You are on page 1of 3

- Giới thiệu chung

Làng gốm Bát Tràng nằm ở ven sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội. Cái tên
Bát Tràng có nghĩa là “cái sân lớn”, và làng có lịch sử hình thành từ thời Lê. Đây là làng gốm lâu
đời nổi tiếng nhất ở Việt Nam, cũng như là địa điểm mà du khách trong và ngoài nước không thể
không một lần ghé thăm. Làng gốm Bát Tràng chuyên sản xuất những loại gốm sứ đa dạng cả về
chủng loại lẫn kiểu dáng. Điều thú vị nhất khi đến Bát Tràng là các bạn có thể trực tiếp ngắm nhìn
các nghệ nhân làm ra những sản phẩm gốm đầy tinh tế hay được tự tay nặn những sản phẩm
theo ý thích.

- Địa điểm thăm quan

- Làng cổ Bát Tràng

. Là ngôi nhà gỗ có tuổi đời hơn 200 năm, nhà cổ Vạn Vân là tuyệt tác kiến trúc bao gồm các hoạ
tiết gốm sứ, ấm men lam, lọ rồng, bộ khuôn bản dập làm gốm,… từ trước thế kỷ 15. Đình làng Bát
Tràng là nơi thờ Thành hoàng cũng là địa điểm tổ chức các lễ hội quanh năm. Nếu đi làng cổ Bát
Tràng đúng dịp lễ hội, bạn có thể khám phá nét văn hóa vô cùng độc đáo, náo nhiệt.
Sân nặn gốm
Với khách du lịch làng nghề gốm Bát Tràng, mong muốn của họ khi đặt chân đến mảnh đất tuyệt
đẹp này là được tự mình nhào nặn những sản phẩm làm từ gốm và men sứ. Chỉ cần dành ra 40-
60k, bạn có thể trở thành một thợ gốm thực sự được tha hồ sáng tạo tạo thành phẩm từ đất sét và
bàn xoay. Tuy ban đầu có thể hơi lúng túng khi chưa biết cách sử dụng, bạn sẽ nhận được sự chỉ
dẫn tận tình từ những thợ gốm điêu luyện ngay ở làng cổ Bát Tràng. Sau khi bạn hoàn thành “kiệt
tác”, sản phẩm sẽ được nung đốt để đem về nhà.
Chợ gốm Bát Tràng
Chợ Gốm là nơi bạn có thể tìm thấy những món quà làm kỉ niệm xinh xắn, vừa độc lại vừa rẻ. Các
gian hàng ở chợ gốm bày bán rất nhiều sản phẩm gốm sứ như đồ lưu niệm, bát đĩa, cốc chén, đồ
trang trí mĩ nghệ, đồ thờ cúng,… vô cùng đẹp mắt. Tất cả sản phẩm ở đây đều được tạo ra từ bàn
tay những nghệ nhân nổi tiếng. Bạn có thể quan sát và quay lại quá trình họ nhào nặn gốm sứ ngay
tại những khoảng sân gốm mini ở trong chợ.
 Ẩm thực ở làng gốm Bát Tràng
Du lịch Bát Tràng không thể không thưởng thức các món ngon đặc sản nơi đây. Bạn có thể dừng
chân tại các quán ven chợ để nếm thử vài món ăn vặt với giá siêu mềm như bánh sắn nướng, bánh
tẻ nóng hay cơm, bún, miến mang hương vị đặc trưng của làng cổ Bát Tràng. Đặc biệt nhất bạn
không thể bỏ lỡ đặc sản canh măng mực, món ăn truyền thống nức tiếng ở đây. Màu vàng ươm
của măng hòa quyện cùng nước dùng ngọt lim, khi ăn sẽ dai giòn sật sât rất thơm ngon. Canh
măng mực thường được dùng làm món chính trong các ngày lễ truyền thống, lễ cưới xin, giỗ tết
của người dân làng gốm sứ Bát Tràng. 
10 đặc điểm riêng của làng Bát Tràng
Thứ nhất: Bát Tràng là một làng nghề, nơi “Có nghề nung đất thành vàng Se duyên xây bể cho nàng rửa chân.”
     Bao đời nay, người dân Bát Tràng chỉ biết tới công việc làm gốm sứ mà chẳng quen với việc cấy cày. Sản
phẩm của làng nghề hiện đã có mặt tại Anh , Pháp , Mỹ , Hà Lan , Nhật Bản , Hàn Quốc , Đài Loan , Australia ...
Thứ hai: Thiết chế làng xã tổ chức theo dòng họ mà không tổ chức theo phe giáp. Cả làng có 27 dòng họ, trong
đó lớn nhất là các dòng họ: Phạm, Trần, Lê, Nguyễn (“Nhất Phạm, nhì Trần, tam Lê, tứ Nguyễn”). Hàng năm,
các dòng họ đều tổ chức ngày giỗ tổ họ mình.
 
