You are on page 1of 6

THI CUỐI KÌ PHẪU THUẬT MIỆNG RHM2018

8H10 18/07/2022
25 phút – 50 câu

1. Khi nhổ nhiều răng, thứ tự nhổ nên là


A. Răng hàm dưới trước, răng hàm trên sau C. Răng khó nhổ nhất nên ưu tiên nhổ trước.
B. Nhổ từ sau ra trước D. Tất cả đều sai.

2. Trong nang ở mô xương hàm, nang nào sau đây KHÔNG phải là nang tăng trưởng không do răng:
A. Nang nướu C. Nang gò cầu hàm
B. Nang mũi khẩu D. Mang mũi môi.

3. Phẫu thuật nang PARTSCH I, chỉ định nào sau đây SAI
A. .Cận kề cấu trúc giải phẫu
B. .Kích thước lớn
C. .Hiện diện răng chưa mọc trong nang
D. .Quy mô phẫu thuật: người có sức khỏe tốt

4. KHUYẾT ĐIỂM của phương pháp phẫu thuật nang PARTSCH I


A. Để lại mô bệnh mà chưa làm giải phẫu bệnh C. Phải luôn được bơm rửa, làm sạch
B. Thời gian theo dõi kéo dài D. Khó tái phát sau phẫu thuật

5. Nhổ răng theo phương pháp phẫu thuật


A. Là quá trình nhổ răng bằng cách cắt bỏ toàn bộ vách xương ổ để bộc lộ chân răng cần nhổ.
B. Chỉ được thực hiện bằng cách tạo vạt và mở xương theo hướng từ mặt ngoài.
C. Được cân nhắc sử dụng nếu xét thấy nhổ răng theo pp thông thường phải dùng lực quá lớn
D. Câu A và C đúng.

6. Khi phẫu thuật nang theo phương pháp triệt để


A. Không cần điều trị nội nha các răng lân cận có liên quan đến bọc nang vì chỉ cần lấy trọn toàn bộ bọc nang
chung quanh răng nguyên nhân.
B. Nên rạch ở đáy hành lang vùng nang và không nên bóc tách vạt niêm mạc đến tận đỉnh xương ổ.
C. Nên mở xương đủ rộng để có thể bộc lộ rõ màng nang và đưa dụng cụ vào lấy trọn toàn bộ nang, tránh tái
phát.
D. Tất cả câu trên đều đúng.

7. Phẫu thuật tiền phục hình


A. Được chỉ định khi có cấu trúc gây cản trở cho kỹ thuật phục hình.
B. Được chỉ định khi cần cải thiện thẩm mỹ cho phục hình theo yêu cầu BN
C. Bao gồm cả phẫu thuật cấy ghép mô và phẫu thuật tạo hình giảm bớt.
D. Câu a và c đúng.

8. Khi nhổ các răng hay chân răng nằm sát xoang
A. Không nên sử dụng nạy thẳng vì có nguy cơ đẩy răng hay chân răng vào xoang theo hướng nạy gây tổn
thương xoang.
B. Nên dự phòng trước việc gãy các chóp chân răng ở vùng xoang hơn là cố gắng phẫu thuật lấy hết những
chóp chân răng gãy ở vùng này.
C. Phải thực hiện ngay phẫu thuật che kín lỗ thông xoang nếu xảy ra tai biến làm thông xoang sau nhổ răng.
D. Câu a và b đúng.

9. Nang nhầy, chọn câu SAI


A. Do chấn thương tuyến nước bọt dưới hàm hoặc dưới lưỡi. (tuyến nước bọt phụ)
1
B. Túi nước căng, màu trong hoặc hơi tái (Màu vàng hoặc trong)
C. Thường nằm ở môi dưới, không đau. (Niêm mạc môi, má)
D. Phương pháp điều trị: bóc trọn nang.

10. Nhổ răng theo phương pháp phẫu thuật


A. Luôn ít gây tai biến hơn so với nhổ răng thông thường
B. Có thể áp dụng cho mọi chỉ định nhổ răng để rút ngắn thời gian điều trị, tránh gây nguy hiểm cho BN
C. Chỉ áp dụng khi đã nhổ theo pp thông thường nhưng thất bại.
D. Giúp PTV không phải sử dụng lực quá mạnh, tránh gây nguy hiểm tới các cấu trúc giải phẫu lân cận.

