You are on page 1of 17

CÁC DỤNG CỤ KẾT HỢP XƯƠNG

PHẦN 1: NẸP VÀ VÍT


SVY5: Nguyễn Thành Vượng
A. KẾT HỢP XƯƠNG VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC KẾT HỢP XƯƠNG

I. KẾT HỢP XƯƠNG LÀ GÌ?


- 3 bước cơ bản trong điều trị gãy xương bao gồm: Nắn chỉnh => Cố định => Tập luyện. Trong
đó “Cố định trong - internal fixation” là 1 trong những phương pháp cố định rất thường dùng.
- Người ta định nghĩa “Kết hợp xương” – Osteosynthesis[1][5] : là sự nắn chỉnh (reduction) và cố
định trong (internal fixation) của một xương gãy bằng các thiết bị cấy ghép thường được làm
bằng kim loại. Đây là một thủ thuật phẫu thuật với một phương pháp tiếp cận mổ mở hoặc qua
da đến xương bị gãy. Kết hợp xương nhằm mục đích đưa những đầu xương bị gãy kết hợp lại
với nhau và cố định vị trí gãy trong khi quá trình liền thương diễn ra.
- Khi 1 xương gãy được kết hợp xương bên trong 2 đầu xương gãy sẽ được cố định vững chắc
với nhau, chỗ gãy sẽ lành lại nhờ quá trình cốt hóa trong màng - cốt hóa trực tiếp, là chủ yếu.
-
II. LỊCH SỬ KẾT HỢP XƯƠNG[2] [6]

Hình 1: Những dụng cụ kết hợp xương thủa sở khai

- Kết hợp xương đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 18:

1860: Lister nêu kỹ thuật mổ vô khuẩn buộc cố định với chỉ bạc

1862: Gurlt nêu: mổ nắn là cách điều trị dành cho ca nào điều trị bảo tồn thất bại

1886: Hansmann lần đâu tiên dùng vít bằng nikel và nẹp cố định xương gãy

1895 phát hiện ra XQ sau đó có các tiến bộ kỹ thuật, có các dụng cụ vô khuẩn ...Những thành tựu này
đã kích thích nghiên cứu kết hợp xương mạnh mẽ

1907: Lambotte nêu:

+ Vai trò quan trọng của nắn cố định nội khớp


+ Vai trò cử động sớm sau mổ. Ông là người đầu tiên dùng thiết bị để ép

1931: Smith Petersen cải tiến đinh nội tủy


1940: Kuntscher có kỹ thuật đóng đinh nội tủy

- Tuy nhiên những bước phát triển ban đầu này gặp nhiều thất bại, hỏng nhiều, nhiều biến
chứng: Không liền, nhiễm trùng, cắt cụt chi...

Hình 2: Bộ dụng cụ của Hansmann trên hộp còn ghi rõ dòng chữ với
ý nghĩa “Cảnh báo: không được để mất dụng cụ nào”

III. AO và những nguyên tắc kết hợp xương:

1958: 15 phẫu thuật viên của Thụy Sĩ lập hội AO/ASIF


- AO: Arbeitsgemeinschft fur osteosynthesen fragen (Hội nghiên cứu các vấn đề kết hợp
xương).
- ASIF: Association for the study of Internal Fixartion (Hội nghiên cứu cách cố định bên trong

- Nhóm nhận thấy thất bại trước đó chủ yếu do thiết bị cố định kém nên đã chế tạo các phương
tiện cố định rất tốt. Tới nay hầu hết các phượng tiện kết hợp xương bên trong hiện tại được
chế tạo theo mẫu của AO. Nhóm cũng phát triển các kỹ thuật nhằm giúp bệnh nhân sớm có
được chức năng trở lại, dựa vào 4 nguyên tắc ban đầu sau đây:
+ Kỹ thuật mổ không gây sang chấn, khi mổ bóc tách đã chú ý bảo tồn cung cấp máu cho
xương gãy
+ Nắn xương gãy đúng hoàn toàn về giải phẫu, quan trọng nhất là với gãy xương nội khớp
+ Cố định bên trong vững chắc nhờ tạo lực ép tại diện gãy
+ Ngăn ngừa bệnh gãy xương, bằng cử động sớm, chủ động, không đau.

- Cái đích đầu tiên mà AO nhắm đến là sớm trả lại chức năng cho chi gãy nhờ được cố định
vững chắc , nên cử động sớm, phục hồi chức năng sớm, giảm teo cơ, giảm mất cử động của
khớp. Điều này rất tốt.

