You are on page 1of 9

Hệ sinh dục nữ

Mục tiờu:
1. Mô tả được giải phẫu của các cơ quan sinh trong và ngoài của nữ.
2. Mô tả được sự cấp máu và thần kinh cho các tạng chậu hông.
3. Nêu được các liên hệ chức năng và lâm sàng thích hợp.

NỘI DUNG

Đại cương về các cơ quan sinh dục nữ (H.30.1)


Hệ sinh dục nữ gồm các cơ quan sinh dục trong và ngoài. Các cơ quan sinh dục trong
nằm trong chậu hông bé và bao gồm các buồng trứng, các vòi tử cung, tử cung và âm
đạo. Các cơ quan sinh dục ngoài nằm ở trước và dưới cung mu và bao gồm gò mu,
các môi lớn và bé của âm hộ, âm vật, hành tiền đình, các tuyến tiền đình lớn và tiền
đình.

Vòi tử cung

Buồng trứng
Buồng trứng
Túi cùng
bà ng quang - tử cung Tử cung

Khớp mu
Bà ng quang Túi cùng
Niệu đạo tử cung - trực trà ng
Cổ tử cung
Âm vật
Trực trà ng
Lỗ niệu đạo ngoà i
Môi bé Lỗ hậu môn
Môi lớn Hoà nh niệu dục
Âm đạo

Hình 30.1 Thiết đồ đứng dọc chậu hông nữ


Các cơ quan sinh dục của nữ

1. Các cơ quan sinh dục trong


Âm đạo, tử cung, hai vòi tử cung và hai buồng trứng là các cơ quan sinh dục trong của
nữ.

1.1 Buồng trứng (ovary) (H30.1 và H.30.2)


Buồng trứng là tuyến sinh dục vừa sản sinh ra noãn vừa tiết ra các nội tiết tố quyết
định đặc điểm giới tính ở nữ.

311
Vị trí. Mỗi buồng trứng của phụ nữ chưa đẻ nằm ở một bên tử cung, phía sau và dưới
phần ngoài vòi tử cung, trong hố buồng trứng ở thành bên chậu hông bé; buồng trứng
bị lệch vị sau lần có chửa đầu tiên và thường không bao giờ trở về vị trí ban đầu.

Hình thể ngoài và liên quan. Buồng trứng hình hạt đậu dẹt, khoảng 3 cm chiều dài,
1,5 cm chiều rộng và 1 cm chiều dày; đo lường qua siêu âm, thể tích buồng trứng vào
khoảng 11 cm 3 ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, 6 cm3 sau khi mãn kinh và 3 cm3
trước chu kì kinh đầu tiên. Nó có màu hồng xám, mặt nhẵn khi chưa sảy ra sự rụng
trứng; sau đó, các mặt buồng trứng bị méo đi do sự hoá sẹo kế tiếp nhau của các thể
vàng. Buồng trứng có các mặt ngoài và trong, các bờ là bờ tự do ở sau và bờ mạc treo
buồng trứng ở trước, và các đầu là đầu vòi (đầu trên) và đầu tử cung (đầu dưới). Mặt
ngoài tiếp xúc với phúc mạc thành trong hố buồng trứng. Hố được giới hạn ở trước
bởi thừng động mạch rốn và ở sau bởi niệu quản và động mạch chậu trong; ngoài phúc
mạc thành là mô ngoài phúc mạc chứa các mạch máu và thần kinh bịt. Nơi mà mạch
và thần kinh đi vào và ra khỏi buồng trứng trên mặt ngoài, gần bờ mạc treo, gọi là rốn
buồng trứng. Mặt trong tiếp xúc với các tua vòi và liên quan với các quai ruột. Bờ
mạc treo được gắn với mặt sau của dây chằng rộng bởi mạc treo buồng trứng; bờ tự do
hướng ra sau, liên quan với các quai ruột. Đầu vòi là nơi bám của dây chằng treo
buồng trứng và tua buồng trứng của vòi tử cung; đầu tử cung được buộc vào sừng tử
cung bằng dây chằng riêng buồng trứng.

