You are on page 1of 52

HIỆP ĐỊNH ĐẦU TƯ TOÀN DIỆN ASEAN

Chính phủ các nước Bru -nây Đa-rút-xa-lam, Vương quốc Căm-pu-chia,
Cộng hòa In-đô-nê-xi-a, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Ma-lai-xi-a,
Liên bang My-an-ma, Cộng hòa Phi-líp-pin, Cộng hòa Xinh-ga-po,
Vương quốc Thái Lan và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là các
quốc gia thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),
sau đây gọi chung là “Các quốc gia Thành viên” hoặc riêng biệt là “Quốc
gia Thành viên”;
NHẮC LẠI các quyết định của Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN
(“AEM”) lần thứ 39 được tổ chức tại thành phố Makati, Phi-líp-pin vào
ngày 23 tháng 8 năm 2007 về việc sửa đổi Hiệp định Khung về Khu vực
Đầu tư ASEAN được ký tại thành phố Makati, Phi-líp-pin vào ngày 7
tháng 10 năm 1998 (“Hiệp định AIA”) thành hiệp định đầu tư toàn diện
trong tương lai với những điểm và điều khoản được hoàn thiện phù hợp
với các thông lệ quốc tế, nhằm tăng các hoạt động đầu tư trong khu vực
ASEAN và tăng cường khả năng cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư
trong nội khối ASEAN;
THỪA NHẬN các mức độ khác biệt của sự phát triển trong ASEAN, đặc
biệt là ở các nước thành viên chậm phát triển nhất yêu cầu sự linh hoạt
bao gồm chế độ đãi ngộ đặc biệt và khác biệt khi ASEAN hướng tới một
tương lai hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau;
KHĂNG ĐỊNH LẠI sự cần thiết phải chuyển tiếp từ Hiệp định AIA và
Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư ASEAN được ký kết tại
Manila, Phi-líp-pin vào ngày 15 tháng 12 năm 1987 (“ASEAN IGA”), và
các văn bản được sửa đổi, để tăng cường hơn nữa sự hội nhập khu vực
nhằm hoàn thành việc thực hiện tầm nhìn của Cộng đồng Kinh tế
ASEAN (“AEC”);
TIN TƯỞNG VÀO các dòng vốn đầu tư mới được duy trì liên tục và các
dòng tái đầu tư sẽ khuyến khích và đảm bảo sự phát triển năng động của
các nền kinh tế ASEAN;
THỪA NHẬN RẰNG một môi trường đầu tư hấp dẫn sẽ tăng cường sự
tự do lưu chuyển vốn, hàng hóa và dịch vụ, công nghệ và nguồn nhân và
sự phát triển kinh tế và xã hội toàn diện trong ASEAN; và
QUYẾT TÂM tăng cường hơn nữa sự hợp tác kinh tế giữa các Quốc gia
Thành viên
ĐÃ THỎA THUẬN NHƯ SAU:

MỤC A

Điều 1
Mục tiêu

Mục tiêu của Hiệp định này là tạo ra một cơ chế đầu tư tự do và mở cửa
trong khu vực ASEAN nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của sự hội
nhập kinh tế trong AEC theo Bản kế hoạch chi tiết AEC như sau:
(a) tự do hóa từng bước cơ chế đầu tư của các Quốc gia Thành viên;
(b) quy định việc tăng cường bảo hộ cho các nhà đầu tư của tất cả các
Quốc gia Thành viên và khoản đầu tư của họ;
(c) tăng cường tính minh bạch và có thể dự đoán của các quy tắc, quy
định và thủ tục đầu tư nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư được
mở rộng giữa các Quốc gia Thành viên;
(d) cùng thúc đẩy khu vực thành một khu vực hội nhập đầu tư; và
(e) hợp tác để tạo ra các điều kiện ưu đãi cho hoạt động đầu tư bởi các
nhà đầu tư của mỗi nước thành viên trong phạm vi lãnh thổ các Quốc gia
Thành viên khác

Điều 2
Các Nguyên tắc Chỉ đạo

Hiệp định này sẽ tạo ra một môi trường đầu tư tự do, thuận lợi, minh bạch
và mang tính cạnh tranh trong khu vực ASEAN bằng cách tuân thủ các
nguyên tắc sau:

(a) quy định hoạt động tự do hóa đầu tư, bảo hộ đầu tư, xúc tiến và
thuận lợi hóa đầu tư;
(b) tự do hóa từng bước hoạt động đầu tư với mục tiêu thực hiện thành
công một môi trường đầu tư tự do và mở trong khu vực;
(c) tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư và các khoản đầu tư của
họ trong ASEAN;
(d) duy trì và chấp thuận đối xử ưu đãi giữa các Quốc gia Thành viên;
(e) không rút lui các cam kết theo Hiệp định AIA và ASEAN IGA;
(f) dành chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt và những sự linh động
khác tới các Quốc gia Thành viên dựa trên mức độ phát triển và mức độ
nhạy cảm thuộc về ngành;
(g) đối xử nhượng bộ lẫn nhau giữa các Quốc gia Thành viên khi phù
hợp; và
(h) xem xét mức độ mở rộng phạm vi của Hiệp định này điều chỉnh
các lĩnh vực khác trong tương lai
Điều 3
Phạm vi áp dụng

1. Hiệp định này áp dụng đối với các biện pháp được thừa nhận hoặc duy
trì bởi một Quốc gia Thành viên liên quan tới:
(a) các nhà đầu tư của bất kì Quốc gia Thành viên nào khác; và
(b) các khoản đầu tư của nhà đầu tư từ bất cứ Quốc gia Thành viên khác,
trong phạm vi lãnh thổ nước đó.
2. Hiệp định này áp dụng tới các khoản đầu tư đang tồn tại vào ngày Hiệp
định này có hiệu lực, cũng như các khoản đầu tư được thực hiện sau khi
Hiệp định có hiệu lực.
3. Với mục đích tự do hóa và tùy theo Điều 9 (Các Ngoại lệ), Hiệp định
này sẽ áp dụng cho các lĩnh vực sau:
(a) sản xuất công nghiệp;
(b) nông nghiệp;
(c) ngư nghiệp;
(d) lâm nghiệp;
(e) khai khoáng và khai thác đá;
(f) các dịch vụ phụ liên quan tới ngành sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, khai khoáng và khai thác đá; và
(g) bất kì lĩnh vực nào khác, được tất cả các Quốc gia Thành viên tán
thành.
4. Hiệp định này sẽ không áp dụng với:
(a) bất kì biện pháp đánh thuế nào, ngoại trừ Điều 13 (Chuyển tiển) và
Điều14 (Tịch biên và Bồi thường);
(b) các khoản trợ cấp hoặc hỗ trợ do một Quốc gia Thành viên thực hiện;
(c) mua sắm chính phủ;
(d) các dịch vụ được một cơ quan có thẩm quyền của một Quốc gia
Thành viên cung cấp trong quá trình thực thi quyền lực nhà nước. Theo
mục đích của Hiệp định này, dịch vụ được cung cấp trong quá trình thực
thi quyền lực nhà nước nghĩa là bất kỳ dịch vụ nào được cung cấp trên cơ
sở phi thương mại và không cạnh tranh với một hoặc nhiều nhà cung cấp
dịch vụ khác; và
(e) các biện pháp được ban hành hoặc duy trì bởi một Quốc gia Thành
viên ảnh hưởng đến các dịch vụ thương mại theo Hiệp định Khung
ASEAN về dịch vụ được ký tại Bangkok, Thái Lan vào ngày 15 tháng 12
năm 1995 (“AFAS”).
5. Bất kể quy định tại tiểu đoạn 4(e), với mục đích bảo hộ đầu tư liên
quan tới phương thức cung cấp dịch vụ hiện diện thương mại, Điều
11(Đãi ngộ đầu tư),12 (Bồi thường trong trường hợp xung đột), 13
(Chuyển tiền), 14 (Tịch biên và Bồi thường) và 15 (Thế quyền) và Mục B
(Tranh chấp Đầu tư Giữa Nhà đầu tư và một Quốc gia Thành viên) sẽ áp
dụng có sửa đổi phù hợp (mutatis mutandis) với bất kỳ biện pháp nào ảnh
hưởng tới việc nhà cung cấp dịch vụ của một Quốc gia Thành viên cung
ứng dịch vụ thông qua hiện diện thương mại trên lãnh thổ của bất kì Quốc
gia Thành viên khác nhưng chỉ trong phạm vi liên quan tới khoản đầu tư
và nghĩa vụ theo như Hiệp định này dù cho lĩnh vực dịch vụ đó đưa vào
biểu cam kết của Quốc gia Thành viên theo AFAS hay không.
6. Không có quy định nào trong Hiệp định này sẽ ảnh hưởng tới các
quyền và nghĩa vụ của bất kì Quốc gia Thành viên theo bất kì hiệp định
thuế nào. Trong trường hợp có sự xung đột giữa Hiệp định này và bất kì
hiệp định thuế trên, hiệp định thuế sẽ ưu tiên áp dụng.

Điều 4
Định nghĩa

Với mục đích của Hiệp định này:


(a) “ khoản đầu tư được bảo hộ” nghĩa là, đối với một Quốc gia Thành
viên, khoản đầu tư của nhà đầu tư từ bất kỳ quốc gia thành viên nào khác
trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó đang tồn tại từ ngày Hiệp định này có
hiệu lực hoặc được thành lập, mua lại hoặc mở rộng sau ngày đó, và đã
được thừa nhận theo như luật, quy định và chính sách quốc gia của nước
đó, và tùy từng trường hợp cụ thể , được cơ quan có thẩm quyền của
Quốc gia Thành viên đó chấp thuận một cách bằng văn bản1;
Với mục đích bảo hộ, thủ tục liên quan tới việc chấp thuận cụ thể
bằng văn bản được nêu ra trong phần Phụ lục 1 (Chấp thuận bằng Văn
bản)
(b) “đồng tiền tự do sử dụng” là đồng tiền được Quỹ tiền tệ quốc tế
(“IMF”) xác định là đồng tiền tự do sử dụng theo Hiệp định thành lập
Quỹ này và các bản sửa đổi hiệp định đó;
(c) “khoản đầu tư”2 là bất kì hình thức tài sản được nhà đầu tư sở hữu
hoặc có quyền định đoạt, bao gồm nhưng không giới hạn các loại sau:
2 Khi một tài sản thiếu những đặc điểm của một khoản đầu tư, dưới
bất kì hình thức nào tài sản đó cũng không được cho là một khoản đầu tư.
Đặc điểm của một khoản đầu tư bao gồm cam kết vốn góp, ước tính lãi
hoặc lợi nhuận, hoặc dự đoán rủi ro.
(i) động sản và bất động sản cùng các quyền tài sản khác như thế chấp,
cầm cố hoặc đặt cọc;
(ii) cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy nợ và bất kì hình thức khác tham
gia vào pháp nhân và các quyền hay lợi ích phát sinh từ đó;
(iii) quyền sở hữu trí tuệ được công nhận theo luật và quy định của mỗi
Quốc gia Thành viên;
(iv) quyền đòi tiền hoặc quyền đối với việc thực hiện hợp đồng liên quan
tới kinh doanh và có giá trị tài chính;
3 Để làm rõ hơn, khoản đầu tư không có nghĩa là quyền đòi tiền chỉ
phát sinh từ:
(a) hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ; hoặc
(b) gia hạn tín dụng liên quan tới các hợp đồng thương mại nói trên.
(v) các quyền theo hợp đồng, bao gồm hợp đồng chìa khóa trao tay, xây
dựng, quản lý, sản xuất hoặc phân chia lợi nhuận; và
(iv) nhượng quyền kinh doanh đòi hỏi tiến hành các hoạt động kinh tế và
có giá trị tài chính, được công nhận bởi luật hoặc theo hợp đồng, bao gồm
bất cứ nhượng quyền tìm kiếm, trồng trọt, chiết xuất hoặc khai thác tài
nguyên thiên nhiên.
Thuật ngữ “khoản đầu tư” cũng bao gồm các khoản thu thông qua đầu tư,
cụ thể là lợi nhuận, lợi tức, lãi, cổ tức, tiền bản quyền và các khoản phí.
Bất kỳ sự thay đổi nào về hình thức đối với tài sản được đầu tư hoặc tái
đầu tư không ảnh hưởng tới việc phân loại tài sản đó là khoản đầu tư.
(d) “nhà đầu tư” nghĩa là thể nhân, hoặc pháp nhân của một Quốc gia
Thành viên đang, hoặc đã tiến hành hoạt động đầu tư trong lãnh thổ của
bất kì Quốc gia Thành viên khác;
(e) “pháp nhân” nghĩa là bất cứ thực thể pháp lý nào được thành lập hoặc
tổ chức theo pháp luật liên quan của một Quốc gia Thành viên, bất kể là
vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận, bất kể là thuộc sở hữu tư nhân hay nhà
nước, bao gồm bất kì doanh nghiệp, công ty, công ty tín thác, hợp danh,
liên doanh, doanh nghiệp tư nhân, hiệp hội hoặc tổ chức;
(f) “biện pháp” nghĩa là bất kỳ biện pháp nào của một Quốc gia Thành
viên, bất kể dưới hình thức luật, quy định, quy tắc, thủ tục, quyết định và
các hành vi hành chính hoặc thông lệ, được ban hành hoặc duy trì bởi:
(i) chính quyền hoặc các cơ quan thuộc trung ương, khu vực hoặc địa
phương; hoặc
(ii) các tổ chức phi chính phủ trong khi thực thi quyền lực được ủy quyền
bởi chính quyền hoặc các cơ quan thuộc trung ương, khu vực và địa
phương;
(g) “thể nhân” nghĩa là bất cứ thể nhân nào có quốc tịch hoặc quyền công
dân, hoặc quyền thường trú tại một Quốc gia Thành viên theo luật, quy
định và chính sách của quốc gia đó;
(h) “các Quốc gia Thành viên mới của ASEAN” là Vương quốc
Campuchia, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Liên bang Myanmar và
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
(i) “WTO” nghĩa là Tổ chức Thương mại Thế giới; và
(j) “Hiệp định WTO” nghĩa là Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức
Thương mại Thế giới tại Marrakesh, Marrocco vào ngày 15 tháng 04 năm
1994 và các văn bản sửa đổi Hiệp định này.

