You are on page 1of 5

Vấn đề 3: Đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được

Câu 3.1: Những thay đổi và suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi giữa BLDS
2015 và BLDS 2005 về chủ đề đang được nghiên cứu.
Những thay đổi giữa BLDS 2015 so với BLDS 2005:
- Theo Khoản 1 Điều 411 BLDS 2005 quy định về Hợp động dân sự vô
hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được:
“1. Trong trường hợp ngay từ khi ký kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực
hiện được vì lý do khách quan thì hợp đồng này bị vô hiệu.”
- Được thay đổi sửa đổi theo Khoản 1 Điều 408 BLDS 2015 về Hợp
đồng dân sự vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được:
“1. Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện
được thì hợp đồng này bị vô hiệu.”
Theo đó, ở BLDS 2005 nêu ra hợp đồng vô hiệu khi có đối tượng không thể thực
hiện được từ thời điểm “kí kết”, BLDS đã thay đổi lại thành “giao kết”. Bên cạnh
BLDS 2005 còn nêu ra điều kiện đối với hợp đồng có đối tượng không thể thực
hiện được “vì lí do khách quan” thì mới vô hiệu, tuy nhiên BLDS 2015 đã bỏ đi
phần quy định này.

 Tại Khoản 3 Điều 411 BLDS 2005 quy định:


“3. Quy định tại khoản 2 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp hợp đồng
có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được, nhưng phần còn lại
của hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý.”

 Và theo Khoản 3 Điều 408 BLDS 2015 quy định:


“3. Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cũng được áp dụng đối với trường
hợp hợp đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được nhưng
phần còn lại của hợp đồng vẫn có hiệu lực.”
Theo đó ở Khoản 3 Điều 408 BLDS 2015 đã thay cụm từ “giá trị pháp lý” trong
Khoản 3 Điều 411 BLDS 2005 bằng từ “hiệu lực”
- Theo đó, BLDS 2005 quy định chỉ trường hợp tại Khoản 2 Điều 411:
“ Trong trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc
hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được, nhưng không thông báo cho bên
kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia,
trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể
thực hiện được.” thì những phần mà có đối tượng thực hiện được vẫn có giá trị pháp
lí. BLDS 2015 đã mở rộng hơn về quy định này, cụ thể là bỏ sung thêm một trường
hợp ở Khoản 1 Điều 408 đối với các hợp đồng mà ngay từ khi giao kết có một hoặc
nhiều phần vô hiệu thì phần còn lại vẫn có giá trị pháp lí.

Suy nghĩ của em về vấn đề trên:


- Đầu tiên, đó là Khoản 1 Điều 408 BLDS 2015 đã bỏ cụm từ “vì lí do khách
quan” trong Khoản 1 Điều 411 BLDS 2005
+ Khoản 1 Điều 411 BLDS 2005 quy định trường hợp hợp đồng vô hiệu do
không thể thực được nhưng chỉ khoanh vùng vào trường hợp “vì lí do khách
quan” trong khi đó, thực tiễn vận dụng điều luật này cả trong trường hợp không
thể thực hiện vì lí do “chủ quan” như trường hợp các bên không thỏa thuận về
các mặt tiếp giáp của mảnh đất được chuyển nhượng (đối với hợp đồng chuyển
nhượng đất) hay đời máy cụ thể (đối với hợp đồng mua bán máy móc thiết bị)
nên hợp đồng không thể thực hiện được.
+ Đối tượng của hợp đồng là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành hợp
đồng, nếu đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được thì hợp đồng đó
cũng không thể thực hiện, do đó BLDS năm 2015 đã xác định một trong những
căn cứ để hợp đồng vô hiệu là khi hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện
được.
+ Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện
được: có thể do nguyên nhân khách quan như thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn,… hay
nguyên nhân chủ quan do ý chí chủ quan, do lỗi của một bên..
+ Quy định mới là phù hợp bởi dù là nguyên nhân chủ quan hay khách quan thì
một hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được đều không thể hình thành,
lý do chủ quan hay khách quan chỉ ảnh hưởng đến trách nhiệm phát sinh khi hợp
đồng vô hiệu chứ không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng.
- Thứ hai, Khoản 1 Điều 408 BLDS 2015 thay từ “kí kết” ở Khoản 1
Điều 411 BLDS 2005 bằng từ “giao kết”.
+ Vì ở góc độ nhìn tổng quát, từ “kí” kết hợp đồng và thuật ngữ này không có
tính bao quát vì kí kết chỉ dùng cho hợp đồng văn bản có chữ kí trong khi đó
giao kết sẽ được hiểu rộng hơn, bao quát cả những hợp đồng được hình thành
bằng lời nói, văn bản thường,… Đây là sự thay đổi vô cùng thuyết phục, khắc
phục điểm thiếu sót ở BLDS 2005
- Thứ ba, Khoản 3 Điều 408 BLDS 2015 đã thay cụm từ “giá trị pháp
lý” trong Khoản 3 Điều 411 BLDS 2005 bằng từ “hiệu lực”
+ Hợp đồng vô hiệu thì chắc chắn là hợp đồng không có hiệu lực pháp lý nhưng
ngược lại, hợp đồng không có hiệu lực pháp lý chưa chắc rằng đã là hợp đồng
vô hiệu mà còn có thể là hợp đồng chưa được ký kết, đã ký kết nhưng bị đình
chỉ hiệu lực hoặc đã hết hiệu lực. Do đó, cụm từ “hiệu lực” sẽ có nghĩa khái
quát, bao quát hơn so với việc dùng cụm từ “giá trị pháp lý” vì cụm từ này chỉ
mang ý nghĩa luật định, còn “hiệu lực” còn có ý nghĩa trong việc thực thi.