Các phương tiện giữ buồng trứng tại chỗ


Mạc treo buồng trứng (mesovarium) là một nếp phúc mạc ngắn nối mặt sau dây chằng
rộng với bờ mạc treo buồng trứng của buồng trứng.
Dây chằng treo buồng trứng (suspensory ligament of ovary) đi từ đầu vòi của buồng
trứng tới thành bên chậu hông, chứa các mạch máu và thần kinh của buồng trứng.
Dây chằng riêng buồng trứng (ligament of ovary) đi từ đầu tử cung của buồng trứng
tới sừng tử cung.; dây chằng này nằm trong dây chằng rộng và chứa một số sợi cơ
trơn.

1.2 Vòi tử cung (uterine tube ) (H.30.1 và H.30.2)


Có hai vòi tử cung, mỗi vòi là một ống dài khoảng 10cm nằm ở một bên tử cung, trong
bờ trên của dây chằng rộng. Vòi tử cung mở ở đầu trong của nó vào góc trên của
buồng tử cung bằng lỗ tử cung và ở đầu ngoài vào ổ phúc mạc bằng lỗ bụng. Ở phụ nữ
chưa đẻ, vòi tử cung đi từ tử cung ra ngoài tới tận đầu tử cung của buồng trứng, tiếp đó
đi lên dọc bờ mạc treo của buồng trứng tới đầu vòi của buồng trứng rồi vòng quanh
đầu này để đi xuống và tận cùng trên bờ tự do và mặt trong của buồng trứng. Từ ngoài
vào trong, các đoạn của vòi là: (1) phễu vòi; (2) bóng vòi; (3) eo vòi và (4) phần tử
cung. Phễu vòi (infundibulum) là đầu loe ra như một cái phễu của vòi tử cung; ở giữa
phễu có lỗ bụng (abdominal ostium) của vòi, một lỗ rộng khoảng 3 mm khi giãn. Bờ
ngoại vi của phễu kéo dài vào 12 -15 mỏm lồi như ngón tay gọi là các tua vòi
(fimbrae); tua dài nhất trong các tua này gọi là tua buồng trứng (ovarian fimbria) và nó
thường gắn vào đầu vòi của buồng trứng. Các tua có tác dụng tóm bắt trứng rụng từ
buồng trứng và dẫn trứng vào lòng vòi tử cung qua lỗ bụng. Bóng vòi (ampulla) là
đoạn giãn rộng của vòi tạo nên hơn nửa chiều dài phía ngoài của vòi. Thành bóng vòi
mỏng và đường kính rộng nhất của lòng bóng vào khoảng 1 cm. Bóng vòi thường là
nơi diễn ra sự thụ tinh. Eo vòi (isthmus) là đoạn tròn, chắc, có thành cơ dày hơn và

312
chiếm khoảng một phần ba chiều dài của vòi. Lòng eo vòi hẹp (đường kính 0,1-0,5
mm). Phần tử cung (uterine part) là đoạn nằm trong thành tử cung (phần nội thành –
intramural part), dài khoảng 1 cm.
Cấu tạo
Vòi tử cung được bọc ở ngoài cùng bởi phúc mạc, gồm lớp thanh mạc và tấm dưới
thanh mạc. Dưới phúc mạc là lớp cơ trơn gồm tầng dọc ở ngoài và tầng vòng ở trong.
Trong cùng là lớp niêm mạc .Niêm mạc gấp lại thành 4-5 nhiều nếp dọc lớn, trên mỗi
nếp lớn lại có nhiều nếp nhỏ (nếp cấp hai), tạo nên một diện tích niêm mạc rộng; niêm
mạc của vòi thuộc loại thượng mô có lông chuyển có tác dụng đẩy trứng về phía
buồng tử cung. Trong quá trình di chuyển của trứng đã được thụ tinh, nếu nó bị nghẽn
lại trong vòi vì một lý do nào đấy thì sẽ dẫn tới tình trạng chửa ngoài tử cung và vòi sẽ
bị vỡ khi thai to ra.

Vòi tử cung được dây chằng rộng bao bọc và nếp phúc mạc thõng xuống ở dưới vòi
được gọi là mạc treo vòi (mesosalpinx). Giữa hai lá của mạc treo, dọc theo bờ dưới
của vòi có các nhánh vòi của động mạch tử cung và động mạch buồng trứng.

