You are on page 1of 19

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE


BÀI TẬP LỚN


Môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề bài: Anh, chị hãy tìm hiểu và phân tích quan điểm của Hồ Chí
Minh về cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam? sự vận dụng quan điểm nêu trên của Đảng Cộng sản Việt
Nam trong việc phát triển nền kinh tế nước ta hiện nay.

Người thực hiện : Nguyễn Phương Hà


Lớp : 63D Kinh doanh Quốc tế CLC
Mã sinh viên : 11219690
Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Chí Thiện

Hà Nội - 2022
LỜI NÓI ĐẦU
Lý luận về chủ nghĩa xã hội đã được hình thành tại các quốc gia từ những năm của thế
kỷ IX. Qua khoảng thời gian nghiên cứu và phân tích, chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ ra chủ
nghĩa xã hội diễn ra là một sự tất yếu của quá trình phát triển của nhân loại. Ở đó, giai cấp
bóc lột bị lật tẩy và loại bỏ, thay vào đó là sự nắm quyền của nhân dân lao động, mọi người
được đối xử công bằng trong xã hội văn minh, lịch sự.
Việt Nam cũng không phải một trường hợp ngoại lệ. Từ nền tảng là chủ nghĩa Mác,
chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra những đường lối và kế hoạch đúng đắn đi lên xã hội chủ
nghĩa và bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Việc này đã đánh dấu một dấu mốc lịch sử trong
lịch sử dân tộc Việt Nam. Mọi khía cạnh của đời sống như chính trị, văn hoá, kinh tế,…
được cải biến toàn diện với động lực là do dân, vì dân, của dân. Nhân dân có địa vị rõ ràng
trong xã hội và có quyền được đóng góp vào những quyết định cải thiện xã hội.
Đặc biệt, lúc này, phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ cấp thiết và được
quan tâm nhất. Từ một nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, trong hơn 30 năm, Việt
Nam đã phát triển thành một nước có nền kinh tế nhiều thành phần nhờ vào sự chỉ đạo của
Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản. Không những vậy, quan niệm của Người về con đường
đi lên xã hội chủ nghĩa đã để lại nhiều bài học và là cơ sở để Nhà nước ngày nay dựa vào,
tiếp tục phát triển đất nước.
Đề tài “Anh, chị hãy tìm hiểu và phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh
tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? sự vận dụng quan điểm nêu trên của
Đảng Cộng sản việt nam trong việc phát triển nền kinh tế nước ta hiện nay” có ý nghĩa quan
trọng nhất định và cấp thiết. Tuy nhiên, bởi trình độ còn hạn chế, dẫn đến những thiếu sót
ở bài tiểu luận, em kính mong có thể nhận được sự đóng góp từ thầy và các bạn!

2
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................2


MỤC LỤC ........................................................................................................3
I. Tư tưởng của hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế về thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam ....................................................................................4
1. Tư tưởng Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội và điều kiện để Việt Nam đi
lên xã hội chủ nghĩa ........................................................................................... 4
2. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội của Việt Nam ................................................................................6
a. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ............................................6
b. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ........7
3. Đặc điểm và tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường quá độ đi lên chủ nghĩa
xã hội của Việt Nam .......................................................................................... 8
4. Quan niệm của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế thời kỳ quá độ đi lên chủ
nghĩa xã hội của Việt Nam ................................................................................9
II. Vận dụng quan điểm nêu trên của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc phát
triển nền kinh tế nước ta hiện nay ......................................................................11
1. Hiện trạng ............................................................................................... 12
a. Những quan điểm của Hồ Chí Minh đã được áp dụng .......................... 12
b. Những hạn chế còn tồn tại......................................................................14
2. Giải pháp trong bối cảnh ngày nay ........................................................ 15
KẾT LUẬN .....................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................18

3
I. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế về thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam

1. Tư tưởng Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội và điều kiện để Việt Nam đi lên xã hội
chủ nghĩa
Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện có những lợi ích và bất lợi nhất định.
Tư tưởng của Mác-Lênin là một trong những cơ sở cho các kế hoạch, quyết định của Đảng
Cộng sản và Hồ Chí Minh trên hành trình đi lên xã hội chủ nghĩa. C.Mác và Ph.Ăngghen
đã khẳng định rằng xã hội chủ nghĩa là một sự tất yếu trong hành trình phát triển lịch sử và
xã hội sau những áp bức nặng nề của xã hội cũ. Ở đó, mâu thuẫn diễn ra chủ yếu là giữa
giai cấp tư sản và vô sản, hay các nhà tư bản và người lao động. Từ đó, C.Mác đã chuẩn
đoán về xã hội mới rằng “Cái xã hội mà chúng ta nói ở đây không phải là một xã hội cộng
sản chủ nghĩa đã phát triển trên những cơ sở của chính nó, mà trái lại là một xã hội cộng
sản chủ nghĩa vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa, do đó là một xã hội, về mọi phương
diện - kinh tế, đạo đức, tinh thần - còn mang những dấu vết của xã hội cũ mà nó đã lọt lòng
ra”1
Bước đầu tiên được xác định là nền móng cho con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của
Việt Nam là giai cấp công nhân với những vai trò quan trọng. C.Mác và Ph.Ănghen đã từng
khẳng định rằng: “Giai cấp công nhân là cơ sở xã hội của Nhà nước đang thực hiện bước
quá độ từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội” 2. Trước đây, giai cấp công nhân trực
thuộc giai cấp vô sản, là những người lao động không có trong tay tư liệu sản xuất, bán
mình cho tư bản, như Mác đã khẳng định “Giai cấp vô sản là giai cấp những công nhân làm
thuê hiện đại, vì mất các tư liệu sản xuất của bản thân, nên buộc phải bán sức lao động của
mình để sống”3. Họ bị bóc lột một cách nặng nề và tàn nhẫn để đem lại quyền lợi cho tư
bản. Giai cấp công nhân mang trong mình sứ mệnh lịch sử vô cùng cấp thiết. Nhờ vào sức
mạnh đoàn kết, lực lượng đông mạnh và sự đồng lòng, giai cấp công nhân đã làm nên điều
không tưởng Tại Việt Nam lúc bấy giờ, chính họ đã đào một hố sâu chôn vùi giai cấp tư
bản, loại bỏ sự bóc lột tàn nhẫn và mở đường, từng bước một cho chủ nghĩa xã hội. Từ đó,
vô vàn người lao động đã được giải phóng, hay chính họ đã tự giải phóng bản thân khỏi
những áp bức và tiến tới xã hội chủ nghĩa.