11. Nhổ nhiều răng có kèm điều chỉnh xương ổ


A. Nên chọn kỹ thuật nhổ răng trước rồi điều hỉnh xương ổ không tạo vạt vì đây là kỹ thuật đơn giản và hiệu
quả nhất đối với bệnh nhân bị hô xương ổ.
B. Nên chọn kỹ thuật nhổ răng trước rồi điều chỉnh xương ổ có tạo vạt khi các răng cần nhổ không bị nhiễm
trùng nhiều ở vùng chóp.
C. Nên chọn kỹ thuật nhổ răng trước rồi điều chỉnh xương ổ không tạo vạt khi các răng cần nhổ không bị nhiễm
trùng nhiều ở vùng chóp.
D. Nên chọn kỹ thuật điều chỉnh xương ổ có tạo vạt rồi nhổ răng khi bệnh nhân có trên 5 răng cần nhổ nằm kế
cận nhau.

12. Phẫu thuật nang nhái:


A. Nếu nang bị bể trong quá trình phẫu thuật thì chắc chắn sẽ bị tái phát.
B. Nên cắt theo hình múi cam càng sâu càng tốt tránh tái phát.
C. Nên cắt theo hình múi cam có trục dài theo chiều trước sau để không làm đứt các sợi của cơ vòng môi.
D. Tất cả câu trên đều sai.

13. Ghi biên bản sau phẫu thuật


A. Là quy định bắt buộc
B. Phụ mổ phải ghi lại đủ phương pháp, kỹ thuật, các sự cố trong phẫu thuật, tiên lượng.
C. Phẫu thuật viên ghi tóm lược tường trình mổ.
D. Tất cả câu trên đều đúng.

14. Phẫu thuật nhổ răng khôn dưới mọc lệch và ngầm
A. Nếu BN bị tê môi kéo dài sau nhổ răng là do chấn thương khi nạy làm đứt thần kinh xương ổ dưới.
B. Biến chứng gãy xương hàm dưới thường có điều kiện thuận lợi là có điểm yếu trong xương do nang phát
triển gây tiêu xương.
C. Nếu răng số 7 bị lung lay sau khi nhổ răng khôn nên chữa tủy răng ngay lập tức để tạo ra hiện tượng cứng
khớp giúp răng được chắc trên cung hàm.
D. Tất cả câu trên đều đúng.

15. Áp xe vùng hố nanh, chọn câu SAI


A. Gây sưng vùng dưới ổ mắt
B. Có thể dẫn đến thuyên tắt tĩnh mạch xoang hang
C. Thường do nhiễm trùng răng nanh, răng cối lớn hàm trên. (RCN)
D. Đường rạch nằm ở ngách hành lang.

16. Đối với bệnh nhân có sử dụng Aspirin hoặc thuốc ức chế tiểu cầu, cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên
khoa. Về nguyên tắc, nếu có thể, nên
A. Dừng thuốc 2 ngày trước phẫu thuật
B. Dừng thuốc 6 giờ trước phẫu thuật
C. Dừng thuốc 5 ngày trước phẫu thuật
D. Không cần dừng thuốc.

17. Các yếu tố cân nhắc có thể không lấy chân răng gãy, chọn câu SAI:

2
A. Chân răng kích thước không quá 4-5mm
B. Chân răng nằm sâu trong xương
C. Chân răng chỉ bị nhiễm trùng rất ít (Không)
D. Chân răng nằm rất gần cấu trúc giải phẫu quan trọng.

18. Áp xe vùng dưới lưỡi


A. Sưng cứng, đau một bên sàn miệng
B. Lưỡi bị đẩy lên trên và về sau nhưng không gây khó nuốt hoặc khó phát âm. (có)
C. Ngoài mặt không sưng (có thể hoặc không)
D. Đường rạch sát bờ trong xương hàm, bóc tách phía trên ống Wharton. (dưới)

19. Nguyên nhân làm răng mọc lệch và ngầm, chọn câu SAI
A. Do mất răng sữa quá sớm làm thu hẹp khoảng cách cần thiết cho răng vĩnh viễn.
B. Do răng sữa có kích thước quá lớn so với kích thước răng sữa bình thường.
C. Do xương hàm kém phát triển.
D. Do niêm mạc và mô mềm phủ bên trên quá dày.

20. Khi trích rạch áp xe (abcès) vùng miệng:


A. Dùng dao mổ số 11 rạch sâu khoảng 1,5cm. (Chỉ đi qua lớn niêm mạc)
B. Dùng kéo cong đầu tù cắt đứt lớp dưới da và đi vào ổ mủ. (Kẹp cong không mấu)
C. Rạch nơi mềm và lùng nhùng nhất trên bề mặt tổn thương. (ở chỗ thấp nhất của túi mủ)
D. Dùng kẹp cong không mấu đi sâu tách rộng tổ chức dưới da và cơ để đi vào ổ mủ.