Điều 5
Đãi ngộ quốc gia

1. Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ dành cho nhà đầu tư của bất kì Quốc gia
Thành viên khác đối xử liên quan tới việc chấp thuận, thành lập, mua lại,
mở rộng, quản lý, thực hiện, vận hành và bán hoặc định đoạt theo cách
khác khoản đầu tư không kém thuận lợi hơn đối xử mà quốc gia đó, trong
điều kiện tương tự, dành cho nhà đầu tư nước mình.
2. Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ dành cho khoản đầu tư của nhà đầu tư từ
bất kì Quốc gia Thành viên khác đối xử liên quan tới chấp thuận, thành
lập, mua lại, mở rộng, quản lý, thực hiện, vận hành và bán hoặc định đoạt
theo cách khác khoản đầu tư không kém thuận lợi hơn đối xử mà quốc
gia đó, trong điều kiện tương tự, dành cho khoản đầu tư của nhà đầu tư
nước mình.

Điều 6
Đãi ngộ tối huệ quốc4
4 Để làm rõ hơn:
(a) Điều này sẽ không áp dụng với các thủ tục giải quyết tranh chấp
giữa nhà đầu tư và Quốc gia được quy định trong các hiệp định khác mà
các Quốc gia Thành viên là một bên ký kết; và
(b) liên quan tới các khoản đầu tư thuộc phạm vi điều chỉnh của hiệp
định này, bất cứ đãi ngộ nào mà Quốc gia Thành viên dành cho nhà đầu
tư của bất kì Quốc gia Thành viên hoặc Quốc gia không phải là thành
viên và khoản đầu tư của họ, theo các hiệp định hoặc thỏa thuận hiện
hành hoặc trong tương lai, hoặc các hiệp định mà Quốc gia Thành viên là
một bên ký kết, sẽ được mở rộng trên cơ sở đãi ngộ tối huệ quốc cho tất
cả các Quốc gia Thành viên.
1. Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ dành cho các nhà đầu tư của Quốc gia
Thành viên khác đối xử liên quan tới chấp thuận, thành lập, mua lại, mở
rộng, quản lý, thực hiện, vận hành và bán hoặc định đoạt theo cách khác
các khoản đầu tư không kém thuận lợi hơn, trong điều kiện tương tự, đối
xử mà quốc gia đó dành cho nhà đầu tư của bất kì Quốc gia Thành viên
khác hoặc Quốc gia không phải là Thành viên.
2. Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ dành cho các khoản đầu tư của nhà đầu tư
của Quốc gia Thành viên khác đối xử liên quan tới chấp thuận, thành lập,
mua lại, mở rộng, quản lý, thực hiện, vận hành và bán hoặc định đoạt
theo cách khác khoản đầu tư không kém thuận lợi hơn, trong điều kiện
tương tự đối xử mà quốc gia đó dành cho khoản đầu tư của nhà đầu tư
của bất kì Quốc gia Thành viên khác hoặc Quốc gia không phải là thành
viên.
.
3. Đoạn 1 và 2 không được hiểu với mục đích buộc một Quốc gia Thành
viên mở rộng lợi ích của bất kì chế độ đãi ngộ, ưu tiên hoặc đặc quyền tới
nhà đầu tư hoặc khoản đầu tư từ:
(a) bất kỳ thỏa thuận tiểu khu vực nào giữa các Quốc gia Thành viên;5
hoặc
5 Để làm rõ hơn, thỏa thuận tiểu khu vực giữa các Quốc gia Thành
viên bao gồm nhưng không giới hạn Tiểu vùng Sông Mê kông Mở Rộng
(“GMS”), Hợp tác Phát triển Lưu vực Mê kông- ASEAN (“AMBDC”),
Tam giác phát triển In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Thái-lan (“IMT-GT”);
Tam giác phát triển In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xing-ga-po (“IMS-GT”),
Khu vực Phát triển Đông ASEAN Bru nêi-Inđônêxia-Malaixia-Philíppin
(“BIMP-EAGA”).

(b) bất kỳ hiệp định hiện hành nào được Quốc gia Thành viên thông báo
tới Hội đồng AIA theo Điều 8(3) của Hiệp định AIA6.
6 Tiểu đoạn này nói tới Hiệp ước về quan hệ thân thiện và hợp tác
kinh tế giữa Thái Lan và Hoa Kỳ ký tại Bangkok, Thailand vào ngày 29
tháng 05 năm 1966.

Điều 7
Cấm các Yêu cầu Hoạt động
1. Các quy định của Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư Liên quan đến
Thương mại trong Phụ lục 1A (TRIMs) mà không được nhắc tới cụ thể
hoặc sửa đổi bởi Hiệp định này sẽ áp dụng có sửa đổi phù hợp (mutatis
mutandis).
2. Các nước thành viên sẽ cam kết cùng đánh giá các yêu cầu hoạt động
trong vòng không muộn hơn 2 năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực.
Mục tiêu của việc đánh giá nói trên bao gồm việc xem xét lại các yêu cầu
hoạt động hiện hành và xem xét sự cần thiết của các cam kết bổ sung theo
Điều này.
3. Các thành viên ASEAN mà chưa phải thành viên WTO phải tuân thủ
các quy định của WTO theo như cam kết gia nhập.

Điều 8
Quản lý cấp cao và Ban Giám đốc

1. Một Quốc gia Thành viên sẽ không yêu cầu một pháp nhân của nước
đó bổ nhiệm thể nhân mang quốc tịch nhất định vào vị trí quản lý cấp
cao.
2. Một Quốc gia Thành viên có thể yêu cầu rằng đa số ban giám đốc của
một pháp nhân của Quốc gia Thành viên đó phải mang quốc tịch nhất
định hoặc cư trú trên lãnh thổ Quốc gia Thành viên đó, với điều kiện là
yêu cầu này không làm giảm một cách đáng kể đến khả năng thực hiện
viêc kiểm soát khoản đầu tư của nhà đầu tư.

Điều 9
Các Ngoại Lệ
Điều 5 (Đối xử Quốc gia) và 8 (Quản lý Cấp cao và Ban Giám đốc)
không áp dụng đối với:
a. bất kỳ biện pháp nào đang tồn tại được duy trì bởi một Quốc gia Thành
viên tại:
(i) chính quyền cấp trung ương được Quốc gia Thành viên đó nêu ra
trong danh sách ngoại lệ ở Phụ lục được nhắc đến trong đoạn 2;
(ii) chính quyền cấp khu vực được Quốc gia Thành viên nêu ra
trong danh sách ngoại lệ ở Phụ lục được nhắc đến trong đoạn 2;
(iii) chính quyền cấp địa phương;
b. việc tiếp tục áp dụng hoặc áp dụng lại bất kì ngoại lệ nào được nêu
trong tiểu đoạn (a).
2. Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ đệ trình danh sách ngoại lệ lên Ban thư ký
ASEAN để Hội đồng AIA chấp thuận trong vòng 6 tháng kể từ ngày ký
kết Hiệp định này. Danh sách ngoại lệ sẽ tạo thành một Phụ lục của Hiệp
định này.
3. Bất kì sửa đổi hoặc bổ sung nào liên quan tới các ngoại lệ trong Phụ
lục được nêu ra ở đoạn 2 phải tuân theo Điều 10 (Sửa đổi cam kết)
4. Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ giảm hoặc loại bỏ các ngoại lệ trong Phụ
lục tuân theo ba giai đoạn của Danh mục Chiến lược của Bản kế hoạch
chi tiết AEC và theo điều 47 (Sửa đổi).
5. Điều 5 (Đãi ngộ Quốc gia) và 6 (Đãi ngộ tối huệ quốc) sẽ không áp
dụng tới bất kỳ biện pháp nào được quy định là ngoại lệ hoặc vi phạm các
nghĩa vụ theo Điều 3 và 4 của Hiệp định về các Khía cạnh Liên quan đến
Thương mại của Quyền sở hữu trí tuệ, và các văn bản sửa đổi (“ Hiệp
định TRIPS”), cũng như được quy định cụ thể trong các Điều khoản này
và theo Điều 5 của Hiệp định TRIPS.
Điều 10
Sửa đổi Cam kết

1. Trong vòng 12 tháng sau ngày đệ trình danh sách ngoại lệ của mỗi
Quốc gia Thành viên, Quốc gia Thành viên có thể thông qua bất kỳ biện
pháp nào, hoặc sửa đổi bất kì ngoại lệ nào được nêu trong Phụ lục theo
Điều 9 (Các ngoại lệ) đối với việc áp dụng trong tương lai cho các nhà
đầu tư của bất kì Quốc gia Thành viên khác và các khoản đầu tư của họ,
với điều kiện là những biện pháp hay sửa đổi đó không được gây bất lợi
cho bất kì nhà đầu tư hiện tại và các khoản đầu tư.
2. Sau khi kết thúc thời hạn được nêu ra trong đoạn 1, một Quốc gia
Thành viên có thể thông qua đàm phán và thỏa thuận với các Quốc gia
Thành viên mà Quốc gia Thành viên đó đã cam kết theo như Hiệp định
này, thông qua bất kì biện pháp nào hoặc sửa đổi hoặc rút khỏi những
cam kết và ngoại lệ đó, với điều kiện là biện pháp, sửa đổi hoặc viêc rút
khỏi đó sẽ không gây bất lợi cho các nhà đầu tư và khoản đầu tư hiện tại
7.
7 Để rõ hơn, các Quốc gia Thành viên sẽ không thông qua bất kì biện
pháp nào hoặc sửa đổi bất kì ngoại lệ nào theo Phụ lục trong thời hạn 06
tháng sau khi kết thúc khoảng thời gian được nêu ra trong đoạn 1.

