You are on page 1of 78

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

Bộ môn Quản lý & Kinh tế Dược

BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM LÝ HỌC


TRONG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ
MỤC TIÊU HỌC TẬP
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

Trình bày được:


1. Nội dung của tâm lý học y học: nội dung nghiên
cứu của tâm lý học người bệnh và tâm lý học thầy
thuốc
2. Các phương pháp tâm lý học y học: phương pháp
bổ trợ, phương pháp chủ đạo, phương pháp tâm lý
lâm sàng

2
TÂM LÝ HỌC Y HỌC
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Là một bộ phận của y học và tâm lý học


• Áp dụng các nguyên tắc tâm lý học trong thực hành
y học
• Tập trung nghiên cứu tâm lý người bệnh và tâm lý
nhân viên y tế trong hoạt động phòng chữa bệnh

3
NỘI DUNG CỦA TÂM LÝ HỌC Y HỌC
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Tâm lý học y học đại cương


• Tâm lý học người bệnh
• Tâm lý học thầy thuốc

4
TÂM LÝ HỌC Y HỌC ĐẠI CƯƠNG
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Lịch sử phát triển của ngành tâm lý học y học

• Quan điểm của các trường phái lớn trong tâm lý học
y học

• Những nét đặc trưng như bản chất, quy luật…của


các hiện tượng tâm lý

• Những sai sót thường gặp trong phản ánh tâm lý của
người bệnh…

5
TÂM LÝ HỌC NGƯỜI BỆNH
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Nghiên cứu các quy luật hoạt động tâm lý của


người bệnh thực thể trong mối liên hệ với bệnh tật
và môi trường

• Người bệnh thực thể (người bệnh nội khoa, ngoại


khoa, da liễu…): về mặt tâm thần hoàn toàn bình
thường, không bị rối loạn

6
TÂM LÝ HỌC NGƯỜI BỆNH…
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Gồm hai thành phần:


– Tâm lý học bệnh tật/ bệnh sinh: tâm lý người bệnh
trong mối quan hệ với bệnh tật

– Tâm lý học môi trường người bệnh: tâm lý người


bệnh trong mối quan hệ với thế giới xung quanh

7
TÂM LÝ HỌC NGƯỜI BỆNH…
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Tâm lý học bệnh sinh:


– Nghiên cứu những biểu hiện tâm lý của người bệnh
– Vai trò của yếu tố tâm lý trong phát sinh, phát triển bệnh
– Ảnh hưởng qua lại giữa bệnh ßà tâm lý
– Vai trò của tâm lý trong điều trị, phòng bệnh và củng cố sức
khoẻ
– Sự khác nhau giữa tâm lý thường và tâm lý bệnh
– Nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu tâm lý người
bệnh

8
TÂM LÝ HỌC NGƯỜI BỆNH…
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Tâm lý học môi trường người bệnh:


Nghiên cứu các mối quan hệ giữa người bệnh với thế
giới xung quanh, với môi trường tự nhiên và xã hội:
• Tâm lý người bệnh và các yếu tố của môi trường tự nhiên

• Tâm lý người bệnh và các yếu tố của môi trường xã hội

9
TÂM LÝ HỌC THẦY THUỐC
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Nghiên cứu những đặc điểm tâm lý, nhân cách và


hoạt động lao động của người thầy thuốc:

– Các quy luật hoạt động tâm lý của người thầy thuốc
– Các phẩm chất tâm lý, nhân cách, uy tín…của người thầy
thuốc
– Hoạt động giao tiếp của thầy thuốc với bệnh nhân, người
nhà bệnh nhân, với đồng nghiệp

10
CÁC PHƯƠNG PHÁP TÂM LÝ HỌC Y HỌC
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Xây dựng trên cơ sở phương pháp nghiên cứu


khoa học nói chung và của tâm lý học nói riêng

• Tập trung vào phương pháp tâm lý học người bệnh:

– Các phương pháp bổ trợ

– Các phương pháp chủ đạo

– Phương pháp tâm lý lâm sàng

11
CÁC PHƯƠNG PHÁP TÂM LÝ HỌC Y HỌC
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Các phương pháp bổ trợ:


– Hỏi chuyện (Phỏng vấn, đàm thoại)
– Quan sát
– Phân tích sản phẩm hoạt động
– Phân tích tiểu sử

• Các phương pháp chủ đạo:


– Thực nghiệm tâm lý
– Trắc nghiệm tâm lý

• Phương pháp tâm lý lâm sàng

12
Hỏi chuyện/ Phỏng vấn
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Mục đích:
– Thu thập thông tin về sự phát triển bệnh, phát triển tâm lý
– nhân cách và các mối quan hệ xã hội của người bệnh

