You are on page 1of 41

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI


------------------------------------------

BÀI TIỂU LUẬN


Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Mã môn: BM6046

NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG


ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ GRAB CỦA SINH
VIÊN ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Nhóm thực hiện: 15


Danh sách nhóm: 1: Đặng Tiến Đạt ( MSV 2021601376)
2: Đặng Hải Sơn ( MSV 2021603005 )
3: Nguyễn Thị Ngọc Anh ( MSV
2021602455)
4: Phạm Huyền Trang ( MSV 2021605382)
Người hướng dẫn: TS.Nguyễn Thị Hồng Nhung

Hà Nội, 05/2023
Mục lục
Lời cảm ơn............................................................................................................1
Mục lục, danh mục bẳng số liệu, biểu đồ và hình ảnh...........................................2
Danh mục thuật ngữ viết tắt và tên riêng viết tắt...................................................3
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1. Tính cấp thiết của nghiên cứu.....................................................................4
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................5
3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................5
4. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................5
5. Kết cấu của bài tiểu luận............................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.Tổng quan cơ sở lý thuyết của nghiên cứu................................................6
1.1.1.Lý thuyết hành vi dự định..................................................................6
1.1.2.Mô hình chấp nhận công nghệ...........................................................8
1.2.Mô hình nghiên cứu đề xuất......................................................................8
1.2.1.Mô hình kết hợp TPB và TAM..........................................................9
1.2.2.Mô hình kết hợp TPB, TAM và các yếu tố khác..............................10
1.3.Các giả thuyết của nghiên cứu................................................................12
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Bối cảnh nghiên cứu...............................................................................15
2.1.1.Kinh tế chia sẻ.................................................................................15
2.1.2.Giới thiệu về dịch vụ vận tải hành khách trên nền ứng dụng...........16
2.1.3.Giới thiệu về dịch vụ GRAB tại Hà Nội..........................................16
2.2.Quy trình nghiên cứu..............................................................................18
2.3.Thiết kế nghiên cứu.................................................................................18
2.3.1.Xây dựng thang đo...........................................................................19
2.3.2.Bảng hỏi điều tra..............................................................................21
2.3.3.Phương pháp lấy mẫu và thu thập số liệu........................................22
2.3.4.Thông tin về mẫu.............................................................................22
2.3.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu thống kê......................22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Phân tích thống kê về đặc trưng của các cá nhân khảo sát........................23
2. Thông tin phân loại chung đối với dịch vụ Grab......................................24
3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng..............................................................25
4. Thảo luận..................................................................................................31
Tài liệu tham khảo...............................................................................................34
Phụ lục................................................................................................................. 36
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, nhóm đã nhận được sự hỗ
trợ, giúp đỡ cũng như là quan tâm hỗ trợ từ nhiều cá nhân khác nhau. Nghiên cứu khoa
học cũng được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tập kinh nghiệm từ các kết quả
nghiên cứu liên quan, các sách, báo chuyên ngành của nhiều tác giả ở các trường Đại
học, các tổ chức nghiên cứu,… Bên cạnh đó, để hoàn thành bài thảo luận này không
thể không nhắc đến những đóng góp tích cực của các thành viên trong nhóm và sự
giúp đỡ, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần từ phía gia đình, bạn bè và thầy cô giáo.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Nguyễn Thị Hồng Nhung - giảng viên lớp học
phần Phương pháp Nghiên cứu khoa học - người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã luôn
dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu,
giúp đỡ nhóm trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên
cứu khoa học.Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong đề tài nghiên cứu khoa học này
không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm em kính mong nhận được những ý kiến đóng
góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cám ơn!

DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT Tên bảng Tên bảng

1 Hình 1.1 Thuyết hành động lợp lí TRA

2 Hình 1.2 Mô hình Thuyết hành vi dự định (TPB)

3 Hình 1.3 Mô hình chấp nhận công nghệ

4 Hình 1.4 Mô hình kết hợp TPB và TAM của Chen, C.F & Chao, W.H

5 Hình 1.5 Mô hình kết hợp của TPB và TAM

6 Hình 1.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất

7 Hình 1.7 Các giả thuyết của nghiên cứu

8 Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu

9 Bảng 2.1 Tổng hợp thang đo của nghiên cứu

10 Biểu đồ 1 Thông tin giới tính

1
11 Biểu đồ 2 Trình độ học vấn

12 Biểu đồ 3 Mức thu nhập

13 Biểu đồ 4 Hiểu biết về dịch vụ grab

14 Biểu đồ 5 Phương tiện thường xuyên sử dụng

15 Biểu đồ 6 Khoảng cách di chuyển

16 Biểu đồ 7 Nhận thức về sự hữu ích

17 Biểu đồ 8 Chuẩn quan chủ mực

18 Biểu đồ 9 Rào cản kĩ thuật

19 Biểu đồ 10 Sự hấp dẫn của phương tiện cá nhân

20 Biểu đồ 11 Giá trị giá cả

21 Biểu đồ 12 Ý định sử dụng

DANH MỤC VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Từ đầy đủ và nghĩa của từ

1 PTCN Phương tiện cá nhân

2
Giới thiệu nghiên cứu
1. Tính cấp thiết của nghiên cứu

Trong thời đại ngày nay, công nghệ ngày càng được thừa nhận đóng vai trò
quan trọng ở tất cả các lĩnh vực giúp xã hội phát triển. Theo dòng chảy phát triển đó,
mô hình xe ôm sử dụng công nghệ (cụ thể là phần mềm trên điện thoại) để tìm và đón
khách đã ra đời, phục vụ nhu cầu thị trường hiện đại.

Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu giao lưu thương mại cũng như đi lại
của cá nhân tăng lên nhanh chóng. Các phương tiện giao thông phải đáp ứng được nhu
cầu gia tăng về mọi mặt như số lượng, chất lượng cũng như sự đa dạng. Mỗi phương
tiện giao thông đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Vấn đề là làm như thế nào để có
thể lựa chọn và phối hợp điểm mạnh của mỗi loại phương tiện và hạn chế những mặt
bất cập trong bối cảnh kinh tế, xã hội, tự nhiên của mỗi quốc gia cũng như đặc điểm
của từng giai đoạn phát triển. Hiện nay, xe máy là phương tiện di chuyển chủ yếu ở
nước ta vì độ nhẹ gọn, tiện lợi, giá cả hợp lý phù hợp với mức sống của đại đa số
người dân Việt Nam. Xe máy được coi là phương tiện giao thông phổ biến nhất tại
Việt Nam. Vì vậy, sự ra đời của xe công nghệ là cứu cánh cho rất nhiều người trong
việc đi lại, đặc biệt đối với đối tượng sinh viên, những người đang cần các hình thức di
chuyển an toàn, nhanh chóng, tiện lợi. Việc đặt xe trực tuyến đang tạo ra sự khác biệt
lớn so với các dịch vụ xe truyền thống và được hầu hết người dùng ưa thích. Tại Hà
Nội số lượng các trường đại học, cao đẳng và trung cấp nghề ngày càng tăng, cùng với
đó số lượng sinh viên cũng tăng theo. Do đó, nhu cầu sử dụng “xe ôm công nghệ” của
sinh viên đặc biệt lớn. Trong đó, không thể không kể đến sự ra đời của các ứng
dụng đặt xe trực tuyến, tích hợp với hệ thống định vị toàn cầu (GPS) như thương hiệu
Grab.

Grab là một trong những loại hình dịch vụ đánh dấu sự phát triển vượt bậc của
công nghệ. Trong khoảng 3 năm trở lại đây, dịch vụ grab phát triển một cách nhanh
chóng từ thành thị đến nông thôn. Đâu đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp được hình ảnh
những anh chàng mặc áo xanh nhận diện thương hiệu của Grab. Grab là một công ty

3
công nghệ thật sự đã tạo ra được một bước tiến lớn trong dịch vụ vận chuyển ở Việt
Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Những năm gần đây, Grab cụng cấp các dịch vụ
vận tải hành khách với ứng dụng di động cùng tên GRAB đã gây nhiều tiếng vang
cũng như gặt hái nhiều thành công. Nhưng ở trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như
hiện tại, liệu rằng Grab có đứng vững được không? Để đứng vững được trong giai
đoạn này, Grab đã có những biện pháp nào để dịch vụ của mình hoạt động hiệu quả
hơn, thu hút được nhiều khách hàng hơn. Muốn vậy, Grab trước hết phải hiểu được
yếu tố nào ảnh hưởng đến khách hàng đặc biệt là sinh viên để họ sử dụng dịch vụ này.
Vì thế, đề tài : “Những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Grab của sinh
viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội” sẽ giải quyết vấn này.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chính của nghiên cứu là tìm ra “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử
dụng dịch vụ Grab của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội” ; qua đó đánh
giá mức độ tác động của các yếu tố này và đưa ra khuyến nghị chính sách phù hợp với
dịch vụ Grab tại Hà Nội.

Trình bày câu hỏi

+ Các yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ GRAB của sinh viên
Trường đại học Công Nghiệp?

+ Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này tới ý định sử dụng dịch vụ GRAB như
thế nào?

+ Từ đó rút ra những kết luận ra sao?

3. Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên đại học Công Nghiệp Hà Nội trên ba cơ sở trường
học và toàn bộ các khoá.