- Với các nguyên tắc ban đầu này việc phục hồi đầy đủ giải phẫu xương trong quá trình cố định
gãy xương được thực hiện bằng mổ mở. Điều này dẫn đến việc liền xương trực tiếp với sự ổn
định tuyệt đối (hai đầu gãy được cố định chắc chắn vào nhau). Nhưng nó đến với một cái giá,
cái giá đó là nguy cơ bị hoại tử xương hoặc mô mềm và dẫn tới trì hoãn việc liền xương vì có
sự phẫu tích mô mềm rộng và sự gián đoạn dòng máu màng xương [5]. Việc hiểu rõ hơn về cơ
chế liền xương đã dẫn đến sự ra đời của nguyên tắc kết hợp xương mới của AO. Từ nguyên
tắc “kết hợp xương ổng định vững chắc” (Stable osteosynthesis 1958) ban đầu sang “Kết hợp
xương sinh học” (Biological osteosynthesis – Mast et al, 1989)
- Những thay đổi về nguyên tắc AO (1990) [3],[7] bao gồm
➢ Nắn đảm bảo chức năng
➢ Kết hợp xương vững
➢ Đảm bảo máu nuôi
➢ Tập vận động chủ động sớm
Trong đó:
+ Nắn chỉnh chấp nhận được, bảo tồn mạch máu, phương pháp nắn gián tiếp tốt hơn cho mô
mềm.
+ Gãy thân xương chỉ cần phục hồi chiều dài, trục chi, di lệch xoay là đủ để có chức năng sau
lành xương bình thường.
+ Kết hợp xương vững tương đối: còn khả năng dịch chuyển ít tại ổ gãy để kích thích biệt hóa
mô, tạo ra liền xương gián tiếp, tạo can xù.
+ Chỉ nắn hoàn hảo cho trường hợp gãy phạm đến mặt khớp.
+ Nắn đạt chức năng, cố định vững tương đối, kết hợp với đường mổ tối thiểu bảo tồn máu
nuôi: chỉ định cho gãy không phạm khớp, gãy nhiều mảnh vùng thân xương, hành xương..

- Nguyên tắc kết hợp xương mới này cũng là cơ sở cho những kỹ thuật kết hợp xương mới, sinh
học hơn - phù hợp với sinh lý liền xương chẳng hạn như MIPO (Kết hợp xương với đường
vào xâm lấn tối thiểu)

Hình 3: Minh họa sự khác nhau giữa 2 nguyên tắc cũ và mới của AO

B. CÁC DỤNG CỤ KẾT HỢP XƯƠNG BÊN TRONG


Các dụng cụ kết hợp xương bên trong bao gồm:
- Vít
- Nẹp
- Đinh nội tủy
- Kim/Ghim, Chỉ thép...

I. Vít [9],[10]
1. Định nghĩa: Vít là một thiết bị cơ học giúp chuyển đổi chuyển động xoay thành chuyển động
tịnh tiến.

2. Tên gọi: Vít có hình dạng và kích cỡ khác nhau và tên của chúng có thể khá khó hiểu. Về cơ
bản, chúng có thể được đặt tên theo
+ Thiết kế (ví dụ, xốp, khóa);
+ Kích thước (ví dụ 4,5 mm, 3.5 mm..);
+ Đặc điểm (ví dụ, tự taro, tự khoan);
+ Khu vực ứng dụng (vỏ - xương cứng, xương xốp, 1 bản xương, 2 bản xương...);
+ Chức năng hoặc cơ chế.

3. Thiết kế: Hầu hết các ốc vít được sử dụng cho cố định gãy xương có chung một số đặc điểm
thiết kế:
+ Lõi trung tâm chịu lực;
+ Ren giúp gắn với xương và chuyển đổi chuyển động xoay thành chuyển động tuyến tính;
+ Một đầu có thể cùn hoặc sắc nhọn;
+ Mũ vít gép giữa xương với nẹp;
+ Vị trí để gắn tuốc nơ vít.
Đa số vít hiện nay được chế tạo từ hợp kim thép không rỉ, hoặc titan

a. Ren vít:
Có 2 loại ren vít cơ bản được thiết kế cho 2 vùng xương khác nhau nó cũng chia vít ra làm 2
loại:
+ Vít xương cứng: ren hẹp dùng cho vùng thân xương dài
+ Vít xương xốp: ren rộng để gài vào các lá xương dùng cho vùng đầu xương và hành xương
Trong mỗi loại lại chia ra kiểu có ren hoàn toàn (cả chiều dài thân đều có ren) hoặc 1 phần

