You are on page 1of 341

TÀI LIỆU HỌC TẬP

GIÀNH CHO SINH VIÊN KHOA ĐÓNG TÀU & CÔNG TRÌNH NỔI

CƠ HỌC KẾT CẤU


TÀU THỦY

TP HỒ CHÍ MINH 6-2009


Trang để trống
XXX

CƠ HỌC KẾT CẤU


TÀU THỦY

NHÀ XUẤT BẢN


xxxxxxxxxxxxxx
Trang để trống

3
Mục lục
Lời nói đầu 6

PHẦN I
Chương 1: Lí thuyết đàn hồi 7
1. Ứng suất 9
2. Biến dạng 33
3. Định luật Hooke 50
4. Công biến dạng 58
5. Trạng thái biến dạng phẳng 66
6. Trạng thái ứng suất phẳng 68
7. Phương pháp giải bài toán cơ học kết cấu dựa trên lý thuyết đàn hồi 70
8. Những ví dụ đơn giản của lý thuyết đàn hồi 84
Chương 2: Tấm mỏng 95
1. Tấm 95
2. Điều kiện cân bằng 99
3. Phương trình vi phân uốn tấm 100
4. Lý thuyết đàn hồi áp dụng trong các bài toán tấm chữ nhật 103
5. Lời giải Navier cho tấm chữ nhật 111
6. Lời giả Lévy 112
7. Ổn định tấm 132
Chương 3: Vỏ mỏng 146
1. Vỏ mỏng 146
2. Quan hệ giữa ứng suất, các lực và biến dạng 152
3. Trạng thái ứng suất không momen 156
4. Uốn vỏ trụ kín dưới tác động áp lực nước 157
5. Ổn định vỏ 163

PHẦN II
Chương 1: Dầm thẳng 176
1. Dầm uốn 176
2. Quan hệ tích phân dầm uốn 179
3. Phương trình năng lượng 182
4. Xác định chuyển vị dầm theo phương pháp năng lượng 184
5. Nguyên lý công ảo dùng cho dầm liên tục 186
6. Dầm composite 187
7. Dầm siêu tĩnh 189
8. Uốn và cắt dầm thành mỏng 195
9. Phương trình 3 momen 196
10. Ứng suất cắt dầm 201
Chương 2: Dầm trên nền đàn hồi 209
Phương trình vi phân uốn dầm 209
Sử dụng nhóm hàm lập sẵn giải dầm trên nền đàn hồi 216
Chương 3: Nguyên lý năng lượng
1. Áp dụng nguyên lý năng lượng xác định chuyển vị dầm 217
2. Nguyên lý công ảo 219
3. Nguyên lý công bù 224

4
4. Ứng dụng định lý Castigliano xác định chuyển vị dầm, khung 229
5. Công thức Maxwell-Mohr 231
6. Nguyên lý năng năng lượng tối thiểu 234
7. Lý thuyết hoán đảo Maxwell-Betti 236
Chương 4: Xoắn dầm
1. Xoắn trục tròn 239
2. Xoắn dầm mặt cắt bất kỳ: xoắn St Venant 244
3. Dầm thành mỏng 252
4. Xoắn vênh dầm thành mỏng 258
Chương 5: Ổn định dầm
1. Tải trọng giới hạn 263
2. Lực giới hạn của cột chống 264
3. Ổn định dầm 265
4. Xây dụng phương trình vi phân cho các bài toán thường gặp 269
5. Phương pháp tính 272
6. Lí thuyết ổn định dầm ngoài phạm vi đàn hồi 279
Chương 6: Khung phẳng. Giàn
1. Chuyển vị khung 286
2. Nguyên lý công bù ảo trong các bài toán khung phẳng 289
3. Phương pháp biến dạng góc 293
4. Phương pháp Cross 304
5. Phương pháp ma trận dẻo 311
6. Phương pháp ma trận cứng 313
7. Giàn 314
Chương 7: Độ bền giới hạn dầm, khung 322
1. Mô hình quan hệ ứng suất-biến dạng vật liệu 322
2. Dầm uốn ở trạng thái đàn-dẻo 322
3. Thiết kế trên cơ sở độ bền giới hạn 326
4. Xác định tải giới hạn trên cơ sở tĩnh học 328
5. Xác định tải giới hạn theo nguyên lý công ảo 331
6. Xác định tải giới hạn bằng phương pháp động học 332
7. Tải giới hạn khung phẳng 335
8. Phương trình giải tích đánh giá độ bền giới hạn mặt cắt tương đương thân tàu 337
Tài liệu tham khảo 340

5
LỜI NÓI ĐẦU

Giáo trình “Cơ học kết cấu tàu thủy” đề cập những vấn đề thuộc cơ học kết cấu thân tàu thủy,
công trình nổi hoạt động ngoài khơi.
Giáo trình gồm hai phần: phần 1 Lý thuyết đàn hồi và Lý thuyết tấm, phần 2 Cơ học kết cấu.
Trong phần Cơ học kết cấu đề cập cách dùng những nguyên lý năng lượng xem xét dầm và hệ
dầm (beams), các khung (plan frames), giàn (grillage). Các kết luận rút ra từ nguyên lý bảo toàn năng
lượng, bảo toàn công bù, nguyên lý công ảo, công bù ảo được vận dụng xử lý các bài toán liên quan
dầm và khung, giàn. Ổn định dầm trong phạm vi tuyến tính và cả ngoài phạm vi tuyến tính trình bày
trong tài liệu giúp người đọc có cơ sở xử lý những trường hợp mất ổn định kết cấu dạng cột. Những
phương pháp tính dùng trong cơ học kết cấu, từ những phương pháp kinh điển đến những phương pháp
mới xuất hiện từ cuối thế kỷ XX được trình bày trong phần này giúp bạn đọc chọn lựa cách tính thích
hợp khi giải bài toán kết cấu thân tàu thủy, giàn khoan di động....
Khi biên tập giáo trình những người viết sử dụng nguồn tài liệu chuyên ngành được các nhà
nghiên cứu cơ học kết cấu tàu thủy, công trình ngoài khơi trong và ngoài nước soạn trong khoảng
hai mươi năm gần đây. Những nội dung thuộc đề tài uốn dầm, xoắn dầm, uốn khung, giàn dựa vào
các giáo trình có uy tín trong ngành như các sách đánh số [4] [6] [7][ 9][12][15] để biên soạn.
Những vấn đề liên quan ổn định kết cấu soạn theo tài liệu phổ biến vài mươi năm gần đây [14][17].
Trong giáo trình này, những người viết dùng đơn vị đo thuộc hệ thống đo SI làm cơ sở. Tuy
nhiên trong một số trường hợp riêng chúng tôi xin phép sử dụng đơn vị đo đã quá quen thuộc với
người giải các bài toán cơ học kết cấu mà không làm phức tạp thêm vấn đề đang đề cập, cụ thể là sử
dụng kG (kgf) hoặc T (tf) khi tính lực, kG/cm2 khi tính ứng suất hoăc áp suất. Chuyển đổi các đơn vị
đo này sang hệ thống SI tiến hành theo thông lệ 1kG = 9,80665N, hoặc nhờ phép làm tròn số 1kG ≈
10N, đơn vị tính áp suất được chuyển đổi nhờ quan hệ 1kG/cm2 = 98066,5 N/m2 =
0,0980665MPa, hoặc gần đúng 1kG/cm2 ≈ 0,1 MPa.
Nội dung trình bày tại giáo trình hy vọng có ích cho những bạn đọc quan tâm cơ học kết cấu
nói chung và cơ học kết cấu giành cho những người thiết kế, chế tạo tàu thủy và giàn khoan di động.
Người viết

6
Phần I

LÝ THUYẾT ĐÀN HỒI


LÝ THUYẾT TẤM, VỎ

7
Chương 1
LÝ THUYẾT ĐÀN HỒI

Lý thuyết đàn hồi được xây dựng trên cơ sở các giả thuyết về tính liên tục của vật thể khảo sát.
Vật thể khảo sát là đặc (đầy) trong toàn bộ không gian mà nó chiếm chỗ, trước cũng như sau biến
dạng. Nói cách khác, có thể coi trong mỗi một thể tích vô cùng bé tách ra từ vật thể đều chứa một tập
hợp vô hạn các phần tử và tác dụng của phần được tách ra lên phần còn lại có thể được xác định bằng
đại lượng trung bình của sự thay đổi lực tương tác gữa các hạt nằm về hai phía của mặt phân cách. Các
dịch chuyển là hàm liên tục của tọa độ của các điểm của vật thể. Tính chất liên tục cho phép áp dụng lý
thuyết về giải tích các đại lượng vô cùng bé vào khảo sát biến dạng của vật thể đàn hồi.
Các vật thể là đối tượng nghiên cứu trong tài liệu này có tính đàn hồi, có nghĩa, dưới tác động
ngoại lực vật bị biến dạng, các điểm vật chất trong vật thể thay đổi vị trí, song khi ngoại lực không tác
động nữa, các điểm vật chất vừa nêu trở lại vị trí ban đầu. Trong thực tế không có vật liệu mang đầy đủ
tính đàn hồi như miêu tả trên, tuy nhiên trong nghiên cứu để tìm qui luật biến dạng và ứng suất, vật thể
trong tài liệu trong trường hợp chung được coi là đàn hồi tuyệt đối, có những tính chất sau:
- Quan hệ giữa ứng suất và biến dạng, khái niệm này chúng ta sẽ làm quen trong phần này, là
quan hệ tuyến tính về mặt vật lý. Điều này có nghĩa, khi ứng suất tăng lên hay giảm đi bao nhiêu lần,
trong phạm vi vật còn có tính đàn hồi, thì biến dạng cũng tăng lên hoặc giảm đi từng ấy lần. Khi ứng
suất triêït tiêu, biến dạng không còn,
- Vật thể đàn hồi tuyệt đối có tính đồng nhất, tính chất đàn hồi tại mọi điểm, trên một hướng
nhất định hoàn toàn như nhau,
- Vật thể đàn hồi tuyệt đối có tính đẳng hướng,
- Vật thể đàn hồi có độ cứng tương đối, và do đó biến dạng của phần tử trong vật thể bao gồm
biến dạng dài hoặc biến dạng góc là đại lượng rất nhỏ so với đơn vị, biến dạng tuyến tính các điểm vật
chất của vật thể rất nhỏ khi so với kích thước vật thể. Tính chất này có tên gọi tuyến tính hình học.
Trong phần này mô hình ngoại lực tác động lực lên vật thể và phản ứng của vật thể trước tác
động đó được hiểu theo cách sau. Khi tác động tĩnh lên vật liệu đàn hồi, công ngoại lực chuyển trong
quá trình biến dạng. Trong lòng vật thể xẩy ra quá trình tích lũy năng lượng dạng thế năng và quá trình
này phụ thuộc hoàn toàn vào biến dạng. Giả thiết đặt ra trong quá trình này là ngoài thế năng, các dạng
năng lượng khác nảy sinh trong lòng vật thể do quá trình tác động của ngoại lực như điện năng, nhiệt
năng và kể cả động năng là vô cùng nhỏ, có thể bỏ qua khi tính toán.
Biến dạng trong lý thuyết đàn hồi chỉ xẩy ra trong lòng vật thể đàn hồi, là quá trình liên tục xẩy ra
trong môi trường liên tục. Quá trình này không làm thay đổi kết cấu phân tử của vật thể. Từ cách đặt
vấn đề trên người ta có thể tách những phần tử hết sức nhỏ của vật thể để xem xét, nghiên cứu. Phần tử
được tách theo cách nhân tạo này phải mang đầy đủ tính chất của vật liệu mà vật thể có còn liên kết
giữa các bề mặt phần tử với bề mặt tương ứng của vật thể đảm bảo đầy đủ tính liên tục kết cấu. Theo
cách làm này trong phần mở đầu của lý thuyết đàn hồi chúng ta sẽ quan tâm đến phần tử khối hộp sáu
mặt, vô cùng bé, kích thước dx.dy.dz, các mặt của khối song song với các mặt của hệ tọa độ 0xyz.
Trong tiếng Anh người ta sử dụng cụm từ “vanishingly small rectangular parallelopiped” miêu tả
khối sáu mặt này. Tiếp đó phần tử giống kim tự tháp, từ chuyên môn gọi là khối tứ diện
(tetrahedron), mặt đáy dx.dy chiều cao dz sẽ được xem xét.

8
1 ỨNG SUẤT
Hệ thống lực tác động lên vật thể đàn hồi gồm lực khối và lực bề mặt (lực mặt). Lực khối (body
force) là lực tác dụng lên mỗi một thể tích phân tố của vật thể, trong khi lực mặt (surface force) chỉ tác
dụng lên các phân tố bề mặt bao thể tích mà vật thể chiếm chỗ. Ký hiệu FB – lực khối, FS - lực bề
mặt, FC - lực tập trung tham gia vào hệ thống lực tác động lên vật thể.

Maët caét
Fs δF
Fc2 Fc2
n
δA
M1 B Löïc khoái M1 B
Fc1
z M2
Momen
Bieân Su Bieân Sp
y
x
O

Hình 1.1 Vật thể 3D dưới tác động lực.


Lực khối tác động lên mỗi phần tử vô cùng nhỏ thuộc thể tích chiếm chỗ của vật thể. Lực khối
r r
tác động lên thể tích dV có thể biểu diễn bằng biểu thức, ví dụ BdV , trong đó B - vecto hữu hạn,
chỉ lực khối, của khối dV vô cùng nhỏ và đại lượng này phụ thuộc vào tọa độ điểm vật chất của dV
đó. Ví dụ dễ nhận biết dạng lực này là lực trọng trường, thường gọi là trọng lượng, tính bằng tích
r
trọng lượng riêng với thể tích, lực quán tính, lực li tâm vv... Thông lệ, lực FB = ∫ BdV , có thể được
V
tách thành các thành phần nằm song song với ba trục trong hệ tọa độ Đề- các. Cần giải thích thêm,
trong tài liệu này sử dụng hệ toạ độ thường dùng theo nguyên tắc bàn tay mặt, mang tên nhà toán học
René Descartes. Theo qui ước hệ tọa độ Oxyz với mặt Oxy nằm trùng với mặt tiếp tuyến mặt địa cầu,
trục Oz hướng lên trên.
v
Lực mặt tác động lên diện tích các bề mặt giới hạn thể tích vật thể. Nếu xét lực bề mặt δF tác
động vtrên diện tích vô cùng nhỏ δA→ 0 giới hạn điểm vật chất, có thể xác định vecto
r
σ = δF / δA δA→0 . Đại lượng này gọi là ứng suất. Trong vật thể ở trạng thái cân bằng, ứng suất thuộc
dạng nội lực. Ứng suất phụ thuộc vào tọa độ điểm và cả hướng mặt A trong hệ tọa độ Oxyz.
r
Vecto σ độ lớn Fn có thể phân thành hai thành phần, thành phần thứ nhất trùng với hướng
r
dương n (unit normal) của mặt A, ký hiệu σ n mang tên gọi ứng suất pháp (normal stress) thường
v
gọi tắt bằng ứng suất, thành phần thứ hai tiếp tuyến mặt A, ký hiệu τ gọi là ứng suất cắt (shearing
r
stress) hay ứng suất tiếp. Trong tính toán chúng ta có thể phân vecto σ ra các thành phần song song
vơi ba trục hệ toạ độ Ox, Oy, Oz và ký hiệu là Fx, Fy, Fz. Nếu ký hiệu các cosine góc giữa pháp
tuyến ngoài n với các trục Ox, Oy, Oz là k = cos(n, x); l = cos (n, y); m = cos (n, z) độ lớn các
thành phần ứng suất sẽ là:

9
Fx = Fn cos( n, x) = Fn k ⎫

Fy = Fn cos(n, y ) = Fn l ⎬
Fz = Fn cos(n, z ) = Fn m ⎪⎭
Tiếp tuyến thường ký hiệu bằng s, ký tự đầu của shear (cắt). Trong một số sách người ta dùng ký
hiệu dạng khác với cách đang sử dụng, ứng suất được ký hiệu bằng τ nói chung, ứng suất pháp ký hiệu
τn, ứng suất tiếp ký hiệu τs vv… Trong các phần tiếp theo của tài liệu này ứng suất pháp được ký
hiệu bằng ký tự σ cùng các chỉ mục đi theo, ví dụ σx, σxx, σ1 … còn ứng suất cắt bằng ký tự τ với các
chỉ mục chỉ chiều trong hệ tọa độ, ví dụ τxy, τyz, τxz ….
Ví dụ 1.1: Thanh thép với tiết diện ngang hình vuông cạnh a, diện tích mặt cắt A = axa, chịu kéo bằng
lực dọc trục F, hình 1.2. Xác định ứng suất cho điểm bất kỳ trong thanh.
Để khảo sát ứng suất tại điểm trong thanh, chúng ta tưởng tượng cắt ngang thanh, qua điểm đang
khảo sát. Diện tích mặt cắt ngang C-C bằng A. Lực F được phân bố đều cho toàn mặt cắt, từ đó có thể
suy ra, trên diện tích ΔA hết sức nhỏ của mặt đang xem xét này lực phân bổ sẽ là ΔF. Ứng suất tại
ΔF F
điểm nằm trong mặt mang giá trị: σ n = lim = .
ΔA → 0 Δ A A
Giả sử rằng mặt cắt thay đổi hướng, bị lệch góc α so với mặt A, mặt D-D, ứng suất tính toán sẽ
mang các giá trị sau. Với hướng mới, ứng suất σn vừa tính được chia làm hai thành phần, thành phần
ứng suất pháp vuông góc với mặt phẳng mới dựng và ứng suất tiếp sẽ tiếp tuyến mặt.

Diện tích mặt nghiêng mang ký hiệu A’, liên quan với A bằng công thức A = A’cosα. Ứng suất
pháp với A’ được ký hiệu σ’n, ứng suất tiếp với A’ sẽ là τ’n.
Thực hiện phép tính cân bằng lực dọc trục của thanh, có thể thấy rằng:
F - σ’nA’cosα - τ’nA’ sinα = 0. F
D-D
Phép cân bằng trong mặt phẳng ngang có dạng: σn' D
τ' a
-σ’nA’sinα + τ’nA’ cosα = 0.
C α C
C-C
Giải hệ phương trình trên có thể nhận được: D
a
F ⎫
σ ' n = cos 2 α = σ n cos 2 α ⎪
A ⎬
a

1F 1 Hình 1.2
τ 'n = sin 2α = σ n sin 2α ⎪
2 A 2 ⎭
Kết quả tính nêu rõ rằng, giá trị ứng suất pháp và ứng suất tiếp phụ thuộc vào độ nghiêng (góc α)
của mặt.
1.1 Phương trình cân bằng
Giả sử vật thể 3D chịu tác động hệ thống lực FB, FS, FC, cùng momen M, và tồn tại ở trạng thái
cân bằng như trên hình 1.1. Trong trạng thái cân bằng tổng các lực và tổng momen tác động lên vật
phải bằng 0.
Nếu ký hiệu ngoại lực tác động lên vật thể:
{FB } = [ fBx fBy fBz ]T - lực thể tích,
{FS } = [ fSx fSy fSz ]T - lực bề mặt,
{FC} = [fCx fCy fCz ] - lực tập trung, kể cả phản lực tại các gối,

10
{M} = [Mx My Mz ] - momen tập trung, kể cả momen do phản lực tại gối.
Phương trình cân bằng vật thể có dạng:
∑ fi = 0
và ∑mi = 0 (1.1)
trong đó fi - lực thành phần, mi - momen thành phần.


S
fsx dS + ∫
V
fBx dV + ∑fC x = 0


S
fsy dS + ∫
V
fBy dV + ∑fC y = 0


S
fsz dS + ∫
V
fBz dV + ∑fC z = 0 (1.2)


S
(fsz.y -fsy.z)dS + ∫
V
(fBz.y - fBy.z)dV + ∑Mx = 0


S
(fsx.z -fsz.x)dS + ∫
V
(fBx.z - fBz.x)dV + ∑My = 0


S
(fsx.x -fsx.y)dS + ∫
V
(fBy.x - fBx.y)dV + ∑Mz = 0 ( 1.3)

1.2 Ứng suất tại điểm


Trong các phần tiếp theo chúng ta sẽ xem xét ứng suất tại điểm bao bằng khối hộp sáu mặt, hình
1.2. Tại mỗi mặt khối hộp có thể trình bày vecto ứng suất dưới dạng ứng suất pháp và các ứng suất
tiếp. Vì rằng kích thước của cạnh tạo khối hộp vô cùng bé, diện tích mỗi mặt là đại lượng bậc hai của
kích thước vô cùng nhỏ cũng sẽ là đại lượng vô cùng nhỏ. Diện tích các mặt khối hộp bao điểm trong
lòng vật thể sẽ tiến đến 0 khi các cạnh của khối hộp tiến dần đến 0.
Chúng ta quay lại cách biểu diễn ứng suất trong mỗi mặt
khối hộp hay còn gọi mặt giao diện trực giao vừa nêu. Ứng suất
z
pháp với mặt, ví dụ cụ thể mặt dx.dz được ký hiệu là σy, hai
σz
thành phần ứng suất cắt mang ký hiệu τyz và τyx. Các ký hiệu
tương ứng trên mặt giao diện dy.dz sẽ là σx, τxy, τxz, còn trên τzy
τyz
dz τzx
mặt dx.dy sẽ là σz, τzx, τzy. Như vậy chín thành phần ứng suất σy
P τ
trên ba mặt giao diện trực giao có thể giúp chúng ta định nghĩa xz
τyx
y

ứng suất cho mặt giao diện bao điểm. Tập họp các thành phần τ
dx

xy
đang đề cập, viết riêng lẻ trong các mặt bao điểm, song song với σx
các mặt hệ tọa độ chúng ta có thể lập tập họp chín ứng suất đó x dy
dưới dạng sau:
Hình 1.3
⎡σ x τ xy τ xz ⎤
⎢ ⎥
σ ij = ⎢τ yx σ y τ yz ⎥ . (1.4)
⎢τ zx τ zy σ z ⎥
⎣ ⎦
Đại lượng mới hình thành có tên gọi tenso ứng suất.

11
1.3 Phương trình cân bằng nội lực
Dưới tác động của hệ thống ngoại lực trong lòng vật thể đang chịu tác động lực xuất hiện biến
dạng và cùng với nó là ứng suất. Mỗi phần tử vật chất trong vật thể cũng phải ở trạng thái ổn định
tĩnh trong trường ứng lực vừa tạo ra. Tình trạng này cũng dẫn đến hệ cân bằng trong lòng vật thể.

Hình 1.3
Phương trình cân bằng phần tử hình hộp 6 mặt, gốc tọa độ cục bộ nằm tại P(x,y,z), có thể viết
như sau:
Cân bằng các thành phần của vecto chính trên trục Ox:
1 ⎛ ∂τ xy ⎞ 1
τxydydz. dx + ⎜⎜τ xy + dx ⎟⎟ dxdz dx -
2 ⎝ ∂x ⎠ 2

1 ⎛ ∂τ yx ⎞ 1
τxydxdz. dy + ⎜⎜τ yx + dx ⎟⎟ dxdz dx = 0; (1.5)
2 ⎝ ∂y ⎠ 2

Sau khi loại bỏ các thành phần mang giá trị vô cùng nhỏ trong phương trình có thể thấy rằng τxy
= τyz . Theo cách làm này, với các thành phần vecto chính chiếu về trục Oy và Oz có thể viết: τyz = τyx
; τzx = τxz .
Cân bằng phương trình lực trên trục Ox có dạng:
∂σ x
-σxdydz + ( σx + dx)dydz - τzxdxdy+
∂x
∂τ zx ∂τ yx
(τzx + dz)dxdy - τyzdxdz + (τyx + dy)dxdz + fBxdxdydz = 0; (1.6)
∂z ∂y
Sau khi thay thế, phương trình trên có thể viết thành:
∂σ x ∂τ xy ∂τ xz
+ + = - fBx. (1.7)
∂x ∂y ∂z
Chiếu các lực lên hai trục còn lại 0y, 0z có thể viết hệ phương trình cân bằng dạng tương tự.
Trong phần tử 6 mặt song song với các mặt chuẩn của hệ tọa độ Đề các, chúng ta có nhóm phương
trình sau đây:

12
τyx = τxy , τzx = τyz, τxz = τzx (1.8)
Phương trình cân bằng trong trường hợp này trở thành:
∂σ x ∂τ xy ∂τ xz ⎫
+ + + f Bx = 0 ⎪
∂x ∂y ∂z ⎪
∂τ xy ∂σ y ∂τ yz ⎪⎪
+ + + f By = 0⎬ (1.8a)
∂x ∂y ∂z ⎪
∂τ zx ∂τ zy ∂σ z ⎪
+ + + f Bz = 0 ⎪
∂x ∂y ∂z ⎪⎭
Quan hệ thể hiện tại nhóm trên (1.8a) là điều kiện cân bằng phần tử khối sáu mặt. Nhờ quan hệ
này số ẩn trong các phép tính được giảm đáng kể. Đây là phương trình chính yếu trong lý thuyết đàn
hồi, miêu tả quan hệ giữa sáu thành phần ứng suất và ba thành phần lực khối.
Phương trình cân bằng cho bài toán phẳng:
∂σ x ∂τ xy ⎫
+ + f Bx = 0 ⎪
∂x ∂y ⎪
⎬ (1.8b)
∂τ xy ∂σ y
+ + f By = 0⎪
∂x ∂y ⎪⎭
Ví dụ 1.2: Sử dụng phương trình cân bằng thành lập hàm ứng suất σx, τxy dầm công xôn, tiết diện dầm
hình chữ nhật 2c x b, trong đó b – chiều rộng dầm, 2c – chiều cao dầm, chịu tải trọng phân bố đều
cường độ q(x) = const.

q
y
2c z x
b

Hình 1.5 Dầm công xôn chịu tải phân bố đều


Ứng suất σx tính tại mặt cắt bất kỳ của dầm, tại vị trí x, tính theo công thức:
M ( x)
σx = − y
J
trong đó M = − 12 qx 2
Nếu bỏ qua trọng lượng bản thân, lực khối dầm sẽ không được nhắc tới. Từ phương trình cân bằng
(1.8b) có thể viết:
∂τ xy q
= − xy
∂y J
Tiến hành tích phân phương trình đạo hàm riêng này sẽ nhận được:

13
q
τ xy = − xy 2 ' = f ( x )
2J
Để ý rằng, trường hợp không có ứng suất cắt tại mép trên và mép dưới của dầm, τxy = 0 tại y = c
và y = -c, hàm f(x) sẽ phải là:
qc 2
f ( x) = x
2J
q
Từ đây có thể viết: τ xy = − x (c 2 − y 2 ' )
2J
Từ phương trình thứ hai của (1.8b ) vớ FBy = 0 có thể viết:
∂σ y q 2
=− (c − y 2 )
∂y 2J
Sau tích phân có thể nhận được:
q
σy =− y (3c 2 − y 2 ) + F ( x)
6J
b ( 2 c )3
Điều kiện biên tại y = c: σ y = − bq . Momen quán tính qua trục trung hòa mang giá trị J = 12 .
qc 3
Từ đây xác định F(x) = −
3J
Hàm σy giờ có thể viết:

σ y = − (2c 3 + 3c 2 y − y 3 )
q
6J
1.4 PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG KHỐI TỨ DIỆN
Từ hình hộp 6 mặt trình bày trên đây chúng ta sử dụng một phần khối hạn chế bởi khối tứ diện,
1 1 1
đáy dxdy vuông góc với trục 0z, mặt dxdz vuông góc với 0y, mặt dydz vuông góc với 0x,
2 2 2
cùng các biên của khối khi xem xét hệ thống lực nhằm tìm hiểu quan hệ các lực trên biên, trong điều
kiện đã xác định quan hệ (1.6a) và (1.6b). Diện tích mặt phẳng thứ tư của khối vừa chọn, hạn chế
bằng các đỉnh của các đoạn thẳng dx, dy, dz sẽ mang ký hiệu S, còn hình chiếu của S lên mặt x0y
là Sz, hình chiếu lên mặt x0z là Sy, và Sx là hình chiếu của S lên y0z. Pháp tuyến hướng ra ngoài của S
ký hiệu bằng n. Ngoài các thành phần lực vừa trình bày, gồm ứng suất pháp (dọc các trục trong
trường hợp này) và ứng suất cắt, biểu diễn trên bề mặt sáu cạnh của khối hộp, trong khối kim tự tháp
chúng ta có điều kiện tìm hiểu hệ thống lực trên biên S, hình 1.5.
Nếu ký hiệu k = cos( x,n), l = cos( y, n) và m = cos(z,n), diện tích các hình chiếu được tính như
sau:
Sx = S.k; Sy = S.l; Sz = S.m.
Ứng suất trong phần tử khối hộp sáu mặt như đã nêu, gồm các thành phần như trình bày tại ma
σx τ xy τ xz
trận τ yx σ y τ yz . Vecto ứng suất toàn phần được chiếu về ba trục, mang giá trị tương ứng: Fx, Fy,
τ zx τ zy σz
Fz hoặc X,Y,Z như đã trình bày. Tại đây chúng ta còn lưu ý đến điểm này, lực khối, tỷ lệ thuận với
thể tích, trong bài toán cân bằng này là đại lượng vô cùng nhỏ. Điều đó có thể thấy từ các kích thước

14
hình học của phần tử. Vì rằng cạnh của phần tử tứ diện này là đại lượng nhỏ vô cùng, là hàm bậc một
1 1 1
của chiều dài l ≡ dx, dy, dz, viết dưới dạng 0(l), các diện tích dxdy, dxdx, dydz là hàm bậc hai
2 2 2
0(l 2), còn thể tích của phần tử đang đề cập thuộc hàm bậc ba của đại lượng vô cùng nhỏ 0(l 3), có thể
bỏ qua khi tính.
Phương trình cân bằng:
σx.Sx + τyx.Sy + τzx.Sz = Fx.S
τxy.Sx + σy.Sy + τzy.Sz = Fy.S
τxz.Sx + τyz.Sy + σz.Sz = Fz.S (1.7a)
hoặc :
σx.k + τyx.l + τzx.m = Fx
τxy.k + σy.l + τzy.m = Fy
τxz.k + τyz.l + σz.m = Fz Hình 1.5 (1.7b)
với k = cos( x, n), l = cos( y, n) và m = cos(z, n).
Ba phương trình cuối nêu rõ mối quan hệ giữa ứng suất qua một điểm, tính trong mặt song song
với các mặt của hệ tọa độ và hình chiếu của chúng đến mặt nghiêng trong phần tử, đi qua điểm vật
chất vừa kể. Ngoài quan hệ lực, trong phần tử còn có quan hệ giữa các momen tác động lên phần tử.
Phương trình cân bằng momen theo cách diễn đạt tương tự sẽ như sau.
1 1
(τxy Sx + σy.Sy - Fy.S) dz = (τxz Sx + σz.Sz - Fz.S) dy
3 3
1 1
(τyx Sy + σx.Sx - Fx.S) dz = (τyz Sy + σz.Sz - Fz.S) dx
3 3
1 1
(τzx Sz + σx.Sx - Fx.S) dy = (τzy Sz + σy.Sy - Fy.S) dx (1.8a)
3 3
Sau khi thay (1.7a) vào các phương trình của (1.8a), kết quả sẽ nhận được :
1 1
τzySz. dz - τyzSy dy = 0;
3 3
1 1
τxzSx. dx - τzxSz dz = 0;
3 3
1 1
τxySx. dx - τyxSy dy = 0; (1.8b)
3 3
1 1 1
Vì rằng Sz = dxdy ; Sy = dzdy; Sx = dydz có thể viết:
2 2 2
τzy = τyz ; τxz = τzx ; τxy = τyx. (1.8c)
Ba phương trình ghi tại (1.8) nêu lên qui luật đối ngẫu của ứng suất cắt tại phần thử hình hộp
hoặc phần tử tứ diện đang đề cập. Trên tất cả các cặp diện tích vuông góc nhau, thành phần ứng suất
tiếp vuông góc với cạnh chung luôn bằng nhau về trị số. Theo cách đó ứng suất cắt trong các trường
hợp tương tự tiếp theo được viết với ba thành phần τxy, τyz, τzx. Hệ phương trình (1.8c) cho phép rút
bớt thành phần ứng suất từ chín còn lại sáu. Tuy nhiên cần thấy rằng, trong các bài toán xác định
ứng suất cho đến bây giờ chúng ta chỉ có hệ phương trình (1.6b) để xử lý, trong khi (1.6b) chỉ có ba
phương trình còn số ẩn cần tìm là sáu. Tại đây cần thiết nhận thức, các phương trình tĩnh học chưa
đủ sức để xác định ứng suất xuất hiện trong vật thể, và có thể phát biểu không sai, bài toán tĩnh tại
đây đang là vô định thậm chí trong trường hợp xét phần tử vô cùng nhỏ bé.

15
Những bước tiếp theo nhằm phá vỡ bế tắc của các bài toán vô định trong lý thuyết đàn hồi là tìm
đến biến dạng.
1.5 ĐẶC TÍNH CỦA ỨNG SUẤT TẠI ĐIỂM
Phần trên đã trình bày, ứng suất phụ thuộc vào diện tích mặt và hướng của mặt trong không gian
đang xét. Trường hợp thay đổi hướng hệ tọa độ, ví dụ từ hệ tọa độ Oxyz sang hệ mới O*x*y*z*, ứng
suất được tính trong hệ tọa độ kể sau sẽ mang những đặc trưng phù hợp với hệ tọa độ mới lập.
Hệ toạ độ O*x*y*z* được lập theo qui tắc bàn tay mặt, O* cách tâm O đoạn OO * , các trục O*x*,
O y , O*z* xoay lệch hệ trục Oxyz các góc nhất định. Trong rất nhiều trường hợp, chúng ta cần biểu
* *

diễn một trạng thái ứng suất, đã xác định trước ở Oxyz, trong hệ tọa độ mới lập O*x*y*z*. Các phép
tính nêu tiếp theo nhằm biểu diễn vecto lực thể hiện trong hệ tọa độ cố định xác định trước Oxyz, sang
hệ tọa độ O*x*y*z*, gọi là các phép tính chuyển. Các thành phần của tenso ứng suất trong hệ tọa độ
σ x τ xy τ xz σ x* τ xy* τ xz*
Oxyz tại τ yx σ y τ yz sẽ được chuyển sang ma trận mới τ *yx σ *y τ *yz .
τ zx τ zy σ z τ zx* τ zy* σ z*
Như đã trình bày trên, nếu sử dụng các ký hiệu tương tự nhóm l, k, m chỉ hướng xoay trục,
chúng ta có thể viết: cos(x*, x) = cxx; cos(x*, y) = cxy; cos(x*, z) = cxz; vv... Khi chiếu các thành phần
vecto ứng suất trên đến các trục O*x*, O*y*, O*z* cần tiến hành các thủ tục theo cách sau.
σx* = Px* cxx + Py* cxy + Pz* cxz = σx cxx2 + σy cxy2 +σz cxx2 +
2τxy cxxcxy + 2τyz cxycxz +2τzx cxzcxx ;
τx*y* = Px* cyx + Py* cyy + Pz* cyz = σx cxxcyy + σy cxycyy +σz cyzczz +
τxy (cxycyz +cyycxz) + τyz (cyyczz + czxcyy) + τzx (cxxcyx + czxcyz) ;
τz*x* = Px* cxz + Py* cyz + Pz* czz = σx cxxcxz + σy cyxcyz +σz cxzczz +
τxy (cxxczz +cxycxz) + τyz (cyxczz + cxzcyz) + τzx (cxxczz + cxzcxz) ; (1.9a)
Ký hiệu :
⎡c xx c xy c xz ⎤ ⎡σ x τ xy τ xz ⎤
⎢ ⎥
[c] = ⎢c yx c yy c yz ⎥; [σ ] = ⎢⎢τ xy σ y ⎥
τ yz ⎥
⎢ c zx c zy c zz ⎥ ⎢τ xz τ yz σ z ⎥⎦
⎣ ⎦ ⎣
có thể viết các công thức cuối ở dạng tổng quát :
[σ ] = [c][σ ][c]
* T
(1.10)
*
Ma trận [σ ] có dạng không khác dạng của [σ]. Các thành phần ứng suất xuất hiện tại ma trận [σ]
này còn được hiểu là các thành phần tenso ứng suất. Về lý thuyết tại mỗi điểm vật chất, có thể xác
định 9 thành phần ứng suất. Tuy nhiên, nhờ tính đối xứng của ứng suất cắt, như thể hiện tại (1.8c),
thành phần tham gia tenso ứng suất còn lại sáu, sắp xếp như sau:
σ x τ xy τ xz
τ xy σ y τ yz .
τ xz τ yz σ z
Trong hệ toạ độ Oxyz, các thành phần ứng suất nằm trên đường chéo chính tenso được gọi là ứng
suất pháp hay giản đơn hơn là ứng suất, còn các thành phần ngoài đường chéo là ứng suất cắt.

16
Trước khi tìm hiểu sự đổi thay cuả tất cả thành phần trong tenso ứng suất sau chuyển hệ tọa độ,
chúng ta tìm hiểu sự đổi thay diễn ra trong bài toán phẳng. Trường hợp này, thay vì tenso chúng ta sử
dụng vecto trong biểu diễn các thành phần ứng suất. Tính không thay đổi của vecto (áp dụng cho cả
tenso trong tài liệu) được minh họa qua ví dụ sau.
v
Vecto R xác định trong hệ tọa độ Oxyz bằng
[ 400 300 0]T. Hệ tọa độ O*x*y*z* được xác lập trên cơ sở: tâm
O* trùng O, trục Oz không đổi, trục O*x* trùng với trục qua
vecto đang xét, trục Oy* xoay gócv tương tự góc xoay trục Ox ,
*

trong mặt phẳng Oxy. Vecto R xác định lại trong hệ tọa độ
O*x*y*z* mang các thành vphần [ 500 0 0 ]T. Các thành phần
vecto thay đổi song vecto R không đổi thay.
Áp dụng cách làm trên vào trường hợp tenso ứng suất chúng
ta có thể khảo nghiệm tenso thành lập trong hệ tọa độ Oxyz sau
đây với đơn vị kG/cm2 :
− 500 0 − 100 Hình
0 0 0 (a)
− 100 0 800
Khi xoay trục Oz góc 30°, ngược chiều kim đồng hồ, tenso (a) sẽ bị chuyển hóa, trong quá trình
này các thành phần của ma trận [c], thể hiện tại (1.9), (1.10) được tính như sau:
Cx*x = cos 30° = 0,866; Cx*y = cos 60° = 0,500; Cx*z = cos 90° = 0;
Cy*x = cos 120° = -0,5; Cy*y = cos 30° = 0,866; Cy*z = cos 90° = 0;
Cz*x = cos 90° = 0; Cz*y = cos 90° = 0; Cx*z = cos 0° = 1;
[ ]
Các thành phần của tenso ứng suất tính theo công thức σ * = [c ][σ ][c ]
T
được xác định sau
khi thay các giá trị tương ứng.
σx* = (-500)(0,866)2 + (-100)(0)(0,866) + (-100)(0,866) (0) + (800)(0)2 = -375 kG/cm2.
σy* = (-500)(0,5)2 + (-100)(0)(0,5) + (-100)(0,5) (0) + (800)(0)2 = -125 kG/cm2.
σz* = (-500)(0)2 + (-100)(1)(0) + (-100)(0) (1) + (800)(1)2 = 800 kG/cm2.
σx*z* = (-500)(0,866)(0) + (-100)(0)(0) + (-100)(0,866) (1) + (800)(0)(1) = -86,6 kG/cm2.
σy*z* = (-500)(0,5)(0) + (-100)(0)(0) + (-100)(0,5) (1) + (800)(0)(1) = 50,0 kG/cm2.
σx*y* = (-500)(0,866)(-0,5) + (-100)(0)(-0,5) + (-100)(0,866) (0) + (800)(0)(0) = 216 kG/cm2.
Tenso (a) ứng suất điểm, giờ đây trong hệ tọa độ O* x* y* z* sẽ có dạng:
− 375 216 − 86,6
216 − 125 50 (b)
− 86,6 50 800
Bản thân trạng thái ứng suất phẳng sẽ được bàn kỹ hơn tại phần tiếp theo cùng tài liệu, tuy nhiên
điều cần nói trước tại đây, trong trạng thái ứng suất phẳng sẽ tồn tại một trục, để tránh các giải thích
dài có thể chọn trục Oz trong ví dụ này, ứng suất dọc trục Oz bằng 0, và cũng không tồn tại lực tác
động pháp tuyến trục này. Tiếp theo, trục O*z* được chọn song song với Oz. Trong trường hợp này

17
các hệ số cij của ma trận [c] mang những giá trị đặc trưng czx = czy = cxz = cyz = 0; czz = 1. Thay
các giá trị trên vào biểu thức tính ứng suất [σ* ] sẽ nhận được các công thức tính ứng suất sau:
Ứng suất dọc trục O*z* bằng 0.
σ x* = σ x c xx2 + σ y c xy2 + 2τ xy c xx c xy
σ *y = σ x c yx2 + σ y c yy2 + 2τ xy c yx c yy (1.11)
τ xy* = σ x c xx c yx + σ y c xy c yy + τ xy (c xx c yy + c xy c yx )
Nếu ký hiệu góc xoay theo chiều ngược chiều quay kim đồng hồ giữa các trục Ox và O*x*, hoặc
Oy và O*y* là θ có thể viết các thành phần khác của [c] như sau:
cxx = cosθ, cxy = cos[(π/2) - θ] = sinθ, cyx = cos[ (π/2) + θ] = -sinθ, và cyy = cosθ. Thay
các biểu thức vừa nêu vào ba công thức tại (1.11 ) có thể thấy:
σ x* = σ x cos 2 θ + σ y sin 2 θ + 2τ xy sin θ cosθ
σ *y = σ x sin 2 θ + σ y cos 2 θ − 2τ xy sin θ cosθ (1.12)
τ xy* = (σ y − σ x ) sin θ cosθ + τ xy (cos 2 θ − sin 2 θ )
Công thức ghi trong nhóm (1.12) cụ thể hóa ba thành phần của tenso ứng suất trong trạng thái
ứng suất phẳng, áp dụng khi xoay hệ trục tọa độ. Từ nhóm công thức này có thể xác định góc tại đó
ứng suất tính toán theo (1.12) đạt cực trị.
Nếu thay thế các biểu thức sin2θ ≡ ½ (1 – cos2θ) và cos2θ ≡ ½ (1 + cos2θ) vào (1.12) sẽ nhận
được:
1 1
σ x* = (σ x + σ y ) + (σ x − σ y ) cos 2θ + τ xy sin 2θ
2 2
1 1
σ *y = (σ x + σ y ) − (σ x − σ y ) cos 2θ − τ xy sin 2θ (1.13)
2 2
1
τ xy* = − (σ x − σ y ) sin 2θ + τ xy cos 2θ
2
Ví dụ : Dưới tác động lực phân bố đều lên dầmlàm bằng thép độ bền cao với mặt cắt ngang hình chữ
nhật, dầm bị uốn. Tại điểm P trên mặt cắt ngang nhất định của dầm người ta xác định dược các
thành phần ứng suất như sau:
σx = 300MPa; σy = 0; τxy = -40 MPa.
Nếu xoay các trục Ox, Oy 30° theo chiều kim đồng hồ, ứng suất trong hệ tọa độ sau sẽ mang các
giá trị tính theo công thức vừa nêu.
300 + 0 300 − 0
σ x* = + cos( −60 o ) + (−40) sin( −60 o ) = 259,6 MPa
2 2
300 + 0 300 − 0
σ y* = − cos( −60 o ) − (−40) sin( −60 o ) = 40,4 MPa
2 2
0 − 300
τ x* y * = sin( −60 o ) + (−40) cos( −60 o ) = 110 MPa
2
Từ đó có thể thấy:
σ x* + σ y * = σ x + σ y (1.14)

18
Điều rút ra từ đây, tổng các ứng suất pháp không đổi trong hai hệ tọa độ đang đề cập. Điều này
còn còn nghĩa tổng ứng suất pháp của điểm là hàm của chỉ trạng thái ứng suất tại điểm đó, không phụ
thuộc vào hướng các trục tại điểm. Đại lượng không đổi này mang tên gọi bất biến tại điểm. Kết luận
này cho phép xác định ứng suất pháp tuyến lớn nhất. Nếu coi rằng ứng suất σx, σy ... là giá trị không
thay đổi, còn các giá trị σ*x, σ*y ... thay đổi khi xoay trục, phụ thuộc vào góc xoay θ.
Điều kiện cần để từ đó tìm giá trị cực đại hoặc cực tiểu của các hàm ứng suất trong hệ tọa độ thứ
hai này được viết dưới dạng đạo hàm bậc một theo góc xoay, bằng 0.
dσ x*
= − (σ x − σ y )sin 2θ + τ xy cos 2θ = 0
1
d (2θ ) 2
2τ xy
Từ đó : tg 2θ x = (1.15a)
(σ x − σ y )
dσ *y 1
= (σ x − σ y )sin 2θ − τ xy cos 2θ = 0
d (2θ ) 2
2τ xy
Từ đó : tg 2θ y = (1.15b)
(σ x − σ y )
dτ xy
*

=−
1
(σ x − σ y )cos 2θ − τ xy sin 2θ = 0
d (2θ ) 2
− (σ x − σ y )
Từ đó : tg 2θ s = (1.15c)
2τ xy
Góc θx θy để xác định cực trị của hai ứng suất pháp tuyến mang giá trị như nhau. Góc θS nhằm xác
định giá trị lớn nhất ứng suất cắt. Đưa các giá trị góc vừa xác định vào công thức tính ứng suất có thể
viết biểu thức tính giá trị lớn nhất cho ứng suất trong hệ tọa độ O*x*y*.

σ x* =
1
(σ x + σ y ) + 1 (σ x − σ y )2 + τ xy2
2 4

σ *y =
1
(σ x + σ y ) − 1 (σ x − σ y )2 + τ xy2 (1.16)
2 4

τ xy* = −
1
(σ x − σ y )2 + τ xy2
4
Trong mặt phẳng Oxy áp dụng cho ví dụ trên chúng ta có thể xác định ứng suất pháp cực đại và
ứng suất tiếp cực đại tại điểm P của dầm theo công thức trên.
Từ 1.15c có thể xác định góc xoay:
2τ xy 2(−40)
tg 2θ x =
(σ x − σ y ) 300 − 0 − 0,2667
=

và θx =7,46° và 82,54°
− (σ x − σ y )
Từ tg 2θ s = có thể tính θS = θx + 45°
2τ xy
θS = 37,54° và 127,54°
Từ 11.3 có thể tính:

19
Với θx =7,46°:
300 + 0 300 − 0
σ x* = + cos( −14,92) + ( −40) sin( −14,92) = 305,2 MPa
2 2
Với θx =7,46°:
300 + 0 300 − 0
σ y* = + cos(165,08) + ( −40) sin(165,08) = −5,2 MPa
2 2
Áp dụng công thức (1.16) để tìm ứng suất chính trong bài toán phẳng:
2
(300 + 0) ⎛ 300 − 0 ⎞
σ= ± ⎜ ⎟ + (−40)
2

2 ⎝ 2 ⎠
hay là σx* = 150 +155,2 = 305,2 MPa; σy* = 150 - 155,2 = -5,2 MPa.
Ứng suất cắt lớn nhất:
0 − 300
τ x* y * = sin(75,08) + (−40) cos(75,08) = −155,2 MPa
2
1.6 CÁC TRỤC CHÍNH VÀ ỨNG SUẤT CHÍNH
Chín thành phần ứng suất pháp tuyến và ứng suất cắt cho điểm bất kỳ trong vật thể như đã giới
thiệu, được trình bày tại tenso ứng suất. Vecto ứng suất cùng hướng với pháp tuyến ngoài n mặt
phẳng nghiêng qua điểm P, thông lệ phân thành ba thành phần có hướng song song với trục hệ tọa
độ. Nếu ký hiệu σn = Fn,
r r r r r r r r
σ n = Fn = Fx + Fy + Fz hoặc σ n = Fn = X + Y + Z (1.17)
Theo cách viết từ (1.7) công thức cuối này sẽ trở thành:
σ n = σ x k 2 + σ y l 2 + σ z m 2 + 2τ yz lm + 2τ xz mk + 2τ xy kl (1.18)
Nếu sử dụng các biến được ký hiệu theo dạng:
k l m
ξ= ;η = ;ς = (1.19)
±σn ±σn ±σn
phương trình (1.18) sẽ trở thành:
1 = σ xξ 2 + σ yη 2 + σ z ς 2 + 2τ yzης + 2τ xz ςξ + 2τ xyξη (1.20)
Mặt cong bậc hai viết tại (1.20) có tên gọi mặt ứng suất pháp tuyến hay có khi còn gọi mặt
r
Cauchy, điểm cuối vecto R (ξ ,η , ζ ) sẽ chuyển vị theo mặt này. Nếu chỉ xét về mặt hình học, người ta
có thể dùng các phép xoay hệ trục để đạt được điều là mặt cong không thay đổi tính chất, trong khi
đó các thành phần chứa các cặp ξη, ηζ, ζξ không có mặt trong phương trình. Thực chất câu chuyện
lại nằm ở chỗ, khi xoay hệ trục đến vị trí nhất định có thể tìm thấy tình trạng, tại đó chỉ còn các giá trị
ứng suất pháp còn ứng suất cắt tính trong hệ trục này triệt tiêu. Các trục của hệ trục Oξηζ, (một
trường hợp của hệ tọa độ đang đề cập O*x*y*z*) trong đó các thành phần ứng suất cắt đều bằng 0 gọi
là các trục chính. Ứng suất pháp, trong hệ trục chính này bằng σ1, σ2, σ3 được gọi là ứng suất
chính. Tenso ứng suất trong trường hợp ghi tại hệ tọa độ gồm các trục chính chỉ chứa ba thành phần
trên đường chéo chính, sáu thành phần còn lại đều triệt tiêu.

20
Khi áp dụng công thức (1.20) vào trường hợp mà Oξ, Oη, Oζ đóng vai trò các trục chính, σ1,
σ2 , σ3, dọc các trục ấy là thành phần của ứng suất chính, với điều kiện vắng bóng ứng suất cắt, có thể
viết:
σ 1ξ 2 + σ 2η 2 + σ 3ς 2 = ±1 (1.21)
Mặt (1.21) phụ thuộc vào dấu của ứng suất chính. Nếu cả ba ứng suất chính cùng dấu, mặt này có
dạng mặt ellipsoid. Nếu các ứng suất chính mang dấu khác nhau, mặt Cauchy mang dạng của
hyperboloid.
Mặt cong đi qua tất cả điểm cuối của vecto ứng suất toàn phần σn trong hệ tọa độ Oξηζ có thể
lập trên cơ sở mặt Cauchy. Chúng ta tiếp tục sử dụng khối hộp sáu mặt bao điểm, các mặt hộp song
song với các mặt hệ tọa độ. Ứng suất pháp tuyến với mặt dηdζ ký hiệu bằng σ1, ứng suất σ2 σ3 theo
hướng pháp tuyến với hai mặt còn lại. Ứng suất toàn phần tại điểm được viết thành:
Fξ = σ 1 .k ; Fη = σ 2 .l ; Fς = σ 3 .m; với k = cos(ξ,n); l = cos(η,n); m = cos(ζ,n).
Vì rằng k2 + l 2 + m2 = 1 có thể thấy, mặt cong đi qua điểm cuối vecto ứng suất toàn phần sẽ
là:
Fξ2 Fη2 Fς2
+ + =1 (1.22)
σ 12 σ 22 σ 32

Hình 1.8
Đây chính là khối ellipsoid mà ½ trục của nó bằng ứng suất chính. Một bán kính của ellipsoid đạt
giá trị lớn nhất – khoảng cách từ mặt đến tâm lớn nhất, còn trục thứ hai nhỏ nhất. Suy ra từ tính chất
đó, một ứng suất chính, tính cho điểm đang khảo sát sẽ là cực đại còn ứng suất thứ hai sẽ là cực tiểu.
Nếu một trong ba bán kính bằng 0, chúng ta chuyển về bài toán phẳng.
Có thể suy tiếp, bao điểm luôn có ba mặt giao diện trực giao mà trên đó chỉ có ứng suất pháp cực
trị. Giá trị các ứng suất chính này và hướng của chúng có thể xác định nếu biết các thành phần tenso
ứng suất của điểm đang khảo sát dựa vào tính chất của ứng suất này là tính cực trị.
Để giải bài toán trên, ta dùng phương pháp nhân tử bất định Lagrange.
Nếu ứng suất toàn phần được biểu diễn bằng σ, hiện thời chưa biết, có thể tiến hành khảo sát
hàm liên quan sau:
σn - σ = σxk2 + σyl 2 + σzm2 +2τxykl +2τyzl m + 2τzxmk - σ(k2 + l 2 + m2)
Đưa đạo hàm riêng tính theo k, l, m về không như chúng ta vẫn thực hiện khi tìm cực trị của hàm,
có thể xây dựng được hệ phương trình đại số thuần nhất, xác định ứng suất chứa cực trị :

21
∂ (σ n − σ ) ⎫
= (σ x − σ )k + τ xy l + τ zx m⎪
∂k
∂ (σ n − σ ) ⎪⎪
= τ xy k + (σ y − σ )l + τ yz m⎬ (1.23)
∂l ⎪
∂ (σ n − σ )
= τ zx k + τ yz l + (σ z − σ )m ⎪
∂m ⎪⎭
Từ sáu thành phần của tenso ứng suất, theo cách làm vừa trình bày chúng ta có thể xác định giá trị
ứng suất chính trong hệ toạ độ mới xây dựng. Trường hợp tổng quát, theo cách viết (1.7b) có thể xác
lập hệ phương trình sau:
(σ x − σ )k + τ yx l + τ zx m = 0 ⎫

τ xy k + (σ y − σ )l + τ zy m = 0⎬ (1.24a)
τ xz k + τ yz l + (σ z − σ )m = 0 ⎪⎭
hoặc dưới dạng ma trận:
⎡σ x − σ τ xy τ xz ⎤ ⎧ k ⎫
⎢ ⎥⎪ ⎪
⎢ τ yx σ y −σ τ yz ⎥ ⎨ l ⎬ = {0} (1.24b)
⎢ τ zx τ zy ⎪ ⎪
σ z − σ ⎥⎦ ⎩m⎭

Vì rằng các thành phần của vecto [ k l m ]T không đồng thời bằng 0, và thỏa mãn điều kiện k2
+ l 2 + m2 = 1, phương trình trên có nghiệm khác 0 khi định thức của ma trận phía trái bằng 0.
σ x −σ τ xy τ xz
τ yx σ y −σ τ yz = 0 (1.25)
τ zx τ zy σ z −σ
Công thức này cho phép xác định giá trị của σ trong các bài toán 3D nói chung.
Để xác định các cosine chỉ hướng cho mỗi ứng suất chính, cần sử dụng phương trình (1.24).
Giả sử σi là một trong các nghiệm của phương trình (1.25), thay giá trị này vào (1.24) sẽ nhận
được:
(σ x − σ i ) k i + τ yx li + τ zx mi = 0 ⎫

τ xy k i + (σ y − σ i )li + τ zy mi = 0⎬ (1.26)
τ xz k i + τ yz l i + (σ z − σ i )mi = 0 ⎪⎭
ki l
Từ đó, có thể tìm được các tỉ số, chẳng hạn như = ai ; i = bi tương ứng với giá trị σi. Kết
li mi
2 2 2
hợp với ki + l i + mi = 1 sẽ tìm được l i và các giá trị còn lại của các cosine chỉ hướng.
Có thể chứng minh rằng các nghiệm σi (i =1, 2, 3) của phương trình (1.25) bằng 3 ứng suất
chính tại điểm khảo sát, bằng cách nhân phương trình thứ nhất với ki, phương trình thứ 2 với l i phương
trình thứ 3 với mi rồi cộng cả 3 phương trình kết qủa lại. Giản lược phương trình tổng trên cơ sở
k2 + l 2 + m2 = 1,
nhận được: σi = σxki2 + σyl i2 + σzmi2 +2τxyki l i +2τyzl i mi + 2τzxmi ki (1.27)

22
Có thể xác định rằng σi chính là ứng suất pháp trên diện tích có pháp tuyến ngoài trùng với
hướng chính thứ i. Như vậy 3 nghiệm của phương trình (1.25) chính là 3 ứng suất chính tại điểm khảo
sát.
Khai triển (1.25) ta thu được phương trình bậc 3 xác định các ứng suất chính.
σ3 - σ2I1 + σI2 – I3 = 0. (a)
trong đó I1 = σx + σy + σz (b)
2 2 2
I2 = σyσz + σzσx + σxσy - τyx - τzx - τxy (c)
2 2 2
I3 = σxσyσz + 2τxyτyzτxz - τxy σz - τyz σx - τzx σy (d)
Các nghiệm của phương trình (a) luôn là thực và chính là các giá trị ứng suất chính tại điểm khảo
sát.
Hãy ký hiệu các ứng suất chính này bằng σ1, σ2, σ3 t heo tuần tự qui ước σ1 > σ2 > σ3. Các gía
trị ứng suất chính này không phụ thuộc vào việc chọn hệ tọa độ, và như vậy, các đại lượng I1, I 2, I 3
của phương trình (a) cũng không phụ thuộc vào việc chọn hệ tọa độ này. Điều này có nghĩa:
I 1 = σx + σy + σz = σ1 + σ2 + σ3 = const
I 2 = σyσz + σzσx + σxσy - τyx2 - τzx2 - τxy2 = σ1σ2 + σ2σ3 + σ1σ3 = const
I 3 = σxσyσz + 2τxyτyzτxz - τxy σz - τyz σx - τzx2σy =
2 2
σ1σ2σ3 = const
Các đại lượng I1, I 2, I 3 được gọi bất biến thứ nhất, bất biến thứ hai, và bất biến thứ ba của tenso
ứng suất.
Ba bất biến độc lập là những đặc trưng cơ bản cuả trạng thái ứng suất tại một điểm, vì chúng
không lệ thuộc vào vào định hướng của hệ toạ độ.
Phương trình bậc 3 tại (a) cùng với hệ phương trình (1.26) và quan hệ k2 + l2 + m2 = 1 cho phép
xác định độ lớn cũng như hướng tác động của các ứng suất chính tại điểm khảo sát.
Ví dụ sử dụng tenso ứng suất
1. Xác định ứng suất chính cho trạng thái ứng suất ghi bằng tenso sau trong hệ tọa độ Oxyz:
σ τ τ
τ σ τ , trong đó τ = σ. (a)
τ τ σ
Thực hiện phép thay theo (1.22) sẽ nhận được phương trình bậc 3 của σ:
0 σ σ
σ 0 σ = 0 (b)
σ σ 0
hoặc dưới dạng σ3 - σ2I1 + σI2 – I3 = 0. (c )
Trong đó I 1 = σx + σy + σz = 3σ (d)
I 2 = σyσz + σzσx + σxσy - τyx2 - τzx2 - τxy2 = 0. (e)
σ x τ xy τ xz
I 3 = τ xy σ y τ yz = σxσyσz + 2τxyτyzτxz - τxy2σz - τyz2σx - τzx2σy = 0 (f)
τ xz τ yz σ z
Nghiệm phương trình bậc ba tại (c): σ1 = 3σ; σ2 = σ3 = 0.

23
Hình ảnh minh họa trường hợp này được trình bày tại hình 1.9

Hình 1. 9
Hình 1.10
2. Xác định ứng suất chính cho trạng thái ứng suất ghi bằng tenso sau:
0 τ τ
τ 0 τ (a’)
τ τ 0
Kết quả tính I 1 = 0; I 2 = -3τ2; I 3 = 3τ3.
Nghiệm phương trình: σ1 = 2τ; σ2 = σ3 = τ. Xem hình 1.10
1.7 VÒNG TRÒN MOHR
Từ các phương trình (1.17) có thể sắp xếp hai biểu thức tính ứng suất pháp và ứng suất tiếp:

σ = (σ x + σ y ) + (σ x − σ y )cos 2θ + τ xy sin 2θ
1 1
2 2 (1.28)
τ = − (σ x − σ y )sin 2θ + τ xy cos 2θ
1
2
Hệ phương trình này có thể trình bày trong khuôn khổ của phép hình học, nếu khai triển trong hệ
tọa độ (σ, τ).
2 2
⎛ σ +σ y ⎞ ⎛σ −σ y ⎞
⎜⎜ σ − x ⎟⎟ + τ 2 = ⎜⎜ x ⎟⎟ + τ xy2 (1.28a)
⎝ 2 ⎠ ⎝ 2 ⎠
2
⎛σ x −σ y ⎞ σ +σ y
Trong không gian (σ, τ) vòng tròn bán kính r = ⎜⎜ ⎟⎟ + τ xy2 , tâm tại x mang tên
⎝ 2 ⎠ 2
vòng tròn Mohr. Từ vòng tròn Mohr, có thể xác định trục chính và ứng suất chính trên cơ sở đã biết
các thành phần ứng suất trong hệ tọa độ xOy. Vòng tròn Mohr lập cho bài toán hai chiều giới thiệu tại
hình 1.12.
τ τma x

r
O σ2 σ1
σ

σ* τ*
σx τxy
σx + σy
2
τmi n

Hình 1.12 Vòng tròn Mohr

24
Ví dụ 1.6: Các thành phần ứng suất tại điểm P: σx = 50MPa; σy = 30MPa; τxy = -24MPa, hình
1.12a. Xác định trục chính, ứng suất chính.
Bán kính vòng tròn Mohr:

r = 10 2 + 24 2 = 26MPa
Ứng suất chính:
2
(50 + 30) ⎛ 50 − 30 ⎞
σ= ± ⎜ ⎟ + (−24) = 40 ± 26
2

2 ⎝ 2 ⎠
σ1 = 40+26 = 66MPa; σ2 = 40-26 = 14MPa.
Ứng suất cắt lớn nhất:
2
⎛ 50 − 30 ⎞
τ max = ± ⎜ ⎟ + (−24) = ±26 MPa
2

min ⎝ 2 ⎠

Hình 1.12a
Góc xoay của trục chính:
1 ⎛ 24 ⎞
θ p' = arctg ⎜ ⎟ = 33,7
o

2 ⎝ 50 − 40 ⎠
Ví dụ : Sử dụng vòng tròn Mohr xác định trục chính, ứng suất chính cho trạng thái ứng suất phẳng sau
đây. Bằng đo đã xác định được các giá trị ứng suất trong hê tọa độ Oxy: σx = 30MPa, σy = 10MPa,
τxy = 15MPa, cần thiết xác định σ1, σ2.
Có thể tính (σx +σy)/2 = 40/2 = 20MPa; 1
4
(σ x − σ y ) 2 + τ xy2 = [(10)2 + (15)2]1/2 = 18,03 MPa.
Góc xoay để tìm trục chính tg2θ = 2τ/(σx -σy) =15/10, hay là θ = 28,15°, ngược chiều quay kim
đồng hồ. Góc xoay của ứng suất cắt lớn nhất 45° – 28,15° theo hướng ngược lại. Cả hai ứng suất
pháp tuyến đều mang giá trị qui ước dương (kéo), trong đó giá trị thứ nhất theo hướng O* x* là σ1 =
20 + 18,03 MPa, còn ứng suất theo hướng O* y* là σ2 = 20 – 18,03 MPa.
Vòng tròn Mohr xây dựng cho bài toán 3D được giới thiệu tại hình 1.12 dưới đây.

25
Hình 1.12
1.8 ỨNG SUẤT TIẾP LỚN NHẤT
Trong tất cả các diện tích đi qua điểm khảo sát, tồn tại một diện tích mà trên đó ứng suất tiếp đạt
giá trị lớn nhất. Hướng của mặt này cũng như các giá trị ứng suất tiếp có thể tìm được nếu như biết
trước các ứng suất chính.
Giả sử tại điểm khảo sát chúng ta đã biết giá trị các ứng suất chính và các hướng chính. Trên cơ sở
đó có thể thiết lập hệ trục toạ độ trùng với các hướng chính đã biết. Khi đó, ứng suất pháp và ứng suất
tiếp tác dụng lên mặt có pháp tuyến ngoài n với cosine chỉ hướng k, l, m sẽ là:
σ n = σ 1k 2 + σ 2l 2 + σ 3 m 2 ⎫
2 2⎬
(1.32)
τ n = (σ 1 k ) + (σ 2 l ) + (σ 3 m) − (σ 1 k + σ 2 l + σ 3 m ) ⎭
2 2 2 2 2 2

Fn2 = Fx2 + Fy2 + Fz2 ;⎫


trong đó phương trình thứ hai suy ra từ quan hệ ⎬ và
Fn2 = σ n2 + τ n2 ⎭
Fx= σ1k; Fy = σ2l; Fz = σ3m.
Sử dụng quan hệ k2 + l2 + m2 = 1, khử một trong các cosine chỉ hướng, chẳng hạn m, chúng ta
được:
τ n2 = σ 32 + (σ 12 − σ 32 )k 2 + (σ 22 − σ 32 )l 2 −
(1.33)
[
− σ 3 + (σ 1 − σ 3 )k 2 + (σ 2 − σ 3 )l 2 ]2

Hướng của diện tích, mà trên đó ứng suất tiếp đạt cực trị, có thể xác định được bằng cách cho đạo
hàm vế phải của (1.33) theo k và l bằng 0.
Chúng ta có hai phương trình:
[ ]
2k {σ 12 − σ 32 − 2 σ 3 + (σ 1 − σ 3 )k 2 + (σ 2 − σ 3 )k 2 (σ 1 − σ 3 )} = 0⎫
(1.34)
[ ] ⎬
2l {σ 22 − σ 32 − 2 σ 3 + (σ 1 − σ 3 )l 2 + (σ 2 − σ 3 )l 2 (σ 1 − σ 3 )} = 0 ⎭
Trường hợp phổ biến nhất, khi các ứng suất chính có giá trị σ1, σ2, σ3 khác nhau. Khi đó, vì
rằng các biểu thức trong dấu ngoặc tròn khác 0 nên phương trình (1.34) chỉ thỏa mãn trong 3 trường
hợp sau:

26
a) k = l = 0.
Và như vậy m = ±1. Trường hợp này diện tích cần tìm trùng với một trong các hướng chính, và
ứng suất tiếp trên đó là nhỏ nhất (τn bằng 0).
b) k = 0;
σ 22 − σ 32 − 2[σ 3 + (σ 1 − σ 3 )k 2 + (σ 2 − σ 3 )l 2 ](σ 1 − σ 3 ) = 0
1 1
Từ đó ta được: k = 0; l=± ; m=±
2 2
và các ứng suất tiếp tương ứng sẽ là:
σ −σ3
τ n = τ1 = ± 2 (1.35)
2
c) l = 0;
σ 12 − σ 32 − 2[σ 3 + (σ 1 − σ 3 )k 2 + (σ 2 − σ 3 )l 2 ](σ 1 − σ 3 ) = 0
1 1
Từ đó tìm được: l = 0; k=± ; m=±
2 2
Các ứng suất tiếp tương ứng trong trường hợp này là:
σ −σ1
τn =τ2 = ± 3 (1.36)
2
Nếu từ (1.32), khử bỏ l, có thể tìm được hướng của diện tích thứ 3:
1 1
m = 0; k=± ; l=±
2 2
σ1 −σ 2
τn = τ3 = ± (1.37)
2
Như đã cho thấy từ các công thứ (1.35)-(1.37), ứng suất tiếp lớn nhất bằng một phần hai (một nửa)
hiệu của ứng suất pháp lớn nhất và nhỏ nhất, mặt tác dụng của nó nghiêng đều so với hai hướng chính
này.
Sử dụng công thức đầu của (1.32) xác định được rằng, trên mặt tác dụng của ứng suất tiếp cực trị,
ứng suất pháp bằng một nửa tổng các ứng suất chính tương ứng.
Có thể nhận thấy là trong các công thức (1.35)-(1.37) chỉ lấy dấu trên, hoặc chỉ dấu dưới, thì
τ1 + τ2 + τ3 = 0. (1.38)
1.9 TIÊU CHUẨN BỀN
Trong phần tiếp đây chúng ta cùng tìm hiểu tiêu chuẩn bền dựa trên cơ sở ứng suất tiếp. Theo
quan điểm Tresca 1 , khởi đầu chảy tìm thấy trong mặt nghiêng tương ứng với mặt của ứng suất cắt lớn
nhất, tính bằng một nửa hiệu của hai giá trị ứng suất chính vừa nêu. Diễn tả bằng công thức, lời phát
biểu đó là:
Khởi đầu chảy ½ (σmax - σmin) = σTr (1.35)

1
Kỹ sư và nhà nghiên cứu cơ học Pháp

27
Tiêu chuẩn bền Tresca σTr hãy tìm từ thí nghiệm kéo. Giới hạn chảy của vật liệu ghi nhận dưới
dạng Y, (mượn tiếng Anh: Yield), còn ứng suất nhỏ nhất sẽ là 0. Và như vậy, giá trị dễ hiểu nhất của
đại lượng mới này sẽ là:
1 Y
(Y − 0) = σ Tr ⇒ σ Tr = (1.36)
2 2
Theo quan điểm này có thể viết tiêu chuẩn mang tên Tresca (từ năm 1864):
½ (σmax - σmin) = ½ Y (1.37)
Quay trở lại các công thức từ (1.32) đến (1.34) chúng ta tìm thấy mối liên quan giữa ứng suất
cắt và tiêu chuẩn đánh giá bền. Ngay từ thế kỷ trước các nhà nghiên cứu độ bền vật liệu đã rất quan
tâm đến mô hình đánh giá bền thông qua ứng suất cắt giới hạn.
Ứng suất bát diện
Ngoài các ứng suất pháp và ứng suất tiếp trình bày trên đây, người ta còn quan tâm đến ứng suất
trên mặt nghiêng đều so với các hướng chính. Tiết diện dạng này, bao điểm đang khảo sát, có tên là bát
diện (octahedral). Có thể thấy rằng tập hợp tất cả các tiết diện, nghiêng đều với các hướng chính như
miêu tả, cách đều điểm khảo sát, sẽ cho ta một hình không gian có 8 mặt –một hình bát diện. Ứng suất
tiếp trên mặt bát diện –gọi là ứng suất cắt bát diện (octahedral shear stress) có ý nghĩa quan trọng
then chốt trong lý thuyết dẻo.
Xác lập hệ tọa độ chính tại điểm khảo sát. Khi đó ứng suất pháp trên bát diện có thể xác định nhờ
công thức đầu của (1.29), với:
1
k 2 + l 2 + m 2 = 1; ⇒ k 2 = l 2 = m2 = ; (1.38)
3
σ n = σ 1k 2 + σ 2l 2 + σ 3 m 2 (1.39)
1
Như vậy σ oct = σ n = (σ 1 + σ 2 + σ 3 ) (1.40)
3
Ứng suất bát diện bằng trung bình cộng của các ứng suất chính. Ứng suất bát diện, tính theo công
thức cuối này còn được gọi là áp suất thủy tĩnh.
Phần tiếp theo chúng ta xét hiệu giữa các thành phần công biến dạng. Trong hệ tọa độ chính công
biến dạng được hiểu theo nghĩa hiệu của công toàn phần Utotal và công các lực thủy tĩnh Uhydro, tính
từ 1.40.

Công toàn phần : U total =


1
2E
[( ) ]
σ 12 + σ 22 + σ 32 − 2ν (σ 1σ 2 − σ 2σ 3 − σ 3σ 1 ) (1.41)

3 2 1
Công thủy tĩnh: U hydro = σ (1 − 2ν ) = (σ 1 + σ 2 + σ 3 )2 (1 − 2ν ) (1.42)
2E 6E
Công biến dạng: Udistor = Utotal - Uhydro
1 +ν 2
U distor =
3E
( )
σ 1 + σ 22 + σ 32 − σ 2σ 3 − σ 3σ 1 − σ 1σ 2 =
(1.43)
1
6E
[ 2 2
]
(1 + ν )(σ 1 − σ 2 ) + (σ 1 − σ 3 ) + (σ 2 − σ 3 ) 2

Theo thuyết này khi Udistor bằng hoặc vượt quá giá trị nhất định tùy thuộc loại vật liệu, chảy sẽ bắt
đầu tại điểm đang xét. Bằng phép thử kéo một trục σ1 = Y; σ2 = σ3 = 0 đã quen thuộc, có thể xác
định các đại lượng cần thiết sau đây.

28
1
U distor = (1 + ν )Y 2 (1.44)
3E

và từ đó:
1
6E
[ 3E
]
(1 + ν ) (σ 1 − σ 2 )2 + (σ 1 − σ 3 )2 + (σ 2 − σ 3 )2 = 1 (1 + ν )Y 2 (1.45)

Tiêu chuẩn bền có dạng:


2
(σ 1 − σ 2 )2 + (σ 2 − σ 3 )2 + (σ 3 − σ 1 )2 = Y (1.46)
2
Từ khía cạnh ứng suất cắt bát diện, cách nhìn sau đây sẽ đưa đến kết quả tương đồng với tiêu
chuần bền đang nêu.
Nếu ứng suất toàn phần tại bát diện xác định theo công thức:
1
(
F 2 oct = σ 12 + σ 22 + σ 32
3
) (1.47)

ứng suất tiếp trên mặt này được xác định từ quan hệ:

τ oct
2
= F 2 oct − σ oct
2 1
( 1
) (
= σ 12 + σ 22 + σ 32 − σ 1 + σ 2 + σ 3
3 9
2
(1.48))
σ3
B n
σ2
A D

σ1 C

Hình 1.13
Công thức này cũng có thể tính ngay từ công thức thứ hai của (1.29).

= (σ 12 + σ 22 + σ 32 − σ 1σ 2 − σ 2σ 3 − σ 3σ 1 )
2
Từ đó: τ oct
2
(1.49)
9

hay là: τ oct


2 1
9
[
= (σ 1 − σ 2 ) + (σ 2 − σ 3 ) + (σ 3 − σ 1 )
2 2 2
]
(1.50)

1
τ oct = (σ 1 − σ 2 )2 + (σ 2 − σ 3 )2 + (σ 3 − σ 1 )2 (1.51)
3
Giá trị của ứng suất cắt bát diện để bắt đầu quá trình chảy vật liệu này ký hiệu bằng (τoct)Y, được
tính như chúng ta vẫn thực hiện trong qui trình thử kéo, nén.
1
[τ oct ]Y (Y − 0)2 + (Y − 0)2 + (0 − 0)2 = 2 Y
= (1.52)
3 3
Nếu τoct tính cho một trạng thái ứng suất, bé hơn giá trị vế phải công thức (1.52) ứng với một loại
vật liệu nhất định, theo thuyết này điểm đang xét không bị chảy. Ngược lại khi τoct ≥ (τoct)Y, theo
thuyết này sẽ bắt đầu chảy tại điểm. Cách diễn tả bằng toán sẽ là:

29
1 2
(σ 1 − σ 2 )2 + (σ 2 − σ 3 )2 + (σ 3 − σ 1 )2 = Y (1.53)
3 3
hay là :
2
(σ 1 − σ 2 )2 + (σ 2 − σ 3 )2 + (σ 3 − σ 1 )2 = Y (1.54)
2
Vế trái biểu thức (1.46) hoặc (1.54) gọi là ứng suất tương đương, ký hiệu σeq hoặc σvM:
2
σ eq = (σ 1 − σ 2 )2 + (σ 2 − σ 3 )2 + (σ 3 − σ 1 )2 hoặc
2
2
σ vM = (σ 1 − σ 2 )2 + (σ 2 − σ 3 )2 + (σ 3 − σ 1 )2
2
Tiêu chuẩn đánh giá bền, (1.46) tương đồng (1.54) mang tên gọi ba nhà nghiên cứu độc lập
Huber, von Mises, Hensky. Từ công bố của von Mises 1904 có thể coi đây là mốc qui ước của thuyết
này. Theo cách nhìn của von Mises 2 và Hencky khi ứng suất cắt bát diện của điểm đang xét tiến đến
giới hạn nhất định, chỉ phụ thuộc vào bản chất vật liệu, sẽ bắt đầu quá trình chảy tại điểm đó.
Tiêu chuẩn Tresca và tiêu chuẩn von Mises được giải thích trong không gian ứng suất chính,
hình , hoặc trong trang thái ứng suất lưỡng trục, hình .

Hình Các mặt chảy vật liệu trong không Hình Các mặt chảy vật liệu trong trạng thái
gian úng suất chính ứng suất lưỡng trục
Minh họa cho cách dùng tiêu chuẩn von Mises bạn đọc có thể quay lại ví dụ bình khí nén chịu áp
lực cao bên trong, trình bày ở chương đầu tiên. Cấu hình bình như sau: đường kính D= 2r; chiều dầy
thành bình t; áp lực trong bình p. Bạn hãy xác định với p bằng bao nhiêu điểm vật chất tại vỏ bình
bắt đầu chảy ?
Từ phần đầu tài liệu chúng ta đã xác định :

2
Richard von Mises (1883-1953), nhà nghiên cứu động lực học máy bay, nhà toán học Australia, đã đảm nhiệm chủ biên
tạp chí Zeitschrift für angewandte Mathematik und Mechanik. Hencky nhà nghiên cứu USA, Huber nhà khoa học Poland.

30
pr 1 pr
σ1 = ;σ 2 = ;σ 3 = 0 (a)
t 2 t
Công thức von Mises trong trường hợp cụ thể này có dạng:
σ 12 + σ 1σ 2 + σ 22 = Y (b)
Loại bỏ p từ công thức (a), có thể viết: σ1 = 2σ2, và nhận được:
Y
σ2 = ;
3
(c )
2Y
σ1 =
3
Quay lại công thức (a) có thể thấy, áp lực để gây chảy thành bình, theo tiêu chuẩn Mises-Hencky
sẽ là:
2Yt
pM −H = (d)
3r
Để so sánh chúng ta quay lại tiêu chuẩn kinh điển đề cập tại phần trên, theo đó khởi đầu chảy tính
theo công thức ½ (σmax - σmin) = ½ Y sẽ đưa đến:
(σ1 - 0) = Y
trong đó σ1 = 2σ2, là ứng suất pháp lớn nhất. Ứng suất pháp nhỏ nhất bằng 0.
Áp lực để gây chảy thành bình, theo tiêu chuẩn kinh điển sẽ là:
Yt
p= (e)
r
Ứng suất bát diện cũng có thể biểu diễn qua các thành phần ứng suất không phải trong hệ toạ độ
chính.
Thực vậy, vì (σ 1 − σ 2 ) + (σ 2 − σ 3 ) + (σ 3 − σ 1 ) = 2( I 12 − 3I 2 )
2 2 2
(1.56)
2
nên τ oct = I 12 − 3I 2 (1.57)
3
Sử dụng các bất biến, công thức tính bát diện qua các thành phần cuả tenso ứng suất trong hệ toạ
độ Oxyz, không phải hệ tọa độ chính được viết thành:

τ oct =
1
(σ x − σ y )2 + (σ y − σ z )2 + (σ z − σ x )2 + 6(τ xy2 + τ yz2 + τ zx2 ) (1.58)
3
Sau một số biến đổi, sử dụng (1.35)-(1.37) có thể biểu thị (1.58) qua các giá trị ứng suất tiếp cực
hạn như sau:
2 2
τ oct = τ 1 + τ 22 + τ 32 (1.59)
3
Ứng suất bát diện, theo nghĩa ứng suất cắt, luôn nhỏ hơn ứng suất tiếp cực đại chút ít. Có thể
chứng minh được rằng:
τ oct
0,941 > > 0,816
τ max

31
Tại đây bạn đọc gặp lại biểu thức trình bày tiêu chuẩn bền đã đề cập. Nếu kể đủ tên những nhà
khoa học đã đóng góp cho công trình này, tiêu chuẩn bền trên đây mang tên tiêu chuẩn Huber-Mises-
Hencky:
1
(σ x − σ y )2 + (σ y − σ z )2 + (σ z − σ x )2 + 6(τ xy2 + τ yz2 + τ zx2 ) = Y (1.60)
2
Trong lý thuyết dẻo, người ta sử dụng một đại lượng dương khác thay cho ứng suất bát diện. Đại
lượng này chỉ sai khác so với ứng suất bát diện một hệ số và được gọi là cường độ ứng suất. Cường độ
ứng suất được định nghĩa theo cách sau.

σi =
3
τ oct =
1
(σ x − σ y )2 + (σ y − σ z )2 + (σ z − σ x )2 + 6(τ xy2 + τ yz2 + τ zx2 )
2 2
Bây giờ ta làm quen với một vài phép biến đổi tenso ứng suất, sẽ được dùng về sau. Trong tất cả
các trạng thái ứng suất, để ý đến trạng thái kéo - nén đều theo tất cả các hướng, được xác định bởi
tenso ứng suất:
σ 0 0
(σ S ) = 0 σ 0 (1.61)
0 0 σ
trong đó σ = σoct và được xác định tại phần trên. Tenso ứng suất có thể viết dưới dạng tổng
σij = (σS) + (DS)
σ x −σ τ xy τ zx
với ( DS ) = τ xy σ y −σ τ yz (1.62)
τ zx τ yz σ z −σ
Tenso (1.61) có tên là tenso cầu, còn tenso (1.62), mà các thành phần của nó là hiệu số giưã các
thành phần của tenso ứng suất với các thành phần của tenso cầu, gọi là tenso lệch.
Mặt ứng suất pháp của tenso cầu là một mặt cầu, còn của tenso lệch, luôn là hyperboloid. Mệnh đề
trên có thể khẳng định xuất phát từ nhận xét, rằng tổng các thành phần trên đuờng chéo chính của tenso
lệch bằng zéro, và như vậy, các hệ số trong phương trình chính tắc biểu diễn mặt Cauchy của tenso
lệch luôn khác dấu nhau.
Vì hệ ba trục bất kỳ, vuông góc nhau, đều là hệ trục chính của tenso ứng suất cầu, nên khi quay
một góc bất kỳ, các thành phần của tenso này sẽ bất biến. Từ đó suy ra: hệ trục chính của tenso ứng
suất và của tenso lệch tương ứng luôn trùng nhau.
Hãy khảo sát tenso lệch, tương tự như đã làm trước đây, xác dịnh các bất biến thứ nhất và thứ hai
của tenso này.
I 1, D = σ x + σ y + σ z − 3σ (1.63)
I 2, D = (σ x − σ )(σ y − σ ) + (σ y − σ )(σ z − σ ) + (σ z − σ )(σ x − σ ) − τ xy2 − τ yz2 − τ zx2 (1.64)
Thay giá trị của σ vào hai biểu thức, có thể thấy:
I 1, D = 0 (1.65)

32
I 2, D = − [
1 2
3
]
σ x + σ y2 + σ z2 (σ xσ y + σ yσ z + σ xσ z ) − τ xy2 − τ yz2 − τ zx2 =
(1.66)
[
− (σ x − σ y ) + (σ y − σ z ) + (σ z − σ x ) + 6(τ xy + τ yz + τ zx )
1
6
2 2 2 2 2 2
]
So sánh các công thức (1.57) và(1.66), dễ dàng xác định, là:
2
τ oct
2
= − I 2, D (1.67)
3
tức là, bình phương ứng suất bát diện bằng chính bất biến thứ hai, với độ sai khác một hệ số.
2 BIẾN DẠNG
Dưới tác động ngoại lực, các điểm vật chất trong vật thể thay đổi vị trí mà chúng chiếm giữ ban
đầu, sau khi hết tác động ngọai lực các điểm vật chất này quay trở về vị trí nguyên thủy. Bức tranh đó
đúng cho vật thể đàn hồi. Trong thực tế chuyển vị là chuyển động của điểm vật chất, là sự thay đổi vị
trí chiếm giữ. Đúng nghĩa, chuyển động là quá trình xẩy ra trong không gian và phụ thuộc cả thời
gian. Tuy nhiên trong phần này của tài liệu mọi chú ý tập trung vào hệ quả của tác động, bỏ qua diễn
tiến hành động, chuyển vị được xem xét chỉ trong không gian. Sự thay đổi vị trí này xẩy ra theo hướng
v
và khoảng cách nhất định. Và như vậy chuyển vị đủ điều kiện để diễn đạt bằng một vecto, ví dụ d ,
trong hệ tọa độ nhất định. Nếu ký hiệu tọa độ điểm trong vật thể đến trước thời điểm chuyển vị là
P(x,y,z), xác định trong hệ tọa độ Đề các Oxyz, nhờ vecto r, điểm đầu của vector nằm tại gốc tọa độ,
điểm cuối tại P, điểm P được định vị chính xác. Chuyển vị điểm từ P(x,y,z) đến P’(x,y,z) giờ có thể
diễn đạt dưới dạng hàm liên tục d(x,y,z). Hình chiếu vecto chuyển vị trên các hướng Ox, Oy, Oz sẽ
được viết thành u(x,y,z), v(x,y,z) và w(x,y,z). Theo cách viết này các thành phần vecto chuyển vị còn
được hiểu theo các dạng u(P), v(P), w(P), hoặc u, v, w . Vecto chuyển vị giờ đây mang dạng một
r r r r
vecto trong không gian 3 chiều: d = ui + vj + wk . Ví dụ, hàm giải tích d có thể như sau.
r
[ r r r
]
d = x 2 i + ( x + 3 z ) j + 10k (cm)
r r r
Toạ độ điểm P được xác định bằng r = j + k . Nếu thay x = 0, y =1, z =1 sẽ nhận được biểu thức
hàm d(x,y,z).
r
[r r r
] r r
d (0,1,1) = 0i + (0 + 3) j + 10 k = (3 j + 10 k )
Vị trí mới của điểm sau chuyển vị trên vật bị biến dạng được xác định bằng công thức
r r r r r r r r r
r * = r + d = j + k + (3 j + 10k ) = 1,03 j + 1,10k (cm).
Vật liệu làm tàu không phải vật liệu cứng tuyệt đối mà chỉ là cứng hữu hạn. Có thể hình dung,
trong quá trình chuyển vị phần tử vật thể còn có thể bị thay đổi kích thước, hình dạng. Trong một tài
liệu bàn về vật liệu và kết cấu máy bay người ta đưa ra ví dụ rất thực, không liên quan máy bay, miêu
tả đầy đủ chuyển vị và thay đổi kích thước của vật thể làm từ bột. Bạn hãy hình dung khi miếng bánh
làm bằng bột bị rán trong chảo mỡ, tấm bánh bị nở ra, có thể bị cong, vênh và có khi còn xoắn lại. Mô
hình này là dẫn chứng cho sự thay đổi kích thước và hình dáng kể trên. Điều không nói ra song chúng
ta đều thống nhất, chuyển vị các điểm vật chất trong lòng tấm bánh chắc chắn đã xẩy ra khi bị nhiệt
nung. Sự thay đổi kích thước, hình dạng phần tử vừa đề cập mang tên gọi chung là biến dạng.
2.1 BIẾN DẠNG THẲNG VÀ BIẾN DẠNG GÓC
Biến dạng thẳng được định nghĩa là tỉ lệ giữa tăng trưởng độ dài của phần tử vật thể so với độ dài
trước khi bị tác động lực. Biến dạng góc là thay đổi trạng thái góc vuông ban đầu, đi qua điểm gốc của
của phần tử trước khi biến dạng. Nếu góc vuông do hai hướng dương của hệ toạ độ tạo thành bị gập
nhỏ lại, biến dạng góc này được qui ước là dương, góc biến dạng âm được hiểu ngược lại.

33
Chúng ta quay lại khối hộp sáu mặt với các cạnh vô cùng nhỏ đã nhắc đến nhiều lần để tìm hiểu
kỹ hơn định nghĩa này. Giả sử dưới tác động ngọai lực, khối hộp vô cùng nhỏ của chúng ta bị thay đổi
kích thước chiều dài các cạnh và bị xoay cả khối trong không gian. Khối sáu mặt song ba mặt không
còn mang tính trực giao như cũ. Giả sử cạnh dx bị kéo dài (hoặc thu ngắn) đoạn Δdx, đoạn dy thêm
Δdy và dz thêm Δdz. Biến dạng thẳng áp dụng cho trường hợp thay đổi dọc trục được hiểu là các
quan hệ sau:
Δdx Δdy Δdz
εx = ; εy = ; εz = (1.68)
dx dy dz
Các đại lượng εx ,εy ,εz mang tên gọi biến dạng pháp (normal strains) tương tự cách gọi đại
lượng tương ứng trong trạng thái ứng suất. Các thay đổi này kéo theo thay đổi thể tích khối hay còn
gọi là hiện tượng co giãn (dilatation).
Thay đổi hướng của các mặt giao diện khối sáu mặt này kéo theo thay đổi hình dạng khối. Tại đây
cần đưa thêm giả thiết, thay đổi từ phía ứng suất cắt không kéo theo hiện tượng co giãn. Chúng ta có
thể xem xét thay đổi góc do hiện tượng cắt trên ba mặt giao diện của khối. Giả sử tại mặt dy.dz, cạnh
dy bị xoay góc α , còn dz xoay góc β. Góc giữa dy và dz không còn là góc vuông nữa. Góc hình
thành trong quá trình này, ký hiệu bằng γyz, γzy , tính bằng (α + β) có tên gọi góc cắt (shear angle)
hay góc cắt kỹ thuật. Trong thực tế với vật cứng, góc α thông thường được coi bằng β, biến dạng góc
được hiểu theo cách thông dụng là góc trung bình của (α + β), ký hiệu ½ γyz = ½ γzy.

Hình 2.1
Tiếp tục xem xét biến dạng tại các mặt giao diện còn lại chúng ta nhận được những quan hệ tương
tự. Từ kết quả đó có thể tiến hành biểu diện các thành phần biến dạng của điểm bằng tenso như đã thực
hiện trong trạng thái ứng suất. Tenso biến dạng gồm chín thành phần, ba thành phần trên đường chéo
chính là biến dạng thẳng (biến dạng pháp), các thành phần còn lại là biến dạng góc (biến dạng cắt).
1 1
εx γ xy γ xz
2 2
1 1
ε ij = γ yx εy γ yz (2.2)
2 2
1 1
γ zx γ zy εz
2 2
Ví dụ : Ống thành mỏng dài 10m bị xoay tại đầu phía phải, xoay đến góc Δϕ = 15°. Khảo sát biến
dạng góc thành ống tại điểm P.

