You are on page 1of 3

[Kinh tế vĩ mô ]

Test CTV BSTL_Vĩ mô: Bạn hãy tóm tắt lý thuyết của 1 chương bất kỳ trong môn học Kinh tế
vĩ mô. Đưa ra 10 câu hỏi trắc nghiệm có liên quan, chọn và giải thích đáp án.

CHƯƠNG 9. TĂNG TRƯỞNG TIỀN VÀ LẠM PHÁT


I.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
1. Các khái niệm:
- Mức giá chung: là mức giá của một giỏ hàng hóa (mức giá chung tăng lên => người ta
phải trả nhiều tiền hơn để mua giỏ hàng hóa và dịch vụ =>giá trị của đồng tiền giảm đi và
người ta sẽ mua ít hàng hóa và dịch vụ hơn).
*/ Lượng cung tiền: bao gồm lượng tiền mặt nằm ngoài hệ thống ngân hàng và lượng tiền
ký gởi ở ngân hàng thương mại. Thông qua nghiệp vụ thị trường mở ngân hàng trung ương
sẽ làm thay đổi phần dự trữ trong hệ thống ngân hàng từ đó sẽ làm thay đổi cung tiền nhiều
lần theo số nhân tiền tệ.
*/ Cầu tiền: là giá trị của cải mà công chúng muốn nắm giữ dưới dạng thanh khoản là bao
nhiêu. Lãi suất càng cao người ta càng ít muốn nắm giữ tiền và dùng tiền để mua trái phiếu
có lãi suất cao hơn tiền trong tài khoản thanh toán có lãi suất thấp. Mức giá chung càng cao
thì người ta nắm giữ càng nhiều tiền để thực hiện giao dịch.
- Trong ngắn hạn: lãi suất sẽ đóng vai trò quyết định trong cân bằng thị trường tiền tệ.
- Trong dài hạn: mức giá chung sẽ điều chỉnh về mức mà tại đó cung tiền bằng cầu tiền.

*/Tác động của việc bơm tiền: việc gia tăng cung tiền sẽ tạo ra quá nhiều tiền, nên kết quả
kéo theo là gia tăng mức giá và làm cho mỗi đô la kém giá trị hơn.

- Lạm phát :là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên cao trong một khoảng thời
gian nhất định. (Khi tỷ lệ lạm phát tăng cao bất thường gọi là siêu lạm phát)
- Phân đôi cổ điển: là phân chia các biến thành hai nhóm:
+ Các biến danh nghĩa: các biến được đo lường bằng đơn vị tiền tệ.(GDP danh nghĩa, thu
nhập của người lao động, giá cả sản phẩm…)
+ Các biến thực: các biến được đo lường bằng các đơn vị vật chất (GDP thực, tiền lương
thực, giá cả tương đối của 2 sản phẩm….)
- Tính trung lập của tiền: các biến số thực không thay đổi khi thay đổi cung tiền.
- Thuế lạm phát: là loại thuế chính phủ đánh vào những người nắm giữ tiền. Khi chính phủ in
thêm tiền, mức giá tăng, giá trị của đồng tiền mà chúng ta nắm giữ sẽ giảm đi.
2. Vòng quay của tiền và phương trình số lượng:
*/ Vòng quay của tiền là tốc độ mà tờ giấy tiền di chuyển quay vòng trong nền kinh tế từ tay
người này sang tay người khác.
V = (P × Y) / M
Với V là vòng quay tiền; P là mức giá ; Y là GDP thực ; M là lượng tiền
*/ Phương trình số lượng: M×V=P×Y
Chỉ ra: lượng tiền tăng phải được thể hiện ở một trong ba biến số –Mức giá phải tăng –
Lượng sản lượng phải tăng –Vòng quay tiền phải giảm

1
[Kinh tế vĩ mô ]

