You are on page 1of 1

Dưới cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa, tác giả Quang Dũng đã giúp ta cảm

nhận được vẻ đẹp hùng


vĩ, mĩ lệ của thiên nhiên miền Tây và nét hào hoa dung cảm, vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến.
Hình tượng người lính Tây Tiến được khắc họa rất lãng mạn và đầy chất bi tráng. Qua hai câu thơ đầu
của khổ thơ thứ ba, hình ảnh của đoàn quân Tây Tiến hiện lên vô cùng chân thực. Hình ảnh những người
lính không những phải đối chọi với thiên nhiên hoang sơ, mà còn bị căn bệnh sốt rét rừng làm cho tiều
tụy, rụng hết cả tóc. Từ rụng hết cả tóc nay lại được ví von thành không mọc tóc, đâu đó ta thấy được
tinh thần lạc quan, thể hiện khích phách hiên ngang của những người chiến sĩ. Câu thơ thứ hai mở ra
cho ta hai vế đối lập: “quân xanh màu lá” với “dữ oai hùm”. Màu da xanh xao do căn bệnh sốt rét rừng
hành hạ, nhưng dưới ngòi bút lãng mạn và cảm hứng anh hùng của Quang Dũng thì màu xanh ấy lại
mang vẻ tươi xanh đầy sức sống của núi rừng. Chỉ bằng ba chữ “dữ oai hùm” tác giả đã thế hiện một ý
chí sắt đá hiên ngang, làm nổi bật vẻ đẹp dữ dội, lẫm liệt, oai phong của người lính Tây Tiến. Qua hai câu
thơ, tác giả Quang Dũng khi khắc họa những hình ảnh khắc khổ nhưng ẩn sâu bên trong là một sức
mạnh nội tâm oai hùm của những người lính Tây Tiến.

You might also like