You are on page 1of 18

LỜI NÓI ĐẦU

Đồ án môn học là đồ án với nội dung nằm trong phạm vi các môn học cơ sở
(Đồ án QTTB), chuyên ngành. Làm đồ án môn học sinh viên ban đầu tập làm quen với
nhiệm vụ cụ thể giải quyết một vấn đề đặt ra khi thiết kế, tính toán một máy, một thiết
bị được giao thuộc ngành quá trình và thiết bị CNSH-CNTP
Đồ án tốt nghiệp là bài kiểm tra cuối cùng cho sinh viên khi ra trường. Đồ án
tốt nghiệp là sự tổng kết toàn bộ kiến thức

1
CHƯƠNG 1: KHỐI LƯỢNG CHO MỘT ĐỒ ÁN

Hệ đào tạo Loại đồ án Bản thuyết Bản vẽ


minh

≥ 1 bản vẽ A1
ĐA 1 ≥ 30 trang A4
(bản vẽ lắp)
Cử nhân ≥ 3 bản vẽ A0
công nghệ
(Dây chuyền thiết bị; Bản vẽ
Tốt nghiệp ≥ 50 trang A4
lắp; Bản vẽ mặt bằng nhà máy
hoặc phân xưởng)

≥ 1 bản vẽ A1
ĐA 1 ≥ 35 trang A4
(Bản vẽ lắp)

≥ 2 bản vẽ A1
ĐACN 1 ≥ 40 trang A4 (Bản vẽ lắp, Bản vẽ sơ đồ
chức năng)
Cử ≥ 3 bản vẽ A1
nhân kỹ thuật
ĐACN 2 ≥ 45 trang A4 (Bản vẽ lắp, Bản vẽ sơ đồ
chức năng, Bản vẽ chi tiết*)

≥ 5 bản vẽ A0
(Dây chuyển hệ thống thiết bị;
Tốt nghiệp ≥ 60 trang A4
Bản vẽ lắp; Bản vẽ chi tiết*;
Sơ đồ điều khiển chức năng)

Chú ý:
- *: gồm 8 bản vẽ chi tiết thiết bị

2
- Nếu 2 sinh viên làm chung một đề tài thiết kế thì thuyết minh phải ≥ 85 trang
A4 và số bản vẽ ≥ 5 bản vẽ A0 đối với khối Cử nhân Công nghệ và ≥ 7 bản vẽ A0 đối
với khối Cử nhân kỹ thuật.
- Đối với để tài nghiên cứu và đề tài thực tế bộ môn và bản thân giáo viên
hướng dẫn sẽ có hướng dẫn cụ thể riêng. Có thể khối lượng ít hơn chút ít song nội
dung phải đảm bảo đầy đủ và phải tương đương khối lượng các đồ án tốt nghiệp của
các sinh viên khác. Các bản vẽ A 0 trong trường hợp này được thay bằng các bảng số
liệu, đồ thị.

3
CHƯƠNG 2: BẢN THUYẾT MINH

1.1. Quy cách, quy định trình bày bản thuyết minh
1.1.1. Các quy định về chiều dài, font và khổ giấy
- Đồ án phải được in 2 mặt trên giấy A4
- Đồ án được trình bày bằng font chữ 13, Times New Roman (Unicode);
- Căn lề: trên: 2 cm; dưới: 2 cm; trái: 3.5 cm; phải: 2.5 cm, giãn dòng 1.3, Before
6pt, after 6pt.
1.1.2. Đánh số chương mục
Các chương được đánh số theo thứ tự 1, 2, 3 .v.v. Các mục nhỏ trong một
chương được đánh số theo chương và các mức trên nó. Cụ thể như sau:

Tiêu đề lớn (tiêu đề cấp 1): tên


Cỡ chữ 16, đậm, thẳng, giãn dòng 1.0, viết
chương, tên mục lục, lời mở đầu, kết
IN, tiêu đề lớn cách nội dung 1 dòng trắng.
luận, phụ lục, cam đoan…

Cỡ chữ 14, đậm, thẳng, giãn dòng 1.3,


Tiêu đề cấp 2 (vd: 1.1)
không gạch chân.

Tiêu đề cấp 3 (vd: 1.2.1) Cỡ chữ 13, đậm, thẳng, giãn dòng 1.3,
không gạch chân.

Cỡ chữ 13, đậm, nghiêng, giãn dòng 1.3,


Tiêu đề cấp 4 (vd: 1.1.1.2)
không gạch chân.

