You are on page 1of 6

IV. Thực trạng vận dụng lý luận sản xuất hàng hóa của C.

Mác trong nền sản xuất


aaahàng hóa ở Việt Nam hiện nay.
1. Tổng quan nền sản xuất hàng hóa của Việt Nam.
Khi đất nước ta ngày càng phát triển, từ đó mọi thứ cũng sẽ phát triển mạnh mẽ theo. Thế
nhưng hiện nay, điều kiện chung của nền sản xuất hàng hóa vẫn chưa phát triển và còn suy
giảm. Trong đó, sự phân công lao động xã hội với cơ sở là trao đổi đã tồn tại và vô cùng
phát triển theo nhiều chiều hướng khác nhau. Chính vì điều trên mà xã hội đã bị phá vỡ
những mối quan hệ của nền kinh tế tự nhiên và khép kín từ đó thiết lập nền tảng thống nhất
và phụ thuộc lẫn nhau giữa người sản xuất. Với một loạt thị trường đã hình thành bởi sự
phân công lao động trên đã giúp cho nền kinh tế hang hóa của nước ta nhanh chóng phát
triển và bắt kịp với nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Theo ngân hàng Thế giới, Việt
Nam là một trong những quốc gia năng động nhất Đông Á Thái Bình Dương, với tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao và mức giảm nghèo ấn tượng (1) .
Nền kinh tế có sự tồn tại của nhiều loại hình sở hữu về nguồn lực sản xuất và kết quả lao
động. Có sở hữu của toàn dân, sở hữu của nhóm người sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ, sở
hữu của cá nhân tư bản chủ nghĩa, sở hữu kết hợp, sở hữu chung … Sự phân bố sản xuất giữa
các ngành, các doanh nghiệp cùng loại hình sở hữu chưa công bằng. Điều này là do cấu trúc
kinh tế nước ta hiện nay là cấu trúc kinh tế đa thành phần, việc có mặt của các thành phần
kinh tế là một điều kiện khách quan là bắt buộc.
Hàng hóa được sản xuất ra để trao đổi đáp ứng nhu cầu của xã hội nên người sản xuất ngày
càng sáng tạo và có chuyên môn cao. Để hàng hóa càng ngày càng chất lượng hơn khi đến
tay của người tiêu dùng thì người sản xuất phải nâng cao tay nghề, áp dụng công nghệ để tạo
ra sản lượng tốt và có chất lượng mỗi sản phẩm là như nhau. Khi sản xuất với số lượng lớn sẽ
đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và đồng thời tối ưu được chi phí sản xuất, tăng lợi
nhuận lên cao. Hơn hết, nền sản xuất hàng hóa được phát triển trên cơ sở phân công lao động.
Và ta có thể thấy khi nền sản xuất phát triển cũng là sự phân công lao động ngày càng sâu sắc
hơn. Từ đó hàng hóa, tiền tệ và thị trường sẽ được mọi người sử dụng một cách hiệu quả hơn
và từ đó giúp cho nên kinhh tế được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Khi các yếu tố trên phát triển
cũng là sự phát triển theoc của các quan hệ pháp luật-xã hội, phong tục tập quán và cả thoái
quen của người tiêu dùng cũng phát triển theo.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế hàng hóa của Việt Nam có những chuyển biến rõ rệt.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới. Từ
năm 2002 đến 2020, GDP đầu người tăng 3,6 lần, đạt gần 3.700 USD. Năm 2022, GDP được
dự báo sẽ tăng 7,5% và năm 2023 là 6,7%. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được thúc đẩy
chủ yếu bởi xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo và sự phục hồi của nhu cầu
trong nước sau đại dịch COVID-19. So với sự khủng hoảng kéo dài trong những năm 2013,
nền kinh tế nước ta đã phát triển một cách vượt bậc hơn. Nhờ vào những chuyển đổi tích cực
từ Khu I (Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản) sang Khu II (Công nghiệp và Xây dựng) và Khu
III (Dịch vụ). Từ đó ta có thể thấy đất nước ta đã có những nền tảng về định hướng đầu tiên
trong sự phát triển vượt bậc cho sau này.
Nền kinh tế của chúng ta đã có nhiều bước tiến. Từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào sở hữu
công và kinh tế quốc doanh là hình thức cao nhất, chúng ta đã xây dựng nền kinh tế đa thành
phần với sự góp mặt ngày càng lớn của kinh tế ngoài công lập và khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài.
Thúc đẩy quá trình xã hội hóa sản xuất: Năng suất lao động xã hội của Việt Nam còn rất thấp.
Việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, do giá quá cao nên đã bị tố
bán phá giá hoặc bị kiểm soát tại Hoa Kỳ, Hoa Kỳ và các thị trường khác.
2.Thành tựu
Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đang phát triển giúp đất nước của
chúng ta thành quốc gia năng động nhất Đông Nam Á. Với chủ trương phát triển nước ta
thành nước kinh tế quốc dân của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã bắt tay vào xây dựng sản
xuất hàng hóa từ những năm sau chiến tranh từ năm 1975 đến nay. Nhờ đó, nền kinh tế sản
xuất hàng hóa đã có những thay đổi đáng kể và đạt được những thành tựu lớn đáng tự
hào. Trước đó, Việt Nam là một đất nước có nền kinh tế tự cung tự cấp, trải qua bao lần chiến
tranh khiến nền kinh tế trở nên chậm phát triển hơn so với các nước khác. Vì vậy, việc quan
trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước vững mạnh là phát triển nền kinh tế sản xuất hàng