21. Trong phẫu thuật cắt chóp, yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công là:
A. Loại bỏ toàn bộ phần chân răng liên quan đến mô nhiễm trùng ở vùng quanh chóp để xương vùng quanh
chóp có thể tái tạo lại hoàn toàn, tránh tái phát.
B. Cô lập tốt hệ thống ống tủy chân răng với môi trường xung quanh bằng thao tác trám ngược.
C. Nạo sạch mô nhiễm trùng vùng quanh chóp và lấp đầy hốc xương bằng vật liệu sinh học.
D. Tất cả câu trên đều đúng.

22. Đối với các abcès ở sàn miệng


A. Nên rạch ở vị trí mềm nhất và phồng nhất trên bề mặt abcès.
B. Không nên rạch mà chỉ cần bóc tách và dẫn lưu theo đường viền nướu để đảm bảo thẩm mỹ.
C. Nên rạch thấp sát bờ trong xương hàm để tránh các cấu trúc giải phẫu ở sàn miệng như ống Wharton, thần
kinh lưỡi, động tĩnh mạch sàn miệng.
D. Câu a và c đúng.

23. Các viêm tấy lan rộng ở vùng sàn miệng:


A. Tránh rạch qua lớp cơ hàm móng vì đây là cơ có vai trò cử động hạ hàm, nếu tổn thương sẽ làm rối loạn cử
động của hàm dưới.
B. Là dạng bệnh lý cấp tính, thường có kèm với các triệu chứng toàn thân và có thể đe dọa tính mạng BN nên
cần được xử trí kịp thời.
C. Đường rạch nên nằm trong vùng tam giác an toàn Frihan
D. Nên thực hiện dưới gây tê vùng để có thể theo dõi chính xác tri thức của bệnh nhân.

24. Áp xe vùng má, chọn câu SAI


A. Sưng vùng dưới xương gò má tới không quá bờ dưới xương hàm dưới.
B. Có thể dẫn đến nhiễm trùng thứ phát vùng chân bướm hàm hoặc chân bướm khẩu cái.
C. Ưu tiên rạch ngoài mặt trước vì rạch trong miệng không đủ dẫn lưu. (Trong miệng)
D. Đường rạch ngoài mặt song song và nằm dưới bờ dưới xương hàm dưới khoảng 2cm.

3
25. Phẫu thuật nang chân răng
A. Phương pháp PARTSCH I là phương pháp điều trị có nhiều ưu điểm hơn phương pháp PARTSCH II vì giải
quyết triệt để mô bệnh.
B. Phương pháp PARTSCH II là phương pháp điều trị triệt để vì rất khó tái phát
C. Phương pháp PARTSCH II là phương pháp điều trị triệt để vì BN hoàn toàn có thể kiểm tra được quá trình
tân tạo xương sau phẫu thuật.
D. Phương pháp PARTSCH I có thể giúp giảm nguy cơ gãy hàm khi xử lý các nang quá to.

26. Để chẩn đoán thủng xoang hàm sau can thiệp nhổ răng
A. Thực hiện nghiệm pháp xuôi bằng cách cho BN phồng má và nén hơi, sẽ thấy bọt máu và khí trào ra ở mũi.
(ổ răng)
B. Nghiệm pháp ngược có giá trị chẩn đoán nhiều hơn nghiệm pháp xuôi vì chính xác hơn.
C. Có thể đặt que thăm dò vào ổ răng và chụp phim kiểm tra vị trí của que so với xoang.
D. Nếu thấy có mủ chảy ra từ ổ răng cối nhỏ trên sau nhổ răng thì chắc chắn có thông xoang.

27. Điều trị mô mềm triển dưỡng


A. Chỉ cần ngưng mang hàm giả không đúng quy cách, làm lại hàm mới đúng quy cách, điều trị viêm mô mềm
sẽ trở lại bình thường.
B. Chỉ cần điều chỉnh phần bờ hàm giả không đúng quy cách và để hở phần bờ hàm với phần mô mềm triển
dưỡng, mô mềm sẽ trở lại bình thường.
C. Cần phẫu thuật trong tất cả trường hợp bằng cách gây tê và cắt bỏ toàn bộ phần mô mềm triển dưỡng sâu
quá lớp màng xương để tránh tái phát.
D. Điều trị bao gồm điều chỉnh hàm giả và phẫu thuật cắt bỏ phần mô mềm triển dưỡng.

