You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022


(Phần dành cho sinh viên)
Bài thi học phần: ..Triết học Mác- Lênin. Số báo danh: ....002................................
Ngày thi: .......14/12..................................... Lớp học phần: K57C4............................
Số trang: .......05............................................... Họ và tên: ...Nguyễn Lan Anh ..............
Điểm kết luận: GV chấm thi 1: ........................................
GV chấm thi 2: ........................................
MÃ ĐỀ:21

Câu 1: Phân biệt ý thức và trí tuệ nhân tạo ? Theo em trong tương lai người máy có thể
thay thế toàn bộ con người được không ? Vì sao ?

Câu 2: C.Mác chỉ rõ “ Việc sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt vật chất trực tiếp … tạo
ra một cơ sở từ đó mà người ta phát triển các thể chế nhà nước, các quan điểm pháp
quyền, nghệ thuật và thậm chí những quan niệm tôn giáo của con người ta” (.C.Mác và
Ph.Ăngghen, Toàn tập, t, 19, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 500).Từ việc
nghiên cứu vai trò của kiến trúc thượng tầng và ý nghĩa của việc đổi mới kiến trúc
thượng tầng ở việt Nam hiện nay. Ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ việc nghiên
cứu vấn đề này.

BÀI LÀM
(Các bạn làm trên giấy A4 thì in mẫu bài thi có dòng kẻ để viết cho thẳng,
bạn làm trên word thì không cần dòng kẻ, bài thi tính từ trang 2)
Câu 1:
Phân biệt ý thức và trí tuệ nhân tạo :  
- Khái niệm:
Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người; là hình ảnh chủ quan của thế
giới khách quan.
+ Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh được thể hiện ở khả năng hoạt động tâm – sinh lý của con
người trong việc định hướng tiếp nhận thông tin, chọn lọc thông tin, xử lý thông tin, lưu giữ thông tin và trên
cơ sở những thông tin đã có nó có thể tạo ra những thông tin mới và phát hiện ý nghĩa của thông tin được tiếp
nhận
+ Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Điều đó thể hiện ở chỗ: ý thức là hình ảnh về thế giới
khách quan, bị thế giới khách quan quy định cả về nội dung và về hình thức biểu hiện, nhưng nó không còn ý
nguyên như thế giới khách quan mà nó đã cải tiến thông qua lăng kính chủ quan (tâm tư, tình cảm, nguyện
vọng, kinh nghiệm, tri thức, nhu cầu...) của con người
+ Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội: Sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt
động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ của các quy luật tự nhiên mà còn (chủ yếu là) của các quy luật xã
hội; được quy định bởi nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của đời sống xã hội
Trí tuệ nhân tạo ( trí thông minh nhân tạo), là trí thông minh được thể hiện bằng máy móc, trái ngược với trí thông
minh tự nhiên của con người. Thuật ngữ "trí tuệ nhân tạo" thường được sử dụng để mô tả các máy móc (hoặc máy
tính) có khả năng bắt chước các chức năng "nhận thức" mà con người thường phải liên kết với tâm trí. Trí tuệ nhân
tạo vừa có thể phân tích học hỏi như con người vừa có thể xử lý dữ liệu ở mức nhanh hơn quy mô hơn, hệ thống và
phức tạp hơn con người
- Nguồn gốc:
Theo quan điểm duy vật biện chứng, ý thức có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.
+ Nguồn gốc tự nhiên: Có nhiều yếu tố cấu thành nguồn gốc tự nhiên của ý thức, trong đó, hai yếu tố cơ bản
nhất là bộ óc con người và mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan tạo nên hiện tượng phản ánh
năng động, sáng tạo.
Về bộ óc con người: ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người, là chức
năng của bộ óc, là kết quả hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc.
Về mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan, tạo ra quá trình phản ánh năng động, sáng tạo: Trong
mối quan hệ này, thế giới khách quan được phản ánh thông qua hoạt động của các giác quan đã tác động đến
bộ óc con người, hình thành nên ý thức.
+ Nguồn gốc xã hội của ý thức: Có nhiều yếu tố cấu thành nguồn gốc xã hội của ý thức; trong đó, cơ bản nhất
và trực tiếp nhất là lao động và ngôn ngữ.
Lao động là quá trình con người tác động vào giới tự nhiên nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tồn tại
và phát triển của mình. Nguồn gốc cơ bản, trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và sự phát triển
của ý thức là lao động.