Hình 4: từ trái qua phải 2 vít xương cứng (hoàn toàn và không hoàn toàn),
2 vít xương xốp, 2 vít khóa

Vít khóa là 1 thiết kế đặc biệt mới: có ren cả ở mũ vít, ren cũng nông hơn, bước ren ngắn hơn

b. Mũ vít:
Có 2 nhiệm vụ chính:
+ Là nơi có vị trí gắn với tuốc nơ vít nhằm tạo ra chuyển động xoay cho vít khi bắt vít
+ Hãm lại chuyển động vủa vít
Lỗ tuốc nơ vít hay gặp: hình sao, hình lục giác, hình chữ thập trong đó lỗ hình lục giác hay
dùng nhất, hình chữ thập hay gặp ở các vít xương nhỏ như bàn ngón.

HÌnh 5: Các loại mũ vít


Hình 6: Mũ Vít Khóa với cấu tạo đặc biệt có ren ở mũ vít khớp với ren ở lỗ nẹp (hình bên
trái) nên ngoài 2 chức năng trên mũ vít khóa còn có chức năng thứ 3: Khi được khớp với ren
trong lỗ ren vít sẽ được “Khóa” với nẹp cung cấp sự ổn định góc (hình bên phải)

c. Mũi vít:
Có 3 loại cơ bản:
+ Tiêu chuẩn: mũi tròn nên cần khoan lỗ dẫn sau đó taro (tạo rãnh cho ren vít) trước khi bắt
vít (1)
+ Tự taro: chỉ cần khoan lỗ dẫn, cấu tạo mũi đặc bệt sẽ tự taro rãnh cho ren vít (2)
+ Tự khoan: Không cần khoan chuẩn bị, vít sẽ tự khoan và taro trong quá trình bắt vít (3)

Hình 7: (1) mũi tiêu chuẩn (2) mũi tự taro (3) mũi tự khoan

Hình 8: Mũi vít xương xốp. Mũi vít được thiết kế như một mũi xoắn ốc.
Những mũi này tạo ra ren của chúng trong xương xốp, như cách mà
hình xoắn ốc tiến lên, nó đẩy các cấu trúc xương xốp sang 1 bên để ren
của nó gài vào xương.

d. Thân vít
Có thể đặc hoặc có thể được làm rỗng .
Một vít thân rỗng: có thể cho phép đút qua thân của nó một kim dẫn mũi có ren. Kim dẫn
được vít sơ bộ vào vị trí cần bắt vít, một phần tạo ổn định tạm thời chỗ gãy , và một phần để
định hướng mà có thể được kiểm tra bằng X quang, trước khi bắt vít chính. Các vít này gọi là
VÍT RỖNG và cũng tự taro được
Hình 9: Vít rỗng và kim dẫn vít xuyên qua thân vít rỗng

e. Các thông số cơ bản của vít:


- Đường kính ngoài: là đường kính ngoài ren và thường dùng gọi tên vít
- Đường kính lõi: là đường kính tối thiểu cần phải khoan trước khi bắt những vít cần khoan
chuẩn bị
- Bước ren: là khoảng cách giữa 2 ren và là khoảng cách vít tiến được trong xương khi xoay 1
vòng

Hình 10: Ví dụ 1 vít với các thông số cơ bản đường kính ngoài 4.5mm,
đường kính trong 3mm, bước ren 1,75mm

Hình 11: Cỡ vít tham khảo cho 1 một số vị trí

Chiều dài: Cần chọn cho phù hợp. Quá ngắn sẽ không bắt vít được toàn bộ xương, quá dài có
thể gây kích thích mô mềm, thậm chí chọc vào các mô quan trọng thậm chí qua da
Hình 12: Cách đo chiều dài vít chính xác

4. Chức năng của vít


Các chức năng có thể của vít:

- Tạo sự nén ép – siết chặt giữa các mảnh gãy – Lag screws (vít siết chặt)
- Để gắn nẹp vào xương bằng cách tạo lực ép giữa nẹp và bề mặt xương – Plate screws

