You are on page 1of 155

TRÌNH BÀY : CHU HỒNG NHUNG

1
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

2
NỘI DUNG

 Nền tảng của phân tích kỹ thuật


 Phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản
 Ứng dụng của phân tích kỹ thuật
 Phần 1: Các khái niệm cơ bản
 Phần 2: Các dạng đồ thị phổ biến (line, bar, candle)
 Phần 3: Các đường xu hướng
 Phần 4: Các dạng hình mẫu đồ thị (Đảo chiều, tiếp tục)
 Phần 5: Phân tích khối lượng giao dịch
 Phần 6: Các đường chỉ báo kỹ thuật (MA, MACD, RSI,…)
 Phần 7: Lý thuyết Dow
3
NỀN TẢNG CỦA PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

1. Phân tích kỹ thuật quan tâm đến những gì đã xảy ra trên


thị trường hơn là những gì nên xảy ra. Đó là cơ sở chính
yếu để dự đoán tương lai.
2. Nhà phân tích kỹ thuật không quan tâm nhiều đến
những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến giá mà tập trung
vào biến động của giá trên thị trường.
3. Nhà phân tích kỹ thuật cho rằng các dao động không
hoàn toàn độc lập và các hành vi nhất định về giá có xu
hướng gắn liền với các hướng đi tiếp theo của giá.
4. Thị trường tồn tại những hình mẫu, những dạng đồ thị
và có tính lặp lại.

4
NỀN TẢNG CỦA PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU

 Được sử dụng rộng, nhanh và  Dễ phụ thuộc vào cảm xúc cá


dễ áp dụng. nhân.
 Áp dụng cho nhiều chu kỳ thời  Tập trung vào những khả năng
gian, không phụ thuộc vào các có thể xảy ra chứ không phải
báo cáo tài chính. sự chắc chắn.
 Nhiều loại công cụ dùng để  Một số kỹ thuật phân tích hiện
phân tích, phối hợp yếu tố tâm đại dựa trên các phép toán học
lý và những nguyên nhân kinh và thống kê phức tạp.
tế sau những biến động của giá.

5
PHÂN TÍCH CƠ BẢN và PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

PHÂN TÍCH CƠ BẢN (FUNDAMENTAL ANALYSIS - FA)

 Phân tích cơ bản nghiên cứu các lý do, nguyên nhân làm
cho giá tăng hay giảm.

 Mục tiêu của phân tích cơ bản là tiến đến một dự đoán về
giá trị sinh lời tiềm ẩn của một thị trường để xác định xem
thị trường được định giá cao hơn hay thấp hơn giá trị
thực. Phần khó nhất của phân tích cơ bản là quyết định
xem thông tin nào và bao nhiêu giá trị đã được tính vào cơ
cấu giá trị hiện hành.

6
PHÂN TÍCH CƠ BẢN và PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT (TECHNICAL ANALYSIS – TA)

 Phân tích kỹ thuật là một phương pháp dự đoán sự biến


động của giá và xu hướng thị trường trong tương lai thông
qua việc nghiên cứu phân tích những đồ thị giá của thị
trường trong quá khứ.

 Phân tích kỹ thuật nghiên cứu các tác động, biến động của
chính bản thân giá. Nhà phân tích kỹ thuật cho rằng các
dao động không hoàn toàn độc lập và các hành vi nhất
định về giá có xu hướng gắn liền với các hướng đi tiếp
theo của giá.

7
PHÂN TÍCH CƠ BẢN và PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT (TECHNICAL ANALYSIS – TA)

 Trọng tâm của triết lý phân tích kỹ thuật là niềm tin rằng tất cả các
yếu tố ảnh hưởng đến giá thị trường như các thông tin nền tảng, sự
kiện chính trị, thiên tai, các yếu tố tâm lý… được nhanh chóng đưa
vào các hoạt động của thị trường. Nói một cách khác, tác động của các
yếu tố này sẽ nhanh chóng biểu diễn dưới dạng biến động giá, hoặc lên
hoặc xuống.

 PTKT đơn giản là một phương pháp dự báo thị trường dựa vào
nghiên cứu quá khứ, tâm lý, quy luật xác suất. Nó tất nhiên không
phải là không thể thất bại nhưng nó là một kỹ thuật kinh doanh, đáng
để ta nghiên cứu. Nó có thể là một công cụ có khả năng sinh lời nhưng
nó phải được sử dụng theo nguyên tắc đã được tính toán, chứ không
phải theo cảm tính.
8
PHÂN TÍCH CƠ BẢN và PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Market action discount everything:

 Nếu giá gia tăng vì bất kỳ lý do đặc biệt nào thì cầu phải vượt cung và
nhân tố cơ bản phải tốt (bullish).

 Nếu giá giảm, nhân tố cơ bản phải xấu (bearish).

 Nhà phân tích kỹ thuật cho rằng những lực lượng cơ bản cung và
cầu, các dữ liệu kinh tế, tình hình công ty là nguyên nhân gây ra giá
tăng hay giảm. Đồ thị không phải là nguyên nhân gây ra biến động
giá mà chỉ thể hiện, vẽ lại những quan điểm giá tăng hay giảm của thị
trường. Nhà phân tích kỹ thuật không đặt nặng vào vấn đề các
nguyên nhân gây ra biến động giá.

9
ỨNG DỤNG CỦA PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Phân tích kỹ thuật được dùng để:

 Xác định chiến lược kinh doanh cho dài hạn, trung hạn
hay ngắn hạn.

 Xác định các đường tiệm cận giá để có quyết định mua
vào - giữ lệnh - bán cổ phiếu một cách hợp lý.

 Xác định khoảng dao động của giá để xác định thời điểm
nên hay chưa nên tham gia thị trường.

10
PHẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

I . MỨC KHÁNG CỰ (Resistance):

Là mức giá A mà tại đó sự phản ứng của mức cung trên thị
trường đủ sức chế ngự mức cầu và khiến cho giá chứng
khoán giảm trở lại.

II . MỨC HỖ TRỢ (Support):

Là mức giá B mà các nhà đầu tư theo xu hướng giá giảm


cho rằng giá không thể nào giảm hơn nữa nên họ bắt đầu
mua vào làm cho lượng cầu tăng. Giá chứng khoán gia tăng
trở lại.

11
PHẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

TÂM LÝ TẠI SUPPORT VÀ RESISTANCE

Thị trường phân chia làm 3 lực lượng:

 Người mua (the longs).

 Người bán (the shorts).

 Người chưa tham gia thị trường (the uncommitted): là


những người đã ra khỏi thị trường hoặc những người
chưa quyết định mua hay bán.

12
PHẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

TÂM LÝ TẠI SUPPORT VÀ RESISTANCE

Giả định thị trường bắt đầu gia tăng từ một điểm hỗ trợ mà
giá đã dao động quanh nó một khoảng thời gian. Người mua
sẽ vui mừng nhưng có thể sẽ tiếc nuối vì đã không mua
nhiều hơn trước đó. Nếu giá có thể xuống lại gần vùng hỗ
trợ họ có thể mua hơn nữa. Người bán bây giờ đã nhận ra
họ đã vào trạng thái sai chiều của thị trường (giá càng đi xa
điểm hỗ trợ chừng nào càng tác động lớn tới quyết định của
họ). Người bán hy vọng giá có thể xuống tới vùng họ đã bán
để có thể thoát khỏi thị trường.

13
PHẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

TÂM LÝ TẠI SUPPORT VÀ RESISTANCE

Những người ngoài thị trường bao gồm những người chưa
có trạng thái hoặc những người vì lý do gì đó đã tất toán
trạng thái mua trước đó, đặc biệt những người nhóm sau sẽ
rất tiếc nuối vì đã tất toán trạng thái quá sớm, họ hi vọng
giá sẽ xuống lại gần nơi họ đã bán để có thể thiết lập lại
trạng thái mua trước đó. những người chưa mua bán trước
đó nhận ra rằng giá đang tăng và họ quyết định tham gia thị
trường ở trạng thái mua tại thời điểm mua tốt nhất.

14
PHẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

TÂM LÝ TẠI SUPPORT VÀ RESISTANCE

Tất cả các nhóm người trên gần như chung một quan điểm
mua ở các mức giá thấp (buy the dips). Họ đều có nhu cầu
mua tại điểm hỗ trợ của thị trường.

Vì vậy nếu giá có thể xuống lại gần điểm hỗ trợ, các nhóm
người trên sẽ mua vào và tiếp tục đẩy giá lên.

15
PHẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

TÂM LÝ TẠI SUPPORT VÀ RESISTANCE


 Sự phá vỡ mức hỗ trợ hay kháng cự chỉ ra sự thay đổi trong kỳ vọng
của nhà đầu tư cũng như thay đổi trong mức cung cầu. Những điểm
hỗ trợ hay kháng cự có thể bị phá vỡ do các nhân tố cơ bản bất ngờ
xảy ra ngược với kỳ vọng của thị trường. Tuy nhiên nguyên nhân gây
ra đột biến giá không quan trọng bằng tâm lý thị trường thay đổi sau
khi các sự kiện đó xảy ra.
 Khi một điểm hỗ trợ hay kháng cự bị phá vỡ mạnh, thông trường thị
trường có thể sẽ nghi ngờ về mức giá mới đã được thiết lập.
Ví dụ: Khi 1 điểm hỗ trợ bị phá vỡ, cả người bán và người mua đều
có thể lo lắng về mức giá tăng quá nhanh và quá cao nên có thể sẽ
cùng bán ra làm giá hạ xuống, tạo nên hiện tượng thường thấy là giá
quay về những điểm kháng cự cũ sau khi quá trình phá vỡ đã xảy ra.
16
PHẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

TÂM LÝ TẠI SUPPORT VÀ RESISTANCE

 Khối lượng là công cụ đầy hiệu quả trong việc xác định độ mạnh của
sự thay đổi trong kỳ vọng.

 Thay vì là một giá trị chính xác, một khoảng giá có thể tạo thành
vùng support hay resistance

 Điểm hỗ trợ - kháng cự mạnh hay yếu có thể xác định như sau: thời
gian bao lâu tại đó, khối lượng giao dịch, diễn biến giá gần đây.

 Thời gian càng lâu, những điểm hỗ trợ hay kháng cự càng có ý nghĩa.
Nếu khối lượng hỗ trợ càng lớn thì càng có ý nghĩa.

17
PHẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Kháng cự
Kháng cự Kháng cự

Kháng cự Kháng cự

Kháng cự Kháng cự
Hỗ trợ Hỗ trợ

Hỗ trợ Hỗ trợ Hỗ trợ

Hỗ trợ Hỗ trợ

18
PHẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

III . PHIÊN ĐIỀU CHỈNH THỊ TRƯỜNG:

Khi cổ phiếu liên tục tăng sẽ gặp ngưỡng kháng cự, làm cho
giá cổ phiếu bớt nóng. Khi cổ phiếu liên tục giảm sẽ gặp
ngưỡng hỗ trợ làm cho các nhà đầu tư bớt hoang mang.

IV . BIỂU ĐỒ KỸ THUẬT:

Biểu đồ PTKT gồm 2 trục biểu thị giá và thời gian.


Mỗi một cổ phiếu, mỗi thị trường và chỉ số niêm yết trên
bảng giao dịch đều được biểu thị bằng một biểu đồ minh hoạ
sự biến động giá chứng khoán theo thời gian.
19
PHẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

TRỤC GIÁ

TRỤC THỜI GIAN

20
PHẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

V . GIÁ:

 Các thị trường biến chuyển theo xu hướng, giá trị chính của biểu đồ
giá là cho thấy sự tồn tại của các xu hướng thị trường. Cơ sở luận cho
việc sử dụng biểu đồ giá là thực tế tất cả các thông tin về cung và cầu
phải được tổng hợp vào một mẩu thông tin duy nhất: Giá.

