của ngành 3 là:

66
0,3 + 0,2 + 0,2 = 0,7.
Do đó tỷ phần giá trị gia tăng trong tổng giá trị hàng hóa của ngành thứ 3 là:
1 – 0,7 = 0,3 = 30%.
c) Tính ma trận hệ số chi phí toàn bộ

 1 0 0   0, 2 0, 2 0,3   0,8 0, 2 0, 3 


     
E  A   0 1 0    0,5 0,1 0, 2  =  0, 5 0, 9 0, 2 
 0 0 1   0, 2 0, 4 0, 2   0, 2 0, 4 0,8 
     
 2, 0645 0, 9032 1 
1  
 ( E  A)   1, 4194 1,8710 1 
 1, 2258 1,1613 2 
 
Ý nghĩa kinh tế:
Để sản xuất 1 USD giá trị sản phẩm cuối cùng của ngành 1 thì ngành thứ 1, 2, 3 phải
sản xuất một lượng sản phẩm có giá trị tương ứng là: 2,0645 USD; 1,4194 USD;
1,2258 USD.
Để sản xuất 1 USD giá trị sản phẩm cuối cùng của ngành 2 thì ngành thứ 1, 2, 3 phải
sản xuất một lượng sản phẩm có giá trị tương ứng là: 0,9032 USD; 1,8710 USD;
1,1613 USD.
Để sản xuất 1 USD giá trị sản phẩm cuối cùng của ngành 3 thì ngành thứ 1, 2, 3 phải
sản xuất một lượng sản phẩm có giá trị tương ứng là: 1 USD; 1 USD; 2 USD.
d) Tổng cầu đối với mỗi ngành
 2, 0645 0,9032 1  100   521,930 
1     
X  ( E  A) x   1, 4194 1,8710 1  150    602,590 
 1, 2258 1,1613 2  180   656, 775 
    
Vậy mức tổng cầu của ngành 1, 2 và 3 theo thứ tự là:
X1 = 521,93; X2 = 602,59; X3 = 656,775.
e) Vì nhu cầu cuối cùng đối với ngành 1 tăng thêm 20, ngành 2 tăng thêm 30 và
ngành 3 giảm đi 20 nên ta có x1T  (120,180,160) .
Do đó tổng cầu sẽ là:

67
 2, 0645 0,9032 1  120   570, 316 
1     
X 1  ( E  A) x1   1, 4194 1,8710 1  180    667,108 
 1, 2258 1,1613 2  160   676,130 
    
Ví dụ 3.4. Cho bảng I/O dạng giá trị năm t

Giá trị nhu cầu cuối


Giá trị nhu cầu trung cùng
Giá trị 
gian
C I E 

Sử 180 30 20 30 80 35 30 35 100
dụng 200 25 15 15 55 30 25 90 145
trung 260 35 25 10 70 40 60 90 190
gian  90 60 55 205 105 115 215 435
N.Khẩu 20 15 20 55
Giá L.Động 25 10 15 50
trị K.Hao 20 20 15 55
tăng Thuế 15 15 10 40
thêm L.Nhuận 10 80 145 235
 90 140 205 435
GO 180 200 260 640 105 115 215 435

a) Tìm ma trận hệ số kỹ thuật, giải thích ý nghĩa kinh tế của a23.


b) Tìm ma trận hệ số đầu vào các yếu tố sơ cấp, giải thích ý nghĩa kinh tế của b42.
c) Tìm ma trận cơ cấu nhu cầu cuối cùng, giải thích ý nghĩa kinh tế của d23.
Giải
x
a) Áp dụng công thức aij  ij (i, j  1, 2,3)
Xj

68
30 20 30
a11   0,1667 a12   0,1000 a13   0,1154
180 200 260
25 15 15
a21   0,1389 a22   0, 0750 a23   0, 0577
180 200 260
35 25 10
a31   0,1944 a32   0,1250 a33   0, 0385
180 200 260
Ma trận hệ số kỹ thuật là:
 0,1667 0,1000 0,1154 
 