4.Phạm vi nghiên cứu: Sinh viên đại học Công Nghiệp Hà Nội.

5. Kết cấu bài tiểu luận: Gồm 3 chương

 Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu.

 Chương 2: Thiết kế nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.

 Chương 3: Thảo luận và kết luận.

4
5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Tổng quan cơ sở lý thuyết của nghiên cứu

Trên cơ sở đối tượng nghiên cứu là ý định sử dụng, đề tài tập trung trình bày 3
học thuyết quan trọng với hành vi dự định của từng cá nhân. Những học thuyết này đã
được nghiên cứu và kiểm chứng bởi rất nhiều công trình; đó là “Thuyết hành vi dự
định”, “Mô hình chấp nhận công nghệ” và “Lý thuyết về rào cản chuyển đổi”.

1.1.1 Lý thuyết hành vi dự định

Thuyết hành vi dự định Ajzen, 1991 được cải tiến và phát triển lên từ Thuyết
hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) được Ajzen và Fishbein xây
dựng và được công nhận rộng rãi là học thuyết tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu
tâm lý xã hội (Eagly & Chaiken, 1993; Olson & Zanna, 1993; Sheppard, Hartwick, &
Warshaw, 1988, trích trong Mark, C. & Christopher J.A., 1998, tr. 1430).

Trong mô hình này, hai yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định của cá nhân là thái
độ và chuẩn mực chủ quan. Trong đó, thái độ được đo lường bằng niềm tin và dự
đánh giá đối với kết quả mà hành vi đó có thể tạo ra. Chuẩn mực chủ quan được định
nghĩa là nhận thức của những người ảnh hưởng nghĩ rằng cá nhân đó nên thực
hiện/hoặc không thực hiện hành vi đó. Mô hình TRA được trình bày ở Hình 1.1.

Hình 1.1 Thuyết hành động hợp lý ( TRA)


Nguồn: Davis, Bagozzi và Warshaw, 1989, trích trong Chutter M.Y., 2009, tr. 3
6
Theo Ajzen (1991), sự ra đời của Thuyết hành vi dự định TPB (Theory of
Planned Behavior) xuất phát từ giới hạn của hành vi mà con người có ít sự kiểm soát.
Theo đó, nhân tố thứ ba mà Ajzen cho là có ảnh hưởng đến ý định của con người là yếu
tố “Nhận thức kiểm soát hành vi” (Perceived Behavioral Control). Yếu tố này phản ánh
việc một cá nhân sẽ dễ dàng hay khó khăn trong việc thực hiện hành vi và hành vi đó có
bị kiểm soát hay hạn chế hay không (Ajzen, 1991, tr. 183). Học thuyết Hành vi dự định
được Ajzen mô hình hóa như Hình 1.2.

Hình 1.2. Mô hình Thuyết hành vi dự định (TPB)


Nguồn: Ajzen, I., The Theory of Planned Behavior, 1991, tr. 182
Nguyễn Duy Thanh và cộng sự (2015) sử dụng mô hình UTAUT (được phát
triển lên từ TRA và TPB) để nghiên cứu về khả năng chấp nhận và sử dụng công nghệ
với dịch vụ Uber tại Việt Nam.

Chen, C.F. và Chao, W.H. (2010) sử dụng thuyết hành vi dự định để nghiên cứu
về ý định sử dụng hệ thống KMRT (Kaohsiung Mass Rapid Transit – Hệ thống vận
chuyển lượng lớn hành khách tốc độ cao) tại thành phố Cao Hùng, Đài Loan.

Borith, L.,Kasem, C. & Takashi, N. (2010) nghiên cứu các yếu tố tâm lý ảnh
hưởng đến ý định sử dụng xe điện trên cao (Skyline) tại thành phố Phnom Pênh,
Campuchia.

Heath, Y. Và Gifford, R. (2002) sử dụng thuyết hành vi dự định để giải thích


hành vi sử dụng phương tiện công cộng của sinh viên trường đại học Victoria, Vương
Quốc Anh.

Bên cạnh đó, thuyết hành vi dự định còn được sử dụng nhiều trong các nghiên
cứu về giao thông hay quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển của mỗi cá nhân

7
(Sebastian Bamberg & Icek Ajzen 1995, Forward, 1998a; Forward 1998b; Pilling và
cộng sự, 1998; Pilling và cộng sự, 1999, trích trong Aoife A., 2001, tr. 76).

1.1.2. Mô hình chấp nhận công nghệ

Dịch vụ Grab chính thức xuất hiện tại Việt Nam vào năm 2016. Với những đặc
tính của mình, Grab thực sự là một dịch vụ giao thông mang tính công nghệ mới.
Trong khoảng thời gian 5 năm có mặt tại Việt Nam, Grab không còn là một dịch vụ xa
lạ với người dân mà đã trở lên rất quen thuộc trong cuộc sống. Để giải thích ý định
chấp nhận và sử dụng một sản phẩm công nghệ mới, một công cụ hữu ích là mô hình
chấp nhận công nghệ TAM (Technology Acceptance Model).

Theo Legris và cộng sự (2003, trích trong Teo, T., Su Luan, W., & Sing, C.C.,
2008, tr. 266), mô hình TAM dự đoán thành công khoảng 40% việc sử dụng một hệ
thống mới. Lý thuyết TAM được mô hình hóa như Hình 1.3.

Hình 1.3. Mô hình chấp nhận công nghệ


Nguồn: Davis, 1985, tr. 24, trích trong Chutter M.Y., 2009, tr. 2
Trong đó, Nhận thức sự hữu ích (PU – Perceived Usefulness) là cấp độ mà cá
nhân tin rằng việc sử dụng một hệ thống đặc thù giúp nâng cao kết quả thực hiện của
họ (Davis, 1985, tr. 24, trích trong Chutter M.Y., 2009, tr. 5). Nhận thức tính dễ sử
dụng (PEU – Perceived Ease of Use) là cấp độ mà cá nhân tin rằng việc sử dụng một
hệ thống đặc thù sẽ không cần nỗ lực (Davis, 1985, tr. 24, trích trong Chutter M.Y.,
2009, tr. 5).

8
1.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Trên cơ sở nền tảng của ba học thuyết có ý nghĩa với việc giải thích ý định của
mỗi cá nhân, phần này trình bày mô hình lý thuyết áp dụng cho nghiên cứu, bao gồm
biến phụ thuộc là ý định sử dụng Grab và các biến độc lập ảnh hưởng đến ý định này.

1.2.1 Mô hình kết hợp TPB và TAM

Mô hình này đã được kiểm chứng trong thực tế với nghiên cứu của Chen, C.F và
Chao, W.H (2010) về ý định sử dụng hệ thống KMRT ở thành phố Kaohsiung, Đài
Loan và được trình bày ở Hình 1.4.

Hình 1.4. Mô hình kết hợp TPB và TAM của Chen, C.F & Chao, W.H
Nguồn: của Chen, C.F & Chao, W.H, 2010, tr.4
Tuy nhiên, dựa vào mô hình TAM đầu tiên được công bố, có nhiều nghiên cứu
thực nghiệm đã chỉ ra rằng, yếu tố “Thái độ” cần được loại bỏ ra khỏi mô hình TAM
ban đầu vì nó không làm trung gian đầy đủ cho sự tác động của Nhận thức sự hữu ích
lên ý định hành vi. Đồng thời, trong nghiên cứu về sử dụng hệ thống mới, Davis,
Bagozzi và Warshaw (1989, trích trong Chutter, M.Y, 2007, tr. 10 đã chứng minh
rằng Nhận thức sự hữu ích (PU) và Nhận thức tính dễ sử dụng (PEU) có ảnh hưởng
trực tiếp đến ý định sử dụng. Trên cơ sở đó, nghiên cứu này chỉ xem xét tác động trực
tiếp của PU và PEU lên ý định hành vi. Ngoài ra, Yếu tố Nhận thức kiểm soát hành vi
trong Hình 2.4 có bao gồm yếu tố “dễ sử dụng”; do đó, nghiên cứu không xét đến yếu
tố PEU trong mô hình. Vì vậy, mô hình kết hợp của TPB và TAM được đề xuất như
Hình 2.5.

9
Hình 1.5. Mô hình kết hợp của TPB và TAM
Nguồn: đề xuất của tác giả
1.2.2. Mô hình kết hợp TPB, TAM và các yếu tố khác

Bên cạnh các yếu tố từ mô hình TPB và TAM như đã nêu trên hình 1.5 , nghiên
cứu xét đến các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đên ý định sử dụng. Dựa theo kinh tế
học vi mô, lý thuyết về rào cản chuyển đổi (Julander, C.R. & Soderlund, M.,2003),
nghiên cứu đưa ra một số yếu tố Rào cản kỹ thuật, Sự hấp dẫn của phương tiện thay
thế, Giá trị Giá cả và các yếu tố về nhân khẩu học.

1.2.2.1. Rào cản kỹ thuật

Rào cản kỹ thuật là những bất lợi về khía cạnh công nghệ, kỹ thuật đối việc tiếp
cận hệ thống dịch vụ (Julander, C.R. & Soderlund. M, 2003). Theo lý thuyết về rào
cản chuyển đổi, rào cản kỹ thuật là rào cản tiêu cực (negative barrier) , theo đó, rào
cản này càng lớn thì xu hướng chấp nhận sử dụng dịch vụ của người dùng sẽ càng
thấp.

