You are on page 1of 2

yn

Biểu hiện của sự đấu tranh giai cấp


- Lenin từng nói: “Đấu tranh giai cấp là đấu tranh của một bộ
phận nhân dân này chống một bộ phận khác, cuộc đấu
tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao
động, chống bọn có đặc quyền đặc lợi, bọn áp bức và bọn
ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm
thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản
hay giai cấp tư sản”.
- Do xã hội ngày càng phát triển từ đó việc đấu tranh giai
cấp buộc phải hình thành và những biểu hiện cho điều đó:
+ Mâu thuẫn giữa một bên là giai cấp cách mạng, tiến
bộ, đại diện cho phương thức sản xuất mới, với một
bên là giai cấp thống trị, bóc lột, đại biểu cho những
lợi ích gắn với quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu.
- Ví dụ:
+ Vào những năm 1945, nước ta bị thực dân Pháp xâm lược với
mục đích là biến Việt Nam thành thuộc địa của chúng, và
nhân dân lúc bấy giờ là nô lệ đứng lên chống lại bọn giai
cấp đấy.
➢ Đấu tranh giai cấp
+ Các thời điểm người dân chống lại chế độ phong kiến để
bước sang chế độ cộng hoà xã hội chủ nghĩa.
➢ Đấu tranh giai cấp
- Lenin cũng từng khẳng định rằng: “Sự tồn tại của các giai cấp chỉ
gắn liền với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản
xuất”
- Với những biểu hiện trên, có thể thấy được đất nước ta đang
trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa (chủ yếu là chiến thắng
những thế lực cản trở dân giàu, nước mạnh, văn minh, dân chủ,
công bằng) và đấu tranh giai cấp là điều tất yếu không thể thiếu.

● Biểu hiện đấu tranh giai cấp và ảnh hưởng ở VN hiện nay:
1. Trên các diễn đàn, có những luận điểm rêu rao rằng: Việt Nam
lựa chọn con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sai lầm, là đẻ
non, là trái quy luật phát triển…
2. Một số khác thường tập trung khoét sâu vào các vấn đề
nhân thân, lai lịch, đời tư của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà
nước. Ví dụ, chúng đã bịa đặt, dàn dựng lên những câu chuyện sai sự
thật, đưa lên những hình ảnh cắt xén để nhào nặn ra những tác phẩm
sai trái có liên quan đến con người, thân thế và sự nghiệp của Người
cha già dân tộc.

- Hình thức mới của đấu tranh giai cấp còn được biểu hiện ở việc
thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của sự nghiệp cách mạng.
3. Về kinh tế:
- Xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó Đảng ta cũng đã khẳng định:
“Tôn trọng những ý kiến khác nhau mà không trái với lợi ích
chung dân tộc, xóa bỏ mặc cảm, định kiến phân biệt đối xử
về quá khứ, giai cấp thành phần, xây dựng tinh thần cởi mở,
tin cậy lẫn nhau, hướng tới tương lai”. Vì vậy, trong giai đoạn
hiện nay, để phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
thì tất cả các giai cấp đều có vai trò nhất định, sống để giữ
vững định hướng XHCN thì giai cấp công nhân và liên minh
của nó phải trở thành lực lượng đại diện cho dân tộc.

4. Về chính trị: Chính sách xây dựng và phát huy nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa, hoàn thiện hệ thống chính trị và nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa

5. Về tư tưởng-văn hóa:
- Xác lập vai trò thống trị của hệ tư tưởng Mác Lênin và xây dựng
nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Hơn nữa, bảo vệ hệ tư tưởng của
giai cấp vô sản, kiên quyết đấu tranh chống những quan điểm tư
tưởng sai trái, phản động của giai cấp tư sản. Bên cạnh đó, đấu
tranh trên lĩnh vực tư tưởng đi đôi với chống quan liêu, tham
nhũng còn góp phần khắc phục tư duy tiêu cực sai trái, tạo tác
động lớn. Chống tham nhũng, tiêu cực để trục lợi là tất yếu trong
thời kỳ mở cửa hiện nay.

You might also like