You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ


BỘ MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện: Vũ Thùy Dương


Mã học phần: HIS1001 - 13
Mã sinh viên: 20040892
Giảng viên bộ môn: Phạm Minh Thế

Hà Nội - 2022 

1
Đề bài: Anh/chị hãy phân tích: Tại sao hội nghị Trung ương lần thứ 8 tháng 5
năm 1941, Đảng ta lại chủ trương đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu và
thành lập mặt trận Việt Minh
BÀI LÀM

* Lý do Hội nghị Trung ương lần thứ 8 tháng 5 năm 1941, Đảng ta lại chủ
trương đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu:
Hoàn cảnh lịch sử: Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, mở đầu bằng cuộc tấn
công của phát xít Đức vào Ba Lan ngày 1- 9 -1939. Tất cả các dân tộc bị cuốn vào vòng
chiến. Nếu trước đây, vấn đề dân tộc chỉ đặt ra ở phương Đông thì nay đã đặt ra cho tất cả
các nước, các đảng chính trị.
Cuộc chiến tranh này đã ảnh hưởng và có tác động mạnh mẽ đến hoàn cảnh nước
ta lúc bấy giờ. Thực dân Pháp đã thực hiện chính sách thời chiến trong thời điểm chúng
xân lược ở Đông Dương, chúng thực hiện mọi hành vi cướp bóc và bóc lột nhân dân tàn
bạo, nhân dân ta mất quyền tự do dân chủ.
Năm 1940, thực dân Pháp dâng Đông Dương cho phát xít Nhật. Nhật chiếm đóng
Đông Dương, đồng thời cấu kết với thực dân Pháp nhằm bóc lột nhân dân Đông Dương
một cách tàn bạo đến tận xương tuỷ, đẩy nhân dân Đông Dương đến cảnh lầm than và
khốn cùng hơn bao giờ hết. Mâu thuẫn giữa nhân dân Đông Dương với Nhật-Pháp ngày
càng đẩy vào tình trạng căng thẳng, lúc nào cũng “căng như dây đàn”.
Trước tình hình hoàn cảnh lúc bấy giờ, Đảng đã nhận định cách mạng dân tộc giải
phóng sẽ nổ ra bất cứ lúc nào, dân tộc ta sẽ tiến tới bước thực hiện giải phóng dân tộc bởi
vì mọi quyền lợi, mọi quyền dân chủ của nhân dân đều bị cướp đoạt, quyền lợi dân tộc lúc
này đang nguy khốn hơn bao giờ hết. Cách mạng giải phóng dân tộc là điều tất yếu sẽ xảy
ra, do đó ngay từ khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai sắp nổ ra, Đảng ta đã bí mật chuyển
mọi trọng tâm công tác về hoạt động ở nông thôn. Vì vậy, Hội nghị Ban Chấp hành Trung
ương Đảng lần thứ VI (tháng 11-1939) và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần
thứ VIII (tháng 5-1941) đã chủ trương điều chỉnh chiến lược “cách mạng tư sản dân
quyền”. Nội dung chủ yếu của chủ trương điều chỉnh chiến lược cách mạng như sau:
• Xác định tính chất của cách mạng Đông Dương lúc này là dân tộc giải phóng.
Lúc này, không có điều gì quan trọng hơn là nhiệm vụ đánh đổ đế quốc tư sản,
giành độc lập tự do, vì chiến tranh đã thúc đẩy mọi mâu thuẫn lên tới đỉnh điểm, nó chỉ có