34
Hình 2.2
Nếu cắt một phần tử hết sức nhỏ chứa điểm P, theo đó một cạnh của phần tử song song với trục
ống. Dưới tác động momen xoay, cạnh dx bị xoay góc β. Góc xoay tính bằng quan hệ:
δ ⎛ r.Δϕ ⎞
β = actg = actg ⎜ ⎟ = 0,0262
L ⎝ L ⎠
γxy = -0,0262; từ đó: ½ γxy = ½ γyx = -0,0131
Chúng ta quay lại biến dạng của khối hộp sáu mặt. Giả sử P(x,y,z) là điểm vật thể, trường hợp
tổng quát chúng ta gán P nằm tại đỉnh của phần tử hộp dx.dy.dz. Khi bị tác động ngoại lực, kết cấu bị
thay đổi dạng, điểm P từ P(x,y,z) chuyển đến P’(x + dx, y + dy, z + dz). Các đỉnh lân cận với P trên
cùng phần tử hộp, ký hiệu Q, R, S cũng thay đổi vị trí, chiếm chỗ mới Q’, R’, S’. Có một điều cần
lưu ý, các đoạn P’Q’, P’R’, P’S’ là những đại lượng vô cùng bé, vẫn được coi là các đoạn thẳng
ngay cả sau khi thay đổi chiều dài của chúng. Như đã trình bày, các thành phần vecto chuyển vị điểm P
từ P(x,y,z) đến P’(x + dx, y + dy, z + dz) mang ký hiệu u, v, w. Mỗi hàm trên , sau khai triển thành
chuỗi Taylor, được viết dưới dạng :
⎛ ∂u ⎞ 1 ⎛ ∂ 2u ⎞ 1 ⎛ ∂ 3u ⎞
u ( x + dx, y, z ) = u ( x, y, z ) + ⎜ ⎟dx + ⎜ 2 ⎟(dx) + ⎜⎜ 3 ⎟⎟(dx) 3 + ...
⎜ ⎟ 2
(2.3)
⎝ ∂x ⎠ 2! ⎝ ∂x ⎠ 3! ⎝ ∂x ⎠
Các hàm giành cho v, w có dáng tương tự. Vì rằng các đại lượng từ bậc hai trở lên của dx, dy, dz
vô cùng nhỏ, trong tính toán chúng ta có thể bỏ qua. Và như vậy có thể viết đầy đủ các phương trình
chuyển vị dạng:

Hình 2.3

35
Hình 2.4
⎛ ∂u ⎞
u ( x + dx, y, z ) = u ( x, y, z ) + ⎜ ⎟dx;
⎝ ∂x ⎠
⎛ ∂v ⎞
v( x + dx, y, z ) = v( x, y, z ) + ⎜ ⎟dx; (2.4a)
⎝ ∂x ⎠
⎛ ∂w ⎞
w( x + dx, y, z ) = w( x, y, z ) + ⎜ ⎟dx
⎝ ∂x ⎠
Cách làm này được tiến hành tiếp tục, kết quả có thể nhận hai hệ phương trình tương đương:
⎛ ∂u ⎞ ⎛ ∂u ⎞
u ( x, y + dy, z ) = u ( x, y, z ) + ⎜⎜ ⎟⎟dy; u ( x, y, z + dz ) = u ( x, y, z ) + ⎜ ⎟dz;
⎝ ∂y ⎠ ⎝ ∂z ⎠
⎛ ∂v ⎞ ⎛ ∂v ⎞
v( x, y + dy, z ) = v( x, y, z ) + ⎜⎜ ⎟⎟dy; và v( x, y, z + dz ) = v( x, y, z ) + ⎜ ⎟dz; (2.4)
⎝ ∂y ⎠ ⎝ ∂z ⎠
⎛ ∂w ⎞ ⎛ ∂w ⎞
w( x, y + dy, z ) = w( x, y, z ) + ⎜⎜ ⎟⎟dy w( x, y, z + dz ) = w( x, y, z ) + ⎜ ⎟dz
⎝ ∂y ⎠ ⎝ ∂z ⎠
Quá trình dịch chuyển trên được thể hiện tại hình
Thay đổi chiều dài cạnh PQ của khối hộp chính là hiệu số giữa P’Q’ và PQ. Chiều dài của PQ
chính là dx theo cách ký hiệu đang áp dụng. Chiều dài P’Q’ , ký hiệu ds1, có thể dùng qui tắc
Pythagore để tính. Hình chiếu của đoạn thẳng P’Q’ xuống mặt Oxy là đoạn P’’Q’’. Hình chiếu của
P’’Q’’ trên trục Ox có chiều dài tính bằng công thức:

36
⎧ ⎡ ∂u ⎤ ⎫ ∂u
⎨dx + ⎢u + dx ⎥ − u ⎬ = dx + dx (2.5)
⎩ ⎣ ∂x ⎦ ⎭ ∂x
Bản thân đoạn P’’Q’’ tính theo công thức Pythagore:
2 2
⎡ ∂u ⎤ ⎡ ∂v ⎤
( P" Q" ) = ⎢dx +
2
dx ⎥ + ⎢ dx ⎥ (2.6)
⎣ ∂x ⎦ ⎣ ∂x ⎦
Buớc cuối trong công đoạn tính chiều dài đoạn P’Q’ không khác các động tác đã làm trên:
⎡⎛ ∂u ⎞ 2 ⎛ ∂v ⎞ 2 ⎛ ∂w ⎞ 2 ⎤
ds1 = ⎢⎜1 + ⎟ + ⎜1 + ⎟ + ⎜1 + ⎟ ⎥ dx (2.7)
⎢⎣⎝ ∂x ⎠ ⎝ ∂x ⎠ ⎝ ∂x ⎠ ⎥⎦
Hiệu của hai giá trị (ds1)2 và (dx)2 , theo cách trình bày trên có dạng:
⎧⎪ ∂u 1 ⎡⎛ ∂u ⎞ 2 ⎛ ∂v ⎞ 2 ⎛ ∂w ⎞ 2 ⎤ ⎫⎪
(ds1 ) − (dx) = 2⎨ + ⎢⎜ ⎟ + ⎜ ⎟ + ⎜ ⎟ ⎥ ⎬(dx) 2
2 2
(2.8)
⎪⎩ ∂x 2 ⎢⎣⎝ ∂x ⎠ ⎝ ∂x ⎠ ⎝ ∂x ⎠ ⎥⎦ ⎪⎭
Theo cách trình bày tại trang trước, từ khái niệm thay đổi kích thước, hình dạng chúng ta chuyển
sang xác định biến dạng dài cho đoạn PQ đang nêu. Thay đổi kích thước của đoạn PQ thể hiện bằng sự
khác biệt giữa dx và ds1. Sẽ là điều rất thuận lợi và dễ tiếp thu nếu trong phần này chúng ta sử dụng
các đại lượng không thứ nguyên khi chỉ biến dạng, hay còn gọi là các chiều dài tương đối. Theo cách
này biến dạng dài, dọc trục Ox, ký hiệu εx , được hiểu đơn giản trong bài toán biến dạng phẳng là tỉ lệ
giữa độ tăng của mép phần tử, song song với trục Ox, chia cho chiều dài nguyên thủy của mép:
Δdx ds1 − dx
εx = = (2.9)
dx dx
Cách biểu diễn này còn áp dụng cho hai trục còn lại, chúng ta sẽ xem xét tiếp trong các phần tiếp
ds − dy ds − dz
theo. ε y = 2 ; εz = 3
dy dz
⎛1 ⎞
Vì rằng: (ds1 ) 2 − (dx ) 2 = (ds1 − dx )(ds1 − dx + 2dx ) = 2ε x ⎜ ε x + 1⎟(dx ) 2 , từ công thức (2.8), (2.9)
⎝2 ⎠
có thể viết:
∂u 1 ⎡⎛ ∂u ⎞ ⎛ ∂v ⎞ ⎛ ∂w ⎞ ⎤
2 2 2
⎛1 ⎞
ε x ⎜ ε x + 1⎟ = + ⎢⎜ ⎟ + ⎜ ⎟ + ⎜ ⎟ ⎥ (2.10)
⎝2 ⎠ ∂x 2 ⎣⎢⎝ ∂x ⎠ ⎝ ∂x ⎠ ⎝ ∂x ⎠ ⎦⎥
Tương tự vậy có thể viết các công thức cho biến dạng dọc trục Oy, Oz:

⎞ ∂v 1 ⎡⎛ ∂u ⎞ ⎛ ∂v ⎞ ⎛ ∂w ⎞ ⎤
2 2 2
⎛1
ε y ⎜ ε y + 1⎟ = + ⎢⎜⎜ ⎟⎟ + ⎜⎜ ⎟⎟ + ⎜⎜ ⎟⎟ ⎥ (2.11)
⎝2 ⎠ ∂y 2 ⎢⎣⎝ ∂y ⎠ ⎝ ∂y ⎠ ⎝ ∂y ⎠ ⎥⎦

⎞ ∂w 1 ⎡⎛ ∂u ⎞ ⎛ ∂v ⎞ ⎛ ∂w ⎞ ⎤
2 2 2
⎛1
ε z ⎜ ε z + 1⎟ = + ⎢⎜ ⎟ + ⎜ ⎟ + ⎜ ⎟ ⎥ (2.12)
⎝2 ⎠ ∂z 2 ⎣⎢⎝ ∂z ⎠ ⎝ ∂z ⎠ ⎝ ∂z ⎠ ⎦⎥
Thay đổi kích thước và hình dạng phần tử còn thể hiện ở thay đổi góc. Thay đổi dạng này do cắt.
Biến dạng do cắt được đo bằng độ thay đổi góc của hai mép nêu trên so với vị trí nguyên thủy của
chúng. Quay lại hình vẽ phần tử hình khối hộp dxdydz trang trước có thể thấy rõ, trước khi thay đổi

37
hình dạng và kích thước mà chúng ta gọi là biến dạng theo nghĩa chung, các góc do các cạnh PR, PQ,
góc RPQ là góc vuông, sau khi có đổi thay, góc này trở thành R’P’Q’, không còn là góc vuông. Sự
thay đổi này gọi là biến dạng góc hay biến dạng cắt. Tại mặt phẳng Oxy biến dạng này đo bằng
lượng khác nhau giữa góc vuông RPQ và góc R’P’Q’. Trong thực tế góc biến dạng của vật thể đàn hồi
đang dùng trong ngành tàu vô cùng nhỏ. Tuy nhiên, thực tế vẫn tồn tại những giá trị mà kỹ sư cần
quan tâm. Giống như thay đổi độ dài nêu trên, đại lượng thay đổi góc có đơn vị đo. Đơn vị thường
dùng có thể là radian, là m/m, mm/mm vv… Trong các phần tiếp theo thay đổi góc được ký hiệu bằng
ký tự γ, mang các chỉ số dưới chỉ các trục vuông góc với nó trong trạng thái ban đầu. Với góc RPQ
đang đề cấp, các trục đang xem xét là Ox, Oy, và biến dạng góc được ký hiệu dạng đầy đủ γxy . Nếu
ký hiệu tiếp góc R’P’Q’ bằng ϕ, giá trị của nó gần bằng π/2, biến dạng góc γxy được xác định là γxy ≡
(π/2) - ϕ. Tương tự thay đổi γxy, góc đổi thay tương ứng so với trục Oy sẽ đúng bằng góc vừa nêu, và
như vậy trong mặt phẳng Oxy thỏa mãn điều kiện sau: γxy = γyx .
Cho đến nay chúng ta đang xét γxy trong mặt phẳng Oxy, điều này chỉ đúng cho trường hợp mặt
phẳng qua R’P’Q’ song song với Oxy. Thực tế sau biến dạng góc, mặt phẳng xác định bằng R’P’Q’
không song song với Oxy, tuy nhiên góc lệch giữa hai mặt phẳng quá nhỏ, luôn được bỏ qua khi xem
xét.
Từ cách nhìn trên có thể tiến hành tính các góc biến dạng cắt: cosϕ = cos(π/2 - γxy) = sinγxy
≈ γxy. Công thức tính được tiến hành trên cơ sở thay đổi thực tế.
⎛π
⎝2

( )
sin γ xy = cos⎜ − γ xy ⎟ = cos P ' Q ', P ' R '

Mặt khác cosin góc giữa đoạn P’Q’ và P’R’ tính theo công thức:
( ) ( ) ( ) ( ) ( )
cos P' Q', P' R' = cos P' Q', x cos P' R', x + cos P' Q', y cos P' R', y +
cos(P' Q', z )cos(P' R', z )
(2.14)

Chiều dài các đoạn thẳng P’Q’ và P’R’ như đã xác lập trước, từ (2.7) có thể viết:
ds1 = (1 + εx )dx (2.15a)
ds2 = (1 + εy )dx (2.15b)
Các thành phần còn lại trong công thức (2.14) có dạng sau:
∂u ⎫
∂u ⎫
⎪ ∂y ⎪
cos( P' Q', x) = ∂x ⎪ cos( P' Q', x) = ⎪
1+ ε y ⎪
1+ ε x ⎪
∂v ⎪ ∂v ⎪

⎪ ∂y ⎪
cos( P ' Q', y ) = ∂x ⎬ cos( P' Q', y ) = ⎬
1+ ε x ⎪ 1+ ε y ⎪
∂w ⎪ ∂w ⎪
cos( P' Q', z ) = ∂x ⎪
⎪ ∂y ⎪
cos( P' Q', z ) = ⎪
1+ ε x ⎪ 1+ ε y ⎪
⎭ ⎪

Sau thay thế các biểu thức từ hai nhóm phương trình vừa các lập vào phương trình tính
( )
sin γ xy = cos P ' Q ', P ' R ' , có thể viết :

38
⎛ ∂u ⎞ ∂u ⎛ ∂v ⎞ ∂v ∂w ∂w
⎜1 + ⎟ + ⎜⎜1 + ⎟⎟ +
⎝ ∂x ⎠ ∂y ⎝ ∂y ⎠ ∂x ∂x ∂y
sin γ xy = (2.16)
(1 + ε y )(1 + ε x )
Tương tự vậy có thể viết:
⎛ ∂u ⎞ ∂u ⎛ ∂w ⎞ ∂w ∂v ∂v
⎜1 + ⎟ + ⎜1 + ⎟ +
⎝ ∂x ⎠ ∂z ⎝ ∂z ⎠ ∂x ∂x ∂z
sin γ zx = (2.17)
(1 + ε x )(1 + ε z )
⎛ ∂v ⎞ ∂v ⎛ ∂w ⎞ ∂w ∂u ∂u
⎜⎜1 + ⎟⎟ + ⎜1 + ⎟ +
⎝ ∂y ⎠ ∂z ⎝ ∂z ⎠ ∂y ∂z ∂y
sin γ yz = (2.18)
(1 + ε y )(1 + ε z )
Các công thức trên có thể rút gọn hơn nếu không giữ lại những thành phần quá nhỏ so với đơn
vị. Và như vậy các công thức trên trở thành:
∂u 1 ⎡⎛ ∂u ⎞ ⎛ ∂v ⎞ ⎛ ∂w ⎞ ⎤
2 2 2

εx = + ⎢⎜ ⎟ + ⎜ ⎟ + ⎜ ⎟ ⎥ (2.19)
∂x 2 ⎣⎢⎝ ∂x ⎠ ⎝ ∂x ⎠ ⎝ ∂x ⎠ ⎦⎥

∂v 1 ⎡⎛ ∂u ⎞ ⎛ ∂v ⎞ ⎛ ∂w ⎞ ⎤
2 2 2

ε y = + ⎢⎜⎜ ⎟⎟ + ⎜⎜ ⎟⎟ + ⎜⎜ ⎟⎟ ⎥ (2.20)
∂y 2 ⎢⎣⎝ ∂y ⎠ ⎝ ∂y ⎠ ⎝ ∂y ⎠ ⎥⎦

∂w 1 ⎡⎛ ∂u ⎞ ⎛ ∂v ⎞ ⎛ ∂w ⎞ ⎤
2 2 2

εz = + ⎢⎜ ⎟ + ⎜ ⎟ + ⎜ ⎟ ⎥ (2.21)
∂z 2 ⎢⎣⎝ ∂z ⎠ ⎝ ∂z ⎠ ⎝ ∂z ⎠ ⎥⎦
Với biến dạng góc rất nhỏ, khi có thể tính , ví dụ sinγ ≈ γ, biểu thức tính các góc γmn, với m = n
= x, y, z sẽ có dạng sau:
⎛ ∂u ⎞ ∂u ⎛ ∂v ⎞ ∂v ∂w ∂w
γ xy = ⎜1 + ⎟ + ⎜1 + ⎟ + (2.22)
⎝ ∂x ⎠ ∂y ⎜⎝ ∂y ⎟⎠ ∂x ∂x ∂y
⎛ ∂v ⎞ ∂v ⎛ ∂w ⎞ ∂w ∂u ∂u
γ yz = ⎜⎜1 + ⎟⎟ + ⎜1 + ⎟ + (2.23)
⎝ ∂y ∂z
⎠ ∂z ∂y ∂z ∂y
⎝ ⎠
⎛ ∂w ⎞ ∂w ⎛ ∂u ⎞ ∂u ∂v ∂v
γ zx = ⎜1 + ⎟ + ⎜1 + ⎟ + (2.24)
⎝ ∂z ⎠ ∂x ⎝ ∂x ⎠ ∂z ∂x ∂z
Nếu chỉ hạn chế xem xét các chuyển vị nhỏ u, v, w, xét trong phạm vi tuyến tính, sáu công thức
cuối chỉ mang những thành phần sau:

39
∂u ⎫
εx = ⎪
∂x
∂v ⎪
εy = ⎪
∂y ⎪
∂w ⎪
εz = ⎪
∂z ⎪
⎛ ∂u ∂v ⎞ ⎬ (2.25)
γ xy = ⎜⎜ + ⎟⎟ ⎪
⎝ ∂y ∂x ⎠ ⎪
⎛ ∂v ∂w ⎞⎪
γ yz = ⎜⎜ + ⎟⎟⎪
⎝ ∂z ∂y ⎠⎪
⎛ ∂u ∂w ⎞⎪
γ zx = ⎜ + ⎟⎪
⎝ ∂z ∂x ⎠⎭
Công thức trên đây miêu tả quan hệ giữa biến dạng với chuyển vị, có tên gọi phương trình
Cauchy trong lý thuyết đàn hồi.
Trong nhiều trường hợp, không thể bỏ qua đồng loạt các bình phương và tích các đạo hàm của tất
cả các thành phần chuyển vị. Có thể xảy ra trường hợp, chẳng hạn như, bình phương hoặc tích các đạo
hàm của chuyển vị này lại là bậc một vô cùng bé so với đạo hàm hoặc chuyển vị của môt chuyển vị
khác. Một ví dụ của trường hợp này là bài toán nghiên cứu biến dạng của tấm cứng. Khi đó, nếu như
qui định Oz là trục vuông góc với mặt phẳng tấm, thì chuyển vị w theo phương Oz sẽ vượt trội so với
các chuyển vị trong mặt phẳng tấm, theo phương Ox và Oy. Các công thức xác định biến dạng đường
theo các trục Ox, Oy cũng như biến dạng góc được xác định theo công thức:
∂u 1 ⎛ ∂ 2 w ⎞ ⎫
2

εx = + ⎜ ⎟ ⎪
∂x 2 ⎜⎝ ∂x ⎟⎠ ⎪
2 ⎪
∂v 1 ⎛ ∂ 2 w ⎞ ⎪
εy = + ⎜ ⎟ ⎬ (2.25a)
∂y 2 ⎜⎝ ∂y ⎟⎠ ⎪
∂u ∂v ∂w ∂w ⎪
γ xy = + +
∂y ∂x ∂x ∂y ⎪
⎪⎭
Quan hệ nêu tại (2.25a) được dùng trong khi nghiên cứu tấm cứng.
Giá trị của các thành phần biến dạng εx, εy, . . ., γzx tại mỗi điểm phụ thuộc vào việc định hướng
hệ tọa độ. Để xác định trạng thái biến dạng tại điểm khảo sát, ta hãy xác lập qui luật biến đổi các thành
phần biến dạng khi chuyển từ hệ tọa độ này sang hiệ khác. Để tìm ra qui luật này, ta sử dụng các công
thức của LTĐH tuyến tính.
Quay lại biểu thức trình bày biến dạng cho điểm dạng ten so biến dạng, chúng ta có thể thấy đầy
đủ các thành phần của tenso như sau.

40
⎡ ∂u 1 ⎛ ∂u ∂v ⎞ 1 ⎛ ∂u ∂w ⎞⎤
⎢ ⎜ + ⎟ ⎜ + ⎟⎥
⎢ ∂x 2 ⎜⎝ ∂y ∂x ⎟⎠ 2 ⎝ ∂z ∂x ⎠⎥
⎢ 1 ⎛ ∂u ∂v ⎞ ∂v 1 ⎛ ∂v ∂w ⎞ ⎥
ε ij = ⎢ ⎜⎜ + ⎟⎟ ⎜ + ⎟⎥
⎢ 2 ⎝ ∂y ∂x ⎠ ∂y 2 ⎜⎝ ∂z ∂y ⎟⎠ ⎥
⎢ 1 ⎛ ∂u ∂w ⎞ 1 ⎛ ∂v ∂w ⎞ ∂w ⎥
⎢ 2 ⎜ ∂z + ∂x ⎟ ⎜ + ⎟ ⎥
⎣ ⎝ ⎠ 2 ⎜⎝ ∂z ∂y ⎟⎠ ∂z ⎦
Ví dụ : Giả sử hàm d(x,y,z) được xác lập dạng:
r
[ r r
]r
d = ( x 2 + 3)i + (3 y 2 z ) j + ( x + 3 z ) k x10 −2 (mm)
Các thành phần tenso biến dạng tại điểm P(0, 2, 3) được tính như sau:

εx =
∂u ∂
=
∂x ∂x
[ ]
( x 2 + 3).10 − 2 = 2 x.10 − 2 = 0

L
1 1 ⎛ ∂v ∂w ⎞ 1 3
γ yz = ⎜⎜ + ⎟⎟ = (3 y 2 + 0).10 − 2 = y 2 .10 − 2 = 0,06
2 2 ⎝ ∂z ∂y ⎠ 2 2
Kết quả tính sẽ là:
⎡ 0 0 0,005⎤

ε ij = ⎢ 0 0,36 0,06 ⎥⎥
⎢⎣0,005 0,06 0,03 ⎥⎦

2.2 PHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN CỦA BIẾN DẠNG


Trường hợp hệ tọa độ mới O*x*y*z* được xây dựng từ cơ sở Oxyz, sau khi đã dịch chuyển O đến
O* và xoay trục theo các góc, như đã thực hiện trong trạng thái ứng suất, các công thức tính chuyển vị
và biến dạng sẽ thay đổi tương đương. Như cách làm tại phần trước, ma trận [c] chứa các thành phần
⎡c xx c xy c xz ⎤
⎢ ⎥
cosin các góc xoay được lập dưới dạng [c ] = ⎢c yx c yy c yz ⎥ , hệ tọa độ (x, y, z) và ( x*, y*, z* ) liên
⎢ c zx c zy c zz ⎥
⎣ ⎦
⎧ x ⎫ ⎡c xx c xy c xz ⎤ ⎧ x * ⎫
⎪ ⎪ ⎢ ⎥⎪ ⎪
hệ với nhau như sau: ⎨ y ⎬ = ⎢c yx c yy c yz ⎥ ⎨ y * ⎬ , (2.26)
⎪ z ⎪ ⎢c
⎩ ⎭ ⎣ zx c zy c zz ⎥⎦ ⎪⎩ z * ⎪⎭
hoặc viết gọn hơn {x} = [c]{x*}. Chuyển vị các điểm vật chất xét trong hệ tọa độ thứ hai có dạng
{u*} = [c]T{u}.
Theo cách viết này các đại lượng dẫn xuất từ {x}, {u} sẽ trình bày theo các công thức quen thuộc,
ví dụ:
∂u * ∂u * ∂u ∂u * ∂v ∂u * ∂w
ε x* = = + + (2.27)
∂x * ∂u ∂x * ∂v ∂x * ∂w ∂x *
hoặc dưới dạng gắn với [c]:

41
∂u ∂v ∂w
ε x * = c xx + c xy * + c xz * (2.27a)
∂x *
∂x ∂x
Mặt khác chúng ta còn có thể viết:
∂u ∂u ∂x ∂u ∂y ∂u ∂z ∂u ∂u ∂u
= + + = c xx + c xy + c xz
∂x *
∂x ∂x *
∂y ∂x *
∂z ∂x *
∂x ∂y ∂z
∂v ∂v ∂x ∂v ∂y ∂v ∂z ∂v ∂v ∂v
= + + = c xx + c xy + c xz
∂x *
∂x ∂x *
∂y ∂x *
∂z ∂x *
∂x ∂y ∂z
∂w ∂w ∂x ∂w ∂y ∂w ∂z ∂w ∂w ∂w
= + + = c xx + c xy + c xz (2.28)
∂x *
∂x ∂x *
∂y ∂x *
∂z ∂x *
∂x ∂y ∂z
Thay thế các biểu thức từ (2.28) vào (2.27) sẽ nhận được:
ε x* = ε x (c xx ) 2 + ε y (c xy ) 2 + ε z (c xz ) 2 +
(2.29)
+ γ xy c xx c xy + γ xz c xx c xz + γ yz c xy c xz
vv…
1
Nếu ký hiệu γ xy = ε xy ; vv, công thức tính biến dạng cắt được khai triển tương tự công thức
2
(2.29):
ε x* = ε x (c xx ) 2 + ε y (c xy ) 2 + ε z (c xz ) 2 +
+ 2(ε xy c xx c xy + ε xz c xx c xz + ε yz c xy c xz )
...
1
ε xy* = γ xy* = ε x c xx c yx + ε y c xy c yy + ε z c xz c yz +
2 (2.30)
+ ε xy (c xx c yy + c xy c yz ) + ε xz (c xx c yz + c xz c yx ) + ε xyz (c xy c yz + c xz c yy )
Từ công thức (2.30) có thể viết gọn dưới dạng phương trình ma trận:
[ε ] = [c]{ε}[c]T
*
(2.31)
Các công thức vừa trình bày nêu rõ sự giống nhau về mặt hình thức của trạng thái ứng suất và
trạng thái biến dạng. Sử dụng tính tương đương đó có thể lập tenso biến dạng cho mỗi trạng thái biến
dạng.
Trong trạng thái ứng suất chúng ta đã quan tâm đến ứng suất chính trong hệ các trục chính, trong
trạng thái biến dạng cũng tồn tại các hướng chính trực giao và biến dạng chính (principal strains)
cho điểm. Điều khá thú vị, với vật liệu thỏa mãn điều kiện τxy = 2G εxy , τxz = 2G εxz vv…, trục có
giá trị biến dạng thẳng bằng 0, trùng với trục mà ứng suất cắt bằng 0 trong trạng thái ứng suất.
Trong trạng thái biến dạng phẳng, (plan strain), trường hợp thường gặp trong thực tế, biến dạng
thẳng và biến dạng góc theo một chiều đều bằng 0. Ví dụ của trường hợp này bạn đọc tìm thấy khi
nghiên cứu độ bền của các đập nước, thành bao, cột hình lăng trụ vv… Các kết cấu này không chịu
uốn, không bị kéo dài, thu ngắn khi có tác động lực dọc trục. Giả sử rằng trục dọc kết cấu vừa nêu
được gán là Oz, khi cắt một lát từ kết cấu để xem xét có thể viết ngay rằng biến dạng dọc trục này và
biến dạng góc quay quanh trục bằng 0. Trong mặt cắt ngang vừa đề cập nếu biết được gía trị của biến
dạng εx , εy, γxy, tại điểm P, trong Oxy, chúng ta sử dụng tính tương tự vừa nêu để xác định biến
dạng điểm đó trong hệ tọa độ mới O*x* y*. Các công thức cần thiết có dạng:

42
1 1
ε x* = (ε x + ε y ) + (ε x − ε y ) cos 2θ + γ xy sin 2θ
2 2
1 1
ε *y = (ε x + ε y ) − (ε x − ε y ) cos 2θ − γ xy sin 2θ
2 2
1
γ xy* = − (ε x − ε y ) sin 2θ + γ xy cos 2θ
2
Trục chính xác định theo quan hệ:
2γ xy
tg 2θ x =
(ε x − ε y )
Biến dạng chính tính theo công thức:

ε x* =
1
(ε x + ε y ) + 1 (ε x − ε y )2 + γ xy2
2 4

ε *y =
1
(ε x + ε y ) − 1 (ε x − εσ y )2 + γ xy2
2 4
1
(ε x − ε y )2 + γ xy2
γ xy* = −
4
Ví dụ: Trong trạng thái biến dạng phẳng, người ta đo được tại điểm P các giá trị sau: εx = 0,002; εy = -
0,001; γxy = 0.003. Xác định biến dạng chính và trục chính.
2γ xy 2(0,003)
Thay các giá trị biến dạng vào tg 2θ x =
(ε x − ε y ) (0,002) − (−0,001) = 2
= sẽ nhận được

θ = 31,7° và 121,7°.
Thay các giá trị trên vào công thức cuối có thể thấy:
2
(0,002) + (−0,001) ⎡ (0,002) − (−0,001) ⎤
ε x , y* = ± ⎢ ⎥ + 0,003 2 = 0,0005 ± 0,00335
2 ⎣ 2 ⎦
εx*,y* = 0,00385 và -0,00285.
γyz = γxz = 0.
Từ tính chất không thay đổi tenso biến dạng chúng ta dễ dàng xác định các đại lượng dẫn xuất
liên quan biến dạng như đã làm trong trạng thái ứng xuất. Nếu tenso biến dạng được lập từ sáu thành
phần biến dạng:
1 1
εx γ xy γ zx
2 2
1 1
γ xy εy γ yz (2.32)
2 2
1 1
γ zx γ yz εz
2 2
thì biến dạng theo hướng chính xác định từ phép tính sau:

43
1 1
εx −ε γ xy γ zx
2 2
1 1
γ xy εy −ε γ yz = 0 (2.33)
2 2
1 1
γ zx γ yz εz −ε
2 2
Định thức bằng 0 sẽ dẫn đến công thức: ε3 - ε2I1 + εI2 – I3 = 0.
trong đó I1 = εx + εy + εz,
I2 = εyεz + εzεx + εxεy - εyx2 - εzx2 - εxy2,
I3 = εxεyεz + ¼ γxyγyzγzx - ¼ (γxz2εy + γyz2εx + γxy2εz ) (2.34)
Tương tự như đối với trạng thái ứng suất, ba nghiệm của phương trình này bằng ba biến dạng
chính tại điểm đang xét. Các biến dạng chính này không phụ thuộc vào việc chọn hệ tọa độ vì các hệ
số I1 , I2, I3 của nó là các bất biến đối với việc biến đổi hệ tọa độ.
Ký hiệu các biến dạng chính bằng ε, ε2 , ε3, có thể viết các bất biến của tensor biến dạng dưới
dạng:
εx + εy + εz = ε1 + ε2 + ε3 = const,
εyεz + εzεx + εxεy – ¼ (γxz2 + γyz2 + γxy2 ) = ε1ε2 + ε2ε3 + ε1ε3 = const,
εxεyεz + ¼ γxyγyzγzx - ¼ (γxz2εy + γyz2εx + γxy2εz ) = ε1ε2ε3 = const (2.35)
Góc giữa các phương biến dạng chính và các trục tọa độ, xác định theo cách đã làm trong trạng
thái ứng suất.
Một điểm đáng nhớ là, bất biến thứ nhất của tensor biến dạng, đến cấp chính xác cấp 2 vô cùng
bé, chính bằng sự biến đổi tương đối của thể tích, do biến dạng, tại điểm đang xét.
Thật vậy, tách từ vật thể, tại điểm đang xét, một khối hộp sáu mặt, có các cạnh trùng với các
phương biến dạng chính cuả điểm đó, và tính sự biến đổi tương đối của thể tích của hình này. Nếu như
thể tích của hình hộp sáu mặt trước biến dạng là V = dxdydz, thì sau khi biến dạng, thể tích của nó
trở thành:
V1 =(1+ ε )(1+ ε2 )(1+ ε3 )dxdydz . (2.36)
Giả thiết hình dạng của nó không thay đổi. Trong khi đó lượng biến đổi thể tích tương đối bằng:
(V1 – V)/V = ε1 + ε2 + ε3 + ε1 ε2 + ε2 ε3 + ε1 ε3 ≈ ε1 + ε2 + ε3 = I1
Sự tương tự về mặt hình thức giữa tensor biến dạng và tensor ứng suất cho phép ta có được ngay
công thức xác định biến dạng góc lớn nhất.
γ1 = ε2 - ε1; γ2 = ε3 - ε1; γ3 = ε1 - ε2;
γ1 + γ2 + γ3 = 0
Có thể nêu ra ở đây một vài phép biến đổi của tensor biến dạng .
Tensor biến dạng có thể được trình bày dưới dạng tổng của hai tensor
1 1
εx −ε γ xy γ zx
ε 0 0 2 2
1 1
(ε e ) = 0 ε 0 và ( De ) = γ xy εy −ε γ yz (2.37)
2 2
0 0 ε 1 1
γ zx γ yz εz −ε
2 2

44
1
trong đó biến dạng ε = (εx + εy + εz ). (2.38)
3
Tensor (εe) gọi là tensor cầu, và các thành phần của tensor này chỉ biểu thị thay đổi về thể tích của
hình hộp tách ra từ vật thể.
Tensor (De) gọi là tensor lệch, và các thành phần của nó biểu thị chỉ cho thay đổi hình dáng của
hình hộp tách ra từ vật thể. Đó là vì bất biến thứ nhất, biểu thị thay đổi thể tích, của tensor này bằng 0.
Công thức bất biến thứ hai của tensor biến dạng lệch :
I2,D = (εx - ε)(εy - ε) + (εy - ε)(εz - ε) + (εz - ε)(εx - ε) -
- ¼ (γxz2 + γyz2 + γxy2 )
Thay vào đó biểu thức của ε , ta thu được :
1 ⎧⎪ ⎡⎛ 1 ⎞ ⎤ ⎫⎪
2 2 2

= − ⎨(ε x − ε y ) + (ε y − ε z ) + (ε z − ε x ) + 6 ⎢⎜ γ xy ⎟ + ⎜ γ yz ⎟ + ⎜ γ zx ⎟ ⎥ ⎬
2 2 2 ⎞ ⎛1 ⎞ ⎛1
I 2, D (2.39)
6 ⎪⎩ ⎢⎣⎝ 2 ⎠ ⎝2 ⎠ ⎝ 2 ⎠ ⎥⎦ ⎪⎭
Dựa trên tính tương tự giữa các biểu thức tương ứng giữa lý thuyết ứng suất và lý thuyết biến
dạng có thể khẳng định rằng, bất biến thứ hai với sai số một hằng số nhân bằng biến dạng trượt trên
mặt nghiêng đều so với các phương chính (mặt bát diện). Ký hiệu góc biến dạng trên bát diện bằng
γoct , trên cơ sở đó có thể viết:
1 2
γ oct = − I 2, D
4 3
Hay là

γ oct
2 3
8
4
9
[ 2 2 2 3
2
]
= − I 2, D = (ε x − ε y ) + (ε y − ε z ) + (ε z − ε x ) + (γ xy2 + γ yz2 + γ zx2 ) (2.40)

Từ đó:

γ oct =
2
3
[(ε x
2 2 2
] 32 (γ
− ε y ) + (ε y − ε z ) + (ε z − ε x ) + 2
xy + γ yz2 + γ zx2 ) (2.41)

Trong lý thuyết dẻo thường dùng một đại lượng là εi , chỉ sai khác so với biến dạng góc bát diện
γoct một hệ số nhân.
1
ei = γ oct (2.42)
2
Đại lượng này gọi là cường độ biến dạng.
Ví dụ : Xác định biến dạng chính cho trường hợp tenso biến dạng lập trong hệ tọa độ Oxyz chứa đủ
thành phần biến dạng góc, vắng mặt biến dạng dài:
1 1
0 γ γ
2 2
1 1
γ 0 γ . (a)
2 2
1 1
γ γ 0
2 2
Áp dụng công thức (2.33) vào bài toán có thể viết :

45
1 1
−ε γ γ
2 2
1 1
γ −ε γ = 0.
2 2
1 1
γ γ −ε
2 2
(b)
Từ đó: ε - ε2I1 + εI2 – I3 = 0.
3
(c )
Trong đó I1 = εx + εy + εz = 0 (d)
I2 = εyεz + εzεx + εxεy - εyx2 - εzx2 - εxy2 = 3( ½ γ)2. (e)
1 1
0 γ γ
2 2
1 1
I3 = γ 0 γ = εxεyεz + 2γxyγyzγzx - γxy2εz -
2 2
1 1
γ γ 0
2 2
γxz2εy - γyz2εx = ( ½ γ)3. (f)
Nghiệm phương trình bậc ba (c) : ε1 = 2( ½ γ); ε2 = ε3 = -( ½ γ).
Tại đây bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về ứng dụng lý thuyết biến dạng vừa trình bày để đo biến
dạng tại điểm. Thiết bị đo chuyên dụng được viết bằng tiếng Anh là strain gauge hoặc theo cách viết
tại Mỹ là strain gage. Bộ phận chính của thiết bị chỉ là dây dẫn đường kính hết sức nhỏ, khoảng
0,025mm, bố trí gọn theo cách làm mà dân gian gọi là sắp xếp ruột gà, giống hệ thống ống dàn lạnh
hiện đại. Thiết bị dạng này gọi là đồng hồ dây dẫn. Dạng thứ hai cùng chức năng, làm từ các lá kim
loại chỉ dầy khoảng 0,005mm. Mỗi thiết bị có khả năng đo biến dạng pháp theo hướng bố trí thiết bị
đo. Để có thể xác định biến dạng điểm cần thiết phải bố trí một nhóm các thiết bị cùng kiểu (ba đồng
hồ), đặt theo các hướng khác nhau. Nhóm đồng hồ đo có tên gọi bằng tiếng Anh là strain gauge
rosette đang nêu cho phép xác định trạng thái biến dạng của điểm. Người ta bố trí các đồng hồ như
sau. Theo cách đầu, ba chiếc bố trí trong góc 90°, hai chiếc vuông góc nhau, chiếc giữa cách đều 45°,
so với hai chiếc kia. Đây là kiểu bố trí vuông góc (rectangular rosette). Cách sau hai chiếc cạnh lệch
nhau 120°, chiếc thứ ba nằm trên đường phân giác của góc này (equiangular rosette). Thiết bị vừa nêu
phải đủ nhỏ để có thể làm chức năng đo “biến dạng điểm” trên bề mặt vật thể. Trong thực tế có thể bố
trí ba đồng hồ, đặt đồng tâm, lệch nhau đúng 120°.

Hình 2.5

46
Để hiểu sâu hơn chúng ta cùng xem xét kết quả đo và cách xử lý chúng bằng thiết bị dạng đầu.
Kết quả đo ghi lại như sau. Đồng hồ số 1, nằm ngang, trùng với hướng trục Ox, ghi nhận biến dạng
mặt 0,002, đồng hồ giữa, số 2, ghi 0,01, còn chiếc thứ ba, ở tư thế vuông góc với chiếc đầu, trùng với
trục Oy, ghi nhận –0,004. Biến dạng chính tính theo cách đã nêu.
εx +εy εx −εy 1
ε x* = + cos 2ϕ + γ xy sin 2ϕ
2 2 2
Căn cứ kết quả đo của đồng hồ 2, đặt xiên với góc ϕ = 45°, có thể tính:
0,002 + (−0,004) 0,002 − (−0,004) 1
0,001 = + cos 90 + γ xy sin 90;
2 2 2
1
γ xy = 0,002
2
Góc của trục chính trong mặt phẳng tính theo công thức:
(2)(0,002)
tg 2θ = = 0,667;
0,002 + 0,004
θ a ,b = 16,8 0 ;106,8 0
Chỉ số a, b dùng chỉ trục chính trong mặt phẳng.
εx +εy εx −εy
⎧θ ⎫ 1 ⎧θ ⎫ ⎧ 0,00261 ⎫
ε a ,b = + cos 2⎨ a ⎬ + γ xy sin 2⎨ a ⎬ = ⎨ ⎬
2 2 ⎩θ b ⎭ 2 ⎩θ b ⎭ ⎩− 0,00461⎭
Biến dạng chính được xác định bằng biểu thức cuối.
Bạn đọc quan tâm đến vấn đề này còn có điều kiện để chế tạo các thiết bị đo không chỉ biến dạng
mà còn gián tiếp xác định ứng suất tại điểm quan tâm. Cách làm theo yêu cầu thứ hai thông qua quan
hệ giữa biến dạng và ứng suất, đề cập trong tài liệu này.
2.3 XÁC ĐỊNH CHUYỂN VỊ THEO BIẾN DẠNG CHO TRƯỚC
Phương trình St. Venant
Các công thức cuối cho phép xác định các thành phần biến dạng khi biết chuyển vị u, v, w. Bài
toán ngược lại được đặt ra như sau: cần xác định u, v, w nếu như các thành phần biến dạng đã tìm
được. Trong bài toán này cần xác định ba hàm u, v, w quan hệ bằng phương trình vi phân với 6 hàm
sau εx , εy , εz , γxy , γyz , γzx. Nếu biến dạng đã nêu là những hàm bất kỳ theo toạ độ vật thể thì bài
toán trên không giải được.
Bài toán chỉ có thể xử lý trong điều kiện khi các thành phần biến dạng thỏa mãn tính tương hợp
(compatibility) biến dạng hay còn hiểu là tính liên tục 3 . Trong phần này chúng ta tìm cách xác lập
quan hệ giữa biến dạng, đảm bảo điều kiện xác định chuyển vị theo biến dạng cho trước. Chuyển vị
phải được miêu tả trong các hàm liên tục của tọa độ. Giả sử khi xác định thành phần chuyển vị u tại
điểm P(x,y,z) theo tích phân :

3
Compatibility - theo cách dùng từ của một số học giả phương Tây, tính đồng thời, tính liên tục – theo cách dùng của
những người đông Âu.

47
P
⎛ ∂u ∂u ∂u ⎞
u = ∫ ⎜⎜ dx + dy + dz ⎟ + u (2.43)
P0 ⎝
∂x ∂y ∂z ⎟⎠ 0
trong đó u0 = const là giá trị đầu của u tại P0(x0 ,y0,z0). Đường tích phân từ P0 đến P có thể là đường
bất kỳ, miễn rằng đang trong phạm vi vật thể. Một trong những cách làm có thể là, tiến hành tích phân
theo các đoạn thẳng song song trục tọa độ mà không vượt qua giới hạn của vật :
y
x
∂u ∂u z
∂u
u= ∫x ∂x dx + y ,∫x= x ∂y dy + z ∫ ∂z
dz + u 0 (2.44)
0 0 0 0 , x = x0 , y = y 0

∂u ∂u ∂u
Vì rằng = ε x , còn , là hàm các tọa độ, cho nên có thể viết theo cách tương tự công thức
∂x ∂ y ∂z
(2.35):
∂u P ⎡ ∂ ⎛ ∂u ⎞ ∂ ⎛ ∂u ⎞ ∂ ⎛ ∂u ⎞ ⎤ ⎛ ∂u ⎞
= ∫ ⎢ ⎜⎜ ⎟⎟dx + ⎜⎜ ⎟⎟dy + ⎜⎜ ⎟⎟dz + ⎥ + ⎜⎜ ⎟⎟ =
∂y P ⎣ ∂x ⎝ ∂y ⎠ ∂y ⎝ ∂y ⎠ ∂z ⎝ ∂y ⎠ ⎦ ⎝ ∂y ⎠ 0
0

y
(2.45)
∂ ⎛∂ ⎞
x
∂ ⎛∂ ⎞ z
∂ ⎛ ∂u ⎞ ⎛ ∂u ⎞
= ∫ ⎜⎜ ⎟⎟dx + ∫ ⎜ ⎟dx + ∫ ⎜⎜ ⎟⎟dz +⎜⎜ ⎟⎟
x
∂x ⎝ ∂y ⎠
0 y , x= x
∂x ⎜⎝ ∂y ⎟⎠ z 0 0 0 , x = x , y = y0
∂ z ⎝ ∂y ⎠ ⎝ ∂y ⎠ 0
∂u
Tương tự vậy có thể viết biểu thức cho .
∂z

∂u P ⎡ ∂ ⎛ ∂u ⎞ ∂ ⎛ ∂u ⎞ ∂ ⎛ ∂u ⎞ ⎤ ⎛ ∂u ⎞
= ∫ ⎢ ⎜ ⎟dx + ⎜ ⎟dy + ⎜ ⎟dz + ⎥ + ⎜ ⎟ =
∂z P ⎣ ∂x ⎝ ∂z ⎠0
∂y ⎝ ∂z ⎠ ∂z ⎝ ∂z ⎠ ⎦ ⎝ ∂z ⎠ 0
y
(2.46)
∂ ⎛∂ ⎞
x
∂ ⎛∂ ⎞ z
∂ ⎛ ∂u ⎞ ⎛ ∂u ⎞
= ∫ ⎜ ⎟dx + ∫ ⎜ ⎟dx + ∫ ⎜ ⎟dz +⎜ ⎟
x
∂ x
0
⎝ ∂ z ⎠ y ,x= x
∂ x ⎝ ∂z ⎠ z 0 0 0 , x = x , y = y0
∂z ⎝ ∂z ⎠ ⎝ ∂z ⎠ 0
Đạo hàm bậc hai trong hai công thức (2.45), (2.46) có thể thể hiện bằng các biến dạng. Theo cách
đó có thể viết:
∂ ⎛ ∂u ⎞ ∂ ⎛ ∂u ⎞ ∂ε x
⎜ ⎟= ⎜ ⎟= = A( x , y, z)
∂x ⎝ ∂ y ⎠ ∂ y ⎝ ∂ x ⎠ ∂ y
∂ ⎛ ∂u ⎞ ∂γ xy ∂ 2 v ∂γ xy ∂ε y
⎜ ⎟= − = − = B( x , y , z) (2.47)
∂y ⎝ ∂y ⎠ ∂y ∂x∂y ∂y ∂x
∂ ⎛ ∂u ⎞ ∂γ xy ∂ 2 v ∂γ xy ∂γ yz ∂ 2 w
⎜ ⎟= − = − + =
∂z ⎝ ∂y ⎠ ∂z ∂x∂z ∂z ∂x ∂x∂y
∂γ xy ∂γ yz ∂γ zx ∂ 2 u
− + −
∂z ∂z ∂y ∂y∂z
Từ đó:
∂ ⎛ ∂u ⎞ 1 ⎛ ∂γ xy ∂γ yz ∂ 2 w ⎞
⎜ ⎟= ⎜ − + ⎟ = C ( x , y, z) (2.48)
∂z ⎝ ∂y ⎠ 2 ⎝ ∂ z ∂x ∂x∂y ⎠

Các hằng số A(x,y,z), B(x,y,z), C(x,y,z) chỉ bằng đạo hàm riêng ∂u/∂y trong trường hợp thỏa mãn
điều kiện :

48
∂A ∂ B ∂A ∂C ∂B ∂C
= ; = ; = (2.49)
∂y ∂x ∂z ∂x ∂z ∂ y
Áp đặt quan hệ chứa A, B, C vào quan hệ cuối này có thể viết :
∂ 2 ε x ∂ ε y ∂ γ xy
2 2 ⎫
+ = ; ⎪
∂y 2 ∂x 2 ∂x∂y ⎪
∂ ⎛ ∂γ xy ∂γ yz ∂γ zx ⎞ ∂ 2 ε x ⎪⎪
⎜ − + ⎟=2 ⎬ (2.50)
∂x ⎜⎝ ∂z ∂x ∂y ⎟⎠ ∂y.∂z ⎪
∂ ⎛ ∂γ xy ∂γ yz ∂γ zx ⎞ ∂ 2ε y ⎪
⎜ + − ⎟=2 ⎪
∂y ⎜⎝ ∂z ∂x ∂y ⎟⎠ ∂x.∂z ⎪⎭
Tương tự cách viết trong (2.39) có thể nhận được các quan hệ tiếp theo:
∂ ⎛ ∂u ⎞ ∂ε x
⎜ ⎟= = A1 ( x, y, z )
∂x ⎝ ∂z ⎠ ∂z
∂ ⎛ ∂u ⎞ ∂γ zx ∂ 2 w ∂γ zx ∂ε z
⎜ ⎟= − = − = C1 ( x , y , z)
∂z ⎝ ∂ z ⎠ ∂y ∂x∂z ∂z ∂x
∂ ⎛ ∂u ⎞ 1 ⎛ ∂γ xy ∂γ yz ∂γ zx ⎞
⎜ ⎟= ⎜ − + ⎟ = B1 ( x , y , z) (2.52)
∂y ⎝ ∂ z ⎠ 2 ⎝ ∂z ∂x ∂y ⎠
và thỏa mãn điều kiện:
∂A1 ∂B1 ∂A1 ∂C1 ∂B1 ∂C1
= ; = ; = (2.52)
∂y ∂x ∂z ∂x ∂z ∂y
Thay các biểu thức trên vào (2.51) sẽ nhận được:
∂ 2 ε x ∂ ε y ∂ 2γ zx
2

+ = ; ⎪
∂z 2
∂x 2
∂x∂z ⎪
(2.53)
∂ ⎛ ∂γ zx ∂γ yz ∂γ xy ⎞ ∂ ε z ⎬⎪
2
⎜⎜ + − ⎟⎟ = 2
∂z ⎝ ∂y ∂x ∂z ⎠ ∂x.∂y ⎪⎭
Sau khi thực hiện tính 5 phương trình ghi trong (2.50) và (2.53) sẽ xác định chuyển vị u.
Bằng cách làm này xác định v theo :
P
⎛ ∂v ∂v ∂v ⎞
v = ∫ ⎜⎜ dx + dy + dz ⎟⎟ + v 0 (2.54)
P0 ⎝
∂x ∂y ∂z ⎠
và xác định :
∂ 2ε y ∂ 2ε z ∂ γ yz
2

+ = (2.55)
∂z 2 ∂y 2 ∂y∂z
Sau khi tính w theo công thức:
P
⎛ ∂w ∂w ∂w ⎞
w = ∫ ⎜⎜ dx + dy + dz ⎟ + w0 (2.56)
P0 ⎝
∂x ∂y ∂z ⎟⎠
sẽ xác định được:

49
∂w ∂u ∂w ∂v ∂w
= γ zx − ; = γ yz − ; = εz (2.57)
∂x ∂z ∂y ∂z ∂z
Sau khi thỏa mãn các điều kiện (2.51) và (2.52) cho các hàm v, w có thể viết 6 phương trình sau
nêu rõ mối liên hệ giữa các thành phần biến dạng:
∂ 2ε x ∂ ε y ∂ 2γ xy
2

+ =2
∂y 2 ∂x 2 ∂x∂y
∂ 2 ε x ∂ 2 εz ∂ 2γ zx
+ =2
∂z 2 ∂x 2 ∂x∂z
∂ 2ε y ∂ 2ε z ∂ 2γ yz
+ = 2
∂z 2 ∂y 2 ∂y∂z
1 ∂ ⎛ ∂γ xy ∂γ yz ∂γ zx ⎞ ∂ 2ε x
⎜ − + ⎟⎟ =
2 ∂x ⎜⎝ ∂z ∂x ∂y ⎠ ∂y∂z
1 ∂ ⎛ ∂γ xy ∂γ yz ∂γ 3 zx ∂ εy2

⎜ + − ⎟ =
2 ∂x ⎜⎝ ∂z ∂x ∂y ⎟
⎠ ∂x∂z
1 ∂ ⎛ ∂γ xy ∂γ yz ∂γ zx ⎞ ∂ 2ε z
⎜− + + ⎟ = (2.58)
2 ∂x ⎜⎝ ∂z ∂x ∂y ⎟
⎠ ∂x∂y
Sáu phương trình trình bày tại (2.58) lần đầu tiên được St. Venant 4 tìm ra năm 1864, là những
điều kiện đảm bảo tính liên tục của vật thể đàn hồi và là điều kiện cần và đủ để tích phân phương
trình Cauchy.
Nếu miền đang khảo sát là đơn liên, điều kiện St. Venant bảo đảm tính duy nhất của chuyển vị, lời
giải của bài toán là đơn trị. Trong miền gồm hai vùng nhỏ (nhị liên), điều kiện này bảo đảm tính tích
phân được (khả tích) của phương trình Cauchy, tuy nhiên kết quả của tích phân không duy nhất. Mở
rộng cho miền đa liên, để xác định các chuyển vị, cần thiết bổ sung điều kiện nghiệm duy nhất của
chuyển vị. Hằng số tích phân trong các công thức vừa trình bày được xác định từ điều kiện biên, theo
đúng cách làm trong tất cả bài toán lý thuyết đàn hồi.
3 ĐỊNH LUẬT HOOKE
Bốn nhóm phương trình cơ bản vừa đề cập gồm (1) -phương trình cân bằng phần tử sáu mặt, (2) –
phương trình cân bằng phần tử tứ diện đề cập thêm lực trên biên, (3) - quan hệ giữa biến dạng và
chuyển vị, (4) –tính tương hợp biến dạng hay là điều kiện liên tục, đúng cho mọi vật thể trong môi
trường liên tục, không phân biệt vật thể đàn hồi hay dẻo, đồng chất hay không. Tuy nhiên trong cả bốn
nhóm phương trình không đề cập tính chất vật lý của vật thể cho nên khi giải quyết bài toán nhằm xác
định ứng suất, biến dạng và chuyển vị xẩy ra trong lòng vật thể, bốn nhóm phương trình trên chưa đủ
điều kiện xử lý. Chưa thể miêu tả được trạng thái ứng suất và trạng thái biến dạng của vật thể bằng
ngần ấy phương trình. Miêu tả tenso ứng suất gồm sáu thành phần, tenso chuyển vị ba thành phần,
không thể thành công nếu chỉ sử dụng ba phương trình vi phân (1.6b). Chính vì vậy nhất thiết phải tìm
được qui luật liên quan giữa ứng suất và biến dạng đã xẩy ra trong vật thể, dưới tác động ngoại lực.

4
Barré de Saint-Venant, kỹ sư, nhà toán học người Pháp (1797-1886)

50
Trong phạm vi chương trình, khi xác định quan hệ ứng suất-biến dạng, chỉ hạn chế tìm hiểu các
vật thể đàn hồi. Tính chất đàn hồi của vật liệu được trình bày trong phần mở đầu tài liệu, trong đó nêu
rằng công của lực thực hiện trong vật thể làm biến dạng vật thể, không phụ thuộc vào cách thức
chuyển vị, nói dễ hiểu hơn, không phụ thuộc quĩ đạo chuyển vị từ vị trí khởi đầu đến vị trí cuối của
các điểm vật chất. Hậu quả của nó là, sau khi ngừng tác động lực, các điểm quay về vị trí ban đầu theo
quĩ đạo mà nó chọn, biến dạng không còn.
Trường hợp tổng quát của vật thể ba chiều (3D), có thể coi rằng các thành phần tenso ứng suất tỷ
lệ tuyến tính với các thành phần tenso biến dạng. Quan hệ giữa biến dạng-ứng suất của vật liệu đăûng
hướng dạng đang đề cập được thể hiện bằng định luật Hooke 5 . Quan hệ đó được miêu tả bằng quan hệ
tuyến tính, dạng ứng suất-biến dạng như sau:
σ x = d11ε x + d12ε y + d13ε z + d14γ xy + d15γ yz + d16γ zx ⎫
σ y = d 21ε x + d 22 ε y + d 23ε z + d 24γ xy + d 25γ yz + d 26γ zx ⎪⎪
σ z = d 31ε x + d 32ε y + d 33ε z + d 34γ xy + d 35γ yz + d 36γ zx ⎪⎪
(1.127)
τ xy = d 41ε x + d 42ε y + d 43ε z + d 44γ xy + d 45γ yz + d 46γ zx ⎬⎪
τ yz = d 51ε x + d 52 ε y + d 53ε z + d 54γ xy + d 55γ yz + d 56γ zx ⎪

τ zx = d 61ε x + d 62 ε y + d 63ε z + d 64γ xy + d 65γ yz + d 66γ zx ⎪⎭
Giải hệ phương trình trên đây, gồm 6 phương trình tuyến tính, chứa 6 ẩn, có thể xác lập quan hệ
giữa biến dạng - ứng suất theo công thức sau:
ε x = c11σ x + c12σ y + c13σ z + c14τ xy + c15τ yz + c16τ zx ⎫
ε y = c 21σ x + c 22σ y + c 23σ z + c 24τ xy + c 25τ yz + c 26τ zx ⎪⎪
ε z = c31σ x + c32σ y + c33σ z + c34τ xy + c35τ yz + c36τ zx ⎪⎪
(1.128)
γ xy = c 41σ x + c 42σ y + c 43σ z + c 44τ xy + c 45τ yz + c 46τ zx ⎬⎪
γ yz = c51σ x + c52σ y + c53σ z + c54τ xy + c55τ yz + c56τ zx ⎪

γ zxy = c61σ x + c62σ y + c63σ z + c64τ xy + c65τ yz + c66τ zx ⎪⎭
Từ hai hệ phương trình (1.127) và (1.128) có thể thấy rõ, các hệ số cij có thể thể hiện qua dij và
ngược lại. Các hệ số dij và cij, i=j=1,1,...,6 là đặc tính đàn hồi của vật liệu, tại điểm đang xét, không
phụ thuộc vào các thành phần ứng suất và biến dạng, có tên gọi chung các hằng số đàn hồi. Nếu các
hệ số này không phụ thuộc vào toạ độ của các điểm được xét, vật liệu này được gọi là đồng nhất.
Nếu dùng các ký hiệu của phép tính ma trận, hệ phương trình cuối nêu mối quan hệ giữa biến dạng
biểu diễn như một vecto {ε} và ứng suất cũng như một vecto {σ}, được viết lại dưới dạng gọn sau đây:
ε = [C].σ (1.129)
Trong trường hợp có biến dạng ban đầu {ε0}, phương trình đầy đủ cuả {ε} sẽ là:
ε = [C].σ + ε0 (1.130)
trong đó các thành phần của vecto {ε} xác định bằng công thức từ phần trên. Bỏ qua các thành phần
vô cùng nhỏ các thành phần được ghi lại như sau.

5
Robert Hooke (1635-1703)

51
⎧ ∂u ⎫
⎪ ∂x ⎪
⎪ ∂v ⎪
⎧εx ⎫ ⎪ ⎪
⎪ε ⎪ ⎪ ∂y ⎪
⎪ ∂w ⎪
(1.131)
⎪ y ⎪
⎪ε ⎪⎪ ⎪⎪ ⎪⎪
{ε } = ⎪⎨ z ⎬ = ⎨ ∂u
∂z
∂v ⎬
⎪ γ xy ⎪ ⎪ + ⎪
⎪ γ yz ⎪ ⎪ ∂ y ∂x ⎪
⎪ ⎪ ⎪ ∂v ∂w ⎪
⎩⎪ γ zx ⎭⎪ ⎪ ∂z + ∂y ⎪
⎪ ⎪
⎪ ∂w + ∂u ⎪
⎪⎩ ∂ x ∂z ⎪⎭

Các hệ số cij trong các ma trận [C] mang giá trị khác nhau tùy thuộc tính chất vật liệu.
⎡c11 c12 • c16 ⎤
⎢c c22 • c26 ⎥⎥
[C] = ⎢ 21 (1.132)
⎢ • • • • ⎥
⎢ ⎥
⎣c61 c62 • c66 ⎦
Mặt khác quan hệ giữa ứng suất-biến dạng cũng có thể viết dưới dạng gọn:
{σ} = [D]{ε} (1.133)
trong đó ma trận vuông [D] cũng bao gồm 6x6 = 36 thành phần, giá trị của chúng phụ thuộc vào vật
liệu đang sử dụng.
⎡d 11 d 12 • d 16 ⎤
⎢d d 22 • d 26 ⎥⎥
[D] = ⎢ 21 (1.134)
⎢ • • • • ⎥
⎢ ⎥
⎣d 61 d 62 • d 66 ⎦
Vecto ứng suất được ký hiệu như sau trong các phần tiếp theo tài liệu này.
⎧σ xx ⎫ ⎧σ x ⎫
⎪σ ⎪ ⎪σ ⎪
{σ} = ⎪ yy ⎪ hoặc ⎪ y ⎪ (1.135)
⎪⎪ σ zz ⎪⎪ ⎪⎪ σ z ⎪⎪
⎨ ⎬ ⎨ ⎬
⎪σ xy ⎪ ⎪ τ xy ⎪
⎪σ yz
⎪ ⎪ τ yz ⎪
⎪ ⎪ ⎪ ⎪
⎪⎩ σ zx ⎪⎭ ⎪⎩ τ zx ⎪⎭

Chúng ta quay lại hình hộp sáu mặt vô cùng bé của vật liệu đẳng hướng để xem xét sâu hơn quan
hệ giữa ứng suất gồm ba thành phần và sáu thành phần biến dạng. Đầu tiên hãy giả dụ rằng phần tử
chỉ chịu ứng suất pháp theo hướng Ox. Kết quả của ứng lực này là tạo ra biến dạng thẳng, định nghĩa
như sau:
σx
ε x' = (1.136)
E
Trong công thức E – mô đun đàn hồi của vật liệu. Hệ số này có thể xác định từ thí nghiệm độ bền
kéo.
Biến dạng theo hướng Oy và Oz được tính cùng ảnh hưởng hệ số Poisson.
σx
ε y' = −νε x' = −ν (1.37)
E

52
σx
ε z' = −νε x' = −ν (1.38)
E
Tiếp đó nếu áp dụng cách làm này theo hướng trục Oy và Oz sẽ nhận được các quan hệ tương tự:
σy
ε y'' = (1.139)
E
σy σy
ε x'' = −νε y'' = −ν ; ε z'' = −νε xy'' = −ν (1.140)
E E
σz
ε z''' = (1.141)
E
σz σz
ε x''' = −νε z''' = −ν ; ε y''' = −νε zy''' = −ν (1.142)
E E
Sau tập họp sẽ nhận được hệ phương trình miêu tả biến dạng thẳng sau:

εx =
1
E
[
σ x − ν (σ y + σ z ) ⎪

]
⎪⎪
1
[
ε y = σ yx − ν (σ x + σ z ) ⎬
E
] (1.143)

1
E
[
ε z = σ z − ν (σ x + σ y ) ⎪
⎪⎭
]
Từ thí nghiệm độ bền chịu xoắn có thể rút ra quan hệ giữa ứng suất cắt và góc cắt, tương tự dạng
công thức giành cho biến dạng với ứng suất pháp nêu trên.
τ
γ = . (1.144)
G
Quan hệ giữa hằng số G – mô đun cắt (shear modulus), mô đun đàn hồi E và hệ số Poisson được
thể hiện bằng công thức:
E
G= (1.145)
2(1 + ν )
Như vậy với vật liệu đẳng hướng, ngoài ba công thức vừa nêu (1.143), trong định luật Hooke còn
chứa ba thành phần góc cắt:
τ xy τ xz τ yz
γ xy = ; γ xz = . ; γ yz = (1.146)
G G G
Ví dụ: Tại điểm P trong lòng vật thể lập được tenso ứng suất sau:
300 0 0
σ ij = 0 200 − 50
0 − 50 0
Hãy xác định các thành phần tenso biến dạng cho điểm P. Vật liệu sử dụng chế tạo là thép
cacbon, E = 2x105 MPa, hệ số Poisson ν = 0,3.
Biến dạng thẳng tính theo (1.143):

53
εx =
1
5
[300 − (0,3)(200)] = 30.10 −5 ⎫⎪
2.10

1 −5 ⎪
εx = [200 − ( 0,3)(300) ] = 55.10 ⎬
2.10 5 ⎪
1
εx = [− (0,3)(300 + 200)] = −75.10 ⎪ −5 ⎪

2.10 5 ⎭
G=2.105/2,6 = 0,77.105 MPa.
Biến dạng góc tính theo công thức (1.46):
1 ⎫
γ xy = 0 ⎪
2 ⎪
1 ⎪
γ xy = 0 ⎬
2 ⎪
1 1 ⎛ − 50 ⎞ −5 ⎪
γ xy = ⎜⎜ ⎟ = −64,935.10
2 2 ⎝ 0,77.10 5 ⎟⎠ ⎪

Và như vậy tenso biến dạng của điểm đang xét sẽ là:
30 0 0
ε ij = 0 55 − 64,935 .10 −5
0 − 64,935 − 75
Từ định luật Hooke có thể viết biểu thức trình bày quan hệ giữa các biến dạng và ứng suất dạng
sau đây:

ε x + ε y + ε z = (1 − 2ν )(σ x + σ y + σ z )
1
(1.135)
E

Ký hiệu: Δ = ε x + ε y + ε z ; σ = (σ x + σ y + σ z ) có thể viết:


1
3
σ E
Δ= , trong đó: κ = (1.136)
κ 3(1 − 2ν )
Hằng số κ mang tên gọi bulk modulus.
Vì rằng E > 0 và G > 0 có thể suy rằng để mẫu số biểu thức (1.133) khác 0, hệ số Poisson ν > -1.
Từ (1.136) có thể suy diễn tiếp ν ≤ 0,5. Những giá trị liên quan E, G, ν các vật liệu thường gặp
là: thép thông dụng E = 200GPa, ν = 0,3; đồng E = 100GPa, ν = 0,35; nhôm E = 70GPa, ν =
0,33.
Ví dụ 1.9 : Tại điểm P trong lòng vật thể lập được tenso ứng suất sau:
300 0 0
σ ij = 0 200 − 50
0 − 50 0
Hãy xác định các thành phần tenso biến dạng cho điểm P. Vật liệu sử dụng chế tạo là thép
cacbon, E = 2x105 MPa, hệ số Poisson ν = 0,3.
Biến dạng thẳng:

54
εx =
1
5
[300 − (0,3)(200)] = 30.10 −5 ⎫⎪
2.10

1 −5 ⎪
εx = [200 − ( 0,3)(300) ] = 55.10 ⎬
2.10 5 ⎪
1
εx = [− (0,3)(300 + 200)] = −75.10 ⎪ −5 ⎪

2.10 5 ⎭
G=2.105/2,6 = 0,77.105 MPa.
Biến dạng góc:
1 ⎫
γ xy = 0 ⎪
2 ⎪
1 ⎪
γ xy = 0 ⎬
2 ⎪
1 1 ⎛ − 50 ⎞ −5 ⎪
γ xy = ⎜⎜ ⎟ = −64,935.10
2 2 ⎝ 0,77.10 5 ⎟⎠ ⎪

Tenso biến dạng của điểm đang xét sẽ là:
30 0 0
ε ij = 0 55 − 64,935 .10 −5
0 − 64,935 − 75
Ví dụ 1.10 : Dùng phương trình từ điều kiện tương hợp (liên tục) xác định chuyển vị trong mặt phẳng
xOy dầm công xôn nêu tại hình 1.18. Mặt cắt dầm trong trường hợp này là hình chữ nhật, độ cứng
EJ, hệ số Poisson ν.
y
P

Hình 1.18 Dầm công xôn chịu tải tập trung


Momen uốn dầm tính theo công thức:
M = -P(L – x) 0 < x < L (a)
Các hàm ứng suất tính theo công thức sau:
M P
σ x = − y = y ( L − x) (b)
J J
σy = 0;
τxy = 0.
Từ định luật Hooke có thể viết các phương trình biến dạng:

ε x = (σ x − νσ y ) =
1 P
y ( L − x)
E EJ

55
εy =
1
(σ y − νσ x ) = − νP y( L − x)
E EJ
2(1 + ν )
γ xy = τ xy = 0 (c)
E
Quan hệ biến dạng - chuyển vị cho phép viết:
∂u P
= εx = y ( L − x)
∂x EJ
∂v νP
= εy = − y ( L − x) (d)
∂y EJ
Tiến hành tích phân hai phương trình đạo hàm riêng dạng (d) có thể nhận được:
P
u= xy (2 L − x) + f ( y )
2 EJ
νP 2
v=− y ( L − x) + F ( x)
2 EJ
Hàm f(y) là hàm chỉ của y, hàm F(x) chỉ của x. Sau tích phân, tiến hành thay vào hàm biến dạng
∂v ∂u
góc γ xy = + chúng ta có thể viết:
∂x ∂y
∂v ∂u νP 2 ∂F ( x) P ∂f ( y )
γ xy = + = y + + x(2 L − x) +
∂x ∂y 2 EJ ∂x 2 EJ ∂y
Thay biểu thức cuối vào (c ) sẽ nhận được phương trình:
∂F ( x) P ∂f ( y ) νP 2
+ x( 2 L − x) = − y (e)
∂x 2 EJ ∂y 2 EJ
Phương trình (e) chỉ thỏa mãn khi cả hai vế là const, vídụ cả hai bằng C1.
∂F ( x) P ⎫
+ x(2 L − x) = C1 ⎪
∂x 2 EJ ⎪
∂f ( y ) νP 2 ⎬
− y = −C1 ⎪
∂y 2 EJ ⎪⎭
Giải hệ phương trình này có thể viết:
P 2 ⎫
F ( x) = − x (3L − x) + C1 x + C 2 ⎪
6 EJ ⎪
⎬ (f)
νPy 3

f ( y) = − − C1 y + C 3
6 EJ ⎪⎭
Hàm u và v giờ đây có dạng:
P νP 3 ⎫
u= xy (2 L − x) − y − C1 y + C 3 ⎪⎪
2 EJ 6 EJ (g)
νPy 2
P 2 ⎬
v=− ( L − x) − x (3L − x) + C1 x + C 2 ⎪
6 EJ 6 EJ ⎪⎭

56
Thỏa mãn điều kiện biên sau đây: tại x = y = 0: u = v = θxy = 0, các hằng số phải là C1 = C2
= C3 = 0. Từ đó có thể viết:
P νP 3 ⎫
u= xy (2 L − x) − y ⎪
2 EJ 6 EJ
νP 2 P 2 ⎬
v =- y ( L − x) − x (3L − x)⎪
2 EJ 6 EJ ⎭
Ví dụ 1.11: Sử dụng quan hệ biến dạng-chuyển vị và quan hệ ứng suất-biến dạng xác định chuyển vị
theo phương thẳng đứng và góc xoay trục dầm tại hình 1.18.
Các hàm chuyển vị áp dụng cho dầm đang nêu được thành lập cho trường hợp chịu uốn thuần
túy, mang dạng:
Py
u ( x, y ) =
6 EJ
(
6 Lx − 3x 2 − νy 2 ) ⎫


v ( x, y ) = −
Py
6 EJ
[
3Lx 2 − x 3 + 3νy 2 ( L − x) ⎪

]
Chuyển vị theo hướng thẳng đứng của trục trung hòa y = 0 chính là hàm:

v( x,0) = −
Px
6 EJ
(3Lx 2 − x 3 ) = −
Px 2
6 EJ
(3L − x )
1 ⎛ ∂v ∂u ⎞
Góc xoay dầm tính theo công thức θ xy ( x, y ) = ⎜ − ⎟:
2 ⎜⎝ ∂x ∂y ⎟⎠
1⎡ P
θ xy = ⎢−
2 ⎣ 6EJ
(6Lx − 3x 2 − 3νy 2 ) −
P
6EJ
(6Lx − 3x 2 − 3νy 2 )⎥ = −
⎤ P
6EJ
(6Lx − 3x 2 − 3νy 2 )

Tại y = 0 góc xoay sẽ là:

θ xy ( x,0) = −
P
6 EJ
(6 Lx − 3 x 2 )

Biến dạng trong dầm tính theo:


∂u P ∂v νP
εx = = ( L − x ) y; εy = =− (L − x ) y
∂x EJ ∂y EJ
∂v ∂u
γ xy = + =
∂x ∂y


P
6EJ
(
6Lx − 3x 2 − 3υy 2 +
P
6EJ
) (
6Lx − 3x 2 − 3υy 2 = 0 )
Trường ứng suất tính như sau:
E ⎡ P υ 2P ⎤ P ⎫
σx = 2 ⎢
( L − x ) y − ( L − x) y ⎥ = ( L − x) y ⎪
1 − υ ⎣ EJ EJ ⎦ J ⎪
E ⎡ υP υP ⎤ ⎪
σy = 2 ⎢
− ( L − x) y + ( L − x) y ⎥ = 0 ⎬
1 − υ ⎣ EJ EJ ⎦ ⎪
τ xy = 0 ⎪

57
4 CÔNG BIẾN DẠNG
Nếu tách một phần tử kích thước dxdydz chịu ứng suất pháp σx, σy, σz và ứng suất tiếp τxy, τyz,
τzx để khảo sát, chúng ta có thể lần lượt xác định công biến dạng. Giả sử điểm P tại góc dưới, phía
trái của khối vật liệu kích thước dxdydz, bị chuyển dịch với đại lượng chuyển dịch δu, δv, δw theo
hướng trục 0x, 0y, 0z. Sơ đồ chuyển vị đang xem xét đã được trình bày tại hình 1.19
Để giản đơn, từng bước một chúng ta xét chuyển vị
và thay đổi công theo một hướng, ví dụ, đầu tiên theo z
hướng 0x, sau đó mở rộng cách tính cho hướng khác.
Tương ứng với tăng u tại điểm P là du, còn tại điểm
∂u
(P+dx) sẽ là (du + d dx). Công thực hiện trong dz
∂x P y
trường hợp này được tính bằng: dW0 = σx( du +
∂u dx
d dx)dydz - σxdudydz = σx dudV. Mặt khác dεx =
∂x dy x
∂u ⎞ ∂
d ⎛⎜ ⎟= (du), do vậy có thể viết dW = Exεx dεx dV.
⎝ ∂x ⎠ ∂x
Công thực hiện cho một đơn vị dV= dxdydz tính bằng tỉ Hình 1.19
lệ dw0 = dW /dV, bằng Exεx dεx hay là σx dεx.
Tính đầy đủ theo các hướng, công đơn vị suy từ phương trình trên phải là:
⎛ ∂u ⎞ ⎛ ∂v ⎞ ⎛ ∂w ⎞ ⎛ ∂u ∂v ⎞ ⎛ ∂u ∂w ⎞ ⎛ ∂v ∂w ⎞
dw0 = σ x d ⎜ ⎟ + σ y d ⎜⎜ ⎟⎟ + σ z d ⎜ ⎟ + τ xy d ⎜⎜ + ⎟⎟ + τ xz d ⎜ + ⎟ + τ yz d ⎜⎜ + ⎟⎟
⎝ ∂x ⎠ ⎝ ∂y ⎠ ⎝ ∂z ⎠ ⎝ ∂y ∂x ⎠ ⎝ ∂z ∂x ⎠ ⎝ ∂z ∂y ⎠
hay là: dw0 = σxdεx + σydεy + σzdεz + τxydγxy + τyzdγyz + τzxdγzx (1.137)
*
Công bù dw (complementary work) tính cho đơn vị thể tích đang đề cập tính bằng biểu thức:
dw0* = εxdσx + εydσy + εzdσz + γxydτxy + γyzdτyz + γzxdτzx (1.138)
Công tích tụ trong vật thể đàn hồi trong quá trình biến dạng mang tính chất công nội lực, trong tài
liệu ký hiệu bằng Wint. Công này còn có tên gọi công biến dạng (strain energy), mang giá trị tham
chiếu 0 khi chưa biến dạng. Công biến dạng trong đơn vị thể tích dV ký hiệu u0, là hàm của trạng thái
biến dạng {ε}. Công biến dạng trong vật thể đàn hồi tính bằng công thức:
Wint = ∫ u 0 (ε x , ε y ,.., γ yz )dV
V

Công biến dạng bù (complementary strain energy) được hiểu theo cách:
u0* = σxεx + σyεy + σzεz + τxyγxy + τyzγyz + τzxγzx – u0
Công biến dạng phần tử dxdydz trong trường hợp này được tính bằng biểu thức sau đây, sau khi
thực hiện từng bước:
1 1
dU = σxεx = Ex εx2 (1.139)
2 2
Từ công thức (1.137) có thể tìm được cách xác định thế năng trong phần tử dxdydz, thông qua
tích phân:
ε i ,γ ij

W= ∫
0
(σxdεx+σydεy + σzdεz + τxydγxy + τyzdγyz + τzxdγzx ) (1.140)

58
Hình 1.20 Công biến dạng và công biến dạng bù
Với vật thể đàn hồi tuyệt đối, thế năng W không lệ thuộc vào đường tích phân, và do đó biểu thức
vi phân toàn phần dưới tích phân được hiểu như sau:
∂W ∂W ∂W ∂W ∂W ∂W
δW = δεx + δεy + δεz + δγxy + δγyz + δγzx (1.141)
∂ε x ∂ε xy ∂ε xz ∂γ xy ∂γ yz ∂γ zx
Từ đây có thể thấy quan hệ giữa ứng suất và biến dạng:
∂W ∂W ∂W
σx = ; σy = ; σz =
∂ε x ∂ε y ∂ε z
∂W ∂W ∂W
τxy = ; τyz = ; τzx = ; (1.142)
∂γ xy ∂γ yz ∂γ zx
Thế năng W tính bằng một nửa của tích ứng suất (σ hoặc τ) như “lực tổng quát” và biến dạng (ε
hoặc γ) như “chuyển vị tổng quát”. Áp dụng công thức tính cho khối hộp dxdydz có thể viết thế năng
đơn vị dạng sau:
σxεx + σyεy + σzεz + τxyγxy + τyzγyz + τzxγzx = 2W (1.143)
Từ công thức tính thế năng, nếu lấy đạo hàm riêng theo ứng suất như lực tổng quát, kết quả sẽ
nhận được các biểu thức tính chuyển vị tổng quát:
∂W ∂W
= εx ; = γxy ;
∂σ x ∂τ xy
∂W ∂W
= εy ; = γyz ;
∂σ y ∂τ yz
∂W ∂W
= εz ; = γzx ; (1.144)
∂σ z ∂τ zx
Thế năng W giờ đây có thể thể hiện trong quan hệ với ứng suất, dưới dạng hàm bậc hai của lực
tổng quát:
1 1
W= c11σx2 + c12σxσy + c13σxσz + c14σxτxy + c15σxτyz + c16σxτzx + c22σy2 + c23σyσz +c24σyτxy
2 2
1 1
+ c25σyτyz + c26σyτzx + c33σz + c34σzτxy + c35σzτyz + c36σzτzx + c44τxy2 + c45τxyτyz + c46τxyτzx +
2
2 2
1 1
c55τyz + c56τyzτzx + c66τzx .
2 2
(1.145)
2 2
Trong công thức (1.145) các thành phần của [C] mang tính đối xứng, được hiểu là cij = cji. Nhờ
tính đối xứng ma trận [C] đối với vật liệu, cij = cji, số lượng hệ số giảm từ 6x6 = 36 xuống còn 21
khi diễn tả tính chất vật liệu không đẳng hướng. Với các vật liệu có tính đối xứng qua các mặt đối
xứng hệ số đàn hồi có thể ít hơn 21. Vật liệu đàn hồi có một mặt đối xứng, hệ số đàn hồi còn lại 13.
Ví dụ mặt xOy là mặt đối xứng vật liệu, các hệ số sau đây sẽ trượt tiêu:

59
c14 = c15 = c24 = c25 = c34 = c35 = c64 = c65 = 0.
4.1 Vật liệu trực hướng
Với ba mặt đối xứng, ma trận [C] chỉ có 9 hệ số:
⎡c11 c12 c13 0 0 0⎤
⎢c
⎢ 12 c 22 c 23 0 0 0 ⎥⎥
⎢c c 23 c33 0 0 0⎥
[C ] = ⎢ 13 ⎥ (1.156)
⎢0 0 0 c 44 0 0⎥
⎢0 0 0 0 c55 0⎥
⎢ ⎥
⎢⎣ 0 0 0 0 0 c66 ⎥⎦
trong đó:
1 ν ν
c11 = ; c12 = − 21 = c21; c13 = − 31 = c31
Ex Ey Ez
1 ν 1
c22 = ; c23 = - 32 = c32; c33 =
Ey Ez Ez
1 1 1
c44 = ; c55 = ; c66 =
G yz G xz G xy
Phương trình thế năng đơn vị áp dụng cho vật liệu trực hướng có dạng:
1 1 1
W= c11σx2 + c12σxσy + c13σxσz + c22σy2 + c23σyσz + c33σz2 +
2 2 2
1 1 1
c44τxy2 + c55τyz2 + c66τzx2 (1.157)
2 2 2
Dưới dạng thông dụng, quen thuộc với số đông bạn đọc, phương trình {ε} = [C]{σ} nên được
viết:
σx ν 23 ν 31 1
εx = − σy − σz ; γxy = τ xy
Ex Ey Ez G xy
σ y ν 12 ν 1
εy = − σ x − 32 σ z ; γxy = τ yz
E y Ex Ez G yz
σz ν 23 ν 13 1
εz = − σy − σx ; γxy = τ zx (1.158)
Ez Ey Ex G zy
Dưới dạng tổng quát ma trận [C] cho vật liệu trực hướng có dạng:

60
⎡ 1 ν 21 ν 31 ⎤
⎢ E − − 0 0 0 ⎥
Ey Ez
⎢ x ⎥
⎢ − ν 12 1 ν 32
⎢ E − 0 0 0 ⎥⎥
Ey Ez
⎢ x

⎢ − ν 31 −
ν 23 1
0 0 0 ⎥ (1.159)
⎢ ⎥
[C ] = ⎢ E x Ey Ez

⎢ 0 1
0 0 0 0 ⎥
⎢ G xy ⎥
⎢ 1 ⎥
⎢ 0 0 0 0 0 ⎥
⎢ G xz ⎥
⎢ 1 ⎥
⎢ 0 0 0 0 0 ⎥
⎣ G yz ⎦

trong đó hệ số Poisson thỏa mãn điều kiện:


ν12Ey = ν21Ex; ν13Ez = ν31Ex; ν23Ez = ν32Ey. (1.160)
Với vật liệu trực hướng song tính chất đàn hồi trong cả 3 hướng như nhau, các hệ số đàn hồi có
dạng:
c11 = c23 = c33; c44 = c55 = c66 ; c12 = c23 = c13.
Biểu thức W có dạng:
1 1
W= c11(σx2 + σy2 + σz2) + c12( σxσy + σyσz + σzσx) + c44(τxy2 + τyz2 + τzx2) (1.161)
2 2
4.2 Vật liệu đẳng hướng
Trong vật liệu đẳng hướng quan hệ giữa biến dạng và ứng suất không phụ thuộc hướng trục của
hệ tọa độ, mỗi mặt bất kỳ qua bất cứ điểm vật chất nào của vật thể cũng được coi là mặt đối xứng.
Thế năng của đơn vị thể tích như hàm số của ứng suất, còn quan hệ giữa biến dạng và ứng suất có
thể diễn đạt đầy đủ như sau:
1
W= [ σx2 + σy2 + σz2 - 2ν( σxσy + σyσz + σzσx)] +
2E
+2(1+ν)(τxy2 + τyz2 + τzx2) (1.162)
1 τ
εx = [ σx - ν ( σy + σz) ] ; ε12 = 12 = γ12
E 2G
1 τ
εy = [ σy - ν ( σx + σz) ] ; ε23 = 23 = γ23
E 2G
1 τ
εz = [ σz - ν ( σy + σx) ] ; ε31 = 31 = γ31 (1.163)
E 2G
trong đó quan hệ giữa mođun đàn hồi E, G, và hệ số Poisson ν là:
E
G = (1.164)
2(1 + ν )
Quan hệ giữa ứng suất và biến dạng, còn có thể viết dưới dạng khác. Nếu ký hiệu: λ =
Eν 1
, gọi là hằng số Lamé và ε = (εx + εy + εz), công thức tính ứng suất sẽ là:
(1 + ν )(1 − 2ν ) 3
σx = 2Gεx + 3λε; τ12 = 2Gε12
σy = 2Gεy + 3λε; τ23 = 2Gε23
σz = 2Gεz + 3λε; τ31 = 2Gε31 (1.165)

61
Hàm thế năng phụ thuộc vào biến dạng được viết từ các quan hệ (1.165), sẽ có dạng hàm bậc hai
của biến dạng:
9ν 1
W = G[ εx2 + εy2 + εz2 + ε2 + (γxy2 +γyz2 + γzx2)] (1.166)
1 − 2ν 2
Tại hàm biểu diễn công thức (1.166) này có thể thấy rõ thế năng là hàm bậc 2 của chuyển vị
tổng quát. Đây cũng chính là những cơ sở lý thuyết để xây dựng các định lý Lagrange 6 và Castgliano 7
vừa được đề cập.
Các phương trình ứng suất-biến dạng được viết dưới nhiều hình thức thuận tiện cho người tính
toán. Nếu sử dụng hằng số dạng cô đọng λ của Lamé 8 như đã nêu khi viết, các công thức tính ứng
suất sẽ mang dạng:
σx = 2Gεx + λθ;
σy = 2Gεy + λθ;
σz = 2Gεz + λθ; (1.167)
trong đó θ = 3ε.
Từ đó:
σx - σy = 2G( εx - εy)
σy - σz = 2G( εy - εz)
σz - σx = 2G( εz - εx) (1.168)
cùng các quan hệ sau:
σ x −σ y εx −ε y
= ;
σ y −σ z ε y −εz
(1.169)
σ y −σ z ε y −εz
=
σ z −σ x εz −εx
Tổng ứng suất của cả ba thành phần trên đường chéo chính sẽ là:
E
σx + σy + σz = ( εx + εy + εz) (1.170)
1 − 2ν
E
Hay là σ = ε (1.171)
1 − 2ν
1
trong đó σ = (σx + σy + σz)
3
Công thức (1.171) đúng cả cho trường hợp ứng suất mang giá trị trung bình, ví dụ σ khoảng
1500MPa, do vậy có thể coi thể tích cũng mang tính chất đàn hồi. Công thức tính ứng suất dựa vào
(1.171) có thể viết như sau:
σ x − σ = 2G (ε x − ε ); σ y − σ = 2G (ε y − ε ) ; σ z − σ = 2G (ε z − ε ) (1.172)

6
Joseph Louis Lagrange (1763-1813), nhà toán học lớn thế kỷ 18.
7
Carlo Alberto Castigliano (1847-1884), nhà toán học, kỹ sư Italy.
8
Gabriel Lamé (1795-1870), kỹ sư Pháp, làm việc nhiều năm tại đại học đường sắt Moscow

62
⎛1 ⎞ ⎛1 ⎞ ⎛1 ⎞
τ xy = 2G ⎜ γ xy ⎟ τ yz = 2G ⎜ γ yz ⎟ ; τ zx = 2G ⎜ γ zx ⎟ (1.173)
⎝2 ⎠ ⎝2 ⎠ ⎝2 ⎠
Từ công thức (1.172), (1.173) có thể thấy rõ, vế trái của phương trình chứa các thành phần của
tenso ứng suất lệch, còn vế phải là các thành phần tenso biến dạng. Có thể miêu tả nhận xét này dạng
công thức:
(DS) = 2G(DE) (1.174)
Công thức này cho phép phát biểu, tenso lệch của ứng suất tỷ lệ thuận với tenso lệch của biến
dạng. Mặt khác công thức cuối cũng trình bày quan hệ thay đổi thể tích với ứng suất trung bình thể
hiện trong tenso cầu.
Tại đây bạn đọc có dịp tìm hiểu quan hệ giữa hai đại lượng cường độ ứng suất và cường độ biến
dạng đã từng đề cập. Khi thay các giá trị tính ứng suất từ công thức (1.172), (1.173) vào biểu thức
tính cường độ ứng suất:

σi =
3
τ oct =
1
(σ x − σ y )2 + (σ y − σ z )2 + (σ z − σ x )2 + 6(τ xy2 + τ yz2 + τ zx2 )
2 2
có thể thấy rằng:

σi =
E 2
2(1 + ν )
= (ε x − ε y ) + (ε y − ε z ) + (ε z − ε x ) +
2 2 2

2
(γ xy + γ yz2 + γ zx2 )
3 2
(1.175)

hay là:
3 E
σi = ei (1.176)
2 1 +ν
Trường hợp ứng suất kéo, nén dọc một trục, ví dụ dọc trục Ox, công thức cuối có dạng:
σ ≠ 0; (1.177)
σy = σz = τxy = τzx = τyz = 0; εy = εz = -νεx; (1.178)
2
σ i = σ x ; ei = (1 + ν )ε x (1.179)
3
Và σx = Eεx. (1.180)
Quay lại với các công thức tính công của đơn vị thể tích, chúng ta tìm cách thể hiện công này
bằng hai thành phần liên quan ứng suất và biến dạng, như đã thể hiện cho cường độ của ứng suất, biến
dạng. Về mặt hình thức có thể gọi thành phần thứ nhất là công biến dạng thể tích, còn thành phần sau
là biến dạng hình dáng. Nếu ký hiệu Wtotal là công biến dạng, Whydro đóng vai trò thành phần thứ nhất
của công này, có thể gọi là công trong trạng thái chịu ứng suất thủy tĩnh còn thành phần thứ hai Wdistor
(theo cách gọi của người Anh: distortion strain energy) có thể viết:
W = Whydro + Wdistor (1.181)
trong đó Whydro = ½ (ε).(σS); (1.182)
Wdistor = ½ (De).(DS) (1.183)
Thay các biểu thức trong công thức trên bằng giá trị đã trình bày từ chương 1 và chương 2 cùng
tài liệu này, có thể tính:
3 3 σ 2 3 ε oct
2
Whydro = σ .ε = = (1.184)
2 2 E0 2 E0

63
với: σ =
1
(σ x + σ y + σ z ); E0 =
E
3 3(1 − 2ν )
1
σ = E0ε ; ε = σ (1.185)
E0
Biểu thức tính Wdistor gọi là công biến dạng hình dáng, có dạng:
1
2
[
Wdistor = (σ x − σ )(ε x − ε ) + (σ y − σ )(ε y − ε ) + (σ z − σ )(ε x − ε ) +

] [
+ τ xy γ xy + τ yz γ yz + τ zx γ zx = G (ε x − ε ) + (ε y − ε ) + (ε z − ε ) + γ xy2 + γ yz2 + γ zx2
2 2 2
] (1.186)

=
1
4G
[ (
(σ x − σ )2 + (σ y − σ )2 + (σ z − σ )2 + 2 τ xy2 + τ yz2 + τ zx2 )]
Công thức này, sau khi thay biểu thức tính ứng suất trung bình sẽ có dạng:

Wdistor =
12G
1
[ ( )]
(σ x − σ y )2 + (σ y − σ z )2 + (σ z − σ x )2 + 6 τ xy2 + τ yz2 + τ zx2
=
1
12G
[
(σ 1 − σ 2 )2 + (σ 2 − σ 3 )2 + (σ 3 − σ 1 )2 ] (1.187)

3 (1 + ν ) 2 1 1 1 2
= τ oct = σ i ε i = Eε i2 = σi
2 E 2 2 2E
Ví dụ : Xác định công mà lực dọc trục F thực hiện trong dầm tiết diện đều, diện tích mặt cắt A,
chiều dài dầm L.
Ứng suất pháp tính theo σx = F/A. Các thành phần khác trong tenso ứng suất điểm bất kỳ trên
dầm đều trượt tiêu. Công biến dạng tính theo công thức:
L 2
1 1 ⎛F⎞ F 2L
U =∫
2 E ∫0 ⎝ A ⎠
(σ x ) 2 dv = ⎜ ⎟ Adx = (a)
V 2E 2 AE
Cách giải thứ hai trên cơ sở biến dạng tiến hành như sau. Dưới tác động lực F, dầm bị kéo dài
đoạn Δ. Các thành phần tenso biến dạng được tính theo cách quen thuộc:
Δ Δ Δ
ε x = ; ε y = −ν ; ε z = −ν và γ yz = 0; γ xy = 0; γ xz = 0 (b)
L L L
Thay các giá trị trên vào công thức (1.166) có thể viết:
⎧ Eν
U =∫ ⎨ (ε x + ε y + ε z ) 2 + G (ε x2 + ε y2 + ε z2 ) +
V 2(1 + ν )(1 − 2ν )
⎩ (c)
+
1 2
2G
(γ xy + γ yz2 + γ xz2 )⎬dV


2
⎡ Eν (1 − 2ν ) ⎤⎛ Δ ⎞
Từ đó U = ⎢ (
+ G 1 + 2ν 2 ⎥⎜ ⎟ LA ) (d)
⎣ 2(1 + ν ) ⎦⎝ L ⎠
Thay G bằng biểu thức chứa E và ν vào (d) có thể tính được:
EAΔ2
U= (e)
2L

64
Phương trình thế năng có thể viết lại dưới dạng sau:

W=
1 − 2ν
6E
(σ x + σ y + σ z ) 2 +
1 +ν
6E
[
(σ x − σ y )2 + (σ y − σ z )2 +
(1.188)
2
( 2 2 2
)]
+ (σ z − σ x ) + 6 τ xy + τ yz + τ zx
Phương trình (1.188) cho phép xác định giới hạn các hằng số đàn hồi. Thực tế hàm năng lượng
W là hàm dương, do vậy thỏa mãn các điều kiện sau:
1 − 2ν ⎫
> 0⎪
E ⎬ (1.189)
1 +ν
>0⎪
E ⎭
Vì rằng mođun E luôn lớn hơn 0 do vậy 1-2ν > 0 và 1+ν > 0. Nói cách khác hệ số Poisson có thể
thay đổi trong giới hạn -1 < ν < 0,5.
Giới hạn của hệ số Poisson cho vật liệu đẳng hướng 0 ≤ ν ≤ 0,5.
Thép dùng trong công nghiệp có hệ số Poisson xấp xỉ hoặc bằng 0,3. Những vật liệu khác có giá
trị ν thay đổi trong phạm vi đáng kể, ví dụ vật liệu composite nền epoxy hoặc nền polyester thay đổi
từ gần 0 đến giới hạn 0,5 như đã nêu. 9
Trong công thức {ε} = [C].{σ}+ {ε0 } dùng cho vật liệu đẳng hướng matrận [C] kích thước 6x6
bao gồm các thành phần sau.
⎡ 1 −ν −ν 0 0 0 ⎤
⎢− ν 1 − ν
⎢ 0 0 0 ⎥⎥
⎢− ν − ν 1 0 0 0 ⎥
[C ] = 1 ⎢ ⎥ (1.190)
E⎢ 0 0 0 2(1 + ν ) 0 0 ⎥
⎢ 0 0 0 0 2(1 + ν ) 0 ⎥
⎢ ⎥
⎢⎣ 0 0 0 0 0 2(1 + ν )⎥⎦
Trong biểu thức (1.190) E là mô đun đàn hồi, hay còn gọi là mô đun Young 10 , ν- hệ số Poisson 11 .
Với vật liệu đẳng hướng, dưới tác động nhiệt biến dạng ban đầu {ε0} được biểu diễn dạng T[α α
α 0 0 0]T, với α - hệ số giãn nhiệt. Công thức dạng ma trận của {ε} sẽ là:
⎧ε x ⎫ ⎡ 1 −ν −ν 0 0 0 ⎤ ⎧σ x ⎫ ⎧1⎫
⎪ε ⎪ ⎪ ⎪ ⎪1⎪
⎪ x⎪
⎢− ν 1 − ν
⎢ 0 0 0 ⎥⎥ ⎪σ y ⎪ ⎪ ⎪
⎪⎪ ε x ⎪⎪ 1 ⎢− ν − ν 1 0 0 0 ⎥ ⎪⎪σ z ⎪⎪ ⎪⎪1⎪⎪
⎨ ⎬= ⎢ ⎥ ⎨ ⎬ + αΤ⎨ ⎬ (1.191)
⎪γ xy ⎪ E ⎢ 0 0 0 2(1 + ν ) 0 0 ⎥ ⎪τ xy ⎪ ⎪0⎪
⎪γ xz ⎪ ⎢0 0 0 0 2(1 + ν ) 0 ⎥ ⎪τ xz ⎪ ⎪0⎪
⎪ ⎪ ⎢ ⎥⎪ ⎪ ⎪ ⎪
⎪⎩γ yz ⎪⎭ ⎢⎣ 0 0 0 0 0 2(1 + ν )⎥⎦ ⎪⎩τ yz ⎪⎭ ⎪⎩0⎪⎭
trong đó α - hệ số giãn nhiệt, T- thay đổi nhiệt độ.

