You are on page 1of 19

Bài 9

MÔ HÌNH TỔNG CẦU VÀ TỔNG CUNG

Giảng viên: PGS.TS. Hà Quỳnh Hoa

Tài liệu tham khảo và Luyện tập

1. CHƯƠNG 18, Sách Giáo trình KINH TẾ HỌC, tập II


2. CHƯƠNG 10, Bài tập Thực hành các Nguyên lý Kinh tế Vĩ mô
PGS. TS Phạm Thế Anh (Chủ biên), Nxb Lao động, 2019.
3. Chapter 33+ 34, Principles of Economics, N. Gregory Mankiw,
HARVARD UNIVERSITY, 8th Edition.

Những nội dung chính

1. Giới thiệu chung về những biến động kinh tế trong ngắn hạn.
2. Mô hình Tổng cầu – Tổng cung.
3. Hai nguyên nhân gây ra biến động kinh tế trong ngắn hạn.
4. Vai trò và hiệu ứng của chính sách tiền tệ và tài khóa trong ngắn hạn.
5. Quá trình tự điều chỉnh của nền kinh tế trong dài hạn

Bài giảng của PGS.TS HÀ QUỲNH HOA 1


Mục tiêu

v Xây dựng mô hình tổng cầu tổng cung.


v Nghiên cứu các nguyên nhân gây ra biến động kinh tế trong ngắn hạn.
v Nghiên cứu hiệu ứng của các chính sách tiền tệ và tài khóa trong ngắn hạn.

1. Giới thiệu chung

v Hoạt động kinh tế biến động từ năm này qua năm khác.
o Sản xuất hàng hoá và dịch vụ tăng hầu hết ở các năm.
o Trung bình trong 19 năm qua (2000-2018), sản xuất của nền kinh tế Việt Nam đã
tăng khoảng 6.8% mỗi năm.
v Biến động của GDP thực quanh xu hướng là khá thất thường.
v Độ lớn dao động của GDP thực quanh xu hướng là không có quy luật.
v Tần suất dao động của GDP thực quanh xu hướng cũng không có quy luật.

Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế Việt Nam, 2000-2018


Đơn vị: %
Nguồn: GSO
9

8.5
8.5

7.5
7.08
7

6.5

5.5

5
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Bài giảng của PGS.TS HÀ QUỲNH HOA 2


Những đặc điểm biến động kinh tế trong ngắn hạn

Biến động kinh tế diễn ra bất thường và không biết trước. Các biến
động kinh tế thường được gọi là chu kỳ kinh doanh/ chu kỳ kinh tế

§ Chu kỳ kinh tế có đặc điểm:


ü Phản ánh sự biến động của hoạt động tổng thể của cả nền kinh tế
ü Có hai thời kỳ: mở rộng và thu hẹp
ü Không mang tính qui luật và không dự đoán trước được.
ü Có tính dai dẳng

Chu kỳ kinh tế

1. Giới thiệu chung

• Suy thoái (recession) là thời kỳ thu nhập thực tế giảm, và thất nghiệp tăng.
• Khủng hoảng (depression) là một cuộc suy thoái nghiêm trọng.
• Bùng nổ (booming) là thời kỳ thu nhập của nền kinh tế tăng mạnh.

Bài giảng của PGS.TS HÀ QUỲNH HOA 3


Log cơ số tự nhiên của GDP thực của Mỹ bình quân đầu người và xu hướng của nó.

1-10

% thay đổi của GDP thực của Mỹ so với xu hướng, 1947–2012

1-11

Những đặc điểm biến động kinh tế trong ngắn hạn

u Các biến số biến động cùng chiều với sự thay đổi của chu kỳ:
• thu nhập, chi tiêu
• giá trị sản xuất công nghiệp
• đầu tư cố định cho kinh doanh
u Các biến số biến động ngược chiều với sự thay đổi của chu kỳ:
• thất nghiệp
• hàng hóa tồn kho

Bài giảng của PGS.TS HÀ QUỲNH HOA 4


Những biến động trong ngắn hạn

u Hầu hết mọi nhà kinh tế đều tin rằng lý thuyết cổ điển mô tả thế giới trong dài hạn
chứ không phải trong ngắn hạn.
u Những thay đổi của cung tiền ảnh hưởng đến các biến danh nghĩa chứ không ảnh
hưởng các biến thực tế trong dài hạn.
u Giả định về tính trung lập của tiền không phù hợp khi nghiên cứu những biến
động từ năm này qua năm khác của nền kinh tế.