A   0,1389 0, 0750 0, 0577 
 0,1944 0,1250 0, 0385 
 

Phần tử a23 = 0,0577 cho biết để sản xuất một 1 USD giá trị sản phẩm của ngành 3 thì
ngành 2 phải cung cấp trực tiếp cho ngành này một khối lượng sản phẩm có giá trị là
0,0577 USD.
y
b) Áp dụng công thức bhj  hj (j  1, 2,3; h  1,5)
Xj
20 15 20
b11   0,1111 b12   0, 0750 b13   0, 0769
180 200 260
25 10 15
b21   0,1389 b22   0, 0500 b23   0, 0577
180 200 260
20 20 15
b31   0,1111 b32   0,1000 b33   0, 0577
180 200 260
15 15 10
b41   0, 0833 b42   0, 0750 b43   0, 0385
180 200 260
10 80 145
b11   0, 0556 b52   0, 4000 b53   0,5577
180 200 260
Ma trận hệ số đầu vào các yếu tố sơ cấp là:

69
 0,1111 0, 0750 0, 0769 
 
 0,1389 0, 0500 0, 0577 
B   0,1111 0,1000 0, 0577 
 
 0, 0833 0, 0750 0, 0385 
 0, 0556 0, 4000 0,5577 

Phần tử b42 = 0,0750 cho biết để có được 1 USD giá trị sản phẩm của ngành 2 thì
ngành này phải sử dụng trực tiếp 0,0750 USD giá trị yếu tố sơ cấp đầu vào thứ 4.
z
c) Áp dụng công thức dik  ik (i, k  1, 2,3)
Vk
35 30 35
d11   0,3333 d12   0, 2609 d13   0,1628
105 115 215
30 25 90
d 21   0, 2857 d 22   0, 2174 d 23   0, 4186
105 115 215
40 60 90
d31   0,3810 d32   0,5217 d33   0, 4186
105 115 215
Ma trận cơ cấu nhu cầu cuối cùng là:
 0,3333 0, 2609 0,1628 
 
D   0, 2857 0, 2174 0, 4186 
 0,3810 0,5217 0, 4186 
 
Phần tử d23 = 0,4186 cho biết để có 1 USD xuất khẩu thì ngành 2 phải đóng góp
0,4186 USD.
3.3. ỨNG DỤNG CỦA BẢNG I/O TRONG PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO KINH TẾ
Bảng I/O mô tả nền kinh tế của một quốc gia, từ đó giúp chúng ta phân tích, dự báo
bức tranh kinh tế của quốc gia đó.
Trong phần này, chúng ta đưa ra một số ứng dụng của bảng I/O.
3.3.1. Nhân tử sản lượng
X  ( E  A) 1 x
Khi phân tích tác động của các chính sách kinh tế, xem xét ảnh hưởng của một nhân
tố chúng ta thường cố định ảnh hưởng của các nhân tố khác. Giả sử có sự thay đổi về
tiêu dùng cuối cùng của ngành thứ nhất thêm 1 đơn vị và các ngành khác không thay
đổi, khi đó ta có:

70
 X 1   c11 
   
 X 2    c21 
 ...   ... 
   
 X n   cn1 
n
Kí hiệu Oj là nhân tử sản lượng của ngành j. Ta có O1   ci1 , như vậy khi ngành thứ
i 1

nhất tăng thêm 1 đơn vị tiêu dùng cuối cùng và các ngành khác không thay đổi sẽ
kích thích nền kinh tế sản xuất tăng thêm O1 giá trị sản phẩm.
Tổng quát:
n
O j   cij (3.13)
i 1

