You are on page 1of 10

BỘ 30 ĐỀ THI THỬ KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA 2022

ĐỀ SỐ 8 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN


(Đề có 04 trang) Môn thi thành phần: HOÁ HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Mã đề thi: 008


Số báo danh: ..........................................................................
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39;
Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.
Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn, giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước.

Câu 41: Trong bảng tuần hoàn hóa học, nguyên tố Mg thuộc nhóm
A. IA. B. IIA. C. IB. D. IIB.
Câu 42: Từ CaC2 và nước, người ta có thể điều chế trực tiếp chất nào sau đây?
A. C2H6. B. C2H4. C. C2H2. D. CH4.
Câu 43: Hợp chất (C17H33COO)3C3H5 có tên gọi là
A. tristearin. B. trilinolein. C. tripanmitin. D. triolein.
Câu 44: Gang là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác trong đó hàm lượng cacbon chiếm
A. dưới 2%. B. trên 2%. C. từ 2-5%. D. trên 5%.
Câu 45: Hợp chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. Al2O3. B. Al2(SO4)3. C. Al(NO3)3. D. NaAlO2.
Câu 46: Amin CH3CH2NH2 có tên gọi là
A. metylamin. B. propylamin. C. etylamin. D. đimetylamin.
Câu 47: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl?
A. Al. B. Cu. C. Na. D. Mg.
Câu 48: Polime nào sau đây là polime thiên nhiên?
A. Polietilen. B. Poli(vinyl axetat). C. Xenlulozơ. D. Policaproamit.
Câu 49: Chất nào sau đây làm mềm được nước cứng vĩnh cửu?
A. Na2CO3. B. NaOH. C. Ca(OH)2. D. HCl.
Câu 50: Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Mg2+. B. Fe3+. C. Na+. D. Cu2+.
Câu 51: Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dụng thay thế một số
nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường?
A. Xăng, dầu. B. Khí hiđro. C. Khí butan (gas). D. Than đá.
Câu 52: Dung dịch chất nào sau đây dẫn được điện?
A. NaCl. B. C6H12O6 (glucozơ).
C. C12H22O11 (saccarozơ). D. C2H5OH.
Câu 53: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng
chảy?
A. Al. B. Cu. C. Fe. D. Ag.
Câu 54: Saccarozơ thuộc loại
A. hợp chất đa chức. B. đisaccarit. C. polisaccarit. D. monosaccarit.
Câu 55: Dãy kim loại nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần tính dẫn điện?
A. Fe < Al < Cu < Ag. B. Al < Ag < Cu < Fe.
C. Fe < Cu < Al < Ag. D. Al < Fe < Cu < Ag.
Câu 56: Dung dịch Fe2(SO4)3 không phản ứng với chất nào sau đây?
A. Fe. B. Ag. C. BaCl2. D. NaOH.
Trang 1
Câu 57: Ở điều kiện thích hợp, amino axit tác dụng với chất nào sau đây tạo thành muối amoni?
A. HCl. B. CH3OH. C. KOH. D. NaOH.
Câu 58: Dung dịch NaOH không phản ứng với chất nào sau đây?
A. SO2. B. CO2. C. H2S. D. H2.
Câu 59: Công thức phân tử nào sau đây thuộc loại este no, đơn chức, mạch hở?
A. C2H4O2. B. C6H10O2. C. C3H4O2. D. C4H6O4.
Câu 60: Cho Al vào dung dịch NaOH, thấy có khí X không màu thoát ra. Khí X là
A. H2O. B. H2. C. Cl2. D. O2.
Câu 61: Cho dung dịch Fe(NO3)3 tác dụng với dung dịch NaOH tạo thành kết tủa có màu
A. xanh thẫm. B. trắng. C. trắng xanh. D. nâu đỏ.
Câu 62: Nhiệt phân hoàn toàn 12,2 gam hỗn hợp CaCO3 và MgCO3, thu được m gam chất rắn và 2,8 lít
khí CO2 (đktc). Giá trị m là
A. 6,7. B. 7,8. C. 7,6. D. 4,7.
Câu 63: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Poli(vinyl clorua) hay PVC dùng sản xuất chất dẻo.
B. Cao su buna thuộc loại cao su tổng hợp.
C. Đa số polime không tan trong các dung môi thông thường.
D. Xenlulozơ axetat dùng để sản xuất thuốc súng không khói.
Câu 64: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tính bazơ của NH3 yếu hơn tính bazơ của metylamin.
B. Hợp chất H2NCH2CONHCH2CH2COOH là đipeptit.
C. Tetrapeptit mạch hở có chứa 3 liên kết peptit.
D. Muối mononatri của axit glutamic được sử dụng sản xuất mì chính.
Câu 65: Đun nóng 14,6 gam Gly-Ala với lượng dư dung dịch NaOH. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn,
thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 18,6. B. 16,8. C. 20,8. D. 22,6.
Câu 66: Cho các loài thực vật sau: gạo (1), cây tre (2), mật ong (3), cây thốt nốt (4). Thứ tự các loại
cacbohiđrat có chứa nhiều trong (1), (2), (3), (4) lần lượt là
A. tinh bột, xenlulozơ, fructozơ, saccarozơ.       B. saccarozơ, tinh bột, glucozơ, fructozơ.
