You are on page 1of 5

I.

Lý thuyết chung về 5 lực lượng cạnh tranh của Michel Porter


Michel Porter, nhà hoạch định chiến lược và cạnh tranh hàng đầu thế giới hiện
nay đã cung cấp một khung lý thuyết đề phân tích. Trong đó, ông đã mô hình hóa các
ngành kinh doanh và cho rằng ngành kinh doanh nào cũng chịu sự tác động bởi 5 yếu tố.
các nhà hoạch định chiến lược đang tìm kiếm ưu thế vượt trội so với các đối thủ cạnh
tranh có thể sử dụng mô hình này để phân tích và hiểu rõ hơn ngành mình đang hoạt
động.
Mô hình Porter’s five forces lần đầu tiên được xuất bản trên tạp chí Havard
Business Review năm 1979 với nội dung tìm hiểu yếu tố tạo ra lợi nhuận trong kinh
doanh. Mô hình này thường được gọi là “ Năm lực lượng cạnh tranh của Porter”.
Phân tích mô hình Năm lực lượng canh tranh cung cấp cho chúng ta một bức tranh toàn
cảnh về ngành. Theo Porter, các điều kiện để cạnh tranh trong một ngành thì phụ thuộc
vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong số các yếu tố này ngoài các doanh nghiệp cạnh tranh
với nhau trong nội bộ ngành và các nhân tố khác như khách hàng, hê thống các nhà cung
cấp, các sản phẩm thay thế, hay các đối thủ tiềm năng.

Mô hình phân tích năm lực lượng cạnh tranh của Michel Porter

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn


( hàng rào gia nhập ngành)
-Yêu cầu về vốn đầu tư ban
đầu cao.
-Sự khác biệt về SP
-Sự trung thành của khách
hàng.
-Các chính sách của Chính
phủ về ra nhập ngành.
-Chi phí chuyển đổi nhà cung
cấp cao.
-Lợi thế kinh tế nhờ quy mô.
-Các DN trong ngành có lợi
thế tuyệt đối về Chi phí.

Nhà cung cấp ( quyền lực Đối thủ cạnh tranh Khách hàng( Quyền lưc trong
trong đàm phán) Cấu trúc cạnh tranh của ngành đàm phán)
- SP của nhà cung cấp có ít -Số lượng và sự phân bố quy - Nhu cầu của KH có thể luôn
sản phẩm thay thế. mô trong ngành thay đổi.
- SP của nhà cung cấp là quan -Tốc độ tăng trưởng ngành hay - Số lượng khách hàng lớn KH
trọng và cần thiết đối với DN. nhu cầu thấp - KH có thể sẽ chuyển sang
- SP của nhà cung cấp có sự -Chi phí cố định và lưu kho mua SP của DN khác với chi
khác biệt so với các nhà cung cao phí thấp hơn, chất lượng tốt
cấp khác. -Sản phẩm không có sự khác hơn.
- Có rất ít các nhà cung cấp biệt
tương tự. -Năng lực trong ngành dư thừa
- Chi phí để chuyển sang nhà -Rào cản rút khỏi ngành cao
cung cấp khác là cao
Sản phẩm thay thế
Mối đe doạn về rào cản
-Khả năng khách hàng dịch
chuyển sang sử dụng sản
phẩm thay thế
-Chi phí dịch chuyển sang sử
dụng sp thay thế thấp

Mục đích:
- Mô hình Năm lực lượng cạnh tranh của Porter là một công cụ hữu ích và hiệu quả
trong việc tìm ra nguồn gốc lợi nhuận của ngành. Qua đó, các doanh nghiệp có
thể xác định cho mình một chiến lược canh tranh để doanh nghiệp duy trì hay
tăng lợi nhuận,
- Xác định được ưu thế vượt trội mà doanh nghiệp mình đang có so với đối thủ
cạnh tranh hay so với mặt bằng chung của ngành
- Giúp doanh nghiệp trả lời cho câu hỏi: Liệu có nên ra nhập một ngành nào đó hay
không hay ra nhập một thị trường hay có nên tiếp tục hoạt động trong ngành hay
thị trường đó hay không.
- Các cơ quan chính phủ như Ủy ban chống độc quyền và sát nhập ở Anh, hay Bộ
phận chống độc quyền của Bô tư pháp Mỹ cũng sử dụng mô hình này để kiểm
chứng xem liệu có công ty nào đang lợi dụng độc quyền hay không.
II. Phân tích 5 áp lực cạnh tranh trong ngành ô tô Việt Nam
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã tồn tại được hơn một thập kỉ với sự bao bọc rất kĩ
càng bởi chính sách của chính phủ nhưng dường như nó đã thất bại trước các đối thủ
cạnh tranh từ nước ngoài tràn ngập vào. Đâu chính là nguyên nhân thất bại?, sau đây bài
phân tích về 5 lực lượng cạnh tranh trong ngành ô tô Việt Nam để chúng ta có thể thấy
được một bức tranh toàn cảnh về ngành công nghiệp ô tô ở Viêt Nam , từ đó nhìn ra
điểm mạnh cũng như điểm yếu của ngành
1. Đánh giá sức ép từ khách hàng
Quyền lực của khách hàng là khả năng tác động của khách hàng đối với một ngành
sản xuất. khách hàng là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh
nghiệp, Mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là hướng tới thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng và từ đó thu lợi nhuận.
Đối với ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam, các khách hàng lẻ - đối tượng hướng
tới của các doanh nghiệp, dường như không có khả năng đàm phán, bởi lượng ô tô trên
thị trường Việt Nam là không nhiều, không đa dạng các loại kể cả các sản phẩm nhập
khẩu, cung chưa đáp ứng đủ cầu. Đối với các khách hàng là nhà phân phối, số lượng các
nhà phân phối không nhiều và thường là độc quyền của mỗi hãng riêng.
Quy mô thị trường ô tô Viêt Nam không lớn, có giới hạn nhưng hiện nay các doanh
nghiệp chưa được khai thác hết. Ô tô đối với người dân Việt Nam vẫn còn là hàng hóa
xa sỉ, tuy nhiên với dân số hơn 80 triệu người, mức thu nhập ngày càng tăng, thì thị
trường Việt Nam vẫn còn là thị trường tiềm năng đang ngày càng mở rộng