1.3 Tử cung (uterus) (H30.1 và H.30.2)


Tử cung là một cơ quan rỗng; thành dày của nó chủ yếu do lớp cơ tạo nên. Tử cung
thông ở trên với các vòi tử cung và ở dưới với âm đạo. Nếu sự thụ tinh đã sảy ra, túi
phôi đang phát triển được vòi tử cung dẫn về buồng tử cung; túi này gắn vào niêm mạc
tử cung và được giữ lại ở đây tới khi phát triển đầy đủ.

Vị trí. Tử cung nằm trong chậu hông bé, giữa bàng quang và trực tràng; nó thông với
các vòi tử cung ở trên và liên tiếp với âm đạo ở dưới.

Hình thể ngoài và phân chia. Tử cung có hình quả lê, hơi dẹt trước sau. Nó được
chia thành hai phần là thân tử cung (body of uterus) tạo nên hai phần ba trên và một
phần hẹp hơn ở dưới, ít dẹt mà có hình trụ, là cổ tử cung (cervix of uterus), gianh giới
giữa hai phần là một chỗ hơi thắt lại, ngang mức với lỗ trong giải phẫu. Phần lồi tròn
của thân ở trên chỗ đi vào của các vòi tử cung là đáy tử cung (fundus of uterus).
Thân có hình thang và hẹp dần từ trên xuống, có kích thước khoảng 4 cm chiều cao và
4,5 cm chiều rộng. Hai góc bên của thân được gọi là sừng tử cung, nơi tử cung tiếp nối
với eo vòi tử cung. Thân tử cung dẹt trước-sau nên có hai bờ bên và hai mặt là mặt
bàng quang và mặt ruột. Mặt bàng quang, tức mặt áp vào mặt trên bàng quang, được
phúc mạc phủ. Phúc mạc phủ mặt này tới ngang eo tử cung thì lật lên bàng quang, tạo
nên nếp bàng quang-tử cung. Ở giữa bàng quang và tthân tử cung là túi cùng bàng
quang-tử cung. Mặt ruột hướng lên trên và ra sau, liên quan với đại tràng sigma, các
quai hồi tràng cuối cùng và trực tràng. Phúc mạc phủ mặt này còn kéo dài qua cổ tử
cung tới phần ba trên âm đạo rồi lật lên phủ mặt trước trực tràng tạo nên túi cùng tử
cung-trực tràng. Đáy như một vòm hướng ra trước, liên quan với các quai ruột non;
phúc mạc phủ đáy liên tiếp với phúc mạc của các mặt tử cung. Các bờ bên tử cung là
nơi phúc mạc tử cung liên tiếp với dây chằng rộng; động mạch tử cung chạy ở dọc bờ
bên, giữa hai lá của dây chằng rộng. Ở đầu trên của bờ bên, vòi tử cung đi vào thân tử
cung và điểm tiếp nối vòi-thân được gọi là sừng tử cung (uterine horn); ở sau-dưới của
sừng là nơi bám của dây chằng riêng buồng trứng và ở trước-dưới là chỗ bám của dây
chằng tròn.

313
Cổ dài khoảng 2,5 cm và rộng nhất ở giữa. Âm đạo bám quanh cổ tử cung, chia nó
thành phần trên âm đạo (supravaginal part) và phần âm đạo (vaginal part). Đoạn một
phần ba trên của cổ tử cung (thuộc phần trên âm đạo) là đoạn thắt hẹp và được gọi là
eo tử cung.

Phần trên âm đạo của cổ được vây quanh bởi mô cận cổ tử cung (thuộc mô liên kết)
và được ngăn cách ở trước với phần sau của mặt trên bàng quang bởi mô liên kết này.
Trong mô cận cổ tử cung ở hai bờ bên, động mạch tử cung bắt chéo trước niệu quản ở
cách cổ tử cung khoảng 1,5 cm. Ở phía sau, qua túi cùng tử cung-trực tràng, cổ tử cung
liên quan với trực tràng, nhưng có thể được ngăn cách với trực tràng bằng một quai hồi
tràng.

