You are on page 1of 3

2.2. Bước 2.

Tìm ý, lập dàn ý theo đề cương

DÀN Ý BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Tên đề tài: ……………………………………………………………
Nhóm HS thực hiện: …………………………………………………
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Nêu sự cần thiết của việc nghiên cứu vấn đề: quan trọng trong việc thống kê, nghiên
cứu, báo cáo,...
câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu :

Sự hình thành của tơ lụa tân châu: Trọn một vùng đất phù sa sông Cửu Long,
có lẽ An Giang là nơi duy nhất có nghề trồng dâu, nuôi tằm và dệt lụa. Khi nước nổi
rút xuống, cả một dải đất cát pha nằm ven sông Tiền, sông Hậu trải dài từ Tân Châu
đến Chợ Mới rồi qua tận biên giới Campuchia nối tiếp nhau xanh ngát những ruộng
dâu. Các bậc lão nông nhớ lại, có thời diện tích trồng dâu lên tới 10.000 ha mà vẫn
chưa đủ cung cấp cho tằm nuôi.
Nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa ở Tân Châu không biết có tự bao giờ

Tân Châu thời xưa do Nguyễn Văn Kiềm biên tập nổi tiếng rộng khắp miền Nam với
nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa.
Và tên gọi lãnh Mỹ A cũng ra đời từ đó và gọi là xứ tầm tang. Đến năm 1909, nhận
thấy điểm sáng của nghề dệt tơ lụa, thực dân Pháp đã đồng ý và khôi phục lại quận
Tân Châu thành 1 công sở có tên gọi là sở canh nông.
Chính nghề trồng dâu nuôi tằm đã trở thành nghề kiếm cơm cho người dân Tân
Châu.