- Để gắn 1 nẹp khóa vào xương cung cấp 1 sự ổn định góc – Vít khóa

- Để giữ 2 xương ở đúng vị trí (mà không có lực ép) – Vít vị trí

- Để khóa đinh nội tủy với thân xương – Vít chốt khóa
- Để ngăn chặn sự di động của mảnh xương chính với đinh nội tủy - Vít Poller

Nguyên tắc tạo 1 vít siết chặt (nén ép)– Lag screw: Vít siết chặt không phải là 1 loại vít mà là 1
chức năng của vít vì vậy kể cả vít xốp hay vít xương cứng, vít có ren 1 phần hay có ren hoàn toàn
đều có thể tạo thành 1 vít siết chặt miễn đảm bảo được các nguyên tắc sau đây:

- Để 1 vít tạo được lực nén ép giữa 2 bề mặt gãy thì ren vít chỉ được bắt vào lỗ ren (thread hole
– khoan bằng đường kính lõi vít) ở vỏ xương ở xa (phía bên kia), còn vỏ gần (vỏ bên mũ vít)
không được bắt ren mà thay vào đó 1 lỗ trượt (Gliding hole - khoan rộng hơn đường kính
ngoài) sẽ được tạo ra để ren trượt mà không bắt vào xương. Quan trọng là không được để có
ren bắt trong mặt phẳng gãy nếu không lực néo ép không thể xuất hiện

Hình 13: Bên trái: nhờ tạo lỗ trượt ở vỏ gần 2 mảnh gãy ép được vào nhau
Bên phải: Do không tạo lỗ trượt 2 mảnh không ép mà thậm chí đẩy xa nhau

- Để đạt được sức nén ép tốt đa mà 1 vít siết chặt có thể đạt được thì trục vít phải vuông góc với
mặt phẳng gãy nếu xương không phải chịu lực dọc trục. Hoặc có thể thay đổi trong 1 góc bằng
nửa góc tạo bởi đường vuông góc với mặt phẳng gãy và đường vuông góc với trục xương tùy
theo hướng của lực tác dụng dọc trục xương nếu có.
Hình 14: Góc của vít tối ưu để tạo hiệu ứng nén ép 2 mảnh gãy

- Dùng vít có ren 1 phần để tạo vít ép thì không cần khoan lỗ trượt. Dùng vít có ren hoàn toàn
thì bắt buộc phải khoan lỗ trượt ở vỏ gần

Vít nén ép – siết chặt có thể bắt trực tiếp một mình nó hoặc thông qua 1 nẹp, xuyên qua mặt phẳng
gãy để tạo lực nén ép giữa 2 mảnh

Hình 15: vít nép ép có thể bắt riêng 1 mình hoặc kết hợp với nẹp tùy yêu cầu từng trường hợp
miễn đảm bảo các ngyên tắc lag screw

5. Một số loại vít đặc biệt:


Nhiều loại vít được thiết kế nhằm tối ưu hóa chức năng của vít thích hợp cho từng vị trí giải
phẫu đặc biệt chẳng hạn như các vít Acutrak, Herbert, sử dụng trong gãy xương thuyền, hay
các mục đích đặc biệt như neo chỉ thép hoặc để tạo 1 điểm tựa sử chữa di lệch 2 đầu gãy như
vít kéo - đẩy.v.v.

Hình 16: 1 số loại vít đặc biệt


II. Nẹp [11],[12]

Là dụng cụ kết hợp xương cơ bản của nhiều kỹ thuật kết hợp xương bên trong.

1. Các loại nẹp AO thường được sử dụng:


- Nẹp lỗ tròn: là loại nẹp được tạo ra đầu tiên
- Nẹp tăng áp (Dynamic compression plates –DCP)
- Nẹp nén ép ít tiếp xúc (Limited Contact Dynamic Compression Plates- LC DCP)
- Nẹp khóa (Locking Compression Plates – LCP)
- Nẹp chỉnh hình (Reconstruction Plates)
- Nẹp theo giải phẫu (Anatomical Plates )

a. Nẹp tăng áp (Dynamic compression plates –DCP):


- Được phát triển vào 1969
- Với thiết kế “lỗ tự nén ép” giúp phẫu thuật viên lợi dụng để tạo sự nén ép giữa 2 đầu xương
khi bắt vít
- Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy do bề mặt tiếp xúc với xương của nẹp rộng, lực ép cao với
bề mặt xương phía dưới làm giảm tưới máu tới vùng này gây hoại tử xương 1 phần.
- Khái niệm “dấu chân” – “footprint” ra đời: dùng chỉ diện tích tiếp xúc của nẹp với bề mặt
xương bên dưới