Câu 3.2: Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu hợp đồng do đối tượng
không thể thực hiện được được xác định như thế nào? Vì sao?
- Việc áp dụng quy định riêng tại Điều 408 BLDS 2015 (Điều 411
BLDS 2005) đã gây ra một vướng mắc lớn về vấn đề thời hiệu. Cụ thể, không
như những quy định chung về giao dịch dân sự vô hiệu, Điều 408 BLDS
2015 không quy định rõ ràng về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng
vô hiệu. Có lẽ vì lý do này mà một Hội đồng trọng tài đã áp dụng thời hiệu
của Điều 132 BLDS 2015 là 2 năm. Phán quyết này đã bị TAND thành phố
Hồ Chí Minh hủy. Theo Tòa án: “Trong trường hợp hợp đồng vô hiệu theo
Điều 411 của Bộ luật dân sự 2005 thì sẽ không áp dụng thời hiệu”, bởi
lẽ “các trường hợp áp dụng thời hiệu 2 năm để yêu cầu tuyên bố hợp đồng
vô hiệu tại Điều 136 của Bộ luật dân sự 2005 không bao gồm Điều 411 của
Bộ luật dân sự 2005”1. Tuy nhiên, Tòa án cho rằng không áp dụng thời hiệu
cũng là không có căn cứ pháp lý bởi lẽ các trường hợp không áp dụng thời
hiệu tại khoản 2 Điều 136 BLDS 2005 cũng không bao gồm Điều 4112. Điều
411 BLDS 2005 cũng không thuộc các trường hợp không áp dụng thời hiệu
khởi kiện tại Điều 160 BLDS 2005 và các văn bản khác có liên quan 3. Do đó,
chúng tôi đồng tình với quan điểm của Hội đồng trọng tài là áp dụng thời
hiệu nhưng với cách tiếp cận và cơ sở pháp lý khác.
- Theo một tác giả4, trong trường hợp này, cần áp dụng quy định tại Điều 429
BLDS 2015 về thời hiệu khởi kiện chung cho lĩnh vực hợp đồng là 3 năm (2 năm
theo Điều 427 BLDS 2005). Tuy nhiên, vấn đề này có thể gây tranh cãi bởi lẽ quy
định này nằm trong phần “Sửa đổi, chấm dứt hợp đồng” do đó liệu có thể áp dụng
cho chế tài vô hiệu (chế tài áp dụng cho giao kết hợp đồng)? Theo chúng tôi, không
thể giới hạn phạm vi áp dụng của Điều 492 trong các tranh chấp liên quan đến sửa
đổi, chấm dứt hợp đồng bởi lẽ:
- -Thứ nhất, về hình thức, Điều 429 mặc dù được đặt ở cuối Tiểu mục 3 “Sửa
đổi, chấm dứt hợp đồng”, nhưng cần phải hiểu một cách rộng hơn rằng điều luật
này nằm cuối Mục 7 “Hợp đồng”. Do đó, Điều 429 phải được coi là quy định
chung cho lĩnh vực hợp đồng và có thể được áp dụng cho tất cả các Tiểu mục của
Mục này nếu không có quy định khác, bao gồm: giao kết hợp đồng; thực hiện hợp
đồng; sửa đổi, chấm dứt hợp đồng. Cách kết cấu này không chỉ của riêng Điều 429.
Ví dụ: Điều 588 BLDS 2015 về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
được đặt ở cuối Mục 1 “Quy định chung” của Chương XX  “Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng”. Điều 623 BLDS 2015 về thời hiệu thừa kế được
đặt ở cuối Chương XXI “Quy định chung” của Phần thứ 4 “Thừa kế”. Điều 671
BLDS 2015 về thời hiệu được đặt ở cuối Chương XXV “Quy định chung” của
Phần thứ 5 “Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài”.
- -Thứ hai, phạm vi áp dụng của Điều 429 trên thực tế không bị giới hạn trong
các tranh chấp về sửa đổi, chấm dứt hợp đồng mà được áp dụng đặc biệt là đối với

