You are on page 1of 27

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÁI BÌNH


KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
--------------------------------------------------------------------

TÊN ĐỀ TÀI
THƯỚC ĐO ĐIỆN TỬ

Giáo viên hướng dẫn :


Sinh viên thực hiện:
Hoàng Minh Đức
Nguyễn Lê Anh Quân

, tháng… năm….
MỤC LỤC
Phần I : GIỚI THIỆU CHUNG...............................................2
1. Arduino nano......................................................................2
1.1. Khái niệm,chức năng.....................................................2
1.2. Sơ đồ chân.......................................................................3
1.3. Ứng dụng:.......................................................................6
2. Màn hình LCD 1602...........................................................8
2.1. Thông số kĩ thuật  của sản phẩm LCD 1602:...................8
2.2. Sơ đồ chân:.......................................................................9
3. Chiết áp vô cấp..................................................................10
3.1. Khái niệm , ký hiệu........................................................10
3.2. Đặc điểm :......................................................................11
3.3. Công dụng:.....................................................................12
4.I2C Arduino........................................................................13
- THÔNG SỐ MẠCH CHUYỂN ĐỔI GIAO TIẾP I2C...13
- SƠ ĐỒ CHÂN:................................................................14
PHẦN II: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG , ỨNG DỤNG.......15
1. Nguyên lý hoạt động:........................................................15
2. Ứng dụng...........................................................................19
Phần I : GIỚI THIỆU CHUNG
1. Arduino nano
1.1. Khái niệm,chức năng.
Arduino Nano là một bảng vi điều khiển thân thiện, nhỏ gọn, đầy đủ. Arduino
Nano nặng khoảng 7g với kích thước từ 1,8cm - 4,5cm. 
Arduino Nano có chức năng tương tự như Arduino Duemilanove nhưng khác nhau
về dạng mạch. Nano được tích hợp vi điều khiển ATmega328P, giống như
Arduino UNO. Sự khác biệt chính giữa chúng là bảng UNO có dạng PDIP (Plastic
Dual-In-line Package) với 30 chân còn Nano có sẵn trong TQFP (plastic quad flat
pack) với 32 chân. Trong khi UNO có 6 cổng ADC thì Nano có 8 cổng ADC. Bảng
Nano không có giắc nguồn DC như các bo mạch Arduino khác, mà thay vào đó có
cổng mini-USB. Cổng này được sử dụng cho cả việc lập trình và bộ giám sát nối
tiếp. Tính năng hấp dẫn của arduino Nano là nó sẽ chọn công xuất lớn nhất với
hiệu điện thế của nó.
Đặc điểm kỹ thuật Arduino Nano
Arduino Nano Thông số kỹ thuật
Số chân analog I/O 8
Cấu trúc AVR
Tốc độ xung 16 MHz
Dòng tiêu thụ I/O 40mA
Số chân Digital I/O 22
Bộ nhớ EEPROM 1 KB
Bộ nhớ Flash 32 KB of which 2 KB used by Bootloader
Điện áp ngõ vào (7-12) Volts
Vi điều khiển ATmega328P
Điện áp hoạt động 5V
Kích thước bo mạch 18 x 45 mm
Nguồn tiêu thụ 19mA
Ngõ ra PWM 6
SRAM 2KB
Cân nặng 7 gms
1.2. Sơ đồ chân
Theo sơ đồ bên dưới, chúng ta sẽ thảo luận về tất cả các chức năng của mỗi chân .