1
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.19, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.33
2
Lê Nin toàn tập, tập 33, tr 164.
3
Mác và Ph.Ăng ghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội 1995, T4, tr 596
4
Bước tiếp theo chính là những kế hoạch cải thiện và phát triển các khía cạnh của xã hội
như văn hoá, kinh tế, xã hội, chính trị,… Dù còn nhiều bất cập, nhưng các chính sách cải
tạo đã đưa Việt Nam nói riêng và các nước khác nói chung tiến tới cả con đường quá độ
lên xã hội chủ nghĩa.
Chủ nghĩa Mác Lê-nin đã chỉ ra một số đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Đầu tiên, mục
đích chính của xã hội ấy là con người được tự do và công bằng, thể hiện bản chất nhân đạo
của xã hội này. Ở đó, “Thay cho xã hội tư sản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp
của nó, sẽ xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện
cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”4. Điều này đã được thực hiện thông qua những
cuộc nổi dạy của giai cấp công nhân. Từ đây, chế độ tư hữu dần dần biến mất, thay vào đó
là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất xuất hiện và phát triển, năng suất lao động được nâng
cao. Chế độ chiếm hữu tư nhận là vật cản trở to nhất, khiến toàn bộ xã hội trì trệ, không
phát triển. Những yếu tố đã góp phần xoá bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa bao gồm: lực
lượng sản xuất có cấp độ cao, con đường lâu dài, tư liệu sản xuất tương ứng với lực lượng
sản xuất, và kinh tế nhiều thành phần, tư nhân,.. được nâng cao. Tuy nhiên, các ông cũng
đã nhấn mạnh rằng việc chế độ tư hữu biến mất không đồng nghĩa với việc kết quả lao động
của các cá nhân bị vứt bỏ mà mục tiêu quan trọng nhất là con người không còn bị bóc lột
và đời sống được nâng cao về nhiều mặt: “Điều chúng tôi muốn, là xóa bỏ tính chất bi thảm
của các phương thức chiếm hữu nó khiến cho người công nhân chỉ sống để làm tăng thêm
tư bản, và chỉ sống trong chừng mực mà những lợi ích của giai cấp thống trị đòi hỏi”5 Đây
là nền tảng để phát triển một xã hội tiến bộ, công bằng và con người có quan hệ tốt đẹp với
nhau.
Đặc trưng tiếp theo là chế độ dân chủ được xác lập và phát triển, nhà nước dân chủ,
toàn diện tiến bộ. Giai cấp công nhân đã xây dựng được yếu tố dân chủ với sự đóng góp
của nhân dân lao động nói chung. Họ được phép tham gia vào công cuộc vận hành nhà
nước, được lên tiếng và đóng góp, cải thiện đất nước phát triển. Cuối cùng, xã hội công
bằng là điều mà theo Mác-Lênin xã hội chủ nghĩa hướng đến. Các dân tộc được đảm bảo
về quyền lợi như nhau: “Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; các dân tộc được quyền tự quyết;
liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại: đó là Cương lĩnh dân tộc mà chủ nghĩa Mác, kinh
nghiệm toàn thế giới và kinh nghiệm của nước Nga dạy cho công nhân”6. Tuy nhiên, việc
xoá bỏ hoàn toàn một xã hội cũ không phải đơn giản, có những lúc mà những dư tàn của
xã hội cũ và điểm mới của xã hội mới diễn ra cùng một lúc. Vì thế, cần phải nhấn mạnh

4
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.628
5
C.Mác, Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 617
6
V.I.Lênin: Toàn tập, t.25, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tr.375
5
rằng con đường để những đặc trưng trên xuất hiện không phải một con đường dễ đi, ngắn
ngủi mà có rất nhiều sự gập ghềnh, khó khăn và lâu dài.
Nhìn chung, chủ nghĩa Mác-Lênin đã nêu lên những nguyên lý và quan điểm sáng tạo
về chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt, dù còn một điểm cần sửa đổi để hơp với thực tiễn, đây chính
là lý luận không thể thiếu để Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản nhận thức và vận dụng vào
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước.

2. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội của Việt Nam

a. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội


Những tháng ngày Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước không chỉ là lúc Người
tìm ra con đường giải phóng đất nước mà còn là thời gian nhận thức của Người về chủ
nghĩa xã hội bắt đầu xuất hiện. Kết hợp với những lý luận của chủ nghĩa Mác, Bác khẳng
định rõ rằng chủ nghĩa xã hội mới là giai đoạn đầu của của xã hội cộng sản và chủ nghĩa
cộng sản là giai đoạn sau. Chủ nghĩa xã hội tuy còn chứa đựng tàn dư xót lại của xã hội cũ
nhưng ở đó cuộc sống của nhân dân đã được cải thiện rất nhiều, ở đó họ không phải chịu
đựng áp bức nữa mà làm chủ đất nước, được tự do, đủ đầy và đảm bảo quyền lợi. Với
Người, mục tiêu mà xã hội mới hướng đến là “Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa
xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng, làm cho mọi người
có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc”7
Sau khi phát triển học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, C.Mác đã đưa kết luận “Tôi coi
sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”8. Kế thừa
những lý luận của C.Mác, Hồ Chí Minh cũng đã nhìn nhận rằng tiến lên chủ nghĩa xã hội
là một tất yếu khách quan. Người thấy rằng nhiều nước lúc bấy giờ rồi cũng sẽ đi lên xã
hội xã hội chủ nghĩa, nhưng con đường của các nước là không giống nhau tuỳ vào hoàn
cảnh cụ thể. Việc đi lên xã hội chủ nghĩa không chỉ ở Việt Nam, mà còn là của toàn nhân
loại vừa là tất yếu lịch sử, vừa thoả mãn khát vọng của các đất nước bị áp bức và xu thế
phát triển của thời đại. Đúng như Người đã chỉ rõ rằng đây chính là nguồn gốc của mọi tự
do, nhân đạo, công bằng, giúp con người thấu cảm, đồng lòng và thương yêu lẫn nhau.
Sau khi tiếp cận ở nhiều góc độ, Bác Hồ đã rút ra được những đặc trưng cơ bản của xã
hội chủ nghĩa. Thứ nhất, đây là xã hội có chế độ dân chủ. Ở đó, người đứng đầu về quyền

