You are on page 1of 9

Câu 1: 

Sự khác nhau trong quá trình phân chia tế bào chất ở tế bào động vật
và thực vật là do

A. tế bào động vật có kích thước nhỏ.

B. tế bào động vật có nhiều lysosome.

C. tế bào thực vật có thành cellulose.

D. tế bào thực vật có không bào lớn.

Hướng dẫn giải


Đáp án đúng là: C

Tế bào thực vật có thành cellulose cứng chắc nên sự phân chia tế bào chất ở tế bào thực vật
diễn ra bằng cách hình thành vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo. Tế bào động vật không có
thành cellulose nên sự phân chia tế bào chất ở tế bào động vật diễn ra bằng cách hình thành
eo thắt.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự phân chia nhân và phân chia tế
bào chất trong nguyên phân?

A. Nhân và tế bào chất đều được phân chia đồng đều chính xác cho hai tế bào con.

B. Nhân và tế bào chất đều không được phân chia đồng đều chính xác cho hai tế
bào con.

C. Nhân được phân chia đồng đều chính xác cho hai tế bào con, tế bào chất không
được phân chia đồng đều chính xác cho hai tế bào con.

D. Nhân không được phân chia đồng đều chính xác cho hai tế bào con, tế bào chất
được phân chia đồng đều chính xác cho hai tế bào con.

Hướng dẫn giải


Đáp án đúng là: C

Trong nguyên phân, nhân được phân chia đồng đều chính xác cho hai tế bào con, tế bào chất
không được phân chia đồng đều chính xác cho hai tế bào con.

Câu 3: Hiện tượng các nhiễm sắc thể kép co xoắn trong nguyên phân có ý nghĩa nào
sau đây?

A. Tạothuận lợi cho sự phân li của nhiễm sắc thể.


B. Tạo thuận lợi cho sự nhân đôi của nhiễm sắc thể.

C. Tạothuận lợi cho sự tiếp hợp của nhiễm sắc thể.

D. Tạo thuận lợi cho sự trao đổi chéo của nhiễm sắc thể.

Hướng dẫn giải


Đáp án đúng là: A

Trong nguyên phân, các nhiễm sắc thể kép co xoắn giúp các nhiễm sắc thể di chuyển dễ
dàng để tạothuận lợi cho sự phân li của nhiễm sắc thể.

Câu 4: Hiện tượng các nhiễm sắc thể dãn xoắn trong nguyên phân có ý nghĩa nào
sau đây?

A. Tạo thuận lợi cho sự phân li và tổ hợp nhiễm sắc thể.

B. Tạothuận lợi cho sự nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể.

C. Tạothuận lợi cho sự tiếp hợp của nhiễm sắc thể.

D. Tạo thuận lợi cho sự trao đổi chéo của nhiễm sắc thể.

Hướng dẫn giải


Đáp án đúng là: B

Hiện tượng các nhiễm sắc thể dãn xoắn trong nguyên phân có ý nghĩa tạothuận lợi cho sự
nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể.

Câu 5: Nguyên phân không có ý nghĩa nào sau đây?

A. Giúp cơ thể đa bào lớn lên.

B. Giúp thay thế các tế bào già, bị tổn thương; tái sinh bộ phận.

C. Giúp gia tăng số lượng cá thể của quần thể đơn bào.

D. Giúp tạo ra sự đa dạng di truyền của các loài sinh sản hữu tính.

Hướng dẫn giải


Đáp án đúng là: D

Nguyên phân tạo ra các tế bào giống nhau về vật chất di truyền → Nguyên phân đảm bảo ổn
định bộ nhiễm sắc thể của loài qua các thế hệ tế bào chứ không tạo ra sự đa dạng di truyền
của các loài.
Câu 6: Trong cơ thể đa bào nhân thực, quá trình nguyên phân không diễn ra ở loại tế bào
nào sau đây?

A. Tế bào hợp tử.

B. Tế bào sinh dưỡng.

C. Tế bào sinh dục chín.

D. Tế bào sinh dục sơ khai.

Hướng dẫn giải


Đáp án đúng là: C

Quá trình nguyên phân không diễn ra ở tế bào sinh dục chín.