9
xem “Độ bền kết cấu vật liệu composite”, NXB ĐHQG Tp HCM 2002.
10
Thomas Young (1773-1829), nhà vật lý Anh quốc.
11
Siméon-Denis Poisson (1781-1840), nhà toán học Pháp.

65
Trong rất nhiều trường hợp, quan hệ giữa ứng suất và biến dạng đóng vai trò quan trọng. Quan hệ
này, nếu tính cả ảnh hưởng của {ε0} được diễn đạt dưới dạng phương trình:
{σ} = [D]( ε - ε0) (1.192)
Matrận [D] cho vật liệu đẳng hướng, trong bài toán 3D có dạng:
⎡1 − ν 0 0 0 0 0 ⎤
⎢ 0 1 −ν 0 0 0 0 ⎥⎥

⎢ 0 0 1 −ν 0 0 0 ⎥
E ⎢ 1 − 2ν ⎥
[D] = ⎢ 0 0 0
2
0 0 ⎥ (1.193)
(1 + ν )(1 − 2ν ) ⎢ ⎥
1 − 2ν
⎢ 0 0 0 0 0 ⎥
⎢ 2 ⎥
⎢ 1 − 2ν ⎥
⎢⎣ 0 0 0 0 0
2 ⎥⎦
Từ các công thức nêu trên, nếu áp dụng định luật Hooke và phương trình Cauchy cho trường hợp
tính công W chúng ta có thể viết phương trình này như hàm bậc hai theo một trong ba dạng: (1) - hàm
bậc hai của ứng suất, (2) - của biến dạng hoặc (3) - của chuyển vị.
1
W= [ σx2 + σy2 + σz2 - 2ν(σxσy + σyσz + σzσx) +
2E
+ 2(1+ν) (τxy2 + τyz2 + τzx2 )] =
9ν 1
= G[ εx2 + εy2 + εz2 + ε2 + (γxy2 +γyz2 + γzx2)]
1 − 2ν 2
⎧⎪⎛ ∂u ⎞ 2 ⎛ ∂v ⎞ 2 ⎛ ∂w ⎞ 2 ν ⎛ ∂u ∂v ∂w ⎞
2

= ⎨⎜ ⎟ + ⎜⎜ ⎟⎟ + ⎜ ⎟ + ⎜⎜ + + ⎟⎟ +
⎪⎩⎝ ∂x ⎠ ⎝ ∂y ⎠ ⎝ ∂z ⎠ 1 − 2ν ⎝ ∂x ∂y ∂z ⎠

1 ⎡⎛ ∂u ∂v ⎞ ⎛ ∂v ∂w ⎞ ⎛ ∂w ∂u ⎞
2 2 2 ⎤ ⎫⎪
+ ⎢⎜⎜ + ⎟⎟ + ⎜⎜ + ⎟ +⎜ + ⎟ ⎥⎬ (1.194)
2 ⎢⎝ ∂y ∂x ⎠ ⎝ ∂z ∂y ⎟⎠ ⎝ ∂x ∂z ⎠ ⎥⎦ ⎪⎭

1
trong đó ε = (εx + εy + εz).
3
5 TRẠNG THÁI BIẾN DẠNG PHẲNG
Trong trường hợp này một chuyển vị theo một trục bằng 0, chỉ còn chuyển vị theo hai hướng còn
lại. Giả sử chuyển vị w = 0, từ phương trình liên tục và định luật Hooke có thể viết:
εz= γyz = γzx = 0; τzx = τyz = 0. (1.195)

∂σ x ∂τ xy
+ =0
∂x ∂y
∂τ xy ∂σ y
+ =0 (1.196)
∂x ∂y
còn phương trình liên tục:

66
∂ 2 ε x ∂ ε y ∂ γ xy
2 2

+ = (1.197)
∂y 2 ∂x 2 ∂x∂y
Định luật Hooke:
σx σy ⎛ ν 31ν 23 ⎞
εx = ( 1 - ν31ν13 ) - ν 21 ⎜⎜1 − ⎟
Ex Ey ⎝ ν 21 ⎟⎠
σy σ ⎛ ν ν ⎞
εy = ( 1 - ν31ν13 ) - x ν 12 ⎜⎜1 − 32 13 ⎟⎟
Ey Ex ⎝ ν 12 ⎠
1
γxy = τxy (1.198)
G1xy

Với vật liệu đẳng hướng:


1 −ν 2 ⎛ ν ⎞
εx = ⎜σ x − σy⎟
E ⎝ 1 −ν ⎠
1 −ν 2 ⎛ ν ⎞
εx = ⎜σ y − σx ⎟
E ⎝ 1 −ν ⎠
1
γxy = τxy (1.199)
G
Phương trình thế năng:
1 −ν 2⎡ 2 2 ⎤
⎢σ x + σ y + 1 − ν (τ xy + νσ xσ y )⎥
2 2
W= (1.200)
2E ⎣ ⎦
Trạng thái biến dạng phẳng, áp dụng cho các mặt cắt phẳng qua vật thể tương đương khối trụ như
cột trụ, thành, con đê, đập thẳng vv..., đáp ứng giả thiết chuyển vị dọc trục trụ w = 0 và ∂w/ ∂z = 0,
tính tại mỗi mặt cắt ngang khối trụ. Ma trận [C] và [D] trường hợp này có dạng:
⎡1 − ν − ν 0⎤
1 +ν ⎢
[C ] = −ν 1 −ν 0⎥⎥ (1.201)
E ⎢
⎢⎣ 0 0 2⎥⎦
⎡ ⎤
⎢1 −ν ν 0 ⎥
E
[D ] = ⎢ ν 1 −ν 0 ⎥ (1.202)
(1 + ν )(1 − 2ν ) ⎢ 1 − 2ν ⎥
⎢ 0 0 ⎥
⎣ 2 ⎦
Khác với trường hợp ứng suất phẳng, ứng suất theo hướng Oz trong trường hợp này khác 0, và
bằng σz = ν ( σx + σy), còn τyz = τzx = 0.
Với bài toán một chiều chỉ còn một thành phần ứng suất theo hướng pháp tuyến với mặt cắt ngang
khác không, quan hệ giữa biến dạng-ứng suất được thể hiện như sau:
ε = [C].σ + ε0
trong đó:
ε = {εx} (1.203)

67
σ = {σx} (1.204)

[C ] = ⎡⎢ 1 ⎤⎥ (1.205)
⎣E⎦
Từ đó có thể viết:
σx
εx = ; εy = εz = - νεx (1.206)
E
Ứng suất dọc trục có dạng:
{σ} = [D]( ε - ε0) (1.207)
với [D] = [ E ] (1.208)
6 TRẠNG THÁI ỨNG SUẤT PHẲNG
Trạng thái ứng suất phẳng áp dụng cho các vật thể mỏng như tấm mỏng, ứng suất tác động theo
phương pháp tuyến lên một mặt của hệ tọa độ bằng 0, còn các ứng suất khác phụ thuộc vào toạ độ
điểm tác động, ví dụ:
σz = 0; τzx = τyz = 0. (1.209)
Quan hệ giữa biến dạng và ứng suất có dạng:
1
εx = (σ x − ν 12σ y ) ;
Ex
1
εy = (σ y − ν 21σ x ) ;
Ey
⎛ν ν ⎞
εz = - ⎜ 13 σ x − 23 σ y ⎟ ; (1.210)
⎜ Ex Ey ⎟
⎝ ⎠
và:
Ex
σx = (ε x + ν 21ε y )
1 − ν 12ν 21
Ey
σx = (ε y + ν 12 ε x )
1 − ν 12ν 21
τxy = Gxyγxy (1.211)
Dưới dạng ma trận, các ma trận [C] và [D] dùng trong trạng thái ứng suất phẳng chưa các thành
phần, khác nhau, tùy thuộc tính chất vật liệu:
[C] của vật liệu trực hướng:
⎡ 1 ν xy ⎤
⎢ − 0 ⎥
⎢ Ex Ey ⎥
⎢ ν yx 1 ⎥
[C] = ⎢− 0 ⎥ (1.212)
⎢ Ex Ey ⎥
⎢ 1 ⎥
⎢ 0 0
G xy ⎥⎦

với vật liệu đẳng hướng:

68
⎡ 1 −ν 0 ⎤
1⎢
[C] = ⎢− ν 1 0 ⎥⎥ (1.213)
E
⎢⎣ 0 0 2(1 − ν )⎥⎦
[D] cho vật liệu trực hướng:
⎡ Ex ν yx E x 0 ⎤
1 ⎢ ⎥
[D] =
1 − ν xyν yx ⎢ν xy E y Ey 0 ⎥ (1.214)
⎢ 0 0 G xy (1 − ν xyν yx )⎥⎦

Với vật liệu đẳng hướng:
⎡ ⎤
E ⎢1 ν 0 ⎥
[D] = ⎢ν 1 0 ⎥ (1.215)
1 −ν 2 ⎢ 1 −ν ⎥
⎢0 0 ⎥
⎣ 2 ⎦
Hàm thế năng đơn vị:

W=
1
2E
[
σ x 2 + σ y 2 + 2τ xy 2 + 2ν (τ 2 − σ xσ y ) ] (1.216)

Ứng suất chính trong trạng thái ứng suất phẳng tính theo công thức:
σx +σ y 1
σ1,2 = ± (σ x + σ y )2 + 4τ xy 2 ;
2 2
σz = 0. (1.217)
Trường hợp vật tròn xoay
Quan hệ biến dạng-ứng suất vật thể tròn xoay được thể hiện:
ε = [C].σ + ε0
trong đó:
⎧ε rr ⎫ ⎧σ rr ⎫
⎪ε ⎪ ⎪σ ⎪
⎪ ⎪ ⎪ θθ ⎪
{ε} = ⎨ θθ ⎬ , {σ} = ⎨ ⎬ (1.218)
⎪ε zz ⎪ ⎪σ zz ⎪
⎪⎩ε rz ⎪⎭ ⎪⎩σ rz ⎪⎭

⎡1 −ν −ν 0 ⎤

1 ⎢− ν 1 −ν 0 ⎥⎥
[C] = (1.219)
E ⎢− ν −ν 1 0 ⎥
⎢ ⎥
⎣0 0 0 2(1 + ν )⎦
Biến dạng do nhiệt có dạng:

69
⎧1⎫
⎪1⎪
⎪ ⎪
{ε0} = αΤ⎨ ⎬ (1.220)
⎪1⎪
⎪⎩0⎪⎭
Ứng suất trong vật thể tròn xoay
⎧1⎫
⎪ ⎪
EαΤ ⎪1⎪
{σ} = [D]( ε - ε0) = [D]{ε} - ⎨ ⎬ (1.221)
1 − 2ν ⎪1⎪
⎪⎩0⎪⎭

⎡1 −ν ν ν 0 ⎤
E
⎢ ν
⎢ 1 −ν ν 0 ⎥⎥
[D] = (1.222)
(1 + ν )(1 − 2ν ) ⎢ ν ν 1 −ν 0 ⎥
⎢ 1 − 2ν ⎥
⎢ 0 0 0 ⎥
⎣ 2 ⎦
Trong các biểu thức trên chỉ số r, θ chỉ hướng trục trong hệ độc cực, z hướng trục Oz.
Trường hợp vật thể tròn xoay biểu thức tính biến dạng có dạng:
⎧ ∂u ⎫
⎪ ∂r ⎪
⎪ u ⎪
⎪ ⎪
⎪ ⎪
{ε} = ⎨ r (1.223)
∂w ⎬
⎪ ⎪
⎪ ∂z ⎪
⎪ ∂u + ∂w ⎪
⎪⎩ ∂z ∂r ⎪⎭

7 PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN CƠ HỌC KẾT CẤU DỰA TRÊN LÝ THUYẾT ĐÀN
HỒI
Hệ thống phương trình cân bằng trong lý thuyết đàn hồi đang xem xét có thể phân loại mang tính
qui ước sau:
(1) Phương trình cân bằng phần tử 6 mặt dxdydz, công thức (1.8). Nhóm phương trình trình bày
quan hệ giữa ứng suất và hệ thống lực trong vật thể đàn hồi.
1
(2) Phương trình cân bằng phần tử tứ diện, đáy Az = dxdy, cạnh cao dz.. Hệ phương trình (1.9)
2
nêu rõ mối quan hệ giữa lực bề mặt với các thành phần ứng suất trong phần tử được xét.
(3) Định luật Hooke nêu quan hệ giữa ứng suất, biến dạng kể cả ứng suất, biến dạng do nhiệt
trong trường hợp có biến dạng ban đầu ε0. Từ công thức (1.116), (1.117) có thể xác định quan hệ giữa
ứng suất và biến dạng.
(4) Công thức St.Venant (1.115) đảm bảo tính tương hợp hay tính liên tục.

70
Bốn nhóm phương trình trên là những phương trình miêu tả trường và điều kiện biên của trường,
tạo thành các phương trình cơ bản lý thuyết đàn hồi. Bốn nhóm phương trình đúng cho vật thể đàn hồi
tuyệt đối.
Cơ cấu của các phương trình chứa các ẩn thuộc ứng suất, biến dạng, và chuyển vị được đưa về
một trong hai dạng sau: chỉ chứa chuyển vị, biến dạng hoặc chỉ có ứng suất.
7.1 Nguyên lý St Venant
Trường ứng suất, biến dạng, chuyển vị do hai phân bố tải tương đương về mặt tĩnh học gây ra tại
phần vật thể nằm khá xa vùng áp đặt tải có giá trị gần như giống nhau.
Nguyên lý St Venant phù hợp thực tế thí nghiệm, đo đạc và quan sát. Đây là nguyên lý quí giá,
để khẳng định tính chính xác nếu xét mặt định lượng các công trình nghiên cứu ngày nay đang dần
dần làm rõ.
Nguyên lý St Venant cần thiết khi mô hình hóa kết cấu, điều kiện biên.
7.2 Giải bài toán lý thuyết đàn hồi
Phương trình lý thuyết đàn hồi mang dạng: ℑ(ui, εij, σij, λ, μ, fi) = 0
Trong đó: λ - hằng số Lamé, μ = G, f – lực khối.
Các phương trình chính:
Phương trình cân bằng: σ ij , j + f i = 0
Quan hệ biến dạng-chuyển vị: ε ij = 1
2
(u i, j + u j ,i )
Phương trình tương hợp: ε ij ,kl + ε kl ,ij − ε ik , jl − ε jl ,ik = 0
1 +ν ν
Định luật Hooke: σ ij = λε kk δ ij + 2 με ij ; ε ij = σ ij − σ kk δ ij
E E
Phương pháp lực
Loại chuyển vị, biến dạng khỏi hệ thống ℑ(ui, εij, σij, λ, μ, fi) = 0, chỉ để lại các thành phần liên
quan ứng suất. Để làm điều này cần thiết sử dụng phương trình tương hợp.
ν
σ ij ,kk + σ kk ,ij − σ ik , jk − σ jk ,ik = (σ mm,kk δ ij + σ mm,ij δ kk − σ mm, jk δ ik − σ mm,ik δ jk ) (1.196)
1 +ν
1 +ν
Thay các biểu thức sau: σ ij , j = − f i ; δ kk = 3; σ ii , kk = − f i ,i vào phương trình (1.196) sẽ
1 −ν
nhận được:
1 ν
σ ij ,kk + σ kk ,ij = − δ ij f k ,k − f i , j − f j ,i (1.197)
1 +ν 1 +ν
Đây là phương trình Beltrami-Michell
Phương pháp chuyển vị
Loại biến dạng, ứng suất từ ℑ(ui, εij, σij, λ, μ, fi) = 0, chỉ giữ lại các thành phần liên quan
chuyển vị.
σ ij = λu k ,k δ ij + μ (u i , j + u j ,i ) (1.198)
Từ đây xây dựng phương trình đàn hồi Navier 12 hoặc Lamé-Navier.

12
Claude-Louis-Marie-Henri Navier (1785-1836), kỹ sư Pháp quan tâm nhiều lĩnh vực cơ học

71
μ∇ 2 u i + (λ + μ )u k ,ki + f = 0 ; (1.199)
với ∇ 2 = ∂ 2x + ∂ 2y + ∂ 2z .
Trường hợp không có lực khối f, phương trình đang nêu trở thành:
∇ 2∇ 2ui = 0 (1.200)
Những điều vừa trình bày tổng kết như sau.
⎧ ∂u ⎫
⎪ ∂x ⎪
⎪ ∂v ⎪
⎧εx ⎫ ⎪ ⎪
Công thức tính {ε} dạng ⎪ε ⎪ ⎪ ∂y ⎪ , cùng các ký hiệu rút ngắn:
⎪ y ⎪ ⎪ ∂w ⎪
⎪⎪ ε z ⎪⎪ ⎪⎪ ∂z ⎪⎪
⎨ ⎬ = ⎨ ∂u ∂v ⎬
⎪ γ xy ⎪ ⎪ + ⎪
⎪ γ yz ⎪ ⎪ ∂y ∂x ⎪
⎪ ⎪ ⎪ ∂v ∂w ⎪
⎩⎪ γ zx ⎭⎪ ⎪ ∂z + ∂y ⎪
⎪ ⎪
⎪∂w + ∂u ⎪
⎪⎩ ∂ x ∂z ⎪⎭
∂ ∂ ∂
∂x = ; ∂y = ; ∂z = có thể trình bày lại dạng sau:
∂x ∂y ∂z
⎧εx ⎫ ⎡∂ x 0 0 ⎤
⎪ε ⎪ ⎢ 0 ∂y 0 ⎥
⎪ y
⎪⎪ ε z

⎪⎪

⎢ 0 0 ∂z
⎥⎧u ⎫
⎥⎪ ⎪
hay dưới dạng : ε = D.u (1.201)
⎨ ⎬ = ⎢ ⎥⎨v ⎬
⎪ γ xy ⎪ ⎢∂ y ∂x 0 ⎥⎪ ⎪
w
⎪ γ zx ⎪ ⎢∂ z 0 ∂ x ⎥⎩ ⎭
⎪ ⎪ ⎢ ⎥
⎪⎩ γ yz ⎪⎭ ⎣⎢ 0 ∂z ∂ y ⎦⎥
⎡∂ x 0 0 ⎤
⎢ 0 ∂y 0 ⎥⎥

trong đó ⎢ 0 0 ∂ z ⎥ , u – vector chuyển vị, [ u v w]T.
D = ⎢ ⎥
⎢∂ y ∂x 0 ⎥
⎢∂ z 0 ∂x⎥
⎢ ⎥
⎢⎣ 0 ∂z ∂ y ⎥⎦
Bằng cách diễn đạt tương tự, quan hệ giữa biến dạng, không tính biến dạng ban đầu hoặc biến
dạng do nhiệt, và ứng suất được trình bày theo công thức:
⎧ε ⎫ ⎡ 1 −ν −ν M ⎤ ⎧σ x ⎫
⎪ε ⎪ ⎢− ν ⎥ ⎪σ ⎪
⎪ y ⎪ ⎢ 1 −ν M 0 ⎥⎪ y ⎪
⎪εz ⎪ ⎢− ν −ν 1 M ⎥ ⎪σ z ⎪
⎪ ⎪ 1 ⎢ ⎥⎪ ⎪
⎨L ⎬ = L L L L L L ⎥⎨ L ⎬
E ⎢ ⎪
⎪γ ⎪ ⎢ M 2 (1 + ν ) ⎥ ⎪τ xy
⎪ xy ⎪ ⎢ ⎥⎪ ⎪
⎪ γ zx ⎪ ⎢ 0 M 2 (1 + ν ) ⎥ ⎪ τ zx ⎪
⎪γ ⎪ ⎢ ⎪ ⎪
⎩ yz ⎭ ⎣ M 2 (1 + ν ) ⎥⎦ ⎩τ yz ⎭
- -1
hay là: ε= E σ (1.202)
Định luật Hooke trình bày theo quan hệ: σ = E ε, hay là:

72
⎧σ x ⎫ ⎡1 − ν ν ν M ⎤⎧ ε ⎫
⎪σ ⎪ ⎢ ν ⎥⎪ ε ⎪
⎪ y ⎪ ⎢ 1−ν ν M 0 ⎥⎪ y ⎪
⎪σ z ⎪ ⎢ ν ν 1−ν M ⎥⎪ ε z ⎪ (1.203)
⎪ ⎪ E ⎢ ⎥⎪ ⎪
⎨L ⎬ = L L L L L L ⎥⎨ L ⎬
⎪τ ⎪ (1 + ν )(1 − 2ν ) ⎢⎢ 1 − 2ν ⎥ ⎪ γ xy ⎪
M
⎪ xy ⎪ ⎢ 2
⎥⎪ ⎪
⎪ τ zx ⎪ ⎢ 0 M 1 − 2ν
2 ⎥ ⎪ γ zx ⎪
⎪τ ⎪ ⎢ 1 − 2ν ⎥ ⎪ ⎪
⎩ yz ⎭ ⎣ M 2 ⎦ ⎩ γ yz ⎭
⎡1 − ν ν ν M ⎤
⎢ ν 1 −ν ν M 0 ⎥
⎢ ⎥
⎢ ν ν 1 −ν M ⎥
E ⎢ ⎥
E = L L L L L L ⎥
(1 + ν )(1 − 2ν ) ⎢⎢ 1 − 2ν ⎥
M 2
⎢ 1 − 2ν

⎢ 0 M 2 ⎥
⎢ M 1 − 2ν ⎥
⎣ 2 ⎦

Phương trình cân bằng:


∂σ x ∂τ xy ∂τ xz
+ + + f Bx = 0
∂x ∂y ∂z
∂τ xy ∂σ y ∂τ yz
+ + + f By = 0
∂x ∂y ∂z
∂τ zx ∂τ zy ∂σ z
+ + + f Bz = 0
∂x ∂y ∂z
cùng các điều kiện: τyx =τxy , τzx = τyz, τxz = τzx có thể viết:
⎧σ x ⎫
⎪σ ⎪
⎪ y⎪
⎡∂ x 0 0 M ∂ y ∂ x 0 ⎤ ⎪σ z ⎪ ⎧ f Bx ⎫ ⎧0⎫
⎢ ⎥⎪ ⎪ ⎪ ⎪ ⎪ ⎪
⎢0 ∂ y 0 M ∂ x 0 ∂ z ⎥ ⎨ L ⎬ + ⎨ f By ⎬ = ⎨0⎬ (1.203)
⎢0
⎣ 0 ∂ z M 0 ∂ z ∂ y ⎥⎦ ⎪τ xy ⎪ ⎪⎩ f Bz ⎪⎭ ⎪⎩0⎪⎭
⎪ ⎪
⎪τ zx ⎪
⎪τ ⎪
⎩ yz ⎭
⎡∂ x 0 0 M ∂ y ∂ x 0 ⎤
với D = ⎢⎢ 0 ∂ y 0 M ∂ x 0 ∂ z ⎥⎥ .
T

⎢ 0 0 ∂z M 0 ∂z ∂y ⎥
⎣ ⎦
Hay là: D T σ + fB = 0 (1.203a)
Đây là phương trình tĩnh (static equation) hay phương trình cân bằng (equation of equilibrium)
áp dụng cho các bài toán cơ học kết cấu trình bày trong giáo trình.
Điều kiện tương hợp
Từ các phương trình dạng ∂ 2ε x ∂ 2ε y ∂ 2 γ xy có thể viết: ∂2 ∂ 2ε x ∂ 2ε y hay là
+ = γ = +
∂ x∂ y
xy
∂y 2
∂x 2
∂x∂y ∂y 2
∂x 2
∂ 2 ε x ∂ ε y ∂ γ xy
2 2

R zz = + − = 0 . Phương trình tương hợp dạng ma trận:


∂y 2 ∂x 2 ∂ x∂ y

73
⎧ R xx ⎫ ⎡ 0 ∂ 2x ∂ 2y M 0 0 − ∂ y ∂ z ⎤⎧ ε x ⎫
⎪R ⎪ ⎢ 2 ⎥⎪ ⎪
⎪ yy ⎪ ⎢ ∂ z 0 ∂ 2
x M 0 − ∂ x∂ z 0 ⎥⎪ ε y ⎪
⎪ R zz ⎪ ⎢ ∂ 2y ∂ 2
x 0 M − ∂ x∂ y 0 0 ⎥⎪ ε z ⎪
⎪ ⎪ ⎢ ⎥⎪ ⎪
⎨L⎬= ⎢ L L L L L L ⎥⎨ L ⎬ = 0
⎪R ⎪ ⎢ 0 − ∂ x∂ y − 12 ∂ 2x ∂ y∂ x ⎥ ⎪γ ⎪
0 2 ∂ y ∂ z ⎪ xy ⎪
1 1
M
⎪ xy ⎪ ⎢ 2

⎪ R xz ⎪ ⎢ 0 − ∂ x∂ z 0 M 2 ∂ y∂ x
1
− 12 ∂ 2y 1 γ
2 ∂ x ∂ y ⎥ ⎪ xz ⎪
⎪R ⎪ ⎢ ⎪ ⎪
⎩ yz ⎭ ⎣− ∂ y ∂ z 0 0 M 1
2 ∂ x∂ z 1
2 ∂ x∂ y − 12 ∂ 2z ⎥⎦ ⎩γ yz ⎭

hay là R = D1 ε (1.204)

Phương trình cơ bản trong phương pháp chuyển vị


Khi thay thế quan hệ biến dạng-chuyển vị ε = D.u vào phương trình σ = E .ε sẽ nhận được
quan hệ ứng suất-chuyển vị dạng sau: σ = E ε = E D u.
D T σ + fB = D T E D u + fB = 0 trong miền V (1.205)
Đây là phương trình vi phân chính (governing differential equation) trình bày trong khuôn khổ
phương pháp chuyển vị.
Dạng vô hướng phương trình (1.205) được viết thành 3 phương trình:
1 ∂ ⎛ ∂u ∂v ∂w ⎞ f Bx
∇ 2u + ⎜ + + ⎟+ =0
1 − 2ν ∂x ⎜⎝ ∂x ∂y ∂z ⎟⎠ G
1 ∂ ⎛ ∂u ∂v ∂w ⎞ f By
∇2v + ⎜ + + ⎟+ =0
1 − 2ν ∂y ⎜⎝ ∂x ∂y ∂z ⎟⎠ G
1 ∂ ⎛ ∂u ∂v ∂w ⎞ f Bz
∇2w + ⎜ + + ⎟+ =0
1 − 2ν ∂z ⎜⎝ ∂x ∂y ∂z ⎟⎠ G
∂2 ∂2 ∂2
trong đó toán tử Laplace 13 được hiểu là ∇ 2 = + + .
∂x 2 ∂y 2 ∂z 2
Thông thường phương trình này còn được viết như sau:
G∇ 2 u i + (λ + G )u k ,ki + f B = 0 ; (1.206)
trong đó đã sử dụng ký hiệu: i, j, k = x, y, z . ux = u; uy = v; uz = w.
Eν E
Các hằng số Lamé : λ = ; G= ,
(1 + ν )(1 − 2ν ) 2(1 + ν )
Phương trình (1.206) có tên gọi phương trình đàn hồi Navier 14 hoặc Lamé-Navier.
Trường hợp không có lực khối fB, phương trình đang nêu trở thành:
∇ 2∇ 2ui = 0 (1.207)

13
Pierre Simon Laplace (1749-1827), nhà thiên văn học, toán học Pháp.
14
Claude-Louis-Marie-Henri Navier (1785-1836), kyõ sö Phaùp quan taâm nhieàu lónh vöïc cô hoïc

74
Phương trình cơ bản trong phương pháp lực
Xây dựng phương trình vi phân cho bài toán cơ học kết cấu có thể thực hiện trên cơ sở lực, độ
dẻo, hoặc sử dụng các phương trình tương hợp. Phương trình dạng này xây dựng trên nền phương
-1
trình tương hợp với các biến là ứng suất. Thay biểu thức ε = E σ vào phương trình tương hợp
R = D 1ε có thể thấy:
D 1ε = D 1 E -1σ = 0 (1.208)
∂ 2σ ij ∂f Bi
Từ phương trình cân bằng có thể xác định =− . Sau khi thay biểu thức này vào
∂j∂k ∂k
phương trình (1.208) có thể viết lại phương trình dạng sau:
1 ∂ 2σ kk 1 ⎛ ∂f ∂f Bj ⎞
∇ 2σ ij + − δ ij ∇ 2σ kk = −⎜⎜ Bi + ⎟
1 + ν ∂i∂j 1 + ν ⎝ ∂j ∂i ⎟⎠
Với δij = 1 nếu i = j và δij = 0 nếu i ≠ j .
Có thể viết lại phương trình vừa nêu:
1 ∂ 2σ kk ν ∂f ⎛ ∂f ∂f Bj ⎞
∇ σ ij + 2
= δ ij Bk − ⎜⎜ Bi + ⎟ (1.209)
1 + ν ∂i∂j 1 −ν ∂k ⎝ ∂j ∂i ⎟⎠
Phương trình (1.209) mang tên gọi phương trình Michell 15 . Trường hợp không xét lực khối,
phương trình này có dạng:
1 ∂ 2σ kk
∇ σ ij +
2
=0
1 + ν ∂i∂j
hay là: ∇ 2 ∇ 2σ ij = 0 (1.210)
Phương trình (1.210) mang tên Beltrami 16 .
7.3 Phương pháp hỗn hợp
Phương trình vi phân chính còn có thể xây dựng trên cơ sở cả chuyển vị và lực. Trường hợp
chung, biến dạng trong vật thể đàn hồi bao gồm biến dạng do tác động lực và biến dạng ban đầu hoặc
-1 0 0
biến dạng do nhiệt. ε = E σ + ε ; σ = E ε - E ε
0
trong đó ε - biến dạng ban đầu hoặc biến dạng do nhiệt.
-1 0
Khi thay ε bằng biểu thức chứa u chúng ta có thể viết ε = D u = E σ + ε hay là D u –
E σ = ε0 . Phương trình cơ bản dạng D T σ = -fB sau khi thay thế sẽ là:
-1

⎡ [0] M [D ] ⎤
T

⎢ ⎥ ⎧ u ⎫ ⎧− f ⎫
⎢L • ⎥ ⎨σ ⎬ = ⎨ ε 0 ⎬
L (1.211)
⎢[D ] M



⎩[ ⎭ ⎩
− E −1 ] ⎭

Phương trình ma trận này có tên gọi phương trình vi phân chính (governing different equation)
xây dựng trên cơ sở cả chuyển vị, biến dạng.
7.4 Giải bài toán phẳng

15
Jonh Henry Michell (1863-1943), nhaø toaùn hoïc Australia, giaùo sö ñaïi hoïc Melbourne.
16
Eugenio Beltrami (1835-1900), nhaø toaùn hoïc ngöôøi Italy.

75
Bài toán phẳng chia ra thành hai nhóm: Bài toán về trạng thái biến dạng phẳng và bài toán về
trạng thái ứng sất phẳng (gọi tắt là bài toán biến dạng phẳng và bài toán ứng suất phẳng).
Phần tiếp tiến hành thiết lập các phương trình cơ bản của bài toán phẳng của lý thuyết đàn hồi cho
vật thể đàn hồi trực hướng, với các trục Ox, Oy, Oz trùng với các trục đàn hồi đối xứng.
Trạng thái biến dạng phẳng. Trong trạng thái biến dạng phẳng, một trong các chuyển vị bằng 0, còn
hai chuyển vị còn lại không phụ thuộc vào tọa độ ứng với chuyển vị bằng 0 nói trên.
Giả sử, w = 0; còn u = f1(x,y); v = f2(x,y). Trên cơ sở của công thức Cauchy và định luật Hooke
tổng quát có thể nhận được:
εz = γyz = γzx = 0; τzx = τyz = 0 (1.212)
Các thành phần còn lại của biến dạng và ứng suất là các hàm của x và y.
Trạng thái biến dạng phẳng phù hợp với biến dạng ở phần giữa của dầm lăng trụ dài, chịu tác dụng
của các lực vuông góc với trục của nó và không thay đổi dọc theo trục này.
∂σ x ∂τ yx ∂τ xy ∂σ y
+ = 0; + = 0; (1.213)
∂x ∂y ∂x ∂y
và phương trình liên tục thoả mãn trong bài toán phẳng:
∂ 2 ε x ∂ ε y ∂ γ xy
2 2

+ = (1.214)
∂y 2 ∂x 2 ∂x∂y
Công thức tính thế năng khối có dạng:
1 −ν 2
W=
2E
⎡ 2 2
( ⎤
⎢σ x + σ y + 1 − ν τ xy + νσ xσ y ⎥
2 2
) (1.215)
⎣ ⎦
Biến dạng chính:
εx +εy
ε 1, 2 = ± (ε x − ε y ) + γ xy2
2
(1.216)
2
εz = 0. (1.217)
Trạng thái ứng suất phẳng.Trong trạng thái ứng suất phẳng, các thành phần ứng suất tác dụng trên
tiết diện vuông góc với một trục tọa độ, bằng 0, đồng thời các thành phần còn lại không phụ thuộc vào
tọa độ tương ứng với trục này.
σz = τyz = τzx = 0. (1.218)
Trong trạng thái ứng suất phẳng, biến dạng đường không bằng 0.
Trạng thái ứng suất phẳng tồn tại trong các tấm mỏng, chịu tác dụng trên biên, không biến đổi dọc
theo chiều dày, song song với mặt phẳng không chịu lực của tấm.
Sự có mặt của trong bài toán về trạng thái ứng suất phẳng, dẫn đến hiện tượng vênh, ở một mức độ
nào đó, mặt trung hoà của tấm.
Các ứng suất chính có thể xác định theo công thức:
σ x +σ y 1
σ 1, 2 = ± (σ x − σ y )2 + 4τ xy2 (1.219)
2 2
Công thức tính thế năng khối có dạng:

W =
2E
1
[
σ x2 + σ y2 + 2τ xy2 + 2ν (τ xy2 + σ xσ y )] (1.220)

76
Hệ các phương trình (1.213) và (1.214) có thể đưa về một phương trình bậc 4, khi đưa vào thêm
ký hiệu hàm Φ(x,y), gọi là hàm ứng suất hay hàm Airy (Airy stress function).
Hàm đặc biệt này khi giải bài toán trạng thái ứng suất phẳng, theo đó phải thỏa mãn các điều
kiện:
∂σ x ∂τ yx ⎫
+ = 0⎪
∂x ∂y ⎪
∂τ xy ∂σ y ⎪
+ = 0⎬ (1.221)
∂x ∂y ⎪
∇ (σ x + σ y ) = 0⎪
2



Hàm Φ cần xác định, gắn liền với ứng suất trong nghĩa cụ thể bằng quan hệ:
∂ 2Φ ∂ 2Φ ∂ 2Φ
σx = 2 ; σy = 2 ; τ xy =− (1.222)
∂y ∂x ∂x∂y
Các phương trình trên biến thành đồng nhất thức. Sử dụng định luật Hooke và thu được phương
trình xác định hàm Φ(x,y) trong trường hợp chung:
∂ 4Φ ∂ 4Φ ∂ 4Φ
B + 2C + A (1.223)
∂x 4 ∂x 2 ∂y 2 ∂y 4
Đối với bài toán biến dạng phẳng dùng cho vật liệu trực hướng:
1 − ν zxν xz 1 − ν zyν yz 1 ⎛ ν xy ν zyν yz ⎞
A= ;B = ;C = − ⎜⎜ + ⎟⎟; (1.224 )
Ex Ey 2G xy ⎝ E x Ez ⎠
1 1 1 ν
hoặc A= ;B = ;C = − ; (1.225)
Ex Ey 2G xy E x
Đối với vật liệu đẳng hướng, phương trình vi phân xác định hàm ứng suất cho trạng thái ứng suất
phẳng sẽ có dạng trùng điều hòa như sau:
∂ 4Φ ∂ 4Φ ∂ 4Φ
+2 2 2 + 4 =0 (1.226)
∂x 4 ∂x ∂y ∂y
hoặc viết theo cách khác: ∇ 4 Φ ( x, y ) = 0
Nếu trên đường viền của tấm có ngoại lực, với các hình chiếu tác dụng mang giá trị Xn, Yn , ta có:
∂ 2Φ ∂ 2Φ
Xn = cos α − sin α ;
∂y 2 ∂x∂y
(1.227)
∂ 2Φ ∂ 2Φ
Yn = − cos α + 2 sin α
∂x∂y ∂y
với cosα = cos(x,n); sinα = cos( y,n).
Có thể qui ước di chuyển dọc theo đường viền, sao cho tấm đang xem xét luôn ở về bên phải, khi
đó:
∂y ∂x ∂x ∂y
cos α = = ; sin α = − = (1.228)
∂s ∂n ∂s ∂n

77
trong đó n – pháp tuyến đến đường bao và s – tiếp tuyến.
Có thể viết tiếp:
∂ 2 Φ ∂y ∂ 2 Φ ∂x ∂ ⎛ ∂Φ ⎞
Xn = + = ⎜ ⎟
∂y 2 ∂s ∂x∂y ∂s ∂s ⎜⎝ ∂y ⎟⎠
(1.229)
∂ 2 Φ ∂y ∂ 2 Φ ∂x ∂ ⎛ ∂Φ ⎞
Yn = − + 2 =− ⎜ ⎟
∂x∂y ∂s ∂y ∂s ∂s ⎝ ∂x ⎠
Chọn một điểm A bất kỳ trên đường viên làm gốc tọa độ, và giả sử tại điểm này thoả mãn:
∂Φ ∂Φ
= K; =L
∂x ∂y
∂Φ ∂Φ
Khi đó, giá trị các đạo hàm , tại điểm B bất kỳ trên đường viền, có thể tính được:
∂x ∂y

∂Φ ∂Φ
= K − ∫ Yn ds; = L + ∫ X n ds (1.230)
∂x AB
∂y AB

∂Φ ∂Φ
Gia số ; khi di chuyển từ điểm A đến điểm B tương ứng bằng hình chiếu lên các
∂x ∂y
trục Oy và Ox của tải trọng tác dụng lên đoạn đường viền giữa Avà B. Từ đó, một cách hiển nhiên thấy
rằng, nếu véc tơ chính cuả các lục tác dụng lên đường viền, bằng 0, thì tích phân đường trong công
thức bằng 0, khi di chuyển vòng kín quanh đường viền. Và như vậy, trong trường hợp này,
∂Φ ∂Φ
, sẽ là các hàm đơn trị. Điều kiện này luôn thỏa mãn đối với vật thể đơn liên. Khi biết các
∂x ∂y
đạo hàm riêng của hàm ứng suất theo các tọa độ x và y, có thể tính đạo hàm các hàm này theo tiếp
tuyến và pháp tuyến với đường viền.
∂Φ ∂Φ ∂x ∂Φ ∂y ⎫
= +
∂s ∂x ∂s ∂y ∂s ⎪⎪
(1.231)
∂Φ ∂Φ ∂x ∂Φ ∂y ⎬
= + ⎪
∂n ∂x ∂n ∂y ∂n ⎪⎭
Từ đó dễ dàng có được giá trị của hàm Φ(x,y) trên đường viền:
⎛ ∂Φ ∂x ∂Φ ∂y ⎞
Φ = M + ∫ ⎜⎜ + ⎟ds = M + K ( x B − x A ) + L( y B − y A ) −
AB⎝
∂x ∂s ∂y ∂s ⎟⎠
(1.232)
xB
⎛ ⎞ yB
⎛ ⎞
− ∫ ⎜⎜ ∫ Yn ds ⎟⎟dx + ∫ ⎜⎜ ∫ X n ds ⎟⎟dx
x A ⎝ AB ⎠ y A ⎝ AB ⎠
trong đó, M – hằng số; xA, yA, xB, yB –tọa độ các điểm A và B, tương ứng.
Công thức (1.232) cho thấy rằng, giá trị của hàm ứng suất tại điểm B bất kỳ bằng momen tất cả
các lực tác dụng lên đường viền, trên đoạn đang xem xét với sai khác một đại lượng M + K(xB-xA) +
L(yB – yA). Tích phân này bằng 0 nếu như momen chính các lực tác dụng lên đường viền bằng 0. Khi
đó, hàm Φ(x,y) là đơn trị.

78
Từ phương trình (1.226) và các điều kiện biên (1.230) suy ra rằng, đối với vật thể đàn hồi đẳng
hướng, với chế độ tải trọng xác định trên biên, hàm ứng suất không phụ thuộc vào các hằng số đàn hồi,
và như vậy, với chế độ tải như nhau trên các vật thể có hình dáng như nhau nhưng làm từ vật liệu khác
nhau, các hàm ứng suất sẽ bằng nhau.
Những điều nói trên chỉ dùng cho các miền đơn liên. Đối với các miền đa liên, hàm ứng suất
không phụ thuộc vào các hằng số đàn hồi khi mà vecto chính các lực tác dụng lên mỗi đường viền
bằng 0.
Ví du 1.12: Thành lập hàm ứng suất cho dầm dài L, mặt cắt ngang hình chữ nhật cạnh đứng 2c, chiều
rộng b, chịu tác động tải phân bố đều q = const.
Điều kiện biên như sau:
a) Tại x = 0:
σx = 0; τxy = 0.
b) Tại x = L:
c

∫ τ xy bdy = qL ⎪
−c ⎪
c
⎪ y
∫−cσ x bdy = 0 ⎬ q
⎪ 2
c
⎪ 1/2qL y

∫ σ = 2
x ybdy 1
2 qL ⎪ x 2c z
−c ⎭ qL b
c) Tại y = c:
L
q
σ y = − ; τ xy = 0
b
d) Tại y = -c: Hình 1.21
σy = 0; τxy = 0.
Những nhận xét ban đầu:
- Điều kiện đầu tiên của a) trong trường hợp cụ thể không thể thỏa mãn.
q
- Từ tính chất đối xứng của mặt cắt ngang và σ y = − tại y = c và σy = 0 tại y = -c, có thể rút
b
ra σy sẽ là hàm lẻ của y.
- Hàm σx cũng là hàm lẻ của y.
Hàm Airy nên viết dưới dạng:
Φ = Axy +Bx2 + Cx2y + Dy3 +Exy3 +Fx2y3 +Gy5
Có thể thấy rằng: ∇4Φ(x,y) = 24Fy + 120Gy = 0.
Từ phương trình cuối suy ra F = -5G.
Ứng suất tính theo công thức sau:
∂ 2Φ
σx = = 6 Dy + 6 Exy − 30Gx 2 y + 20Gy 3
∂x 2

∂ 2Φ
σy = = 2 B + 2Cy + 10Gy 3
∂y 2

79
∂ 2Φ
τ xy = − = −( A + 2Cx + 3Ey 2 − 30Gxy 2 )
∂x∂y
Từ công thức tính τxy có thể viết:
Thỏa mãn điều kiện τxy = 0 tại x = 0: A + 3Ey2 = 0, từ đó A = E = 0.
Thoả mãn τxy = 0 tại y = ±c có thể thấy:
0 = -(2Cx - 30Gc2x), hay là C = 15Gc2.
Giải phương trình xác định σy, thỏa mãn điều kiện biên cho phép xác định B, G:
q
− = 2 B + 30Gc 3 − 10Gc 3 = 2 B + 20Gc 3
b
0 = 2 B − 30Gc 3 + 10Gc 3 = 2 B − 20Gc 3
Từ đó có thể nhận được:
q q
B=− ; G=−
4b 40bc 3
Biết rằng momen quán tính mặt cắt ngang tính bằng I = 23 bc 3 , biểu thức của B và G sẽ có dạng:
qc 3 q
B=− ; G=−
6I 60 I
Hằng C tính theo G sẽ là: C = 15Gc2 = - (qc2)/(4I)
Từ phương trình xác định σx có thể viết:
q q
σ x = 6 Dy + 6 Exy − 30Gx 2 y + 20Gy 3 = 6 Dy + x 2 y − y 3
2I 3I
Thay biểu thức cuối vào điều kiện biên tại x = L có thể thấy:
+c
⎛ q q 3⎞ 1
∫ ⎜⎝ 6 Dy + 2 I x y− y ⎟ ybdy = qL2
2

−c
3I ⎠ 2
qc 2
Từ đó có thể viết: D =
30 I
Trường ứng suất có dạng sau:

σx =
q
10 I
(5 x 2 + 2c 2 )y −
q 3⎫
3I ⎪
y
⎪⎪
σ y = − (2c 3 + 3c 2 y − y 3 ) ⎬
q
6I ⎪
x(c − y )
q ⎪
τ xy = 2 2

2I ⎪⎭
Bài toán ngược
Trong các bài toán ngược thường biết trước chuyển vị hoặc biến dạng, lực hoặc ứng suất, từ cơ sở
này sẽ tìm cách xác định hai nhóm giá trị còn lại. Thông thường gặp các bài toán theo một trong các
phương thức:
(1) Cho trước các hàm liên tục u(x,y,z), v(x,y,z) và w(x,y,z), thông qua phương trình Cauchy để
xác định biến dạng, từ phương trình của định luật Hooke tìm ứng suất. Các lực khối fB xác định nhờ

80
vào phương trình Lamé hoặc phương trình Navier, qua phương trình cân bằng liên quan đến ứng suất
và lực. Các hàm ứng suất trong phương trình cân bằng khối tứ diện giúp xác định lực bề mặt fS.
(2) Khi biết trước ứng suất trong vật thể σx(x,y,z), τxy(x,y,z),..., σz(x,y,z), có thể thông qua điều
kiện liên tục xác định các đại lượng liên quan. Lực khối tìm trong mối quan hệ của các phương trình
cân bằng. Biến dạng xác định dựa vào công thức định luật Hooke, chuyển vị xác định theo công thức
trình bày tại chương hai.
(3) Khi biết trước biến dạng εx(x,y,z), γxy(x,y,z),..., εz(x,y,z), bằng con đường tương tự như trình
bày tại (2) để xác định ứng suất, chuyển vị và ngoại lực cần thiết để gây ra chuyển vị đó.
Phương pháp nửa ngược
Một trong các phương pháp cho phép thu được những lời giải riêng của bài toán lý thuyết đàn hồi
là phương pháp nửa ngược St-Venant. Thực chất của phương pháp này là ấn định trước một phần của
nghiệm, thường lấy từ nghiệm đơn giản, từ trực quan của kỹ sư, phần nghiệm chưa biết còn lại có thể
tìm được nhờ tích phân phương trình vi phân của bài toán, đã được đơn giản đi nhiều nhờ thay vào đó
phần nghiệm đã ấn định trước. Nếu như phần nghiệm ấn định không phù hợp với các phương trình cơ
bản cuả lý thuyết đàn hồi, cần bỏ đi và chọn lại nghiệm khác.
Ví dụ về phương pháp nửa ngược có tính kinh điển là bài toán xoắn dầm St Venant. Xoắn dầm
trụ, mặt cắt hình dạng bất kỳ được St. Venant17 giải từ năm1855 sẽ được nhắc lại trong phần này.
Hãy ký hiệu diện tích mặt cắt dầm A, chiều dài dầm L. Dầm ngàm chặt một đầu, bị tác động momen
xoắn Mt tại đầu tự do. Giả thuyết được đưa ra đầu tiên là dầm bị xoắn như vật cứng chịu xoắn, có
nghĩa hình dạng các mặt cắt ngang không thay đổi sau khi xoắn. Tuy nhiên khác với xoắn trụ tròn, các
mặt cắt ngang phẳng trước khi bị xoắn sẽ bị vênh (warping) sau xoắn. Dịch chuyển theo trục Ox của
các điểm trong mặt phẳng, trừ tiết diện hình tròn, không đều nhau. Từ ý tưởng giải bài toán theo
phương pháp nửa ngược, phương trình chuyển vị được áp đặt như sau, hình 1.22
z P'
dw
P
Q dv
θd
x

y
O

Hình 1.22
u = u ( y, z ) ⎫

dv = −θdx.z ⎬ (a)
dw = θdx. y ⎪⎭
còn đạo hàm của chúng có dạng:

17
Barré de Saint-Venant (1797-1886) nhà toán học, kỹ sư Pháp.

81
∂v ⎫
= −θz ⎪
∂x (b)
∂w ⎬
= θy ⎪
∂x ⎭
Từ quan hệ biến dạng-chuyển vị có thể thấy rằng:
∂u ∂v ∂w
εx = = 0; ε y = = 0; ε z = =0 (c)
∂x ∂y ∂z
Từ giả thuyết các mặt cắt xoay song không thay đổi hình dạng cho phép viết:
1 ⎛ ∂w ∂v ⎞
γ yz = ⎜⎜ + ⎟=0 (d)
2 ⎝ ∂y ∂z ⎟⎠
Trong khi đó biến dạng góc γxy, γxz được hiểu theo cách sau đây:
1 ⎛ ∂u ∂v ⎞ 1 ⎛ ∂u ⎞
γ xy = ⎜⎜ + ⎟⎟ = ⎜⎜ − θz ⎟⎟
2 ⎝ ∂y ∂x ⎠ 2 ⎝ ∂y ⎠
1 ⎛ ∂u ∂w ⎞ 1 ⎛ ∂u ⎞
γ xz = ⎜ + ⎟= ⎜ + θy ⎟ (e)
2 ⎝ ∂z ∂x ⎠ 2 ⎝ ∂z ⎠
Trong mặt cắt bất kỳ các thành phần ứng suất suy từ quan hệ ứng suất-biến dạng sẽ là: σx = σy
= σz = τyz = 0. Chỉ có hai ứng suất khác 0 sau đây:
⎛ ∂u ⎞⎫
τ xy = 2Gγ xy = G⎜⎜ − θz ⎟⎟⎪
⎝ ∂y ⎠⎪ ⎬ (f)
⎛ ∂u ⎞⎪
τ xz = 2Gγ xz = G ⎜ + θy ⎟
⎝ ∂z ⎠⎪⎭
Từ phương trình cân bằng lý thuyết đàn hồi, với trường hợp σx = 0 có thể viết phương trình:
∂τ xy ∂τ xz
+ =0 (g)
∂y ∂z
Bài toán xoắn nhằm xác định hai ứng suất khác 0, liên tục trong y và z, hiểu theo cách của St
Venant được xem xét theo hai đường khác nhau.
Bài toán đầu tiên sử dụng hàm ứng suất trong phân tích ứng suất, biến dạng. Bài toán thứ hai nêu
mối quan hệ hàm vênh, miêu tả chuyển vị dọc trục Ox các điểm vật chất tại mặt cắt ngang dầm với
các đại lượng liên quan ứng suất, biến dạng dầm. Trong phạm vi ví dụ chúng ta nhắc lại cách làm sử
dụng hàm ứng suất ψ(y,z).
Hàm ứng suất ψ(y,z) có tính chất:τxy ≡ (∂ψ/∂z); τzx ≡ (-∂ψ/∂y). Hàm Prandtl ψ(y,z) phải thỏa mãn
các điều kiện ghi tại (f), hay là:
∂ψ ⎛ ∂u ⎞⎫ ∂ 2ψ ⎛ ∂ 2u ⎞⎫
= G ⎜⎜ − θz ⎟⎟ ⎪ = G ⎜
⎜ ∂y∂z − θ ⎟⎟⎪
∂z ⎝ ∂y ⎪
⎠ ⎬ và ∂ z 2
⎝ ⎠⎪
⎬ (h)
∂ψ ⎛ ∂u ⎞⎪ ∂ψ2
⎛∂ u2
⎞⎪
= G ⎜ + θy ⎟ = G⎜⎜ + θ ⎟⎟
∂z ⎝ ∂z ⎠⎪⎭ ∂z 2 ⎝ ∂y∂z ⎠⎪⎭
Cọng hai phương trình cuối này có thể nhận được:

82
∂ 2ψ ∂ 2ψ ⎛ ∂ 2u ∂ 2u ⎞
+ = −2Gθ + G ⎜⎜ − ⎟⎟
∂y 2 ∂z 2 ⎝ ∂z∂y ∂z∂y ⎠
∂ 2ψ ∂ 2ψ ∂2 ∂2
Từ đó + = −2Gθ hay là ∇ 2ψ = −2Gθ , trong đó ∇ 2 = + .
∂y 2 ∂z 2 ∂y 2 ∂z 2
Phương trình này có tên gọi phương trình Poisson. Trong biểu thức (-2Gθ), θ là góc xoắn đơn vị
(unit angle of twist), G- mođun đàn hồi xoắn.
∂ψ ∂ψ ∂y ∂ψ ∂z ∂ψ ∂ψ ∂y ∂ψ ∂z
τ zn = =− + và τ zs = =− +
∂n ∂y ∂n ∂z ∂n ∂s ∂y ∂s ∂z ∂s
∂ψ ∂ψ
cos(n,y) - cos(n,z) = 0. (i)
∂z ∂y
∂ y ∂z ∂z ∂y
trong đó cos(n,y) = cos( s,z) = = , cos(n,z) = - cos( y,z) = = -
∂ n ∂s ∂n ∂s
∂ψ ∂z ∂ψ ∂y ∂ψ
và: − = =0 (j)
∂z ∂s ∂y ∂s ∂s
Từ điều kiện nhất quán chuyển vị u cho phép viết:
∂u ∂u
∫ ∂y dy + ∂z dz = 0 (k)

∫ [ τxycos(y,s) + τzxcos(z,s)] ds = Gθ ∫ [ ycos(y,n) + zcos(z,n)] ds ( l)


Phương trình này tính chuyển sang phương trình tương đương sau:

∫ τcos( τ,s ) ds = Gθ.(2A) (m)


trong đó A- diện tích tiết diện đang xét.
Như vậy điều kiện nhất quán cho chuyển vị u(y,z) được thể hiện:
∂ψ
∫ ∂n ds = −2GθA (n)

Momen xoắn và hàm Prandtl liên hệ qua công thức:


Mt = - ∫∫ (τxy.z - τzx.y )dydz =
A

∂ψ ∂ψ ∂ ( zψ ) ∂ ( yψ )
- ∫∫
A
(z
∂z
+y
∂y
)dydz = ∫∫
A
{
∂z
+
∂y
}dydz + 2 ∫∫ ψdydz
A

Từ đó hàm miêu tả quan hệ momen xoắn và hàm Prandtl có dạng:


Mt = ∫∫
A
2ψ(y,z)dydz (o)

Trong lý thuyết đàn hồi cổ điển thường sử dụng hằng số St. Venant cho trường hợp xoắn tiết diện
bất kỳ của dầm. Nếu ký hiệu J - hằng số xoắn theo nghĩa St. Venant, độ cứng chống xoắn (torsional
Mt M
rigidity) được hiểu là C = GJ, góc xoắn θ = có thể hiểu ý nghĩa của J ≡ t . Thứ nguyên của
G. J Gθ
J là thứ nguyên dùng cho momen quán tính mặt cắt. Từ quan hệ này có thể viết:

83
4
J=
∇ 2ψ ∫∫ψdydz
A
(p)

Mt
Nếu áp dụng cách viết quen thuộc Mt = C. θ, θ = , độ cứng C sẽ là:
C
C = 2G ∫∫ψdydz (q)
A

8 NHỮNG VÍ DỤ ĐƠN GIẢN CỦA LÝ THUYẾT ĐÀN HỒI


8.1 Kéo dầm trụ
Ứng dụng lý thuyết đàn hồi khi xem xét bài toán đơn giản, kéo dầm trụ với tiết diện A, dài L, bị
ngàm bên trên, chịu tác động lực P đặt tại đầu dưới của dầm, theo hướng 0x, hướng xuống dưới.
Phương trình ứng suất trong dầm tính theo định nghĩa nêu tại đầu chương:
P
σx = ; (a)
A
σy = σz = τxy = τyz = τzx = 0; (b)
Lời giải này thỏa mãn các điều kiện liên tục và điều kiện cân bằng của khối sáu mặt, cùng các điều
kiện biên.
Tại mặt của dầm trụ với k = 0; l2 + m2 = 1: ứng suất pháp trượt tiêu.
σnx = σny = σnz =0. (c)
Tại mắt cắt x = 0; k = -1, l = m = 0:
σnx = -σx = - P ; σny = σnz = 0. (d)
A
Tại mắt cắt x = L; k = 1, l = m = 0:
σnx = σx = P ; σny = σnz = 0. (e)
A
Áp dụng định luật Hooke vào bài toán có thể viết:
P
εx = c11σx = ;
AE
P
εy = εz = - ν ;
AE
γxy = γyz = γzx = 0;
8.2 Trường hợp dầm bị kéo dưới tác động sức nặng bản thân
Trường hợp dầm bị kéo dưới tác động của trọng lượng bản thân, các công thức tính thay đổi như
sau. Lực P của bài toán trước không xuất hiện trong phần này của bài toán, P ≡ 0. Thay vì biểu thức
P
tại đây thay bằng γ(L -x).
A
Từ giả thiết ban đầu của bài toán có thể suy rằng, tại mặt cắt bất kỳ, nằm ở vị trí x = ξ, với 0 < ξ
< L, các thành phần tenso ứng suất thành lập cho mọi điểm trên mặt này sẽ không đổi. Giả sử chọn
điểm P bất kỳ trong mặt phẳng vừa đề cập và xác lập cho điểm trong khối sáu mặt dx.dy.dz để xét,
có thể thấy:
σz = σy = τxy = τyz = τzx = 0;
σx = γ(L -x), (a)

84
trong đó γ - trọng lượng riêng vật liệu.
Thay các giá trị trên vào phương trình cân bằng lực đề cập chương đầu tài liệu có thể thấy rằng
hệ phương trình cân bằng của khối sáu mặt hoàn toàn thỏa mãn. Từ định luật Hooke có thể viết:
εx = c11γ(L - x) ; γxy = c41γ(L - x);
εy = c21γ(L - x) ; γyz = c51γ(L - x);
εz = c31γ(L - x) ; γzx = c61γ(L - x); (b)
Chuyển vị theo hướng Ox của dầm tính theo công thức:
y
∂u 1
z
⎛ ∂u ⎞ 1 ⎛ ∂u ⎞
= ∫ c 21γdy + ∫ c51γdz + ⎜⎜ ⎟⎟ = c 21γy + c51γz + ⎜⎜ ⎟⎟
∂y 0 20 ⎝ ∂y ⎠ 0 2 ⎝ ∂y ⎠ 0
y z
∂u 1 ⎛ ∂u ⎞ 1 ⎛ ∂u ⎞
= ∫ c51γdy + ∫ c31γdz + ⎜ ⎟ = c51γy + c31γz + ⎜ ⎟ (c )
∂z 2 0 0 ⎝ ∂z ⎠ 0 2 ⎝ ∂z ⎠ 0
Sau tích phân có thể viết:
x
⎡ y
1 ⎛ ∂u ⎞ ⎤ z
⎡ ⎛ ∂u ⎞ ⎤
u = c11γ ∫ (L − x )dx + ∫ ⎢c 21γy + c51γz + ⎜ ⎟ ⎥dy + ∫ ⎢c31γz + ⎜ ⎟ ⎥ dz + u 0 =
⎜ ⎟
0 0 ⎢
⎣ 2 ⎝ ∂y ⎠ 0 ⎥⎦ o ⎣ ⎝ ∂z ⎠ 0 ⎦
γ
[ ⎛ ∂u ⎞
]
⎛ ∂u ⎞
c11 x(2 L − x ) + c 21 y 2 + c51 yz + c31 z 2 + ⎜⎜ ⎟⎟ y + ⎜ ⎟ z + u 0
2 ⎝ ∂y ⎠ 0 ⎝ ∂z ⎠ 0
Bằng phép tính tương tự có thể viết các biểu thức xác định chuyển vị v và w:
γ
v= [c41 x(2L − x ) + 2c 21 y( L − x) − c51 xz ] − ⎛⎜⎜ ∂u ⎞⎟⎟ ⎛ ∂v ⎞
x + ⎜ ⎟ z + v0 ;
2 ⎝ ∂y ⎠ 0 ⎝ ∂z ⎠ 0
(d)
γ ⎛ ∂u ⎞
w = [c61 x(L − x ) + 2c31 z ( L − x) + c51 y (2 L − x)] − ⎜ ⎟ x + w0
2 ⎝ ∂z ⎠ 0
Các giá trị u0, v0, w0, (∂u/∂y)0, (∂u/∂x)0, (∂u/∂z)0 xác định theo điều kiện tại ngàm. Trường
hợp đơn giản nhất chuyển vị tại gốc hệ tọa độ u0 = v0 = w0 = 0, và (∂w/∂x)0 = (∂v/∂x)0 = 0;
(∂v/∂z)0 = 0.
Từ đó:
⎛ ∂u ⎞ ⎛ ∂u ⎞ ⎛ ∂v ⎞
⎜⎜ ⎟⎟ = c 41γL; ⎜ ⎟ = c 61γL; ⎜ ⎟ = 0 (e)
⎝ ∂y ⎠ 0 ⎝ ∂z ⎠ 0 ⎝ ∂z ⎠ 0
và:
γ
u=
2
[c 31 z 2 + c 21 y 2 + c51 yz + 2(c 41 y + c61 z )L + c11 x(2 L − x )]
γ
v=
2
[− c 41 x 2 + 2c 21 y ( L − x) − c51 xz ] (f)

γ
w=
2
[− c 61 x 2 + 2c31 z ( L − x) + c51 y (2 L − x) ]
Trường hợp chung, với vật liệu không đẳng hướng, mặt cắt ngang không còn là mặt phẳng,
phương trình cong trục của vật liệu không đẳng hướng sẽ có dạng:

85
γ γ
v y = x =0 = − c 41 x 2 ; w y = x =0 = − c61 x 2 (g)
2 2
Trường hợp riêng, với vật liệu đẳng hướng, các hệ số trong hệ phương trình trên đây có dạng như
sau:
ν
c21 = c31 = - ;
E
c41 = c51 = c61 = 0;
1
c11 = (h)
E
Sau khi thay thế các giá trị cij có thể viết phương trình chuyển vị:
1 1
u= γ[ x(2L - x ) - ν(y2 + z2)]
2 E
ν
v=-γ (L - x) y;
E
ν
w=-γ (L - x) z; (i)
E
và các công thức sau cho biến dạng:
1
εx = γ(L - x);
E
ν
εy = εz = - γ(L - x);
E
γxy = γyz = γzx = 0; (j)
8.3 Vật chịu nén dưới tác động áp lực tĩnh trong lòng chất lỏng
Trong phạm vi lý thuyết đàn hồi chúng ta xem xét vật thể thỏa mãn các giả thuyết đã đề ra ban
đầu, bị ngâm vào nước ở độ sâu nhất định. Giả thiết đặt ra tiếp theo trong bài toán này, áp lực chất
lỏng lên mặt bao vật thể mang giá trị p = const, hướng trùng với pháp tuyến ngoài của mặt n. Trong
trường hợp này các thành phần áp lực p được hiểu như sau:
pnx = pk; pny = pl; pnz = pm. (a)
Trong trường hợp đặc biệt này, khi tách một khối sáu mặt hết sức nhỏ để khảo sát, có thể thấy
ngay rằng:
σx = σy = σz = p;
τxy = τyz = τzx = 0. (b)
Đây chính là trường hợp vật bị nén bởi áp lực thủy tĩnh mà chúng ta đã xem xét trong các phần
trước. Biến dạng và chuyển vị trong lòng vật thể được tính theo cách đã nêu.

εx = εy = εz =
p
(1 − 2ν )⎫⎪ (c )
E ⎬
γ xy = γ yz = γ zx = 0 ⎪⎭

86
u=
p
(1 − 2ν )( x − x0 )⎫⎪
E
p ⎪⎪
v = (1 − 2ν )( y − y 0 )⎬ (d)
E ⎪
p
w = (1 − 2ν )( z − z 0 )⎪
E ⎪⎭
Tại điểm (x0, y0, z0 ) phải thỏa mãn điều kiện biên, chuyển vị bằng 0, góc xoay bằng 0.
8.4 Uốn thuần túy dầm trụ
Bài toán uốn dầm trụ có mặt cắt ngang hình dáng bất kỳ, làm từ vật liệu đẳng hướng thường được
đề cập đến trong các tài liệu liên quan sức bền vật liệu và cơ học kết cấu. Lời giải của bài toán trong
phạm vi lý thuyết đàn hồi sẽ là cơ sở cho các phép tính trong tài liệu này.

M
x
O

y
z

Hình 3.2. Dầm chịu uốn


Dưới tác động của momen uốn M tại mặt phẳng bất kỳ song song với y0z, có thể viết biểu thức
tính ứng suất trong dầm:
E
σx = - z (a)
R
σy = σz = τxy = τyz = τzx = 0; (b)
Các hằng số E, R xuất hiện trong công thức (a) sẽ được xem xét tiếp theo, theo lý thuyết đàn hồi.
Qua vị trí bất kỳ x = ξ với 0 < ξ < L xác lập mặt cắt ngang. Với giả thiết vật liệu đẳng hướng
mặt cắt ngang này sẽ phẳng và vuông góc với trục trung hòa sau khi bị uốn. Chọn điểm bất kỳ trên
mặt cắt này và xác lập khối hộp sáu mặt bao điểm. Trong khuôn khổ lý thuyết đàn hồi tiến hành xem
xét điều kiện cân bằng lực của phần tử. Trên mặt với cos(n, x) = 0 có thể viết: Xn= Yn = Zn = 0.
Các lực tác động đến mặt cắt sẽ làm uốn dầm. Để chứng minh điều đó, cần khảo sát các momen
do lực gây ra. Momen uốn trong dầm khi có mặt lực = ứng suất x diện tích = ∫∫ σx dydz được hiểu
A
như sau:
My = - ∫∫ σx.z.dydz

Mz = - ∫∫ σx.y.dydz (c)
Tổng lực chiếu trên trục 0x, tính theo công thức:
Rx = ∫∫ σx.dydz (d)
Các phép tích phân thực hiện trên toàn bộ mặt cắt A.
Thay các biểu thức cuối này vào công thức (b) sẽ nhận được:

87
Ez 2 E
∫∫ σx.z.dydz = ∫∫A R dA = R ∫∫A z dA
2
My = -

Từ đó:
E
My = Iy ,
R
Mz = Rx = 0; (e)

∫∫ z
2
trong đó Iy - momen quán tính mặt cắt so với trục 0y, tính theo dA . Công thức tính ứng suất dọc
A
dầm sẽ mang dạng sau:
My
σx = - .z (f)
Iy

Áp dung định luật Hooke vào trường hợp này, các công thức biến dạng sẽ là:
My My
εx = - c11 z . ; γxy = c41 z;
Iy Iy
My My
εy = - c12 z . ; γxy = c51 z;
Iy Iy
My My
εz = - c13 z . ; γxy = c61 z; (g)
Iy Iy

Chuyển vị các điểm của dầm được tìm theo cách tích phân phương trình Cauchy và thỏa mãn các
điều kiện biên.
1 My 2
u= - z [ c41.zy + c61 z + 2c11.zx];
2 Iy

1 My 2
v= - z [ c12.zy + c51 z + 2c41.zx];
2 Iy

1 My 2 2 2
w= - z [ -c12.y + c33.z - c11x - c41.yx] (h)
2 Iy

Để ý tính đối xứng bài toán có thể viết c41 = c61 = 0; các hệ số khác
ν
c21 = c31 = - ;
E
c41 = c51 = c61 = 0;
1
c11 =
E
chuyển vị các điểm có dạng:

u= -
1 My
[
c zy + c61 z 2 + 2c11 zx ;
2 E.I y 41
]

v= -
1 M y.
2 E .I y
[
2c12 zy + c51 z 2 + c 41 zx ; ]

88
w=
1 My
2 E .I y
[ ]
− c12 y 2 + c33 z 2 − c11 x 2 − c 41 yx ; (i)

Tại đây cần lưu ý bạn đọc, theo cách diễn đạt này, với vật liệu không đẳng hướng, mặt cắt đang
xét không giữ trạng thái phẳng. Đường cong miêu tả độ võng dầm cho vật liệu không đẳng hướng sẽ
là:
My
w= c11 x 2 (j)
2I y
Quan hệ giữa cung uốn và momen uốn có thể thấy:
∂2w M y My
= c11 =
∂x 2
Iy Ex I y
Trường hợp c41 = c61 = 0 mặt cắt đang xét sẽ là mặt phẳng. Trường hợp vật liệu đẳng hướng:
1 ν
c11 = ; c31 = c 21 = − ; c 41 = c51 = c61 = 0 các hàm chuyển vị trở thành:
E E
1 My
u= - zx ;
2 E. I y

1 M y .ν
v= yz ;
2 E. I y

1 My
w= [ x 2 − ν ( z 2 + y 2 )] ; (k)
2 E. I y

Hàm u cho trường hợp mặt cắt dầm giữ trạng thái phẳng khi bị uốn và ở tư thế vuông góc với
trục trung hòa sau uốn sẽ là:
∂w
u = −z (l)
∂x
8.5 Uốn tấm hình chữ nhật
Tấm hình chữ nhật cạnh dài a và b, chiều dầy tấm t đặt trong hệ tọa độ Oxy, với O nằm tại tâm
tấm. Tấm chịu tải dạng momen uốn phân bố đều tại mép. Momen uốn tấm my = m1 và mx = m2.
Aùp dụng lý thuyết đàn hồi, trạng thái ứng suất phẳng vào bài toán, có thể viết như sau.
Nếu ứng suất biểu diễn dưới dạng:
12m 12m
σ x = 3 1 z; σ y = 3 2 z; σ z = 0;
t t (a)
τ xy = τ yz = τ zx = 0
phương trình cơ bản lý thuyết đàn hồi và các điều kiện biên sẽ được thỏa mãn.
Trường hợp chung, vật liệu làm tấm mang tính không đẳng hướng (dị hướng), phương trình
biến dạng theo cách dùng của Hooke sẽ là:
ε x = c11σ x + c12σ y ⎫

ε y = c12σ x + c 22σ y ⎬ (b)
ε z = c13σ x + c 23σ y ⎪⎭

89
γ xy = c 41σ x + c 42σ y ⎫

và γ yz = c51σ x + c52σ y ⎬
γ zx = c61σ x + c62σ y ⎪⎭
Giả sử rằng tại tâm tấm u = v = w = 0. Điểm trên trục Ox, rất gần vơi điểm O gốc hệ tọa độ thỏa
∂w ∂v ∂w
mãn điều kiện = = 0 , còn điểm trên trục y rất gần điểm O, chuyển vị dọc trục Oz, = 0 . Tích
∂x ∂x ∂y
phân phương trình Cauchy sẽ mang lại kết quả sau:

u = 3 [m1 (c61 z 2 + c 41 yz + 2c11 xz ) + m2 (c62 z 2 + c 42 yz + 2c12 xz )]


6 ⎫
t ⎪
⎪⎪
v = 3 [m1 (c51 z 2 + 2c12 yz + c 41 zx ) + m2 (c52 z 2 + 2c 22 yz + c 42 xz )]
6
⎬ (c )
t ⎪
w = 3 [m1 (− c11 x 2 − c12 y 2 + c13 z 2 − c 41 xy ) + m2 (− c12 x 2 − c 22 y 2 + c 23 z 2 − c 42 xy )]⎪
6
t ⎪⎭
Trong công thức này có thể thấy, chuyển vị u và v chứa thành phần bậc hai của z, điều này giải
thích, phần tử nhỏ vuông góc với mặt tấm trước biến dạng, khi đã bị uốn không còn thẳng mà bị vênh.
Như vậy có thể nhận xét, tấm bằng vật liệu không đẳng hướng không thể thỏa mãn giả thiết pháp
tuyến thẳng, và do vậy không thể dùng để xây dựng thuyết kỹ thuật cho uốn tấm dạng này. Nếu vật
liệu có một mặt đàn hối đối xứng song song với mặt trung hòa tấm, các hằng số đàn hồi c51 = c52 =
c62 = 0 và khi tấm bị uốn phần tử kể trên sẽ ở tư thế vuông góc với mặt trung hòa.
∂w( x, y,0) ∂w( x, y,0)
−z = u ;− z =v
∂x ∂y
Với tấm làm từ vật liệu đẳng hướng:
1 ν
c11 = c 22 = ; c12 = c13 = c 23 = − ;
E E (d)
c51 = c52 = c61 = c 41 = c62 = c 42 = 0
Chuyển vị tính theo công thức đã nêu giờ có dạng:
12
u = 3 (m1 − οm2 )xz
Et
12
v = 3 (m2 − οm1 ) − yz (e)
Et
6
{ [( ) ] [(
w = 3 m1 ν y − z 2 − x 2 + m2 ν x 2 − z 2 − y 2
2
) ]}
Et
8.6 Xoắn dầm với tiết diện ellip
Tiết diện dầm được miêu tả dạng hàm ellip:
y2 z2
+ =1 (a)
a2 b2
∂ 2ψ ∂ 2ψ
Phương trình vi phân + 2 = ∇2ψ = C0 = -2Gα và điều kiện biên cho phép tìm
∂y 2
∂z
hàm ψ dạng:

90
⎛ y2 z2 ⎞
ψ ( y, z ) = A⎜⎜
2
+ 2 − 1⎟⎟ (b)
⎝a b ⎠
Thay hàm vừa xác lập vào phương trình Poisson có thể xác định hằng số A:
2a 2
A = −Gα (c)
a2 + b2
Từ đó:
a 2b 2 ⎛ y2 z2 ⎞
ψ = Gα 2 ⎜⎜1 − 2 − 2 ⎟⎟ (d)
a + b2 ⎝ a b ⎠
Theo cách làm này ứng suất cắt tính từ đạo hàm riêng của hàm Prandt:
2a 2 2b 2
τ xy = −Gα z ; τ zx = Gα y; (e)
a2 + b2 a2 + b2
Momen xoắn dầm tính theo công thức:
2a 2 b 2 ⎛ y2 z2 ⎞ πa 3 b 3
M t = 2∫∫ψdydz = Gα
a 2 + b 2 ∫∫ ⎜⎝ a 2 b 2 ⎟⎠
. ⎜ 1 − − ⎟ dydz = Gα ; (f)
a2 + b2
Tương tự trường hợp trước, khi nghiên cứu uốn dầm chúng ta quan tâm đến độ cứng dầm khi chịu
uốn EJ, trường hợp xoắn, đại lượng có cùng tên gọi cũng phải được dẫn giải. Độ cứng chịu xoắn của
dầm là hệ số tỷ lệ giữa momen xoắn và góc xoắn, tính trên đơn vị chiều dài, ký hiệu bằng α.
Từ các phép tính dẫn tại phần trên giành cho momen xoắn, hệ số cứng tính cho xoắn dầm tiết diện
ellip sẽ là:
πa 3b 3
C =G (g)
a2 + b2
Ứng suất cắt toàn phần xác định theo công thức:
2a 2 b 2 y2 z2
τ x = τ xy2 + τ zx2 = Gα + (h)
a2 + b2 a4 b2
Nếu a > b τx đạt giá trị cực đại tại các góc trục bé ( z = ± b):
2a 2 b 2 2M t
τ max = ±Gα =± (i)
a +b
2 2
πab 2
Chuyển vị u trong trường hợp này, tính theo cách đã dẫn sẽ được:
a2 − b2
u = −α yz . (j)
a2 + b2
8.7 Xoắn dầm tiết diện hình chữ nhật
Sử dụng cách làm kinh điển trên có thể xác định hàm ứng suất Prandtl, các hệ số St. Venant và
ứng suất trong tiết diện dầm có cạnh axb.
Lợi dụng tính đối xứng qua hai trục của bài toán có thể tìm hàm ứng suất dưới dạng chuỗi:

kπy
ψ(y,z) = ∑
k =1,3,...
fk(z) cos
a
(a)

Hàm Prandtl cần thỏa mãn điểu kiện ∇2ψ = -2Gα, do đó có thể viết:

91

kπy
-2Gα = ∑
k =1,3,...
Ak cos
a
, (b)

8Gα kπ
hay là Ak = - sin (c)
kπ 2
Phương trình vi phân bậc 2 suy ra từ quan hệ trên:
kπ 2
fk’’(z) - ( ) fk(z) = Ak (d)
a
nghiệm của phương trình viết dưới dạng:
a 2 kπz kπz
fk(z) = - ( ) Ak + Ck cosh + Dksinh . (e)
kπ a a
Xử lý điều kiện biên ψ(s) = 0, cho biên ngoài cùng, sẽ xác định được các hằng số Ck, Dk.
Tại z = ± b/2 hàm ψ(y, ± b/2 ) = 0, và theo đó fk(± b/2) =0.
Kết quả tính cho thấy: Dk = 0;
2
⎛ a ⎞ Ak
Ck = ⎜ ⎟ (f)
⎝ kπ ⎠ cosh kπb
2a
Hàm fk(z) giờ đây có thể viết:

sin
8Gαa 3
2 ⎛⎜ cosh kπb − cosh kπz ⎞⎟
fk(z) = × (g)
(kπ ) 3
kπb ⎝ 2a 2a ⎠
cosh
2a
Hàm Prandtl được viết dưới dạng:
⎡ kπ kπ kπz ⎤
⎢ 8Gαa 3 sin sin cosh ⎥

2 cos kπ y ∞
2 a cos kπ y
Ψ(y,z) = ⎢ ∑ − ∑
kπb
⎥ (h)
⎢ (kπ )
3 3
k a k =1,3,... a ⎥
k =1, 3,...
k 3 cosh
⎣⎢ 2a ⎥⎦
hoặc là:
kπ kπz
⎡⎛ a ⎞ 2 ⎤ sin cosh
8Gαa 2 ∞
2 a cos kπy
Ψ(y,z) = Gα ⎢⎜ ⎟ − y 2 ⎥ − × ∑ (i)
⎢⎣⎝ 2 ⎠ ⎥⎦ π 3
kπb a
k =1, 3,...
k 3 cosh
2a
Momen xoắn và phương trình Prandtl có mối liên hệ Mt = 2∫∫ψdydz, và như vậy quan hệ giữa góc
xoắn với momen xoắn thể hiện như sau:
⎡ 64 ∞
1 kπb ⎤
Mt = ⎢Ga 3 b − 5 Ga 4 ∑ 5 tanh ⎥ (j)
⎣ π k =1, 3,... k 2a ⎦
Mt
Từ đó α =
C
trong đó :

92
1 64 ∞
1 kπb
C = Ga3b - 5 Ga4
3 π

k =1, 3,... k
5
tanh
2a
(k)

Với các mặt cắt với b/a ≥ 5, độ cứng C chỉ cần giữ lại phần đầu của biểu thức bên phải công
thức cuối, trong khi vế thứ hai giảm đến gần 0.
1
C= Ga3b. (l)
3
Với mặt cắt hình chữ nhật và b > a, ứng suất lớn nhất tính từ các công thức trên sẽ là:
8Gα ∞
1 1
τmax = Gα a -
π 2
a ∑
kπb
k =1, 3,... k
(m)
cosh
2a
Trường hợp b/a ≥ 5 giá trị này sẽ là τmax = Gα a.
8.8 Xoắn dầm cấu tạo từ các thành mỏng, hở

Hình
Momen xoắn liên hệ với góc xoắn bằng công thức:
Mt = C.α (a)
từ bài toán trên, với mặt cắt do nhiều đoạn tiết diện hình chữ nhật dầy ti, rộng bi tạo thành, i
=1,2,... độ cứng chịu xoắn tính bằng tổng:
M
1
C=
3
G ∑
i =1
ti3bi (b)

Ưùng suất lớn nhất đọc tại điểm giữa mỗi chiều dài bi, tính bằng công thức:
Mt 3M t . ti
τi, max = Gαti = Gt i = (c)
∑C i
∑t i
3
bi
i

93
94
Chương 2
TẤM MỎNG
1 TẤM
Vỏ tàu thủy, tàu bay, các phương tiện giao thông khác thông thường thuộc kết cấu vỏ, gia
cường bằng các nẹp dọc, các nẹp ngang. Vì rằng độ cứng các nẹp gia cường lớn hơn độ cứng các tấm,
trong thực tế thường thấy các tấm tựa lên các nẹp gia cường lúc làm việc. Trong một số trường hợp
mép tấm có thể bị ngàm bởi các kết cấu kiên cố.
Tấm trong thành phần vỏ tàu thủy, tàu bay chịu tải trọng trong mặt phẳng tấm, trong trạng thái
biến dạng phẳng hoặc ứng suất phẳng. Đó là trường hợp ở các tấm sàn, tấm boong không chứa hàng
tàu bay, ô tô, tàu thủy, là các vách, các sườn khỏe tàu dầu vv... Trong những trường hợp khác tấm chịu
tác động tải trọng theo phương pháp tuyến gây uốn tấm. Tấm làm việc trong điều kiện kể sau thường
gặp ở tấm sàn, tấm đáy ngoài, tấm đáy trong tàu, sàn, boong chứa hàng, thành các két nước, két dầu
vv... trên các phương tiện vận tải.

O x

t/2
p x
θv θ
x

t/2
y
t

w
y

z u
v
Taám moûng z
Chuyeån vò

Hình 2.1
Tấm mỏng được xét trong hệ tọa độ 0xyz, trục 0z vuông góc với mặt trung hòa của tấm, còn
mặt 0xy song song với mặt phẳng của tấm. Những giả thiết dùng cho tấm mỏng gọi là giả thiết
Kirchhoff 18 áp dụng cho tấm mỏng, sách [11][9]:
1. Độ võng của tấm bị uốn w theo hướng trục 0z phân bố đều theo chiều dầy tấm và là đại
lượng nhỏ.
2. Chuyển vị u,v trong mặt x0y hết sức nhỏ nếu so với w.
3. Pháp tuyến mặt trung hòa tấm trước khi tấm bị biến dạng vẫn giữ nguyên tư thế vuông góc
với mặt trung hòa sau biến dạng. Chiều dài các đoạn thẳng vuông góc với mặt trung hòa, đi qua tấm,
không thay đổi kích thước kể cả sau khi chịu tải trọng.
Từ lý thuyết đàn hồi, chúng ta nhận được quan hệ giữa biến dạng – chuyển vị bài toán phẳng
dạng sau, được dùng cho tấm:

18
Gustav Robert Kirchhoff (1824-1887)

95
∂u ⎫
εx = ⎪
∂x ⎪
∂v ⎪
εy = ⎬ (2.1)
∂y ⎪
∂u ∂v ⎪
γ xy = +
∂y ∂x ⎪⎭
Các giả thiết Kirchhoff nêu trên cho phép diễn đạt phương trình chuyển vị trong tấm u, v theo
∂w ∂w
chuyển vị w và góc xoay θ x = − ; θy = − mặt trung hòa theo cách sau:
∂x ∂y

Hình 2.2
u = z ×θ x ⎫
⎬ (2.2)
v = z ×θ y ⎭

Thay biểu thức tính u, v từ (2.2) vào (2.1) chúng ta nhận được các biểu thức tính biến dạng
trong tấm. Từ giả thiết đảm bảo độ vuông góc của pháp tuyến sau biến dạng, các biểu thức γxz = γyz =
0, còn biến dạng εz = 0 và như vậy biến dạng tấm trong mặt phẳng 0xy sẽ là:

∂θ ⎫
εx = z× x ⎪
∂x ⎪
∂θ y ⎪
εy = z× ⎬ (2.3)
∂y ⎪
⎛ ∂θ x ∂θ y ⎞⎪
γ xy = z × ⎜⎜ + ⎟⎟⎪
⎝ ∂y ∂x ⎠⎭
∂θ x ∂θ y ∂θ x ∂θ y
Nếu ký hiệu κ x = ; κy = ; κ xy = − = , phương trình (2.3) trở thành:
∂x ∂y ∂y ∂x

ε x = z ×κ x ⎫

ε y = z ×κ y ⎬ (2.3a)
γ xy = 2 z × κ xy ⎪⎭

96
∂ ∂
Thay thế θ x = − w; θy = − w vào (2.3) có thể thấy:
∂x ∂y

∂2w ⎫
ε x = −z × ⎪
∂x 2 ⎪
∂2w ⎪
ε y = −z × 2 ⎬ (2.4)
∂y ⎪
∂2w ⎪
γ xy = −2 z ×
∂x∂y ⎪⎭
Quan hệ biến dạng – ứng suất thể hiện tại định luật Hooke:
⎧εx ⎫ ⎡ 1 −υ 0 ⎤ ⎧σ x ⎫
⎪ ⎪ 1⎢ ⎪ ⎪
⎨ ε y ⎬ = ⎢− υ 1 0 ⎥⎥ ⎨σ y ⎬ (2.5)
⎪γ ⎪ E ⎢ 0 0 2(1 + υ )⎥⎦ ⎪⎩τ xy ⎪⎭
⎩ xy ⎭ ⎣
Từ đó có thể tính vec tơ ứng suất trong trạng thái ứng suất phẳng:
⎧σ x ⎫ ⎡1 υ 0 ⎤⎧ ε x ⎫
⎪ ⎪ E ⎢υ 1 ⎥⎪ ε ⎪
⎨σ y ⎬ = ⎢ 0 ⎥⎨ y ⎬ (2.6)
⎪τ ⎪ 1 − υ
2
⎢⎣ 0 0 1−υ ⎥ ⎪ ⎪
⎩ xy ⎭ 2 ⎦ ⎩γ xy ⎭

Trong nghiên cứu tấm mỏng, thay vì xem xét ứng suất σx, σy, τxy người ta thường dùng đại
lượng hợp lực (stress resultants) tính bằng giá trị lực trên đơn vị chiều dài:
t/2 t/2 t/2
Nx = ∫ σ x dz;
−t / 2
Ny = ∫ σ y dz;
−t / 2
N xy = ∫τ
−t / 2
xy dz;

Trường hợp trạng thái ứng suất phẳng quan hệ giữa hợp lực và biến dạng tương tự phương trình
trong định luật Hooke:
⎧ Nx ⎫ ⎡1 υ 0 ⎤⎧ ε x ⎫
⎪ ⎪ Et ⎢υ 1 ⎥⎪ ε ⎪
⎨Ny ⎬ = ⎢ 0 ⎥⎨ y ⎬ (2.7)
⎪N ⎪ 1 − υ
2
⎢⎣ 0 0 1−υ ⎥ ⎪ ⎪
⎩ xy ⎭ 2 ⎦ ⎩γ xy ⎭

hoặc tính ngược lại:


⎧εx ⎫ ⎡ 1 −υ 0 ⎤⎧ N x ⎫
⎪ ⎪ 1 ⎢ ⎪ ⎪
⎨ε y ⎬ = ⎢ −υ 1 0 ⎥⎥ ⎨ N y ⎬ (2.8)
⎪γ ⎪ Et ⎢ 0 0 2(1 + υ )⎥⎦ ⎪⎩ N xy ⎪⎭
⎩ xy ⎭ ⎣
Ứng suất và hợp lực trong phần tử tấm diễn tả tại hình 2.3.

97
Hình 2.3
Momen uốn, momen xoắn và lực cắt liên quan ứng suất được biết dưới dạng:
⎧ M x ⎫ 2t ⎧σ x ⎫
⎪ ⎪ ⎪ ⎪
Momen uốn, momen xoắn ⎨ M y ⎬ = ∫ ⎨σ y ⎬ zdz (2.9)
⎪M ⎪ − 2t ⎪τ ⎪
⎩ xy ⎭ ⎩ xy ⎭
t

⎧q x ⎫ 2 ⎧τ xz ⎫
lực cắt ⎨ ⎬ = ∫ ⎨ ⎬dz (2.10)
⎩q y ⎭ − 2t ⎩τ yz ⎭
Thay thế các biểu thức tính ứng suất từ (2.6) vào biểu thức (2.9) có thể thấy rằng:
⎧Mx ⎫ ⎡1 υ 0 ⎤⎧κ x ⎫
⎪ ⎪ Et 3 ⎢υ 1 ⎥⎪κ ⎪
⎨M y ⎬ = 2 ⎢
0 ⎥⎨ y ⎬ (2.11)
⎪M ⎪ 12(1 − υ ) ⎢ 0 0 1−υ ⎥ ⎪ ⎪
⎩ xy ⎭ ⎣ 2 ⎦ ⎩κ xy ⎭

Et 3
Đại lượng D = có tên gọi độ cứng tấm.
12(1 − υ 2 )
Trường hợp biểu diễn các hệ số κx, κy, κxy trong quan hệ với w:
∂θ ∂2w ∂θ y ∂2w ∂θ ∂2w
κx = x = − 2 ; κy = = − 2 ; κ xy = − x = −2 quan hệ (2.11) được hiểu theo
∂x ∂x ∂y ∂y ∂y ∂x∂y
cách như sau:
⎧∂ 2 w ∂2w⎫
⎪ 2 + υ ⎪
⎧Mx ⎫ ⎪ ∂x ∂y 2 ⎪
⎪ ⎪ Et 3 ⎪∂ 2 w ∂2w⎪
M
⎨ y⎬ = − ⎨ + υ ⎬ (2.11a)
⎪M ⎪ 12(1 − υ 2 ) ⎪ ∂y 2 ∂x 2 ⎪
⎩ xy ⎭ ⎪ ∂2w ⎪
⎪ (1 − υ )
⎩ ∂x∂y ⎪⎭
Từ phương trình (2.11) có thể viết:

98
⎧κ x ⎫ ⎡ 1 −υ 0 ⎤⎧ M x ⎫
⎪ ⎪ 12 ⎢ ⎪ ⎪
⎨ κ y ⎬ = 3 ⎢− υ 1 0 ⎥⎥ ⎨ M y ⎬ (2.12)
⎪κ ⎪ Et
⎩ xy ⎭ ⎢⎣ 0 0 2(1 + υ )⎥⎦ ⎪⎩M xy ⎪⎭
Thay thế các hệ số từ (2.12) vào phương trình (2.3a) và tiếp đó thay kết quả nhận được vào (2.6)
sẽ nhận biểu thức tính ứng suất của tấm trong trạng thái ứng suất phẳng:
Mxz ⎫
σ x = 12
t3 ⎪
M y z ⎪⎪
σ y = 12 3 ⎬ (2.13)
t ⎪
M xy z ⎪
τ xy = 12 3 ⎪
t ⎭
Phân bố ứng suất theo chiều dày tấm có dạng trình bày tại hình 2.4.

t/2
x
t/2

y
τyz τxz σx
τyx τxy
σy z
Hình 2.4
2 ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG
Chúng ta cùng xem xét phương trình cân bằng của một phần tử tấm dx.dy dày t, chịu tác động
áp lực theo phương pháp tuyến, hình 2.5.