– Tạo dựng sự tiếp xúc tâm lý cũng như tiến hành liệu pháp
tâm lý cho người bệnh

13
Hỏi chuyện/ Phỏng vấn…
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

Mức 1: không có cấu trúc


Phỏng vấn

Mức 2: bán cấu trúc

Mức 3: có cấu trúc

14
Hỏi chuyện/ Phỏng vấn…
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Phỏng vấn không có cấu trúc:

– Không theo cấu trúc có sẵn

– Bệnh nhân tự kể về các vấn đề của mình

– Giúp thu được những thông tin phong phú, chân thực

– Thường tốn thời gian

– Khó xác định vấn đề trọng tâm cần nghiên cứu

15
Hỏi chuyện/ Phỏng vấn…
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Phỏng vấn bán cấu trúc:


– Có các định hướng chính, không có các hướng dẫn
chi tiết cụ thể
– Thu thập thông tin chân thực
– Nắm bắt các vấn đề trọng tâm người bệnh đưa ra

• Phỏng vấn có cấu trúc:


– Theo một bộ câu hỏi chặt chẽ
– Kết quả có thể xử lý theo thang điểm
– Dễ so sánh, đánh giá về người bệnh

16
Một số vấn đề cần lưu ý
khi phỏng vấn bệnh nhân
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

– Cần có tính mục đích và tính tổ chức cao

– Xây dựng thái độ, niềm tin đến chừng mực cho phép

– Cần nhạy bén, linh hoạt

– Không coi đây là một cuộc nói chuyện thông thường


nhằm thoả mãn hoặc nâng cao uy tín cá nhân

– Dừng lại khi đã thu thập đủ thông tin cần thiết

17
Quan sát
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Mục đích: theo dõi, nhận xét về hành vi của người


bệnh

• Thường dùng kết hợp với các phương pháp khác

• Giúp thu thập những thông tin quan trọng về cảm


xúc của người bệnh: sự lo âu, biểu hiện trầm cảm,
sự phục tùng, thụ động…

18
Phân tích sản phẩm hoạt động
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Phân tích các sản phẩm hoạt động do cá nhân làm ra:
bút tích, bức vẽ…
• Cung cấp những nhận xét nhất định về người bệnh
• Thường áp dụng nghiên cứu tâm lý trẻ em, bệnh nhân
tâm thần

• Phương pháp khác: phân tích tiểu sử

19
Thực nghiệm tâm lý
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Tác động vào đối tượng một cách chủ động trong
những điều kiện đã được khống chế
• Phát hiện những biểu hiện về quan hệ nhân – quả, về
tính quy luật, cơ cấu, cơ chế của các hiện tượng tâm
lý, nhân cách người bệnh
• Có thể lặp lại nhiều lần
• Nhà nghiên cứu đóng vai trò chủ động, tích cực
• Tiến hành phân tích định tính là chính

20
Thực nghiệm tâm lý
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Tự nhiên:
– Đặt ra các tình huống để bệnh nhân xử lý à ghi nhận các
biểu hiện về tâm lý
– Đối tượng không biết về nghiên cứu
– Quan trọng, có giá trị

• Trong phòng thí nghiệm:


– Điều kiện đặc biệt được chuẩn bị riêng
– Đối tượng biết về nghiên cứu
– Rất có giá trị

21
Trắc nghiệm tâm lý
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Phổ biến
• Đơn giản, ít tốn thời gian
• Cho kết quả ngay
• Nghiên cứu được trên nhiều đối tượng

22
Phương pháp tâm lý lâm sàng
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Tổng hợp các phương pháp


• Nhằm đánh giá đầy đủ tâm lý, nhân cách của người
bệnh
• Các bước cơ bản:
– Thu thập các thông tin về phần hành chính
– Thu thập thông tin qua phần kể bệnh
– Khai thác tiền sử bệnh
– Khai thác tiền sử đời sống của người bệnh
– Thu thập thông tin trong khám triệu chứng khách quan
– Tiến hành các xét nghiệm chuyên biệt

23
Phương pháp tâm lý lâm sàng
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Thu thập thông tin về phần hành chính:


– Hỏi chuyện/ phỏng vấn: tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp,
văn hoá, quê quán…

– Làm căn cứ phân tích tâm lý người bệnh

– Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành mối quan hệ
tâm lý giữa thầy thuốc và người bệnh

24
Phương pháp tâm lý lâm sàng
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Thu thập thông tin qua phần kể bệnh:


– Chú ý đánh giá trạng thái chung của người bệnh: tình
trạng rối loạn giấc ngủ, thay đổi khí sắc…