 Mức giá thể hiện một sự liên hệ giữa người mua và người bán, đó là
giá trị mà tại đó một người muốn mua và một người muốn bán.

 Người mua và bán dựa trên sự mong đợi của họ vào sự biến động giá
cả trong tương lai. Nếu họ mong đợi giá trong tương lai sẽ tăng, họ sẽ
mua vào. Nếu họ mong đợi giá trong tương lai sẽ giảm, họ sẽ bán ra.

21
PHẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

V . GIÁ:

Giá hàng hóa chính là giá trị thị trường cân bằng giữa người mua và
người bán.

Sự thay đổi giá hàng hóa là sự thay đổi mức kỳ vọng của nhà đầu tư về
giá hàng hoá trong tương lai.

• Giá mở cửa: Là mức giao dịch đầu tiên của kỳ đánh giá.
• Giá cao nhất/thấp nhất: Là mức giá giao dịch cao nhất/thấp nhất
trong kỳ đánh giá, nó thể hiện là mức giá mà người mua chấp nhận
mua cao nhất/thấp nhất.
• Giá đóng cửa: Là mức giá quan trọng nhất trong PTKT.

22
PHẦN 2: CÁC DẠNG ĐỒ THỊ PHỔ BIẾN

I . ĐỒ THỊ ĐƯỜNG (Line chart):

 Là dạng đồ thị được xác định bằng cách nối giá đóng cửa
của một loại chứng khoán nào đó theo thời gian.

 Dùng để xem xu hướng dài hạn, ít dùng để kinh doanh


ngắn hạn.

 Dùng để xem tổng quát biến động giá.

23
PHẦN 2: CÁC DẠNG ĐỒ THỊ PHỔ BIẾN

ĐỒ THỊ DẠNG LINE

24
PHẦN 2: CÁC DẠNG ĐỒ THỊ PHỔ BIẾN

II . ĐỒ THỊ THANH (Bar chart):

 Đồ thị thanh được dùng phổ biến ở các nước phương Tây. Thông
thường đồ thị thanh dùng để chỉ giá đóng mở cửa, giá cao, thấp.

 Sử dụng tốt hơn đồ thị Line.

25
PHẦN 2: CÁC DẠNG ĐỒ THỊ PHỔ BIẾN

ĐỒ THỊ DẠNG BAR

26
PHẦN 2: CÁC DẠNG ĐỒ THỊ PHỔ BIẾN

III . ĐỒ THỊ HÌNH NẾN (Candle Stick chart):

 Sử dụng dữ liệu giống như thanh bar chart. Nhấn mạnh mối liên hệ
giữa giá đóng cửa và giá mở cửa.

Nến tăng giá Nến giảm giá


27
PHẦN 2: CÁC DẠNG ĐỒ THỊ PHỔ BIẾN

ĐỒ THỊ DẠNG NẾN

28
PHẦN 3: CÁC ĐƯỜNG XU HƯỚNG

XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG – TREND

 Đồ thị giá là một bức tranh của người mua (bull) và người bán
(bear).

 Giá không bao giờ đi theo đường thẳng mà biến động theo hình zig-
zag vì giá tăng và giảm phụ thuộc vào ai là người chiến thắng giữa
hai nhóm trên.

 Trend: Xu hướng của thị trường, cách mà thị trường đang vận động.
Các xu hướng được đặc thù bởi các đỉnh và các đáy.

 Xu hướng phản ánh tỷ lệ biến đổi trung bình của giá cổ phiếu qua
thời gian. Sử dụng biểu đồ để nhận diện xu hướng hiện tại và dự báo
tương lai giá của cổ phiếu.
29
PHẦN 3: CÁC ĐƯỜNG XU HƯỚNG

XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG – TREND

 Xu hướng (trend) có 3 cấp: Xu hướng chính (dài hạn), xu


hướng trung gian và xu hướng ngắn hạn.

 Xu hướng chính có thể kéo hơn một năm. Xu hướng


trung gian từ 3 tuần đến nhiều tháng, xu hướng ngắn hạn
kéo dài dưới 2- 3 tuần.

 Hệ thống chỉ báo xu hướng là theo dõi xu hướng trung


gian, còn xu hướng gần được sử dụng như là thời điểm
xâm nhập thị trường.

30
PHẦN 3: CÁC ĐƯỜNG XU HƯỚNG

XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG – TREND

 Xu hướng tăng (Uptrend): Đồ thị giá hình thành nên một


dãy các đỉnh và đáy theo chiều tăng lên. Là thời điểm nên
mua vào và chờ giá lên tiếp. Đường xu hướng được vẽ
bằng cách nối những đáy với nhau.

 Xu hướng giảm (Downtrend): Đồ thị giá hình thành nên


một dãy các đỉnh và đáy theo chiều đi xuống. Là thời
điểm nên bán ra hoặc tạo trạng thái bán trước (short) với
quan điểm sẽ mua lại ở mức giá thấp hơn. Đường xu
hướng được vẽ bằng cách nối những đỉnh với nhau. (???)

31
PHẦN 3: CÁC ĐƯỜNG XU HƯỚNG

XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG – TREND

 Sideway (Xu hướng không đổi): Biểu thị bằng sự dao


động lên xuống trong một thời gian dài giữa các giới hạn
tăng giảm trực quan (trong một biên độ dao động nhất
định). Xu hướng này là dấu hiệu cho thấy chúng ta không
nên tham gia thị trường, tuy nhiên vẫn có thể kinh doanh
theo kiểu lướt sóng (mua thấp bán cao).

=> Với quy mô vốn như hiện nay, bạn sẽ đạt thành công
hơn nếu lựa chọn cổ phiếu theo xu hướng, hơn là đi
ngược lại với nó.

32
PHẦN 3: CÁC ĐƯỜNG XU HƯỚNG

XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG – TREND

 Thông thường khi một thời kỳ “range” bị phá vỡ, nghĩa


là giá có thể tiếp tục tăng theo xu hướng cũ hoặc rớt
xuống mức thấp gây nên đảo chiều, tạo nên cơ hội kinh
doanh tại các điểm “breakout”.

 Pullbacks: là những thời kỳ xảy ra hiện tượng giá đổi


chiều tạm thời trước khi tiếp tục xu hướng cũ.

33
PHẦN 3: CÁC ĐƯỜNG XU HƯỚNG

CÁC ĐƯỜNG XU HƯỚNG

I . ĐƯỜNG XU HƯỚNG – TRENDLINE

 Là một đường thẳng nối liền các điểm liên tục cao hay thấp, thông
thường lúc đầu tiên là 2 điểm, và một điểm tiếp xúc thứ ba để xác
định dường này là đường xu hướng có hiệu lực.

 Khi độ dốc của đường xu hướng càng tăng thì tính chuẩn xác của các
mức hỗ trợ và kháng cự càng giảm.

 Xác định được xu hướng đang diễn ra có thể giúp ta có được cái nhìn
tốt hơn, rõ ràng hơn về diễn biến thị trường, đặc biệt trong ngắn hạn
có những biến động giá làm lộn xộn hay gây rối bức tranh toàn cảnh
thị trường.
34
PHẦN 3: CÁC ĐƯỜNG XU HƯỚNG

Down Trendline

Kháng cự

Up Trendline

Hỗ trợ

35
PHẦN 3: CÁC ĐƯỜNG XU HƯỚNG

36
PHẦN 3: CÁC ĐƯỜNG XU HƯỚNG

ĐƯỜNG XU HƯỚNG DÙNG ĐỂ XÁC ĐỊNH:


 Chiều hướng của thị trường.
 Dấu hiệu đảo chiều.
 Dấu hiệu tiếp tục xu hướng.
 Các điểm hỗ trợ (support) và kháng cự (resistance).

LƯU Ý:
 Càng nhiều điểm vẽ xác định, đường trendline càng có ý nghĩa.
 Càng tồn tại lâu, đường trendline càng có hiệu lực.
 Càng có độ dốc lớn, đường trendline càng dễ bị phá vỡ.
 Khi bị phá vỡ, các điểm hỗ trợ và kháng cự cũ sẽ đảo ngược vai trò.
37
PHẦN 3: CÁC ĐƯỜNG XU HƯỚNG

DẤU HIỆU XÁC NHẬN XU HƯỚNG BỊ PHÁ VỠ

 Một giá đóng cửa dưới đường xu hướng có ý nghĩa hơn


một sự xuyên phá qua trong ngày.

 Khi một đường xu hướng hỗ trợ hay kháng cự bị phá vỡ


nó sẽ đảo ngược vai trò hiện tại lại.

 Giá mục tiêu khi phá vỡ xu hướng: khi phá vỡ đường xu


hướng, giá có xu hướng di chuyển một đoạn đúng bằng
khoảng cách đạt được ở xu hướng cũ.

38
PHẦN 3: CÁC ĐƯỜNG XU HƯỚNG

Điểm phá vỡ

Đường xu hướng tăng


Mức kháng cự

Mức hỗ trợ đã trở thành


Điểm hỗ trợ
mức kháng cự

39
PHẦN 3: CÁC ĐƯỜNG XU HƯỚNG

ĐỘ DỐC CỦA ĐƯỜNG XU HƯỚNG

 Độ dốc của đường xu hướng khoảng 45 độ là chuẩn nhất.


Cũng có thể vẽ đường xu hướng khoảng 45 độ tại các
đỉnh và đáy có ý nghĩa và dùng nó như một đường xu
hướng dự báo trước.

 Nếu một xu hướng quá dốc, nó chỉ ra giá tăng quá nhanh
và quá cao nên có khả năng rất dễ bị phá vỡ một khi giá
điều chỉnh. Tuy nhiên sau khi phá vỡ đường xu hướng
quá dốc đó giá điều chỉnh có thể tới đường xu hướng ít
dốc hơn, lúc này có thể vẽ lại đường xu hướng thứ hai để
theo dõi biến động giá.
40
PHẦN 3: CÁC ĐƯỜNG XU HƯỚNG

ĐỘ DỐC CỦA ĐƯỜNG XU HƯỚNG

 Trường hợp đường xu hướng quá bằng phẳng, cũng nên


vẽ lại đường xu hướng mới có độ dốc hơn. Đường xu
hướng càng xa rời biến động giá càng ít có ý nghĩa sử
dụng trong khoảng thời gian đánh giá. (nhiều điểm)

 Khi một xu hướng giá tăng quá mạnh và quá cao thì nên
sử dụng đường trung bình để theo dõi biến động tốt hơn
là vẽ các đường xu hướng ngày càng dốc hơn.

41
PHẦN 3: CÁC ĐƯỜNG XU HƯỚNG

42
PHẦN 3: CÁC ĐƯỜNG XU HƯỚNG

II . ĐƯỜNG KÊNH GIÁ (CHANNEL LINE)

Được tạo thành từ một đường xu hướng và một đường thẳng song song
với nó vẽ từ một đỉnh (trường hợp tăng giá) hay từ một đáy (trường
hợp giảm giá) xác định và có ý nghĩa.