Chức năng của các chân:


Thứ tự
Tên Pin Kiểu Chức năng
chân
Ngõ vào/ra số
1 D1 / TX I/O
Chân TX-truyền dữ liệu
Ngõ vào/ra số
2 D0 / RX I/O
Chân Rx-nhận dữ liệu
3 RESET Đầu vào Chân reset, hoạt động ở mức thấp
4 GND Nguồn Chân nối mass
5 D2 I/O Ngõ vào/ra digital
6 D3 I/O Ngõ vào/ra digital
7 D4 I/O Ngõ vào/ra digital
8 D5 I/O Ngõ vào/ra digital
9 D6 I/O Ngõ vào/ra digital
D7 Ngõ vào/ra digital
10 I/O

D8 Ngõ vào/ra digital


11 I/O

D9 Ngõ vào/ra digital


12 I/O

D10 Ngõ vào/ra digital


13 I/O

D11 Ngõ vào/ra digital


14 I/O

D12 Ngõ vào/ra digital


15 I/O

D13 Ngõ vào/ra digital


16 I/O

3V3 Đầu ra Đầu ra 3.3V (từ FTDI)


17

AREF Đầu vào Tham chiếu ADC


18

A0 Kênh đầu vào tương tự kênh 0


19 Đầu vào

Kênh đầu vào tương tự kênh 1


20 A1 Đầu vào

Kênh đầu vào tương tự kênh 2


21 A2 Đầu vào

Kênh đầu vào tương tự kênh 3


22 A3 Đầu vào

23 A4 Đầu vào Kênh đầu vào tương tự kênh 4


24 A5 Đầu vào Kênh đầu vào tương tự kênh 5
25 A6 Đầu vào Kênh đầu vào tương tự kênh 6
26 A7 Đầu vào Kênh đầu vào tương tự kênh 7
27 + 5V Đầu ra hoặc đầu vào + Đầu ra 5V (từ bộ điều chỉnh On-
board) hoặc 
+ 5V (đầu vào từ nguồn điện bên
ngoài)

RESET Đầu vào Chân đặt lại, hoạt động ở mức thấp
28

GND Nguồn Chân nối mass


29

VIN Nguồn Chân nối với nguồn vào


30
 Các chân: 1, 2, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15 và 16
Như đã đề cập trước đó, Arduino Nano có 14 ngõ vào/ra digital. Các chân làm việc
với điện áp tối đa là 5V. Mỗi chân có thể cung cấp hoặc nhận dòng điện 40mA và
có điện trở kéo lên khoảng 20-50kΩ. Các chân có thể được sử dụng làm đầu vào
hoặc đầu ra, sử dụng các hàm pinMode (), digitalWrite () và digitalRead ().
Ngoài các chức năng đầu vào và đầu ra số, các chân này cũng có một số chức năng
bổ sung.

