You are on page 1of 52

CHƯƠNG I :TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.1. Tính cấp thiết của đề tài


Năng lượng điện mặt trời là nguồn năng lượng sạch và vô tận. Với các nước
trên thế giới năng lượng điên mặt trời đã nghiên cứu và ứng dụng nó từ những năm
40 của thế kỷ trước để chế tạo các Pin Mặt Trời cung cấp năng lượng cho các vệ
tinh nhân tạo . Tuy nhiên phải đến những năm 70, sau cuộc khủng hoảng dầu lửa
đầu tiên trên thế giới thì việc nghiên cứu , phát triển và ứng dụng Pin năng lượng
Mặt Trời mới được quan tâm thực sự và đã phát triển mạnh mẽ từ đó đến nay. Ở
các nước phát triển như Đức, Mỹ, Nhật Bản… thì việc sử dụng năng lượng Mặt
trời thay cho các nguồn năng lượng khác đã trở nên phổ biến và nhận được nhiều
sự ủng hộ. Còn với các nước nghèo hoặc đang phát triển thì việc nghiên cứu ,sử
dụng các nguồn năng lượng này mới chỉ đạt được các kết quả ban đầu, bởi chi phí
ban đầu của một “ HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG MỚI” là khá lớn và để có thể thói
quen sinh hoạt của người dân thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố…
Riêng ở Việt Nam , các hoạt động nghiên cứu , ứng dụng và sử dụng các
nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo nói chung cũng như nằng lượng Mặt
Trời nói riêng trong những năm gẩn đây được triển khai khá mạnh mẽ. Tuy nhiên
chưa được sâu rộng và mới dừng ở quy mô các dự án giành cho người nghèo được
chính phủ và các tổ chức nước ngoài tài trợ, còn đối với đại đa số người dân thì
vẫn không muốn sử dụng nguồn năng lượng này do chưa nhận thức được lợi ích
của nó cũng như giá thành chi phí ban đầu là quá cao trong khi thu nhập bình quân
của người dân lại ở mức thấp? Vì vậy việc nghiên cứu , triển khai cho sinh viên
tiếp cận đối với hệ thống ứng dụng các nguồn năng lượng mới là việc cần được
sớm thực hiện. Trong tương lai sớm trở thành nguồn điện năng phổ thông.
- Ứng dụng của năng lượng điện mặt trời vào các khu vực biển đảo và
vùng sâu, vùng xa nơi mà nguồn lưới điện quốc gia chưa vươn tới. Đáp ứng nhu
cầu sử dụng điện trong nuôi trồng thủy sản cũng như sinh hoạt của người dân.
Mặc dù vậy hiệu suất pin của năng lượng mặt trời rất thấp nên cần các giải pháp để
nâng cao hiệu suất. Về mặt kỹ thuật: nâng cao công suất bộ biến đổi (bộ kích), điều
khiển nạp, nâng cao hệ số bộ tích trữ (ắcquy).

1
1.2. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa thực tiễn: Việt Nam có tiềm năng về năng lượng mặt trời, song địa
hình đồi núi và bờ biển trãi dài cùng với nhiều quần đảo, gây khó khăn cho mạng
lưới chưa thể vươn tới. Vì vậy năng lượng mặt trời là một giải pháp cần thiết để
đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của các hộ gia đình trên biển đảo...
Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu tính toán để phát huy tối đa công năng thiết
bị pin mặt trời ứng dụng rộng rãi, giải quyết vấn đề năng lượng.

1.3. Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng của đề tài đó là Hệ thống nguồn năng lượng điện Mặt Trời bao gồm:
- Pin năng lượng mặt trời
- Các bộ điều khiển nguồn
- Bộ biến đổi AC- DC
- Bộ lưu trữ (ắc quy)
- Tính toán phụ tải cho nuôi trồng thủy sản ở một hộ gia đình

1.4. Phương pháp nghiên cứu

 Tiếp cận lý thuyết


-Đọc các tài liệu tham khảo để hiểu thêm, kỹ hơn về đề tài.
-Tìm hiểu các tài liệu có liên quan để nắm vững về các thông số kỹ thuật và phạm
vi ứng dụng của hệ thống điện năng lượng mặt trời
-Nghiên cứu, khảo sát và thiết kế các mạch điều khiển
-Tìm hiểu và tham khảo các phần tử để sử dụng một cách phù hợp tối ưu nhất
 Tiếp cận thực tế
-Thực hiện quá trình làm mô hình, lắp ráp các mạch điều khiển, kết nối các phần
tử.

2
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

2.1. Đặc điểm của hệ thống điện năng lượng mặt trời và ứng dụng

2.1.1. Đặc điểm


Năng lượng mặt trời là dạng năng lượng sạch, xanh, miễn phí, và có giá trị
sử dụng tốt nhất.
 Ưu điểm
Giúp tiết kiệm tiền
- Sau khi đầu tư ban đầu đã được thu hồi, năng lượng từ mặt trời là thiết thực miễn
phí.
- Thời kỳ hoàn vốn cho đầu tư này có thể rất ngắn tùy thuộc vào bao nhiêu hộ gia
đình của bạn sử dụng điện.
-Ưu đãi tài chính có hình thức chính phủ sẽ giảm chi phí của bạn.
-Nếu hệ thống pin mặt trời sản xuất năng lượng nhiều hơn bạn sử dụng, chính
phủ của bạn có thể mua điện từ bạn.
-Nó sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền trên hóa đơn điện của bạn hàng tháng.
-Năng lượng mặt trời không đòi hỏi bất cứ nhiên liệu.
-Nó không bị ảnh hưởng bởi việc cung cấp và nhu cầu nhiên liệu và do đó không
phải chịu mức giá ngày càng tăng của xăng dầu.
- Tiết kiệm được ngay lập tức và trong nhiều năm tới.
- Việc sử dụng năng lượng mặt trời gián tiếp làm giảm chi phí y tế.
Thân thiện với môi trường
-Năng lượng mặt trời sạch, tái tạo (không giống như dầu, khí đốt và than đá) và
bền vững, góp phần bảo vệ môi trường của chúng tôi.
-Nó không gây ô nhiễm không khí do khí carbon dioxide phát hành, oxit nitơ, khí
lưu huỳnh hoặc thủy ngân vào khí quyển giống như nhiều hình thức truyền thống
của các thế hệ điện không.
-Vì vậy năng lượng mặt trời không đóng góp cho sự nóng lên toàn cầu, mưa axit
hoặc sương mù.
-Nó tích cực góp phần vào việc giảm phát thải khí nhà kính có hại.
-Đó là tạo ra nơi cần thiết.

3
-Bằng cách không sử dụng bất kỳ nhiên liệu, năng lượng mặt trời không đóng góp
cho các chi phí và các vấn đề của việc thu hồi và vận chuyển nhiên liệu hoặc lưu
trữ chất thải phóng xạ.
Độc lập, bán độc lập
-Năng lượng Mặt trời có thể được sử dụng để bù đắp năng lượng tiêu thụ, cung cấp
tiện ích. Nó không chỉ giúp giảm hóa đơn điện của bạn, nhưng cũng sẽ tiếp tục
cung cấp điện trong trường hợp bị cúp điện.
-Một hệ thống năng lượng mặt trời có thể hoạt động hoàn toàn độc lập, không đòi
hỏi một kết nối đến một mạng lưới điện hoặc khí ở tất cả. Hệ thống do đó có thể
được cài đặt trong vị trí từ xa (giống như đăng nhập cabins kỳ nghỉ), làm cho nó
thực tế hơn và hiệu quả hơn tiện ích cung cấp điện cho một trang web mới.
- Việc sử dụng năng lượng mặt trời làm giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nước
ngoài hoặc tập trung năng lượng, ảnh hưởng do thiên tai, các sự kiện quốc tế và vì
thế góp phần vào một tương lai bền vững.
Năng lượng mặt trời hỗ trợ việc làm địa phương và tạo ra sự giàu có, thúc đẩy nền
kinh tế địa phương.
- Các hệ thống năng lượng mặt trời hầu như bảo dưỡng miễn phí và sẽ kéo dài
trong nhiều thập kỷ.
-Sau khi cài đặt, không có chi phí định kỳ.
- Họ hoạt động âm thầm, không có bộ phận chuyển động, không có mùi khó chịu
phát hành và không yêu cầu bạn phải thêm bất kỳ nhiên liệu.
- Thêm tấm pin mặt trời có thể dễ dàng được thêm vào trong tương lai khi nhu cầu
của gia đình bạn phát triển.
 Nhược điểm
-Các chi phí ban đầu là bất lợi chính của việc cài đặt một hệ thống năng lượng mặt
trời, phần lớn là chi phí cao của các vật liệu bán dẫn được sử dụng trong việc xây
dựng .
-Tấm năng lượng mặt trời đòi hỏi khá một vùng rộng lớn để cài đặt để đạt được
một mức độ tốt hiệu quả.
- Hiệu quả của hệ thống cũng phụ thuộc vào vị trí của mặt trời, mặc dù vấn đề này
có thể được khắc phục với việc cài đặt các thành phần nhất định.