3. Bất kì đàm phán và thỏa thuận được nêu ra trong đoạn 2, có thể bao
gồm các quy định về điều chỉnh bồi thường đối với các lĩnh vực khác, các
Quốc gia Thành viên liên quan sẽ duy trì mức độ chung về các cam kết
thuận lợi qua lại lẫn nhau và các ngoại lệ đối với nhà đầu tư và khoản đầu
tư không kém thuận lợi hơn mức độ được quy định trong Hiệp định này
trước khi có những đàm phán và thỏa thuận đó.
4. Bất kể quy định tại đoạn 1 và 2, theo bất kì biện pháp nào được thông
qua tuân theo Điều khoản này sau khi Hiệp định này có hiệu lực, một
Quốc gia Thành viên sẽ không yêu cầu nhà đầu tư của bất kì Quốc gia
Thành viên khác, với lý do quốc tịch của nhà đầu tư đó, bán hoặc bằng
cách khác từ bỏ khoản đầu tư đang tồn tại vào thời điểm biện pháp đó có
hiệu lực, trừ khi được chấp thuận ban đầu bởi cơ quan có thẩm quyền.

Điều 11
Đãi ngộ đầu tư

1. Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ dành cho khoản đầu tư của nhà đầu tư của
bất kì Quốc gia Thành viên khác đối xử một cách công bằng và bình
đẳng, và bảo hộ an toàn và đầy đủ.
2. Để rõ ràng hơn:
(a) đãi ngộ công bằng và bình đẳng yêu cầu Quốc gia Thành viên không
được từ chối công lý trong bất kì quá trình tố tụng tư pháp hoặc hành
chính nào phù hợp với nguyên tắc công bằng; và
(b) bảo hộ an toàn và đầy đủ yêu cầu mỗi Quốc gia Thành viên thực hiện
các biện pháp cần thiết ở mức hợp lý để bảo đảm bảo hộ và an toàn cho
các khoản đầu tư được bảo hộ.
3. Xác định rằng đã có vi phạm điều khoản khác của Hiệp định này, hoặc
một hiệp định quốc tế tách biệt khác không tạo nên cơ sở để xác định
rằng đã có vi phạm Điều khoản này.

Điều 12
Bồi thường trong Trường hợp Xung đột
Mỗi Quốc gia ‘thành viên sẽ dành cho nhà đầu tư của bất kì Quốc gia
Thành viên khác, liên quan đến khoản đầu tư của họ được bảo hộ chịu
thiệt hại trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó do xung đột vũ trang,
hoặc nội chiến hoặc tình trạng khẩn cấp, đối xử không phân biệt đối với
khoản bồi thường, đền bù hoặc các khoản bồi thường có giá trị khác.

Điều 13
Chuyển tiền

1. Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ cho phép việc chuyển tiền liên quan tới
khoản đầu tư được bảo hộ được thực hiện một cách tự do và không chậm
trễ vào và ra khỏi lãnh thổ của mình. Việc chuyển tiền đó bao gồm:
(a) phần vốn góp, bao gồm cả phần vốn góp ban đầu;
(b) lợi nhuận, thu nhập từ vốn, cổ tức, tiền bản quyền, phí cấp phép, phí
hỗ trợ kỹ thuật và phí quản lý, lãi và các thu nhập khác thu được từ bất kì
khoản đầu tư được bảo hộ;
(c) tiền thu được từ việc bán một phần hoặc toàn bộ hoặc thanh toán bất
kì khoản đầu tư nào được bảo hộ;
(d) các khoản tiền trả theo hợp đồng, bao gồm cả hợp đồng cho vay;
(e) các khoản tiền trả theo điều 12 (Bồi thường trong Trường hợp Xung
đột) và 14 (Tịch biên và Bồi thường);
(f) các khoản tiền phát sinh từ việc giải quyết tranh chấp bằng bất cứ biện
pháp nào, bao gồm xét xử tại tòa án, trọng tài hoặc thỏa thuận giữa các
bên tranh chấp; và
(g) tiền lương và khoản thù lao khác của người lao động được tuyển dụng
và được cho phép làm việc liên quan tới khoản đầu tư được bảo hộ trong
phạm vi lãnh thổ quốc gia đó.
2. Các nước thành viên sẽ cho phép việc chuyển tiền liên quan đến khoản
đầu tư được bảo hộ được thực hiện bằng đồng tiền tự do sử dụng theo tỷ
giá thị trường tại thời điểm chuyển tiền.
3. Bất kể quy định tại đoạn 1 và 2, một Quốc gia Thành viên có thể ngăn
cản hoặc trì hoãn việc chuyển tiền thông qua việc áp dụng một cách công
bằng, không phân biệt đối xử, và có thiện chí pháp luật, liên quan tới:
(a) phá sản, không có khả năng thanh toán, hoặc việc bảo vệ quyền của
chủ nợ;
(b) phát hành, mua bán hoặc giao dịch chứng khoán, hợp đồng tương lai,
quyền mua bán cổ phần, hoặc các công cụ phái sinh khác;
(c) tội phạm và vi phạm hình sự, và việc; thu hồi thu nhập từ tội phạm;
(d) báo cáo tài chính hoặc lưu giữ sổ sách về chuyển tiền khi cần thiết để
hỗ trợ các cơ quan thi hành pháp luật hoặc cơ quan quản lý tài chính;
(e) đảm bảo việc tuân thủ lệnh hoặc phán quyết của quá trình tố tụng tư
pháp hoặc hành chính;
(f) thuế;
(g) an sinh xã hội, chế độ hưu trí công, hoặc chương trình tiết kiệm bắt
buộc; và
(h) trợ cấp thôi việc của người lao động; và
(i) yêu cầu đăng ký và đáp ứng các thủ tục khác được quy định bởi Ngân
hàng Trung tương và các cơ quan có thẩm quyền khác của Quốc gia
Thành viên.
4. Không quy định nào trong Hiệp định này được làm ảnh hưởng đến các
quyền và nghĩa vụ của Quốc gia Thành viên với tư cách là thành viên của
IMF theo Hiệp định thành lập quỹ này, bao gồm việc sử dụng hành vi
ngoại hối tuân thủ quy định Hiệp định của IMF, với điều kiện là nước
thành viên sẽ không áp dụng các hạn chế đối với giao dịch vốn không phù
hợp với các cam kết cụ thể của mình liên quan tới các giao dịch đó theo
Hiệp định này, trừ trường hợp:
(a) theo yêu cầu của IMF;
(b) theo điều 16 (Các Biện pháp Bảo đảm Cán cân Thanh toán); hoặc
(c) trong các trường hợp ngoại lệ, việc di chuyển vốn gây ra hoặc đe dọa
gây ra tác động nghiêm trọng về kinh tế hoặc tài chính của Quốc gia
Thành viên liên quan.
5. Các biện pháp được thực hiện theo tiểu đoạn 4(c)8:
8 Để rõ hơn, bất kỳ biện pháp nào được thực hiện để đảm bảo sự ổn định
của tỷ giá hối đoái, bao gồm việc ngăn chặn dòng vốn dự đoán, sẽ không
được ban hành hoặc duy trì với mục đích bảo hộ lĩnh vực cụ thể.
(a) sẽ phù hợp với Điều lệ của IMF;
(b) không vượt quá mức cần thiết để giải quyết các trường hợp được mô
tả trong tiểu đoạn 4(c);
(c) sẽ là tạm thời và sẽ bị hủy bỏ ngay khi các điều kiện không còn phù
hợp để thiết lập hoặc duy trì nữa;
(d) phải được thông báo lập tức tới các Quốc gia Thành viên khác;
(e) phải được áp dụng trong phạm vi bất kì Quốc gia Thành viên khác
được đối xử không kém thuận lợi hơn bất kì Quốc gia Thành viên hoặc
không phải là thành viên nào;
(f) sẽ được áp dụng trên cơ sở đãi ngộ quốc gia; và
(g) sẽ tránh gây thiệt hại không cần thiết cho nhà đầu tư, và khoản đầu tư
được bảo hộ, và những lợi ích thương mại, kinh tế và tài chính của các
Quốc gia Thành viên khác.

Điều 14
Tịch biên và Bồi thường9
9 Điều này xem cùng phụ lục 2 (Tịch biên và Bồi thường).
1. Một nước thành viên sẽ không tịch biên10 hoặc quốc hữu khoản đầu tư
được bảo hộ dù là trực tiếp hoặc thông qua các biện pháp tương đương
với tịch biên hoặc quốc hữu hóa (“tịch biên”), ngoại trừ:
10 Để rõ ràng, các biện pháp tịch biên liên quan tới đất đai phải sẽ
được quy định trong luật và quy định nội địa hiện hành tương ứng và các
văn bản sửa đổi, và sẽ phù hợp với mục đích và đối với việc bồi thưởng
theo như luật và quy định đã được nói trên.
(a) nhằm mục đích công cộng;
(b) trên cơ sở không phân biệt đối xử;
(c) có đền bù nhanh chóng, thỏa đáng và hiệu quả; và
(d) phù hợp với thủ tục pháp luật.
2. Khoản đền bù được nêu trong tiểu đoạn 1(c) phải:
(a) được trả không chậm trễ;11
11 Các Quốc gia Thành viên cho rằng có thể có các thủ tục hành chính và
tư pháp cần được tuân thủ trước khi tiến hành chi trả.
(b) tương đương với giá thị trường của khoản đầu tư bị tịch biên ngay
trước khi hoặc tại thời điểm khi việc tịch biên đã được công bố rộng rãi,
hoặc khi việc tịch biên xảy ra; tùy theo thời điểm nào được áp dụng;
(c) không làm thay đổi giá trị vì việc tịch biên được dự kiến đã bị tiết lộ;

(d) có tính thanh khoản hữu hiệu và chuyển nhượng tự do theo Điều 13
(Chuyển tiền) trong phạm vi lãnh thổ của các Quốc gia Thành viên.
3. Trong trường hợp có trì hoãn, khoản bồi thường sẽ bao gồm lãi suất
phù hợp theo luật và quy định của nước thành viên sở tại về việc tịch
biên. Tiền đền bù, bao gồm bất kì khoản lãi phát sinh, sẽ được trả bằng
đồng tiền mà khoản đầu tư ban đầu được thực hiện, hoặc theo yêu cầu của
nhà đầu tư bằng đồng tiền tự do sử dụng.
4. Nếu nhà đầu tư yêu cầu thanh toán bằng đồng tiền tự do sử dụng,
khoản bồi thường được nêu trong tiểu đoạn 1(c), bao gồm lãi phát sinh, sẽ
được chuyển đổi thành đồng tiền thanh toán theo tỷ giá thị trường vào
thời điểm chi trả.
5. Điều này không áp dụng cho việc cấp văn bằng bắt buộc liên quan tới
quyền sở hữu trí tuệ theo hiệp định TRIPS.