C. xenlulozơ, saccarozơ, glucozơ, tinh bột.       D. tinh bột, xenlulozơ, fructozơ, glucozơ.      
Câu 67: Cho 13,44 gam Fe với khí Cl2, sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng sản phẩm thu được là
29,25 gam. Hiệu suất của phản ứng là
A. 80,0%. B. 90,8%. C. 75,0%. D. 96,8%.
Câu 68: Đốt cháy m gam hỗn hợp X gồm saccarozơ và glucozơ thu được 0,6 mol CO 2 và 0,58 mol H2O.
Khối lượng của saccarozơ có trong m gam hỗn hợp X là
A. 10,26. B. 6,84. C. 20,52. D. 13,68.
Câu 69: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Kim loại Na khử được ion Cu2+ trong dung dịch muối.
B. Cho lượng nhỏ Ca vào dung dịch NaHCO3, thu được kết tủa trắng.
C. Một vật bằng gang (hợp kim Fe-C) để trong không khí ẩm bị ăn mòn điện hóa.
D. Đun nước cứng lâu ngày sẽ tạo thành lớp cặn ở đáy ấm.
Câu 70: Cho vào ống nghiệm một viên kẽm, sau đó cho tiếp 1-2 ml dung dịch X đậm đặc vào ống
nghiệm. Sau một thời gian thấy bọt khí thoát ra, viên kẽm tan dần. Chất X là
A. ancol etylic. B. anđehit axetic. C. axit axetic. D. glixerol.
Câu 71: Cho a mol Fe tác dụng với dung dịch chứa a mol HNO 3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được dung dịch dịch X và khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất của N +5). Cho dãy các chất sau:
NaOH, H2SO4 loãng, AgNO3, Cu. Số chất trong dãy trên tác dụng được với dung dịch X là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Trang 2
Câu 72: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol ancol đơn chức X trong bình kín chứa 22,4 lít O 2 (dư), sau phản ứng
trong bình thu được 1,5 mol khí và hơi. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E gồm X và 0,2 mol amin Y (no,
mạch hở, đơn chức) cần vừa đủ a mol O2, thu được N2, H2O và 13,44 lít CO2. Giá trị của a là
A. 0,60. B. 0,75. C. 0,65. D. 1,05.
Câu 73: Nung nóng 30,52 gam hỗn hợp gồm Ba(HCO3)2 và NaHCO3 đến khi khối lượng không đổi thu
được 18,84 gam rắn X và hỗn hợp Y (chứa khí và hơi). Cho X vào lượng nước dư, thu được dung dịch Z.
Hấp thụ một nửa hỗn hợp Y vào Z, thu được dung dịch T chứa m gam chất tan. Giá trị của m là
A. 14,64. B. 17,45. C. 16,44. D. 15,20.
Câu 74: Oxi hóa 6,4 gam một ancol đơn chức thu được 9,92 gam hỗn hợp X gồm anđehit, axit, nước và
ancol dư. Nếu cho hỗn hợp X tác dụng hết với NaHCO 3 thì thu được 1,344 lít khí CO2 (ở đktc). Mặt khác,
cho hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, sau phản ứng thu được m gam Ag. Giá trị của
m là
A. 21,60. B. 45,90. C. 56,16. D. 34,50.
Câu 75: Hỗn hợp X gồm Fe và C có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2. Cho m 1 gam hỗn hợp X tác dụng với
dung dịch HNO3 đặc, nóng (dư), thu được 29,12 lít gồm hai khí (ở đktc). Oxi hóa lượng C trong m 1 gam
X rồi dẫn sản phẩm khí thu được vào 100 ml dung dịch NaOH 1M và KOH 1,5M, thu được m 2 gam chất
tan. Giá trị của m2 là
A. 19,5. B. 19,4. C. 20,3. D. 21,2.
Câu 76: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm triglixerit X và axit béo tự do Y cần vừa đủ 32,592 lít
khí O2, thu được 23,184 lít khí CO 2 và 17,10 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 24,12 gam E bằng
NaOH vừa đủ, thu được 25,08 gam một muối natri của axit béo. Phần trăm khối lượng của X có trong m
gam hỗn hợp E là
A. 83,02%.       B. 82,46%.       C. 81,90%.       D. 78,93%.
Câu 77: Cho các phát biểu sau:
(a) Metylamin trong nước là một dung dịch bazơ mạnh.
(b) Glucozơ ở dạng mạch hở có 5 nhóm hiđroxyl.
(c) Khi đun nóng, peptit bị thủy phân hoàn toàn nhờ xúc tác axit hoặc bazơ.
(d) Geranyl axetat có mùi hoa hồng nên dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp mỹ phẩm.
(e) Nếu dùng bột ngọt với hàm lượng cao sẽ gây hại cho nơron thần kinh.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Câu 78: Hỗn hợp E chứa ba este mạch hở X, Y, Z (trong đó X là este no, đơn chức; Y là este không no,
đơn chức, trong phân tử chứa một liên kết đôi C=C; Z là este no, hai chức). Đun 0,48 mol E với dung
dịch NaOH (vừa đủ), thu được 30,84 gam hỗn hợp gồm ba ancol cùng dãy đồng đẳng và 58,92 gam hỗn
hợp T gồm ba muối. Đốt cháy toàn bộ T cần dùng 0,33 mol O 2, thu được Na2CO3 và 0,588 mol hỗn hợp
gồm CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong E là
A. 8,94%. B. 9,47%. C. 7,87%. D. 8,35%.
Câu 79: Cho sơ đồ phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol):
(1) X + Y E (C6H10O4) + H2O