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa dựng thông tin mang nội dung ý thức. Không có ngôn ngữ, ý thức
không thể tồn tại và thể hiện
Trong khi đó nguồn gốc của trí tuệ nhân tạo lại có nguồn gốc từ trí thông minh và sự sáng tạo của con người. Với trí
tuệ nhân tạo là loại trí tuệ thông minh được biểu đạt các hành vi và mô phỏng lại cảm xúc thông qua máy móc. Chắc
chắn một điều rằng trí tuệ nhân tạo phải được lập trình bởi con người thì mới có thể suy nghĩ và hoạt động được.
- Kết cấu:
Ý thức có kết cấu rất phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau; trong đó cơ bản nhất là tri thức,
tình cảm và ý chí.
+ Tri thức là toàn bộ những hiểu biết của con người, là kết quả của quá trình nhận thức, là sự tái tạo hình ảnh
của đối tượng được n1hận thức dưới dạng các loại ngôn ngữ. Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức và là điều
kiện để ý thức phát triển
+ Tình cảm là những rung động biểu hiện thái độ của con người trong các quan hệ.
+ Ý chí là sự biểu hiện sức mạnh của bản thân mỗi con người nhằm vượt qua những cản trở trong quá trình
thực hiện mục đích. Ý chí được coi là mặt năng động của ý thức
Các cấp độ của ý thức ( theo chiều dọc ) bao gồm các yếu tố như : tự ý thức, tiềm thức, vô thức.
Nếu những yếu tố như tri thức tình cảm và ý chí được hình thành thông qua quá trình nhận thức của con người làm
nên ý thức thì kết cấu trí tuệ nhân tạo đó là những dòng mã lập trình, phần mềm, máy móc để thực hiện những thuật
toán phức tạp, phân tích tổng hợp và đánh giá từ đó điều chỉnh những hành vi. Trí tuệ nhân tạo chỉ có những đặc
điểm phù hợp với trí tuệ nhận thức, tạo ra một đại diện nhân thức về thế giới và sử dụng học tập dựa trên kinh
nghiệm trong quá khứ để đưa ra những quyết định trong tương lai. Trí tuệ nhân tạo lấy cảm hứng từ con người có đầy
đủ yếu tố của ý thức từ trí tuệ nhận thức đến cảm xúc và hiểu được cảm xúc của con người nhưng chỉ là mô phỏng lại
nên không thể đầy đủ và tinh vi và biểu hiện một cách sinh động như ý thức con người.
Sự phát triển của xã hội bắt nguồn sâu xa từ hoạt động sản xuất vật chất của con người, trong đó lực lượng sản
xuất là yếu tố quan trọng nhất quyết định. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội cho thấy sự phát triển đi lên của lịch
sử từ thời công xã nguyên thủy đến nay không phải là một quá trình ngẫu nhiên mà là quá trình chịu sự chi phối của
các quy luật xã hội, cơ bản nhất là quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản
xuất, tiếp đến là quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.  Khoa học công nghệ đã tác động mạnh mẽ
đến lực lượng sản xuất làm lực lượng sản xuất phát triển. Khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.Thay
vì lao động chân tay hoạt động bằng sức người như trước kia thì ngày nay đã xuất hiện một dạng lao động mới đó là
lao động công nghệ thông tin. Điều đó dẫn đến dự đoán rằng: “ Trong tương lai người máy có thể thay thế toàn bộ
con người”. Nhưng có thể khẳng định rằng người máy sẽ không thể thay thế được con người vì những lí do sau :
Thứ nhất, con người có ý thức- quá trình phản ánh có tính tự giác, năng động và sáng tạo, hình thức phản ánh
cao nhất về hiện thực khách quan trên cơ cở thực tiễn lịch sử -xã hội.
Cụ thể, sự hoàn thiện trong cấu trúc bộ óc con người và hoạt động thực tiễn xã hội phong phú đã tạo ra những tiền đề
vật chất đầy đủ cho đặc tính phản ánh- ý thức người phát triển, ngày càng xâm nhập sâu của thế giới hiện thực, gắn
nhận thức với cải tạo thế giới. Trong khi đó, máy móc không thể sáng tạo lại hiện thực dưới dạng tinh thần của bản
thân nó, để phát triển hơn, hoàn thiện hơn máy móc cần con người cài đặt trang bị những tính năng mới .
Thứ hai, máy móc và công cụ sinh ra dù có tinh vi đến mấy nhưng cũng bắt nguồn từ mục đích của con người và
không thể hoàn thiện được như bộ óc con người.