– Có khi những thay đổi về tâm lý và tình trạng chung của cơ


thể diễn ra trước cả những triệu chứng khách quan của bệnh

25
Phương pháp tâm lý lâm sàng
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Khai thác tiền sử bệnh:


– Tìm hiểu bệnh xuất hiện khi nào, bắt đầu và diễn biến ra sao

– Người bệnh tưởng tượng ra hình ảnh lâm sàng thực thể của
bệnh như thế nào

– Người bệnh suy nghĩ gì về bệnh của mình

– Thử tìm nguyên nhân và tiên lượng của bệnh

26
Phương pháp tâm lý lâm sàng
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Khai thác tiền sử đời sống của người bệnh:


– Có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu nhân cách người
bệnh

– Quan sát, hỏi chuyện

– Tìm hiểu thế giới nội tâm và tính cách của người bệnh

– Hình thành và thúc đẩy mối quan hệ giữa thầy thuốc và


người bệnh

27
Phương pháp tâm lý lâm sàng
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Thu thập thông tin trong khám triệu chứng khách quan:
– Chú ý đánh giá ý thức, đặc điểm tâm lý, vận động, ngôn ngữ, tư
duy, trí nhớ…của người bệnh

– Sơ bộ đánh giá mức độ phát triển trí tuệ, khí chất, nét tính cách
chủ yếu của người bệnh

– Cần mô tả khi sắc, phản ứng xúc cảm của người bệnh

28
Phương pháp tâm lý lâm sàng
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Tiến hành các xét nghiệm chuyên biệt:


– Trắc nghiệm về trí tuệ và nhân cách

– Sử dụng thang đánh giá trầm cảm, lo âu

– Xét nghiệm điện não, tim…

29
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
Bộ môn Quản lý & Kinh tế Dược

BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

TÂM LÝ NGƯỜI BỆNH


GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC & NGƯỜI BỆNH
MỤC TIÊU HỌC TẬP
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

Trình bày được:

I. Tâm lý người bệnh:


• Cấu trúc căn nguyên tâm lý của bệnh
• Tâm lý người bệnh và bệnh tật
• Tâm lý người bệnh và môi trường
II. Giao tiếp giữa thầy thuốc và người bệnh
• Các yếu tố ảnh hưởng
• Một số quy tắc giao tiếp cơ bản
• Những điều cần lưu ý trong một số tình huống giao tiếp cụ thể

31
I. Tâm lý người bệnh
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Sự thay đổi tâm lý bệnh nhân diễn ra trên hai bình


diện:
− mối quan hệ giữa tâm lý người bệnh - bệnh tật: là
mối quan hệ bên trong.
− mối quan hệ giữa tâm lý người bệnh - môi trường
xung quanh: là mối quan hệ bên ngoài.
• Tâm lý học bệnh nhân nghiên cứu tâm lý bệnh nhân
trong hai mối quan hệ trên

32
I. Tâm lý người bệnh
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

1. Cấu trúc căn nguyên tâm lý của bệnh

2. Tâm lý người bệnh và bệnh tật

3. Tâm lý người bệnh và môi trường

33
1. Cấu trúc căn nguyên tâm lý của bệnh
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

34
1. Cấu trúc căn nguyên tâm lý của bệnh…
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

ü Mô tả một cách khái quát các quy luật, cơ chế cơ bản vận
hành mối quan hệ giữa tâm lý người bệnh với bệnh tật, và
giữa tâm lý người bệnh với môi trường

ü Phần cơ bản nhất: nhân cách người bệnh

ü Do ảnh hưởng của bệnh tật mà nhân cách người bệnh có thể bị
biến đổi

ü Ngược lại, nhân cách và những biến đổi nhân cách cũng tác động
lên tình trạng bệnh tật, làm cho bệnh nặng lên hoặc dịu đi

ü Sự đấu tranh giữa một bên là các biến đổi bệnh lý, và một bên là
sự nỗ lực ý chí

35
1. Cấu trúc căn nguyên tâm lý của bệnh…
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

v Yếu tố được coi là trung tâm trong cấu trúc căn nguyên tâm lý của
bệnh là cảm xúc

v Bệnh tật và cảm xúc thường xuyên tác động lên nhau, có thể gây ra
biến đổi sâu sắc trong nhân cách của người bệnh

v Hình ảnh lâm sàng bên trong của bệnh là sự nhận thức, thái độ
của người bệnh đối với bệnh tật
v Những yếu tố tự nhiên xã hội của môi trường bên ngoài tác động lên
cảm xúc và nhận thức của người bệnh
v Những quyết định, kế hoạch, dự kiến của người bệnh và những biểu
hiện bên ngoài của tâm trạng, nhân cách tác động lên hành vi, thái
độ tác phong của người bệnh

36
1. Cấu trúc căn nguyên tâm lý của bệnh…
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Mối quan hệ bên trong giữa tâm lý người bệnh và


bệnh tật: Tâm lý học bệnh sinh/ tâm lý học bệnh tật

• Mối quan hệ tương hỗ bên ngoài giữa người bệnh


và môi trường xung quanh: tâm lý học môi trường
người bệnh

37
2. Tâm lý người bệnh và bệnh tật
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