hóa ở Việt Nam. Và cũng từ những thay đổi đó đất nước cảu chúng ta đạt được nhưỡng thành
tựu vô cùng tự hào.
2.1.Tốc độ tăng trưởng Việt Nam so với các nước trong khu vực
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam so với các nước trong khu vực khá cao. Theo báo
cáo của Tổng cục Thống kê, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nền kinh tế
Việt Nam duy trì được mức tăng trưởng 5,64% và đây là mức tăng trưởng khá so với các
nước ở khu vực và trên thế giới. Năm 2022, GDP của Việt Nam được dự báo sẽ tăng lên
8,02%, cao nhất trong 12 năm qua (2).
2.2 Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế sản xuất hàng hóa ở Việt nam.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2022 ước tính tăng 5,92% so với cùng kỳ năm
trước, tuy cao hơn tốc độ tăng 4,7% và 5,17% của cùng kỳ năm 2020 và 2021 nhưng thấp
hơn tốc độ tăng của quý IV các năm 2011-2019. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản tăng 3,85%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,22%; khu vực dịch vụ tăng 8,12%.
Về sử dụng GDP quý IV/2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,12% so với cùng kỳ năm trước,
đóng góp 82,6% vào tốc độ tăng chung; tích lũy tài sản tăng 5,61%, đóng góp 43,78%; xuất
khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 6,14%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 4,83%; chênh
lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ làm giảm 26,38%.
Ước tính GDP năm 2022 tăng 8,02% (quý I tăng 5,05%; quý II tăng 7,83%; quý III tăng
13,71%; quý IV tăng 5,92%) so với năm trước do nền kinh tế được khôi phục trở lại và đạt
mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế,
khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,36%, đóng góp 5,11% vào tốc độ tăng tổng giá
trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,78%, đóng góp
38,24%; khu vực dịch vụ tăng 9,99%, đóng góp 56,65%.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục thể hiện vai trò bệ đỡ của nền kinh tế. Ngành
nông nghiệp tăng 2,88%, đóng góp 0,27 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng
thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 6,13%, đóng góp 0,03 điểm phần trăm;
ngành thủy sản tăng 4,43%, đóng góp 0,12 điểm phần trăm.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là
động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 8,10%, đóng góp 2,09 điểm phần
trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành cung cấp nước, quản
lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,45%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm. Ngành sản xuất và
phân phối điện tăng 7,05%, đóng góp 0,26 điểm phần trăm. Ngành khai khoáng tăng 5,19%,
đóng góp 0,17 điểm phần trăm. Ngành xây dựng tăng 8,17%, đóng góp 0,59 điểm phần trăm.
Khu vực dịch vụ được khôi phục và tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng năm 2022 đạt
9,99%, cao nhất trong giai đoạn 2011-2022. Một số ngành dịch vụ thị trường tăng cao, đóng
góp nhiều vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế như sau: Ngành bán buôn,
bán lẻ tăng 10,15% so với năm trước, đóng góp 0,97 điểm phần trăm; ngành vận tải kho bãi
tăng 11,93%, đóng góp 0,69 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng cao nhất
trong khu vực dịch vụ với mức tăng 40,61%, đóng góp 0,79 điểm phần trăm; hoạt động tài
chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,03%, đóng góp 0,53 điểm phần trăm; ngành thông tin
và truyền thông tăng 7,80%, đóng góp 0,5 điểm phần trăm. Riêng ngành y tế và hoạt động trợ
giúp xã hội giảm 7,6%, làm giảm 0,13 điểm phần trăm do dịch Covid-19 đã được kiểm soát.
Về cơ cấu nền kinh tế năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng
11,88%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,26%; khu vực dịch vụ chiếm 41,33%;
thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,53%.
Về sử dụng GDP năm 2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,18% so với năm 2021, đóng góp
49,32% vào tốc độ tăng chung; tích lũy tài sản tăng 5,75%, đóng góp 22,59%; xuất khẩu
hàng hóa và dịch vụ tăng 4,86%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2,16%; chênh lệch
xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 28,09%.
Quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2022 ước đạt 9,513 triệu tỷ đồng, tương đương 409 tỷ
USD. GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu đồng/người,
tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021. Năng suất lao động của toàn nền
kinh tế năm 2022 theo giá hiện hành ước tính đạt 188,1 triệu đồng/lao động (tương đương
8.083 USD/lao động, tăng 622 USD so với năm 2021). Theo giá so sánh, năng suất lao động
năm 2022 tăng 4,8% do trình độ của người lao động được cải thiện(tỷ lệ lao động qua đào tạo
có bằng, chứng chỉ năm 2022 đạt 26,2%, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với năm 2021) (3)
Những hạn chế còn đang gặp phải trong quá trình phát triển