4
- Việc sản xuất năng lượng mặt trời bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của các đám
mây, ô nhiễm trong không khí.
-Tương tự như vậy, không có năng lượng mặt trời sẽ được sản xuất vào ban đêm
mặc dù một hệ thống pin dự phòng và sẽ giải quyết vấn đề này.
- Ngày nay Pin năng lượng mặt trời được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực như
công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp….Từ những thiết bị nhỏ nhất như máy tính,
đồng hồ cho đến những thiết bị hiện đại như máy bay, vệ tinh….
2.1.2. Ứng dụng năng lượng mặt trời
Đối với cuộc sống của loài người, năng lượng Mặt Trời là một nguồn năng
lượng tái tạo quý báu. Có thể trực tiếp thu lấy năng lượng này thông qua hiệu ứng
quang điện, chuyển năng lượng các photon của Mặt Trời thành điện năng, như
trong pin Mặt Trời. Năng lượng của các photon cũng có thể được hấp thụ để làm
nóng các vật thể, tức là chuyển thành nhiệt năng, sử dụng cho bình đun nước Mặt
Trời, hoặc làm sôi nước trong các máy nhiệt điện của tháp Mặt Trời, hoặc sân vận
động các hệ thống nhiệt như máy điều hòa Mặt Trời.

Hình 2.1. Sân vận động sử dụng năng lượng mặt trời

Sân vận động Verona’s Bentegoldi là khu phức hợp thể thao lớn nhất nước Ý có
lắp đặt hệ thống quang năng. Hơn 13.000 tấm quang năng được lắp đặt tại sân vận
động này đã cung cấp trên 1 MegaWatt/năm cho nhu cầu sử dụng điện của sân vận
động, ước tính làm giảm phát thải CO 2 trên 550 tấn/năm.

5
Hệ thống dùng parabol trụ để tập trung tia bức xạ mặt trời vào một ống môi
chất đặt dọc theo đường hội tụ của bộ thu, nhiệt độ có thể đạt tới 400 ℃ .
Hệ thống nhận nhiệt trung tâm bằng cách sử dụng các gương phản xạ có định vị
theo phương mặt trời để tập trung NLMT đến bộ thu đặt trên đỉnh tháp cao, nhiệt
độ có thể đạt tới trên 1500 ℃ .

Hình 2.2. Tháp năng lượng mặt trời

Hệ thống sử dụng gương parabol tròn xoay định vị theo phương mặt trời để
tập trung NLMT vào một bộ thu đặt ở tiêu điểm của gương, nhiệt độ có thể đạt trên
1500 ℃.

Hiện nay người ta còn dùng năng lượng mặt trời để phát điện theo kiểu “
tháp năng lượng mặt trời - Solar power tower “. Tây Ban Nha đã nghiên cứu và
xây dựng thành công nhà máy điện năng lượng mặt trời đầu tiên và lớn nhất châu
Âu. Với 600 tấm gương phản quang khổng lồ, nhà máy này có thể cung cấp điện
cho 6000 gia đình tại Seville, Tây Ban Nha.

Từ chiếc đồng hồ đeo tay nhỏ bé, chiếc điện thoại dắt trong túi quần cho đến
những chiếc xe điện mặt trời chạy trên mặt đất hay những chú robot trên sao Hỏa...
Sự tích hợp của Pin Mặt Trời mang lại một sự khác biệt cho các thiết bị: Vừa thẩm
mỹ, vừa tiện dụng và thân thiện với môi trường.

6
Hình 2.3. ứng dụng pin năng lượng mặt trời trong robot trên sao hỏa

Hình 2.4. ứng dụng pin năng lượng mặt trời trên tàu vũ trụ

Bằng cách kết nối nhiều nguồn điện mặt trời với nhau có thể tạo ra được một tổ
hợp nguồn điện mặt trời có đủ khả năng thay thế một nhà máy phát điện.

7
Hình 2.5. Một số hình ảnh ứng dụng pin năng lượng mặt trời cho nhà máy điện mặt
trời
Nhà máy điện mặt trời có thể dùng để cấp điện cho một thành phố, một hòn đảo, ...
Hiện tại số lượng nhà máy điện mặt trời trên thế giới còn hạn chế, tuy nhiên trong
tương lai số lượng này sẽ tăng lên khi giá thành sản xuất Pin mặt trời giảm xuống.
Ở Việt Nam, với sự hỗ trợ của một số tổ chức quốc tế đã thực hiện thành công
việc xây dựng các trạm pin mặt trời có công suất khác nhau phục vụ nhu cầu sinh
hoạt và văn hoá của các địa phương vùng sâu, vùng xa, nhất là đồng bằng sông
Cửu Long và Tây Nguyên. Tuy nhiên hiện nay pin mặt trời vẫn đang còn là món
hàng xa xỉ đối với các nước nghèo như chúng ta.

Hình 2.6. Máy nước nóng dùng năng lượng mặt trời

8
Ứng dụng đơn giản, phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay của NLMT là dùng để đun
nước nóng. Các hệ thống nước nóng dùng NLMT đã được dùng rộng rãi ở nhiều
nước trên thế giới.
Ở Việt Nam hệ thống cung cấp nước nóng bằng NLMT đã và đang được ứng
dụng rộng rãi ở Hà Nội, Thành phố HCM và Đà Nẵng . Các hệ thống này đã tiết
kiệm cho người sử dụng một lượng đáng kể về năng lượng, góp phần rất lớn trong
việc thực hiện chương trình tiết kiệm năng lượng của nước ta và bảo vệ môi trường
chung của nhân loại.Hệ thống cung cấp nước nóng dùng NLMT hiện nay ở Việt
nam cũng như trên thế giới chủ yếu dùng bộ thu cố định kiểu tấm phẳng hoặc dãy
ống. Với các máy nước nóng làm việc trên nguyên lý biến đổi NLMT thành nhiệt
năng là thuận tiện nhất. Tuy nhiên, người tiêu dung cần lựa chọn loại máy có chất
lượng tốt để đảm bảo hiệu quả hấp thụ nhiệt làm nóng nước trong những ngày ít
nắng.
2.2. Cấu trúc hệ điện mặt trời
Một hệ nguồn pin năng lượng mặt trời độc lập được định nghĩa là một hệ
thống các thiết bị bao gồm dàn pin mặt trời, bộ tích trữ năng lượng, bộ biến đổi
điện và các tải tiêu thụ (bao gồm tải một chiều và xoay chiều)

Bộ biến đổi
Tải AC
DC-AC

Máy phát(tấm Bộ điều ắc quy


pin)pin mặt trời khiển

Hình 2.7: Một sơ đồ khối hệ nguồn điện pin Mặt Trời

9
2.2.1. Pin mặt trời
Tấm pin panel mặt trời (solar cells panel ) biến đổi quang năng hấp thụ được
từ mặt trời để biến thành điện năng. Một số thông tin cơ bản về tấm pin mặt trời.
Hiệu suất : từ 15%-18% Công suất : từ 25Wp đến 175 Wp Số lượng cells trên mỗi
tấm pin : 72 cells Kích thước cells :5-6 inchs Loại cells :monocrystalline và
polycrystalline Chất liệu của khung nhôm Tuổi thọ trung bình của tấm pin : 30
năm có khả năng kết nối thành các trạm điện mặt trời công suất lớn không hạn chế,
có thể hòa lưới , hoặc hoạt động độc lập như một hệ thống back up điện. Trong một
ngày nắng, mặt trời cung cấp khoảng 1 kw /m2 đến mặt đất (khi mặt trời đứng bóng
và quang mây, ở mực nước biển ). Công suất và điện áp của một hệ thống sẽ phụ
thuộc và cách chúng ta nối ghép các tấm pin panel mặt trời lại với nhau. Các tấm
pin panel mặt trời được lắp đặt ở ngoài trời để có thể hứng được ánh nắng tốt nhất
từ mặt trời nên được thiết kế với những tính năng và chất liệu đặc biệt, có thể chịu
đựng được sự khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu, nhiệt độ…

Hình 2.8: Môt số tấm panel pin mặt trời


Hướng đặt:
Điều khiển tấm pin theo mùa (xuân, hạ, thu, đông) cũng là 1 vấn đề chúng ta đã
biết, với mỗi mùa khác nhau, tại 1 địa điểm nhất định, mặt trời sẽ có 1 góc chiếu
khác nhau

10
Hình 2.9: Hướng đặt pin

11
Vị trí lắp dặt hệ thống điện mặt trời còn dùng để xác định góc nghiêng của
dàn pin mặt trời sao cho khi đặt cố định hệ thống có thể nhận được tổng cường độ
bước xạ lớn nhất. Nếu gọi β là góc nghiêng của dàn pin mặt trời so với mặt phẳng
ngang thì ta chọn :
Với là vĩ độ nơi lắp đặt. Còn hướng , nếu ở bán cầu Bắc thì quay về hướng
Nam, nếu ở hướng Nam thi quay về hướng Bắc.
Ngoài ra việc lắp đặt nghiêng dàn pin còn có ý nghĩa đó là khả năng tự làm
sạch. Khi mưa do dàn pin mặt trời nghiêng nên nước mưa sẽ tẩy rửa bụi bẩn bám
trên mặt pin, làm cho khả năng hấp thụ bức xạ mặt trời của dàn pin.