99
Hình 2.5
Điều kiện triệt tiêu các lực theo phương thẳng đứng:
∂q x ∂q y
dxdy + dxdy + pdxdy = 0
∂x ∂y
∂q x ∂q y
hay là + + p=0 (2.14)
∂x ∂y
Tổng momen so với trục Ox triệt tiêu với điều kiện:
∂M xy ∂M y
dxdy + dxdy − q y dxdy = 0
∂x ∂y
∂M xy ∂M y
hay là + − qy = 0 (2.15)
∂x ∂y
Tổng momen so với trục Oy triệt tiêu với điều kiện:
∂M yx ∂M x
+ − qx = 0 (2.16)
∂y ∂x
Trường hợp Mxy = Myx các phương trình cuối có thể viết lại dưới dạng sau:
∂q x ∂q y ⎫
+ + p=0 ⎪
∂x ∂y ⎪
∂M x ∂M yx ⎪
+ − q x = 0⎬ (2.17)
∂x ∂y ⎪
∂M y ∂M xy ⎪
+ − q y = 0⎪
∂y ∂x ⎭
Thay thế hai công thức cuối từ hệ phương trình đang đề cập vào phương trình đầu, chúng ta nhận
được phương trình cân bằng bậc cao hơn sau đây:
∂ 2 M x ∂ M xy ∂ M y
2 2

+ + + p=0 (2.18)
∂x 2 ∂x∂y ∂y 2
3 PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN UỐN TẤM
Thay thế các biểu thức từ (2.11a) vào vị trí Mx, My, Mxy của phương trình (2.18) chúng ta
nhận được phương trình vi phân bậc 4 trình bày điều kiện cân bằng.
∂4w ∂4w ∂4w p
+ 2 + = (2.19)
∂x 4 ∂x 2 ∂y 2 ∂y 4 D
p
Công thức cuối này còn được viết theo cách sau đây: ∇ 4 w = (2.19a)
D

100
∂2 ∂2
trong đó ∇ 4 = ∇ 2 ∇ 2 = (∇ 2 ) , còn
2
∇2 = +
∂x 2 ∂y 2
Với các tấm làm từ vật liệu trực hướng, quan hệ giữa ứng lực và biến dạng trong trạng thái ứng
suất phẳng có dạng:

σx =
E1
(ε x + ν 2ε y )
1 − ν 1ν 2

σy =
E2
(ε y + ν 1ε x )
1 − ν 1ν 2
τxy = Gγxy
trong đó E1 = Ex ; E2 = Ey; νyz = ν2 ; νxy = ν1.
và E2ν1 = E1ν2.
Momen:
⎛ ∂ 2w ∂ 2w⎞
Mx = - D1 ⎜⎜ 2 + ν 2 ⎟
⎝ ∂x ∂y 2 ⎟⎠

⎛ ∂ 2w ∂ 2w⎞
My = - D2 ⎜⎜ 2 + ν 1 ⎟
⎝ ∂x ∂y 2 ⎟⎠

∂ 2w
Mxy = Myx = -2DT
∂x∂y
E1t 3 E2t 3
trong đó độ cứng chịu uốn: D1 = ; D2 =
12(1 − ν 1ν 2 ) 12(1 − ν 1ν 2 )

Gt 3
và độ cứng chịu xoắn DT =
12
Các đại lượng qx, qy được tính theo chuyển vị w.
∂ ∂ 2w ∂ 2w
qx = - ( D1 + D3 )
∂x ∂x 2 ∂y 2
∂ ∂ 2w ∂ 2w
qy = - ( D2 + D ) (2.20)
∂y
3
∂y 2 ∂x 2
trong đó:D3 = D1ν2 + 2DT = D2ν1 + 2DT (2.21)
Trong tài liệu này chúng ta xem xét các tấm cứng, làm từ vật liệu đồng hướng hoặc trong một
vài trường hợp, vật liệu trực hướng, với cách hiểu như sau. Tấm cứng với độ võng rất nhỏ, và do vậy
ảnh hưởng của các lực Nx, Ny, Nxy đến độ võng có thể bỏ qua khi tính. Phương trình vi phân uốn tấm
cứng làm từ vật liệu đẳng hướng có dạng như đã trình tại (2.19):
D.∇2∇2 w = q(x,y) (2.22)

101
∂ 4w ∂ 4w ∂ 4w
Với tấm trực hướng: D1 + 2D3 2 2 + D2 = q(x,y) (2.23)
∂x 4
∂x ∂y ∂y 4

Điều kiện biên áp dụng cho các bài toán về tấm


Mép tấm tựa trên các nẹp cứng. Chuyển vị các điểm trên mép, mo men uốn tại mép bằng 0. Ví
dụ một cạnh của tấm nằm trên biên x = const, điều kiện biên được thể hiện trong các biểu thức sau:
∂ 2w ∂ 2w
w = 0; M = - D( 2
+ν ) = 0; (2.24)
∂x ∂y 2

∂ 2w
Điều kiện trên có thể viết tương đương w = 0; và = 0.
∂x 2
Điều kiện cân bằng công trên các biên, giả sử biên x=a được biểu diễn dưới dạng:
b b
∂w ∂M xy x=a x=a
∫0
(qxw - Mxy. )dy =
∂y ∫
0
(qx +
∂y
)wdy - Mxy.w
y=b
+ Mxy.w
y=0

Và như vậy, tại các biên phải có sự cân bằng nội lực với ngoại lực.
a b 4

∫ [ry(x,0)+ry(x,b)]dx = ∫ [rx(0,y)+rx(a,y)]dy+ ∑ 2Mxy,i + ∫∫ q(x,y)dxdy = 0.


0 0 i =1 A

Các đại lượng đặc trưng cho phản lực rx, ry tính theo w:
Tấm trực hướng
∂M xy ∂ ∂ 2w ∂ 2w
rx = qx+ =- [ D1 2 + (D3 + DT) 2 ] (2.25)
∂y ∂x ∂x ∂y

∂M xy ∂ ∂ 2w ∂ 2w
ry = qy+ =- [ D2 2 + (D3 + DT) 2 ] (2.26)
∂x ∂x ∂y ∂x

Tấm đẳng hướng:


∂M xy ∂ ∂ 2w ∂ 2w
rx = qx+ = -D [ 2 + (2-ν) 2 ] (2.27)
∂y ∂x ∂x ∂y

∂M xy ∂ ∂ 2w ∂ 2w
ry = qy+ = -D [ 2 + (2-ν) 2 ] (2.28)
∂x ∂x ∂y ∂x

Nếu mép bị ngàm tại x = const, điều kiện biên sẽ là:


∂w
w=0; = 0. (2.29)
∂x
Mép tấm hoàn toàn tự do tại x = const: Mx = qx = Mxy = Myx = 0. (2.30)
Mép tấm tựa trên nẹp đàn hồi, với độ cứng EI.
Điều kiện biên trên mép x = a có dạng:
∂ 3w ∂ 2w ∂ 2w
C. 2
= - D( 2 + ν 2 ); (2.31)
∂x∂y ∂x ∂y

102
∂ 4w ∂ ∂ 2w ∂ 2w
EI. = D [ 2 + (2-ν) 2 ] (2.32)
∂y 4 ∂x ∂x ∂y

Trong đó C - độ cứng chịu xoắn. Thông thường với các nẹp gia cường cấu tạo từ các tấm
thành mỏng, chiều dầy các thành ti, i=1,2,... công thức tính C có dạng:
1
C=
3
G ∑
i
biti3 , với bi - chiều dài tấm.

Cách xác định điều kiện biên đặc trưng cho các tấm trên tàu tìm trong các ví dụ sau.
Điều kiện biên cho tấm bị ngàm tại mép x = 0, gối tự do tại x = a, mép tự do tại y = 0 còn mép
y = b tựa lên nẹp đàn hồi có momen quán tính tiết diện I.
Tại x = 0: w = 0 ; w,x = 0. (2.33)
Tại x = a: w = 0; Mx = 0. (2.34)
Tại y =0: My = 0; ry = 0; (2.35)
∂ 4w
Tại y = b: My = 0; ry = - EI. . (2.36)
∂x 4
Các điều kiện trên đây được thể hiện qua w dưới dạng sau:
Tại x = 0: w = 0 ; w,x = 0. (2.37)
∂ 2w
Tại x = a: w = 0; = 0. (2.38)
∂x 2

∂ 2w ∂ 2w ∂ ∂ 2w ∂ 2w
Tại y = 0: + ν1 = 0; - [ D 2 + (D3 + DT) ]= 0; (2.39)
∂y 2 ∂x 2 ∂x ∂y 2 ∂x 2

∂ 2w ∂ 2w ∂ 4w ∂ ∂ 2w ∂ 2w
Tại y = b: + ν1 = 0; EI. = - [ D2 + (D3 + DT) ]. (2.40)
∂y 2 ∂x 2 ∂x 4 ∂y ∂y 2 ∂x 2
∂M t
Lập điều kiện biên cho trường hợp mép chịu tác động momen My = - , với Mt - momen
∂x
∂ 2w ∂ 3w
xoắn tác động lên nẹp gia cường. Từ biểu thức tính momen Mt = C có thể viết My = - C 2
∂x∂y ∂x ∂y
và:
∂ 3w
tại y = b: w = 0; My = - C (2.41)
∂x 2 ∂y

hoặc là:
∂ 2w ∂ 3w 1
w = 0; D2
∂x 2
= - C
∂x 2 ∂y
, với C = G
3 ∑i
biti3. (2.42)

4 LÝ THUYẾT ĐÀN HỒI ÁP DỤNG TRONG CÁC BÀI TOÁN TẤM CHỮ NHẬT
Phương pháp chung để giải các bài toán tấm hình chữ nhật là tìm cách xác lập hàm Airy chuẩn
xác và thực hiện xử lý phương trình:

103
∂ 4Φ ∂ 4Φ ∂ 4Φ
+ 2 + =0 (2.43)
∂x 4 ∂x 2 ∂y 2 ∂y 4
hoặc dưới dạng viết gọn ∇2∇2Φ(x,y) = 0, cùng các điều kiện biên trên đó.
Như đã đề cập trong lý thuyết đàn hồi, các điều kiện biên có thể qui về dạng:
∂ 2Φ ∂ 2Φ ∂ 2Φ ∂ 2Φ
cos( n , x ) − cos( n , y ) = σ nx ; − cos( n, x ) + cos(n, y ) = σ ny (2.44)
∂y 2 ∂x∂y ∂x∂y ∂x 2
∂Φ ∂Φ
= K − ∫ Yn ds; = L + ∫ X n ds (2.45)
∂x AB
∂y AB
Xác định ứng suất theo công thức:
∂ 2Φ ∂ 2Φ ∂ 2Φ
σx = 2 ; σy = 2 ; τ xy = − (2.46)
∂y ∂x ∂x∂y
Với trạng thái ứng suất phẳng: σz = 0; τzx = τyz = 0.
Quan hệ giữa biến dạng và ứng suất có dạng:
1
εx = (σ x − ν 12 σ y ) ;
Ex
1
εy = (σ y − ν 21σ x ) ;
Ey
⎛ ν 13 ν 23 ⎞
εz = - ⎜⎜ σx − σ y ⎟⎟ ; (2.47)
⎝ Ex Ey ⎠
và:
Ex
σx = (ε x + ν 21ε y )
1 − ν 12 ν 21
Ey
σy = (ε y + ν 12 ε x )
1 − ν 12 ν 21
τxy = Gxyγxy (2.48)
Dưới dạng ma trận, các ma trận [C] và [D] dùng trong trạng thái ứng suất phẳng chứa các
thành phần sẽ khác nhau, tùy thuộc tính chất vật liệu.
[C] của vật liệu trực hướng:
⎡ 1 ν yx ⎤
⎢ − 0 ⎥
⎢ Ex Ey ⎥
⎢ ν yxy 1 ⎥
[C] = ⎢− 0 ⎥
⎢ Ex Ey ⎥
⎢ 1 ⎥
⎢ 0 0
G xy ⎥⎦

với vật liệu đẳng hướng:
⎡ 1 −ν 0 ⎤
1⎢
[C] = ⎢− ν 1 0 ⎥⎥
E
⎢⎣ 0 0 2(1 − ν )⎥⎦
[D] cho vật liệu trực hướng:

104
⎡ Ex ν yx E x 0 ⎤
1 ⎢ ⎥
[D] =
1 − ν xyν yx ⎢ν xy E y Ey 0 ⎥
⎢ 0 0 G xy (1 − ν xyν yx )⎥⎦

với vật liệu đẳng hướng:
⎡ ⎤
⎢1 ν 0 ⎥
E
[D] = ⎢ν 1 0 ⎥
1−ν 2 ⎢ 1 −ν ⎥
⎢0 0 ⎥
⎣ 2 ⎦
Hàm thế năng đơn vị:
W=
1
2E
[
σ x 2 + σ y 2 + 2τ xy 2 + 2ν (τ 2 − σ xσ y ) ] (2.49)
Ứng suất chính trong trạng thái ứng suất phẳng tính theo công thức:
σ x +σ y 1
σ1,2 = ± (σ x + σ y )2 + 4τ xy 2 ; (2.50)
2 2
Một vài phương pháp xác định hàm Φ(x,y) được giới thiệu làm tài liệu tham khảo sau đây.
Hàm đa thức
Có thể chọn đa thức bậc cao, thỏa mãn phương trình vi phân đạo hàm riêng bậc 4 và các điều kiện
biên, làm hàm ứng suất.
Φ(x,y) = a0 + a1x + a2y + a3x2 + a4xy + a5y2 + a6x3 +
a7x2 y + a8xy2 + a9y3 + a10xy3 + a11x3 y (a)
Ứng suất tại điểm trong tấm tính theo công thức:
σx = 2a5 + 2a8 x + 6a9 y + 6a10 xy;
σy = 2a3 + 6a6 x +2a7 y + 6a11 xy;
τxy = -(a4 + 2a7 x + 2a8 y + 3a10 y + 3a11 x ) (b)
Một số trường hợp đặc trưng của phương trình (b) có thể là: khi a5 ≠ 0, các hệ số ai = 0, chúng
ta nhận được: σx = 2a5 ; σy = τxy = 0; tương ứng trường hợp tấm chịu kéo – nén dọc trục Ox với
cường độ σnx = -2a5 áp đặt trên cạnh x = a.
Nếu trong tất cả các hệ số ai chỉ có a4 ≠ 0, ứng suất pháp bằng 0 σx = σy = 0; τxy = -a4. Trường
hợp này tấm bị cắt tại các mép. Trường hợp này được khảo sát tại phần sau, khi xét tấm bị cắt thuần
túy.
Nếu a5 ≠ 0; a9 ≠ 0, với giả thiết a9 = -(2a5 / 3b) có thể nhận được:
⎛ 2y ⎞
σ x = 2a5 ⎜1 − ⎟; σ y = τ xy = 0
⎝ b ⎠
Trường hợp này thường gặp khi nghiên cứu tấm chịu uốn dưới tác động lực ngang, phân bố theo
qui luật tuyến tính.
Sử dụng hàm lượng giác
Rất nhiều bài toán liên quan tấm được giải nhờ hàm lượng giác. Ví dụ đơn giản trong trường hợp
này là sử dụng chuỗi hàm sinus.

105

n πx
Φ ( x, y ) = ∑ f n ( y ) sin (a)
n =1 a
trong đó n – số dương, chẳn. Hàm fn(y) cần được xác định tiếp.
Đưa hàm (a) vào hàm ứng suất có thể thấy:
∞ ⎡ ( 4) 2
⎛ nπ ⎞ '' ⎛ nπ ⎞
4
⎤ nπx
∑ ⎢ f n ( y ) − 2⎜
n =1 ⎢ ⎝ a
⎟ f n ( y) + ⎜
⎠ ⎝ a
⎟ f n ( y )⎥ sin
⎠ a
=0 (b)
⎣ ⎥

Để tìm các hàm fn(y) cần thiết giải hệ phương trình vi phân bậc bốn:
2 4
⎛ n π ⎞ '' ⎛ nπ ⎞
f n( 4 ) ( y ) − 2⎜ ⎟ f n ( y) + ⎜ ⎟ f n ( y ) = 0; n = 1,2,3,..., ∞ (c)
⎝ a ⎠ ⎝ a ⎠
Cách làm này sẽ được nhắc lại trong phần tiếp theo, khi bàn về chuỗi Lévy. Tại đây chúng ta thử
tìm hiểu vài cách xử lý hàm (c ), theo cách làm của những nhà nghiên cứu tấm trong những năm gần
đây. Các bước giải toán tiếp theo tiến hành theo các bước như sau. Cần thiết phải tìm nghiệm riêng
của phương trình vi phân tuyến tính trên đây, ví dụ tìm ở dạng:
exp( αnη), ηexp( αnη), exp( -αnη), ηexp( αnη)
hoặc dạng các hàm sin và cosin hyperbolic:
sinh αnη, cosh αnη, ηsinh αnη, ηcosh αnη.
Nghiệm chung bài toán tìm ở dạng hàm chứa nghiệm riêng vừa trình bày:
fn(y) = (An + Bn ) sinh αnη + (Cn + Dn η) cosh αnη (d)
α n = nπγ ;
b
trong đó: γ = ;
a
y
η=
b
Nghiệm của phương trình (c) có thể viết như sau:
b2
fn(y) = [B1n β 2n (1 − η ) + B2 n β 2n (η ) + B3n β 0 n (1 − η ) + B4n β 0n (η )] (e)
α n2
trong đó Bin – hằng số bất kỳ, và
(2 + α n coth α n )sinh α nη − α nη cosh α nη ⎫
β 0 n (η ) = ⎪⎪
2 sinh α n
⎬ (f)
sinh α nη
β 2 n (η ) = β 0 n (η ) − ⎪
sinh α n
⎪⎭
Để xác định ứng suất, thông lệ cần thiết tính đạo hàm của hàm ứng suất, trong trường hợp này tính
đạo hàm của hàm βin theo cách ký hiệu tại đây. Đạo hàm các hàm trên được tìm theo công thức:
1 dβ i −1,n 1 d i β 0n
β in (η ) = = i , (g)
α n dη α n dη i
Từ đó:

106
1 dβ 0 n (1 + α n coth α n ) cosh α nη − α nη sinh α nη ⎫
= β 1n (η ) = ⎪
α n dη 2 sinh α n

1 d 2 β 0n 1 dβ 1n ⎪
= = β 2 n (η ) ⎪⎪
α n dη
2 2
α n dη
⎬ (h)
1 dβ 2 n cosh α nη
= β 3n (η ) = β 1n (η ) − ⎪
α n dη sinh α n ⎪
1 d β 2n
2
1 dβ 3n 2 sinh α nη ⎪
= = β (η ) = β (η ) − ⎪
α n dη sinh α n
4n 2n
α n2 dη 2 ⎪⎭
Có thể thấy rằng, mỗi hàm βin(η) là nghiệm riêng của (c ), do vậy thay các hàm này cùng đạo hàm
tính theo công thức vừa nêu vào vị trí trong (c), chúng ta nhận được quan hệ:
βi+4,n - 2βi+2, n + βin = 0 (i)
Quan hệ này cho phép diễn tả các hàm β() sau đây:
β 0 n (0) = 0; β 2 n (0) = 0; β 4 n (0) = 0; ⎫
β 0 n (1) = 1; β 2 n (1) = 1; β 4 n (1) = −1; ⎪

1 + α n coth α n α n coth α n − 1 ⎪
β 1n (0) = ; β 3 n ( 0) = ;⎬ (j)
2 sinh α n 2 sinh α n ⎪
2α n + sinh 2α n 2α n − sinh 2α n ⎪
β 1n (1) = ; β 3n (1) =
4 sinh 2 α n 4 sinh 2 α n ⎪⎭
Hàm (a) giờ đây được viết lại như sau:

b2
Φ ( x, y ) = ∑ [B1n β 2n (1 − η ) + B2 n β 2 n (η ) + B3n β 0 n (1 − η ) + B4n β 0 n (1 − η )]sin nπξ
n =1 α n2
x
với ξ = (k)
a
Công thức xác định ứng suất, theo cách làm này sẽ là:

σ x = ∑ [B1n β 4 n (1 − η ) + B2 n β 4 n (η ) +B3n β 2 n (1 − η ) + B4 n β 2 n (η )]sin nπξ ;
n =1

σ y = −∑ [B1n β 2 n (1 − η ) + B2 n β 2 n (η ) +B3n β 0 n (1 − η ) + B4 n β 0 n (η )]sin nπξ ;
n =1

τ xy = ∑ [B1n β 3n (1 − η ) − B2 n β 3n (η ) +B3n β 1n (1 − η ) + B4 n β 1n (η )]cos nπξ ; (l)
n =1

Hàm (a) được Filon viết từ 1903. Trước đó vào năm 1898 Rivier đề xuất sử dụng chuỗi các hàm
cosine làm hàm cơ sở.

n πx
Φ ( x, y ) = ∑ f n ( y ) cos (m)
n =1 a
Tiến hành các bước trên hàm (m) như đã thực hiện cho (a), kết quả nhận được các biểu thức tính
ứng suất dạng sau:

107
∂ 2 Φ ∞ '' ⎫
σx = = ∑ f n ( y ) cos nπξ ⎪
∂y 2
n =1 ⎪
2
∂ 2 Φ ∞ ⎛ nπ ⎞ ⎪
σ y = 2 = ∑ ⎜ ⎟ f n ( y ) cos nπξ ⎬
∂x n =1 ⎝ a ⎠ ⎪
2
∂ Φ
2 ∞
⎛ nπ ⎞ ' ⎪
τ xy = = ∑⎜ ⎟ f n ( y ) sin nπξ ⎪
∂x∂y n =1 ⎝ a ⎠ ⎭
Phương pháp trình bày trên phù hợp cho tấm tựa tự do trên hai cạnh đối diện, bài toán này trong
tài liệu gắn liền với tên gọi bài toán Lévy. Trường hợp tổng quát, đều kiện biên bài toán không trùng
với các điều kiện trên, hàm ứng suất nên tìm dưới dạng tổng quát, ví dụ:
Φ ( x, y ) = − A0 xy +

b2
+∑ B1n β 2 n (1 − η ) + B2 n β 2 n (η ) + B3n β 0 n (1 − η ) + B4 n β 0 n (1 − η ) sin nπξ + (a)
n =1 α n2

a2
+∑ [A1m β 2 m (1 − ξ ) + A2 m β 2m (ξ ) + A3m β 0m (1 − ξ ) + A44 m β 0 m (ξ )]sin mπη
m =1 α n2
Ứng suất trong trường hợp chung này sẽ là:

σ x = ∑ [B1n β 4 n (1 − η ) + B2 n β 4 n (η ) +B3n β 2 n (1 − η ) +
n =1

B4 n β 2 n (η )]sin nπξ − ∑ [ A1m β 4 m (1 − ξ ) + B2 m β 4 m (ξ ) +B3m β 2 m (1 − ξ ) + (b)
m =1

B4 m β 2 m (ξ )]sin mπη;

σ y = −∑ [B1n β 2 n (1 − η ) + B2 n β 2 n (η ) +B3n β 0 n (1 − η ) + B4 n β 0 n (η )]sin nπξ +
n =1

(c)
+ ∑ [ A1m β 2 m (1 − ξ ) + B2 m β 2 m (ξ ) + A3m β 0 m (1 − ξ ) + A4 n β 0 n (ξ )]sin mπη;
m =1


τ xy = ∑ [B1n β 3n (1 − η ) − B2 n β 3n (η ) +B3n β 1n (1 − η ) + B4 n β 1n (η )]cos nπξ +
n =1

(d)
+ ∑ [ A1m β 3m (1 − ξ ) − A2 m β 3m (ξ ) + A3m β 1m (1 − ξ ) + A4 m β 1m (ξ )]cos mπη;
m =1

Cách làm nêu tại phần này được sử dụng khi giải bài toán tấm Navier, theo đó tấm chữ nhật có
bốn cạnh tựa tự do.
Để dễ thực hiện tích phân các phương trình vi phân uốn tấm có thể chuyển bài toán sang hệ tọa độ
tương đối, thực hiện các phép tích phân trong phạm vi đường từ 0 đến 1. Cách làm như sau.
x y
Sử dụng các ký hiệu giành cho tọa độ tương đối: ξ = ; η= .
a b
Độ võng trong trường hợp này ký hiệu bằng w, còn độ võng trong hệ tọa độ tương đối tính bằng
w qa 4
w* = ; N=
N D1

108
Trong trường hợp này hàm Airy liên quan đến hàm độ võng theo quan hệ:
1 ∂ 4 w* D3 1 ∂ 4 w* D2 ∂ 4 w * 1
+ 2 + = Φ (ξ ,η ) 4 (e)
γ ∂ξ
4 4
D1 γ ∂ξ ∂η
4 2 2
D1 ∂η 4
γ
a
với γ = (f)
b
Phương trình vi phân uốn tấm trở thành:
∂ 4 w* 1 ∂ 4 w* 2 ∂ w
4 *
+ 2αβ + α = Φ (ξ ,η ) (g)
∂ξ 4 γ 4 ∂ξ 2 ∂η 2 ∂η 4
D2 D3
trong đó: α = γ 2 ; β= (h)
D1 D1 D2
Trường hợp tấm làm từ vật liệu đẳng hướng, các hệ số xuất hiện trong công thức được hiểu D1 =
D2 = D3 = D; β = 1; α = γ4, hàm w trở thành:
qb 4
w = w* N = K1 (i)
Et 3
Hệ số K1 áp dụng cho mỗi điểm của tấm, tùy thuộc tọa độ điểm, là hàm số của γ. Momen uốn tấm
là hàm của w như đã nêu. Khi đã xác định w* chúng ta chuyển sang tính momen theo công thức:
⎛ 1 ∂ 2 w* ∂ 2 w* ⎞⎫
M 1 = − qb 2γ 4 ⎜⎜ 2 + ν ⎟⎪
∂η 2 ⎟⎠⎪
2
⎝ γ ∂ξ
2

⎬ (j)
⎛ ∂ 2 w* ν 1 ∂ 2 w* ⎞ ⎪
M 2 = −qb 2γ 4 ⎜⎜ + ⎟
⎝ ∂η
2
γ 2 ∂η 2 ⎟⎠ ⎪⎭
Có thể viết lại hai công thức này:
M 1 = K 2 qb 2 ⎫
⎬ (k)
M 2 = K 3 qb 2 ⎭
Các hệ số K1, K2, K3 tùy thuộc tọa độ điểm và tỷ lệ a/b, có thể xác lập dạng bảng phục vụ tính
toán nhanh.
Áp dụng định luật Hooke cho kết cấu làm từ vật liệu đẳng hướng có thể xác định ứng suất tấm bị
t
uốn. Ứng suất pháp tính cho lớp ngoài cùng của tấm z = ± :
2
E1t ⎛ ∂2w ∂ 2 w ⎞⎫
σx = ⎜⎜ 2 + ν 2 2 ⎟⎟⎪
2(1 − ν 1ν 2 ) ⎝ ∂x ∂y ⎠⎪
⎬ (l)
E2t ⎛∂ w
2
∂ 2 w ⎞⎪
σy = ⎜ + ν 1 2 ⎟⎟
2(1 − ν 1ν 2 ) ⎜⎝ ∂x 2 ∂y ⎠ ⎪⎭
Từ đó:

109
6M 1 ⎫
σx = ±
t2 ⎪ (m)
6M 2 ⎬
σy =± 2 ⎪
t ⎭
Tích phân phương trình (e) có thể tiến hành cho từng trường hợp riêng lẻ. Giả sử tấm bị ngàm tại
hai cạnh đối xứng, hai cạnh còn lại tựa tự do, điều kiện biên có dạng:
∂2w*
tại ξ = 0; và ξ = 1: w* = 0; =0 (n)
∂ξ 2
Trong trường hợp này w*(ξ, η) cần thành lập theo đề xuất Lévy:

w * (ξ ,η ) = ∑ f m (η ) sin mπξ (p)
m =1

Các hàm fm(η) được xác định sau khi giải hệ phương trình (g). Hệ phương trình vi phân xuất hiện
sau khi thay thế:
β
(mπ )2 f m'' (η ) + 12 (mπ )4 f m (η )⎤⎥ sin mπξ = Φ(ξ 2,η )


∑ ⎢⎣ f
m =1
( 4)
m
α
(η ) − 2
α ⎦ α
(q)

Hàm Airy có thể xác lập dưới dạng chuỗi lượng giác:

Φ (ξ ,η ) = ∑ Φ m (η ) sin mπξ (r )
m =1

1
trong đó Φ (η ) = 2 ∫ Φ(ξ ,η ) sin mπξdξ (s)
0

Thay (r ) vào (q) và cân bằng các hệ số trong phương trình lượng giác, sẽ nhận được phương
trình vi phân tiếp theo, cần thiết cho xác định fm(η).
β 1 Φ (ξ ,η )
f m( 4 ) (η ) − 2 (mπ ) f m'' (η ) + 2 (mπ ) f m (η ) =
2 4
(t)
α α α2
Phương trình chung trên đây chứa bốn hằng số tích phân. Các hằng số này chỉ được xác định
theo điều kiện biên, ví dụ trên η = const. Điều kiện biên dạng này không hạn chế.
Một trong các cách giải có thể như sau. Viết hàm (t) dưới dạng:
4
f m (η ) = f m( r ) + ∑ C s e k sη (a*)
s =1

trong đó f m( r ) - nghiệm riêng của phương trình vi phân,


Cs - hằng số tích phân, ks - nghiệm phương trình đặc trưng.
Phương trình đặc trưng có dạng:
β 1
k 4 − 2 (mπ ) k 2 + 2 (mπ ) = 0
2 4
(b*)
α α
Nghiệm phương trình đặc trưng sẽ là:
β 1
k s = ± mπ 1± 1− 2 (c*)
α β

110
1
Hàm fm(η) phụ thuộc vào dấu của biểu thức trong căn bậc hai biểu thức cuối. Nếu > 1 , điều
β2
này đúng cho vật liệu đẳng hướng, dấu của biểu thức dưới dấu căn sẽ âm, và như vậy nghiệm thu được
sẽ là nghiệm phức. Trong trường hợp này, tích phân tổng quát có thể mang dạng:
f m (η ) = Am cosh mπδη cos mπϖη + Bm sinh mπδη sin mπϖη +
(d*)
+ C m sinh mπδη cos mπϖη + Dm sinh mπδη sin mπϖη + f m( r ) (η )

β 1⎛ 1⎞ β 1⎛ 1⎞
trong đó: δ = ⎜⎜1 + ⎟⎟ ; ϖ= ⎜⎜1 − ⎟⎟ ; (e*)
α 2⎝ β⎠ α 2⎝ β ⎠
1 mπ
Với = 1 , nghiệm phương trình sẽ là số thực còn k s = ± và hàm fm(η) sẽ bằng:
β 2
α
mπ mπ mπ
f m (η ) = Am cosh η + Bm η cosh η+
α α α
(f*)
mπ mπ mπ
C m sinh η + Dm η sinh η+ f (r )
m (η )
α α α
Với vật liệu đẳng hướng có thể viết: β = 1; α = γ2, hàm fm(η) tìm dưới dạng:
mπ mπ mπ
f m (η ) = Am cosh η + Bm η cosh η+
γ γ γ
(g*)
mπ mπ mπ
C m sinh η + Dm η sinh η+ f (r )
(η )
γ γ γ
m

1
Trường hợp còn lại < 1 , nghiệm sẽ là số thực còn hàm fm(η) mang dạng:
β2
f m (η ) = Am cosh mπδ 1η + Bm sinh mπδ 1η +
(h*)
C m cosh mπδ 2η + Dm sinh mπδ 2η + f m( r ) (η )
trong đó:
β 1 β 1
δ1 = 1+ 1− 2 ; δ2 = 1− 1− 2 (i*)
α β α β
5 LỜI GIẢI NAVIER CHO TẤM HÌNH CHỮ NHẬT
Tấm tựa tự do trên tất cả bốn cạnh, bản thân tấm được gọi là tấm tựa đơn giản. Lời giải cho tấm
chữ nhật axb dạng này, tìm qua phân tích chuỗi Navier 19 . Độ võng tấm w(x,y) tìm dưới dạng chung:
mπx nπy
w( x, y ) = ∑∑ a mn sin sin (2.51)
m n a b
Hằng số amn, gọi là hằng Fourier sẽ được xác định khi giải phương trình.
Tải trọng tác động lên tấm được thể hiện dạng phân bố lực pháp tuyến p(x,y). Theo cách giải trong
khuôn khổ phương pháp này tải trọng cũng phải được phân thành chuỗi Navier như vừa thể hiện.

19
Claude-Louis-Mrie-Henri Navier (1875-1836) a French engineer.

111
mπx nπy
p ( x, y ) = ∑∑ bmn sin sin (2.52)
m n a b
Hằng Fourier bmn cũng được tính như cách đã thực hiện cho amn.
Trong quá trình thực hiện, nhờ tính trực giao của hàm sin trong phạm vi hạn chế của tấm, nghiệm
bài toán được đưa về dạng:
2
⎡⎛ m ⎞ 2 ⎛ n ⎞ 2 ⎤ b
a mn ⎢⎜ ⎟ + ⎜ ⎟ ⎥ = 4mn (2.53)
⎣⎢⎝ a ⎠ ⎝ b ⎠ ⎦⎥ π D
Thay biểu thức vừa lập vào phương trình độ võng do tải trọng pháp tuyến với tấm, chuỗi Navier
trở thành:
bmn mπx nπy
w( x, y ) = ∑∑ sin sin (2.54)
4 2
[
m n π D (m / a ) + (n / b )
2 2
a ] b
6 LỜI GIẢI LÉVY
Trường hợp chỉ có cặp cạnh đối diện tựa trên gối, hai cạnh còn lại tự do, chúng ta sử dụng chuỗi
Lévy 20 khi phân tích tấm. Giả sử tấm tựa trên các cạnh tại y = 0 và y = b, để thỏa mãn điều kiện biên
chuỗi Lévy sẽ có dạng:
nπ y
w( x, y ) = ∑ X n ( x) sin (2.55)
b
Thay hàm chuyển vị trên vào phương trình Kármán giành cho tấm, sau khi loại các hàm sin nhờ
tính trực giao của hàm này, có thể nhận được phương trình vi phân sau:
2 4
⎛ n π ⎞ '' ⎛ nπ ⎞
X nIV ( x ) − 2⎜ ⎟ X n ( x) + ⎜ ⎟ X n ( x) = 0 (2.56)
⎝ b ⎠ ⎝ b ⎠
Giải phương trình vi phân bậc bốn này theo cách tiện lợi nhất do người thực hiện quyết định. Có
thể coi hàm thử Xn(x) dưới dạng:
X n ( x ) = C n e rn x (2.57)
Khi đó phương trình đặc trưng cho thông số rn sẽ là:
2 4
⎛ nπ ⎞ 2 ⎛ nπ ⎞
rn4 − 2⎜ ⎟ rn + ⎜ ⎟ =0 (2.58)
⎝ b ⎠ ⎝ b ⎠
Bốn nghiệm của phương trình cuối sẽ là:
nπ nπ nπ nπ
rn = ; rn = ; rn = − ; rn = − (2.59)
b b b b
Từ đó nghiệm của Xn mang dạng:
⎛ nπ x ⎞ ⎛ n πx ⎞ ⎛ nπ x ⎞ ⎛ nπ x ⎞
X n = C1, n exp⎜ ⎟ + C 2, n x. exp⎜ ⎟ + C 3, n exp⎜ − ⎟ + C 4,n x. exp⎜ − ⎟ (2.60)
⎝ b ⎠ ⎝ b ⎠ ⎝ b ⎠ ⎝ b ⎠

20
M. Lévy nhà toán học, cơ học Pháp

112
Thông thường người ta tìm cách thể hiện nghiệm này dạng tổng các hàm sine và cosine
e z − e−z e z + e−z
hyperbolic, ký hiệu dùng trong tài liệu này sinhz = , coshz = , tanhz = sinhz/coshz,
2 2
thay cho ký hiệu toán chính thức shZ và chZ.
⎛ nπ x ⎞ ⎛ nπ x ⎞ ⎛ n πx ⎞ ⎛ nπ x ⎞
X n = A1,n sinh ⎜ ⎟ + A2 ,n x. sinh ⎜ ⎟ + A3, n x cosh ⎜ ⎟ + A4, n cosh ⎜ ⎟ (2.61)
⎝ b ⎠ ⎝ b ⎠ ⎝ b ⎠ ⎝ b ⎠
Lời giải Lévy cho tấm hình chữ nhật cạnh axb. Lập phương trình xác định độ võng tấm chữ nhật,
vật liệu đẳng hướng, chỉ hai cạnh đối xứng tựa tự do trên gối cứng. Chiều dầy tấm t, tải trọng phân bố
đều q(x,y) = const. Tâm toạ độ tại góc dưới bên trái.
D.∇4w = q. (2.62)
Lưu ý tính đối xứng bài toán và điều kiện biên cũng đối xứng, lời giải có thể tìm một trong hai
cách:

nπ y
w(x,y) = ∑X
n =1
n ( x) sin
b
(2.63)


nπ x
hoặc w(x,y) = ∑ Y ( x) sin
n =1
n
a
(2.64)

Chuỗi phân bố tải trọng tương ứng:



nπ y ∞
n πx
q= ∑ q n sin
n =1 b
hoặc q = ∑q
n =1
n sin
a
(2.65)

Chọn phương án 2 khi tiếp tục giải bài toán này. Nhân hai vế của biểu thức cho q với
(2/a)sin(mπx/a) và tích phân từ x = 0 đến x = a, hệ số qn sẽ được xác định:
4q
qn = khi n =1,3,5,...

qn = 0 nếu n =2,4,... (2.66)
Từ đó:
4q ∞
1 nπx
q= ∑
π n =1,3,.. n
sin
a
(2.67)

Thay biểu thức trên vào hàm (2.13), với n =1,3,5,... sẽ nhận được phương trình vi phân bậc bốn
sau:
2 4
nπ nπ 4q
Yn IV
-2 ⎛⎜ ⎞⎟ Yn’’ + ⎛⎜ ⎞⎟ Yn = (2.68)
⎝ a ⎠ ⎝ a ⎠ n πD
4qb 4 πb
Lời giải riêng là , với β = (2.69)
n π Dβ
5 4
a
Nghiệm bài toán (2.68) có dạng:
⎛ nπy ⎞ ⎛ n πy ⎞ n πy ⎛ nπ y ⎞ n πy ⎛ n πy ⎞
Yn(y)= C 0 cosh⎜ ⎟ + C1 sinh ⎜ ⎟ + C2 sinh ⎜ ⎟ + C3 cosh ⎜ ⎟
⎝ a ⎠ ⎝ a ⎠ a ⎝ a ⎠ a ⎝ a ⎠
4qb 4
+ (2.70)
nπ 5 Dβ 4

113
Điều kiện biên bài toán đòi hỏi thỏa mãn 4 phương trình:
∂2 ∂2
w(x,0) = w(x,0) = w(x,b) = w(x,b) = 0. (2.71)
∂y 2 ∂y 2

nπ x
Thay biểu thức w(x,y) = ∑ Y ( x) sin
n =1
n
a
vào các phương trình thuộc điều kiện biên trên sẽ nhận

được:
Yn(0) = Yn’’(0) = Yn(b) = Yn’’(b) = 0. (2.72)
Từ đó:
⎡ nβ y nβy ⎤
cosh sinh
4qa ⎢ ⎛ nβ
4
nβ ⎞ b + nβ y × b ⎥
Yn ( y ) = ⎢1 − ⎜1 + tanh ⎟ ⎥ (2.73)
(nπ ) D ⎢ ⎝ 4
5
2 ⎠ sinh nβ 2b
cosh
nβy ⎥
⎢⎣ 2 b ⎥⎦
Momen uốn tấm có dạng sau:
nβy
cosh
4qa 3 ∞
1 ⎧ ⎡ nβ nβ ⎤
M x = 3 ∑ 3 × ⎨1 − ⎢1 + (1 − υ ) tanh b +
π n =1,3, n ⎩ ⎣ 4 2 ⎥⎦ nβ
cosh
4
(2.74)
nβy ⎫
sinh
+ (υ − 1)
nβy
× b ⎪⎪ sin nπx
2b nβ ⎬⎪ a
cosh
2 ⎭⎪
nβy
cosh
4qa 3 ∞
1 ⎧ ⎡ nβ nβ ⎤
M y = 3 ∑ 3 × ⎨υ − ⎢υ + (υ − 1) tanh ⎥
b +
π n =1,3, n ⎩ ⎣ 4 2 ⎦ nβ
cosh
4
(2.75)
nβy ⎫
sinh
+ (υ − 1)
nβy
× b ⎪⎪ sin nπx
2b nβ ⎬⎪ a
cosh
2 ⎭⎪
Ví dụ 2.1: Xác định chuyển vị lớn nhất của tấm chữ nhật cạnh a x b, hai mép chiều dài tấm b tựa tự
do, chịu tảitrọng phân bố đều q đang nêu, hình 2.6.
Chuyển vị tấm w xác định từ phép tích phân phương trình chính yếu ∇4w = p/D, kết quả tùy
thuộc vào điều kiện biên bài toán. Phương pháp Lévy như đang trình bày tìm cách trình bày nghiệm
w dạng chuỗi đơn, thoả mãn điều kiện biên tại những biên cụ thể. Với tấm hình chữ nhật điều kiện biên
trong lời giải Lévy gồm điều kiện biên riêng áp cho hai cạnh đối diện tại x = 0 và x = a, và điều kiện
biên bất kỳ cho hai mép còn lại tại y = ± b/2.
Theo cách đặt vấn đề này, nghiệm w a
gồm hai thành phần, w = w1 + w2, trong
đó w1 – thỏa mãn phương trình ∇4w1 = 0, b/2
không phụ thuộc vào tải, thích hợp cho tấm x
chữ nhật hai cạnh đối diện có điều kiện
b/2
114
y

Hình 2.6
đặc trưng. Thành phần nghiệm thứ hai w2
tùy thuộc tải áp đặt lên tấm. Như đã trình
bày trên, nghiệm w1 xác định được sau khi
giải (2.18) với điều kiện q = 0.

Nghiệm w1 được xác định trong trường hợp này:


⎛ ⎛ nπy ⎞ ⎛ nπy ⎞ ⎛ nπy ⎞ ⎛ nπy ⎞ ⎞ nπx
w1 = ∑ ⎜⎜ C 0 cosh⎜
n =1, 3,... ⎝ ⎝ a ⎠
⎟ + C1 sinh ⎜
⎝ a ⎠
⎟ + C 2 y sinh ⎜
⎝ a ⎠
⎟ + C3 y cosh⎜
⎝ a ⎠⎠
⎟ ⎟⎟ sin
a
Trong trường hợp cụ thể này, từ (2.14) (2.15) xác định giá trị qn:
4q
qn = (n = 1,3,...) (a)

Từ (2.18) tính nghiệm riêng (2.19), và tiếp đó biểu thức (2.13) được tính theo cách sau:
4qa 4 ∞
1 nπy
w(x,y) =
π 5D

n =1, 3,... n
5
sin
a
(b)

Từ điều kiện đối xứng tải, đối xứng chuyển vị dưới tác động tải q, có nghĩa giá trị của chúng tính
tại +y và –y phải như nhau, hàm w(x,y) còn phải thỏa mãn điều kiện đối xứng:
⎛ ⎛ nπy ⎞ ⎛ nπy ⎞ 4qb ⎞ nπx
4
w( x, y ) = ∑ ⎜ C
⎜ 0
n =1, 3,... ⎝
cosh ⎜
⎝ a ⎠
⎟ + C 2 y sinh ⎜ ⎟ +
⎝ a ⎠ nπ D ⎠
5
⎟⎟ sin
a
(c)

Phương trình w này thoả mãn ∇4w = p/D và các điều kiện ràng buộc tại hai biên x = 0 va 2 x =
a. Điều kiện biên tại biên y = ± b/2 đòi hỏi:
∂2w
w = 0; 0
∂y 2
Thoả mãn các điều kiện này, từ (c) có thể thành lập hệ phương trình:
a 4qb 4 ⎫
C 0 cosh α m + C 2sinh α m + =0 ⎪
2 nπ D5

⎬ (d)
⎛C α ⎞
2⎜ 0 m + C 2 ⎟ cosh α m + C 2α m sinh α m = 0⎪
⎝ a ⎠ ⎪⎭
n πa
Với α m =
b
Nghiệm hệ phương trình như sau:
4qb 4 + nπqb 3 a tanh α m 2qb 3
C0 = − ; C2 =
n 5π 5 D cosh α m n 4π 4 D cosh α m
Thay hai giá trị vừa tính vào (c) có thể xác định hàm chuyển vị w(x,y).
⎡ 4qb 4 + nπqb 3 a tanh α m ⎛ nπy ⎞
w( x, y ) = ∑ ⎢− cosh⎜ ⎟+
n =1, 3,... ⎣ n π D cosh α m
5 5
⎝ a ⎠
2qb 3 ⎛ nπy ⎞ 4qb ⎤ nπx
4
y sinh ⎜ ⎟+ ⎥ sin
n π D cosh α m
4 4
⎝ a ⎠ nπ D ⎦
5
a

115
Chuyển vị lớn nhất tại vị trí giữa tấm: x = b/2 và y = 0.
4qb 4 ∞
(− 1)( n−1) / 2 ⎛⎜1 − α m tanh α m + 2 ⎞⎟
wmax =
π 5D
∑ n5 ⎜ 2 cosh α m ⎟
n =1, 3,... ⎝ ⎠
Lời giải cho tấm hình vuông a = b và αm = nπ/2 sẽ như sau:
5qb 4 5qb 4 qb 4
wmax = − (0,68562 − 0,00025 + ...) = 0,00406
384 D π 5 D D
Lời giải Lévy cho tấm trực hướng
Trường hợp chung, tấm trực hướng với độ cứng D1, D2, DT đã xác định, công thức cho phương
trình vi phân đặc trưng sẽ có dạng:
2 4
⎛ nπ ⎞ 2 ⎛ nπ ⎞
D r − 2 D0 ⎜
2 n
4
⎟ rn + D1 ⎜ ⎟ = p( y ) (2.77)
⎝ b ⎠ ⎝ b ⎠
b
2
với p( y ) = ∫ p( x, y )dx (2.78)
b0
D0 = D1ν yx + DT = D2ν xy + DT (2.79)
Nghiệm w* phương trình có thể tìm dưới dạng w*(x/a; y/b).
⎛x y⎞ ∞ ∞ x y
w * ⎜ , ⎟ = ∑∑ a mn sin mπ sin nπ (2.30)
⎝a b⎠ m n a b
y x
Sử dụng các ký hiệu trong bài: ξ = η=
. Độ võng trong trường hợp này ký hiệu bằng w,
;
b a
w qa 4
còn độ võng trong hệ tọa độ tương đối tính bằng w* = ; N= . Trong trường hợp này hàm
N D1
Airy liên quan đến hàm độ võng theo quan hệ:
1 ∂ 4 w* D3 1 ∂ 4 w* D2 ∂ 4 w * 1
+2 + = Φ (ξ ,η ) 4 (2.31)
γ ∂ξ
4 4
D1 γ ∂ξ ∂η
4 2 2
D1 ∂η 4
γ
a
với γ =
b
Trường hợp cụ thể này có hể tìm hàm Φm dạng:
1
2
Φ m = 2∫ sin mπξdξ = (1 − cos mπ ) (2.32)
0

2 4
⎛ mπ ⎞ '' ⎛ mπ ⎞ 4
và f (η ) − 2⎜⎜
( 4)
⎟⎟ f m (η ) + ⎜⎜ ⎟⎟ f m (η ) = ; (2.33)
⎝ γ ⎠ ⎝ γ mπ
m

Lời giải riêng tìm dưới dạng:
4γ 4
f m( r ) (η ) = giành cho m lẻ,
(mπ ) 5
f m( r ) (η ) = 0 cho m chẵn. (2.34)

116
Sau khi thay thế Bm = Cm = 0 hàm fm(η) được viết thành:
mπ mπ mπ 4γ 4
f m (η ) = Am cosh η + Dm η sinh η+ (2.35)
γ γ γ (mπ )5
Hai hằng số Am , Bm được xác định theo điều kiện biên, trên biên η = ± ½.
Tại biên y = ± ½ b độ võng w thỏa mãn điều kiện:
⎛ b⎞
∂w⎜ x,± ⎟
⎛ b⎞ ⎝ 2⎠
w⎜ x,± ⎟ = 0; =0 (2.36)
⎝ 2⎠ ∂y
hoặc dưới dạng:
⎛ b⎞
∂w⎜ ξ ,± ⎟
⎛ b⎞ ⎝ 2⎠
w⎜ ξ ,± ⎟ = 0; =0 (2.36a)
⎝ 2⎠ ∂η
Thay các điều kiện trên vào phương trình (2.35) có thể thấy:
⎛ 1⎞ ⎛ 1⎞
f m ⎜ ± ⎟ = f m' ⎜ ± ⎟ = 0
⎝ 2⎠ ⎝ 2⎠
Điều kiện thể hiện tại phương trình cuối cho phép lập hệ phương trình nhằm xác định hai hằng số
vừa đề cập:
um u u 4γ 4
Am cosh + Dm m sinh m = ;
2 2 2 (mπ )5
(2.37)
u ⎛ u u u ⎞
Am sinh m + Dm ⎜ sinh m + m cosh m ⎟ = 0
2 ⎝ 2 2 2 ⎠
u m 1 mπ
trong đó = (2.38)
2 2 γ
Sau khi giải hệ phương trình, xác định Am, Dm chúng ta đủ điều kiện viết phương trình độ võng w
của tấm:
4qb 4 4 1,3,... 1
w(ξ ,η ) = Nw * (ξ ,η ) = γ ∑ 5×
Dπ 5 m m

⎡ u ⎛ u ⎞ ⎤ (2.39)
⎢ sinh m sinh u mη ⎜ u m sinh 2 m ⎟ cosh u η ⎥
× ⎢1 + 2 2 u mη − ⎜1 + 2 ⎟x m
⎥ sin mπξ
⎢ sinh u m + u m ⎜ sinh u m + u m ⎟ u m ⎥
⎢⎣ ⎜ ⎟ cosh
⎝ ⎠ 2 ⎥⎦
Tính cho điểm tại tọa độ xác định, ví dụ điểm (ξ1, η1), độ võng tấm tại đây sẽ là:
qb 4
w= K1 (2.40)
Et 3
Hệ số K1 phụ thuộc vào tỷ lệ chiều dài hai cạnh γ, tính bằng công thức:

117
48(1 − ν 2 ) 1, 3,...
1
K1 = γ4∑ ×
π 5
m m5
⎡ u ⎛ u ⎞ ⎤ (2.41)
⎢ sinh m sinh u mη1 ⎜ u m sinh 2 m ⎟ ⎥
2 2 cosh u η
× ⎢1 + 2 u mη1 − ⎜1 + ⎟× m 1
⎥ sin mπξ 1
⎢ sinh u + u ⎜ sinh u + u ⎟ u m ⎥
⎢⎣
m m
⎜ m m
⎟ cosh
⎝ ⎠ 2 ⎥⎦
Momen uốn tấm tính theo các công thức trình bày tại phần hướng dẫn, thể hiện dưới dạng:
4 1, 3,...
1 sinh u m − u m
M 2 y = ± b / 2 = −qb 2 3 γ 2 ∑ 3 sin mπξ (2.42)
π m m sinh u m + u m

Tính giá trị momen tại điểm cố định theo cách làm quen thuộc:
M2 = K3qb3, (2.43)
4 1, 3,...
1 sinh u m − u m
trong đó K 3 = 3 γ 2 ∑ 3 sin mπξ1 (2.44)
π m m sinh u m + u m

Như đã trình bày, các hệ số K1, K3 dễ dàng lập thành bảng tra cứu. Khi tính toán chúng ta có
quyền sử dụng các bảng tính lập sẵn nhằm giảm công sức thực hiện các phép tính quá dài.
Trong phần tính toán các đặc trưng tấm dùng trên tàu bạn đọc có thể tham khảo các công thức
tương đương sau đây:
10 6 ⎛ b ⎞
4

w = 100 K1 q ⎜ ⎟ t ⎪
E ⎝ 100t ⎠ ⎪
2⎬ (2.45)
6M ⎛ b ⎞ ⎪
σ = ± 2 i = ±6qK i 10 4 ⎜ ⎟
t ⎝ 100t ⎠ ⎪⎭
Sử dụng phương pháp Lévy vào tấm chịu áp lực thủy tĩnh
Nguyên thủy, trong phương pháp Lévy áp dụng cho tấm chữ nhật tựa trên hai cạnh đối diện, hai
cạnh còn lại tự do. Bài toán tấm hai chiều được hạ bậc nhờ cách phân chiều dài tấm thành những đoạn
(giải) nhỏ, gọi là các strip, mỗi strip được xét riêng như bài toán một chiều. Tải p(x) được phân thành
chuỗi Fourier còn hàm chuyển vị trình bày dạng chuỗi Lévy. Mỗi đoạn tấm thế này tựa tại biên của tại
x = 0 và x = a.

mπx
p( x) = ∑
m =1, 2 ,...
p m sin
a
mπx
a
2
trong đó p m = ∫ p( x )sin dx
a0 a
a4 ∞
pm mπx
w= ∑
π D m =1, 2,... m
4 4
sin
a
Bây giờ chúng ta tìm cách xử lý điều kiện biên cho hai mép còn lại, tại y = ± b/2. Đơn giản nhất
trong trường hợp này hãy coi hai mép tựa trên gối. Như vậy hàm chuyển vị của tấm w(x,y) sẽ mang
dạng hàm Lévy đã đề cập.

118
⎛ ⎛ mπy ⎞ ⎛ mπy ⎞ pm a 4 ⎞ mπx
w( x, y ) =∑ ⎜ C
⎜ 1
n =1, 2 ,... ⎝
cosh ⎜
⎝ a ⎠
⎟ + C 2 y sinh ⎜ ⎟ +
⎝ a ⎠ m π D⎠
4 4
⎟⎟ sin
a
Hai hằng C1 và C2 tìm thấy sau xử lý điều kiện biên:
∂2w
y = ±b / 2 w = 0; =0 b
∂y 2 y

Hàm w(x,y) sau khi thỏa mãn điều kiện biên:


a
a4 ∞
p m ⎛ 2 + α m tanh α m mπy
w= 4 ∑ 4⎜
π D m =1, 2,... m ⎝
⎜1 −
2 cosh α m
cosh
a
+
x p

mπy mπy ⎞
sinh ⎟
+ a a ⎟ sin mπx
Hình 2.7
2 cosh α m ⎟ a


mπb
trong đó α m =
2a
Với áp lực tĩnh do nước gây nên mặt tấm đặt đứng trong nước với chiều chìm bằng chiều dài a,
biểu thức diễn đạt áp lực được hiểu là:
x
p = p0
a
mπx
a
2 p0 x 2 p0
pm = ∫ sin dx = (− 1)m+1 (m = 1,2,...)
a0 a a mπ
Thay biểu thức của pm vào công thức tính w sẽ xác định chuyển vị tấm dưới tác động áp lực thủy
tĩnh. Trường hợp tấm hình vuông, chuyển vị w tính tại điểm giữa tấm x = a/2 mang giá trị:
p0 a 4
w = 0,00203
D
Lời giải Navier cho trường hợp tấm hình chữ nhật, chịu tác động tải trọng phân bố q
Với tấm đẳng hướng, chịu tác động tải q = const, phương trình uốn tấm mang dạng: D.∇2∇2 w =
q(x,y) (2.46)

Hình 2.8
Phân bố tải miêu tả dạng chuỗi Fourier:

119
∞ ∞
mπx n πy
q ( x, y ) = ∑∑ q mn sin sin (2.47)
m =1 n =1 a b
Độ võng tấm tìm trong không gian 0xyz:
∞ ∞
mπx nπy
w (x,y) = ∑∑
m=1 n =1
amn sin
a
sin
b
(2.48)

Điều kiện biên:


∂ 2w
tại x = 0 và x = a: w = = 0. (2.49a)
∂x 2
∂ 2w
tại y = 0 và y = b: w = = 0. (2.49b)
∂y 2
Các hệ số amn tương ứng hệ số lực qmn, tính theo công thức:
a b
4 mπx nπy
qmn =
ab ∫∫
0 0
q(x,y) sin
a
sin
b
dxdy (2.50)

Thay (2.50) vào phương trình cơ bản (2.46) có thể viết:


∞ ⎧⎪ ⎡⎛ mπ ⎞ 4

⎛ mπ ⎞ ⎛ nπ ⎞ ⎛ nπ ⎞ ⎤ q mn ⎫⎪ mπx
2 2 4
nπy
∑∑
m n ⎪
⎨a mn ⎢⎜
⎝ a
⎟ + 2⎜
⎠ ⎝ a
⎟ ⎜
⎠ ⎝ b
⎟ +⎜
⎠ ⎝ b
⎟ ⎥−
⎠ D
⎬ sin
⎪ a
sin
b
=0
⎩ ⎢
⎣ ⎥
⎦ ⎭
Từ phương trình có thể rút ra:
2
⎛ m2 n2 ⎞ q
a mnπ ⎜⎜ 2 + 2 ⎟⎟ − mn = 0
4
(2.51)
⎝a b ⎠ D
Các hệ số amn tính từ biểu thức cuối:
q mn
a mn = (2.52)
2 2
⎡ ⎛ m ⎞
2
⎛ n ⎞ ⎤
π 4 D ⎢⎜ ⎟ + ⎜ ⎟ ⎥
⎣⎢⎝ a ⎠ ⎝ b ⎠ ⎦⎥
Thay biểu thức vừa tìm vào (2.48) có thể viết hàm chuyển vị w(x,y) của tấm:
1 ∞ ∞ q mn mπx nπy
w( x, y ) = 4 ∑∑ sin sin (2.53)
π D m =1 n =1 ⎡⎛ m ⎞ 2 ⎛ n ⎞ 2 ⎤ 2
a b
⎢⎜ ⎟ + ⎜ ⎟ ⎥
⎣⎢⎝ a ⎠ ⎝ b ⎠ ⎦⎥
Biểu thức xác định qmn trình bày tại (2.50).
mπx n πy
Có thể để ý rằng sin ≤ 1; sin ≤ 1 với mỗi giá trị x, y và m, n, chuỗi (2.53) sẽ hội
a b
tụ. Cách giải này của Navier sẽ được dùng cho các bài toán liên quan tấm chữ nhật, tựa trên cả bốn
cạnh.
Trường hợp q = const như đang nêu các hệ số qmn tính theo biểu thức:
16q
q mn = 2 (m, n = 1,3,...) (2.54)
π mn

120
Thay biểu thức cuối vào (2.53) có thể thấy:
mπx nπy
sin sin
16q ∞ ∞ a b
w( x, y ) = 6 ∑∑ (2.55)
π D m =1 n =1 ⎡⎛ m ⎞ ⎛ n ⎞ 2 ⎤
2 2

mn ⎢⎜ ⎟ + ⎜ ⎟ ⎥
⎣⎢⎝ a ⎠ ⎝ b ⎠ ⎦⎥
Với tấm chữ nhật chịu tác động tải theo pháp tuyến q = const, chuyển vị lớn nhất nằm tại vị
trí giữa tấm x = a/2 và y = b/2. Giá trị wmax trong trường hợp này, tính theo (2.55) sẽ là:
16q ∞ ∞ (−1) [(m + n ) / 2 ]−1
wmax = ∑∑
π 6 D m =1 n =1 2
(2.56)
⎡⎛ m ⎞ 2 ⎛ n ⎞ 2 ⎤
mn ⎢⎜ ⎟ + ⎜ ⎟ ⎥
⎢⎣⎝ a ⎠ ⎝ b ⎠ ⎥⎦
Biểu thức tính momen uốn tấm là hàm của w, trình bày tại chương 1 có dạng sau:
⎧∂ 2w ∂2w⎫
⎪ 2 + υ ⎪
⎧Mx ⎫ ⎪ ∂x2 ∂y 2 ⎪
⎪ ⎪ ⎪∂ w ∂2w⎪
M
⎨ y⎬ = D ⎨ 2 + υ ⎬
⎪M ⎪ ⎪ ∂y ∂x 2 ⎪
⎩ xy ⎭ ⎪ ∂2w ⎪
(1 − υ )

⎩ ∂x∂y ⎪⎭
hay là:
2 2
⎛m⎞ ⎛n⎞
⎜ ⎟ +ν ⎜ ⎟
16q ∞ ∞
⎝a⎠ ⎝b⎠ mπx nπy
Mx =
π 4 ∑∑ 2
sin
a
sin
b
m =1 n =1 ⎡⎛ m ⎞ 2 ⎛ n ⎞ 2 ⎤
mn ⎢⎜ ⎟ + ⎜ ⎟ ⎥
⎣⎢⎝ a ⎠ ⎝ b ⎠ ⎦⎥
2 2
⎛m⎞ ⎛n⎞
ν⎜ ⎟ +⎜ ⎟
16q ∞ ∞
⎝ a ⎠ ⎝b⎠ mπx nπy
My =
π 4 ∑∑ 2
sin
a
sin
b
m =1 n =1 ⎡⎛ m ⎞ 2 ⎛ n ⎞ 2 ⎤
mn ⎢⎜ ⎟ + ⎜ ⎟ ⎥
⎢⎣⎝ a ⎠ ⎝ b ⎠ ⎥⎦
16q(1 − ν ) ∞ ∞ 1 mπx nπy
M xy = − ∑∑
π 4 ab m =1 n =1 2
cos
a
cos
b
(2.57)
⎡⎛ m ⎞ 2 ⎛ n ⎞ 2 ⎤
mn ⎢⎜ ⎟ + ⎜ ⎟ ⎥
⎣⎢⎝ a ⎠ ⎝ b ⎠ ⎦⎥
Ứng suất trong tấm tính theo công thức:

121
Mxz ⎫
σx =
t 3 / 12 ⎪
M y z ⎪⎪
σy = 3 ⎬ (2.58)
t / 12 ⎪
M xy z ⎪
τ xy = 3
t / 12 ⎪⎭
∂q x ∂q y ⎫
+ + p=0 ⎪
∂x ∂y ⎪
∂M x ∂M yx ⎪
Từ điều kiện cân bằng + − q x = 0 ⎬ có thể xác định lực cắt:
∂x ∂y ⎪
∂M y ∂M xy ⎪
+ − q y = 0⎪
∂y ∂x ⎭
∂ 2 ⎫
qx = −D
∂x
(
∇ w⎪

)
∂ ⎬ (2.59)
q y = −D
∂y
(
∇2w ⎪
⎪⎭
)
Phản lực tại gối tính bằng biểu thức:
∂M xy ⎫
Vx = q x + ⎪
∂y ⎪ (2.60)

∂M xy ⎪
Vy = q y +
∂x ⎪⎭
Ví dụ 2.2: Xác định độ võng lớn nhất, momen lớn nhất của tấm vuông cạnh a, chịu tác động tải phân
bố đều p0.
Chọn m = 1 và n = 1 cho phép tính. Công thức (2.56) cho phép xác định wmax:
p0 a 4
wmax = 0,00416
D
Trường hợp chọn m = 1 và n = 1, 3; m = 3, n = 1, 3 kết quả sẽ khả quan hơn, gần với kết quả
“chính xác” wmax = 0,00406p0a4/D.
Momen lớn nhất tính theo (2.57) đạt tại vị trí x = y = a/2:
M x ,max = M y ,max = 0,0534 p0 a 2
Ứng suất lớn nhất tính theo (2.58), trong đó z = ± t/2.
p0 a 2
σ max = 0,281
t2
Ví dụ 2.2: Tìm phản lực tấm chữ nhật cạnh a x b, tựa cả bốn mép, chịu tác động tải trọng phân bố
hình sine:
πx πy
p ( x, y ) = p 0 sin sin
a b

122
Chọn m = n = 1 cho các phép tính, chúng ta nhận được pmn = p0. Theo cách này hàm chuyển
vị w(x,y) tại (2.49) được tính như sau:
p0 πx πy
w= 2
sin sin
⎛ 1 1⎞ a b
π 4 D⎜ 2 + 2 ⎟
⎝a b ⎠
Momen uốn tấm xác định theo (2.49):
p0 ⎛ 1 ν ⎞ πx πy
Mx = 2
× ⎜ 2 + 2 ⎟ × sin sin
⎛ 1 1 ⎞ ⎝a b ⎠ a b
π 2⎜ 2 + 2 ⎟
⎝a b ⎠
p0 ⎛ν 1 ⎞ πx πy
My = × ⎜ 2 + 2 ⎟ × sin sin
2
⎛ 1 1 ⎞ ⎝a b ⎠ a b
π 2⎜ 2 + 2 ⎟
⎝a b ⎠
p0 (1 − ν ) πx πy
Mx = 2
× cos cos
⎛ 1 1 ⎞ a b
π 2⎜
2
+ 2⎟
⎝a b ⎠
Trong khi đó lực cắt tính theo (2.59) sẽ là:
p0 πx πy
qx = cos sin
⎛ 1 1 ⎞ a b
πa⎜ 2 + 2 ⎟
⎝a b ⎠
p0 πx πy
qy = sin cos
⎛ 1 1 ⎞ a b
πb⎜ 2 + 2 ⎟
⎝a b ⎠
Tải tác động lên toàn bộ tấm tính theo biểu thức sau:
a b
πx πy 4 p 0 ab
∫∫ p
0 0
0 sin
a
sin
b
dxdy =
π2
Phản lực tấm tính theo (2.60):
p0 ⎛ 1 2 −ν ⎞ πy
Rx = × ⎜ 2 + 2 ⎟ × sin
⎛ 1 1 ⎞ a b
πa⎜ 2 + 2 ⎟ ⎝
b ⎠
⎝a b ⎠
p0 ⎛ 2 −ν 1 ⎞ πx
Ry = × ⎜ 2 + 2 ⎟ × sin
⎛ 1 1 ⎞ a
πb⎜ 2 + 2 ⎟ ⎝
a b ⎠
⎝a b ⎠
Giải bài toán uốn tấm nhờ chuỗi lượng giác
Cũng bài toán trên đây lời giải có thể tìm trong hệ tọa độ tương đối, dưới dạng chuỗi lượng
giác hay còn gọi chuỗi Navier.

123
∞ ∞
w*(ξ, η) = ∑∑ m=1 n =1
amnsinmπξ.sinnπη, (2.61)

trong đó:
amn - hằng số Fourier được xác định theo cách trình bày trên.
D1
ξ = x/a ; η = y/b; w* = w. (2.62)
qa 4

D2 D3
Nếu ký hiệu: γ = a/b; α = γ2 ; β= (2.63)
D1 D1 . D2
phương trình Karman có dạng:
∂ 4w* ∂ 4w* 4
2 ∂ w*
+ 2αβ. + α = q(ξ,η) (2.64)
∂ξ 4 ∂ξ 2 ∂η 2 ∂η 4
Để xác định amn cần thiết khai triển q(ξ,η) dưới dạng:
∞ ∞
q(ξ,η) = ∑∑
m=1 n =1
bmnsinmπξ.sinnπη, (2.65)

trong đó hằng số Fourier bmn phải được xác định giống như cách làm cho amn.
1 1
bmn = 4 ∫ ∫ q(ξ,η) sinmπξ.sinnπη dξdη, (2.66)
0 0

Hệ số amn tính theo qui trình trên:


amn = bmn / { π4(m4 + 2βαm2n2 + α2n4) } (2.67)
Từ đó độ võng tấm trong hệ tọa độ tương đối tính theo công thức:
∞ ∞
γ 4 qb 4
w(ξ, η) =
D1π 4
∑∑
m=1 n =1
(bmnsinmπξ.sinnπη)/ { π4(m4 + 2βαm2n2 + α2n4) } (2.68)

Phương trình cuối khi áp dụng cho tấm bằng vật liệu đẳng hướng cần thay thế các đại lượng
sau: β = 1; α = γ2.
Hệ số bmn phụ thuộc vào tính chất tải trọng, với tải trọng phân bố đầu q(x,y) = const hệ số mang
giá trị:
16
bmn = , m =1,3,5,... và n= 1,3,5,...
π 2 mn
bmn = 0 khi m và n số chẵn. (2.69)
Nếu tải trọng đưa vào dưới dạng lực tập trung P, điểm đặt lực ( x1/a , y1/b), cần phân bố P
trên diện tích dx1.dy1 = a.b.dξ1dη1.
P 1
q(ξ,η) = (2.70)
ab dξ 1dη 1
Đưa giá trị trên vào tính, độ võng của tấm xác định theo công thức:
∞ ∞
4 Pγ 4 b 4
w=
abD1π 4
∑∑
m=1 n =1
(sinmπξ.sinnπη) * (sinmπξ1.sinnπη1) /

{ π4(m4 + 2βαm2n2 + α2n4) } (2.71)

124
Công thức chung tính độ võng và các đại lượng dẫn xuất của bài toán có thể tìm dưới dạng sau
chung:
Độ võng:
D1
w* = w. hoặc là
qa 4

qb 4
w= .K1 (2.72)
Et 3
Hệ số K1 cho trường hợp tải trọng nhất định chỉ phụ thuộc vào quan hệ a/b.
Momen uốn:
1 ∂ 2w* ∂ 2w*
Mx = -qb2γ4 ( +ν 2 ) = K2. qb2
γ 2 ∂ξ 2 ∂η 2

ν1 ∂ 2w* ∂ 2w*
Mx = -qb2γ4 ( 2 2
+ 2
) = K3.qb2 (2.73)
γ ∂ξ ∂η
Ứng suất phẳng tính theo công thức:
6M x
σx = σx0 ±
t2
6M y
σy = σy0 ± (2.74)
t2
Ví dụ 2.3: Áp dụng các công thức trên đây tính momen uốn và ứng suất trong tấm với a =100cm =
0,1m, b = 50cm = 0,05m, t =1 cm = 0,01m, chịu tác động tải trọng phân bố đều q = 0,1 MPa. Các hệ số
k tìm từ bảng trong các sổ tay tính toán.
Mx = K2.qb2 = 0,0165.1.502
My = K3. qb2 = 0,0407.1.502.
Ưng suất tính theo hai biểu thức cuối, áp dụng cho a/b = 0,5.
σx = ± 6. 0,0165.104.0,52 = ± 247 kG/cm2 ≈ ±24,7 MPa
σy = ± 6. 0,0407.104.0,52 = ± 610 kG/cm2 ≈ ±61MPa
Ví dụ 2.4: Xác định phương trình độ võng w tấm tựa tại bốn cạnh, chịu tải tập trung P đặt tại vị trí
x1, y1.

Hình 2.9

125
Tải P đặt tại ví trí đã định, tác động lên hình chữ nhật cạnh 2r, 2s bao điểm, diện tích vô cùng nhỏ
A = 2r.2s = 4rs, hình 2.2. Phân bố tải trên diện tích này, tính theo (2.70) có dạng: q(x,y) = P/(4rs).
Từ đó có thể tính hệ số chuỗi Fourier.
y1 + s x1 + r
P
p mn =
.rs ∫ ∫ sin mπξ sin nπηdξdη
y1 − s x1 − r

Khi r → 0 và s → 0 biểu thức tính pmn có dạng sau:


4P mπx1 nπy1 4 P
p m ,n = sin sin = sin mπξ1 sin nπη1
ab a b ab
Đưa biểu thức trên vào phương trình xác định chuyển vị (2.71), chuyển sang hệ tọa độ xOy, có
thể viết:
mπx1 mπy1
∞ ∞ sin sin
4P a b sin mπx sin mπy
w= 4 ∑∑
π Dab m n ⎡⎛ m ⎞ 2 ⎛ n ⎞ 2 ⎤ 2 a b
⎢⎜ ⎟ + ⎜ ⎟ ⎥
⎢⎣⎝ a ⎠ ⎝ b ⎠ ⎥⎦
Trường hợp điểm đặt P nằm tại vị trí tâm tấm a/2 và b/2, công thức vừa nêu trở thành:
mπx mπy
∞ ∞ sin sin
4P
w a / 2 ,b / 2 = 4 ∑∑ (− 1)[(m + n ) / 2]−1 a b
π Dab m n ⎡⎛ m ⎞ ⎛ n ⎞ ⎤
2 2 2

⎢⎜ ⎟ + ⎜ ⎟ ⎥
⎢⎣⎝ a ⎠ ⎝ b ⎠ ⎥⎦
Với tấm vuông cạnh a, công thức đang nêu mang dạng:
4P ∞ ∞ 1
wa / 2 , a / 2 = ∑∑ (m, n = 1,3,...)
π Dab m n (m 2 + n 2 )2
4

Uốn tấm chữ nhật, điều kiện biên khác tựa tự do


Trong phần này chúng ta khảo sát các tấm hình chữ nhật, làm bằng vật liệu đẳng hướng hoặc
trực hướng, bị ngàm trên một số cạnh, chịu tải trọng ngang. Những bài toán dạng này không được đề
cập trong công trình của Navier và Lévy.
Phương trình Karman áp dụng cho tấm trực hướng, như đã trình bày, có dạng:
∂ 4w ∂ 4w ∂ 4w
D1 + 2D3 + D2 = q(x,y)
∂x 4 ∂x 2 ∂y 2 ∂y 4
E1t 3 E2t 3
trong đó độ cứng chịu uốn: D1 = ; D2 =
12(1 − ν 1ν 2 ) 12(1 − ν 1ν 2 )
Gt 3
và độ cứng chịu xoắn DT =
12
D3 = D1ν2 + 2DT = D2ν1 + 2DT
Ứng suất trong tấm tính theo công thức:

126
σx =
E1
(ε x + ν 2ε y )
1 − ν 1ν 2

σy =
E2
(ε y + ν 1ε x )
1 − ν 1ν 2
τxy = Gγxy
trong đó E1 = Ex ; E2 = Ey; νyz = ν2 ; νxy = ν1.
và E2ν1 = E1ν2.
Thay các biểu thức tính momen uốn
⎛ ∂ 2w ∂ 2w ⎞
Mx = - D1 ⎜ 2 + ν 2 2 ⎟⎟

⎝ ∂x ∂y ⎠
⎛ ∂ 2w ∂ 2w ⎞
My = - D2 ⎜⎜ 2 + ν 1 2 ⎟⎟
⎝ ∂x ∂y ⎠
∂ 2w
Mxy = Myx = -2DT
∂x∂y
vào biểu thức tính ứng suất có thể thấy:
12M x z 12M y z 12 N xy z
σx = ; σ y = ; τ xy = ;
t3 t3 t3
Hàm w(x,y) trong phương trình Karman dùng tại đây gồm hai thành phần, w0 – nghiệm
phương trình tính cho trường hợp vế phải trượt tiêu và w1 – nghiệm riêng của phương trình, w = w0 +
w1.
Vì rằng ∇2∇2w0 = 0, chúng ta có thể viết phương trình Karman dưới dạng sau:
∂ 4 w1 ∂ 4 w1 ∂ 4 w1 p( x, y ) ∂ 4 w0 ∂ 4 w0
+ 2 A + B = + 2(1 − A) + (1 − B ) (2.75)
∂x 4 ∂x 2 ∂y 2 ∂y 4 D1 ∂x 2 ∂y 2 ∂x 4
D3 D2
trong đó: A = ; B=
D1 D1
Thông lệ, w1 được tìm dưới dạng chuỗi:
pb 4 ∞ ∞ nπx mπy
w1 = ∑∑
π D m =1 n =1
4
c mn sin
a
sin
b
(2.76)

Hằng số cmn xác định theo công thức:


p
c mn = 2 mn 2 2 (2.77)
(m + n γ )
1 1
với p mn = 4∫ ∫ p( x, y ) sin nπξ sin mπηdξdη (2.78)
0 0

Sau thay thế biểu thức w1 vào phương trình Karman dạng cuối, lưu ý đến tính chất của w0
như đã nêu, từ hướng dẫn tại phần đầu chương có thể viết các biểu thức tính hệ số cmn như sau.

127
c mn =
p mn
Dmn
{ [ ] [
+ γ mn d 1mn A1m − (− 1) A2 m + d 2 mn A3m − (− 1) A4 m −
n n
]
(2.79)
n
( [ ] [ ⎫
− d 2 mn B1n − (− 1) B2 n + d1mn B3n − (− 1) B4 n ⎬
m
n n
])

trong đó:
Dmn = n 4γ 4 + 2 A(mnγ ) 2 + Bm 4 ;
2γm 4 n (2.80)
γ mn =
(m 2
+ n 2γ )D
2 2
mn
2
⎛ nγ ⎞
d1mn = (1 − B ) + 2(1 − A)⎜ ⎟ ;
⎝m⎠
và 2
(2.81)
⎛ nγ ⎞
d 2 mn = 2( A − B ) + (1 − B )⎜ ⎟
⎝m⎠
Áp dụng lời giải trên tính độ võng tấm trực hướng, hình chữ nhật, hai cạnh đối diện bị ngàm
tại y = 0; y = b. Hai cạnh còn lại tự do.
Điều kiện biên bài toán được thể hiện:
∂2w
Tại x = 0 và x = a: w = =0 (2.82)
∂x 2
∂w
Tại y = 0 và y = b: w = =0 (2.83)
∂y
Nghiệm bài toán trở thành:
pb 4 ⎧ ∞ sin nπξ ∞ ∞

w= ⎨ ∑ B 1n [β 2n (1 − η ) + β 2n (η ) ] + ∑ ∑ c mn sin nπξ sin mπη ⎬
π D ⎩n =1,3,..
4
nγ2 2
m =1, 3,.. n =1, 3,.. ⎭
(2.84)
Các hệ số cmn sau khi thay các hằng số đạo hàm sẽ là:
p 2n
c mn = mn − γ m d1mn B1n (2.85)
Dmn m
Sau khi xác định cmn, B1n, và β2n có thể tìm được giá trị độ võng tại điểm bất kỳ w(x,y).
Ví dụ 2.5: Cửa sổ nhà cao tầng được mô hình hóa dạng tấm sau. Tấm chữ nhật các cạnh a x b, tựa trên
ba cạnh x = 0, x= a và y = b. Cạnh thứ tư tại y =0 tấm bị ngàm. Tấm chịu tác động áp lực q do gió
gây. Xác định độ võng tấm và momen uốn tấm.
Trường hợp này cần thiết chuyển bài toán về dạng tấm cấu hình đối xứng và tải đối xứng.
Tâm đối xứng qua x = a/2, song song với trục Oy. Có thể hình dung từ đầu, w(x,y) sẽ là tổng của các
thành phần số lẻ nêu tại phương pháp Lévy chúng ta đã thực hiện trên đây.

⎛ mπy mπy mπy mπy 4qa 4 ⎞ mπx
w= ∑ ⎜
m =1, 3,... ⎝
C
⎜ 0 sinh
a
+ C1 cosh
a
+ C 2 y sinh
a
+ C 3 y cosh
a
+
m π D⎠
5 5
⎟⎟ sin
a
(2.86)

Điều kiện bài toán như sau:

128
∂w
w=0 =0 ( y = 0)
∂y
∂2w
w=0 =0 ( y = b) (2.87)
∂y 2
Thay điều kiện biên vào phương trình đang nêu có thể xác định các hằng xuất hiện trong đó:
a 2qa 4 2 cosh 2 β m − 2 cosh β m − β m sinh β m
C0 = − C3 = 5 5
mπ mπ D cosh β m sinh β m − β m
4qa 4
C1 = −
m 5π 5 D
2
mπ mπ ⎛ mπ ⎞
2 sinh β m cosh β m − sinh β m − ⎜ ⎟ b cosh β m
1 a a ⎝ a ⎠
C2 = − β m
2 cosh β m sinh β m − β m
mπb
trong đó βm =
a
Với tấm vuông cạnh a = b biểu thức tính w được viết gọn như sau:
qa 4 ⎛ a b⎞
w = 0,0028 ⎜x = ; y= ⎟
D ⎝ 2 2⎠
M max = 0,084 qa 2 (x = a / 2; y = b / 2)
Phần tiếp theo chúng ta có dịp làm
quen với vài đồ thị tính độ võng tấm, 1.0
k
momen uốn tấm chữ nhật, chịu tải phân bố 0.80
k1

đều theo pháp tuyến. Các đồ thị tại hình k2


2.10 và 2.11 trình bày kết quả tính cho tấm 0.60

không có nẹp cứng. Đồ thị được trích từ


0.40
công trình của Schade lập từ 1941, dùng
cho tấm với các điều kiện liên kết trên 0.20

biên khác nhau. Trường hợp thứ nhất tấm


tựa tự do như đã giới thiệu trong bài toán 1.0 1.2 1.4 1.6 1.8 2.0

Navier, trường hợp sau dùng cho tấm bị a/b

ngàm bốn cạnh. Hình 2.10

Công thức tính độ võng lớn nhất, tại giữa tấm, x = a/2, y = b/2:
5 pb 4
Tấm tựa wmax = k1
384 D
pb 4 Et 3
Tấm bị ngàm wmax = k 2 , với D =
384 D 12(1 − ν 2 )
Công thức tính ứng suất σx σy:

129
2
⎛b⎞
σ = kp⎜ ⎟
⎝t⎠
k
0.6 ïa h
tö σx c a ïn
ám b o án
a n g a øm
,t , ta
ám
0.5 ax ax
m át m
a át g sua
su Ö Ùn
g
0.4 ÖÙn n caïnh
ÖÙng suaát max, taám ngaøm boá
0.3 Ö Ùn g s y σ
uaát m
a x, t a
ám t ö ïa
0.2
a
0.1
b a b

a/b
1.0 1.2 1.4 1.6 1.8 2.0 2.2 2.4

Hình 2.11
Phương pháp cọng tác dụng
Phương pháp quen thuộc trong sức bền vật liệu dùng vào các bài toán giành cho tấm mang lại
những kết quả khả quan. Nguyên tắc chung khi giải bài toán tấm điều kiện biên không thuộc diện
“chuẩn” như hai bài toán Navier và Lévy cần thiết mô hình hóa thành những bài toán dạng “chuẩn”,
tiến hành giải phương trình ∇4w = p/D cùng điều kiện biên, rồi sau đó tìm cách cọng tác dụng. Tải áp
đặt cũng tiến hành phân tích theo kiểu vừa nêu.
Ví dụ sau đây minh họa cách làm theo hướng này. Tấm hình chữ nhật cạnh tại x = 0 và x = a
tựa trên gối, còn hai cạnh tại y = ±b/2 ngàm chặt. Sử dụng phương pháp cọng tác dụng vào đây, chúng
ta cần thiế chia bài toán làm hai bài nhỏ, bài toán Navier dùng cho tấm tựa bốn cạnh và bài toán tấm
chữ nhật chịu tác động momen uốn mép bố trí đối xứng.
Bài toán thứ nhất chúng ta coi thuộc diện “chuẩn” Navier. Bài thứ hai sẽ được chuẩn hóa
theo cách trình bày phần trên. Đoạn tiếp đây sẽ xem xét kỹ hơn tấm cạnh a x b xhịu momen uốn giá
trị My phân bố đều tại mép y = ±b/2.

Hình 2.12
Lời giải bài toán Navier (dùng cho tấm thứ nhất).
qa 4 ∞ 1 ⎛ α m tanh α m + 2 2α y 1 mπy 2α y ⎞ mπy
w= ∑
π 5 D m =1,3,... m 5
⎜⎜1 −
2 cosh α m
cosh m +
b 2 cosh α m a
sinh m ⎟⎟ sin
b ⎠ a
(2.88)

Lời giải bài toán thứ hai.

130
Tải f(x) do phân bố đối xứng của My được viết dậng chuỗi Fourier như cách làm trong phương
pháp Lévy:

m πx ⎛ b⎞
f ( x) = ∑ M m sin ⎜y =± ⎟ (2.89)
m =1 a ⎝ 2⎠
Các hệ số Mm tính theo cách quen thuộc:
mπx
a
2
Mm =
a0∫ f ( x) sin
a
dx (2.90)

Điều kiện biên:


∂2w
Tại x = 0 và x = a: w = 0; =0
∂x 2
∂2w
Tại y = ± b/2: w = 0; −D = f ( x) (2.91)
∂y 2
Hàm chuyển vị w(x,y) tìm dưới dạng chuỗi như cách mà Lévy vẫn thực hiện, trong đó tải pháp
tuyến không có mặt.
⎛ mπy mπy ⎞ mπx
w( x, y ) = ∑ ⎜ C1 cosh
n =1, 2 ,... ⎝ a
+ C 2 y sinh
a ⎠
⎟ sin
a
(2.92)

Thỏa mãn các điều kiện biên, hằng C1 và C2 xác định từ giải hệ phương trình.
mπy b mπy
C1 cosh + C 2 sinh =0
a 2 a
mπb
Từ đây: C1 = −C 2 tanh = −C 2 tanh α m
2a
⎛ mπy b mπy ⎞ mπx
và w( x, y ) = ∑
n =1, 2 ,...
C 2 ⎜ y sinh
⎝ a
− tanh α m cosh
2 a
+ ⎟ sin
⎠ a
(2.94)

Thoả mãn điều kiện biên tại y = ± b/2 có thể nhận được:
mπ mπx ∞ mπx
− 2D ∑
m =1, 2 ,... a
C 2 cosh α m sin
a
= ∑ M m sin
m =1 a
aM m
Từ đó C2 = −
2mπD cosh α m
Hàm chuyển vị giờ có dạng:
mπ x
sin
a a M ⎛ b tanh α cosh mπy − y sinh mπy ⎞
w( x, y ) = ∑
2πD m =1, 2,... m cosh α m
m⎜
⎝2
m
a a ⎠
⎟ (2.95)

Trường hợp phân bố momen đều f(x) = M0, hàm Mm = 4M0/mπ. Hàm w(x,y) trở thành:
mπx
sin
2M 0 a a ⎛b mπ y mπ y ⎞
w( x, y ) = 2 ∑ ⎜ tanh α m cosh
π D m =1,3,... m cosh α m ⎝ 2
2
a
− y sinh
a ⎠
⎟ (2.96)

Với tấm vuông cạnh a = b giá trị của w và Mx, My tại giữa tấm sẽ như sau:

131
M 0a2
w = 0,0368 ; M x = 0,394 M 0 ; M y = 0,256M 0 (2.97)
D
Hàm chuyển vị tính tại trục đối xứng y = 0:
M ab ∞ 1 tanh α m mπx
w = 20 ∑
π D m =1,3,... m cosh α m
2
sin
a
(2.98)

Cọng tác dụng


Sử dụng lời giải của hai bài toán giành cho tấm hình vuông cạnh a = b có thể nhanh chóng xác
định chuyển vị điểm giữa tấm ( x = a/2; y = 0):
qa 4
Từ bài thứ nhất: w1 = 0,00406 (2.99)
D
qa 4
Từ bài thứ hai: w2 = 0,00214 (2.100)
D
Chuyển vị thực tế của điểm giữa tấm: w = w1 - w2 (2.101)
4
qa
w = 0,00192 (2.102)
D
Bằng cách tương tự momen uốn tại điểm đang đề cập, tấm hình vuông sẽ là:
My = -0,0579qa2. (2.104)
7 ỔN ĐỊNH TẤM
Trong những trường hợp chịu nén khi ứng suất nén vượt quá giá trị giới hạn các tấm có khả năng
bị mất ổn định. Trong phần này chúng ta xem xét những vấn đề liên quan mất ổn định tấm mỏng,
tương đương khái niệm thin plate buckling vẫn dùng rộng rãi trong tiếng Anh. Giới hạn ổn định cho
tấm được xét theo cách sau. Giả sử tấm chữ nhật cạnh axb, chịu tác động ứng suất nén σ1 dọc trục
0x. Phương trình uốn tấm tựa trên các cạnh x = 0 và x = a được viết dưới dạng:
∂ 4w ∂ 4w ∂ 4w ∂ 4w
D1 4 + 2 D3 2 2 + D2 = Nx (2.105)
∂x ∂x ∂ y ∂y 4 ∂x 4
E1t 3 E2t 3
trong đó độ cứng chịu uốn: D1 = ; D2 =
12(1 − ν 1ν 2 ) 12(1 − ν 1ν 2 )
Gt 3
D3 = ν1ν2 +2DT và độ cứng chịu xoắn DT = .
12
Lực nén Nx = -σ1.t
Phương trình uốn tấm (2.105) viết trong hệ tọa độ tương đối sẽ là:
D
ξ = x/a ; η = y/b; w* = w. 14 (2.106)
qa
D2 D3
Nếu ký hiệu : γ = a/b; α = γ2 ; β= (2.107)
D1 D1 .D2

132
∂ 4w* ∂ 4w* 2 ∂ w*
4
σ 1 .t.b 2 2 ∂ 2 w
+ 2αβ. 2 2 + α = - γ (2.108)
∂ξ 4 ∂ξ ∂η ∂η 4 D1 ∂ξ 2
Lời giải cho (2.108) tìm dưới dạng:

w= ∑
m=1
fm(η)sinmπξ (2.109)

Thay giá trị tại biểu thứ cuối vào (2.108) sẽ nhận được phương trình vi phân bậc 4 sau:
(mπ ) 4 ⎡σ 1tb 2 ⎛ γ ⎞ ⎤
2
β
fm(IV)(η) 2
- 2 (mπ) fm’’(η) - ⎢ ⎜ ⎟ − 1⎥ fm(η) = 0. (2.110)
α α ⎢⎣ D1 ⎝ mπ ⎠
2
⎥⎦
Bốn nghiệm của phương trình vi phân (2.110) được tìm dưới dạng:

β ⎡ σ tb 2 ⎛ γ ⎞
2
⎤ 1
s = ± mπ . 1± ⎢ 1 ⎜ ⎟ − 1⎥ 2 + 1 (2.111)
α ⎣⎢ D1 ⎝ mπ ⎠ ⎥⎦ β
2
σ 1tb 2 ⎛ γ ⎞
Hàm fm(η) phụ thuộc vào giá trị χ = ⎜ ⎟ . Nếu χ < 1 tất cả nghiệm sẽ là nghiệm
D1 ⎝ mπ ⎠
phức, còn χ > 1 sẽ có 2 nghiệm thực và 2 nghiệm ảo.
s1, 2 = ± am ; s3, 4 = ± ibm.

β ⎡ σ 1tb 2 ⎛ γ ⎞ 2 ⎤ 1
trong đó am = mπ . 1± ⎢ ⎜ ⎟ − 1⎥ 2 + 1
α ⎢⎣ D1 ⎝ mπ ⎠ ⎥⎦ β

β ⎡ σ 1tb 2 ⎛ γ ⎞
2
⎤ 1
bm = mπ . 1± ⎢ ⎜ ⎟ − 1⎥ 2 − 1 (2.112)
α ⎢⎣ D1 ⎝ mπ ⎠ ⎥⎦ β
Từ đó có thể viết biểu thức của fm:
fm(η) = Amcoshamη + Bmsinhamη + Cmcosbmη + Dmsinbmη (2.113)
Các hằng số Am, Bm, Cm, Dm xác định từ điều kiện biên trên y = const. Tại y =0 sẽ tìm hai
phương trình mô tả điều kiện biên, còn tại y = a cũng xác lập 2 phương trình. Từ hệ 4 phương trình sẽ
tìm được giá trị 4 hằng số liên quan, rồi từ đó xác lập phương trình tìm nghiệm σ1. Trong tập họp các
giá trị của σ1 sẽ tìm giá trị nhỏ nhất làm nghiệm của bài toán.
Trường hợp cả 4 mép tấm tựa trên gối cứng, biểu thức cho w tìm theo cách đã làm trong bài
toán Navier.
∞ ∞
w*(ξ, η) = ∑∑
m=1 n =1
amnsinmπξ.sinnπη, (2.114)

Biểu thức cho amn xác định từ phương trình:


2
σ 1 tb 2 ⎛ γ ⎞
amn { π4(m4 + 2βαm2n2 + α2n4) - ⎜ ⎟ } = 0. (2.115)
D1 ⎝ mπ ⎠

Vì rằng hằng số Fourier amn ≠ 0 biểu thức trong ngoặc phải bằng 0. Do vậy:

133
2
σ 1 tb 2 ⎛ γ ⎞
π4(m4 + 2βαm2n2 + α2n4) - ⎜ ⎟ = 0. (2.116)
D1 ⎝ mπ ⎠

D1π 2 ⎛ 2 α 2n2 ⎞
và σ1 = ⎜ m + 2 n 2
βα + ⎟ (2.117)
b 2 tγ 2 ⎝ m2 ⎠

Trong họ giá trị σ1 phụ thuộc vào m, n cần chọn giá trị nhỏ nhất. Từ (2.117) có thể thấy, giá trị
cần tìm này sẽ tìm thấy trong họ nghiệm cho trường hợp n =1. Và như vậy:
D1π 2 ⎛ 2 α2 ⎞
σ1 = ⎜⎜ m + 2 βα + 2 ⎟⎟ (2.118)
b 2 tγ 2 ⎝ m ⎠
Giá trị m trong biểu thức cuối phụ thuộc vào α . Để xác định m có nhiệm vụ đưa biểu thức
nằm trong dấu ngoặc đơn của (2.118) về minimum, có thể gián tiếp xử lý thông qua bất đẳng thức:
α2 α2
(m+1)2 + 2βα + ≥ m2 + 2βα +
(m + 1) 2 m2
(m-1)2 + 2βα +
2 α2
≥ m + 2βα +
m2
Từ các bất đẳng thức có thể thấy rằng:
m(m − 1) ≤ α ≤ m(m + 1) (2.119)
rồi rừ đó rút ra kết luận để m làm đúng phận sự đã nêu:
m =1 nếu 0 ≤ √α ≤ √2
m =2 nếu √2 ≤ √α ≤ √6
m = 3 nếu √6 ≤ √α ≤ √12
α2
Từ biểu thức (2.118) có thể nhận thấy rằng N = m 2 + 2 βα + → ∞ khi α→ 0 và α→ ∞, do vậy có
m2
thể ngừa rằng có giá trị của α∈(0÷∞) sẽ làm cho N đạt giá trị nhỏ nhất.
∂N m2 1
= − 2 + 2 = 0. (2.120)
∂α α m
Có thể rút ra m4 = α2 hay là m = √α.
Thay giá trị của m vào (2.118) để xác định giá trị ứng suất giới hạn hay là ứng suất Euler σE:
D1π 2α
σE = 2 2 (1 + β ) (2.121)
b tγ

134
N

m=1
2
m=

m=

m
=3
2
m=3
2

1 2 2 6 3 4

Hình 2.13
Có thể nhận xét rằng, N giảm dần trong phạm vi γ = 0 đến γ = 1 và đạt giá trị minimum lần thứ
nhất tại γ = 1. Trường hợp γ > 1 N tăng với tốc độ chậm đến γ = √2, sau đó giảm chậm và đạt
minimum tại γ = 2. Chu trình tiếp tục theo hướng đang trình bà, xem hình 2.13
Trường hợp tấm bằng vật liệu đẳng hướng với D1 = D2 = D3 = D; β =1 và γ2 = α công thức tính
ứng suất nén giới hạn là:
2
Dπ 2 ⎛m γ ⎞
σ1 = ⎜⎜ + ⎟⎟
b 2t ⎝ γ m⎠
Trong phạm vi γ ≤ a/b ≤ 1 và m =1 biểu thức trên đây biến thành:
Dπ 2
σE = 2
a t
(
1+ γ 2 )
2
(2.122)

Nếu tỉ lệ giữa các cạnh là số nguyên, m = γ, công thức tính σE sẽ là:


4π 2 D
σE = 2 (2.123)
b t
Ví dụ 1: Tìm hiểu tính ổn định tấm trực hướng, tựa trên mép x = 0 và x = a, ngàm tại mép y = ± b/2,
chịu nén dọc trục 0x.