Chú ý: sau tất cả các tên tiêu đề (tiêu đề lớn, các tiêu đề cấp 1 đến 4) đều
không có dấu (chấm, hai chấm, chấm phẩy). Khoảng cách trước và sau giữa các đoạn
(Before và After) chọn 6 pt.
1.1.3. Đánh số hình vẽ, bảng biểu
Hình vẽ và bảng biểu phải được đánh thứ tự theo chương. Ví dụ, hình 1 của
chương 2 sẽ được đánh thứ tự là Hình 2.1. Ghi chú của hình vẽ được đặt ngay dưới
hình, căn lề giữa còn ghi chú của bảng biểu thì được đặt ở trên bảng biểu, căn lề giữa,

4
các chữ trong bảng căn lề trái. Ghi chú của hình vẽ, bảng biểu được viết bằng cỡ chữ
13, đậm, nghiêng, giãn dòng 1.3, không gạch chân. Ví dụ:

Khối 1 Khối 2 Khối 3

Hình 2.1. Sơ đồ khối của hệ thống

Bảng 4.5. Kết quả

Lần 1

Lần 2

Lần 3

1.1.4. Đánh số phương trình


Phương trình được đánh số theo số của chương như hình vẽ và bảng biểu,
phương trình căn giữa, số thứ tự phương trình để cuối dòng.
1.2. Cấu trúc của đồ án (xem chi tiết trong file hướng dẫn của Viện)
Đồ án/khóa luận tốt nghiệp (sau đây gọi tắt là ĐATN) được qui định về qui
cách trình bày, sinh viên cần đảm bảo đúng qui cách này trước khi in và nộp quyển.
Cấu trúc chung của đồ án tốt nghiệp khi đóng quyển gồm các phần thứ tự như sau:
1. Bìa trước của ĐATN: mục chuyên ngành có thể ghi hoặc không ghi; với
khóa luận tốt nghiệp sẽ thay chữ "Đồ án tốt nghiệp" thành "Khóa luận tốt
nghiệp"
2. Đề tài tốt nghiệp (phải có chữ ký của giáo viên hướng dẫn)
3. Phần “Lời cảm ơn” và “Tóm tắt đồ án” (trình bày trong 1 trang và sinh viên
cần ký tên, ghi rõ họ tên tại trang này)
4. Mục lục
5. Danh mục hình vẽ
6. Danh mục bảng biểu
7. Các chương thuộc nội dung đồ án
5
8. Phụ lục (nếu có)
9. Tài liệu tham khảo
10. Bìa cuối đồ án.
Đây là bản hướng dẫn đồng thời cũng là mẫu sử dụng khi viết đồ án. Người
dùng có thể copy và dán nội dung cần thiết vào các mục trong mẫu này để giữ được
định dạng (format) của văn bản.
1.2.1. Bìa cứng
Bìa bao gồm các thông tin sau.
- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (kèm theo biểu tượng của trường)
- Tên đồ án
- Tên tác giả, email
- Ngành, chuyên ngành đào tạo
- Giảng viên hướng dẫn (kèm chữ ký của giảng viên)
- Bộ môn Quá trình - Thiết bị CNSH - CNTP
- Viện CN Sinh học - CN Thực phẩm.
- Tháng và năm viết đồ án
1.2.2. Bìa lót
Giống hệt như bìa cứng.
1.2.3. Nhiệm vụ
Tờ nhiệm vụ chỉ rõ các nhiệm vụ của đề tài mà sinh viên phải hoàn thành trong
đồ án. (phụ lục 2)
1.2.4. Lời cảm ơn
Đây là mục tùy chọn, nên viết phần cảm ơn ngắn gọn, tránh dùng các từ sáo rỗng,
giới hạn trong khoảng 100-150 từ. Trình bày trong 1 trang.
1.2.5. Tóm tắt nội dung đồ án
Tóm tắt nội dung của đồ án tốt nghiệp trong khoảng tối đa 300 chữ. Phần tóm
tắt cần nêu được các ý: vấn đề cần thực hiện; phương pháp thực hiện; công cụ sử dụng