2
thể được giải quyết bằng một cuộc cách mạng giành độc lập dân tộc., giải phóng nhân dân
khỏi kiếp nô lệ, áp bức. Đảng ta đã xác định kẻ thù nguy hiểm nhất của Đông Dương lúc
bấy giờ là bọn đế quốc và bọn tay sai phản động. Đây là một quan điểm nhìn nhận và
định hướng chiến lược đúng đắn của Đảng ta.
Thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn xác định rõ
mâu thuẫn cơ bản của cách mạng Việt Nam là mâu thuẫn dân tộc, do đó giải phóng dân
tộc là nhiệm vụ cách mạng chủ chốt của cách mạng Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp, Hồ Chí Minh luôn khẳng định: “Sự chiến đấu của chúng tôi không
nhằm vào nước Pháp, cũng không nhằm đánh vào những người Pháp lương thiện, mà chỉ
chống lại sự thống trị tàn bạo ở Đông Dương của chủ nghĩa thực dân”[1, tr.75]. Giải quyết
được vấn đề dân tộc sẽ là điều kiện để giải quyết những mâu thuẫn trong xã hội, đáp ứng
được ý chí, nguyện vọng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Như vậy, trong mỗi một
giai đoạn khác nhau, những mâu thuẫn cách mạng cũng có sự biến đổi: Nếu giai đoạn
1930 - 1945, mà cụ thể là qua các cao trào 1936 - 1939, lúc này Hồ Chí Minh và Đảng ta
xác định mâu thuẫn giai cấp là mâu thuẫn quan trọng cần giải quyết, giải quyết mâu thuẫn
giai cấp sẽ là điều kiện chuẩn bị cho chặng đường cách mạng tiếp theo. Bởi vậy, Người và
Đảng ta đã chủ chương giải quyết vấn đề “Người cày có ruộng”, nhiệm vụ cách mạng lúc
này là chống bọn phản động thuộc địa, chống phát xít và nguy cơ đang đến gần, đấu tranh
đòi quyền tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình, chứ chưa phải là đánh đổ chủ nghĩa đế
quốc xâm lược thì đến giai đoạn 1939 -1945, khi thời thể thay đổi, chiến tranh thế giới thứ
hai bùng nổ, phát xít Nhật đã nhảy vào Đông Dương, Pháp quỳ gối dâng Đông Dương
cho Nhật. Lúc này mâu thuẫn cơ bản của cách mạng Việt Nam là mâu thuẫn dân tộc, là
giải phóng dân tộc.

Xác định đúng mâu thuẫn trong mỗi giai đoạn cách mạng không chỉ giúp xác định
rõ kẻ thù của đất nước mà nó còn là cơ sở để xây dựng đường lối, chiến lược cũng như
xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Để phát huy sức mạnh tổng hợp của dân tộc, cũng
như tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của các giai cấp, tầng lớp, tham gia đi theo cách
mạng. Hồ Chí Minh luôn nhìn vào thực tiễn của đất nước, luôn xuất phát từ quan điểm
lịch sử - cụ thể để tìm ra nguyên nhân của mâu thuẫn trong xã hội.

Hội nghị Trung ương lần thứ tám (5/1941) khẳng định: “Trong lúc này quyền lợi
của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc.
Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc
3
lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi
kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được.
Đó là nhiệm vụ của Đảng ta trong vấn đề dân tộc ... Đế quốc Pháp - Nhật chẳng những áp
bức các giai cấp thợ thuyền, dân cày, mà chúng nó áp bức bóc lột cả các dân tộc không
chừa một hạng nào. Dẫu là anh tự bản, anh địa chủ, một anh thợ hay một anh dân cày đều
cảm thấy cái ách nặng nề của đế quốc là không thể nào sống được. Quyền lợi tất cả các
giai cấp bị cướp giật, vận mạng dân tộc nguy vong không lúc nào bằng” [2, tr.113].
Nhiệm vụ dân chủ - ruộng đất tạm gác lại, chỉ giải quyết có mức độ để tập trung vào
nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
Cuối năm 1941, Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo tài liệu Chính sách mới của
Đảng để phổ biến nội dung cơ bản của Nghị quyết Trung ương lần thứ 8. Trong tài liệu
này, sau khi phân tích rõ sự biến đổi của tình hình thế giới và trong nước, mục đích,
nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam, xác định cách mạng Việt Nam là cách
mạng giải phóng dân tộc, đồng chí Trường Chinh nhấn mạnh: “Cách mạng giải phóng dân
tộc là một bộ phận khăng khít của cách mạng dân chủ tư sản, thực chất vẫn là cách mạng
dân chủ tư sấn mà tính chất là phần đế và phản phong kiến. Song nhiệm vụ cấp bách nhất
hiện nay là giải phóng dân tộc, cho nên cuộc cách mạng ta phải tiến hành trước mắt đây là
cách mạng giải phóng dân tộc, một bước của cách mạng dân chủ tư sản”. Vì tình thế biến
đổi lớn, nên Hội nghị Trung ương lần thứ 8 đã xét toàn bộ chiến lược của Đảng và đã
nhận rằng: Tính chất cơ bản của cách mạng Đông Dương trong giai đoạn này vẫn là tư
sản dân chủ. Song cần phải nhìn nhận vào hoàn cảnh lúc bấy giờ, chúng ta không thể thực
hiện cùng lúc hai nhiệm vụ là cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng thổ địa.
Trước tình cảnh này, nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt lên hàng đầu và là
nhiệm vụ quan trọng cần kíp nhất trong Đảng và đối với nhân dân ta. Điều cần thiết ưu
tiên hàng đầu lúc này là Đảng phải thống nhất mọi lực lượng cách mạng cũng như toàn
thể quần chúng nhân dân thành một khối đại đoàn kết để thực hiện nhiệm vụ quan trọng
đó. Các tầng lớp nhân dân không trừ bất kì một ai, bao gồm cả địa chủ và tư sản đều được
huy động vào lực lượng cách mạng, tham gia chiến đấu Do đó việc thực hiện khẩu hiệu
thổ địa cách mạng phải tạm thời gác lại phía sau để thực hiện nhiệm vụ cần thiết trước
mắt của Đảng đề ra. Đây là sự thay đổi chiến lược của Đảng: Đặt vấn đề giải phóng dân
tộc lên hàng đầu.