Kênh xu hướng giảm

Điểm phá vỡ

Kênh xu hướng tăng

43
PHẦN 3: CÁC ĐƯỜNG XU HƯỚNG

Kháng cự

Phá vỡ kênh giá

Hỗ trợ

Down Channel Line

44
PHẦN 3: CÁC ĐƯỜNG XU HƯỚNG

Up Channel Line

Kháng cự

Phá vỡ kênh giá

Hỗ trợ

45
PHẦN 3: CÁC ĐƯỜNG XU HƯỚNG

Điểm phá vỡ

Up channel line

46
PHẦN 3: CÁC ĐƯỜNG XU HƯỚNG

II . ĐƯỜNG KÊNH GIÁ (CHANNEL LINE)

 Dùng để thu lãi trong kinh doanh ngắn hạn.

 Có thể dùng để tạo trạng thái ngược chiều với xu hướng


chính trong ngắn hạn.

 Xác nhận chắc chắn hơn về xu hướng đang diễn ra.

47
PHẦN 3: CÁC ĐƯỜNG XU HƯỚNG

II . ĐƯỜNG KÊNH GIÁ (CHANNEL LINE)

 Sự phá vỡ kênh giá thường ám chỉ một sự thay đổi trong


xu hướng. Tuy nhiên sự phá vỡ kênh giá còn mang ý
nghĩa chỉ ra sự gia tăng mạnh hơn trong xu hướng hiện
tại, nhà đầu tư có thể lợi dụng thời điểm đó để thâm nhập
thị trường hay gia tăng thêm trạng thái hiện có.

 Trường hợp giá chỉ tiến đến gần kênh giá nhưng thất bại
không thể tiến đến gần hơn nữa, đó là dấu hiệu xu hướng
có dấu hiệu yếu dần.

48
PHẦN 3: CÁC ĐƯỜNG XU HƯỚNG

Đà tăng suy yếu dần dù vẫn đi trong kênh xu hướng tăng giá
và liên tục hình thành đỉnh sau cao hơn đỉnh trước.

Điểm phá vỡ

Up Channel line

49
PHẦN 3: CÁC ĐƯỜNG XU HƯỚNG

Điểm phá vỡ kênh giá cho thấy xu hướng


tăng tiếp tục diễn ra mạnh hơn.

Điểm phá vỡ

Up Channel line

50
PHẦN 4: CÁC DẠNG HÌNH MẪU ĐỒ THỊ

GỒM 2 DẠNG:

 DẠNG MẪU ĐẢO CHIỀU.

 DẠNG MẪU LIÊN TỤC.

51
PHẦN 4: CÁC DẠNG HÌNH MẪU ĐỒ THỊ

I . DẠNG ĐẢO CHIỀU-REVERSAL:

 Thường xảy ra khi thị trường đang ở đỉnh hoặc đáy.

 Có ý nghĩa lớn khi thị trường đang ở xu hướng mạnh.

 Các dạng đảo chiều cơ bản:


- Double-triple tops, bottoms. (2 đỉnh, 3 đỉnh, 2 đáy, 3 đáy).
- Head anh shoulders (Vai đầu vai).
- Wedges (Cái nêm).
- Rouding top/bottom – Cup and Handle (Cái chén, cái tách)
-…

52
PHẦN 4: CÁC DẠNG HÌNH MẪU ĐỒ THỊ

1 . Mô hình Double-triple tops, bottoms (2 đỉnh, 3 đỉnh, 2 đáy, 3 đáy)

 Thường chỉ ra sự thay đổi xu hướng trong trung và dài hạn.


 Khối lượng thường sụt giảm ở những điểm đỉnh và đáy.
 Dạng double (2 đỉnh, 2 đáy) thường xuất hiện nhiều hơn so với dạng
triple (3 đỉnh, 3 đáy). Tuy nhiên, mức độ ý nghĩa lại kém hơn.

Mức giá kỳ vọng được định ra trên cơ sở khoảng cách x = y. 53


PHẦN 4: CÁC DẠNG HÌNH MẪU ĐỒ THỊ

Lưu ý: Trong mô hình 3 đáy thì đáy 2 không được thấp hơn 2 đáy còn lại. 54
PHẦN 4: CÁC DẠNG HÌNH MẪU ĐỒ THỊ

Neckline

Neckline

Lưu ý: Trong mô hình 3 đỉnh thì đỉnh 2 không được cao hơn 2 đỉnh còn lại. 55
PHẦN 4: CÁC DẠNG HÌNH MẪU ĐỒ THỊ

2 . Mô hình Head and Shoulders (Vai - đầu - vai)

 Đỉnh đầu vai là một hình mẫu kỹ thuật hết sức phổ biến đối với
những nhà đầu tư vì nó là một hình mẫu kỹ thuật đáng tin cậy, đồng
thời nó cũng thường được nhận ra một cách dễ dàng.

 Thường xuất hiện vào giai đoạn cuối của một xu hướng lớn.

 Diễn biến thường phức tạp và có nhiều giai đoạn.

 Cách xác định giá mục tiêu.

 Dạng INVERSE HEAD and SHOULDERS (Vai đầu vai đảo ngược).

56
PHẦN 4: CÁC DẠNG HÌNH MẪU ĐỒ THỊ
Kỳ vọng giảm 1 đoạn Kỳ vọng giảm 1 đoạn
x=y x=y
Neckline
x Neckline

Vai đầu vai xuôi Y

Vai đầu vai ngược Y


Y

x Neckline
Neckline
Kỳ vọng tăng 1 đoạn Kỳ vọng tăng 1 đoạn
x=y x=y

Mức giá kỳ vọng được định ra trên cơ sở khoảng cách x = y. 57


PHẦN 4: CÁC DẠNG HÌNH MẪU ĐỒ THỊ

2 . Mô hình Head and Shoulders (Vai - đầu - vai)

 Trong mô hình phân tích cổ điển thì hai đỉnh của hai vai phải cân
bằng với nhau nhưng điều quan trọng nhất quyết định của mô hình
này đó chính là đường nối hai đáy/đỉnh của hai vai gọi là đường
“vòng cổ” – neckline. Mô hình sẽ bị phá vỡ khi đường vòng cổ bị
xuyên chéo bởi giá hàng hóa và giá hàng hóa tiếp tục tăng/giảm lên
trên/xuống dưới đường “vòng cổ” – neckline. Các chuyên viên Phân
tích kỹ thuật cho rằng mô hình không được khẳng định là đúng cho
tới khi giá hàng hóa bứt phá xuyên qua đường “vòng cổ” – neckline.

 Đỉnh của hai “vai” chắc chắn sẽ thấp hơn đỉnh của “đầu”.

 Độ dốc của đường “vòng cổ” – neckline càng cao thì khả năng bứt
phá càng mạnh.

58
PHẦN 4: CÁC DẠNG HÌNH MẪU ĐỒ THỊ

Neckline

Head & shoulder top Head & shoulder bottom


59
PHẦN 4: CÁC DẠNG HÌNH MẪU ĐỒ THỊ

3 . Mô hình WEDGE (Hình cái nêm/chêm cửa)

 Thường khó nhận thấy trên đồ thị, kéo dài 1 – 3 tháng.


 Dấu hiệu cảnh báo về khả năng thay đổi chiều. Giống như mẫu hình
tam giác, mẫu hình nêm thể hiện một sự hội tụ giá trước khi đảo chiều.
 Thường được dùng như những dấu hiệu mua/ bán trong PTKT.
 Mẫu hình nêm có thể dốc lên (Rising wedge) hoặc dốc xuống (Falling
wedge). Trong mẫu hình này, giá sẽ vượt khỏi 2 đường giới hạn trước
khi đỉnh nêm hình thành.

Điểm phá vỡ
Điểm phá vỡ

60
PHẦN 4: CÁC DẠNG HÌNH MẪU ĐỒ THỊ

 Mô hình cái nêm hướng lên (Rising wedge) xuất hiện theo xu hướng
đi lên, thì đây được xem là một mô hình đảo ngược. Vì đây là trường
hợp mà khi nhà giao dịch nhìn thấy mô hình này xảy ra trong xu
hướng đi lên, nên họ thường vào vị trí giao dịch một sự đảo ngược
của xu hướng đi lên đó bằng cách tìm kiếm việc bán.

 Điểm bán mà họ thường sử dụng là điểm gián đoạn của đường hỗ trợ
đáy vì đây được xem như một sự xác nhận rằng xu hướng đi lên đang
đảo ngược lại. Khi đó mục tiêu được tính bằng cách đo khoảng cách
từ điểm thấp nhất vùng trũng trên mô hình tới điểm cao đỉnh cao
nhất, ước tính đi xuống từ điểm gián đoạn. Cuối cùng, lệnh dừng lỗ
được đặt ngay trên ngoài mô hình cái nêm.

61
PHẦN 4: CÁC DẠNG HÌNH MẪU ĐỒ THỊ

 Khi mô hình cái nêm hướng lên xuất hiện trong xu hướng đi xuống,
thì nó được xem là một mô hình liên tục. Vì đây là trường hợp mà khi
nhà giao dịch nhìn thấy mô hình này xảy ra theo xu hướng đi xuống,
nên họ thường giao dịch sự liên tục của xu hướng đi xuống bằng cách
tìm kiếm cơ hội bán trên điểm gián đoạn của đường hỗ trợ thấp hơn.
Khi đó mục tiêu được tính bằng cách đo khoảng cách từ điểm trũng
thấp nhất trên mô hình đến điểm đỉnh cao nhất, ước tính đi xuống từ
điểm gián đoạn. cuối cùng lệnh ngừng lỗ cho chiến lược này được đặt
ngay trên ngoài mô hình cái nêm này.

 Dù mô hình cái nêm hướng lên xuất hiện trong xu hướng tăng hay
giảm thì nó vẫn là hình mẫu kỹ thuật báo hiệu sự giảm giá.

62
PHẦN 4: CÁC DẠNG HÌNH MẪU ĐỒ THỊ

Nêm hướng lên trong xu


hướng giảm. (mang tính
chất tiếp tục xu hướng)

Nêm hướng lên trong xu


hướng tăng. (mang tính
chất đảo chiều xu hướng)

63
PHẦN 4: CÁC DẠNG HÌNH MẪU ĐỒ THỊ

 Mô hình cái nêm hướng xuống (Falling wedge) xuất hiện theo xu
hướng đi xuống, thì đây được xem là một mô hình đảo ngược. Vì đây
là trường hợp mà khi những nhà giao dịch nhìn thấy mô hình này
xảy ra trong một xu hướng đi xuống, thông thường họ sẽ giao dịch
một sự đảo ngược của xu hướng đó, vì thế họ đang tìm kiếm những
cơ hội mua.

 Điểm mua mà họ thường sử dụng là điểm gián đoạn của đường


kháng cự ở trên vì đây được xem như một sự xác nhận tiềm năng
rằng xu hướng đi xuống đang đảo ngược. Mục tiêu của giao dịch này
khi đó được tính bằng cách đo khoảng cách từ điểm đỉnh cao nhất
trên mô hình tới điểm trũng thấp nhất, ước tính đi lên từ điểm gián
đoạn. Cuối cùng, lệnh dừng lỗ được đặt ngay dưới phần ngoài của mô
hình cái nêm.

64
PHẦN 4: CÁC DẠNG HÌNH MẪU ĐỒ THỊ

 Khi mô hình cái nêm hướng xuống xuất hiện trong xu hướng đi lên
thì đây được xem là một mô hình liên tục tiềm năng. Vì đây là trường
hợp mà khi các nhà giao dịch nhìn thấy mô hình này xảy ra theo
hướng đi lên trong các thị trường cổ phiếu, ngoại hối, hay tương lai,
nên thông thường họ sẽ giao dịch theo khuynh hướng đang thịnh
hành. Điểm mua mà họ sử dụng ở đây là một điểm gián đoạn của
đường kháng cự phía trên vì đây được xem như một sự xác nhận
tiềm năng của tính liên tục đi lên theo hướng thịnh hành. Khi đó mục
tiêu của giao dịch được tính bằng cách đo khoảng cách từ điểm đỉnh
cao nhất trên mô hình đến điểm đỉnh thấp nhất của vùng trũng, ước
tính đi lên từ điểm gián đoạn. Cuối cùng lệnh ngừng lỗ được đặt ngay
dưới bên ngoài mô hình cái nêm.