Cấu tạo

Hình 2.10:Cấu tạo pin mặt trời


Cho tới hiện tại thì vật liệu chủ yếu cho pin mặt trời (và cho các thiết bị bán dẫn) là
các silic tinh thể. Pin mặt trời từ tinh thể silic chia ra thành 3 loại:
- Một tinh thể hay đơn tinh thể module sản xuất dựa trên quá trình Czochralski.
Pin mặt trời dơn tinh thể có thể đạt hiệu suất từ 11% - 16% . Chúng thường rất mắc
tiền do được cắt từ các thỏi hình ống, các tấm đơn thể này có các mặt trống ở góc
nối các module.
- Đa tinh thể làm từ các thỏi đúc đúc từ silic nung chảy cẩn thận được làm
nguội và làm rắn. Các pin này thường rẻ hơn các đơn tinh thể, tuy nhiên hiệu suất

12
kém hơn, từ 8% - 11%. Tuy nhiên chúng có thể tạo thành các tấm vuông che phủ
bề mặt nhiều hơn đơn tinh thể bù lại cho hiệu suất thấp của nó.
- Dải silic tạo từ các miếng phim mỏng từ silic nóng chảy và có cấu trúc đa
tinh thể. Loại này có hiệu suất thấp nhất, từ 3% - 6%, tuy nhiên loại này rẻ nhất
trong các loại vì không cần phải cắt từ thỏi silicon.

Hình 2.11: Các loại cấu trúc tinh thể của pin mặt trời.

Silic thuộc nhóm IV, tức là có 4 electron lớp ngoài cùng. Silic có thể kết hợp
với silicon khác để tạo nên chất rắn. Cơ bản có 2 loại chất rắn silicon, đa thù hình
(không có trật tự sắp xếp) và tinh thể (các nguyên tử sắp xếp theo thứ tự dãy không
gian 3 chiều). Pin năng lượng mặt trời phổ biến nhất dùng đa tinh thể silicon.

Silic là chất bán dẫn. Tức là thể rắn silic, tại một tầng năng lượng nhất định,
electron có thể đạt được, và một số tầng năng lượng khác thì không được. Các tầng
năng lượng không được phép này xem là tầng trống. Lý thuyết này căn cứ theo
thuyết cơ học lượng tử.

Ở nhiệt độ phòng, Silic nguyên chất có tính dẫn điện kém. Trong cơ học
lượng tử, giải thích thất tế tại mức năng lượng Fermi trong tầng trống. Để tạo ra
silic có tính dẫn điện tốt hơn, có thể thêm vào một lượng nhỏ các nguyên tử nhóm
III hay V trong bảng tuần hoàn hóa học. Các nguyên tử này chiếm vị trí của
nguyên tử silic trong mạng tinh thể, và liên kết với các nguyên tử silic bên cạnh
tương tự như là một silic. Tuy nhiên các phân tử nhóm III có 3 electron ngoài cùng
và nguyên tử nhóm V có 5 electron ngoài cùng, vì thế nên có chỗ trong mạng tinh

13
thể có dư electron còn có chỗ thì thiếu electron. Vì thế các electron thừa hay thiếu
electron (gọi là lỗ trống) không tham gia vào các kết nối mạng tinh thể. Chúng có
thể tự do di chuyển trong khối tinh thể. Silic kết hợp với nguyên tử nhóm III (nhôm
hay gali) được gọi là loại bán dẫn p bởi vì năng lượng chủ yếu mang điện tích
dương (positive), trong khi phần kết hợp với các nguyên tử nhóm V (phốt pho,
asen) gọi là bán dẫn n vì mang năng lượng âm (negative). Lưu ý rằng cả hai loại n
và p có năng lượng trung hòa, tức là chúng có cùng năng lượng dương và âm, loại
bán dẫn n, loại âm có thể di chuyển xung quanh, tương tự ngược lại với loại p.

Các tinh thể silic (Si) hay gali asenua (GaAs) là các vật liệu được sử dụng làm
pin mặt trời. Gali asenua đặc biệt tạo nên để dùng cho pin mặt trời, tuy nhiên thỏi
tinh thể silic cũng có thể dùng được với giá thành thấp hơn, sản xuất chủ yếu để
tiêu thụ trong công nghiệp vi điện tử. Đa tinh thể silic có hiệu quả kém hơn nhưng
giá tiền cũng thấp hơn. Khi để trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời, một pin silic có
đường kính 6 cm có thể sản xuất dòng điện khoảng 0,5 ampe ở 0,5 volt.

Các tấm tinh thể mỏng hình đĩa, được đánh bóng để loại bỏ các khuyết tật trong
quá trình cắt, chất kích thích được dùng cho các pin, và các tấm kim loại dẫn
truyền đặt vào một mặt: một lưới mỏng trên bề mặt chiếu ánh sáng mặt trời, và mặt
phẳng trên mặt còn lại. Tấm năng lượng mặt trời tạo thành từ các pin như vậy cắt
theo hình dạng thích hợp, được bảo vệ khỏi tia bức xạ và hư hại trên mặt trước
bằng các miếng gương, dán vào chất nền. Sự liền mạch được tạo nên thành các dãy
song song để quyết định năng lượng tạo ra. Chất keo và chất nền phải có tính dẫn
nhiệt, vì khi các pin được làm nóng khi hấp thụ năng lượng hồng ngoại, vốn không
thể chuyển hóa thành năng lượng. Một khi các pin bị làm nóng thì giảm hiệu suất
hoạt động vì thế nên phải làm giảm thiểu nhiệt năng.

14
Nguyên lý hoạt động

Hình 2.12: Nguyên lý hoạt động của pin mặt trời.

Hình 2.13: Hệ thống 2 mức năng lượng trong đó E1 < E2.

Bình thường điện tử chiếm mức năng lượng thấp hơn E1 .Khi chiếu sáng hệ
thống, lượng tử ánh sáng (photon) mang năng lượng hv (h là hằng số Plank và v là
tần số ánh sáng) bị điện tử hấp thụ và chuyển lên mức E2.
Phương trình cân bằng năng lượng:
hv = E1-E2

15
Trong các vật rắn ,do tương tác rất mạnh của mạng tinh thể lên điện tử vành
ngoài , nên các năng lượng của nó bị tách ra nhiều mức năng lượng con rất sát
nhau và tạo thànhvùng năng lượng. Vùng năng lượng thấp bị các điện tử chiếm đầy
khi ở trạng thái cân bằng gọi là vùng hoá trị mà bên trên của nó có năng lượng EV.
Vùng năng lượng phía trên tiếpđó hoàn toàn trống hoặc chỉ bị chiếm một phần gọi
là vùng dẫn, bên dưới của vùng có năng lượng là EC, cách ly giữa vùng hóa trị và
vùng dẫn đó gọi là một vùng cấm có độ rộng năng lượng là Eg, trong đó không có
mức năng lượng cho phép nào của điện tử.

Khi ánh sáng chiếu đến vật rắn có vùng năng lượng nói trên, photon có năng
lượng hv tới hệ thống , bị điện tử của vùng hoá trị hấp thụ và nó có thể chuyển lên
vùng dẫn để trở thành điện tử tự do e-,lúc này vùng hoá trị sẽ có một lỗ trống có
thể di chuyển như “hạt“ mang điện tích dương nguyên tố (kí hiệu h+). Lỗ trống này
có thể di chuyển và tham gia vào quá trình dẫn điện.

Hình 2.14: Các vùng năng lượng.


Phương trình hiệu ứng lượng tử:
eV+hv→ e- + h+
Điều kiện để điện tử có thể hấp thụ năng lượng của photon và chuyển từ vùng hoá
trị lên vùng dẫn, tạo ra căp điện tử –lỗ trống là:
hv > Eg = EC - EV

16
Suy ra bước sóng tới hạn λC của ánh sáng để có thể tạo ra cặp e- - h+ là:
λC = hc/( EC – EV)
Vậy khi chiếu sáng vào vật rắn, điện tử ở vùng hoá trị hấp thụ năng lượng
photon hv và chuyển lên vùng dẫn tạo ra cặp hạt dẫn điện tử – lỗ trống e -- h+, tức là
tạo ra một điện thế.
Hiện tượng đó gọi là hiện tượng quang điện bên trong.
Nguyên lý hoạt động của pin mặt trời chính là hiện tượng quang điện xảy ra trên
lớp tiếp xúc p-n.

Khi một photon chạm vào mảnh silic, một trong hai điều sau sẽ xảy ra:
Photon truyền trực xuyên qua mảnh silic. Điều này thường xảy ra khi năng lượng
của photon thấp hơn năng lượng đủ để đưa các hạt electron lên mức năng lượng
cao hơn.
Năng lượng của photon được hấp thụ bởi silic. Điều này thường xảy ra khi năng
lượng của photon lớn hơn năng lượng để đưa electron lên mức năng lượng cao
hơn.
Khi photon được hấp thụ, năng lượng của nó được truyền đến các hạt electron
trong màng tinh thể. Thông thường các electron này lớp ngoài cùng, và thường
được kết dính với các nguyên tử lân cận vì thế không thể di chuyển xa. Khi
electron được kích thích, trở thành dẫn điện, các electron này có thể tự do di
chuyển trong bán dẫn.
Khi đó nguyên tử sẽ thiếu 1 electron và đó gọi là lỗ trống. Lỗ trống này tạo điều
kiện cho các electron của nguyên tử bên cạnh di chuyển đến điền vào lỗ trống, và
điều này tạo ra lỗ trống cho nguyên tử lân cận có "lỗ trống". Cứ tiếp tục như vậy lỗ
trống di chuyển xuyên suốt mạch bán dẫn.

