You are on page 1of 3

ĐỀ BÀI:

1. Phân tích điểm giống và khác nhau giữa hàng hóa sức lao động và hàng hóa
thông thường? Vì sao giá trị của hàng hóa sức lao động phải bao gồm giá trị
những tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống con cái người lao động?
2. Bằng những dẫn chứng cụ thể (có nguồn trích dẫn rõ ràng, tin cậy) hãy nêu
thực trạng về quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng
lao động ở Việt Nam hiện nay? Cần phải làm gì để giải quyết thực trạng mâu
thuẫn lợi ích kinh tế đã nêu trong dẫn chứng? (đề xuất cá nhân về cách giải
quyết).
Bài làm:
Giống nhau:
Đều là hàng hóa và cùng có hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng.
Khác nhau:
Về mặt giá trị:
- Giá trị của hàng hóa sức lao động bao gồm cả yếu tố tinh thần, vật chất và phụ
thuộc vào điều kiện lịch sử, điều kiện sản xuất của mỗi quốc gia,…(nghĩa là ngoài
những nhu cầu về vật chất, người công nhân còn những nhu cầu về tinh thần, văn
hóa,…) những nhu cầu đó phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước ở từng
thời kì, đồng thời nó còn phụ thuộc cả vào điều kiện địa lý, khí hậu của nước đó.
- Giá trị sức lao dộng không cố định: tăng lên khi nhu cầu trung bình về hàng hóa,
dịch vụ của con người tăng và yêu cầu kỹ thuật lao động tăng, giảm khi năng suất
lao động xã hội tăng làm giảm giá trị hàng hóa tiêu dùng.
Về mặt giá trị sử dụng;
Hàng hóa thông thường sau quá trình tiêu dùng hay sử dụng thì cả giá trị lẫn giá trị
sử dụng của nó đều tiêu biến mất theo thời gian. Trái lại, quá trình tiêu dùng hàng
hóa sức lao động lại là quá trình sản xuất ra một loạt hàng hóa nào đó, đồng thời là
quá trình tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hóa sức lao động
(đó chính là giá trị thặng dư mà nhà tư bản sẽ chiếm đoạt). Ngoài ra, giá trị sử dụng
của hàng hóa sức lao động có tính chất đặc biệt, nó là nguồn gốc sinh ra giá trị, tức
nó có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó.
Trong quan hệ mua và bán:
-Hàng hóa thông thường có những đặc điểm sau:
+Là những sản phẩm hoàn chỉnh được tạo ra trong quá trình sản xuất hoặc chu kỳ
sản xuất ( mùa vụ).
+Bán cả quyền sử dụng và quyền sở hữu.
- Hàng hóa sức lao động có những đặc điểm sau:
+Chỉ bán quyền sử dụng chứ không bán quyền sở hữu và bán trong một thời gian
thông qua hợp đồng lao động.
+Mua bán chịu: Giá trị sử dụng thực hiện trước, giá trị thực hiện sau (trả công sau).
+Người mua là người sở hữu tư liệu sản xuất, người bán là công nhân làm thuê.
Ngoài ra, hàng hóa thông thường là biểu hiện của của cải, chỉ thuần túy là yếu tố
vật chất, người bán và người mua hoàn toàn độc lập với nhau. Còn hàng hóa sức
lao động có nguồn gốc của giá trị thặng dư, gắn liền với cơ thể sống con người.
*Giá trị của hàng hóa sức lao động phải bao gồm giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết
để nuôi sống con cái người lao động vì:

- Con cái người công nhân là nguồn lao động kế tiếp, duy trì nguồn sức lao động khi
người công nhân già yếu và mất đi.
- Do nhu cầu về tư liệu sinh hoạt của người công nhân thay đổi không ngừng theo
từng giai đoạn phát triển. Chẳng hạn, thời Pháp thuộc ở Việt Nam, khi cuộc sống khó
khăn, nhu cầu sinh hoạt có khi đơn giản là ăn no, mặc ấm, đủ ăn đủ mặc. Còn người công
nhân thời nay thì nhu cầu sinh hoạt cao hơn: ăn ngon, mặc đẹp và phải có tiền tích lũy để
đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của họ và con cái sau này.
Câu 2:
Về mối quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động, nhiều doanh
nghiệp chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật lao động và các cam kết đã thoả
thuận với người lao động như: không nâng lương hàng năm cho người lao động hoặc
nâng với mức quá thấp, thời gian làm thêm giờ của người lao động quá nhiều và việc trả
lương làm thêm giờ cho người lao động không đầy đủ, chấm dứt hợp đồng lao động tùy
tiện không có căn cứ pháp luật; doanh nghiệp áp dụng các biện pháp quản lý “hà khắc”.
Nhiều doanh nghiệp ký kết thoả ước lao động tập thể chỉ mang tính đối phó. Hậu quả dẫn
đến nhiều cuộc đình công diễn ra.

Về phía người lao động, phần lớn người lao động xuất thân từ nông thôn chưa được
đào tạo cơ bản và có hệ thống, công tác tuyên truyền, giáo dục chưa được quan tâm nên
sự hiểu biết về chính sách, pháp luật, ý thức tổ chức kỷ luật lao động, tác phong công
nghiệp còn hạn chế dẫn đến việc không thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ khi tham
gia quan hệ lao động và tranh chấp lao động, đình công không đúng trình tự do pháp luật
quy định.

Giải pháp: search

You might also like