You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BỘ MÔN TIN HỌC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 22 tháng 09 năm 2019


ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1. Tên học phần: Cơ sở dữ liệu (Database)
2. Mã học phần: IS222
3. Ngành đào tạo: Ngành Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin, Hệ thống thông tin,
Truyền thông và mạng máy tính.
4. Mô tả học phần:
Mô học giới thiệu cho sinh viên các khái niệm và các vấn đề liên quan đến cơ sở
dữ liệu và thiết kế cơ sở dữ liệu quan hệ. Môn học tập trung vào cung cấp các kỹ năng
phân tích, thiết kế cơ sở dữ liệu dựa trên mô hình thực thể liên hệ và chuẩn hóa dữ liệu.
Môn học giúp sinh viên nắm vững các thao tác và định nghĩa dữ liệu SQL. Ngoài ra,
môn học giúp sinh viên sử dụng các công cụ trợ giúp trong thiết kế, triển khai và cài đặt
cơ sở dữ liệu trên một hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
5. Số tín chỉ (TC): 03
6. Điều kiện tiên quyết: CS121,MA103
7. Thời lượng (giờ): 54, trong đó:
- Lý thuyết: 20 giờ; - Bài tập: 20 giờ;
- Thực hành: 07 giờ; - Thảo luận: 07 giờ;
8. Mục tiêu học phần:
- Về kiến thức: Hiểu được: khái niệm liên quan đến dữ liệu, cơ sở dữ liệu và hệ
quản trị cơ sở dữ liệu; các yêu cầu dữ liệu; tầm quan trọng của thiết kế dữ liệu; phương
pháp phân tích, thiết kế cơ sở dữ liệu theo các chuẩn dữ liệu.
- Về kỹ năng: sau khi học xong sinh viên biết cách phân tích các yêu cầu dữ liệu,
từ các yêu cầu dữ liệu sử dụng công cụ thiết kế mô hình khái niệm, mô hình dữ liệu quan
hệ. Biết cách cài đặt một cơ sở dữ liệu, truy vấn thông tin trên một hệ quản trị. Ngoài ra,
sinh viên có thể đánh giá, thiết kế cơ sở dữ liệu theo các dạng chuẩn.
- Về thái độ: nghiêm túc trong học tập, hợp tác trong việc làm bài tập trên lớp và
ở nhà.
9. Tài liệu học tập:
1
- Giáo trình: Thomas M. Connolly, Carolyn E. Begg, Database systems,
A Practical Approach to Design, Implementation, and
Management, 6th Edition, Global Edition, Pearson
Education Limited 2015.
- Tài liệu tham khảo: [1] Jan L. Harrington, Relational Database Design and
Implementation, Cambridge Morgan Kaufmann, 2016.
[2] Carlos Coronel | Steven Morris, Database Systems: Design,
Implementation, and Management, 13th Edition, 2017.
[3] Sikha Bagui, Richard Earp, Database Design Using
Entity-Relationship Diagrams, Second Edition, 2011.
10. Đánh giá sinh viên:
- Đánh giá chuyên cần: 10%
- Đánh giá quá trình: 30%
- Thi kết thúc học phần: 60%
+ Hình thức thi: báo cáo bài tập lớn
+ Thời gian thi: 15 – 30 phút một nhóm.
11. Nội dung chi tiết:
Chương 1. Tổng quan về cơ sở dữ liệu (5 LT + 3BT)
1.1. Sự ra đời cơ sở dữ liệu
1.2. Hệ thống tệp