Phần âm đạo của cổ tử cung như một đĩa lồi (hay mõm cá mè) nhô vào âm đạo, với
một lỗ ở giữa gọi là lỗ ngoài tử cung (external os of uterus), hay lỗ tử cung. Ở phụ nữ
chưa sinh đẻ, lỗ ngoài là một lỗ tròn, nhưng sau khi sinh con nó là một khe ngang nằm
giữa các các môi trước và sau. Lỗ ngoài thông âm đạo với ống cổ tử cung. Phần âm
đạo cùng với thành âm đạo xung quanh giới hạn nên một vòm âm đạo (vaginal fornix);
vòm được chia thành phần trước, phần sau và phần bên.

Hướng. Tử cung vừa gấp ra trước và ngả (đổ) ra trước. Gập ra trước nghĩa là trục của
thân tử cung hợp với trục của cổ tử cung một góc 120 0 hướng ra trước. Ngả ra trước
nghĩa là trục của thân tử cung hợp với trục của âm đạo (hay trục của chậu hông) một
góc 900 hướng ra trước. Tư thế này giúp cho tử cung không bị sa xuống âm đạo.

Hình thể trong và cấu tạo


Khoang rỗng bên trong tử cung là một khoang hẹp so với thành dày của tử cung. Nó
được chia thành buồng tử cung (uterine cavity) và ống cổ tử cung (cervical canal); hai
phần này thông nhau qua lỗ trong giải phẫu (anatomical internal os), một lỗ nằm
ngang mức chỗ thắt gữa thân và cổ tử cung ở mặt ngoài. Buồng tử cung rất dẹt theo
chiều trước-sau, chỉ là một khe hẹp trên mặt cắt đứng dọc hoặc nằm ngang. Trên mặt
cắt đứng ngang, nó có hình tam giác với hai góc bên là nơi thông với các vòi tử cung
và góc dưới là lỗ trong giải phẫu. Ống cổ tử cung trông gần như một hình thoi chạy
dọc từ lỗ trong giải phẫu tới lỗ ngoài và rộng nhất ở phần giữa.Trên các thành trước và
sau của nó nổi lên hai gờ dọc mà từ đó có các nếp, gọi là các nếp lá cọ (palmate folds),
chạy chếch lên trên và sang bên như các nhánh của một cành cây. Các nếp trên các
thành đối nhau đan cài vào nhau để đóng kín ống cổ tử cung. Phần eo tử cung hoà
nhập vào thân tử tử cung trong tháng thứ hai của thai kì và tạo nên “đoạn dưới tử
cung”. Niêm mạc của eo tử cung trải qua những biến đổi theo chu kì kinh nguyệt
nhưng niêm mạc của phần cổ tử cung dưới eo thì không. Đường chuyển tiếp niêm mạc
tại giới hạn dưới của eo được gọi là lỗ trong mô học (histological internal os).

Thành tử cung gồm ba lớp mô, lần lượt từ ngoài vào trong là:
Lớp phúc mạc, gồm lớp thanh mạc và tấm dưới thanh mạc. Ở mặt trước phúc mạc chỉ
phủ tới eo tử cung; về phía sau, phúc mạc phủ tới phần trên âm đạo.

314
Lớp cơ gồm ba tầng trong đó tầng giữa là tầng cơ rối, gồm các thớ cơ đan chéo chằng
chịt ôm quanh các mạch máu; khi lớp cơ này co có tác dụng cầm máu sau đẻ. Cổ tử
cung không có lớp cơ rối.

Lớp niêm mạc dày mỏng theo giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt, có nhiều tuyến tiết ra
chất nhầy. Hàng tháng, dưới ảnh hưởng của sự thay đổi nội tiết tố, niêm mạc bong ra
làm chảy máu tạo nên kinh nguyệt.
Buồng tử cung
Tử cung Đáy tử cung
Eo vòi tử cung
D/c tròn (cắt)
Vòi tử cung
D/c riêng buồng trứng

Buồng trứng
Thân tử cung

Hoà ng thể

Nang trứng
Phễu vòi tử cung

Tua vòi Đm tử cung

Cổ tử cung

Âm đạo Ống cổ tử cung


Lỗ và o tử cung

Hình 30.2 Thiết đồ đứng ngang tử cung

Các phương tiện giữ tử cung tại chỗ


Ngoài vị trí - hướng chiều của tử cung, hoành chậu hông và thể đáy chậu là những yếu
tố giữ tử cung tại chỗ thông qua việc giữ âm đạo. Ngoài ra, tử cung còn được giữ bởi
các dây chằng.