7
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t..11, tr.610
8
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, năm 2004, tập 23, trang 21
6
lực là toàn bộ nhân dân bởi đó là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đồng thời, chế độ
chuyên chính của đa số nhân dân với thiểu số phản động cũng xuất hiện. Vì thế, dân chủ và
nhân dân dân chủ chuyên chính là hai thứ gắn bó, liên kết với nhau chặt chẽ trong xã hội
chủ nghĩa. Thứ hai, xã hội chủ nghĩa có lực lượng sản xuất phù hợp với chế độ công hữu
về tư liệu sản xuất nâng cao làm nên nền kinh tế phát triển. Thứ ba, văn hoá và đạo đức có
trình độ cao, các quan hệ xã hội hoà hợp và thống nhất. Hồ Chí Minh đã nói rằng xã hội
mới “chú ý xem xét những lợi ích các nhân đúng đắn và đảm bảo cho nó được thoả mãn”,
“chỉ ở trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì mỗi người mới có điều kiện để cải thiện đời sống
riêng của mình, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng của mình”9 Dưới pháp luật chặt
chẽ, nhân dân được đảm bảo quyền lợi và cùng nhau xây dựng nên đất nước văn minh. Thứ
tư, xã hội xã hội chủ nghĩa là công trình tập thể của quần chúng nhân dân do Đảng Cộng
sản lãnh đạo. Nếu không có Đảng Cộng sản, đất nước có khả năng rất cao sẽ lạc lối trên
hành trình của mình. Còn nhân dân là tập thể đã xây dựng xã hội này và quyết định sự phát
triển bền vững của một đất nước.

b. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
 Mục tiêu
Mục tiêu đầu tiên là thiết lập chế độ dân chủ. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ rằng “Nước ta là
nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”10. Nhân dân có quyền lợi và địa vị quan
trọng nhất của đất nước. Mọi lợi ích, quyền hạn, xây dựng sự đổi mới đều bắt nguồn từ dân.
Mục tiêu tiếp theo là nền kinh tế gắn với mục tiêu chính trị phát triển. Ở đó, công nghiệp
và nông nghiệp phát triển với nền khoa học tiên tiến. Người chỉ ra kinh tế quốc doanh dẫn
dắt nền kinh tế quốc dân, kinh tế hợp tác xã là hình thức sở hữu tập thể của người lao động.
Về văn hoá, Hồ Chí Minh xác định văn hoá phải có tính dân tộc và tinh hoa của nhân loại
được tiếp thu. Mối quan hệ giữa văn hoá với chính trị và kinh tế là mối quan hệ biện chứng.
Trình độ văn hoá cao sẽ giúp đất nước văn minh và phát triển thịnh vượng. Hồ Chí Minh
nhấn mạnh phải loại bỏ hoàn toàn những ảnh hưởng xấu của đế quốc, phát triển truyền
thống của mình và kết hợp tiếp thu những điều tích cực của nước bạn. Mục tiêu cuối cùng
là cần duy trì đất nước dân chủ và đảm bảo công bằng. Nhân dân có quyền được làm việc,
nghỉ ngơi, học hành, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, bầu cử và đảm bảo quyền lợi trước
pháp luật.

9
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t..11, tr.610
10
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.7, tr.434
7
 Động lực
Điều thúc đẩy con đường xã hội chủ nghĩa có cả những động lực bên trong lẫn bên
ngoài từ quá khứ, hiện tại và tương lai. Các động lực có mối quan hệ biến chứng nhưng
quan trọng nhất vẫn là nội lực của dân tộc. Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải đảm bảo “lợi ích
của dân, dân chủ của dân, sức mạnh đoàn kết toàn dân qua hoạt động của những cộng đồng
người và những con người Việt Nam cụ thể” 11. Nhân dân là lực lượng chính xây dựng đất
nước, nhưng bên cạnh xây chúng ta phải biết phòng chống những thế lực bên ngoài chống
phá đất nước. Đây là quan điểm sáng suốt của Người trong quá trình đất nước đi lên xã hội
chủ nghĩa.

3. Đặc điểm và tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội
của Việt Nam
Về tính chất, thời kỳ quá độ có thể được coi là thời điểm thay đổi sâu sắc nhất nhưng
cũng đi kèm với sự khó khăn, phức tạp và lâu dài. Hồ Chí Minh xem đây là một sự kiện
chưa từng tồn tại trong lịch sử đất nước ta, từ xã hội cũ, thay đổi hoàn toàn những quan
niệm và suy nghĩ lâu đời, lật đổ chế độ bóc lột, cải tạo thành một xã hội mới với trình độ
cao hơn rất nhiều.
Về đặc điểm, có lẽ điểm đáng chú ý nhất là đất nước ta từ một đất nước có nền nông
nghiệp kém xa, không có thời kỳ tư bản chủ nghĩa mà đi thẳng tới chủ nghĩa xã hội.
Về nhiệm vụ, đất nước ta đã phải trải qua những cuộc cách mạng lật đổ xã hội cũ, thay
vào đó là thành lập những quy luật mới ở nhiều lĩnh vực trong cuộc sống phù hợp với chủ
nghĩa xã hội. Bản chất của chủ nghĩa xã hội là chế độ dân chủ, đây cũng chính là mục tiêu
chính trị mà Hồ Chí Minh cố gắng hướng tới. Về kinh tế, Người cố gắng xây dựng một nền
kinh tế hiện đại với chủ trương phát triển công nghiệp và nông nghiệp lâu dài. Về văn hoá,
không ngừng xoá bỏ những tàn dư của chế độ đế quốc và kết hợp phát triển truyền thống
dân tộc cùng với tinh hoa nước bạn. Đối với các quan hệ xã hội, những quan hệ cũ cần được
cải tạo triệt để và xây dựng nếp sống đẹp mới giữa người với người, từ đó làm nên xã hội
và cộng đồng văn minh, chú trọng tới lợi ích chung.
Những nguyên tắc mà Hồ Chí Minh đã vạch ra trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội gồm có: đầu tiên, chủ nghĩa Mác-Lênin được coi là cơ sở lý luận; thứ hai, độc lập dân
tộc phải được duy trì và đảm bảo; thứ ba, phải đồng lòng, quyết tâm và coi kinh nghiệm
của nước bạn làm bài học; thứ tư, xây dựng thôi là chưa đủ, phải đi song song với chống
lại các thế lực kìm hãm sự phát triển của dân tộc.

