You are on page 1of 8

Thông tin cá nhân

Họ và tên: Ngô Phương Thảo

Lớp: Biên dịch ngôn ngữ Anh K40

Điện thoại: 0856548699

Email: nphthao910@gmail.com

ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ
ANH: TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC LỰA CHỌN HƯỚNG ĐI PHÙ
HỢP VỚI SỞ THÍCH VÀ NĂNG LỰC BẢN THÂN

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây, sự bùng nổ đầu tư của các công ty nước ngoài vào Việt
Nam ngày càng tạo nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp. Vì thế, nhu cầu việc
làm có sử dụng ngoại ngữ tại nơi làm việc tăng lên một cách đáng kể. Là một ngôn ngữ
toàn cầu và là ngôn ngữ chung của thế giới. Ngày nay tiếng anh không chỉ là một kỹ
năng bổ trợ mà đã trở thành một ngành nghề có một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng
trong thời đại thì trường toàn cầu hóa và hầu hết các nhà tuyển dụng đều đánh giá rất
cao những ứng cử viên có vốn tiếng Anh hơn những ứng cử viên khác.

Tại Việt Nam, hiện nay đang có hơn 1000 công ty nước ngoài đặt văn phòng đại diện
và đặc biệt là Việt Nam đã ký thành công hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái
Bình Dương TPP, tham gia hiệp định tự do mậu dịch với Châu Âu và Hàn Quốc, Cộng
đồng kinh tế ASEAN đã chính thức vận hành. Đó chính là các cơ hội lớn dành cho cử
nhân tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh ở hiện tại và tương lai.

1
Trong tương lai, người lao động tại Việt Nam sẽ có lợi thế dịch chuyển lao động trong
khu vực kinh tế chung AEC, cũng như có cơ hội được tiếp cận hơn 6.000.000 việc làm
tốt và hấp dẫn nếu có được nền tảng tốt về tiếng Anh.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại tình trạng sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh ra trường không tìm
được việc làm, hoặc làm không liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực có sử dụng tiếng
Anh. Nguyên nhân chính dẫn đến việc này là do khâu định hướng nghề nghiệp cho
sinh viên chưa được quan tâm và triển khai đúng cách. Nghề nghiệp là một phần quan
trọng trong cuộc đời mỗi chúng ta, vì vậy định hướng nghề nghiệp cho bản thân là điều
bất cứ ai cũng cần phải chuẩn bị. Một điều rất quan trọng mà ta thường hay bỏ quên
trong việc định hướng nghề nghiệp là việc lựa chọn hướng đi phù hợp với sở thích vào
năng lực bản thân. Vì vậy, trong bài tham luận này, tác giả sẽ tập trung vào hai vấn đề:
tầm quan trọng của việc lựa chọn ngành nghề phù hợp với sở thích và năng lực của bản
thân, từ đó giúp định hướng nghề nghiệp cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh.

II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC LỰA CHỌN NGÀNH NGHỀ PHÙ HỢP
VỚI SỞ THÍCH VÀ NĂNG LỰC CỦA BẢN THÂN SINH VIÊN NGÀNH NGÔN
NGỮ ANH

Thực tế, có rất nhiều sinh viên Ngôn ngữ Anh sau tốt nghiệp đã đi làm trái ngành hoặc
không tìm được việc làm sau tốt nghiệp. Một số nguyên do tiêu biểu cho hiện tượng
này có thể kể đến như: thành tích học tập của sinh viên chưa tốt, chưa đủ gây ấn tượng
với nhà tuyển dụng; sinh viên không có niềm đam mê với ngành học hiện tại nên lựa
chọn con đường khác sau khi tốt nghiệp; định hướng tương lai không rõ ràng,…

Như một lẽ dĩ nhiên, việc chọn nghề nghiệp cần cân nhắc rất nhiều yếu tố, bởi đây là
một việc quan trọng giúp quyết định tương lai của chúng ta. Các yếu tố thường được
mọi người chú tâm khi chọn nghề nghiệp tương lai có thể kể đến như: xu hướng, khả
năng xin việc, thu nhập, địa vị xã hội,… Đây đều là những nhân tố đáng cân nhắc khi

2
ta chọn ngành nghề tương lai, thế nhưng, nhiều bạn sinh viên lại dường như bỏ qua hai
yếu tố quan trọng bậc nhất là sở thích và năng lực. Đó chính là hai điều đảm bảo được
tính ổn định trong công việc cũng như đảm bảo về sức khỏe tinh thần lẫn thể chất của
bạn.