(2) X + 2Y F (C9H12O5) + 2H2O

(3) X + 3Y G + 3H2O
Cho các phát biểu sau:
(a) Có 2 công thức cấu tạo phù hợp với chất F.
(b) Chất G có công thức phân tử là C12H14O6.
(c) Tên gọi của chất Y là axit propionic.
(d) Xà phòng hóa chất béo luôn thu được chất X.
Trang 3
(e) Có 2 đồng phân cấu tạo phù hợp với chất E.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 80: Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam hỗn hợp Cu, Mg, Fe vào 200 gam dung dịch gồm KNO 3 6,06% và
H2SO4 16,17%, thu được dung dịch X chỉ chứa muối trung hòa của kim loại và hỗn hợp khí Y (trong đó
H2 chiếm 2,7778% khối lượng). Cho một lượng KOH (dư) vào X, thu được kết tủa Z. Nung Z trong
không khí đến khối lượng không đổi được 16 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của FeSO 4 trong X có giá
trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 4,38%. B. 4,39%. C. 4,37%. D. 4,36%.

Câu 1.
Câu 2.
Câu 3.
Câu 4.
Câu 5.
Câu 6.
Câu 7.
Câu 8.
Câu 9.
Câu 10.
Câu 11.
Câu 12.
Câu 13.
Câu 14.
Câu 15.
Câu 16.
Câu 17.
Câu 18.
Câu 19.
Câu 20.
Câu 21.
Câu 22.
Câu 23.
Câu 24.
Câu 25.
Câu 26.
Câu 27.
Câu 28.
Câu 29.
Câu 30.
Câu 31.
Câu 32.
Câu 33.
Câu 34.
Câu 35.
Câu 36.
Trang 4
Câu 37.
Câu 38.
Câu 39.
Câu 40.
-------------------HẾT-------------------

Trang 5
I. MA TRẬN ĐỀ:
CẤP ĐỘ NHẬN THỨC
Lớp CHUYÊN ĐỀ Vận dụng TỔNG
Biết Hiểu Vận dụng
cao
Este – lipit 2 1 1 1 5
Cacbohidrat 1 2 3
Amin – Aminoaxit - Protein 2 1 1 4
Polime và vật liệu 1 1 2
12 Đại cương kim loại 4 2 1 7
Kiềm – Kiềm thổ - Nhôm 4 2 1 7
Crom – Sắt 2 1 3
Thực hành thí nghiệm 1 1
Hoá học thực tiễn 1 1
Điện li 0
Phi kim 1 1
11
Đại cương - Hiđrocacbon 1 1
Ancol – Anđehit – Axit 1 1
Tổng hợp hoá vô cơ 1 1 2
Tổng hợp hoá hữu cơ 1 1 2