Hàm chuyển vị tìm dưới dạng: w = ∑
m=1
fm(η)sinmπξ

Tận dụng tính đối xứng qua trục 0x của bài toán, hàm fm(η) chỉ cần giữ lại thành phần với chỉ số
chẵn.
fm(η) = Amcosh amη + Cmcosbmη (2.126)
Điều kiện biên tại y = ±b/2 tức là η = ± 1/2 áp dụng cho hàm fm(η).
fm(±1/2) = 0;
fm’(±1/2) = 0. (2.127)
Áp dụng điều kiện biên vào phương trình (a) sẽ nhận được hệ phương trình:
Amcosh (am/2 ) + Cm cos ( bm/2) = 0;
Am.am.sinh(am/2) + Cm.bm.cos(bm/2) = 0. (2.128)
Từ đó tìm được phương trình để xác định ứng suất giới hạn:
am bm am bm
bm cosh sin + amsinh cos = 0 (2.129)
2 2 2 2

135
hoặc là:
bm bm am am
tg = - tanh (2.130)
2 2 2 2
Nghiệm nhỏ nhất của phương trình cuối sẽ là giới hạn cần tìm.
Nghiệm được tìm bằng phương pháp gần đúng, có thể đưa về dạng:
πD1 σ 1tb 2
σ1* = k. với k = (2.131)
b2t D1π 2
Một số giá trị k dùng cho vật liệu đẳng hướng, phụ thuộc tỉ lệ a/b như sau:
Bảng 1
Tỉ lệ a: b k Tỉ lệ a:b k
0,4 9,44 1,6 7,2
0,8 7,29 2,0 7,0
1,0 7,69 3,0 7,0
Có thể dựa vào lý thuyết ổn định tìm cách xác định công thức thực tế cho biểu thức tính tải giới
hạn. Chúng ta cùng quay lại trường hợp tấm chữ nhật chiều dài a, chiều rộng b, chịu lực nén dọc theo
hướng Ox, song song cạnh chiều dài a, tựa trên bốn mép tấm. Trường hợp này hệ thống lực tác động
trong mặt xOy của tấm như sau: Nx = -N = const; Ny = Nxy = 0.
Phương trình chuyển vị tấm có dạng:
∂2w
D∇ 4 w + N =0 (a)
∂x 2
∞ ∞
mπx n πy
Chuyển vị w được trình bày dạng chuỗi w = ∑∑ a mn sin sin . Sau thay thế w vào
m n a b
phương trình đang nêu có thể viết:
⎡ 2 2 ⎤
4⎛ m n2 ⎞ mπx nπy
∞ ∞ 2
2 m
∑∑ ⎢
m n ⎢
Dπ ⎜ +
⎜ a2 b2 ⎟ ⎟ − Nπ 2
a ⎥
⎥ a mn sin
a
sin
b
=0 (b)
⎣ ⎝ ⎠ ⎦
Nghiệm phương trình sẽ là:
2
⎛ m2 n2 ⎞ 2 m
2
Dπ ⎜⎜ 2 + 2 ⎟⎟ − Nπ
4
=0
⎝a b ⎠ a2
Từ đây có thể viết:
2 2
Da 2π 4 ⎛ m2 n2 ⎞ Dπ 4 ⎛ mb n 2 a ⎞
N= ⎜⎜ 2 + 2 ⎟⎟ = 2 ⎜⎜ + ⎟⎟ (c)
m2 ⎝ a b ⎠ b ⎝ a mb ⎠
Tải giới hạn tìm thấy trong trường hợp n = 1, chiều ngang tấm chỉ xuất hiện nửa sóng hình sin,
sin(πy/b), còn theo chiều dọc đang bị nén có thể xuất hiện nhiều nửa sóng sin, xem hình bên dưới.
Trường hợp chúng ta quan tâm Ncr mang dạng sau:
2
π 2D ⎛ m γ ⎞ π 2D a
N cr = 2 ⎜⎜ + ⎟⎟ = k 2 , với γ = (d)
b ⎝ γ m⎠ b b

136
2
⎛m γ ⎞
Trong công thức hệ số k được hiểu là k = ⎜⎜ + ⎟⎟ .
⎝ γ m⎠
Trường hợp γ = 1 công thức tính tải giới hạn sẽ là:
4π 2 D
N cr = (e)
b2
x
Ứng suất nén giới hạn hay còn gọi ứng suất Euler,

b
N
tính bằng Ncr/t, sau khi thay độ cứng
a
Et 3 y
D= sẽ có dạng sau đây:
12(1 − ν 2 )
2 Hình 2.14
π 2E ⎛ t ⎞
σ cr = ⎜ ⎟ (f)
12(1 − ν 2 ) ⎝ b ⎠

Hình 2.15
Công thức gần đúng xác định ứng suất giới hạn tấm chịu nén, có gốc với (f) với ít nhất một mép
tấm bị ngàm tính theo công thức kinh nghiệm sau:
2
π 2E ⎛ t ⎞
σ cr =k× ⎜ ⎟ (*)
12(1 − υ 2 ) ⎝ b ⎠
Trong đó hệ số k phụ thuộc vào các điều kiện biên, tỷ lệ các cạnh tấm (a/b) và hệ số Poisson.
Trong công thức này, theo qui ước chung b chỉ chiều rộng cạnh chịu tải nén hướng pháp tuyến. Những
cách giải kinh điển đưa lại những kết quả có giá trị sử dụng, vẽ lại tại hình 4.3 bên dưới đây. Ký
hiệu dùng trên hình mang nghĩa sau: F – tự do (Free) , SS – tựa đơn (Single Support) , C – ngàm
(Clamped).
Công thức đang nêu tại (*) được dùng làm tiêu chuẩn phân tích ổn định tấm của hầu hết các cơ
quan quản lý kỹ thuật. Trong ngành đóng tàu hầu hết các Đăng kiểm dùng công thức xuất xứ từ lý

137
thuyết đàn hồi những nhà cơ học trước đây đã rút ra (ví dụ Bleich 1952, Timoshenko và Gere 1982)
khi đề ra yêu cầu tránh mất ổn định tấm cho kết cấu thân tàu. Trường hợp dùng cho tấm chữ nhật với
a/b ≥ 1 công thức tính ứng suất Euler mang dạng:
2
π 2E ⎛ t ⎞
σ E ≡ σ cr = k ⎜ ⎟ (**)
12(1 − ν 2 ) ⎝ b ⎠
Hệ số k dùng cho các trường hợp riêng lẻ mang giá trị sau.
Kết cấu hệ thống dọc:
2
⎡ a m b⎤
k=⎢ + 0 ⎥
⎣ m0 b a ⎦
trong đó m0 là số nửa sóng hình sine của tấm, theo chiều dọc, số nguyên tối thiểu thỏa mãn
a
≤ m0 (m0 + 1) . Khi đánh giá độ ổn định tấm làm vỏ tàu các giá trị thực tế sau đây được dùng.
b
⎧ m0 = 1 khi 1≤ a/b ≤ 2

⎪m 0 = 2 khi 2 ≤ a/b ≤ 6

⎪ m0 = 3 khi 6 ≤ a/b ≤ 3


k = 4 khi a/b > 3.
Kết cấu hệ thống ngang:
2
⎡ ⎛ b ⎞2 ⎤
k = ⎢1 + ⎜ ⎟ ⎥
⎣⎢ ⎝ a ⎠ ⎦⎥
Ổn định tấm có nẹp gia cường
Nẹp gia cường được đặt theo hướng dọc và đặt ngang. Hai trường hợp thường gặp cho bài toán ổn
định tấm có gia cường là:(1) lực nén tác động dọc chiều của các nẹp và (2) lực nén tác động ngang với
chiều trải của nẹp. Nẹp gia cường trong kết cấu phương tiện giao thông có dạng đặc trưng như giới
thiệu tại hình 4.4.

a)

138
b)
Hình 2.16
Ổn định tấm trong hệ thống dọc
Phương trình vi phân của ổn định tấm trực hướng:
∂ 3w ∂ 3w ∂ 4w ∂ 2w
D2 + (D3 + 2DT) = EI + σ 1 A (2.132)
∂y 3 ∂y∂x 2 ∂x 4 ∂x 2
trong đó E - mođun đàn hồi của nẹp gia cường, σ1A - lực nén lên nẹp. Vế phải của phương trình được
tính đúng bằng -ry của tấm theo công thức:
∂ 4w ∂ 2w ∂ ∂ 2w ∂ 2w
EI + σ 1 A = [D2 + (D3 +2DT) ] (2.133)
∂x 4 ∂x 2 ∂y ∂y 2 ∂x 2

Hàm w tìm dưới dạng w= ∑
m=1
fm(η)sinmπξ

Sau khi thực hiện các bước thay thế phương trình (2.132) có dạng:
4 2
⎛ mπ ⎞ ⎛ mπ ⎞ 2
EI ⎜ ⎟ − σ 1 A⎜ ⎟ b 2
⎝ γ ⎠ ⎝ γ ⎠ D + 2 DT ⎛ mπ ⎞
fm(η) = fm’’’(η) - 3 ⎜ ⎟ fm’(η) (2.134)
D2 b D2 ⎝ γ ⎠
hoặc dưới dạng:
( mπ ) 4 a ⎞
2
⎛β DT ⎞
[ EI - σ1A ⎛⎜
1
⎟ ] fm(η) = fm’’’(η) - ⎜⎜ + 2 ⎟ ( mπ ) 2 fm’(η) (2.135)
D2 b γ ⎝ mπ ⎠ α 2⎟
⎝ D2 γ ⎠
Biểu thức (d) đươc coi là một hàm nhiều tham số, có thể viết dưới dạng chung:
( mπ ) 4 2
⎛ σ 1 tb 2 γ 2 DT ⎞
[ EI - σ1A ⎛⎜
1 a ⎞
⎟ ] = F ⎜⎜ ( ) ,α, β, ⎟⎟ (2.136)
D2 b γ ⎝ mπ ⎠ ⎝ D1 mπ D2 γ 2 ⎠

Với tấm đẳng hướng D1 = D2 = D3 = D, β = 1, α = γ2 công thức cuối được viết thành:
EI * ⎛ σ tb 2 γ ⎞
(mπ)4 = F ⎜⎜ 1 ( ) 2 , γ ⎟⎟ (2.137)
Db ⎝ D mπ ⎠
2
γ ⎞
trong đó EI* = EI - σ1Ab2 ⎛⎜ ⎟ (2.138)
⎝ mπ ⎠
Phương trình trên đây được giải bằng đồ thị hoặc tra theo bảng lập sẵn.

139
Xét trường hợp tấm có nẹp gia cường trong phạm vi chiều rộng b. Giả sử trong phạm vi b đặt N
nẹp gia cường, khoảng cách giữa chúng c đều nhau. Lời giải (2.136) được mở rộng cho trường hợp
này, khi thay γ = a/c, sẽ là:
m 2 π 2 EI D2 ⎛ γ ⎞
2
⎛ σ 1 tb 2 γ 2 DT ⎞
= σ1A+ ⎜ ⎟ F ⎜⎜ ( ) ,α , β, , N ⎟⎟
a 2 c ⎝ mπ ⎠ ⎝ D1 mπ D2 γ 2

từ đó:
π 2 EI
2
= σ1( A/m2 + coshFN) (2.139)
a
γ
2
⎛ σ 1 tb 2 γ 2 DT ⎞
FN = ⎛⎜ ⎞⎟
D2
với F ⎜⎜ ( ) ,α , β, , N ⎟⎟
⎝ mπ ⎠ c tσ 1 m
2 2
⎝ D1 mπ D2 γ 2

Tiếp tục thực hiện các phép biến đổi xử lý bài toán tìm nghiệm cho hàm fm(η) sẽ xác định hàm FN
như sau.
2
γ ( B 2 − d 2 )(cos χ − cos d )(cos χ − cosh B )
FN = ⎛⎜ ⎞⎟
2 D2
. (2.140)
⎝ ⎠ mπ c 2 tσ 1 m 2 sin B sinh d
(cos χ − cosh d ) − (cos χ − cos B )
B d

trong đó cosχ = cos , với 1 ≤ k ≤ N, B và d tính theo công thức:
N +1

σ 1 tγ 2 b 2 σ 1 tγ 2 b 2
d=π 2
− βα + ( 2
− βα ) 2 − α 2
2 D1π 2 D1π

σ 1 tγ 2 b 2 σ 1 tγ 2 b 2
B=π − βα − ( − βα ) 2 − α 2 (2.141)
2 D1π 2 2 D1π 2

Trường hợp tấm đẳng hướng sẽ tính B, d theo công thức sau.
σ 1 tγ 2 b 2 σ 1tb 2 σ 1tb 2
d = γπ − 1+ ( ( − 1)
2 Dπ 2 D π 2 4D π 2

σ 1tb 2 σ 1 tb 2 σ 1tb 2
B = γπ −1− ( ( − 1) (2.142)
2D π 2 D π 2 4D π 2

Một số giá trị của FN tính theo công thức (i), áp dụng cho trường hợp a/c = 5, ghi tại bảng.
Bảng 2
Tỉ lệ a:c N=1 N=2 N=3
1 0,825 0,835 0,840
2 0,860 0,957 0,985
3 0,925 0,965 0,988
4 0,935 0,967 0,990
Ổn định tấm trong hệ thống ngang
Phương trình vi phân của ổn định tấm trực hướng:

140
∂ w ∂ 3w ∂ 3w ∂ 4w
σ1 t + D2 3 + (D3 + 2DT) = - EI 4 (2.143)
∂x ∂y ∂y∂x 2
∂y
Thực hiện các phép thay thế như đã làm trên đây bài toán được đưa về dạng:
EIπ 4 ⎡ σ ta 2 ⎛ D ⎞ ⎤
-γ3 = f’’’(ξ) + ⎢ 1 + ⎜⎜ βα + 2α 2 T 2 ⎟⎟ π 2 ⎥ f’(ξ) (2.144)
D1π ⎢⎣ D1 ⎝ D2 γ ⎠ ⎥⎦

Sau khi thỏa mãn tất cả điều kiện biên, phương trình (2.144) được đưa về dạng hàm số của nhiều
tham số sau:
EI 1 ⎛ σ tb 2 γ 2 D ⎞
= 3 . F ⎜⎜ 1 2 , β , α , T 2 ⎟⎟ (2.145)
D1b γ ⎝ 2 D1π D2 γ ⎠
Với tấm đẳng hướng công thức (c) trở thành:
EI 1 ⎛ σ tb 2 γ 2 ⎞
= 3 . F ⎜⎜ 1 2 , γ ⎟⎟ (2.146)
D1b γ ⎝ 2 D1π ⎠
Với trường hợp tấm có nhiều nẹp gia cường trong phạm vi chiều rộng a, công thức tính được cải
biên như sau:
EI 1 ⎛ σ tb 2 γ 2 ⎞
= 3 . FN ⎜⎜ 1 2 , β , α , N ⎟⎟ (2.147)
D1b γ ⎝ 2 D1π ⎠
trong đó N - số nẹp gia cường trong phạm vi chiều rộng a. Với tấm được gia cường N nẹp cách đều
nhau, các mép tựa tự do, hàm FN có thể mang dạng:
2 ( B 2 − d 2 )(cos χ − cos d )(cos χ − cos B)
FN = .
π4 sin B sin d
(cos χ − cos d ) − (cos χ − cos B )
B d

trong đó cosχ = cos , với 1 ≤ k ≤ N, B và d tính theo công thức (2.142) phần trên.
N +1
Ví dụ: Xác định tải giới hạn tấm chữ nhật cạnh dài a, chiều rộng b, dày t có một nẹp dọc giữa sải b,
chịu tác động lực nén -N dọc Ox. Diện tích mặt cắt ngang nẹp AS, momen quán tính mặt cắt ngang
nẹp so với trục qua tâm tấm IS.
Theo cách làm kinh điển, chuyển vị tấm w tính bằng biểu thức chuỗi Fourier, trong điều kiện m =
n = 1:
π x πy
w = a11 sin sin . (a)
a b

141
a
x

b
b
N

Hình 2.17
Sử dụng phương pháp năng lượng xử lý bài toán chúng ta giả thiết rằng, thế năng tấm gồm hai
thành phần, thế năng tấm không có nẹp cứng, ký hiệu bằng Πp (plate), và thế năng nẹp đi liền với tấm
ΠS (stiffener).
2 2
π 4 ab ⎛ 1 1 ⎞ N
a b
⎛ ∂w ⎞
Πp = Da ⎜ 2 + 2 ⎟ − ∫0 ∫0 ⎜⎝ ∂x ⎟⎠ dxdy
2
11 (b)
8 ⎝a b ⎠ 2
Nếu coi rằng tải tác động đến tấm là N/t, còn đến nẹp cứng là (N/t).AS, biểu thức tính thế năng
nẹp tương tự biểu thức vừa nêu với đổi thay tại tải:
2
EI S a
⎛ ∂2w ⎞ NAS a ⎛ ∂w ⎞
ΠS =
2 ∫0 ⎜⎝ ∂x 2 ⎟⎠
⎜ ⎟ dx −
t ∫0 ⎜⎝ ∂x ⎟⎠ y =b / 2 dx (c)
y =b / 2

Từ đó :
π 4 bD ⎡ π⎞ ⎤
2 2
⎛ 1 1 ⎞ 2 EI S ⎛
Π = ΠP + ΠS = ⎢a ⎜ + ⎟ +2
11 ⎜ a11 sin ⎟ ⎥ −
8a 3 ⎢⎣ ⎝ a 2 b 2 ⎠ bD ⎝ 2 ⎠ ⎦⎥
(d)
π 4 Dλ ⎡ 2 2 AS ⎛ π⎞ ⎤
2

a
⎢ 11 + ⎜ 11
a sin ⎟ ⎥
8ab ⎢⎣ bt ⎝ 2 ⎠ ⎥⎦

Nb 2
trong đó λ = (e)
π 2D
Điều kiện minimum của hàm thế năng đòi hỏi rằng ∂Π/∂a11 = 0, theo đó có thể xác định:

λ=
(1 + γ ) 2 2
+ 2α
(f)
(1 + 2 β )γ 2
a EI A
Với γ = ; α= S; β= S
b bD bt
Cân bằng (e) và (f) tải giới hạn sẽ là:

π 2 D (1 + γ 2 ) + 2α
2

N cr = 2 (g)
b (1 + 2 β )γ 2

142
Ổn định các tấm chịu lực cắt
Phương pháp năng lượng dùng thích hợp cho trường hợp tấm chịu cắt. Nếu ký hiệu độ cứng tấm
Ext 3 Eyt 3 G12 t 3
theo hai hướng 0x và 0y làD1 và D2 :D1 = , D2 = và DT = .
12(1 − ν 12ν 21 ) 12(1 − ν 12ν 21 ) 12
Phương trình thế năng biến dạng tấm, tính từ vế sau của phương trình trên đây có dạng:

1 ⎡ ⎛ ∂ 2 w⎞ ∂ 2w ∂ 2w ⎛ ∂ 2 w⎞ ⎛ ∂ 2w⎞ ⎤
2

U=
2
t ∫∫ ⎢ D1 ⎜ ⎟
⎢ ⎝ ∂x 2 ⎠
+ 2 D ν
1 21
∂x 2 ∂ y 2
+ D ⎜
2⎜ ⎟

⎝ ∂y 2 ⎠
+ 4 DT ⎜ ⎟
⎝ ∂x∂y ⎠ ⎥
⎥dxdy (a)
⎣ ⎦
E
Trường hợp tấm đẳng hướng, Ex = Ey = E; ν12 = ν21 = ν; G =
2(1 − ν )

Hàm thế năng có dạng:


⎧ ⎡⎛ ∂ 2 w ⎞ 2 ∂ 2 w ∂ 2 w ⎤ ⎫
∫∫ ( )
D ⎪ 2 2
⎥ ⎪dxdy
U= ⎨∇ w + 2(1 − ν ) ⎢⎜ ⎟ − 2 2 ⎥⎬
(b)
2 ⎪⎩ ⎢⎝ ∂x∂y ⎠ ∂x ∂y ⎪
⎣ ⎦⎭

Et 3
trong đó D= (c)
12(1 − ν 2 )
Công các lực dọc trục Ox, Oy gồm Nx, Ny và lực cắt Nxy trong trường hợp này có dạng:

1 ⎡ ⎛ ∂w ⎞ ∂2w ⎤
2 2
⎛ ∂w ⎞
V = ∫∫ ⎢ N x ⎜ ⎟ + N y ⎜ ⎟ − 2 N xy
⎜ ⎟ ⎥dxdy (d)
2 A ⎢ ⎝ ∂x ⎠ ⎝ ∂y ⎠ ∂x∂y ⎥
⎣ ⎦
Tấm bị chuyển sang trạng thái mất ổn định trong trường hợp công biến dạng đạt giá trị của công do
các lực trực tiếp Nx, Ny và Nxy gây ra:
Π=U–V =0 (e)
Áp dụng cách làm đang nêu xác định tải giới hạn Scr tấm chữ nhật cạnh a x b, tựa tự do cả bốn
mép, chịu tác động lực tiếp tuyến Nxy = S. Các lực Nx= Ny = 0.

a
x

S
b

S
y
Hình 2.18
Hàm chuyển vị w của tấm trình bày dưới dạng chuỗi Navier như đã nêu trên:
∞ ∞
mπx n πy
w = ∑∑ a mn sin sin
m n a b
Công ngoại lực tính theo biểu thức sau:

143
a b
∂w ∂w
V = S∫ ∫ dxdy (f)
0 0
∂x ∂y
Để ý đến tính trực giao hàm sau đây:
⎧0 neáu m ± p chaün
mπx pπx
a
⎪ 2a
∫0 sin a cos a dx = ⎨ 2 2 neáu m ± p leû
m (g)
⎪⎩ π m − p

Hàm V sẽ mang dạng:


∞ ∞ ∞ ∞
mnpq
V = 4S ∑∑∑∑ a mn a pq (h)
m n p q (
m − p2 q2 − n2
2
)( )
trong đó m ± p và n ± q là số lẻ.
Công biến dạng trong trường hợp này:
2
π 4 ab ⎛ m2 n2 ⎞
∞ ∞
U= D ∑∑ a ⎜⎜ 2 + 2 ⎟⎟ 2
mn (i)
8 m n ⎝a b ⎠

Hàm năng lượng Π được viết đầy đủ:


2
π 4 ab ∞ ∞ 2 ⎛ m 2 n 2 ⎞ ∞ ∞ ∞ ∞
mnpq
Π= D ∑∑ a mn ⎜⎜ 2 + 2 ⎟⎟ − 4 S ∑∑∑∑ a mn a pq 2
8 m n ⎝a b ⎠ m n p q (m − p 2 )(q 2 − n 2 )
Điều kiện để hàm Π trở thành minimum có thể xác định từ biểu thức:
2
π 4 ab ⎛ m2 n2 ⎞ ∞ ∞
mnpq
Da mn ⎜⎜ 2 + 2 ⎟⎟ − 8S ∑∑ a pq 2 =0 (j)
4 ⎝a b ⎠ p q m − p2 q2 − n2 ( )( )
a π 4D
Sử dụng các ký hiệu quen thuộc: γ = ; λ= điều kiện (j) sẽ được viết lại:
b 32γb 2 S

λa mn
(m 2
+ n 2γ 2 ) 2

− ∑∑ a pq
∞ ∞
mnpq
=0 (k)
γ 2
p q (
m − p2 q2 − n2
2
)( )
Trường hợp nhận m = n = 1, 2 các hệ số a11, a22 được tìm từ hệ hai phương trình đại số:

λ (1 + γ 2 )
2
4
a11 + a 22 = 0
γ 2
9

(
16λ 1 + γ 2 )
2

a 22 +
4
a11 = 0
γ 2
9

144

(
⎡λ 1+ γ 2 )
2
4 ⎤

⎢ γ ⎥ ⎧ a11 ⎫⎬ = ⎧⎨0⎫⎬
2
9
hay : 2 ⎨


4 (
16λ 1 + γ 2 ) ⎥ ⎩a 22 ⎭ ⎩0⎭

⎣⎢ 9 γ 2
⎦⎥
Vector {a} khác không trong trường hợp này, định thức của phương trình ma trận phải bằng 0,
nghiệm phương trình bậc hai của γ được xác định như sau:
1 γ2
λ=±
(
9 1+ γ 2 ) 2

Từ đó có thể xác định lực giới hạn:

S cr = ±
9π 4 D 1 + γ 2( ) 2

32b 2 γ3
Tấm mỏng chịu lực cắt tại các mép sẽ chuyển sang trạng thái mất ổn định nếu giá trị lực cắt
vượt quá giới hạn. Công thức tính ứng suất cắt giới hạn các tấm mỏng:
2
π 2E ⎛ t ⎞
τ cr = C × ⎜ ⎟ (**)
12(1 − υ 2 ) ⎝ b ⎠
Hệ số C cho trường hợp này trình bày tại hình 2.19

Caùc meùp ngaøm


10

7.5
Caùc meùp töïa
5

2.5

0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 4.5 a/b

Hình 2.19
Công thức cần thiết tính hệ số C dùng trong các qui phạm có dạng:
C ≈ 4(b/a)2 + 5,34 với a/b ≥ 1.
2
C ≈ 5,34(b/a) + 4,0 với a/b < 1.

145
Chương 3
VỎ MỎNG
1 VỎ MỎNG
Vỏ trong tài liệu này được hiểu là vật thể bị hạn chế giữa hai mặt cong, chiều dầy của vật thể là
khoảng cách giữa hai mặt cong này nhỏ hơn nhiều nếu so với các kích thước còn lại của vật thể (tiếng
Anh: shell). Nếu vật thể chỉ có giới hạn là hai mặt cong vừa nêu, không có một hạn chế hình học nào
khác nữa, chúng ta coi là vỏ kín. Ngược lại, vỏ còn bị hạn chế bởi các cạnh dạng đường bao vỏ, chúng
ta có vỏ không kín. Hình ảnh vỏ không kín chúng ta thường gặp tại các công trình dân dụng như mái
vòm nhà, mái các nhà thờ, một số kết cấu trên vỏ tàu vv… Vỏ kín đặc trưng của ngành tàu là vỏ tàu
ngầm, máy thăm dò đáy đại dương. Vỏ thân máy bay thuộc dạng vỏ kín.
Mặt trung hòa của vỏ được hiểu là mặt cong cách đều hai mặt ngoài của vỏ. Căn cứ mặt trung
hòa này người ta phân biệt các nhóm vỏ: vỏ cầu khi bán kính của mặt trung hòa không thay đổi, mặt
trụ tròn nếu bán kính mặt trung hòa, đo tại mặt cắt ngang bất kỳ vật thể, không đổi, mặt côn vv…
Chiều dầy vỏ tại điểm bất kỳ là khoảng cách giữa hai mặt ngoài, đo theo pháp tuyến với mặt
trung hòa, qua điểm. Tại đây cần phân biệt hai khái niệm: vỏ dầy và vỏ mỏng. Vỏ được coi là mỏng
nếu tỷ lệ giữa chiều dầy và bán kính cung cong không vượt quá 1/20. Phân loại này hoàn toàn mang
tính qui ước, phục vụ cho việc giản đơn hóa mô hình tính.
Lý thuyết vỏ mỏng nhằm giải bài toán uốn vỏ và tính ổn định vỏ dựa trên các giả thuyết từ thời
Kirchhoff :
1. Độ võng của vỏ đều trên suốt chiều dầy của vỏ,
2. Chuyển vị u và v theo hướng trục Ox, Oy của điểm trên vỏ là đại lượng rất nhỏ, nếu so
với chuyển vị w theo hướng Oz,
3. Pháp tuyến tuyến tính đến mặt trung hòa của vỏ trước biến dạng sẽ giữ nguyên tư thế
vuông góc và tuyến tính với mặt trung hòa vỏ ngay cả sau biến dạng vỏ,
4. Mỗi lớp vật chất bất kỳ thuộc vỏ, song song với mặt trung hòa, sẽ ở trạng thái ứng suất
phẳng, còn áp suất tác động giữa các lớp với nhau rất nhỏ, được bỏ qua khi tính,
5. Vật liệu làm vỏ có tính đàn hồi, tuân thủ định luật Hooke.
Các giả thuyết trên cho phép áp dụng lý thuyết “strip theory” vào nghiên cứu vỏ. Theo cách làm
này, nếu tách một phần tử rất nhỏ, song song với mặt trung hòa của vỏ để xem xét, có thể thấy ngay
rằng phần tử vỏ ở trạng thái ứng suất phẳng. Tại đây chúng ta sử dụng những cơ sở lý thuyết đàn hồi
cho vật thể ở trạng thái ứng suất phẳng để giải quyết vấn đề.
Quay lại với phần tử vỏ, cạnh ds1 và ds2 trên hình, chúng ta có thể tính:
2
⎛ dz ⎞
ds1 = dx + dz = dx 1 + ⎜ ⎟
2 2
(3.1)
⎝ dx ⎠
2
⎛ dz ⎞
ds2 = dy + dz = dy 1 + ⎜⎜ ⎟⎟
2 2
(3.2)
⎝ dy ⎠
và cosin chỉ hướng phần tử ds1 ds2 được biểu diễn dạng:
dx dz
cos( ds1 , x) = ; cos( ds1 , y ) = 0; cos( ds1 , z ) = ;
ds1 ds1

146
dy dz
cos( ds 2 , x) = 0; cos(ds 2 , y ) = ; cos( ds 2 , z ) = ; (3.3)
ds 2 ds 2

Hình 3.1
Từ các công thức trên có thể viết tiếp:
dz dz
.
dz dz dx dy
cos(ds1 , ds 2 ) = . = (3.4)
ds1 ds 2 2
⎛ dz ⎞
2
⎛ dz ⎞
1 + ⎜ ⎟ . 1 + ⎜⎜ ⎟⎟
⎝ dx ⎠ ⎝ dy ⎠
Những công thức trong lý thuyết vỏ sẽ được giản đơn hơn nếu chúng ta chỉ khảo sát những vỏ
thỏa mãn điều kiện sau:
2 2
⎛ dz ⎞ ⎛ dz ⎞ dz dz
⎜ ⎟ << 1; ⎜⎜ ⎟⎟ << 1; . << 1 (3.5)
⎝ dx ⎠ ⎝ dy ⎠ dx dy
Các công thức vừa nêu cũng cho thấy, với vỏ đang xét, góc giữa ds1 và ds2 có thể coi là
vuông, còn chiều dài phần tử của mặt cong xác định như chiều dài phần tử phẳng.
(ds)2 = (ds1)2 + (ds2)2 = (dx)2 + (dy)2 (3.6)
Vỏ thỏa mãn điều kiện (3.5) trong tài liệu này gọi là vỏ thoải.
Để xác lập phương trình vi phân, cân bằng phần tử vỏ, cần thiết tiến hành khảo sát hệ thống lực
tác động lên phần tử vỏ kích thước các cạnh bằng dx, dy, chiều dầy t. Hình ảnh các lực tác động lên
phần tử vỏ được giới thiệu tại hình 3.2

Hình 3.2
Các lực có thể biểu diễn bằng công thức dạng sau đây:

147
Nx = σxdz ; Ny = σydz ;
Nxy = Nyx = τxydz ;
+t /2 +t /2
Qx = ∫
−t /2
τxzdz ; Qy = ∫
−t /2
τyzdz ;

+t /2 +t /2
Mx = - ∫
−t /2
zσxxdz; My = - ∫
−t /2
zσyydz ;

+t /2
Mxy = Myx = - ∫
−t /2
zτxydz (3.7)

trong đó t – chiều dầy vỏ,


Nx , Ny - lực kéo (nén),
Mx, My - momen uốn,
Qx, Qy - lực cắt

Hình 3.3
Phương trình cân bằng cho phần tử vỏ có thể xây dựng từ mô hình tại hình 3.3 Xét trên phần
tử vỏ thoải như trình bày tại hình, có thể viết phương trình cân bằng lực chiếu về trục 0x:
∂N x ∂N xy
-Nxdy + (Nx + dx )dy - Nxydx + ( Nxy + dy )dx = 0 (3.8)
∂x ∂y
và công thức tương tự cho các lực chiếu về trục 0y.
Sau khi rút gọn hai phương trình này có dạng:
∂N x ∂N xy
+ =0
∂x ∂y
∂N x y ∂N y
+ =0 (3.9)
∂x ∂y

148
Trong công thức cuối đã bỏ qua Q1, Q2 là những đại lượng mang giá trị nhỏ hơn nhiều so với
N1, N2 và Nxy . Nhìn công thức (3.9) chúng ta có thể nhận ra, đây chính là hệ phương trình của bài
toán đàn hồi phẳng.
Phương trình cân bằng xác lập theo trục Oz có những đặc tính sau. Độ lồi ban đầu wI(x,y) của
vỏ, tính từ điểm trên mặt trung hòa đến mặt chuẩn qua các cạnh là một thành phần của độ võng. Thành
phần thứ hai của độ võng chính là chuyển vị w(x,y) của mặt trung hòa dưới tác động lực. Các thành
phần này tạo thành độ võng tính toán (w + wI) trong các phương trình cân bằng. Tiến hành chiếu các
lực về trục Oz, có thể nhận thấy:
∂N1 ∂ ( wI + w) ⎡ 1 ∂ 2 ( wI + w) ⎤
. dxdy + N1 ⎢ + ⎥ dxdy (3.10)
∂x ∂x ⎣ R1 ∂x 2 ⎦

∂N 2 ∂ ( wI + w) ⎡ 1 ∂ 2 ( wI + w) ⎤
. dxdy + N 2 ⎢ + ⎥ dxdy (3.11)
∂x ∂y ⎣ R2 ∂y 2 ⎦
Trong công thức R1 và R2 là các bán kính cung ds1 và ds2.
Chiếu lực cắt Nxy và Nyx về trục Oz, thực hiện các phép tính cân bằng có thể thấy:
∂ ( wI + w) ∂N ∂ ( wI + w) ∂ 2 ( wI + w)
-Ndy. +( N + dx )[ + dx ] dy -
∂x ∂x ∂y ∂x∂y
∂ ( wI + w) ∂N ∂ ( wI + w) ∂ 2 ( wI + w)
Ndx. +( N + dy )[ + dx ] dx =
∂x ∂y ∂x ∂x∂y
∂ 2 ( wI + w) ∂N ∂ ( wI + w) ∂N ∂ ( wI + w)
2N dxdy + [ + ]dxdy. (3.12)
∂x∂y ∂x ∂y ∂y ∂x
Thành phần Q1 và Q2 khi chiếu về trục Oz sẽ có dạng:
∂Q x ∂Q y
(Qx + dx )dy - Qxdy + ( Qy + dy )dx - Qydx +
∂x ∂y
∂ 2 ( wI + w) ∂ 2 ( wI + w)
+ Nx dxdy + Ny dxdy +
∂x 2 ∂y 2
∂ 2 ( wI + w) ∂N x ∂N y ∂ ( wI + w)
2Nxy. dxdy + ( + ) dxdy +
∂x∂y ∂x ∂y ∂x
∂N y ∂ ( wI + w)
∂N xy
+ ( + ) dxdy + q(x,y)dxdy = 0; (3.13)
∂y ∂x ∂y
Sau khi rút gọn phương trình:
∂Q x ∂Q y ⎡ 1 ∂ 2 ( wI + w) ⎤ ⎡ 1 ∂ 2 ( wI + w) ⎤
+ + Nx ⎢ + ⎥ + Ny⎢ + ⎥ +
∂x ∂y R
⎣ 1 ∂ x 2
⎦ R
⎣ 2 ∂ y 2

∂ 2 ( wI + w)
+ 2Nxy. + q(x,y) = 0; (3.14)
∂x∂y
Phương trình các momen với ký hiệu M = Mxy = Myx:

149
∂M y ∂M
-Mydx + (My + dy)dx - M dy + ( M + dx)dy -
∂y ∂x
∂Q y dy
(Qy + dy) dxdy - q(x,y)dxdy. = 0. (3.15)
∂y 2
Tương tự cách làm này có thể viết phương trình momen trên trục 0y. Kết quả rút gọn các
phương trình momen sẽ là :
∂M y ∂M xy
Qy = +
∂y ∂x
∂M x ∂M xy
Qx = + (3.16)
xy ∂y
Phương trình cuối cho phép thay đổi cách viết biểu thức (3.14). Đưa giá trị Qx, Qy vào
phương trình (3.14) sẽ nhận được công thức sau:
∂ 2M x ∂ M y ∂ 2 M xy
2
⎡ 1 ∂ 2 ( wI + w) ⎤ ⎡ 1 ∂ 2 ( wI + w) ⎤
+ +2 + Nx ⎢ + ⎥ + Ny ⎢ + ⎥+
∂x 2 ∂y 2 ∂x∂y ⎣ R1 ∂x 2 ⎦ ⎣ R2 ∂y 2 ⎦
∂ 2 ( wI + w)
+ 2Nxy. + q(x,y) = 0; (3.17)
∂x∂y
Và như vậy điều kiện cân bằng phần tử vỏ cho phép viết 3 phương trình (3.9), (3.17) chứa 6 ẩn
số ứng lực là Nx, Ny, Nxy (hoặc Nyx), Mx , My, và Mxy (hoặc Myx). Bài toán tìm nghiệm ứng lực của
vỏ trở thành bất định. Giống như các bài toán trong lý thuyết đàn hồi, bài toán tính vỏ cũng là bất định,
ngay cả khi tính phần tử vỏ vô cùng bé. Lối thoát cho vấn đề này, theo thông lệ vẫn tiến hành trong lý
thuyết đàn hồi là tìm đến chuyển vị và biến dạng vỏ.
BIẾN DẠNG VỎ THOẢI
Chuyển vị điểm trên mặt trung hòa của phần tử vỏ có thể phân thành ba thành phần, như chúng
ta vẫn thực hiện trong các bài toán lý thuyết đàn hồi: u0, v0, w. Chuyển vị điểm bất kỳ trong vỏ, nằm
cách mặt trung hòa khoảng cách z sẽ mang ký hiệu u, v, w. Như đã đề cập trong các giả thiết, chuyển
vị w không thay đổi theo chiều dầy vỏ, do vậy ký hiệu đang dùng w đúng cho trường hợp điểm bất kỳ
của vỏ, kể cả khi nằm trên mặt trung hòa.
Trường hợp vỏ cong, bán kính cung cong R, khi biến dạng chiều dài phần tử vỏ cũng bị thay
đổi, tùy thuộc độ lớn R.
(R1 - w)dα - R1dα = -wdα (3.18)

Hậu quả là, biến dạng bổ sung theo hướng trục Ox (εx ) của biến dạng pháp w sẽ là:
wdα w
ε x' = − =− (3.19)
R1 dα R1
Tương tự vậy, biến dạng bổ sung theo hướng Oy sẽ là:
wdα w
ε y' = − =− (3.20)
R 2 dα R2
Trong khi đó biến dạng bổ sung do cắt là đại lượng vô cùng bé, có thể bỏ qua trong các phép
tính. Lưu ý đến đặc điểm trên đây có thể viết quan hệ giữa biến dạng và chuyển vị điểm của mặt trung
hòa vỏ thoải như sau:

150
2
∂u 0 1 ⎛ ∂w ⎞ 1
εx 0 = + ⎜ ⎟ − w
∂x 2 ⎝ ∂x ⎠ R1
2
∂v 0 1 ⎛ ∂w ⎞ 1
εy0 = + ⎜⎜ ⎟⎟ − w
∂y 2 ⎝ ∂y ⎠ R2
∂u 0 ∂v ∂w ∂w
γxy0 = + 0 + (3.21)
∂x ∂y ∂x ∂y
Chúng ta hãy xét đến trường hợp wI của vỏ khác 0 trong trường hợp vỏ mỏng và chỗ đứng của
nó trong hệ thống các phương trình cân bằng. Công thức (3.21) cũng sẽ đúng cho trường hợp vỏ có lồi
ban đầu wi (x,y), do đó công thức dùng cho vỏ dạng này, với chuyển vị là tổng của hai thành phần (wi
+ w) biến dạng của điểm trong mặt trung hòa sẽ là:
2 2
0 ∂u 0 1 ⎛ ∂ ( wI + w) ⎞ 1 ⎛ ∂w ⎞ 1
εx = + ⎜ ⎟ − ⎜ I⎟ − w
∂x 2⎝ ∂x ⎠ 2 ⎝ ∂x ⎠ R1
2 2
∂v 0 1 ⎛ ∂ ( wI + w) ⎞ 1 ⎛ ∂w ⎞ 1
εy0 = + ⎜⎜ ⎟⎟ − ⎜⎜ I ⎟⎟ − w
∂y 2⎝ ∂y ⎠ 2 ⎝ ∂y ⎠ R2
∂u 0 ∂v ∂ ( wI + w) ∂ ( wI + w) ∂wI ∂wI
γxy0 = + 0 + − (3.22)
∂x ∂y ∂x ∂y ∂x ∂y
Nếu tách chuyển vị khỏi hệ phương trình trên, tiến hành đạo hàm hai lần εx0 theo y còn εy0
theo x, γxy0 theo cả x và y, kết quả sẽ nhận được phương trình liên tục St. Venant sau đây:
∂ 2 ε x0 ∂ ε y ∂ 2γ x0 1 ∂ 2
2 0
⎧⎪⎡ ∂( wI + w) ⎤ 2 ⎛ ∂wI ⎞ 2 ⎫⎪
+ − = ⎨⎢ ⎥ − ⎜ ∂x ⎟ ⎬ +
∂y 2 ∂x 2 ∂y∂x 2 ∂y 2 ⎪⎩⎣ ∂x ⎦ ⎝ ⎠ ⎪⎭

1 ∂ 2 ⎧⎪⎡ ∂ ( wI + w) ⎤ ⎛ ∂wI ⎞ ⎫⎪ ∂ 2 ⎡ ∂ ( wI + w) ∂ ( wI + w) ∂wI ∂wI ⎤


2 2

+ ⎨
2 ∂x 2 ⎪⎢⎣ ∂y ⎥ − ⎜⎜ ∂y ⎟⎟ ⎬ − ∂x∂y ⎢ ∂x
.
∂y

∂x ∂y ⎥⎦
(3.23)
⎩ ⎦ ⎝ ⎠ ⎪
⎭ ⎣
∂ ⎛w⎞ ∂ ⎛ w⎞
2 2
− 2 ⎜⎜ ⎟⎟ − 2 ⎜⎜ ⎟⎟
∂y ⎝ R1 ⎠ ∂x ⎝ R2 ⎠
Với vỏ thỏai, thay đổi R không đáng kể, có thể chấp nhận các biểu thức sau:
∂2 ⎛ w ⎞ 1 ∂2w ∂2 ⎛ w ⎞ 1 ∂2w
⎜⎜ ⎟⎟ = ; 2 ⎜⎜ ⎟⎟ = ; (3.24)
∂y 2 R
⎝ 1⎠ R1 ∂ y 2
∂x ⎝ R2 ⎠ R2 ∂x 2
Công thức (3.23) sau khi thay thế các biểu thức từ (3.24) sẽ có dạng:
2 2
∂ 2 ε x0 ∂ ε y ∂ 2γ x0 ⎡ ∂ 2 ( wI + w) ⎤ ⎛ ∂ 2 wI ⎞
2 0

+ − =⎢ ⎥ − ⎜⎜ ⎟⎟ −
∂y 2 ∂x 2 ∂y∂x ⎣ ∂x∂y ⎦ ⎝ ∂x∂y ⎠ (3.25)
∂ 2 ( wI + w) ∂ 2 ( wI + w) ∂ 2 wI ∂ 2 wI 1 ∂2w 1 ∂2w
− . + − −
∂x 2 ∂y 2 ∂x 2 ∂y 2 R1 ∂y 2 R2 ∂x 2

151
Công thức (3.25) chính là phương trình liên tục của biến dạng mặt trung hòa, và trường hợp
chung của công thức St. Venant, dùng cho trạng thái ứng suất phẳng, bạn đọc đã làm quen trong lý
thuyết đàn hồi.
Cần nói rõ hơn công thức St. Venant vừa nêu đúng cho vỏ có R thay đổi và cho trường hợp R
không thay đổi mà chúng ta sẽ khảo sát trong phần còn lại của tài liệu.
Cho đến đây bạn đọc đã làm quen với các công thức tính biến dạng điểm mặt trung hòa. Với các
điểm còn lại trong tấm, hay nói theo kiểu các nhà vật liệu học, với các điểm nằm trên các lớp khác mặt
trung hòa, cách mặt trung hòa khoảng cách z, chúng ta cần làm sáng tỏ đôi điều còn lại. Đầu tiên
chúng ta khảo sát chuyển vị ngang u và v của điểm, dựa vào giả thuyết về pháp tuyến tuyến tính. Giả
sử rằng A và D là hai điểm cùng nằm trên pháp tuyến trước biến dạng, A trên mặt trung hòa còn D
cách A đoạn z. Sau biến dạng vỏ, chuyển vị của A là u0, của D là u. Nhờ giả thuyết pháp tuyến tuyến
tính có thể viết công thức tính u, v như sau:
⎛ ∂w u 0 ⎞
u = u0 – z⎜⎜ + ⎟⎟ (3.26)
⎝ ∂x R1 ⎠
Trong công thức, thành phần đầu tiên trong ngoặc đơn biểu thị góc xoay pháp tuyến gắn liền
với w đến mặt trung hòa, còn thành phần thứ hai là góc xoay pháp tuyến ấy quanh tâm của cung vỏ.
Chuyển vị v được hình thành bằng cách tương tự.
⎛ ∂w v0 ⎞
v = v0 – z⎜⎜ + ⎟⎟ (3.27)
⎝ ∂y R2 ⎠
Sau khi bỏ bớt các thành phần vô cùng bé, công thức xác định chuyển vị u, v có dạng:
∂w ⎫
u = u0 − z
∂x ⎪⎪ (3.28)
∂w ⎬
v = v0 − z ⎪
∂y ⎪⎭
Để xác định chuyển vị điểm bất kỳ của vỏ có thể sử dụng công thức sau đây, suy từ công thức
chuyển vị vừa nêu.
∂2w ⎫
ε x = ε x0 − z ⎪
∂x 2 ⎪
∂2w ⎪
εy =εy − z 2 ⎬
0
(3.29)
∂y ⎪
∂2w ⎪
γ xy = γ xy0 − 2 z
∂x∂y ⎪⎭
2 QUAN HỆ GIỮA ỨNG SUẤT, CÁC LỰC VÀ BIẾN DẠNG
Các quan hệ được lập trên cơ sở định luật Hooke, bạn đọc đã làm quen trong phần lý thuyết đàn
hồi. Vì rằng mỗi lớp bất kỳ của vỏ song song với mặt trung hòa, ở trạng thái ứng suất phẳng, như đã
nêu trong giả thuyết về vỏ, định luật Hooke áp dụng tại đây mang đầy đủ ý nghĩa như với bài toán
phẳng bất kỳ. Quan hệ giữa ứng suất và biến dạng được thể hiện bằng công thức:
Ex
σx = (ε x + ν 21ε y )
1 − ν 12ν 21

152
Ey
σx = (ε y + ν 12 ε x )
1 − ν 12ν 21
τxy = Gxyγxy (3.30)
trong đó E1 = Ex ; E2 = Ey; νyz = ν2 ; νxy = ν1.
và E2ν1 = E1ν2.
Dưới dạng ma trận, {σ} = [D]{ε}, [D] dùng trong trạng thái ứng suất phẳng chứa các thành
phần, khác nhau, tùy thuộc tính chất vật liệu:
[D] cho vật liệu trực hướng:
⎡ Ex ν yx E x 0 ⎤
1 ⎢ ⎥
[D] = ⎢ν xy E y Ey 0 ⎥ (3.31)
1− ν xy ν yx ⎢ 0
⎣ 0 G xy (1 − ν xy ν yx ) ⎥⎦

với vật liệu đẳng hướng:


⎡ ⎤
E ⎢1 ν 0 ⎥
[D] = ⎢ν 1 0 ⎥ (3.32)
1− ν 2 ⎢ 1− ν ⎥
⎢0 0 ⎥
⎣ 2 ⎦
Thay thế các biểu thức tính ứng suất trên đây vào công thức xác định lực tác động lên phần tử
vỏ, có thể viết công thức liên quan đến lực và momen:

Nx =
E1t
1 − ν 1ν 2
(
ε x 0 + ν 2ε y 0 )
Ny =
E2t
1 − ν 1ν 2
(
ε y 0 + ν 1ε x 0 )
Nxy = Nyx = Gtγxy0 (3.33)
Momen:
⎛ ∂ 2w ∂ 2w⎞
Mx = - D1 ⎜⎜ 2 + ν 2 ⎟
⎝ ∂x ∂y 2 ⎟⎠
⎛ ∂ 2w ∂ 2w ⎞
My = - D2 ⎜⎜ 2 + ν 1 ⎟
⎝ ∂x ∂y 2 ⎟⎠
∂ 2w
Mxy = Myx = -2DT (3.34)
∂x∂y
E1t 3 E2t 3
trong đó độ cứng chịu uốn : D1 = ; D2 =
12(1 − ν 1ν 2 ) 12(1 − ν 1ν 2 )
Gt 3
và độ cứng chịu xoắn DT =
12
Các đại lượng Qx, Qy được tính theo chuyển vị w nhận được các biểu thức :

153
∂ ∂ 2w ∂ 2w
Qx = - ( D1 + D )
∂x
3
∂x 2 ∂y 2
∂ ∂ 2w ∂ 2w
Qy = - D
( 2 + 3
D ) (3.35)
∂y ∂y 2 ∂x 2
trong đó :
D3 = D1ν2 + 2DT = D2ν1 + 2DT (3.36)
Từ (3.33) có thể tìm biểu thức quan hệ giữa biến dạng các điểm trên mặt trung hòa với ứng
lực:
1 ν
t.εx0 = .Nx - 2 .Ny
E1 E2
1 ν
t.εy0 = .Ny - 1 .Nx
E2 E1
1
t.γxy0 = Nxy. (3.37)
G
Các biểu thức từ (3.33) đến (3.37) đủ để thành lập phương trình vi phân miêu tả uốn vỏ. Phương
trình này có thể viết dưới dạng hàm của chuyển vị nếu coi u0, v0, w là ẩn số, hoặc dưới dạng hỗn hợp
khi coi w và hàm ứng suất F(x,y) là ẩn phải tìm.
Phương trình vi phân miêu tả vỏ bị uốn thực hiện theo chuyển vị w và hàm ứng suất F(x,y)
thuộc kiểu hàm Airy chứa ứng lực và biến dạng mặt trung hòa. Hàm F (x, y) liên hệ với các đại
lượng khác như sau:
∂2F ∂2F ∂2F
Nx = σx0.t = t. ; Ny = σy0.t = t. ; Nxy = Nyx = τxy0.t = - t. ;
∂y 2 ∂x 2 ∂x∂y
trong đó σx0 , σy0, τxy0 là ứng suất tại mặt trung hòa.
Sau khi thay giá trị trên vào hàm liên tục sẽ nhận được biểu thức :
2 2
∂ 4F ∂ 4F ∂ 4 F ⎡ ∂ 2 ( wI + w) ⎤ ⎛ ∂ 2 wI ⎞
B 4 + 2C 2 2 + A 4 = ⎢ ⎥ − ⎜⎜ ⎟⎟ −
∂x ∂x ∂y ∂y ⎣ ∂x∂y ⎦ ⎝ ∂x∂y ⎠ (3.38)
∂ ( wI + w) ∂ ( wI + w) ∂ wI ∂ wI
2 2 2
1 ∂ w 1 ∂ w
2 2 2
− . + − −
∂x 2
∂y 2
∂x ∂y
2 2
R1 ∂y 2 R2 ∂x 2
1 1 1 ν
trong đó : A = ; B = ; 2C = −2 1
E1 E2 G E1
Sau biến đổi phương trình uốn vỏ thoải bằng vật liệu trực hướng có dạng:
∂ 4w ∂ 4w ∂ 4w
D1 + 2D3 + D2 = q(x,y) +
∂x 4 ∂x 2 ∂y 2 ∂y 4
∂ 2 F ⎡ 1 ∂ 2 ( wI + w) ⎤ ∂ 2 F ⎡ 1 ∂ 2 ( wI + w) ⎤ ∂ 2 F ∂ 2 ( wI + w)
t{ ⎢ + ⎥ + 2 ⎢
+ ⎥ − 2 (3.39)
∂y 2 ⎣ R1 ∂x 2 ⎦ ∂x ⎣ R 2 ∂y 2 ⎦ ∂y∂x ∂x∂y
Phương trình (3.38) và (3.39) có thể viết gọn hơn nếu sử dụng toán tử:

154
∂ 2ϕ ∂ 2ψ ∂ 2ϕ ∂ 2ψ ∂ 2ϕ ∂ 2ψ
L(ϕ, ψ) = . − 2 . + . (3.40)
∂y 2 ∂x 2 ∂x∂y ∂x∂y ∂x 2 ∂y 2
Từ đó (3.38) (3.39) sẽ có dạng:
∂ 4F ∂ 4F ∂ 4F 1 1 ∂2w 1 ∂2w⎫
B + 2C + A = − L (( w + 2 w I ), w ) − − ⎪
∂x 4 ∂x 2 ∂y 2 ∂y 4 2 R1 ∂y 2 R2 ∂x 2 ⎪
4
∂ w ∂ w
4
∂ w 4

D1 + 2 D3 2 2 + D2 4 = q( x, y ) + ⎬ (3.41)
∂x 4
∂x ∂y ∂y

⎡ 1 ∂2F 1 ∂2F ⎤ ⎪
+ t ⎢ L(( wI + w), F ) + + 2 ⎥ ⎪
⎣ R2 ∂y 2
R1 ∂x ⎦ ⎭
Tại đây chúng ta lưu ý đến đặc tính nữa của hệ phương trình vi phân giành cho vỏ. Nếu thay
R1 = R2 = ∞ công thức trên chuyển thành công thức dùng cho tấm có độ võng ban đầu wI .
∂ 4F ∂ 4F ∂ 4F 1 ⎫
B 4 + 2C 2 2 + A 4 = − L(( w + 2 wI ), w) ⎪⎪
∂x ∂x ∂y ∂y 2
⎬ (3.42)
∂4w ∂4w ∂4w
D1 4 + 2 D3 2 2 + D2 4 = q( x, y ) + tL(( wI + w), F )⎪
∂x ∂x ∂y ∂y ⎪⎭
Với vật liệu đẳng hướng, D1 = D2 = D, phương trình (3.42) có dạng:
1 2 2 1 ⎫
∇ ∇ F ( x, y ) = − L(( w + 2wI ), w) ⎪
E 2 ⎬ (3.43)
D∇ 2 ∇ 2 w( x, y ) = q ( x, y ) + t.L(( w + 2 wI ), F )⎪⎭
∂2 ∂2
với ∇2 = +
∂x 2 ∂y 2
Với các vỏ trụ, bán kính mặt cắt ngang R, sau khi bỏ các thành phần vô cùng bé chúng ta có thể
viết phương trình uốn vỏ như sau:
Cho vỏ trực hướng :
∂ 4F ∂ 4F ∂ 4F D3 ⎛ ∂ 4 w ∂4w ⎞ ⎫
B + 2C + A = ⎜ − ν ⎪ ⎟+
E y Rt ⎜⎝ ∂x 4 ∂x 2 ∂y 2 ⎟⎠
2
∂x 4 ∂x 2 ∂y 2 ∂y 4 ⎪

D3 ⎛ ∂ 2
∂ ⎞⎛ ∂ w w ⎞ 1 ∂ w
2 2 2

⎜⎜ 2 − ν 2 2 ⎟⎟⎜⎜ 2 + 2 ⎟⎟ −
E y Rt ⎝ ∂x ∂y ⎠⎝ ∂y R ⎠ R ∂x 2 ⎪
⎬ (3.44)
∂4w ∂4w ∂ 4 w D2 ⎛ ∂ 2 w ∂2w ⎞ 1 ⎡ ⎛ ∂2w w ⎞ ∂2w⎤ ⎪
D1 4 + 2 D3 2 2 + D2 4 + 2 ⎜⎜ 2 + ν 1 2 ⎟⎟ + ⎢ D2 ⎜⎜ 2 + 2 ⎟⎟ + D3 2 ⎥ =
∂x ∂x ∂y ∂y R ⎝ ∂y ∂x ⎠ R ⎣ ⎝ ∂y R ⎠ ∂x ⎦ ⎪

⎡∂2F ∂2w ∂2F ∂2w ⎤ ∂2F ⎛ 1 w ∂2w ⎞ ⎪
q ( x, y ) + t ⎢ 2 −2 ⎥ + 2 ⎜⎜ + 2 + 2 ⎟⎟ ⎪
⎣ ∂y ∂x
2
∂x∂y ∂x∂y ⎦ ∂x ⎝ R R ∂y ⎠ ⎭
Cho vỏ đẳng hướng:

155
D ⎛ ∂2 ∂ 2 ⎞⎛ w ⎞ E ∂2w ⎫
∇ 2∇ 2 F = ⎜⎜ 2 − ν 2 ⎟⎟⎜ ∇ 2 w + 2 ⎟ − ⎪
Rt ⎝ ∂x ∂y ⎠⎝ R ⎠ R ∂x 2 ⎪
⎛ 2 ∂2w ∂2w w ⎞ ⎪⎪
D∇ ∇ w + ⎜⎜ ∇ w + 2 + ν 2 + 2 ⎟⎟ = q( x, y ) +
2 2
⎬ (3.45)
⎝ ∂y ∂x R ⎠

⎡∂2F ∂2w ∂ 2 F ∂ 2 w ∂ 2 F ⎛ 1 w ∂ 2 w ⎞⎤ ⎪
t⎢ 2 . 2 − 2 . + ⎜ + + ⎟⎥ ⎪
⎣ ∂y ∂x ∂x∂y ∂x∂y ∂x 2 ⎜⎝ R R 2 ∂y 2 ⎟⎠⎦ ⎪⎭
Trong thực tế sử dụng, đôi lúc cần tiếp tục giản ước phương trình để có thể tiếp tục tính toán. Ví
dụ, với tấm thoải không kín, mặt trụ, thành phần w/R2 có thể bỏ qua khi nó quá nhỏ nếu so với
∂2w/∂y2. Trường hợp vỏ chịu tải phân bố điều hòa, ảnh hưởng của các lực cắt Q1, Q2 có thể bỏ qua,
và như vậy các thành phần chứa N2/R cũng sẽ không cần có mặt trong phương trình. Sau giản ước như
vừa trình bày, phương trình vi phân uốn vỏ đẳng hướng chỉ còn lại ít thành phần:
E ∂2w ⎫
∇ 2∇ 2 F = − ⎪
R ∂x 2 ⎪
(3.46)
⎡ ∂ F ∂ w
2 2
∂ F ∂ w ∂ F 1 ∂ w ⎬
2 2 2
⎛ 2
⎞ ⎤
D∇ 2 ∇ 2 w = q( x, y ) + t ⎢ 2 . 2 − 2 . + 2 ⎜⎜ + 2 ⎟⎟⎥ ⎪
⎣ ∂y ∂x ∂x ∂y ∂x ∂y ∂x ⎝ R ∂y ⎠⎦ ⎪⎭
Và các công thức tính lực cũng giản đơn hơn:
∂2F ∂2F ∂2F
Nx = t ; N y = t ; N xy = t ; (3.47)
∂y 2 ∂x 2 ∂x∂y
⎛ ∂2w ∂2w ⎞ ⎛ ∂2w ∂2w ⎞
M x = − D⎜⎜ 2 + ν 2 ⎟⎟; M y = − D⎜⎜ 2 + ν 2 ⎟⎟; (3.48)
⎝ ∂x ∂y ⎠ ⎝ ∂y ∂x ⎠
∂2w
M xy = − D(1 − ν ) ;
∂x∂y
(3.49)
∂ ∂
Q1 = − D ∇ 2 w; Q2 = − D ∇ 2 w;
∂x ∂y
Các công thức cuối này được dùng trong tài liệu khi khảo sát uốn vỏ trụ và tính ổn định vỏ trụ
có mặt trong ngành đóng tàu, đặc biệt tàu ngầm.
3 TRẠNG THÁI ỨNG SUẤT KHÔNG MOMEN
Như tên gọi của trạng thái này, các thành phần chứa momen vì có giá trị quá bé, được bỏ qua
khi tính. Khi Mx = My = Mxy = 0, có thể thấy Q1 = Q2 = 0. Từ đó có thể thấy tiếp:
∂2w ∂2w w ∂2w
= + = =0 (3.50)
∂x 2 ∂y 2 R 2 ∂x∂y

∂N x ∂N xy ∂N xy ∂N y
+ = 0; + = 0; N y = −q( x, y ) R (3.51)
∂x ∂y ∂x ∂y
Hàm ứng suất xác định trên cơ sở:

156
∂ 4F ∂ 4F ∂ 4F
B + 2C + A =0 (3.52)
∂x 4 ∂x 2 ∂y 2 ∂y 4
Hàm ứng suất liên hệ với các lực theo công thức:
∂2F
Nx = σx0.t = t. ;
∂y 2
∂2F
Ny = σy0.t = t. ; (3.53)
∂x 2
∂2F
Nxy = Nyx = τy0.t = - t. ; (3.54)
∂x∂y
Quan hệ giữa chuyển vị và lực tác động thể hiện qua công thức:
∂u 0
=
1
(N x − ν 1 N y ); ∂u 0 − w = 1 (N y − ν 1 N x );
∂x Ext ∂y R E y t
(3.55)
∂u 0 ∂v0 N xy
+ =
∂y ∂x Gt
Các công thức (3.53) đến (3.55) giúp xác định trạng thái ứng suất không momen.
4 UỐN VỎ TRỤ KÍN DƯỚI TÁC ĐỘNG ÁP LỰC NƯỚC
Một trong những trường hợp thường gặp trong ngành tàu là kết cấu vỏ kín, dạng ống trụ, ngập
trong nước, chịu áp lực đều p tác động từ bên ngoài. Kích thước chính của vỏ gồm R – bán kính lớp
trung hòa, t – chiều dầy vỏ, L – chiều dài trụ. Tại hai đầu ống trụ, x = 0 và x = L đặt hai vách ngang.
Áp lực nước gây nén theo chiều Ox và hướng tâm, đồng thời gây uốn.

Hình 3.5
Phương trình vi phân uốn vỏ trong trường hợp này có dạng:
⎛ ∂2F 1 ∂2F ⎞ ∂4F E
Dw IV = p + t ⎜⎜ 2 w' '+ ⎟, 4 = − w' '
2 ⎟
(3.56)
⎝ ∂y R ∂x ⎠ ∂x R

∂2F ∂2F ∂2F
N x = t 2 ; N y = t 2 ; N xy = −t = 0, (3.57)
∂y ∂x ∂x∂y
Mx = -Dw’’; My = -νDw’’; Q1 = -Dw’’’; Q2 = Nxy = 0.
Từ phương trình () loại trừ hàm ứng suất, có thể nhận:

157
Ny
Dw IV = p + N x w' '+ (3.58)
R
Ứng lực Nx tại mặt cắt bất kỳ đều tuân theo qui luật, phân bố đều trên chu vi 2πR, tạo lực
2
pπR , tác động lên hai đầu ống.
pR
Nx = − (3.59)
2
Để xác định Ny có thể sử dụng các công thức nêu trên, được viết lại dưới dạng:
2
∂v 1 ⎛ ∂w ⎞ w
ε = 0 + ⎜⎜ ⎟⎟ − ;
0
x
∂y 2 ⎝ ∂y ⎠ R (3.60)
1
ε 0 = ( N 2 − νN1 );
Et

Hình 3.6
Nhờ tính đối xứng qua trục trong trạng thái ứng suất phẳng ∂w/∂y = 0 và v0 = 0, sau khi loại
thành phần εy0 từ hai phương trình cuối, có thể thấy:
⎛ Et ν ⎞
N y = −⎜ w + pR ⎟ (3.61)
⎝R 2 ⎠
Nếu loại Nx, Ny từ (3.60) (3.61), có thể viết:
pR Et
Dw IV + w' '+ w = (1 − ν / 2 ) p (3.62)
2 R
Phương trình vi phân này, cùng các điều kiện biên tại x = 0 và x = L xác định độ võng vỏ theo
trục hướng tâm. Nhìn cơ cấu phương trình vi phân (3.58) có thể thấy ngay đây chính là phương trình
vi phân miêu tả dầm độ cứng D trên nền đàn hồi với độ cứng nền k = Et/R2, dưới tác động của lực
pháp tuyến phân bố đều q1 = (1 – 0,5ν)p và lực nén Nx = -0,5pR, như thể hiện tại hình.
Nếu sử dụng những ký hiệu đã dùng khi nghiên cứu uốn dầm trên nền đàn hồi chúng ta có:
Et ⎛ ν⎞ pR
k= ; q = p⎜1 − ⎟; N =−
R2 ⎝ 2⎠ 2
Phương trình vi phân (3.58) uốn vỏ trụ trở thành phương trình vi phân uốn dầm tương đương
vỏ trụ trên nền đàn hồi:
EIwIV - Nw’’ + kw = q (3.63)
trong đó EI = D.

158
Phương trình vi phân cuối được giải theo các cách thông dụng đã trình bày trong phần dầm
trên nền đàn hồi 21 .
Nghiệm chung phương trình vi phân vừa nêu được tìm theo các cách đã quen. Nghiệm
phương trình đặc trưng, và tiếp đó nghiệm bài toán nói chung phụ thuộc vào các thông số D, pR/2,
Et/R2. Với kếât cấu tàu thủy, nên tìm nghiệm chung dạng:
pR 2
w= (1 − ν / 2) + C1coshδx cosβx + C2sinhδx sinβx + C3coshδx sinβx + C4sinhδx cosβx (3.64)
Et
trong đó Ci – hằng tích phân, xác định theo điều kiện biên.
δ = α 1−γ
β = α 1+ γ

α=
3(1 − ν 2 )
4 ;
⎛ R ⎞ p 3 1 −ν
γ =⎜ ⎟
2
(
2
) (3.65)
R 2t 2 ⎝t ⎠ 2E
Với vỏ làm từ thép mô đun đàn hồi E = 2.105 MPa, hệ số Poisson ν = 0,3, có thể nhận được:
2
1,285 p ⎛ 0,203R ⎞
α= ; γ = ⎜ ⎟ (3.66)
Rt 10 ⎝ 100t ⎠
trong công thức, thứ nguyên dùng cho p là kG/cm2.
Trường hợp γ < 1 bài toán có nghiệm. Khi γ = 1 vỏ bị mất ổn định.
Từ kết quả tính cho thấy, đại lượng pRw’’/2 trong (3.62) đề cập lực nén N tác động đến độ
võng dầm tương đương có giá trị nhỏ, có thể bỏ qua khi tính. Trong trường hợp ấy phương trình vi
phân uốn dầm tương đương chỉ còn lại:
EIwIV + kw = q (3.64)
Giải phương trình (), cũng là dạng phương trình uốn dầm trên nền đàn hồi, sẽ dễ dàng hơn khi
γ = 0; β = δ = α.
Xét trường hợp cụ thể của vỏ trụ được gia cường bằng sườn tiết diện không đổi, đặt cách đều
nhau, sau đây. Dưới tác động lực thủy tĩnh, vỏ bị bóp vào, độ võng đo tại vị trí đặt sườn tính bằng w0.
Độ võng trong khu vực giữa hai sườn ký hiệu bằng w(x).
Vỏ trụ nằm giữa hai vách ngang như đã nêu không thể mang tải quá lớn nếu khoảng cách giữa
các vách ngang lớn. Vỏ dạng này có thể mất ổn định khi bị tác động áp lực chưa lớn. Các sườn vừa
đề cập làm tăng khả năng ổn định vỏ. Có thể nhận thấy, tại các khoảng sườn nằm xa các vách ngang,
độ co bóp vỏ bố trí đối xứng qua mặt đối xứng của khoảng sườn. Nhờ điều đó chúng ta có thể xem
xét riêng một khoảng sườn khi tính. Nếu bố trí hệ tọa độ cục bộ tại ví trí giữa khoảng sườn như tại
hình 4.7, để ý đến tính đối xứng vừa nêu, có thể thấy rằng, các hằng số sau đây trong công thức
(3.64) bị trượt tiêu: C2 = C3 = 0.
Như vậy hàm (3.64) chỉ còn lại:
pR 2
w= (1 − ν / 2) + C1coshδx cosβx + C4sinhδx cosβx . (3.65)
Et
Từ tính đối xứng của kết cấu và lực tác động, có thể viết:

21
Xem “Cô hoïc keát caáu taøu thuûy vaø coâng trình noåi”, 2001, Ñaïi hoïc Quoác gia Tp Hoà Chí Minh

159
dw l
=0 tại x = ± (3.66)
dx 2

Hình 3.7
Điều kiện biên tiếp theo xác định từ tác động qua lại giữa vỏ và sườn làm chỗ tựa cho nó.
Dưới tác động áp lực p lên vỏ, sườn chịu phản lực phân bố p1. Tải này cân bằng với giá trị lực cắt:
d 3w
p1 = 2 D x =l / 2 (3.67)
dx 3
Ứng suất σfr tác động trong mặt cắt ngang sườn có thể tính theo công thức:
pR
σ fr = − 1 (3.68)
A
với A – diện tích mặt cắt ngang sườn.
Mặt khác ứng suất này có thể tính theo công thức khác:
⎛ l⎞
w⎜ x = ⎟
2⎠
σ fr = − ⎝ E (3.69)
R
Từ hai công thức cuối rút ra:
⎛ l⎞
w⎜ x = ⎟
2
p1 = − ⎝ 2 ⎠ EA (3.70)
R
Thay giá trị p1 vào công thức (3.68) có thể viết:
2 DR 2 d 3 w
w= (3.71)
EA dx 3
Sau khi thay w(x) từ (3.71) vào các các công thức trình bày các điều kiện biên vừa lập có thể
xác định hai hằng số còn lại:
2 pR 2 ⎛ ν ⎞ u1 cosh u1 sin u 2 + u 2 sinh u1 cos u 2 ⎫
C1 = − ⎜1 − ⎟ K1 ⎪
Et ⎝ 2 ⎠ u 2 sinh 2u1 + u1 sin 2u 2 ⎪
⎬ (3.72)
2 pR ⎛ ν ⎞ u 2 cosh u1 sin u 2 − u1 sinh u1 cos u 2 ⎪
2
C2 = − ⎜1 − ⎟ K1
Et ⎝ 2 ⎠ u 2 sinh 2u1 + u1 sin 2u 2 ⎪⎭
trong đó :

160
1
K1 = (3.73)
l.t
1 + f (u1 , u 2 )
A
cosh 2u1 − cos 2u 2
f (u1 , u 2 ) = 1 − γ 2 ; (3.74)
u 2 sinh 2u1 + u1 sin 2u 2
δ .l γ .l
u1 = = u 1 + γ ; u2 = = u 1−γ
2 2
(3.75)
l
u = 0,6425
Rt
Kết quả tính trên có thể trình bày dưới dạng tổng quát, dùng lập sổ tay tra cứu khi tính vỏ. Một
số công thức được lập theo dạng sổ tay như sau:
Độ võng tại giữa khoảng sườn:
pR 2 ⎛ ν ⎞ ⎡ ϕ 1 (u ) ⎤
w(0) = ⎜1 − ⎟ 1 − (3.76)
Et ⎝ 2 ⎠ ⎢⎣ 1 + ϑ ⎥⎦
Momen uốn tại giữa khoảng sườn:
pl 2 ⎛ ν ⎞ χ 1 (u )
M 1 (0) = ⎜1 − ⎟ (3.77)
24 ⎝ 2 ⎠ 1 + ϑ
Momen uốn tại gối:
l pl 2 ⎛ ν ⎞ χ 2 (u )
M1( ) = ⎜1 − ⎟ (3.78)
2 24 ⎝ 2 ⎠ 1 + ϑ
Võng tại x = l/2 có dạng:
l pR 2 ⎛ ν ⎞ ϑ
w( ) = ⎜1 − ⎟ (3.79)
2 Et ⎝ 2 ⎠ 1 + ϑ
trong đó :
l.t
ϑ= μ1 (u ) (3.80)
E
Các hàm bỗ trợ, như đã trình bày trong tài liệu chuyên ngành, dùng tính dầm trên nền đàn hồi.
Ví dụ minh họa cách giải phương trình vi phân bậc bốn cho dầm trên nền đàn hồi được thể hiện
khi tính momen uốn và độ võng ống dẫn dầu sau đây. Ví dụ áp dụng cho trường hợp ống không có gia
cường ngang suốt chiều dài. Ống dẫn được bắt chặt bằng bích tại một phía, chịu áp lực p từ bên trong
ống, hình 3.8.

161
Hình 3.8
Có thể coi rằng lực dọc trục Nx bằng 0. Vì rằng áp lực p không phụ thuộc vào x, nghiệm riêng
d 4w p Et 12(1 − ν 2 )
của phương trình vi phân sau khi hoán đổi + 4 k 4
w = , trong đó 4 k 4
= = , sẽ
dx 4 D R2D R 2t 2
mang dạng:
p
w0 = 4
4k D
Nghiệm phương trình w, để đơn giản, có thể tìm dưới dạng:
w = exp(− kx) × (D1 sin kx + D2 cos kx ) + exp(+ kx) × (D3 sin kx + D4 cos kx ) + w0
Ở khoảng cách rất xa bích nối, w gần như không đổi. Điều này dẫn đến biểu thức thứ hai vế
phải trượt tiêu, hay D3 = D4 = 0. Nghiệm w chỉ còn lại:
w = exp(−kx) × (D1 sin kx + D2 cos kx ) + w0
Điều kiện biên tại bích nối, x = 0, sẽ là :
dw
w= = 0 x =0
dx
Từ đó:
p
D1 = D2 = − 4
4k D
p
và w = 4 [1 − exp( − kx) × (sin kx + cos kx )]
4k D
Thay giá trị 4k4 vào phương trình cuối sẽ nhận được:
pR 2
w= [1 − exp(−kx) × (sin kx + cos kx )]
Et
Ở khoảng cách rất xa bích nối cứng, giá trị w sẽ là:
pR 2
w=
Et
Ứng suất trong thành ống, tính bằng công thức:
pR
σt =
t
pR
Độ giãn dài tương ứng : ε t =
Rt
d 2w d 2w
Momen uốn ống tính theo công thức : Mx = D ; My = νD ;
dx 2 dx 2
pR 2 2
M x = 2D k exp(−kx) × (cos kx − sin kx )
Et
pRt
Mx = exp(− kx) × (cos kx − sin kx )
2 3(1 − ν 2 )
Giá trị lớn nhất của momen uốn Mx tại đầu bích:

162
pRt
Mx =
2 3(1 − ν 2 )
Như đã nêu rõ, Nx = 0 do vậy:
pR 3 pR
(σ x ) max = ≅ 1,82
t 3(1 − ν 2 ) t
Đồ thị momen uốn Mx và độ võng w được giới thiệu tại hình 3.9

Hình 3.9
5 ỔN ĐỊNH VỎ MỎNG
Vỏ mỏng tham gia trong nhiều kết cấu quan trọng thuộc ngành tàu. Vỏ tàu ngầm là ví dụ dễ
hình dung nhất của ứng dụng vỏ mỏng. Vỏ các thiết bị làm việc dưới lòng nước đều thuộc kết cấu này.
Thân máy bay, thân tàu vũ trụ không gì khác hơn là kết cấu vỏ mỏng. Với kết cấu vỏ, đặc tính cần
được quan tâm hàng đầu khi thiết kế là tính ổn định.
Nghiên cứu ổn định vỏ mang những đặc điểm khác với vỏ. Trong các bài toán liên quan vỏ, dù
là bài toán ổn định tuyến tính, ngoài ứng suất uốn, không được phép bỏ qua thay đổi ứng suất tại kết
cấu làm cứng, gọi là ứng suất chuỗi, gắn liền với hiện tượng uốn vỏ. Ứng suất bổ sung này có khi có
độ lớn hàng ứng suất uốn.
Giải bài toán ổn định tuyến tính cho vỏ đòi phải xác định tải trọng lớn nhất gây ra mầm mống
của hiện tượng này. Nói rõ hơn, chúng ta cần khảo sát tính ổn định của vỏ ngay trong giai đọan mất
cân bằng chưa đáng kể, hay còn gọi là trạng thái ổn định “nhỏ”. Từ nhỏ tại đây dùng bổ nghĩa cho
độ lệch so với trạng thái cân bằng. Trong phần ổn định dầm và ổn định tấm mỏng chúng ta đã sử dụng
khái niệm “ứng suất giới hạn” để chỉ trạng thái tại đó dầm hoặc tấm bắt đầu mất ổn định. Trên đồ thị
σ-ε, tải trọng này ứng với gia đoạn mở đầu của phần phi tuyến trên đường cong. Trong phần tìm hiểu
về vỏ, tải trọng giới hạn trong phạm vi “ổn định nhỏ “ mang tên gọi giới hạn trên.
Nghiên cứu vỏ với độ võng lớn cho phép xác định giới hạn dưới của tải trọng này. Trường hợp
sau chúng ta gọi là “ổn định lớn”. Trong nhiều trường hợp giới hạn dưới nhỏ hơn nhiều nếu so với
giới hạn trên của tải trọng tính toán. Những trường hợp như vậy phải sử dụng lý thuyết phi tuyến của
vỏ khi tính toán.
Như kết quả tính củamọi phương pháp gần đúng, kết quả tính giá trị của tải trọng giới hạn phụ
thuộc nhiều vào cách tính, vào cách chọn hàm gần đúng, hàm hình dáng của vỏ. Chỉ một thay đổi nhỏ
của các hàm trên cũng làm cho xê dịch kết quả một cách đáng kể, và thậm chí làmxấu tính hội tụ các
phép tính.
Chúng ta quay trở lại với phương trình vi phân miêu tả uốn vỏ cùng các giả thiết về vỏ, liên
quan trực tiếp tính ổn định. Chiều dài cạnh phần tử mặt của vỏ, mặc dầu có độ cong, trong tính toán

163
vẫn được coi như chiều dài cạnh trong mặt phẳng. Trong phương trình cân bằng lực chiếu về trục Ox
và Oy cho phần tử vỏ, không tính đến lực cắt Q1, Q2.
Chuyển vị u0, v0 các điểm mặt trung hòa rất nhỏ nếu so với chuyển vị w. Theo cách đặt vấn đề
này các đại lượng dẫn xuất từ chuyển vị như u0/R1, v0/R2 nhỏ hơn nhiều nếu so với ∂w/∂x, ∂ w/∂y.
Hệ phương trình vi phân của vỏ luôn mang tính phi tuyến. Hệ phương trình này có thể giản đơn
hóa nếu chỉ hạn chế khảo sát xê dịch nhỏ từ trạng thái chưa biến dạng, hay còn gọi là khảo sát phần
tuyến tính bài toán.
Có thể phân biệt bốn trường hợp riêng sau đây mà bài toán phi tuyến sẽ chuyển về tuyến tính.
Trong các trường hợp đang tính đến khi độ võng ban đầu, và bản thân độ võng vỏ nhỏ nếu so với
chiều dầy của nó, còn trong mặt trung hòa đang chịu ứng suất suất lớn, vế phải phương trình Karman
cần được bỏ bớt thành phần thứ nhất. Hệ thống phương trình còn lại:
∂ 4F ∂ 4F ∂ 4F 1 ∂2w 1 ∂2w⎫
B + 2C + A = − − ⎪
∂x 4 ∂x 2 ∂y 2 ∂y 4 R1 ∂y 2 R2 ∂x 2 ⎪
∂ w
4
∂ w4
∂ w 4

D1 + 2 D3 2 2 + D2 4 = q( x, y ) + ⎬ (3.81)
∂x 4
∂x ∂y ∂y

⎡ 1 ∂ F 1 ∂ F
2 2
⎤ ⎪
+ t ⎢ L(( wI + w), F ) + + ⎥ ⎪
⎣ R1 ∂y 2 R2 ∂x 2 ⎦ ⎭
Có thể viết lại hệ phương trình trên đây theo cách thông dụng:
F(x,y) = Φ0(x,y) + Φ(x,y)
Trong đó hàm Φ0(x,y) thỏa mãn phương trình vi phân:
∂ 4Φ 0 ∂ 4Φ 0 ∂ 4Φ 0
B + 2C 2 2 + A =0 (3.82)
∂x 4 ∂x ∂y ∂y 4
Vì rằng hàm Φ0(x,y) được viết dưới dạng hàm ứng suất như (3.82), đạo hàm bậc hai của nó theo
tọa độ sẽ là ứng suất chuỗi trong vỏ, không dính dáng đến uốn. Ứng suất chuỗi được hiểu như sau:
∂ 2Φ 0 ∂ 2Φ 0 ∂ 2Φ 0
= −σ 10 ; = −σ 20 ; = −τ 120 ; (3.83)
∂y 2
∂x 2
∂y∂x
Trong đó σ10, σ20, τ120 - ứng suất ban đầu, tác động tại mặt cắt vuông góc với trục Ox, Oy.
Tại đây sẽ sử dụng qui ước, ứng suất nén mang dấu dương.
Đạo hàmbậc hai của Φ(x,y) theo tọa độ, xác định ứng suất chuỗi gắn liền với uốn vỏ. Với độ
võng nhỏ các ứng suất này sẽ nhỏ, ngang cấp với đạo hàm của độ võng.
Thay thế hàm F(x,y) vừa lập vào phương trình trước đó, bỏ qua các giá trị vô cùng bé, có thể
viết:
∂ 4Φ ∂ 4Φ ∂ 4Φ 1 ∂2w 1 ∂2w ⎫
B 4 + 2C 2 2 + A 4 = − − ⎪
∂x ∂x ∂y ∂y R1 ∂y 2 R2 ∂x 2 ⎪
∂4w ∂4w ∂4w ⎪
D1 4 + 2 D3 2 2 + D2 4 = q ( x, y ) + 0
⎬ (3.84)
∂x ∂x ∂y ∂y

⎡ 1 ∂ 2Φ 1 ∂ 2Φ ⎤ ⎛ 0 ∂ 2 w ∂ 2
w ∂ 2
w ⎞ ⎪
+ t⎢ + 2 ⎥
− t ⎜⎜ σ 1 + 2τ 120 + σ 20 2 ⎟⎟⎪
⎣ R1 ∂y
2
R2 ∂x ⎦ ⎝ ∂x 2
∂x∂y ∂y ⎠⎭

164
Trong đó:
⎡ ⎛ ∂ 2 wI 1 ⎞ 0 ∂ wI
2
0 ⎛ ∂ wI
2
1 ⎞⎤
q0(x,y) = q ( x, y ) − t ⎢σ 10 ⎜⎜ + ⎟ + 2τ + σ ⎜ + ⎟⎟⎥ (3.85)
R1 ⎟⎠ ⎜ ∂y
12 2
⎢⎣ ⎝ ∂x
2
∂x∂y ⎝
2
R 2 ⎥
⎠⎦
Phương trình (3.84) còn có thể giản đơn hóa nếu khảo sát kỹ thêm các ứng suất giá trị nhỏ tác
động tại mặt trung hòa. Trường hợp này có thể bỏ qua thành phần L(wi +w, F), và hệ phương trình trở
thành:
∂ 4Φ ∂ 4Φ ∂ 4Φ 1 ∂2w 1 ∂2w ⎫
B + 2C + A = − − ⎪
∂x 4 ∂x 2 ∂y 2 ∂y 4 ⎪
R1 ∂y 2 R2 ∂x 2
⎬ (3.86)
∂ w
4
∂ w
4
∂ w
4
1 ∂ Φ 1 ∂ Φ⎪
2 2
D1 4 + 2 D3 2 2 + D2 4 = q ( x, y ) + +
∂x ∂x ∂y ∂y R1 ∂y 2 R2 ∂x 2 ⎪⎭
Hệ phương trình trên được sử dụng trong phần tiếp theo để khảo sát tính ổn định vỏ, theo cách
làm của “ổn định nhỏ”.
Với vỏ có độ võng wI = 0 các điều kiện vừa nêu ra được thỏa mãn nếu:
⎡ 1 1 ⎤
q0(x,y) = q( x, y ) − t ⎢σ 10 σ 20 ⎥=0 (3.87)
⎣ R1 R2 ⎦
Từ đó có thể thấy:
⎡ 0 1 0 1 ⎤ q ( x, y )
⎢σ 1 σ2 ⎥= (3.88)
⎣ R1 R2 ⎦ t
Phương trình cuối này chính là phương trình cân bằng phần tử vỏ mà trong đó chỉ có ứng suất
chuỗi tác động. Trạng thái này của vỏ có tên gọi trạng thái ứng suất không momen.
Trạng thái không momen của vỏ xuất hiện trong trường hợp vỏ có độ cong thay đổi rất điều hòa, tải
trọng thay đổi điều hòa, không có lực cắt, momen tác động lên mép vỏ.
Xác định ứng suất trong vỏ tại trạng thái không momen là bài toán tĩnh, hữu định, đưa đến giải
tích phân (3.9), (3.88). Trong phần này của tài liệu chúng ta cần giả thiết rằng điều kiện cho trạng
thái ứng suất không momen đã thỏa mãn, và việc khảo sát tính ổn định gắn với việc tích phân hệ
phương trình (3.86), khi q0(x,y) = 0.
Hai hệ phương trình tại (3.86), thỏa mãn điều vừa nêu sẽ được chuyển về một hệ. Để làm điều
đó cần thiết khảo sát hàm ϕ(x,y) sau đây:
w = ∇ δ4 ϕ ; ⎫
2 ⎪
1 ∂ϕ 2
1 ∂ ϕ⎬ (3.89)
Φ=− . 2 − .
R1 B ∂y R2 B ∂x 2 ⎪⎭
trong đó:
∂4 C ∂4 A ∂4
∇ δ4 = + 2 . + (3.90)
∂x 4 B ∂x 2 ∂y 2 B ∂y 4
Thay (3.89) vào hệ phương trình thứ hai của (3.86) sẽ nhận được phương trình vi phân sau đây
cho hàm ϕ vừa lập.

165
⎛ ∂ 2ϕ ∂ 2ϕ ∂ 2ϕ ⎞
∇ 4D ∇ δ4 ϕ + t∇ δ4 ⎜⎜ σ 10 2 + 2τ 120 + σ 20 2 ⎟⎟ +
⎝ ∂x ∂x∂y ∂y ⎠
(3.91)
t ⎛ 1 ∂ 4ϕ 2 ∂ 4ϕ 1 ∂ 4ϕ ⎞
+ ⎜ 2 ⎜ + + ⎟=0
B ⎝ R1 ∂y 4 R1 R2 ∂x 2 ∂y 2 R22 ∂x 4 ⎟⎠
trong đó:
∂4 ∂4 ∂4
∇ = D1 4 + 2 D3 . 2 2 + D2 4
4
D (3.92)
∂x ∂x ∂y ∂y
Với vỏ làm từ vật liệu đẳng hướng, D1 = D2 = D3 = D; 1/E1 = 1/E2 = 1/E, hàm ϕ được viết
gọn như sau:
⎛ ∂ 2ϕ ∂ 2ϕ ∂ 2ϕ ⎞
∇ 4 ∇ 4ϕ + t∇ 4 ⎜⎜ σ 10 2 + 2τ 120 + σ 20 2 ⎟⎟ +
⎝ ∂x ∂x∂y ∂y ⎠
(3.93)
⎛ 1 ∂ 4ϕ 2 ∂ 4ϕ 1 ∂ 4ϕ ⎞
+ Et ⎜⎜ 2 + + ⎟=0
⎝ R1 ∂y
4
R1 R2 ∂x 2 ∂y 2 R22 ∂x 4 ⎟⎠
∂4 ∂4 ∂4
trong đó: ∇4 = + 2. +
∂x 4 ∂x 2 ∂y 2 ∂y 4
Trong các phần tiếp theo chúng ta có dịp khảo sát tính ổn định cho kết cấu cụ thể, trên cơ sở
phương trình vừa lập.
Ổn định vỏ ống trụ tròn, chịu tác động ứng suết đều bên ngoài
Bài toán ổn định dạng này phục vụ tính ổn định vỏ tàu ngầm, thiết bị lặn. Vơí kết cấu thực,
đường kính trụ thường lớn, còn các chỗ lồi, lõm trên vỏ rất nhỏ. Phương trình giản đơn sẽ được áp
dụng khi khảo sát vỏ dạng này.
Với ống trụ chiều dài thân đủ dài, đường kính đủ lớn, thỏa mãn điều kiện:
t l R
< <
R R t
trong đó t – chiều dầy vỏ, l – chiều dài trụ, có thể áp dụng phương trình giành cho vỏ khi
nghiên cứu ổn định.
Dưới đây chúng ta xem xét một vỏ tàu ngầm hoặc kết cấu tương tự dạng ống trụ, đường kính D
= 2R, và từ đó có thể viết R1 = ∞, R2 = R. Chiều dầy vỏ tàu ngầm t. Áp lực bên ngoài tác động lên
vỏ tàu q, như thể hiện tại hình 3.10.