11
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, tr.81
8
4. Quan niệm của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã
hội của Việt Nam
Trên cơ sở của chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng những lý
luận vào nền kinh tế nhiều thành phần của Việt Nam. Trước tiên, Người đã chỉ ra sự xuất
hiện của các thành phần kinh tế. Người xác định rằng “Mục đích của chế độ ta là xóa bỏ
các hình thức sở hữu không xã hội chủ nghĩa, làm cho nền kinh tế gồm nhiều thành phần
phức tạp trở nên một nền kinh tế thuần nhất, dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập
thể”12
Việt Nam tiến tới thời kỳ quá độ gián tiếp lên xã hội chủ nghĩa với “Đặc điểm to nhất
là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không phải kinh qua giai đoạn
phát triển tư bản chủ nghĩa”13. Đặc điểm này đã góp phần điều khiển mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội, xóa bỏ dần những gì còn lại chế độ thực dân, phong kiến, đồng thời từng bước
gieo mầm cho sự phát triển của chủ nghĩa xã hội. Cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế,
cơ cấu kinh tế nông-công nghiệp là những yếu tố đưọc Người nhắc đến. Người còn nói rằng
“Bốn chính sách ấy là mấu chốt để phát triển kinh tế nước ta” và đó chính là: công tư đều
lợi, chủ thợ đều lợi, công nông giúp nhau, lưu thông trong ngoài14
Nền kinh tế quá độ lúc bấy giờ có sự vận động phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực
lượng sản xuất. Tuy nhiên, lúc này, nền kinh tế của nước ta còn yếu, nghèo nàn và lạc hậu
hơn các nước khác, vì thế Hồ Chí Minh đã chỉ rõ việc làm cần ưu tiên là cải tạo nền kinh tế
cũ, cần đẩy mạnh công nghiệp và nông nghiệp phát triển. Người chú trọng phát triển nông
nghiệp: "muốn tiến lên CNXH thì phải phát triển công nghiệp nhưng đồng thời cũng phải
phát triển nông nghiệp, …. Muốn phát triển nông nghiệp thì trước hết phải xây dựng tốt
phong trào đổi công ở khắp mọi nơi và trên cơ sở đó sẽ xây dựng hợp tác xã nông nghiệp
từ thấp đến cao”15. Kinh tế nền nông nghiệp còn có tính chất phong kiến, tiều nông. Lực
lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và cơ chế quản lý kinh tế là những yếu tố quan trọng trong
đề mục kinh tế. Người khẳng định vai trò của việc tăng cường năng suất lao động. Từ nông
nghiệp, thương nghiệp cũng phát triển và trở thành cầu nối giữa các ngành sản xuất trong
xã hội và nhân dân có đủ đồ thiết yếu để sử dụng.
Kinh tế đô thị và kinh tế nông thôn cần được phát triển đồng đều cũng là một điểm
Người lưu ý. Một số vùng như miền núi, hải đảo,… là nơi đóng góp lớn cho kinh tế, ở đó,

12
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12, Nxb CTQG-ST, H.2011, tr.372
13
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2011, t.12, tr. 411
14
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2000, t.8, tr. 174, tr. 267.
15
Hồ Chí Minh: Toàn tập, phiên bản điện tử, Nxb CTQG Sự thật, H.2011, tập 11, tr361
9
nhà nước không ngừng tạo điều kiện để phát triển đời sống nhân dân và bảo vệ an ninh,
quốc phòng.
Tiếp đó, Người đã từng tuyên bố rằng sẽ “xoá bỏ các hình thức sở hữu không xã hội
chủ nghĩa, làm cho nền kinh tế nhiều thành phần phức tạp trở nên một nền kinh tế thuần
nhất, dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể” 16. Những thành phần kinh tế sau
khi được khoanh vùng gồm:
- Kinh tế quốc doanh thuộc quyền sở hữu của toàn bộ nhân dân, chi phối nền kinh tế
quốc dân nước nhà và được đảm bảo phát triển bởi Nhà nước. Đây là cơ sở vật chất của
chủ nghĩa xã hội và khuyến khích cải tạo xã hội chủ nghĩa. Theo Người, "Kinh tế quốc
doanh là công. Nó là nền tảng và sức lãnh đạo của kinh tế dân chủ mới. Cho nên chúng ta
phải ra sức phát triển nó và nhân dân ta phải ủng hộ nó. Đối với những người phá hoại nó,
trộm cắp của công, khai gian lậu thuế, thì phải trừng trị"17.
- Kinh tế hợp tác xã thuộc quyền sở hữu của người lao động và được Nhà nước hỗ trợ
mạnh mẽ cải thiện. Ở miền Bắc, nông nghiệp được hợp tác hoá là nguồn động lực chính
cho công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa. Từng cá thể nông dân sẽ hoà mình vào tập thể và
cùng nhau sản xuất, đẩy mạnh sản xuất. Ngoài ra, Nhà nước đảm bảo quyền sở hữu về tư
liệu sản xuất với dân lao động thủ công và lao động riêng lẻ khác và giúp họ làm ăn, ủng
hộ họ đi theo hợp tác. Còn đối với các nhà tư sản công thương, nhà nước vẫn giữa quyền
sở hữu về tư liệu sản xuất của họ bởi họ đã có những đóng góp nhất định với nước nhà và
chỉ dẫn họ hoạt động với nền kinh tế nước nhà. Đồng thời, hợp tác phải được xây dựng trên
tính chủ động và tự nguyện: "Muốn cho tổ đổi công tốt, không được cưỡng ép ai, phải tổ
chức từ nhỏ đến lớn, tổ chức rồi phải làm cho mọi người thấy đều có lợi, khác hẳn với khi
chưa có tổ”18.
- Kinh tế của cá nhân, nông dân và thủ công nghệ được Người đánh giá là kinh tế lạc
hậu bởi nó đi theo lối mòn của xã hội cũ: tự cung tự cấp, hạn chế trao đổi và mua bán.
Nhưng Nhà nước vẫn giữ quan điểm rằng sẽ không bắt buộc họ phải hợp tác mà hoàn toàn
trên nguyên tắc tự nguyện
- Kinh tế tư bản tư nhân mang tính bóc lột nhưng cũng có đóng góp không hề bé vào
kinh tế nước nhà. Vì vậy, họ vẫn có quyền sở hữu về tư liệu sản xuất nhưng kèm theo đó là
sự chỉ dẫn của Nhà nước phù hợp với nền kinh tế quốc dân.