6
(phần mềm, phần cứng…); kết quả của đồ án có phù hợp với các vấn đề đã đặt ra hay
không; tính thực tế của đồ án, định hướng phát triển mở rộng của đồ án (nếu có); các
kiến thức và kỹ năng mà sinh viên đã đạt được.
1.2.6. Mục lục
Phần mục lục liệt kê tên và đánh số trang các chương, các mục lớn trong
chương và các mục nhỏ trong các mục lớn. Nếu soạn thảo bằng Microsoft Word, có
thể sử dụng chức năng tự động tạo mục lục (Insert -> Reference -> Index and Table).
Chú ý để có thể sử dụng chức năng này, tiêu đề của chương và của các mục trong
chương phải được định dạng kiểu Heading 1, 2, 3 ...
Chú ý: Xem cách tạo MỤC LỤC chi tiết trong file hướng dẫn trình bày ĐATN
của Viện
1.2.7. Danh sách hình vẽ
Danh sách hình vẽ liệt kê tên và đánh số trang của các hình vẽ trong đồ án. Nếu
soạn thảo bằng Microsoft Word, có thể sử dụng chức năng tự động tạo danh sách hình
vẽ (Insert -> Reference -> Index and Table). Chú ý để có thể sử dụng chức năng này,
phải sử dụng chức năng insert -> Reference -> caption mỗi khi thêm chú thích của
hình vẽ.
Chú ý: Xem cách tạo danh mục hình vẽ chi tiết trong file hướng dẫn trình bày
ĐATN của Viện
1.2.8. Danh sách các bảng biểu
Danh sách các bảng biểu liệt kê tên và đánh số trang của các bảng biểu trong đồ
án. Nếu soạn thảo bằng Microsoft Word, có thể sử dụng chức năng tự động tạo danh
sách các bảng biểu (Insert -> Reference -> Index and Table). Chú ý để có thể sử dụng
chức năng này, phải sử dụng chức năng insert-> Reference -> caption mỗi khi thêm
chú thích của bảng biểu.
Chú ý: Xem cách tạo danh mục bảng biểu chi tiết trong file hướng dẫn trình
bày ĐATN của Viện
1.2.9. Danh sách các từ viết tắt (nếu cần)
Danh sách các từ viết tắt liệt kê và giải thích nghĩa của các từ viết tắt dùng
trong đồ án.

7
1.2.10. Các chương tiếp theo
1.2.10.1. Đồ án thiết kế khối Cử nhân công nghệ
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Tính toán cân bằng vật chất, lựa chọn thiết bị cho cả dây chuyền
công nghệ
Chương 3: (Đi sâu vào một quá trình trong quy trình công nghệ) hoặc Bố trí
mặt bằng và tính kinh tế kĩ thuật
1.2.10.2. Đồ án thiết kế khối kĩ sư
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Lựa chọn công nghệ, thiết bị
Chương 3: Tính toán, thiết kế hệ thống thiết bị, dây chuyền
1.2.10.3. Đồ án nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả và thảo luận
1.2.11. Kết luận
Kết luận chung cho các chương trong đồ án. Nhấn mạnh những vấn đề đã giải
quyết đồng thời trình bày các vấn đề vẫn chưa được giải quyết và đưa ra kiến nghị, đề
xuất.
Chú ý không viết những câu sáo rỗng “vì thời gian có hạn…”, “vì trình độ có
hạn…” “vì …), hay nhũng câu đại loại “em (tôi) xin cảm ơn …”, “em (tôi) xin lỗi đã
…”, v.v… và v.v…
1.2.12. Phụ lục
Phần này bao gồm các thông tin quan trọng có liên quan đến đồ án nhưng nếu
để trong phần chính sẽ gây rườm rà. Thông thường các chi tiết sau thường được để
trong phần phụ lục: mã chương trình, các thông số kỹ thuật chi tiết của các linh kiện
điện tử được sử dụng trong phần thiết kế, các kết quả chưa qua xử lý …

8
1.2.13. Tài liệu tham khảo (xem file hướng dẫn của Viện)
Phần này liệt kê danh sách các tài liệu đã được dung để tham khảo trong quá
trình làm đồ án. Chi tiết về cách liệt kê tài liệu tham khảo và cách trích dẫn tài liệu
tham khảo sẽ được trình bày ở dưới đây.
1.2.13.1. Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả luận án theo
thông lệ của từng nước:
- Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ.
- Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ
nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên
trước họ.
- Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ
quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục Thống kê xếp vào
vần T, Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp vào vần B, v.v….
1.2.13.2. Tài liệu tham khảo là sách, luận án, báo cáo phải ghi đầy đủ các
thông tin sau:
- Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách)
- (năm xuất bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
- tên sách, luận án hoặc báo cáo, (in nghiên, dấu phẩy cuối tên)
- nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản)
- nơi xuất bản, (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo).
1.2.13.3. Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn
sách… ghi đầy đủ các thông tin sau:
- tên các tác giả (không có dấu ngăn cách)
- (năm công bố), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
- “tên bài báo”, (đặt trong ngoặc kép, không in nghiên, dấu phẩy cuối tên)
- tên tạp chí hoặc tên sách, (in nghiên, dấu phẩy cuối tên)
- tập (không có dấu ngăn cách)
- (sổ), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)