28. Ưu điểm của phương pháp phẫu thuật nang PARTSCH II:
A. Nguy cơ tổn thương cấu trúc GP kế cận C. Lấy toàn bộ nang khi phẫu thuật
B. Không giữ được răng nằm trong nang D. Phẫu thuật phức tạp hơn PARTSCH I

29. Điều trị thủng xoang hàm


A. Dùng vạt niêm mạc xoay hay vạt niêm mạc trượt C. Không nên súc miệng, xì mũi mạnh và hút thuốc lá.
B. Có thể dùng mô ghép sinh học để che kín lỗ thủng. D. Tất cả câu trên đều đúng.

30. Khi tạo vạt để nhổ phẫu thuật các răng hàm trên:
A. Không nên rạch đường giảm căng ở vùng răng cối nhỏ
B. Đường rạch phải tạo được đường vào trực tiếp vùng cần mở xương
C. Kích thước vạt không nên quá lớn.
D. Tất cả đều đúng.

31. Phẫu thuật nhổ răng khôn hàm trên mọc lệch
A. Thuận lợi hơn so với phẫu thuật nhổ răng khôn dưới vì không có điểm cản ở mặt xa như răng khôn dưới
thường bị kẹt vào cành cao xương hàm dưới.
B. Tư thế BN cũng tương tự như đối với răng khôn dưới.
C. Hướng nạy thay đổi tùy thuộc vào mức độ lệch của răng. (hướng nạy về phía xa ngoài)
D. Nên thực hiện cắt rời chân răng trước khi nạy để tránh sử dụng lực quá mạnh.

32. Khi tạo vạt bao:


A. Mở rộng vạt ra phía trước 2 răng và phía sau 1 răng.
B. Mở rộng mỗi phía 1 răng.
C. Mở rộng vạt ra phía trước 1 răng và phía sau 2 răng.
D. Mở rộng mỗi phía 2 răng.

33. Kỹ thuật rạch nào sau đây KHÔNG thuộc về phẫu thuật cắt thắng môi:
A. Đường rạch thẳng ngang. C. Đường rạch chữ Z.
B. Đường rạch chữ V. D. Đường rạch chữ Y.

4
34. Phẫu thuật cắt chóp được chỉ định trong các trường hợp sau:
A. Là chỉ định bắt buộc đối với các răng bị chết tủy có dự định làm PHCĐ trong tương lai để tránh các biến
chứng nhiễm trùng có thể dẫn đến phải tháo bỏ phục hình chữa tủy lại.
B. Răng có tổn thương quanh chóp kích thước lớn hơn 1cm.
C. Răng có tổn thương quanh chóp liên quan mật thiết với xoang hàm, cần phẫu thuật triệt để để tránh nguy cơ
viêm xoang.
D. Các dấu chứng lâm sàng như sưng, đau, lỗ dò ở vùng chóp vẫn tồn tại sau khi đã điều trị nội nha.

35. Phân loại răng khôn theo Pell- Gregory, nếu điểm cao nhất của răng khôn nằm ở khoảng giữa mặt nhai
và cổ răng cối lớn 2 thì là loại:
A. A
B. B
C. C
D. Không xác định được theo phân loại Pell-Gregory.

36. Khi nhổ răng cối lớn hàm dưới theo phương pháp phẫu thuật:
A. Nên ưu tiên mở xương hơn cắt răng vì làm cho phẫu thuật càng phức tạp.
B. Nếu cắt răng, tạo đường chia răng theo chiều ngoài - trong
C. Nếu cắt răng, tạo đường chia răng theo chiều gần - xa.
D. Câu a và c đúng.

37. Biến chứng sưng và đau sau nhổ phẫu thuật răng khôn hàm dưới lệch và ngầm
A. Mức độ trầm trọng của biến chứng tùy thuộc vào mức độ chấn thương khi can thiệp chứ không liên quan
đến cơ địa của bệnh nhân.
B. Sử dụng các biện pháp vật lý trị liệu như chườm nóng và lạnh sau can thiệp cũng góp phần làm giảm độ
trầm trọng của biến chứng.
C. Sử dụng thuốc tê có thuốc co mạch khi phẫu thuật góp phần làm giảm đáng kể biến chứng vì làm giảm lượng
máu chảy tại nơi phẫu thuật.
D. Câu a và b đúng.

38. Khi phẫu thuật răng 13 ngầm trong xương hàm.


A. Đường rạch thường nằm ở phía ngách hành lang.
B. Đường rạch có thể ở ngách hành lang hoặc khẩu cái.
C. Không nên cắt thân răng vì có nguy cơ đẩy phần chân răng còn lại vào xoang hàm.
D. Câu b và c đúng.