Hình 17: Nẹp nén ép với các lỗ nẹp “tự nén ép” (trái) và hiện tượng “dấu chân” của nẹp

b. Nẹp nén ép ít tiếp xúc (Limited Contact Dynamic Compression Plates- LC DCP)
- Bề mặt dưới của nẹp được tạo các rãnh làm giảm diện tích tiếp xúc với bề mặt xương nhờ đó
giảm được tình trạng giảm tưới máu
- Do đó “footprint” của LC DCP cũng nhỏ hơn DCP

Hình 18: nẹp LC DCP (trái) và so sánh “footprint” của LC DCP và DCP

c. Nẹp khóa (Locking Compression Plates – LCP)


- Phát triển từ 2001
- Nẹp có thể có những lỗ kết hợp (cả cho vít khóa và vít thường trong 1 lỗ) hoặc các lỗ cho vít
khóa đơn thuần có hoặc không kèm với các lỗ cho vít thường
Hình 19: Nẹp khóa với đặc trưng là các lỗ có ren khớp với ren mũ vít khóa nhưng cũng có
thể có các lỗ kết hợp, hoặc lỗ vít thường

- Việc thiết kế các lỗ kết hợp cho phép nẹp khóa có thể vừa thực hiện chức năng như nẹp thông
thường vừa có các khả năng ổn định góc nhờ các vít khóa,
- Vít thông thường cũng có thể nghiêng trong phần không có ren của lỗ nẹp nên hoàn toàn có
thể bắt vít nén ép qua nẹp
- Vít khóa khi vít vào phần có ren của lỗ, cần vít cẩn thận 90 độ với nẹp và không được nghiêng
- Nẹp cũng có thể được thiết kế giảm diện tiếp xúc với bề mặt xương như các nẹp LC DCP

d. Nẹp chỉnh hình (Reconstruction Plates)


- Thiết kế các cạnh đặc biệt cho phép nẹp rất dễ uốn trên nhiều mặt phẳng. Nhờ đó nẹp hay
được sử dụng ở nhiều vị trí đặc biệt như đầu dưới xương cánh tay, xương chậu, xương sườn ...

Hình 20: Nẹp chỉnh hình và dụng cụ uốn nẹp (trái) và ứng dụng nẹp tại 1 số vị trí (giữa, phải)

e. Nẹp theo giải phẫu (Anatomical Plates )


- 1 số nẹp được thiết kế chuyên biệt cho 1 vùng giải phẫu nhất định nhằm tối ưu khả năng chỉnh
hình và cố định của nẹp cũng như tiện lợi dễ thao tác cho các phẫu thuật viên.
- Trên nẹp có thể có đủ các loại lỗ: như lỗ cho vít khóa, lỗ cho vít thường, hay lỗ kết hợp được
thiết kế số lượng, chũng loại, vị trí lỗ vít tối ưu cho từng vùng giải phẫu
Hình 21: Một số nẹp giải phẫu

2. Các chức năng của nẹp:


• Nén ép
• Trung hòa
• Chống đỡ
• Bắc cầu

a. Nén ép:
- Nén ép các mảnh chính của một gãy xương đơn giản có thể giúp đảm bảo sự ổn định tuyệt đối
của vết gãy, loại bỏ hoàn toàn các giao động trong vết gãy. Điều này có thể đạt được bằng
cách khai thác các tính năng tải lệch tâm của các của họ nẹp tăng áp DCP.

Hình 22: Chức năng nén ép của họ nẹp DCP

- Họ nẹp DCP có đặc trưng bởi những lỗ có dạng bầu dục với cạnh lỗ được làm thoải để tạo 1
mặt phẳng nghiêng cho phép mũ vít gài vào và trượt xuống.
- Nhờ những lỗ như vậy 1 vít có thể được bắt ở vị trí trung tính (neutral) hoặc vị trí lệch tâm
(eccentric) của lỗ. Vị trí trung tính chỉ đơn thuần ép xương vào nẹp. Vị trí lệch tâm khi bắt vít
hết cỡ, mũ vít sẽ gài vào “vai” lỗ nẹp và trượt xuống bề mặt dốc của lỗ nẹp, nhờ đó cả vít và
xương di chuyển theo hướng xô vào vết gãy.
Hình 23: Sơ đồ tạo nẹp nén ép: nẹp được gắn cố định vào mảnh gãy bên phải với một ốc vít
được vít ở chế độ trung tính. Một ốc sau đó được vít vào mảnh gãy bên trái ở chế độ lệch tâm
(tải) làm mảnh này di chuyển ép vào vết gãy