Điều 15
Thế quyền
1. Nếu một Quốc gia Thành viên hoặc cơ quan của Quốc gia Thành viên
đó trả tiền cho nhà đầu tư của Quốc gia Thành viên đó theo một khoản
đảm bảo, hợp đồng bảo hiểm hoặc hình thức bồi thường khác đối với rủi
ro phi thương mại liên quan tới khoản đầu tư, Quốc gia Thành viên khác
sẽ công nhận việc thế quyền hoặc chuyển giao bất kỳ quyền nào đối với
khoản đầu tư đó. Các quyền hoặc quyền đòi tiền được thế quyền hoặc
được chuyền giao sẽ không vượt quá quyền hoặc quyền đòi tiền ban đầu
của nhà đầu tư. Tuy nhiên khoản này không hàm ý công nhận Quốc gia
Thành viên sau đó trị giá của vụ việc hoặc tổng giá trị của quyền đòi tiền
phát sinh từ đó.
2. Khi một Quốc gia Thành viên hoặc cơ quan của Quốc gia Thành viên
đã trả cho nhà đầu tư của Quốc gia Thành viên đó, và đã tiếp nhận các
quyền và quyền đòi tiền của nhà đầu tư, nhà đầu tư đó sẽ không, trừ khi
được ủy quyền thay mặt cho Quốc gia Thành viên hoặc cơ quan của Quốc
gia Thành viên đó, sử dụng quyền và quyền đòi tiền này để chống lại
Quốc gia Thành viên khác.
3. Trong khi thực hiện quyền được tịch biên hoặc quyền đòi tiền, Quốc
gia Thành viên hoặc cơ quan của Quốc gia Thành viên thực hiện các
quyền và quyền đòi tiền đó sẽ công bố phạm vi của thỏa thuận quyền đòi
tiền với các nhà đầu tư của Quốc gia Thành viên liên quan.

Điều 16
Biện pháp Bảo đảm Cán cân Thanh toán

1. Trong trường hợp có khó khăn nghiêm trọng về cấn cân thanh toán và
các khó khăn tài chính từ bên ngoài hoặc đe dọa từ đó, một Quốc gia
Thành viên có thể thừa nhận hoặc duy trì các hạn chế đối với thanh toán
hoặc chuyển tiền liên quan tới đầu tư. Được thừa nhận rằng một số sức ép
cụ thể đối với cán cân thanh toán của một Quốc gia thành viên trong quá
trình phát triển kinh tế có thể đòi hỏi việc sử dụng các hạn chế để đảm
bảo, không kể các hạn chế khác (inter alia), duy trì mức độ dự trữ tài
chính đủ để thi hành chương trình phát triển kinh tế của nước đó.
2. Các hạn chế được nêu ra trong đoạn 1 sẽ:
(a) phù hợp với Điều lệ của IMF;
(b) tránh thiệt hại không cần thiết đối với lợi ích thương mại, kinh tế và
tài chính của Quốc gia Thành viên khác;
(c) không vượt quá mức cần thiết để giải quyết các trường hợp được mô
tả trong đoạn 1;
(d) tạm thời và phải bị bãi bỏ từng bước khi tính huống được chỉ rõ trong
đoạn 1 cải thiện;
(e) được áp dụng sao cho bất cứ Quốc gia Thành viên nào được đối xử
không kém thuận lợi hơn Quốc gia Thành viên hoặc không phải là thành
viên khác.
3. Bất kì hạn chế nào được thừa nhận hay duy trì theo đoạn 1, và bất kỳ
thay đổi nào, sẽ được thông báo lập tức tới các Quốc gia Thành viên
khác.
4. Trong phạm vi nhất định, không lặp lại trình tự theo WTO, IMF, hoặc
bất cứ trình tự khác tương tự, Quốc gia Thành viên thừa nhận bất kì hạn
chế nào theo đoạn 1 sẽ bắt đầu tiến hành tham vấn với bất kì Quốc gia
Thành viên khác yêu cầu việc tham vấn đó để xem xét lại các hạn chế
được thừa nhận bởi quốc gia đó.

Điều 17
Các Ngoại lệ Chung

1. Tùy thuộc vào yêu cầu mà các biện pháp đó không được áp dụng theo
cách thức sẽ tạo thành các phương tiện phân biệt đối xử chuyên quyền và
vô lý giữa các Quốc gia Thành viên hoặc nhà đầu tư của họ khi mà các
điều kiện tương tự chiếm ưu thế, hoặc hạn chế trá hình đối với nhà đầu tư
của bất kì Quốc gia Thành viên và khoản đầu tư của họ, không có quy
định nào trong Hiệp định này sẽ được hiểu để ngăn cản việc thừa nhận
hoặc thi hành bất kì biện pháp nào của Quốc gia Thành viên;

(a) cần thiết để bảo vệ đạo đức hoặc duy trì trật tự công cộng;12
12 Quốc gia Thành viên có thể đưa ra ngoại lệ về trật tự công cộng chỉ
khi phát sinh đe dọa nghiêm trọng và có thực đối với một trong những
lợi ích cơ bản của xã hội.

(b) cần thiết để bảo vệ con người, động vật hoặc thực vật hoặc sức khỏe;
(c) cần thiết để đảm bảo việc tuân thủ luật pháp hoặc quy định không trái
với Hiệp định này, bao gồm các quy định liên quan sau:
(i) việc ngăn cản hành vi lừa đảo và gian lận khi xử lý tác động của
hành vi vi phạm hợp đồng;
(ii) bảo vệ sự riêng tư của các cá nhân liên quan tới việc xử lý và phổ
biến thông tin cá nhân, và bảo vệ tính bí mật của hồ sơ và tài khoản cá
nhân;
(iii) an toàn;
(d) nhằm đảm bảo việc đánh thuế hoặc thu thuế trực tiếp đối với khoản
đầu tư và nhà đầu tư của bất kì Quốc gia Thành viên một cách công bằng
và hiệu quả13;
13 Đối với mục đích của tiểu đoạn này, chú thích 6 của điều XIV của
Hiệp định chung về thương mại dịch vụ trong Phụ lục 1B của Hiệp định
WTO (GATS), được cấu thành và trở thành một phần cơ bản của Hiệp
định này, có sửa đổi phù hợp (mutatis mutandis).
(e) được áp dụng để bảo vệ các tài sản quốc gia có giá trị nghệ thuật, lịch
sử hoặc khảo cổ;
(f) liên quan tới việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên có thể cạn kiệt nếu
các biện pháp đó được thực hiện hiệu quả cùng các hạn chế về sản xuất
hoặc tiêu dùng nội địa.
2. Trong phạm vi nhất định, các biện pháp tác động tới việc cung cấp các
dịch vụ tài chính, đoạn 2 (Quy định Nội địa) của Phụ lục về Dịch vụ tài
chính của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ trong phụ lục 1B của
Hiệp định WTO (GATS), được coi là một phần cơ bản của Hiệp định
này, có sửa đổi phu hợp (mutatis mutandis).

Điều 18
Ngoại lệ về An ninh

Không có quy định nào trong Hiệp định này sẽ được hiểu:
(a) để yêu cầu bất kì Quốc gia Thành viên nào cung cấp, công bố các
thông tin mà cho là trái với là lợi ích an ninh cơ bản; hoặc
(b) ngăn cản bất kì Quốc gia Thành viên nào thực hiện hành động mà
nước đó cho là cần thiết để bảo vệ lợi ích an ninh cơ bản của mình, bao
gồm nhưng không giới hạn tới:
(i) hành động liên quan tới nguyên liệu có thể phân tách và hợp nhất hoặc
các nguyên liệu phát sinh từ đó;
(ii) hành động liên quan tới việc buôn bán vũ khí, đạn dược, hoạt động
chiến tranh và việc buôn bán đó đối với hàng hóa, nguyên liệu khác được
thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp để cung cấp cho việc thiết lập quân đội;
(iii) hành động trong thời gian chiến tranh hoặc hành động khẩn cấp
khác trong quan hệ trong nước hoặc quốc tế;
(iv) hành động để bảo vệ cơ sở hạ tầng công cộng quan trọng, bao gồm
cơ sở hạ tầng về thông tin liên lạc, năng lượng và cấp nước khỏi các hành
vi cố ý được dự tính trước để phá hoại hoặc làm hỏng các cơ sở hạ tầng
đó; hoặc
(c) ngăn cản bất kì Quốc gia Thành viên nào khỏi việc thực hiện nghĩa vụ
của mình theo Hiến chương Liên hợp quốc về việc duy trì hòa bình và an
ninh thế giới.

Điều 19
Từ chối Lợi ích
1. Một Quốc gia Thành viên có thể từ chối lợi ích của Hiệp định này đối
với:
(a) nhà đầu tư của một Quốc gia Thành viên khác là pháp nhân của quốc
gia đó, và khoản đầu tư của nhà đầu tư đó nếu như nhà đầu tư của một
quốc gia không phải thành viên sở hữu hoặc kiểm soát pháp nhân đó, và
pháp nhân đó không có hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lãnh thổ
Quốc gia thành viên khác;
(b) nhà đầu tư của Quốc gia Thành viên khác là pháp nhân của quốc gia
đó, hoặc khoản đầu tư của nhà đầu tư đó nếu nhà đầu tư của Quốc gia
Thành viên từ chối lợi ích sở hữu hoặc kiểm soát pháp nhân đó, và pháp
nhân đó không có hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lãnh thổ của Quốc
gia Thành viên khác; và
(c) nhà đầu tư của Quốc gia Thành viên khác là pháp nhân của quốc gia
đó, và khoản đầu tư của nhà đầu tư đó nếu các nhà đầu tư của quốc gia
không phải thành viên sở hữu hoặc kiểm soát pháp nhân đó, và Quốc gia
Thành viên từ chối lợi ích không duy trì quan hệ ngoại giao với quốc gia
không phải thành viên.
2. Thông báo sau đây tới Quốc gia Thành viên của nhà đầu tư, và không
với định kiến theo đoạn 1, Quốc gia Thành viên có thể từ chối lợi ích của
Hiệp định này với nhà đầu tư của Quốc gia Thành viên khác và khoản
đầu tư của nhà đầu tư đó, khi chứng minh rằng nhà đầu tư đó tiến hành
đầu tư trái với luật trong nước của Quốc gia Thành viên từ chối lợi ích vì
vi phạm quyền sở hữu trong các lĩnh vực đầu tư chỉ dành riêng cho thể
nhân hoặc pháp nhân của Quốc gia Thành viên từ chối lợi ích.
3. Pháp nhân được:
(a) “sở hữu” bởi một nhà đầu tư theo luật pháp, quy định và chính sách
quốc gia của mỗi Quốc gia Thành viên;
(b) “kiểm soát” bởi một nhà đầu tư nếu nhà đầu tư đó có quyền chỉ định
đa số thành viên hội đồng quản trị hoặc điều hành hợp pháp bằng cách
khác pháp nhân đó.