1. Lựa chọn ngành nghề phù hợp với sở thích


Lựa chọn ngành nghề theo sở thích, hay đam mê, là một bước quan trọng để bạn xác
định quyết tâm theo đuổi nghề nghiệp mơ ước trong tương lai.
Dưới đây là những lý do vì sao bạn nên chọn công việc dựa trên đam mê:
Thứ nhất, hãy tưởng tượng ra viễn cảnh vài năm nữa, khi mà bạn đang mắc kẹt với
công việc mình không hề có hứng thú, bạn cảm thấy không được thỏa mãn trong sự
nghiệp của mình, theo đuổi công việc này thay vì đam mê sẽ không giúp bạn tiến xa
nếu bạn đang muốn cải thiện bản thân.
Thứ hai, một khi bạn đã chọn theo đuổi đam mê của mình, bạn có thể bắt đầu thực sự
tận hưởng những gì bạn làm, từ đó mang lại niềm vui và sự thỏa mãn trong công việc.
Thứ ba, khi làm công việc mà bạn đam mê, bạn sẽ có thể tập trung hơn nhờ đó hoàn
thành công việc đúng hạn.
Thứ tư, làm việc bạn không thích sẽ khiến bạn muốn nhanh nghỉ việc, và quá trình đó
sẽ dễ làm bạn mất phương hướng, sự ổn định lẫn thời gian khi phải bắt đầu lại.

Như vậy, sở thích là một nhân tố quan trọng trong hoạt động hướng nghiệp, chọn
ngành chọn nghề. Và sở thích cần được bồi dưỡng, phát triển để giúp phần tạo nên một
lựa chọn phù hợp tối ưu cho bản thân mỗi cá nhân.

2. Lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực


Chỉ lựa chọn ngành nghề theo sở thích là chưa đủ, mà ta còn phải kết hợp sở thích với
năng lực bản thân. Năng lực là khả năng bạn có thể theo học và làm nghề. Năng lực
nghề nghiệp của bạn là manh mối cho các lĩnh vực mà bạn sẽ hoạt động tốt. Ví dụ như

3
nếu bạn là người quyết đoán và có sở trường ảnh hưởng đến người khác, bạn có thể
phù hợp với vai trò của người quản lý. Biết được năng lực của mình có thể giúp bạn
quyết định các kỹ năng, năng lực và kiến thức cần có để tiến lên trong sự nghiệp của
mình. Nhận thức về năng lực cũng hữu ích trong việc xác định đào tạo bổ sung cần
thiết trước khi theo đuổi một công việc hoặc nghề nghiệp cụ thể.

Ngược lại, nếu không xác định được công việc phù hợp với năng lực, bạn sẽ chọn phải
công việc đòi hỏi khả năng cao hơn những gì bạn có, dẫn đến việc bạn không đáp ứng
được yêu cầu công việc, từ đó sẽ sinh ra áp lực và bạn sẽ dần mất hứng thú trong việc
làm.

III. HỖ TRỢ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN NGÔN NGỮ
ANH

Chắc hẳn ở thời điểm hiện tại, nhiều bạn sinh viên đã có cho mình lựa chọn về ngành
nghề tương lai. Theo như tôi được biết, nhiều bạn sinh viên đã xác định sau này sẽ làm
trái ngành, bên cạnh đó nhiều bạn còn chưa xác định được tương lai muốn làm gì.
Trong khi đó, khi mà những kĩ năng và kiến thức các bạn đã được học tại khoa Ngôn
ngữ Anh thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền hoàn toàn có thể hỗ trợ các bạn lựa
chọn được việc làm trong đa dạng ngành nghề, thì việc các bạn không tận dụng nó triệt
để là một sự lãng phí. Vậy nên, người viết đưa ra một số định hướng nghề nghiệp cho
sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh dành cho các bạn xác định làm trái ngành hoặc chưa có
dự định sau này.