2. MÔ HÌNH TỔNG CẦU - TỔNG CUNG

Tổng cầu của nền kinh (AD)

Tổng cầu (AD) là lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất
trong nước mà các tác nhân kinh tế sẵn sàng và có khả năng
mua tại mỗi mức giá.

AD = C + I + G + NX

Bài giảng của PGS.TS HÀ QUỲNH HOA 5


Tổng cầu của nền kinh (AD)
P

1. Mức giá
P1
giảm...
B
P2
AD
0 Y1 Y2 Y (sản lượng)
2. lượng cầu về hàng hoá và dịch vụ tăng.

Tổng cầu của nền kinh (AD)


Tại sao đường tổng cầu dốc xuống?
Hiệu ứng của cải (P & C)
P¯ ® giá trị thực tế của các tài sản tài chính và W thực tế - « Hộ gia đình cảm thấy
“giàu” hơn và sẵn sàng mua nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn ® C - → AD -.
Hiệu ứng lãi suất (P & I)
P¯ ® các tác nhân kinh tế cắt giảm lượng tiền nắm giữ bằng cách chuyển sang nắm giữ
các tài sản sinh lãi khác ® lãi suất danh nghĩa ¯ ® khuyến khích đầu tư (I-) → AD -.
Hiệu ứng tỷ giá hối đoái (P & NX)
P↓, với mức tỷ giá là cho trước → hàng hóa và dịch vụ trong nước trở nên rẻ một cách
tương đối so với hàng hóa và dịch vụ ở nước ngoài → X- và IM↓ « NX- → AD-.

Tổng cầu của nền kinh (AD)

v Di chuyển: do P thay đổi khi các biến số khác không đổi.

v Dịch chuyển: (do các nhân tố khác P)


• Tại một mức giá được xác định, nếu bất kỳ yếu tố nào làm AD tăng
® làm đường AD dịch phải.
• Tại một mức giá được xác định, nếu bất kỳ yếu tố nào làm AD giảm
® đường AD dịch trái.

Bài giảng của PGS.TS HÀ QUỲNH HOA 6


Tổng cầu của nền kinh (AD)

Mức giá chung (P)

Tổng cầu tăng

AD1
Tổng cầu giảm
AD0
AD2

Sản lượng thực tế (Y)

Tổng cung của nền kinh (AS)

u Tổng cung là lượng hàng hóa và dịch vụ mà các DN trong nước sẵn sàng sản xuất và
cung ứng ra thị trường tương ứng với mỗi mức giá.

u Hai dạng đường tổng cung:


ü AS dài hạn (ASLR)
ü AS ngắn hạn (ASSR)
u Các nguồn lực:
Lao động (L); Tư bản hiện vật (K); Vốn nhân lực (H); Tài Nguyên thiên nhiên (Nr); Công nghệ
(Tech)

Hàm sản xuất: Y = A.F(K,L,H,N)

Tổng cung của nền kinh (AS)

Phương trình Tổng cung


Y= Y* + a(P- Pe)
Trong đó:
Y*: Mức sản lượng được tạo ra khi các nguồn lực được sử dụng đầy đủ (Sản lượng tiềm
năng/ Sản lượng ở mức tự nhiên).
Pe: mức giá dự kiến/ kỳ vọng
• Dài hạn: P= Pe ® Y= Y*
• Ngắn hạn: P# Pe
- P > Pe ® Y > Y*
- P < Pe ® Y < Y*

Bài giảng của PGS.TS HÀ QUỲNH HOA 7


Tổng cung của nền kinh (AS)
Đường tổng cung dài hạn ASLR Cung về hàng hóa và dịch vụ
trong dài hạn
P
ASLR • Phụ thuộc vào cung về các
nhân tố SX: L, K, H, NR và
Tech;
• Không phụ thuộc vào sự thay
P1 đổi của P.

P2 2. …Không làm
ảnh hưởng đến khối
lượng cung về hàng
1. Sự thay đổi của hoá và dịch vụ
mức giá… trong dài hạn.