Câu 7: Quá trình nguyên phân gồm

A. 3 kì.

B. 4 kì.

C. 5 kì.

D. 6 kì.

Hướng dẫn giải


Đáp án đúng là: B

Quá trình nguyên phân gồm 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

Câu 8: Tại sao có thể quan sát hình dạng đặc trưng của nhiễm sắc thể rõ nhất ở kì giữa của
quá trình nguyên phân?

A. Vì lúc này nhiễm sắc thể dãn xoắn tối đa.

B. Vì lúc này nhiễm sắc thể đóng xoắn tối đa.

C. Vì lúc này nhiễm sắc thể đã nhân đôi xong.

D. Vì lúc này nhiễm sắc thể đã phân li xong.

Hướng dẫn giải


Đáp án đúng là: B
Ở kì giữa của quá trình nguyên phân, nhiễm sắc thể đóng xoắn tối đa và có hình dạng đặc
trưng cho loài.

Câu 9: Trong quá trình nguyên phân, nhiễm sắc tử tách nhau ở tâm động và di chuyển về 2
cực của tế bào ở

A. kì đầu.

B. kì giữa.

C. kì sau.

D. kì cuối.

Hướng dẫn giải


Đáp án đúng là: C

Trong quá trình nguyên phân, nhiễm sắc tử tách nhau ở tâm động và di chuyển về 2 cực của
tế bào ở kì sau.

Câu 10: Trong quá trình nguyên phân, NST tồn tại ở trạng thái kép ở những kì nào sau đây?

A. kì đầu và kì giữa.

B. kì giữa và kì sau.

C. kì sau và kì cuối.

D. kì đầu và kì cuối.

Hướng dẫn giải


Đáp án đúng là: A.

Trong quá trình nguyên phân, NST tồn tại ở trạng thái kép ở kì đầu và kì giữa.

Câu 11: Quá trình giảm phân xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?

A. Tế bào sinh dưỡng.

B. Tế bào sinh dục sơ khai.

C. Tế bào sinh dục chín.

D. Tế bào giao tử.

Hướng dẫn giải


Đáp án đúng là: C

Quá trình giảm phân xảy ra ở tế bào sinh dục chín.

Câu 12: Cho các phát biểu sau về quá trình giảm phân:

(1) Giảm phân có 2 lần nhân đôi nhiễm sắc thể.

(2) Giảm phân có 2 lần phân chia nhiễm sắc thể.

(3) Giảm phân I là giai đoạn thực chất làm giảm đi một nửa số lượng nhiễm sắc thể
ở các tế bào con.

(4) Giảm phân tạo ra các tế bào con có số lượng nhiễm sắc thể giảm đi một nửa so
với tế bào mẹ.

Số phát biểu đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Hướng dẫn giải


Đáp án đúng là: C

Các phát biểu đúng là: (2), (3), (4).

(1) Sai. Giảm phân chỉ có 1 lần nhân đôi nhiễm sắc thể tại kì trung gian trước giảm phân I.

Câu 13: Cho các phát biểu sau về quá trình giảm phân:

(1) Ở kì giữa I và kì giữa II, NST đều xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của
thoi phân bào.

(2) Ở kì đầu II có sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể trong cặp
tương đồng.

(3) Nhiễm sắc thể kép tách nhau ra ở tâm động và di chuyển về 2 cực của tế bào
diễn ra ở kì sau I.
(4) Sau khi kết thúc giảm phân I, nhiễm sắc thể nhân đôi trong kì trung gian trước
khi bước vào giảm phân II.

Số phát biểu đúng là

A. 0.

B. 1.

C. 2.

D. 3.

Hướng dẫn giải


Đáp án đúng là: A

Cả 4 nhận định đều sai.

(1) Sai. Tại kì giữa II, nhiễm sắc thể mới xếp thành 1 hàng.

(2) Sai. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng xảy ra ở kì
đầu I.

(3) Sai. Tại kì sau I, nhiễm sắc thể kép không tách nhau ra ở tâm động.

(4) Sai. Giảm phân chỉ có 1 lần nhân đôi nhiễm sắc thể tại kì trung gian trước giảm phân I.