Tâm lý người bệnh ßà bệnh tật

• Sự biến đổi tâm lý chịu sự tác động của bệnh tật:


– Bệnh tật có thể làm thay đổi tâm lý người bệnh theo
hướng tiêu cực: từ điềm tĩnh, tự chủ, khiêm tốn thành
cáu kỉnh, khó tính, nóng nẩy…

– Cũng có khi bệnh tật làm thay đổi tâm lý người bệnh theo
hướng tích cực: làm cho họ yêu thương, quan tâm đến
người khác hơn…

38
2. Tâm lý người bệnh và bệnh tật…
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Ngược lại, bệnh tật chịu ảnh hưởng nhất định của tâm lý
người bệnh

• Tâm lý người bệnh ảnh hưởng đến bệnh tật ở mức nào
tuỳ thuộc vào đời sống tâm lý vốn có của người bệnh:
– Có người cho bệnh tật là điều bất hạnh không thể tránh được,
cam chịu, mặc cho bệnh tật hoành hành

– Có người kiên quyết đấu tranh, khắc phục bệnh tật

– Có người không sợ bệnh tật, không quan tâm đến bệnh tật

39
2. Tâm lý người bệnh và bệnh tật…
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Thái độ đối với bệnh tật và đời sống tâm lý của người
bệnh: ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động sinh
lực của người bệnh trong phòng và chữa bệnh cũng như
khắc phục hậu quả của bệnh tật

• Diễn biến bệnh tật và biến đổi tâm lý của người bệnh
tác động qua lại lẫn nhau

40
2. Tâm lý người bệnh và bệnh tật…
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

Hoạt động nhận thức và bệnh tật

- Bệnh tật có thể ảnh hưởng đến hoạt động nhận


thức, trí tuệ của người bệnh:
- Mất sự tập trung, chú ý

- Giảm trí nhớ và tưởng tượng

- Giảm khả năng sáng tạo

- Các chức năng nhận thức cao cấp như tổng hợp, phân
tích bị suy yếu…

41
2. Tâm lý người bệnh và bệnh tật…
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

Hình ảnh lâm sàng bên trong của bệnh

42
2. Tâm lý người bệnh và bệnh tật…
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

Hình ảnh lâm sàng bên trong của bệnh

• Hay còn gọi là hình ảnh lâm sàng chủ quan


• Là sự nhận thức, thái độ, cảm xúc của người bệnh về
bệnh tât
• Một mặt được hình thành trên cơ sở những cảm giác
chung của cơ thể và cảm giác từ ổ bệnh: phần cảm
giác bệnh
• Mặt khác được hình thành từ quan niệm, ý nghĩ và thái
độ của người bệnh về bệnh tật: phần trí tuệ

43
2. Tâm lý người bệnh và bệnh tật…
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

Hình ảnh lâm sàng bên trong của bệnh


• Nếu phần trí tuệ trong hình ảnh lâm sàng bên trong của
bệnh chiếm ưu thế:
– Người bệnh sẽ kể cho thầy thuốc về tiền sử và những dấu hiệu của
bệnh theo sự suy nghĩ của mình (thường là thiếu cơ sở khoa học và
không căn cứ vào thực chất những biểu hiện của bệnh)
– sẽ gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị
• Người thầy thuốc phải tìm hiểu kỹ hình ảnh lâm sàng bên
trong của bệnh
• Nắm được triệu chứng đích thực của bệnh, biết được
những suy nghĩ lo lắng của người bệnh
• Trên cơ sở đó tiến hành những phương pháp điều trị thích
hợp

44
2. Tâm lý người bệnh và bệnh tật…
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

Ý thức và bệnh tật

• Hình ảnh lâm sàng bên trong của bệnh có thể không
được xây dựng rõ ràng hoặc không xuất hiện đầy đủ
trong ý thức của người bệnh:
– Người bệnh tâm thần, mất trí

– Người mắc bệnh thực thể nhưng biến đổi chức năng cơ thể và
cảm giác về bệnh chưa rõ ràng

45
2. Tâm lý người bệnh và bệnh tật…
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

Trạng thái tâm lý của người bênh


• Biến đổi tâm lý:
– Đây là trạng thái nhẹ nhất có thể gặp ở bất kỳ người bệnh nào
– Những biến đổi tâm lý trong giới hạn bình thường: khó chịu, lo
lắng, giảm nhiệt tình
• Loạn thần kinh chức năng:
– Có sự rối loạn hoạt động thần kinh: suy nhược, ám ảnh, lo âu…
– Chưa bị rối loạn ý thức, người bệnh vẫn còn thái độ phê phán với
bệnh tật và sức khoẻ của mình
• Loạn tâm thần:
– Người bệnh không còn khả năng phản ánh thế giới xung quanh
– Hành vi bị rối loạn, mất khả năng phê phán đối với bệnh tật