0
Y* Y

Tổng cung của nền kinh (AS)

P
ASLR ASLR

Các nhân tố SX
(L, K, H, N và Tech)
được mở rộng

0
Y* Y*1 Y

Tổng cung của nền kinh (AS)


Đường tổng cung ngắn hạn (ASSR)

P
ASSR

P2 ·B

P1 ·
A

Y1 Y2 Y

Bài giảng của PGS.TS HÀ QUỲNH HOA 8


2. Tổng cung của nền kinh (AS)

Tại sao đường tổng cung ngắn hạn là đường có độ dốc dương?

Mô hình tiền lương cứng nhắc:


o W cứng nhắc hàm ý Wn không thay đổi hoặc có thể được điều chỉnh nhưng rất chậm
so với những biến động của nền kinh tế. (Lý do: lao động ký kết hợp đồng dài hạn)
o Do Wn được thiết lập dựa trên Pe và không điều chỉnh tức thời khi mức giá thực tế P
thay đổi. Do vậy:
• P < Pe ® Wr thực hiện > Wr dự kiến « chi phí thực tế về lao động - ® ASSR ↓
• P > Pe ® Wr thực hiện < Wr dự kiến « chi phí thực tế về lao động ↓ ® ASSR -

2. Tổng cung của nền kinh (AS)

Tại sao đường tổng cung ngắn hạn là đường có độ dốc dương?

Mô hình giá cả cứng nhắc:


• Khi P ¯:
o một số DN lập tức điều chỉnh giá
o một số DN không điều chỉnh giá (hợp đồng cung ứng theo giá đã được
ký kết; tránh chi phí thực đơn).
• Kết quả là những DN chậm điều chỉnh giá sẽ có giá bán cao hơn thị trường
® lượng hàng hóa bán ra sẽ ¯
® DN cắt giảm sản xuất ®ASSR ↓

2. Tổng cung của nền kinh (AS)

Tại sao đường tổng cung ngắn hạn là đường có độ dốc dương?

Mô hình sự nhận thức sai lầm:


• Nhận thức sai lầm về giá cả tương đối của sản phẩm của DN so với sản
phẩm khác.
• Khi giá sản phảm của họ giảm, họ cho rằng mức giá tương đối giảm ®
lợi nhuận giảm, do đó tạm thời sẽ cắt giảm sản xuất ® ASSR ↓

Bài giảng của PGS.TS HÀ QUỲNH HOA 9


Tổng cung của nền kinh (AS)
Tại sao đường tổng cung ngắn hạn là đường có độ dốc dương?

P ASLR ASSR

P2 · C

P1 ·
P0 · B
A

Y0 Y* Y2 Y

Tổng cung của nền kinh (AS)

Các nhân tố tác động làm dịch chuyển ASSR

• Các nhân tố sản xuất


- L, K, H, N, Tech
• Chi phí sản xuất: Giá nguyên, nhiên, vật liệu, lương…
- Giá đầu vào SX - ® Chi phí SX- ® ASSR ↓ và dịch trái
- Ví dụ: cú sốc giá dầu lửa vào đầu những năm 1970, 1980, 2008

Tổng cung của nền kinh (AS)

Nhân tố làm dịch chuyển cả đường ASLR và ASSR

Sự biến động về nguồn nhân tố sản xuất: L, K, H, N, Tech


- Sự gia tăng các nhân tố sản xuất ® ASLR và ASSR dịch phải
- Sự thu hẹp các nhân tố sản xuất ® ASLR và ASSR dịch trái

Bài giảng của PGS.TS HÀ QUỲNH HOA 10


Các trạng thái cân bằng của nền kinh tế

Cân bằng ngắn hạn

Cân bằng B Cân bằng C


Y1B <Y* Y1C >Y*
u1B> u* u1C< u*
Vùng suy thoái Vùng phát triển “nóng”

Các trạng thái cân bằng của nền kinh tế


Cân bằng dài hạn

Cân bằng A: YA =Y*; uA =u*

Các trạng thái cân bằng của nền kinh tế


Cân bằng dài hạn và cân bằng ngắn hạn

Cân bằng B Cân bằng A Cân bằng C


Y1B <Y* YA=Y* Y1C >Y*
u1B> u* uA=u* u1C< u*
Vùng suy thoái Vùng phát triển nóng

Bài giảng của PGS.TS HÀ QUỲNH HOA 11


3. Nguyên nhân gây ra biến động kinh tế trong ngắn hạn
và vai trò của CS kinh tế
Các cú sốc cầu
P Tác động khi tổng cầu giảm….
2. Trong
ngắn hạn AS1
mức giá
giảm…

P1 A
P2 B 1. Tổng cầu giảm…

AD2 AD1
0 Y2 Y1 Y
3. …sản lượng giảm.