Câu 14: Trong giảm phân, ở kì sau I và kì sau II có điểm giống nhau là

A. các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái đơn.

B. các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái kép.

C. có sự dãn xoắn của các nhiễm sắc thể.

D. có sự phân li các nhiễm sắc thể về 2 cực tế bào.

Hướng dẫn giải


Đáp án đúng là: A

Trong giảm phân, ở kì sau I và kì sau II có điểm giống nhau là có sự phân li các nhiễm sắc
thể về 2 cực tế bào: Ở kì sau I, mỗi nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng được dây tơ
phân bào kéo về mỗi cực của tế bào. Ở kì sau II, các chromatid tách nhau ở tâm động và
được thoi phân bào kéo về hai cực của tế bào.
Câu 15: Trong giảm phân, các nhiễm sắc thể xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi
phân bào ở

A. kì giữa I và kì sau I.

B. kì giữa II và kì sau II.

C. kì giữa I và kì giữa II.

D. kì đầu I và kì giữa II.

Hướng dẫn giải


Đáp án đúng là: C

Trong giảm phân, các nhiễm sắc thể xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì
giữa I và kì giữa II: Ở kì giữa I, các cặp nhiễm sắc thể kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng
xích đạo. Ở kì giữa II, các nhiễm sắc thể kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

Câu 16: Đặc điểm nào sau đây có ở quá trình giảm phân mà không có ở quá trình
nguyên phân?

A. Có sự tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng.

B. Có sự co xoắn và dãn xoắn của các nhiễm sắc thể.

C. Có sự phân li của các nhiễm sắc thể về hai cực của tế bào.

D. Có sự sắp xếp của các nhiễm sắc thể trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Hướng dẫn giải


Đáp án đúng là: A

Sự tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng chỉ xảy ra ở trong giảm phân
mà không xảy ra ở nguyên phân.

Câu 17: Cho các vai trò sau:

(1) Tạo nên sự đa dạng di truyền cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.

(2) Kết hợp với thụ tinh giúp duy trì bộ NST đặc trưng ở các loài sinh sản hữu tính.

(3) Giúp các cơ quan sinh trưởng và phát triển.

(4) Giúp cơ thể tăng kích thước và khối lượng.


Số vai trò của giảm phân là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Hướng dẫn giải


Đáp án đúng là: B

Các vai trò của giảm phân là: (1) và (2).

(3) và (4) là các vai trò của nguyên phân.

Câu 18: Cho các yếu tố sau:

(1) Sóng điện thoại di động.

(2) Chất dioxin.

(3) Chế độ dinh dưỡng thiếu kẽm.

(4) Bất thường về cấu trúc nhiễm sắc thể.

Số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân tạo giao tử ở nam giới là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Hướng dẫn giải


Đáp án đúng là: D

Cả 4 yếu tố trên đều ảnh hưởng tiêu cực đến trình giảm phân tạo giao tử ở nam giới, gây
giảm số lượng và chất lượng giao tử thậm chí gây vô sinh.

Câu 19: Ở lúa nước 2n = 24, số nhiễm sắc thể có trong 1 tế bào ở cuối kì sau của
nguyên phân là
A. 72.

B. 12.

C. 24.

D. 48.

Hướng dẫn giải


Đáp án đúng là: D

Ở kì sau của nguyên phân, các chromatid tách nhau ở tâm động → Số nhiễm sắc thể có
trong 1 tế bào lúa nước ở cuối kì sau của nguyên phân là 24 × 2 = 48.

Câu 20: Năm tế bào ruồi giấm (2n = 8) đang ở kì giữa giảm phân I. Số chromatid
đếm được trong trường hợp này là

A. 40.

B. 80.

C. 120.

D. 160.

Hướng dẫn giải


Đáp án đúng là: B

Ở kì giữa giảm phân I, mỗi tế bào của ruồi giấm chứa 2n kép = 8 nhiễm sắc thể kép → Số
chromatid đếm được trong 5 tế bào ruồi giấm ở kì giữa giảm phân I là: 5 × 8 × 2 = 80.

You might also like