Một photon chỉ cần có năng lượng lớn hơn năng luợng đủ để kích thích electron
lớp ngoài cùng dẫn điện. Tuy nhiên, tần số của mặt trời thường tương đương
6000°K vì thế nên phần lớn năng lượng mặt trời đều được hấp thụ bởi silic. Tuy
nhiên hầu hết năng lượng mặt trời chuyển đổi thành năng lượng nhiệt nhiều hơn là
năng lượng điện sử dụng được.

17
Hình 2.15: Nguyên lý hoạt động của pin mặt trời.

2.2.2. Mạch nạp


Dựa trên cơ sở so sánh điện áp của IC khuếch đại thuật toán đối chiếu với
lưu lượng điện trong bình mà mạch dưới đây có khả năng nạp tự động điều chỉnh
lượng điện áp nạp cho bình.
Để có thể điều tiết quá trình nạp điện của ắc quy sao cho phù hợp, tăng tuổi
thọ của ắc quy thì người ta phải thiết kế một bộ điều khiển nạp điện. Bộ điều khiển
này có thể tự động nạp cho ắc quy. Khi dung lượng đầy thì tự động ngắt hoặc khi
ắc quy phóng điện dưới mức cho phép (phóng điện sâu) thì cũng tự động dừng lại.
Đối với hệ nguồn điện pin mặt trời độc lập thì bộ thiết kế bộ điều khiển nạp
lại càng cần thiết hơn do năng lượng Mặt trời thu được ở từng thời điểm là không
đồng đều, có lúc mạnh có thể đạt công suất nạp cực đại nhưng cũng có lúc lại

18
xuống thấp do có mây mù hoặc mưa giông… Vì vậy bộ điều khiển nạp sẽ điều tiết
điện áp sao cho phù hợp với điện áp cần nạp cho ắc quy.
Khi thiết kế bộ điều khiển nạp cho ắc quy thì cần quan tâm những thông số
sau:
+ Ngưỡng điện thế cắt trên Vmax : là giá trị điện thế trên hai cực của ăc quy đã
được nạp điện no, dung lượng đã đạt 100%. Khi đó nếu ta tiếp tục nạp điện mà
không có thiết bị cảnh báo hoặc khóa tự động thì ắc quy sẽ bị nạp quá no, dung
dịch sẽ bị sôi, bay hơi nước và có khả năng còn bị nổ ắc quy. Vì thế khi có dấu
hiệu ắc quy đã được nạp no, hiệu điện thế trên các bản cực đạt giá trị V=Vmax thì
bộ điều khiển sẽ tự động cắt hoặc hạn dòng từ dàn pin Mặt trời, sau đó khi hiệu
điện thế của ắc quy xuống dưới ngưỡng Vmax thì bộ điều khiển lại khép mạch cho
phép nạp vào ắc quy.
+ Ngưỡng điện thế cắt dưới Vmax : tương tự như trên với Vmin là giá trị điện
thế trên hai cực của ắc quy khi nó phóng điện thế đến giá trị cận dưới của dung
lượng ắc quy (ví dụ đối với ắc quy chì/acid thì ngưỡng Vmin =30% V)
2.2.3. Mạch biến đổi DC-AC
Khi các tấm pin mặt trời tiếp nhận năng lượng mặt trời rồi chuyển đổi
thành đổi thành dòng điện một chiều. Dòng điện một chiều này sẽ được chuyển
xuống biến tần điện mặt trời.
Tại đây, bộ Inverter sẽ biến đổi điện một chiều thành dòng điện xoay
chiều và cung cấp điện cho các tải tiêu thụ (có thể là mạng lưới điện
thương mại hoặc mạng lưới điện cục bộ).
Ngoài ra, nó còn có chức năng thích nghi đặc biệt với những tấm pin năng lượng
mặt trời.
Nó theo dõi điểm công suất cực đại của các tấm pin và chống sự xâm nhập
của dòng ngược DC.
Bộ inverter nói chung và loại hòa lưới nói riêng có nguyên lý hoạt động khá đơn
giản. Khi năng lượng mặt trời được hấp thụ bởi các tấm pin mặt trời, sau đó
chuyển đổi thành dòng điện một chiều. Dòng điện một chiều (DC) sẽ được
Inverter chuyển thành dòng xoay chiều (AC).

19
2.2.4. Ắc quy
Giới thiệu chung về ắc quy:
-Ắc-quy là loại bình điện hóa học dùng để tích trữ năng lượng điện và làm
nguồn điện cung cấp cho các thiết bị sữ dụng điện

Hình 2.16: Một số loại ắc quy

Các tính năng cơ bản của ắc-quy:


-Sức điện động lớn, ít thay đổi khi phóng điện nạp.
-Sự tự phóng điện bé nhất.
-Năng lượng nạp vào bao giờ cũng bé hơn năng lượng điện mà ắc-quy phóng ra.
-Điện trở của ắc-quy nhỏ. Nó bao gồm điện trở của các bản cực, điện trở dung dịch
điện phân có xét đến sự ngăn cách của các tấm ngăn giữa các bản cực. thường trị
số điện trở trong của ắc-quy khi nạp điện đầy là 0,001 ôm -0.0015 ôm và ắc-quy
phóng điện hoàn toàn là 0.02-0.025.
Cấu tạo của ắc-quy:
Các bộ phận chủ yếu của ắc-quy axit gồm:
-Các lá cực dương làm bằng Pb2 được ghép song song với nhau thành một bộ
chùm cực dương.
-Các lá cực âm làm bằng Pb được ghép song song với nhau thành một bộ
chùm cực âm.
Bộ chùm cực âm và chùm cực dương đặt xen kẽ với nhau theo kiểu cái răng
lược, sao cho cứ một lá cực(-) rồi đến một lá cực(+).

20
-Lá cách đặt giữa các lá cực âm và lá cực dương để tránh hiện tượng chập
mạch giữa các điện cực khác dấu.
-Vỏ bình thường được làm bằng cao su cứng đúc thành hình hộp, chịu được
khí nóng lạnh, va chạm mạnh và chịu được axit. Dưới đáy bình có các đế cao để
dắt các lá cực lên, khi mùn của chất hoạt động rụng xuống thì đọng dưới rãnh đế
như vậy tránh được hiện tượng chập mạch giữa các điện cực do mùn gây ra, nắp
đậy ắc-quy cũng làm bằng vỏ cao su cứng, nắp có các lỗ để đổ dung dịch điện phân
và đầu cực luồn qua. Nút đậy để dung dịch khỏi đổ ra.
-Cấu nối bằng chì để nối tiếp các đầu cực âm của ngăn ắc-quy này với cực
dương của ngăn ắc-quy kế tiếp.

Hình 2.17: Cấu tạo của ắc quy


Phân loại ắc quy
Nếu điểm qua các loại ắc quy thì có lẽ có thể có nhiều cách gọi như: ắc quy
nước, ắc quy axít, ắc quy axít kiểu hở, ắc quy kín khí, ắc quy không cần bảo
dưỡng, ắc quy khô, ắc quy GEL, ắc quy kiềm...Thực ra thì cách nói như trên là các
cách gọi khác nhau của vài loại ắc quy. Trên thực tế thường phân biệt thành hai
loại ắc quy thông dụng hiện nay là ắc quy sử dụng điện môi bằng a xít (gọi tắt là ắc
quy a xít hoặc ắc quy Chì-Axít) và ắc quy sử dụng điện môi bằng kiềm (gọi tắt là
ắc quy kiềm). Tuy có hai loại chính như vậy nhưng ắc quy kiềm có vẻ ít gặp nên đa
số các ắc quy mà bạn gặp trên thị trường hiện nay là ắc quy a xít.

21
Trong cùng loại ắc quy axít cũng được phân chia thành hai loại chính: ắc quy
axít kiểu hở thông thường và ắc quy axít kiểu kín khí. Hai loại này đang bị gọi
nhầm một cách thông dụng là: ắc quy nước và ắc quy khô (đúng ra thì ắc quy điện
môi dạng keo mới gọi là ắc quy khô).

Nguyên lý hoạt động của ắc quy

Hình 2.18: Mô phỏng bản cực ắc quy a-xít


Trong hình này vẽ đại diện hai bản cực của một ắc quy, trong đó cực cả hai
cực được làm bằng Chì (Pb) và oxít Chì ( Pb O2). Điền đầy giữa các bản cực là dung
dịch axít sulfuric ( H 2 SO4 ) loãng, và tất nhiên là dung dịch loãng như vậy thì chứa
Nước ( H 2 O ) là chiếm phần lớn thể tích.
Ở trạng thái được nạp đầy, các bản cực ắc quy ở trạng thái hóa học nêu trên
(như hình, tức là cực dương là Pb O2, cực âm là Pb), trong các quá trình phóng điện
và nạp điện cho ắc quy, trạng thái hóa học của các cực bị thay đổi. Có thể xem về
trạng thái hóa học trong các quá trình phóng - nạp như hình dưới đây.

