You are on page 1of 2

Chương 7: NGÀNH RÊU (BRYOPHYTA)

- Gồm thực vật bậc cao rất nhỏ, cơ thể phân hoá thành thân và lá chưa có rễ thật, mô dẫn nhựa và sinh sản bằng hoa.
- Đặc điểm :ưu thế của giao tử thể (giai đoạn đơn bội) so với bào tử thể (giai đoạn lưỡng bội).
- Giao tử thể là cây trưởng thành, còn bào tử thể chỉ là một phần ký sinh trên giao tử thể.
1. CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA RÊU

1.1. Giai đoạn đơn bội (thể giao tử) Tiêu biểu “cây rêu” mang lá, rễ (rễ giả) và cơ quan sinh sản.
– Cơ quan sinh dưỡng:
- Như thực vật bậc cao khác vì thân đối xứng qua trục, mang lá và có rễ; rễ là những lông hút đơn bào hay đa bào.
- Chưa có mạch dẫn nhựa thật, không có biểu bì, lỗ khí.
- Tất cả đều đơn tướng.
- Lớp Địa tiễn hay Rêu tản(Hepaticeae) bộ máy dinh dưỡng chưa phân hoá thành thân và lá,chỉ là 1 tản có mặt lưng và bụng
– Cơ quan sinh sản:
- Cơ quan đực (túi tinh), là 1 bộ phận hình chùy ở tận cùng nhánh (Rêu) hoặc ở trên mặt tản (Địa tiễn).
- Mỗi túi tinh chứa nhiều tinh trùng và mỗi tinh trùng là 1 nhân dài hình xoắn ốc mang 2 roi ở đầu.
- Cơ quan cái(túi noãn),là 1 bộ phận hình ve chai, đính như túi tinh;phần dưới túi noãn là bụng,đựng 1 noãn cầu;phần trên là cổ.
- Khi túi noãn chín, các tế bào trong ống cổ biến thành chất nhầy, phồng lên và làm vỡ chóp cổ .
– Sự thụ tinh:
- Sau khi túi tinh tan rã, tinh trùng bơi lội trong nước bao quanh rêu vào đến noãn cầu qua lối chóp cổ.
- Sự thụ tinh tạo trứng là khởi điểm của giai đoạn lưỡng bội.

Hình 7.1. Tử nang thể và cây rêu. 1–3: Sự phát triển của tử nang thể, 4: Vòng đời cây rêu
1.2. Giai đoạn lưỡng bội (Thể bào tử) “thể túi bào” hay “thể sinh túi” hoặc “tử nang thể (sporogone)”
- Là một trục đứng có 3 phần:
- Phần dưới là 1 chân đính vào để hút chất dinh dưỡng, phần tận cùng là 1 túi chứa bào tử “ túi bào tử (bào tử nang)”, nối liền
chân vào túi bào tử là một sợi mành “ cuống (tơ)”.
- Lúc đầu tử nang thể nằm gọn trong túi noãn và cơ quan này tạo như một vỏ ngoài bao bọc nó.
- Về sau,tăng trưởng đột ngột của sợi tơ làm vỡ vỏ ngoài, đầu túi bào tử 1 chóp như 1 cái mũ úp lên và ở dưới chân 1 bao.
- Địa tiễn không có sợi tơ.
– Túi bào tử:
Đây là một bộ phận hình tròn, hình xoắn hoặc hình chùy.
Trong túi bào tử có một vùng sinh bào tử bao quanh một trục bất thụ gọi là đài trụ.
Địa tiễn không có đài trụ, trừ Anthocerotales có đài trụ không hoàn toàn; trong trường hợp sau này, vùng sinh bào tử úp lên đài
trụ như một cái mũ; bào tử được hình thành do sự phân chia giảm nhiễm của các tế bào mẹ trong túi bào tử, vì vậy chúng là
những tế bào đơn bội.
Bào tử là một tế bào có 2 vách, có tế bào chất và nhân, chứa diệp lục và những giọt dầu dùng làm chất dự trữ dinh dưỡng, được
phóng thích nhờ các đường nứt; số lượng và vị trí đường nứt trên túi bào tử thay đổi tùy loại.
Ở Rêu, một đường nứt duy nhất chạy vòng quanh đầu túi bào tử tách ra một cái nắp; khi túi bào tử chín, nắp bung ra để lại một
bình chứa bào tử; miệng bình mang 1 hay 2 hàng răng nhọn.
Tùy theo khí trời ẩm hay khô, miệng bình sẽ khép lại vì hàng răng cong úp vào trong hoặc mở rộng vì hàng răng cong ngược ra
ngoài. Túi bào tử đựng nhiều bào tử.
Xen lẫn với bào tử, nhất là ở Địa tiễn, có những sợi co dãn đóng vai trò quan trọng trong sự phát tán bào tử.
– Sự nảy mầm của bào tử:
Rơi trên đất ẩm, nảy mầm.
Nảy mầm tạo ra 1 nguyên tản hình sợi phân nhánh, trên đó có rất nhiều mầm; mỗi mầm là khởi điểm của một cây rêu mới, vì
vậy các cây phát triển rất gần nhau, làm thành một thảm rêu dày đặc, tạo nên một môi trường nhỏ thuận lợi cho chúng.
Địa tiễn không có nguyên tản hoặc nguyên tản thô sơ.
2. PHÂN LOẠI
– Lớp Địa tiễn (Marchantiopsida): Thể giao tử là 1 tản, khi dạng 1 thân mang lá nhưng luôn luôn có mặt bụng và lưng.
– Lớp Rêu (Bryopsida): Thể giao tử là 1 thân mang lá và có đối xứng qua trục. Túi bào tử có đài trụ.

Hình 7.2. Marchantia polymorpha – Hepaticaceae


1: Tản đực, 2: Túi tinh, 3: Tinh trùng, 4: Tản cái, 5: Túi noãn (non), 6: Túi noãn (trưởng thành)

You might also like