1.3. Cơ sở dữ liệu và các thành phần
1.4. Vai trò trong môi trường cơ sở dữ liệu
1.5. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
1.6. Kiến trúc 3 cấp ANSI-SPARC
1.7. Ngôn ngữ cơ sở dữ liệu
1.8. Mô hình dữ liệu và mô hình khái niệm
1.9. Một số kiến trúc cơ sở dữ liệu
Lý thuyết và bài tập: chương 1,2,3 (tr.51)
Chương 2. Ngôn ngữ và mô hình quan hệ (10 LT + 10 BT)
2.1. Mô hình quan hệ
2.1.1. Một số thuật ngữ
2.1.2. Các loại ràng buộc
2.2. Đại số quan hệ và tính toán trên quan hệ
2.2.1. Đại số quan hệ
2
2.2.2. Tính toán trên quan hệ
2.3. Ngôn ngữ SQL
2.3.1. Ngôn ngữ SQL: thực thi dữ liệu
2.3.2. Ngôn ngữ SQL: định nghĩa dữ liệu
2.3.3. Ngôn ngữ SQL: nâng cao
2.4. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MS SQL Server
2.4.1. Giới thiệu chung
2.4.2. Một số thành phần
2.4.3. Truy vấn SQL
Lý thuyết và Bài tập: chương 4, 5, 6, 7, 8, 9 (tr.147)
Chương 3. Phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu (8 LT + 8 BT)
3.1. Vòng đời phát triển của hệ thống cơ sở dữ liệu
3.1.1. Vòng đời của hệ thống thông tin
3.1.2. Vòng đời phát triển của hệ thống cơ sở dữ liệu
3.1.3. Lập kế hoạch cơ sở dữ liệu
3.1.4. Phân tích và tập hợp các yêu cầu
3.1.5. Thiết kế cơ sở dữ liệu
3.1.6. Lựa chọn hệ quản trị cơ sở dữ liệu
3.1.7. Thiết kế ứng dụng
3.1.8. Tạo mẫu (prototyping)
3.1.9. Triển khai
3.1.10. Tải và chuyển đổi dữ liệu
3.1.11. Kiểm tra
3.1.12. Bảo trì vận hành
3.1.13. Các công cụ hỗ trợ
3.2. Phân tích cơ sở dữ liệu trên bài toán thực tế
3.3. Mô hình thực thể liên hệ (ER)
3.3.1. Thực thể (Entity)
3.3.2. Quan hệ (Relationship)
3.3.3. Thuộc tính (Attributes)
3.3.4. Thực thể yếu, mạnh
3.3.5. Thuộc tính trên quan hệ
3.3.6. Ràng buộc cấu trúc
3.3.7. Sự tổng quát hóa/ Chuyên môn hóa (Specialization/Generalization)
3.3.8. Gộp nhóm (Aggregation)
3.3.9. Các vấn với mô hình thực thể liên hệ
3
3.4. Chuẩn hóa
3.4.1. Mục đích của chuẩn hóa
3.4.2. Cách chuẩn hóa hỗ trợ thiết kế cơ sở dữ liệu
3.4.3. Dữ phòng dữ liệu và cập nhật bất thường
3.4.4. Phụ thuộc hàm
3.4.5. Tiên đề Amstrong
3.4.6. Quá trình chuẩn hóa dữ liệu
3.4.7. Chuẩn 1NF
3.4.8. Chuẩn 2NF
3.4.9. Chuẩn 3NF
Lý thuyết và Bài tập: chương 10, 11, 12, 13, 14, 15 (tr.345)
Chương 4: Các phương pháp thiết kế cho mô hình quan hệ (5 LT + 5 BT)
4.1. Giới thiệu phương pháp thiết kế cơ sở dữ liệu
4.2. Tổng quan phương pháp thiết kế cơ sở dữ liệu
4.3. Thiết kế cơ sở dữ liệu mức khái niệm
4.4. Thiết kế cơ sở dữ liệu mức lôgic
4.5. Thiết kế cơ sở mức vật lý
4.6. Phương pháp giám sát và điều chỉnh
Lý thuyết và Bài tập: chương 16, 17, 18, 19 (tr.503)

TRƯỞNG KHOA TRƯỞNG BỘ MÔN

Hà Huy Khoái Cao Kim Ánh

LÃNH ĐẠO PHÊ DUYỆT


HIỆU TRƯỞNG

Phan Huy Phú

You might also like