Bởi lẽ máy móc được sinh ra để hỗ trợ con người trên một số lĩnh vực, phương diện cụ thể, được cài đặt để hoàn
thành tốt nhiệm vụ. Máy móc mặc dù có khả năng học hỏi và tính toán xử lí, lưu trữ thông tin nhanh , hiệu quả gấp
nhiều lần con người nhưng lại bị giới hạn trong những lĩnh vực nhất định. Ví dụ như Deep Blue được con người tạo
ra để chơi cờ vua, sau nhiều năm nghiên cứu và hoàn thiện khả năng thì vào năm 1997, Garry Kasparov – kỳ thủ cờ
vua mạnh nhất trong lịch sử, đối mặt với máy tính chơi cờ Deep Blue của IBM. Kết quả chung cuộc, trí thông minh
mới này đã đánh bại kiện tướng Kasparov với tỉ số chung cuộc 3½-2½ trong sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người trên
thế giới. Sự kiện này được coi như là lần đầu tiên máy tính có thể đánh bại một nhà vô địch trong trò chơi. Thế nhưng
robot đó không thể học được khả năng về nghệ thuật như vẽ tranh, hay một lĩnh vực hoàn toàn khác như sinh học .
Thứ ba, nhân tố con người luôn là yếu tố trung tâm, kiên quyết nhất không gì có thể thay thế máy móc chỉ là
yếu tố “ hỗ trợ” cho con người, sẽ là yếu tố mật thiết gắn bó hữu cơ với yếu tố con người trong quá trình phát triển,
hiện đại hóa .
Chi tiết hơn, trong lực lượng sản xuất gồm các yếu tố cơ bản: con người - người lao động với thể lực, học vấn, kinh
nghiệm, kỹ năng, trình độ lao động; tư liệu lao động (gồm công cụ lao động và đối tượng lao động). Các yếu tố trong
lực lượng sản xuất không thể tách rời nhau, chúng có quan hệ hữu cơ với nhau trong đó yếu tố con người – người lao
động giữ vị trí hàng đầu, tư liệu sản xuất đóng vai trò rất quan trọng. Ngày nay khoa học – kỹ thuật ngày càng trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội. Điều này thể hiện ở chỗ, khoa học, công nghệ đã thẩm thấu vào tất cả
quy trình lao động, đóng vai trò quan trọng trong tổ chức, quản lý sản xuất, trong chế tạo, cải tiến công cụ lao động,
…nhằm hỗ trợ con người trong quá trình lao động giúp tăng năng xuất lao động, tiết kiệm nhân lực và giảm thời gian
lao động .
Tổng kết, chúng ta cần nhận thức rõ máy móc dù có hiện đại đến đâu cũng không thể thay thế con người, máy
móc chỉ có thể đảm nhiệm những nhiệm vụ thay cho con người trong một số lĩnh vực nhất định .Trong đời sống xã
hội thực tiễn đảng và nhà nước ta luôn đề cao con người "con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất
phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức". Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã
khẳng định "Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định
thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước, đưa đất nước ngày một tiến bộ trong lĩnh vực công nghiệp hóa – hiện đại
hóa".
Cùng với đó, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch ngày nay chúng ta cần nhận thức rõ vai trò của trí tuệ nhân tạo có
tầm ảnh hưởng sâu sắc đến an sinh xã hội của con người như thế nào . Đặc biệt là việc sử dụng “robot thay thế con

người” trong tương lai ở các nhiệm vụ nguy hiểm.

Khi đại dịch Covid-19 đang lan nhanh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, con người đã rất cần đến sự trợ giúp của robot thông
minh. Những công việc robot có thể thay thế con người đã hỗ trợ đắc lực trong thời kỳ chống chọi với đại dịch và
làm quen với chế độ bình thường mới. Trong ngành chăm sóc y tế, “vai trò của robot thay thế con người” càng quan
trọng vì lĩnh vực này phải chịu áp lực lớn nhất.
Cụ thể với nhiệm vụ lấy mẫu xét nghiệm Covid với số lượng lớn trong khi phải tiến hành nhanh chóng, chính xác,
kịp thời lượng nhân viên y tế không đủ để đáp ứng việc thực hiện trên diện rộng kèm theo nhiều rủi ro tiềm ẩn lây
nhiễm. Giới chuyên gia đã đề xuất để robot thay thế con người đảm nhiệm điều này, tuy nhiên robot được sử dụng
phải có đảm bảo được tính an toàn khi tiếp xúc trực tiếp với con người. Nhờ sở hữu ưu điểm vượt trội này, thế hệ
robot thông minh của UR đã được mọi người đặt kỳ vọng cao, và chúng ta đã thu về kết quả vượt hơn mong đợi. Vậy
nên chúng ta cần phải biết phát huy vai trò của nhân tố con người cũng như máy móc đúng lĩnh vực, đúng mục đích
và linh hoạt .