II. ĐÁNH GIÁ – NHẬN XÉT:


- Số lượng câu hỏi tập trung chủ yếu ở các phần kiến thức:
+ Este, lipit.
+ Đại cương về kim loại.
+ Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và hợp chất.
+ Amin, amino axit, protein.
+ Sắt - Crom và hợp chất.
+ Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học vô cơ và hữu cơ.
- Về sự phân bổ kiến thức theo lớp: 
+ Lớp 11: Chiếm khoảng 10%.
+ Lớp 12: Chiếm khoảng 90%.
- Các câu hỏi cơ bản trải dài toàn bộ chương trình lớp 12 và hầu hết các phần của lớp 11.
- Các chuyên đề có câu hỏi khó:
+ Bài toán hỗn hợp Este.
+ Bài toán chất béo.
+ Biện luận hợp chất hữu cơ.
+ Bài toán hợp chất có chứa N.
+ Bài toán vô cơ tổng hợp.
+ Thí nghiệm thực hành hóa hữu cơ.

Trang 6
III. ĐÁP ÁN: Mã đề thi 008
41-B 42-C 43-D 44-C 45-A 46-C 47-B 48-C 49-A 50-B
51-B 52-A 53-A 54-B 55-A 56-B 57-A 58-D 59-A 60-B
61-D 62-A 63-D 64-B 65-C 66-A 67-C 68-B 69-A 70-C
71-D 72-D 73-C 74-C 75-C 76-B 77-A 78-D 79-D 80-A

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT


Câu 71: Chọn D.

Ta có:
Bảo toàn e: 2nFe > 3nNO (trường hợp tạo muối Fe2+ và Fe còn dư)
Dung dịch X là Fe(NO3)2 tác dụng được với NaOH, H2SO4 và AgNO3.
Câu 72: Chọn D.

PT: CxHyO + O2  xCO2 + 0,5yH2O


mol: 0,2 0,1(2x + 0,5y – 1) 0,2x 0,1y
 0,2x + 0,1y + [1 – (0,2x + 0,05y – 0,1)] = 1,5  y = 8. Vậy ancol đó là C3H8O.

Nếu x > 3 thì > 1 không thỏa mãn điều kiện đề bài.
Nếu đốt X: t mol và 0,2 mol Y (CnH2n + 3N)  3t + 0,2.n = 0,6
Với n = 1  t = 0,4/3 lúc đó a = 4,5t + 2,25.0,2 = 1,05 (theo cân bằng pt của O2)
Với n = 2 thì giá trị của a vẫn không đổi.
Câu 73: Chọn C.

Rắn X gồm
Hoà tan X vào nước, dung dịch Z chứa NaOH (0,08 mol) và Na2CO3 dư (0,08 mol).

Trong 1/2 hỗn hợp Y có . Các phản ứng xảy ra như sau:
CO2 + NaOH  NaHCO3 CO2 + Na2CO3 + H2O  2NaHCO3
Dựa vào pt trên ta suy ra NaHCO3 (0,12 mol) và Na2CO3 còn dư (0,06 mol)  mT = 16,44 (g)
Câu 74: Chọn C.
            RCH2OH + [O] → RCHO + H2O
Mol       x        →     x  →       x          
            RCH2OH + 2[O] → RCOOH + H2O
Mol      y       →        2y  →    y         
= nCOOH = y = 0,06 mol
BTKL : mX – mancol bđ = mO pứ
 nO pứ = 0,22 mol = x + 2y  x = 0,1 mol
nancol bđ > (x + y) = 0,16 mol
 Mancol < 6,4 : 0,16 = 40g => CH3OH
 nAg = 4nHCHO + 2nHCOOH = 4x + 2y = 0,52 mol  mAg = 56,16g.
Câu 75: Chọn C.

Trang 7
Câu 76: Chọn B.