46
2. Tâm lý người bệnh và bệnh tật…
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

Trạng thái tâm lý của người bênh

• Trong thực tế khó xác định ranh giới giữa các trạng thái
tâm lý của người bệnh

• Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý của


người bệnh:
– Đặc điểm các giai đoạn phát triển của bệnh

– Đặc điểm nhân cách của bệnh nhân

– Các yếu tố môi trường…

47
2. Tâm lý người bệnh và bệnh tật…
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

Cảm xúc của người bệnh

48
2. Tâm lý người bệnh và bệnh tật…
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

Cảm xúc của người bệnh


• Cảm xúc của người bệnh và tình trạng bệnh tật thường quan
hệ với nhau theo ba hướng sau:
– phù hợp về dấu và cường độ:
• cảm xúc âm tính, ở mức độ trung bình
• Có tác dụng bảo vệ người bệnh và điều trị bệnh tật
– Không phù hợp về dấu và cường độ:
• Người bệnh không đánh giá đúng mức độ và diễn biến bệnh
tật của mình mà tỏ ra vui tươi, nông nổi, thiếu can đảm
– Phù hợp về dấu, không phù hợp về cường độ:
• Cảm xúc âm tính quá mức: buồn rầu, sợ hãi, thất vọng,
hoảng hốt…
• Làm cho diễn biến của bệnh xấu đi

49
2. Tâm lý người bệnh và bệnh tật…
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

Cảm xúc của người bệnh

• Hai loại cảm xúc sau cần đến những liệu pháp tâm lý và sự tổ
chức thực hiện các quy định về đạo đức y học của người thầy
thuốc

• Những cảm xúc âm tính quá mức thường dẫn đến chấn thương
tâm lý

• Người thầy thuốc phải quan tâm đến việc nâng cao sức khoẻ tâm
lý nói chung và bồi dưỡng sức khoẻ tích cực cho người bệnh,
giúp nâng cao hiệu suất điều trị

50
2. Tâm lý người bệnh và bệnh tật…
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

Nhân cách của người bệnh

51
2. Tâm lý người bệnh và bệnh tật…
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

Nhân cách của người bệnh

• Khí chất của người bệnh:


– Bệnh tật làm hưng phấn hay ức chế hệ thần kinh, từ đó làm
thay đổi đặc điểm khí chất của người bệnh

Ví dụ:
• Người bệnh bị nhiễm trùng, có sốt cao sẽ dễ có những phản
ứng mạnh mẽ, nóng nảy, thiếu cân bằng
• Người bệnh thiểu năng tuyến giáp thường có biểu hiện ù lì,
phản xạ chậm chạp

52
2. Tâm lý người bệnh và bệnh tật…
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

Nhân cách của người bệnh


Khí chất của người bệnh:
– Ngược lại những biến đổi khí chất sẽ ảnh hưởng đến các phản xạ
thần kinh, lưu thông khí huyết..qua đó ảnh hưởng đến quá trình
bệnh tật

Ví dụ:
– Người có khí chất không cân bằng, không linh hoạt: dễ bị tổn
thương do tác động của bệnh; dễ bị các bệnh nặng, kéo dài; hay
gặp khó khăn trong điều trị; bệnh dễ phát triển theo chiều hướng
ngày càng xấu đi
– Người có khí chất linh hoạt, cân bằng, mạnh mẽ: có những
đáp ứng hợp lý với bệnh tật, sẵn sàng hợp tác với thầy thuốc tìm
những phương pháp có hiệu quả để điều trị bệnh
53
2. Tâm lý người bệnh và bệnh tật…
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

Nhân cách của người bệnh


• Xu hướng nhân cách:
– Bao gồm những quan điểm, niềm tin, khát vọng, khuynh hướng,
thế giới quan, sự say mê, hứng thú… của người bệnh
– Hình thành động cơ hoạt động của người bệnh
– Bệnh tật có thể làm thay đổi quan điểm sống, cách xem xét thế giới
xung quanh của người bệnh
– Mặt khác sự suy sụp niềm tin, khát vọng có thể làm cho bệnh tật
nặng thêm
– Ngược lại niềm hy vọng khỏi bệnh sẽ tạo sức mạnh tinh thần, vật
chất giúp người bệnh vượt qua giai đoạn khó khăn của bệnh tật
– Người thầy thuốc phải biết gieo niềm hy vọng thực sự có lợi cho
người bệnh

54
2. Tâm lý người bệnh và bệnh tật…
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

Nhân cách của người bệnh

Năng lực hoạt động:

– Bao gồm cả tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, bản năng và kinh nghiệm
của người bệnh

– Bênh tật làm giảm năng lực hoạt động của người bệnh

– Đồng thời sự thay đổi về năng lực, vốn sống kinh nghiệm, kiến
thức tạo khó khăn trong việc phòng chữa bệnh