Điều 20
Thủ tục Đặc biệt và Tiết lộ Thông tin

1. Không có quy định nào trong điều 5 (Đãi ngộ Quốc gia) hoặc 6 (Đãi
ngộ Tối huệ quốc) sẽ được hiểu nhằm ngăn cản một Quốc gia Thành viên
ban hành hoặc duy trì một biện pháp quy định các thủ tục đặc biệt liên
quan tới đầu tư, bao gồm yêu cầu khoản đầu tư phải được thành lập hoặc
thừa nhận hợp pháp dưới một hinh thức pháp lý nhất định theo luật hoặc
quy định Quốc gia Thành viên đó và tuân thủ các yêu cầu đăng ký, với
điều kiện là các thủ tục đó không làm tổn hại đáng kể đến các quyền được
bảo hộ bởi Quốc gia Thành viên đó trao cho nhà đầu tư và khoản đầu tư
của nước thành viên khác theo hiệp định này.
2. Bất kể các quy định tại điều 5 (Đãi ngộ Quốc gia) hoặc 6 (Đãi ngộ Tối
huệ quốc), một Quốc gia Thành viên có thể yêu cầu nhà đầu tư của quốc
gia thành viên khác, hoặc khoản đầu tư được bảo hộ, cung cấp thông tin
liên quan đến đầu tư nhưng chỉ nhằm mục đích thông tin hoặc thống kê.
Quốc gia Thành viên đó sẽ bảo vệ bất kỳ thông tin bí mật nào được cung
cấp không bị tiết lộ nếu việc tiết lộ đó gây thiệt hại tới lợi ích thương mại
hợp pháp hoặc tới pháp nhân cụ thể hoặc công cộng hoặc tư nhân, hoặc
tới vị trí cạnh tranh của nhà đầu tư hay khoản đầu tư được bảo hộ. Không
có quy định nào trong đoạn này sẽ được hiểu nhằm ngăn cản một Quốc
gia Thành viên bằng cách khác thu thập hoặc tiết lộ thông tin thông qua
việc áp dụng pháp luật của nước mình một cách thiện chí và công bằng.
Điều 21
Minh bạch hóa

1. Để đạt được mục đích của Hiệp định này, mỗi nước thành viên sẽ:
(a) thông báo nhanh chóng, và tối thiểu là hàng năm tới Hội đồng AIA về
các hiệp định hoặc thỏa thuận liên quan đến đầu tư mà nước đó đã tham
gia và chế độ đãi ngộ đã được ban hành;
(b) thông báo nhanh chóng, và tối thiểu là hàng năm tới Hội đồng AIA về
việc ban hành luật mới hoặc thay đổi luật, quy định, hướng dẫn hành
chính hiện hành mà ảnh hưởng đáng kể tới khoản đầu tư hoặc cam kết
của một Quốc gia Thành viên theo Hiệp định này;

(c) công bố công khai tất cả luật, quy định và hướng dẫn hành chính về
việc áp dụng chung có liên quan hoặc ảnh hưởng tới khoản đầu tư trong
phạm vi lãnh thổ của Quốc gia Thành viên đó; và
(d) thành lập hoặc chỉ định điểm hỏi đáp đối với yêu cầu của bất cứ thể
nhân, pháp nhân hoặc bất kì Quốc gia Thành viên nào, tất cả thông tin
liên quan tới các biện pháp được yêu cầu công cố công khai hoặc thực
hiện theo tiểu đoạn (b) và (c) có thể giành được một cách nhanh chóng.
2. Không có quy định nào trong Hiệp định này sẽ yêu cầu một Quốc gia
Thành viên cung cấp hoặc cho phép tiếp cận bất kì thông tin bí mật nào,
bao gồm thông tin liên quan tới các nhà đầu tư hoặc khoản đầu tư cụ thể
mà việc tiết lộ đó sẽ cản trở việc thực thi pháp luật, hoặc các hành vi khác
làm tồn hại tới lợi ích thương mại hợp pháp của pháp nhân cụ thể, công
cộng hoặc tư nhân.

Điều 22
Nhập cảnh, Tạm trú và Việc làm của Nhà đầu tư và Nhân sự Chủ chốt
Tùy theo quy định của luật nhập cư và luật lao động, quy định và chính
sách quốc gia liên quan tới nhập cảnh, tạm trú, và cho phép làm việc và
phù hợp với cam kết của quốc gia đó theo AFAS, mỗi Quốc gia Thành
viên sẽ cho phép nhà đầu tư, ban quản trị, giám đốc, và các thành viên
của ban giám đốc của một pháp nhân của bất kì Quốc gia Thành viên
khác nhập cảnh, tạm trú và cho phép làm việc với mục đích thành lập,
pháp triển, quản lý hoặc tư vấn hoạt động của khoản đầu tư trên phạm vi
lãnh thổ nước trước đó mà họ hoặc pháp nhân của Quốc gia Thành viên
tuyển dụng ban quản trị, giám đốc và thành viên của ban giám đốc đó, đã
hoặc đang trong quá trình chuyển tổng giá trị đáng kể vốn góp hoặc
nguồn khác.

Điều 23
Đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các Quốc gia Thành viên mới của
ASEAN

Nhằm gia tăng lợi ích của Hiệp định này cho các Quốc gia Thành viên
mới của ASEAN, và phù hợp với mục tiêu và và nguyên tắc được đặt ra
trong Lời nói đầu và Điều 1 (Mục tiêu) và 2 (Các Nguyên tắc Chỉ đạo),
các Quốc gia Thành viên khẳng định tầm quan trọng của việc dành đối xử
đặc biệt và khác cho các nước thành viên mới của ASEAN, thông qua:
(a) hỗ trợ kỹ thuật để tăng cường năng lực của nước đó về chính sách đầu
tư và xúc tiến đầu tư, bao gồm các lĩnh vực như phát triển nguồn nhân
lực;
(b) cam kết trong các lĩnh vực mà các nước thành viên mới của ASEAN
quan tâm; và
(c) công nhận rằng cam kết của các quốc gia thành viên mới của ASEAN
có thể được thực hiện phù hợp với trình độ phát triển của từng nước.

Điều 24
Xúc tiến Đầu tư

Các Quốc gia


thành viên sẽ hợp tác để tăng cường nhận thức ASEAN là một khu vực
đầu tư hội nhập nhằm tăng cường đầu tư nước ngoài vào ASEAN và đầu
tư trong khu vực thông qua:
(a) khuyến khích sự tăng trưởng và phát triển của các doanh nghiệp vừa
và nhỏ trong khu vực ASEAN, công ty đa quốc gia;
(b) tăng cường mạng lưới sản xuất và hỗ trợ công nghiệp giữa các công ty
đa quốc gia trong ASEAN;
(c) tổ chức các phái đoàn đầu tư tập trung vào phát triển cụm khu vực và
mạng lưới sản xuất;
(d) tổ chức và hỗ trợ việc tổ chức các buổi hướng dẫn và thảo luận về cơ
hội đầu tư và luật, quy định và chính sách đầu tư; và
(e) tiến hành trao đổi các vấn đề khác mà các bên cùng quan tâm liên
quan tới xúc tiến đầu tư.

Điều 25
Thuận lợi hóa đầu tư

Các Quốc gia Thành viên sẽ nỗ lực hợp tác để thuận lợi hóa đầu tư vào và
trong khu vực ASEAN thông qua:
(a) tạo ra môi trường thuận lợi chi tất cả các hình thức đầu tư;
(b) sắp xếp và đơn giản hóa các thủ tục đăng ký và cấp phép đầu tư;
(c) tăng cường phổ biến thông tin đầu tư, bao gồm các nguyên tắc, quy
định, chính sách và thủ tục về đầu tư;
(d) thành lập các cơ quan đầu tư một cửa;
(e) tăng cường cơ sở dữ liệu về mọi hình thức đầu tư đối với chính sách
đầu tư để cải thiện môi trường đầu tư ASEAN;
(f) tiến hành tư vấn cộng đồng kinh doanh về các vấn đề đầu tư; và
(g) cung cấp dịch vụ tư vấn cho cộng đồng kinh doanh của các Quốc gia
Thành viên.

Điều 26
Tăng cường Hội nhập ASEAN

Các Quốc gia Thành viên thừa nhận tầm quan trọng của việc thúc đẩy hội
nhập kinh tế ASEAN thông qua các sáng kiến khác nhau như Sáng kiến
về hội nhập ASEAN, Các Khu vực Hội nhập Ưu tiên và AEC, tất cả các
sang kiến đó bao gồm hợp tác về đầu tư. Để tăng cường hội nhập kinh tế
ASEAN, các Quốc gia
Thành viên sẽ:
(a) hài hòa hóa, khi có thể, các chính sách và biện pháp đầu tư để đạt
được sự hỗ trợ công nghiệp;;
(b) xây dựng và tăng cường năng lực của các Quốc gia Thành viên, bao
gồm phát triển nguồn nhân lực, đề xuất và cải thiện chính sách đầu tư để
thu hút đầu tư ;
(c) chia sẻ thông tin về chính sách đầu tư và hoạt động đầu tư , bao gồm
các hoạt động và các ngành được xúc tiến; và
(d) hỗ trợ các nỗ lực xúc tiến đầu tư giữa các Quốc gia Thành viên vì lợi
ích đa phương.

Điều 27
Tranh chấp Giữa các Quốc gia Thành viên

Nghị định thư Tăng cường Cơ chế Giải quyết Tranh chấp ASEAN được
ký tại Vientiane, Lào ngày 29 tháng 11 năm 2004, cũng như văn bản
được sửa đổi, sẽ áp dụng để giải quyết tranh chấp liên quan đến giải thích
hoặc áp dụng Hiệp định này.

PHẦN B

Tranh chấp Đầu tư Giữa Nhà đầu tư và Quốc gia thành viên

Điều 28
Định nghĩa

Đối với mục đích của Mục này:


(a) “Cơ quan có Quyền Chỉ định” là:
(i) trong trường hợp trọng tài theo Điều 33(1)(b) hoặc (c) là Tổng Thư ký
ICSID;
(ii) trong trường hợp trọng tài theo Điều 33(1)(d) là Tổng thư ký của Tòa
Trọng tài Quốc tế Thường trực; hoặc
(iii) trong trường hợp trọng tài theo Điều 33(1)(e) và (f) là Tổng thư ký
hoặc người giữ chức vụ tương đương của trung tâm hoặc tổ chức trọng tài
đó;
(b) “nhà đầu tư tranh chấp” nghĩa là nhà đầu tư của Quốc gia Thành viên
nhân danh mình khởi kiện theo Mục này, và nếu liên quan, bao gồm nhà
đầu tư của một Quốc gia Thành viên khởi kiện nhân danh pháp nhân mà
nhà đầu tư đó sở hữu hoặc kiểm soát;
(c) “Quốc gia Thành viên tranh chấp” nghĩa là một Quốc gia Thành viên
bị khởi kiện theo Mục này;
(d) “các bên tranh chấp” nghĩa là nhà đầu tư tranh chấp và Quốc gia
Thành viên tranh chấp;
(e) “ICSID” là Trung tâm Quốc tế về Giải quyết Tranh chấp Đầu tư;
(f) “Quy tắc phụ trợ của ICSID” nghĩa là các Quy tắc điều chỉnh cơ chế
phụ trợ về tổ chức tố tụng của Ban Thư Kí Trung tâm Quốc tế về Giải
quyết Tranh chấp Đầu tư;
(g) “Công ước ICSID” nghi là Công ước về Giải quyết Tranh chấp Đầu
từ giữa Quốc gia và Công dân của Quốc gia khác ký tại Washington, Hợp
chủng quốc Hoa Kỳ vào ngày 18 tháng 03 năm 1965;
(h) “Công ước New York” là Công ước Liên hợp quốc về Công nhận và
Thi hành Phán quyết của Trọng tài Nước ngoài ký tại New York, Hợp
chủng quốc Hoa Kỳ vào ngày 10 tháng 06 năm 1958;
(j) “Quốc gia Thành viên không tranh chấp” nghĩa là Quốc gia Thành
viên của nhà đầu tư tranh chấp;
(j) “Quy tắc Trọng tài UNCITRAL” nghĩa là quy tắc trọng tài của Ủy ban
Liên hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế được Đại Hội đồng Liên hợp
quốc phê chuẩn vào ngày 15 tháng 12 năm 1976
Điều 29
Phạm vi Áp dụng

1. Mục này sẽ áp dụng đối với tranh chấp đầu tư giữa Quốc gia Thành
viên và nhà đầu tư của Quốc gia Thành viên khác đã gánh chịu mất mát
hoặc thiệt hại vì lý do vi phạm bất cứ quyền nào được trao bởi Hiệp định
này đối với khoản đầu tư của nhà đầu tư đó.
2. Thể nhân của Quốc gia thành viên mang quốc tịch hoặc có quyền công
dân không được khởi kiện chống lại Quốc gia Thành viên đó theo Mục
này.
3. Phần này không áp dụng cho các khiếu kiện phát sinh từ các sự kiện đã
xảy ra, hoặc các khiếu kiện phát sinh trước khi Hiệp định này có hiệu lực
4. Không có quy định nào trong Mục này sẽ được hiểu để ngăn cản nhà
đầu tư tranh chấp tìm kiếm biện pháp giải quyết tranh chấp hành chính
hoặc tư pháp trong phạm vi lãnh thổ của Quốc gia Thành viên tranh chấp.