Câu 2:
Khái niệm:
Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp luật, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ
thuật, v.v với những thiết chế tương ứng (Nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể) được hình thành trên một cơ
sở hạ tầng nhất định
Cơ sở hạ tầng là tổng hợp những quan hệ sản xuất hợp thành kết cấu kinh tế của một xã hội nhất định.
Để hiểu rõ về vai trò của kiến trúc thượng tầng ta cần hiểu về quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng:
- Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng:
+ Cơ sở hạ tầng sản sinh ra một kiến trúc thượng tầng tương ứng, quy định tính chất của kiến trúc thượng tầng
+ Sự biến đổi căn bản trong cơ sở hạ tầng dẫn đến sự biến đổi căn bản của kiến trúc thượng tầng. Khi cơ sở hạ
tầng cũ mất đi thì kiến trúc thượng tầng cũ do nó sinh ra cũng mất theo, khi cơ sở hạ tầng mới ra đời thì kiến
trúc thượng tầng mới phù hợp với nó cùng xuất hiện.
+ Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào chiếm được địa vị thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị
trong đời sống chính trị, tinh thần. Mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế quy định tính chất mâu thuẫn trong lĩnh
vực tư tưởng.
- Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng
+ Chức năng xã hội của kiến trúc thượng tầng là bảo vệ, duy trì, củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng sinh ra
nó, đấu tranh xóa bỏ cơ sở và kiến trúc thượng tầng cũ, đảm bảo sự thống trị về chính trị và tư tưởng của giai
cấp giữ địa vị thống trị về kinh tế của giai cấp
+ Trong các yếu tố cấu thành kiến trúc thượng tầng, nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng, có tác dụng
quyết định năng lực hiện thực hóa tính tất yếu kinh tế, vì nó là lực lượng vật chất có sức mạnh kinh tế.
Các yếu tố khác của kiến trúc thượng tầng như triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật... cũng đều tác động đến
cơ sở hạ tầng bằng nhiều hình thức khác nhau, với nhiều cấp độ khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp. Các yếu tố
của kiến trúc thượng tầng không chỉ tác động đến cơ sở hạ tầng mà chúng còn tác động lẫn nhau (sự tác động
đó thông qua nhà nước với những luật pháp tương ứng, có hiệu lực mạnh mẽ đối với cơ sở hạ tầng).
+ Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng theo hai hướng:
Sự tác động phù hợp với quy luật kinh tế – xã hội, phản ánh đúng tính tất yếu kinh tế, các quy luật kinh tế
khách quan, với yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất thì thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Sự tác động không phù hợp với quy luật kinh tế – xã hội không phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất sẽ cản trở cho sự phát triển sản xuất, xã hội.
Từ vai trò trên của cơ sở hạ tầng, luận điểm của C.Mác được phân tích và làm rõ như sau:
+ C.Mác cho rằng “ Những tư liệu sinh hoạt sản xuất vật chất trực tiếp” tức là tiền đề đầu tiên cho sự tồn tại
của con người là việc sản xuất ra những tư liệu để thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu. Đó là việc sản xuất ra chính đời
sống vật chất của con người, hoạt động cơ bản nhất, quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài
người . Việc sản xuất ra đời của bản thân con người bằng lao động sản xuất tạo nên một mối quan hệ kép- quan hệ
song trung: một mặt là quan hệ tự nhiên, mặt khác là quan hệ xã hội. Theo ông, những quan hệ ấy hợp thành cơ cấu
kinh tế của xã hội mà trên đó con người xây dựng lên những kiến trúc thượng tầng, trong đó có thượng tầng về chính
trị. C.Mác khẳng định kinh tế có vai trò quyết định chính trị.
+ Kiến trúc thượng tầng tác động đến cơ sở hạ tầng bằng nhiều hình thức khác nhau, với nhiều cấp độ khác
nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, sự tác động này có những biểu hiện đặc thù của nó
“ Chính trị và những hình thái ý thức của xã hội nhật động tương ứng với cơ sở hiện thực đó”. Thắng lợi của chính trị
là tiền đề, điều kiện kiên quyết để phát triển kinh tế.
+ C.Mác cho rằng đồng thời với quá trình tạo ra chính đời sống vật chất của con người thì con người cũng
sáng tạo ra các mặt của đời sống xã hội đó là “ thể chế nhà nước, các quan điểm pháp quyền, nghệ thuật và thậm chí
là những quan niệm tôn giáo của con người ta”. Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng nhưng không như
nhau, khi cơ sở hạ tầng thay đổi dẫn đến một số yếu tố của kiến trúc thượng tầng thay đổi nhanh chóng như chính trị,
pháp luật, nhưng cũng có những yếu tố thay đổi chậm như : nghệ thuật, tôn giáo …C.Mác cũng đưa ra quan điểm
rằng “ Từ những quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên
một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và những hình thái ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hiện
thực đó”.