 Chân 1, 2: Chân nối tiếp


Hai chân nhận RX và truyền TX này được sử dụng để truyền dữ liệu nối tiếp
TTL. Các chân RX và TX được kết nối với các chân tương ứng của chip nối
tiếp USB tới TTL.
 Chân 6, 8, 9, 12, 13 và 14: Chân PWM
Mỗi chân số này cung cấp tín hiệu điều chế độ rộng xung 8 bit. Tín hiệu PWM có
thể được tạo ra bằng cách sử dụng hàm analogWrite ().
 Chân 5, 6: Ngắt
Khi chúng ta cần cung cấp một ngắt ngoài cho bộ xử lý hoặc bộ điều khiển khác,
chúng ta có thể sử dụng các chân này. Các chân này có thể được sử dụng để cho
phép ngắt INT0 và INT1 tương ứng bằng cách sử dụng hàm attachInterrupt (). Các
chân có thể được sử dụng để kích hoạt ba loại ngắt như ngắt trên giá trị thấp, tăng
hoặc giảm mức ngắt và thay đổi giá trị ngắt.
 Chân 13, 14, 15 và 16: Giao tiếp SPI
Khi bạn không muốn dữ liệu được truyền đi không đồng bộ, bạn có thể sử dụng
các chân ngoại vi nối tiếp này. Các chân này hỗ trợ giao tiếp đồng bộ với SCK.
Mặc dù phần cứng có tính năng này nhưng phần mềm Arduino lại không có. Vì
vậy, bạn phải sử dụng thư viện SPI để sử dụng tính năng này.
 Chân 16: Led : Khi bạn sử dụng chân 16, đèn led trên bo mạch sẽ sáng.
 Chân 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25 và 26 : Ngõ vào/ra tương tự
Như đã đề cập trước đó UNO có 6 chân đầu vào tương tự nhưng Arduino Nano có
8 đầu vào tương tự (19 đến 26), được đánh dấu A0 đến A7. Điều này có nghĩa là
bạn có thể kết nối 8 kênh đầu vào tương tự để xử lý. Mỗi chân tương tự này có một
ADC có độ phân giải 1024 bit (do đó nó sẽ cho giá trị 1024). Theo mặc định, các
chân được đo từ mặt đất đến 5V. Nếu bạn muốn điện áp tham chiếu là 0V đến
3.3V, có thể nối với nguồn 3.3V cho chân AREF (pin thứ 18) bằng cách sử dụng
chức năng analogReference (). Tương tự như các chân digital trong Nano, các chân
analog cũng có một số chức năng khác.
 Chân 23, 24 như A4 và A5: chuẩn giao tiếp I2C
Khi giao tiếp SPI cũng có những nhược điểm của nó như cần 4 chân và giới hạn
trong một thiết bị. Đối với truyền thông đường dài, cần sử dụng giao thức I2C. I2C
hỗ trợ chỉ với hai dây. Một cho xung (SCL) và một cho dữ liệu (SDA). Để sử dụng
tính năng I2C này, chúng ta cần phải nhập một thư viện có tên là Thư viện Wire.
 Chân 18: AREF
Điện áp tham chiếu cho đầu vào dùng cho việc chuyển đổi ADC.
 Chân 28 : RESET
 Đây là chân reset mạch khi chúng ta nhấn nút rên bo. Thường được sử dụng
để được kết nối với thiết bị chuyển mạch để sử dụng làm nút reset.
ICSP

ICSP là viết tắt của In Circuit Serial Programming , đại diện cho một trong những
phương pháp có sẵn để lập trình bảng Arduino. Thông thường, một chương trình
bộ nạp khởi động Arduino được sử dụng để lập trình một bảng Arduino, nhưng nếu
bộ nạp khởi động bị thiếu hoặc bị hỏng, ICSP có thể được sử dụng thay thế. ICSP
có thể được sử dụng để khôi phục bộ nạp khởi động bị thiếu hoặc bị hỏng.
Mỗi chân ICSP thường được kết nối với một chân Arduino khác có cùng tên hoặc
chức năng. Ví dụ: MISO của Nano nối với MISO / D12 (Pin 15). Lưu ý, các chân
MISO, MOSI và SCK được ghép lại với nhau tạo nên hầu hết giao diện SPI.
Chúng ta có thể sử dụng Arduino để lập trình Arduino khác bằng ICSP này.
Arduino là ISP ATMega328
Vcc/5V Vcc
GND GND
MOSI/D11 D11
MISO/D12 D12
SCK/D13 D13
D10 Reset

1.3. Ứng dụng:


1.3.1. Thiết kế nguồn

Mạch Arduino Nano sử dụng IC ổn áp tuyến tính LM1117 tạo nên điện áp
5V, cung cấp cho vi điều khiển và cấp nguồn cho các thiết bị bên ngoài. Mặc
dù IC này có hiệu suất không cao nhưng thiết kế mạch đơn giản và ít gợn
nhiễu.

1.3.2. Thiết kế mạch dao động


Bảng mạch điện tử Arduino Nano sử dụng thạch anh 16 Mhz để tạo nguồn
giao động, tạo ra các xung Clock giúp vi điều khiển hoạt động, thực thi các
lệnh được viết ra. 