1.2.2.2. Sự hấp dẫn của phương tiện thay thế

Dịch vụ vận tải hành khách của Grab ra đời và trở thành một loại hình dịch vụ
mới cho người dân, bên cạnh rất nhiều loại hình phương tiện, dịch vụ truyền thống.

Với đặc thù phương tiện cá nhân (PTCN) như xe máy, ô tô cá nhân là phương
tiện chính mà người dân Hà Nội sử dụng trong nhiều năm qua, đáp ứng 80% nhu cầu
đi lại (theo Báo điện tử Tiền Phong, 2017). Những phương tiện này mang lại cho
người dân đô thị nhiều lợi ích như sự tự do, tiện lợi, chủ động... (Steg, 2005, trích
trong Mehbub Anwar, A.H.M., 2009, tr. 71) Hai loại hình phương tiện có thể thay thế

10
tốt cho Grab trên địa bàn Hà Nội là dịch vụ của Bee, GoViet và xe ôm, taxi truyền
thống.

Trong giới hạn của đề tài, tác giả chỉ nghiên cứu Sự hấp dẫn của phương tiện cá
nhân và bỏ qua các phương tiện công cộng như xe buýt, đường sắt đô thị (do tỉ trọng
thấp); các phương tiện thay thế khác như taxi, xe ôm không được xét ở nội dung này
để làm bật lên tác động của phương tiện cá nhân với ý định sử dụng dịch vụ Grab.

1.2.2.3. Giá trị và Giá cả

Giá trị và giá cả của một sản phẩm dịch vụ sẽ có ảnh hưởng quan trọng tới người
dùng công nghệ. Giá tiền cho một loại hàng hóa hay dịch vụ thường được nhắc đến
cùng với chất lượng của nó để thể hiện giá trị cảm nhận của sản phẩm, dịch vụ đó
(Valarie A. Zeithaml, 2015)

Dodds và cộng sự 1991 định nghĩa giá trị của giá cả (Price Value) là sự cân
bằng nhận thức giữa lợi ích cảm nhận và chi phí bỏ ra để có được sản phẩm. Theo
Vankatesh và cộng sự (2012), giá trị giá cả là tích cực khi lợi ích cảm nhận được từ
việc sử dụng công nghệ là lớn hơn so với chi phí bỏ ra và vì thế có tác động tích cực
tới ý định sử dụng.

1.2.2.4. Các yếu tố nhân khẩu học

Một số nghiên cứu trên thế giới chỉ ra ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học
trong việc lựa chọn phương tiện di chuyển của mỗi cá nhân, Zhao, F. và cộng sự
(2002, tr 16) cho rằng các yếu tố nhân khẩu học sự ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn phương tiên di chuyển của từng cá nhân. Liu (1993); Kain & Liu (1995);
Gomez-Ibanez (1996) (trích trong Brian, D.T. & Camille, N.Y.F, 2003, tr. 8) chứng
minh được rằng các yếu tố nhân khẩu học như thu nhập, địa điểm làm việc, sự sở hữu
phương tiện cá nhân... có tác động rất lớn đến việc lựa chọn phương tiện đi lại. Mô
hình nghiên cứu đề xuất được minh họa ở Hình 1.6.

11
Hình 1.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: Đề xuất của tác giả
1.3. Các giả thuyết của nghiên cứu

Tóm lại, Chương 1 đã hoàn thành việc tổng hợp các nghiên cứu trước cho thấy ý
định là yếu tố quan trọng dẫn đến hành vi của từng cá nhân. Mô hình nghiên cứu được
xây dựng dựa trên hai lý thuyết chủ đạo là Thuyết hành vi dự định và Mô hình đối
tượng và bối cảnh nghiên cứu dịch vụ Grab của sinh viên Đại học Công nghiệp Hà
Nội. Đề tài chọn lựa 5 nhân tố hình thành từ cơ sở lý thuyết, bao gồm: (1) Nhận thức
sự hữu ích, (2) Chuẩn mực chủ quan, (3) Rào cản kỹ thuật, (4) Sự hấp dẫn của PTCN,
(5) Giá trị Giá cả.

Mô hình nghiên cứu có một biến phụ thuộc đó là Ý định sử dụng Grab. Trong 5
giả thuyết đưa ra, có 2 giả thuyết là Rào cản kỹ thuật và Sự hấp dẫn của PTCN có
quan hệ nghịch biến với Ý định sử dụng Grab; 3 giả thuyết còn lại đều có quan hệ
đồng biến.

Giả thuyết H1: Nhận thức sự hữu ích tác động đồng biến đến Ý định sử dụng
Grab

12
Nhận thức sự hữu ích
Sự thuận tiện
H1
Sự an toàn Ý định sử dụng dịch vụ
Sự thoải mái Grab
+
Sự tự chủ thời gian
Tiết kiệm thời gian

Giả thuyết H2: Chuẩn mực chủ quan tác động đồng biến đến Ý định sử dụng
Grab

Chuẩn mực chủ quan


Ảnh hưởng của gia đình, H2
Qz2sw3derftghyujik,ols Ý định sử dụng dịch vụ
Ảnh hưởng của bạn bè bè
Grab
Ảnh hưởng của báo chí, truyền thông +
mạng xã hội

Giả thuyết H3: Rào cản kỹ thuật tác động nghịch biến đến Ý định sử dụng Grab

Rào cản kĩ thuật


thuật
Sự hiểu biết về công nghệ của người
H3
dùng Ý định sử dụng dịch vụ
_ Grab
Sự sẵn có của điện thoại phù hợp
Hạ tầng công nghệ

Giả thuyết H4: Sự hấp dẫn của PTCN tác động nghich biến đến Ý định sử dụng
Grab

13
Sự hấp dẫn của PTCN
Sự thuận tiện của PTCN
Sự di chuyển linh hoạt của PTCN H4
Ý định sử dụng dịch vụ
Sự tiết kiệm thời gian của PTCN
_ Grab
Sự chủ động vềthời gian của PTCN
Chi phí sử dụng PTCN
Thói quen sử dụng PTCN

Giả thuyết H5: Giá trị Giá cả tác động đồng biến đến Ý định sử dụng Grab

Giá trị Giá cả


Sự hợp lý của giá dịch vụ
Tương quan giá trị- chi phí dịch vụ H5
Ý định sử dụng dịch vụ
Tính cạnh tranh về giá với taxi
Grab
Tính cạnh tranh về giá với xe ôm +
truyền thống

Giả thuyết H6: Các yếu tố nhân khẩu học tạo nên sự khác biệt đối với Ý định sử
dụng Grab

Ý định sử dụng dịch vụ


Các yếu tố nhân khẩu học
Grab

Hình 1.7. Các giá thuyết của nghiên cứu


Nguồn: Đề xuất của tác giả

14
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Bối cảnh nghiên cứu

Theo tạp chí CSO (thuộc IDG Group), có một thuật ngữ mới nổi lên được sử
dụng để nói đến hiện tượng “Kinh tế Chia sẻ” Sharing Economy . Thuật ngữ đó chính
là “Uberization” (CSO, 2016). Điều này đến từ những sự ưu việt của công nghệ, giá
trị của sự hữu ích mà tính năng chia sẻ phương tiện đi lại mà Grab đã và đang cung
cấp trên toàn thế giới.

Trong nội dung nghiên cứu này, tác giả tiếp cận với Grab trên góc độ một công
ty, một sản phẩm công nghệ tiêu biểu của nền kinh tế chia sẻ thay vì một công ty cung
cấp dịch vụ vận chuyển hành khách đơn thuần. Vì thế, các nội dung trong nghiên cứu
cũng hướng tới những giá trị tiến bộ và khác biệt của Grab trong lĩnh vực vận tải hành
khách.

2.1.1. Kinh tế chia sẻ

Kinh tế chia sẻ (Sharing Economy) là một thuật ngữ chung với nhiều ý nghĩa,
thường được sử dụng để mô tả hoạt động kinh tế và xã hội liên quan đến các giao dịch
trực tuyến (Araz Taeihagh, 2017) . Ban đầu, mô hình này được phát triển từ cộng
đồng mã nguồn mở để đề cập đến việc chia sẻ truy cập hàng hoá và dịch vụ giữa các
người dùng cá nhân cùng mạng lưới (peer-to-peer) (Hamari, Juho; Sjöklint, Mimmi;
Ukkonen, Antti, 2016).

Thuật ngữ này đôi khi được sử dụng theo nghĩa rộng hơn để mô tả bất kỳ giao
dịch bán hàng trực tuyến nào đó, thậm chí cả những hoạt động kinh doanh giữa các
doanh nghiệp (B2B), chứ không chỉ là giao dịch cá nhân (peer-to-peer). Vì lý do này,
thuật ngữ kinh tế chia sẻ từng bị chỉ trích là dễ gây ra sự lừa đảo trong các giao dịch,
quá chú trọng đến lợi nhuận (Brad Tuttle, 2016). Tuy nhiên, nhiều học giả và nhà kinh
tế cho rằng kinh tế chia sẻ là một thị trường dân chủ hơn và trong tương lai có thể
được áp dụng ở một phạm vi rộng lớn hơn gồm nhiều dịch vụ khác nhau.