Điều 30
Hòa giải

1. Các bên tranh chấp tại bất cứ thời điểm nào có thể thỏa thuận hòa giải;
việc hòa giải có thể bắt đầu và kết thúc theo yêu cầu của nhà đầu tư tranh
chấp tại bất kì thời điểm nào.
2. Nếu các bên tranh chấp đồng ý, thủ tục hòa giải có thể được tiếp tục
trong khi các thủ tục được quy định tại điều 33 (Nộp Đơn kiện) đang
được tiến hành.
3. Thủ tục liên quan tới hòa giải và vị trí của các bên tranh chấp trong quá
trình hòa giải này sẽ không ảnh hưởng tới quyền của cả hai bên tranh
chấp trong bất kì thủ tục nào khác theo Mục này.

Điều 31
Tham vấn

1. Trong trường hợp có tranh chấp đầu tư, các bên tranh chấp trước tiên
sẽ tìm kiếm phương thức giải quyết thông qua tham vấn và thương lượng,
có thể bao gồm việc sử dụng các thủ tục không ràng buộc, có sự tham gia
của bên thứ 3. Việc tham vấn nói trên sẽ được bắt đầu thông qua yêu cầu
tham vấn bằng văn bản của nhà đầu tư tranh chấp gửi tới Quốc gia Thành
viên tranh chấp.
2. Tham vấn sẽ diễn ra trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu
tham vấn của Quốc gia Thành viên, trừ khi các bên tranh chấp có thỏa
thuận khác.
3. Với mục tiêu giải quyết tranh chấp thông qua tham vấn, nhà đầu tư sẽ
có những nỗ lực phù hợp cung cấp cho Quốc gia Thành viên tranh chấp
những thông tin liên quan tới cơ sở pháp lý và thực tiễn đối với tranh
chấp đầu tư, trước khi bắt đầu tham vấn.

Điều 32
Khởi kiện bởi Nhà đầu tư của một Quốc gia Thành viên

Nếu tranh chấp đầu tư không được giải quyết trong vòng 180 ngày kể từ
khi nhận được yêu cầu tham vấn của Quốc gia Thành viên tranh chấp,
nhà đầu tư tranh chấp có thể, theo quy định của Mục này, nộp đơn yêu
cầu trọng tài:
(a) rằng Quốc gia Thành viên tranh chấp đã vi phạm một nghĩa vụ theo
Điều 5 (Đãi ngộ quốc gia), 6 (Đãi ngộ tối huệ quốc), 8 (Quản lý cấp cao
và Ban giám đốc), 11 (Đãi ngộ đầu tư), 12 (Bồi thường trong Trường hợp
Xung đột), 13 (Chuyển Tiền) và 14 (Tịch biên và Bồi thường) liên quan
tới việc quản lý, thực hiện, vận hành hoặc bán hoặc định đoạt khác về
khoản đầu tư được bảo hộ; và
(b) rằng nhà đầu tranh chấp liên quan tới khoản đầu tư được bảo hộ đã
chịu mất mát hoặc thiệt hại do hoặc phát sinh từ vi phạm đó.

Điều 33
Nộp Đơn kiện

1. Nhà đầu tư tranh chấp có thể nộp đơn kiện được nêu tại Điều 32 (Khởi
kiện bởi Nhà đầu tư của một Quốc gia Thành viên) theo lựa chọn của
mình:
(a) tới các tòa án hoặc tòa hành chính của Quốc gia Thành viên Tranh
chấp, với điều kiện các tòa này có thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện
đó; hoặc
(b) theo Công ước ICSID và Quy tắc ICSID về Thủ tục Tố Tụng Trọng
tài14, với điều kiên là cả Quốc gia Thành viên Tranh chấp và Quốc gia
Thành viên không tranh chấp đều là thành viên của công ước ICSID;
hoặc
14 Trong trường hợp của Philippines, nộp đơn khởi kiện lên ICSID
và Quy tắc ICSID về Thủ tục Tố tụng Trọng tài sẽ theo thỏa thuận bằng
văn bản giữa các bên tranh chấp trong trường hợp có tranh chấp đầu tư
phát sinh.
(c) theo Quy tắc Phụ trợ của ICSID, với điều kiện một trong hai Quốc
gia Thành viên tranh chấp hoặc Quốc gia Thành viên không tranh chấp là
thành viên của Công ước ICSID; hoặc
(d) theo Quy tắc Trọng tài UNCITRAL; hoặc
(e) tới Trung tâm Trọng tài Khu vực tại Kuala Lumpur hoặc bất cứ
trung tâm trọng tài khu vực khác tại ASEAN; hoặc
(f) nếu các bên tranh chấp đồng ý, tới bất kỳ tổ chức trọng tài khác,
với điều kiện là viện dẫn tới các quy tắc hoặc tòa trọng tài từ tiểu đoạn từ
(a) đến (f) sẽ loại trừ việc viện dẫn các quy tắc hoặc tòa trọng tài khác.
2. Đơn khởi kiện sẽ được cho là được nộp ra trọng tài theo Mục này khi
thông báo hoặc yêu cầu trọng tài của nhà đầu tư tranh chấp (“thông báo
trọng tài”) được nhận theo quy tắc trọng tài áp dụng cho tranh chấp này.
3. Quy tắc trọng tài áp dụng theo đoạn 1, có hiệu lực vào ngày đơn khởi
kiện được nộp cho trọng tài theo Mục này, sẽ điều chỉnh quá trình trọng
tài ngoại trừ phạm vi được sửa đổi bởi Hiệp định này.
4. Liên quan tới một tranh chấp đầu tư cụ thể hoặc một nhóm tranh chấp,
quy tắc trọng tài áp dụng có thể bị hủy bỏ, điều chỉnh hoặc sửa đổi bởi
thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên tranh chấp. Những nguyên tắc đó
sẽ ràng buộc tòa trọng tài hoặc các tòa trọng tài liên quan được thiết lập
theo Mục này, và từng trọng tài viên làm việc trong tòa trọng tài đó.
5. Nhà đầu tư tranh chấp sẽ nêu trong thông báo trọng tài:
(a) tên của trọng tài viên mà nhà đầu tư đó chỉ định; hoặc
(b) đồng ý bằng văn bản của nhà đầu tư tranh chấp để Cơ quan có Quyền
Chỉ định chỉ định trọng tài viên đó.
Điều 34
Điều kiện và Thời hạn Nộp Đơn khởi kiện

1. Tranh chấp sẽ được khởi kiện trước trọng tài theo từ điều (1)(b) đến (f)
theo Mục này, phải đáp ứng các điều kiện sau:
(a) việc đưa tranh chấp đầu tư ra trọng tài đó phải diễn ra trong vòng 3
năm kể từ thời điểm nhà đầu tư tranh chấp biết, hoặc cần phải biết về việc
vi phạm nghĩa vụ theo Hiệp định này gây ra mất mát hoặc thiệt hại cho
nhà đầu tư tranh chấp hoặc khoản đầu tư được bảo hộ; và
(b) trong vòng 90 ngày trước khi nộp đơn khởi kiện, nhà đầu tư tranh
chấp sẽ gửi thông báo bằng văn bản tới Quốc gia Thành viên tranh chấp ý
định của mình đưa vụ tranh chấp đầu tư ra trọng tài đó và tóm tắt ngắn
gọn vi phạm của Quốc gia Thành viên tranh chấp theo Hiệp định này (bao
gồm những điều khoản được cho là bị vi phạm) và mất mát hoặc thiệt hại
cho rằng đã gây ra cho nhà đầu tư tranh chấp và khoản đầu tư của họ; và
(c) thông báo trọng tài theo điều 33(2) được gửi kèm theo văn bản từ chối
quyền của nhà đầu tư tranh chấp bắt đầu hoặc tiếp tục khởi kiện trước tòa
án hoặc tòa hành chính của Quốc gia Thành viên tranh chấp, hoặc thủ tục
giải quyết tranh chấp liên quan tới bất kì biện pháp nào được cho là tạo
thành vi phạm được nêu ra trong Điều 32 (Khởi kiện bởi Nhà đầu tư của
Quốc gia Thành viên).
2. Bất kể quy định tại tiểu đoạn 1(c), nhà đầu tư tranh chấp sẽ không bị
ngăn cản bắt đầu hoặc tiếp tục hành động tìm kiếm các biện pháp khẩn
cấp tạm thời trước tòa án hoặc tòa hành chính của Quốc gia Thành viên
tranh chấp chỉ với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của mình và không
liên quan tới khoản bồi thường thiệt hại và giải quyết các vấn đề nội dung
của tranh chấp.
3. Quốc gia Thành viên sẽ không sử dụng bảo hộ ngoại giao hay khởi
kiện quốc tế đối với tranh chấp mà một trong những nhà đầu tư của mình
và Quốc gia Thanh viên khác đã đồng ý hoặc đã đưa vụ tranh chấp ra
trọng tài theo quy định của Mục này, trừ khi Quốc gia Thành viên khác
không tuân thủ phán quyết được đưa ra trong tranh chấp đó. Bảo hộ ngoại
giao, theo như mục đích của đoạn này, sẽ không bao gồm việc trao đổi
ngoại giao không chính thức chỉ với mục đích hỗ trợ việc giải quyết tranh
chấp.
4. Quốc gia Thành viên tranh chấp sẽ không đòi bào chữa, phản tố hoặc
quyền khấu trừ nghĩa vụ hoặc yêu cầu khác, đối với nhà đầu tư tranh chấp
liên quan tới khoản đầu tư được bảo hộ đã nhận hoặc sẽ nhận tiền đền bù
hoặc khoản bồi thường khác cho một phần hoặc toàn bộ thiệt hại của
mình, theo hợp đồng bảo hiểm hoặc bồi thường.

Điều 35
Lựa chọn Trọng tài viên

1. Trừ khi các bên tranh chấp có thỏa thuận khác, tòa trọng tài sẽ bao gồm
03 trọng tài viên:
(a) mỗi bên tranh chấp chỉ định một trọng tài viên; và
(b) trọng tài viên thứ 03, sẽ là chủ tọa, được các bên tranh chấp thỏa
thuận chỉ định. Trọng tài viên thứ 3 sẽ mang quốc tịch của một Quốc gia
không phải là thành viên nhưng có quan hệ ngoại giao với Quốc gia
Thành viên tranh chấp và Quốc gia Thành viên không tranh chấp, và sẽ
không thường trú ở cả Quốc gia Thành viên tranh chấp và Quốc gia
Thành viên không tranh chấp.
2. Bất kỳ ai được bổ nhiệm làm trọng tài viên phải có chuyên môn hoặc
kinh nghiệm về công pháp quốc tế, quy tắc thương mại quốc tế hoặc đầu
tư quốc tế. Trọng tài viên được lựa chọn hoàn toàn dựa trên cơ sở tính
khách quan, đáng tin cậy, xét xử thành thạo và độc lập và trọng tài viên
đó sẽ cư xử trên cơ sở tương tự trong quá trình tố tụng trọng tài.
3. Theo Điều 36 (Hành vi của Trọng tài), nếu tòa trọng tài chưa được
thành lập trong vòng 75 ngày kể từ ngày đơn khởi kiện được nộp lên cơ
quan trọng tài theo Mục này, Cơ quan có Quyền Chỉ định, theo yêu cầu
của bên tranh chấp, theo lựa chọn của mình, sẽ chỉ định trọng tài viên
hoặc các trọng tài viên chưa được chỉ định.
4. Tòa trọng tài sẽ đưa ra quyết định của mình thông qua đa số phiếu, và
quyết định đó sẽ có hiệu lực bắt buộc.
5. Các bên tranh chấp sẽ phải gánh chịu các chi phí cho trọng tài viên
tương ứng của mình, và phân chia chi phí công bằng cho chủ tọa cùng các
chi phí liên quan khác. Trong tất cả các lĩnh vực khác, tòa trọng tài sẽ tự
quyết định thủ tục của mình.
6. Các bên tranh chấp có thể thiết lập ra các quy tắc về chi phí gánh chịu
từ tòa trọng tài, bao gồm cả tiền thù lao cho trọng tài viên.
7. Khi bất cứ trọng tài viên nào được chỉ định theo Điều này mà từ chức
hoặc không thể thực hiện nhiệm vụ của mình, người thay thế sẽ được bổ
nhiệm theo cách thức tương tự như chỉ định trọng tài viên ban đầu, và
người thay thế đó sẽ có đủ các quyền và nghĩa vụ như trọng tài viên ban
đầu.