3. Nguyên nhân gây ra biến động kinh tế trong ngắn hạn

Các cú sốc cung

Khi nền kinh tế gặp cú sốc bất lợi phía cung, đường ASSR dịch sang trái:
- Y giảm
- U tăng.
- P tăng.

“Lạm phát đình trệ” = suy thoái + lạm phát

3. Nguyên nhân gây ra biến động kinh tế trong ngắn hạn

Cú sốc bất lợi phía cung


P
làm đường AS ngắn hạn
dịch sang trái…
AS2

AS1
B
P2
A
P1

AD
0
Y2 Y* Y

Bài giảng của PGS.TS HÀ QUỲNH HOA 12


4. Vai trò của Chính sách kinh tế

Chính sách chống suy thoái

1. CS tài khóa mở rộng /lỏng


• Tăng G
• Giảm T
• Tăng TR
2. CS tiền tệ mở rộng /lỏng
• Tăng cung tiền (MS)

AD tăng → Y tăng, P tăng, U giảm

4. Vai trò của Chính sách kinh tế

Chính sách chống lạm phát

1. CS tài khóa thu hẹp/ chặt


• Giảm G
• Tăng T
• Giảm TR

2. CS tiền tệ thu hẹp /chặt


• Giảm cung tiền (MS)

AD giảm → Y giảm, P giảm, U tăng

4. Vai trò của Chính sách kinh tế


Hiệu ứng số nhân

u Chi tiêu chính phủ được cho là có hiệu ứng số nhân đối với tổng cầu.
Mỗi đồng chi tiêu bởi chính phủ có thể làm tăng tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ
thêm nhiều hơn một đồng.

u Hiệu ứng số nhân phản ánh sự dịch chuyển thêm của đường tổng cầu xảy ra khi sự
thay đổi tài khóa dẫn đến làm tăng thu nhập, và do vậy là làm tăng tiêu dùng của hộ
gia đình.

Bài giảng của PGS.TS HÀ QUỲNH HOA 13


Hiệu ứng số nhân
Mức
giá

2. . . . nhưng hiệu ứng


số nhân có thể khuếch
đại sự dịch chuyển của
tổng cầu.
20 tỷ $

AD3
AD2
Tổng cầu, AD1
0 Sản lượng
1. Sự gia tăng chi tiêu chính phủ
20 tỷ $ ban đầu làm tăng tổng cầu
thêm 20 tỷ $ . . .

Giải thích hiệu ứng số nhân

AD = C + I + G + NX
Ban đầu, sự gia tăng của G khiến Y tăng một lượng tương ứng: DY = DG.
Tuy nhiên,
-Y Þ -C, -IM (giả sử DC > DIM)
Þ tiếp theo -Y
Þ tiếp theo -C, -IM
Þ tiếp theo -Y,…
Do vậy tác động cuối cùng đối với thu nhập lớn hơn sự gia tăng ban đầu DG.

Công thức tính số nhân chi tiêu chính phủ

Định nghĩa: số nhân chi tiêu chính phủ là sự tăng thêm của thu nhập khi G tăng thêm 1
đơn vị.
Lưu ý, rằng khi Y - thì dẫn đến C- và IM-.
o thu nhập tăng thì C- một lượng là MPCxDY
(MPC là xu hướng tiêu dùng biên từ thu nhập quốc dân).
o thu nhập tăng thì IM- một lượng là DIM = MPMxDY
(MPM là xu hướng nhập khẩu biên từ thu nhập quốc dân).

Do vậy, lượng cầu đối với hàng trong nước tăng thêm sau mỗi vòng sẽ là:
[MPC - MPM]DY.