b. Trung hòa
- Việc cố định bằng vít siết chặt (lag srews) đơn thuần để nén ép các mảnh gãy, có thể dễ bị
hỏng bởi các lực uốn và / hoặc lực xoay.
- Sự cố định như vậy thường được bảo vệ bằng việc sử dụng một tấm nẹp, kéo dài qua vết gãy
sẽ làm "vô hiệu hóa" các lực phá hoại.
- Tất cả các lực đó sẽ được truyền qua nẹp, và bỏ qua sự cố định bằng vít siết chặt ban đầu.

Hình 24: 1 nẹp có thể dùng để “trung hòa” các lực có thể phá hỏng sự cố định bằng vít
siết chặt đơn thuần

Hình 25: ví dụ : Một vết gãy xoắn ốc dài đã được xử lý nén ép


– siết chặt các mảnh gãy bằng vít siết chặt (khoanh đỏ). Việc
cố định vít siết chặt 1 mình rất có thể hỏng và đã được bảo vệ
bằng một nẹp dài. Nẹp không thực hiện chức năng nén ép - vì
tất cả các vít nẹp được đưa vào chế độ trung tính

c. Chống đỡ:
- (1) Nhiều vết gãy có xu hướng rút ngắn và di lệch do lực tải dọc trục.
- (2) những vết gãy như vậy có thể được ổn định bằng cách sử dụng một tấm nẹp
cho 1 mảnh gãy chính theo cách mà nó chống đỡ các mảnh khác, để tránh sự di
lệch.
- (3) Tấm nẹp chống đỡ sẽ hoạt động như một ngón tay cái ấn mảnh khác vào một
vị trí được cố định .

Hình 26: Cơ chế thực hiện chức năng chống đỡ của nẹp

Hình 27: ví dụ về nẹp chống đỡ một đầu xương chày đã nắn và một gãy mặt trước đầu
dưới xương quay (Gãy Barton).
d. Bắc cầu
Trong các gãy xương dài mà thân xương bị gãy vụn, một nẹp thường được sử dụng, bắc
qua vùng gãy, và nối giữa các mảnh chính. Nó được sử dụng để khôi phục lại chiều dài,
trục thẳng, và chỉnh lại góc xoay. Điều này giúp bảo vệ sinh học vùng gãy nát, giúp kích
thích can xương cả từ bên ngoài và bên trong

Hình 28: ví dụ về nẹp được đặt theo kiểu bắc cầu qua vết gãy phức tạp vùng xương cánh
tay, xương đùi và xương bàn tay
Hình 29: 1 thân xương đùi bị gãy nát được bắc
cầu với 1 nẹp. Sau 9 tháng, sự liền thương nhờ
hình thành can xương biểu hiện rõ trên x-quang

Khi sử dụng các nẹp vít khóa, nẹp không nhất thiệt phải đặt sát vào xương, như vậy tưới máu cho vỏ
xương sẽ không bị tổn thương, và có sự ổn định góc trong vùng hành xương. Những mảnh gãy nhỏ
vốn dĩ đã rất nhạy cảm với việc phẩu tích rộng trong phương pháp mổ mở thông thường. Vì vậy nếu
sử dụng nẹp vít khóa bắc cầu kết hợp với các phương pháp xâm lấn tối thiểu hiệu quả bảo tòn môi
trương sinh học ở ổ gãy sẽ cao hơn rất nhiều. Đưa đến kết quả ít biến chứng hơn, liền tốt hơn nhờ liền
xương gián tiếp với nhiều can xương – và cũng là kiểu liền sinh lý hơn

Hình 30: Nẹp bắc cầu có thể được thực hiện


bằng kỹ thuật mổ mở, hoặc xâm lấn tối thiểu
Trong ví dụ này, với phẫu thuật xâm lấn tối thiểu
, nẹp đã được dùng làm cầu nối vết thương do
đạn bắn