4
Thực hiện đường lối, mục tiêu cách mạng, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã đưa ra
những chiến lược, sách lược cách mạng khác nhau qua mỗi thời kỳ. “Dĩ bất biến, ứng vạn
biến” luôn là phương châm lãnh đạo của cách mạng Việt Nam, do thể có lúc Đảng giương
cao ngọn cờ dân tộc so với ngọn cờ dân chủ, lúc lại giương cao ngọn cờ dân chủ so với
ngọn cờ dân tộc. Tuy nhiên, dù ngọn cờ nào được kéo lên thì nó đều thực hiện một mục
tiêu chiến lược cách mạng chung là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng
con người. Trong ngọn cờ dân tộc, luôn có ngọn cờ dân chủ và trong ngọn cờ dân chủ
luôn có hình bóng ngọn cờ dân tộc, đây là mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và
giai cấp đã được Hồ Chí Minh giải quyết một cách linh hoạt, mềm dẻo trong cách mạng
Việt Nam.

Khi thời cơ đã chín muồi, ngọn cờ dân tộc luôn đặt lên cao nhất, Hồ Chí Minh chỉ
rõ: Lúc này khẩu hiệu cách mạng phản đế, cách mạng giải phóng dân tộc cao hơn và thích
đáng hơn. Do vậy, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8, Hồ Chí Minh đã lãnh
đạo nhân dân ta tập trung vào nhiệm vụ giải phóng dân tộc: Nhiệm vụ giải phóng dân tộc,
độc lập cho đất nước là nhiệm vụ trước tiên: “Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông
Dương không còn có con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống
tất cả ách ngoại xâm, vô luận da trắng hay da vàng để giành lấy giải phóng độc lập” [3,
tr.610]; Người kêu gọi tất các giai cấp, tầng lớp hướng về cuộc cách mạng giải phóng dân
tộc.

Theo Hồ Chí Minh: đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh của giai cấp công
nhân với giai cấp nông dân là một chiến lược của cách mạng, là lực lượng to lớn của cách
mạng Việt Nam nói chung và trong cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam nói riêng.
Điều này đặc biệt đúng trong giai đoạn cách mạng 1941 – 1945, khi mà cuộc cách mạng
giải phóng dân tộc đang tiến những bước cực kỳ quan trọng nhằm thực hiện nhiệm vụ dân
tộc giải phóng và tiến tới thực hiện mục tiêu: dân tộc tự quyết và thành lập nhà nước dân
tộc độc lập, vì độc lập, tự do và hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam.
Từ thực tiễn phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, Hồ Chí Minh khẳng
định: vấn đề bao trùm trên hết và trước hết lúc này ở Việt Nam là vấn đề giải phóng dân
tộc, giải phóng dân tộc là cơ sở để giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con
người.
* Lý do thành lập mặt trận Việt Minh:

5
Cách mạng là việc khó nhưng biết hợp lực đồng tâm thì nhất định làm được. Người
cho rằng cách mạng muốn thành công thì phải có đủ lực lượng và lực lượng đó phải đủ
mạnh để chiến thắng kẻ thù và xây dựng thành công xã hội mới. Đại đoàn kết dân tộc lúc
này là yếu tố quan trọng hàng đầu để tập hợp lực lượng cách mạng, thực hiện nhiện vụ
cấp bách của cả dân tộc. Đại đoàn kết dân tộc phải được thực hiện bằng hành động, phải
có chiến lược cụ thể và rõ ràng chứ không thể dừng lại ở lời nói hay trong tư tưởng, nó
phải được chuyển hoá bằng hành động cụ thể, bằng sự quyết tâm của cả dân tộc, của toàn
Đảng, toàn dân ta. Nó phải biến thành sức mạnh vật chất, thành lực lượng vật chất có tổ
chức. Tổ chức thực hiện khối Đại đoàn kết dân tộc chính là Mặt trận dân tộc thống nhất.
Trên cơ sở đó, Hội nghị đã xác định quan điểm mở rộng mặt trận đoàn kết toàn dân tộc,
chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Để mở rộng mặt trận đoàn kết dân tộc
trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt
Minh, tập hợp các đoàn thể, hội cứu quốc, các tầng lớp nhân dân, trong đó có đông đảo
nhân sĩ, trí thức. Cả dân tộc chỉ trở thành lực lượng to lớn, trở thành sức mạnh vô địch khi
được giác ngộ về mục tiêu chiến đấu chung, được tổ chức ại thành một khối vững chắc,
chung mục tiêu, lý tưởng và sự giác ngộ cách mạng, bằng sự lãnh đạo và đường lối đúng
đắn của Đảng. Hàng triệu con người phải như một con người, nếu không có sự đoàn kết,
gắn kết lẫn nhau thành một nền tảng vững chắc thì số đông cũng chỉ là một tập thể không
có sức mạnh, không có sức chiến đấu. Thất bại của các phong trào yêu nước trước kia đã
minh chứng rất rõ ràng vấn đề này. Người cho rằng: Cách mạng giải phóng dân tộc là sự
vùng dậy của cả một dân tộc để đánh đổ ách thống trị nước ngoài. Giai cấp vô sản lãnh
đạo không thể tự một mình làm nổi mà phải liên minh với các lực lượng yêu nước trong
dân tộc.

Ngay từ khi tìm thấy con đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã rất chú ý đến việc đưa
quần chúng nhân dân vào những tổ chức yêu nước phù hợp với từng giai tầng, từng giới,
từng ngành nghề, từng lứa tuổi, từng tôn giáo; hơn nữa còn phù hợp với từng bước phát
triển của các phong trào cách mạng. Đó là các hội ái hữu hay tương trợ, công hội hay
nông hội, đoàn thanh niên hay hội phụ nữ, đội thiếu niên nhi đồng hay hội phụ lão, hội
Phật giáo cứu quốc, Công giáo yêu nước hay những nghiệp đoàn,...Và bao trùm là Mặt
trận dân toojv thống nhất, nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước, tập hợp mọi con
dân nước Việt, không phải chỉ ở trong nước mà còn bao gồm cả những người Việt Nam
định cư ở nước ngoài, dù bất cứ ở phương trời nào, nếu tấm lòng vẫn hướng về quê hương
đất nước, về tổ quốc Việt Nam.
6
Một đặc điểm nổi bật của cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta từ xưa đến
nay là luôn luôn phải đối mặt với các lực lượng xâm lược lớn mạnh hơn ta gấp bội, nhân
dân ta luôn luôn phải chấp nhận cuộc đấu tranh không cân sức. Trong bối cảnh ấy, chỉ có
khéo biết tập hợp lực lượng, nhân dân ta mới có thể thắng lợi, không còn con đường nào
khác. Do đó, Mặt trận dân tộc thống nhất ra đời là sản phẩm tất yếu khách quan của lịch
sử dân tộc.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh
luôn coi đoàn kết trong Mặt trận dân tộc thống nhất là vấn đề chiến lược cơ bản có ý
nghĩa lâu dài, chứ không phải là một thủ đoạn cách mạng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây
dựng và phát triển tổ chức Mặt trận dân tộc thống nhất xuyên suốt tiến trình cách mạng
Việt Nam từ độc lập dân tộc đi lên Chủ nghĩa xã hội, trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc cũng
như trong xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh hiện nay.
Từ Hội phản đế đồng minh cho đến Mặt trận tổ quốc Việt Nam đã cho thấy Chủ
tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn nhất quán, đúng đắn, có hình thức tổ chức phù hợp và
ngày càng rộng mở, nên đã phát huy được truyền thống yêu nước, đoàn kết của dân tộc,
tạo thành sức mạnh vô địch, làm nên những chiến công chưa từng có trong lịch sử. Một
trong những kinh nghiệm lịch sử lãnh đạo cách mạng của Đảng là đã khéo tập hợp nhân
dân vào Mặt trận dân tộc thống nhất. Ngay từ Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt
Nam đã đề ra Điều lệ Hội Phản đế đồng minh. Từ khi Mặt trận dân tộc thống nhất Việt
Nam ra đời, với các tên gọi và hình thức tổ chức khác nhau nhưng không lúc nào vắng
bóng Mặt trận trong cuộc đấu tranh của nhân dân ta do Đảng lãnh đạo. Trong những hình
thức tổ chức củaMặt trận dân tộc thống nhất, Việt Minh đã nêu lên mẫu mực đầu tiên về
phát huy vai trò của Mặt trận dân tộc trong các phong trào cách mạng của quần chúng. Để
hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, sách lược vận động là phải làm sao có lợi cho
cách mạng, phải vận dụng phương pháp hiệu triệu hết sức thống thiết để sao đánh thức
được tinh thần dân tộc trong nhân dân, cho nên Mặt trận dân tộc phải chọn tên khác có
tính chất dân tộc hơn. Theo đề nghị của Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị quyết định thành lập
Mặt trận dân tộc thống nhất chống phát xít Pháp - Nhật lấy tên là Việt Nam Độc lập Đồng
minh, gọi tắt là Việt Minh. Tháng 10-1941, Việt Minh công bố Tuyên ngôn chương trình,
Điều lệ. Ngày 25-1-1942, báo Cứu quốc, cơ quan của Tổng bộ Việt Minh ra số 1. Đại hội
Quốc dân do Tổng bộ Việt Minh triệu tập, họp ở Tân Trào trong hai ngày 16 và 17-8, đã
nhất trí tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa, thông qua lệnh khởi nghĩa và 10 chính sách