1. Một số gợi ý nghề nghiệp cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh
Chương trình giảng dạy của khoa Ngôn ngữ Anh thuộc Học viện chú tâm vào đào tạo
chuyên ngành Biên – Phiên dịch, tuy nhiên, đây không phải là con đường duy nhất của

4
các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp. Sau đây là một số ngành nghề mà sinh viên Ngôn
ngữ Anh có thể làm sau tốt nghiệp.
- Nhóm ngành dịch vụ: tổ chức sự kiện, hướng dẫn viên du lịch, chuyên viên
truyền thông,…
- Nhóm ngành giáo dục: Giáo viên tiếng Anh, chuyên viên nghiên cứu phương
pháp giảng dạy tiếng Anh,…
- Nhóm ngành báo chí: biên – phiên dịch, nhà báo, phóng viên, biên tập viên
mảng tin tiếng Anh,…
- Nhóm ngành nghệ thuật: biên kịch, nhà văn, diễn thuyết gia,…

2. Phương pháp định hướng nghề nghiệp


a, Những lưu ý khi lựa chọn nghề nghiệp

Dành nhiều thời gian hơn cho việc chọn ngành nghề
Mặc dù có bận việc thi cử thì vẫn cần dành thời gian để suy nghĩ về nghề nghiệp tương
lai. Vì đây chính là bước đầu tiên trong lựa chọn ngành nghề với bản thân. Nếu không
dành thời gian để suy nghĩ về vấn đề này sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực như thất
nghiệp, khó để phát triển được sự nghiệp, lãng phí thời gian, tiền bạc và công sức… do
đó tốt nhất trước khi đưa ra lựa chọn ngành nghề phù hợp thì bạn nên dành thời gian để
lựa chọn nghề nghiệp tương lai.

Tiến hành loại bỏ các vấn đề sai lầm khi chọn nghề
Sinh viên rất dễ mắc các vấn đề sai lầm khi chọn nghề như: chọn ngành nghề theo
phong trào mà không có sự phù hợp với bản thân, chọn ngành nghề theo quyết định
của người khác, chọn ngành theo phương pháp ngẫu nhiên, chọn nghề không có sự
quan tâm đến điều kiện gia đình.

5
Xác định ngành nghề phù hợp với bản thân
Dựa vào sở thích, tính cách, điều kiện của mình để xác định được bản thân phù hợp với
ngành nghề nào. Khi lựa chọn được những nhóm ngành nghề phù hợp thì cần tìm hiểu
kỹ hơn và tiến hành loại bỏ dần dần. Bạn hãy tận dụng các cơ hội để làm một số công
việc liên quan tới nghề mình lựa chọn để khám phá năng lực, sở thích, tính cách bản
thân mình có phù hợp với nghề đó hay không. Bạn cũng có thể tới các công ty xin thực
tập từ đó đánh giá sở thích và khả năng của mình xem phù hợp với ngành nghề nào.

Xác định đúng mục tiêu nghề nghiệp


Nếu đã đưa ra được lựa chọn ngành nghề cho bản thân thì bạn hãy xác định xem mục
tiêu mà bạn muốn đạt đến và sau đó bắt đầu kế hoạch thực hiện mục tiêu.

b, Thuyết con nhím trong định hướng nghề nghiệp

6
Biểu đồ thuyết con nhím có lẽ không quá xa lạ với nhiều người. Năm 2001, thuyết con
nhím đã được biết đến nhiều hơn nhờ xuất hiện trong cuốn “Từ tốt đến vĩ đại”. Tác giả
Jim Collins đã hoàn thiện hơn biểu đồ này để mọi người dễ dàng ứng dụng. Thuyết
cũng nhắc đến ba yếu tố quan trọng trong hướng nghiệp: thứ bạn thích, thứ bạn giỏi và
thứ xã hội cần. Sự giao thoa của mỗi yếu tố đều mang lại kết quả khác nhau. Chỉ khi
chúng ta hoàn toàn kết hợp được cả ba thì đó mới là nghề nghiệp lý tưởng.

IV. KẾT LUẬN

Việc giúp sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của việc lựa chọn hướng đi phù
hợp với sở thích và năng lực bản thân là cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn nhiều bạn
trẻ đang băn khoăn về hướng đi tương lai của mình. Có cho mình một kiến thức đầy đủ
và kĩ càng về định hướng nghề nghiệp không chỉ giúp sinh viên theo đuổi công việc
mơ ước dễ dàng hơn, mà còn giúp sinh viên chuẩn bị đầy đủ hành trang từ trong môi
trường giáo dục bậc đại học, từ đó nâng cao khả năng thích ứng với yêu cầu phát triển
chuyên môn của nghề nghiệp tương lai, giúp ích cho sự phát triển của nước nhà.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

7
1. Ánh, Đ., D, (2010). Giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam. Nxb Văn hóa thông tin,
Hà Nội.

2. Collins, J., (2001). Good to great. Random House Business Books.

3. Rando, K., (2019). Chọn nghề bạn yêu – Yêu nghề bạn chọn. Nhà Xuất Bản Lao
Động Xã Hội.

You might also like