55
2. Tâm lý người bệnh và bệnh tật…
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

Nhân cách của người bệnh

• Tính cách ßà bệnh tật:

– Là hệ thống thái độ bền vững, điển hình của người bệnh đối
với môi trường tự nhiên, xã hội và đối với bản thân

– Được biểu hiện trong hành vi, cử chỉ, cách nói năng

– Bệnh tật có thể làm thay đổi tính cách vốn có của người bệnh

– Trái lại những nét tính cách bị biến đổi, những thái độ hành vi
không bình thường sẽ tác động xấu lên bệnh tật của người
bệnh

56
2. Tâm lý người bệnh và bệnh tật
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

Một số nét tính cách đặc biệt của người bệnh

Nét tính cách hysteria:


– có xúc cảm mạnh, ấn tượng sâu sắc, mơ mộng
– ích kỷ, thích được chiều chuộng
– cư xử thất thường, dễ bực bội, sầu muộn, uỷ mị, dễ bị ám thị…
– thường khuyếch trương bệnh tật của mình, đòi hỏi mọi người
quan tâm
– song dễ dàng nghe theo những hướng dẫn điều trị của thầy
thuốc

57
2. Tâm lý người bệnh và bệnh tật…
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

Một số nét tính cách đặc biệt của người bệnh

Nét tính cách nghi ngờ lo sợ:


– Thường hay lý sự, thiếu kiên quyết, dễ có những ý nghĩ ám ảnh

– Phần trí tuệ trong hình ảnh lâm sàng bên trong của bệnh tăng cao

– Thầy thuốc cần hết sức chú ý trong chẩn đoán bệnh cho những
người này

– Những lời nói, động tác, thông báo kết quả…thiếu thận trọng sẽ dễ
làm cho bệnh tình của người bệnh nặng thêm

58
2. Tâm lý người bệnh và bệnh tật…
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

Một số nét tính cách đặc biệt của người bệnh

Nét tính cách suy nhược:


- Thường nhút nhát, yếu đuối, bị động
- Xúc cảm không ổn định, đa sầu đa cảm, khó tự chủ, dễ nản chí
- Nhưng lại có óc quan sát tinh tế, có lòng hào hiệp…
- Bệnh tật với những người này là một gánh nặng
- Họ rất nhạy cảm với đau đớn, lo sợ bệnh tật, đánh giá bi quan về kết thúc
của bệnh
- Cần nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiều hơn của thầy thuốc và
những người xung quanh

59
2. Tâm lý người bệnh và bệnh tật…
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

Một số kiểu nhân cách


Theo Pavlov:
– Nhân cách kiểu trí tuệ: hoạt động lý trí cao, có tư duy trừu tượng,
logic, chủ động được cảm xúc…thường ít bị những tác động của bệnh
tật
– Nhân cách kiểu nghệ sĩ: tri giác sinh động, tư duy nặng về hình
tượng, nhạy cảm…dễ bị tổn thương tâm lý khi mắc bệnh, nhất là
những bệnh xảy ra đột ngột, cấp tính

Theo Jung:
– Nhân cách hướng nội: trầm lặng, điềm tĩnh, kín đáo, khó hiểu…
– Nhân cách hướng ngoại: hồn nhiên, cởi mở, bộc trực, dễ tiếp xúc
Các thầy thuốc khó khai thác tiền sử, bệnh sử để chẩn đoán, điều trị ở
người có nhân cách hướng nội hơn là hướng ngoại

60
2. Tâm lý người bệnh và bệnh tật…
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

Phản ứng nhân cách lên bệnh tật

• Phản ứng phủ nhận bệnh tật:


– Hay gặp trong các bệnh nặng, ác tính, tăng kích thích não, và trong một
số bệnh tâm thần
– Người bệnh không thấy hết mức độ nặng, nhẹ của bệnh; không chịu
được những tác động xấu của bệnh đến xung quanh
– Người bệnh dễ từ chối sự điều trị chính thống
– Người thầy thuốc phải khéo léo tìm từ trong ham muốn của bệnh
nhân những cách điều trị thích hợp, tiến hành liệu pháp tâm lý trò
chuyện
– Không nên giải thích cặn kẽ những điều gây ảnh hưởng xấu đến bệnh
tật
– Làm cho người thân của người bệnh hiểu về người bệnh để giúp trong
điều trị

61
2. Tâm lý người bệnh và bệnh tật…
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

Phản ứng nhân cách lên bệnh tật

• Phản ứng quá mức lên bệnh tật:


– Hay gặp trong các bệnh xảy ra đột ngột, để lại những hậu quả
xấu
– Phản ứng lúc đầu là trạng thái trầm cảm
– Sau đó là sự thờ ơ, ghen tị với những người lành lặn xung
quang, có thể có ý định tự sát…
– Người thầy thuốc cần tổ chức tốt liệu pháp, trao đổi giải thích
cho họ về nguyên nhân bệnh tật và tạo niềm tin về diễn biến
khả quan của quá trình điều trị

62
Tâm lý và một số yếu tố chung của người bệnh
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Mối quan hệ giữa bệnh tật và tâm lý còn chịu ảnh hưởng của một
số yếu tố như giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, dân tộc, tôn
giáo…

• Yếu tố đau: có nhiều bằng chứng chứng minh khả năng dùng tâm
lý để khắc phục cơn đau

63
Tâm lý người bệnh và các giai đoạn phát triển bệnh
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Giai đoạn đầu của bệnh:


– Nếu bệnh khởi phát đột ngột sẽ kéo theo những biến đổi dữ dội
các hoạt động tâm lý

• Giai đoạn toàn phát:


– Xuất hiện khả năng thích nghi
– Diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa hy vọng và thất vọng…

• Giai đoạn cuối:


– Nếu bệnh tiến triển tốt thị cảm xúc dương tính của người bệnh
tăng cao: vui tươi, phấn chấn, tri giác nhạy bén
– Nếu bệnh tiến triển xấu: cường độ cảm xúc âm tính tăng, suy sụp
có thể xuất hiện trạng thái bất mãn, thất vọng…
– Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính hoặc người bệnh bị tàn
phế, khuyết tật…: cơ chế thích nghi, vai trò bù trừ của các căn
nguyên tâm lý có một ý nghĩa to lớn

64
Tâm lý người bệnh và các bệnh thực thể
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Bệnh cụ thể và các đặc điểm của bệnh có thể ảnh hưởng
đến tâm lý người bệnh
• Ví dụ:
– Người bệnh cao huyết áp thường trong trạng thái u ám, dễ bị
kích thích, dễ mặc cảm và thờ ơ với xung quanh
– Người bệnh đái tháo đường: 50% số người bệnh bị biến đổi
về tâm lý theo chiều hướng tăng xúc cảm, nhiều lời, hay kể về
cái cũ, dễ cáu gắt và thực hiện những hành vi không tính toán
– Người bệnh viêm dạ dày mạn tính thường hay thờ ơ, lạnh
nhạt vô cảm, có khi trầm cảm, sợ hãi
– Người bệnh ung thư: nhiều người có trạng thái suy nhược,
tăng ám thị, tỏ ra thất vọng, tiêu cực

65
3. Tâm lý người bệnh và môi trường
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Tâm lý người bệnh và các yếu tố môi trường tự


nhiên:
– Tâm lý người bệnh và màu sắc
– Tâm lý người bệnh và âm thanh
– Một số yếu tố khác
• Tâm lý người bệnh và các yếu tố môi trường xã
hội
• Sự thích nghi của người bệnh với môi trường

66
Tâm lý người bệnh và màu sắc
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Từ thời Hyppocrates, người ta đã biết màu sắc có tác động


đến tâm lý người bệnh và dùng màu sắc để chữa bệnh
• Màu sắc tác động lên tâm lý người bệnh theo hai cách:
– Trực tiếp: màu nhạt tạo cảm giác lạnh mát, màu xẫm tạo cảm giác
nóng, ấm
– Gián tiếp (thông qua liên tưởng):
• màu vàng da cam làm con người liên tưởng đến lửa, có cảm giác nóng
• màu trắng liên hệ đến tuyết, có cảm giác lạnh
• màu xanh liên hệ đến cây tạo cảm giác mát mẻ

ü Một màu sắc đơn độc dù thích hợp với mắt đến mấy nếu tác động lâu
cũng gây ức chế tâm lý
ü Cách trang trí thích hợp là phối hợp hài hoà nhiều màu với nhau

67
Tâm lý người bệnh và màu sắc
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

Các ví dụ:
• Màu hồng tạo không khí tưng bừng, kích thích thần kinh người nóng
tính, kích thích sản xuất hồng cầu
• Màu vàng có tác dụng kích thích tiêu hoá, song màu vàng đậm lại gây
buồn nôn
• Màu nâu thường gây ức chế, buồn rầu làm cho người bệnh ăn mất
ngon
• Màu xanh da trời tạo cảm giác yên tĩnh
• Màu xanh đậm làm cho người bệnh có cảm giác an toàn
• Màu xanh lá cây lúc đầu tạo cảm giác dễ chịu song nếu nhìn lâu sẽ bị
ức chế, thấm chí bị rơi vào tình trạng trầm cảm
• Những ánh sáng màu lục làm cho người bệnh hoạt động kém hơn so
với những ánh sáng màu đỏ

Màu trắng thường gây phản ứng trung tính, đôi khi làm cho những người bệnh nhức
đầu, thấp khớp, nhứng người bệnh thần kinh bị khó ngủ và chỗ đau dễ tái phát