7
lớn của Việt Minh, quyết định quốc kỳ, quốc ca, cử ra Uỷ ban Giải phóng dân tộc, tức
Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Mặt trận Việt Minh là sự khẳng định
và hiện thực hóa tư tưởng đại đoàn kết trong Mặt trận dân tộc thống nhất của Hồ Chí
Minh. Chính sách đàn áp, bóc lột của phát xít Nhật – Pháp làm cho nhân dân, kể cả các
tầng lớp tư sản, địa chủ, tri thức vô cùng phẫn uất. Điều đó dẫn đến những chuyển biến
trong thái độ đối với cách mạng của các giai tầng trong xã hội họ đã cảm tình với cách
mạng, hăng hái tham gia cách mạng và có khuynh hướng gét Nhật, chống Pháp. Mặt trận
Việt Minh ra đời đã phất cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, với những chính sách phù hợp
với nguyện vọng của quần chúng nhân dân và được sự ủng hộ đông đảo của quần chúng
nhân dân. Phong trào Việt Minh đã phát triển rầm rộ với các tổ chức cứu quốc ở khắp nơi,
tạo ra một lực lượng cách mạng to lớn, mạnh mẽ và đem lại thắng lợi. Thắng lợi của Cách
mạng Tháng Tám là thắng lợi của sự nổi dậy của toàn dân tộc được tập hợp trong các tổ
chức của Việt Minh. Vì vậy, nhiều lần Hồ Chí Minh đã khẳng định Mặt trận Việt Minh là
nhân tố đưa Cách mạng Tháng Tám thành công. Năm 1962, tổng kết vai trò của Mặt trận
dân tộc thống nhất đối với cách mạng, Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định đóng góp có ý
nghĩa quyết định của Mặt trận Việt Minh đối với Cách mạng Tháng Tám: “Đoàn kết trong
Mặt trận Việt Minh, nhân dân ta làm Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” [4, tr.452].
Cách mạng tháng Tám thành công. Mặt trận Việt Minh thực hiện thắng lợi sứ
mệnh là ngọn cờ tập hợp toàn dân, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Thực tế
đã chứng tỏ, tuy tổ chức Việt Minh còn phát triển hạn chế, nhưng là một tổ chức Mặt trận
đạt đỉnh cao về hiệu quả và ảnh hưởng thiết thực trong toàn dân, một thực thể chính trị -
xã hội rộng rãi, mạnh mẽ, vững chắc, là một đỉnh cao chói lọi của lịch sử Mặt trận dân tộc
thống nhất Việt Nam.

* Danh mục tài liệu tham khảo:


1. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
2. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
4. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8
9

You might also like