Ngoài ra, kinh tế chia sẻ còn có một số tên gọi khác dựa trên đặc tính của nó như
tiêu dùng hợp tác, nền kinh tế hợp tác. Theo Leslie Hook 2016 , định nghĩa học thuật
của thuật ngữ này đề cập đến mô hình thị trường lai (giữa việc sở hữu và tặng quà

15
trong các trao đổi, giao dịch ngang hàng (peer-to-peer). Các giao dịch này thường
được tạo điều kiện thông qua các dịch vụ trực tuyến dựa vào cộng đồng.

Kinh tế chia sẻ không phải là hiện tượng quá mới, một số đại diện tiêu biểu là
các dịch vụ như TripAdvisor của Expedia trong lĩnh vực du lịch, JustPark của BMW
hay Car2Go của Dailmer trong vận tải hành khách, DoorDash của Fedex hay MyWays
của DHL trong lĩnh vực vận tải hàng hóa (Logistics). Tuy nhiên, trên thực tế, những
công ty này lại không để lại nhiều dấu ấn bằng những tên tuổi mới xuất hiện, những
“StartUps” công nghệ trẻ tuổi. Những đại diện của thệ hệ mới nổi này, tiêu biểu nhất
là Grab như đã nói, ngoài ra còn có Lyft – đối thủ trực tiếp của Grab, trong lĩnh vực
Du lịch khách sạn là Airbnb – một cái tên quen thuộc với những người mê du lịch; và
nhiều cái tên khác như Finpoint (tài chính) , Instacart (vận tải hàng hóa), Wework
(việc làm)...

2.1.2. Giới thiệu về dịch vụ vận tải hành khách trên nền ứng dụng

Điểm chung của các công ty mới nổi trong lĩnh vực kinh tế chia sẻ là những
doanh nghiệp này đều rất mạnh về công nghệ, sản phẩm dịch vụ họ mang đến đều là
sản phẩm công nghệ thông tin.

Grab, với tư cách là đại diện tiêu biểu nhất của kinh tế chia sẻ hiện nay, dĩ nhiên
cũng là một công ty về công nghệ, và cung cấp ứng dụng cho phép người dùng chia sẻ
phương tiện đi lại với nhau. Dịch vụ của Grab có thể được gọi là Dịch vụ vận tải trên
nền ứng dụng, với tên tiếng Anh là App-Based Transportation Services hoặc App-
Based Ride Services.

Các ứng dụng này sử dụng công nghệ dịch vụ dựa trên địa điểm (LocationBased
Service) dựa trên hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning Satelllite System -
GPS), giúp kết nối giữa hành khách và tài xế thông qua thiết bị di động.

2.1.3. Giới thiệu về dịch vụ GRAB tại Hà Nội

2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức

Grab Việt Nam có cơ cấu tổ chức gồm 1 Giám đốc điều hành (General
Manager) và các bộ phận phụ trách, bao gồm: Operations, Marketing, Legal, PR &
Communications với chức năng cơ bản như sau.

- Operations: là bộ phận quan trọng nhất, cốt lõi của Grab tại bất cứ đâu Nhiệm
vụ chính của bộ phận này là:
16
• Tìm kiếm và mở rộng nguồn đối tác (Car owner).

• Hoạt động tư vấn, đào tạo qua tổng đài và địa điểm đăng ký.

• Hỗ trợ giải quyết các vấn đề của đối tác hiện có.

• Duy trì, cải thiện mối quan hệ với đối tác hiện có.

• Tìm kiếm mở rộng nguồn khách hàng, nâng cao tính trung thành của
khách hàng hiện có.

- Marketing: phụ trách các hoạt động Marketing nói chung cho cả đối tác và
khách hàng.

- Legal: Phụ trách các công tác đối ngoại, trong đó chủ yếu làm việc với chính
phủ, cơ quan nhà nước về vấn đề pháp chế, thủ tục.

- PR & Communications: Xây dựng quan hệ và làm việc với bảo chí, truyền
thông

2.1.3.2. Một số thay đổi thương hiệu

Grab (trước đây có tên gọi là GrabTaxi) thành lập năm 2012 tai Singapore, là
một công ty công nghệ cung cấp dịch vụ vận chuyển, đi lại tại các Quốc Gia Đông
Nam Á, bao gồm cả Việt Nam. Sau 2 năm hoạt động dưới nhiều loại hình dịch vụ,
Grab đã thay đổi nhận diện thương hiệu của mình. Toàn bộ các loại hình dịch vụ đều
đồng nhất dưới một tên gọi chung là Grab. Việc rút gọn cái tên có ý nghĩa vô cùng lớn
lao như một sự khẳng định sự thống lĩnh thị trường Đông Nam Á.

Grab logo sử dụng 2 tone màu xanh và trắng hài hòa, dịu mắt khá đơn giản, ngắn
gọn, dễ nhớ, cách điệu chính tên thương hiệu để giúp khách hàng dễ liên tưởng đến
thương hiệu. Một ứng dụng có tên ngắn gọn là Grab và trong đó bao gồm đủ các dịch
vụ về vận chuyển đáp ứng nhu cầu người dân là một trải nghiệm đầy thú vị, tất cả quy
về một mối. Slogan mới của Grab là “Whatever you need, just Grab it!” Tạm dịch là:
Bất cứ thứ gì bạn cần, chỉ cần gọi Grab!

2.1.3.3. Dịch vụ Grab tại Hà Nội

Grab hiện nay là một ứng dụng phổ biến trên điện thoại di động giúp cho người
dùng đặt xe từ xe máy, ô tô, giao hàng hay mua đồ ăn dễ dàng. Người dùng chỉ cần
một vài thao tác đơn giản như truy cập app, gõ điểm đón và điểm đến, ứng dụng sẽ
ngay lập tức báo cước phí. Người dùng chọn đặt xe và đợi Grab đến đón. Dịch vụ

17
Grabbike và Grabtaxi là những dịch vụ được nhắc tới trong nghiên cứu khi đề cập dến
“ dịch vụ Grab “.

2.2. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của đề tài được trình bày ở Hình 2.2.

Vấn đề nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết và tình hình nghiên cứu

Nghiên cứu sơ bộ Bảng hỏi khảo sát sơ bộ

Điều tra sơ bộ

Điều chỉnh bảng hỏi sơ bộ Bảng hỏi khảo sát chính thức

Điều tra khảo sát

Kết luận

Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu


Nguồn: Cao Hào Thi, 2006, trích trong Châu Ngô Anh Nhân, 2011, tr.
18.

2.3. Thiết kế nghiên cứu

Trong phần thiết kế nghiên cứu này ta sẽ đề cập đến thang đo hoàn chỉnh được
sử dụng, độ tin cậy và độ phù hợp của thang đo, cách thức chọn mẫu, công cụ dung để
thu thập thông tin, quy trình thu thập số liệu và phương pháp xử lý dữ liệu có được.

18
Sau khi đã xác định được mô hình nghiên cứu cũng như các biến quan sát của
các nhân tố, bước tiếp theo là lựa chọn thang đo cho các biến. Thang đo được sử dụng
trong nghiên cứu này là thang đo Likert 5 mức độ cho tất cả các biến quan sát, biến
độc lập lẫn biến phụ thuộc.

Công việc tiếp theo là xác định mẫu cho nghiên cứu này. Phương pháp chọn mẫu
phi xác suất thuận tiện đã được sử dụng với quy mô mẫu là khoảng 200 như được
trình bày ở phần Chọn mẫu của chương này.

Bước tiếp theo là lựa chọn công cụ để thu thập thông tin cần nghiên cứu. Bảng
câu hỏi tự trả lời được phương tiện để thu thập thông tin. Sau khi đã xây dựng được
bảng câu hỏi, xác định được số lượng mẫu cần thu thập, bảng câu hỏi đã được gửi đi
để thu thập thông tin. Thông tin thu thập được sẽ được xử lý cho ra kết quả dưới dạng
các số liệu thống kê. Thống kê suy diễn sẽ được sử dụng để thể hiện kết quả nghiên
cứu.

Sau đây, chúng ta sẽ xem xét chi tiết cách lựa chọn thang đo, chọn mẫu, chọn
công cụ thu thập thông tin và quá trình thu thập thông tin và xử lý số liệu thống kê.

2.3.1. Xây dựng thang đo


Nghiên cứu xây dựng và phát triển các thang đo dựa trên cơ sở lý thuyết và mô
hình nghiên cứu đã trình bày ở Chương 1. Các thang đo này được trình bày bằng
tiếng Việt, là kết quả của việc tham khảo từ các thang đo gốc, sử dụng trong các
nghiên cứu đã được công bố (chủ yếu là các thang đo bằng tiếng Anh). Do đó, trước
khi hình thành thang đo chính thức, các cuộc phỏng vấn sâu được thực hiện nhằm đảm
bảo các đối tượng tham khảo sát có thể hiểu rõ khái niệm, nội dung và ý nghĩa của các
thuật ngữ mà nghiên cứu sử dụng.

Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là thang đó Likert 5 cấp độ: (1) Hoàn
toàn không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Bình thường, (4) Đồng ý, (5) Hoàn toàn
đồng ý. Đây là thang đo được công nhận và sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu về kinh
tế - xã hội nhằm đánh giá tính chất đa chiều của các khái niệm. Các biến phân loại
được xây dựng bằng các thang đo định danh và thang đo thứ bậc.