Oj cho biết khi ngành j tăng thêm 1 đơn vị tiêu dùng cuối cùng và các ngành khác
không thay đổi sẽ kích thích nền kinh tế sản xuất tăng thêm Oj giá trị sản phẩm.
Ma trận hệ số chi phí toàn bộ dạng giá trị, hay còn được gọi là ma trận nghịch đảo
Leontief cho phép tính toán xác định các mối quan hệ liên ngành trong nền kinh tế.
Các phần tử trên đường chéo chính của ma trận ma trận hệ số chi phí toàn bộ dạng
giá trị đều lớn hơn 1, điều này có nghĩa là cần 1 đơn vị của sản phẩm nào đó để tăng 1
đơn vị sản phẩm cuối cùng của sản phẩm đó, phần còn lại dùng để tăng năng lực sản
xuất ra nó. Cộng theo các cột của ma trận hệ số chi phí toàn bộ dạng giá trị cho ta
nhân tử sản lượng của các ngành. Nhân tử sản lượng của các ngành càng lớn, chứng
tỏ ngành đó có sức lan tỏa cao đến các ngành khác trong nền kinh tế.
Ví dụ 3.5. Ma trận nghịch đảo LEONTIEF của Việt Nam năm 2007 (4 ngành sản
phẩm)
01 02 03 04
01 Thóc 1,1039 0,0303 0,0341 0,0063
02 Mía cây 0,0063 1,0077 0,0087 0,0010
03 Cây hàng năm khác 0,0191 0,1050 1,1180 0,0026
04 Cao su mủ khô 0,0073 0,0090 0,0101 1,0132

Hãy phân tích tác động và tìm nhân tử sản lượng của 4 ngành trên.
Giải
Nhân tử sản lượng của các ngành là:

71
Ngành sản phẩm thóc:
4
O1   ci1  1,1039  0, 0063  0, 0191  0, 0073  1,1366
i 1

Ngành sản phẩm mía cây:


4
O2   ci 2  0, 0303  1, 0077  0,1050  0, 0090  1,1520
i 1

Ngành sản phẩm cây hàng năm khác:


4
O3   c31  0, 0341  0, 0087  1,1180  0, 0101  1,1709
i 1

Ngành sản phẩm cao su mủ khô:


4
O4   ci 4  0, 0063  0, 0010  0, 0026  1, 0132  1, 0231
i 1

O1 = 1,1366 cho biết khi ngành Thóc tăng thêm 1 đơn vị giá trị tiêu dùng cuối
cùng và các ngành khác không thay đổi sẽ kích thích nền kinh tế sản xuất tăng thêm
1,1366 giá trị sản phẩm.
O2 = 1,1520 cho biết khi ngành Mía cây tăng thêm 1 đơn vị giá trị tiêu dùng
cuối cùng và các ngành khác không thay đổi sẽ kích thích nền kinh tế sản xuất tăng
thêm 1,1520 giá trị sản phẩm.
O3 = 1,1709 cho biết khi ngành Cây hàng năm khác tăng thêm 1 đơn vị giá trị
tiêu dùng cuối cùng và các ngành khác không thay đổi sẽ kích thích nền kinh tế sản
xuất tăng thêm 1,1709 giá trị sản phẩm.
O4 = 1,0231 cho biết khi ngành Cao su mủ khô tăng thêm 1 đơn vị giá trị tiêu
dùng cuối cùng và các ngành khác không thay đổi sẽ kích thích nền kinh tế sản xuất
tăng thêm 1,0231 giá trị sản phẩm.
Như vậy trong 4 ngành sản phẩm thì ngành sản phẩm Cây hàng năm khác có
sức lan tỏa cao nhất đến 3 ngành còn lại.
3.3.2. Lập kế hoạch sản xuất
Bảng I/O cho phép ta dự báo định mức sản xuất của các ngành theo kế hoạch.
Giả sử trong năm báo cáo biết:
- Ma trận hệ số chi phí trực tiếp dạng hiện vật  (t ) , vectơ hệ số sử dụng lao động
 (t ) .
- Ma trận hệ số chi phí trực tiếp dạng giá trị A(t ), ma trận hệ số các yếu tố đầu vào sơ
cấp B(t ).