22
Hình 2.19: Mô phỏng quá trình phóng điện diễn ra giữa hai cực ắc quy
Quá trình phóng điện diễn ra nếu như giữa hai cực ắc quy có một thiết bị tiêu
thụ điện, khi này xảy ra phản ứng hóa học sau:
Tại cực dương: 2 PbO2 +2 H 2 SO 4=2 Pb SO 4 + 2 H 2 O+ O2
Tại cực âm: Pb+ H 2 SO4 =Pb SO4 + H 2
Phản ứng chung gộp lại trong toàn bình là:
Pb+ PbO2 +2 H 2 SO 4 =2 Pb SO 4 +2 H 2 O
Quá trình phóng điện kết thúc khi mà PbO2 ở cực dương và Pb ở cực âm hoàn
toàn chuyển thành PbSO 4.
Quá trình nạp điện cho ắc quy, do tác dụng của dòng điện nạp mà bên trong ắc
quy sẽ có phản ứng ngược lại so với chiều phản ứng trên, phản ứng chung gộp lại
trong toàn bình sẽ là:
2 Pb SO 4 +2 H 2 O=Pb+ PbO 2 +2 H 2 SO 4 .
Kết thúc quá trình nạp thì ắc quy trở lại trạng thái ban đầu: Cực dương gồm:
Pb O2, cực âm là Pb.

Trong thực tế, các bản cực ắc quy không giống như ở trên, các cực của ắc
quy có số lượng nhiều hơn (để tạo ra dung lượng bình ắc quy lớn) và mỗi bình ắc
quy lại bao gồm nhiều ngăn như vậy. Nhiều tấm cực để tạo ra tổng diện tích bản

23
cực được nhiều hơn, giúp cho quá trình phản ứng xảy ra đồng thời tại nhiều vị trí
và do đó dòng điện cực đại xuất ra từ ắc quy đạt trị số cao hơn - và tất nhiên là
dung lượng ắc quy cũng tăng lên. Do kết cấu xếp lớp nhau giữa các tấm cực của ắc
quy nên thông thường số cực dương và cực âm không bằng nhau bởi sẽ tận dụng
sự làm việc của hai mặt một bản cực (nếu số bản cực bằng nhau thì các tấm ở bên
rìa sẽ có hai mặt trái chiều ở cách nhau quá xa, do đó phản ứng hóa học sẽ không
thuận lợi). Ở giữa các bản cực của ắc quy đều có tấm chắn, các tấm chắn này
không dẫn điện nhưng có độ thẩm thấu lớn để thuận tiện cho quá trình phản ứng
xảy ra khi các cation và anion xuyên qua chúng để đến các điện cực.

Hình 2.20: Các bản cực của ắc quy được gắn song song nhau

Mỗi một ngăn cực của ắc quy a-xít chỉ cho mức điện áp khoảng 2 đến 2,2 V
do đó để đạt được các mức 6, 12 V thì ắc quy phải ghép nhiều ngăn nhỏ với nhau,
ví dụ ghép 3 ngăn để thành ắc quy 6V, ghép 6 ngăn để thành ắc quy 12V.
· So sánh hai loại ắc quy thông dụng
Thị trường hiện có hai loại ắc quy thông dụng là: ắc quy axít kiểu hở và ắc quy axít
thiết kế theo kiểu kín khí – miễn bảo dưỡng (loại này hay bị gọi là ‘ắc quy khô’
nhưng thực ra thì dùng từ này là không đúng lắm bởi ắc quy khô một cách chính
xác là loại ắc quy không dùng điện dịch). Sự khác nhau giữa hai loại ắc quy này
thể hiện trong bảng sau:
Tiêu chí Ắc quy axít thông thường Ắc quy axít loại kín khí.

24
(loại hở)
Giá thành Rẻ hơn so với loại ắc quy Đắt hơn so với ắc quy thông
kín khí bởi chế tạo đơn giản thường, nhiều hãng phải nhập nước
hơn. ngoài (Ví dụ loại ATLAS nhập từ
Hàn Quốc, Thunder do GS nhập
khẩu).
Cách phân Có các nút ở các ngăn bình Không có nút ở các ngăn bình,
biệt hai loại (dùng để bổ sung nước cất thường ghi rõ ắc quy không cần
sau quá trình sử dụng), nếu bảo dưỡng ở vỏ bình hoặc tài liệu
ắc quy 12V thì sẽ có 6 nút kèm theo.
này.
Trạng thái Tương đương nhau Tương đương nhau, nhưng sau khi
phóng điện phát dòng điện lớn thì ắc quy kín
khí thường phục hồi điện áp nhanh
hơn, tuy nhiên điều này không ảnh
hưởng đến hoạt động của kích
điện.
Trạng thái - Khi nạp có thể phát ra khí - Khi nạp ắc quy không phát sinh
khi nạp cháy hoặc khí có mùi khói khí ra môi trường bên ngoài nên
điện và chịu. không có mùi.
dòng nạp - Dòng điện nạp lớn nhất - Dòng điện nạp có thể lên tới 0,25
cho phép chỉ nên bằng 0,1 lần trị số lần trị số dung lượng ắc quy (ví dụ
dung lượng ắc quy (Ví dụ loại 100 Ah có thể nạp với dòng
loại 100Ah chỉ nên nạp với lớn nhất là 25A)
dòng cao nhất là 10A)
Chế độ bảo - Nếu mức điện dịch từng Không phải bổ sung điện dịch
dưỡng ngăn ở ắc quy thấp hơn quy trong quá trình sử dụng.
định thì phải bổ sung. Phải nạp điện định kỳ trong thời
- Định kỳ phải nạp điện bổ gian không sử dụng, nhưng chu kỳ
sung cho ắc quy. Chu kỳ nạp định kỳ sung cho ắc quy. Chu
nạp định kỳ khoảng 3 kỳ dài hơn so với loại ắc quy axít
tháng/lần nếu không nối với thông thường.

25
thiết bị tiêu thụ điện.
Tuổi thọ thấp hơn so với Thường có tuổi thọ cao hơn so với
Tuổi thọ loại ắc quy kín khí. ắc quy loại hở thông thường.

Từ bảng trên thì bạn thấy rằng ắc quy kín khí sẽ có nhiều ưu việt hơn so với ắc
quy axít thông thường, nếu tình hình tài chính cho phép thì bạn nên chọn loại ắc
quy kín khí. Nếu sử dụng loại ắc quy axít thông thường thì cần lưu ý đến điều
chỉnh dòng nạp và đặc biệt lưu ý không gây phát sinh tia lửa (do chạm chập dây
hoặc hút thuốc) gần ắc quy khi nạp bởi chúng dễ gây cháy nổ hơn loại kín khí (quá
trình nạp có thể xảy ra sự điện phân nước để tạo ra hai chất khí dễ cháy nổ là Hiđrô
và ôxy)
Ngoài hai loại thông dụng trên thì thị trường cũng có một số loại ắc quy khô
một cách thực sự, chúng vẫn dùng cá bản cực bằng PbO 2 và Pb với điện môi H 2 S O4
nhưng được trữ ở dạng keo sệt (gel). Ưu điểm của loại ắc quy này là chúng không
gây mùi khó chịu khi nạp điện, không gây chảy axit khi bị vỡ, có thể hoạt động ở
các vị trí đặt khác nhau. Nhược điểm là chế độ nạp khắt khe và không chịu được
quá nạp (khi nạp loại này chỉ được nạp với dòng nhỏ hơn 1/20 dung lượng), nếu
thường xuyên quá nạp loại ắc quy này thì tuổi thọ của chúng sẽ giảm rất nhanh.
2.3. Ứng dụng pin năng lượng mặt trời trong nuôi trồng thủy sản
Một số đặc trưng về khu vực biển đảo.
Việt Nam là một quốc gia ven biển nằm trong khu vực trung tâm của Đông
Nam Á. Bờ biển Việt Nam dài 3.260km, từ Quảng Ninh ở phía đông bắc tới Kiên
Giang ở phía tây nam. Có 28/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam nằm ven biển,
chiếm 42% diện tích và 45% dân số cả nước, có khoảng 15,5 triệu người sống gần
bờ biển và hơn 175 ngàn người sống ở đảo.

26
Với sự phát triển của nghành nuôi trồng thủy sản, những hộ chăn nuôi trên
biển và các hộ dân trên đảo cần có điện để phục vụ sản xuất và nhu cầu sinh hoạt
hàng ngày.

Hình 2.21: Một số khu nuôi trồng thủy sản ven biển

27
Mô hình ứng dụng năng lượng mặt trời vào nuôi trồng thủy sản.

Hình 2.22. Mô hình thực tế ứng dụng pin mặt trời cho nuôi trồng thủy sản

Kết quả thử nghiệm cho thấy, ngoài tiết kiệm chi phí nhiên liệu, hệ thống tạo
khí cho ao nuôi bằng năng lượng mặt trời còn loại bỏ khả năng gây ô nhiễm môi
trường, không tạo ra các chất gây bẩn trong hệ thống ao hồ và không gây ra tiếng
ồn. Hệ thống đảm bảo cấp điện liên tục trong quá trình nuôi thủy sản khi môi
trường thời tiết ổn định, tính an toàn cao bởi sử dụng nguồn điện một chiều điện áp
thấp, có thể ứng rộng rộng rãi.

28
Nuôi tôm công nghiệp bằng năng lượng mặt trời

Hình 2.23: Ứng dụng Năng Lượng Mặt Trời trong thời gian gần đây được các hộ
nuôi tôm ở 2 tỉnh phía nam.