Cụ thể thang đo hoàn chỉnh như sau:

19
Bảng 2.1. Tổng hợp thang đo của nghiên cứu

Nhóm nhân tố Yếu tố cấu thành Loại


thang đo

1. Thông tin phân loại chung

Hiểu biết về dịch vụ Grab Định danh


Thông tin phân
Phương tiện thường xuyên sử dụng Đinh danh
loại chung
Khoảng cách di chuyển trung bình Cấp bậc

2. Thông tin về các nhóm nhân tố ảnh hưởng

Sự thuận tiện

Sự an toàn
Nhân thức sự Likert 5 cấp độ
Sự thoải mái
hữu ích
Sự tự chủ thời gian

Tiết kiệm thời gian

Ảnh hưởng của gia đình

Chuẩn mực Likert 5 cấp độ


Ảnh hưởng của bạn bè
chủ quan
Ảnh hưởng của báo chí, truyền thông
mạng xã hội

Sự hiểu biết về công nghệ của người dùng


Rào cản kĩ Likert 5 cấp độ
Sự sẵn có của điện thoại phù hợp
thuật
Hạ tầng công nghệ

Sự thuận tiện của PTCN

Sự hấp dẫn của Sự di chuyển linh hoạt của PTCN


PTCN Sự tiết kiệm thời gian của PTCN
Likert 5 cấp độ
Sự chủ động về thời gian của phương tiện

20
cá nhân

Chi phí sử dụng PTCN

Thói quen sử dụng PTCN

Sự hợp lý của giá dịch vụ

Tương quan giá trị - chi phí dịch vụ


Giá trị Giá cả Likert 5 cấp độ
Tính cạnh tranh về giá với xe ôm

Tính cạnh tranh về giá với taxi

3. Thông tin về ý định sử dụng dịch vụ

Ý định sử dụng
Ý định sử dụng Likert 5
Ý định sử dụng thường xuyên
cấp độ
Ý định khuyên bạn bè, người thân sử dụng

4. Thông tin phân loại về nhân khẩu học

Giới tính Định


Thông tin phân danh
loại về nhân
Nơi ở Định
khẩu học
danh

Trình độ học vấn Định


danh

Thu nhập Cấp bậc

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


2.3.2. Bảng hỏi điều tra

Nghiên cứu xây dựng bảng hỏi điều tra theo ba bước:
Bước 1: Hình thành bảng hỏi sơ bộ
Dựa trên cơ sở lý thuyết, nhu cầu nghiên cứu và hệ thống các thang đo, bảng hỏi
sơ bộ được hình thành.

Bước 2: Khảo sát sơ bộ

21
Sử dụng bảng hỏi sơ bộ để thực hiện khảo sát nhằm đúc kết những ý kiến đóng
góp của những người được khảo sát; đây là những chuyên gia hoặc những người có
hiểu biết về dịch vụ Grab, đã và đang sử dụng dịch vụ này cùng các dịch vụ vận
chuyển hành khách khác.

Bước 3: Hoàn thiện bảng hỏi chính thức

Trên cơ sở điều chỉnh bảng hỏi sơ bộ, bảng hỏi chính thức được hoàn thiện và
trình bày như ở Phụ lục 1.

2.3.3. Phương pháp lấy mẫu và thu thập số liệu

Tổng thể nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện với đối tượng sinh viên Trường
đại học Công Nghiệp Hà Nội, có hiểu biết về dịch vụ Grab.

Kích thước mẫu: Bollen (1989, trích trong Châu Ngô Anh Nhân, 2011, tr. 19),
quy định về số mẫu là tỉ lệ mẫu trên biến quan sát phải đảm bảo tối thiểu 5:1. Theo đó,
với số lượng biến quan sát là 22, số mẫu tối thiểu của nghiên cứu phải là 110.

Cách lấy mẫu: Nghiên cứu được thực hiện theo phương khảo sát qua google
form. Việc khảo sát trực tiếp được thực hiện với đối tượng là sinh viên Trường đại
học Công Nghiệp Hà Nội.

Bảng hỏi phục vụ cho việc khảo sát qua email được thiết kế trên Google Form

Địa chỉ: https://forms.gle/XE48UR9DE2kibaKT8

2.3.4. Thông tin về mẫu

Khảo sát được thực hiện với tổng số 214 mẫu khảo sát được gửi đi và toàn bộ
đều hợp lệ.

Tóm lại, nôi dung chương 2 trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài. Theo
đó, bảng câu hỏi được xây dựng từ cơ sở lý thuyết và được điều chỉnh thông qua khảo
sát sơ bộ. Việc thực hiện khảo sát chính thức được thực hiện bằng phương thức khảo
sát qua google form sau đó gửi qua email.

2.3.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu thống kê

Đề tài sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi trực tuyến và xử lý số liệu
bằng phương pháp thống kê SPSS. Bên cạnh đó kế thừa từ các nghiên cứu thực
nghiệm truyền thống là phân tích quy hồi đa biến với sự hỗ trợ của phần mềm thống

22
kê SPSS ở thang đo nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 đến học
tập của sinh viên. Thang đo với độ tin cậy Cronbach’alpha loại bỏ các biến không đáp
ứng được tiêu chuẩn của độ tin cậy.

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận


1: Phân tích thống kê về đặc trưng của các cá nhân khảo sát:
Thông tin giới tính: Trong số 214 khảo sát có 72 người là nam (chiếm 33.6%);
139 người là nữ (chiếm 65%); 3 người không muốn nêu cụ thể (chiếm 1.4%)

Biểu đồ 1: Thông tin giới tính

Thông tin về trình độ sinh viên qua năm: có 13 người tham gia là năm nhất
chiếm 6.1%; 174 người tham gia là năm hai chiếm 83.1%; 11 người tham gia là năm
ba chiếm 5.1%; 4 người tham gia là năm tư chiếm 2.3%; 11 người tham gia có trình
độ học vấn khác chiếm 5.1%.

Biểu đồ 2: Trình độ học vấn

23
Thông tin về thu nhập: có 143 người tham gia có thu nhập dưới 2 triệu đồng
/tháng chiếm 66.8%; có 45 người tham gia có thu nhập từ 2-4 triệu đồng/tháng chiếm
21%; 26 người tham gia có thu nhập trên 4 triệu đồng/tháng chiếm 12.1%.

Biểu đồ 3: Mức thu nhập

2: Thông tin phân loại chung đối với dịch vụ Grab:

Theo khảo sát của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội thì tỷ lệ sinh
viên đã từng sử dụng và biết đến Grab là rất cao: Có 149 sinh viên đã từng sử dụng
dịch vụ Grab (chiếm 69.6%); 55 người biết qua bạn bè, người thân, báo chí (chiếm
25.7%); 10 người chưa biết (chiếm 4.7%). Qua biểu đồ cho thấy Grab đã rất phổ biến
đối với sinh viên hiện nay.

Biểu đồ 4: Hiểu biết về dịch vụ Grab

Về phương tiện thường xuyên sử dụng khi sử dụng Grab: có 183 sinh viên sử
dụng xe máy (chiếm 85.5%) ;31 sinh viên thường xuyên sử dụng ô tô (chiếm 14.5%).
Cho thấy xe máy vẫn được mọi người ưa chuộng sử dụng hơn bởi sự hữu ích, thuận
tiện, và phù hợp với tầng lớp sinh viên. Hơn hết, cũng bởi xe máy là phương tiện họ

24
thường xuyên sử dụng để đi lại hằng ngày, nên nó dễ tiếp cận với sinh viên hơn trong
dịch vụ Grab.

Biểu đồ 5: Phương tiện thường xuyên sử dụng


Và nhìn chung, do với mục đích di chuyển khác nhau nên khoảng cách di
chuyển trung bình của các cá nhân là khác nhau. Trong đó có có 78 người thường di
chuyển dưới 5km/lần (chiếm 36.6%); 86 người di chuyển 5-10km/ lần (chiếm 40.4%)
và còn lại 49 người di chuyển >10km/lần (chiếm 23%). Khoảng cách di chuyển cũng
phản ánh dù mục đích của mọi người là xa hay gần thì Grab cũng luôn đáp ứng được
cho tất cả mọi người.