16
Hồ Chí Minh: Toàn tập, phiên bản điện tử, Nxb CTQG Sự thật, H.2011, tập 11, tr370 – tr 372
17
Hồ Chí Minh: Toàn tập, phiên bản điện tử, Nxb CTQG Sự thật, H.2011, tập 8, tr267
18
Hồ Chí Minh: Toàn tập, phiên bản điện tử, Nxb CTQG Sự thật, H.2011, tập 10, tr280 – tr281
10
- Kinh tế tư bản quốc gia có tính chất hỗn hợp. Ở đó có sự đóng góp vốn của cả Nhà
nước và tư nhân nhưng Nhà nước vẫn nắm quyền lãnh đạo. Nhà nước vẫn khuyên bảo và
ủng hộ các nhà tư sản công thương đi theo chủ nghĩa xã hội.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng quan hệ phân phối và quản lý kinh tế.
Theo Người, quản lý kinh tế phải dựa trên cơ sở hạch toán, đem lại hiệu quả cao, sử dụng
tốt các đòn bẩy để phát triển sản xuất19. Các nguyên tắc phải được phân chia theo lao động
một cách công bằng, làm bao nhiêu được hưởng bấy nhiêu, không làm không hưởng. Chủ
tịch đề cao tầm quan trọng của việc quản lý đất nước, bởi nếu không biết cách quản lý sẽ
dẫn đến rất nhiều hệ luỵ, không biết sai lầm và cải thiện ở điểm nào. Người còn luôn nỗ lực
trong việc tìm cách quản lý một cách tiên tiến, văn minh và ở đó có bao gồm chế độ làm
khoán: "Chế độ làm khoán là một điều kiện của chủ nghĩa xã hội, nó khuyến khích người
công nhân luôn luôn tiến bộ, cho nhà máy tiến bộ. Làm khoán là ích chung và lại lợi riêng...
làm khoán tốt thích hợp và công bằng dưới chế độ ta hiện nay"20.
Cuối cùng, các thành phần kinh tế đã được Người chỉ định phải có nguyên tắc rõ ràng
để phát huy kế hoạch tăng cường kinh tế. Đầu tiên, dù là công hay tư cũng được nắm lợi
ích. Công là hiện thân của kinh tế quốc doanh, đại diện cho nền kinh tế dân chủ. Nhà nước
và nhân dân phải đồng lòng cùng nhau xây dựng kinh tế quốc doanh và có biện pháp trừng
trị cho những kẻ chống phá. Tư là những nhà tư bản, kinh tế cá nhân. Thứ hai, lợi ích cũng
phải thuộc về chủ thợ bởi họ là một trong những thành phần phát triển kinh tế. Tuy nhiên,
Nhà nước phải có biện pháp để công nhân không bị bóc lột nặng nề, quá sức lao động của
họ. Thứ ba, công thương, thương nghiệp và nông nghiệp cần được tích hợp để tiêu thụ hàng
hoá, giúp liên minh công-nông càng vững mạnh. Thứ tư, những chính sách hợp tác kinh tế
bên ngoài nên được thiết lập và thực hiện, hay nói một cách hiện đại là hội nhập quốc tế.
Nhìn chung, những quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế là một trong những
cơ sở để vạch ra chiến lược xây dựng và tăng cường kinh tế cho đất nước Việt Nam, không
chỉ ở thời kỳ đổi mới mà còn ở thời bình hiện đại ngày nay.

II. Vận dụng quan điểm nêu trên của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc
phát triển nền kinh tế nước ta hiện nay

19
Tuyengiao.vn. 2022. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam - Giá trị và
những luận điểm cần bổ sung, phát triển | Tạp chí Tuyên giáo. [online] Available at:
<https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-thoi-ky-qua-do-len-cnxh-o-viet-nam-
gia-tri-va-nhung-luan-diem-can-bo-sung-123889>
20
Hồ Chí Minh : Về kinh tế và quản lý kinh tế, NXB Thông tin lý luận, H, 1990, tr. 82 - 83, 85
11
1. Hiện trạng
Ngày nay, so với thời đại của C.Mác, xã hội đã có rất nhiều chuyển biến tích cực: cuộc
sống hiện đại, nhiều điều kiện tiện lợi và đặc biệt là mảng khoa học - công nghệ có rất nhiều
thành tựu mới có thể được vận dụng vào đời sống thường ngày. Tuy nhiên, nhắc đến lợi thì
cũng phải đề cập tới hại, ta có thể thấy rằng song song đó là những vấn đề và bất cập đang
và có thể xảy ra trong tương lai.