Các dây chằng rộng (broad ligament of uterus) (H.30.3) là hai nếp phúc mạc đi từ các
bờ bên tử cung tới thành bên chậu hông, nối phúc mạc tử cung với phúc mạc thành
chậu. Nó có hai mặt và bốn bờ. Các bờ trong và ngoài lần lượt liên tiếp với phúc mạc
của tử cung và thành bên chậu hông; bờ trên ôm lấy vòi tử cung; bờ dưới, còn được
gọi là nền dây chằng rộng, là nơi hai lá trước và sau của dây chằng quặt ra trước và sau
liên tiếp với phúc mạc thành. Trong nền dây chằng rộng có động mạch tử cung bắt
chéo phía trước niệu quản ở cách cổ tử cung 1,5 cm; cần thận trọng để tránh cặp vào
niệu quản khi kẹp động mạch tử cung để cầm máu trong thủ thuật cắt bỏ tử cung. Các
phần hợp nên dây chằng rộng là mạc treo tử cung, mạc treo vòi tử cung và mạc treo
buồng trứng.

Vòi tử cung và mạc treo vòi


Buồng trứng
Mạc treo buồng trứng

D/c rộng

Hình 30.3 Liên quan của niệu 315


Đm tử cung
quản và đm tử cung trong đáy
Niệu quản
dây chằng rộng (nhìn bên)
Các dây chằng tròn (round ligament of uterus) là những dải dài khoảng 10-12 cm 15
cm, từ trước-dưới sừng tử cung chạy ra ngoài, xuống dưới và ra trước qua thành chậu
và ống bẹn rồi toả ra tận cùng ở mô dưới da của gò mu và môi lớn. Một số mạch bạch
huyết của tử cung đi theo dây chằng tròn và đổ vào các hạch bạch huyết bẹn nông.

Các dây chằng của cổ tử cung. Mô liên kết dày đặc nằm ở sàn chậu hông và tạo nên
yếu tố chống đỡ quan trọng cho tử cung. Mô này tạo nên ba cặp dây chằng từ ngoại vi
cổ tử cung toả hình tia ra sau, ra trước và sang bên tới thành xương của chậu hông.
Các dây chằng tử cung-cùng từ mặt sau cổ tử cung chạy ra sau, mỗi dây ở một bên
của trực tràng, và bám vào mặt trước xương cùng; chúng đội phúc mạc lên thành các
nếp tử cung-trực tràng. Các dây chằng ngang cổ tử cung từ bờ bên cổ tử cung và phần
bên vòm âm đạo chạy tới thành bên chậu hông; chúng là những dây chằng lớn nhất và
quan trọng nhất về lâm sàng. Các dây chằng mu-cổ tử cung từ mặt trước của cổ tử
cung và phần trên âm đạo chạy ra trước bám vào mặt sau của các xương mu.

1.4 Âm đạo (vagina) (H.30.1 )


Âm đạo là cơ quan giao hợp và đường để thai nhi từ tử cung ra ngoài. Nó là một ống
xơ-cơ được lót bằng thượng mô lát tầng không sừng hoá, đi từ tiền đình âm đạo tới tử
cung. Âm đạo nằm sau bàng quang và niệu đạo, trước trực tràng và ống hậu môn, gồm
có hai thành trước và sau, hai bờ bên và hai đầu trên và dưới.

Thành trước dài khoảng 7,5 cm, liên quan với đáy bàng quang ở trên và niệu đạo ở
dưới.

Thành sau dài khoảng 9 cm, đoạn trên được ngăn cách với trực tràng bằng túi cùng
trực tràng-tử cung, đoạn giữa ngăn cách với trực tràng bởi vách trực tràng-âm đạo, và
đoạn dưới được ngăn cách với ống hậu môn bởi thể đáy chậu.