166
Hình 3.10
Trường hợp này, với R1 = ∞, còn R2 = R, theo cách viết từ (3.88) chúng ta nhận được:
qR
σ 20 = (3.94)
t
Tích phân phương trình (3.9) và để ý đến điều, hai đầu ống trụ chịu tác động ứng suất qR/2t, có
thể tìm được:
qR 0
σ 10 = ;τ 12 = 0 (3.95)
2t
Lấy đạo hàm của (3.91), và theo mẫu của phương trình (3.94) (3.95), có thể viết:
E 2 t ∂ 4ϕ qR 4 ⎛ ∂ 2ϕ ∂ 2ϕ ⎞
∇ 4D ∇ δ4 ϕ + + ∇ ⎜
δ⎜ + 2 ⎟=0 (3.96)
R 2 ∂x 4 2 ⎝ ∂x
2
∂y 2 ⎟⎠
Mặt đàn hồi của vỏ w và đạo hàm ∂w/∂y phải là hàm chu kỳ của tọa độ y, vì vậy từ (3.89)
nghiệm của phương trình (3.96) sẽ mang dạng:
ϕ(x,y) = ϕ0(ξ)sin nθ; (3.97)
với ξ = x/l; θ = y/R.
Trong các công thức l mang ý nghĩa chiều dài vỏ trụ, n – số sóng tạo ra khi mất ổn định, tính
dọc trục Oy.
Cần nhấn mạnh rằng, n trong công thức (3.97) chỉ số lượng sóng chứ không nửa sóng như vẫn
thực hiện trên các tấm, theo cách này, sau mỗi lần thay đổi nθ sang chu kỳ 2π hàm sinnθ và đạo hàm
của nó vẽ nên một sóng.
Thay nghiệm (3.97) vào (3.96) sẽ nhận được phương trình vi phân sau đây, giúp xác định hàm
ϕ0(ξ):
ϕ0VIII(ξ) + Aϕ0VI(ξ) + Bϕ0VI(ξ) + Cϕ0’’(ξ) + Dϕ0(ξ) = 0 (3.98)
trong đó:
⎡ qR ⎛ E 2 D3 ⎞ 2 ⎤⎛ l ⎞
2

A=⎢ + 2⎜⎜ + ⎟⎟n ⎥⎜ ⎟ ;


⎣ 2 D1 ⎝ E1 D1 ⎠ ⎦⎝ R ⎠
⎡⎛ D3 E 2 D2 E 2 ⎞ 4 E 2 tR 2 qR 3 ⎛ E 2 ⎞ 2 ⎤⎛ l ⎞
4

B = ⎢⎜⎜ 4 + + ⎟⎟n + − ⎜ + 1⎟⎟n ⎥⎜ ⎟ ;


⎣⎝ D1 E3 D1 E1 ⎠ D1 D1 ⎜⎝ E1 ⎠ ⎦⎝ R ⎠
⎡ qR 3 ⎛ E2 E2 ⎞ 4 ⎛ D3 E 2 D2 E 2 ⎞ 6 ⎤⎛ l ⎞
6

C=⎢ ⎜⎜ + 4 ⎟⎟n − 2⎜⎜ + + ⎟⎟n ⎥⎜ ⎟ ;


⎣ D1 ⎝ E1 E3 ⎠ ⎝ D1 E1 D1 E3 ⎠ ⎦⎝ R ⎠
8
⎛D E qR 3 E 2 6 ⎞⎛ l ⎞
D = ⎜⎜ 2 2 n 8 − n ⎟⎜ ⎟
⎝ D1 E1 D1 E3 ⎟⎠⎝ R ⎠
Nghiệm đặc trưng của phương trình vi phân (3.98) sẽ đưa đến hẹâ phương trình đại số bậc bốn.
Tại đây chúng ta cần khảo sát các điều kiện biên của phương trình (3.98). Trong trường hợp
khi chuyển vị và lực tại mép vỏ x = 0 và x = l thỏa mãn điều kiện:
w = v = M1 = σx = 0
nghiệm phương trình (3.96) có thể viết theo thông lệ:

167
ϕ(x, y) = Nsin mπξsin nθ (3.99)
Thay thế nghiệm (3.99) vào phương trình (3.96), và nếu đưa thêm ký hiệu α = πR/l chúng ta
có thể viết:
D1 ⎧ D D
q= 2 ⎨
(mα ) 4 + 2 3 (mα ) 2 n 2 + 2 n 4 +
R (0,5m α + n ) ⎩
3 2 2
D1 D1

⎪ (3.100)
E 2 tR (mα )
2 4

+ ⎬
⎡ E2 E2 4 ⎤ ⎪
D1 ⎢(mα ) + 2
4
(mα ) n +
2 2
n ⎥
⎣ E1 E1 ⎦ ⎪⎭
Phụ thuộc vào thông số m và n, q từ công thức sẽ nhận những giá trị khác nhau. Điều chúng ta
quan tâm khi khảo sát ổn định, q phải là giá trị nhỏ nhất trong số giá trị tính toán. Giá trị nhỏ nhất áây
sẽ là giới hạn trên qsup.
Số m trong công thức xác định số nửa sóng của vỏ mất ổn định, theo hướng Ox. Các vỏ trong
thực tế, làm từ vật liệu trực hướng, đủ cứng và vỏ bằng vật liệu composite thường có q nhỏ nhất với
m = 1.
Nếu coi rằng D1 = D2 = D3 = D = Et3/ 12(1 - ν2) và 1/E1 = 1/E2 = 1/E, có thể viết được
công thức cho phép xác định tải trọng giới hạn vỏ đẳng hướng.
⎧⎪
qsup = min ⎨
Et (
⎡t 2 n2 + α 2 )
+
α4 ⎤ ⎫⎪
2 ⎢ ⎥⎬ (3.101)
( )
⎪⎩ R n + 0,5α ⎣⎢ 12(1 − ν )
2 2
( 2
)
n 2 + α 2 ⎦⎥ ⎪⎭
Công thức trên được von Mises đưa ra lần đầu năm 1914.
q* R 3
Nếu sử dụng ký hiệu q0* = , công thức (3.101) có thể viết lại theo cách sau.
2D
⎡ 4 ⎤
( )
2
2 R
⎢ 12 1 − ν α ⎥
q 0* = 2
1
⎢ (α 2
+ n )
2 2
+ t2 ⎥ (3.102)
α + 2n 2 ⎢ (α 2 + n 2 )2 ⎥
⎢⎣ ⎥⎦
Bảng 4. tiếp trang sau ghi lại các giá trị nhỏ nhất của tải trọng giới hạn, không thứ nguyên q*,
tùy thuộc vào R/t và R/l.
Các phép tính đã chỉ ra rằng, với vỏ đẳng hướng ( l < R) số sóng của trạng thái mất ổn định n
khá lớn. Vì thế giá trị gần đúng n, làm cho tải trọng q trở thành minimum có thể tìm từ công thức:
∂q/∂n = 0.

Hình 3.11

168
Xác định n theo ∂q/∂n = 0 và thay giá trị vừa tìm vào (3.101), sau vài phép biến đổi sẽ nhận
được công thức mang tên gọi Windenbourg & Trilling:
3/ 2
⎛ 100t ⎞ 100t
18,3⎜ ⎟
⎝ R ⎠ l
q =
*
(3.103)
0,62 Rt
1−
l
0,642l
Nếu đưa thêm ký hiệu u = công thức (3.103) có thể chuyển thành:
R.t
2
⎛ 100t ⎞
117,5⎜ ⎟
⎝ R ⎠
q =
*
(3.104)
u − 0,398
Nếu bỏ qua chuyển vị v0 và sử dụng các biểu thức chính xác của bán kính trụ các lớp nằm
cách mặt trung hòa khoảng cách z, công thức tính biến dạng điểm bất kỳ của vỏ sẽ là:

∂2w
ε x = ε x0 − z ⎪
∂x 2

⎛ ∂2w w
⎞⎪
ε y = ε y0 − z⎜⎜ 2 + 2
⎟⎟⎬ (3.105)
⎝ ∂y ⎠⎪ R

∂ w
2
γ xy = γ xy0 − 2 z ⎪
∂x∂y

Với vỏ trực hướng, phương trình ổn định vỏ khi tính đến tải trọng ngang, tác động lên phần tử
vỏ có dạng:
⎧ ε *⎛ ∂ 2ϕ ∂ 2ϕ ⎞ qR ⎡ ∂ 2ϕ ⎛ ∂ 2ϕ ϕ ⎞⎤
∇ δ4 ⎨∇ 4Dϕ + 2 ⎜⎜ D1ν 2 2 + D2 2 ⎟⎟ + ⎢ 2 + 2 ⎜⎜ 2 + ε * 2 ⎟⎟⎥ +
⎩ R ⎝ ∂x ∂y ⎠ 2 ⎣ ∂x ⎝ ∂y R ⎠⎦
γ * ⎡ ⎛ ∂ 2ϕ ϕ ⎞ ∂ 2ϕ ⎤ ⎫⎪
+ 2 ⎢ D2 ⎜⎜ 2 + ε * 2 ⎟⎟ + D3 2 ⎥ ⎬ +
R ⎣ ⎝ ∂y R ⎠ ∂x ⎦ ⎪⎭
(3.106)
E t⎛ D2 ⎞ ∂ 4ϕ γ * ⎡ ∂ 6ϕ
+ 22 ⎜⎜1 − ε * γ * ⎟ −
⎟ ∂x 4 R 2 ⎢ 2 ( D − ν D
2 3 ) +
R ⎝ E2 R 2t ⎠ ⎣ ∂y 2 ∂x 4
∂ 6ϕ ⎛ ∂ 6ϕ ∂ 4ϕ ⎞⎤
+ D3 − ν D ⎜
2 2⎜ + ε *⎟⎟⎥ = 0
∂x 6
⎝ ∂y ∂x
2 4
R ∂y ∂x
2 2 2
⎠⎦
Trong khi đó hàm ứng suất Φ và độ võng vỏ w biểu diễn qua hàm ϕ sẽ là:

169
w = ∇ δ4 ϕ ⎫
E ⎛ ⎞∂ ϕ γ *⎡ ⎪
D2 2
∂ϕ 4
Φ = 2 ⎜⎜1 − γ * ε * ⎟ +
⎟ ∂x 2 Rt ⎢ 2 ( D − ν D ) + ⎪
∂y 2 ∂x 2 ⎪⎬
2 3
R ⎝ E 2 tR 2 ⎠ ⎣
(3.107)

∂ 4ϕ ⎛ ∂ 4ϕ 1 ∂ 2ϕ ⎞⎤ ⎪
+ D3 4 − ν 2 D2 ⎜⎜ 4 + 2 ⎟ ⎥
∂x ⎝ ∂y R ∂y 2 ⎟⎠⎦ ⎪⎭

Phương trình (3.106) được dùng để xác định ứng suất giới hạn trong các trường hợp khi mà số
nửa sóng n nhỏ.
Bảng 4.
R/l R/t
100 110 120 130 140 150 160
3 186,0 192,5 199,5 206,0 212,01 218,4 224,3
3,5 224,5 233,2 240,4 248,2 255,4 262,2 269,4
4,0 266,9 275,6 284,7 292,8 301,1 309,1 316,5
4,5 311,8 321,7 331,3 340,6 349,7 358,3 367,3
5,0 356,0 371,1 381,1 391,7 401,0 411,1 420,0
5,5 411,8 423,6 434,5 445,4 455,9 466,2 476,2
6,0 467,8 479,7 491,4 502,8 514,2 524,9 535,9
6,5 526,9 539,7 551,9 563,8 576,0 587,1 598,7
7,0 590,6 603,0 616,3 628,7 641,3 653,0 665,0
Trong phương trình (3.106) các đại lượng γ* và ε* đảm bảo vai trò của tải trọng ngang và thành
phần w/R, ảnh hưởng đến ổn định. Các đại lượng này có thể mang những giá trị thường gặp sau:
γ* = 0 và ε* = 0 ; γ* = 1 và ε* =1.
Trường hợp γ* = 1 và ε* =1 để xác định tải trọng giới hạn cho vỏ đẳng hướng, có các sườn
tăng cứng kết cấu đồng đều, mất ổn định xẩy ra với n = 2, 3.
Nếu kết cấu thật sự trực hướng, độ cứng của kết cấu tính bằng:
D1 = D3 = D; D2 = D + EI/a.
trong đó E – mô đun đàn hồi vật liệu làm sườn,
I – momen quán tính mặt cắt ngang sườn,
a – khoảng sườn.
Bỏ qua các thành phần vô cùng bé, phương trình ổn định vỏ tựa tự do sẽ có dạng:

q* =
Eh 1
2 2 2


t2
R 0,5m α + n − 1 ⎩12 R (1 − ν )
2 2
( [
m 2α 2 + n 2 − 1) +
2

(3.108)
m 4α 4
]
+ mα (1 − ν ) + 2 2 +
EI
(n 2 − 1)2 ⎫⎬
(m α + n ) taR E
2 2

Các công thức (3.103), (3.104), và (3.108) xác định tải trọng giới hạn về mặt lý thuyết. Kết
quả tính theo công thức trên lớn hơn giá trị thu được từ các thí nghiệm ổn định. Những người làm
công tác nghiên cứu ổn định vỏ trong ngành tàu thường sử dụng thêm hệ số hiệu chỉnh khi tính giá trị
tải trọng giới hạn cho kết cấu thực. Các hệ số này bao gồm thành phần tính đến ảnh hưởng sai lệch
mặt cắt kết cấu so với vòng tròn η1, ảnh hưởng của vật liệu η2, dùng cho vật liệu không hoàn toàn tuân
thủ định luật Hooke. Như vậy trong thực tế tính toán, áp lực giới hạn cần được tính theo công thức sau
hiệu chỉnh:

170
qcr = η1q*. (3.109)
Hệ số η1 thu được từ thí nghiệm:
0,6 < η1 < 1.
Ổn định vỏ cầu
Vỏ cầu kín có ứng dụng rộng rãi trong các công trình dân dụng. Chúng ta sẽ khảo sát vỏ cầu
bán kính R đủ lớn, chịu áp lực đều q, tác động từ phía lồi. Khi mất ổn định trên mặt vỏ xuất hiện hàng
loạt chỗ lồi, kích thước những điểm lồi nhỏ nếu so với R. Những điều kiện trên cho phép áp dụng
công thức (3.93) khi khảo sát tính ổn định.
Trước tiên ần xác định ứng suất chuỗi cho trạng thái không momen. Vì rằng vỏ cầu chịu áp lực
đều, đối xứng qua tâm cầu, ứng suất chuỗi tính bằng biểu thức:
σ10 = σ20 = τxy0 = 0. (3.110)
Mặt khác có thể viết:
σ10 = σ20 = σ0 = qR/2t. (3.111)
Đưa biểu thức cuối vào đạo hàm phương trình (3.93) sẽ đưa lại phương trình sau:
D∇4∇4ϕ + t.σ0∇4∇2ϕ + (Et/R2)∇4ϕ = 0 (3.112)
4
Với vật liệu đẳng hướng, w = ∇ ϕ, phương trình trên đây sẽ mang dạng:
D∇4w + t.σ0∇2w + (Et/R2)w = 0. (3.113)
Để xác định tải trọng gây mất ổn định vỏ cầu, cần phải giải phương trình (3.113), tìm nghiệm
khác 0. Cách làm thể hiện bằng ví dụ cụ thể sau.
Giả sử rằng ∇2w = λw, (3.114)
trong đó λ đang là ẩn số của bài toán.
Thay biểu thức (3.114) vào phương trình (3.113) và rút gọn sẽ nhận được:
Et
Dλ 2 + 2 + σ 0 t λ = 0
R
Từ đó:
Et
σ 0 t = − Dλ 2 + 2 (3.115)
R λ
qR
Bây giờ cần xác định λ , tại đó hàm σ 0 = sẽ đạt cực trị.
2t
dσ 0 t Et
Ứng suất σ0 sẽ là giá trị nhỏ nhất khi = −D + 2 2 = 0 (3.116)
dλ R λ
Et
Do đó: λ=±
DR 2
d 2σ 0 t 2 Et
Vì rằng = − 2 3 nên ứng suất σ0 sẽ đạt minimum tại:
dλ 2
R λ
1 Et
λ=− (3.117)
R D
Thay biểu thức tính λ này vào (3.114) sẽ nhận được quan hệ:

171
2
σ 0t = DEt
R
Từ đó áp lực giới hạn sẽ phải là:
2
2 ⎛t ⎞
q =
*
E⎜ ⎟ (3.118)
3(1 − ν 2 ) ⎝ R ⎠
Với vật liệu có ν = 0,30 có thể viết:
2
⎛t ⎞
q * = 1,21E ⎜ ⎟ (3.119)
⎝R⎠
Để xác định dạng mất ổn định cần thiết tìm nghiệm chu kỳ của phương trình (3.114), khi λ
mang dấu âm. Tính chu kỳ xuất phát từ cơ sở là sau khi mất ổn định vỏ cầu vẫn là vỏ kín.

Tài liệu tham khảo


1. Szilard R., (2004), “Theories and Applications of Plate Analysis”, John Willey & Sons, Inc.
2. Timoshenko, S. P., Woinowsky-Krieger, S., (1959), “Theory of Plates and Shells”, Second
Edition, McGraw-Hill,NY.
3. Ugural A.C, (1999), “ Stresses in Plates and Shells”, Second Edition, WCB McGraw-Hill.

172
Phần II

CƠ HỌC KẾT CẤU

173
Để trống

174
Ký hiệu chính
A diện tích, area
b chiều rộng, beam, width
c hệ số, coefficient
d đường kính, diameter
D độ cứng tấm, flexural rigidity of plate
E mô đun đàn hồi, modulus of elasticity
F lực, lực cắt, force, shear force
G mô đun đàn hồi (cắt ), shear modulus
g gia tốc trọng trường, gravity constant
h chiều cao, depth, heigh
I, J momen quán tính mặt cắt, moment of inertia
Jp momen quán tính trong hệ độc cực, polar moment of inertia
K, k hệ số, coefficient
K, k độ cứng
L, l chiều dài, length
M momen, moment
m khối lượng, mass
N lực dọc trục, axial force
P tải, load
P công suất, power
p áp suất, pressure
Q tải, load
q tải phân bố, distributed load
R phản lực, reaction
R, r bán kính, radius
S diện tích, area
T, MT momen xoắn, torque, couple
t chiều dày, thickness
t thời gian, time
U thế năng, potential energy
u0 thế năng đơn vị, strain energy per unit volume
W trọng lượng, weight
W,w công ngoại lực, work
α góc, angle
β góc, angle
δ chuyển vị, deflection
ε biến dạng thẳng, strain
γ biến dạng góc, shear strain
θ góc, chuyển vị góc, angle, angle deflection
υ hệ số Poisson, Poisson’s ratio
Π thế năng, potential energy
σ ứng suất nói chung, ứng suất pháp, stress generally, normal stress
σ1, σ2, σ3 ứng suất chính, principal stresses
σcr (σE) ứng suất giới hạn, ứng suất Euler, critical buckling stress
τ ứng suất cắt, shear stress
Φ hàm ứng suất Airy, Airy’s stress function
ψ hàm Prandtl, Prandtl’s stress function

175
CHƯƠNG 1
DẦM THẲNG
1 DẦM UỐN
Dầm được biết như vật thể ba chiều, trong đó một chiều dài hơn nhiều so với hai chiều còn lại,
mặt phẳng qua hai chiều này làm mặt cắt ngang dầm. Dầm được xét trong phần tiếp theo của tài liệu là
dầm làm từ vật liệu đồng chất, dầm thẳng, hiểu theo nghĩa trục dầm thẳng, được đặt dọc theo trục Ox,
trong hệ tọa độ xOz, hình 1.1a

Hình 1.1c Lực cắt


Hình 1.1a Hình 1.1b và momen uốn dầm
Những giả thuyết áp dụng khi xem xét dầm:
1) Dầm liên tục có thể coi là tập hợp của vô số đọan dầm ngắn, hình 1.1b . Mặt cắt ngang
dầm luôn giữ tư thế trực giao với trục, trước khi bị biến dạng và cả sau khi biến dạng. Theo thuyết
này, biến dạng do uốn không bao gồm biến dạng cắt, và mặt cắt ngang dầm giữ tư thế phẳng ngay cả
sau biến dạng do uốn.
2) Lực pháp tuyến đến các lớp vật liệu song song với trục dầm được coi là rất nhỏ, đến mức
có thể bỏ qua khi tính toán. Điều này được hiểu theo cách khác là, tác động qua lại giữa các lớp dọc
của dầm không đáng kể trong khi xem xét uốn dầm.
3) Dầm được xem xét làm từ vật liệu cứng đến mức độ võng của dầm bé so với chiều cao bản
thân dầm, góc xoay của tiết diện của dầm gần như không đáng kể nếu so với đơn vị.
Lý thuyết áp dụng cho các dầm thỏa mãn những giả thuyết vừa nêu mang tên gọi qui ước lý
thuyết kỹ thuật dầm uốn (engineering theory) hay còn gọi là thuyết dầm Bernoulli – Euler (Bernoulli-
Euler beam theory). Trong thực tế còn tồn tại những thuyết về dầm khác thuyết vừa nêu. Một trong
những thuyết hiện đại là thuyết của Timoshenko, theo đó giả thuyết thứ hai không còn được giữ lại khi
xem xét dầm 1 . Tuy nhiên đây có thể xem là trường hợp suy rộng của lý thuyết uốn dầm bàn trên đây.
Nội lực dầm uốn thể hiện qua lực cắt và momen uốn dầm, hình 11c. Qui định dấu cho lực cắt
và momen uốn dầm thể hiện tại hình 1.2.

Hình 1.2 Dấu của lực cắt và momen uốn dầm


1
Stephen P. Timoshenko, (1878 – 1972), nhà cơ học gốc Nga, làm việc chủ yếu tại USA, người có ảnh hưởng rất lớn đến
phát triển bô môn cơ học kết cấu, sức bền vật liệu của thế kỷ XX.

176
Lực cắt tại mặt cắt đang xem xét, mang dấu dương nếu tác động cùng chiều trục Oz, xét tại
mặt trái của mặt cắt ngang, hình 1.2a.
Momen uốn trình bày tại hình 1.1c hiểu là momen uốn quanh trục Oy, qui định dương nếu
dưới tác động momen đó dầm bị uốn theo cách mà các lớp của dầm nằm về phía dương của trục Oz bị
kéo căng, hình 1.2b. Momen uốn còn được thể hiện theo cách trình bày tại hình 1.2c.
Tại hình 1.3 trình bày lại qui định dấu dương cho lực cắt, phần trên, và momen, phần dưới.
O x ∆φ

truïc trung hoøa z

dx
z
ρ
Hình 1.3 Qui ước lực cắt dương, momen dương

Hình 1.4
Chúng ta hãy xem xét dầm chịu tác động của lực theo phương 0z, vuông góc với trục dầm, và
momen uốn dầm trong mặt phẳng xOz. Như đã biết từ lý thuyết đàn hồi, dưới tác động của ngoại lực,
trong dầm xuất hiện biến dạng và ứng suất. Trên cơ sở các giả thuyết vừa nêu, có thể thấy rằng, các
thành phần σy = 0, σz = 0 và τyz = 0. Chỉ còn tồn tại một ứng suất duy nhất là ứng suất pháp trên tiết
diện vuông góc với trục dầm σx trong trạng thái bị uốn. Tiết diện dầm vẫn ở tư thế trực giao với trục
trung hòa của dầm, còn góc xoay của tiết diện so với mặt vuông góc với Ox là α(x) = w’(x), trong đó
w(x) - độ võng của dầm, theo phương 0z.
Quĩ tích những điểm trên tiết diện ngang có biến dạng dài tương đối khi uốn bằng 0 được gọi là
trục trung hòa. Trên cơ sở giả thuyết 1 bên trên (còn gọi là giả thuyết tiết diện phẳng), có thể xác định
biến dạng dài tương đối εx của lớp vật liệu nằm cách trục trung hòa khoảng cách z theo cách trình bày
tại hình 1.4.
Δφ d ⎛ dw ⎞ d 2w
ε x = −z hay là ε x ≈ −z ⎜ ⎟ = −z 2 (1.1)
dx dx ⎝ dx ⎠ dx
Theo định luật Hooke, công thức tính εx như sau: σ x = Eε x , do vậy có thể viết:
d 2w
σ x = Eε x = − Ez (1.2)
dx 2
Nếu chúng ta xét dầm trong trường hợp không chịu tác động lực dọc trục, thì hợp lực do các ứng
suất trên toàn mặt cắt ngang bằng 0:
d 2w
Px = ∫∫σ x dydz = − E
A dx 2 ∫∫
A
zdydz = 0; (1.3)

trong đó A – diện tích mặt cắt ngang của dầm.


Từ biểu thức(1.3) có thể thấy rằng momen tĩnh mặt cắt so với trục trung hòa bằng 0, và như vậy có
thể phát biểu rằng trục trung hòa qua chính tâm diện tích mặt cắt.
Momen của nội lực xuất hiện trong dầm xác định so với trục trung hòa sẽ phải cân bằng với
momen từ bên ngoài tác động lên phần dầm đang xét. Điều này có thể được hiểu như sau.

177
d 2w
M y = ∫∫σ x zdydz = − E 2 ∫∫
z 2 dydz = − M (1.4a)
A
dx A
Momen nội lực so với trục Oz tính theo cách tương tự:
d 2w
M z = ∫∫ σ x ydydz = − E 2 ∫∫ y 2 dydz = 0 (1.4b)
A dx A
Từ biểu thức (1.4) có thể viết công thức cơ bản uốn dầm:
d 2w
EI 2 = M (1.5)
dx
trong đó I = ∫∫ z 2 dydz - momen quán tính mặt cắt ngang.
A

Từ (1.2) có thể viết biểu thức xác định ứng suất trên mặt cắt của dầm chịu uốn:
M ( x).z
σx = - (1.6)
I ( x)

Hình 1.5
Quan hệ giữa ngoại lực (tải trọng phân bố q(x) ) và các nội lực (moment uốn M(x), lực cắt F(x) )
cùng với các yếu tố biến dạng của dầm (độ võng w(x) , góc xoay w’(x)) sẽ được xác lập khi xét cân
bằng của một phân tố dầm có chiều dài vô cùng ngắn, dx ,hình 1.5:
⎡ dF ⎤
F ( x) − ⎢ F ( x) + dx + q ( x )dx = 0 (1.7)
⎣ dx ⎥⎦
⎡ dM ⎤
M ( x) − ⎢ M ( x) + dx ⎥ + F ( x )dx + q ( x) dx 2 / 2 = 0 (1.8)
⎣ dx ⎦
Khi dx → 0 các biểu thức trên trở thành:
dF
= q (x) (1.9)
dx
dM
= F (x) (1.10)
dx
Từ (1.8) và (1.9) có thể viết:
d 2 M ( x)
= q ( x) (1.11)
dx 2

178
Nếu ký hiệu tọa độ đầu bên trái dầm đang xét là x = x0 = a, tích phân các biểu thức (1.9) và
(1.10) tính lực cắt và momen uốn có dạng:
x
F ( x) = ∫ q ( x)dx + Fa (1.12)
x0

⎛x
x ⎞ x x
⎜ ⎟
M ( x) = ∫ ∫ q ( x)dx + Fa dx + M a = ∫ ∫ q ( x)dxdx + Fa ( x − a ) + M a (1.13)

x0 ⎝ x0

⎠ x0 x0

Fa, Ma là các giá trị lực và momen tại x = x0 = a .


2 QUAN HỆ TÍCH PHÂN DẦM UỐN
Từ công thức tính momen uốn dạng phương trình vi phân M(x) = EI(x)w’’(x) có thể viết các
công thức dẫn xuất:
[ EI(x)w’’(x)]’ = F(x) (1.14)
[ EI(x)w’’(x)]’’ = q(x) (1.15)
Từ công thức cuối, tiến hành tích phân lần lượt chúng ta sẽ nhận được các biểu thức tính lực cắt,
momen uốn, góc xoay, chuyển vị của dầm tại mặt cắt qua x. Nếu tọa độ đầu bên trái của dầm nằm tại
vị trí x = a, công thức tính có dạng:
x
F ( x) = EI ( x) w( x)' ' ' = ∫ q( x)dx + Fa (1.16)
0

x x
M ( x) = EI ( x) w( x)' ' = ∫ ∫ q( x)dxdx + Fa ( x − a) + Fa (1.17)
0 0

1
x x x
Fa ( x − a) 2 Ma
w' ( x) = ∫ ∫ ∫
EI ( x) 0 0 0
q( x)dxdxdx +
2 EI ( x)
+
EI ( x)
( x − a) + ϕ a (1.18)

1
x x x x
Fa ( x − a ) 3 Ma
w( x) = ∫ ∫ ∫ ∫
EI ( x) 0 0 0 0
q ( x ) dxdxdxdx +
6 EI ( x)
+
2 EI ( x)
( x − a) 2 + ϕ a ( x − a ) + wa (1.19)

trong đó Fa - lực cắt tại x = a,


Ma - Mo men uốn tại x = a,
ϕa - góc xoay tại x = a,
wa - độ võng tại x = a.
Ý nghĩa các vế xuất hiện trong công thức cuối được miêu tả trong ví dụ xác định độ võng dầm
liên tục, dài L, tựa trên hai gối tại hai đầu mút, chịu tải trọng phân bố q(x), hình 1.6

Hình 1.6
Với gốc tọa độ chọn tại đầu bên trái dầm, và nếu q(x) = q = const, có thể viết:

179
x x x x
1 qx 4
EI ( x) ∫0 ∫0 ∫0 ∫0
qdxdxdxdx =
24
Điều kiện biên tại các gối đỡ khi đó sẽ là w0 = M0 = 0. Trong đó w0≡ wa ; M0 ≡ Ma
qL
Lực cắt tại gối F0 = Fa = -
2
Công thức tính độ võng dầm giờ có dạng:
qLx 2 qx 4
w(x) = ϕ0.x - +
12 EI 24 EI
qL3
Vì tại x = Lcó w(L) = 0 do vậy góc xoay sẽ là ϕ0 =
24 EI
Công thức tính độ võng sẽ có dạng:
qL3 qLx 2 qx 4
w(x) = x− +
24 EI 12 EI 24 EI
Tại giữa nhịp độ võng đạt giá trị lớn nhất:
2 4
⎛ L⎞ ⎛L⎞
3
qL⎜ ⎟ q⎜ ⎟
⎛ L ⎞ qL L 2 2 5
w⎜ ⎟ = × − ⎝ ⎠ + ⎝ ⎠ = qL4
⎝ 2 ⎠ 24 EI 2 12 EI 24 EI 384
Ví dụ tiếp theo giới thiệu cách xác định độ võng và góc xoay dầm liên tục dài L, độ cứng EI, chịu tác
động lực phân bố đều q, tựa trên hai gối có chuyển vị ban đầu là f0 và f1, hình 1.4.
Gốc toạ độ vẫn đặt tại đầu bên trái dầm, x = 0, còn đầu bên phải x = L. Dưới tác động lực phân bố
đều q = const và hai momen tập trung M0 tại x = 0 và M1 tại x = L, dầm bị uốn:
M F 1
w = f 0 + ϕ0 x + 0 x 2 + 0 x3 + qL4 (1.20)
2 EI 6 EI 24 EI
Điều kiện biên bài toán có dạng:
tại x = 0: 1) w = f0; 2) EIw’’ = M0;
tại x = L: 3) w = f1; 4) EIw’’ = M1
Thay những điều kiện biên vào (1.20) sẽ nhận được:
M F 1
f1 = f 0 + ϕ 0 L + 0 L2 + 0 L3 + qL4 Hình 1.7
2 EI 6 EI 24 EI
M 1 = M 0 + F0 L + qL2 / 2
x
Từ phương trình cuối có thể viết: F0 = (M1 - M0)/L - qL/2. Nếu ký hiệu: ξ = công thức tính
L
w và w’ sẽ mang dạng:
M0 2
w = f 0 (1 − ξ ) + f1ξ −
6 EI
( M
) (
L ξ 2 − 3ξ + ξ 2 − 1 L2ξ 1 − ξ 2 +
6 EI
)
qL4
24 EI
(
ξ 1 − 2ξ 2 + ξ 3 ) (1.21)

Góc xoay tính từ đạo hàm theo x của phương trình cuối:

180
f1 − f 0 M 0 2
w' =
L

6 EI
( M
)
L 2 − 6ξ + 3ξ 2 − 1 L2 1 − 3ξ 2 +
6 EI
qL4
24 EI
( )
1 − 6ξ 2 + 4ξ 3 ( )
(1.22)

Ví dụ tiếp theo trình bày độ võng thân tầu trên nước, minh hoạ cách sử dụng công thức chung nêu
tại biểu thức (1.19).
Thân tàu đang nổi trên nước chịu tác động đồng thời hai hệ lực tác dụng ngược chiều nhau: (a)
trọng lượng bản thân, hàng hóa, các vật thể trên tàu, tác động theo chiều hút của trường trái đất và (b)
lực nổi theo hướng ngược lại. Nếu ký hiệu p(x) là phân bố trọng lượng dọc tàu, còn b(x) là phân bố
lực nổi dọc tàu, phân bố lực tác động lên thân tàu sẽ là:
q(x) = p(x) - b(x) (1.23)
Tập hợp các hệ lực trên phải thỏa mãn điều kiện cân bằng tĩnh cho thân tàu nổi trên nước, tức:
L
véc tơ chính tác động lên thân tàu: ∫ q( x)dx = 0
0
(1.24)

L
moment chính tác động lên thân tàu: ∫ xq( x)dx = 0
0
(1.25)

trong đó L - chiều dài thân tàu nổi trên nước.


Tàu nổi trên nước giống như dầm trên nền đàn hồi (lý thuyết dầm trên nền đàn hồi trình bày cụ thể
tại chương 2), với điều kiện biên tại hai đầu mút:
F(0) = M(0) = 0. (1.26)
Mặt khác có thể viết:
w(0) = w(L) = 0. (1.27)
Điều này đồng nghĩa với qui ước chọn hệ tọa độ có trục Ox đi qua trọng tâm diện tích hai tiết
diện đầu mút tàu. Việc chọn này không làm thay đổi các ứng suất và biến dạng trên tiết diện ngang
thân tàu.
Từ đó có thể viết công thức tính momen uốn, lực cắt, góc xoay và độ võng tàu thân tàu nổi trên
nước.
x
F ( x) = ∫ q( x)dx (1.28)
0

x x
⎛ ⎞
M ( x) = ∫ ⎜⎜ ∫ q ( x)dx ⎟⎟dx (1.29)
0⎝0 ⎠
x x x
dx
w’(x) = w’(0) + ∫0 EI ( x) ∫ ∫ q(x)dxdx (1.30)
0 0
x x x x
dxdx
w(x) = xw’(0) + ∫ ∫
0 0
EI (x) ∫ ∫
0 0
q(x)dxdx (1.31)

trong đó:
x x x
1 dx
w’(0) = -
L ∫
0
EI (x) ∫ ∫
0 0
q(x)dxdx (1.32)

Do đó:

181
x x x x x x x
1 dx dxdx
w(x) = x[-
L ∫
0
EI (x) ∫ ∫ q(x)dxdx] + ∫ ∫ EI (x) ∫ ∫ q(x)dxdx
0 0 0 0 0 0

Các phép tích phân trên đây dễ dàng thực hiện bằng phương pháp số. Một trong các chương trình
tính thích hợp cho tích phân một lớp, giơí hạn tích phân thay đổi được trình bày trong phần tiếp theo
của tài liệu.
3 PHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG DẦM
Thế năng dầm chịu tải
Để nhắc lại các biểu thức liên quan đến thế năng dầm chịu tải chúng ta có thể làm quen với trường
hợp đơn giản nhất sau đây. Giả sử dưới tác động của lực dọc trục P, kéo dầm tiết diện A, dài L, dầm
bị biến dạng. Trong phạm vi giới hạn đàn hồi của vật liệu, dưới tác dụng của P, dầm bị giãn dài. Độ
Pl
giãn dài của dầm dọc theo trục là δ = . Trong giới hạn đàn hồi của vật liệu nếu P tăng thêm dP,
AE
độ giãn dài sẽ tăng dδ, ( tỉ lệ với lượng gia tăng lực).
Công do lực P thực hiện trong quá trình này là dW = P.dδ.
Như vậy khi kéo dài dầm đoạn δ, lực kéo đã thực hiện công
W = ∫Pdδ, giới hạn tích phân từ 0 đến δ. Trong phạm vi tuyến tính δ
A
của giới hạn đàn hồi giá trị tích phân đúng bằng diện tích tam giác
P
giới hạn bởi đường P = f(δ) và δ. Mặt khác trong dầm đàn hồi bị
biến dạng xẩy ra quá trình tích tụ năng lượng. Nếu quá trình tác L δ
động của ngoại lực xẩy ra theo dạng tĩnh (không phát nhiệt), năng
lượng biến dạng tích tụ trong dầm đúng bằng thế năng mà ngoại Hình 1.8
lực đã truyền. Và như vậy diện tích tam giác trên đây cũng biểu
diễn năng lượng U tích lũy trong dầm đàn hồi bị biến dạng.

U=W= (1.33)
2
Pl
Thay δ = vào biểu thức cuối sẽ được:
AE
P 2l
U= (1.34)
2 AE
AEδ 2
hoặc: U = (1.35)
2l
Phương trình (1.34) biểu thị hàm năng lượng biến dạng là hàm của lực P, còn hàm thứ hai (1.35)
chỉ rõ, cũng năng lượng ấy chính là hàm của chuyển vị δ.
Cách phân tích tương tự như trên có thể áp dụng cho dầm chịu xoắn.
Công thức thế năng dầm tiết diện tròn bị xoắn bằng momen xoắn MT:
1
dU = M T dϕ , (1.36)
2
M dx
trong đó ϕ - góc xoắn tại tiết diện đang xét, dϕ = T , Ip - momen quán tính tiết diện trong hệ độc
GI p
cực, tâm nằm tại tâm vòng tròn.

182
Trường hợp suy rộng, mặt cắt ngang của dầm khác hình tròn, hệ số C = GIp được thay thế bằng
C = GIt, trong đó It - momen quán tính mặt cắt ngang bất kỳ, tính trong hệ độc cực. Hàm thế năng tính
bằng biểu thức:
l 2
M T dx
U =∫ (1.37)
0
2GI t
Công thức thế năng dầm bị uốn:
1
dU = M dϕ , (1.38)
2
dx M
trong đó dϕ = = dx , từ đó có thể viết:
dρ EI
l
1 M 2 dx
U= ∫ (1.39)
2 0 EI
(e)

Hình 1.9c
Hình 1.9a Hình 1.9b

Hàm thế năng trong trường hợp chịu ứng suất cắt: Xét trường hợp năng lượng tích tụ trong một
phần tử dx.dy dày t, hàm U sẽ mang giá trị:
dU = ½τα.dxdy.t, (1.40)
trong đó t - chiều dầy phần tử.
Năng lượng trong một đơn vị thể tích sẽ là dU/dV = ½ τ α. Áp dụng định luật Hooke vào
trường hợp này, công thức cuối có dạng:
dU τ 2
u0 = = . (1.41)
dV 2G
τ2
u0.dA. dx = dA.dx.
2G
Áp dụng biểu thức trên, thế năng trên toàn phân tố dầm dài dx tính được như sau:
dx
2G ∫A
dU = τ 2 dA (1.42)
2
N .S * F 2 dx S * dA
2GI ∫A b 2
trong đó: τ= , do đó dU = . (1.43)
I .b
A 1 2 A 1 2
Nếu ký hiệu: ky =
Ix
2 ∫b
A
2
S *y dA , kz =
Iz
2 ∫b
A
2
S z* dA , hàm năng lượng có dạng:

183
2
2
Fz dx F dx
dU = kz và dU = ky y (1.44)
2GA 2GA
Trong đó: S * = ∫∫ z * dydz , với z* là khoảng cách từ trục trung hòa đến trọng tâm của phân tố dydz.
A

Công thức dùng trong trường hợp dầm bị tác động bởi các lực kéo, nén, cắt, momen uốn, momen
xoắn.
1 ⎛⎜ M t dx Fz dx ⎞⎟
2 2 2 2 2 2
M y dx M z dx P dx Fx dx
2 ⎜⎝ ∫ GI t
U= +∫ +∫ +∫ + kz ∫ + ky ∫ (1.45)
EI tx EI tz AE GA GA ⎟⎠
4 XÁC ĐỊNH CHUYỂN VỊ DẦM THEO PHƯƠNG PHÁP NĂNG LƯỢNG
Giả sử vật thể làm từ vật liệu đàn hồi tuân thủ định luật Hooke chịu tác động ngoại lực. Dưới tác
động này các phần tử vật chất chuyển vị, rời khỏi vị trí chúng chiếm ban đầu, để chiếm vị trí mới
trong lòng vật thể. Các chuyển vị này được giả thiết hết sức nhỏ nếu so với kích thước vật thể, và tỉ lệ
tuyến tính với lực gây ra chuyển vị. Trường hợp ngoại lực gia tăng hết sức chậm, động năng của nó
có thể được bỏ qua, công sinh ra được xét dưới dạng thế năng. Quá trình biến dạng trong lòng vật thể
cũng là quá trình tích tụ năng lượng dạng thế năng. Năng lượng này bằng công mà ngoại lực đã thực
hiện. Như chúng ta đã xét, giả sử dưới tác động của lực suy rộng P1 các phần tử vật chất dịch chuyển
δ1, còn P2 P3 gây ra dịch chuyển δ2, δ3, thế năng toàn hệ, từ lý thuyết đàn hồi, được viết bằng biểu
1 1
thức Clapeyron U = P1δ1 + P2δ2 +... Trong công thức này, δk, k =1, 2, 3,... được coi là hàm
2 2
tuyến tính của lực P1, P2, P3,.... Nếu đưa các hàm này vào biểu thức tính công, biểu thức sẽ mang tính
chất hàm bậc 2 của ngoại lực. Mặt khác nếu coi P1, P2, P3,... là hàm tuyến tính của chuyển vị, sau
khi thay các hàm này vào vị trí các giá trị lực P1, P2, P3,.... hàm U là hàm bậc hai của chuyển vị. Nhìn
lại công thức tính công phần lý thuyết đàn hồi chúng ta thấy rõ, năng lượng là hàm bậc 2 của lực suy
rộng P (generalized loads), hoặc là hàm bậc 2 của chuyển vị suy rộng δ (generalized displacements).
P2l
Từ công thức dùng cho dầm bị kéo hoặc nén đang xem xét tại đây U = , nếu tiến hành lấy đạo
2 AE
∂U Pl
hàm của U theo P, kết quả sẽ được chuyển vị = = δ . Đây là trường hợp riêng lẻ của định
∂P AE
lý Castigliano (1875), cho phép sử dụng đạo hàm theo lực suy rộng từ công thức năng lượng, để xác
định chuyển vị suy rộng, do lực gây ra. Trường hợp chung nếu lấy đạo hàm của U theo Pk, k =1,2,...
chúng ta sẽ nhận được phương trình của định lý Castigliano:
∂U
= δ k , k =1, 2, 3,.... (1.46)
∂Pk
trong đó Pk - lực suy rộng, δk - chuyển vị suy rộng.
Những ví dụ minh họa ứng dụng phương pháp năng lượng xác định chuyển vị điểm của dầm đơn
trình bày thủ tục cần thiết giải bài toán cơ học.
Ví dụ 1: Xác định góc xoắn ϕ đầu tự do bên trái dầm cứng dài L, độ cứng chịu xoắn GIt, ngàm bên
phải. Momen xoắn dầm mang giá trị T, đặt tại đầu tự do của dầm.
Thế năng dầm bị xoắn tính theo công thức :

184 Hình 1.10


L
T 2 dx
U =∫ (1.47)
0
2GI t
T 2L
Sau tích phân công thức tính U có dạng: U = (1.48)
2GI t
Lấy đạo hàm biểu thức U theo T xác định góc xoắn dầm tại đầu tự do:
∂U TL
ϕ= = (1.49)
∂T GI t
Ví dụ 2: Thực hiện phép tính xác định chuyển vị đầu tự do dầm công xôn dài L, độ cứng chịu uốn EI.
Lực P tác động vuông góc lên dầm, điểm đặt lực tại đầu tự do của dầm. Thủ tục giải bài toán giống
như đã thực hiện trong ví dụ 1 vừa nêu.
Thế năng dầm bị uốn tính theo công thức :
L
1 M 2 dx
U= ∫ (1.50)
2 0 EI
trong đó M = Px, với x- đo từ điểm đặt lực. Hình 1.11
Tiến hành tích phân hàm (1.50) sẽ nhận được:
P 2 L3
U= (1.51)
6 EJ
Chuyển vị đầu tự do theo hướng lực P tác động tính từ công thức:
∂U PL3
Δ end = = (1.52)
∂P 3EJ
Ứng dụng nguyên lý công bù ảo xác định độ võng dầm
Các công thức tính công bù ảo vừa nêu được dùng xử lý
dầm con son chiều dài L, độ cứng chịu uốn EI, cứng chịu
cắt GAs, chịu tải phân bố p = const.
Để xác định chuyển vị đầu tự do dầm theo hướng từ trên
xuống cần thiết đặt lực ảo δP tại vị trí x = L trên dầm. Hình 1.12
Thoả mãn điều kiện nguyên lý công bù ảo có thể viết:
1
L
⎛ px 2 ⎞ 1
L

∫0 ⎜⎝ 2 ⎟⎠ ( ) ( p.x)(δP )dx
GAs ∫0
v1δP = ⎜ − ⎟ − δP. x dx + (1.53)
EI
Thực hiện phép tích phân trên có thể thấy:
pL4 pL2
v 1δP = δP + δP (1.54)
8EI 2GAs
pL4 pL2
Từ đó: v1 = + (1.55)
8 EI 2GAs
Hiểu cụ thể hơn, chuyển vị toàn bộ gồm chuyển vị do uốn và chuyển vị khi bị cắt. Trường hợp
này dầm bị uốn và góc xoay dầm tại điểm tính, vị trí x = L, từ biểu thức sau:

185
1
L
⎛ px 2 ⎞ 1
L

∫0 ⎜⎝ 2 ⎟⎠ ( ) ( p.x)(L )dx
GAs ∫0
θ1δM = ⎜ − ⎟ − δM dx + (1.56)
EI
pL3
Từ đó: θ1 = (1.57)
6 EI
5 NGUYÊN LÝ CÔNG ẢO DÙNG CHO DẦM LIÊN TỤC
Dầm chịu uốn
Công thức xác định ứng suất pháp mang dạng:
M ( x).z
σx = -
I ( x)
δM ( x).
Tải ảo được tính theo cách đã trình bày trên δσ x = − z.
I ( x)
dM S * F ( x).S * δF ( x).S *
Công thức tính lực cắt: τ s = = , δτ s = .
dx I x .b I x .b I x .b
Sử dụng công thức tính công bù cho vật liệu đẳng hướng có thể xác định:
⎛ σ τ ⎞
δWint* = ∫ (δσ xε x + δτ xsγ xy )dV = ∫ ⎜⎜ δσ x x + δτ xs xy ⎟⎟dV =
V V ⎝
E G ⎠
L
⎛ σx ⎞ L
⎛ τ xy ⎞ L
MδM 2
L
FδF S*2
∫0 ⎜⎝ ∫A δσ x E dA ⎟⎠dx + ∫0 ⎜⎝ ∫A δτ xs G dA ⎟⎠dx = ∫0 ∫A EI 2 z dAdx + ∫0 ∫A G I 2t 2 dAdx = (1.58)
⎜ ⎟ ⎜ ⎟

⎛ MδM ⎞⎛⎜ 2 ⎞⎟ ⎛ FδF ⎞⎛⎜ S* ⎞


L L 2

∫0 ⎝ EI 2 ⎠⎜⎝ ∫A ⎟⎠ ∫0 ⎝ GI 2 ⎠⎜⎝ ∫A t 2 ⎟⎟⎠dx


⎜ ⎟ z dA dx + ⎜ ⎟ dA

Từ quan hệ này có thể suy ra:


MδM FδF
L L
δWint = ∫
*
dx + ∫ dx (1.59)
0
EI 0
GAs
Hay là công bù thực hiện trong dầm gồm công bù do ứng suất pháp từ uốn và công bù do ứng
suất cắt cùng gây ra.
δW*int = δW*uốn +δW*cắt (1.60)
Trong công thức đang nêu (1.27) EI chỉ độ cứng dầm chịu uốn còn GAs - độ cứng dầm chịu cắt.
Có thể thấy rằng thành phần As, gọi là diện tích hữu hiệu chịu cắt (area effective in shear) tính theo
J2
biểu thức: As = 2
(1.61)
⎛F⎞
∫A ⎜⎝ t ⎟⎠ dA
Dầm chịu xoắn
Trường hợp dầm chịu xoắn dưới tác động momen xoắn T, có thể viết các biểu thức tính ứng suất
của dầm sau.
σx = σy = σz = τxz = 0. (1.62)
T ⎛ ∂Ψ ⎞ T ⎛ ∂Ψ ⎞
τ xz = ⎜ − y ⎟;τ xy = ⎜ + z ⎟; (1.63)
I ⎝ ∂z ⎠ I ⎝ ∂z ⎠
Công bù ảo tính cho vật liệu đẳng hướng tìm theo cách hiểu quen thuộc:

186
δWint* = ∫ (δτ xz γ xz + δτ xy γ xy )dV = (τ xzδτ xz + τ xyδτ xy )dV
1
G V∫
(1.64)
V

δT ⎛ ∂Ψ ⎞ δT ⎛ ∂Ψ ⎞
trong đó: δτ xz = ⎜ − y ⎟;δτ xy = ⎜ + z ⎟⎟;
I ⎝ ∂z ⎠ I ⎜⎝ ∂y ⎠
Công thức tính δW*int cho dầm dài L trở thành:

TδT ⎧⎪ ⎡⎛ ∂Ψ ⎤ ⎫⎪
L 2 2
⎞ ⎛ ∂Ψ ⎞
δW = ∫ 2 ⎨∫ ⎢⎜
*
int − y ⎟ + ⎜⎜ + z ⎟⎟ dA⎥ ⎬dx (1.65)
GI ⎪ A ⎢⎝ ∂z ⎠ ⎝ ∂y ⎠ ⎥⎦ ⎪⎭
0 ⎩ ⎣
Có thể thấy được rằng biểu thức trong ngoặc vòng dưới dấu tích phân mang ý nghĩa hằng số xoắn
(torsion constant):
2 2
⎛ ∂Ψ ⎞ ⎛ ∂Ψ ⎞
I =⎜ − y ⎟ + ⎜⎜ + z ⎟⎟ dA (1.66)
⎝ ∂z ⎠ ⎝ ∂y ⎠
Do vậy có thể viết:
TδT
L
TL
δWint* = ∫ dx = δT giành cho dầm bị xoắn. (1.67)
0
GI GI
Trường hợp dầm chỉ chịu kéo hoặc nén, dưới tác động lực kéo hoặc nén N, công thức tính công bù
ảo mang dạng:
σx ⎛ δN ⎞ N
L
δWint* = ∫ δσ x ε x dV = ∫ δσ x ( Adx) = ∫ ⎜ ⎟ ( Adx ) (1.68)
V L
E 0 ⎝ A ⎠ AE

NδN
L
hay là δWint* = ∫ dx giành cho dầm chịu kéo hoặc nén (1.69)
0
AE
Trường hợp suy rộng, công bù ảo tính cho dầm chịu kéo (hoặc nén), uốn, xoắn có dạng tập họp
từ các biểu thức (b), (j), (l).
6 DẦM COMPOSITE
Dầm cấu tạo từ ít nhất hai vật liệu cơ tính khác nhau được gọi là dầm tổng hợp (dầm composite).

Hình 1.13

187
Ví dụ minh họa theo đây giới thiệu dầm công xôn, làm từ hai vật liệu, lớp dưới có mô đun đàn
hồi E1 còn vật liệu lớp trên có mô đun đàn hồi E2. Trong ví dụ này, không mất tính suy rộng chúng
ta giả thiết rằng E2 > E1. Công việc cần thực hiện tại đây là chuyển dầm composite, mặt cắt dầm
gồm nhiều lớp vật liệu với mô đun đàn hồi khác nhau về mặt cắt tương đương, ứng với một vật liệu
được chọn. Chúng ta thử tiến hành các động tác chuyển đổi cho dầm nêu tại hình 15, ảnh trên. Hình
dưới trình bày mặt cắt dầm composite trước khi chuyển đổi còn hình phía phải miêu tả mặt cắt tương
đương sau chuyển đổi.
Từ phần trước chúng ta đã xác định được, biến dạng dọc dầm trong trường hợp dầm uốn là hàm
M .z
của tọa độ z: ε x = .
EI
Để dễ xem xét vấn đề trong phần này chúng ta ký hiệu biến dạng trong dầm composite bằng (εx)c,
với c viết tắt từ composite, còn biến dạng đó tính cho dầm với mặt cắt tương đương về cơ tính ký hiệu
bằng (εx)e, với ký tự e viết tắt từ equivalent. Tại mặt cắt qua vị trí xác định x-x có thể nhận thấy
rằng: (ε x )e = (ε x )c . Từ định luật Hooke có thể viết:
(σ x )e (σ x )c
= (1.70)
E1 E2
Ứng suất đang nêu tính cho mặt cắt tương đương (σx)E, ứng suất thực tế tính cho vùng vật liệu
với E2 được hiểu là:

(σ x )c = E1 (σ x )e (1.71)
E2
Để có thể tính ứng suất nhất thiết phải xác định chiều rộng tương đương của vật liệu có E1 vừa bị
thay thế bằng E2. Xuất phát từ tính tương đương của lực tác động lên phần tử mặt cắt bcΔz = beΔz,
có thể viết:
(σ x )c bc Δz = (σ x )e be Δz (1.72)
Sau khi loại Δz khỏi phương trình cuối sẽ nhận được:
(σ x )c
be = b (1.73)
(σ x )e c
(σ x )c E2
Mặt khác, từ quan hệ = công thức cuối được viết thành:
(σ x )e E1
E2
be = bc (1.74)
E1
Từ hình 1.8 có thể nhận xét tiếp rằng, diện tích mặt cắt tương đương của dầm bị đổi thay sau chuyển
đổi, momen quán tính tính cho mặt cắt này cũng đổi thay theo cách đang đề cập:
E E
Ae = 2 Ac và I e = 2 I c .
E1 E1
Ví dụ 1: Dầm tiết diện hình chữ nhật, xem hình 1.9, làm từ đồng (bron) với Eb = 100GPa, dán chặt
với lớp thép Es = 200GPa, chịu tác động momen uốn, tính tại mặt cắt x-x là M = 25N.m. Xác định
ứng suất tại mặt tiếp xúc hai lớp vật liệu và ứng suất lớn nhất trong phần thép và bron.

188
Hình 1.14
Tỷ lệ giữa hai mô đun đàn hồi vật liệu n = 200/100 = 2. Chiều rộng tương đương be tính cho lớp
bron sẽ là:
be = 2x6 = 12mm.
Trục trung hòa mặt cắt tương đương:
(6 × 8) × 8 + (12 × 4) × 2
zn = = 5,0mm
48 + 48
Momen quán tính, tính qua trục trung hòa:
⎛ 6 × 83 ⎞ ⎛ 12 × 4 3 ⎞
I eq = ⎜⎜ + 48 × 3,0 2 ⎟⎟ + ⎜⎜ + 48 × 3,0 2 ⎟⎟ = 1184mm 4
⎝ 12 ⎠ ⎝ 12 ⎠
Tại vị trí mặt tiếp xúc hai lớp vật liệu, z = 1mm cách trục trung hòa ứng suất tính cho vật liệu
bron xác định theo quan hệ:
M 25
σ x ,b = = −9
× 10 −3 = 21,2 × 10 6 N / m 2
I eq / z 1,18 × 10
Ứng suất tính cho vật liệu thép xác định theo quan hệ:
2M 2 × 25
σ x ,b = = −9
× 10 −3 = 42,4 × 10 6 N / m 2
I eq / z 1,18 × 10
Ứng suất lớn nhất tính cho lớp vật liệu bron cách trục trung hòa z = -7mm.
M 25
σ x ,b = = × (−7) × 10 −3 = −148,3 × 10 6 N / m 2
I eq / z 1,18 × 10 −9
Ứng suất lớn nhất tính cho lớp vật liệu thép cách trục trung hòa z = 5mm.
2M 2 × 25
σ x ,b = = −9
× 5 × 10 −3 = 211,9 × 10 6 N / m 2
I eq / z 1,18 × 10
7 DẦM SIÊU TĨNH
Các ví dụ trên dùng cho cho hệ tĩnh định, với các trường hợp đó người ta luôn có khả năng thành
lập hệ phương trình cân bằng lực, momen cho trạng thái tĩnh, trong đó số phương trình bằng số ẩn.
Trong thực tế nhiều trường hợp người ta phải phân tích những dầm mà khi xác lập hệ phương trình
cân bằng tĩnh không đạt được điều vừa nêu. Số phương trình có thể lập nhỏ hơn số ẩn. Dầm nhóm
này mang tên gọi dầm siêu tĩnh (hyper static) hoặc không tĩnh định (indeterminate beam). Ví dụ đơn

189
giản về dầm siêu tĩnh có thể chọn trường hợp dầm liên tục dài l, ngàm một đầu tại A, còn đầu kia B gối
tự do, chịu tải trọng tập trung P tại vị trí cách B khoảng cách c. Để giải bài toán đang đặt ra, ví dụ
phải xác định phản lực các gối, 2 phản lực, RA tại ngàm A, RB tại gối B, và momen tại ngàm MA, cần
thiết xác lập hệ phương trình cân bằng lực. Điều có thể làm được tại đây là viết một phương trình cân
bằng lực và một phương trình cân bằng momen, trong khi số ẩn vẫn là 3. Trong trường hợp này chúng
ta gặp bài toán về dầm không tĩnh định (siêu tĩnh) với bậc không tĩnh định (degree of indeterminacy)
bằng (3 – 2) = 1. Phần tiếp theo chúng ta tìm hiểu cách xử lý các bài toán dạng này bằng con đường
đã đề cập trong lý thuyết đàn hồi, nhờ điều kiện tương hợp (còn gọi tương thích) của biến dạng.
Bậc không tĩnh định của dầm tính theo công thức:
Bậc không tĩnh định = Số ẩn – số phương trình của hệ phương trình cân bằng tĩnh
Để tìm số ẩn của dầm cần sử dụng qui tắc xác định thành phần lực các gối đỡ:
Gối lăn: chỉ có 1 phản lực.
Khớp bản lề: 2
Ngàm: 3
Hệ phương trình giành cho dầm liên tục, một nhịp: 3 phương trình.
Theo qui tắc này bậc không tĩnh định của dầm thường gặp tính như sau.
2 3 5 2

4 1 3 4
1
a) N = 5 -3 = 2 c) N = 4 -3 = 1
2 3 7
6 6
2 5 4
1 5

1 4 d) N = 7 -3 = 4
b) N = 6 -3 = 3 3 7
2
6
1 4 5

e) N = 7 - (3 + 2 )= 2
Hình 1.15
Những cách giải bài toán bằng cách khử thành phần “siêu tĩnh” của dầm siêu tĩnh thông qua
biến dạng được minh họa cho dầm đề cập tiếp theo, hình 1.16.
Phương pháp lực
Ví dụ :Xác định a) momen uốn tại ngàm MA và b) phản lực RB tại gối B dầm thẳng dài L, độ cứng
EI, chịu tác động tải tập trung P đặt tại vị trí cách A khoảng cách c, hình 1.11.
a) Dưới tác động của P dầm bị uốn, đầu A xuất hiện momen chống uốn Ma chống tại tác động
này. Thay bài toán dầm bị ngàm tại A bằng dầm tựa trên cả hai gối, chịu thêm momen “không tĩnh
định” tại A. Xét góc xoay tại A có thể thấy rằng, do P tác động dầm bị xoay góc θ1 ngược chiều kim
đồng hồ, còn dưới tác động momen MA dầm bị xoay góc θ1* ngược lại. Tổng cộng hai góc theo điều
kiện đặt ra sẽ bằng 0:
θ1 + θ1* = 0 hay là θ1 = -θ1* (a)
Góc xoay trên đây tính bằng công thức:

190
P.c( L2 − c 2 ) M .L
θ1 = còn θ * = − (b)
6 LEI 3EI
Thay hai giá trị trên vào công thức cân bằng góc xoay sẽ nhận được biểu thức tính momen uốn tại
ngàm:
P.c( L2 − c 2 )
MA = − (c)
2 L2

Hình 1.16
b) Cũng bài toán này, đặt lực RB vào vị trí B, hình 1.16b, có thể xác định giá trị của RB qua cân
bằng chuyển vị do P và RB gây ra.
ΔPB − ΔRB = 0
RB L3
Biết rằng: Δ −
P
B
P
6 EI
(
3Lc − c
2 3
) ΔB =
R

3EI
Có thể xác định:

R B = 3 (3Lc 2 − c 3 )
P
2L
Nếu thay đổi P của bài toán vừa nêu bằng tải phân bố đều, cường độ q, lời giải sẽ như sau.

Hình 1.17a
Tải không tĩnh định (redundant load) của bài toán nhận bằng phản lực RB. Trường hợp này dầm
đang xem xét chuyển thành dầm công xôn, chịu hai tải, ngoại lực q và RB đang đặt ra.
qL4
Độ võng đầu dầm B dưới tác động của tải q được biết là ΔqB = . Theo chiều ngược lại, đầu
8 EI
RB L3
dầm bị RB gây độ võng ΔRB = . Điều kiện biên bài toán qui định, gối B không dịch chuyển lên
3EI

191
qL4 RB L3
trên và cũng không xuống thấp, trong trường hợp đó = . Từ biểu thức trình bày chuyển vị
8 EI 3EI
này có thể xác định:
3
Phản lực tại B: RB = qL (d)
8
3 5
Phản lực tại A: R A = qL − qL = qL (e)
8 8
L qL2
Momen tại A: M A = RB L − qL × =− (f)
2 8
Tương tự cách làm từ ví dụ trước, tiến hành xác định góc xoay do q gây và do RB gây tại A.

Hình 1.17b
3
qL M L
θ A = θ Aq + θ AR = + A =0
24 EI 3EI
qL2
Momen tại A: M A = − (f’)
8
Ví dụ 2: Áp dụng phương pháp lực xác định phản lực tại gối A, B và C dầm 2 nhịp bằng nhau, dài toàn
bộ L, độ cứng EI.

Hình 1.18a
Hãy coi phản lực tại gối giữa RC là tải siêu tĩnh. Dầm nguyên thủy 3 gối đã bị thay thành dầm một
nhịp, dài L, chịua tải phân bố q = constr, hình 1.13a, hình giữa. Dưới tác động của tải q, chuyển vị
dầm tại C tính bằng biểu thức:
5qL4
ΔqC =
384 EI
Chuyển vị giả sử do RC gay:

192
RC L3
Δ =
R
C
48 EI
Cân bằng hai giá trị này sẽ nhận được giá trị của RC:
5qL
RC =
8
Từ nay xác định tiếp R A = RB = 3qL / 16
Biểu đồ lực cắt và momen uốn dầm:
Đoạn 0 ≤ x ≤ L/2:
3qL 3qL qx 2
F ( x) = − qx M ( x) = x−
16 16 2
Hình 1.18b
Đoạn L/2 ≤ x ≤ L:
3qL 3qL q( L − x) 2
F ( x) = − + q ( L − x) M ( x) = ( L − x) −
16 16 2

Phương pháp năng lượng áp dụng giải dầm siêu tĩnh


Ví dụ tiếp theo sử dụng phương pháp năng lượng tìm các phản lực tại gối dầm chịu uốn thuần túy,
chiều dài L, độ cứng EI, ngàm bên phải, tựa tự do tại đầu phía trái, chịu tải q, đã được xem xét tại ví
dụ trước.
Phản lực tại gối bên trái dầm, ký hiệu bằng RB, xét dưới dạng lực không tĩnh định. Momen uốn
và lực cắt tại mặt cắt bất kỳ dầm, cách x từ đầu bên trái, tính theo công thức:
qx 2
M = RB x − (1.81)
2
Thế năng dầm bị uốn tính theo công thức (f):
2
⎛ qx 2 ⎞
⎜ R x−
L ⎜ B
⎟⎟
⎝ 2 ⎠ dx
U =∫ (1.82)
0
2 EI
Vì rằng chuyển vị gối bên trái dầm bằng 0, từ định lý Castigliano có thể viết:
⎛ qx 2 ⎞
⎜ R
L ⎜ B
x − ⎟⎟ x
∂U 2 ⎠ dx = 0
= ∫⎝
∂RB 0 2 EI
(1.83)
Sau khi thực hiện tích phân sẽ nhận được phương trình:
1 ⎛ RB L3 qL4 ⎞
⎜ − ⎟=0
EI ⎜⎝ 3 8 ⎟⎠
Từ đó tính được phản lực tại gối:
3
R B = qL (1.84)
8

193
Sử dụng nguyên lý công bù ảo giải dầm siêu tĩnh
Trong phần này chúng ta giải bài toán đang nêu theo nguyên lý công bù ảo. Phản lực tại gối bên
trái dầm, qui ước gối B, hãy ký hiệu bằng RB, xét dưới dạng lực không tĩnh định. Momen uốn và lực
cắt tại mặt cắt bất kỳ dầm, tính bằng x từ đầu bên trái, tính theo công thức:
qx 2
M = RB x − và tiếp đó δM = δRB .x (1.85)
2
MδM ⎛ ⎞ 1 ⎛ RB L3 qL4 ⎞
L L
1 qx 2
δWint* = ∫ dx = ∫0 ⎜⎝ B 2
⎜ R x − ⎟⎟(δRB x )dx = ⎜ − ⎟δRB (1.86)
0
EI EI ⎠ EI ⎜⎝ 3 8 ⎟⎠
Vì rằng chuyển vị theo hướng từ trên xuống của tải không tĩnh định bằng 0 do vậy δW*ext = 0,
kéo theo δW*int = 0.
1 ⎛ RB L3 qL4 ⎞
⎜ − ⎟δRB = 0 (1.87)
EI ⎜⎝ 3 8 ⎟⎠
Từ đó:
3
R B = qL (1.88)
8
Áp dụng nguyên lý công bù ảo xác định momen, phản lực tại ngàm trái dầm bị ngàm hai đầu.
Độ cứng dầm EI. Lực tập trung P đặt tại vị trí 1/3 L, tính từ đầu bên trái.
Tải không tĩnh định trong trường hợp này được chọn Y1 và M1. Phương trình cân bằng lực xác
lập cho trường hợp vừa hình thành:
M = Y1 x – M1 cho 0 ≤ x ≤ L/3
M = Y1 x – P(x – L/3) - M1 cho L/3 ≤ x ≤ L (1.89)
Từ các điều này có thể viết:
δM = δY1 x – δM1 cho 0 ≤ x ≤ L (b)
*
Nếu bỏ qua ứng suất cắt công thức tính δW int có dạng:
MδM 1 ⎧
L L/3
δWint* = ∫ ⎨ (Y1 x − M 1 )(δY1 x − δM 1 )dx +
EJ ⎩ ∫0
dx =
0
EJ
(1.90)
L
⎡ PL ⎤ ⎫
∫L / 3 ⎢⎣(Y1 − P )x + 3 − M 1 ⎥⎦(δY1 x − δM 1 )dx⎬⎭
Sau tích phân sẽ nhận được:
1 ⎛ 1 2 2⎞ 1 ⎛ 1 1 3 14 3 ⎞
δWint* = ⎜ M 1 L − Y1 L + PL ⎟δM 1 +
2
⎜ − M 1 L + Y1 L − PL ⎟δY1
2

EJ ⎝ 2 9 ⎠ EJ ⎝ 2 3 81 ⎠
Vì rằng chuyển vị theo hướng từ trên xuống của tải không tĩnh định δY1 bằng 0, công góc xoay
cũng bằng 0, do vậy δW*ext = 0, kéo theo δW*int = 0.
1 ⎛ 1 2 2⎞ 1 ⎛ 1 1 3 14 3 ⎞
⎜ M 1 L − Y1 L + PL ⎟δM 1 + ⎜ − M 1 L + Y1 L − PL ⎟δY1 = 0
2 2
(1.91)
EJ ⎝ 2 9 ⎠ EJ ⎝ 2 3 81 ⎠
Từ phương trình trên tiến hành xác lập hệ phương trình cân bằng:

194
⎡ 1 ⎤ ⎧ 2 ⎫
⎢ L − L2 ⎥ ⎧M ⎫ ⎪− PL ⎪
2 1
= 9 (1.92)
⎢ 1 1 3 ⎥ ⎨⎩ Y1 ⎬⎭ ⎨14 3 ⎬
⎢− L 2
L ⎥ ⎪ PL ⎪
⎣ 2 3 ⎦ ⎩ 81 ⎭
Đây là hệ phương trình phương pháp lực. Sau khi giải hệ phương trình đại số tuyến tính trên đây
có thể nhận giá trị phản lực:
⎧4 ⎫
⎧M 1 ⎫ ⎪ 27 PL⎪
⎨ ⎬ = ⎨ 20 ⎬ (1.93)
⎩ Y1 ⎭ ⎪ P⎪
⎩ 27 ⎭
8 UỐN VÀ CẮT DẦM THÀNH MỎNG
Kết cấu trong các phương tiện giao thông như máy bay, tàu thủy, ô tô thường gặp ở dạng dầm
thành mỏng (thin-walled beams). Nếu coi đây là dầm 3D chúng ta có quyền sử dụng cách làm đã nêu
tại (c):
δσ x
δWint, uán = ∫ δσ x ε x dV = ∫ ε x d Adx
*
(1.94)
V V
E
δτ xy
δWint, cat = ∫ δτ yx γ xy dV = ∫ τ xy d Adx
*
(1.95)
V V
G
Như đã đề cập, ứng suất cắt tiếp tuyến đường tâm thành mỏng, giá trị không đổi trên cả chiều dày
t, tính theo quan hệ τ = q/t, với q – dòng lực cắt. Khai triển công thức cuối cho trường hợp kết cấu
thành mỏng có thể thấy:
qδ q ⎡
L i =n s (i )
q ( i ) δq ( i ) ( i ) ⎤ i =n s (i ) (i )
q δq ( i )
δW *
int, cat = ∫ 2 dAdx = ∫ ⎢∑ ∫ ( i ) ( i ) ( i ) t ds ⎥dx = L ∑ ∫ ( )
(i ) (i )
ds (1.96)
V Gt ⎢ i =1 0 G t t
0 ⎣ ⎦⎥ i =1 0 G t

Công thức này còn được hiểu theo cách sau:


i =n s(i )
1
δW *
int,cat = L∑ (i ) (i ) ∫q
(i )
δq (i ) ds (1.97)
i =1 G t 0
Mz

Ứng suất pháp tuyến dầm thành mỏng bị uốn có dạng: Nz


dx
z
σ x = kz z + k y y ds

τ
M y I z + M z I zy M z I y + M y I zy
trong đó: k z = − ;ky = − ;
IzIy − I 2
zy I z I y − I zy2
Sau thay thế vào (a) có thể thấy rằng: y
x
T
Ny

1
(k y y + k z z )(δk y y + δk z z )dV =
My

δWint, uon = ∫
*

V
E Hình 1.19
L
=∫
1
{[M ] [ ]
I y + M y I zy δM z + M y I z + M z I zy δM y }dx (1.98)
E (I z I y − I zy2 )
z
0

195
9 PHƯƠNG TRÌNH BA MOMEN
Dầm nhiều nhịp tựa trên các gối cứng hoặc gối đàn hồi, phổ biến không chỉ trong các công trình
xây dựng, cầu mà rất thịnh hành trong kết cấu các phương tiện giao thông. Một trong các phương
pháp hữu hiệu xử lý dầm nhiều nhịp thuộc phạm vi phương pháp lực mang tên gọi phương trình ba
momen. Sử dụng phương trình ba momen theo tử tục trình bày sau.
Bước đầu xác định đúng vị trí các gối chịu tác động của các momen và phản lực chưa biết tại các
gối. Để xác định tính bất định của hệ thống có thể chia dầm liên tục thành các dầm một nhịp, mỗi
dầm vừa tách ra tựa trên hai gối thực tế và chịu tác động trở lại của momen phản lực từ hai gối. Theo
cách này mỗi dầm đơn bây giờ chịu tác động của hai momen tại hai gối và cả lực phân bố trên dầm.
Các phản lực vừa nêu được xác định bằng các điều kiện cân bằng góc xoay. Số phương trình trùng
với số lượng phản lực đang đề cập. Hình tiếp trình bày mô hình dầm nhiều nhịp tựa trên các gối cùng
các phản lực tại gối như ẩn phải tìm.
Trong các phương trình vừa nêu, gọi là phương trình liên tục biến dạng góc có mặt cả các ẩn miêu
tả độ lún các gối. Độ lún này đến lượt mình ẩn trong phản lực gối, phụ thuộc vào mo men tại gối và
lực phân bố trên dầm.
Giả sử chúng ta xử lý hệ dầm siêu tĩnh, cố định tại đầu bên phải, tựa trên nhiều gối đỡ như hình
1.20 dưới đây.
M2

0 1 2 k

M n-1 Mn Mn Mn+1

n-1 n n+1
n
C Cn+1
M n-1 n Mn n Mn+1

n-1 a b n n a b n+1
n n n+1 n+1
Fn Fn+1
Hình 1.20
Nếu ký hiệu Fn là diện tích đồ thị momen uốn của sải dầm thứ n, được xét như một dầm đơn tựa
trên hai gối tại hai đầu mút, an, bn là khoảng cách từ trọng tâm của đồ thị momen trên, tính đến hai đầu
mút, tức đến nút thứ n-1 và nút thứ n, từ sức bền vật liệu cùng những công thức tính góc xoay tại nút
tính toán chúng ta có thể xác định góc xoay của dầm tại nút bên trái:
Fa
- n n
l n EI
Như đã tính ở trên, dưới tác động của hai momen đặt tại hai nút là Mn-1 và Mn dầm còn bị xoay
theo góc:
⎛M l M l ⎞
- ⎜ n n + n −1 n ⎟
⎝ 3EI 6 EI ⎠
Góc xoay tại nút n giờ đây có dạng:

196
⎛M l M l Fa ⎞
θ = - ⎜⎜ n n + n −1 n + n n ⎟⎟ (1.99)
⎝ 3EI 6 EI l n EI ⎠
Trong khi đó đầu phía trái của dầm thứ n +1 cũng bị xoay một góc:
M l M l F a
θ* = n +1 n +1 + n n +1 + n +1 n +1 (1.100)
6 EI 3EI l n +1 EI
Từ điều kiện liên tục, góc xoay của dầm tại gối đúng bằng 0, hay là θ = θ*, sẽ nhận được phương
trình:
6 Fn a n 6 Fn +1 a n +1
Mn-1ln + 2Mn( ln + ln+1) + Mn+1 ln+1 = - − (1.101)
ln l n +1
Phương trình này có tên gọi phương trình 3 momen, được Bertot công bố năm 1855, và sau đó 2
năm, 1857 nhà cơ học Clapeyron khẳng định lại tính đúng đắn của công thức. Phương trình ba
momen được xây dựng trong khuôn khổ phương pháp lực là phương pháp được dùng rộng rãi và phổ
biến trong cơ học kết cấu.
Khi đã biết giá trị momen tại các gối sẽ dễ dàng xác định phản lực tại gối của dầm liên tục. Quay
lại hình vừa nêu trình bày hai nhịp dầm kế cận nhau thứ n và thứ n +1 cùng các gối của chúng, đánh
số gối từ (n-1) phía bên trái dầm n, gối chung (n) và gối bên phải sải phải (n +1). Nếu coi hai nhịp
này như hai dầm tựa tự do trên hai đầu, có thể tính phản lực tại gối chung, thứ (n), ký hiệu Rn* do tải
trọng trên hai nhịp gây ra. Thêm vào đó còn có phản lực xuất hiện tại gối do momen uốn tại các gối
Mn-1 và Mn+1. Phản lực bổ sung tại gối thứ (n), do hai momen Mn-1 và Mn+1 gây ra tính bằng biểu
thức:
M n −1 − M n − M n + M n +1
+
ln l n +1
Công thức tính phản lực tại gối thứ (n) có dạng:
M − M n − M n + M n +1
Rn = Rn* + n −1 + (1.102)
ln l n +1
Ngày nay phương trình ba momen đã được chương trình hóa, dễ dàng sử dụng trên máy PC. Điều
thuận lợi hiếm thấy của phương pháp này là dễ viết hệ phương trình dưới dạng:
[L]{M} = {F} (*)
trong đó ma trận [L] là ma trận ba đường chéo chính
⎡X X 0 0 0 ⎤ ⎧ M0 ⎫
⎢X X X 0 0 ⎥ ⎪M ⎪
⎢ ⎥ ⎪ 1⎪
[L] = ⎢ 0 • • • 0 ⎥ , vector {M}= ⎪⎨ • ⎪⎬ còn vector {F} có đủ thành phần, tương
⎢ ⎥ ⎪ • ⎪
⎢0 0 X X X⎥ ⎪ ⎪
⎢⎣ 0 0 0 X X ⎥⎦ ⎪⎩ M Q ⎪⎭

đương vector {M}.


Giải hệ phương trình trên đây có thể bằng phương pháp loại trừ Gauss thông dụng, song tốt hơn
nên sử dụng các phương pháp tân tiến xử lý ma trận băng hẹp, trong trường hợp này chiều rộng băng n
= (3+1)/2 = 2, hoặc phương pháp giải phương trình đại số tuyến tính với ma trận 3 đường chéo.

197
Phương trình trên áp dụng cho các sải dầm tựa trên gối tự do như đã giả thiết ban đầu. Trường
hợp một đầu hoặc cả hai đầu của mỗi sải bị ngàm số nghiệm bài toán dầm siêu tĩnh tăng lên, cần thiết
thỏa mãn thêm những điều kiện bổ sung nhằm đảm bảo đầu ngàm không bị xoay. Những ví dụ dưới
đây sẽ giúp minh họa điều này.
Ví dụ 1: Xác định momen uốn, lực cắt dầm ba nhịp chiều dài như nhau l, chịu tải trọng phân bố đều
q. Dầm tựa trên ba gối cố định.
Với mỗi nhịp, dầm tựa tự do trên hai gối, chịu tải trọng q phân bố đều, momen uốn có dạng
2 ql 2
parabol bậc 2 M(x) = (1/8).q.l2. Diện tích parabol F = l. = ql3 /12
3 8
Trọng tâm parabol nằm chính giữa nhịp, a = b = l/2.
Thay các giá trị trên vào công thức ba momen sẽ được:
Mn-1ln + 2Mn( ln + ln+1) + Mn+1 ln+1 = - qln2 /4 - qln+12 /4
Điều kiện biên bài toán là:
M0 = M3 = 0, do vậy hệ phương trình chỉ còn phương trình dạng:
4M1 l + M2l = - ql2 /2.
Từ điều kiện đối xứng của độ võng và góc xoay, M1 = M2 và kết quả tính được sẽ là: M = M1 =
ql 2
M2 = -
10
Phản lực tại các gối tính theo công thức chung, gồm hai thành phần, do lực trên các nhịp dầm và
momen tại hai gối lân cận:
ql ql 2 1 4 ql 2 1 11
R0 = − = ql R1 = ql + = ql
12 10 l 10 10 l 10

Hình 1.21 Biểu đồ momen uốn và lực cắt.


Ví dụ 2: Sử dụng phương trình 3 momen xử lý bài toán uốn
dầm. Sải dầm thứ nhất bị ngàm bên trái, sải dầm thứ hai tựa
trên hai gối như giả thiết ban đầu, sải dầm thứ ba chỉ tựa bên
trái, đầu bên phải tự do, hình 1.22. Lực P tác động lên dầm
đặt tại dầu bên phải của dầm.
Phương trình 3 momen viết cho dầm có dạng:
M0 l + 4M1 l + M2 l = 0
Trong công thức này giá trị M2 suy ngay từ dầm thứ ba: Hình 1.22
M2 = -Pa.

198
Sải dầm đầu tiên bị ngàm trái do vậy có thể viết phương trình cân bằng cho riêng nó, miêu tả góc
xoay tại ngàm, giá trị này bằng 0 trong trường hợp cụ thể, liên quan đến M0 và M1, như đã nêu tại
M l Ml
phần trước 0 + 1 = 0
3EJ 6 EJ
Tập họp tất cả các điều kiện trên, hệ phương trình chứa giá trị momen cần tìm sẽ là:
M 0 + 4M 1 = P × a ⎫ ⎡1 4⎤ ⎧M 0 ⎫ ⎧ Pa ⎫
2M 0 + M 1 = 0 ⎭
⎬ hay là ⎢ ⎥⎨ ⎬ = ⎨ ⎬
⎣2 1⎦ ⎩ M 1 ⎭ ⎩ 0 ⎭
Từ đó có thể viết:
1 2
M 0 = − Pa; M 1 = Pa; M 2 = − Pa
7 7
Công thức chung cho dầm liên tục dưới dạng phương trình 3 momen được mở rộng cho trường
hợp dầm nằm trên gối đàn hồi, độ cao gối không đồng đều. Giả sử gối trồi lên, tụt xuống, tạo độ
nghiêng trục so với đường chuẩn ban đầu các góc βn, βn+1. Tính ảnh hưởng góc nghiêng này, công
thức tính góc xoay giờ đây mang dạng:
Góc xoay tại nút n:
⎛M l M l Fa ⎞
θ = −⎜⎜ n n + n −1 n + n n − β n ⎟⎟ (1.103)
⎝ 3EI 6 EI l n EI ⎠
Trong khi đó đầu phía trái của dầm thứ n+1 cũng bị xoay một góc:
M l M l F a
θ * = n +1 n +1 + n n +1 + n +1 n +1 + β n +1 (1.104)
6 EI 3EI l n +1 EI
Phương trình chung:
6 Fn a n 6 Fn +1 a n +1
Mn-1ln + 2Mn( ln + ln+1) + Mn+1 ln+1 = − − -6EI(βn+1 -βn ) (1.105)
ln l n +1
Góc β trên đây có thể thay bằng:
h −h h −h
β n = n −1 n β n +1 = n n +1
ln l n +1
Thay giá trị trên vào (1.53) phương trình có dạng:
6 Fn a n 6 Fn +1 a n +1 ⎛ h − hn +1 hn −1 − hn ⎞
M n −1l n + 2M n (l n + l n +1 ) + M n +1l n +1 = − − − 6 EI ⎜⎜ n − ⎟ (1.106)
ln l n +1 ⎝ ln l n +1 ⎟⎠
Trong trường hợp này phản lực tại nút n có thể tính bằng Rn = hn/ αn, trong đó α - độ nhún của
gối. Phản lực Rn, theo cách làm trên đây được thể hiện tùy thuộc giá trị các momen uốn tại các nút lân
cận, tải trọng trên các dầm lân cận.
M − M n −1 M n − M n +1 Qn bn Qn +1 (l n +1 − bn +1 )
Rn = n + + + (1.107)
ln l n +1 ln l n +1
trong đó bn - khoảng cách theo trục 0x, tính từ trọng tâm tải trọng Qn đến gối thứ n. Từ đó có thể
viết:

199
⎛ M − M n −1 M n − M n +1 Qn bn Qn +1 (l n +1 − bn +1 ) ⎞
h = α n ⎜⎜ n + + + ⎟⎟ (1.108)
⎝ ln l n +1 ln l n +1 ⎠
Giải hệ phương trình (1.54) cùng các phương trình bổ sung sẽ xác định đầy đủ các ẩn số gồm
momen và phản lực tại gối. Khi gộp cả hai phương trình (1.54) và (1.55) cho hệ thống gồm hai dầm
liền nhau, hệ phương trình chứa 5 ẩn số, trong đó gồm Mn-1, Mn, Mn+1, và hai giá trị liên quan hn, hn+1.
Khi thành lập đủ các phương trình cho toàn hệ, các hệ số phía phải của hệ phương trình tạo thành ma
trận băng hẹp với năm đường chéo chính.
Công thức tính lực cắt có dạng:
l n − bn M n − M n −1
Fn-1, n = - Qn. + (1.109)
ln ln
Ví dụ về dầm nằm trên các gối
có độ nhún khác nhau được minh
họa trong ví dụ sau. Dầm ba nhịp, q

chiều dài mỗi nhịp l, chịu tải trọng


phân bố đều q = const. Độ nhún
các gối a0, a1, a2, được ghi trên a0 a1 a2
hình 31, mang giá trị sau:
l l l
a0 = 0,3 l3/EI; a1 = a2 = 0,15 l3/ EI.
Hệ phương trình “năm momen” có dạng:
3
− M 0 l1 Ml ql1 h −h Hình 1.23
- 11 + + 1 0 = 0
3 EI 6 EI 24 EI l1
3 3
M 0l2 Ml ql1 h −h − M 1l 2 M l ql 2 h − h1
+ 11 - + 1 0 = - 22 + + 2
6 EI 3EI 24 EI l1 3EI 6 EI 24 EI l2
3 3
M 1l 2 M 2 l12 ql 2 h1 − h0 M 2 l3 ql3 h
+ - + = − + + 2 . (*)
6 EI 3EI 24 EI l1 3EI 24 EI l3
trong đó l1 = l2 = l3 = l;
6 EI
Nếu ký hiệu Fn = 2 hn với n = 0,1, 2 có thể viết:
l
2M0 + M1 + F0 - F1 = 0,25 ql2
M0 + 4M1 + M2 - F0 + 2F1 - F2 = 0,5ql2
M1 + 4M2 - F1 + 2 F2 = 0,5ql2 (**)
Các phương trình bổ sung:
h0, h1, h2 tính theo công thức (m), trong đó Q1 = Q2 = Q3 = ql; trọng tâm tải trọng nằm chính
giữa các sải. Từ đó các nghiệm Fn có dạng:
6 EIa 0
F0 = 3
( M0 - M1 + 0,5 ql2);
l
6 EIa1
F1 = 3
( -M0 +2 M1 - M2 + ql2);
l

200
6 EIa1
F2 = 3
( - M1 + 2M2 + ql2);
l
Thay giá trị cuối vào hệ phương trình trên để xác định momen tại các gối.
M0 = 0,095ql2 ; M1 = 0,063ql2 ; M2 = -0,038ql2.
Lực cắt: F0,1 = - 0,53ql; F1,2 = -0,063ql; F2,3 = -0,54ql.

10 ỨNG SUẤT CẮT DẦM


Dưới tác động tải bên ngoài, ví dụ dầm thẳng trình bày tại hình 1.19a chịu tác động lực tập trung
P, đặt tại giữa dầm. Dầm bị uốn. Giả sử rằng dầm gồm hai lớp không dán chặt với nhau, uốn như
hình 1.19b.

Hình 1.24

Hình 1.24c
Với đoạn dầm dài dx chúng ta tiếp tục tìm hiểu phân bố ứng suất trong dầm, hình 1.19c. Từ hình
vẽ có thể thấy rằng:
τ zx bdzdx = τ xz bdxdz
Từ phương trình này suy ra:
τ zx = τ xz
Ứng suất cắt tại mặt song song với
mặt trung hòa thấy rõ tại dầm kết cấu
nhiều lớp, trình bày tại hình 1.19b.
Phân bố ứng suất pháp tại mặt cắt
ngang dầm đồng chất thể hiện tại công Hình 1.25
thức σ = M/(I/z) , vẽ lại tại hình 1.25.
Thành phần lực dọc trục, tác động phần tử tại hình 1.25 gồm lực cắt tính từ ứng suất cắt τxy với
mặt trượt pp1, và ứng suất pháp σx, tại mặt cắt ngang qua pn và p1n1. Trường hợp momen uốn tính tại
mn và m1n1 bằng nhau, có nghĩa dầm chịu uốn thuần túy, ứng suất cắt τxz phải triệt tiêu.
Trường hợp chung, momen uốn tính tại hai mặt cắt của đoạn dầm dài dx khác nhau, cụ thể là M
và M + dM. Tải pháp tuyến tính tại phần tử dA của mặt cắt nppn mang giá trị:
Mz h / 2 Mz
σ x dA = dA từ đây tính tiếp tải tại mặt cắt ∫ dA
Iy y1 Iy
h/2 (M + dM )z dA
Tương tự vậy có thể tính tải tại mặt cắt n1p1p1n1 ∫
z1 Iy

201
Tải do ứng suất cắt: τxzbdx
Tổng các thành phần đang nêu phải thỏa mãn điều kiện cân bằng, tức bằng 0, do vậy:
h / 2 (M + dM )z h / 2 Mz
τ xz bdx = ∫ dA − ∫ dA
z1 Iy z1 Iy
Từ phương trình này có thể xác định ứng suất cắt:
h / 2 dM 1
τ xz = ∫ zdA
z1 dx bI y
dM 1 h/2
Trường hợp b = const, Iy = const có thể viết τ xz =
dx bI y ∫
z1
zdA với F = dM/dx

hay là
F h/2
τ xz = τ zx =
bI y ∫
z1
zdA

Tích phân nằm ở vế phải của biểu thức chính là momen tĩnh diện tích tính, so với trục trung hòa
của mặt cắt.
h/2
S* = ∫ zdA
z1

Ứng suất cắt giờ có thể tính theo biểu thức:


F ( x).S *
τs =
I ( x).b
Với dầm có tiết diện hình chữ nhật rộng b, cao h, S* và Ix có dạng như tại hình 1.20:
Diện tích A = b.(h/2 – z1); tâm diện tích A so với trục trung hòa y = 12 ( h2 + z1 ) . Có thể tính tiếp:
b ⎛ h2 ⎞ bh 3
S* = × ⎜⎜ − z12 ⎟⎟ ; Iy = .
2 ⎝ 4 ⎠ 12
Công thức tính ứng suất cắt sẽ là:
FS * 6 F ⎛ h2 ⎞
τ= = ⎜⎜ − z12 ⎟⎟ (1.110)
I y b bh 3 ⎝ 4 ⎠
3 F
Ứng suất cắt lớn nhất của loại hình này, tại nửa chiều cao τmax =
2 b.h
Với mặt cắt tiết diện tròn bán kính R, công thức tính tương ứng:
πR 4
S* =
2 2
3
(R − z2 ) ; Iy =
3/ 2

4
;

4F
τ = (R 2 − z 2 ) (1.111)
3πR 4

4 F
và τmax =
3 πR 2

202
Mặt cắt hình tam giác cân cạnh đáy c, chiều cao h mang các giá trị tương ứng sau đây cho S* và
IX.
1 ⎛2 ⎞⎛ 1 ⎞ ch 3
S * = b⎜ h − z ⎟⎜ h + z ⎟ ; I y =
3 ⎝3 ⎠⎝ 3 ⎠ 36
Từ đó:
12.F ⎛ 2 ⎞⎛ 1 ⎞
τ= 3 ⎜
h − z ⎟⎜ h + z ⎟
ch ⎝ 3 ⎠⎝ 3 ⎠
Giá trị lớn nhất của ứng suất cắt tại z = 1/6h,
tính từ trục trung hòa:
3 F Hình 1.26
τ max = × 1
2 2 ch
Ứng suất cắt các dầm kết cấu từ thành mỏng
Ứng suất cắt tính bằng công thức:
* *
Fz .S z Fy .S y
τS = + (1.112)
I z .t I y .t
trong đó Fz và Fy là thành phần của F, chiếu về trục 0z, và 0y, còn Sz* và Sy* là momen tĩnh cũng
chính phần gạch chéo, tính theo hai trục của hệ tọa độ.
Ví dụ 1 : Xác định ứng suất cắt theo phương đứng và phương ngang dầm chữ I chịu tác động lực cắt F.

Hình 1.27a
Hình 1.27b

Momen quán tính so với trục trung hòa NA:


0,1 × 0,22 3 0,09 × 0,2 3
I= − = 2,873E − 5m 4
12 12
Ứng suất cắt theo chiều đứng
Tại thành trên: ∫ zdA = 0 τ = 0 1

∫ zdA = 0,1 × 0,01 × 0,105 = 1,05 E − 4m


3
Tại thành dươi:
30 E 3 × 1,05E − 4
Từ đó τ2 = = 1,096MPa
0,1 × 2,873E − 5

203
∫ zdA = 1,05E − 4m
3
Tại đầu trên thành đứng:
30 E 3 × 1,05 E − 4
Từ đó τ3 = = 10,96MPa
0,01 × 2,873E − 5
Giá trị lớn nhất ứng suất cắt tại trục trung hòa:
∫ zdA = 1,05E − 4 + 0,1 × 0,01 × 0,05 = 1,55E − 4m
3

30 E 3 × 1,55E − 4
τ max = = 16,19 MPa
0,01 × 2,873E − 5
Ứng suất cắt theo hướng ngang
Ứng suất tính tại mép trái (hoặc phải) của thanh ngang bằng 0, còn maximum tại giữa thanh này:
F ( B − y) z F ( B − 0) z 30 E 3 × 0,05 × 0,105
τ= và τ = = = 5,48MPa
I I 2,873E − 5
Ví dụ kết cấu hở hình chữ [ minh họa cách tính thường gặp.

Hình 1.30
Hình 1.28 Hình 1.29
h 2t
Momen quán tính mặt cắt của dầm: Jz = (h + 6b) . Với cạnh nằm ngang của thép hình, ví dụ
12
h
nhánh trên của tiết diện, cách tính momen tĩnh thực hiện như sau, nếu coi S *y = t.s , trong đó s là
2
khoảng cách từ đầu mút cạnh rộng b, đến vị trí tính toán, từ đó biểu thức tính ứng suất cắt được biết là:
6 F .s
τs =
ht (h + 6b)
Fbh
Tại đây có thể thấy ứng suất cắt tỉ lệ thuận với chiều dài tính toán s. Tại vị trí s = b: τ =
2I
t h2
Nếu thực hiện cắt theo chiều đứng, momen tĩnh tính theo công thức S z* = (bh + − z 2 ) do vậy
2 4
ứng suất sẽ là:
⎛ h2 ⎞
6 F ⎜⎜ bh + − z 2 ⎟⎟
4
τs = ⎝ 2 ⎠
h t (h + 6b)
Trong đoạn này ứng suất là hàm bậc 2 của trục đứng Oz. Ứng suất lớn nhất tại trục trung hòa:

204
Fbh ⎛ h ⎞
τ max = ⎜1 + ⎟
2 I ⎝ 4b ⎠
Ứng suất cắt τ1 tại các thanh ngang tính từ biểu thức:
Fht b Fb 2 ht
2 I ∫0
s1 ds1 =
4I
Lực cắt tại thanh trên và thanh dưới, đối xứng qua trục trung hòa, chiều ngược nhau. Nếu ký hiệu
F1 là lực cắt thanh trên, F2 – lực cắt thanh dưới, F – lực cắt thanh đứng, tổng momen của chúng so với
tâm cắt bằng 0, dầm sẽ không bị xoắn. Giả sử O là tâm cắt của dầm chữ C đang nêu, tổng momen
tính từ biểu thức:
Fb 2 ht
Fe − ×h = 0
4I
Từ đây có thể xác định vị trí tâm cắt:
b 2 h 2t
e=
4I
Trong nhiều trường hợp người tính toán cần tìm giá trị trung bình của ứng suất cắt nhằm phục vụ
một mục tiêu xác định. Giá trị trung bình ứng suất cắt tại mặt cắt ngang dầm có dạng như nêu tại hình
1.26.

Hình 1.31 Giá trị trung bình (nét rời) ứng suất cắt
Ví dụ 2: Xác định phân bố ứng suất cắt tại mặt cắt giữa tàu tàu dầu cỡ nhỏ, chiều rộng B, chiều cao
D, chịu tác động lực cắt F. Chiều dày tôn boong t1, tôn mạn t2, tôn tấm đáy t3.
Từ tính chất đối xứng kết cấu, chỉ sử dụng ½ mặt cắt vào tính toán, tại đường đối xứng mặt cắt
ứng suất nhận bằng 0.