3. Nguyên tắc dải căng:


- Nếu trên 1 xương chịu tải ở cả 2 đầu, trên một điểm uốn (điểm tựa), lực căng
được tạo ra, mạnh nhất ở phía đối diện với điểm tựa, và gây hiện tượng gập góc.
(1)
- Tuy nhiên, nếu một dải không đàn hồi, chẳng hạn như một tấm nẹp, được neo vào
phía căng của xương, sự cùng tải sẽ tạo ra lực nén ép trên bề mặt gãy. Đây được
gọi là nguyên tắc DẢI CĂNG - tension band (2)

(1) (2)
Hình 31: Ví dụ xương đùi là một xương chịu tải lệch tâm. Khi chịu tải thẳng
trục, vỏ xương bên ngoài đang bị căng và vỏ xương bên trong lại chịu lực
nén. Một nẹp cố định cho vỏ ngoài sẽ có chức năng như một dải căng và lực
tải lệch tâm sinh lý sẽ gây ra lực nén ép ở vỏ trong. Nếu vỏ trong bị phân
mảnh và không thể chịu được lực nén ép, việc cố định dải căng sẽ không
ngăn được sự uốn cong và gập góc của nẹp.

4. Những ưu điểm của nẹp khóa:[13]


Là loại nẹp mới với nhiều ưu điểm:
• Cố định vững hơn và rất thích hợp với xương bị loãng như người già, gãy vụn phức tạp
• Không nhất thiết phải đặt sát và tạo lực ép giữa nẹp và xương => ít ảnh hưởng tới tưới máu
màng xương
• Sức mạnh cố định bằng tổng sức mạnh các vít (không phải chỉ nhờ 1 vít như các nẹp thường)
khi chống chịu ngoại lực + Ít bị lỏng vít => kết hợp vững và bền hơn
• Rất thích hợp với các phương pháp xâm lấn tối thiểu hạn chế tổn thương mô mềm => phục hồi
nhanh và tốt hơn

Hình 32: nhờ liên kết ren giữa mũ vít và nẹp nên khi ngoại lực tác động vào hệ thống nẹp vít
sẽ bị phân bố lực đều vào các vít nên khó bị hỏng so với nẹp vít thường (ngoại lực sẽ tác động
mạnh vào từng vít từ ngoài vào trong nên dễ hỏng hơn)
- HẾT PHẦN I -

“Người bác sĩ không chỉ cần bàn tay và khối óc mà còn cần hiểu rõ những gì mình có trong tay”
Tài liệu tham khảo:

• [1] AO principles of fracture management. Thomas P. Rüedi, Richard E. Buckley, Christopher


G. Moran. 2. edition. Thieme 2007

• [2] CÁC NGUYÊN TẮC CỦA KẾT HỢP XƯƠNG BÊN TRONG - KỸ THUẬT MỔ CỐ
ĐỊNH BÊN TRONG THEO AO-ASIF – Nguyễn Quang Trung, Nguyễn Đức Phúc- Kỹ thuật
mổ chấn thương chỉnh hình (2010) : 57-115

• [3] Những nguyên tắc điều trị gãy xương AO– Nguyễn Tam Thăng 8/4/2013

• [4] Audigé L, Bhandari M, Kellam J (2004). "How reliable are reliability studies of fracture
classifications? A systematic review of their methodologies". Acta Orthop Scand. 75 (2): 184–
94. doi:10.1080/00016470412331294445. PMID 15180234.

• [5] Minimally Invasive Plate Osteosynthesis: A Review - Indian Journal of Orthopaedics


Surgery 2016;2(2):194-198 - Pradeep Choudhari et al.

• [6] Early history of operative treatment of fractures -Jan Bartoníbek - Arch Orthop Trauma
Surg (2010) 130:1385–1396

• [7] 10.Chandler Robert W. Principles of internal fixation. Rockwood and Greene’s fractures in
adults, 4th edition. 1996; 1 : 159-217.

• [8] Apley and Solomon’s System of Orthopaedics and Trauma tenth edition. Alan Graham
Apley, Louis Solomon. Section 3: Trauma Principles of fractures: 720

• [9] Screws - AO Surgery Reference – Aofoundation.org

• [10] Screws Form and function – AOTrauma

• [11] Plates - AO surgery Reference

• [12] Plates – form and function, Chris Colton, Judy Orson – AOTrauma ORP 2013, April

• [13] Locked plate fixation Locked plate fixation – Principle and applications Dr. Edmund
Wong16th CUHK -AADO Comprehensive Bioskill Course on Fracture Fixation April 14,
2007

You might also like