9
- các số trang, (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc)
Cần chú ý những chi tiết về trình bày nêu trên. Nếu tài liệu dài hơn một dòng thì
nên trình bày sau cho từ dòng thứ hai lùi vào so với dòng thứ nhất 1 cm để phần tài
liệu tham khảo được rõ ràng và dễ theo dõi.
Dưới đây là ví dụ về cách trình bày trang tài liệu tham khảo:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anderson, J.E. (1985), The Relative Inefficiency of Quota, The Cheese Case,
American Economic Review, 75(1), pp. 178-90.
2. Borkakati R.P., Virmani S.S. (1997), Genetics of thermosensitive genic male
sterility in Rice, Euphytica 88, pp. 1-7.
3. Boulding, K.E. (1955), Economics Analysis, Hamish Hamilton, London.
1.2.14. Toàn bộ bản vẽ thiết kế
Toàn bộ các bản vẽ thiết kế được thu nhỏ thành A3 đóng trong quyển thuyết
minh ở sau cùng
1.3. Qui cách đóng quyển
Phần bìa trước chế bản theo qui định; bìa trước và bìa sau là giấy liền khổ. Sử
dụng keo nhiệt để dán gáy khi đóng quyển thay vì sử dụng băng dính và dập ghim.

10
Phần gáy ĐATN cần ghi các thông tin tóm tắt sau:
Kỳ làm ĐATN - Ngành đào tạo - Họ và tên sinh viên - Mã số sinh viên
Ví dụ:
2019.1 – CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM - NGUYỄN VĂN A – 2015xxxx
Qui cách ghi chữ phần gáy như hình sau:

11
CHƯƠNG 3: BẢN VẼ THIẾT KẾ
3.1. Quy ước các loại bản vẽ
3.1.1. Bản vẽ lắp
Bản vẽ lắp là bản vẽ của 1 hệ thống thiết bị hoàn chỉnh, một thiết bị riêng lẻ
hoặc bản vẽ của 1 cụm chi tiết được tách ra từ một thiết bị phức tạp.
Trên bản vẽ lắp ta có thể thấy được sự liên hệ của các máy và thiết bị với nhau
hoặc nguyên lý làm việc của từng máy và thiết bị riêng biệt để thực hiện một công việc
nào đó. Đồng thời ta cũng thấy được cấu tạo cụ thể của các máy và thiết bị trên cũng
như các kích thước cơ bản của nó như kích thước lắp ráp quan trọng, kích thước lắp
đặt (dài x rộng x cao)…
Bản vẽ lắp thường được vẽ trên bản vẽ A 0 (1188 x 840) hoặc A1 (840 x 594) vì
các kết cấu của máy và thiết bị cần thể hiện to và rõ để thuận tiện trong quá trình chấm
đồ án.
Bản vẽ lắp có thể vẽ hai hoặc 3 hình chiếu: đứng, cạnh, bằng, ngoài ra có thể vẽ
thêm các hình chiếu phụ, mục đích để người đọc có thể hiểu được toàn bộ kết cấu của
máy và thiết bị.
Trong bản vẽ lắp các hình chiếu được bố trị ở các vị trí chính trên bản vẽ và to
nhất. Còn các hình chiếu phụ, hình cắt, mặt cắt để làm rõ thêm các kết cấu mà các hình
chiếu chính chưa thể hiện rõ thì bố trí ở các diện tích thừa xung quanh. Làm sau các
hình vẽ chính, phụ trong bản vẽ phải cân xứng và chiếm khoảng ≥ 70% diện tích bản
vẽ. Chú ý là tuyệt đối không được tách riêng bất kỹ một chi tiết nào trên thiết bị trên
bản vẽ lắp.
Khung tên của bản vẽ lắp có kích thước là 180 x 60mm.
3.1.2. Bản vẽ chi tiết
Bản vẽ chi tiết hay còn gọi là bản vẽ chế tạo là bản vẽ của chi tiết đơn giản nhất
cấu tạo nên máy hoặc thiết bị như các bản vẽ: trục, bánh răng, bánh đai, đoạn ống,
bích, chân thiết bị, đáy thùng, thân thùng, giá đỡ,… và cũng có thể có chi tiết khá phức
tạp như giá máy, khung đỡ mà trong đó có nhiều chi tiết riêng lẻ hàn cứng hoặc đúc
liền với nhau tạo thành một khối vững chắc.