1.3.3. Thiết kế mạch nạp và giao tiếp máy tính


Bảng mạch Arduino Nano có chứa vi điều khiển Atmega328P đã được nạp
sẵn 1 bootloader, cho phép mạch nhận chương trình mới thông qua các giao
tiếp UART ở những giây đầu tiên sau khi vi điều khiển reset.
Khi đó, máy tính giao tiếp với Arduino Nano qua cổng USB, thông qua một
IC Driver có nhiệm vụ chuyển đổi cổng USB thành cổng UART để nạp
chương trình hoặc truyền nhận dữ liệu với máy tính. Khi nạp chương trình,
đèn Led Rx trên mạch nạp sẽ nhấp nháy, báo hiệu dữ liệu của máy tính đang
gửi xuống vi điều khiển và ngược lại, đèn Tx sẽ nháy để báo hiệu dữ liệu
truyền từ vi điều khiển lên máy tính.
2. Màn hình LCD 1602
Ngày nay, thiết bị hiển thị LCD 1602 (Liquid Crystal Display) được sử dụng
trong rất nhiều các ứng dụng của VĐK. LCD 1602 có rất nhiều ưu điểm so
với các dạng hiển thị khác như: khả năng hiển thị kí tự đa dạng (chữ, số, kí
tự đồ họa); dễ dàng đưa vào mạch ứng dụng theo nhiều giao thức giao tiếp
khác nhau, tiêu tốn rất ít tài nguyên hệ thống, giá thành rẻ,…

2.1. Thông số kĩ thuật  của sản phẩm LCD 1602:

- Điện áp MAX : 7V
- Điện áp MIN : - 0,3V
- Hoạt động ổn định : 2.7-5.5V
- Điện áp ra mức cao : > 2.4
- Điện áp ra mức thấp : <0.4V
- Dòng điện cấp nguồn : 350uA - 600uA
- Nhiệt độ hoạt động : - 30 - 75 độ C

2.2. Sơ đồ chân:

LCD 1602 xanh lá


Chức năng của từng chân LCD 1602:
- Chân số 1 - VSS : chân nối đất cho LCD được nối với GND của mạch điều khiển
- Chân số 2 - VDD : chân cấp nguồn cho LCD, được nối với VCC=5V của mạch
điều khiển
- Chân số 3 - VE : điều chỉnh độ tương phản của LCD
- Chân số 4 - RS : chân chọn thanh ghi, được nối với logic "0" hoặc logic "1":
  + Logic “0”: Bus DB0 - DB7 sẽ nối với thanh ghi lệnh IR của LCD (ở chế độ
“ghi” -   write) hoặc nối với bộ đếm địa chỉ của LCD (ở chế độ “đọc” - read)
   + Logic “1”: Bus DB0 - DB7 sẽ nối với thanh ghi dữ liệu DR bên trong LCD
- Chân số 5 - R/W : chân chọn chế độ đọc/ghi (Read/Write), được nối với logic “0”
để ghi hoặc nối với logic “1” đọc
-Chân số 6 - E : chân cho phép (Enable). Sau khi các tín hiệu được đặt lên bus
DB0-DB7, các lệnh chỉ được chấp nhận khi có 1 xung cho phép của chân này như
sau:
   + Ở chế độ ghi: Dữ liệu ở bus sẽ được LCD chuyển vào thanh ghi bên trong khi
phát hiện một xung (high-to-low transition) của tín hiệu chân E
   + Ở chế độ đọc: Dữ liệu sẽ được LCD xuất ra DB0-DB7 khi phát hiện cạnh lên
(low-to-high transition) ở chân E và được LCD giữ ở bus đến khi nào chân E
xuống mức thấp
- Chân số 7 đến 14 - D0 đến D7: 8 đường của bus dữ liệu dùng để trao đổi thông
tin với MPU. Có 2 chế độ sử dụng 8 đường bus này là: Chế độ 8 bit (dữ liệu được
truyền trên cả 8 đường, với bit MSB là bit DB7) và Chế độ 4 bit (dữ liệu được
truyền trên 4 đường từ DB4 tới DB7, bit MSB là DB7)
- Chân số 15 - A : nguồn dương cho đèn nền
- Chân số 16 - K : nguồn âm cho đèn nền
3. Chiết áp vô cấp