Biểu đồ 6: GDP bình quân đầu người giai đoạn 2000 – 2010
Nguồn: http://vea.gov.vn/VN/khoahoccongnghe/congnghemt
Từ biểu đồ trên, ta có thể nhận thấy mức thu nhập bình quân đầu người của người dân
Việt Nam đang tăng dần qua các năm và thu nhập bình quân năm 2010 là 1160 USD gấp
gần 3 lần so với năm 2003 là 402 USD
Chi phí chuyển đổi khách hàng không cao
Nhận định: áp lực từ phía khách hàng lên ngành công nghiệp ô tô Việt Nam là không
lớn
Dưới đây là bảng tổng kết về mức đô hài lòng của khách hàng đối với các hãng xe ô tô

Nguồn:http://volang.vn/5-tu-van/hang-o-to

Bảng thống kê trên cho thấy mức độ hài lòng của khách hàng đối với hãng xe nhập khẩu
cao hơn so với các hãng trong nước, ngành công nghiệp sản xuất ô tô của Việt Nam vẫn
chưa tìm được vị thế của mình trên thị trường
2.Đánh giá sức ép từ phía nhà cung cấp
Nhà cung cấp giữ vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp, nó quyết định sự thành bại
cuả một doanh nghiệp, ảnh hưởng ngay lập tức đến lợi ích sát sườn của doanh nghiệp.
Số lượng và quy mô các nhà cung cấp: Đối với nhà sản xuất, lắp ráp ô tô tại
Việt Nam như Vinaxuki hay Trường hải auto số lượng và quy mô các nhà cung cấp
không nhiều, không lớn, hầu như các cơ sở sản xuất các linh kiện và phụ tùng phục vụ
cho lắp ráp ô tô tại Việt Nam rất nhỏ lẻ, các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn về chất lượng
cũng như kiểu dáng thiết kế, chính vì thế mà các hãng sản xuất ô tô phần lớn phải mua
linh kiện, phụ tùng của nước ngoài hoặc là tự sản xuất như Vinaxuki tự mình sản xuất tới
40% linh kiện phụ tùng để dùng cho lắp ráp và sản xuất trong nước của chính hãng, các
hãng Việt Nam không có khả năng đàm phán về các điều khoản trong hợp đồng nhập
khẩu, điều này đã đẩy giá thành sản phẩm của ô tô lên cao và kém sức cạnh tranh. Một ví
dụ rất điển hình cho vấn đề này, Việt Nam dồi dào về mủ cao su, tuy nhiên không có nhà
sản xuất nào tận dụng điều này để cung cấp các sản phẩm về lốp xe đủ tiêu chuẩn cho các
hãng, các sản phẩm vẫn phải nhâp khẩu với một giá cắt cổ. Tuy nhiên, hiện nay Chính
phủ Việt Nam kêu gọi đầu tư xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ,
Nhận định: tác động từ phía nhà cung cấp đến ngành công nghiệp ô tô Việt Nam là rất
lớn
3.Đánh giá sức ép từ các sản phẩm thay thế
Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu
tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành. áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản
phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản phẩm trong ngành, thêm vào
nữa là các nhân tố về giá, chất lượng , các yếu tố khác của môi trường như văn hóa, chính
trị, công nghệ cũng sẽ ảnh hưởng tới sự đe dọa của sản phẩm thay thế.
Sản phẩm thay thế của ô tô là xe máy, xe đạp, giao thông công cộng, sau đây là bảng
thống kê về bùng nổ giao thông cơ giới tại Việt Nam

Bùng nổ giao thông cơ giới

Năm 1980 2000 Hiện nay

Xe Ô tô, GT Xe Ô tô, GT Xe Ô tô, GT công


đạp xe công đạp xe máy công đạp xe máy cộng
máy cộng cộng

80% 5% 15% 65% >30% <5% 2-3% 87- 10%


88%
Nguồn:http://vea.gov.vn/VN/khoahoccongnghe/congnghemt

Từ bảng thống kê ta có thể nhận thấy tuy ô tô có giá trị cao, nhưng càng ngày nó vẫn là
sự lựa chọn hàng đầu của người dân. Các sản phẩm xe máy, xe đạp hay phương tiện giao
thông công cộng tuy rẻ hơn rất nhiều, giảm thiểu ô nhiễm và tắc nghẽn giao thông nhưng
ô tô vẫn là sự ưu tiên hàng đầu bởi vì thể hiện được đẳng cấp chủ nhân của nó, khẳng
định địa vị chủ nhân của nó trong xã hội.
Nhận định: áp lực từ phía các sản phẩm thay thế đối với ngành ô tô Việt Nam là không
lớn
Nguồn tham khảo
- Slide giáo trình
http://vea.gov.vn/VN/khoahoccongnghe/congnghemt
http://vietnamnews.vnagency.com.vn/Economy/Business/203536/Auto-industry-suffers-
from-structunral-weaknesses.html
://volang.vn/5-tu-van/hang-o-to-nao-duoc-khach-hang-viet-nam-hai-long-nhat
( ai chịu trách nhiệm in và tổng hợp bài thì chỉnh hộ tớ mấy cái ô nhé nó bị sang trang)
-

You might also like