Biểu đồ 6: Khoảng cách di chuyển

3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng

3.1: Nhận thức sự hữu ích:

Như chúng ta có thể thấy nhận thức về sự hữu ích là 1 trong những nhân tố hàng
đầu có tầm ảnh hưởng không hề nhỏ đến ý định sử dụng Grab của sinh viên , nhóm
chúng tôi khảo sát sinh viên đại học Công nghiệp Hà Nội trên 5 quan sát: sử dụng

25
grab thuận tiện, an toàn, thoải mái, giúp tự chủ về thời gian và giúp tiết kiệm thời
gian. Với quan sát sử dụng grab thuận tiện, có tổng số 159 phiếu trả lời, trong đó,
đồng ý chiếm nhiều nhất với 72 phiếu, tiếp đến là hoàn toàn đồng ý với 44 phiếu,
trung lập là 33 phiếu, hoàn toàn không đồng ý là 6 phiếu và thấp nhất là không đồng ý
với 4 phiếu. Với quan sát sử dụng grab an toàn, có tổng 159 phiếu trả lời, trong đó,
trung lập chiếm nhiều nhất với 67 phiếu, tiếp đến là đồng ý với 61 phiếu, hoàn toàn
đồng ý 19 phiếu, không đồng ý 7 phiếu và thấp nhất là hoàn toàn không đồng ý là 5
phiếu. Với quan sát sử dụng grab thoải mái có tổng 159 phiếu trả lời, trong đó, trung
lập và đồng ý nhiều nhất và có số phiếu bằng nhau là 62 phiếu, tiếp đến là hoàn toàn
đồng ý với 25 phiếu, không đồng ý với 6 phiếu, thấp nhất là hoàn toàn không đồng ý
với 4 phiếu. Với quan sát sử dụng grab giúp tự chủ về thời gian có tổng 159 phiếu,
trong đó đồng ý chiếm nhiều nhất với 57 phiếu, tiếp đến là trung lập với 54 phiếu,
hoàn toàn đồng ý là 26 phiếu, không đồng ý là 14 phiếu và thấp nhất là hoàn toàn
không đồng ý với 8 phiếu. Cuối cùng là quan sát với quan sát sử dụng Grab giúp tiết
kiệm thời gian có tổng 159 phiếu, trong đó đồng ý chiếm nhiều nhất với 60 phiếu, tiếp
đến là trung lập 58 phiếu, hoàn toàn đồng ý với 24 phiếu, không đồng ý với 12 phiếu
và thấp nhất là hoàn toàn không đồng ý với 5 phiếu. Kết quả nghiên cứu cho thấy các
yếu tố trong nhóm này đều có ảnh hưởng mạnh tới Ý định sử dụng dịch vụ Grab ,Grab
vẫn có nhiều việc phải làm để nâng cao tính hữu ích trong dịch vụ của mình đặc biệt
là vấn đề an toàn .. Khuyến nghị với doanh nghiệp này là tối ưu hơn nữa hệ thống và
vùng phân bố của dịch vụ, giúp cho khách hàng đặt xe dễ hơn, chọn được xe phù hợp
về khoảng cách, thời gian đón; qua đó sẽ nâng cao tính tự chủ của khách hàng về thời
gian, cũng như giúp họ tiết kiệm thời gian chờ đợi. Sử dụng các đường dây nóng về
vấn đề an toàn, nâng cao tính bảo mật ứng dụng, … Giúp khách hàng cảm giác an
toàn và được bảo mật hơn.

26
Biểu đồ 7 : nhận thức về sự hữu ích

3.2: Chuẩn mực chủ quan

Tiếp theo, chúng tôi khảo sát đến nhân tố chuẩn mực chủ quan với 3 quan sát.
Với quan sát gia đình khuyên tôi sử dụng Grab và nó có ảnh hưởng đến lựa chọn của
tôi có tổng 159 phiếu, trong đó hoàn toàn không đồng ý chiếm nhiều nhất với 48
phiếu, tiếp đến là trung lập với 42 phiếu, không đồng ý với 38 phiếu, đồng ý với 24
phiếu và thấp nhất là hoàn toàn đồng ý với 7 phiếu. Với quan sát bạn bè khuyên tôi sử
dụng Grab và nó có ảnh hưởng đến lựa chọn của tôi,Báo chí có tổng 159 phiếu, trong
đó hoàn toàn không đồng ý chiếm nhiều nhất với 60 phiếu, tiếp theo là không đồng ý
với 35 phiếu, trung lập với 34 phiếu, đồng ý với 20 phiếu và thấp nhất là hoàn toàn
đồng ý với 10 phiếu. Cuối cùng là quan sát truyền thông xã hội có các bàiquảng cáo,
tuyên truyền và nó có ảnh hưởng đến lựa chọn của tôi với 159 phiếu, trong đó hoàn
toàn không đồng ý chiếm nhiều nhất với 47 phiếu, tiếp theo là trung lập với 42 phiếu,
không đồng ý với 40 phiếu, đồng ý với 22 phiếu và thấp nhất là hoàn toàn đồng ý với
8 phiếu. đây là nhóm có ảnh hưởng thấp nhất tới ý định sử dụng Grab. Theo kết quả
khảo sát cho thấy người dân có hiểu biết về Grab có một sự chủ động tương đối cao
trong việc sử dụng dịch vụ này, không dễ để họ chịu tác động từ bên ngoài. Thực tế
cho thấy Marketing truyền miệng luôn rất hiệu quả ở Việt Nam bởi tiếng nói từ gia
đình, lời khuyên từ bạn bè luôn là một tham chiếu quan trọng đối với ý định và hành
vi tiêu dùng của người dân. Vì vậy, để giúp Grab được biết đến nhiều hơn đến người
thân, bạn bè, cần tiếp tục duy trì và thúc đẩy các chương trình liên quan đến mã giảm
giá khi giới thiệu người dùng, khi chia sẻ thông tin

Biểu đồ 8 : Chuẩn mực chủ quan


3.3 Rào cản kĩ thuật

27
Biểu đồ 9: Rào cản kĩ thuật

Sau khi khảo sát sinh viên trường đại học công nghiệp Hà Nội về những rào cản
kĩ thuật khi đặt xe trên ứng dụng Grab qua những quan sát như sự hiểu biết của sinh
viên về công nghệ cần thiết cho việc sử dụng Grab, hay điện thoại có đáp ứng được
yêu cầu sử dụng Grab và mạng di động có đáp ứng được nhu cầu sử dụng Grab đã cho
ra những kết quả như sau: Với quan sát “tôi KHÔNG có đủ hiểu biết về công nghệ
cần thiết cho việc sử dụng Grab” chiếm số phiếu cao nhất là 48 phiếu hoàn toàn không
đồng ý sau đó là 42 phiếu trung lập, 38 phiếu không đồng ý, 24 phiếu đồng ý và thấp
nhất là hoàn toàn đồng ý với 7 phiếu chiếm số lượng phiếu ít nhất. Tiếp đến với quan
sát “Điện thoại di động của tôi KHÔNG đáp ứng được yêu cầu sử dụng Grab” đứng
đầu là hoàn toàn không đồng ý với số phiếu là 60, tiếp đến là không đồng ý với 35
phiếu và 34 phiếu trung lập, 20 phiếu đồng ý và đứng cuối là 10 phiếu hoàn toàn đồng
ý. Cuối cùng với quan sát “Mạng di động của tôi KHÔNG đáp ứng được yêu cầu sử
dụng Grab” có 47 phiếu hoàn toàn không đồng ý rằng mạng di động của họ KHÔNG
đáp ứng được nhu cầu sử dụng Grab, 42 phiếu trung lập và 40 phiếu không đồng ý,
tiếp đến là đồng ý với 22 phiếu và ít phiếu nhất là hoàn toàn đồng ý với số phiếu là 8.
Qua khảo sát cho thấy với sự phát triển đầy mạnh mẽ của công nghệ thông tin và viễn
thông đã giúp cho phần lớn sinh viên được tiếp cận nhanh chóng về ứng dụng đặt xe
của Grab. Bên cạnh đó vẫn có một số ít sinh viên chưa có đủ hiểu biết về công nghệ
cần thiết cho việc sử dụng Grab. Grab nên có những biện pháp để dịch vụ của mình
hoạt động dễ dàng hơn, hiệu quả hơn,sinh viên có thể dễ tiếp cận hơn, thu hút được
nhiều khách hàng hơn.

3.4 Sự hấp dẫn của phương tiện cá nhân


Phương tiện cá nhân cũng là một trong các yếu tố quyết định đến việc sử dụng
grab của sinh viên. Qua khảo sát về sự hấp dẫn của phương tiện cá nhân qua 6 quan
28
sát đã cho ra kết quả như sau: Đầu tiên về quan sát “ tôi nghĩ PTCN thuận tiện hơn
grab” phần lớn người khảo sát đều đồng ý rằng PTCN thuận tiện hơn với 54 phiếu
đồng ý và 45 phiếu hoàn toàn đồng ý, số phiếu trung lập là 37 phiếu, 15 phiếu không
đồng ý và ít nhất là 8 phieesy hoàn toàn không đồng ý. Thứ hai là quan sát “PTCN
giúp tôi đi đến bất cứ nơi nào tại Hà Nội” chiếm nhiều nhất là đồng ý với 56 phiếu
tiếp là 48 phiếu hoàn toàn đồng ý, tiếp đến trung lập với 39 phiếu, 10 phiếu không
đồng ý và ít nhất là 6 phiếu hoàn toàn không đồng ý. Thứ ba là quan sát “Tôi nghĩ di
chuyển bằng PTCN nhanh hơn” có trung lập chiếm tỉ lệ lớn với 55 phiếu, tiếp đến là
đồng ý với 49 phiếu, hoàn toàn đồng ý chiếm 33 phiếu, 15 phiếu không đồng ý và ít
nhất là 7 phiếu hoàn toàn không đồng ý. Thứ tư là quan sát “Tôi nghĩ di chuyển bằng
PTCN giúp tôi chủ động về thời gian hơn” có kết quả là 60 phiếu đồng ý, 47 phiếu
hoàn toàn đồng ý, 36 phiếu trung lập, ít nhất là hoàn toàn không đòng ý với 7 phiếu
tiếp đến là không đồng ý với 9 phiếu. Thứ năm với quan sát “Tôi nghĩ chi phí sử dụng
PTCN thấp hơn” với kết quả khảo được cho thấy có 52 người đồng ý rằng chi phí khi
sử dụng PTCN thấp hơn so với đặt grab chiếm số lượng phiếu lớn tiếp là 46 phiếu
hoàn toàn đồng ý, 43 phiếu trung lập, ít nhất là hoàn toàn không đồng ý với 7 phiếu và
không đồng ý với 11 phiếu. Cuối cùng là quan sát “Tôi đã quen với việc sửdụng
PTCN hàng ngày” với 55 phiếu đồng ý, 46 phiếu trung lập, 39 phiếu hoàn toàn đồng
ý, 11 phiếu không đồng ý và ít nhất là hoàn toàn không đồng ý với 8 phiếu.