Điều 36
Hành vi của Trọng tài
1. Khi các vấn đề về thẩm quyền hoặc khả năng thụ lý vụ việc được đưa
ra phản đối ban đầu, tòa trọng tài sẽ quyết định vấn đề đó trước khi xem
xét nội dung của vụ tranh chấp.
2. Quốc gia Thành viên tranh chấp có thể, không muộn hơn 30 ngày sau
khi tòa trọng tài được thành lập, gửi phản đối rằng yêu cầu khởi kiện rõ
ràng là không có cơ sở. Quốc gia Thành viên tranh chấp cũng có thể gửi
phản đối rằng khiếu kiện ngoài thẩm quyền của tòa trọng tài. Quốc gia
Thành viên tranh chấp sẽ nêu rõ cơ sở phản đối chính xác đến có thể.
3. Tòa trọng tài sẽ xem xét phản đối này với tư cách câu hỏi ban đầu tách
khỏi cơ sở của đơn kiện. Các bên tranh chấp sẽ được tạo cơ hội hợp lý để
trình bày quan điểm và nhận xét của mình lên tòa trọng tài. Nếu tòa
quyết định rằng đơn khởi kiện hoàn toàn không có cơ sở, không thuộc
phạm vi thẩm quyền của tòa trọng tài, tòa sẽ đưa ra phán quyết theo nội
dung đó.
4. Tòa trọng tài có thể, nếu được cho phép, ra phán quyết cho bên thắng
kiện được nhận khoản chi phí hoặc khoản phí hợp lý khác phát sinh từ
việc nộp đơn khởi kiện hoặc phản đối. Để quyết định liệu phán quyết này
có được cho phép hay không, tòa trọng tài sẽ xem xét yêu cầu khởi kiện
hoặc phản đối này thiếu căn cứ hoặc hoàn toàn không có cơ sở, và sẽ cho
phép các bên tranh chấp có cơ hội hợp lý để trình bày ý kiến.
5. Trừ khi các bên tranh chấp có thỏa thuận khác, tòa trọng tài sẽ quyết
định địa điểm tiến hành trọng tài phù hợp với quy tắc trọng tài áp dụng,
với điều kiện là địa điểm nói trên sẽ trên lãnh thổ của một quốc gia là
thành viên của Công ước New York.
6. Khi tranh chấp đầu tư liên quan tới một biện pháp có thể là biện pháp
thuế, Quốc gia Thành viên tranh chấp và Quốc gia Thành viên không
tranh chấp, bao gồm đại diện của các cơ quan quản lý thuế, sẽ tổ chức
tham vấn để quyết định liệu biện pháp nói trên có phải biện pháp thuế hay
không.
7. Khi nhà đầu tư tranh chấp khởi kiện rằng Quốc gia Thành viên tranh
chấp đã vi phạm Điều 14 (Tịch biên và Bồi thường) thông qua việc ban
hành hoặc thực hiện một biện pháp thuế, Quốc gia Thành viên tranh chấp
và Quốc gia Thành viên không tranh chấp, theo yêu cầu của Quốc gia
Thành viên tranh chấp, sẽ tổ chức tham vấn để xem xét liệu biện pháp
thuế nói trên có tác dụng tương đương với việc tịch biên hoặc quốc hữu
hóa hay không.
8. Bất kỳ tòa trọng tài nào được thành lập trong phần này sẽ xem xét
nghiêm túc quyết định của hai Quốc gia Thành viên theo đoạn 6 và 7.
9. Nếu hai Quốc gia Thành viên không tổ chức được tham vấn theo đoạn
6 và 7, hoặc không đưa ra quyết định chung trong vòng 180 ngày kể từ
ngày nhận được yêu cầu tham vấn được nêu trong Điều 31 (Tham vấn),
nhà đầu tư tranh chấp sẽ không bị ngăn cản nộp đơn khởi kiện ra trọng tài
theo Mục này.

Điều 37
Nhập các vụ kiện

Khi có hai đơn khởi kiện trở lên được nộp riêng biệt cho trọng tài theo
Điều 32 (Khởi kiện bởi Nhà đầu tư của Quốc gia Thành viên) và các
khiếu kiện đó về vấn đề luật pháp hoặc tình tiết tương tự nhau phát sinh
trong các sự kiện hoặc tình huống giống nhau hoặc tương tự nhau, các
bên tranh chấp liên quan có thể thỏa thuận để nhập các vụ kiện này theo
cách thức mà các bên cho là phù hợp.

Điều 38
Báo cáo của Chuyên gia
Không ảnh hưởng tới việc bổ nhiệm các chuyên gia khác được ủy quyền
theo quy tắc trọng tài áp dụng, tòa trọng tài, theo yêu cầu của các bên
tranh chấp, có thể bổ nhiệm một hoặc nhiều chuyên gia để báo cáo bằng
văn bản về các vấn đề thực tế liên quan tới môi trường, sức khỏe công
cộng, an toàn hoặc các vấn đề khoa học khác được đưa ra bởi một bên
tranh chấp trong vụ kiện, theo điều khoản và điều kiện mà các bên tranh
chấp có thể chấp thuận.

Điều 39
Minh bạch hóa Thủ tục Trọng tài

1. Theo đoạn 2 và 3, Quốc gia Thành viên tranh chấp có thể công khai
mọi phán quyết và quyết định mà tòa trọng tài đưa ra.
2. Bất cứ bên tranh chấp nào định sử dụng thông tin được xác định là
thông tin bí mật trong các phiên xét xử sẽ thông báo cho tòa trọng tài.
Tòa trọng tài sẽ có những biện pháp tổ chức phù hợp để bảo để bảo vệ
thông tin đó không bị tiết lộ.
3. Bất cứ thông tin nào được xác định là thông tin bí mật được nộp cho
tòa trọng tài hoặc cho các bên tranh chấp được bảo vệ không bị tiết lộ.
4. Một bên tranh chấp có thể tiết lộ trực tiếp cho người có liên quan tới
thủ tục trọng tài thông tin bí mật đó khi xét thấy cần thiết để chuẩn bị cho
vụ kiện, nhưng sẽ yêu cầu các thông tin bí mật đó được bảo vệ.
5. Tòa trọng tài sẽ không yêu cầu một Quốc gia Thành viên cung cấp
hoặc cho phép tiếp cận thông tin mà việc tiết lộ đó sẽ cản trở việc thi
hành pháp luật hoặc trái với luật của Quốc gia Thành viên về bảo vệ bí
mật nội các, bí mật cá nhân hoặc vấn đề tài chính và tài khoản của khách
hàng cá nhân của các tổ chức tài chính, hoặc quốc gia đó cho là đi ngược
lại an ninh thiết yếu của mình.
6. Quốc gia Thành viên không tranh chấp sẽ có quyền, bằng chi phí của
mình, nhận từ Quốc gia Thành viên tranh chấp bản sao thông báo trọng
tài, không muộn hơn 30 ngày sau ngày tài liệu đó được gửi đến Quốc gia
Thành viên tranh chấp. Quốc gia Thành viên tranh chấp sẽ thông báo cho
tất cả các Quốc gia Thành viên khác về việc nhận được thông báo trọng
tài trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo đó.

Điều 40
Luật Áp dụng

1. Theo đoạn 2 và 3, khi có đơn khởi kiện được nộp theo điều 34 (Nộp
Đơn kiện), tòa trọng tài sẽ quyết định các vấn đề tranh chấp theo Hiệp
định này, bất kì thỏa thuận khác có thể áp dụng giữa các Quốc gia Thành
viên, và các quy tắc luật quốc tế áp dụng và bất kì luật nội địa liên quan
của Quốc gia Thành viên tranh chấp có thể áp dụng.
2. Tòa trọng tài, theo quyết định của mình hoặc theo yêu cầu của bên
tranh chấp, yêu cầu việc giải thích chung bất kỳ quy định nào của hiệp
định này liên quan tới vấn đề tranh chấp. Các nước thành viên sẽ gửi bất
kì quyết định chung về việc giải thích của họ tới tòa trọng tài trong vòng
60 ngày kể từ ngày gửi yêu cầu. Không ảnh hưởng tới đoạn 3, nếu các
nước thành viên không đưa ra được quyết định chung trong vòng 60
ngày, bất kỳ giải thích nào được gửi bởi một Quốc gia Thành viên sẽ
được gửi tới các bên tranh chấp và tòa trọng tài, tòa trọng tài sẽ quyết
định vấn đề theo nhận định của mình.
3. Quyết định chung của các Quốc gia Thành viên về việc giải thích một
quy định của Hiệp định này sẽ ràng buộc tòa trọng tài, và bất kỳ quyết
định hoặc phán quyết nào được ban hành bởi tòa trọng tài phải phù hợp
với quyết định chung đó.
Điều 41
Phán quyết

1. Các bên tranh chấp có thể thỏa thuận một giải pháp cho tranh chấp tại
bất cứ thời điểm nào trước khi tòa trọng tài ban hành phán quyết cuối
cùng.
2. Khi tòa trọng tài đưa ra phán quyết cuối chống một trong hai bên tranh
chấp, tòa trọng tài có thể đưa ra phán quyết riêng rẽ hoặc kết hợp, chỉ:
(a) bồi thường thiệt hại về tiền và bất kì lãi suất nếu có; và
(b) tịch thu tài sản, trong trường hợp này phán quyết sẽ nêu rõ rằng Quốc
gia Thành viên tranh chấp có thể trả bồi thường thiệt hại bằng tiền và bất
kì lãi suất nếu có thay thế tịch thu tài sản.
3. Tòa trọng tài cũng có thể đưa ra phán quyết về chi phí và phí luật sư
theo hiệp định này và theo quy tắc trọng tài có thể áp dụng.
4. Tòa trọng tài không được đưa ra phán quyết về bồi thường thiệt hại
mang tính trừng phạt.
5. Phán quyết của tòa trọng tài sẽ không có giá trị ràng buộc ngoại trừ
giữa các bên tranh chấp và đối với một tranh chấp cụ thể.
6. Theo đoạn 7 và theo thủ tục xem xét lại áp dụng đối với một phán
quyết tạm thời, bên tranh chấp phải tuân thủ phán quyết không chậm
trễ.15
15 Các bên công nhận rằng có thể có các thủ tục tư pháp và hành chính
trong nước cần được xem xét trước khi phán quyết được tuân thủ.