 Dù mô hình cái nêm hướng xuống xuất hiện trong xu hướng giảm
hay tăng thì nó vẫn là hình mẫu kỹ thuật báo hiệu sự tăng giá.
65
PHẦN 4: CÁC DẠNG HÌNH MẪU ĐỒ THỊ

Nêm hướng xuống trong xu


hướng tăng (mang tính chất
tiếp tục xu hướng)

Nêm hướng xuống trong xu


hướng giảm (mang tính chất
đảo chiều xu hướng)

66
PHẦN 4: CÁC DẠNG HÌNH MẪU ĐỒ THỊ

Nêm hướng lên Nêm hướng xuống


trong xu hướng tăng trong xu hướng giảm

67
PHẦN 4: CÁC DẠNG HÌNH MẪU ĐỒ THỊ

4 . Mô hình ROUNDING TOP/ BOTTOM (Dạng ô dù, Dạng cái chén) –


Mô hình CUP and HANDLE (Tách có quai cầm)

 Thường khó nhận thấy trên đồ thị.

 Thường kéo dài 1 – 3 tháng.

 Dấu hiệu cảnh báo về khả năng thay đổi chiều.

 Thường được dùng như những dấu hiệu mua/ bán trong PTKT.

68
PHẦN 4: CÁC DẠNG HÌNH MẪU ĐỒ THỊ

Rounding bottom

Rounding top

Mô hình cốc và tay cầm xuất hiện khi thị


trường đang trong xu thế lên giá và nó củng cố
xu thế đó của thị trường. Mô hình này gồm hai
phần: phần “cốc” và phần cái tay cầm.
Handle
Phần cốc hình thành sau một đợt tăng giá của
thị trường và có dạng đáy vòng xuống. Khi mô
hình “cốc” hoàn thành một mô hình khung Cup
giao dịch sẽ tiếp tục hình thành ở phía bên Cốc và tay cầm
phải và tạo nên cái tay cầm.
69
PHẦN 4: CÁC DẠNG HÌNH MẪU ĐỒ THỊ

Breakout
(Kháng cự)

MÔ HÌNH CỐC CÓ TAY


Handle CẦM HOÀN CHỈNH

CUP

Lưu ý: Tách có đáy càng rộng và càng tròn thì đó càng là một tín hiệu rõ rệt cho
thấy giá đang diễn biến theo đúng mô hình này, không nên sử dụng tách có đáy
nhọn hình chữ V. Đáy tách không nên quá sâu, tay cầm cũng không được sâu quá
1/2 chiều sâu của tách.
Khối lượng giao dịch: giảm dần khi giá giảm ở thành bên trái tách và duy trì ở
mức dưới trung bình khi giá đi qua đáy tách và tăng trở lại khi giá vòng lên.
70
PHẦN 4: CÁC DẠNG HÌNH MẪU ĐỒ THỊ

MÔ HÌNH CỐC CÓ TAY


CẦM BỊ THẤT BẠI

CUP

 Tay cầm chèn chặt lên theo mức giá thấp + Số lượng yếu kém => Dấu hiệu
không tốt.
 Phần thân cốc hình thành sau khi đạt đỉnh điểm hầu như không hoạt động,
sụt giảm lớn về giá + số lượng bán ra tăng làm thân cốc tiếp đó quá rộng và
lỏng lẻo.
71
PHẦN 4: CÁC DẠNG HÌNH MẪU ĐỒ THỊ

II . DẠNG MẪU LIÊN TỤC (CONTINUATION/CONSOLIDATION


PATTERN)

 Thường xuất hiện ở thời kỳ giá biến động ít trong một khoảng nhất
định.

 Thực tế thường khó nhận ra và ít giống như lý thuyết. Có các dạng:


- Dạng tam giác (triangles)
- Dạng chữ nhật (rectangles)
- Dạng lá cờ (flags-pennants)

72
PHẦN 4: CÁC DẠNG HÌNH MẪU ĐỒ THỊ

1 . Mô hình tam giác (Triangle)

Có 3 dạng:

 FLAT TOPS (Tam giác hướng lên).

 FLAT BOTTOMS (Tam giác hướng xuống).

 EQUILATERAL (Tam giác cân)

73
PHẦN 4: CÁC DẠNG HÌNH MẪU ĐỒ THỊ

a . FLAT TOPS (Tam giác hướng lên):


 Được coi là 1 dạng mô hình trung gian mang tính củng cố hay báo hiệu sự tiếp tục
xu thế hiện tại của thị trường. Tuy nhiên đôi khi nó cũng mang tính đảo ngược.
 Cần ít hơn ba tháng để hoàn thiện và khi xuất hiện thường kèm theo sự gia tăng
của khối lượng giao dịch.
 “Breakout” sẽ xuất hiện ở khoảng giữa điểm 2/3 và 3/4 chiều ngang của mô hình
(tính từ điểm bắt đầu mô hình đến điểm cắt nhau của hai đường kháng cự và hỗ
trợ). “Breakout” phá vỡ đường kháng cự sẽ chứng tỏ mô hình mang tính củng cố
còn nếu phá vỡ đường hỗ trợ sẽ chỉ ra rằng mô hình mang tính đảo chiều.

Kháng cự

Hỗ trợ

Tam giác hướng lên


74
PHẦN 4: CÁC DẠNG HÌNH MẪU ĐỒ THỊ

b . FLAT BOTTOMS (Tam giác hướng xuống):


 Thường xuất hiện trong thị trường xuống giá và cũng mang tính củng cố (hay duy
trì) xu thế hiện tại.

 Cần ít hơn ba tháng để hoàn thiện và khi xuất hiện thường kèm theo sự gia tăng
của khối lượng giao dịch.

 “Breakout” sẽ xuất hiện ở khoảng giữa điểm 2/3 và 3/4 chiều ngang của mô hình
(tính từ điểm bắt đầu mô hình đến điểm cắt nhau của hai đường kháng cự và hỗ
trợ). “Breakout” phá vỡ đường hỗ trợ sẽ chứng tỏ mô hình mang tính củng cố còn
nếu phá vỡ đường kháng cự sẽ chỉ ra rằng mô hình mang tính đảo chiều.

Kháng cự

Tam giác hướng xuống


Hỗ trợ
75
PHẦN 4: CÁC DẠNG HÌNH MẪU ĐỒ THỊ

Tam giác hướng xuống


(tiếp tục xu hướng giảm)
Breakout

Breakout
Tam giác hướng lên
(tiếp tục xu hướng tăng)

76
PHẦN 4: CÁC DẠNG HÌNH MẪU ĐỒ THỊ
c . EQUILATERAL (Tam giác cân):
 Hình mẫu kỹ thuật “tam giác cân” được xem xét như là những mẫu trung gian
chuyển tiếp của xu thế biến động giá hàng hóa giao dịch. Hoặc tiếp tục, hoặc đảo
ngược xu hướng.

 Sự hội tụ của hai đường kháng cự và hỗ trợ đã mang lại hình dáng của hình mẫu
kỹ thuật “tam giác cân”. Trên TTCK dạng hình mẫu này khá dễ dàng để nhận
biết nó, ngoài ra hình mẫu này cũng được dùng như một công cụ phân tích đáng
tin cậy để giao dịch, nhưng các chuyên viên cũng cảnh báo rằng tín hiệu đáng tin
cậy để giao dịch đó là sự bứt phá một trong hai đường trendline bởi đường biểu
diễn sự biến động giá hàng hóa giao dịch một cách rõ ràng.
Kháng cự

Hỗ trợ

77
PHẦN 4: CÁC DẠNG HÌNH MẪU ĐỒ THỊ

Tam giác cân thay đổi xu


hướng (giảm sang tăng)
Breakout

Breakout

Tam giác cân tiếp tục


xu hướng tăng

78
PHẦN 4: CÁC DẠNG HÌNH MẪU ĐỒ THỊ

2 . Mô hình chữ nhật (RECTANGLES)

 Là một dạng mô hình tiếp tục xu thế của thị trường, nó trông giống
như trong một kênh giao dịch cho đến cuối của xu thế biến động giá
chứng khoán. Hình mẫu kỹ thuật này có thể được nhận biết một cách
rõ ràng thông qua hai đường nối các đỉnh và các đáy trong xu thế biến
động giá chứng khoán. Đường nối các đỉnh và các đáy của xu thế biến
động giá chứng khoán tạo thành đỉnh và đáy của hình chữ nhật.

 Những hình chữ nhật đôi khi được xem như những khung giao dịch,
những khu vực củng cố hoặc bế tắc trong sự biến động của giá chứng
khoán.

 Có thể xuất hiện trong ngắn hạn và có thể kéo dài tới cả năm.

 Dùng để xác định giá mục tiêu

79
PHẦN 4: CÁC DẠNG HÌNH MẪU ĐỒ THỊ

Tương tự như các mẫu hình tam giác, mức giá kỳ vọng trong mẫu
hình chữ nhật được xác định trên cơ sở khoảng cách giá x = y.

Mô hình chữ nhật có thể diễn ra trong một vài tuần hoặc trong vài tháng.
Thông thường, mô hình này diễn ra trong khoảng 3 tuần. Trong trường
hợp lý tưởng có thể diễn ra trong khoảng 3 tháng. Nói chung những dấu
hiệu “breakout” do những mô hình chữ nhật diễn ra trong thời gian dài
thường tin cậy hơn những dấu hiệu “breakout” được mang lại bởi những
mô hình chữ nhật diễn ra trong khoảng thời gian ngắn hơn.
80
PHẦN 4: CÁC DẠNG HÌNH MẪU ĐỒ THỊ

Breakout
Hình mẫu kỹ thuật hình
chữ nhật chỉ hoàn thiện
cho tới khi “breakout”
xuất hiện.

Tiếp tục xu hướng tăng giá

Thỉnh thoảng những tín


Breakout hiệu sớm có thể được
nhận biết, nhưng thường
thì dấu hiệu “breakout”
khó có thể xác định
trước một cách sớm và
chính xác.

Tiếp tục xu hướng giảm giá


81
PHẦN 4: CÁC DẠNG HÌNH MẪU ĐỒ THỊ

3 . Mô hình cờ chữ nhật (FLAGS) – Cờ đuôi nheo (PENNANTS)

 Hình mẫu kỹ thuật Flags & Pennants là những mô hình continuation -


tiếp tục xu thế của thị trường trong ngắn hạn, nó đánh dấu một bước
củng cố để tiếp tục lấy lại xu thế của thị trường.
 Thông thường trước khi xảy ra những hình mẫu kỹ thuật này thì
được xác nhận bằng sự tăng hoặc giảm giá mạnh kết hợp với khối
lượng giao dịch lớn, nó đánh dấu điểm chính giữa của xu thế biến
động giá (thực chất nó là những hình mẫu kỹ thuật mang tính chất
củng cố của xu hướng biến động giá hàng hóa giao dịch).
 Xuất hiện trong thời gian ngắn, vài giờ hoặc vài ngày.
 Xuất hiện sau một sự đột biến giá rất mạnh.
 Cách xác định giá mục tiêu.