Đầu trên bám vào cổ tử cung và cùng với phần âm đạo của cổ tử cung giới hạn nên
vòm âm đạo; phần bên của vòm này liên quan với niệu quản lúc niệu quản đi tới đáy
bàng quang. Đầu dưới mở vào tiền đình âm đạo. Ở trinh nữ, lỗ dưới âm đạo được đậy
bởi một màng niêm mạc thủng ở giữa gọi là màng trinh (hymen). Xung quanh đầu
dưới âm đạo có hành tiền đình và cơ hành xốp bao quanh như một cơ thắt âm đạo. Lỗ
âm đạo ở phía sau lỗ niệu đạo ngoài.

1..5 Mạch và thần kinh của các cơ quan sinh dục trong
Các động mạch. Có hai động mạch chính:
Động mạch buồng trứng (ovarian artery) tách từ động mạch chủ bụng; nó đi theo dây
chằng treo buồng trứng đến đầu vòi của buồng trứng thì chia làm hai nhánh là nhánh
vòi tử cung và nhánh buồng trứng; chúng tiếp nối với các nhánh cùng tên của động
mạch tử cung.

316
Động mạch tử cung (uterine artery)
Nguyên ủy và đường đi. Động mạch này tách từ động mạch chậu trong và đi qua ba
đoạn: (1) đoạn thành bên chậu hông (là giới hạn dưới của hố buồng trứng); (2) đoạn
trong nền dây chằng rộng, đi giữa hai lá của dây chằng rộng, bắt chéo trước niệu quản
ở cách cổ tử cung 1,5 cm; (3) đoạn bờ bên tử cung đi lên ngoằn ngoèo dọc bờ bên của
tử cung, khi tới sừng tử cung thì tận cùng bằng hai nhánh là nhánh buồng trứng và
nhánh vòi tử cung, tiếp nối với các nhánh tương ứng của động mạch buồng trứng.

Nhánh bên. Động mạch tách ra nhiều nhánh bên cho âm đạo, niệu quản, bàng quang,
cổ tử cung và thân tử cung.
Tĩnh mạch. Tĩnh mạch đổ vào các đám rối tĩnh mạch buồng trứng và tử cung rồi đổ
về tĩnh mạch chậu trong.

Bạch huyết đổ vào chuỗi hạch cạnh động mạch tử cung, hay động mạch âm đạo, cuối
cùng đổ vào các hạch chậu trong.

Thần kinh tách ra từ đám rối hạ vị dưới.

2. Các cơ quan sinh dục ngoài của nữ (H.30.4)


Các cơ quan sinh dục ngoài của nữ gồm có âm hộ và âm vật.

2.1 Âm hộ (pudendum;vulva)
Âm hộ gồm có gò mu, môi lớn, môi bé và tiền đình âm đạo.

Gò mu (mons pubis) là một gò lồi liên tiếp với thành bụng ở trên, với hai môi lớn ở
dưới và ngăn cách với đùi bởi nếp lằn bẹn.

Môi lớn (labium majus) là hai nếp da lớn tạo nên giới hạn bên của âm hộ. Khoảng
nằm giữa hai môi là khe âm hộ. Hai môi gặp nhau ở trước tạo thành mép môi trước,
nơi có nhiều lông mu che phủ, và liên tiếp với nhau ở phía sau tại mép môi sau, nơi
cách hậu môn khoảng 3 cm.

Môi bé (labium minus) là hai nếp da nhỏ hơn, nằm giữa các môi lớn và ngăn cách với
môi lớn bởi rãnh gian môi. Ở đầu trước, môi bé tách ra thành một nếp nhỏ bao lấy âm
vật tạo nên bao âm vật (prepuce of clitoris); đầu sau hai môi dính với nhau tạo nên
hãm môi âm hộ (frenulum of labia minora).

Tiền đình âm đạo (vestibule) là một khoảng lõm nằm giữa mặt trong hai môi bé, sau
âm vật và trước hãm môi âm hộ. Mở thông vào tiền đình có lỗ niệu đạo ngoài ở trước,
lỗ âm đạo ở sau và những ống tiết của các tuyến tiền đình lớn.

2.2 Âm vật (clitoris)


Âm vật tương đương với dương vật ở nam giới và được tạo nên bởi hai vật hang. Âm
vật nằm trước tiền đình âm đạo, dưới khớp mu, trên lỗ niệu đạo. Phía dưới âm vật có
một nếp niêm mạc gọi là hãm âm vật (frenulum of clitoris).