72
Từ các ma trận trên chúng ta tìm được ma trận  (t  1) ,  (t  1) , A(t  1),
B(t  1). Thông thường trong ngắn hạn, khi chuyển từ năm t sang năm t+1 thì các hệ
số chi phí không thay đổi, tức là:
 (t )   (t  1),  (t )   (t  1), A(t )  A(t  1), B (t )  B (t  1).
Trong trường hợp có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật làm cho một số hệ số thay đổi thì cần
điều chỉnh lại các ma trận chi phí.
Sau đó chúng ta sẽ dự báo được định mức sản xuất của các ngành trong năm kế hoạch
t+1. Trong năm kế hoạch các quan hệ cân đối vẫn được đảm bảo:
[E   (t  1)]Q(t  1)  q(t  1) (3.14)
[E  A(t  1)]X (t  1)  x(t  1) (3.15)
Trong năm kế hoạch Chính phủ đưa ra yêu cầu về giá trị sản phẩm (hay sản phẩm)
cuối cùng. Khi đó mỗi ngành phải có kế hoạch sản xuất ra bao nhiêu sản phẩm để đáp
ứng được các yêu này. Điều này có nghĩa là q(t+1), x(t+1) là các biến ngoại sinh;
Q(t+1), X(t+1) là các biến nội sinh.
• Đối với bảng I/O dạng hiện vật
Q(t  1)  [E   (t  1)]1q(t  1)
qij (t  1)   ij (t  1)Q j (t  1) (3.16)
q0 j (t  1)   0 j (t  1)Q j (t  1)
• Đối với bảng I/O dạng giá trị
X (t  1)  [E  A(t  1)]1 x(t  1)
xij (t  1)  aij (t  1) X j (t  1) (3.17)
yhj (t  1)  bhj (t  1) X j (t  1)
Ví dụ 3.6. Bảng I/O dạng hiện vật năm t của 3 ngành như sau:

Sản lượng Sản phẩm trao đổi trung gian Sản phẩm cuối cùng
100 30 20 30 20
80 20 24 15 21
60 10 16 12 22
Lao động 20 10 15 Năm t

73
Với giả thiết  (t )   (t  1),  (t )   (t  1).
Hãy lập kế hoạch sản xuất cho năm t+ 1 biết qT (t+1) = (30, 40, 25).
Giải
Ma trận hệ số kỹ thuật:
 0,3 0, 25 0,5 
   0, 2 0,3 0, 25 
 0,1 0, 2 0, 2 
 
Vectơ hệ số sử dụng lao động:   (0, 2; 0,125; 0, 25).
Ma trận chi phí toàn bộ dạng hiện vật:
 0, 7 0, 25 0,5   1,9941 1,1730 1, 6129 
  1  
( E   )   0, 2 0, 7 0, 25     ( E   )   0, 7234 1,9941 1, 0753 
 0,1 0, 2 0,8   0, 4301 0, 6452 1, 7204 
  
Sản lượng của các ngành:
 1,9941 1,1730 1, 6129   30  147, 0655 
    
Q (t  1)   0, 7234 1, 9941 1, 0753   40    128,3485 
 0, 4301 0, 6452 1, 7204   25   81, 7210 
    
Sản phẩm trao đổi trung gian: qij (t  1)   ij (t  1)Q j (t  1)
44,1197 32, 0871 40,8605
29, 4131 38,5046 20, 4303
14, 7066 25, 6697 16,3442
Lao động: q0 j (t  1)   0 j (t  1)Q j (t  1)
29, 4131 16,0436 20, 4303
Bảng I/O dạng hiện vật năm t+1 của 3 ngành như sau:
Sản lượng Sản phẩm trao đổi trung gian Sản phẩm cuối cùng
147,0655 44,1197 32,0871 40,8605 30
128,3485 29,4131 38,5046 20,4303 40
81,7210 14,7066 25,6697 16,3442 25
Lao động 29,4131 16,0436 20,4303 Năm t+1
Ví dụ 3.7. Cho bảng I/O dạng giá trị năm t