Sự suy tàn: Sau năm 1975, Công ty tơ lụa An Giang thành lập trên đất Tân Châu
nhưng chỉ sau một thời gian cầm cự cũng không thể tồn tại nổi do sợi polyester quá
rẻ.
Thăng trầm việc giữ lửa nghề lụa: Quyết tâm và mong mỏi của người dân xứ
lụa Tân Châu đã thành sự thật khi chính quyền tỉnh An Giang chủ trương hồi sinh
làng nghề truyền thống vào năm 2006. 
Lúc HTX mới thành lập có 10 máy dệt cũ kỹ, thiếu vốn nghiêm trọng nên bà con
phải thắt lưng buộc bụng, cầm cự để nuôi giữ nghề truyền thống quê hương.
Sự phát triển: Mọi việc bắt đầu khởi sắc, sáng sủa hơn khi có ngân hàng chính
sách cho vay 1 tỷ đồng tín dụng ưu đãi khoảng 30 triệu/hộ. HTX đầu tư thêm 15
máy dệt lụa của Nhật cùng 2 máy dệt lụa hoa văn, 1 phân xưởng ươm dệt... Các
nghệ nhân lão luyện làng nghề ra tay chỉ dạy nghề cho các công nhân nâng cao tay
nghề ươm tơ, dệt lụa quyết không để mai một nghề tơ lụa và làm hồi sinh xứ lụa
Tân Châu.
Đến nay làng lụa Tân Châu đã phục hiện nghề xưa với nhiều cải tiến kỹ thuật, nhiều
công đoạn được thay thế bằng máy móc tại Long Châu, Long Hưng, Long Thạnh...
cùng nhiều hộ gia đình dệt lụa nhỏ lẻ.
Về thị xã Tân Châu ngày nay, tiếng thoi vang lách cách bên tai suốt đêm ngày,
những cô công nhân trẻ cười tươi, duyên dáng bên khung dệt. Trên ruộng dâu,
tiếng cười, tiếng hát véo von trong trẻo của những thôn nữ mặc áo bà ba, đội nón
lá, gợi nhớ một thời bình yên, hưng thịnh và huy hoàng của nghề trồng dâu nuôi
tằm dệt lụa.
Lụa Tân Châu nay đã hồi sinh và đang dần thăng hoa trên sàn diễn thời trang theo
xu hướng sản phẩm chất lượng cao và mang đậm dấu ấn Việt, tâm hồn Việt. Lần
đầu tiên, lãnh Mỹ A được mang lên sàn diễn các nơi như: Thượng Hải (Trung
Quốc), Australia, New Zealand...
Mới đây, lụa Tân Châu được dùng trong các bộ sưu tập độc đáo khiến cho người
xem trong và ngoài nước tìm đến. Thành công rất rõ nét khi một người Pháp tình cờ
phát hiện và mê mẩn với vẻ đẹp hoàn mỹ của tơ lụa Tân Châu nên đã tìm đến Tân
Châu, đặt hợp đồng mua lãnh Mỹ A để cung cấp cho thị trường thời trang châu Âu.
Người Pháp đã đặt nền móng cho tơ lụa Tân Châu và cũng chính người Pháp đã
mang lụa Tân Châu ngày nay đến với châu Âu.
- Nêu ngắn gọn nội dung của bài viết: sự hình thành về lụa tân châu, cho đến những thăng
trầm trong việc giữ gìn truyền thống nghề lụa lúc trước và dựa vào những cơ sở để đề ra
những việc làm để bảo tồn, phát huy về nghề dệt lụa ở Tân Châu
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Thuật ngữ cần giải thích:
Lãnh Mỹ A là một loại lụa hay còn gọi là báu vật xa xỉ của nghề dệt may nước Việt
Trái mặc nưa : theo công nghệ cổ truyền thì trái mặc nưa dùng để nhuộm vải màu đen
Lý thuyết làm nền cho nghiên cứu (nếu có):
………………………………………………………..
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để cho ra kết quả nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp: tìm kiếm các dữ
liệu thông qua internet, hiểu biết, ...
Bằng cách: đọc các bài báo, tìm hiểu về xứ lụa tân châu
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Các dữ liệu nghiên cứ đã thu thập: Phiếu khảo sát, phiếu quan sát, phiếu phỏng
vấn,…
2. Phân tích, đánh giá kết quả: Phân tích các dữ liệu thu được để lần lượt trả lời các
câu hỏi nghiên cứu hoặc mục tiêu nghiên cứu đã nêu.
V. KẾT LUẬN
Khái quát kết quả nghiên cứu:
………………………………………………………………………..
Đề xuất giải pháp, hướng phát triển của đề tài:
- Kêu gọi mọi người chung tay bảo tồn và phát huy nghề dệt
- Giúp nhiều người biết sâu hơn về sự hình thành, phát huy và thăng trầm trong
nghề dệt lụa từ đó mọi người sẽ biết đến nhiều hơn về nghề dệt lụa
- Phát triển du lịch ở xứ lụa
- Kinh doanh những mặt hàng về lụa Tân Châu
- Có những chuyến tham quan thực tế để hiểu rõ hơn về nghề dệt lụa ở Tân Châu
từ đó sẽ có những ý thức về sự bảo tồn và phát huy ngành nghề truyền thống
này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Liệt kê tối thiểu 3 tài liệu tham khảo chính.
-Trình bày tài liệu tham khảo theo dạng: Tên tác giả. Tên tài liệu. Nơi xuất bản, năm
xuất bản.
1, Tên tác giả: Đông Kha
Tên tài liệu: Xứ lụa Tân Châu
Năm xuất bản: 30/11/2017
2 Tên tác giả : Nguyễn Chiên
Tên tài liệu: Tơ lụa Tân Châu – Nơi thổi hồn nét đẹp truyền thống của làng quê
Việt
Năm xuất bản: 26/12/2018
3. tên tác giả Trần Ngọc
Tên tài liệu Độc đáo làng Việt: Tơ lụa Tân Châu
Năm sản xuất:  02/05/2022

You might also like