3.1. Khái niệm , ký hiệu

- Chiết áp là linh kiện điện tử không thể thiếu trong bộ chia áp. Một cách dễ hiểu,
chiết áp là điện trở chia áp (điện trở là linh kiện giúp hạn chế dòng điện đi qua).
Trên chiết áp sẽ có một điểm di động hoặc nhiều hơn để chia điện trở thành nhiều
phần giá trị bù nhau.
- Ký hiệu chiết áp
Trong bản vẽ mạch điện, chiết áp sẽ được ký hiệu khá đơn giản. Tùy theo những
loại chiết áp khác nhau, có thể sẽ được ký hiệu khác nhau như sau:

Trong đó:
 Hình a: là chiết áp có 1 tiếp điểm
 H. b: là chiết áp có 2 tiếp điểm
 H. c: là chiết áp có các điểm ra bù

3.2. Đặc điểm :

Cũng có khá nhiều loại chiết áp khác nhau, với mỗi loại đều sẽ có những đặc điểm
riêng.

Theo vật liệu, chiết áp có 02 loại chính là chiết áp được làm bằng màng than
graphit (hoặc vật liệu tương đương) và chiết áp có dây điện trở quấn lên trụ lõi.

Và các chuyên gia đã chỉ ra chiết áp màng than có độ chính xác, ổn định với lĩnh
vực điện tử tiêu dùng. Còn với chiết áp dây điện trở quấn sẽ phù hợp trong lĩnh vực
kỹ thuật điện tử đo đạc và phân tích.

Theo hình dạng của biến trở, cũng có những đặc điểm riêng. Như chiết áp trượt với
thanh trượt hình dạng dài, phẳng và có tiếp điểm di động thiết kế trên cần trượt.
Chiết áp dạng xoay thì có tấm điện trở vòng cung, tiếp điểm di động thiết kế trên
cần xoay. Hay chiết áp Helipot có một trụ dây quấn, trụ được quấn thành dạng lò
xo, số vòng có thể thay đổi tùy bên kỹ thuật, thường là 10 vòng xoay.
Trong đời sống, chiết áp xoay và chiết áp thanh trượt thường được dùng cho các
thiết bị điện dân dụng còn các thiết bị kỹ thuật yêu cầu chính xác cao sẽ ưu tiên sử
dụng chiết áp dây quấn hơn.
Thông thường các loại chiết áp chỉ có một tiếp điểm di động, tuy nhiên, theo từng
trường hợp đặc biệt có thể có chiết áp có hai tiếp điểm, chiết áp điểm bù. Chiết áp
có hai tiếp điểm tức là lấy hai mức chia áp. Còn chiết áp điểm bù tức là chiết áp có
thêm các điểm nối ra phụ từ phần thân điện trở.

3.3. Công dụng:

Chiết áp có tính năng giúp kiểm soát sự sụt giảm điện áp trong trong trường hợp
mạch nối tiếp hoặc kiểm soát dòng điện chạy qua mạch mà nó được kết nối song
song. Do đó, chiết áp được sử dụng rất rộng rãi, có thể ngay trong những thiết bị
xung quanh nhưng bạn không ra.

Mỗi loại chiết áp cũng có những ứng dụng riêng. Phổ biến, chiết áp được dùng các
thiết bị âm thanh, thiết bị chiếu sáng, các thiết bị cảm biến.
–Nếu dùng trong thiết bị âm thanh, chiết áp biến thiên logarit được ưu tiên vì tai
người cảm nhận được gia tăng âm lượng theo logarit và phi tuyến tính. Trong
trường hợp này, chiết áp được liên kết với các nút vặn hay bộ quay điều khiển âm
lượng.

Còn trong các thiết bị chiếu sáng và các mạch, chiết áp biến thiên tuyến tính được
sử dụng nhiều hơn. Theo đó, chiết áp sẽ làm thay đổi tuyến tính và tỷ lệ góc quay.

