You are on page 1of 3

Cơ sở làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính là: Quy

phạm pháp
luật, sự kiện pháp lý và năng lực chủ thể của cơ quan, tổ chúc, cá nhân có liên quan. Quan hệ pháp
luật hành chính chỉ phát sinh thay đổi chẩm đứt khi có đủ 3 điền kiện này. Trong đó, quy phạm pháp
luật hành chính, năng lực chủ thể của cơ quan, tổ chức cá nhân liên quan là điều kiện chung cho việc
phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính còn sự kiện pháp lý hành chính là
điều kiện thực tế cụ thể trực tiếp làm phát sinh thay đổi chấm dứt các quan hệ đó.

'Quy phạm pháp luật hành chính là một dạng cụ thể quy phạm pháp luật được ban hành để điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý hành chính. Quy phạm pháp luật hành
chính: Là cơ sở ban đầu cho sự phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính, bởi
vì quan hệ pháp luật hành chính quy định:

- Điều kiện và hoàn cảnh phát sinh quan hệ pháp luật hành chính, cơ cầu tổ chức mối quan hệ công
tác giữa các chủ thể quản lý hành chính trong quá trình thực hiện quản lý hành chính nhà nước.

- Thẩm quyền quản lý hành chính.

- Quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính của đối tượng quản lý hành chính nhà nước.

Ví dụ: Pháp lệnh công chức quy định nghĩa vụ trách nhiệm quyền lợi của cán bộ công chức. -Các thủ
tục hành chính và các trường hợp vi phạm hành chính.

- Các biện pháp khen thưởng và cưỡng chế hành chính.

Ví dụ: các văn bản pháp luật quy định xử lý vi phạm hành chính.

Ví dụ: Quy phạm pháp luật hành chính giữa Nhà nước và công dân X trong việc trưng mua tài sản của
ông X chỉ phát sinh khi có những quy phạm pháp luật hành chính về việc trưng mua tài sản được quy
định trong Luật trưng mua, trưng dụng tài sản và có quyết định hành chính. Luật này quy định về
việc trưng mua, trưng dụng tài sản; quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc trưng
mua, trưng dụng tài sản; quyền và nghĩa vụ của người có tài sản trưng mua, trưng dụng; quyền và
nghĩa vụ của người khác có liên quan đến việc trưng mua, trưng dụng tài sản. Nếu không có các Quy
phạm pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản thì dù có việc Nhà nước mua tài sản của ông X
cũng sẽ không có quan hệ pháp luật hành chính trong trường hợp này.

Năng lực chủ thể: Là khả năng pháp lí của các cơ quan, tổ chức cá nhân tham gia vào quan hệ pháp
luật Hành chính với tư cách là chủ thể của quan hệ đó.

-Năng lực chủ thể của các cơ quan nhà nước phát sinh khi cơ quan đó. được thành lập và chấm dứt
khi cơ quan đó giải thể. Năng lực này được pháp luật hành chính quy định phù hợp với chức năng
nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan đó trong quản lý hành chính nhà nước.

Ví dụ: Nghị định số 93/2008/NĐ-CP của Chính phù quy định chúc năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cầu tổ chức của Bộ 'Tư pháp

-Năng lực chủ thể của cán bộ công chức phát sinh khi cá nhân được nhà nước giao đảm nhiệm một
công vụ chức vụ nhất định trong bộ máy nhà nước và chẩm dút khi không còn chức vụ đó.

Ví dụ “Điều 28 Pháp lệnh sửa dỏi bỏ sung một số điều của pháp lệnh xử lý. vì phạm hành chính của
ủy ban thường vụ quốc hội số 04/2008 đã quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của chủ
tịch ủy ban nhân dân cấp xã Như vậy chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã là chủ thể của quan hệ pháp
luật hành chính chủ thẻ được nhà nước trao thẳm quyền ra quyết định hành chính xử phạt các chủ
thể vi phạm
- Năng lực chủ thể của tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế, đơn vị hành chính sự nghiệp... phát sinh khi nhà
nước quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó trong quản lý hành chính nhà nước chấm dứt khi
không còn quy định đó hoặc tổ chức bị giải thể

- Năng lực chủ thể của cá nhân được biểu hiện trong tổng thể năng lực pháp luật hành chính(khả
năng hưởng các quyền và thực hiện nghĩa vụ pháp lý hành chính do nhà nước quy định năng lực đó
xuất hiện khi công dân đạt một độ tuổi nhất định hay có sức khỏe, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ,
lí lịch cá nhân...) và năng lực hành vi hành chính(khả năng được nhà nước thừa nhận có thể tự mình
thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính, đông thời gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất
định do hành vi mình mạng lại)

Ví dụ: A 18 tuổi và B 20 tuổi được phép kết hôn. Tuy nhiên năng lực hành vi hành chính của hai cá
nhân này không mặc nhiên phát sinh hôn nhân. Giữa họ chỉ được nhà nước thừa nhận khi họ được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng kí kết hôn.