7. Bên tranh chấp có thể không yêu cầu thi hành phán quyết cuối cùng
cho đến khi:
(a) trong trường hợp phán quyết cuối cùng theo Công ước ICSID:
(i) hết thời hạn 120 ngày kể từ ngày ra phán quyết và không bên tranh
chấp nào yêu cầu xem xét lại hoặc hủy bỏ phán quyết này; hoặc
(ii) thủ tục xem xét lại hoặc hủy bỏ đã được hoàn thành;
(b) trong trường hợp phán quyết cuối cùng theo Quy tắc Phụ trợ của
ICSID, Quy tắc Trọng tài UNCITRAL, hoặc theo các quy tắc khác được
lựa chọn theo Điều 33(1)(e):
(i) hết thời hạn 90 ngày kể từ ngày ra phán quyết và không bên tranh chấp
nào bắt đầu thủ tục xem xét lại, đình chỉ hoặc hủy bỏ phán quyết này;
hoặc
(ii) một tòa án đã từ chối hoặc chấp nhận đơn yêu cầu xem xét lại, đình
chỉ hoặc hủy bỏ phán quyết và không có kháng cáo.
8. Đơn kiện được nộp ra trọng tài theo Mục này sẽ được cho là phát sinh
từ mối quan hệ hoặc giao dịch thương mại đối với mục đích của Điều 1
Công ước New York.
9. Các nước thành viên sẽ tổ chức thực thi phán quyết trong lãnh thổ của
mình

MỤC C

Điều 42
Cơ chế Tổ chức

1. Hội đồng AIA, được AEM thành lập theo Hiệp định AIA, sẽ có trách
nhiệm thực hiện Hiệp định này.
2. Ủy ban điều phối ASEAN về đầu tư (“CCI”) được thành lập bởi Hội
đồng AIA, bao gồm các quan chức cấp cao chịu trách nhiệm về đầu tư và
các quan chức cấp cao khác từ các cơ quan chính phủ liên quan, sẽ hỗ trợ
hội đồng AIA trong việc thực hiện chức năng của mình. CCI sẽ báo cáo
lên Hội đồng AIA thông qua Hội nghị Quan chức Cấp cao (“SEOM”).
Ban thư ký ASEAN sẽ là thư ký cho hội đồng AIA và CCI.
3. Chức năng của Hội đồng AIA sẽ là
(a) đưa ra hướng dẫn chính sách về vấn đề đầu tư toàn cầu và khu vực,
liên quan tới xúc tiến đầu tư, thuận lợi hóa đầu tư, bảo hộ đầu tư, và tự do
hóa đầu tư;
(b) giám sát, điều phối và xem xét việc thi hành hiệp định này;
(c) cập nhật cho AEM về việc thi hành và thực hiện Hiệp định này;
(d) xem xét và đưa khuyến cáo lên AEM bất kì sửa đổi nào tới Hiệp định
này;
(e) hỗ trợ việc tránh khỏi tranh chấp và giải quyết tranh chấp phát sinh từ
Hiệp định này;
(f) giám sát và điều phối công việc của CCI;
(g) ban hành bất kì quyết định nào cần thiết; và
(h) thực hiện các chức năng khác khi AEM có thể chấp thuận.

Điều 43
Tham vấn giữa các Quốc gia Thành viên

Các Quốc gia Thành viên đồng ý tiến hành tham vấn với nhau theo yêu
cầu của bất kì Quốc gia Thành viên nào về các vấn đề liên quan tới khoản
đầu tư được bảo hộ bởi Hiệp định này, hoặc các vấn đề khác ảnh hưởng
đến việc thi hành Hiệp định này.

Điều 44
Mối quan hệ với các Hiệp định Khác

Không có quy định nào trong Hiệp định này sẽ làm mất đi các quyền và
nghĩa vụ đang tồn tại của một Quốc gia Thành viên trong các hiệp định
quốc tế khác mà quốc gia đó là một bên ký kết.

Điều 45
Phụ chương, Phụ lục và các Văn kiện Tương lai

Hiệp định này bao gồm các Phụ chương, Phụ lục và các nội dung trong
đó, sẽ tạo thành một phần không thể tách rời của Hiệp định này, và tất cả
các văn kiện pháp lý trong tương lai được chấp thuận theo Hiệp định này.

Điều 46
Sửa đổi

Các quy định của Hiệp định này có thể được sửa đổi thông qua việc sửa
đổi được sự đồng ý bởi các Quốc gia Thành viên bằng văn bản.

Điều 47
Các Thỏa thuận chuyển tiếp liên quan tới ASEAN IGA và Hiệp định AIA

1. Khi hiệp định này có hiệu lực, ASEAN IGA và hiệp định AIA sẽ bị
hủy bỏ.
2. Bất kể Hiệp định AIA bị hủy bỏ, Danh mục Loại trừ Tạm thời và Danh
mục Nhạy cảm của Hiệp định AIA sẽ áp dụng cho các quy định về tự do
hóa của ACIA, có sửa đổi phù hợp (mutatis mutandis), cho đến khi Danh
mục Ngoại lệ của ACIA có hiệu lực.
3. Đối với các khoản đầu tư thuộc phạm vi của Hiệp định này cũng như
ASEAN IGA, hoặc thuộc phạm vi của Hiệp định này và hiệp định AIA,
nhà đầu tư có các khoản đầu tư đó có thể lựa chọn áp dụng toàn bộ quy
định của Hiệp định này hoặc ASEAN IGA hoặc Hiệp định AIA, tuy
nhiên trong trường hợp này có thể là, trong thời gian 03 năm sau khi hủy
bỏ ASEAN IGA và Hiệp định AIA.

Điều 48
Hiệu lực

1. Hiệp định này có hiệu lực sau khi tất cả các Quốc gia Thành viên đã
thông báo, hoặc nếu cần thiết, nộp lưu chiểu văn bản phê chuẩn tới Tổng
Thư ký ASEAN; việc thông báo hay nộp lưu chiểu nói trên được thực
hiện không được chậm hơn 180 ngày sau ngày ký Hiệp định này.
2. Tổng thư ký ASEAN sẽ nhanh chóng thông báo tới các Quốc gia
Thành viên về việc thông báo hoặc nộp lưu chiểu được nêu trong đoạn 1.

Điều 49
Lưu ký

Hiệp định này sẽ được Tổng Thư ký ASEAN lưu giữ, và sẽ nhanh chóng
cung cấp một bản sao Hiệp định đã được chứng nhận cho mỗi Quốc gia
Thành viên.
ĐỂ LÀM BẰNG CHỨNG, những người ký tên dưới đây được ủy quyền
hợp pháp bởi Chính phủ nước mình, đã ký Hiệp định Đầu tư Toàn diện
ASEAN.

LÀM TẠI Cha-am, Thái Lan ngày 26 tháng 02 năm 2009 thành một bản
duy nhất bằng tiếng Anh.

Thay mặt Chính phủ Bru-nây Đa-ru-xa-lam:

LIM JOCK SENG


Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại thứ hai

Thay mặt Chính phủ Vương quốc Campuchia:

CHAM PRASIDH
Bộ trưởng Cấp cao, Bộ trưởng Thương mại

Thay mặt Chính phủ Cộng hòa In-đô-nê-xi-a:

MARI ELKA PANGESTU


Bộ trưởng Thương mại

Thay mặt Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào:

NAM VIYAKETH
Bộ trưởng Công thương

Thay mặt Chính phủ Ma-lai- xi-a:

TAN SRI MUHYIDDIN YASSIN


Bộ trưởng Thương mại Quốc tế và Công nghiệp

Thay mặt Chính phủ Liên hiệp Mi-an-ma:

U SOE THA
Bộ trưởng Kế hoạch Quốc gia và Phát triển Kinh tế

Thay mặt Chính phủ Cộng hòa Phi-lip-pin:

PETER B. FAVILA
Bộ trưởng Công thương

Thay mặt Chính phủ Cộng hòa Singapo:

LIM HNG KIANG


Bộ trưởng Công thương

Thay mặt Chính phủ Vương quốc Thái Lan:


PORNTIVA NAKASAI
Bộ trưởng Thương mại

Thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam:

VU HUY HOANG
Bộ trưởng Công Thương

Phụ lục 1
Chấp thuận bằng Văn bản

Khi pháp luật trong nước, quy định và chính sách quốc gia yêu cầu việc
chấp thuận bằng văn bản đối với các khoản đầu tư được bảo hộ, các Quốc
gia Thành viên đó sẽ:
(a) thông báo cho tất cả các Quốc gia Thành viên khác thông qua Ban thư
ký ASEAN chi tiết liên hệ của cơ quan có thẩm quyền của mình chịu
trách nhiệm ban hành chấp thuận bằng văn bản đó;
(b) trong trường hợp đơn xin chưa đầy đủ, việc phát hiện và thông báo
cho bên nộp đơn bằng văn bản trong vòng 1 tháng kể từ ngày nhận được
đơn đó về tất cả các thông tin bổ sung được yêu cầu;
(c) thông báo cho bên nộp đơn bằng văn bản rằng các khoản đầu tư đó đã
được chấp thuận hoặc từ chối trong vòng 04 tháng kể từ ngày cơ quan có
thẩm quyền nhận được đơn xin hợp lệ; và
(d) trong trường hợp đơn xin bị từ chối, phải thông báo cho bên nộp đơn
bằng văn bản lý do từ chối. Bên nộp đơn sẽ có cơ hội nộp đơn mới, theo
lựa chọn của mình.
Phụ lục 2
Tịch biên và bồi thường

1. Một hành động hoặc một loạt các hành động liên quan của một Quốc
gia Thành viên không thể tạo thành tịch biên trừ khi các hành động đó
xâm phạm quyền tài sản hữu hình hoặc vô hình hoặc lợi ích tài sản phát
sinh từ khoản đầu tư được bảo hộ.
2. Điều 14(1) đề cập hai trường hợp:
(a) trường hợp thứ nhất khi một khoản đầu tư bị quốc hữu hóa hoặc bị
tịch biên trực tiếp thông qua việc chuyển quyền sở hữu chính thức hoặc
chiếm hữu toàn bộ; và
(b) trường hợp thứ hai khi một hành động hoặc một loạt hành động liên
quan của một Quốc gia Thành viên có hệ quả tương đương với tịch biên
trực tiếp mà không chuyển quyển sở hữu chính thức hoặc chiếm hữu toàn
bộ.
3. Để xem xét liệu một hành động hoặc một loạt hành động của một Quốc
gia Thành viên, trong một tình huống thực tế cụ thể có tạo thành tịch biên
được nêu trong đoạn 2(b) hay không, yêu cầu cần phải được thẩm tra
riêng biệt, dựa trên thực tế, cùng các yếu tố sau:
(a) tác động kinh tế của hành động của chính phủ đó; mặc dù thực tế rằng
hành động hoặc một loạt hành động của Quốc gia Thành viên đã tác động
bất lợi tới giá trị kinh tế của một khoản đầu tư, không chứng minh rằng
tịch biên đã xảy ra;
(b) liệu hành động đó của chính phủ có vi phạm các cam kết bằng văn
bản có giá trị ràng buộc trước đó của chính phủ đó với nhà đầu tư, dù
thông qua hợp đồng, giấy phép hay các văn bản pháp luật khác; và
(c) đặc điểm của hành động đó, bao gồm mục tiêu và liệu hành động đó
có đi ngược lại với mục đích công cộng được nêu trong điều 14(1).
4. Các biện pháp không phân biệt đối xử của một nước thành viên được
thiết lập và áp dụng để bảo vệ mục tiêu phúc lợi công cộng hợp pháp như
sức khỏe công cộng, an toàn và môi trường không tạo nên hành động tịch
biên được nêu trong tiểu đoạn 2(b).

You might also like