74
Giá trị nhu cầu cuối
Giá trị nhu cầu trung cùng
Giá trị 
gian
C I E 

Sử 180 30 20 30 80 35 30 35 100
dụng 200 25 15 15 55 30 25 90 145
trung 260 35 25 10 70 40 60 90 190
gian  90 60 55 205 105 115 215 435
N.Khẩu 20 15 20 55
Giá L.Động 25 10 15 50
trị K.Hao 20 20 15 55
tăng Thuế 15 15 10 40
thêm L.Nhuận 10 80 145 235
 90 140 205 435
GO 180 200 260 640 105 115 215 435

Với giả thiết A(t )  A(t  1), B(t )  B(t  1), D(t )  D(t  1) và cơ cấu nhu cầu cuối cùng
không thay đổi.
Hãy lập kế hoạch sản xuất cho năm t+ 1 biết VT(t+1) = (120, 125, 250).
Giải
x (t )
Ma trận hệ số kỹ thuật: A(t )   aij (t )  , aij (t )  ij (i, j  1, 2,3)
33 X j (t )
 0,1667 0,1000 0,1154 
 
A(t )   0,1389 0, 0750 0, 0577 
 0,1944 0,1250 0, 0385 
 
Ma trận hệ số đầu vào các yếu tố sơ cấp:
y (t )
B(t )   bhj (t )  , bhj (t )  hj (j  1, 2,3; h  1,5)
53 X j (t )

75
 0,1111 0, 0750 0, 0769 
 
 0,1389 0, 0500 0, 0577 
B (t )   0,1111 0,1000 0, 0577 
 
 0, 0833 0, 0750 0, 0385 
 0, 0556 0, 4000 0,5577 

Ma trận cơ cấu nhu cầu cuối cùng:
zik (t )
D(t )   dik (t ) 33 , dik (t )  (i, k  1, 2,3)
Vk (t )
 0,3333 0, 2609 0,1628 
 
D(t)   0, 2857 0, 2174 0, 4186 
 0,3810 0,5217 0, 4186 
 
Giá trị nhu cầu cuối cùng:
zik (t  1)  dik (t  1)Vk (t  1) (i, k  1, 2,3)
39,996 32, 615 40, 700
34, 284 27,175 104, 65
45, 720 65, 213 104, 65
Ma trận hệ số chi phí toàn bộ dạng giá trị: C (t )  [E  A(t  1)]1   cij (t ) 
33

 0,1667 0,1000 0,1154 


 
A(t  1)  A(t )   0,1389 0, 0750 0, 0577 
 0,1944 0,1250 0, 0385 
 
 1, 2641 0,1584 0,1612 
 
 C (t  1)   0, 2074 1,1159 0, 0919 
 0, 2825 0,1771 1, 0846 
 
Giá trị sản phẩm: X (t  1)  C (t  1) x(t  1)
 204, 2968 
 3 3 3
  
với x(t  1)    z1 j , z2 j , z3 j   (113,309; 166,109; 215,583) là  228, 6732 
 j 1 j 1 j 1   295, 2483 
 

76
Giá trị nhu cầu trung gian: xij (t  1)  aij (t  1) X j (t  1)
34, 0563 22,8673 34, 0717
28,3768 17,1505 17, 0358
39, 7153 28,5842 11,3671
Các yếu tố đầu vào sơ cấp: yhj (t  1)  bhj (t  1) X j (t  1)
22, 6974 17,1505 22, 7046
28,3768 11, 4337 17, 0358
22, 6974 22,8673 17, 0358
17, 0179 17,1505 11,3671
11,3589 91, 4693 164, 660
Bảng I/O dạng giá trị năm t + 1 là:

Giá trị nhu cầu cuối cùng


Giá trị Giá trị nhu cầu trung gian
C I E 
Sử 204,2968 34,0563 22,8673 34,0717 39,996 32,613 40,7 113,309
dụng 228,6732 28,3768 17,1505 17,0358 34,284 27,175 104,65 166,109
trung 295,2483 39,7153 28,5842 11,3671 45,72 65,213 104,65 215,583
gian  102,1484 68,6020 62,4746 120 125 250 495
N.Khẩu 22,6974 17,1505 22,7046
Giá L.Động 28,3768 11,4337 17,0358
trị K.Hao 22,6974 22,8673 17,0358
Năm t + 1
tăng Thuế 17,0179 17,1505 11,3671
thêm L.Nhuận 11,3589 91,4693 164,66
 102,1484 160,0713 232,8033
GO 204,2968 228,6733 295,2779 120 125 250 495