Bài giảng của PGS.TS HÀ QUỲNH HOA 14


Công thức tính số nhân chi tiêu chính phủ

Lượng cầu tăng thêm

Vòng 1 DY = DG
Vòng 2 (MPC – MPM)xDY
Vòng 3 (MPC – MPM)2xDY
….
Vòng n (MPC – MPM)nxDY

Công thức tính số nhân là:

Công thức tính số nhân chi tiêu chính phủ

Ví dụ: MPC = 0.65, MPM = 0,15

Thu nhập tăng nhiều gấp 2 lần sự gia tăng của G.


Nếu chính phủ tăng chi tiêu 20 tỷ $ thì tổng cầu tăng 40 tỷ $!

4. Vai trò của Chính sách kinh tế


Hiệu ứng lấn át

u Chính sách tài khóa có thể tác động đến nền kinh tế không mạnh như giải thích bởi
hiệu ứng số nhân.
u Sự gia tăng chi tiêu chính phủ có thể khiến lãi suất tăng → giảm chi tiêu đầu tư.
u Sự sụt giảm này của tổng cầu xảy ra khi sự mở rộng tài khóa làm tăng lãi suất được
gọi là hiệu ứng lấn át.
u Hiệu ứng lấn át có xu hướng làm giảm hiệu ứng số nhân của chính sách tài khóa đối
với tổng cầu

Bài giảng của PGS.TS HÀ QUỲNH HOA 15


Hiệu ứng lấn át

(a) Thị trường tiền tệ (b) Sự dịch chuyển của tổng cầu

Lãi suất Mức


Cung giá 4. . . . Lãi suất tăng
tiền sẽ triệt tiêu một phần
2. . . . Sự gia tổng cầu 20 tỷ $ sự gia tăng ban đầu
làm tăng mức giá, của tổng cầu
và do vậy là cầu tiền. . .
r2
3. . . . Điều
AD2
này làm tăngr
lãi suất AD3
cân bằng MD2
Cầu tiềnMD Tổng cầu, AD1
0 Lượng cung tiền Lượng tiền 0 Sản lượng
cố định bởi NHTƯ 1. Khi chính phủ tăng chi tiêu làm
tăng tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ
...

4. Vai trò của Chính sách kinh tế


Hiệu ứng số nhân và Hiệu ứng lấn át

u Quy mô thay đổi của tổng cầu do sự thay đổi của chi tiêu cũng như thay đổi về thuế
phụ thuộc vào hiệu ứng số nhân và hiệu ứng lấn át.
u Chính phủ có thể phản ứng lại những biến động trong khu vực tư nhân để ổn định
tổng cầu. Chính phủ không nên là nguyên nhân gây ra biến động kinh tế.
u Một số nhà kinh tế lập luận rằng chính sách tài khóa và tiền tệ có thể làm nền kinh
tế mất ổn định. Chính sách tài khóa và tiền tệ tác động đến nền kinh tế với độ trễ rất
lớn. Họ cho rằng nên để nền kinh tế tự điều chỉnh với những biến động trong ngắn
hạn.