2.3 Tuyến tiền đình lớn (greater vestibular gland)

317
Có hai tuyến lớn tiết ra chất nhầy nằm ở hai bên tiền đình âm đạo, mỗi tuyến có ống
dẫn đổ vào tiền đình, được gọi là các tuyến tiền đình lớn.

2.4 Mạch và thần kinh của cơ quan sinh dục ngoài


Động mạch là các nhánh từ động mạch thẹn ngoài và động mạch thẹn trong. Tĩnh
mạch đổ về tĩnh mạch thẹn trong và tĩnh mạch thẹn ngoài. Bạch huyết đổ về các hạch
bẹn nông và các hạch chậu. Thần kinh là các nhánh của các dây thần kinh chậu bẹn,
sinh dục đùi và thần kinh bẹn.

Bao âm vật Gò mu

Lỗ niệu đạo ngoà i


Quy đầu âm vật

Môi lớn
Lỗ âm đạo
Môi bé

Mép môi sau Lỗ hậu môn

Hình 30.4 Các cơ quan sinh dục ngoà i của nữ

3 Tuyến vú (breast)(H.30.5)
Vú là hai tuyến tiết sữa nằm ở ngực, trước các cơ ngực, đi từ xương sườn III đến
xương sườn VI.

Hình thể ngoài.


Vú có hình mâm xôi; ở giữa mặt trước của vú có một lồi tròn gọi là núm vú hay nhú
vú (nipple), nơi có nhiều lỗ của các ống tiết sữa. Xung quanh núm vú là một vùng da
sẫm màu hơn gọi là quầng vú (areola). Trên bề mặt quầng vú có nổi lên nhiều cục nhỏ
do những tuyến bã ở quầng vú đẩy lồi lên.

Cấu tạo.
Mỗi vú có từ 15-20 thuỳ mô tuyến sữa, mỗi thuỳ do một số tiểu thuỳ tạo nên; ống tiết
của các tuyến sữa chạy theo hình nan hoa từ chu vi hướng vào núm vú. Khi rạch trích
áp xe vú, phải rạch theo hướng song song với hướng đi của các ống sữa để tránh cắt
đứt các ống tuyến sữa.

Ở bề mặt và giữa các tuyến sữa là những mô mỡ và áp xe có thể xảy ra ở đây.

Mạch và thần kinh.


Động mạch là các nhánh tách từ động mạch ngực trong và động mạch ngực ngoài.

318
Tĩnh mạch đổ về các tĩnh mạch ngực trong và tĩnh mạch ngực ngoài. Bạch huyết đổ
về ba chuỗi hạch là chuỗi hạch nách, chuỗi hạch ngực trong và chuỗi hạch trên đòn.

Thần kinh là những nhánh trên đòn của đám rối cổ nông và các nhánh xiên của các
dây thần kinh gian sườn từ II đến VI.
Cơ ngực lớn Mô mỡ

Mạc sâu D/c treo vú

Khoang sau vú

Mô tuyến sữa Núm vú

Ống tiết sữa

Mô mỡ

Các d/c treo vú

Hình 30.5 Tuyến vú

Câu hỏi lượng giá


Điền từ thích hợp vào chỗ trống của các câu sau để tạo được những câu có nghĩa
đúng.
1. Mặt trong của buồng trứng tiếp xúc với….và ….
2. Đầu vòi của buồng trứng là nơi bám của…
3. Từ trong ra ngoài, các đoạn của vòi tử cung là…., …, …..và…..
4. Niêm mạc vòi tử cung thuộc loại….; diện tích của niêm mạc này được tăng lên
nhờ có……
5. Nếp phúc mạc thõng xuống ở dưới vòi tử cung chứa….và được gọi là…..
6. Ống cổ tử cung đi từ…. tới…..
7. Đoạn thắt hẹp ở phần ba trên cổ tử cung được gọi là…
8. Động mạch tử cung bắt chéo….niệu quản
9. Ba cặp dây chằng của cổ tử cung là: (1)…, (2)….và (3)…..
10. Bạch huyết của tử cung có thể được dẫn về các hạch bạch huyết bẹn nông theo
đường….

319

You might also like