82
PHẦN 4: CÁC DẠNG HÌNH MẪU ĐỒ THỊ

Cán cờ

CỜ TĂNG GIÁ CỜ GIẢM GIÁ

LƯU Ý: Chiều dài của lá cờ không được dài hơn chiều dài của cán cờ.
83
PHẦN 4: CÁC DẠNG HÌNH MẪU ĐỒ THỊ

Breakout

Breakout

Cờ tăng giá Cờ giảm giá

Mô hình cờ chữ nhật (Flag)


84
PHẦN 4: CÁC DẠNG HÌNH MẪU ĐỒ THỊ

Cán cờ Cán cờ

CỜ TĂNG GIÁ CỜ GIẢM GIÁ

LƯU Ý: Chiều dài của lá cờ không được dài hơn chiều dài của cán cờ.
85
PHẦN 4: CÁC DẠNG HÌNH MẪU ĐỒ THỊ

Breakout

Breakout

Cờ tăng giá Cờ giảm giá

Mô hình cờ đuôi nheo (Pennant)


86
PHẦN 5: PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH

MỤC TIÊU CỦA VIỆC PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH

1 . Xác nhận xu hướng hiện tại:

 Nếu thị trường đang có xu hướng lên hoặc xuống (đường giá đang
tăng hoặc giảm) thì xu hướng này phải được xác nhận bởi sự gia tăng
của khối lượng giao dịch.

 Khối lượng giao dịch tăng lên là một sự xác nhận chắc chắn việc tăng
hoặc giảm giá sẽ tiếp tục diễn ra với cường độ di chuyển của đường
giá là rất mạnh.

 Sự hồi lại của một xu hướng đang diễn ra thường đi kèm với sự suy
giảm của khối lượng.

87
PHẦN 5: PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH

MỤC TIÊU CỦA VIỆC PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH

2 . Cảnh báo sự suy yếu của xu hướng hiện tại:

 Nếu xu hướng hiện tại đang tiếp diễn (đường giá đang tăng hoặc
giảm) mà có sự suy giảm dần về khối lượng giao dịch thì đây được
xem là sự cảnh báo xu hướng này đang yếu dần. Nó thể hiện cường
độ di chuyển của đường giá là khá yếu. Bởi vì khi đường giá di
chuyển với một chút cường độ thì chỉ làm cho những nhà đầu cơ
quan tâm đến nó mà thôi.

 Điều này đặc biệt đúng khi thị trường đạt đến đỉnh cao mới hay
chạm đáy mới với một khối lượng nhỏ. Trong trường hợp này, việc
chạm đỉnh/đáy mới của thị trường thường được xem là một xu hướng
không đáng tin cậy.
88
PHẦN 5: PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH

MỤC TIÊU CỦA VIỆC PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH

3 . Xác nhận sự bứt phá khỏi biên độ dao động giá hiện tại:

 Trong thị trường không rõ xu hướng và giá đang dao động trong một
biên độ nhất định, một sự bứt phá của giá phải được đi kèm với một
khối lượng giao dịch lớn.

 Ngược lại, một sự biến động mạnh về giá nhưng với khối lượng giao
dịch nhỏ có thể xem là một xu hướng không bền vững và cần phải
được xem xét thêm.

89
PHẦN 5: PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH

NHỮNG ĐIỀU QUAN TRỌNG VỀ KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH


KHI PHÂN TÍCH HƯỚNG DI CHUYỂN CỦA ĐƯỜNG GIÁ

 Sự gia tăng đột ngột của khối lượng giao dịch trong khoảng thời gian
đủ lâu với sự tăng hoặc giảm đột ngột của đường giá có thể dẫn đến 2
tình trạng trái ngược nhau khi phân tích khối lượng giao dịch.

 Khi đường giá và khối lượng tăng rõ ràng thì nghĩa là đang trong
trạng thái tăng nhưng đã kiệt sức. Tất cả những người cần mua đã
được mua và không có một ai có ý định bán. Kết quả sau đó sẽ là sự
giảm giá.

 Khi đường giá giảm rõ ràng và khối lượng giao dịch tăng rõ ràng thì
nghĩa là đa số mọi người không còn muốn nắm giữ cổ phiếu nữa. Vì
thế lúc này người mua đóng vai trò là phe đối nghịch.

90
PHẦN 5: PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH

Thị trường tạo đỉnh với


KLGD tăng vọt
Thị trường tạo đỉnh
với KLGD tăng vọt
Thị trường tạo đỉnh với
KLGD tăng vọt

Trong một xu hướng tăng,


KLGD cũng tăng theo
KLGD cũng có sự gia tăng ở
những vùng thị trường tạo đáy

91
PHẦN 5: PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH

TÓM LẠI:

 Khối lượng giao dịch là một trong những nhân tố cần thiết và quan
trọng trong phân tích kỹ thuật để xác nhận hướng di chuyển của
đường giá. Khi đường giá tăng hoặc giảm thì điều hỗ trợ hữu hiệu
nhất cho nhà phân tích là trạng thái của người mua, người bán đang
trong giai đoạn kiệt sức hay hưng phấn tột độ.

 Nếu giá tăng và khối lượng giao dịch tăng, điều đó có nghĩa:
- Người mua đang quan tâm đến thị trường.
- Xu hướng giá lên đang tiếp diễn.

 Nếu giá giảm và khối lượng giao dịch tăng, điều đó có nghĩa:
- Người bán đang quan tâm đến thị trường.
- Xu hướng giá giảm đang tiếp diễn.

92
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

93
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

I . KHÁI NIỆM:

 Chỉ báo kỹ thuật là kết quả tính toán dựa trên giá và/hoặc khối lượng
giao dịch và kết quả đó được sử dụng để dự báo những thay đổi về
giá.

 Chỉ báo kỹ thuật có tên gọi như vậy để phân biệt với các chỉ báo liên
quan đến vấn đề phân tích cơ bản như thu nhập, doanh thu, lợi
nhuận, chỉ báo kinh tế… Các chỉ báo kỹ thuật được sử dụng chủ yếu
bởi các nhà giao dịch ngắn hạn. Đối với nhà đầu tư dài hạn thì hầu
hết các chỉ báo kỹ thuật ít có giá trị hơn. Lợi ích hiệu quả nhất của
các chỉ báo kỹ thuật đối với nhà đầu tư dài hạn ở chỗ nó giúp xác
định các điểm vào trạng thái và thoát trạng thái đối với thị trường
chứng khoán khi phân tích xu thế dài hạn.

94
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

II . CÔNG DỤNG:

Một chỉ báo kỹ thuật là một chuỗi các dữ liệu được thiếp lập
từ các mức giá trong quá khứ. Nhà đầu tư sử dụng các chỉ
báo kỹ thuật để:

- Báo động xu hướng.

- Xác định lại xu hướng giá.

- Dự đoán xu hướng giá.

95
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

III . PHÂN LOẠI CÁC CHỈ BÁO KỸ THUẬT:

 Chỉ báo kỹ thuật có thể được chia thành vài loại theo loại dữ
liệu mà chỉ báo được tính toán như: chỉ báo dựa trên giá, chỉ
báo dựa trên khối lượng, chỉ báo tăng/giảm (Advance/Decline)
dựa trên dữ liệu tăng/giảm và chỉ báo kết hợp dựa trên giá và
khối lượng giao dịch hoặc giá và dữ liệu tăng/giảm.

 Cách phân loại cũng khá phổ biến là dựa trên sự ám chỉ, tính
chất, đặc điểm hoặc loại tín hiệu mà chỉ báo tạo ra.

96
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

III . PHÂN LOẠI CÁC CHỈ BÁO KỸ THUẬT:

1 . Theo đặc điểm:

a . Chỉ báo dẫn đường (Leading Technical Indicators):

 Còn gọi là chỉ báo đi nhanh. Là chỉ báo báo hiệu sớm khả năng đảo
chiều của xu thế giá trong tương lai. Các chỉ báo dẫn đường thường
là các chỉ báo kỹ thuật dựa trên khối lượng giao dịch. Các chỉ báo
này gồm RSI, Stochastic Oscillator, Momentum …

 Cho biết xu hướng của giá trong ngắn hạn.

 Thường được sử dụng trong thị trường không xác định rõ xu hướng.

97
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

III . PHÂN LOẠI CÁC CHỈ BÁO KỸ THUẬT:

1 . Theo đặc điểm:

b . Chỉ báo theo sau (Lagging Technical Indicators):

 Còn gọi là chỉ báo đi chậm. Là chỉ báo đi theo sự thay đổi về xu
hướng của giá nên còn được gọi là chỉ báo theo xu hướng (Trend-
following Indicators). Các chỉ báo này gồm có MA, MACD, Parabolic
Sar …

 Báo hiệu xu hướng dài hạn của giá.

 Thường dùng để xác nhận lại xu hướng giá một cách chắc chắn hơn.

98
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

III . PHÂN LOẠI CÁC CHỈ BÁO KỸ THUẬT:

1 . Theo đặc điểm:

c . Chỉ báo thông tin (Informational Technical Indicators):

 Là chỉ báo không dự đoán cũng không đi theo một xu hướng mà chỉ
miêu tả thị trường, chỉ số hoặc công cụ tài chính.

 Các chỉ báo thông tin gồm những chỉ báo như ATR, VIX, ADX được
sử dụng để đo sức mạnh của một xu hướng và xác định thị trường
không rõ xu hướng (sideways). Một số chỉ báo khác được sử dụng để
đo tính biến động.

99
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

III . PHÂN LOẠI CÁC CHỈ BÁO KỸ THUẬT:

2 . Theo tính chất:

a . Chỉ báo xu hướng (Trend Indicators): được dùng để xác định hướng
đi và xu thế giá tương lai.
- Moving Average (MA).
- MACD.
- TRIX.
- Parabolic SAR.
- Directional Movement System.
- Commodity Channel Index (CCI).
- Aroon.
100
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

III . PHÂN LOẠI CÁC CHỈ BÁO KỸ THUẬT:

2 . Theo tính chất:

b . Chỉ báo xung lượng (Momentum Indicators): được dùng để xác định
tốc độ thay đổi của giá.
- Relative Strength Index (RSI).
- Williams %R.
- MACD.
- Momentum Indicator.
- Stochastic Oscillator.
- Commodity Channel Index (CCI).
- Rate of Change (Price ROC).
101
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

III . PHÂN LOẠI CÁC CHỈ BÁO KỸ THUẬT:

2 . Theo tính chất:

c . Chỉ báo dao động (Volatility Indicators): được dùng để xét đoán sức
mạnh của xu thế và các điểm phá vỡ (breakout)
- Bollinger Band.
- Moving Average (MA).
- Volatility.
- Average True Range (ATR).
- Chaikin Volatility.
- Commodity Channel Index (CCI).
- Volatility Ratio.
102
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

III . PHÂN LOẠI CÁC CHỈ BÁO KỸ THUẬT:

2 . Theo tính chất:

d . Chỉ báo cường độ thị trường (Market Strength Indicators): được


dùng để xác định sức mạnh của xu thế.
- Money Flow Index (MFI)
- On Balance Volume (OBV).
- Ease of Movement.
- Compare Range and Volume.
- Volume Oscillator.
- Chaikin Oscillator.
- Rate of Change (Price ROC).
103
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

III . PHÂN LOẠI CÁC CHỈ BÁO KỸ THUẬT:

2 . Theo tính chất:

e . Chỉ báo mức hỗ trợ kháng cự (Support Resistance Indicators): được


dùng để xác định ngưỡng hỗ trợ, kháng cự của giá.
- Andrew’s Pitchfork
- Fibonacci Arcs, Fans, Retracement, Projection (Extension).
- Gann Lines, Fans, Grids.
- Trendlines - Channel lines.

f . Chỉ báo chu kỳ (Cycle Indicators):


- Fibonacci (Time Zone, Arcs, Fans, Retracement, Projection …)
104
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

III . PHÂN LOẠI CÁC CHỈ BÁO KỸ THUẬT:

3 . Ưu – Khuyết điểm của các loại chỉ báo:

ƯU ĐIỂM KHUYẾT ĐIỂM


- Giúp nhà đầu tư ra/vào thị trường - Dễ đưa ra những tín hiệu sai
sớm và kịp thời hơn. (failure swings).
CHỈ BÁO - Cho nhiều tín hiệu của thị trường - Ra/vào thị trường giao dịch nhiều
ĐI NHANH hơn. đồng nghĩa với việc phải trả chi phí
- Cho biết trước những rủi ro/cơ hội cho phí giao dịch và thuế nhiều.
tiềm năng.
- Giúp nhà đầu tư có khả năng nắm - Không phát huy tác dụng trong thị
bắt và xác định xu hướng tốt. trường dao động lên xuống (không
CHỈ BÁO có xu hướng nhất định)
- Cho những tín hiệu chắc chắn.
ĐI CHẬM
- Giao dịch ít nên trả chi phí ít hơn. - Ra/vào thị trường chậm hơn.