a. Những quan điểm của Hồ Chí Minh đã được áp dụng


Quyết định đi lên xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam và kiên định mục tiêu
là một quyết định rất đúng đắn và duy nhất, hợp quy luật và mở đường cho rất nhiều sự
thăng tiến cho đất nước ta từ trước tới nay. Sau khi dành được độc lập cả nước, nền kinh tế
nước ta còn nông nghiệp lạc hậu, chịu nhiều hậu quả của chiến tranh, nhưng rồi trải qua
bao cuộc cải tạo, tích cực tham khảo và áp dụng có chọn lọc học thuyết của Mác (bỏ qua
tư bản chủ nghĩa), sau 30 năm, Đảng ta đã đưa đất nước đến nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Khởi đầu của công cuộc đổi mới là Đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng ta đã ghi lại cột mốc
về sự đổi mới trong tư duy lý luận khi tiến tới phát triển nền kinh tế hàng hóa đi lên chủ
nghĩa xã hội: “Thực hiện nhất quán chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, coi đây là
chính sách có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa
xã hội”21. Tới Đại hội Đảng VII đến IX, Đảng đã khẳng định sự quyết tâm và sự phù hợp
của nền kinh tế hàng hoá với “cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước". Xác lập được
nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, đến Đại hội Đảng XI và XII, Đảng ta đã chú trọng tới phát
triển khoa học công nghệ, yếu tố con người và nhiều lĩnh vực khác: “Phát triển mạnh mẽ
KHCN, làm cho KHCN thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát
triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả
và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh” 22,
“phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng
con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi
trường văn hoá lành mạnh”23 và con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tại Đại hội XII,
Đảng ta đã xây dựng những chiến lược toàn diện cho Việt Nam trong rất nhiều năm nữa, từ
2030 đến 2045. Trong 25 năm tới, từ nay tới 2045, Đảng đã đặt ra mục tiêu mang tính khát

21
Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết số 06-NQ/HNTW của Hội nghị Trung ương 6 khoá VI ngày 29
tháng 03 năm 1989..
22
CSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB CTQG, H.2016.
23
CSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB CTQG, H.2016.
12
vọng cực lớn đó là đưa Việt Nam từ vị thế của quốc gia thu nhập trung bình thấp hiện nay
lên quốc gia phát triển, có thu nhập cao24. Mục tiêu này có cơ sở từ kinh nghiệm của các
nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á. Đồng thời, hội nhập kinh tế quốc tế cũng
được chú trọng. Những điều này đã cho thấy sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước
đã, đang và sẽ phát huy qua từng năm tháng, đặc biệt là trong thời điểm Cách mạng Công
nghiệp 4.0 hiện nay.
Ở mặt kinh tế - xã hội, từ năm 2002 đến 2020, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt gần
2.800 USD. Cũng trong giai đoạn này, tỉ lệ nghèo (theo chuẩn 1,9 USD/ngày) giảm mạnh
từ hơn 32% năm 2011 xuống còn dưới 2%.25 Nước ta cũng đang theo xu hướng toàn cầu
hoá khi gia tăng xuất nhập khẩu đa dạng các loại hàng hoá và hội nhập quốc tế nhưng không
làm mất đi bản sắc văn hoá. Xuất hiện dổi mới về tài nguyên – môi trường: tăng cường
quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên… một cách hợp lý, tiết kiệm, đi đôi với bảo vệ
môi truờng. Đảng có đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đảm bảo vững chắc quốc phòng
- an ninh; xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đồng thời, ở
nông thôn và thành thị, số trẻ em được đi học, số người biết chữ đã gia tăng.
Đi kèm với gia tăng dân số, nguồn nhân lực của nước ta cũng đang tăng lên. Chúng ta
có nguồn lao động dồi dào với dân lao động trí óc tăng lên nhiều. So với thời kỳ trước, chất
lượng lao động đã có chút cải thiện, thúc đẩy năng suất lao động. Một điểm mạnh nữa là
cơ cấu lao động trẻ và lớp trẻ ngày nay đã có ý thức hơn trong việc phát triển bản thân bằng
cách trau dồi kiến thức và rèn luyện thân thể…
Trong Cách mạng Công nghiệp 4.0, khoa học công nghệ đã có bước phát triển vượt
bậc, đây cũng là nền tảng để phát triển nền kinh tế. Cuộc chạy đua phát triển kinh tế - xã
hội trên thế giới hiện nay thực chất là cuộc chạy đua về khoa học và công nghệ, chạy đua
nâng cao chất lượng và hiệu quả lao động trên cơ sở hiện đại hóa nguồn nhân lực26. Nổi bật
nhất phải kể đến công nghệ thông tin, hiện đang là ngành có sức “hot” rất lớn và được cho
rằng sẽ tiên tiến hơn nữa trong tương lai, bao gồm: lập trình máy tính, thiết kế mạng, quản
trị mạng,… Các thiết bị thông minh được sử dụng một cách phổ biến khi có đến tính đến

24
Tạp chí mặt trận Online. 2018. C.Mác bàn về tác động của cách mạng công nghiệp đến sản xuất, giao
thương kinh tế và đời sống người lao động. [online] Available at: <http://tapchimattran.vn/nghien-
cuu/cmac-ban-ve-tac-dong-cua-cach-mang-cong-nghiep-den-san-xuat-giao-thuong-kinh-te-va-doi-song-
nguoi-lao-dong-12692.html>
25
The World Bank. 2021. Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. [trực tuyến]
<https://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/overview#1>
26
Tran Quang, T., 2021. Khoa học công nghệ đối với phát triển kinh tế Việt Nam trong tương lai. [trực
tuyến] Tạp chí Pháp Lý. <https://phaply.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe-doi-voi-phat-trien-kinh-te-viet-nam-
trong-tuong-lai-a250389.html>
13
năm 2021, riêng điện thoại có đến 71,54 triệu người dùng, theo Statista.27 Đồng thời, mạng
Internet cũng có tới 68,17 triệu người dùng và 145,8 triệu người kết nối mạng dữ liệu di
động vào năm 202028. Ngoài ra, trong đời sống, khoa học được áp dụng vào rất nhiều môn
học như Toán, Lý, Hoá,… khi học sinh có thể làm thí nghiệm, thực hành, kiểm tra lý
thuyết,… Hoặc trong y tế, các y bác sĩ đã sử dụng công nghệ mới vào máy móc hay tìm ra
cách chữa bệnh tiến bộ hơn. Đặc biệt là trong thời điểm Covid-19, các bác sĩ đã tìm ra cách
chữa trị và không ngừng nghiên cứu.