4.I2C Arduino
Để sử dụng các loại LCD có driver là HD44780 (LCD 1602, LCD 2004,… ) cần có
ít nhất 6 chân của MCU kết nối với các chân RS, EN, D7, D6, D5 và D4 để có thể
giao tiếp với LCD.
Nhưng với mạch chuyển đổi giao tiếp I2C cho LCD, các bạn chỉ cần 2 chân (SDA
và SCL) của MCU kết nối với 2 chân (SDA và SCL) của module là đã có thể hiển
thị thông tin lên LCD. Ngoài ra có thể điều chỉnh được độ tương phản bởi biến trở
gắn trên module.
- THÔNG SỐ MẠCH CHUYỂN ĐỔI GIAO TIẾP I2C
 Điện áp hoạt động: 2.5-6V DC.
 Hỗ trợ màn hình: LCD1602,1604,2004 (driver HD44780).
 Giao tiếp: I2C.
 Địa chỉ mặc định: 0X27 (có thể điều chỉnh bằng ngắn mạch chân
A0/A1/A2).
 Tích hợp Jump chốt để cung cấp đèn cho LCD hoặc ngắt.
 Tích hợp biến trở xoay điều chỉnh độ tương phản cho LCD.
- SƠ ĐỒ CHÂN:

Giao tiếp I2C LCD Arduino

Module I2C LCD 16×2  Arduino UNO

GND GND

VCC 5V

SDA A4/SDA

SCL A5/SCL

- Ưu điểm
 Tiết kiệm chân cho vi điều khiển.
 Dễ dàng kết nối với LCD.
PHẦN II: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG , ỨNG DỤNG

1. Nguyên lý hoạt động:

Theo sơ đồ, ta nối dây từ các chân GND , +5V , A5 , A4 của arduino nano lần lượt
vào các chân GND , VCC , SDA, SCL của module I2C LCD . 16 chân của I2C
LCD ta lần lượt nối với 16 chân của LCD . Các chân GND , D2 , D3 lần lượt nối
với 3 chân của chiết áp vô cấp. Núm vặn của chiết áp vô cấp ta sẽ gắn bánh xe để
đo khoảng cách .

- Khi bánh xe được gắn ở chiết áp vô cấp quay sẽ gửi tín hiệu cho arduino .
Arduino dựa vào code được lập trình sẵn tính toán độ dài và hiện lên màn hình
led LCD. Code trong arduino như sau:
#include <LiquidCrystal_I2C.h>

LiquidCrystal_I2C lcd(0x27,16,2);

int pin1 = 2;

int pin2 = 3;

int Pos = 0;

int State;

int LastState;

const float pi = 3.14;

const float R = 3.25;

const int N = 32.5;

float distance = 0;

void setup() {

lcd.init();

lcd.backlight();

pinMode(pin1,INPUT_PULLUP);

pinMode(pin2,INPUT_PULLUP);
LastState = digitalRead(pin1);

void loop() {

lcd.setCursor(0,1);

lcd.print("DO DAI:");

lcd.setCursor(9,1);

lcd.print(distance);

lcd.setCursor(14,1);

lcd.print("cm");

lcd.setCursor(1,0);

lcd.print("THUOC DO DIEN TU");

State = digitalRead(pin1);

if (State != LastState) {

if (digitalRead(pin2) != State ) {

Pos++;

}
}

distance = ((2*pi*R)/N)*Pos;

LastState = State;

2× π × R
Ta sẽ dùng công thức L= N
× pos để tính độ dài mà bánh xe đo được. R là

bán kính bánh xe mà ta chuẩn bị, cụ thể ở đây là 3,25 cm . công thức 2*pi*R
chính là công thức tính chu vi của hình tròn . Còn N ở đây là số xung nhịp mà
biến trở . Cứ mỗi 1 lần bánh xe di chuyển được 1 mm là sẽ làm biến trở tạo ra
1 xung nhịp . Vì bánh xe có bán kính là 3,25 nên khi bánh xe quay hết 1 vòng
số xung nhịp của biến trở lúc này là 32,5. Theo công thức trên thì để tính độ
dài quãng đường thì ta sẽ phải lấy chu vi của bánh xe chia cho số xung nhịp thì
sẽ ra quãng đường mà bánh xe đi được trong 1 vòng quay. Như vậy để tính
quãng đường bánh xe đi được ta chỉ cần lấy con số trên nhân với số vòng mà
bánh xe quay được. Sau khi tính được quãng đường mà bánh xe đi được ta sẽ
cho hiển thị lên led LCD . Quãng đường mà bánh xe có thể đo được là không
giới hạn tùy vào cách ta đặt .