205
z z
τ=0
1
t1 τ1
D
t2 2 τ2
t3
3 τ3
y
τ=0
B

Hình 1.32 Ứng suất cắt thân tàu dầu cỡ nhỏ


Trục trung hòa, momen quán tính mặt cắt tính theo công thức:
z 0 = (t1 BD + t 2 D 2 ) /[(t1 + t 3 )B + 2t 2 D ]
I y = t1 BD 2 + 23 t 2 D 3 − z 02 [(t1 + t 3 )B + 2t 2 D]
F
Ứng suất cắt tính cho tấm boong: τ 1 ( s ) = − (D − z 0 )s; s=y
Iy

Ứng suất cắt tính cho tấm mạn: τ 2 ( s) = −


F
Iy
( )
− z 0 s + 12 s 2 + τ 2 (0); s=z

F
Ứng suất cắt tính cho tấm đáy: τ 3 ( s ) = − z 0 s; s=y
Iy
Tại điểm cuối điều kiện cân bằng lực cho phép viết:
t 3τ 3 (1) − t 2τ 2 (0) = 0 hay là:
t 3 FB
τ 2 (0) = z0
t 2 2I y
⎛ F t B ⎞
τ 2 ( s) = −
⎜⎜ − z 0 s + 12 s 2 − 3 z 0 ⎟⎟
⎝ Iy t2 2 ⎠
Nhờ tính đối xứng, tổng lực cắt theo hướng ngang bằng 0, lực cắt theo chiều đứng trở thành:
D
D 2 z 0 t 2 − 12 t 2 D 3 + DBz 0 t 3
2t 2 ∫ τ 2 ( s)ds = F =F
0
Iy
Giá trị lớn nhất của τ2 theo điều kiện: dτ2/ds = 0, tính tại trục trung hòa z0.
⎛ 1 2 t3 B ⎞
F
τ 2,max =
⎜⎜ 2 z 0 + z 0 ⎟⎟
⎝ Iy t 2 2 ⎠
Ví dụ 3: Dầm với mặt cắt hình chữ nhật, kết cấu thành mỏng, chịu uốn. Tại mặt cắt tính toán lực cắt
dầm tính bằng F = 10kN. Xác định phân bố ứng suất cắt trong các thành của mặt cắt. Kích thước ghi

206
tại hình tính bằng mm. Chiều dày các thành như sau: thành AB, CD, DA dày 3mm, thành BC dày
6mm.
Momen quán tính Iy của mặt cắt ngang dầm: Iy = 1,350x106 mm4,
Bước đầu tiên, tiến hành “mở” khung kín tại nút B. Theo cách này dòng cắt (shear flow) có chiều
như thể hiện tại hình vẽ phía phải, trên. Cường độ dòng tính theo công thức:
F .a.t 10 x10 3 x0,05 x0,003
q1 = τ .t = s= −6
s = 1,111x10 6 s
Iy 1,35 x10
Trong công thức này s đo bằng m.
Dòng cắt thứ 2:
F ⎡⎛ h ⎞ 2 ⎤ 10 x10 3 ⎡⎛ 0,10 ⎞ 2 ⎤
q 2 = τ .t = ⎢⎜ ⎟ − z 2
⎥ t = ⎢⎜ ⎟ − z ⎥ 0,006 = 55,56 x10 − 22,22 x10 z q3 = q1.
2 3 6 2

2I y ⎢⎣⎝ 2 ⎠ ⎥⎦ 2 x1,35 x10 −6 ⎢⎣⎝ 2 ⎠ ⎥⎦

Hình 1.33
*
Momen tĩnh S tính cho thành trên và thành đứng DA mang giá trị:
1 ⎡⎛ 0,1 ⎞ ⎤
2

S = 0,05 x0,003x0,04 + ⎢⎜ ⎟ − z 2 ⎥ 0,003 = 9,75 x10 −6 − 1,5 x10 −3 z 2


*

2 ⎣⎢⎝ 2 ⎠ ⎦⎥
F *
Từ đó q4 = S = 72,22 x10 3 − 11,111x10 6 z 2
Iy
Dòng cắt trong khung kín ký hiệu bằng qc, công thức tính tổng ứng suất cắt các thành miền kín
được thể hiện như sau:
4
q ci − qi
∑i =1 ti
=0

207
Từ đây có thể tính:
0 , 04 0 , 05
⎛ 40 100 40 100 ⎞ 1,111 × 10 6 s 55,56 × 10 3 − 22,22 × 10 6 z 2
⎜ +
⎝ 3 6
+
3
+ ⎟q c1 = 2
3 ⎠ ∫0
0,003
ds − 2 ∫0
0,006
dz

0 , 05
77,22 × 10 − 11,111 × 10 z
3 6 2
+2 ∫0
0,003
dz = 0

Từ đó qc1 = -27,05x103 N/mm.


Dòng cắt trong mỗi thành tính lần lượt như sau.
Thành BA và CD:
q
q = 1,111.106s – 27,05.103 và τ = = 370,4.10 6 s − 9,017.10 6 N / m2
0,003
Thành CB:
q = 55,56.103 – 22,22.106z2 + 27,05.103 = 82,61.103 – 22,22.106z2
q
và τ = = 13,77.10 6 s − 3,704.10 6 z 2 N / m2
0,006
Thành AD:
q = 77,22.103 – 11,111.106z2 - 27,05.103 = 45,17.103 –11,111.106z2
q
và τ = = 15,06.10 6 s − 3,704.10 6 z 2 N / m2
0,003
Đồ thị ứng suất cắt trong các thành trình bày tại hình 1.33.
Để xác định tâm cắt cần thiết xác định tổng momen của điểm C. Trường hợp kết cấu đơn liên
này cần tính hai thành phần lực cắt F1 tại thành AB, lực trong thành AD.
0 , 04
F1 = ∫ [370,4.10 ]
s − 9,017.10 6 0,003ds = −193,1N
6

0
0 , 05
F4 = 2 ∫ [15,06.10 ]
− 3,704.10 6 z 2 0,003ds = 3590 N
6

Tổng momen của C với F = 10kN:


∑m C = −e.10.10 3 + 40.3590 − 100.193,08 = 0
Từ phương trình cuối xác định tâm cắt: e = 12,4mm.

208
Chương 2
DẦM TRÊN NỀN ĐÀN HỒI

1 PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN UỐN DẦM


Mô hình dầm trên nền đàn hồi gặp khi xem xét hoạt động của tàu trên nước, tàu nằm trong đốc,
cần trục di động trên các thanh rails, tàu hỏa trên đường rails vv… Dưới tác động hệ thống ngoại lực
lên dầm đang nằm trên nền đàn hồi dầm bị uốn. Dầm tác động xuống nền dạng đệm lò xo độ cứng k0,
dầm sẽ chống lại bằng phản lực phụ thuộc vào chuyển vị của dầm:
r ( x) = k 0 w ( x) (2.1)
Trong công thức này k0 là hệ số đàn hồi của nền 2 .
Phương trình uốn dầm:
EJ ( x ) w ( IV ) + k 0 ( x ) w ( x ) = q ( x ) (2.2)
k0
Sử dụng ký hiệu = 4k 4 , phương trình vừa hình thành sẽ có dạng:
EJ
q( x)
w( IV ) + 4k 4 w( x) = (2.3)
EJ ( x)
1.1 Giải phương trình vi phân bậc 4
Chuyển vị dầm tìm dưới dạng chung:
w = e − kx ( A sin kx + B cos kx ) + e + kx (C sin kx + D cos kx ) + w* (2.4)
hoặc:
w = A sin kx sinh(kx) + B sin kx cosh(kx) + C cos kx sinh(kx) + D cos kx cosh(kx) + w* (2.5)
*
trong đó w là nghiệm riêng phương trình.
Các hằng số A, B, C, D xác định từ điều kiện biên.
Lời giải bài toán có thể tìm trên cơ sở nguyên lý cọng tác dụng, sử dụng lời giải cho trường hợp
dầm dài vô cùng, hình , hoặc nửa dầm dài chịu tải tại vị trí trục đối xứng, hình .
Lời giải tiêu biểu cho dầm dài vô cùng, chịu tải tập trung tác động ngang tại giữa dầm có dạng nêu
tại hình .

Hình 2.1 Dầm trên nền đàn hồi

2
Trong các tài liệu liên quan đường sắt, hệ số này gọi là Winkler, tên của kỹ sư người Germany, (1867)

209
Hình 2.2 Mô hình hóa dầm dài vô cùng chịu tải tập trung giữa dầm thành dầm nửa vô hạn
Ở khoảng cách rất xa điểm đặt lực chuyển vị tiến đến 0.
1.2 Dầm dài vô cùng, chịu tải cục bộ
Nghiệm tìm dưới dạng:
w = Ce − kx (sin kx + cos kx )

w' = −2kCe − kx sin kx; w" = 2k 2 Ce − kx (sin kx − cos kx ) w" ' = 4k 3Ce − kx cos kx
Điều kiện biên:

dw
Tại x = 0: = 0; 2∫ k 0 wdx = P
dx 0

Điều kiện góc nghiêng triệt tiêu tại x = 0:


Pk
A=B=C=
2k 0
Pk − kx
w= e (sin kx + cos kx ) x ≥ 0
2k 0 Hình 2.3
Một trong những cách xử lý nhanh dùng từ thế kỷ XIX là biểu diễn lời giải trong bảng và đồ thị.
Cách làm đó như sau.
Pk Pk 2 P P
w= ϕ (kx ) w' = − ς (kx ) M = ψ (kx ) F = − θ (kx )
2k 0 k0 4k 2
Đồ thị 4 hàm ϕ, ζ, ψ, θ tham số β ≡ k vẽ lại từ sách của Timoshenko (1932) như hình 2.3.
1.3 Dầm dài hữu hạn, chịu tải cục bộ
Nghiệm phương trình:
w = A sin kx sinh( kx ) + B sin kx cosh( kx ) + C cos kx sinh( kx ) + D cos kx cosh( kx ) (2.6)
Ví dụ : Xác định momen uốn, lực cắt pontoon chuyên dụng chở hàng nặng. Kích thước chính
pontoon L = 2l, chiều rộng B, chiều cao D. Trọng vật W, xét như tải tập trung đặt tại vị trí giữa tàu.
Hệ tọa độ xOz dùng trong tính toán như sau: O tại điểm đặt lực , tức tại giữa pontoon, tại vị trí
cân bằng z = 0.
Áp lực thủy tĩnh khi pontoon có chiều chìm d tính bằng biểu thức: r = −γBz
trong đó γ - trọng lượng riêng của nước, B – chiều rộng pontoon. Hệ số k0 được hiểu là γB.
γB
k=4 (2.7)
4EJ
w' = (B − C )k sin kx sinh( kx) + ( A − D )k sin kx cosh( kx) +
+ ( A + D )k cos kx sinh( kx) + (B + C )k cos kx cosh( kx)

210
w' ' = 2 Ak 2 cos kx cosh(kx) − 2 Bk 2 cos kx sinh(kx) +
− 2Ck 2 sin kx cosh(kx) − 2 Dk 2 sin kx sinh(kx)
w' ' ' = 2(B − C )k 3 cos kx cosh(kx) + 2( A − D )k 3 cos kx sinh(kx) +
− 2( A + D )k 3 inskx cosh(kx) − 2(B + C )k 3 sin kx sinh(kx)
Từ tính đối xứng hình học có thể chọn ½ bài toán để xử lý, tải giành cho phần này sẽ là ½ W.
Điều kiện biên:
W
EJw ' ' ' x =0 = −
2
Tại x = l: M = EJw’’ = 0 và N = EJw’’’ = 0.
Áp đặt điều kiện biên vào các phương trình trên có thể xác định các hằng số:
B + C = 0 ⎫⎪
W ⎬
B−C = −
4 EJk 3 ⎪⎭

A cos kl cosh kl + B cos kl sinh kl − C sin kl cosh kl − D sin kl sinh kl = 0
A(cos kl sinh kl − sin kl cosh kl ) + B (cos kl cosh kl − sin kl sinh kl ) +
+ C (− cos kl cosh kl − sin kl sinh kl ) + D (− cos kl sinh kl − sin kl cosh kl ) = 0
Từ bốn phương trình này xác định được bốn hằng số A, B, C, D:
W sinh 2 kl + sin 2 kl
A=
8 EJk 3 sinh kl cosh kl = sin kl cos kl
W W
B=− 3
; C=
8 EJk 8 EJk 3
W cosh 2 kl + cos 2 kl
D=−
8EJk 3 sinh kl cosh kl = sin kl cos kl
Từ đây tiến hành tính momen uốn pontoon theo biểu thức sau:
W ⎡ sinh 2 kl + sin 2 kl
M = EJw' ' = ⎢ cos kx cosh kx − cos kx sinh kx −
4k ⎣ sinh kl cosh kl = sin kl cos kl
(2.8)
cosh 2 kl + cos 2 kl ⎤
sin kx cosh kx + sin kx sinh kx ⎥
sinh kl cosh kl = sin kl cos kl ⎦
Giá trị lớn nhất của monen này tại x = 0:
W sinh 2 kl + sin 2 kl
M max =
4k sinh kl cosh kl = sin kl cos kl
1.4 Dầm dài hữu hạn tựa trên các lò xo độ cứng xác định, bố trí cách nhau khoảng cách l
Ký hiệu K – độ cứng lò xo, tải tác động trở lại dầm từ phía nền phụ thuộc chuyển vị w:
R = K.w
Có thể viết:

211
K
k0 =
l
k0
Thay giá trị k0 vào phương trình = 4k 4 , tiến hành tìm nghiệm w.
EJ
π
Khoảng cách l phải thỏa mãn điều kiện: l ≤
4k

Hình 2.4 Dầm dài hữu hạn trên nền đàn hồi
1.5 Dầm dài vô cùng chịu tải phân bố trên một phân đoạn
Chuyển vị ngang tại điểm xác định, ví dụ điểm H trong phạm vi L’, xác định từ công thức cọng
tác dụng:
a wk b wk
wH = ∫ e − kx (cos kx + sin kx ) + ∫ e − kx (cos kx + sin kx )
0 2k 0 2k
0 0
trong đó a – khoảng cách từ đầu bên trái phân đoạn L’ đến H, b = L’ – a.

Hình 2.4 Dầm chịu tải trên phân đoạn L


Công thức tính chuyển vị, góc xoay dầm, momen uốn, lực cắt điểm H bất kỳ, hình 2.4:
w
wH = (2 − Dka − Dkb )
2k 0
wk
θH = ( Aka − Akb )
2k 0
w
M H = 2 (Bka + Bkb )
4k
w
NH = (C ka − C kb )
4k

212
trong đó:
Akx = e − kx (sin kx + cos kx ); Bkx = e − kx sin kx ; C kx = e − kx (cos kx − sin kx ); Dkx = e − kx cos kx
Ví dụ : Xác định độ võng, ứng suất trong dầm và ứng suất cực đại giữa dầm – nền dầm gỗ kích thước
axb = 200x100 (mm), hình 3.29. Hệ số k của nền k = 0,040N/mm2. Tải tác động q = 35N/mm, trên
phân đoạn L’ = 3,61m. Biết rằng mô đun đàn hồi vật liệu dầm E = 10,0GPa.
k 0 = bk = 100 × 0,04 = 4,0 N / mm 2
bh 3 100 × 200 3
I= = = 66,67 × 10 6 mm 4
12 12
k
k = 4 0 = 0,001107mm −1
4 EI
Độ võng lớn nhất tại giữa đoạn L’, tại đó ka = kb = 2,0, Dka = -0,0563.
q 35
wmax = (1 − Dka ) = (1 + 0,0563) = 9,243mm
k0 4
Áp lực lớn nhất: p max = wmax k = 0,37 MPa
−q 35
M max = (Bka − Bkb ) = (0,3223 + 0,0086 ) = 2,363kN .m
4k 2
4 × 0,001107 2
M c 2,363 × 10 6 × 100
σ max = max = = 3,544MPa
I 66,67 × 10 6

Hình 2.5 Ứng xử dầm


1.6 Dầm dài, chịu tải đầu dầm
Dầm dạng này còn có tên gọi semi-infinite (bán vô tận), gốc toạ độ đặt tại đầu phía trái dầm, hình
2.5.
d 2w
Điều kiện biên tại x = 0: EI 2 = − M 0
dx
d 3w
EI 3 = − F0 = P
dx
Nghiệm w(x):

213
2ke − kx
w= [P cos kx − kM 0 (cos kx − sin kx )]
k0
2 SỬ DỤNG NHÓM HÀM LẬP SẴN GIẢI DẦM TRÊN NỀN ĐÀN HỒI
Hàm chuyển vị:
w = D0V0 ( kx) + D1V1 ( kx) + D2V2 (kx) + D3V3 ( kx) + w* (2.9)
trong đó hàm Puzyrevsky đề nghị: Vi i = 1, 2, 3 ,4
1
V0 (kx) = cosh kx cos kx; V1 (kx) = (cosh kx sin kx + sinh kx cos kx )
2
1
V2 (kx) = sinh kx sin kx; V3 (kx) = (cosh kx sin kx − sinh kx cos kx ) (2.10)
2
Đạo hàm các hàm này theo biến x:
V3' (kx) = k 2V2 (kx) ⎫

V2' (kx) = k 2V1 (kx) ⎪
⎬ (2.11)
V3' (kx) = k 2V2 (kx) ⎪
V0' (kx) = − k 2V3 (kx)⎪⎭
Tại x = 0 các hàm đang nêu và đạo hàm của chúng có những đặc trưng đáng quí, giúp cho việc
tính bằng tay thuận lợi.
V0 (0) = 1; V0' (0) = V0" (0) = V0''' (0) = 0 ⎫

V1 (0) = 0; V1' (0) = k 2 ; V1" (0) = V1''' (0) = 0 ⎪
⎬ (2.12)
V1 (0) = V1' (0) = 0; V1" (0) = 2k 2 ; V1''' (0) = 0 ⎪
V2 (0) = V2' (0) = V2" (0) = 0; V2''' (0) = 2k 3 2 ;⎪⎭
Các hàm dạng này được lập bảng, người dùng có thể nhanh chóng xác định kết quả từ đây.
Ví dụ : Uốn tàu trên nước tĩnh
Sà lan chạy sông có kích thước chính L, B, D, chiều chìm mũi dm, chìm lái dl . Hệ số béo thân tàu xấp
xỉ 1, hệ số béo mặt giữa tàu xấp xỉ 1, trọng tâm tàu nằm tại vị trí giữa tàu. Sà lan chịu tác động tải tập
trung đặtt tại vị trí cách lái a. Ở tư thế cân bằng, thân tàu đang nổi trên nước chịu tác động phân bố tải
gồm phân bố trọng tải p(x) và phân bố lực nổi từ nước bao thân tàu:
q ( x ) = p ( x ) − γA( x)
trong đó A( x ) = β .B ( x ).d ( x) diện tích mặt cắt ngang thân tàu, phần nằm trong nước, B(x) – chiều
rộng tàu, d(x) – chiều chìm, β - hệ số béo, như nêu tại đầu đề bằng 1. Trong tính toán thực tế, diện
tích A(x) xác định từ đương Bonjean, chiều rộng tính toán tại mặt cắt xác định từ biểu thức:
A( x)
B ( x) =
β d ( x)
Phương trình uốn thân tàu trên nước:
d 4 w( x)
EI ( x) + k 0 w( x) = p( x) − γA( x) (*)
dx 4
trong đó k 0 = γB( x)

214
Trường hợp tàu chở hàng nặng P, đặt tại vị trí cách lái khoảng cách a, có thể viết phương
trình uốn thân tàu theo cách sau. Mọi phép tính xác định nội lực thân tàu chỉ thực hiện khi tàu nằm
cân bằng trên nước. Phương trình cân bằng tàu:
d − dl
P− m LBγ = 0
2
d γBL2 (d m − d l ) 2
Pa − m − γBL L = 0
2 2 3
Mơn nước tại mũi và tại lái xác định từ hệ phương trình cân băng:
6P ⎛ 2 ⎞ 6P ⎛ 1 ⎞
dm = 2 ⎜
L − a ⎟; dl = − 2 ⎜
L − a⎟
γBL ⎝ 3 ⎠ γBL ⎝ 3 ⎠
Phân bố lực nổi:
⎡ (d − d m )x ⎤
q ( x) = γ [A( x) + B ( x).w( x)] = γB( x) ⎢d m + l ⎥
⎣ L ⎦
Momen uốn và lực cắt tàu tính từ quan hệ M ( x) = EI ( x) w" ( x) F ( x) = EI ( x) w" ' ( x)
Momen uốn trong đoạn từ lái đến mặt cắt chịu tác động của P:
P ⎡ ⎛ 2a ⎞ ⎤
M A ( x) = ∫ ( x − ξ )q(ξ )dξ = 2 x 2 ⎢2 L − 3a + ⎜
x
− 1⎟ x ⎥
0 L ⎣ ⎝ L ⎠ ⎦
Từ a đến L (mũi tàu):
P ⎡ ⎛ 2a ⎞ ⎤
M B ( x) = M A ( x) − P( x − a ) = 2 x 2 ⎢2 L − 3a + ⎜ − 1⎟ x ⎥
L ⎣ ⎝ L ⎠ ⎦
Tại a momen uốn đat giá trị max:
2 Pa 3 ⎛ L a ⎞
M max = 2 ⎜ + − 2 ⎟
L ⎝a L ⎠
Uốn tàu nằm trong đốc
Tàu vào đốc sẽ năm trên các gối đàn hồi. Các gối
này bố trí tại vùng giữa tàu, chiếm không gian của phần
lớn chiều dài L của tàu. Tuy vậy phần lái và phần mũi
tàu, trọng lượbg tương ứng P1 và P2 thường phải nằm
ngoài khu vực có gối đỡ, làm việc như các dầm công
xôn. Hệ thống này có thể coi thân tàu như dầm chiều dài
hữu hạn xấp xỉ L, độ cứng hữu hạn EI(x), nằm trên nền
đàn hồi độ cứng xác định k0, chịu tác động các tải P1, P2,
momen M1, M2 đặt tại 2 đầu dầm.
Hình 2.6 Tàu nằm trên đốc
Phân bố phản lực từ nền đàn hồi lên dầm – thân tàu:
r ( x) = k 0 ( x)[w( x) − Δ ( x)]
trong đó Δ - khe hở mà đáy tàu võng lên do chịu tác động M1, M2.
Phương trình chuyển vị thân tàu trên nền đàn hồi khi tàu nằm trong ụ có thể viết dưới dạng:
[EI ( x)w" ( x)]"+ k 0 ( x)w( x) = q( x) + k 0 ( x)Δ( x)
Ví dụ : Xác định phản lực tác động lên giàn cấu tạo từ hệ thống các dầm ngang, đặt cách nhau a, tựa
lên dầm dọc AB dài L. Tải phân bố đều q, hình 2.7
Ký hiệu EI1 và l1 là độ cứng và chiều dài dầm ngang, độ võng dầm tại điểm giữa sải sẽ là:

215
5 ql14 Rl13
w= −
384 EI 1 48 EI 1
trong đó R – phản lực.
Từ hình 2.7 có thể xác định R:
5 EI
R = ql1 − 48 3 1 w
8 l1
Giả thiết rằng khoảng cách a giữa các dầm ngang
rất nhỏ, nếu so với L, và thay lực tập trung R vừa nêu
thành tải phân bố:

q1 = −k1 w
5 ql1 48EI 1
trong đó q1 = ; k1 =
8 a al12
Phương trình vi phân chuyển vị dầm AB có thể
viết dưới dạng:
Hình 2.7
4
d w
EI = q1 − k1 w
dx 4
Sử dụng một trong các cách giải có thể xác định chuyển vị ngang dầm AB như sau:
q
w = 1 + C1 sin kx sinh kx + C 2 sin kx cosh kx + C3 cos kx sinh kx + C 4 cos kx cosh kx
k
Điều kiện đối xứng cho phép rút ra C2 = C3 = 0.
Điều kiện biên tại đầu dầm:
⎛ d 2w ⎞
(w)x=l / 2 = 0 ⎜⎜ 2 ⎟⎟ =0
⎝ dx ⎠ x =l / 2
Từ đây:
kl kl kl kl
2 sin sinh 2 cos cosh
q1 2 2 q 2 2
C1 = − C4 = − 1
k cos kl + cosh kl k cos kl + cosh kl
Lời giải tìm theo biểu thức:
⎡ kl kl kl kl ⎤
2 sin sinh 2 cos cosh
q1 ⎢ 2 2 sin kx sinh kx − 2 2 cos kx cosh kx ⎥
w = − ⎢1 − ⎥
k ⎢ cos kl + cosh kl cos kl + cosh kl ⎥
⎢⎣ ⎥⎦
Độ võng dầm tính tại giữa sải, có nghĩa tại x = 0:
⎛ kl kl ⎞
2 cos cosh ⎟
q1 ⎜ 2 2⎟
w x = 0 = ⎜1 −
k ⎜ cos kl + cosh kl ⎟
⎜ ⎟
⎝ ⎠

216
Chương 3

NGUYÊN LÝ NĂNG LƯỢNG

Khi bị ngoại lực tác động vật thể bị biến dạng. Quá trình này đồng hành quá trình chuyển hóa
năng lượng trong vật thể. Các lực bên trong, gọi là nội lực sinh ra trong quá trình vật bị ngoại lực tác
động, phát triển từ giá trị tham chiếu ban đầu bằng 0, đến giá trị xác định cuối giai đoạn và thực
hiện công trong lòng vật thể. Nội công, công do nội lực thực hiện trong vật thể đàn hồi, tích tụ dưới
dạng thế năng và sẵn sàng thực hiện động tác trả lại tư thế ban đầu cho vật thể khi ngoại lực thôi tác
động. Năng lượng dạng đang đề cập gọi công biến dạng (strain energy).
Trong trạng thái cân bằng, theo định luật bảo toàn năng lượng, công do ngoại lực tạo ra bằng
công biến dạng, dạng thế năng tích tụ như đang đề cập. Những nguyên lý năng lượng dựa trên định
luật bảo toàn năng lượng, dùng hữu hiệu trong cơ học kết cấu có thể chia làm các nhóm:
• Nguyên lý năng lượng toàn phần (Principle of total potential energy)
• Nguyên lý công ảo (Principle of wirtual work)
• Nguyên lý công bù toàn phần (Principle of complementary total potential energy)
• Nguyên lý công bù ảo (Principle of complementary virtual work)
Biểu đồ trình bày giá trị bốn dạng công đang nêu giới thiệu tại hình 3.1.

ε
1
• ∫ σdε = 2 Eε
2
Công biến dạng
0

• Công ảo σδε = Eεδε


σ
1σ2
• Công bù ∫ εdσ =
0
2 E
1
• Công bù ảo εδσ = σδσ
E Hình 3.1
Áp dụng nguyên lý năng lượng có thể xử lý những bài toán cơ học kết cấu bằng cách thuận
tiện nhất.
1 ÁP DỤNG NGUYÊN LÝ BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG XÁC ĐỊNH CHUYỂN VỊ DẦM
Công biến dạng trong đơn vị thể tích vật thể chịu tác động của ngoại lực tính bằng công thức
U = ∫ u 0 dV . Hàm u0 trường hợp chung có dạng:
V

1
(σ xε x + σ y ε y + σ z ε z + τ xyγ xy + τ yz γ yz + τ xz γ xz ), hay là u0 = ½ {σ}T{ε}.
2

Hình 3.2

217
Ví dụ thường gặp, công biến dạng dầm chịu kéo, nén dưới tác động lực dọc trục T có dạng
L L
1 T2 1 M2
U =∫ dx , công biến dạng dầm chịu uốn U = ∫ dx , với E – mô đun đàn hồi vật liệu, A –
0
2 AE 0
2 EI
diện tích mặt cắt ngang, I – momen quán tính mặt cắt ngang, tính qua trục trung hòa.
Δ Δi

Công do ngoại lực thực hiện, phía phải hình 3.2 là ∫ PdΔ , hoặc Wext = ∑ ∫ P dΔ
i i trong trường
0 0
hợp chung.
Nguyên lý năng lượng toàn phần hay bảo toàn năng lượng nêu rõ rằng thế năng U tích lũy trong
lòng vật thể chịu tác động của ngoại lực P, hay Pi, i =1, 2, … đúng bằng giá trị công ngoại lực Wext.
Ví dụ 1: Áp dụng nguyên lý năng lượng toàn phần xác định chuyển vị đầu tự do dầm công xôn dài L,
độ cứng EI, chịu tác động tĩnh tải P đặt tại đầu tự do, trình bày tại hình 3.3.

Hình 3.3

Momen uốn dầm tính bằng biểu thức:


M ( x) = Px (a)
Công do momen M(x) uốn dầm thực hiện:
L L
M 2 ( x) P2 x2 PL3
U =∫ dx = ∫ dx = (b)
0
2 EI 0
2 EI 6 EI
Công ngoại lực tính bằng W = ½ P.Δend, trong đó Δend - chuyển vị đầu dầm theo hướng lực tác
động, như tại hình 3.3.
Từ nguyên lý bảo toàn năng lượng có thể viết U = W, hay là:
PL3 1
= P.Δ end (c)
6 EJ 2
Từ đó:
PL3
Δ end = (d)
3EJ
Ví dụ 2: Trường hợp trọng vật P đưa lên cao hơn mức cũ đoạn h, với h > 0, sau đó cho rơi tự do
xuống đúng đầu dầm đang xét, dầm sẽ chuyển vị đoạn Δ. Từ nguyên lý năng lượng toàn phần xác
định giá trị của Δ.
Tổng năng lượng do ngoại lực gây ra trong trường hợp này gồm thế năng và động năng khi vật
chạm đầu dầm với vận tốc xác định do rơi từ độ cao h. Tổng năng lượng đó bằng công làm biến dạng
dầm như đã trình bày trên.

218
L
M ( x)
W (h + Δ) = ∫ dx (a’)
0
2 EJ
Momen M(x) trong công thức này tính bằng tích của lực P áp đặt tại đầu dầm với khoảng cách x,
tính từ điểm đặt tĩnh P. Như ví dụ 1 vừa nêu, tải P có thể xác định qua biểu thức:
L
P2 x2 P 2 L3
W (h + Δ) = ∫ dx = (b’)
0
2 EJ 6 EJ
PL3
Trong khi đó chuyển vị đầu dầm có thể tính: Δ end = , do vậy có thể viết:
3EJ
3EJΔ
P= (c’)
L3
Thay thế (c’) vào (b’) có thể nhận được phương trình bậc hai:
⎛ 3 EJ ⎞ 2
⎜ 3 ⎟
Δ = WΔ + Wh
⎝2 L ⎠
⎛ 3 EJ ⎞ 2
hay là ⎜ 3 ⎟
Δ − WΔ − Wh = 0 , với h > 0. (d’)
⎝2 L ⎠
Nghiệm phương trình trên đây, xây dựng trên cơ sở định luật bảo toàn năng lượng là nghiệm cần
tìm của bài toán.
2 NGUYÊN LÝ CÔNG ẢO
Công do các lực thực hiện trong lòng vật thể tính bằng tổng công do các lực tác động trên
chuyển vị tất cả phần tử vật chất tạo nên vật thể đó. Chuyển vị các phần tử vật chất trong phần đang
xem xét có đặc tính đặc trưng, như đã nêu tại phần mở đầu lý thuyết đàn hồi, là thay đổi nhỏ, hữu hạn
trong lòng vật thể. Minh họa chuyển vị u(x) và thay đổi khả dĩ δu(x) trong khuôn khổ giáo trình này
trình bày tại hình 3.4.
Những thay đổi khả dĩ δu(x), hết sức nhỏ so với
chuyển vị u(x) có tên gọi gần như thống nhất giữa các
nhà nghiên cứu cơ học, là chuyển vị ảo (virtual
displacements). Ký hiệu dùng chỉ chuyển vị ảo trùng với
ký hiệu đang dùng trong phép biến phân thường gặp trong
giáo trình này δu, δv, δw. Để hiểu kỹ hơn về phép biến
phân đề nghị bạn đọc xem mục “phép tính biến phân” tại Hình 3.4
sách “Phương pháp tính cơ học kết cấu”, ĐH GTVT Tp
HCM, năm 2009.
Công ảo (virtual work) được hiểu là công do các lực thật thực hiện theo chuyển vị ảo.

219
Hình 3.5a

Hình 3.5b
Trường hợp suy rộng, giả sử hệ thống gồm N phần tử vật chất, chịu tác động N lực thành phần
Qi, i =1, 2, …, N có xuất xứ từ bên ngoài và hệ thống nội lực fi. Các thành phần nội lực fi có thể viết
dưới dạng tổng quát. Nếu ký hiệu fij là lực tại i do lực đặt tại điểm j gây ra, lực thành phần fi được
hiểu là:
N
f i = ∑ f ij (3.1)
j =1
j ≠i

Dưới tác động các lực sẽ có biến dạng trong lòng vật thể. Trong trường hợp này các phần tử sẽ
thay đổi vị trí như miêu tả tại hình 3.5b, trong đó q – chuyển vị phần tử, ri - vector vị trí của phần tử
thứ i và rj – vector vị trí phần tử thứ j.
Vector rij chỉ vị trí điểm j so với điểm i trước biến dạng sẽ là:
rij = rj - ri; (3.2)
Từ quan hệ Qi + fi = 0, i =1, …, N có thề viết:
Q i q i = −f i q i
Trường hợp chung:
N N

∑i =1
Q i q i = −∑ f i q i
i =1
N
Sử dụng các ký hiệu trên đây chúng ta có thể xác định công ảo do hệ thống lực thực Q R = ∑ Q i
i =1

tác động trên chuyển vị ảo δq như sau:


N
δWext = ∑ Q i δq i (3.3)
i =1

Công nội lực xác định cho trường hợp đang xem xét:
N
δWint = ∑ f δr
i , j =1
ij ij (3.4)
i< j

N N
Hệ thống ở trạng thái cân bằng, ∑ Q iδq i =
i =1
∑ f δr
i , j =1
ij ij có thể viết nguyên lý công ảo dạng:
i< j

220
δWint = δWext (3.5)
Hình 3.5c minh họa cách viết công thức:

Hình 3.5c

Biết rằng U = ∫ u 0 dV với u 0 =


1
(σ x ε x + σ y ε y + σ z ε z + τ xy γ xy + τ yz γ yz + τ xz γ xz ) , có thể viết:
V 2
δWint = ∫ (σ xδε x + σ y δε y + σ z δε z + τ xyδγ xy + τ yz δγ yz + τ xz δγ xz )dV
V

Còn công ảo ngoại lực:

δWext = ∑ Q i δq i + ∫ T ( n )δudS
S

Trường hợp có lực khối tác động, công thức tính công ngoại lực cần bổ sung thành phần chứa lực
khối, ký hiệu b:
N
δWext = ∑ Q i δq i + ∫ T ( n )δudS + ∫ bδudV
S V
i =1

trong đó S – diện tích mặt bao thể tích V, Qi – tải suy rộng, qi - chuyển vị suy rộng, T - tải căng bề
mặt tính cho đơn vị diện tích.
Ví dụ 1: Hệ thống ba lò xo trụ độ cứng tương ứng k, 1,5k và 2k bố trí như tại hình 3.6. Lực bên ngoài
mang giá trị P, điểm đặt tại A, hướng xuống dưới. Sử dụng nguyên lý công ảo xác định các lực kéo lò
xo F1, F2, F3.
Chuyển vị điểm A dưới tác động ngoại lực P có thể biểu diễn bằng tổng hai thành phần u –
chuyển vị theo chiều ngang, v – theo chiều hút trái đất. Chuyển vị ảo được ký hiệu theo cách đang
trình bày: δu, δv.
Độ giãn dài ba lò xo tính như sau:
s1 = u cos 45 o − v sin 45 o ⎫

s2 = −v ⎬ (a)
o⎪
s 3 = −u cos 45 − v sin 45 ⎭
o

Độ giản ảo tính theo biểu thức:


δs1 = δu cos 45 o − δv sin 45 o ⎫
⎪ Hình 3.6
δs 2 = −δv ⎬ (b)
o⎪
δs3 = −δu cos 45 − δv sin 45 ⎭
o

Công nội lực tính bằng tổng các công thực hiện trong hệ kết cấu:
δWint = δWint,1 +δWint,2 +δWint,3

221
= (k)s1δs1 + (1,5k)s2δs2 + (2k)s3δs3
= (3ku cos245° + kv sin45° cos45°) δu + (ku cos45° sin45° + 3kv sin245° +
1,5kv) δv. (c)
hay là:
δWint = (1,5ku + 0,5 kv) δu + (0,5ku + 3 kv ) δv. (d)
Công ngoại lực do P thực hiện bằng -P.v và từ đó δWext = -Pδv. (e)
Thỏa mãn δWint = δWext có thể nhận phương trình cân bằng trong phương pháp chuyển vị:
⎡1,5 0,5⎤ ⎧u ⎫ ⎧ 0 ⎫
k⎢ ⎥⎨ ⎬ = ⎨ ⎬ , (f)
⎣0,5 3 ⎦ ⎩v ⎭ ⎩− P ⎭
được hiểu là [ma trận cứng][vector chuyển vị] = [vector tải]
Nghiệm của hệ phương trình (f) xác định như sau đây:
P P
u = 1,1176 và v = -0,3529 (g)
k k
Từ đây có thể xác định các đại lượng giãn dài lò xo cùng các lực F1, F2, F3.
s1 = 0,3328 (P/k); s2 = 0,3529 (P/k); s3 = 0,1664 (P/k). (h)
F1 = 0,3328P; F2 = 0,5294P; F3 = 0,3328P. (i)
Tổng thế năng của hệ trường hợp chịu tác động các lực Qi, i = 1, 2, …, n và chuyển vị tương ứng
q1, q2, …, qn được hiểu như sau:
n
Π = U -V = U − ∑ Q k q k (3.6)
k =1

Công biến dạng U của vật thể đàn hồi là hàm của trạng thái biến dạng. Trường hợp chung hàm U
có thể trình bày dưới dạng hàm của qi i = 1,2, 3, …, trong đó qi - chuyển vị suy rộng.
Với Wint = U, có thể viết:
U = U(q1, q2, . . . , qn) (3.7)
Trường hợp chuyển vị ảo có thể viết:
δWint = δU
Điều cầngiải thích, chuyển vị ảo được xét như thay đổi cực kỳ nhỏ, tương tự như biến phân
(variations) của chuyển vị hiện hữu. Nhờ vậy chúng ta xác định δWint, δU qua chuyển vị ảo :
n
∂U
δU = ∑ ∂q
i =1
δq i (3.7)
i
i =n
δWext = ∑ Q i δq i (3.8)
i =1

Từ nguyên lý công ảo có thể viết:


i =n i =n
∂U
∑ Q iδqi = ∑
i =1 i =1 ∂qi
δqi (3.9)

Thế năng của hệ thống, công thức (3.6), luôn biểu diễn được dưới dạng hàm toạ độ suy rộng.
Nếu vật cứng ở trạng thái cân bằng, δΠ sẽ triệt tiêu:

222
n
∂U n
δΠ = ∑ ∂q
i =1
δqi − ∑ Qi δqi = 0
i =1
(3.10)
i

hoặc
⎛ ∂U ⎞ ⎛ ∂U ⎞ ⎛ ∂U ⎞
⎜⎜ − Q1 ⎟⎟δq1 + ⎜⎜ − Q2 ⎟⎟δq 2 + ... + ⎜⎜ − Qn ⎟⎟δq n = 0 (3.10a)
⎝ ∂q1 ⎠ ⎝ ∂q 2 ⎠ ⎝ ∂q n ⎠
Vì rằng δqj mang giá trị bất kỳ, bởi vậy các biểu thức trong ngoặc phải bằng 0, ví dụ từ thành
∂U
phần thứ nhất của (3.10a) có thể suy ra Q1 = . Điều này cho phép viết biểu thức xác định Qi dưới
∂q1
dạng suy rộng:
∂U
Qi = ; i = 1,2,..., n (3.11)
∂q i
Công thức (3.11) đã được đề cập tại “lý thuyết đàn hồi”, hiểu như sau: với kết cấu làm từ vật liệu
đàn hồi, lực suy rộng (generalized load) là đạo hàm lấy theo chuyển vị tương ứng của công biến dạng.
Theo cách gọi phổ biến trong các sách in tại USA, UK vv, công thức đang nêu có tên gọi định lý thứ
nhất Castigliano. Sách viết tại Russia gọi đây là công thức Lagrange.
Thế năng V các lực bên ngoài tại vật thể cứng hiểu như sau:
N
V = ∑ Qi qi (3.12)
i =1

∂V
Nếu coi rằng = −Qi , i = 1, 2, …, và tổng năng lượng hệ thống bằng Π = U – V, từ (3.11) có
∂qi
thể viết:
∂Π ∂ (U − V )
= = 0; i = 1,2,..., n (3.13)
∂q i ∂qi
Ví dụ 2: Xác định chuyển vị kết cấu tại ví dụ 1 vừa trình bày.
Thế năng trong mỗi lò xo tính theo công thức: ½ κ.s2, trong đó κ – độ cứng, s – giãn dài lò xo.
Công biến dạng của hệ thống được hiểu là:
1 1 1
U = ks12 + (1,5k ) s 22 + (2k ) s32 (3.14)
2 2 2
Thay các giá trị của sj, j =1, 2, 3 vào biểu thức tính U có thể xác định:
3 3 1
U = ku 2 + kv 2 + kuv (3.15)
4 2 2
Thế năng của ngoại lực:
V = (-P)v (3.16)
Từ đó:
3 3 1
Π = U − V = ku 2 + kv 2 + kuv + Pv (3.17)
4 2 2
∂Π 3 1
Từ quan hệ = 0; suy ra ku + kv = 0
∂u 2 2

223
∂Π 1
Từ quan hệ = 0; suy ra ku + 3kv + P = 0
∂v 2
hay là:
⎡3 / 2 1 / 2⎤ ⎧u ⎫ ⎧ 0 ⎫
k⎢ ⎥⎨ ⎬ = ⎨ ⎬ (3.18)
⎣1 / 2 3 ⎦ ⎩v⎭ ⎩− P ⎭
Kết quả phép tính trùng với lời giải đã nêu trên.
3 NGUYÊN LÝ CÔNG BÙ
Giải thích về công bù bạn đọc đã quen tại phần đầu tài liệu này. Trong hình 3.7 diện tích phần
trên đường σ = f(ε) biểu diễn công bù. Khái niệm công bù ảo không khác cách hiểu công ảo như
đã trình bày phần đầu tài liệu này.

Hình 3.7

1
Với vật thể đàn hồi, công bù được tính U * = ∫ u 0* (σ )dV =
2 V∫
{σ }T {ε }dV còn công do ngoại lực
V

áp đặt tính bằng V = ∫ { p} {Δ}dS . Năng lượng Π*


* T
= U* - V* được tính bằng biểu thức:
Su

⎛ ⎞
Π * = ∫ u 0* (σ )dV − ∫ { p}T {Δ}dS . Biến phân hàm Π* tính theo δΠ * = δ ⎜ ∫ u 0* (σ )dV − ∫ { p}T {Δ}dS ⎟
⎜V ⎟
V S ⎝ Su ⎠
bằng không khi thỏa mãn điều kiện dừng. Trong trường hợp này bài toán trở thành: δ(U -V ) = 0 * *

hay là:
δWint* = δWext* (3.5a)
Ví dụ tiếp sau minh họa sử dụng biểu thức δ(U* -V*) = 0 xác định chuyển vị điểm giữa dầm
dài L, độ cứng chịu uốn EJ, ngàm hai đầu, chịu tải trọng phân bố đều q(x) = const. Chuyển vị điểm
giữa dầm ký hiệu bằng wC.
Từ sức bền vật liệu chúng ta có thể viết phương trình tính momen uốn M(x), trong đó x – khoảng
cách tính từ ngàm bên trái dầm:
ql 2 ql q
M (x ) = − + x − x2
12 2 2
L
M 2 ( x)
Công bù bằng công biến dạng, tính theo biểu thức U * = ∫ dx . Công ngoại lực do “lực ảo”
0
2 EJ
δP đặt tại giữa dầm, tác động cùng chiều với q, gây ra V = δP.wC. Có thể tính δU* từ phương trình
*

MδM
L
năng lượng δU * = ∫ dx , với
0
EJ

224
δPL δP L
δM = − + x; 0≤ x≤
8 2 2
δPL δP L
δM = − + ( L − x); ≤x≤L
8 2 2
Kết quả phép tích phân cho thấy:
MδM δP × qL4
L
δU * = ∫ dx =
0
EJ 384 EJ
Hình 3.7a
Mặt khác δV = δP × wC
*

qL4
Từ quan hệ δ(U* -V*) = 0 xác định tiếp: wC =
384 EJ
Công bù ảo, dạng nội công của hệ thống các phần tử (internal complementary virtual work), viết theo
cách quen sau:
N
δWint* = ∑ Δr δf
i , j =1
ij ij (3.19)
i< j

Công ngoại lực ảo (external complementary virtual work) tính bằng tổng các tích của “ngoại lực
ảo” với chuyển vị thật được viết dưới dạng:
N
δWext* = ∑ q i δQi (3.20)
i =1

Trường hợp hệ thống ở trạng thái cân bằng sẽ thỏa mãn điều kiện:
N N

∑ q δQ = ∑ Δr δf
i =1
i i
i , j =1
ij ij (3.21)
i< j

Từ đó có thể viết:
δWext* = δWint* (3.22)
Nhằm phân biệt lực thực và lực ảo tác động lên hệ thống các phần tử vật chất đang xem xét, có thể
khảo sát độ chuyển dịch điểm P sau đây dưới tác động lực thực W, hình 3.8.

Hình 3.8

Hệ thống hai lò xo cùng độ cứng k, nối với nhau tại nút P, chịu tác động lực thật W (trọng vật).
Lò xo bên trái nghiêng 45°, lò xo thứ hai nghiêng 60° ngược trở lại. Ứng dụng nguyên lý công bù ảo
xác định chuyển vị nút nối P theo hướng ngang.

225
Đặt lực ảo δQ tại P, tác động theo hướng ngang chúng ta sẽ xác định chuyển vị ngang dưới tác
động các lực đang đề cập, cùng nội lực trong hệ thống. Công ảo do lực ảo bên ngoài gây tính theo
cách:
δWext* = uδQ (3.23)
Để tính công nội lực theo (3.19) cần thiết xác định các tích nằm sau dấu ∑ theo cách
f ij
Δrij δf ij = Δs ij δf ij . Độ giãn dài dầm tính theo công thức Δsij = , với fij là lực thực, dạng nội lực.
k
Trường hợp cụ thể này có thể viết:
⎛ f AC ⎞ ⎛f ⎞
δWint * = ⎜ ⎟ × δf AC + ⎜ BC ⎟ × δf BC (a)
⎝ k ⎠ ⎝ k ⎠
⎛ 0,5176W ⎞ ⎛ 0,7320W ⎞ 0,0717W
=⎜ ⎟(0,8966δQ ) + ⎜ ⎟(−0,7320δQ ) = − δQ (b)
⎝ k ⎠ ⎝ k ⎠ k
Thay kết quả tính vào phương trình (3.23) sẽ nhận được:
⎛W ⎞
uδQ = −0,0717⎜ ⎟δQ (c)
⎝k ⎠
hay là
⎛W ⎞
u = -0,0717 ⎜ ⎟ (d)
⎝k ⎠
Với vật thể đàn hồi, công ảo nội lực bằng công biến dạng bù U* và có thể biểu diễn dạng hàm
U*( Q1, Q2, …, Qn). Công biến dạng ảo được hiểu là:
n
∂U *
δWint* = δU * = ∑ δQi (3.24)
i =1 ∂Qi
n
trong khi đó δWext* = ∑ q i δQi (3.25)
i =1

Nguyên lý cân bằng công bù nội lực và ngoại lực cho phép viết:
n
∂U * n
δWint* = δWext* ; ⇒ ∑
i =1 ∂Qi
δQi = ∑
i =1
qi δQi (3.26)

Công thức đúng cho trường hợp các tải ảo δQ1, δQ2, …, δQn bất kỳ, hay còn hiểu là δQi của
mỗi vế phương trình như nhau:
∂U *
qi = ; i = 1,2,..., n (3.27)
∂Qi
Cũng theo cách gọi trong các sách viết tại UK, USA, công thức (3.27) có tên định lý thứ hai của
Castigliano. Cách gọi chính thức trong sách nước ta đây là định lý Castigliano. Với vật liệu đàn hồi,
chuyển vị là đạo hàm bậc nhất của hàm công bù, tính theo tải trọng tương ứng.
Tương tự cách giải thích tại trang trước, định lý thế năng bù tối thiểu (theorem of minimum
complementary potential energy) có dạng:

226
=
(
∂Π * ∂ U * − V *
= 0;
) i = 1,2,..., n (3.28)
∂Qi ∂Qi
N
Trong đó tổng năng lượng hệ thống bằng Π* = U* – V* và V * = ∑ Qi q i .
i =1

Ví dụ 1. Xác định phản lực cho khung phẳng hệ thống siêu tĩnh tại hình 3.9.
Chuyển vị nút D cuối dầm số 3 trên hình có thể xác định theo công thức Mohr:
∂U 1 ∂M ⎫
u=
∂RV
=0=
EJ ∫ M
∂RV
dx ⎪

∂U 1 ∂M ⎪
v=
∂R H
=0=
EJ ∫ M
∂RH
dx ⎬ (a)

∂U 1 ∂M
θ= =0= ∫ M dx ⎪⎪
∂M D EJ ∂M D ⎭
Có thể viết các phương trình sau đây cho toàn hệ gồm các dầm mang số 1, 2, 3, các nút ký hiệu A,
B, C, D:

Hình 3.9

x’RHD + MD = M|3
3RHD + x’’RVD + MD = M|2
(3 − ~y ' ' ')RHD + (3 + ~x ' ' ')RVD + M D

Pz ~
x ' ' '− Px ~
y ' ' '− p 0
( x' ' ') = M với p = 2kN/m.
2

1 0
2
trong đó ~ y ' ' ' = x' ' ' sin α ; ~
x ' ' ' = x' ' ' cos α ;α = 60 o ; 0 ≤ x’ ≤ 3; 0 ≤ x’’ ≤ 3;
0 ≤ x’’’ ≤ 3,464.
và M|i, i = 1, 2, 3.
Tiến hành các phép tích phân sau:
1 ∂M 1 ∂M 1 ∂M
EJ ∫ M
∂RVD
1 dx +
EJ ∫ M
∂RVD
2 dx +
EJ ∫ M
∂RVD
3 dx = 0 (b)

227
∂M ∂M ∂M
với 3 = 0; 2 = x' ' ; 1 = 3+ ~
x ' ' ';
∂RVD ∂RVD ∂RVD
Kết quả tính đưa lại:
32,088RHD + 61,638RVD + 18,696MD = 524,694. (c)
Tiếp tục tính theo dòng 2 công thức (a):
∂M ∂M ∂M
3 = x' ; 2 = 3; 1 = 3+ ~
y ' ' ';
∂RVD ∂RVD ∂RVD
và từ dòng 3:
∂M ∂M ∂M
3 = 2 = 1 =1
∂M D ∂M D ∂M D
Có thể xác lập tiếp hai phương trình cân bằng, dạng tương tự (c). Tập họp lại trong hệ phương trình đại
số tuyến tính có thể thấy:
⎡32,088 61,638 17,89 ⎤ ⎧ RHD ⎫ ⎧524,694⎫
⎢46,392 32,088 18,696⎥ ⎪ R ⎪ = ⎪ 122,35 ⎪ , được hiểu là
⎢ ⎥ ⎨ VD ⎬ ⎨ ⎬
⎪ ⎪ ⎪
⎢⎣18,698 17,892 9,464 ⎥⎦ ⎩ M D ⎭ ⎩125,810 ⎪⎭

(matrận dẻo) x (vecto lực) = (vecto chuyển vị)


Giải hệ phương trình theo phương pháp lực nhận được:
RHD = -10,205 kN; RVD = 9,188 kN; MD = 16,217 kN.m
Ví dụ 2: Xác định lực kéo trong 3 lò xo, liên kết chung nút tại A, bị kéo xuống bằng lực trong trường
P, điểm đặt tại A, hình 3.10, theo nguyên lý công bù tối thiểu.

Hình 3.10
Ký hiệu F1, F2, F3 – lực kéo lò xo, thế năng các lò xo được viết như sau:
V* = -P.v (a)
Tổng công biến dạng bù:
F12 F22 F32
U* = + + (b)
2 k1 2 k 2 2 k 3

228
Tổng thế năng bù: Π* = U* - V* (c)
F12 F22 F32
Π* = + + + Pv (d)
2 k1 2 k 2 2 k 3

∂Π * ∂ (U * − V * )
Trước khi giải = = 0; i = 1,2,..., n cần thiết cân bằng hệ thống lực, xây dựng mối
∂Fi ∂Fi
liên hệ giữa các thành phần F1, F2, F3 và P. Phương trình cân bằng lực, viết cho điểm A:
− F1 cos 45o + F3 cos 45o = 0 ⎫
⎬ (e)
F1 sin 45o + F2 + F3 sin 45o + P = 0⎭
Giá trị P đã xác định còn F1, F2, F3 đang là ẩn số. Giải hệ phương trình trên với giả thiết hai
trong các đại lượng của nhóm F1, F2, F3 là biến của thành phần còn lại và P, ví dụ F2, F3 là biến của
F1, P. Điều này đưa đến kết quả:
F2 = − 2 F1 + P ⎫
⎬ (f)
F3 = F1 ⎭
Trong trường hợp này, thành phần F1 đóng vai tròn ẩn độc lập. Tải này trong các sách người ta gọi là
tải không tĩnh định (redundant load).
Thay các giá trị vừa xác định vào biểu thức tổng thế năng, có thể viết:
F12 P2 FP
Π * = 1,417 + 0,3333 − 0,9428 1 + Pv (g)
k k k
Thực hiện phép lấy đạo hàm riêng của tổng thế năng theo các biến F1, P, theo công thức (3.28) trong
khuôn khổ nguyên lý công bù tối thiểu để xác định các ẩn.
∂Π * F P ⎫
= 2,833 1 − 0,9428 = 0 ⎪
∂F1 k k ⎪
⎬ (h)
∂Π *
F1 P
= −0.9428 + 0,6667 + v = 0⎪
∂P k k ⎪⎭

Từ phương trình đầu xác định F1, còn chuyển vị v xác định từ phương trình thứ hai.
F1 = 0,3328P; v = -0,3529 (P/k) (i)
Hai lực còn lại tính theo biểu thức (f):
F2 = 0,5294P; F3 = 0,3328P. (j)
4 ÁP DỤNG ĐỊNH LÝ CASTIGLIANO XÁC ĐỊNH CHUYỂN VỊ DẦM, KHUNG
Định lý Castigliano thể hiện bằng biểu thức (3.27) hình thành từ nguyên lý công bù ảo có nhiều
ứng dụng trong xử lý các bài toán cơ học kết cấu. Những ví dụ sau minh chứng điều này.
Ví dụ 3 nêu tiếp trình bày ứng dụng định luật Castigliano vào giải bài toán dầm công xôn đã nhiều
lần đề cập. Xác định chuyển vị và góc xoay đầu dầm conson dài L, ngàm bên phải, chịu tác động lực
tập trung P theo hướng vuông góc với trục dầm, cùng momen uốn M đặt tại đầu tự do của dầm.
Tại mặt cắt bất kỳ, công thức tính momen uốn dầm có dạng M(x) = -Px - M.

229
l
M 2 ( x)dx
Thế năng dầm: U= ∫0 2EI .
1 ∂M ( x )
l
Chuyển vị dầm: w = ∂U /∂P = ∫
EI 0
M ( x)
∂P
dx (b’)

1 l Pl 3 Ml 2
EI ∫0
w= ( P + M ) xdx = + (c’)
3EI 2 EI
Góc xoay đầu bên trái dầm tính theo đạo hàm của U từ momen M:
∂U 1 l ∂M ( x) Pl 2 Ml
∂M EI ∫0
θ= M ( x ) dx = + (d’)
∂M 2 EI EI
Ví dụ tiếp theo trình bày áp dụng định lý Castigliano cho hệ khung cấu tạo từ các thanh chịu kéo
nén (khi bàn về phương pháp phần tử hữu hạn, phần tử đại diện các thanh này mang tên gọi BAR,
TRUSS) phương trình tính năng lượng cho hệ thống sẽ có dạng:
i=m 2
S l
U =∑ i i (3.29)
i =1 2 Ai E

trong đó Si - lực dọc trục trong thanh thứ i, do hệ thống lực Pk , k =1, 2, ..., m gây ra. Chuyển vị dọc
trục của thanh dưới tác động lực Pn được tính như sau.
∂U i = m S i l i ∂S i
wn = =∑ × (3.30)
∂Pn i =1 Ai E ∂Pn
Ví dụ 4: Xác định chuyển vị điểm A của khung hình 3.11.
Bước đầu cần tìm lực Si trong tất cả các thanh của khung.
Vector lực S có dạng sau: {S} = [ P -P 2 P -P - P 2 2P]T.
2
i =m
S i li P 2l
Thế năng của toàn khung: U = ∑
i =1 2 Ai E
=
2 AE
( 7 + 4√2 )

Pl Hình 3.11
wA = ∂U /∂P = (7 + 4√2 ).
AE
Khi áp dụng công thức trên đây tìm chuyển vị tại những vị trí không đặt ngoại lực thực, có thể sử
dụng lực ảo với giá trị bằng 0, thay cho tải suy rộng. Chuyển vị của điểm đặt lực ảo vẫn tính theo công
thức Castigliano ∂U /∂Pảo. Công thức tính chuyển vị dùng vào trường hợp của công thức (3.30) sẽ có
dạng:
⎛ ∂U ⎞ i =m
S i l i ∂S i
wp = ⎜ ⎟
⎝ ∂X ⎠ X = 0
= ∑ A E . ∂X
i =1
(3.31)
i

Ví dụ 5: Xác định chuyển vị góc của thanh AB, do lực P tác động theo hướng thẳng đứng gây như
hình 3.12
Để tìm góc xoay tại B, phải gán momen ảo M = 0 tại đầu cuối thanh AB, như trên hình vẽ. Lực
dọc trục trong các thanh do P gây ra như sau. Trong thanh AB: P + M / 3l , trong thanh AC là
P − 2M / 3l .

230
Thế năng của hệ:

l ⎡⎛ M ⎞ ⎤
2 2
M ⎞ ⎛
U= ⎢⎜ P + ⎟⎟ + ⎜⎜ − P − 2 ⎟⎟ ⎥
2 AE ⎢⎣⎜⎝ 3l ⎠ ⎝ 3l ⎠ ⎥⎦
Góc xoay tính theo công thức:

⎛ ∂U ⎞ ⎛ P 3 5M ⎞ P 3
θ =⎜ ⎟ = ⎜⎜ + ⎟ = Hình 3.12
⎝ ∂M ⎠ M = 0 ⎝ AE 3lAE ⎟⎠ M = 0 AE

5 CÔNG THỨC MAXWELL-MOHR


Công thức mang tên Maxwell và Mohr ngày nay có tên phương pháp tải đơn vị (The Unit Load
Method), dùng rộng rãi trong cơ học kết cấu. Phương pháp dùng xác định chuyển vị của điểm, các
điểm theo hướng xác định của kết cấu, trong đó trạng thái ứng suất và biến dạng của kết cấu đã rõ.
Cách làm tại đây vẫn sử dụng nguyên lý công bù ảo như đã đề cập, áp đặt tải ảo δF tại điểm đang
xem xét, theo hướng chuyển vị u cần xác định. Công ngoại lực tính theo công thức quen nêu trên,
δWext* = u. δF. Vì rằng đại lượng ảo vừa nêu có thể mang giá trị bất kỳ, trường hợp này người ta
gán giá trị đơn vị cho nó. Các phép tính tiếp theo thực hiện theo thứ tự đã trình bày. Điều này giải
thích qua ví dụ đơn giản, áp dụng tính chuyển vị trong dầm chịu uốn như sau. Công bù ngoại lực do
tải đơn vị gây tại vị trí j của dầm viết dưới dạng:
wjδFj = wj (1) (3.62)
Ký hiệu momen uốn do tải đơn vị này gây trong dầm là δM. Trong khi đó góc xoay dầm do lực
Mdx
thực gây tính theo công thức: dθ = . Công bù ảo dạng nội công do δM thực hiện tính bằng:
EI
δM .Mdx L M
. Công bù ảo tính cho toàn bộ dầm suy ra từ tích phân: ∫ δM .dx .
EI 0 EI
Thay δM = 1 vào công thức tính công có thể thấy rằng:
L M
wj = ∫ δM .dx (3.63)
0 EI

Ví dụ 1: Sử dụng phương pháp tải đơn vị xác định độ võng đầu tự do dầm con son với độ cứng EI,
chiều dài L, chịu tải trọng phân bố đều, cường độ q.
Áp đặt lực đơn vị tác động tại điểm đầu dầm tự do. Momen do tải này gây ra tính bằng δM = -
x. 1. Momen do phân bố tải thực q gây mang giá trị M = -qx2 / 2. Từ đó có thể tính:
⎛ qx 2 ⎞
x
L ⎜
⎜ ⎟⎟
L
δM .M 2 ⎠ dx = qx
4
qL4
w0 = ∫ dx = ∫ ⎝ L
0 = (a)
0
EI 0
EI 8EI 8 EI
Góc xoay dầm tại vị trí bất kỳ tính theo công thức:
Hình 3.13a
M
θ (1) = ∫ δMdx (b)
EI
Để xác định góc xoay này tại đầu tự do dầm công xôn đang đề cập tiến hành áp đặt momen đơn vị
tại vị trí đang xét, kết quả sẽ là:

231
L
δMM L
qx 2 qL3
θ x =0 = ∫ dx = ∫ dx = (c)
0
EI 0
2 EI 6 EI
Ví dụ 2: Xác định chuyển dịch điểm A của kết cấu có dạng như trên hình 3.13b.

Hình 3.13b

Hình 3.13c

Momen uốn trên đoạn AB: M = 0; (a)


Momen uốn trên đọan BC: M = - P.z. (b)
Trên đoạn CD : M = PR( 1 + sin ϕ) (c)
Momen uốn do lực X =1 được áp đặt tại diểm A gây ra trên đoạn CD là
MX = -1. R(1-cosϕ). (d)
Áp dụng công thức M-M vào trường hợp cụ thể sẽ được:
π /2
PR 3
wA =
EI ∫
0
(1+sinϕ) ( 1-cosϕ)dϕ (e)

Khi tiến hành tích phân trên cung CD đã thay dz = R.dϕ


Kết quả tính sau khi tích phân:
π − 1 PR 3
wA = (f)
2 EI
Ví dụ 3 tiếp theo nhằm xác định momen uốn, lực cắt của kết cấu vòm che theo mô hình tại hình 3.13c.
Trong mô hình tính của vòm che momen quán tính được tính I(s), diện tích tiết diện A(s).
Momen M0 được gán tại vị trí đỉnh vòm. Lợi dụng tính đối xứng của kết cấu chúng ta sẽ xét nửa
cung nằm phía phải.
Momen uốn và lực trên đoạn vòm cong:
P
M(s) = M0 + rsinϕ - H r (1-cosϕ) (a)
2
P
N(s) = cosϕ - Hsinϕ (b)
2
P
T(s) = -Hcosϕ - sinϕ (c)
2
Trên đoạn thành thẳng đứng:
P
M(s) = M0 + r - H( r + z) (d)
2

232
N(s) = -H; (e)
P
T(s) = - . (f)
2
Lực tác động ngang H thỏa mãn điều kiện:
P
M0 + r - H.h = 0
2
do đó:
P r
H = M0/h + . (g)
2 h
Thay H vào các biểu thức trên kết quả tính sẽ là:
Momen uốn và lực trên đoạn vòm cong:
r P r
M(s) = M0 [1 - + ( 1-cosϕ)] + r[ sinϕ - (1-cosϕ)]; (h)
h 2 h
M0 P r
N(s) =- sinϕ + (cosϕ - sinϕ); (i)
h 2 h
M0 P r
T(s) = - cosϕ - ( cosϕ + sinϕ) (j)
h 2 h
Trên đoạn thành thẳng đứng:
b−z P b−z
M(s) = M0 ( ) + r( ) (k)
h 2 h
M P r
N(s) = - 0 - ; (l)
h 2 h
P
T(s) = - . (m)
2
Để xác định chuyển vị tại điểm đăït M0, thực hiện tính đạo hàm theo công thức M-M. Tại đây cần
đưa thêm giả thiết, biến dạng do cắt và chuyển vị dọc thành đứng vô cùng nhỏ, có thể bỏ qua khi tính.
Từ đó có thể viết:
∂U M ( s) ∂M ( s)
=∫ ds = 0 (n)
∂M 0 s EI ( s) ∂M 0
Thay M(s) và đạo hàm riêng của M(s) theo M0 vào biểu thức cuối sẽ nhận được biểu thức:
π /2
M 0r I0 r
EI 0 ∫
0
I ( s)
[1 - (1-cosϕ)]2 dϕ +
h
2 π /2
Pr I0 r r
2 EI 0 ∫
0
I ( s)
[sinϕ - (1-cos ϕ) [1 - (1-cosϕ) ]dϕ +
h h
2
M 0 + 0,5 Pr b
I0 ⎛ b − z ⎞
+
EI 0 ∫0 I (s) ⎜⎝ h ⎟⎠ dz = 0. (o)

Với khung có momen quán tính không đổi I(s) = I0 = const,biểu thức tính M0 tính từ công thức
cuối sẽ là:

233
⎧ ⎫
⎪⎪ (n + 1)[2n(π / 2 − 1) + 1] ⎪⎪ b
M0 = P.r. ⎨0,5 − ⎬ , với n = . (p)
⎪ ⎛ 1 π π ⎞ r
4⎜ n + n + 2n + ⎟ ⎪
3 2
⎪⎩ ⎝3 2 4 ⎠ ⎪⎭
Biểu thức tính lực ngang H:
⎧ ⎡ ⎤⎫
⎪ ⎢ ⎪
r⎪ (n + 1)[2n(π / 2 − 1) + 1] ⎥ ⎪

H = P ⎨0,5 − 0,5 − ⎥ ⎬ hoặc:
h⎪ ⎢ ⎛1 3 π 2 π ⎞ ⎥⎪
⎢ 4⎜ n + n + 2n + ⎟ ⎥
⎪⎩ ⎣ ⎝3 2 4 ⎠ ⎦ ⎪⎭
π
2n( − 1) + 1
H = P. 2 (q)
⎛1 3 π 2 π⎞
4⎜ n + n + 2n + ⎟
⎝3 2 4⎠
6 NGUYÊN LÝ NĂNG LƯỢNG TỐI THIỂU
Định luật Castigliano còn được hiểu theo nghĩa rộng là một phần của nguyên lý năng lượng tối
thiểu 1 khi áp dụng cho hệ siêu tĩnh. Từ chuyên ngành gọi đây là theorem of least work. Trong hệ
thống này, nếu ký hiệu phản lực các gối đỡ bằng X, Y, Z,..., trong thành phần hàm năng lượng của hệ
có mặt cả X,Y,Z. Với các gối cố định, chuyển vị gối bằng 0 dưới tác động của lực, do vậy khi đạo
hàm hàm năng lượng theo X, Y, Z, ... kết quả này phải bằng 0.
∂U ∂U ∂U
= = =L= 0 (3.65)
∂X ∂Y ∂Z
Biểu thức này trình bày điều kiện cần để hàm U trở thành minimum, hay còn gọi nguyên lý năng
lượng tối thiểu, ra đời từ 1858. Biểu thức cho phép chúng ta xác định phản lực của hệ siêu tĩnh trên cơ
sở nguyên lý năng lượng tối thiểu bằng cách đưa đạo hàm của hàm năng lượng, theo phản lực trên hệ
siêu tĩnh về 0.
Ví dụ 1: Xác định phản lực tại các gối của dầm dài l, bên trái ngàm cứng, bên phải tựa tự do trên gối.
Tải trong tác động lên dầm q0(x) = const.
Nếu coi momen tại gối trái Ma, còn lực tác động theo hướng ngược chiều của q0(x) tại gối phải
X2 là lực suy rộng cần tìm, phương trình momen uốn dầm được viết:
Trường hợp đưa X2 vào tính toán: M = X2.x – q0 x2/2 (a)
Hàm năng lượng:
l
M 2 dx
U= ∫0 2EI (b)

Thay thế hàm M vào tích phân, sau khi lấy đạo hàm theo X2, sẽ nhận được:
l l
dU 1 dM 1
= ∫ M
dX 2 EI 0 dX 2
dx =
EI ∫
0
(X2.x – q0 x2/2)xdx = 0; (c)

1
Nguyên lý năng lượng tối thiểu do F.Menabrea công bố 1858, được Castigliano chứng minh đầy đủ 1884 và áp dụng cho
hệ siêu tĩnh. Người có công áp dụng phương pháp thế năng vào kỹ thuật là O. Mohr, như đã nêu trong các ví dụ. Ngày nay
người ta còn gọi đây là định lý về tính tương hợp Engesser.

234
3
Từ đó X2 = q0 l. (d)
8
Khi sử dụng Ma vào tính toán, phương trình momen uốn dầm sẽ có dạng:
q0 l M a q x2
M=( − )x - 0 (e)
2 l 2
Thay M vào phương trình của U và lấy đạo hàm U theo X = Ma:
dU 1
l
dM 1 ⎡⎛ ql M a ⎞
l
q0 x 2 ⎤
EI ∫0 dM a EI ∫0 ⎣⎝ 2
= M dx = ⎢⎜ − ⎟ x − ⎥dx = 0 ; (f)
dM a l ⎠ x ⎦
Sau khi thay thế giá trị Ma sẽ là:
1
Ma = ql 2 (g)
8
Ví dụ 2: Từ ví dụ 1 bố trí thêm gối đỡ thứ hai cách gối đỡ thứ nhất tại x = 0 đoạn x = a1. Xác định
các phản lực R1 tại gối x = 0, R2 gối x = a1, RR và MR tại ngàm x = l.
Hệ thống bất định dầm có bốn phản lực. Để tìm bốn giá trị phản lực, hiện có thể xác lập hai
phương trình độc lập trên cơ sở nguyên lý năng lượng tối thiểu. Hai trong số bốn ẩn có thể coi là lực
không tĩnh định. Có thể chọn R1, phản lực gối tại x = 0 và R2 tại x = a1 làm lực không tĩnh định. Theo
nguyên lý vừa nêu, có thể viết:
∂U ∂U
= 0; = 0; (a)
∂R1 ∂R2
Phương trình cân bằng lực và momen trình bày dạng:
R1 + R2 + RR − p 0 l = 0 ⎫

l2 ⎬ (b)
a1 R2 + lR R − M R − p 0 = 0⎪
2 ⎭
l
M2
Công U viết theo hàm của R1 và R2 sẽ là: U = ∫ dx (c)
0
2 EI
⎧ R1 x − p0 ( x 2 / 2) x ≤ a1
trong đó M = ⎨
⎩ R1 x + R2 ( x − a1 ) − p 0 ( x / 2)
2
x ≥ a1
Từ nguyên lý năng lượng tối thiểu:
l l
∂U M ∂M ∂U M ∂M
=∫ dx = 0; =∫ dx = 0; (d)
∂R1 0 EI ∂R1 ∂R2 0 EI ∂R2
có thể viết:
R1l 3 ⎛ l 3 a3 a l 2 ⎞ p l 4 ⎫
+ R2 ⎜⎜ + 1 − 1 ⎟⎟ − 0 = 0 ⎪
3 ⎝3 6 2 ⎠ 8 ⎪
⎬ (e)
⎛ a1 l
3 3
a1l ⎞
2
(l − a1 )3
⎛ a1l 3
a1 l ⎞
4 4

R1 ⎜ + − ⎟
⎟ + R2 ⎜
− p0 ⎜ − − ⎟ = 0⎪

⎝ 6 3 2 ⎠ 3 ⎝ 6 24 8⎠ ⎪

Từ hệ hai phương trình (e) xác định R1 và R2 theo p0, thay chúng vào (b) xác định tiếp RR và
MR.

235
Thí dụ sử dụng nguyên lý năng lượng tối thiểu còn được trình bày tại phần xác định momen uốn
và lực cắt của vòm che lối đi trong hầm trục tàu thủy, tại ví dụ trên.
7 LÝ THUYẾT HOÁN ĐẢO MAXWELL-BETTI
Lý thuyết về chuyển vị tương hỗ hay chuyển vị hoán đảo ra đời từ sớm nhờ công của E. Betti
(1872). Một trong những trường hợp riêng, có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực cơ học được J. C.
Maxwell diễn giải trong cùng thời gian. Thuyết này còn có tên gọi thuyết công và chuyển vị tương hỗ.
Tiếng Anh có thuật ngữ chỉ thuyết này: reciprocal theorem.
Chúng ta cùng bắt đầu bằng việc xét chuyển vị ngang dầm một nhịp đã nhiều lần nhắc đến trong
cơ học kết cấu và sức bền vật liệu, hình 11. Từ chương một bạn đọc còn nhớ công thức tính độ võng
tại điểm D, cách gối trái đoạn d, của dầm dài l, tựa trên hai gốiA và B, chịu tác động lực tập trung P
đặt tại C. Từ hình vẽ có thể thấy, điểm C cách B đoạn b, hình 11a. Nếu ký hiệu độ võng w, có thể
viết:

wx =d =
6l
(
Pbd 2
l − b2 − d 2 ) (a)

Nhìn vào (a) có thể nhận xét rằng, nếu đổi chỗ (hoán đổi) b và d cho nhau, giá trị biểu thức (a)
không thay đổi. Minh hoạ bằng hình, tại hình 14b sẽ thấy rõ, độ võng điểm D1 sẽ đúng bằng độ võng
tại D từ hình 14a.

P3 P4

D C
A B

D C P2

A B
P1

Hình 3.15
A D C B

Hình 3.14
Từ hình 14b chúng ta có thể đi tiếp đến 14c với kết luận khá thú vị, bức tranh tại hình cuối không
gí khác hơn là hình ảnh của 14b sau khi dầm đã quay 180° so với trục đứng. Điểm C1 trùng với D và
D1 chập vào vị trí của C. Và như vậy, độ võng tại C trên hình 14c bằng độ võng D của 14a. Điều này
có nghĩa nếu tải trọng P chuyển từ C đến D, độ võng đo tại D trong trường hợp đầu sẽ nhận giá trị
chính nó tại C trong trường hợp sau. Đây là trường hợp riêng mà Maxwell đã miêu tả.
Trường hợp chung chúng ta cùng xem xét tại ví dụ sau đây, hình 3.15.
Giả sử vật thể tại hình 15 chịu tác động của hai hệ thống lực khác nhau. Trong trường hợp của
trạng thái ứng suất thứ nhất hệ thống lực tác động lên vật gồm P1 và P2, còn trong trạng thái sau sẽ là
P3 và P4. Chuyển vị các điểm theo hướng tác động lực trong trạng thái đầu là δ1, δ2, δ3, δ4, còn trong
trạng thái thứ hai làø δ’1, δ’2, δ’3, δ’4. Thuyết công tương hỗ nêu rằng, công do các lực trong trạng
thái đầu nhân chuyển vị tương ứng trong trạng thái sau bằng công do các lực trong trạng thái sau
với chuyển vị của trạng thái thứ nhất.
Điều này được hiểu dưới dạng công thức:

236
P1δ’1 + P2δ’2 = P3δ3 = Pδ4 (*)
Công biến dạng của vật thể hiện trong trường hợp tất cả lực tác động đồng thời được tính theo
cách thức sau. Có thể thấy ngay rằng năng lượng dạng này không phụ thuộc vào thứ tự tác động lực
mà phụ thuộc vào giá trị của lực ấy. Theo cách đầu chúng ta coi vật bị tác động của P1 và P2 sau đó
P3 và P4. Thế năng tích tụ trong trường hợp đặt lực P1 và P2 tính bằng công thức:
P1δ 1 P2δ 2
+
2 2
Công do các lực P3 và P4 sẽ là:
P3δ 3 P4δ 4'
'

+
2 2
Cần để ý rằng khi áp đặt P3 và P4 điểm đặt các lực trước đó P1 va P2 dịch chuyển δ1’, δ2’. Khi
đó công do chúng tạo ra sẽ là:
P1δ1’ + Pδ2’.
Kết cục, cộng cả ba biểu thức trên chúng ta sẽ nhận được:
Pδ Pδ Pδ Pδ'
'

U = 1 1 + 2 2 + 3 3 + 4 4 + P1δ 1' + P2δ 2


'

2 2 2 2
Theo cách làm thứ hai, đầu tiên áp đặt lực P3 và P4 sau đó mới đến P1 và P2. Kết quả của cách
làm này:
P3δ 3 P4δ 4' P1δ 1 P2δ 4'
'

U= + + + + P3δ 3 + P4δ 4
2 2 2 2
Trường hợp riêng của lý thuyết Maxwell có thể suy diễn từ ví dụ đang nêu. Trạng thái đầu chỉ áp
đặt lực P1 còn trạng thái sau chỉ có một lực tham gia P2. Phương trình (*) giờ có dạng:
P1δ1’ = P2δ2 (**)
Trường hợp chung, giả sử hệ thống lực trong trạng thái thứ nhất, ký hiệu (I), gồm n lực, trạng
thái thứ hai (II) gồm m lực, phương trình cân bằng công theo cách diễn đạt của Maxwell-Betti sẽ là:
n m

∑ ( Pj ) I (δ j ) II = ∑ ( Pi ) II (δ i ) I
j =1 i =1
(3.66)

Nếu P1 = P2 khi đó δ1’ = δ2, điều này có nghĩa chuyển vị do lực P1 gây ra tại điểm đặt lực
P2 theo hướng tác động lực ấy bằng chuyển vị do lực P2 gây ra cho điểm đặt lực P1 theo hướng P1.
Điều vừa phát biểu trùng với minh họa tại hình 12 khi xét cho dầm thẳng.
Ví dụ 1: Dầm dài L ngàm bên phải, tự do đầu trái, chịu tác động lực P đặt tại đầu tự do. Sử dụng quan
hệ hoán đảo Maxwell-Betti để xác định độ võng đầu tự do của dầm công xôn trên khi chịu tác động
lực Q, đặt cách đầu tự do khoảng cách a.
Độ võng đầu tự do khi áp đặt P tính theo công thức quen thuộc từ sức bền vật liệu:

w=
P
6 EI
(2 L3 − 3L2 x + x 3 ) (a)

Trạng thái tác động lực thứ nhất trong trường hợp cụ thể này hãy coi do P gây, còn trạng thái sau
do Q. Từ thuyết hoán đảo có thể viết:
P(δP)Q = Q(δQ)P (b)

237
trong đó (δP)Q – độ võng điểm đặt lực P do Q gây, (δQ)P - độ võng điểm đặt Q do P gây.
Chúng ta có thể biểu diễn (δQ)P theo dạng công thức (a):

(δ Q )P = P (2 L3 − 3L2 a + a 3 ) (c)
6 EI
Và từ (b) có thể viết:

(δ P )Q = P (2 L3 − 3L2 a + a 3 ) (d)
6 EI
Xây dựng đường ảnh hưởng
Thuyết hoán đảo công và chuyển vị giúp chúng ta trong việc xác định trường hợp xấu nhất theo
quan điểm độ bền của kết cấu khi chịu tác động lực di động. Trước khi tìm hiểu các ứng dụng trực
tiếp cho kết cấu thân tàu thủy, máy bay chúng ta cùng xem xét một ví dụ giản đơn, nhiều lần xuất
hiện trong tài liệu này. Dầøm một nhịp dài l, ngàm bên trái, tựa tại gối bên phải, chịu tác động lực tập
trung P đặt tại vị trí cách ngàm khoảng cách x. Vấn đề đang được quan tâm như sau: phản lực X tại
gối bên trái dưới tác động của P di chuyển, có nghĩa x thay đổi từ 0 đến L, sẽ như thế nào? Những
điều có thể rút ra từ đây có thể là, X sẽ đạt cực trị khi x nằm ở vị trí nào trong trường hợp cụ thể này?
Trạng thái thực tế của bài toán được nhận như sơ đồ vừa miêu tả. Chuyển vị ảo tại gối trái dưới
tác động của P tại x được ghi nhận bằng δ. Trạng thái thứ hai, trong đó lực ảo X bằng đơn vị đặt tại
gối trái, gây chuyển vị tại vị trí đặt P sẽ là: X P
1
(l − x ) (2l + x )
A B Ma
2
w= (a)
6 EI
Nguyên lý Maxwell-Betti cho phép viết: δ

X.δ = P.w
w Hình 3.16
Từ đó: X =P (b)
δ
Có thể rút ra kết luận từ biểu thức này: khi dịch chuyển P dọc dầm, phản lực X tỷ lệ với độ võng
w tính theo công thức (a). Hệ quả của kết luận trên sẽ là, đường cong trục dầm trong trạng thái thứ
hai, công thức (b), miêu tả đầy đủ thay đổi của X theo tọa độ đặt lực x. Đường này mang tên gọi
đường ảnh hưởng (influence line)của lực X.
Trường hợp chung, tác động lên dầm không chỉ một thành phần P như vừa đề cập mà là n thành
phần của Pk, k = 1, 2,..., n, công thức xác định phản lực của n lực di động này sẽ là:
1
X = ∑ Pn wn (3.66)
δ

238
Chương 4
XOẮN DẦM
1. XOẮN TRỤC TRÒN
1.1 Xoắn trục
Xoắn tự do dầm tiết diện tròn chịu tác động momen xoắn T, chúng ta sẽ xem xét tại hình 4.1.
Hãy cắt một đoạn dầm ngắn, chiều dài dx, tại mặt cắt dầm tiến hành xem xét ứng suất trên một vành
khuyên, cách tâm bán kính r.

Hình 4.1
Dưới tác động momen xoắn T phân đoạn dầm xoắn và biến dạng. Có thể thấy rằng γ - biến
dạng do cắt (shear strain) tính bằng công thức:
Δφ dφ
γ = lim r =r , trong đó dφ - góc xoắn tại mặt cắt đang khảo sát.
Δx → 0 Δx dx

Nếu ký hiệu θ = có thể viết γ = rθ . Biết rằng biến dạng εxθ = ½ γ, do vậy τxθ = 2Gεxθ.
dx
Ứng suất cắt do xoắn tính từ định luật Hooke sẽ là:
τ = Grθ (4.1)
Nếu biểu diễn momen xoắn tại mặt cắt bằng biểu thức T = ∫ τrdA có thể viết T = Gθ ∫ r 2 dA .
A A

∫r
2
Biểu thức dA chính là momen quán tính trong hệ độc cực. Từ đó:
A

T
T = GJpθ hay là θ=
GJ p
L
Tdx
Góc xoắn tại mặt cắt tính theo biểu thức φ = ∫ .
0
GJ p
T .L
Nếu T = const , khi đó φ = = θ .L , trong đó GJp mang tên gọi độ cứng chịu xoắn (torsional
GJ p
rigidity). Công thức tính ứng suất tiếp tuyến do xoắn Gθr giờ có thể viết:

239
Tr
τ= (4.2a)
Jp
Ứng suất τ tính cho lớp ngoài cùng:
T T
τ= R= (4.2b)
Jp (J p / R )
trong đó Jp/R gọi là mô đun chống xoắn (polar section modulus), ký hiệu Wp hoặc Zp, R – bán kính
trục.
Trạng thái ứng suất của điểm vật chất thuộc lớp ngoài trục tròn giới thiệu tại hình 4.2a . Phân bố
ứng suất tiếp tuyến và ứng suất cắt trình bày tại hình 4.2b.

Hình 4.2b Hình 4.3


Hình 4.2a

Ví dụ sau đây trình bày tính góc xoắn. Xác định góc xoắn trục đường kính d = 8 cm, dài L = 2 m,
hình 4.3, chịu tác động momen xoắn T = 14850 Nm. Mô đun cắt G = 76 GPa.
Momen quán tính Jp = πd4/32 = 128π cm4.
T .L 14580 × 2
ϕ= = = 0,096rad = 5,4 o
GJ p ( )(
76 × 10 128 × 10
9 −8
)
Công thức (4.2b) thường được viết τ = T / Z p . Điều nhận thấy từ biểu thức này, ứng suất τ không
phụ thuộc vào tính chất vật liệu, độ lớn của nó phụ thuộc vào bán kính cách tâm. Nếu tách một thành
phần thuộc trục dx.rdφ, dày dr, cách tâm r để xem xét, có thể thấy rõ trạng thái ứng suất trong trục,
hình 4.4.
σ1 =τ σ2
A τ C
τ τ 45
B D
τ σ2 =-τ σ1
Hình 4.4
Trường hợp này, σx = σy = 0 còn ứng suất chính được xác định theo cách sau:
2
σ x +σ y ⎛σ x −σ y ⎞
σ 1, 2 = ± ⎜⎜ ⎟⎟ + τ 2
2 ⎝ 2 ⎠
Từ đây nhận được σ1 = τ và σ2 = -τ .
Momen quán tính mặt cắt trục hình vành khuyên, đường kính ngoài D, đường kính trong d tính
bằng công thức:

240
πD 3 ⎛
d4 ⎞ πD 3
Jp = ⎜⎜1 − 4 ⎟⎟ , với trục đặc d = 0: Jp =
32 ⎝ D ⎠ 32
Momen chống xoắn trục tròn đường kính D:
πD 3
Zp = ≅ 0,2 D 3
16
mặt cắt hình vành khuyên:
πD 3 ⎛d4 ⎞ ⎛ d4 ⎞
Zp = ⎜⎜1 − 4 ⎟⎟ ≅ 0,2 D 3 ⎜⎜1 − 4 ⎟⎟
16 ⎝ D ⎠ ⎝ D ⎠
Ví dụ 1: Trục truyền momen quay T = 10 kN.m. Chọn đường kính trục đủ bền chịu xoắn, biết rằng
ứng suất cắt giới hạn [τ] = 60MPa.
T
Từ điều kiện đảm bảo độ lớn mô đun chống xoắn Z p = = 167cm 3 có thể tính:
[τ ]
167
D3 = = 835cm 3 . Đường kính trục ít nhất phải bằng D = 3 835 = 9,43cm .
0,2
Ví dụ 2: Trục thép đường kính D = 8cm dùng truyền động cho động cơ điện. Xác định công suất lớn
nhất trục có thể truyền. Biết rằng G = 76 GPa, [τ] = 145MPa, vòng quay động cơ n = 1200v/ph.
Momen quay cho phép tính từ biểu thức :
[τ ]J p 145.10 2 × (π 4 2 / 2)
Tcr = = = 14580 Nm , trong đó R = D/2 = 4cm.
R 4
Công của momen xoắn tính cho một vòng quay bằng W = 2πT. Công suất tính bằng công của
momen T trong một phút sẽ là:
P = 2πn.Tcr
Thay n = 1200v/ph, Tcr = 14580Nm sẽ nhận được:
P = 1832.103 Nm/s hay là 1832 kW.
1.1 Trục chịu tác động momen xoắn dạng chung T(x)
Trường hợp chung, momen xoắn T(x) có dạng bất kỳ: phân bố dọc chiều dài hoặc trên một số
phân đoạn, tập trung vv… Công thức tính góc xoắn tương đối và ứng suất cắt có dạng:

Hình 4.5 Hình 4.6


T ( x) T ( x).r
θ ( x) = τ ( x) =
GJ J

241
Ví dụ 1: Trục làm từ hợp kim nhôm gồm 2 phân đoạn AB và BC, kích thước nêu tại hình 4.6 Trục
ngàm tại A. Momen xoắn tác động trục gồm T1 = 8000 Nm, T2 = 5000 Nm, tập trung tại B và C. Xác
định ứng suất cắt lớn nhất cho mỗi phân đoạn, tính góc xoắn tại C.
Biểu đồ tải trình bày tại hình 4.6c, theo đó TAB = 13000 Nm, TBC = 5000 Nm. Momen quán tính
tính cho đoạn AB với D = 12 cm: JAB = 648π cm4, đoạn BC đường kính trục D = 8 cm: JBC = 128π
cm4.
Ứng suất trong đoạn AB:
T D 13000 × 6
τ max = AB = = 3830 N / cm 4 = 38,3MPa
J AB 2 648π
TAB L AB
ϕB = = 4,91.10 − 2 rad
GJ AB
Tại phân đoạn BC:
T D
τ max = BC BC = 49,7 MPa
J BC 2

ϕC − ϕ B =
TBC LBC
GJ BC
(
= 5.10 3 )( 1
)(
26.10 128π .10
9 −8
= 4,78.10 −2 rad
)
Từ đây tính được:
ϕ C = ( 4,91 + 4,78).10 −2 rad = 5,55 o
1.2 Hệ thống không tĩnh định
Hệ thống không tĩnh định chịu xoắn được xử lý bằng các biện pháp như đã áp dụng cho dầm
uốn không tĩnh định. Hình 4.7 trình bày trục ngàm hai đầu bị tác động momen xoắn tập trung T.
Phản lực gồm 2 momen xoắn TA và TC tại hai ngàm, trong khi chỉ có thể xây dựng phương trình cân
bằng sau:
T A + TC = T
Nếu xét các phân đoạn AB và CD như các trục tự do chúng ta có thể coi T = TA trong phân
đoạn AB và T = TC trong phân đoạn BC, hình 4.7b.

Hình 4.7b

Hình 4.7a

Điều kiện tương thích hình học của kết cấu đòi hỏi rằng xoay mặt cắt tại B, nếu so với A cũng
sẽ giống như so với C:

242
TA a
So với A: ϕ BA =
GJ AB
TC c
So với C: ϕ BC =
GJ BC
Cân bằng hai biểu thức đang nêu:
TA a TC c
=
J AB J BC
Kết hợp với phương trình cân bằng có thể viết:
J a
TC = TA BC
J AB c
Xác định TA:
T
TA =
J a
1 + BC
J AB c
Xác định TC:
T
TC = T − T A =
J c
1 + AB
J BC a
Ứng suất lớn nhất tại mỗi phân đoạn:
T .r T .r
τ AB = AB A ; τ BC = BC C
J AB J BC
Góc xoắn tại B:
T .a.c
ϕB =
G (cJ AB + aJ BC )
1.3 Trục đường kính thay đổi
Trục bị xoắn dưới tác động momen xoắn T, góc xoắn tính theo cách sau. Tổng góc xoắn tất cả
các đoạn trục 1, 2, … với chiều dài tương ứng Li, i = 1, 2, … sẽ là:
TL1 TL2
ϕ= + + L rad
J p1 G J p 2 G
Ứng suất lớn nhất tính tại từng đoạn của trục, đường kính tại vị trí đó d1, d2, …
Td 1 Td 2
τ1 = ; τ = ; L
2 J p1 2J p2
Ví dụ 1 Trục làm từ ống hợp kim nhôm ký hiệu A, đường kính trong 20 mm, đường kính ngoài 25 mm,
hàn với ống bằng vật liệu nhóm N đường kính trong 10 mm, đường kính ngoài 20 mm, hình 4.8. Độ
bền xoắn vật liệu nhóm A [τA] = 35 MPa, nhóm N [τN] = 75 MPa. Mô đun đàn hồi xoắn GA = 30
GPa, GN = 80 GPa. Xác định momen xoắn lớn nhất mà kết cấu chịu được. Xác định chiều dài trục,
với điều kiện LN = 2LA , trục bị xoắn 5°.