12
Vì là bản vẽ chế tạo nên phải ghi đầy đủ các kích thước, dung sai, các hướng
dẫn cụ thể, vật liệu loại gì cũng như ghi 1 số thông số cơ bản của chi tiết trên bản vẽ
(như modun số răng, góc ăn khớp,…)
Bản vẽ chi tiết thường vẽ trên khổ A4 hoặc A3, A2 hoặc A1 nếu chi tiết là phức
tạp. Và hình chiếu có thể là 1, 2 hoặc 3 sao cho mô tả đầy đủ chi tiết cần thể hiện.
Khung tên bản vẽ chi tiết là 140 x 32mm.
3.2. Quy cách và yêu cầu của bản vẽ thiết kế
3.2.1. Quy cách của bản vẽ
1. Khung tên phải bố trí ở góc bên phải phía dưới. Đường viền của bản vẽ cách
mép trên 5mm, mép dưới 5 mm, mép phải 5mm và mép trái 25 mm.

 Khung tên của bản vẽ lắp có kích thước là 180 x 60mm.

 Khung tên bản vẽ chi tiết là 140 x 32mm.


2. Số ghi kích thước theo chiều thẳng đứng ghi sao cho khi quay bản vẽ 90 o theo
chiều kim đồng hồ thì người xem có thể đọc được.
3. Các đường nét trên bản vẽ phải rõ ràng và dễ phân biệt (nét đậm, nét mảnh)

Loại đường ĐATN ĐAMH, ĐACN

Nét đậm: Đường bao 0,5 mm 0,35mm

Nét mảnh: 0,09 – 0,13 mm 0,09 – 0,13 mm

 Đường tâm

 Nét đứt

 Đường kích thước

 Đường chú thích

 Mặt cắt

4. Cỡ chữ (Chiều cao chữ in hoa) trong bản vẽ phải rõ ràng để người xem dễ dàng
đọc được. Đối với ĐATN chiều cao cỡ chữ là 7mm, ĐAMH và ĐACN là 3,5
mm

13
5. Chú thích các chi tiết được đánh số theo chiều kim đồng hồ
6. Khung tên của bản vẽ phải đúng kích thước theo quy định:
a) Khung tên bản vẽ lắp

Cụ thể:
Cột 1: Ghi chức danh của những người có liên quan đến bản vẽ thiết kế như sinh viên
thiết kế, Giáo viên hướng dẫn, giáo viên kiểm tra
Cột 2: Ghi họ và tên của những người tham gia theo cột 1;
Cột 3: Chữ ký của những người ghi ở cột 1;
Cột 4: Tên của bản vẽ;
Cột 5: Ghi ngày bảo vệ;
Cột 6: Ghi ngày hoàn thành bản vẽ
Cột 7: Ghi tỷ lệ bản vẽ
Cột 8: Ghi số thứ tự bản vẽ trong đồ án
Cột 9: Số hiệu của bản vẽ (đánh theo phương pháp hình cây);

14
Đánh số bản vẽ thiết kế theo sơ đồ 4 số

15
Đánh số bản vẽ thiết kế theo sơ đồ 6 số

16
Cột 10: Tên đề tài đồ án;
Cột 11: Tên của đồ án (Đồ án môn học, đồ án chuyên ngành, đồ án tốt nghiệp)
Cột 12: Tên đơn vị;
Ví dụ khung tên của bản vẽ hệ thống sấy tháp như ở dưới

b) Bản vẽ chi tiết

Ô số 1: Tên Viện, Bộ môn Tên gọi của chi tiết


Ô số 2: Tên gọi của chi tiết
Ô số 3: Số hiệu bản vẽ Vật liệu của chi tiết
17
Ô số 4: Họ và tên người vẽ
Ô số 5: Chữ ký của người vẽ
Ô số 6: Họ và tên Giáo viên kiểm tra
Ô số 7: Chữ ký của Giáo viên kiểm tra
Ô số 8: Vật liệu chế tạo
Ô số 9: Tỷ lệ
Ô số 10: Số lượng
Ô số 11: Khối lượng

3.2.2. Yêu cầu của bản vẽ thiết kế


1. Bản vẽ của 1 hệ thống điều khiển chức năng hoặc máy mọc, thiết bị trước
hết phải đúng nguyên lý, nguyên lý phải phù hợp với quá trình điều khiển
hoặc phải thực hiện được quá trình chế biến, vận hành hay thực hiện hoàn
chỉnh quá trình công nghệ cụ thể cho một đối tượng cụ thể mà đồ án đặt ra.
2. Bản vẽ phải đúng kích thước như được tính toán trong phần thuyết minh
3. Bản vẽ phải đúng vẽ đúng kỹ thuật về đường nét (độ đậm, mảnh) của các
hình vẽ được thể hiện, kích thước, các thông số yêu cầu, các số thứ tự chi
tiết, ký hiệu bản vẽ cũng như các loại khung tên tương ứng.

18

You might also like