Quạt nước và máy nén khí (gọi chung là hệ thống sục khí) hiện nay là hai nguồn
cung cấp ôxy cho nuôi tôm.. Quạt nước còn có tác dụng tránh hiện tượng phân tầng
nước về nhiệt độ và độ mặn, tăng lượng ôxy hòa tan trong ao (bè) nuôi.

Hình 2.24: Hệ thống tạo khí trong ao(bè ) nuôi tôm

29
CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG
3.1. Ý tưởng thiết kế và cơ sở lý thuyết
3.1.1. Ý tưởng thiết kế
Do năng lượng mặt trời là dạng năng lượng xanh, sạch, miễn phí, và có giá
trị sử dụng tốt nhất, rất thân thiện với môi trường. Vì vậy chúng ta đang tìm các
công nghệ sử dụng dạng năng lượng này một cách có hiệu quả nhất. Đây thực sự là
một nguồn tài nguyên khổng lồ.
Bắt nguồn từ vấn đề thực tế, tỉnh trạng thiếu điện về mùa hè và nhiều vùng
miền mà lưới điện quốc gia chưa tới được nhất là các vùng sâu vùng xa và biển
đảo.
Chúng em có ý tưởng thiết kế hệ thống dùng pin năng lượng mặt trời để
cung cấp điện cho các thiết bị điện ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Cụ thể như
sau:
-Diện tích ao nuôi khoảng 2000m2
-3 bộ tạo khí động cơ 750w và cánh quạt
-Các thiết bị điện sinh hoạt cơ bản: quạt điện, bóng đèn,…
Với điều kiện lý tưởng là nắng 8-10h/ngày, hệ thống bao gồm pin mặt trời,
bộ điều khiển Inverter(gồm mạch nạp và mạch biến đổi DC-AC), ac quy có nguyên
lý hoạt động:
Pin mặt trời chuyển hóa năng lượng nhiệt từ mặt trời sang dòng điện một
chiều, qua bộ inverter chuyển đổi dòng điện một chiều thành xoay chiều cung cấp
cho động cơ quạt nước tạo khí oxy cho ao nuôi và cung cấp điện sinh hoạt cho một
hộ nhỏ bao gồm hệ thống điện đơn giản. Đồng thời cũng sẽ nạp nào ac quy để dự
trữ điện, cấp điện cho toàn hệ thống khi điện từ pin mặt trời không đáp ứng đủ.
3.1.2. Cơ sở lý thuyết các bước thiết kế một hệ thống cung cấp điện dùng pin
năng lượng mặt trời.
a) Tính tổng lượng điện tiêu thụ điện của tất cả các thiết bị mà hệ thống solar phải
cung cấp.
Tính tổng số Watt-hour sử dụng mỗi ngày của từng thiết bị. Cộng tất
cả lại chúng ta có tổng số Watt-hour toàn tải sử dụng mỗi ngày.

30
b) Tính số Watt-hour các tấm pin mặt trời phải cung cấp cho toàn tải mỗi
ngày.
Do tổn hao trong hệ thống, số Watt-hour của tấm pin mặt trời cung
cấp phải

cao hơn tổng số Watt-hour của toàn tải.


Số Watt-hour các tấm pin mặt trời (PV modules) =1.3 * tổng số Watt-
hour toàn tải sử dụng
c) Tính toán kích cỡ tấm pin mặt trời cần sử dụng
Để tính toán kích cỡ các tấm pin mặt trời cần sử dụng, ta phải tính toán
Watt-peak (Wp)cần có của tấm pin mặt trời. Lượng Wp mà pin mặt trời tạo ra lại
tùy thuộc vào khí hậu của từng vùng trên thế giới. Cùng một tấm pin mặt trời
nhưng đặt ở nơi này thì mức độ hấp thụ năng lượng sẽ khác với khi đặt nó nơi
khác. Để thiết kế chính xác, người ta phải khảo sát từng vùng và đưa ra một hệ số
gọi là (panel generation), tạm dịch là hệ số phát điện của pin mặt trời. hệ số panel
gẻneration face là tích số của hiệu suất hấp thu và độ bức xạ năng lượng mặt trời
trong các tháng ít nắng của vùng, đơn vị tính của nó là ( kWh /m2 /ngày). Mức hấp thu
năng lượng mặt trời tại khu vực phía bắc là khoảng 4. 4 kwh/m2 /ngày cho nên lấy
tống số Watt-hour các tấm pin mặt trời chia cho 4.4 ta sẽ có tổng số Wp của tấm
pin mặt trời. Mỗi PV mà ta sử dụng đều có thông số Wp của nó ta sẽ được số
lượng tấm pin mặt trời cần dùng.
Kết quả trên chỉ cho ta biết số lượng tối thiểu số lượng tấm pin mặt trời cần
dùng. Càng có nhiều pin mặt trời, hệ thống sẽ làm việc tốt hơn, tuổi thọ của battery
sẽ cao hơn. Nếu có ít pin mặt trời, hệ thống sẽ thiếu điện trong những ngày râm
mát, rút cạn kiệt battery và như vậy sẽ làm battery giảm tuổi thọ. Nếu thiết kế
nhiều pin mặt trời thì làm giá thành hệ thống cao, vượt quá ngân sách cho phép,
đôi khi không cần thiết. thiết kế bao nhiêu pin mặt trời còn tùy thuộc vào độ dự
phòng của hệ thống. Thí dụ một hệ solar có độ dự phòng 4 ngày, (gọi là autonomy
day, là những ngày không có nắng cho pin mặt trời sản sinh điện), thì bắt buộc
lượng battery phải tăng hơn và kéo theo phải tăng số lượng pin mặt trời. Rồi vấn đề
sử dụng pin loại nào là tối ưu, là thích hợp vì mỗi vùng địa lý đều có thời tiết khác
31
nhau. Tất cả đòi hỏi thiết kế phải do các chuyên gia có kinh nghiệm thiết kế nhiều
năm cho các hệ solar trong vùng.

d) Tính toán battery


Battery dùng cho hệ solar là loại deep-cycle. Loại này cho phép xả đến mức
bình rất thấp và cho phép nạp đầy nhanh. Loại này có khả năng nạp xả rất nhiều
lần có nhiều cycle) mà không bị hỏng bên trong, do vậy khá bền, tuổi thọ cao.
Đặt trường hợp điều kiện thuận lợi nắng 8-10h 1 ngày, ước tính thời gian hệ
thống cần hoạt động khi chưa có nắng hoặc khi trời dâm mát tối đa khoảng
5h/ngày. Ta sẽ lấy công suât của toàn bộ thiết bị trong 1h nhân với thời gian cần sử
dụng điện từ bình ac quy,sau đó chia cho điện áp của ac quy nhân với hiệu suất của
bộ kích điện.
AH =(T∗W ) /(V∗pf )

Tổng Công suất tiêu thụ trong hệ thống (W)

Hiệu điện thế của mạch nạp bình ắc quy (V)

Dung lượng của bình ắc quy (AH)

Thời gian cần sử dụng điện từ acquy (T)

Hệ số năng suất của bộ kích điện (pf)

e) Thiết kế solar charge controller


Solar charge có điện thế vào phù hợp với điện thế của pin mặt trời và điện
thế ra tương ứng với điện thế của battery. Vì solar charge controller có nhiều loại
cho nên bạn cần chọn loại solar charge controller nào phù hợp với hệ solar của bạn.
Đối với các hệ pin mặt trời lớn, nó được thiết kế thành nhiều dãy song song và mỗi
dãy sẽ do một solar charge contronller phụ trách. Công suất của solar charge
contronller phải đủ lớn để nhận điện năng từ PV và đủ công suất để nạp battery.
Thông thường ta chọn solar charge contronller có dòng Imax = 1.3 * dòng ngắn
mạch của PV.
32
3.1.3. Sơ đồ khối hệ thống tạo khí và điện sinh hoạt.
Hệ thống tạo khí cho ao (bè) nuôi thủy sản bằng năng lượng mặt trời

Hệ thống
Tấm pin mặt Bộ điều
trời khiển tạo khí

Hình 3.1: Một sơ đồ khối hệ thống tạo khí dùng pin Mặt Trời
Hệ thống gồm các thành phần:
- Tấm pin mặt trời
- Bộ điều khiển(mạch biến đổi DC-AC)
-Hệ thống tạo khí(động cơ, hệ thống cánh quạt tạo khí)
Nguyên lý hoạt động của hệ thống: Tấm pin mặt trời có tác dụng hấp thu năng
lượng nhiệt chuyển thành dòng điện một chiều thông qua mạch nạp để sạc vào ắc
quy để tích trữ năng lượng. Qua bộ biến đổi DC-AC biến đổi dòng điện 1 chiều
thành xoay chiều cung cấp điện áp cần thiết thông qua hệ thống tạo khí (motor sục
khí) để cung cấp lượng oxy cần thiết cho sự sống và phát triển của thủy hải sản
trong Ao(bè).
Cung cấp cho điện sinh hoạt.