- Ưu điểm:

+ Độ chính xác cao

+ Không giới hạn khoảng cách

+ Thao tác nhanh chóng , thuận tiện

- Nhược điểm
+ 1 số địa hình bánh xe không thể đo được

+ Nếu bánh xe bị hỏng sẽ phải chỉnh lại code

2. Ứng dụng.

Bánh xe đo khoảng cách là một dụng cụ đo khoảng cách, chiều dài đường,
thường được sử dụng trong việc khảo sát địa chính, xây dựng...

Bánh xe đo khoảng cách, chiều dài đường (hay còn gọi là thước lăn đo đường)
là một dụng cụ đo lường kỹ thuật được sử dụng khá phổ biến hiện nay trong công
việc đo lăn đường để khảo sát địa chính, làm công trình xây dựng... Nhiều người
thường tự hỏi vì sao lại phải sử dụng loại thước này mà không đo bằng thước dây,
thước cuộn như cách truyền thống, đó là bởi vì so với các loại thước đó, bánh xe
đo khoảng cách có nhiều ưu điểm vượt trội hơn rất nhiều cả về chất lượng đo đạc
cũng như độ đơn giản khi thao tác.

- Thao tác nhanh chóng, thuận tiện


Thước lăn đo đường có thiết kế khá thông minh, nhỏ gọn, dễ dàng gấp gọn,
thuận tiện cho việc mang đi nên rất phù hợp để sử dụng trong các ngành như cầu
đường, công trình, địa trắc... Nguyên lý hoạt động và cách sử dụng của nó cũng rất
đơn giản, không cần kiến thức chuyên môn cũng có thể thực hiện được. Bạn có thể
đo khoảng cách đường thẳng hay đường cong chỉ bằng cách đẩy bánh xe lăn
(giống như việc đi bộ) đến điểm đích của khoảng cách cần đo. Cuối cùng, kết quả
sẽ được hiển thị ngay trên màn hình điện tử trên tay cầm hoặc bảng số cơ trên thân,
bánh xe và bạn có thể đọc rất dễ dàng.
- Độ chính xác cao
Đo khoảng cách, chiều dài bằng thước đo bánh xe cho thấy độ chính xác cao hơn,
có thể đo mọi bề mặt một cách dễ dàng, nhanh chóng. Khoảng cách sẽ được đo
đúng theo quãng đường di chuyển của bánh xe, bạn sẽ không phải lo lắng về sai số
như khi đo bằng các loại thước dây, thước cuộn như cách thông thường.
- Không bị giới hạn khoảng cách, chiều dài

Bánh xe đo khoảng cách, đo chiều dài đường có giới hạn khoảng cách, chiều dài
rất lớn, có thể lên đến 10km hoặc hơn nữa, nó không như các loại thước đo thông
thường bị giới hạn về khoảng cách đo rất nhiều. Vì vậy, bạn có thể thoải mái đo
khoảng cách chỉ trong một lần đo, không cần phải chia nhỏ thành nhiều lần đo và
cũng không gây cản trở để những hoạt động khác ở xung quanh.
- Tiết kiệm nhân lực
Khi đo đạc khoảng cách, chiều dài theo cách thông thường, chúng ta cần ít nhất hai
người cùng thực hiện để thao tác được chính xác. Trong khi đó, với thước đẩy
bánh xe, chỉ cần một người cũng có thể thực hiện đo đạc một cách dễ dàng mà vẫn
đảm bảo được độ chính xác của thông số.

You might also like