3.4. ỨNG DỤNG BẢNG I/O TRONG XÁC ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM VÀ CHỈ SỐ
GIÁ
3.4.1. Xác định giá sản phẩm

77
Giả sử bảng I/O dạng hiện vật, với ma trận hệ số kỹ thuật . Giá của mỗi đơn vị sản
phẩm của ngành j bao gồm hai bộ phận chính:
• Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu của các ngành i để sản xuất
• Chi phí gia tăng tính trên một đơn vị sản phẩm như: lao động, khấu hao,
thuế,...
Gọi Pj là giá thành một đơn vị sản phẩm của ngành j ( j  1, n) và wj là phần chi phí
cho các yếu tố sơ cấp thì:
n
Pj   Pi ij  w j ( j  1, n) (3.18)
i 1

 P1   w1 
   
P w
Kí hiệu P   2  ; w   2 
 ...   ... 
   
 Pn   wn 
n
Từ công thức (3.18) ta có: Pj   Pi ij  w j ( j  1, n).
i 1

Khi đó ta viết được dưới dạng vectơ: ( E   T ) P  w hay PT ( E   )  wT (3.19)


ở đây  T là ma trận chuyển vị của ma trận  .
Trên thực tế, giá chi phí cho các yếu tố sơ cấp do xã hội và thị trường quyết định,
chúng là các biến ngoại sinh. Vì vậy từ công thức (3.19) ta xác định được vectơ giá
sản phẩm các ngành:
PT  wT ( E   ) 1  wT  (3.20)
Theo (3.20) nếu trong năm t + 1, ta biết được sự thay đổi giá chi phí của các yếu tố sơ
cấp đầu vào trên một đơn vị sản phẩm thì sẽ xác định được sự thay đổi giá trên mỗi
đơn vị sản phẩm của các ngành trong điều kiện cấu thành sản phẩm không đổi, tức là
 không đổi. Khi đó ta có:
PT  wT ( E   ) 1  wT  (3.21)
Trong điều kiện nếu cấu thành sản phẩm thay đổi và giá các yếu tố sơ cấp đầu vào
thay đổi, tức là ma trận  thay đổi, ta xác định lại ma trận  và áp dụng (3.21) cũng
xác định được sự thay đổi giá mỗi đơn vị sản phẩm của các ngành trong khu vực kinh
tế đang nghiên cứu.

78
Ví dụ 3.8. Cho bảng I/O như ở trong ví dụ 3.6.
a) Giả sử ở năm t + 1 dự kiến giá chi phí cho các yếu tố sơ cấp là wT = (10, 20,
30). Xác định giá thành một đơn vị sản phẩm cho mỗi ngành.
b) Xác định giá thành gia tăng của mỗi đơn vị sản phẩm cho mỗi ngành, biết
T
w = (2, 3, 4).
Giải
a) Giá thành một đơn vị sản phẩm cho mỗi ngành là: P T  wT 
 1,9941 1,1730 1, 6129 
 
(10, 20,30)  0, 7234 1,9941 1, 0753   (47,312; 70,968; 89, 247).
 0, 4301 0, 6452 1, 7204 
 
b) Giá thành gia tăng của mỗi đơn vị sản phẩm cho mỗi ngành: PT  wT
 1,9941 1,1730 1, 6129 
 
(2,3, 4)  0, 7234 1,9941 1, 0753   (7,8788;10,9091;13,3333).
 0, 4301 0, 6452 1, 7204 
 