b. Những hạn chế tồn tại


Bên cạnh ưu điểm, chúng ta vẫn còn một số hạn chế cần được cải thiện.
Về kinh tế, ở kỷ nguyên số, nền công nghiệp trong nước hoạt động chưa mạnh, cùng
nguồn nhân lực trình độ thấp và nguồn lợi nhuận thấp. Nhà nước can thiệp quá nhiều vào
thị trường ở các cấp khác nhau một cách thiếu công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận
lợi cho lợi ích nhóm bất chính phát triển29, gây bất lợi cho công ty tư nhỏ và vừa. Còn tồn
tại những tranh chấp về đất đai, quyền nắm giữ tài sản,… và quá trình giải quyết tốn nhiều
thời gian và chậm chễ. Sự dịch chuyển cơ cấu các vùng kinh tế và lao động còn chưa ổn
định, chậm chạp, dẫn tới sự chênh lệch phát triển giữa các vùng. Kèm theo đó, tình trạng
tham nhũng của cấp cao vẫn còn tồn tại, ảnh hưởng tới toàn xã hội…
Về xã hội, sự chênh lệch giàu – nghèo, phát triển con người và thu nhập giữa đô thị và
nông thôn vẫn còn cao, kèm theo đó là chất lượng giáo dục, y tế ở các vùng nghèo cần sự
cải thiện lớn. Tuy pháp luật nghiêm ngặt, tội phạm và tệ nạn xã hội đang diễn ra một cách
phức tạp. Đặc biệt, văn hoá ứng xử trên mạng xã hội còn kém, dẫn đến việc nước ta bị
Microsoft xếp vào top 5 nước có hành xử trên Internet kém văn minh nhất…
Đối với nguồn nhân lực, tỷ trọng những người lao động có chuyên môn và chất lượng
cao còn thấp, đặc biệt là vùng nông thôn, sự phân bố nhân lực giữa các vùng chưa đồng
đều, sự chênh lệch ở trình độ học vấn, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào đời sống
còn non trẻ so với nước khá,.. Dịch Covid cũng đã đẩy khá nhiều người vào tình trạng thất
nghiệp, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm,...

27
Statista. 2021. Mobile internet users in Vietnam 2025 | Statista. [trực tuyến]
<https://www.statista.com/forecasts/1147340/mobile-internet-users-in-vietnam>
28
Vnetwork.vn. 2020. Thống kê Internet Việt Nam 2020. [online] <https://vnetwork.vn/vi/news/thong-ke-
internet-viet-nam-2020>
29
2016. Việt Nam sau 30 năm Đổi mới - Thành tựu và Triển vọng. Hà Nội: Trường Đại học Khoa học Xã
hội & Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.35.
14
2. Giải pháp trong bối cảnh ngày nay
Thứ nhất, như C.Mác đã từng đề ra trong học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, muốn
cải tạo cục diện, trước hết ta phải đi từ phát triển lực lượng sản xuất, cụ thể hơn là người
lao động.
Các chương trình của công tác giáo dục cần được cải tạo toàn diện sao cho phù hợp với
thực tiễn gồm nền kinh tế nước nhà và bối cảnh toàn cầu hoá và khả năng con người. Cần
có thêm chương trình bồi dưỡng kỹ năng và thực hành trực tiếp, tránh những trường hợp
chỉ có lý thuyết “suông”. Nước ta nên đẩy mạnh các chương trình giao lưu hay trao đổi học
sinh, sinh viên với các trường khác trên thế giới, nhằm phát triển nhân tài và học hỏi những
kiến thức mới đem về áp dụng tại Việt Nam. Đi kèm theo đó, Việt Nam nên mở rộng các
chính sách đãi ngộ để nuôi dưỡng và thu hút nhân lực chất lượng cao, cũng như khuyến
khích họ ở lại nước ta làm việc. Nhà nước cũng cần đẩy mạnh tuyên truyền về sự quan
trọng của giáo dục nghề nghiệp với toàn xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ. Ngay từ khi ngồi trên
ghế nhà trường, học sinh cần được tiếp cận tới các chương trình hướng nghiệp. Thanh niên
cần tự nhận thức được trách nhiệm phát triển đất nước bằng cách chăm chỉ rèn luyện đạo
đức và học tập.
Thứ hai, nhà nước nên thu hút đầu tư nước ngoài và sử dụng nguồn vốn một cách khôn
ngoan. Trước tình hình hiện đại hoá, toàn cầu hoá, nới rộng kinh tế đối ngoại là điều rất cần
thiết. Dù hiện nay còn vướng mắc dịch bệnh Covid-19, nhưng các doanh nghiệp trong nước
đã làm rất tốt việc thu hút đầu tư nước ngoài. Từ đầu năm đến nay, Việt Nam thu hút gần 5
tỷ USD vốn FDI, dù con số này bằng 91,5% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng cho thấy tín
hiệu tích cực trong đại dịch. Đáng chú ý, vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài trong
2 tháng đầu năm đạt 2,68 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 0,4 điểm
phần trăm so với tháng 1/2022.30
Chúng ta nên mở rộng các ngành nghề về quan hệ quốc tế, đào tạo nhân lực đi làm việc
quốc tế, liên kết doanh nghiệp nước ngoài,… nhằm mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế
trong nước. Đồng thời, ngày nay, xu hướng đầu tư đang dẫn đầu tại các ngành hàng mang
giá trị cao. Trong khi miền Bắc đang thu hút đầu tư ở nhóm ngành thiết bị điện tử thì miền
Nam tập trung vào các ngành sản xuất truyền thống. Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills
Hà Nội, chia sẻ: “Các doanh nghiệp hiện nay đang chú trọng nâng cao công nghệ và đẩy
mạnh sản xuất theo chuỗi giá trị, chuyển sang mô hình sản xuất sạch và sản phẩm công
nghệ cao nhằm thích ứng với nhu cầu từ khách hàng. Bởi vậy, nhà phát triển bất động sản