Biểu đồ 10: Sự hấp dẫn của phương tiện cá nhân


3.5: Giá trị giá cả

Một yếu tố cũng có ảnh hưởng rất lớn đến ý định sử dụng dịch vụ Grab của
sinh viên đó chính là giá trị giá cả, nhóm chúng tôi khảo sát sinh viên đại học Công
nghiệp Hà Nội trên 3 quan sát: Gía cước hợp lí, mang lại nhiều giá trị hơn chi phí bỏ
ra và giá cước thấp hơn các dịch vụ xe ôm. Với quan sát giá cước hợp lí, có tổng số
159 phiếu trả lời, trong đó, trung lập chiếm nhiều nhất với 68 phiếu, tiếp đến là đồng ý
với 43 phiếu, không đồng ý là 23 phiếu, hoàn toàn đồng ý là 20 phiếu và thấp nhất là
29
hoàn toàn không đồng ý với 5 phiếu. Với quan sát giá trị Grab mang lại nhiều hơn chi
phí bỏ ra, có tổng 159 phiếu trả lời, trong đó, trung lập chiếm nhiều nhất với 71 phiếu,
tiếp đến là đồng ý với 38 phiếu, không đồng ý 27 phiếu, hoàn toàn đồng ý 14 phiếu và
thấp nhất là hoàn toàn không đồng ý là 9 phiếu. Với quan sát giá cước thấp hơn so với
các dịch vụ xe ôm khác, có tổng 159 phiếu trả lời, trong đó, trung lập nhiều nhất với
53 phiếu, sát đó là đồng ý với 51 phiếu, hoàn toàn đồng ý với 28 phiếu, thấp hơn là
không đồng ý với 17 phiếu, thấp nhất là hoàn toàn không đồng ý với 10 phiếu. Thông
qua khảo sát ta có thể thấy giá trị giá cả tác động thuận chiều đến hành vi sử dụng
dịch vụ, đánh giá của những sinh viên đối với các quan sát trên đều dao động ở mức
độ trung lập tới đồng ý, để thúc đẩy hành vi sử dụng dịch vụ Grab của sinh viên theo
hướng tích cực, Grab cần hoạch định các chiến lược, chương trình rõ ràng nhằm duy
trì hướng tiếp cận hiện nay về giá dịch vụ, tuy nhiên cần phải cập nhật thường xuyên
thông tin thị trường để có những bước đi hợp lý trong việc cạnh tranh với các đối thủ
triển khai dịch vụ tương tự hay các dịch vụ taxi truyền thống. Doanh nghiệp cũng nên
tăng cường các biện pháp khuyến mãi nhằm kích cầu như ra mắt các gói ưu đãi cho
khách hàng mới hay giảm giá cước cho khách hàng trung thành và sử dụng thường
xuyên.

Biểu đồ 11 : Gía trị giá cả

3.6: Ý định sử dụng

Từ những yếu tố trên, chúng tôi khảo sát ý định sử dụng dịch vụ của Grab của
sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội trên 3 quan sát, đã có 63 phiếu đồng ý có ý
định sử dụng Grab, 54 phiếu trung lập với ý kiến này, 21 phiếu hoàn toàn đồng ý có ý
định sử dụng, và có 12 phiếu không đồng ý, 9 phiếu hoàn toàn không đồng ý. Với việc
có ý định sử dụng Grab thường xuyên, có tới 63 phiếu trung lập với ý kiến này, 35
phiếu đồng ý, sát đó là 34 phiếu không đồng ý, 15 phiếu hoàn toàn không đồng ý và
30
12 phiếu hoàn toàn đồng ý. Với ý định khuyên gia đình, bạn bè sử dụng Grab, qua
khảo sát thấy có 59 phiếu trung lập, 42 phiếu đồng ý, 27 phiếu không đồng ý, 17
phiếu hoàn toàn toàn đồng ý và 14 phiếu hoàn toàn không đồng ý.

Biểu đồ 12 : Ý định sử dụng.

4: Thảo luận
4.1. Kiến nghị giải pháp

Dựa vào kết quả phân tích, nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao Ý
định sử dụng dịch vụ Grab của sinh viên Đại học Công Nghiệp Hà Nội.

Thứ nhất, đối với nhóm nhân tố Giá trị Giá cả, được nghiên cứu chỉ ra là có tác
động lớn nhất lên ý định sử dụng Grab, nên cần được quan tâm nhất trong việc hoạch
định chiến lược, chương trình. Trong nhóm nhân tố này, yếu tố “Tương quan giá trị -
chi phí dịch vụ” có tác động lớn nhất; do đó, việc duy trì mức giá cạnh tranh với dịch
vụ tốt là yêu cầu tối quan trọng với doanh nghiệp này. Thời gian gần đây, các vụ việc
khiếu nại, phàn nàn tiêu cực về dịch vụ, tài xế của Grab tăng lên đáng kể. Đặc biệt là
vụ việc tăng giá cước 12/2022 khiến khác quay lưng và tài xế Grab chật vật. Yếu tố
“Sự hợp lý của giá dịch vụ” cũng được khách hàng quan tâm. Thực tế cho thấy thời
gian qua người tiêu dùng cũng đánh giá cao Grab trên góc độ cạnh tranh về giá, đặc
biệt là những chương trình khuyến mại mà Grab đưa ra. Do đó, khuyến nghị với Grab
là duy trì hướng tiếp cận hiện nay về giá dịch vụ, tuy nhiên có cập nhật thường xuyên
thông tin thị trường để có những bước đi hợp lý trong việc cạnh tranh với các đối thủ
chính như GoViet,Be,… hay các dịch vụ taxi truyền thống . Bên cạnh đó, yếu tố .Đây
là một chỉ báo mà hãng chắc chắn cần phải lưu tâm và đưa ra biện pháp khắc phục.

Thứ hai, về nhóm nhân tố Nhận thức sự hữu ích, có tác động xếp thứ 2 vào ý
định sử dụng Grab. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố trong nhóm này đều có

31
ảnh hưởng mạnh tới Ý định sử dụng dịch vụ Grab ,Grab vẫn có nhiều việc phải làm để
nâng cao tính hữu ích trong dịch vụ của mình đặc biệt là vấn đề an toàn .. Khuyến
nghị với doanh nghiệp này là tối ưu hơn nữa hệ thống và vùng phân bố của dịch vụ,
giúp cho khách hàng đặt xe dễ hơn, chọn được xe phù hợp về khoảng cách, thời gian
đón; qua đó sẽ nâng cao tính tự chủ của khách hàng về thời gian, cũng như giúp họ tiết
kiệm thời gian chờ đợi. Sử dụng các đường dây nóng về vấn đề an toàn, nâng cao tính
bảo mật ứng dụng, … Giúp khách hàng cảm giác an toàn và được bảo mật hơn.

Cuối cùng, liên quan đến nhóm nhân tố “Chuẩn mực chủ quan”, đây là nhóm có
ảnh hưởng thấp nhất tới ý định sử dụng Grab, điều này cho thấy người dân có hiểu
biết về Grab có một sự chủ động tương đối cao trong việc sử dụng dịch vụ này, không
dễ để họ chịu tác động từ bên ngoài. Thực tế cho thấy Marketing truyền miệng luôn
rất hiệu quả ở Việt Nam bởi tiếng nói từ gia đình, lời khuyên từ bạn bè luôn là một
tham chiếu quan trọng đối với ý định và hành vi tiêu dùng của người dân. Vì vậy, để
giúp Grab được biết đến nhiều hơn đến người thân, bạn bè, cần tiếp tục duy trì và thúc
đẩy các chương trình liên quan đến mã giảm giá khi giới thiệu người dùng, khi chia sẻ
thông tin… Đây là những chương trình mà Grab hay Grab cũng đã triển khai từ lâu,
tuy nhiên cần chú trọng hơn nữa tới tính tiện dụng khi sử dụng những chương trình
này.

4.2. Kết luận sự đóng góp của đề tài

4.2.1. Kết luận

Mô hình nghiên cứu đề xuất 5 nhân tố ảnh hưởng đến Ý định sử dụng dịch vụ
Grab bao gồm: Nhận thức sự hữu ích, Chuẩn mực chủ quan, Rào cản kỹ thuật, Sự hấp
dẫn của PTCN, Giá trị Giá cả với 21 biến quan sát.

4.2.2. Đóng góp của đề tài

Phương pháp nghiên cứu của đề tài sử dụng lý thuyết từ các nghiên cứu trước
trên thế giới về vai trò của ý định đối với hành vi và các yếu tố ảnh hưởng đến ý định.