Điện sinh
Tấm pin mặt Bộ điều
trời khiển hoạt

Hình 3.2: Sơ đồ cấp điện sinh hoạt


Hệ thống bao gồm:
-Pin mặt trời
-Bộ điều khiển(mạch biến đổi DC-AC)
33
-Hệ thống điện sinh hoạt(đèn, quạt,…)
Nguyên lý hoạt động
Tấm pin mặt trời có tác dụng hấp thu năng lượng nhiệt chuyển thành dòng điện
một chiều thông qua mạch nạp để sạc vào ắc quy để tích trữ năng lượng. Qua bộ
biến đổi DC-AC biến đổi dòng điện 1 chiều thành xoay chiều cung cấp điện áp cho
hệ thống điện sinh hoạt.
Hệ thống dự trù bằng ac quy
Hệ thống được sử dụng vào những ngày ít nắng nhằm đảm bảo cho nuôi
trồng thủy sản khong bị gián đoạn. Khi đó ta có thể sử dụng điện từ ac quy cung
cấp điện cho hệ thống.
Sơ đồ khối

Hệ thống
Ac quy Bộ điều khiển
tạo khí

Ao (Bè)

Hình 3.3:Một sơ đồ khối hệ thống tạo khí dùng nguồn điện ac quy
Hệ thống gồm các thành phần:
- Ác quy
- Bộ điều khiển
- Hệ thống tạo khí
- Ao(Bè)
3.2. Thiết kế hệ thống
3.2.1. Tính toán thực tế
Phụ tải với nhu cầu sử dụng:
Công suất Thời gian
Tên thiết bị Đơn vị Số lượng
(Watt) hoạt động
Động cơ Cái 3 750W 12h
Đèn Cái 4 20 6
34
Quạt Cái 2 50 15
Phụ tải thêm Cái 1 200 5

a) Tính toán công suất phụ tải


Xác định tổng lượng điện tiêu thụ của động cơ mỗi ngày
¿(750 W ∗3∗12 h)=180 00 Wh/ngày

Tổng lượng điện tiêu thụ của điện sinh hoạt mỗi ngày
¿ 20 W∗4∗6 h+50 W ∗2∗15 h+ 200W ∗5 h=2980 Wh/ngày

Tổng lượng điện tiêu thụ mỗi ngày


¿ 18000+2980=20980 Wh/ngày

b) Tính pin mặt trời (PV panel)


PV panel ¿ 20980∗1.3=27274 Wh/ngày
Tổng Wp của PV panel = 27274 /4. 4=6198.6 Wp
Chọn loại PV có 475Wp thì số PV cần dùng là 6198. 6/475=13 tấm
c) Tính toán Battery
AH =(T∗W ) /(V∗pf )

Tổng Công suất tiêu thụ trong hệ thống (W):750∗3+20 x 4+50 x 2+200=2630 Wh

Hiệu điện thế của mạch nạp bình ắc quy (V):12V

Dung lượng của bình ắc quy (AH)

Thời gian cần sử dụng điện từ acquy (T):5h

Hệ số năng suất của bộ kích điện (pf): 0,8

Dung lượng battery(Ah)=(5 x 2630)/(12 x 0.8)=1369.8 Ah


Với 2 ngày dự phòng, dung lượng bình =1369.8 x 2=2739.6 Ah
Như vậy chọn 14 battery deep-cycle 12V/200Ah cho 2 ngày dự phòng.
d) Tính toán bộ xạc pin năng lượng mặt trời

35
Thông số của mỗi PV module: Công suất max Pm=475Wp, điện áp tại pmax Vm =
43.38V, dòng điện tại pmax Im=10.95A, điện áp hở mạch Voc=52.24V, dòng điện
ngắn mạch Isc =11.77A
Như vậy solar charge contronller 13∗11.77∗1.3=198.9 A

Như vậy sau khi tính toán , các thiết bị cần sử dụng cho một hệ cung cấp điện dung
pin năng lượng mặt trời:

Tên thiết bị Đơn vị Số lượng

Pin mặt trời, P=475W Tấm 13

Ắc Quy, 12v-200 AH Cái 14

Bộ inverter 5kw Bộ 1

3.2.2. Chọn tấm pin


Trên thị trường hiện nay có 2 loại pin mặt trời là pin Poly và pin
Mono. Cả 2 loại pin mono và poly đều là sự lựa chọn tuyệt vời cho hệ thống điện
năng lượng mặt trời, tuy nhiên, vì 2 loại này có 1 số điểm khác biệt nên cần cân
nhắc trước khi lựa chọn lắp đặt loại nào cho phù hợp. Hơn 85% quang điện của thế
giới dựa trên một số biến thể của silicon. Silicon được sử dụng trong điện mặt trời
có nhiều dạng. Sự khác biệt cơ bản giữa pin mặt trời poly và mono, cũng như một
số loại ít phổ biến khác chính là độ tinh khiết của silicon. Hiệu suất của tấm pin
năng lượng mặt trời tỉ lệ thuận với độ tinh khiết của silicon. Các phân tử silicon
càng tinh khiết thì hiệu suất chuyển hóa năng lượng mặt trời thành năng lượng điện
càng cao. Nhưng quá trình tăng cường độ tinh khiết của silicon lại rất tốn kém. Đây
cũng chính là nguyên nhân cho sự chênh lệch giá thành của pin năng lượng mặt
trời poly và mono.

36
Bảng so sánh 2 loại pin Poly và Mono
Tiêu chí Pin Mono Pin Poly
Tên đầy đủ Monocrystalline Polycrystalline
Nguyên liệu Pin Mono với các tế bào năng Các tấm pin năng lượng
tạo thành lượng mặt trời được làm bằng mặt trời đầu tiên được tạo
monocrystalline silicon (MonoSi), còn nên từ silicon đa tinh thể
được gọi là silicon đơn tinh thể với như polysilicon (p-Si) và
độ tinh khiết cao. Chính vì vậy, nhìn
silicon đa tinh thể (mcSi).
bằng mắt thường sẽ thấy tấm pin đều
Nguyên liệu silicon tan
màu và đồng nhất. Các tế bào năng lượng
chảy và được đổ vào
mặt trời của pin mono được tạo nên từ
khuôn hình vuông, được
các phôi silicon có hình trụ. Bốn mặt
làm nguội và cắt thành
các phôi hình trụ được cắt ra khỏi để
tối ưu hóa hiệu suất và giảm chi phí thành những tấm wafer vuông
phần. hoàn hảo.
Giá thành Đắt hơn Ít tốn kém
Hiệu suất Hiệu quả hơn Kém hơn
Tuổi thọ Trên 25 năm Trên 25 năm
Ưu điểm Được làm từ silicon với độ tinh Quá trình sản xuất đơn
khiết cao nên hiệu suất sử dụng giản và ít tốn kém. Do đó
cao. Tỉ lệ hiệu suất của các tấm pin giá thành cũng thấp hơn
mono thường ở khoảng 15-20%. so với pin Mono.
Độ bền cao, hiệu quả sử dụng dài
Mức độ giãn nở và chịu
lâu. Hoạt động hiệu quả hơn so với pin
nhiệt cao.
poly trong điều kiện ánh sáng yếu.
Nhược điểm Giá thành khá cao do quy trình sản Hiệu suất hoạt động của
xuất tốn kém. pin poly nằm trong

37
khoảng từ 13-16%. Do
độ tinh khiết của silicon
thấp hơn nên hiệu suất
không cao bằng pin mono.

38
Theo tính toán ở phần 2.5.3 ta chọn được tấm pin JINKO JKM475M-7RL3 475W

39
Hình 3.4: Thông số tấm pin JINKO JKM475M-7RL3 475W

3.2.3. Chọn bộ inverter


Khi các tấm pin mặt trời tiếp nhận năng lượng mặt trời rồi chuyển đổi
thành đổi thành dòng điện một chiều. Dòng điện một chiều này sẽ được chuyển
xuống biến tần điện mặt trời.
Tại đây, bộ Inverter sẽ biến đổi điện một chiều thành dòng điện xoay
chiều và cung cấp điện cho các tải tiêu thụ (có thể là mạng lưới điện
thương mại hoặc mạng lưới điện cục bộ).
Với công suất sản sinh điện của các tấm pin va công suất tiêu thụ của toàn hệ
thống, ta chọn bộ inverter SMA 5kw.

40
Hình 3.5: Inverter sma 5kw

41
Hình 3.6:Thông số inverter sma 5kw
3.2.4. Xây dựng hệ thống

42
Hình 3.7: Sơ đồ hoạt động toàn hệ thống

Tấm pin mặt trời sẽ hấp thụ và chuyển hóa năng lượng mặt trời thành dòng
điện một chiều
Dòng điện một chiều qua bộ inverter biến đổi thành dòng điện xoay chiều cung
cấp điện năng cho động cơ quạt nước tạo khí oxy và cung cấp điện năng cho sinh
hoạt.
Đồng thời dòng điện cũng sẽ qua bộ nạp trong inverter rồi nạp vào ac quy dự trữ.
Khi không có điện năng từ tấm pin mặt trời hay điện năng từ pin mặt trời không đủ
thì bộ inverter sẽ lấy điện từ ac quy và cung cấp cho động cơ quạt nước và điện
sinh hoạt.