3.4.2. Xác định chỉ số giá
Với bảng cân đối liên ngành dạng giá trị, chúng ta đưa vào khái niệm chỉ số giá như
sau:
Nếu ta gọi Pj(t) là giá mỗi đơn vị sản phẩm của ngành j trong năm t, Pj(t+1) là giá
mỗi đơn vị sản phẩm của ngành đó trong năm t + 1, khi đó chỉ số giá được xác định
theo công thức sau:
Pj (t  1)
k j (t  1)   k j ( j  1, n) (3.22)
Pj (t )
Kí hiệu:
PNK là giá mỗi đơn vị sản lượng nhập khẩu;
PLD là giá mỗi đơn vị nhân công lao động;
PKH là giá khấu hao được tính cho mỗi đơn vị sản phẩm;
PT là phần thuế giá trị gia tăng của mỗi đơn vị sản phẩm;
PLN là giá trị lợi nhuận mỗi đơn vị sản phẩm mang lại.
Chỉ số giá các yếu tố sơ cấp xác định theo công thức
PNK (t  1)
w1 (t  1)   w1
PNK (t )

79
PLD (t  1)
w2 (t  1)   w2
PLD (t )
PKH (t  1)
w3 (t  1)   w3
PKH (t )
PT (t  1)
w4 (t  1)   w4
PT (t )
PLN (t  1)
w5 (t  1)   w5 .
PLN (t )
Kí hiệu
 k1 
 
k
K   2  là vectơ chỉ số giá các ngành.
 ... 
 
 kn 
 w1 
 
w
w   2  là vectơ chỉ số giá các yếu tố sơ cấp đầu vào.
 ... 
 
 w5 
Theo công thức (*) trang 116 về mặt kinh tế chúng ta biết được tỷ trọng các yếu tố
cấu thành lên mỗi đơn vị giá trị của sản phẩm. Do đó, các chỉ số giá sẽ được xác định
theo công thức sau:
n 5

k a  w b
i 1
i ij
h 1
h h  k j ( j  1, n) (3.23)

Dưới dạng ma trận:


K  AT K  BT w  ( E  AT ) K  BT w  K T ( E  A)  wT B.
Từ đó ta suy ra:
K T  wT B ( E  A) 1  wT BC (3.24)
Nếu cho trước vectơ chỉ số giá các yếu tố sơ cấp w thì từ (3.24) chúng ta xác định
được chỉ số giá cho các ngành trong năm t + 1.
Nếu cho biết sự gia tăng của chỉ số giá các yếu tố sơ cấp wh (h  1, n) thì sự gia tăng
chỉ số giá cho các ngành được xác định theo công thức sau:

80
K T  wT B ( E  A) 1  wT BC (3.25)
Ví dụ 3.9. Cho bảng I/O năm t như ở trong ví dụ 3.7.
a) Giả sử trong năm t + 1 chỉ số giá các yếu tố sơ cấp được dự kiến là wT = (1,02;
1,05; 1; 1,2; 1). Hãy xác định chỉ số giá cho các ngành.
b) Nếu trong năm t + 1 các định mức kinh tế không thay đổi, nhà nước tăng tiền công
lên 5% và giá các yếu tố đầu vào sơ cấp khác không thay đổi. Hãy xác định mức thay
đổi của chỉ số giá của các ngành.
c) Nếu trong năm t + 1 các định mức kinh tế không thay đổi, nhà nước tăng tỷ giá hối
đoái 1%, tiền công 3%, thuế 2% và giá các yếu tố đầu vào sơ cấp khác không thay
đổi. Hãy xác định mức thay đổi của chỉ số giá của các ngành.
Giải
a) Vectơ chỉ số giá của các ngành: K T  wT B ( E  A) 1  wT BC
 0,1111 0, 0750 0, 0769 
 