Từ kết quả nghiên cứu này, các nhà quản lý của doanh nghiệp kinh doanh có thể
nâng cao sự quan tâm và hiểu biết của họ về việc làm thế nào để sinh viên quyết định
chọn lựa dịch vụ xe Grab khi muốn đi lại, cũng như nhận ra sự quan trọng của các yếu
tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ như việc đem lại chất lượng dịch vụ tốt
nhất, để sinh viên nhận thức được sự hữu ích từ dịch vụ. Ngoài ra, còn giúp sinh viên

32
tạo được thói quen sử dụng dịch vụ xe Grab khi có nhu cầu. Bên cạnh đó, doanh
nghiệp dịch vụ cũng phải đầu tư vào việc phát triển thương hiệu đi đôi với chất lượng
dịch vụ. Từ đó, đề ra những giải pháp để kích thích và thúc đẩy sinh viên tin
tưởng và quyết định sử dụng xe công nghệ, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh
cho doanh nghiệp.

4.3. Các hạn chế hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài

Thứ nhất, số lượng mẫu khảo sát trong nghiên cứu là 214, tuy là số lượng chấp
nhận được nhưng còn ít so với một nghiên cứu định lượng. Do đối tượng khảo sát là
sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội nên nghiên cứu chưa thực sự đa dạng
hóa được đối tượng nghiên cứu, chủ yếu tập trung vào đối sinh viên năm 2 và đa phần
chưa có nguồn thu nhập.

Thứ hai, ý định sử dụng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nhưng đề tài chỉ tập
trung vào 5 nhóm nhân tố là: Giá trị Giá cả, Rào cản kỹ thuật, Sự hấp dẫn của phương
tiện cá nhân, Nhận thức sự hữu ích, Chuẩn mực chủ quan.

Thứ ba, giải pháp đưa ra còn mang tính định tính và chưa đánh giá được những
trở ngại khi thực hiện những giải pháp trên thực tế doanh nghiệp.

33
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt

1. Nguyễn Duy Thanh và cộng sự, 2015. “Chấp nhận và sử dụng công nghệ: Một
nghiên cứu về dịch vụ Taxi Grab”, Tạp chí Phát triển KH&CN, Tập 18, số Q4
– 2015.

Tiếng Anh

1. Ajzen, I., 1991. The Theory of Planned Behaviour. Organizational Behaviour


and Human Decision Processes, No. 50, pp. 179-211.
2. Aoife, A., 2001. The Potential Impact of New Urban Public Transport Systems
on Travel Behaviour. London: Center for Transport Studies, University
College London, London, England.
3. Araz Taeihagh, 2017. Crowdsourcing,
Sharing Economies, and Development. Journal of
Developing Societies.
4. Borith, L., et al., 2010. Psychological Factors Influencing Behavioral Intention
of Using Future Sky Train: A Preliminary Result in Phnom Penh. Asian
Transporation Research Society, pp. 123-129.
5. Brian. D. T. and Cammille, N.Y.F., 2003. The factors influencing transit
ridership: A review and analysis the ridership literature. UCLA Department of
Urban Planning, Working paper, Los Angeles, USA.
6. Chen, C. F. and Chao, W. H., 2010. Habitual or Reasoned? Using the Theory
of Planned Behavior, Technology Acceptance Model, and Habit to Examine
Switching Intentions Toward Public Transit. Transporation Research, Part F.
7. CSO., 2016. Taking Grabization to the Field – Disruption is coming for Field
Marketing – Media Releases – CSO – The Resource for Data Security
Executives. Retrieved June 2, 2016.
8. Heath, Y. and Gifford, R., 2002. Extending the Theory of Planned Behavior:
Predicting the Use of Pub. Journal of Applied Social Psychology, No. 32, pp.
2154-2189.
9. Julander. C.R. and Soderlun, M., 2003. Effects of switching barriers on
satisfaction, repurchase intentions and attudinal loyalty. SSE/EFI Working
paper series inBusiness Administration, No. 2003:1, Stockholm.

34
10. Mark, C. and Christopher, J. A., 1998. Extending the Theory of Planned
Behaviour: A Review and Avenues for Future Research. Journal of Applied
Social Psychology, No. 28, Vol. 15, pp. 1429-1464.
11. Mehbub Anwar, A. H., 2009. Paradox between Public Transportation and
Private Car as a Modal Choice in Policy Formulation. Journal of Bangladesh
Istitute of Planners, Vol. 2, pp. 71-77.
12. Teo, T., Su Luan, W., and Sing. C. C., 2008. A Cross-Cultural Examination of
the Intention to Use Technology between Singaporean and Malaysian
PreService teacher: an Application of the Technology Acceptance Model
(TAM). Educational Technology & Society, No. 11(4), pp. 265-280.
13. V. Zeithaml, 1998. Consumer perceptions of price, quality, and value: A
meansend model and synthesis of evidence. Journal of Marketing 52/3, 2-22.

35
Phụ lục:
Phiếu khảo sát “Những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ grab của sinh
viên trường đại học công nghiệp hà nội”

Địa chỉ :
https://docs.google.com/forms/d/1X62iibdRhOcCZ_NcTZBEdpnHsEBttzBaiN0peVx
xblo/edit?ts=63e7b67c

THÔNG TIN CÁ NHÂN

Anh/Chị vui lòng cung cấp một số thông tin cá nhân cơ bản như bên dưới
1. Giới tính của Anh/Chị: Nam Nữ
2. Anh/Chị là sinh viên năm mấy:
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Khác:…………………….
3. Xin vui lòng cho biết mức thu nhập theo tháng của Anh/chị:
Dưới 2 triệu
2 – 4 triệu
Trên 4 triệu
Thông tin phân loại chung
1.Anh/Chị có biết gì về dịch vụ Grab hay không?
Chưa biết
Chỉ biết qua người thân, bạn bè, báo chí, Internet
Đã từng sử dụng

2.Khoảng cách trung bình mà Anh/Chị di chuyển trong ngày.


<5km/lần
5-10km/lần
>10km/lần

36
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ GRAB

Anh/Chị vui lòng điền mức độ đồng ý với từng câu nhận định dưới đây

1 2 3 4 5
Hoàn toàn Không Trung lập Đồng ý Hoàn toàn
không đồng ý đồng ý đồng ý

1. Sự hữu ích cảm nhận Mức độ đồng ý

PU1 Tôi nghĩ sử dụng Grab thuận tiện 1 2 3 4 5

PU2 Tôi nghĩ sử dụng Grab an toàn 1 2 3 4 5

PU3 Tôi nghĩ sử dụng Grab thoải mái 1 2 3 4 5

PU4 Tôi nghĩ sử dụng Grab giúp tôi tự chủ về thời gian 1 2 3 4 5

Tôi nghĩ sử dụng Grab giúp tôi tiết kiệm thời gian
PU5 1 2 3 4 5
(tính cả thời gian chờ đợi)

2. Chuẩn mực chủ quan Mức độ đồng ý

Gia đình khuyên tôi sử dụng Grab và nó có ảnh


SN1 1 2 3 4 5
hưởng đến lựa chọn của tôi
Bạn bè khuyên tôi sử dụng Grab và nó có ảnh hưởng
SN2 1 2 3 4 5
đến lựa chọn của tôi
Báo chí, truyền thông xã hội có các bài quảng cáo,
SN3 tuyên truyền và nó có ảnh hưởng đến lựa chọn của 1 2 3 4 5
tôi

3. Rào cản kĩ thuật Mức độ đồng ý

Tôi KHÔNG có đủ hiểu biết về công nghệ cần thiết


SB1 1 2 3 4 5
cho việc sử dụng Grab
Điện thoại di động của tôi KHÔNG đáp ứng được
SB2 1 2 3 4 5
yêu cầu sử dụng Grab
Mạng di động của tôi KHÔNG đáp ứng được yêu
SB3 1 2 3 4 5
cầu sử dụng Grab

37
4. Sự hấp dẫn của Phương tiện cá nhân (PTCN) Mức độ đồng ý

AP1 Tôi nghĩ PTCN thuận tiện hơn Grab 1 2 3 4 5

AP2 PTCN giúp tôi đi đến bất cứ nơi nào tại Hà Nội 1 2 3 4 5

AP3 Tôi nghĩ di chuyển bằng PTCN nhanh hơn 1 2 3 4 5

Tôi nghĩ di chuyển bằng PTCN giúp tôi chủ động


AP4 1 2 3 4 5
về thời gian hơn

AP5 Tôi nghĩ chi phí sử dụng PTCN thấp hơn 1 2 3 4 5

AP6 Tôi đã quen với việc sử dụng PTCN hàng ngày 1 2 3 4 5

5. Giá trị Giá cả Mức độ đồng ý

PV1 Giá cước Grab là hợp lý 1 2 3 4 5

PV2 Grab mang lại nhiều giá trị hơn so với chi phí bỏ ra 1 2 3 4 5

PV3 Giá cước dịch vụ Grab thấp hơn các dịch vụ xe ôm 1 2 3 4 5

Giá cước Grab thấp hơn các dịch vụ taxi truyền


PV4 1 2 3 4 5
thống

6. Ý định sử dụng Mức độ đồng ý

IU1 Tôi có ý định sử dụng Grab 1 2 3 4 5

IU2 Tôi có ý định sử dụng Grab thường xuyên 1 2 3 4 5

IU3 Tôi có ý định khuyên gia đình, bạn bè sử dụng Grab 1 2 3 4 5

38

You might also like