105
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

106
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

 Chỉ số trung bình động (Moving Average)


 Đường chỉ báo MACD
 Đường RSI (RELATIVE STRENGTH INDEX)
 Stochatic Analysic (Đường chỉ báo đo lường biến động giá)
 BOLLINGER BAND (Dãy Bollinger)
 Momentum (Đường động lực)
 Đường AROON
 Commodity Channel Index (Đường kênh giá hàng hóa)
 Money Flow Index (Đường đo lường dòng tiền)
 Đường xu hướng Gann Fan
 Đường xu hướng Andrews Pitchfork
 Đường Speed Resistance
 …
107
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

I . CHỈ SỐ TRUNG BÌNH ĐỘNG (MOVING AVERAGE – MA):

 Đường trung bình đơn giản (Simple Moving Average – SMA) là mẫu đường
trung bình được sử dụng phổ biến nhất trong các dạng đường trung bình.
Là một đường chỉ báo đi chậm và có độ trễ so với đồ thị giá.
 SMA được tính toán bằng cách cộng tất cả các giá đóng cửa của một loại
chứng khoán trong “n” khoảng thời gian gần nhất rồi sau đó chia cho “n”.
 Thường được sử dụng nhất là Đường trung bình 5 ngày (SMA 5), SMA 10,
SMA 20, SMA 50, SMA 100, SMA 200.
 Để giảm độ trễ cho đường trung bình, người ta sử dụng Đường trung bình
hàm mũ (Exponential Moving Average – EMA): EMA 5, EMA 10, EMA 13,
EMA 20, EMA 50, EMA 100, EMA 200.
 Đường EMA giảm độ trễ bằng cách áp dụng “mức ảnh hưởng” (weight)
nhiều đối với các giá gần so với các giá cũ hơn.
108
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

Quy ước:
 Khoảng thời gian ở TTCK Việt Nam hiện tại là ngày giao dịch vì hiện tại mới
chỉ có ba phiên trong một ngày giao dịch.
 Sẽ không thể tính được một chỉ số trung bình động nếu không có được dữ liệu
của “n” khoảng thời gian trước đó. Không thể có được chỉ số trung bình động
của 20 ngày nếu chứng khoán đó niêm yết chưa đến ngày giao dịch thứ 20.

109
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

So sánh SMA - EMA

ƯU ĐIỂM KHUYẾT ĐIỂM


Hiển thị một đồ thị loại trừ Biến đổi chậm. Điều này
các dấu hiệu giả. có thể mang đến các tín
SMA hiệu mua hoặc bán trễ.

Biến động nhanh, tốt để hiển Dễ đưa ra các dấu hiệu


thị các đảo giá vừa xảy ra. giả hơn và đưa ra các
EMA báo hiệu sai lầm.

110
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

Nhìn vào đồ thị dễ dàng nhận thấy


đường EMA đi nhanh hơn so với
đường SMA.

111
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

I . CHỈ SỐ TRUNG BÌNH ĐỘNG (MOVING AVERAGE – MA):

1 . Công dụng:

a . Chỉ ra xu hướng thị trường:

 Thông thường, nhà đầu tư nhìn vào độ dốc của đường trung bình để
xác định xu hướng giá. Ví dụ, nếu đường trung bình có độ dốc xuống,
và giá hiện tại đang ở dưới đường trung bình thì xu hướng được xác
định là xu hướng giảm. Ngược lại là xu hướng tăng.

 Nếu giá hiện tại đang di chuyển cả phía trên, dưới và đường trung
bình khá bằng phẳng thì thị trường đang được xem là không có xu
hướng rõ ràng.

112
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

I . CHỈ SỐ TRUNG BÌNH ĐỘNG (MOVING AVERAGE – MA):

1 . Công dụng:

b . Đưa ra các dấu hiệu mua và bán:

 Có nhiều cách để xác định các tín hiệu mua/bán bằng đường TB. Đầu
tiên, có thể nhìn vào mối quan hệ giữa giá đóng cửa và đường SMA.

 Nếu thị trường đóng cửa ở mức giá nằm trên đường MA (đồ thị giá cắt
từ dưới lên trên đường MA) thì nó thường cho thấy một tín hiệu mua.

 Trong khi đó, nếu thị trường đóng cửa ở mức giá nằm dưới đường MA
(đồ thị giá cắt từ trên xuống dưới đường MA) thì nó thường cho thấy
một tín hiệu bán.

113
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

Bán

Bán

Bán
Bán
Bán

Mua
Mua
Mua

Mua

114
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

I . CHỈ SỐ TRUNG BÌNH ĐỘNG (MOVING AVERAGE – MA):

1 . Công dụng:

b . Đưa ra các dấu hiệu mua và bán:

 Một cách khác là sử dụng 2 (hoặc 3) đường trung bình, 1 đường trung
bình ngắn hạn và 1 đường trung bình khác có thời gian dài hơn.

 Các tín hiệu mua và bán được chỉ ra tại các giao điểm cắt nhau của
đường trung bình ngắn hạn và đường trung bình dài hạn. Nếu đường
trung bình ngắn hạn cắt đường trung bình dài hạn từ dưới lên trên
thường dự báo một tín hiệu mua và ngược lại, nếu đường trung bình
ngắn hạn cắt đường trung bình dài hạn từ trên xuống dưới thường dự
báo một tín hiệu bán.

115
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

I . CHỈ SỐ TRUNG BÌNH ĐỘNG (MOVING AVERAGE – MA):

1 . Công dụng:

b . Đưa ra các dấu hiệu mua và bán:

Để an toàn hơn, các nhà đầu tư cũng có thể chờ cơ hội khi xuất hiện các
giao điểm vàng (golden crossover) và giao điểm chết (dead crossover).
 Giao điểm vàng (golden crossover): Xuất hiện khi cả 2 đường trung
bình động ngắn hạn và dài hạn đều đang hướng lên khi và sau khi
chúng cắt nhau. Lúc này các nhà đầu tư nên mua vào vì đó là dấu hiệu
để biểu thị khả năng giá sẽ còn tiếp tục tăng lên.
 Giao điểm chết (dead crossover): Xuất hiện khi cả 2 đường trung bình
động ngắn hạn và dài hạn đang đi xuống khi và sau khi chúng cắt nhau.
Lúc này các nhà đầu tư nên bán vì đó là dấu hiệu cho thấy khả năng
giá sẽ còn tiếp tục giảm sâu hơn nữa. 116
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

Bán
Điểm vàng

Bán
Điểm vàng
Điểm vàng: Cắt xuống không
thành công, báo hiệu khả năng Bán
tiếp tục tăng mạnh.
Mua
Bán Điểm chết
Bán Mua
Mua

Điểm chết: Cắt lên không


Mua thành công, báo hiệu khả
Điểm chết Mua
năng tiếp tục giảm mạnh.
Mua

117
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

I . CHỈ SỐ TRUNG BÌNH ĐỘNG (MOVING AVERAGE – MA):

2 . Ưu – Khuyết điểm:

 Ưu điểm: Đường này cho biết xu hướng chắc chắn của thị trường và
cũng đưa ra tín hiệu về sự đảo chiều của thị trường.

 Khuyết điểm: Chúng ta sẽ luôn phải mua hoặc bán chậm vì xu hướng
chuyển động của đường trung bình xuất hiện thường chậm hơn với đồ
thị giá thực tế.

118
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

I . CHỈ SỐ TRUNG BÌNH ĐỘNG (MOVING AVERAGE – MA):

* TÓM TẮT:

 Một đường trung bình (MA) là cách làm phẳng hoạt động giá cả.
 Có nhiều kiểu đường MA. Hai kiểu thông dụng nhất là SMA và EMA.
 SMA là dạng đường trung bình đơn giản nhất, nhưng dễ bị ảnh hưởng
(tổn thương) đối với các xung động nhỏ.
 Đường EMA đặt nặng đối với giá mới xảy ra. Do đó chỉ cho chúng ta
thấy những người giao dịch hiện đang làm gì.
 Biết được những người giao dịch hiện đang làm gì quan trọng hơn là
biết họ đã làm gì tuần qua hoặc tháng qua.
 Các đường SMA phẳng hơn so với các đường EMA.
119
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

I . CHỈ SỐ TRUNG BÌNH ĐỘNG (MOVING AVERAGE – MA):

* TÓM TẮT:

 Các đường MA với số khoảng thời gian dài hơn thì phẳng hơn so với số
khoảng thời gian ngắn.
 Các đường MA nhấp nhô thì phản ánh hoạt động giá nhanh hơn và có thể
nắm bắt các xu hướng sớm. Tuy nhiên, vì chúng phản ánh nhanh nên
chúng có thể dễ bị ảnh hưởng đối với các xung và có thể đánh lừa bạn.
 Các đường MA phẳng phản ánh hoạt động giá chậm hơn nhưng sẽ giúp
bạn tránh các xung và không sai lầm. Tuy nhiên, bởi vì chúng phản ánh
chậm nên có thể làm bạn giao dịch chậm và bỏ lỡ các cơ hội tốt.
 Cách tốt nhất để sử dụng các đường MA là vẽ nhiều kiểu khác nhau trên
một đồ thị để bạn có thể thấy cả biến đổi theo khoảng thời gian dài và
biến đổi theo khoảng thời gian ngắn. 120
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

I . CHỈ SỐ TRUNG BÌNH ĐỘNG (MOVING AVERAGE – MA):

* TÓM TẮT:

Cách sử dụng:

 Tín hiệu mua: Xảy ra khi đường ngắn hạn vượt lên đường dài hạn. Ví
dụ: Đường Giá vượt lên SMA 20; Đường SMA 20 vượt lên SMA 50 (tín
hiệu dài hạn xác định xu hướng tăng trong dài hạn); Đường Giá vượt
lên SMA 20 và SMA 20 vượt lên SMA 50 (xu hướng tăng giá thể hiện rõ
khi 3 đường này chạm nhau và hướng lên).