1
Quyết định số 1357/2017/QĐ-PQTT của Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh.
2
 Nguyễn Hồng Hải, “Một số vấn đề về hợp đồng vô hiệu trong pháp luật tư hiện hành của Việt
Nam”, trong Hợp đồng vô hiệu trong pháp luật một số nước (Đại học Luật Hà Nội, 2018).
3
Ví dụ: Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP của hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày
03 tháng 12 năm 2012.
4
Lê Đình Nghị, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam - tập 2 (Hà Nội: Giáo dục Việt Nam, 2009); Đỗ
Văn Đại, Luật Hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án (Tập 1), 6th a.b (HCM: Hồng
Đức, 2017).
các tranh chấp liên quan đến thực hiên hợp đồng, nghĩa vụ bồi thường trong hợp
đồng5. Do đó, không có lý do gì để hạn chế việc áp dụng Điều 429 đối với các tranh
chấp liên quan đến giao kết hợp đồng nếu không có các quy định khác 6. Trên thực
tế, Điều 429 BLDS 2015 không được Tòa án áp dụng bởi lẽ trong đa số các trường
hợp liên quan đến chế định vô hiệu của hợp đồng, các quy định về giao dịch dân sự
vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 (bao gồm quy định về thời hiệu) sẽ được áp dụng
do được dẫn chiếu từ Điều 407 BLDS 2015. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng Điều 407
dẫn chiếu tới các quy định chung về giao dịch dân sự nhưng nếu các quy định được
dẫn chiếu không thể giải quyết triệt để vấn đề về thời hiệu thì phải quay lại áp dụng
quy định chung về thời hiệu khởi kiện về hợp đồng tại Điều 429 BLDS 2015. Thật
đáng tiếc là cơ quan xét xử lại có xu hướng không áp dụng thời hiệu một cách máy
móc và thiếu căn cứ như trên mà quên đi sự tồn tại của Điều 429 BLDS 2015. Thậm
chí Hội đồng trọng tài trong vụ việc vừa nêu mặc dù theo hướng áp dụng thời hiệu
nhưng cũng quên đi sự tồn tại của quy định này.
- Xét về một khía cạnh nào đó, có thể hiểu nguyên nhân cơ quan xét xử từ chối
áp dụng thời hiệu tại khoản 1 Điều 132 BLDS 2015 là do theo quy định tại khoản 2,
sau khi hết thời hiệu thì giao dịch dân sự (cụ thể hơn là hợp đồng) có hiệu lực. Nếu
áp dụng trong trường hợp hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện kể từ thời
điểm giao kết thì rất bất hợp lý. Tuy nhiên, không áp dụng thời hiệu trong trường
hợp này, như chúng tôi đã phân tích, là thiếu căn cứ. Áp dụng điều 429 BLDS 2015
sẽ giải quyết triệt để được vấn đề bởi lẽ sau khi hết thời hiệu thì các quy định chung
về thời hiệu sẽ được áp dụng để giải quyết.

Tài liệu tham khảo


https://tapchitoaan.vn/van-de-ap-dung-thoi-hieu-khi-hop-dong-vo-hieu-do-co-doi-
tuong-khong-the-thuc-hien-duoc-nghien-cuu-so-sanh-phap-luat-viet-nam-va-phap,
02/04/2021 theo NCS TRẦN QUANG CƯỜNG (Giảng viên Đại học Paris 10 Cộng
hòa Pháp)

5
 Đỗ Văn Đại, Luật Hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án (Tập 2), 867: Theo tác giả,
Điều 427 BLDS 2005 được áp dụng đối với tranh chấp về thực hiện hợp đồng trừ trường hợp có
quy định khác.
6
Trước khi có BLDS 2015 và BLTTDS 2015, theo tinh thần của điểm a khoản 3 Điều 23 của Nghị
quyết số 03/2012/NQ-HĐTP của hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 03 tháng 12
năm 2012 thì thời hiệu quy định tại Điều 427 BLDS 2005 được áp dụng chung cho quan hệ hợp
đồng.

You might also like