3. Hiệu ứng Fisher:


- Lãi suất danh nghĩa: cho biết số tiền trong tài khoản tăng nhanh theo thời gian như thế nào
- Lãi suất thực: cho biết sức mua của khoản tiền tiết kiệm tăng theo thời gian như thế nào.
Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực + Tỷ lệ lạm phát
Hiệu ứng Fisher: là sự điều chỉnh của lãi suất danh nghĩa theo tỷ lệ lạm phát theo tỷ lệ 1:1
4. Chi phí của lạm phát:
- Nhận thức sai lầm về lạm phát: Mọi người cứ nghĩ rằng “Lạm phát cướp đi sức mua của
những đồng tiền kiếm được của người dân”. Sự gia tăng thu nhập sẽ xảy ra với mọi người
khi giá tăng. Lạm phát không tự nó làm giảm sức mua thực của người dân
- Chi phí mòn giày: chi phí của việc giảm nắm giữ tiền mặt.
- Chi phí thực đơn: là chi phí điều chỉnh giá (bao gồm chi phí quyết định giá mới, chi phí in
danh sách và catalog giá mới, chi phí gởi danh sách và catalog giá mới cho khách hàng,chi
phí thông báo giá mới, chi phí thương thảo với khách hàng về thay đổi giá mới,…)
- Sự thay đổi giá tương đối và phân bổ sai nguồn lực: sự thay đổi gia tương đối của các
sản phẩm sẽ dẫn đến sự phân bổ nguồn lực khan hiếm. Lạm phát bóp méo giá tương đối,
các quyết định của người tiêu dùng cũng bị bóp méo, do đó thị trường ít có khả năng phân bổ
nguồn lực khan hiếm để sử dụng có hiệu quả.
II. CÂU HỎI VẬN DỤNG:
1. Nếu cung tiền lớn hơn số tiền người ta muốn giữ, khi đó:
A. Chi tiêu sẽ tăng và mức giá sẽ giảm C. Chi tiêu sẽ tăng và lãi suất sẽ tăng lên
B. Chi tiêu sẽ tăng và mức giá sẽ tăng D. Không có câu nào ở trên chính xác
Giải thích: Khi lượng cung tiền vượt quá lượng cầu thì mọi người thoát khỏi tình trạng
dư cung tiền bằng cách mua nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn do vậy cầu hàng hóa sẽ
cao thúc đẩy giá sẽ tăng.
2. Nếu sản lượng thực tế trong một nền kinh tế là 1000 hàng hóa mỗi năm, cung tiền là
$300, và mỗi đô la được chi 3 lần mỗi năm, thì giá trung bình của hàng hóa là:
A. $ 0.90 B. $ 1.11 C. $ 1.50 D. $ 1.33
Giải thích: M x V=P x Y => P=(M x V)/Y=0.90
3. Nếu GDP thực giảm xuống và tăng lãi suất danh nghĩa, sau đó mức giá cân bằng:
A. phải giảm B. phải tăng lên
C. sẽ giảm nếu tác động của sự suy giảm trong GDP chiếm ưu thế
D. sẽ giảm nếu tác động của việc tăng lãi suất danh nghĩa chi phối
Giải thích: Vì tăng lãi suất danh nghĩa thì lượng cung vốn tăng lên => mức giá cân
bằng tăng.
4. Thuế lạm phát:
A. chuyển của cải từ chính phủ sang các hộ gia đình.
B. là thuế thu nhập thực sau khi điều chỉnh lạm phát.
C. là một khoản thuế đối với tất cả những người giữ tiền.
D. tất cả những điều trên là chính xác.
Giải thích: Thuế lạm phát là loại thuế chính phủ đánh vào những người nắm giữ tiền.
Khi chính phủ in thêm tiền, mức giá tăng, giá trị của đồng tiền mà chúng ta nắm giữ sẽ
giảm đi.

2
[Kinh tế vĩ mô ]

5. Nếu lãi suất danh nghĩa là 10%, tỷ lệ lạm phát kỳ vọng là 7% và tỷ lệ tăng trưởng của
cung tiền là 6% thì lãi suất thực tế là:
A. -4% B. -3% C. 3% D. 4%
Giải thích: Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát kỳ vọng
6. Nanno dành cả tuần để đi mua sắm trước chuyến đi du lịch. Tuy nhiên, lạm phát rất
cao nên cô phải đi đến ngân hàng nhiều lần mỗi ngày để không làm mất sức mua quá
nhiều. Chi phí của lạm phát được gọi là:
A. Chi phí thực đơn
B. Chi phí mòn giày
C. Những sai lầm lạm phát
D. Chi phí phân phối lại
Giải thích: Vì Nanno tốn thời gian và công sức đến ngân hàng nhằm tìm cách giảm số
tiền nắm trong tay
7. Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ lạm phát để mô tả một tình huống trong đó:
A. một số giá đang tăng nhanh hơn những cái khác.
B. mức giá chung của nền kinh tế đang tăng lên.
C. mức giá chung của nền kinh tế là cao, nhưng không nhất thiết phải tăng.
D. tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế đang tăng nhanh hơn mức giá chung
của nền kinh tế.
Giải thích: Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên cao trong
một khoảng thời gian nhất định.
8. Nếu lạm phát thực tế cao hơn dự kiến:
A. các chủ nợ nhận được một mức lãi suất thực thấp hơn họ đã lường trước.
B. các chủ nợ phải trả lãi suất thực thấp hơn họ đã lường trước.
C. người vay nhận được lãi suất thực cao hơn mức họ dự đoán.
D. người mắc nợ phải trả lãi suất thực cao hơn mức họ dự đoán.
Giải thích: Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát => khi tỷ lệ lạm phát
thực tế cao hơn mức dự kiến làm giảm lãi suất thực
9. Mọi người có thể giảm thuế lạm phát bằng:
A. giảm tiết kiệm.
B. tăng khấu trừ thuế thu nhập của họ.
C. giảm việc nắm giữ tiền mặt.
D. không có điều nào ở trên là chính xác.
Giải thích: Thuế lạm phát là loại thuế chính phủ đánh vào những người nắm giữ tiền.
10. Năm 1985, chính phủ Mỹ lập hệ thống thuế thu nhập cá nhân liên bang, các hộ gia đình
đang bị đẩy vào môtj khung thuế cao hơn chỉ khi thu nhập danh nghĩa của họ:
A. Tăng nhanh như tỷ lệ lạm phát
B. Tăng chậm hơn so với tỷ lệ lạm phát
C. Tăng nhanh hơn so với tỷ lệ lạm phát
D. Giảm bởi số lượng của lạm phát
Giải thích: Khi thu nhập danh nghĩa của hộ gia đình tăng nhanh hơn so với tỷ lệ lạm
phát nên người dân có được nhiều tiền hơn nên chính phủ phải tăng thuế nhằm hạn
chế tỷ lệ lạm phát.

You might also like