 Tín hiệu bán: Xảy ra khi đường ngắn hạn cắt xuống đường dài hạn. Ví
dụ: Đường Giá vượt xuống SMA 20; Đường SMA 20 vượt xuống SMA
50 (tín hiệu dài hạn xác định xu hướng giảm trong dài hạn). Đường Giá
vượt xuống SMA 20 và SMA20 vượt xuống SMA50 (xu hướng giảm giá
thể hiện rõ khi 3 đường này chạm nhau và hướng xuống).
121
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

II . CHỈ BÁO MACD (Moving Average Convergence/Divergence)

1 . Khái niệm:

 Đường trung bình hội tụ và phân kỳ (MACD) được sử dụng và phát


triển bởi Gerald Appel, MACD là một trong những công cụ đơn giản
nhất và được sử dụng tốt.

 MACD dùng đường trung bình – vốn là một chỉ dẫn chậm, kết hợp với
các yếu tố theo đường xu hướng. Những chỉ dẫn chậm này được chuyển
đổi thành các đường đo động lượng bằng cách lấy hiệu 2 đường trung
bình dài và trung bình ngắn. Kết quả này sẽ được vẽ thành một đường
mà dao động lên xuống xung quanh giá trị 0, không có bất kì giới hạn
trên hay dưới.

122
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

II . CHỈ BÁO MACD (Moving Average Convergence/Divergence)

2 . Công thức tính MACD:

Hình thành từ 2 đường:

 Fast MACD: Hiệu số giữa đường trung bình động của một chứng khoán
với thời gian 12 ngày và đường trung bình động thời gian 26 ngày.

 Signal line (Đường dấu hiệu): là trung bình của đường Fast MACD với
khoảng thời gian quan sát là 9 ngày.

123
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

Signal line

MACD

124
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

II . CHỈ BÁO MACD (Moving Average Convergence/Divergence)

2 . Công thức tính MACD:

* Lưu ý:

 Chuẩn của MACD là hiệu số giữa 12 và 26 ngày EMA. Tuy nhiên ta có


thể sử dụng những chu kỳ khác nhau cho phù hợp với từng loại biểu đồ
ngày, tuần, tháng hoặc năm.

 Đối với đồ thị tuần, ta nên sử dụng chu kỳ ngắn hơn. Đối với những cổ
phiếu hay thay đổi ta nên sử dụng chu kỳ chậm để dễ theo dõi hơn.

 Ngoài chuẩn MACD(12,26,9) thì các giá trị khác có thể được sử dụng là:
MACD(8,17,9); MACD(8,13,5); MACD (4,11,6); …

125
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

II . CHỈ BÁO MACD (Moving Average Convergence/Divergence)

3 . Ứng dụng:

a . Chỉ ra các tín hiệu mua/bán: Các tín hiệu mua/bán được xác nhận khi
đường MACD (đường liền nét) cắt đường Signal line (đường đứt nét).

 Khi đường MACD cắt đường tín hiệu từ dưới lên báo hiệu một tín hiệu
mua. Nếu tiếp tục cắt lên trên đường 0, xu hướng tăng càng được xác
định rõ hơn.

 Ngược lại, nếu đường MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống thường
báo hiệu một tín hiệu bán. Nếu đường MACD cắt từ trên xuống vượt
qua đường 0 thì xu hướng giảm càng được xác nhận rõ hơn.

126
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

Bán

Bán
Mua

Cắt lên không thành công, hình thành


ra điểm chết (death point) báo hiệu khả
năng tiếp tục giảm mạnh. Mua

127
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

Bán Cắt xuống không thành công, hình thành


ra điểm vàng báo hiệu khả năng tiếp tục
tăng mạnh.

Mua

Mua

Mua

128
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

II . CHỈ BÁO MACD (Moving Average Convergence/Divergence)

3 . Ứng dụng:

b . Chỉ ra xu hướng thị trường:

 Nếu hai đường Fast MACD và đường Signal đều nằm trên vùng dương
(trên đường 0) thì cho thấy thị trường đang tăng giá.

 Nếu hai đường Fast MACD và đường signal đều nằm dưới vùng âm
(dưới đường 0) thì cho thấy thị trường đang giảm giá.

129
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

II . CHỈ BÁO MACD (Moving Average Convergence/Divergence)

3 . Ứng dụng:

c . Chỉ ra sự phân kỳ tăng giá/giảm giá: Sự phân kỳ giữa đường MACD


với đồ thị giá cho thấy chiều hướng tăng/giảm giá đang yếu dần.

+ Phân kỳ tăng giá (Bullish Divergence): Khi đồ thị giá đang hình
thành những đáy sau thấp hơn (hoặc bằng) đáy trước trong khi đường
MACD lại đang hình thành những đáy sau cao hơn đáy trước. Điều này
cho thấy xu hướng giảm giá đang yếu dần.

+ Phân kỳ giảm giá (Bearish Divergence): Khi đồ thị giá đang hình
thành những đỉnh sau cao hơn (hoặc bằng) đỉnh trước trong khi đường
MACD lại đang hình thành những đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Điều này
cho thấy xu hướng tăng giá đang yếu dần.
130
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

MACD hình thành đáy sau Phân kỳ giảm giá


cao hơn đáy trước.

MACD hình thành đỉnh


Phân kỳ tăng giá sau thấp hơn đỉnh trước

Phân kỳ giảm giá


Trong giai đoạn giảm:
Đồ thị giá hình thành đáy
sau thấp hơn đáy trước
Trong giai đoạn tăng:
Đồ thị giá hình thành đỉnh
Phân kỳ tăng giá sau cao hơn đỉnh trước

131
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

II . CHỈ BÁO MACD (Moving Average Convergence/Divergence)

* Lưu ý:

 Sự phân kỳ xác định xu hướng đang yếu đi chứ không có


nghĩa là xu hướng đã thực sự đảo chiều.

 Sự đảo chiều của xu hướng phải được xác nhận bởi các
biến động trực tiếp từ giá, chẳng hạn một sự bẻ gãy đường
xu hướng. Đặc biệt, nếu KLGD có sự gia tăng mạnh khi
giá bẻ gãy đường xu hướng thì càng xác nhận khả năng
đảo chiều.

132
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

II . CHỈ BÁO MACD (Moving Average Convergence/Divergence)

4 . Ưu – Khuyết điểm của MACD:

a . Ưu điểm:

 Thể hiện được cùng lúc xu hướng và xung lực của thị trường. Do sử
dụng đường EMA để tính toán nên hướng di chuyển của MACD
không sai lệch nhiều và thường cùng hướng so với đồ thị giá. Bên cạnh
đó, việc hình thành phân kỳ của MACD với đồ thị giá giúp MACD có
khả năng báo trước sự di chuyển của đồ thị giá. Đồng thời MACD
cũng thể hiện được mức độ quá mua (overbought) và quá bán
(oversold) dựa trên dữ liệu của quá khứ.

 Có thể thay đổi chu kỳ của MACD cho thích hợp với từng kiểu giao
dịch, mục đích và mức độ chấp nhận rủi ro của từng người.
133
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

II . CHỈ BÁO MACD (Moving Average Convergence/Divergence)

4 . Ưu – Khuyết điểm của MACD:

b . Khuyết điểm:

 Không thật sự hiệu quả trong việc đánh giá mức độ quá mua
(overbought) và quá bán (oversold). Tuy có thể hiển thị được mức độ
quá mua/quá bán dựa trên dữ liệu của quá khứ nhưng do MACD
không có mức giới hạn trên và dưới để hạn chế sự di chuyển nên
MACD có thể di chuyển vượt ra ngoài mức dữ liệu (đỉnh/đáy) đã lập
được trong quá khứ của MACD.

 Vẫn có độ trễ nhất định. Tuy đã áp dụng EMA thay cho SMA trong
công thức tính toán để giúp cho chỉ số MACD giảm bớt được một số
yếu tố gây chậm nhưng MACD vẫn chứa những đặc điểm chậm. Điều
này phản ánh nhiều đến đồ thị tháng hơn đồ thị ngày. 134
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

III . ĐƯỜNG CHỈ BÁO RSI (Relative Strength Index)

1 . Khái niệm:

 Là chỉ số sức mạnh tương quan đo lường cường độ dao động liên quan
đến giá hiện tại với giá quá khứ.

 Là chỉ số tỷ lệ giữa trung bình mức tăng của giá đóng cửa so với trung
bình mức giảm của giá đóng cửa trong một giai đoạn nhất định.

135
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

III . ĐƯỜNG CHỈ BÁO RSI (Relative Strength Index)

 Số ngày được sử dụng trong tính toán là 14 ngày (RSI 14) theo đồ thị
hàng ngày; sử dụng đồ thị tuần thì sẽ là 14 tuần.

 Để xác định được các giá trị trung bình đi lên, chúng ta cộng tổng số
điểm đạt được trong các ngày giá tăng trong 14 ngày và chia tổng số đó
cho 14. Để xác định giá trị trung bình đi xuống, chúng ta cộng tổng số
điểm bị mất trong 14 ngày giá giảm và chia lại cho 14.

 Sau đó “cường độ tương đối - RS” được xác định bằng cách chia trung
bình giá tăng cho trung bình giá giảm. Giá trị RS này sau đó được đưa
vào trong công thức tính RSI. Số lượng ngày có thể thay đổi bằng cách
thay đổi giá trị của n.

* Lưu ý: Ở TTCK Việt Nam, thường sử dụng RSI 10 trong tính toán.
136
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

Giá đóng cửa Chênh lệch


n
(C) [C - Ref(C,-1)]
1 69.000

2 72.000 3.000

3 75.000 3.000

4 74.000 -1.000

5 72.000 -2.000

6 70.000 -2.000

7 70.000 0

8 73.000 3.000

9 75.000 2.000

10 79.000 4.000
137
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

III . ĐƯỜNG CHỈ BÁO RSI (Relative Strength Index)

2 . Ứng dụng:

a . Chỉ ra các tín hiệu mua/bán:

- Tín hiệu mua: Mua vào khi đường RSI cắt từ dưới đáy lên trên 30.

- Tín hiệu bán: Bán ra khi đường RSI cắt từ trên đỉnh xuống dưới 70.

* Lưu ý: Khi RSI tăng hoặc giảm không liên tục thì những tín hiệu mua
bán không xuất hiện. Khi đó ta có thể thay đổi số phiên đang xem xét cho
ít hơn. Ví dụ như mặc định là 14 phiên (RSI 14) thì ta sẽ điều chỉnh thành
10 phiên (RSI 10) hoặc 5 phiên (RSI 5). Cần nhớ rằng khi giảm số phiên
xem xét thì tín hiệu chỉ mang tính chất tạm thời, không ổn định. Khi tăng
số phiên xem xét thì tín hiệu mua bán sẽ diễn ra chắc chắn hơn.
138
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

III . ĐƯỜNG CHỈ BÁO RSI (Relative Strength Index)

2 . Ứng dụng:

a . Chỉ ra các tín hiệu mua/bán:

Một cách khác để nhận diện tín hiệu mua bán của RSI:

 Tín hiệu mua: Mua vào khi đường giá và đường RSI đều đang tăng,
với điều kiện đường RSI cắt và nằm phía trên đường có giá trị là 50.

 Tín hiệu bán: Bán ra khi đường giá và đường RSI đều đang giảm, với
điều kiện là RSI cắt và nằm phía dưới đường có giá trị là 50.

* Lưu ý: Cách này ít được sử dụng để nhận diện tín hiệu mua bán, mà
thường được sử dụng để xác nhận lại hướng di chuyển của đường giá.
139
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

III . ĐƯỜNG CHỈ BÁO RSI (Relative Strength Index)

2 . Ứng dụng:

b . Chỉ ra tình trạng overbought/oversold:

 Nếu đường RSI nằm phía trên 70 thì cho thấy thị trường đang ở tình
trạng mua quá mức hay còn gọi là quá mua (overbought).