Thứ ba: Đình Bát Tràng không thờ Tổ nghề mà thờ Lục vị Thành hoàng. Đình được xây dựng ngay bên bờ sông
Hồng.
 
Thứ tư: Là một làng quê nhỏ bé bên bờ sông Hồng , một làng nghề đồng thời Bát Tràng cũng là một trong 10
làng khoa bảng của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội . Một Trạng nguyên , năm Tiến sỹ và ba Quận công người
làng Bát Tràng hiện còn được vinh danh tại vườn bia Văn miếu Quốc tử giám tại Hà Nội và Huế .
 
Thứ năm: Bát Tràng "không có bờ tre" – đặc trưng dễ nhận thấy ở mỗi làng quê Việt Nam. Cây cối thưa thớt;
nhà cửa san sát; tường nhà cao vút; đường đi quanh co, ngoắt ngoéo (tại khu vực xóm cổ, đường đi nơi rộng
nhất cũng chỉ chừng 1.2m)
 
Thứ sáu: Ở Bát Tràng, hầu như nhà nào cũng có họ hàng với nhau, không xa thì gần, không họ bên nội thì họ
đằng ngoại bởi vậy tại Bát Tràng còn lưu truyền câu nói thế này: “Chim ri là dì sáo sậu, sáo sậu là cậu sáo đen,
sáo đen là em tu hú, tu hú là chú bồ các, bồ các là bác chim ri, chim ri là dì sáo sậu...”
 
Thứ bảy: Làng cổ Bát Tràng được đón nhiều nhà lãnh đạo cao cấp của Việt Nam về thăm như: Chủ tịch Hồ Chí
Minh , Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh , nguyên Chủ tịch nước Trần Đức
Lương , nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười , phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa , Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú
Trọng ... và nhiều nhà lãnh đạo của Đảng và Nhà nước khác.
 
Thứ tám: “Cơm nước mắm, tắm đòn dong – Chè hột hoa sói, nước sông Nhị Hà”. Ẩm thực Bát Tràng mang
nhiều nét đặc trưng riêng. Một số món ăn của Bát Tràng đã nổi tiếp khắp vùng (Thịt chó, canh măng mực, bánh
chưng...)
 
Thứ chín: Phong tục: Tảo mộ vào ngày 06.01 âm lịch, hội làng Bát Tràng ngày 14-15.02 âm lịch, hội Đền Mẫu
bản hương ngày 24.09 âm lịch.
 
Thứ mười: Bát Tràng là tên làng nhưng cũng được đặt làm tên xã. Xã Bát Tràng gồm 2 làng: Làng Bát Tràng và
làng Giang Cao.