+ C.Mác cho rằng chính trị được xem xét dưới khía cạnh kiến trúc thượng tầng chính trị trong đó bao hàm ý
nghĩa quyền tác động, cho phối, thống trị của một giai cấp đối với toàn xã hội.
- Từ đó ta thấy được ý nghĩa của việc đổi mới kiến trúc thượng tầng ở việt Nam hiện nay:
Dưới chủ nghĩa xã hội hoàn chỉnh, cơ sở hạ tầng và kiến thức thượng tầng thuần nhất và thống nhất
+ Đảng Cộng Sản Việt Nam chủ trương đổi mới toàn diện cả kinh tế và chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm
trọng tâm đất nước đang ngày một phát triển, đổi mới tích cực trong tư tưởng và đời sống tinh thần, con người phát
huy được tính chủ động sáng tạo. Đảng ta luôn “Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị,
lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị”
+ Về kiến trúc thượng tầng, Đảng ta khẳng định: Lấy chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm
kim chỉ nam cho mọi hành động của toàn Đảng, toàn dân ta. Trong cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, Đảng ghi rõ : ”xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa , nhà nước của dân, do dân và vì dân, liên minh
giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng cộng sản lãnh đạo”. Các tổ chức,
bộ máy thuộc hệ thống chính trị như Đảng Cộng sản, Quốc hội, Chính phủ, quân đội, công an, tòa án, ngân hàng…
không tồn tại vì lợi ích của riêng nó mà là để phục vụ nhân dân, thực hiện cho được phương châm mọi lợi ích, quyền
lực đều thuộc về nhân dân.
+ Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc và triệt để,
là một giai đoạn lịch sử chuyển tiếp nó.Bởi vì, cơ sở hạ tầng mang tính chất quá độ với một kết cấu kinh tế nhiều
thành phần đan xen của nhiều loại hình kinh tế xã hội khác nhau. Còn kiến trúc thượng tầng có sự đối kháng về tư
tưởng và có sự đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá.
+ Sự thống trị về chính trị và tinh thần Nhà nước phải thực hiện biện pháp kinh tế có vai trò quan trọng
nhằm từng bước xã hội hoá nền sản xuất với hình thức và bước đi thích hợp
+ Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần
nhưng chúng ta phải kiên trì chủ trương nhất nguyên về chính trị. Đây là cơ sở vật chất cơ sở kinh tế để củng cố và
hoàn thiện kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa . Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn bộ hệ thống chính
trị, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh nâng cao năng lực lãnh đạo và sự chiến đấu của Đảng.
+ Về đổi mới các quan điểm pháp quyền:đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Các nguyên tắc pháp quyền đóng vai trò là tư tưởng chỉ đạo trong quản trị quốc gia, đồng thời là tiêu chí đánh
giá trình độ pháp quyền trong quản lý Nhà nước của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Cùng với đó
là việc đổi mới về thể chế, tổ chức, nội dung và cách thức hoạt động được thực hiện đồng bộ trong các cơ quan Đảng,
Nhà nước theo hướng : dân chủ hóa, tránh tập trung quan liêu, giáo điều cản trở sự phát triển .
Có thể nói ,việc phát triển và củng cố cơ sở hạ tầng, điều chỉnh và củng cố các bộ phận của kiến trúc thượng tầng là
một quá trình lâu dài, gian khổ, diễn ra trong suốt thời kỳ quá độ.
- Ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ việc nghiên cứu vấn đề này:
+ Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là cơ sở khoa học cho việc nhận thức
một cách đúng đắn mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị , trong đó, kinh tế quyết định chính trị nhưng chính
trị cũng tác động trở lại kinh tế
+ Trong nhận thức và thực tiễn, nếu tách rời hoặc tuyệt đối hóa một yếu tố giữa kinh tế và chính trị đều là sai
lầm. Bởi lẽ “Bất cứ một vấn đề chính trị nào cũng có thể là một vấn đề tổ chức, và ngược lại... Không thể tách
những vấn đề tổ chức khỏi những vấn đề chính trị được. Chính trị tức là kinh tế được cô đọng lại”
+ Đảng Cộng Sản Việt Nam chủ trương đổi mới toàn diện cả kinh tế và chính trị trong đó lấy đổi mới kinh tế
làm trung tâm đồng thời đổi mới chính trị là quan trọng .

You might also like