39. Để phẫu thuật lồi rắn (torus) hàm trên


A. Nên chọn đường rạch tùy theo hình dạng và kích thước của lồi xương để có thể bộc lộ toàn bộ lồi xương.
B. Chỉ nên dùng mũi khoan cắt nhỏ lồi xương mà không nên sử dụng đục để đục xương vì có nguy cơ làm gãy
mảnh ngang xương khẩu cái.
C. Không nên mang máng nhựa mềm ngay sau phẫu thuật vì dễ bị cọ vào vết thương gây chảy máu, tụ máu.
D. Câu a và c đúng.

40. Để thực hiện phẫu thuật cắt chóp


A. Nên tạo vạt bán nguyệt khi cần cắt chóp nhiều răng liên tiếp để tránh tổn thương viền nướu nhiều răng.
B. Nên tạo vạt cách viền nướu trong trường hợp trong trường hợp răng nguyên nhân và các răng liên quan có
mang phục hình cố định.
C. Nên hạn chế tối đa việc tạo vạt tam giác vì nuôi dưỡng kém và tạo sẹo xấu ở nhánh đứng. (Hình thang)
D. Nên tạo vạt bao mặt ngoài để bộc lộ rõ vùng chóp cần cắt.

41. Chuẩn bị trước mổ


A. Kiểm tra bệnh án để tránh sự nhầm lẫn C. Chỉ cần xem phần chẩn đoán.
B. Là công việc của phụ mổ D. Tất cả câu trên đều sai.

5
42. Bước nào là KHÔNG bắt buộc trong quy trình nhổ răng theo phương pháp phẫu thuật:
A. Tạo vạt B. Mở xương C. Làm sạch nhiễm trùng D. Khâu

43. Phương pháp Dean, chọn câu SAI


A. Là phương pháp điều chỉnh bằng cách phá bỏ vách giữa răng.
B. Ưu điểm là giữ nguyên được chiều cao xương.
C. Khuyết điểm là giảm đáng kể bề rộng xương.
D. Thích hợp nếu dự tính cắm implant.

44. Thủng xoang hàm do răng


A. Nguyên nhân chủ yếu do lỗi kỹ thuật của BS khi can thiệp vì sử dụng sai dụng cụ hay can thiệp quá thô bạo
B. Một số bệnh lý của các răng vùng xoang hàm như tổn thương quanh chóp, nang thân răng ngầm cũng góp
phần tạo ra yếu tố nguy cơ thủng xoang khi can thiệp nhổ răng.
C. Nên dùng thám trâm thăm khám để xác định lỗ thủng.
D. Câu b và c đúng.

45. Chỉ định của phẫu thuật cắt chóp


A. Giúp mau lành thương ở vùng chóp răng. C. Thất bại trong điều trị nội nha thông thường.
B. Giúp rút ngắn thời gian điều trị nội nha D. Tăng cường độ bền vững của chân răng.

46.:
A. B. C. D.

47. Khi khoan cắt xương


A. Dùng tay khoan siêu tốc và có phun nước liên tục, ưu điểm là tốc độ khoan xương nhanh nên giảm thời gian
can thiệp và giảm chấn thương.
B. Nên dùng tay khoan tốc độ chậm và có phun nước liên tục.
C. Phải mài nhẵn bề mặt xương trước khi khâu đóng kín vạt để làm giảm biến chứng sưng đau sau phẫu thuật.
D. Luôn giữ nhiệt độ không quá 40 độ C khi khoan xương.

48. Phẫu thuật nang chân răng theo phương pháp Partsch II:
A. Có thể bảo tồn được các răng ngầm trong bọc nang sau đó chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm.
B. Không có nguy cơ ảnh hưởng đến các cấu trúc giải phẫu lân cận vùng nang.
C. Chăm sóc hậu phẫu đơn giản, lành thương thuận lợi hơn phương pháp bảo tồn.
D. Luôn có quá trình lành thương từ trung tâm nang ra ngoại vi.

49. Phẫu thuật làm sâu ngách hành lang:


A. Mục tiêu là tạo diện tích rộng hơn cho nền hàm, nới rộng bờ hàm bằng cách tăng những điểm bám cơ ở
hành lang.
B. Chiều cao xương hàm tối thiểu khoảng 5mm để di chuyển và tạo điểm bám mới của cơ.
C. Nguyên tắc: Không để diện cắt rướm máu dính sát nhau vì sẽ có khả năng tái phát dính trở lại.
D. Tất cả câu trên đều đúng.

50. Khi tạo vạt để nhổ răng phẫu thuật


A. Sử dụng đầu to của cây bóc tách để bóc tách từ gai nướu
B. Sử dụng đầu nhỏ của cây bóc tách để đẩy vạt.
C. Vạt nên là vạt bán phần
D. Tất cả đều sai.

You might also like