Biểu đồ về GDP của Việt Nam giai đoạn 1985-2021

3.1. Sự chênh lệch về vật chất của những người sản xuất hàng hóa
Khi nền sản xuất hàng hóa ngày đạt được những thành tựu cao từ đó sẽ xuất hiện những sự
chênh lệch về trình độ, công nghệ, giá cả và cả khả năng nắm bắt nhu cầu của thị trường và
người tiêu dùng. Vì sự thay đổi liên tục về nhu cầu của người tiêu dùng cùng với đó người
tiêu dùng lại được lựa chọn giữa những sản phẩm có giá thành tối ưu với nhu cầu sử dụng
nên giá trị cá biệt của từng người sản xuất hàng hóa là khác nhau, nhưng về tổng thể thì ta có
thể thất quy luật giá trị lại đối xử như nha, nghĩa là không có ngoại lệ xảy ra.
Sự phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa là hiện tượng xảy ra khi những
người sản xuất hàng hóa có điều kiện sản xuất thuận lợi, năng lực quản lí sản xuất, kinh
doanh tốt sẽ có khả năng kiếm được nhiều lợi nhuận hơn và ngược lại những người sản xuất
khác do điều kiện sản xuất không thuận lợi, năng lực quản lí sản xuất, kinh doanh kém sẽ bị
thua lỗ dẫn đến phá sản. Tác động của quy luật giá trị tất yếu yêu cầu sự cạnh tranh, đòi hỏi
tự hoàn thiện mình toàn diện nếu không sẽ bị đào thải. Như vậy, ta có thể thấy cũng bắt đầu
từ đó mà sự phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất xảy ra và ngày càng rõ rệt hơn.
Người có tư duy, có vốn sẵn thì sẽ ngày càng giàu. Người lười biếng, ngại thử sức thì sẽ mãi
không khá lên được và ngày càng là gánh nặng của xã hội hơn
3.2. Vấn đề đối với môi trường trong sản xuất và đời sống
Môi trường của chúng ta đang bị tác động bởi những hoạt động sản xuất kinh doanh. Chẳng
có hoạt động nào sản xuất và kinh doanh mà không tác động đến môi trường. Ở nước ta, dù
là hoạt động sản xuất hay kinh doanh cũng sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi
trường. Tuy nhiên vì trong quá trình thúc đẩy đất nước phát triển thế nên những vấn đề về
môi trường vẫn chưa được quan tâm một cách kĩ lưỡng và chặt chẽ. Mặc dù đã có những
chính sách về bảo vệ môi trường thế nhưng việc thực hiện vẫn chưa thực sự mạnh tay và một
phần cũng đến từ ý thức của một bộ phận chủ doanh nghiệp vì lợi nhuận trước mặt mà bỏ
quên môi trường và những người xung quanh đồng thời cũng quên đi sự nguy hiểm về lâu về
dài khi hủy hoại môi trường. Và có thể thấy hậu quả của những việc làm gây ảnh hưởng môi
trường như sóng thần, động đất, sạt lở, luc lụt do biến đổi khí hậu và những hoạt động khai
thác quá mức tài nguyên thiên nhiên mà con người vì lợi nhuận làm mờ mắt gây ra. Hay cháy
rừng do nạn phá rừng từ đó làm nhiệt độ tăng cao. Hơn hết, những bệnh ung thư xuất hiện
trên con người ngày càng nhiều do sinh vật gây bệnh phát sinh từ các nguồn nước ô nhiễm
mà con người thải ra trong những hoạt động sản xuất kinh doanh. Và khi nhắc đến ô nhiễm
môi trường ta thường nghĩ ngay đến ô nhiễm không khí, trong đó hoạt động phát thải khí thải
gây ô nhiễm không khí của Công ty TNHH Gang thép Thái Nguyên (TISCO) vào năm 2019.
Vụ việc này đã gây ra sự bức xúc của người dân sống gần khu vực nhà máy, khi phải chịu
đựng mùi hôi và bụi đen bao trùm.  Theo kết quả kiểm tra của Cục Quản lý môi trường (Bộ