Truyền thống
Lưu giữ nét văn hóa cổ xưa của Hà Nội

Nhắc đến làng nghề truyền thống lâu đời ở Việt Nam, không thể bỏ qua cái tên Làng
gốm Bát Tràng. Làng gốm Bát Tràng chỉ là nơi lưu giữ nét văn hóa truyền đời của
Hà Nội, mà còn một trong những nguồn cung cấp đồ gốm sứ lớn nhất Việt Nam.

Làng gốm Bát Tràng nằm ở ven sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm ngoại thành Hà
Nội. Cái tên Bát Tràng có nghĩa là “cái sân lớn”, và làng có lịch sử hình thành từ thời
Lê. Đây là làng gốm lâu đời nổi tiếng nhất ở Việt Nam, cũng như là địa điểm mà du
khách trong và ngoài nước không thể không một lần ghé thăm.

Theo sử sách ghi lại, Làng gốm Bát Tràng đã được hình thành vào khoảng thế kỷ 14
– 15. Dư địa chí của Nguyễn Trãi có ghi chép lại “Làng Bát Tràng làm đồ chén bát”,
“Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Huê Cầu thuộc huyện Văn Giang. Hai làng này
đều cung ứng đồ cống cho Trung Quốc là 70 bộ bát đĩa và 200 tấm vải thâm…”.

Làng gốm Bát Tràng chuyên sản xuất những loại gốm sứ đa dạng cả về chủng loại
lẫn kiểu dáng. Điều thú vị nhất khi đến Bát Tràng là các bạn có thể trực tiếp ngắm
nhìn các nghệ nhân làm ra những sản phẩm gốm đầy tinh tế hay được tự tay nặn
những sản phẩm theo ý thích. Chính vì vậy, Làng gốm Bát Tràng được biết đến với
các sản phẩm gốm sứ không chỉ được người tiêu dùng trong nước biết đến mà rất
nhiều các thị trường lớn trên thế giới ưa chuộng.

Nét đẹp của sản phẩm Bát Tràng là vẻ đẹp tinh xảo thể hiện trên từng chi tiết,
đường nét từ khi chỉ là vật liệu thô cho đến khi thành sản phẩm đến tay người tiêu
dùng. Cốt đất đặc trưng của gốm được phối tạo nên từ cát và phù sa của dòng sông
Hồng. Men gốm được nung ở nhiệt độ tương đối cao từ 1250 đến 1320 độ C, tạo
nên màu men sâu, đằm, mang đặc thù riêng của dòng gốm cổ.
hu hút khách du lịch năm châu

Giữa thủ đô hoa lệ, Làng gốm Bát Tràng không chỉ nổi bật với sắc màu văn hóa
truyền thống mà còn là địa điểm độc đáo thu hút khách du lịch.

Bát Tràng hiện nay không chỉ là một làng nghề sản xuất mà còn là làng văn hóa. Với
nhiều công trình tín ngưỡng cùng sản phẩm gốm chất lượng cao, ngôi làng đã trở
thành một địa điểm du lịch trải nghiệm thú vị.

Đến với làng gốm, khách du lịch được thử sức làm một “nghệ nhân không chuyên”
dưới sự hướng dẫn tận tình, tỉ mỉ của những người thợ lành nghề có kinh nghiệm
lâu năm. Ngoài việc tự nặn một sản phẩm gốm đơn giản, người tham quan có nhu
cầu còn được nung và tráng men theo “đúng chuẩn”, vẽ màu hoặc họa tiết trang trí
theo ý muốn,... Không chỉ lan tỏa nét văn hóa độc đáo và đem đến trải nghiệm thú vị
cho du khách, hoạt động này còn góp phần tăng nguồn thu cho Bát Tràng.

Ấn tượng đầu tiên mà bảo tàng gốm Bát Tràng đem đến cho du khách là 7 xoáy ốc
khổng lồ lấy ý tưởng từ những bàn xoay vuốt gốm, với những mặt cong đa diện uốn
lượn mềm mại, tự do và quấn quýt lấy nhau, tạo thành một “kiệt tác” độc nhất vô nhị.

You might also like