30
Baochinhphu.vn. 2022. Vững lòng nhà đầu tư, Việt Nam tiếp tục là ‘điểm sáng’ thu hút doanh nghiệp
FDI. [online] Available at: <https://baochinhphu.vn/vung-long-nha-dau-tu-viet-nam-tiep-tuc-la-diem-
sang-thu-hut-doanh-nghiep-fdi-102220313141911017.htm>.
15
cần lưu ý để cung cấp những khu công nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu này.”31 Chính
vì thế, phát triển công nghiệp là điều cần chú trọng lớn lúc này.
Thứ ba, chúng ta nên tiếp tục phát triển và vận dụng nền khoa học – công nghệ tiên tiến
vào quy trình sản xuất hàng hoá. Đối với mỗi ngành, nghề sẽ có một loại thiết bị đặc trưng
riêng phục vụ cho sản xuất. Dù không trực tiếp sản sinh ra giá trị thặng dư, nhưng máy móc
đóng vai trò khá lớn, là yếu tố để người lao động làm việc có hiệu quả năng suất cao ơn,
giúp giá trị thặng dư tăng thêm. Ngày nay, thiết bị công nghiệp thường được trang bị và tận
dụng trong các dây chuyền sản xuất hàng hoá tại các nhà xưởng. Ta không thể không kể
đến các ưu điểm ưu việt như độ chính xác cao, tăng năng suất làm việc, giúp con người
trong các khâu xử lý khó khăn hoặc cường độ cao, tạo ra thành quả,…

31
https://dangcongsan.vn. 2022. Xu hướng đầu tư sản xuất nằm ở ngành hàng giá trị cao. [online]
Available at: <https://dangcongsan.vn/kinh-te-va-hoi-nhap/xu-huong-dau-tu-san-xuat-nam-o-nganh-hang-
gia-tri-cao-602913.html>
16
KẾT LUẬN
Hành trình Việt Nam đi lên xã hội chủ nghĩa là một con đường khó khăn, đầy bão tố,
gập ghềnh và lâu dài. Giai cấp công nhân đã cho thấy vai trò và sức mạnh của mình, mở
đầu cho xã hội xã hội chủ nghĩa. Cao trào là khi rất nhiều cuộc cách mạng cải biến xã hội
ở nhiều khía cạnh trong đời sống diễn ra. Dần dần, chế độ tư bản bị loại bỏ, không còn sự
bóc lột, áp bức mà thay vào đó là một xã hội công bằng, văn minh.
Nền kinh tế đã có bước chuyển đột phá trong hơn 30 năm, đặc biệt thời kỳ quá độ lên
xã hội chủ nghĩa. Đây là lúc chủ tịch Hồ Chí Minh đã khoanh vùng và xác định được sáu
thành phần kinh tế: Kinh tế quốc doanh, kinh tế hợp tác xã, kinh tế của cá nhân, nông dân
và thủ công nghệ, kinh tế tư bản tư nhân, và kinh tế tư bản quốc gia. Đồng thời, nông nghiệp
và công nghiệp được ưu tiên hơn cả. Người đã chỉ rõ và lấy phát triển nông nghiệp là trọng
tâm, sau đó là công nghiệp. Để đảm bảo quá trình đi đúng hướng, Người đã lập ra những
nguyên tắc quan trọng trong xã hội chủ nghĩa.
Hiện nay, nhà nước ta đã có những đường lối, chủ trương để xây dựng đất nước, chú
trọng vào phát triển con người và khoa học công nghệ, liên tục đổi mới theo hướng công
nghiệp hoá – hiện đại hoá và toàn cầu hoá.

17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995
2. Lê Nin toàn tập, tập 33
3. V.I.Lênin: Toàn tập, t.25, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1980
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011
5. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh
6. Hồ Chí Minh: Toàn tập, phiên bản điện tử, Nxb CTQG Sự thật, H.2011
7. Tuyengiao.vn. 2022. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
- Giá trị và những luận điểm cần bổ sung, phát triển | Tạp chí Tuyên giáo. Available at:
<https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-thoi-ky-qua-do-
len-cnxh-o-viet-nam-gia-tri-va-nhung-luan-diem-can-bo-sung-123889>
8. Hồ Chí Minh : Về kinh tế và quản lý kinh tế, NXB Thông tin lý luận, H, 1990,
9. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết số 06-NQ/HNTW của Hội nghị Trung ương 6
khoá VI ngày 29 tháng 03 năm 1989.
10. CSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB CTQG, H.2016.
11. Tạp chí mặt trận Online. 2018. C.Mác bàn về tác động của cách mạng công nghiệp đến
sản xuất, giao thương kinh tế và đời sống người lao động. Available at:
<http://tapchimattran.vn/nghien-cuu/cmac-ban-ve-tac-dong-cua-cach-mang-cong-
nghiep-den-san-xuat-giao-thuong-kinh-te-va-doi-song-nguoi-lao-dong-12692.html>
12. The World Bank. 2021. Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.
<https://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/overview#1>
13. Tran Quang, T., 2021. Khoa học công nghệ đối với phát triển kinh tế Việt Nam trong
tương lai. [trực tuyến] Tạp chí Pháp Lý. <https://phaply.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe-
doi-voi-phat-trien-kinh-te-viet-nam-trong-tuong-lai-a250389.html>
14. Statista. 2021. Mobile internet users in Vietnam 2025 | Statista.
https://www.statista.com/forecasts/1147340/mobile-internet-users-in-vietnam
15. Vnetwork.vn. 2020. Thống kê Internet Việt Nam 2020.
<https://vnetwork.vn/vi/news/thong-ke-internet-viet-nam-2020>
16. 2016. Việt Nam sau 30 năm Đổi mới - Thành tựu và Triển vọng. Hà Nội: Trường Đại
học Khoa học Xã hội & Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội
17. Baochinhphu.vn. 2022. Vững lòng nhà đầu tư, Việt Nam tiếp tục là ‘điểm sáng’ thu hút
doanh nghiệp FDI. Available at: <https://baochinhphu.vn/vung-long-nha-dau-tu-viet-
nam-tiep-tuc-la-diem-sang-thu-hut-doanh-nghiep-fdi-102220313141911017.htm>.

18
18. https://dangcongsan.vn. 2022. Xu hướng đầu tư sản xuất nằm ở ngành hàng giá trị cao.
Available at: <https://dangcongsan.vn/kinh-te-va-hoi-nhap/xu-huong-dau-tu-san-xuat-
nam-o-nganh-hang-gia-tri-cao-602913.html>

19

You might also like