 Nếu đường RSI nằm phía dưới 30 thì cho thấy thị trường đang ở tình
trạng bán quá mức hay còn gọi là quá bán (oversold).

=> Mua khi thị trường ở mức oversold và bán khi thị trường ở overbought.

* Lưu ý: Chỉ áp dụng điều này cho một thời kỳ biến động còn khi thị
trường đang hình thành một xu hướng thì sẽ không đúng.
140
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

III . ĐƯỜNG CHỈ BÁO RSI (Relative Strength Index)

2 . Ứng dụng:

c . Chỉ ra sự phân kỳ tăng/giảm giá: Sự phân kỳ giữa đường RSI với đồ


thị giá cho thấy chiều hướng tăng/giảm giá đang yếu dần. Tuy nhiên, mặt
hạn chế của sự phân kỳ (divergence) là chúng cố gắng báo trước một xu
hướng đảo chiều thay vì xác định theo một xu hướng.

+ Phân kỳ tăng giá (Bullish Divergence): Khi đồ thị giá đang hình
thành những đáy sau thấp hơn (hoặc bằng) đáy trước trong khi đường
RSI lại đang hình thành những đáy sau cao hơn đáy trước.

+ Phân kỳ giảm giá (Bearish Divergence): Khi đồ thị giá đang hình
thành những đỉnh sau cao hơn (hoặc bằng) đỉnh trước trong khi đường
RSI đang hình thành những đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.
141
PHẦN 6: CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO KỸ THUẬT

Bán
Vùng quá mua (overbought)
Bán Bán Bán
Bán

Mua
Mua Mua
Mua Vùng quá bán (oversold) Mua Mua

Phân kỳ giảm giá với RSI

Phân kỳ tăng giá với RSI

142
PHẦN 7: DOW THEORY

I . LÝ THUYẾT DOW – NỀN TẢNG CỦA PTKT

 Từ những phân tích hành vi của thị trường, Charles Dow đã phát triển
ra lý thuyết Dow vào cuối thế kỷ 19. Sau khi Dow mất, Wiliiam P
Hamilton đã tiếp tục nghiên cứu lý thuyết này và cấu trúc lại thành Lý
thuyết Dow như ngày nay.

 Lý thuyết Dow là cơ sở đầu tiên cho mọi nghiên cứu kĩ thuật trên thị
trường. Mặc dù nó thường bị coi là trễ so với thị trường và bị những
người chống đối dựa vào đó để chỉ trích nhưng nó vẫn nhận được sự
quan tâm và tôn trọng của đông đảo nhiều người. Rất nhiều người, dù
ít hay nhiều, có sử dụng lý thuyết này cho việc đề ra một quan điểm
đầu tư cho riêng mình nhưng lại không nhận ra rằng bản chất của Lý
thuyết Dow là hoàn toàn mang “tính kỹ thuật”.

143
PHẦN 7: DOW THEORY

II . CÁC DẠNG XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG

Theo lý thuyết Dow, thị trường có 3 dạng xu hướng chính:

 Xu thế giá cấp 1 (Primary or Major): Thể hiện xu hướng chính của thị
trường. Những xu hướng này thường kéo dài từ một năm trở lên và
được xem như cơn thủy triều (tide).

 Xu thế giá cấp 2 (Secondary or intermediate): Là những đợt điều


chỉnh có tác động làm gián đoạn xu hướng giá cấp 1. Xu hướng này
giống như những cơn sóng và kéo dài từ 3 tuần đến 3 tháng.

 Xu thế nhỏ (Minor): Xu hướng này giống như những gợn sóng và kéo
dài ít nhất là 3 tuần. Bản thân chúng không thực sự có ý nghĩa nhưng
chúng góp phần tạo nên các xu thế trung gian.

144
PHẦN 7: DOW THEORY

145
PHẦN 7: DOW THEORY

II . BA XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG THEO LÝ THUYẾT DOW

1 . Xu thế giá cấp 1 (Primary or Major): Có 3 giai đoạn:

 Giai đoạn 1: Giai đoạn tích lũy (accumulation). Là giai đoạn giá đi
ngang và ở đó có một số nhà đầu tư khôn khéo mua vào chờ giá lên.

 Giai đoạn 2: Thời kỳ giá theo xu hướng tăng giá. Giai đoạn này nhiều
nhà đầu tư bắt đầu tham gia vào thị trường dựa trên việc phân tích các
thông tin của doanh nghiệp. Mặc dù đây là xu hướng tăng giá, nhưng
giá đi theo dạng zig-zag suốt trong những thời kỳ điều chỉnh giá.

 Giai đoạn 3: Sau khi thị trường hình thành đỉnh, sẽ xuất hiện một thời
kỳ tích lũy khác, suốt trong giai đoạn này sẽ có nhiều nhà đầu tư tham
gia vào thị trường hơn vì thị trường lúc này có nhiều thông tin để phân
tích. Cuối giai đoạn 3 thường là thời kỳ giảm giá và quay trở lại thời
kỳ tích lũy.
146
PHẦN 7: DOW THEORY

II . BA XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG THEO LÝ THUYẾT DOW

1 . Xu thế giá cấp 1 (Primary or Major):

Thông thường, về lý thuyết thì xu thế cấp 1 chỉ là một trong ba loại xu
hướng mà một nhà đầu tư dài hạn quan tâm. Mục đích của nhà đầu tư đó
là mua chứng khoán càng sớm càng tốt trong một thị trường lên giá (Bull
Market), sau đó nắm giữ đến khi và chỉ khi Bull Market đã thực sự kết
thúc và bắt đầu bước vào giai đoạn thị trường xuống giá (Bear Market).

Nhà đầu tư hiểu rằng họ có thể bỏ qua một cách an toàn tất cả những sự
xen vào của các điều chỉnh cấp 2 và các dao động nhỏ vì họ đầu tư dài hạn
theo xu thế chính của thị trường. Tuy nhiên với một kinh doanh chứng
khoán ngắn hạn thì những biến động của xu thế cấp 2 lại có vai trò quan
trọng bởi họ kiếm lợi nhuận dựa trên những biến động ngắn hạn của thị
trường.
147
PHẦN 7: DOW THEORY

148
PHẦN 7: DOW THEORY

II . BA XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG THEO LÝ THUYẾT DOW

2 . Xu thế giá cấp 2 (Secondary or intermediate):

 Là những đợt suy giảm tạm thời (trung gian) hay còn gọi là những
điều chỉnh giảm xuất hiện ở các Bull Market; hoặc những đợt tăng giá
tạm thời hay còn gọi là hồi phục xuất hiện ở các Bear Market.

 Thường thì những biến động trung gian này kéo dài từ 3 tuần đến
nhiều tháng. Chúng sẽ kéo ngược lại khoản 1/3 đến 2/3 mức tăng (hay
giảm tùy loại thị trường) của giá theo xu thế cấp 1.

 Cần lưu ý là quy tắc giảm 1/3 đến 2/3 không phải là một luật lệ không
thể phá vỡ. Nó đơn giản chỉ là một nhận xét về khả năng có thể xảy ra
mà hầu hết các biến động cấp 2 đều bị giới hạn trong mức này. Rất
nhiều trong số đó ngừng tác động ở điểm gần với mức 50% mà rất
hiếm khi đạt đến mức 1/3.
149
PHẦN 7: DOW THEORY

II . BA XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG THEO LÝ THUYẾT DOW

2 . Xu thế giá cấp 2 (Secondary or intermediate):

 Như vậy có 2 tiêu chí để nhận định một xu thế cấp 2: Tất cả những
chuyển động của giá ngược hướng với xu thế cấp 1 kéo dài ít nhất 3
tuần và kéo hoàn lại ít nhất 1/3 mức biến động thức của xu hướng cấp
1 (tính từ điểm kết thúc biến động cấp 2 trước đó đến biến động cấp 2
này, bỏ qua những dao động nhỏ) thì được coi là thuộc loại trung gian
hay còn gọi là biến động cấp 2.

 Lưu ý là mặc dù đã có những tiêu chí để xác định một xu thế cấp 2
nhưng vẫn có những khó khăn trong việc xác định thời điểm hình
thành và thời gian tồn tại của xu thế.

150
PHẦN 7: DOW THEORY

II . BA XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG THEO LÝ THUYẾT DOW

3 . Xu thế giá cấp 3 (Minor):

 Đây là những dao động trong thời gian ngắn (dài tối đa 3 tuần, thường
chỉ dưới 6 ngày) mà theo như thuyết Dow đã nói đến, bản thân chúng
không thực sự có ý nghĩa nhưng lại góp phần tạo nên các xu hướng
trung gian.

 Thông thường thì một biến động trung gian dù là một xu thế cấp 2 hay
là một phần của xu thế cấp 1 xen giữa hai xu thế cấp 2 liên tiếp, đều
được tạo thành từ một dãy gồm 3 hoặc nhiều hơn những dao động nhỏ
khác nhau. Xu thế nhỏ là dạng duy nhất trong 3 loại xu thế có thể bị
“lôi kéo” (bị tác động). Bởi vì để tác động vào xu thế cấp 1 và 2 thì cần
phải có những giao dịch với khối lượng rất lớn và điều này thì gần như
là không thể.
151
PHẦN 7: DOW THEORY

152
PHẦN 7: DOW THEORY

Để làm rõ khái niệm về 3 xu thế của thị trường, ta có thể so sánh với
biến động của sóng biển với một số điểm giống nhau như sau:

 Xu thế cấp 1 trong giá chứng khoán giống như những đợt thủy triều
lên hoặc xuống. Có thể so sánh thị trường lên giá (Bull Market) với
thủy triều lên. Thủy triều dâng nước lên bờ biển ngày càng xa vào sâu
trong bờ và đến đỉnh của thủy triều thì lại quay ngược trở về biển. Khi
thủy triều rút lại được so sánh với thị trường xuống giá (Bear Market).

 Và cho dù trong lúc thủy triều lên hay xuống thì luôn có những con
sóng đập vào bờ rồi lại lùi lại về biển. Khi thủy triều lên mỗi con sóng
liên tiếp xô nhau vào bờ, sóng sau vào sâu hơn sóng trước góp phần
làm thuỷ triều vào sâu hơn trong bờ. Nhưng khi thủy triều xuống mỗi
con sóng không mang nước ra xa bờ mà nước giảm xuống là do sóng
sau vào đến bờ ở mức thấp hơn so với đỉnh của sóng trước, mỗi con
sóng do đó sẽ trả lại dần dần bờ biển như trước khi thủy triều lên.
153
PHẦN 7: DOW THEORY

 Những con sóng này là các xu thế trung gian, có thể cấp1 hoặc cấp 2
tùy thuộc hướng chuyển động của nó so với hướng của thủy triều vào
thời điểm xảy ra xu thế đó.

 Mặt biển cũng luôn luôn biến động với những gợn sóng nhấp nhô
chuyển động cùng chiều, ngược chiều hoặc chuyển động ngang so với
hướng của những con sóng lớn - những gợn sóng này biểu hiện cho các
xu thế nhỏ (những dao động hàng ngày có vai trò không quan trọng
như đã nói ở phần trên).

 Những đợt thủy triều, những con sóng và những gợn sóng nhỏ chính là
những hình ảnh so sánh giống nhất đối với những biến động giá của
một thị trường.

(Bài viết trên sưu tầm từ Saga.vn)

154
155

You might also like