43
CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ MÔ HÌNH
4.1. Tính toán cho mô hình
Tính toán cho mô hình hệ thống cung cấp điện một hộ phụ tải trên khu vực biển
đảo thu nhỏ do điều kiện, Thời gian và cơ sở vật chất thực hiện nên em xin phép
được tính toán, Thiết kế và chế tạo mô hình, Cho phụ tải với công suất nhỏ hơn
như đã tính toán ở mục 3.1.4
Một phụ tải với nhu cầu sử dụng:
Công suất Thời gian hoạt
Tên thiết bị Đơn vị Số lượng
(Watt) động

Máy sục khí cái 1 2.5 12h

Bóng đèn cái 1 5 6h

a) Xác định tổng lượng điện tiêu thụ máy sục mỗi ngày = (2.5 W ∗12 h)=30 Wh/ngày
lượng điện tiêu thụ bóng đèn mỗi ngày=5 W ∗6 h=30 Wh
Tổng lượng điện tiêu thụ mỗi ngày=30 W +30 W =60 Wh/ngày
b) Tính pin mặt trời (PV panel)
PV panel = 60∗1.3=78 Wh/ngày
Tổng Wp của PV panel = 78/ 4. 4=17.7 Wp
Chọn loại PV có 20Wp thì số PV cần dùng là 1 tấm
c) Tính toán Battery
  AH =(T∗W )/(V∗pf )

Tổng Công suất tiêu thụ trong hệ thống (W):5+2.5=7.5 Wh

Hiệu điện thế của mạch nạp bình ắc quy (V):12V

Dung lượng của bình ắc quy (AH)

Thời gian cần sử dụng điện từ acquy (T):5h

Hệ số năng suất của bộ kích điện (pf): 0,8

Dung lượng battery(Ah)=(5∗7.5)/(12∗0.8)=3.9A


44
Như vậy chọn battery deep-cycle 12V/5Ah.
d) Tính toán bộ xạc pin năng lượng mặt trời
Thông số của mỗi PV module:công suất max Pm=15Wp, điện áp tại pmax Vm =
17.44V, dòng điện tại pmax Im=0.86A,điện áp hở mạch Voc=22.5V, dòng điện
ngắn mạch Isc =0.92A
Như vậy solar charge contronller=(2 tấm PV * 0.92A)* 1.3=2.39 A
Chọn solar charge contronller có dòng 5A/12V hay lớn hơn.
Như vậy sau khi tính toán , các thiết bị cần sử dụng cho một hệ cung cấp
điện dung pin năng lượng mặt trời:

Tên thiết bị Đơn vị Số lượng


Pin mặt trời, P=15W Tấm 2
Ắc Quy, 12v-5 AH Cái 1
Bộ inverter 500W/12v Bộ 1

4.2. Xây dựng mô hình

4.2.1. Các thiết bị hiện có

Hình 4.1: Tấm pin 15w

45
Hình 4.2: Ac quy 12v 5ah

Hình 4.3: Inverter 500w

46
Hình 4.4: Máy sục khí 220v 2.5w

Hình 4.5: Bóng đèn 20w

47
Hình 4.6: Bể kính

4.2.2. Mô hình hoàn chỉnh

Hình 4.7: Mô hình hoàn chỉnh

48
CHƯƠNG V :KẾT QUẢ, KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI
5.1. Kết quả
5.1.1. Dự toán chi phí thực tế
Động cơ 750w khoảng 5 tr∗3=15.000 .000 đồng
Pin mặt trời JINKO JKM475M-7RL3 475W khoảng 3.5 tr∗13=45.500 .000 đồng
Inverter SMA 5kw khoảng 22.000.000 đồng
Ac quy 12v 200ah khoảng 3 tr∗14=42.000 .000 đồng
Các thiết bị điện sinh hoạt+chi phí khác khoảng 10.000.000 đồng
Tổng chi phí cho 1 hệ thống khoảng 134.5tr đồng.
5.1.2. Tính toán số tiền tiết kiệm được khi sử dụng điện mặt trời
Theo như tính toán ở chương 3 mục 3.2.1 ta có công suất thiêu thụ 1 ngày là
20980 Wh
Vậy 1 năm tiêu thụ hết 20980∗365=7657700 Wh=7657.7kWh
Tương đương với 1 tháng hết hơn 638kWh (số điện) tương ứng với số tiền phải trả
là 2927đ/kWh(theo giá bán lẻ điện sinh hoạt)
Vậy 1 năm tiết kiêm được 7657.7 kWh∗2927 đ =22414087.9 đồng
Tương đương 22.415.000 đồng/năm
Như vậy với chi phí cho toàn bộ hệ thống là 134.5tr đồng thì sau 6 năm sẽ bù
lại được số vốn bỏ ra.
Với tuổi thọ của tấm pin là 25 năm thì ta sẽ có 19 năm dùng điện miễn phí với số
tiền tiết kiệm được là gần 426tr đồng.

5.2. Kết luận


- Như vậy qua phần trình bày ở trên chúng ta cũng đã phần nào hiểu được tầm
quan trọng của năng lượng mặt trời đối với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của
chúng ta. Và qua đó cũng như hiểu thêm được về cấu tạo, phân loại, nguyên lý hoạt
động của pin mặt trời, các thành phần tạo nên một hệ thống điện sử dụng nguồn
điện từ mặt trời, ưu nhược điểm của năng lượng mặt trời. Đặc biệt là ứng dụng của
pin mặt trời trong việc sản sinh ra nguồn năng lượng mà hằng ngày chúng ta vẫn sử
dụng đó là điện năng.

49
- Sau khi đã nghiên cứu, phân tích một hệ thống cung cấp điện dùng pin năng
lượng mặt trời, chúng ta cũng đã hiểu được kỹ hơn về một dạng năng lượng mới
xanh, sạch, miễn phí, và thân thiện với môi trường này. Và với lợi thế là một đất
nước nằm trong giải phân bổ ánh sáng mặt trời nhiều nhất trên bản đồ bức xạ mặt
trời thế giới, chúng em mong rằng trong một tương lai không xa đất nước sẽ phát
triển và ứng dụng rộng rãi hơn nữa dạng năng lượng mới này.
- Chúng em đã đưa ra được các bước tính toán, thiết kế cho một hệ thống solar
hoàn chỉnh để áp dụng đưa vào tính toán thiết kế cung cấp điện cho một phụ tải với
động cơ. Và kết quả thu về đó là: số lượng, công suất sử dụng của tấm pin mặt trời,
mạch điều khiển xạc, và dung lượng của ắc quy.

5.3. Hướng phát triển đề tài


- Thực hiện trên mô hình thực tế tại các vùng kinh tế biển của Việt Nam.
- Nâng cao hiệu suất hệ thống điện mặt mặt trời bằng các phương pháp
điều khiển khac nhau.
- Thiết kê hệ thống tự động đóng ngắt thiết bị ưu tiên khi điện áp của hệ
thống điện năng lượng mặt trời ở các mức khác nhau.
- Thiết kế hệ thống tự động đóng cắt cho động cơ sử dụng IC thời gian
thực với quy trình 12h/24h.
- Với đa phần chiều dài đất nước giáp biển nên ngày nay nghành nuôi
trồng thủy sản phát triển mạnh mẽ đi kèm với sự phát triển đó nhu cầu tiêu thụ điên
năng càng lớn, đặc biệt là các hộ gia đình chăn nuôi theo hình thức nhà bè va ngoài
đảo, những nơi mà hệ thống lưới điện quốc gia chưa vươn tới.
- Trong hoàn cảnh đất nước ta còn nghèo, phải hạn chế ô nhiễm môi
trường lại đang là vấn đề lớn của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát
triển? Việc nghiên cứu phát triển ứng dụng các thiết bị sử dụng nguồn năng lượng
này sao cho thiết thực, giá thành hạ và có khả năng ứng dụng thực tế, mang tính
phổ biến được coi như nhiệm vụ không chỉ của riêng sinh viên ngành điện.

Chúng em mong rằng, trong thời gian tới với đề tài này sẽ được áp dụng và
phát triển trên đất nước Việt Nam chúng ta.

50
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trang bị điện - điện tử công nghiệp, Vũ Quang Hồi, NXB Giáo Dục - 2000.
2. Điều khiển tự động truyền động điện, Trịnh Đình Đề, Võ Trí An, NXB Đại
học và Trung học chuyên nghiệp - 1983.
3. Giáo trình truyền động điện tự động, ThS. Khương Công Minh, Tài liệu lưu
hành nội bộ Bộ môn Tự động-Đo Lường, ĐHBK - Đại học Đà Nẵng.
4. Truyền động điện, Bùi Quốc Khánh, Nguyễn Văn Liễn, Nguyễn Thị Hiền,
NXB KH và KT -2001.
5. Trang bị điên- điện tử máy gia công kim loại, Nguyễn Mạnh Tiến, Vũ Quang
Hồi, NXB GiáoDục.
6. Trang bị điên- điện tử máy scông nghiệp dùng chung, Vũ Quang Hồi, Nguyễn
Văn Chất, Nguyễn Thị Liên Anh, NXB Giáo Dục.
7. Cơ sở truyền động điện tự động, Tsilikin M. G. (sách dịch), NXB KH và KT -
1977.
8. Điện tử công suất và điều khiển động cơ điện, Cyril W. Lander (sách dịch),
NXB Khoa học và Kỹ thuật - 1993.
9. Điện tử công suất, Nguyễn Bính, NXB Khoa học và Kỹ thuật – 2000

Webside tham khảo:

1. http://www.datasheetcatalog.com
2. http://www.sunrom.com
3. http://www.dientuvietnam.com
4. http://www.google.com.vn
5. http://www.cơđiệntử.info

51
52

You might also like