You are on page 1of 2

“Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” – Đặng Trần Côn (Bản dịch – Đoàn Thị Điểm)

I/ Mở bài
Thế kỉ 18, nội chiến xảy ra liên miên, đất nước chia làm hai nửa đàng trong – đàng ngoài, nhân dân sống trong
cảnh loạn li chiến tranh. “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn ra đời đã phản ánh bản chất thối nát, bộ mặt tàn bạo
của chế độ phong kiến và nỗi đau khổ của con người. Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” (từ câu
193 đến câu 216) đã bao quát được “tấn bi kịch tinh thần” cũng như nội tâm đầy biến động của người chinh phụ.
Viết lại 2 câu đầu … 2 câu cuối của đoạn thơ trong đề thi.
II/ Thân bài
Cảm nhận chung
Nếu như ở bản nguyên tác, Đặng Trần Côn sử dụng thể thơ trường đoản cú để miêu tả nội tâm đầy biến động
của người chinh phụ thì ở bản dịch, Đoàn Thị Điểm đã khéo léo chọn thể thơ song thất lục bát – một thể thơ dân
tộc có khả năng diệu kì trong việc khắc họa tâm trạng sầu muộn của con người.
Phân tích
16 câu đầu
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen
Đoạn trích được mở ra với không gian “hiên vắng”, một không gian hiu hắt, quạnh quẽ cùng với tiếng bước
chân âm thầm của người chinh phụ cứ đi đi lại lại, hết buông rèm rồi lại cuốn rèm trong vô thức vì tâm hồn nàng giờ
đây đang khắc khoải đợi chờ, ngóng trông tin chồng trong vô vọng.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin

Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
Đêm đã về khuya, trong căn phòng vắng, đối diện với chiếc bóng của mình, người chinh phụ càng cảm nhận
được sự lẻ loi cô độc. Xung quanh nàng toàn là bóng đêm lạnh lẽo, chỉ có chút hơi ấm bé nhỏ của ngọn đèn sưởi ấm
cho tâm hồn và cũng chỉ có ngọn đèn bầu bạn với nàng. Thế nhưng, “hoa đèn kia” chỉ là một vật vô tri vô giác thì
không thể nào hiểu được nỗi lòng “bi thiết” của nàng. Với câu hỏi tu từ và nghệ thuật đối lập, đoạn thơ đã khắc
họa rõ nét nỗi buồn câm lặng không biết tỏ cùng ai của người chinh phụ.
Gà eo óc gáy sương năm trống
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên
Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa
Tiếng gà gáy báo hiệu ngày mới bắt đầu, mà với nàng, đó lại là âm thanh “eo óc” sầu thương, bởi giờ đây,
với nàng, ngày cũng như đêm đều sống trong nỗi u uất, muộn phiền. Chờ chồng trong vô vọng, nàng sống âm thầm,
lặng lẽ như một chiếc bóng. Ngoài sân “bóng hòe” ủ rũ, trong phòng “bóng người” héo hắt. Đến đây, câu thơ như
trĩu nặng một “mối sầu dằng dặc”, sâu hun hút như lòng biển cả và nỗi nhớ như những con sóng không ngừng cuộn
trào da diết trong từng bước đi “đằng đẵng” thật chậm của thời gian. Thế mới biết, biệt tài sử dụng từ láy kết hợp
với biện pháp so sánh của tác giả trong việc khắc họa diễn biến tâm trạng phức tạp của con người là vô cùng tinh tế
Hương gượng đốt hồn đà mê mải

Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng
Bóng đêm dần tàn nhường chỗ cho bình minh đến, người chinh phụ cũng muốn thoát ra khỏi nỗi buồn
thương, nàng “đốt hương”, “soi gương” rồi “gảy đàn” để khỏa lấp nỗi trống vắng mênh mông thế nhưng tất cả chỉ
là sự gượng gạo, nàng càng tìm quên thì lòng càng nhớ thêm. Tiếng đàn buồn thương càng khiến người chinh phụ
thêm lo sợ đàn đứt dây, báo hiệu điều không may. Điệp từ “gượng” được lặp đi lặp lại dường như càng tô đậm sự lẻ
loi cô độc, sự bế tắc đến tuyệt vọng của nàng.
“Lòng này gởi gió đông có tiện ?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên”
Nhớ thương chồng, mong ngóng tin chồng, người chinh phụ hướng tâm hồn về miền biên ải xa xôi và khi bắt
gặp ngọn “gió đông”, nàng lóe lên ý định nhờ gió “gửi đến non Yên” nỗi nhớ của mình dành cho chồng. Với nghệ
thuật nhân hoá cùng hình ảnh ước lệ kết hợp câu hỏi tu từ, tác giả đã mở ra một không gian mênh mông, rộng lớn
nhưng hiu hắt, quạnh quẽ để từ đó khắc họa rõ nét sự nhớ nhung khắc khoải của người chinh phụ.
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Thiếp nhớ chàng đau đáu nào xong
Cùng với sự héo hon đợi chờ, người chinh phụ sống trong nỗi“nhớ chàng thăm thẳm” không lối thoát.
Nhưng trớ trêu thay, khoảng cách giữa nàng và chồng là sự xa cách nghìn trùng, không thể nào đến được với nhau
tựa như “đường lên bằng trời” nhưng trời xa lắm, xa “thăm thẳm” nên trời không thể nào hiểu được nỗi lòng “bi
thiết” của nàng. Lời thơ như tiếng thở than ai oán. Nỗi nhớ trở thành nỗi đau khi nàng biết rằng ngày vợ chồng đoàn
viên là vô cùng “xa vời”.
Cảnh buồn người thiết tha lòng
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun
Người vui thì  tâm trạng vui nhìn đâu cũng thấy toàn niềm vui. Còn người buồn thì nỗi buồn như thấm vào
tâm can nên nhìn đâu cũng thấy cảnh vật sầu não, thê lương. “Cành cây sương đượm” trắng xóa tang thương, “tiếng
trùng” cùng với tiếng “mưa phun” như tiếng thở than sầu thương ai oán. Tất cả đều nhuộm một màu bi thương!
8 câu cuối
“Lòng này gởi gió đông có tiện ?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên”
Nhớ thương chồng, mong ngóng tin chồng, người chinh phụ hướng tâm hồn về miền biên ải xa xôi và khi bắt
gặp ngọn “gió đông”, nàng lóe lên ý định nhờ gió “gửi đến non Yên” nỗi nhớ của mình dành cho chồng. Với nghệ
thuật nhân hoá cùng hình ảnh ước lệ kết hợp câu hỏi tu từ, tác giả đã mở ra một không gian mênh mông, rộng lớn
nhưng hiu hắt, quạnh quẽ để từ đó khắc họa rõ nét sự nhớ nhung khắc khoải của người chinh phụ.
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Thiếp nhớ chàng đau đáu nào xong
Cùng với sự héo hon đợi chờ, người chinh phụ sống trong nỗi“nhớ chàng thăm thẳm” không lối thoát.
Nhưng trớ trêu thay, khoảng cách giữa nàng và chồng là sự xa cách nghìn trùng, không thể nào đến được với nhau
tựa như “đường lên bằng trời” nhưng trời xa lắm, xa “thăm thẳm” nên trời không thể nào hiểu được nỗi lòng “bi
thiết” của nàng. Lời thơ như tiếng thở than ai oán. Nỗi nhớ trở thành nỗi đau khi nàng biết rằng ngày vợ chồng đoàn
viên là vô cùng “xa vời”.
Cảnh buồn người thiết tha lòng
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun
Người vui thì  tâm trạng vui nhìn đâu cũng thấy toàn niềm vui. Còn người buồn thì nỗi buồn như thấm vào
tâm can nên nhìn đâu cũng thấy cảnh vật sầu não, thê lương. “Cành cây sương đượm” trắng xóa tang thương, “tiếng
trùng” cùng với tiếng “mưa phun” như tiếng thở than sầu thương ai oán. Tất cả đều nhuộm một màu bi thương!

III/ Kết bài


Có thể nói, với âm điệu của thể thơ song thất lục bát, đoạn trích đã khắc họa thành công tâm trạng sầu
muộn cùng nỗi nhớ thương da diết và tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ. Qua đó, đoạn trích cho ta thấy được niềm
khát khao hạnh phúc và tố cáo chiến tranh phi nghĩa.

You might also like