5. Quá trình tự điều chỉnh của nền kinh tế

Khi nền kinh tế đang suy thoái

• Y của nền kinh tế đang quá thấp, U cao


• W có xu hướng điều chỉnh giảm
• AS ngắn hạn sẽ dịch chuyển sang phải

↔ AS tăng → Y tăng, P giảm, U giảm

Bài giảng của PGS.TS HÀ QUỲNH HOA 16


5. Quá trình tự điều chỉnh của nền kinh tế

P
ASLR
AS1

AS2

P1 A

P2 B

AD1
0 Y1 Y* sản lượng

5. Quá trình tự điều chỉnh của nền kinh tế

Khi nền kinh tế đang tăng trưởng nóng

• Y của nền kinh tế đang quá cao, U ít


• W có xu hướng điều chỉnh tăng
• AS ngắn hạn sẽ dịch chuyển sang trái

↔ AS giảm → Y giảm, P tăng, U tăng

5. Quá trình tự điều chỉnh của nền kinh tế

P
ASLR
AS1

AS2

P2 B
A
P1

AD1
0 Y* Y1 sản lượng

Bài giảng của PGS.TS HÀ QUỲNH HOA 17


5. Quá trình tự điều chỉnh của nền kinh tế
Khi nền kinh tế gặp cú sốc từ phía cầu
P
ASLR
AS1

AS2

P1 A

P2 B

P3 C 1. Tổng cầu giảm…

AD2 AD1
0 Y2 Y* sản lượng

5. Quá trình tự điều chỉnh của nền kinh tế


Khi nền kinh tế gặp cú sốc từ phía cung

P ASLR 1. Cú sốc bất lợi phía cung


làm đường AS ngắn hạn
dịch sang trái…
AS2

AS1

B
P2
A
P1

AD
0
Y2 Y1 Sản lượng

Tóm tắt nội dung

Ø Mọi xã hội đều trải qua những biến động kinh tế ngắn hạn quanh xu hướng dài hạn.
Những biến động này là không thường xuyên và hầu như không thể dự báo.
Ø Khi các cuộc suy thoái xảy ra, GDP thực tế và các thước đo khác về thu nhập, chi
tiêu, và sản xuất giảm, thất nghiệp tăng.
Ø Các nhà kinh tế phân tích những biến động kinh tế trong ngắn hạn sử dụng mô hình
tổng cầu và tổng cung.
Ø Theo mô hình tổng cầu và tổng cung, sản lượng hàng hoá và dịch vụ và mức giá
chung điều chỉnh để cân bằng tổng cầu và tổng cung.

Bài giảng của PGS.TS HÀ QUỲNH HOA 18


Tóm tắt nội dung

u Đường tổng cầu dốc xuống vì ba lý do: hiệu ứng của cải, hiệu ứng lãi suất, và hiệu
ứng tỷ giá.
u Bất kỳ sự kiện hay chính sách nào làm thay đổi tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính
phủ, hay xuất khẩu ròng tại mọi mức giá sẽ làm dịch chuyển đường tổng cầu.
u Trong dài hạn, đường tổng cung là thẳng đứng.
u Trong ngắn hạn, đường tổng cung dốc lên. Có ba lý thuyết giải thích sự dốc lên của
đường tổng cung ngắn hạn: lý thuyết về sự nhận thức sai lầm, lý thuyết tiền lương
cứng nhắc, và lý thuyết giá cả cứng nhắc.

Tóm tắt nội dung

u Các sự kiện làm thay đổi khả năng sản xuất của nền kinh tế sẽ làm dịch chuyển
đường tổng cung ngắn hạn.
u Vị trí của đường tổng cung ngắn hạn cũng phụ thuộc vào mức giá kỳ vọng.
u Sự dịch chuyển của tổng cầu hoặc tổng cung có thể gây ra những biến động kinh tế.
u Lạm phát đi kèm suy thoái là thời kỳ sản lượng giảm và giá cả tăng.
u Các nhà hoạch định chính sách có thể tác động đến tổng cầu bằng chính sách tài
khóa và/ hoặc chính sách tiền tệ.
o Sự gia tăng cung tiền cuối cùng sẽ dẫn đến sự dịch chuyển của đường tổng cầu sang phải. Sự cắt
giảm cung tiền cuối cùng sẽ dẫn đến sự dịch chuyển của đường tổng cầu sang trái (theo hiệu ứng
lãi suất).
o Sự gia tăng chi tiêu chính phủ hoặc cắt giảm thuế sẽ làm dịch chuyển đường tổng cầu sang phải.
Sự cắt giảm chi tiêu chính phủ hoặc tăng thuế sẽ làm dịch chuyển đường tổng cầu sang trái (theo
hiệu ứng số nhân).

Tóm tắt nội dung

u Bởi vì chính sách tiền tệ và tài khóa có thể tác động đến tổng cầu nên chính phủ đôi
khi sử dụng những chính sách này để cố gắng ổn định nền kinh tế.
u Các nhà kinh tế bất đồng với nhau về vai trò này của chính phủ.
o Những người ủng hộ nói rằng nếu chính phủ không hành động thì kết quả sẽ là
những biến động không mong muốn.
o Những người phản đối lập luận rằng những nỗ lực của chính phủ thường dẫn đến
kết cục bất ổn định.

Bài giảng của PGS.TS HÀ QUỲNH HOA 19

You might also like