Bảo toàn khối lượng  mE = 16,08g


Bảo toàn O  nO (E) = 0,11 mol
 nO (E) trong 24,12 gam E = 0,165 mol
 nRCOONa = nNaOH = 0,165/2 = 0,0825 mol
 Mmuối = R + 67 = 25,08/0,0825  R = 237
E gồm (RCOO)3C3H5 (a mol) và RCOOH (b mol)

 %m(RCOO)3C3H5 = 82,46%.
Câu 77: Chọn A.
(a) Sai, metylamin trong nước là một dung dịch bazơ yếu.
Câu 78: Chọn D.
Đặt a, b, c là số mol Na2CO3, CO2, H2O trong phản ứng đốt muối  b + c = 0,588
Bảo toàn khối lượng: 106a + 44b + 18c = 58,92 + 0,33.32
Bảo toàn O: 3a + 2b + c = 0,33.2 + 2.2a
 a = 0,432; b = 0,504; c = 0,084
Bản chất phản ứng thủy phân este: COO + NaOH  COONa + OH
BT Na: nNaOH = 2.a = 0,864 mol
Vì ba ancol cùng dãy đồng đẳng nên nó là no, đơn, hở CnH2n+2O: 0,864 mol  n = 91/72
BTKL: mE = 30,84 + 58,92 – 40.2a = 55,2 gam
Mà mE = mC + mH + mO = + 16.2.0,864= 55,2
BT C: nC(E) = nC (T) + n C (ancol) = 2,028  = 1,608
Ta có: nE = nX + nY + nZ = 0,48 và nNaOH = nX + nY + 2nZ = 0,432.2  nZ = 0,384 mol
Độ bất bão hòa: – = nY + nZ = 0,42
 nX = 0,06 mol; nY = 0,036 mol; nZ = 0,384 mol
BT C: 0,06.CX + 0,036.CY + 0,384.CZ = 2,028
 CX = 4 ; CY = 7 ; CZ = 4  %mC7H14O2 = 8,35%.
Câu 79: Chọn D.
Dựa vào tỉ lệ mol của các phản ứng (1), (2), (3)  X là ancol 3 chức còn Y là axit đơn chức
Từ (1) suy ra X là C3H5(OH)3 và Y là C2H3COOH
 E là C2H3-COO-CH2-CH(OH)-CH2-OH hoặc HO-CH2-CH(OOC-C2H3)-CH2OH
Từ (2) suy ra F là C2H3-COO-CH2-CH(OH)-CH2-OOC-C2H3
hoặc C2H3-COO-CH2-CH(CH2OH)-OOC-C2H3
Trang 8
Từ (3) suy ra G là (C2H3COO)3C3H5
 ý sai là (c) axit acrylic.
Câu 80: Chọn A.
nKNO3 = 0,12 mol và nH2SO4 = 0,33 mol
X chứa Cu2+, Mg2+, Fe3+, Fe2+ (Gọi chung là Rx+), K+ (0,12 mol) và SO42- (0,33 mol)
Bảo toàn điện tích  = 0,54 mol
Bảo toàn N  nN (Y) = 0,12
Quy đổi Y thành N (0,12 mol), O (a mol) và H2 (b mol)
 2b = (16a + 2b + 0,12.14).25/9%
Bảo toàn electron: 2a + 0,54 = 0,12.5 + 2b
 a = 0,07 và b = 0,04  mY = 2,88 gam
Để oxi hóa 11,2 gam kim loại lên số oxi hóa tối đa cần nO = (16 – 11,2)/16 = 0,3 mol
Oxit cao nhất gồm Ry+ và O2- (0,3 mol). Bảo toàn điện tích  nRy+ = 0,6 mol
Sự chêch lệch điện tích của Rx+ và Ry+ chính là = 0,6 – 0,54 = 0,06 mol
mX = 11,2 + 200 – 2,88 = 208,32  C%FeSO4 = 0,06.152/208,32 = 4,378%.

Câu 41.
Câu 42.
Câu 43.
Câu 44.
Câu 45.
Câu 46.
Câu 47.
Câu 48.
Câu 49.
Câu 50.
Câu 51.
Câu 52.
Câu 53.
Câu 54.
Câu 55.
Câu 56.
Câu 57.
Câu 58.
Câu 59.
Câu 60.
Câu 61.
Câu 62.
Câu 63.
Câu 64.
Câu 65.
Câu 66.
Câu 67.
Câu 68.
Câu 69.
Trang 9
Câu 70.
Câu 71.
Câu 72.
Câu 73.
Câu 74.
Câu 75.
Câu 76.
Câu 77.
Câu 78.
Câu 79.
Câu 80.
-------------------HẾT-------------------

Trang 10

You might also like