Tài nguyên và Môi trường), Công ty TISCO đã vi phạm nhiều quy định về bảo vệ môi
trường, như không có giấy phép xả thải, không có hệ thống xử lý khí thải hiệu quả, không có
hệ thống quan trắc tự động và báo cáo kết quả quan trắc Vụ việc này đã gây ra ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân, cũng như làm suy giảm chất lượng
không khí tại khu vực (Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh - Báo Long
An Online (baolongan.vn)) . Tiếp đó là vụ việc gây ra ô nhiễm nguồn nước trong hoạt động
sản xuất kinh doanh ở nước ta. Và vụ xả thải gây ra ô nhiễm sông Đà vào năm 2019. Vụ việc
này đã gây ra sự bức xúc của người dân sống dọc theo sông Đà, khi phải chịu đựng mùi hôi
và nước đen bẩn. Theo kết quả điều tra của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, Công ty
TNHH Hóa chất Quốc tế Việt Trung (Vĩnh Phúc) đã vi phạm nhiều quy định về bảo vệ môi
trường, như không có giấy phép xả thải, không có hệ thống xử lý nước thải hiệu quả, không
có hệ thống quan trắc tự động và báo cáo kết quả quan trắc. Vụ việc này đã gây ra ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân, cũng như làm suy giảm chất lượng
nguồn nước tại khu vực. Và để khắc phục hậu quả trên cần rất nhiều thời gian cũng như tiền
bạc. Trong quá trình sản xuất kinh doanh còn gặp phải khó khăn trong việc phát triển các
công trình xanh giúp hồi phục những gì mà con người ta đã gây ra đối với môi trường. Vấn
đề về tiết kiệm năng lượng, áp dụng những nguồn năng lượng xanh trong sản xuất vẫn chưa
được quan tâm. Và tất cả những điều trên đều xuất phát từ ý thức của người lao động cũng
như các doanh nghiệp.
3.3 Những biện pháp góp phần phát triển sản xuất kinh doanh ở Việt Nam hiện nay.
Đầu tiên trong việc góp phần phát triển sản xuất kinh doanh ở Việt Nam hiện nay là đẩy
mạnh xuất khẩu hàng hóa, tìm kiếm những thì trường tiềm năng, tạo ra nhiều sản phẩm có giá
trị sử dụng cho người tiêu dùng cao đặc biệt là chất lượng và độ an toàn của hàng hóa khi
ngày nay người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe của bản thân. Để giúp người sản xuất thì
nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển kinh doanh của mình
như giảm lãi suất để các doanh nghiệp có thể có nguồn vốn duy trì và phát triển, vì qua đại
dịch Covid 19 thì những doan nghiệp rất cần vốn để tiếp tục tái đầu tư trong việc sản xuất.
Miễn giảm thuế, khuyến khích đầu tư công,... cũng là những việc mà nhà nước cần làm để
thúc đẩy nên kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới
Để bắt kịp các nước hàng đầu thế giới về sự phát triển thì chúng ta cần đội ngũ nghiên cứu và
đưa những sản phẩm của ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và vận hàng sản xuất
kinh doanh, giúp nâng cao năng suất đồng thời tối ưu chi phí để tăng khả năng cạnh tranh với
thị trường Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

Tài liệu tham khảo:


1. Tổng Quan về Việt Nam (worldbank.org)
2. Kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá so với các nước trong khu vực và trên thế giới (bnews.vn)
3. (https://www.gso.gov.vn/bai-top/2022/12/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-
2022/ )

You might also like