68
Tâm lý người bệnh và âm thanh
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Âm thanh tác động rất lớn đến xúc cảm


• Những tiếng ồn mạnh và kéo dài sẽ gây cảm giác khó chịu,
mệt mỏi, thậm chí dẫn đến rối loạn tâm thần
• Trái lại nếu quá yên tĩnh sẽ gây ức chế
• Âm nhạc làm thay đổi khí sắc, tạo cảm xúc tích cực cho
người bệnh hoặc ngược lại
• Âm điệu và nhịp điệu của âm nhạc có khả năng làm biến đổi
tần số hô hấp, nhịp đập của tim và tác động lên quá trình
trao đổi chất của cơ thể

69
Tâm lý người bệnh và một số yếu tố khác của môi
trường tự nhiên
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Mùi: tác động lên cơ quan khứu giác qua đó tác động lên tâm lý
người bệnh

• Mùi thơm của hoa quả, thảo mộc làm người bệnh hưng phấn

• Mùi tinh dầu hồi, long não kích thích tuần hoàn, hô hấp của người
bệnh

• Mùi chanh làm người bệnh đỡ mệt mỏi, tinh thần sảng khoái

• Mùi hoa hồng tạo cảm giác êm dịu

• Vệ sinh thân thể, trang phục của người bệnh

• Tình hình khí hậu, không khí xung quanh

70
Tâm lý người bệnh và các yếu tố môi trường xã hội
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Tác động tâm lý của môi trường xã hội ngoài bệnh viện
• Tác động tâm lý của môi trường xã hội trong bệnh viện
– Quan hệ người bệnh với người bệnh
– Quan hệ giữa người bệnh với nhân viên y tế

71
II. Giao tiếp giữa thầy thuốc và người bệnh
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp giữa thầy


thuốc và người bệnh
2. Một số quy tắc giao tiếp cơ bản
3. Những điều cần lưu ý trong một số tình huống giao
tiếp cụ thể

72
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp giữa thầy
thuốc và người bệnh
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Yếu tố thuộc về đặc trưng của giao tiếp:

– Giao tiếp chính thức hay giao tiếp công việc

– Mục đích, chức năng, phương hướng, nhiệm vụ…của hoạt động giao
tiếp được xác định trước, đáp úng yêu cầu của hoạt động khám và
chữa bệnh

– Chủ thể và khách thể giao tiếp là nhân viên y tế và người bệnh

– Phương tiện giao tiếp tổng hợp, chủ yếu là ngôn ngữ

73
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp giữa thầy
thuốc và người bệnh…
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Các yếu tố thuộc về chủ thể và đối tượng giao tiếp:


– Năng lực, vốn hiểu biết, trình độ
– Sự thống nhất về mục tiêu, nhiệm vụ
– Nhân cách, uy tín
– Kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm
– Sự linh hoạt, sang tạo
– Đặc điểm thể chất cá nhân
– Đặc trưng bệnh tật

74
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp giữa thầy
thuốc và người bệnh…
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Các yếu tố môi trường và điều kiện giao tiếp:

– Trình độ phát triển kinh tế văn hóa xã hội

– Đặc điểm phong tục, tập quán, dân tộc, tôn giáo

– Công việc chuyên môn

– Địa điểm, không gian, thời gian

75
2. Một số quy tắc giao tiếp cơ bản

BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Xác định rõ ràng, cụ thể mục • Chào hỏi một cách tự nhiên, tự giới
đích giao tiếp thiệu mình, tạo cho người bệnh có
ấn tượng tốt đẹp về mình
• Thu thập thông tin
• Nhún nhường người bệnh khi giao
• Chuẩn bị kỹ thời gian, địa tiếp
điểm, không khí tâm lý
• Duy trì trạng thái cân bằng tâm lý
• Linh hoạt với từng bệnh trong giao tiếp
nhân
• Đạo diễn cuộc giao tiếp
• Quan sát kỹ hành động, nét • Đôi lúc cần thoát khỏi sự ràng buộc
mặt, dáng vẻ của người
bệnh • Kỹ năng nghe

• Lưu ý phong cách ăn mặc • Kết thúc buổi giao tiếp một cách
hợp lý

76
3. Những điều cần lưu ý trong một số tình huống giao
tiếp cụ thể
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Không hứa những điều không nên hứa

• Không nên nói xấu người khác

• Xử lý sự phản kháng, chống đối của người bệnh bằng thái độ


bình tĩnh

• Không chế giễu sai lầm của người bệnh

• Ứng phó thích hợp

• Tôn trọng phong tục tập quán, thói quen của người bệnh

77
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT!!!
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

The patient will never care how much you


know, until they know how much you care
(Dr. Terry Canale)

78

You might also like