Sự kiện pháp lí Hành chính là những sự kiện thực tế mà việc xuất hiện, thay đổi hay chấm đứt
chúng được pháp luật Hành chính gắn với việc làm phát sinh, thay đỏi hoặc chấm dút các quan hệ
pháp luật Hành chính.

Sự kiện pháp lý hành chính là điều kiện thực tê cụ thể trực tiếp làm phát sinh thay đổi chấm dứt các
quan hệ pháp luật hành chính. Sự kiện pháp lí Hành chính chủ yêu được phân loại thành:

+ sự biến: Là những sự kiện xảy ra theo quy luật khách quan không chịu chi phối của con nguời(như
bão, lũ, hạn hán, cái chết của con nguời...,) mà việc xuất hiện, thay đổi hay chấm dứt chúng được
pháp luật Hành chính gắn với việc làm phát sinh, thay đổi hoặc làm chấm dứt các quan hệ pháp luật
Hành chính.

Ví dụ: Khi có bão, hay lũ lụt thì cơ quan phòng chống lụt bão có thầm quyền ra công văn khẳn cấp về
việc phòng chồng bão lũ để phối hợp với các cơ quan chức năng khác giải quyết tình hình.

Khi một đứa trẻ ra đời thì phát sinh nghĩa vụ bố mẹ phải đăng kí khai sinh tại ủy ban nhân dân
nơi cư trú cho cháu, khi đó ủy ban nhân dân sẽ cấp giấy chứng sinh cho đứa trẻ này.

+ Hành vi: Là sự Kiện pháp lí chịu sự chí phối bởi ý chí của con người, mà việc thực hiện hay không
thực hiện chúng được pháp luật Hành chính gắn với việc làm phát sinh, thay đổi hoặc làm chẩm đứt
các quan hệ pháp luật Hành chính. Hành vi được chia thành hành vi hợp pháp và hành vi không hợp
pháp.

+) Hành vị hợp pháp rất đa dạng như: quyết định hành chính hợp pháp của cơ quan nhà nước
hay quan hệ pháp lật hành chính phát sinh theo sáng kiên của cơ quan tổ chúc,công dân thể hiện
bằng những hoạt động hợp pháp của họ như đơn yêu cầu cấp giấy tờ chứng nhận, đơn kiến nghị
khiếu nại tố cáo với các cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền.

Ví dụ; Hành vi khiếu nại là sự kiện pháp lí Hành chính làm phát sinh quan hệ pháp luật Hành chính
giữa người có thẩm quyền giải quyết Khiếu nại đó với người khiếu nại và người bị Khiếu nại.

+) Hành vi không hợp pháp là hành vi không phù hợp với các quy định của pháp luật hành
chính. Hành vi vi phạm hành chính làm phát sinh quan hệ pháp luật hành chính mà nội dung của nó
là việc áp dụng đổi với cá nhân hay tổ chức có lỗi các biện pháp cưỡng chế được pháp luật hành
chính quy định. Hành vi bất hợp pháp dấn đến sự xuất hiện quan hệ pháp luật bảo vệ quan hệ pháp
luật về trách nhiệm hành chính.
Ví dụ: “Theo quy định của Nghị định 146/2007/NĐ/CP ngày 16/9/2007 người điền khiển phương
tiện ô tô chạy quá tóc độ thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý phạt tiền và giữ giầy phép lái xe.

Tóm lại quy phạm pháp luật hành chính quy định các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quản lý
hành chính nhà nước, quy định nội dung những quy tắc xử sự của các bên tham gia quan hệ, do đó
iu không có các chủ thể thì quan hệ pháp luật hành chính không thẻ phát sinh, thay đỏi hay châm
dứt, bản thân nó không tạo ra được quan hệ pháp luật hành chính mà phải có những tình huống,
những điều kiện cụ thể khác như chủ thẻ, sự kiện pháp lý điều kiện thực tế cụ thể và trực tiếp làm
phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính Quy phạm pháp luật hành chính,
năng lực chủ thể là điên kiện chung cho việc phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật
Hành chính còn sự kiện pháp lý hành chính là điều kiện thực tế cụ thể trực tiếp làm phát sinh thay
đổi châm đứt các quan hệ đó.

You might also like