 0,1389 0, 0500 0, 0577   1, 2641 0,1584 0,1612 
 
BC   0,1111 0,1000 0, 0577   0, 2074 1,1159 0, 0919 
 
 0, 0833 0, 0750 0, 0385   0, 2825 0,1771 1, 0846 
 0, 0556 0, 4000 0,5577 

 0,1777 0,1149 0,1082 
 
 0, 2023 0, 0880 0, 0896 
  0,1775 0,1394 0, 0897 
 
 0,1317 0,1037 0, 0621 
 0,3108 0,5539 0, 6506 

 0,1777 0,1149 0,1082 
 
 0, 2023 0, 0880 0, 0896 
T
K  (1, 02; 1, 05; 1; 1, 2; 1)  0,1775 0,1394 0, 0897 
 
 0,1317 0,1037 0, 0621 
 0, 3108 0, 5539 0, 6506 

 (1, 04; 1, 0273; 1, 0193)
b) Mức thay đổi của chỉ số giá của các sản phẩm là:
K T  wT B ( E  A) 1  wT BC

81
 0,1777 0,1149 0,1082 
 
 0, 2023 0, 0880 0, 0896 
T
K  (0; 0,05; 0; 0; 0)  0,1775 0,1394 0, 0897 
 
 0,1317 0,1037 0, 0621 
 0,3108 0,5539 0, 6506 

 (0, 0101; 0, 0044; 0, 0045).
Mức thay đổi của chỉ số giá của các sản phẩm lần lượt là: 1,01%; 0,44%; 0,45%.
c) Mức thay đổi của chỉ số giá của các sản phẩm.
K T  wT B ( E  A) 1  wT BC
 0,1777 0,1149 0,1082 
 
 0, 2023 0, 0880 0, 0896 
K T  (0, 01; 0, 03; 0; 0, 02; 0)  0,1775 0,1394 0, 0897 
 
 0,1317 0,1037 0, 0621 
 0,3108 0,5539 0, 6506 
 
 (0, 0105; 0, 0059; 0, 005).
Mức thay đổi của chỉ số giá của các sản phẩm lần lượt là: 1,05%; 0,59%; 0,5%.

Tài liệu tham khảo

[1] Trần Túc. Quy hoạch tuyến tính. NXB Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội, 2004
[2] Nguyến Quang Dong, Ngô Văn Thứ, Hoàng Đình Tuấn. Mô hình toán kinh tế. NXB Đại
học Kinh tế Quốc dân, 2006.
[3] Hoàng Đình Tuấn. Lý thuyết mô hình toán kinh tế. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2007.
[4] Lê Đình Thúy. Toán cao cấp cho các nhà kinh tế. Phần Đại số tuyến tính. NXB ĐH Kinh
Tế Quốc Dân, 2011.
[5] Lê Tài Thu. Toán cao cấp. Phần Giải tích. NXB Giáo dục Việt Nam, 2015.

82
MỤC LỤC

Trang
Lời nói đầu .................................................................................................................... 3
Chương 0. Đại số tuyến tính
0.1. Không gian vectơ  .............................................................................................
n
4
0.2. Ma trận và định thức ............................................................................................... 8
0.3. Hệ phương trình tuyến tính ..................................................................................... 14
Chương 1. Mô hình toán kinh tế
1.1. Giới thiệu về mô hình toán kinh tế .......................................................................... 18
1.2. Đo lường sự thay đổi của biến nội sinh theo biến ngoại sinh ................................. 24
1.3. Cực trị của hàm nhiều biến ..................................................................................... 31
1.4. Phương pháp phân tích mô hình ............................................................................. 39
1.5. Một số mô hình kinh tế phổ biến ............................................................................. 42
Chương 2. Bài toán quy hoạch tuyến tính
2.1. Bài toán quy hoạch tuyến tính ................................................................................ 70
2.2. Bài toán đối ngẫu .................................................................................................... 96
Chương 3. Bảng cân đối liên ngành
3.1. Bảng cân đối liên ngành .......................................................................................... 107
3.2. Bảng cân đối liên ngành dạng hiện vật và giá trị .................................................... 109
3.3. Ứng dụng của bảng I/O trong phân tích và dự báo kinh tế...................................... 122
3.4. Ứng dụng của bảng I/O trong xác định giá sản phẩm và chỉ số giá ........................ 130
Tài liệu tham khảo ............................................................................... 134

83

You might also like