243
Đặc trưng hình học trục:
( )
J pA = π 12,5 4 − 10 4 / 2 = 14,726.10 3 mm 4 ;
J pN = π (10 4
)
− 5 4 / 2 = 22,641.10 3 mm 4 ;
Momen xoắn lớn nhất tại mỗi đoạn trục:

Đoạn A: T A =
[τ A ]J =
75.22,64.10 3
= 110,45 Nm
r 10 Hình 4.8

Đoạn N: TN =
[τ N ]J =
35.14,73.10 3
= 63,4 Nm
r 12,5
Momen TN trong trường hợp này có giá trị bé hơn so với TA, là momen giới hạn, dùng cho các
phép tính tiếp theo:
⎛ L ⎞ ⎛ L ⎞ ⎡⎛ 2 ⎞ ⎛ 2 ⎞ ⎤
ϕ = T⎜ ⎟ + T⎜ ⎟ = TL ⎢⎜ ⎟ +⎜ ⎟ ⎥
⎝ GJ ⎠ A ⎝ GJ ⎠ N ⎣⎝ GJ ⎠ A ⎝ GJ ⎠ N ⎦
Có thể xác định chiều dài đoạn N từ công thức cuối:
ϕ
LA =
⎡⎛ 2 ⎞ ⎛ 2 ⎞ ⎤
T ⎢⎜ ⎟ +⎜ ⎟ ⎥
⎣⎝ GJ ⎠ A ⎝ GJ ⎠ N ⎦
Sau khi thay thế ϕ = 5.π / 180 = 0,0873rad vào phương trình đang nêu có thể xác định:
LA = 408,9mm; LN = 817,8mm.
2 XOẮN DẦM MẶT CẮT BẤT KỲ: XOẮN SAINT VENANT
Xoắn dầm trụ, mặt cắt hình dạng bất kỳ được St. Venant 2 giải từ năm1855 sẽ được nhắc lại
trong phần này. Hãy ký hiệu diện tích mặt cắt dầm A, chiều dài dầm L. Dầm ngàm chặt một đầu, bị
tác động momen xoắn Mt tại đầu tự do. Giả thuyết được đưa ra đầu tiên là dầm bị xoắn như vật cứng
chịu xoắn, có nghĩa hình dạng các mặt cắt ngang không thay đổi sau khi xoắn. Tuy nhiên khác với
xoắn trụ tròn, các mặt cắt ngang phẳng trước khi bị xoắn sẽ bị vênh (warping) sau xoắn. Dịch chuyển
theo trục Ox của các điểm trong mặt phẳng, trừ tiết diện hình tròn, không đều nhau. Phương trình
chuyển vị được hiểu như sau, hình 4.9.
z P'
u = u ( y, z ) ⎫ dw
⎪ P
dv = −θdx.z ⎬ Q dv (a)
θd

dw = θdx. y ⎪⎭
x

y
O
còn đạo hàm của chúng có dạng:
∂v ⎫
= −θz ⎪
∂x (b)
∂w ⎬
= θy ⎪ Hình 4.9
∂x ⎭
Từ quan hệ biến dạng-chuyển vị có thể thấy rằng:

2
Barré de Saint-Venant (1797-1886) nhà toán học, kỹ sư Pháp.

244
∂u ∂v ∂w
εx = = 0; εy = = 0; εz = =0 (c)
∂x ∂y ∂z
Từ giả thuyết các mặt cắt xoay song không thay đổi hình dạng cho phép viết:
1 ⎛ ∂w ∂v ⎞
γ yz = ⎜⎜ + ⎟=0 (d)
2 ⎝ ∂y ∂z ⎟⎠
Trong khi đó biến dạng góc γxy, γxz được hiểu theo cách sau đây:
1 ⎛ ∂u ∂v ⎞ 1 ⎛ ∂u ⎞
γ xy = ⎜⎜ + ⎟⎟ = ⎜⎜ − θz ⎟⎟
2 ⎝ ∂y ∂x ⎠ 2 ⎝ ∂y ⎠
1 ⎛ ∂u ∂w ⎞ 1 ⎛ ∂u ⎞
γ xz = ⎜ + ⎟= ⎜ + θy ⎟ (e)
2 ⎝ ∂z ∂x ⎠ 2 ⎝ ∂z ⎠
Trong mặt cắt bất kỳ các thành phần ứng suất suy từ quan hệ ứng suất-biến dạng sẽ là: σx = σy
= σz = τyz = 0. Chỉ có hai ứng suất khác 0 sau đây:
⎛ ∂u ⎞⎫
τ xy = 2Gγ xy = G⎜⎜ − θz ⎟⎟⎪
⎝ ∂y ⎠⎪ ⎬ (f)
⎛ ∂u ⎞⎪
τ xz = 2Gγ xz = G ⎜ + θy ⎟
⎝ ∂z ⎠⎪⎭
Từ phương trình cân bằng nêu tại “Lý thuyết đàn hồi” , với trường hợp σx = 0 có thể viết được
phương trình:
∂τ xy ∂τ xz
+ =0 (g)
∂y ∂z
Bài toán xoắn nhằm xác định hai ứng suất khác 0, liên tục trong y và z, hiểu theo cách của St
Venant được xem xét theo hai đường khác nhau: (1) Bài toán đầu tiên sử dụng hàm ứng suất trong
phân tích ứng suất, biến dạng. (2) Bài toán thứ hai nêu mối quan hệ hàm vênh, miêu tả chuyển vị dọc
trục Ox các điểm vật chất tại mặt cắt ngang dầm với các đại lượng liên quan ứng suất, biến dạng dầm.
2.1 Sử dụng hàm ứng suất ψ(y,z).
Hàm ứng suất ψ(y,z) được hiểu theo nghĩa sau:τxy ≡ (∂ψ/∂z); τzx ≡ (-∂ψ/∂y). Hàm Prandtl ψ(y,z)
phải thỏa mãn các điều kiện ghi tại (f), hay là:
∂ψ ⎛ ∂u ⎞⎫
= G⎜⎜ − θz ⎟⎟ ⎪
∂z ⎝ ∂y ⎠ ⎪⎬ (h)
∂ψ ⎛ ∂u ⎞
= G ⎜ + θy ⎟⎪
∂z ⎝ ∂z ⎠⎪⎭

∂ 2ψ ⎛ ∂ 2u ⎞⎫
= G ⎜
⎜ ∂y∂z − θ ⎟⎟ ⎪
∂z 2 ⎝ ⎠⎪
⎬ (h’)
∂ψ2
⎛∂ u2
⎞⎪
= G ⎜
⎜ ∂y∂z + θ ⎟
⎟⎪
∂z 2 ⎝ ⎠⎭
Cọng hai phương trình cuối này có thể nhận được:

245
∂ 2ψ ∂ 2ψ ⎛ ∂ 2u ∂ 2u ⎞
+ = −2Gθ + G ⎜⎜ − ⎟⎟
∂y 2 ∂z 2 ⎝ ∂z∂y ∂z∂y ⎠
∂ 2ψ ∂ 2ψ ∂2 ∂2
Từ đó + = −2Gθ hay là ∇ 2ψ = −2Gθ , trong đó ∇ 2 = + .
∂y 2 ∂z 2 ∂y 2 ∂z 2
Phương trình này có tên gọi phương trình Poisson. Trong biểu thức (-2Gθ), θ là góc xoắn đơn vị
(unit angle of twist), G- mođun đàn hồi xoắn.
Để xác định hàm ứng suất Prandtl ψ(y,z) cần thiết thỏa mãn các điều kiện biên bài toán. Thỏa
mãn ψ(s) = 0 trên biên, cần thiết thực hiện các phép tính liên quan. Từ hai phương trình này có thể
viết biểu thức cho đạo hàm riêng của ψ theo pháp tuyến n là ∂ψ/∂n, hoặc theo phương tiếp tuyến s
∂ψ/∂s.
∂ψ ∂ψ ∂y ∂ψ ∂z ∂ψ ∂ψ ∂y ∂ψ ∂z
τ zn = =− + và τ zs = =− +
∂n ∂y ∂n ∂z ∂n ∂s ∂y ∂s ∂z ∂s
∂ψ ∂ψ
cos(n,y) - cos(n,z) = 0. (i)
∂z ∂y
∂ y ∂z ∂z ∂y
trong đó cos(n,y) = cos( s,z) = = , cos(n,z) = - cos( y,z) = = -
∂ n ∂s ∂n ∂s
∂ψ ∂z ∂ψ ∂y ∂ψ
và: − = =0 (j)
∂ z ∂s ∂y ∂ s ∂ s
Từ điều kiện nhất quán chuyển vị u cho phép viết:
∂u ∂u
∫ ∂y dy + ∂z dz = 0 (k)

sau khi thay thế biểu thức cuối sẽ là:

∫ [ τxycos(y,s) + τzxcos(z,s)] ds = Gθ ∫ [ ycos(y,n) + zcos(z,n)] ds (l)


Phương trình cuối được tính chuyển sang phương trình tương đương sau:

∫ τcos( τ,s ) ds = Gθ.(2A) (m)


trong đó A- diện tích tiết diện đang xét.
Như vậy điều kiện nhất quán cho chuyển vị u(y,z) được thể hiện:
∂ψ
∫ ∂n ds = −2GθA (n)

Momen xoắn và hàm Prandtl liên hệ qua công thức:


T = − ∫∫ (τ xy z − τ zx y )dydz =
A

∂ψ ∂ψ ∂ ( zψ ) ∂ ( yψ )
- ∫∫
A
(z
∂z
+y
∂y
)dydz = ∫∫ A
{
∂z
+
∂y
}dydz + 2 ∫∫ ψdydz
A

Từ đó hàm miêu tả quan hệ momen xoắn và hàm Prandtl có dạng:


T = ∫∫ 2ψ ( y, z )dydz (o)
A

246
Trong lý thuyết đàn hồi cổ điển thường sử dụng hằng số St. Venant cho trường hợp xoắn tiết diện
bất kỳ của dầm. Nếu ký hiệu J - hằng số xoắn theo nghĩa St. Venant, độ cứng chống xoắn (torsional
rigidity) được hiểu là C = GJ, góc xoắn θ = T /(GJ ) có thể hiểu ý nghĩa của J ≡ T /(Gθ ) . Thứ
nguyên của J là thứ nguyên dùng cho momen quán tính mặt cắt. Từ quan hệ này có thể viết:
4
J = 2 ∫∫ψdydz (p)
∇ψ A
Nếu áp dụng cách viết quen thuộc T = C. θ, θ = T / C , độ cứng C sẽ là:
C = 2G ∫∫ψdydz (q)
A

Ví dụ 3: Xoắn dầm với tiết diện ellip


Tiết diện dầm được miêu tả dạng hàm ellip:
y2 z2
+ =1 (a)
a2 b2
∂ 2ψ ∂ 2ψ
Phương trình vi phân + 2 = ∇2ψ = -2Gθ và điều kiện biên cho phép tìm hàm ψ dạng:
∂y 2
∂z
⎛ y2 z2 ⎞
ψ ( y, z ) = A⎜⎜
2
+ 2 − 1⎟⎟ (b)
⎝a b ⎠
Thay hàm vừa xác lập vào phương trình Poisson có thể xác định hằng số A:
2a 2
A = −Gθ 2 (c)
a + b2
Từ đó:

a 2b 2 y2 z2 ⎞
ψ = Gθ ⎜⎜1 − 2 − 2 ⎟⎟ (d)
a2 + b2
⎝ a b ⎠
Theo cách làm này ứng suất cắt tính từ đạo hàm riêng của hàm Prandtl:
2a 2 2b 2
τ xy = −Gθ z ; τ zx = Gθ y; (e)
a2 + b2 a2 + b2
Momen xoắn dầm tính theo công thức:
2a 2 b 2 ⎛ y2 z2 ⎞ πa 3 b 3
T = 2∫∫ψdydz = Gθ 2
a + b 2 ∫∫ ⎜⎝ a 2 b 2 ⎟⎠
. ⎜1 − − ⎟dydz = Gθ 2 ; (f)
a + b2
Tương tự trường hợp trước, độ cứng tính cho xoắn dầm tiết diện ellip sẽ là:
πa 3b 3
C =G (g)
a2 + b2
Ứng suất cắt toàn phần xác định theo công thức:
2a 2 b 2 y2 z2
τ x = τ +τ2
xy
2
zx = Gθ 2 + (h)
a + b2 a4 b2 Hình 4.10
Nếu a > b τx đạt giá trị cực đại tại các góc trục bé ( z = ± b):

247
2a 2 b 2 2T
τ max = ±Gθ =± (i)
a +b
2 2
πab 2
Chuyển vị u trong trường hợp này, tính theo cách đã dẫn:
∂u ∂u
= 3 3 (b 2 − a 2 )z; = 3 3 (b 2 − a 2 )y
2T 2T
∂y πa b G ∂z πa b G
Sau tích phân hai hàm đang xem xét có dạng:

u = 3 3 (b 2 − a 2 )zy + f ( z ); u = 3 3 (b 2 − a 2 )yz + f ( y )
T T
πa b G πa b G
Thoả mãn điều kiện rằng hàm u mang gía trị độc nhất tại điểm, hàm f(y) phải bằng hàm f(z), bằng
0. Từ đó có thể viết hàm chuyển vị u, hay còn gọi hàm vênh:
a2 − b2
u =T yz . (j)
πa 3 b 3 G
2.2 Xoắn dầm mặt cắt hình chữ nhật
Sử dụng cách làm kinh điển trên có thể xác định hàm ứng suất Prandtl, các hệ số St. Venant và
ứng suất trong tiết diện dầm có cạnh axb.

Hình 4.11b

Hình 4.11c
Hình 4.11a
Lợi dụng tính đối xứng qua hai trục của bài toán có thể tìm hàm ứng suất dưới dạng chuỗi:

kπy
ψ(y,z) = ∑
k =1, 3,...
s k ( z ) cos
b
(a)

∂ 2ψ ∂ 2ψ
Hàm Prandtl: + 2 = ∇2ψ = -2Gθ
∂y 2
∂z

kπy
Hãy đặt − 2Gθ = ∑
k =1, 3,...
Ak cos
b
(b)

8Gθ kπ
Ak = − sin (c)
kπ 2
Phương trình vi phân bậc 2 suy ra từ quan hệ trên:
2
⎛ kπ ⎞
s ( z) − ⎜ ⎟ s k ( z ) = Ak
''
k
⎝ b ⎠
Nghiệm của phương trình viết dưới dạng:

248
2
⎛ b ⎞ kπz kπz
s k ( z ) = −⎜ ⎟ Ak + C k cosh + Dk sinh
⎝ kπ ⎠ b b
Xử lý điều kiện biên ψ(s) = 0, cho biên ngoài cùng, sẽ xác định được các hằng số Ck, Dk.
Tại z = ± a/2 hàm ψ(y, ± a/2 ) = 0, và theo đó sk(± a/2) = 0.
Kết quả tính cho thấy: Dk = 0;
2
⎛ b ⎞ Ak
Ck = ⎜ ⎟ (f)
⎝ kπ ⎠ cosh kπa
2b
Hàm sk(z) giờ đây có thể viết:

sin
8Gθb 3
2 ⎛⎜ cosh kπa − cosh kπz ⎞⎟
sk ( z) = × (g)
(kπ ) 3
kπa ⎝ 2b 2b ⎠
cosh
2b
Hàm Prandtl tìm dưới dạng:
⎡ kπ kπ kπz ⎤
⎢ 8Gθb 3 sin sin cosh ⎥

2 cos kπ y ∞
2 b cos kπ y
Ψ(y,z) = ⎢ ∑ − ∑
kπa
⎥ (h)
⎢ (kπ )
3 3
k b k =1,3,... b ⎥
k =1, 3,...
k 3 cosh
⎢⎣ 2b ⎥⎦
hay là:
kπ kπz
⎡⎛ ⎞ 2 ⎤ 8G θ a 2 sin cosh
ψ ( y, z ) = Gθ ⎢⎜ ⎟ − y 2 ⎥ − b cos kπy

× ∑ 2 (i)
⎣⎢⎝ 2 ⎠ ⎦⎥ π 3
kπa b
k =1, 3,...
k 3 cosh
2b
Momen xoắn và phương trình Prandtl có mối liên hệ T = 2∫∫ψdydz, và như vậy quan hệ giữa góc
xoắn với momen xoắn thể hiện như sau:
⎡ 64 ∞
1 kπa ⎤
T = ⎢Gb 3 a − 5 Gb 4 ∑ 5 tanh ⎥ (j)
⎣ π k =1, 3,... k 2b ⎦
T
Từ đó θ =
C
trong đó :
1 64 ∞
1 kπa
C=
3
Gb3a - 5 Gb4
π

k =1, 3,... k
5
tanh
2b
(k)

Với các mặt cắt với a/b ≥ 5, độ cứng C chỉ cần giữ lại phần đầu của biểu thức bên phải công
thức cuối, trong khi vế thứ hai giảm đến gần 0.
1
C= Gb3a. (l)
3
Với mặt cắt hình chữ nhật và a >ba, ứng suất lớn nhất tính từ các công thức trên sẽ là:

249
8Gθ ∞
1 1
τ max = Gθb −
π kπa
2
b ∑
k =1, 3,... k
(m)
cosh
2b
Trường hợp a/b ≥ 5 giá trị này sẽ là τmax = Gθ b.
2.3 Xoắn dầm mặt cắt dạng thành đứng mảnh
Mặt cắt dầm đang quan tâm chiều rộng hay chiều dày t, chiều cao b, thỏa mãn điều kiện b >> t.
Giải bài toán này nên thông qua cách xử lý màng mỏng tương tự. Trường hợp này thay vì giải bài
toán xoắn dầm chúng ta sẽ giải kết cấu có mặt cắt ngang hình chữ nhật, chiều lớn, chiều rộng hẹp,
hình 4.12a.

Hình 4.12
Hệ tọa độ Descartes xây dựng như trình bày tại hình 4.12a. Theo cách xây dựng mô hình vật lý
tương tự trình bày tại sách [1] màng mỏng này chịu áp suất p và bị chuyển vị ngang, hình 12.4b và
12.4c. Đường bao có cùng giá trị chuyển vị mặt cắt dạng này trình bày tại hình 12.4d.
Phương trình chuyển vị màng mỏng biểu diễn bằng quan hệ:
∂2w p
=− (a)
∂y 2
F
Để ý rằng w giờ đây là hàm của chỉ y. Theo cách này phương trình của phép tương tự giành cho
hàm ứng suất Prandtl ψ = ψ ( y ) sẽ là:
d 2ψ
= −2Gθ (b)
dy 2
Điều kiện biên:
ψ ( y = ±t / 2 ) = 0

ψ y =t / 2
=0 =0 (c)
dy y =0

Tích phân phương trình (a), thay giá trị vào điều kiện biên (c) sẽ nhận được quan hệ:
ψ ( y ) = Gθ (t 2 / 4 − y 2 ) (d)
Từ phương trình T = 2∫ ψ ( y )dA và điều kiện biên xác định:
A

∫ [(t ) ] (t )
a/2 t/2 a/2
T = Gθ ∫ 2
/ 4 − y 2 dy dz = 2Gθ ∫ 3
/ 4 − t 3 / 12 dz
− a / 2 −t / 2 −a / 2

250
T = Gθbt 3 / 3 (e)
Độ cứng chống xoắn T/θ:
T bt 3 bt 3
=G = G.C với C = (f)
θ 3 3
Ứng suất cắt xác định từ quan hệ:
∂ψ ∂ψ
τ xy = = 0; τ xz = − = 2Gθy (g)
∂z ∂y
2Ty 2Ty
Hay là τ xz = 3
= (h)
bt / 3 C
Ứng suất lớn nhất nằm tại mép y = ± t/2:
T.t
τ max = ± (i)
C
2.4 Hàm vênh (warping function) St. Venant
Nếu ký hiệu ϕ - góc xoay tại mặt cắt tại tọa độ x, chuyển vị điểm trong mặt cắt tính theo công
thức:
v = −ϕz ⎫
⎬ (a)
w = ϕy ⎭
Trong khuôn khổ phương pháp nửa ngược, nên giả thiết rằng chuyển vị do vênh u tỷ lệ thuận

dϕ/dx: u = ω ( y, z ) . Hàm ω(y, z) có tên gọi hàm vênh (warping function).
dx
Trong mặt cắt bất kỳ các thành phần biến dạng suy từ quan hệ biến dạng-ứng suất sẽ la: εx = εy
= εz = γyz.
dϕ ⎛ ∂ω ⎞
γ xy = ⎜⎜ − z ⎟⎟
dx ⎝ ∂y ⎠
dϕ ⎛ ∂ω ⎞
γ xz =⎜ + y⎟ (b)
dx ⎝ ∂z ⎠
Các hàm ứng suất tính từ quan hệ:
σx = σy = σz = τyz = 0
dϕ ⎛ ∂ω ⎞
τ xy = G ⎜⎜ − z ⎟⎟
dx ⎝ ∂y ⎠
dϕ ⎛ ∂ω ⎞
γ xz = G ⎜ + y⎟ (c)
dx ⎝ ∂z ⎠
Diễn tả cụ thể, hàm vênh thỏa mãn điều kiện:
∂ 2ω ∂ 2ω
+ 2 = ∇ 2ω = 0 (d)
∂y 2 ∂z
cùng điều kiện biên biên.
Quan hệ giữa momen xoắn T và ứng suất như đã nêu trên, được biết là:

251
T = − ∫∫ (τ xy z − τ zx y )dydz (e)
A

Từ đây có thể viết:


dϕ ⎡⎛ ∂ω
⎞ ⎛ ∂ω ⎞ ⎤
T =G
dxA
∫∫ ⎢⎣⎜⎝ ∂z
+ y ⎟ y − ⎜⎜
⎠ ⎝ ∂y
− z ⎟⎟ z ⎥dydz
⎠ ⎦
(f)

3 XOẮN DẦM THÀNH MỎNG


Dầm thành mỏng khi bị xoắn có thể trải qua hai dạng thức xoắn không giống nhau: xoắn tự do và
xoắn vênh (with warping).
Trong phần lý thuyết đàn hồi đã đề cập cách tính ứng suất xoắn cho dầm thành mỏng, kết cấu hở,
dạng xoắn tự do. Momen xoắn liên hệ với góc xoắn trong trường hợp này tính theo công thức:

T = GJ (4.3)
dx
Với mặt cắt hở do nhiều đoạn tiết diện hình chữ nhật dầy ti, rộng bi tạo thành, với i =1,2,....
Momen quán tính J tính bằng tổng của momen quán tính từng đoạn:
bi t i3
Ci = (4.4)
3
Ti
Góc quay đoạn thứ i tính theo công thức θ i = . Nếu coi rằng góc quay này không đổi trên
GCi
tất cả các thanh cấu thành mặt cắt chúng ta có thể viết:
T1 T T
= 2 =L= n =θ
GC1 GC 2 GC n
Bằng cách này moment xoắn thanh thứ i sẽ là Ti = GCiθ . Công thức tính momen xoắn:
n n
T = Gθ ∑ C i = GCθ , với C = ∑ C i
i =1 i =1

Ci
Ti = T
C
Ứng suất lớn nhất đọc tại điểm giữa mỗi chiều dài bi,
tính bằng công thức:
dθ T ti Hình 4.11
τ i ,max = ±Gt i hoặc τ i ,max = ± (4.5)
dx C
Ứng suất xoắn lớn nhất trong trường hợp này tương ứng với chiều dầy lớn nhất của thành, trong
mặt cắt đang xét.
Dạng thức xoắn vênh dầm thành mỏng đặc trưng như tại hình .
Ví dụ 1: Xác định ứng suất cắt lớn nhất do momen xoắn T = 200 N.m xoắn đầu dầm thép hình
L76x76x6,4 (mm) dài 1,2m bị ngàm đầu phía kia. Mô đun cắt vật liệu G = 76GPa.
Độ cứng C tính bằng tổng của độ cứng hai nhánh thép hình:
1 M 1
C = GJ = ∑ t i3 bi = 2 × 6,4 3 × 72,8 = 1,27 × 10 4 mm 4
τ

3 i =1 3

Hình 4.12
252
Ứng suất tính theo công thức (4.5):
3T .ti 200 × 103 × 6,4
τ= = = 101N / mm 2
1,27 × 104
∑t
3
i bi
i

T×L 200 × 10 3 × 1200


Góc xoắn dầm θ = = = 0,249rad = 14,3o
G × C 76 × 10 3 × 1,27 × 10 4
Kết cấu thành mỏng, khép kín tồn tại song song với kết cấu thành hở trong kết cấu thân máy bay,
tàu thủy. Trường hợp kết cấu khép kín đơn giản nhất và cũng thường gặp là kết cấu hai miền bị ngăn
cách bằng một vòng thành mỏng. Không gian giới hạn trong vòng kín gọi là miền trong, còn khoảng
không tính từ biên ra ngoài là miền ngoài. Vòng kín được đặt trong hệ tọa độ y0z. Chiều dầy thành của
vòng t(s), đường tâm của thành mỏng ký hiệu s và là vòng khép kín.

A C
B D Mt
Hình 7 z x ds

r
φ
dx s
A τ 2 C O
y

rcosφ
t2
ds

B
τ1 D (1 / 2 )r .c o s φ d s
t1

Hình 4.14
Hình 4.13

Phân bố ứng suất kết cấu thành mỏng có đặc tính như sau, giá trị τ không thay đổi trên suốt chiều
dày thành, hình 8. Chúng ta có thể viết công thức cân bằng lực dạng sau đây τ1t1dx - τ2t2dx = 0 hay
là:
τ1t1 = τ2t2 = τ .t = f (4.10)
Đại lượng f gọi là dòng lực cắt (shear flow), đơn vị đo là lực/chiều dài đơn vị.
Ứng suất cắt có thể xác định qua quan hệ (4.10):
f
τ= (4.11)
t (s)
Từ công thức trên có thể thấy ứng suất đạt giá trị lớn nhất tại khu vực mà t(s) có giá trị nhỏ
f
nhất: τ max = 1 (4.12)
t min
Có thể tính thành phần momen xoắn từ hình 8: dT = τ.t.ds = q.ds. Từ đây có thể tính momen
xoắn tại mặt cắt:
T = ∫ r cos φqds = q ∫ r cos φds
Trong công thức này, biểu thức r.cosφ.ds như thấy rõ tại hình 8, là 2 lần diện tích hình tam giác
được gạch chéo. Theo cách trình bày này T = τ .t ∫ r cos φds = τ .t.(2 A ) , trong đó A - diện tích trong
s

253
vòng tâm vành thành mỏng. Công thức còn được hiểu theo nghĩa: T = 2 A f, với f = τ.t như đã giới
thiệu tại (4.10). Từ đó:
T
f = (4.13)
2A
Thay f vào biểu thức tính ứng suất (4.11) sẽ nhận được công thức tính τ:
T
τ= (4.14)
2 A.t ( s)
Ứng suất lớn nhất suy từ biểu thức cuối:
T
τ max = (4.15)
2 A.t min
Ví dụ 2: Xác định ứng suất cắt do xoắn trong ống thép dài 0,5m, đường kính ngoài D = 125mm, thành
ống dày t = 5mm, chịu momen xoắn T = 1kN.m. Biết rằng mô đun đàn hồi vật liệu E = 200GPa, hệ số
Poisson υ = 0,29.
Đường kính trung bình của ống dm = 125 – 5, còn bán kính trung bình r = 120/2 = 60mm. Diện
tích vòng tròn bán kính r tính bằng quan hệ:
A = πr2 = π(0,06)2 = 1,131.10-2 m2.
T 1000
Ứng suất do xoắn τ = = = 8,84 × 10 6 N / m 2
2 A.t ( s) 2 × 0,01131 × 0,005
T ds
Từ phương trình xác định ứng suất toàn bộ theo hướng tiếp tuyến ∫
2 A s t ( s)
= 2GθA, suy ra

T = 2GθSA (2 A )
1
. Khi áp dụng công thức T = C. θ, hoặc T = GIt. θ cho trường hợp này, độ
ds
∫s t (s)
1 4A 2
cứng C = G.It được tính bằng: C = 4GA 2 còn momen quán tính It : I t = . (4.16)
ds ds
∫s t (s) ∫s t ( s)
Với ống tròn, chiều dầy ống t, công thức tính C hoặc It có dạng:
4GA 2 t 4 A 2t S2
C= , Iτ = , trong đó: S = 2πr; A = πr 2 = (4.17)
S S 4
GS 3 t S 3t
Nếu ký hiệu độ cứng vòng tròn C 0 = hoặc I = , chúng ta có thể so sánh chúng với
4π 2
0
4π 2
độ cứng C1 hoặc momen quán tính I1 của tiết diện hình chữ nhật cạnh axb, có cùng diện tích S. Tỉ lệ
giữa a:b = γ.
Sγ S S 2γ
Từ các phép tính a = ; b= ; A= có thể xác định:
2(1 + γ ) 2(1 + γ ) 4(1 + γ ) 2
GS 2 tγ 2 S 2 tγ 2
C1 = II =
4(1 + γ ) 4 4(1 + γ ) 4

254
C0 I (1 + γ ) 4
Từ đó : = = 2 2
C1 I 1 π γ
Với trường hợp tiết diện hình vuông a : b = γ = 1, tỉ lệ trên đây đạt 1,6 lần.
Ví dụ 3: Tính ứng suất cắt khung làm bằng hợp kim nhôm, kích thước đo bằng mm như trình bày tại
hình 9, chịu momen xoắn T = Mt = 9000Nm. Biết rằng G = 26GPa. Xác định góc xoắn khung.
100m m
A z B

Mt

t=10
t=9

50mm
y
O
t=6

D C

Hình 4.15
Diện tích sector Aω = 50.100 = 5000mm3.
T 9.10 6
Cường độ dòng ứng suất cắt: f = = = 900 N / mm
2 Aω 10.10 3
T f
Áp dụng công thức tính τ i = = i có thể tính được các giá trị sau:
2 Aω .t i t i
900
Đoạn AB: τ = = 90 MPa
10
900
Đoạn BC: τ = = 150 MPa
6
900
Đoạn CD: τ = = 90 MPa
10
900
Đoạn DA: τ = = 100 MPa
9
T ds T 4
si
Và θ = 2 ∫ = 2 ∑
4 Aω G t 4 Aω G i =1 t i
= 1,173.10 − 4 rad / mm = 6,73 o / m

Ví dụ 4: Dầm thành mỏng, kết cấu kín, mặt cắt ngang hình chữ nhật, rộng 300mm, cao 100mm, chiều
dày thành 3mm, chịu momen xoắn T. Xác định giá trị momen xoắn giới hạn nếu nhận rằng ứng suất
tiếp cho phép [τ] = 60 MPa.
Lời giải
Diện tích sec tơ của mặt cắt ngang dầm thành mỏng:
Aω = 2.30.10 = 600 cm2.
Ứng suất tiếp lớn nhất:
T T
τ max = = ≤ 6.10 7 N / m2
Aω t 0,06.10 −3
Từ đó: T = 6.107.1,8.10-4 = 1,08.104 N.m = 10,8 kNm
Xoắn dầm với tiết diện đa miền (multi-cell section)

255
Mặt cắt nhiều miền cách nhau bằng các thành mỏng có thể thấy rõ trên các ví dụ đầu chương này.
Tàu dầu có một vách dọc, boong kín, chia mặt cắt làm thành hai miền trong và cùng một miền ngoài.
Phương pháp tính để xác định ứng suất xoắn không khác nhiều so với trường hợp tính cho mặt
cắt hai miền như vừa trình bày. Điểm khác cơ bản chỉ nằm ở chỗ, thay vì các hàm f0, f1 dùng trong
trường hợp chỉ có một vòng kín s, trong trường hợp nhiều vòng kín cùng tham gia vào thành phần kết
cấu, các hàm dòng cắt cũng tăng theo, và công thức tính ứng suất xoắn trong một vị trí cụ thể tại
f − fk
cung si, sẽ có dạng: τ i = i (4.18)
t (si )
trong đó fi - giá trị hàm dòng cắt mép trong của miền do si khép kín, fk - giá trị hàm cắt bên cạnh. Công
thức trên được thể hiện vào việc tính ứng suất cho mặt cắt gồm ba miền, như ví dụ minh họa sau đây.
Trong ví dụ này ký hiệu α thay chỗ θ.
f 1 ds f1 − f 2
∫sτ1 ds = 1−∫2−3 t (s) + 3∫−1 t (s) ds = 2GA1α
s2
3 4
f 2 f 1 ds f − f2 s1
∫ τds = ∫
s2 t ( s)
+ ∫ 1
t ( s)
ds = 2GA1α
2
f1
A1
f2 f3
A3 6
1− 3 3−1 A2

f 2 − f1 ds f f − f3 f
∫ τds = ∫
S2
1−3
t (s)
+ ∫ 2 ds + ∫ 2
3− 4
t (s) 4_5
t (s)
ds + ∫ 2 ds = 2GA2α
5 −1
t (s)
1 5 s3

f 3 − f 2 ds f2 Hình 4.16
∫ τds =
S3 ∫ t (s) 4−∫5−6 t (s)
5− 4
+ ds = 2GA3α

Sau tích phân theo các cung được đánh số thứ tự, hệ phương trình trên trở thành hệ 3 phương trình
chứa ba ẩn số fi, i=1,2,3 sau:
ds ds
f1 ∫S1 t ( s)
- f2 ∫
3−1
t ( s)
= 2GA1α

ds ds ds
-f1 ∫
1− 3
t ( s)
+ f2 ∫ S 2 t ( s)
- f3 ∫
4 −5
t ( s)
= 2GA2α

ds ds
f3 ∫
S 3 t ( s)
- f2 ∫
5− 4
t ( s)
= 2GA3α

Giá trị f1, f2, f3 được thay vào biểu thức tính sau:
T = 2(f1A1 + f2A2 + f3A3),
T
Từ đó sẽ tính ứng suất τ theo công thức Bredt như đã trình bày: τ =
2 Aω .t ( s )
Ví dụ 1: Áp dụng các công thức phần đang nêu này tính ứng suất xoắn trong mặt cắt ngang kết cấu đốc
nổi làm từ thép các-bon, với mô đun đàn hồi E = 200GPa, hệ số Poisson υ = 0,3. Momen xoắn tại
mặt cắt đang xem xét T = 1000 kNm.

256
7 9

3,5m 6,5m 6m

15m
5 3 1
f3

f1

5m
f2

8 6 4 2
32m

Hình 4.17 Mặt cắt ngang đốc nổi


Chiều dài các đoạn thẳng đo từ thiết kế: l1,2 = 5000mm; l 1,3 = 6000mm; l 3,5 = 6500mm; l 7,8 =
15000mm; l 7,9 = 3500mm; l 2,8 = 16000mm;
Chiều dày tấm t1,2 = t3,4 = t6,9 = t7,8 =10mm; t1,5 = 12mm; t2,8 = 15mm; t7,9 = 20mm;
Lợi dụng tính đối xứng mặt cắt ngang, chỉ sử dụng một nửa mặt cắt khi tính. Theo sơ đồ tại hình
vẽ trên, tiến hành các phép tích phân sau:
q1 (q1 − q 2 )ds q1 ds
∫2−4 t (s)ds + 4∫−3 t (s) + 3∫−1 t (s) = 2GA1θ
q 2 ds q − q3 q ds q − q1

4−6
+ ∫ 2
t ( s ) 6 −5 t ( s )
ds + ∫ 2 + ∫ 2
5−3
t ( s ) 3− 4 t ( s )
ds = 2GA2θ

q3 ds q ds q ds q ds q − q2

6 −8
+ ∫ 3 + ∫ 3 + ∫ 3 + ∫ 3
t ( s ) 8− 7 t ( s ) 7 −9 t ( s ) 9 −5 t ( s ) 5− 6 t ( s )
ds = 2GA3θ

ds l km
Vì rằng tấm có chiều dày không đổi trên mỗi đoạn tính, tích phân ∫ t
k − m km
=
t km
được đưa về dạng

l km
các tích , kết quả hệ phương trình gồm 3 phương trình, 3 ẩn số sẽ như sau:
t km
[b]{q} = 2Gθ {A} = {d }
l l l l
với b11 = 24 + 43 + 31 ; b12 = 43 ; b13 = 0;
t 24 t 43 t 31 t 43
l l l l l l
b21 = − 34 ; b22 = 46 + 65 + 53 + 34 ; b23 = − 65 ;
t 34 t 46 t 65 t 53 t 34 t 65
l l l l l l
b31 = 0 ; b32 = 56 ; b33 = 68 + 87 + 79 + 95 + 56
t 56 t 68 t 87 t 79 t 95 t 56
d1 = 1β ; d2 = 1,08β; d3 = 1,75β với β = 2.G.A0.θ; A0 = 30 m2.
Diện tích các miền A1 = A0; A2 = 1,08A0; A3 = 1,75A0.
Kết quả giải hệ phương trình: q1 = 0,657; q2 = 0,981; q3= 1,065.
Thay thế các kết quả trên vào biểu thức tính T sẽ được: T = 2. 7,16 A0. β.
Từ đó β = T/ (2. 7,16 A0.) = 22,76MPa.

257
qm − qk
Ứng suất xoắn tính theo công thức:τmk = . Ví dụ trong đoạn 1-3 ứng suất tính theo công thức
t mk
trên sẽ là: τ1-3 = 20,2MPa.
4 XOẮN VÊNH DẦM THÀNH MỎNG
Các bài toán vừa trình bày ở trên được thực hiện trên cơ sở giả thiết biến dạng xoắn xẩy ra chỉ
trong mặt cắt ngang đang xét, theo “lý thuyết các phân đoạn” hay “Lý thuyết các mặt cắt phẳng” (dịch
từ tiếng Anh “strip theory”), theo đó dầm được chia ra làm nhiều phân đoạn độc lập song liên kết với
nhau qua mặt tiếp xúc. Ứng suất, biến dạng và các đại lượng liên quan được tính tại mặt cắt ngang
giữa phân đoạn. Chuyển vị các điểm vật chất trên mặt cắt xẩy ra trong phạm vi mặt phẳng cắt ngang
vừa nêu. Trong thực tế làm việc các dầm vừa bị xoắn, vừa bị uốn, biến dạng dầm trong nhiều trường
hợp không hoàn toàn trùng hợp với cách đã nêu. Xét trường hợp xoắn dầm ngoài khuôn khổ của lý
thuyết các phân đoạn thuộc về phạm vi xoắn vênh (torsion with warping) 3 .
Từ định luật Hooke có thể viết phương trình chuyển vị u dọc trục Oz:
⎛τ ⎞
du = ⎜ − rθ ⎟ ds (4.19)
⎝G ⎠
Trên đường trung hoà τ = 0, do vậy
du = -θr ds = - θ dω, u = −θ ∫ dω = −θω
s
Diện tích cung quạt: ω = ∫ rds (4.20) P
B
0 A r
ds
Biến dạng thẳng:
du dθ S
ε= = −ω (4.21) O
dx dx

Ứng suất hướng trục 0x: σ = − Eω (4.22)
dx
Lực dọc trục:
Hình 4.18
dσ d 2θ
τ S t = − ∫ dA hay là: τ S t = E 2 ∫ ωdA (4.23)
A
dx dx A
Xoắn vênh, momen xoắn gồm hai thành phần: momen xoắn không gây ảnh hưởng dịch chuyển
dọc trục và momen thứ hai gắn liền với các chuyển vị dọc trục:
T = T1 + T2
Momen thứ nhất tính theo công thức T1 = GId.θ, dùng trong bài toán xoắn St Venant. Momen này
gây ra ứng suất τ1 ≡ τ như trình bày tại phần xoắn tự do. Momen thứ hai gọi bi-momen thứ nguyên
F.L2 T2 = ∫ τ s trds = ∫ τ s tdω
s A

d θ
2
⎛ ⎞
hoặc: T2 = E
dx 2 ∫A ⎜⎝ A∫* ⎟⎟⎠dω
⎜ ω .dA (4.24)

3
Cách gọi xoắn “vênh” cần bàn thêm. Đến nay nhiều người viết chuyên đề này dùng từ xoắn “kiềm chế”, song không
tương ứng cách gọi trong các ngôn ngữ khác. Trong các sách tiếng Anh từ warping chỉ hiện tượng này, trong tiếng Pháp
tính từ đi sau torsion là gênée (theo nghĩa gò bó, vướng víu, ngượng nghịu) tài liệu bằng tiếng Nga sử dụng cụm từ
стеснённое кручение, trùng với cách dùng từ của Pháp, trong sách in tại Germany từ Verwölbung là thành phần của tên
gọi Wölbkrafttorsion chỉ dạng xoắn này, sách Trung quốc dùng cụm từ 約 凁 扭 转 .

258
⎛ ⎞
∫ ⎜⎜⎝ ∫ ω.dA ⎟⎟⎠dω = ω ∫ ωdA = ∫ ω 2 dA (4.25)
A A* A A

d θ 2
T2 = EJ Ω (4.26)
dx 2
trong đó momen quán tính rẻ quạt 4 J Ω = ∫ ω 2 dA , với ω xác định theo (4.20).
A
Tập họp hai momen xoắn:
d 2θ
T = GJ d θ + EJ Ω 2 (4.27)
dx
Trong tính toán còn sử dụng momen uốn-xoắn, thứ nguyên F.L, có gốc từ bi-momen uốn-xoắn:
dT
M Ω = 2 = EJ Ωθ ' ' ' (4.28)
dz
GJ d
Sử dụng ký hiệu cho phép tính tiếp theo: = α 2 , phương trình vi phân xoắn vênh được viết
EJ Ω
thành:
d 2θ T
2
− α 2θ = −α 2 (4.29)
dx GJ d
T là hàm xác định của x.
Lời giải phương trình tìm ở dạng:
θ = C1 sinh (αx ) + C 2 cosh (αx ) + θ * (4.30)
*
trong đó θ - nghiệm riêng phương trình.

Hình 4.19 Ví dụ xoắn dầm thành mỏng Hình 4.20 Ví dụ xoắn vênh (with warping)
T
Trường hợp T = const, có thể coi θ * = , do vậy:
GJ d
T
θ (x ) = + C1 sinh (αx ) + C 2 cosh (αx ) (4.31)
GJ d
Các hằng số C1, C2 xác định sau khi gán điều kiện biên.

4
Sectorial moment of inertia

259
Giả sử rằng, điều kiện biên dầm thành mỏng bị xoắn là θ(0) = θ(L) = 0 các hằng số đang nêu được
xác định như sau:
T cosh (αL ) − 1 T T
C1 = = tanh (αL / 2 ); C 2 =
GJ t sinh (αL ) GJ d GJ d
Phương trình (4.31) trở thành:
⎡ cosh[α ( x − L / 2 )]⎤
T
θ (x ) = ⎢1 − cosh (αL / 2) ⎥ (4.32)
⎣ GJ d ⎦
Momen xoắn theo nghĩa St Venant, momen thứ nhất T1, được viết dưới dạng TS:
⎡ cosh[α ( x − L / 2)]⎤
TS ( x ) = T ⎢1 −
⎣ cosh (αL / 2) ⎥⎦
Moment xoắn gây vênh TW (warping torque)
tức momen thứ hai T2 trở thành:
cosh[α ( x − L / 2)]
TW ( x) = T
cosh (αL / 2 )
Momen uốn Mmax, góc xoắn tính cho kết
cấu dạng nêu tại hình trình bày tại bảng 3.2. Ứng
suất do momen Mmax gây tính theo biểu thức:
6Tα
σ= Hình 3.15 Xoắn dầm thép hình I
htb 2
Bảng 3.2
Kiểu gối đỡ và tải Mmax Góc xoắn dầm θ
Tα L T ⎛ L ⎞
M max = tanh θ= ⎜ L − 2α tanh ⎟
h 2α JG ⎝ 2α ⎠
Tα L
= nếu > 2,5
h 2α
Tα ⎛ L 2α ⎞ T ⎛L L ⎞
M max = ⎜ cosh − ⎟ θ= ⎜ − α tanh ⎟
2h ⎝ 2α L ⎠ 2 JG ⎝ 4 4α ⎠
Tα L
= nếu lớn
2h 2α
Tα ⎛ L α⎞ T ⎛L L ⎞
M max = ⎜ cosh − ⎟ θ= ⎜ − α tanh ⎟
h ⎝ α L⎠ JG ⎝ 2 2α ⎠
Tα L
= nếu lớn
h α
L1 L2 T ⎛L L ⎞
sinh sinh θ= ⎜ − α tanh ⎟
Tα α α 2 JG ⎝ 2 2α ⎠
M max =
h L
sinh
α

260
Ví dụ 8: Tính ứng suất trong dầm thành thép hình chữ I, bị ngàm một đầu. Kích thước kết cấu: chiều
cao tấm thành h = 200mm, chiều rộng bản b = 100mm, chiều dày t =10mm. Dầm dài L=1000mm.
Mođun đàn hồi E = 2.105 MPa; hệ số Poisson ν = 0,3. Dầm chịu tác động momen xoắn T = const.
d 2θ T
Phương trình uốn và xoắn của dầm: 2
− α 2θ = −α 2
dx GJ d
T
Nghiệm được viết dạng: θ ( x ) = + C1 sinh (αx ) + C 2 cosh (αx )
GJ d
Điều kiện biên tại x = 0: u = 0. Từ đó suy ra θ = 0, phương trình có dạng:
T
C2 + =0
GJ d

Hình 4.22 Xoắn dầm chữ I


Tại z = L ứng suất σ = 0 do vậy dθ/dx = 0.
C1α cosh(αL ) + C 2α sinh(αL ) = 0
T T
C1 = tanh (αL ); C 2 = −
GJ d GJ d
T
θ ( x) = [1 + tanh (αL )sinh (αx ) − cosh (αx )]
GJ d
Chuyển vị góc lớn nhất:
L
T ⎛ 1 ⎞
ϕ = ∫ θdx = ⎜1 − tanh(αL )⎟
0
GJ d ⎝ αL ⎠
Ứng suất lớn nhất trên thành của tiết diện dầm:
dθ T
σ = − Eω x =0 = − ωα tanh (αL )
dx GJ d
Tại mặt cắt bất kỳ momen xoắn gồm hai thành phần, có dạng:
T1 = GJ tθ = T [1 + tanh(αL )sinh (αx ) − cosh(αx )]
d 2θ
T2 = − EJ 2 = −T [tanh(αL )sinh (αx ) − cosh (αx )]
dx
Từ cấu hình kết cấu có thể tính các đại lượng hình học:
J d = 13 t 3 (2b = h ); J Ω = 241 b 3 h 2 t

261
4 t 2 (2b + h )
α2 = = 3,08 × 10 −6 1/mm2.
1 + ν b3h 2
α = 1,75 × 10 −3 ; αL = 1,75
TL
Từ đó: ϕ = 0,463
GJ d
Ứng suất dọc dầm lớn nhất, tính tại mép dưới và trên của dầm tại đầu bị ngàm:
E.T bh
σ max = α tanh (αL ) = 15,79 × 10 − 4 T
GJ d 4
3T1 T
Ứng suất cắt: τ 1,max = ; τ 2,max = − 2 ∫ ωdA
2
t (2b + h) J Ωt A
Tại vị trí ngàm cứng T1 = 0; T2 = T, do vậy τ1 = 0 nhưng τ2 ≠ 0.
3 T
τ 2, max = ± = ± 7,5.10-4 T.
2 bh.t
Ứng suất này nằm tại mối liên kết giữa tấm dưới, tấm trên với thành đứng.
Tại đầu bên phải x = L:
T1 = 0,6614T ; T2 = 0,3386 T;
Ứng suất cắt do xoắn: τ1,max = 49,6.10-4 T; còn τ2,max = 2,5.10-4 T.
Trường hợp chỉ xét xoắn thuần túy, không vênh, ứng suất cắt chỉ là:
3T
τ1,max = 2 = 75.10-4T ; còn τ2,max = 0.
t ( 2b + h)
Ví dụ 9: Xác định góc xoắn hộp dạng tàu boong hở, kích thước như sau: chiều dài L = 200m, chiều
rộng B = 30m, chiều cao D = 20m. Chiều dày tôn vỏ t = 30mm.
Tâm xoắn xác định như sau:
yR = 0 ⎫
D ⎪
2 BB 3D ⎬
zR = − ∫ s tds = − D
Jz 0 2 2 B + 6 D ⎪⎭
⎛ B D⎞
trong đó J z = B 2 t ⎜ + ⎟
⎝ 12 2 ⎠
⎡ 2 1 ⎛ B ⎞2 1 ⎛ B ⎞2 ⎤ 1 2 B + 3D
J Ω = 2t ⎢ z R ⎜ ⎟ + ⎜ ⎟ (D + z R ) − z R3 ⎥ = tB 2 D 2
3

⎣⎢ 3 ⎝ 2 ⎠ 3 ⎝ 2 ⎠ ⎦⎥ 12 B + 6D

α=
GJ d
=2
t 1 (B + 2 D )(B + 6 D )
EJ Ω B.D 2(1 + ν ) (2 B + 3D )D
Với zR =-8m, αL = 0,026, θ(0) = θ(L) = 0 có thể tính:
T ⎛ 1 ⎞ T
θ (L / 2 ) = x ⎜⎜1 − ⎟⎟ = 8,4.10 −5
GJ d ⎝ cosh (αL / 2 ) ⎠ GJ d
Trường hợp tàu chịu tác động momen xoắn T = 2,26.108Nm, góc xoắn tính từ công thức cuối mang
giá trị:
θ (L / 2 ) = 8,4.10 −5.4,43rad / m = 3,7.10 −4 rad / m

262
Chương 5
ỔN ĐỊNH DẦM
1. TẢI TRỌNG GIỚI HẠN
Trước khi tìm hiểu kỹ hơn ổn định dầm chúng ta cùng khảo sát hình ảnh cột tựa trên khớp xoay
chịu tải trọng tập trung P, tác động dọc trục. Giả sử lực P kéo cột như tại hình 5.1a, cột bị biến dạng
thẳng, theo hướng dọc trục đứng như tại hình. Mối liên kết giữa cột và khớp không thay đổi, cột luôn ở
tư thế vuông góc mặt nền qua khớp. Giả sử dưới những điều kiện tác động lực nhất định, cột bị lệch
khỏi ví trí hiện hữu đang vuông góc với mặt nền, độ lệch tại đầu trên của cột giả sử bằng δ. Từ hình
5.1b có thể thấy ngay rằng lực P bị đặt cách trục ban đầu khoảng cách vừa nêu do vậy sẽ tạo ra momen
Pδ, có xu hướng kéo cột về vị trí ban đầu. Momen này trong ngành tàu chúng ta vẫn gọi là momen
phục hồi (restoring torque) trong lý thuyết ổn định, cố gắng xoay cột quanh A để về tư thế vuông góc
với nền.
Trường hợp ngược lại, lực P tác động theo chiều nén cột sẽ gây ảnh hưởng khác khá xa so với
trường hợp vừa đề cập. Giả sử đầu trên của cột bị lệch đúng khoảng cách δ như đã nêu, song momen
Pδ giờ đây có xu hướng làm cho cột bị lệch xa hơn. Nói cách khác momen vừa tạo ra trở thành
momen chống lại xu thế phục hồi, hình 5.1c và 5.1d.

Hình 5.1
Cột thẳng đặt vuông góc với nền trên đây được giữ tại tư thế đứng thẳng nhờ hệ thống hai lò xo
độ cứng như nhau, bằng k. Giả sử dưới tác động ngoại lực, dầøm chúng ta sẽ bị lệch, đầu trên ra xa
khỏi vị trí ban đầu khoảng δ không lớn, hình 5.2a. Khi δ còn nhỏ, momen xoay cột Pδ không
thắng được momen chống do lực kéo của lò xo trái và nén của lò xo phải so với A gây ra. Dưới tác
động kéo lại của lò xo bên trái và tác động nén của lò xo phía phải momen xoay được tính là 2kLδ,
trong đó L – chiều dài cột. Momen xoay chống phục hồi tính bằng biểu thức như đã nêu Pδ. Nếu
tiếp tục tăng P, để rồi đến một giai đoạn momen Pδ đủ lớn, không muốn thua 2kLδ trong cuộc thi.
Lực P trong trường hợp đang xét này mang ý nghĩa đặc biệt và có tên gọi tải giới hạn (critical load)
hay còn gọi giản đơn hơn lực làm mất ổn định (buckling load).
Từ biểu thức cân bằng momen 2kLδ = Pδ có thể viết công thức xác định lực giới hạn critical
hoặc buckling load:
Pcr = 2kL (5.1)
Trong mọi trường hợp khi tải trọng thực tế vượt quá giới hạn P cr, thế ổn định của cột không còn.

263
Hình 5.2 Hình 5.3
Câu chuyện về ổn định cột chịu lực giới hạn Pcr trên đây đúng cho mọi trường hợp dầm không
chịu tác động lực ngang. Các bài toán tiếp theo thuộc đề tài này. Tuy nhiên trong thực tế dầm không
chỉ chịu tác động nén dọc trục nà nhiều khi còn chịu cả lực tác động ngang. Giả sử trường hợp dầm
đang nêu tại hình 5.2 còn chịu thêm lực F, đặt tại B và lực này kéo đầu trên của dầm lệch sang phải
đoạn δ0 nhỏ như trình bày tại hình 5.3.
Momen các lực tác động lên hệ thống so với điểm A được tính theo công thức:
Pδ 0 + FL − 2kδ 0 L = 0 (5.2)
Từ phương trình này có thể viết biểu thức tính δ0:
FL F 1
δ0 = = × (5.3)
2kL − P 2k P
1−
2kL
Có thể phân biệt hai trường hợp đặc trưng của P trong hệ thống này:
Trường hợp P vô cùng nhỏ giá trị của δ0 không khác F/2k là giá trị chuyển vị của lò xo độ cứng
k, dưới tác động lực F.
Trường hợp P tiến đến giá trị Pcr = 2kL, về lý thuyết đoạn δ0 trở nên vô cùng lớn vì rằng mẫu số
thuộc vế phải phương trình cuối trở nên 0 với P → 2kL
Kết luận có thể rút ra từ đây, trường hợp tải trọng nén tác động lên cột tựa một đầu như đang xem
xét, đạt đến giá trị giới hạn sẽ làm cho độ lệch cột trở nên vô cùng lớn khi chịu đồng thời lực dù
nhỏ, tác động ngang.
2 LỰC GIỚI HẠN (BUCKLING LOAD) CỦA DẦM DẠNG CỘT CHỐNG
Công thức xác định Pcr theo cách hiểu suy rộng trên đây mang giá trị khác nhau tùy thuộc cấu
hình dầm và điều kiện liên kết dầm. Trong phần này bạn đọc xem xét trường hợp đặc trưng khi xác
định lực giới hạn cho đoạn dầm dài L tựa trên hai gối cứng. Tải trọng nén dầm được ký hiệu P.
Phương trình uốn dầm trong trường hợp này được hiểu theo cách thông lệ đã trình bày tại chương
một.
EIw’’ = M (5.4)
Momen uốn trong trường hợp này không gì khác hơn là P.w, tương tự cách dùng Pδ trong phần
trên. Thay thế M = -Pw vào công thức cuối có thể thấy:
EIw’’ = - Pw (5.5)
Từ đây có thể viết:
w’’ + P/(EI)w = 0 (5.6)

264
P
Nếu ký hiệu = k 2 có thể viết (5.6) dưới dạng:
EI
w’’ + k2 w = 0 (5.7)
Nghiệm w được xác định như w = C1 sinkx + C2coskx, cách giải bài toán theo thứ tự sau.
C1 và C2 phải được chọn nhằm thỏa mãn điều kiện biên: w = 0 tại x = 0; w = 0 tại x = L. Từ
điều kiện đầu C2 = 0, từ điều kiện sau C1sinkL = 0. Từ đó có thể nhận thấy rằng, hai nghiệm khả
thực sẽ nhận được khi C1 = 0 hoặc sinkL = 0.
Trường hợp đầu chuyển vị w sẽ tương đương 0 với C1 = C2 = 0, dầm vẫn giữ ở tư thế thẳng.
Trường hợp sau có thể thấy:
kL = πn
với n – số nguyên bất kỳ. Dầm bị mất ổn định, số nửa sóng hình sinus n và hình dạng dầm trình bày tại
P
hình 5.4. Trong mọi trường hợp giá trị P từ = k 2 được hiểu là:
EI
π 2 n 2 EI
( Pcr ) n = (5.8)
L2

Hình 5.4
Điều vừa nêu được hiểu theo cách sau, dầm sẽ còn bị uốn nếu lực nén P còn đạt gía trị tối thiểu,
áp dụng cho trường hợp n = 1. Lực tối thiểu này, theo cách gọi của Euler (từ 1744) là lực giới hạn.
π 2 EI
Pcr = (5.9)
L2
Tên gọi của lực giới hạn Pcr còn được hiểu “lực Euler”, ký hiệu PE, áp dụng cho trường hợp n = 1,
lực làm mất ổn định – buckling load.
Các công thức vừa trình bày từ (5.1) đến (5.9) phù hợp cho trường hợp đoạn dầm tựa trên gối
xoay. Tuy nhiên trong thực tế cột thuộc kết cấu thực trên tàu thủy có thể liên kết tựa, ngàm cứng, bản
lề vv… Tùy thuộc điều kiện biên, công thức tính lực Euler thay đổi cho từng trường hợp.
3 ỔN ĐỊNH DẦM 5
Vỏ tàu bay, tàu thủy được xây dựng từ kết cấu vỏ mỏng có gia cường. Từ kết cấu chung này có
thể phân biệt hai dạng kết cấu thường gặp, những kết cấu gia cường vỏ gồm vật liệu định hình cùng
giải tôn hàn với nó tạo thành dầm cứng và dạng thứ hai là các tấm trong thành phần vỏ, tựa lên các
nẹp gia cường, chịu tải trọng tác động theo phương pháp tuyến đồng thời chịu kéo và nén khi thân tàu
uốn.
Các dầm trong kết cấu đang đề cập, các cột đỡ, cột chống vv... chịu tác động của tải trọng ngang
đồng thời cũng tham gia trong quá trình uốn chung, luôn bị kéo hoặc nén. Lực tác động dọc trục gây
nên momen uốn bổ sung và lực cắt tăng cường. Nội lực phát sinh trong những trường hợp như thế,

5
Từ kỹ thuật chuyên ngành dùng cho trường hợp này, trong tiếng Anh là column buckling. Trong các sách viết bằng tiếng
Pháp chương này được hiểu như flambement des poutres.

265
thậm chí kể cả khi biến dạng trong lòng vật thể không lớn, có thể đạt gía trị đáng kể. Lực phát sinh
này phải được đưa vào phương trình cân bằng.
Phương trình cân bằng lực cho phân đoạn hết sức ngắn ds = dx của dầm trong đó đề cập cả các
lực bổ sung vừa kể viết như sau. Sau khi biến dạng vẫn còn tác động lực q, τx, và nội lực F, M, T
phương trình cân bằng giờ đây có dạng:
dT dF
= −τ ( x ); =q
dx dx
dM
F= − Tw' (5.10)
dx
trong đó T - lực dọc trục, F - lực cắt, M- momen uốn tại mặt cắt ngang đang xét, w’ = θ là góc xoay.

Hình 5.4
Mặt khác từ phương trình momen uốn chúng ta có thể viết M(x) = EIw’’, do vậy phương trình
trên đây sẽ có dạng:
F = (EIw’’)’ - Tw’. (5.11)
Lấy đạo hàm hai vế phương trình của F sẽ nhận được:
(EIw’’)’’ - (Tw’)’ = 0 (5.12)
Hay là
d 4w d 2w
EI 4 − T 2 = 0 từ đó w IV + k 2 w" = 0 (5.12b)
dx dx
Ứng suất giờ đây phải tính đến cả lực dọc trục:
T M
σ = − z (5.13)
A I
F .S *
và τ= (5.14)
I .t
Thế năng và công ngoại lực xác định theo các biểu thức:
L L
1 M 2 ( x) 1
U= ∫
2 0 EI ( x)
dx = ∫ EI ( x)( w' ' ) 2 dx
20
(5.15)

Công ngoại lực:


L L
1
W = ∫ q( x) w( x)dx − ∫ T ( w' ) 2 dx (5.16)
0
20
Tổng thế năng của hệ được viết dưới dạng sau:

266
L L L
1 1
Π = U − W = − ∫ q ( x) w( x)dx + ∫ T ( w' ) 2 dx − ∫ EI ( x)( w' ' ) 2 dx (5.17)
0
20 20
Nghiệm phương trình (5.12) có thể tìm theo một trong các cách sau.
Nghiệm chung của phương trình vi phân bậc 4:
w(x) = C0 + C1.kx + C2coshkx + C3sinhkx (5.18)
trong đó: Cm, m = 0, 1, 2, 3 - hằng số cần xác định,
T
k= trong biểu thức này T là gía trị tuyệt đối của lực dọc trục.
EI
Căn cứ vào điều kiện biên để xác định điều kiện tồn tại nghiệm không 0 của (5.18).
Dầm tựa hai gối cứng
Trường hợp này k1 = k2 = ∞; hoặc hiểu theo cách khác A1 = A2 = 0, điều kiện biên tại hai đầu mút của
dầm như thể hiện t ại hình 5.5a:
w(0) = w’’(0) = w(L) = w’’(L) = 0. (5.19)
Thay điều kiện biên tại x = 0 trên đây vào (5.18) sẽ nhận được: C0 + C2 = 0; C2 = 0 hay là C0 =
C2 = 0. Còn với x = L sẽ nhận được:
C1 k .L + C 3 sin k .L = 0⎫
⎬ (5.20)
C3 k 2 sin kL = 0 ⎭
Có thể thấy ngay rằng nghiệm C1 ≠ 0 và C3 ≠ 0 chỉ đạt được khi định thức sau bằng không:
k .L sin k .L
= 0 (5.21)
0 k 2 sin kL
hoặc sau khai triển: k3L.sink L = 0.
Vì rằng k3 L ≠ 0 nên định thức chỉ bằng 0 nếu sink L = 0, có nghĩa là k L = n.π, trong đó n - số
chẵn bất kỳ. Trường hợp này C1 = 0 còn C3 ≠ 0.
nπ . x
w = C 3 sin (5.22)
L
Điều kiện k L = nπ sẽ thỏa mãn nếu lực T mang giá trị sau:
T n 2π 2 EI
kL = L = nπ ; T = = nπ (5.23)
EI L2
T đạt giá trị chúng ta quan tâm là giá trị nhỏ nhất khi n =1, và như vậy:
π 2 EI
T = T1 = (5.24)
L2
Giá trị giới hạn của lực T sẽ là:
π 2 EI
TE =
L2
π 2 EI
Biểu thức TE = xác định cho dầm tựa gối cứng trùng với biểu thức tính lực giới hạn ghi
L2
tại (5.9) mà chúng ta đã tìm hiểu.

267
Hình 5.5c
Hình 5.5a Hình 5.5b
Dầm bị ngàm hai đầu
Trong trường hợp này, hệ số cứng của hai ngàm k1 = k2 → ∞, còn A1 = A2 = 0. Điều kiện biên
được hiểu như sau, hình 5.5b:
w(0) = w’(0) = w(L) = w’(L) = 0. (5.33)
Thay thế các giá trị trên vào phương trình tính độ võng sẽ xác định được giá trị hằng số C2 = -C0 ;
C3 = 0 cho trường hợp x = 0. Từ phương trình cho x = L có thể viết:
C0( 1-cosk L) + C1(k L - sink L) = 0; (5.34)
C0sink L + C1(1-cosk L) = 0.
Các hằng số Ci khác không trong trường hợp định thức bằng không:
kL kL kL
(tg − ) sin =0 (5.35)
2 2 2
hoặc dưới dạng hai biểu thức đồng thời bằng 0.
kL kL kL
sin = 0; (tg − )=0 (5.36)
2 2 2
Lời giải phương trình đầu là k L = 2nπ với n - số nguyên bất kỳ. Lời giải phương trình hai không
thể xác định chính xác, song có thể nói rằng giá trị của k lớn hơn giá trị tương ứng tính từ phương
trình đầu. Điều quan tâm hàng đầu tại đây, như đã nhiều lần lặp lại là cần tìm giá trị lực nhỏ nhất ứng
với nghiệm k1 = 2π/ L, khi n =1:
4π 2 EI
T1 = (5.37)
L2
Lực giới hạn theo nghĩa lực Euler sẽ coi T1 là nghiệm cần tìm:
4π 2 EI
TE = .
L2
Đường cong của độ võng dầm khi chuyển sang trạng thái mất ổn định có dạng:

268
2π .x
w1 = C0( 1 - cos ) (5.38)
L
Dầm ngàm một đầu, tự do đầu kia
Trong trường hợp thường gặp khi nghiên cứu ổn định này, hệ số cứng của hai ngàm k1 → ∞, còn
A1 = 0. Điều kiện biên được hiểu như sau, hình 5.5b:
w(0) = w’(0) (5.39)
Tại đầu tự do M = EIw” bằng 0:
w”( L) = 0 và lực cắt -EIw’’’ = Pw’
Điều này dẫn đến công thức:
w’’’ + k2w’ = 0
Kết quả phép tính đưa lại:
π 2 EI
TE =
4L2
So sánh công thức TE áp dụng cho dầm bị ngàm và dầm tựa tự do có thể thấy, giá trị lực giới hạn
cho trường hợp dầm bị ngàm lớn hơn trường hợp kia 4 lần. Trường hợp các ngàm đàn hồi, lực giới
hạn nằm giữa hai giá trị vừa nêu:
π 2 EI 4π 2 EI
≤ TE ≤
L2 L2
Trường hợp suy rộng công thức tính lực Euler thỏa mãn điều kiện trong bất đẳng thức cuối được
đưa về dạng:
π 2 EI
TE = (5.40)
( μ.L) 2
trong đó μ gọi là hệ số chiều dài, phụ thuộc vào mối liên kết tại các gối đỡ. So với công thức (5.30) có
thể thấy rằng μ là số nghịch đảo của k2 mà chúng ta đã quen ở trên.
Từ các ví dụ trên có thể thấy hệ số này dùng cho gối tựa tự do bằng 1, cho ngàm bằng 0,5. Hệ số
này dùng cho dầm công xon bằng 2, còn khi bắt đầu tự do của công son tựa lên gối hệ số này còn 0,7,
hình 5.6

Hình 5.6
4 XÂY DỰNG PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN CHO CÁC BÀI TOÁN THƯỜNG GẶP
4.1 Dầm một nhịp, tựa trên hai gối

269
Kết cấu dầm đối xứng qua trục 0z với gốc tọa độ đặt tại giữa nhịp, độ võng dầm cũng đối xứng
qua 0z do vậy hàm chuyển vị chỉ cần tìm dưới dạng:
qx 2
w=- + C0 + C2 coshkx (5.41)
2T

Hình 5.7
Từ điều kiện biên bài toán:
tại x = ±0,5 L: w = 0 và w’’ = 0.
Thay T = EIk2 vào (5.31), sau khi giải xác định các hằng số:
q⎛ k 2 L2 ⎞
C0 = ⎜⎜ −1⎟⎟ ;
EIk 4
⎝ 8 ⎠
q 1
C2 = ×
EIk 4
k .L
cosh
2
k .L L T
Nếu ký hiệu u = = , nghiệm phương trình (a) được viết như sau:
2 2 EI

− 1 + (u 2 − k 2 x 2 )⎥
qL4 ⎡ cosh kx 1 ⎤
w= 4 ⎢
(5.43)
EI (2u ) ⎣ cosh u 2 ⎦
Góc quay tại mặt cắt bất kỳ tính theo đạo hàm x của hàm w(x):
qL3 ⎡ sinh kx ⎤
w’ = 3 ⎢
− kx⎥ (5.44)
EI (2u ) ⎣ cosh u ⎦
Momen uốn tại mắt cắt bất kỳ:
qL2 ⎡ cosh kx ⎤
M = EIw’’ = −1⎥ (5.45)
EI (2u ) 2 ⎢⎣ cosh u ⎦
Các đại lượng trên đây tính tại vị trí giữa dầm, x = 0 mang giá trị sau:

270
5 qL4 24 ⎛ u2 1 ⎞
w(0) = × × ⎜⎜ + − 1⎟⎟ (5.46)
384 EI 5u 4 ⎝ 2 cosh u ⎠
qL2 2 ⎛ 1 ⎞
M(0) = - × ⎜1 − ⎟ (5.47)
8 u2 ⎝ cosh u ⎠
qL3 3
w’(±0,5 L) = ± × 3 (u − tanh u ) (5.48)
24 EI u
So với phương trình uốn dầm trường hợp T = 0, các biểu thức cuối có khác vế mang tham số u.
Do vậy một trong những cách giải thuận tiện là tìm nghiệm dạng tích của hai nghiệm riêng, gồm
nghiệm của bài toán uốn dầm khi không có lực dọc tâm T và nghiệm có chứa u cho trường hợp
k .L L T
u= = . Như vậy 3 phương trình cuối có thể viết lại dưới dạng tích số:
2 2 EI
5 qL4
w(0) = . . f1 (u ) (5.49)
384 EI
qL2
M (0) = − . f 2 (u ) (5.50)
8
qL3
w’(±0,5 L) = ± . f 3 (u ) (5.51)
24 EI
Các hàm f1(u), f2(u), f3(u) được lập thành bảng dùng chung.
4.2 Dầm một nhịp,ngàm hai đầu, chịu tải trọng phân bố q(x) và lực dọc trục

Hình 5.8
Điều kiện biên bài toán, tính tại các đầu bị ngàm:
Tại x = L /2 : w = 0; w’ = 0. (5.52)
Tiến hành đủ các bước giải bài toán như đã làm tại phần trước, lời giải cho dầm tìm dưới dạng sau.
Độ võng:
qL4 ⎛ u 2 − k 2 x 2 u cosh kx u ⎞
w= .⎜ + − ⎟ (5.53)
4 ⎜
EI (2u ) ⎝ 2 sinh u tanh u ⎟⎠
Tại giữa nhịp độ võng đạt giá trị tính theo công thức quen thuộc:
qL4 24 ⎛ u u⎞ qL4
w(0) = . ⎜ − tanh ⎟ = . f 1 (u ) (5.54)
384 EI u 3 ⎝ 2 2 ⎠ 384 EI
Momen uốn tại mặt cắt bất kỳ:
q L2 ⎛ u cosh kx ⎞
⎜ −1⎟ (5.55)
(2u ) 2 ⎝ sinh u ⎠

271
và tại x = ± L momen này có dạng:
2
⎛ L ⎞ qL
M⎜ ⎟ = χ (u ) (5.56)
⎝ 2 ⎠ 12
qL2
M (0) = − .ϕ1 (u ) (5.57)
24
Các hàm bỗ trợ χ(u) , ϕ(u) được lập thành bảng, giúp cho việc tính toán thuận tiện hơn.
Bài toán thứ ba trong phần ổn định giống bài toán dầm trên nền đàn hồi tại chương trước, dầm
chịu tác động của momen uốn đặt tại đầu cuối dầm, trong khi tải trọng q = 0. Cách giải tương tự hai ví
dụ trên, công thức chuẩn bị sẵn có dạng:
Độ võng:
ML2 ⎡ sinh k ( L − x) k ( L − x) ⎤
w(x) = . − (5.58)
EI (2u ) 2 ⎢⎣ sinh 2u 2u ⎥⎦
Momen uốn dầm:
sinh k ( L − x)
M(x) = M. (5.59)
sinh 2u
Góc xoay dầm:
M .L ⎡ cosh k ( L − x ) 1 ⎤
w(x)’ = - (5.60)
EI .2u ⎢⎣ sinh 2u 2u ⎥⎦
5 PHƯƠNG PHÁP TÍNH
5.1 Xác định tải giới hạn bằng phương trình vi phân
Độ võng dầm tính theo quan hệ EJy” = M = -Py. Từ phương trình này có thể viết: y"+ k 2 y = 0
P
trong đó k 2 =
EJ y

Nghiệm của phương trình vi phân tìm ở dạng: λ


P
y = C1 sin kx + C 2 cos kx x

Thay điều kiện biên cho bài toán trình bày tại L

hình 5.9, tại x = 0, y =0 và tại x = L, y = 0 có thể viết Hình 5.5


C2 = 0, còn C1sinkL = 0 với C1 ≠ 0. Hình 5.9
KL = nπ, n – số nguyên chẵn.
n 2π 2 P
Với k 2 = 2
= có thể viết:
L EJ
n 2π 2 EJ
P=
L2
Giá trị trên đây gọi là tải giới hạn hay là tải Euler.
π 2 EJ
Trường hợp n = 1 tải giới hạn sẽ có giá trị Pcr =
L2
5.2 Xác định tải giới hạn bằng phương pháp năng lượng

272
Năng lượng uốn dầm tính bằng biểu thức:
L L
M2 1
U =∫ dx = ∫ EJy' ' 2 dx = Pcr λ (*)
0
2 EJ 20
Mặt khác λ, ký hiệu như tại hình 5.9, tính theo công thức:
Lx 2 L
1 ⎛ dw ⎞ 1
λ= ∫0 2 ⎜⎝ dx ⎟⎠ dx ≈ ∫0 2 (w') dx
2
(**)

∫ EJy"
2
dx
Từ đó: Pcr = 0
L
(***)
∫ y'
2
dx
0

Hàm y(x) chọn phù hợp với điều kiện từng bài toán.
Ví dụ 1: Xác định tải giới hạn dầm độ cứng EI, dài L, chịu tác động tải trọng nén P như tại hình 5. 9
πx
Hàm y thích hợp trong trường hợp cụ thể nên là y = C sin . Thay y vào công thức (***) sẽ nhận
L
được:
π 2 EI
Pcr = L
l2
5.3 Sử dụng nguyên lý công ảo
Trong phương pháp quen thuộc này, chuyển vị đầu dầm, theo hướng dọc trục, dưới tác động lực
dọc trục Tcr được ký hiệu λ, tính bằng công thức (**).
Công ảo ngoại tính cho trường hợp này sẽ là:
L
δWext = Tcr δλ = Tcr ∫ w' δw'dx
0

Công nội lực tính theo biểu thức:


L L
⎛ ⎞
δWint = ∫ σ xδε x dV = ∫ Eε xδε x dV = ∫ E ⎜⎜ ∫∫ y 2 dA ⎟⎟ w"δw" dx
V 0 0 ⎝ A ⎠
L
hay là δWint = ∫ EJw"δw"dx
0

L L
Tải giới hạn tìm từ quan hệ: Tcr ∫ w' δw' dx = ∫ EJw"δw"dx
0 0

Ví dụ 2: Xác định tải giới hạn dầm độ cứng EI, dài L, tựa gối bản lề hai đầu.
Hàm chuyển vị xây dựng dạng hàm parabol bậc hai w = Cx(x- L), thỏa mãn điều kiện biên w = 0
tại x = 0 và x = L.
w’ = C(2x – L ) và δw’ = δC(2x – L)
w’’ = 2C ; δw’’ = 2δC
Từ điều kiện:

273
L
1
δWext = Pcr ∫ w' δw' dx = Pcr L3CδC
0
3
L
δWint = EJ ∫ w"δw" dx = 4 EICδC
0

có thể viết, khi δWext = δWint xác định được:


EI
Pcr = 12 2
L
π 2 EI
Giá trị này tương đương Pcr = 1,216, cao hơn tải giới hạn tính theo công thức Euler 22%.
L2
Sai số trên đây có thể giảm nếu thay w bằng hàm hợp hoàn cảnh. Thay hàm bậc hai vừa nêu bằng hàm
bậc 4 dạng w = C(x4 - 2Lx2 +L3x), mang lại kết quả:
17 24
δWext = Pcr L7 CδC ; δWint = EIL5 CδC
35 5
π 2 EI
và Pcr = 1,0013 .
L2
Trường hợp sau sai số chỉ còn 0,13%.
5.4 Phương pháp Ritz

Nếu viết hàm w(x) dưới dạng w(x) = ∑n =1
anfn(x) và áp dụng nguyên lý năng lượng tối thiểu cho

bài toán, kết quả tính sẽ như sau. Thay w(x) vào phương trình thế năng, sẽ nhận được:
1 ⎧⎪ ⎡ ∞ nπ .x ⎤ ⎫⎪
2 2
nπ 2 nπ .x ⎤ nπ
l
⎡∞
Π = ∫ ⎨ EI ⎢∑ a n ( ) sin − Pcr ⎢∑ a n ( ) cos ⎬dx (5.25)
2 0 ⎪⎩ ⎣ n =1 l l ⎥⎦ ⎣ n =1 l l ⎥⎦ ⎪⎭
Đạo hàm phương trình cuối theo ak, kết quả sẽ như sau:
∂ .Π l ⎧ ⎡ ∞ nπ nπ .x ⎤ nπ 2 nπ . x
= ∫ ⎨ EI ⎢∑ a n ( ) 2 sin ⎥ ( ) sin −
∂a k 0 ⎩ ⎣ n =1 l l ⎦ l l
(5.26)
⎡ nπ nπ .x ⎤ kπ kπ .x ⎫
− Pcr ⎢a n ( ) cos ( ) cos ⎬
⎣ l l ⎥⎦ l l ⎭
kπ . x kπ . x
Các hàm cos , sin mang tính trực giao trong đoạn ( 0, l):
l l
⎧⎪ 0 k≠n
nπ . x kπ .x
l

∫ cos
l
. cos
l
dx = ⎨ l
k=n
(5.28)
0 ⎪⎩ 2
Đưa phương trình cuối vào phương tình thế năng, sẽ nhận được phương trình sau đây:
∂Π ⎡ ⎛ kπ ⎞ 2

= a k ⎢ EI ⎜ ⎟ − Pcr ⎥ = 0 (5.29)
∂a k ⎣⎢ ⎝ l ⎠ ⎦⎥
Trong trường hợp ak ≠ 0, biểu thức trong dấu ngoặc của phương trình cuối phải bằng 0, và từ đó:

274
k 2π 2 EI
Pcr = (5.30)
l2
Giá trị được quan tâm là giá trị nhỏ nhất của Pcr và giá trị này chỉ xuất hiện khi k không lớn hơn
đơn vị và cũng không phải bằng 0, từ đó tải giới hạn sẽ là:
π 2 EI
Pcr = (5.31)
l2
Lực Pcr giới hạn được gọi là lực Euler, ký hiệu TE.
π 2 EI
TE = (5.32)
l2
nπ . x
Công thức wn = C3.sin áp dụng cho C3 ≠ 0 cũng đúng cho những trường hợp n ≠ 1 đã nêu,
l
và như vậy ứng với n = 2,3,... những giá trị của lực tương ứng T2 = 4π2EI/l2, T3 = 9π2EI/l2,...sẽ có
các đường miêu tả độ võng w2 = C3sin2πx/l, w3 = C3sin3πx/l, ...
5.5 Phương pháp sai phân hữu hạn
Ví dụ xác định hệ số k2 (hay 1/μ) bằng phương pháp số.
Phương trình (EIw’’)’’ -(Tw’)’ = q(x) có thể chuyển về dạng:
w(IV) +κ2w’’ = q(x) = 0, cho trường hợp q = 0. (5.61)
2 2 2
Trong công thức κ = T/(EJ) hay là = k π . (5.62)
Áp dụng phương pháp sai phân hữu hạn cho bài toán cụ thể có thể viết:
(wIV)i = (1/h4).(wi-2 – 4wi-1 + 6wi -4wi+1 + wi+2 )
w’’i = (1/h2).(wi-1 – 2wi + wi+1 ) (5.63)
trong đó i - tên của nút, h – khoảng chia của lưới.
Với dầm chỉ một nhịp gối đầu tiên được đánh số 0 cho nút1 tại đó, còn nút cuối cùng tại gối phải
mang số (n+1). Với dầm bị ngàm hai đầu, điều kiện biên có dạng w0 = wn+1 = 0; và góc xoay tại
ngàm bằng 0, do vậy w-1 = w1 và wn = wn+2. Nếu chia dầm thành bốn phần tử chiều dài bằng nhau, từ
phương trình cơ bản có thể viết hệ phương trình đại số tuyến tính sau:
7w1 – 4w2 + w3 + k2 h2 ( -2w1 + w2) = 0
-4w1 +6w2 + 4w3 + w4 + k2 h2 ( w1 - 2w2 +w3 ) = 0
w1 -4w2 + 6w3 +-4w4 + w5 + k2 h2 (w2 -2w3 +w4 ) = 0 (5.64)
Hệ phương trình tương tự được lập cho các nút (n-2), (n-1) và (n), với n khá lớn. Dưới dạng ma
trận có thể viết hệ phương trình trên như sau:
[A]{w} + k2h2[B]{w} (5.65)
trong đó:

275
⎡ 5 −4 1 ⎤
⎢− 4 6 − 4 1 ⎥
⎢ ⎥
⎢ 1 −4 6 −4 1 ⎥
⎢ ⎥
[A] = ⎢ L L L L L ⎥
⎢ 1 −4 6 −4 1 ⎥
⎢ ⎥
⎢ 1 − 4 6 − 4⎥
⎢ 1 − 4 5 ⎥⎦

⎡− 2 1 ⎤
⎢ 1 −2 1 ⎥
⎢ ⎥
và [B]= ⎢ 1 −2 1 ⎥
⎢ ⎥
⎢ L L L⎥
⎢⎣ 1 − 2⎥⎦
Từ phương trình trên có thể xác định hệ số k2 = Tl2/(EJ) với bước h = l/(n+1) bằng cách tìm trị
riêng nhỏ nhất của ma trận B-1 A. Một trong những lời giải có độ tin cậy là:
Tl 2
k12 = = 40 . (5.66)
EJ
5.6 Phương pháp phần tử hữu hạn
Từ phương trình (5.17) có thể xác định biến phân δW như sau:
⎛1 l
1
l

δW = δ ⎜⎜ ∫ T (w' ) dx − ∫ EI ( x)( w' ' ) 2 dx ⎟⎟
2
(5.67)
⎝2 0 20 ⎠
trong đó, trong khuôn khổ phương pháp phần tử hữu hạn trình bày tại chương 10, hàm w biểu thị bằng
quan hệ {w} = [N]{u}. Hàm hình dáng [N] xác lập cho phần tử, trong trường hợp này có thể nhận
họ hàm Hermite, vector {u} – chuyển vị nút phần tử dầm. Công thức cuối được viết lại dạng sau:
⎧l l

δW = δu T ⎨∫ [N "]T EJ [ N " ]dx − T 0 ∫ [N ']T [ N ' ]dx ⎬u
⎩0 0 ⎭
Biểu thức đầu nằm trong ngoặc thuộc vế phải có tên gọi ma trận cứng, ký hiệu [k]e, ma trận thứ
hai được gọi trong nhiều sách giáo khoa là ma trận cứng hình học (geometric stiffness matrix), ngoài
ra còn mang nhiều tên gọi khác nhau, ví dụ ma trận cứng ứng suất ban đầu, ma trận hệ số ổn định, ma
trận cứng ứng suất.
Với các dầm thẳng, chịu uốn, hàm w được định nghĩa nhờ họ hàm Hermite:
⎡1 0 0 0⎤
⎢ 0 −1 0 0 ⎥⎥
[
{w} = [N ]{u} = 1 ξ ξ 2 ξ 3 ⎢
⎢− 3 2 3
] 1⎥
{u} với ξ = x
l
⎢ ⎥
⎣ 2 − 1 − 2 − 1⎦

Từ đây:
d
dx
[
[ N ] = 0 1 2ξ 3ξ 2
1
l
]

276
d2 1
: 2
[ N ] = [0 0 2 6ξ ] 2
dx l
Ma trận cứng:
⎡ 12 − 6 − 12 − 6⎤
l ⎢ 4 6 2 ⎥⎥
EJ ⎢
[k ]e = ∫ [N "] EJ [N "]dx = 3
T

0 l ⎢ 12 6⎥
⎢ ⎥
⎣ DX 4⎦
Matrận cứng hình học:
⎡ 65 −1
10
−6
5 10 ⎤
−1

⎢ −1 ⎥
[ ]
2 1
T0 ⎢ 30 ⎥
kg e = 5 10

l ⎢ 6
5
1 ⎥
10
⎢ 2 ⎥
⎣ DX 15 ⎦

Matrận cứng và ma trận cứng hình học toàn hệ thống viết dưới dạng:
[K ] = ∑ [k ]e ; [K G ] = ∑ [k g ]
n n e

Bài toán xét ổn định có thể đưa về dạng:


[K ] − λ [K G ] = 0 (5.68)
Xử lý định thức trên đây có thể xây dựng đa thức đặc trưng bậc n, bậc của ma trận và từ đó xác
định lực giới hạn.
Ví dụ : Xác định tải giới hạn Pcr = T0 cho dầm tiết diện ngang thay đổi, nêu tại hình 5.8 dưới đây.
Mô hình tính dùng cho dầm đối xứng như nêu tại hình dưới. Nửa dầm trong mô hình chia làm hai
phần tử, đánh số 1 và 2. Các nút mang số 1, 2, 3 trình bày tại hình. Bậc tự do mang ký hiệu 1, 2 cho nút
thứ nhất, 3, 4 cho nút thứ 2 và 5, 6 cho nút thứ ba.

Hình 5.8
Matrận cứng phần tử 1:
⎡ 800
9
40 l
3
−800
9
40 L
3 ⎤1
⎢ 8l 2 − 40 l 4l 2 ⎥
[k ](1) EI
= 3 ⎢ 3 3 3 ⎥2;
l ⎢ 800
9
− 40 l
3
⎥3
⎢ 8l 2 ⎥
⎣ DX 3 ⎦4

277
Matrận cứng phần tử 2:
⎡1500 150l − 1500 150l ⎤ 3
⎢ 20l 2 − 150l 10l 2 ⎥⎥ 4
EI ⎢
[k ]( 2) = 3 ;
l ⎢ 1500 − 150l ⎥ 5
⎢ ⎥
⎣ 20l 2 ⎦ 6
Matrận cứng hình học phần tử 1:
⎡ 4l 1
10
−4
l
1
10 ⎤1
⎢ −1 −l ⎥
[ ] ⎥2;
l
k g (1) = Pcr ⎢ 25 10 100
⎢ 4
l
−1
10
⎥3
⎢ ⎥
⎣ DX ⎦4
l
25

Matrận cứng hình học phần tử 2:


⎡ 6l 1
10
−6
l
1
10 ⎤3
⎢ −1 −l ⎥
[k ] ⎥4;
2l
= Pcr ⎢ 75 10 150
g ( 2)
⎢ 6
l
−1
10
⎥5
⎢ ⎥
⎣ DX ⎦6
2l
25

Pcr L2
Nếu ký hiệu λ = , ma trận [K]-λ[KG] có dạng:
EI
9 − 4λ
⎡ 800 − λ 9 + 4λ
− 800 − 101 λ ⎤
40 1 40
3 10 3
⎢ 40 − 1 λ ⎥
− λ − 3 + 101 λ + 101 λ ⎥
[ ]
8 1 40 4

∑ [k ] − λ∑ kg = ⎢ 3800 10
⎢− 9 + 4λ
3

− + λ
25 3

9 − 10λ
e e 40 1 14300 410
3 10 3
⎢ 40 1 ⎥
⎣ 3 − 10 λ + λ 3 − 15 λ ⎦
4 1 410 68 1
3 10 3

− 4λ
800
9
40
3 − λ1
10 − 8009 + 4λ
40
3 − 101 λ
− 101 λ
40 8
− λ
1
− 403 + 101 λ 4
+ 101 λ
det(λ ) = 3 3 25 3
=
− + 4λ800
9 − + λ
40
3
1
10 9 − 10λ
14300 410
3
40
3 − 101 λ 4
3 + 1
10 λ 410
3
68
3 − 1
15 λ
21 4 503 3 35,485 2 3268000 4000000
λ − λ + λ − λ+
400 15 9 27 9
Giải phương trình bậc 4 trên đây sẽ nhận được gía trị thấp nhất λ = 4,23 còn giá trị lớn nhất λ
= 497. Từ đó có thể xác định tải giới hạn:
EI
Pcr = 4,23 2
L
Điều kiện biên hai đầu dầm ảnh hưởng đến giá trị các thành phần của hai ma trận trên đây. Những
trường hợp thường gặp được trình bày tiếp theo, hình 9.

278
TH ngaøm-ngaøm

TH ngaøm-baûnleà

TH baûnleà-ngaøm

Hình 5.9
Trường hợp ngàm-ngàm:
⎡ 12 − 6l − 12 − 6l ⎤ ⎡ 65 −1
10 l −6
5
−1
10 l ⎤
⎢ ⎥
⎢ 4l 2 2l 2 ⎥⎥ 2 2 −1 2
6l
[k ] l l l
1
EJ ⎢ T0 ⎢
[k ]e = 3 ; = 5 10 30 ⎥

l ⎢ 6l ⎥ l ⎢
g e
12 6
5
1
10l
⎢ ⎥ ⎢ 2 2 ⎥
⎣ DX 4l 2 ⎦ ⎣ DX 15l ⎦
Trường hợp ngàm-bản lề:
⎡ 12 − 3l M − 3⎤ ⎡ 65 −1
5 l M −56 ⎤
⎢ ⎥
⎢ 3l 2 M 3l ⎥⎥ 1 2
[k ]e = EJ3 ⎢
l ⎢ L L⎥
; [k ]
g e =
T0 ⎢
l ⎢
5l M 15 l ⎥
L L⎥
⎢ ⎥ ⎢ ⎥
⎣ DX M 3⎦ ⎣ DX M 65 ⎦
Trường hợp bản lề -ngàm:
⎡ 3 M − 3 − 3l ⎤ ⎡ 65 M −56 −51 l ⎤
⎢ L L ⎥⎥
⎢ L L L ⎥⎥
[k ]e EJ ⎢
= 3
M
3l ⎥
; [k ] =
T0 ⎢
l ⎢ 1 ⎥
l ⎢
g e
3 5l
6
5
⎢ ⎥ ⎢ 6 ⎥
⎣ DX M 3l 2 ⎦ ⎣ DX 5 ⎦

6 LÝ THUYẾT ỔN ĐỊNH DẦM NGOÀI PHẠM VI TUYẾN TÍNH CỦA ĐƯỜNG σ - ε


Công thức tính tải trọng giới hạn cho các trường hợp riêng lẻ có thể tổng kết dưới dạng chung:
π 2 EI π 2 EI
Pcr = C. = (5.69)
L2 L2 / C
Hằng số C phụ thuộc vào điều kiện biên tại điểm cuối cột. Nếu viết công thức tính momen
quán tính I dưới dạng R2A, trong đó A – diện tích mặt cắt, còn đại lượng L2/C được thay bằng đại
lượng tương đương Le2 với Le mang tên gọi chiều dài hữu hiệu (effective length), công thức (5.69) trở
thành:

279
π 2 EA
Pcr = (5.70)
(Le / R )2
Tỷ lệ giữa Le và R, trong tài liệu này còn mang ký hiệu λ = Le/R có tên gọi là lạ tỷ lệ mảnh (tiếng
Anh: slenderness ratio, tiếng Pháp: degré d’élancement).
Từ công thức cuối, tỷ lệ giữa tải giới hạn với diện tích mặt cắt sẽ được gọi là ứng suất giới hạn
(critical stress), viết dưới dạng sau:
π 2E π 2E
σ cr = = (5.71)
(Le / R )2 λ2
Hình 10 tiếp trình bày đồ thị miêu tả quan hệ giữa ứng suất giơí hạn và tỷ lệ λ. Đường cong
π 2E
mang tên gọi đường Euler, đúng trong phạm vi σ cr = 2 ≤ σ p
λ
Trên đồ thị, phần đường cong nằm trên giới hạn đánh dấu bằng D đang bị vẽ thành đường rời.
Tạm thời chúng ta gọi D là giới hạn của phạm vi tỷ lệ thuận. Đoạn đường không liền sẽ không
mang ý nghĩa thực tế, ứng suất mang giá trị lớn hơn D sẽ không được dùng làm tiêu chuẩn ổn định
cho vật liệu trong giai đoạn mà quan hệ giữa ứng suất biến dạng còn trong phạm vi tỷ lệ thuận. Điểm
D có thể tìm thấy vị trí tương ứng σp tại đồ thị khác họ hình 11. Ngược lại tại vùng tỷ lệ này nhỏ hơn
H, tức vùng trên σp chúng ta tiếp xúc với vùng không đàn hồi của vật liệu.

Et
σcr
D σp
E

H λ=Le/R
A D

Hình 5.10 Hình 5.11


Hình tiếp theo giới thiệu đường Euler của thép với mô đun đàn hồi E = 2x106 kG/cm2 (2x105
MPa). Với thép xây dựng giới hạn chảy khoảng 300 MPa đường ứng suất giới hạn tổng kết theo kết
quả thử có dạng như tại hình 12. Giới hạn ký hiệu bằng ký tự H hình trên trong trường hợp này
mang giá trị khoảng 80. Từ (Le/R) ≥ 80 đường Euler được áp dụng vào tính toán ổn định dầm, ngoài
khu vực đó ứng suất giới hạn không tính theo đường Euler mà nhận gần giơí hạn chảy.
σcr G iôùi haïn chaûy
300

250
Ñ öôøn g Euler
200

150

100

50

30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 λ =Le/R

Hình 5.12

280
Thép xây dựng thường gặp thuộc nhóm thép cac bon thấp, giới hạn chảy 235 – 240 MPa, giới
hạn của (Le/R) khoảng 100. Đường Euler có ý nghĩa trong phạm vi (Le/R) ≥ 100.
Ứng suất giới hạn khi tính ổn định dầm cũng chỉ có nghĩa trong phạm vi hạn chế, ví dụ nhỏ hơn
giới hạn đàn hồi D như đã dẫn. Như vậy khi đề cập đến ổn định dầm chúng ta không chỉ quan tâm đến
khả năng làm việc của vật liệu trong phạm vi vật liệu còn tuân thủ định luật Hooke mà còn phải xem
xét khả năng làm việc của vật liệu ngoài phạm vi đàn hồi, trong phạm vi đàn hồi – dẻo.
Để xây dựng đường giới hạn của kết cấu có tỷ lệ (Le/R) bất kỳ, thường gặp trong thực tế người ta
phải tìm những cách làm phù hợp. Xác định mô đun ET, gọi là mô đun tiếp tuyến, một trong những
cách làm thực tế được tiến hành cho trường hợp này. Đường giới hạn ứng suất theo cách hiểu này có
thể xây dựng như hàm của ET, được kỹ sư người Đức Engesser giới thiệu từ 1889 6 . Lý thuyết này
được Kármán chứng minh lại trong phòng thí nghiệm (1909).
Nếu coi biến dạng là đại lượng vô cùng nhỏ, mô đun tiếp tuyến trong giai đoạn tăng tải nén

được xác định theo công thức ET = , hình 12a. Trong quá trình giải phóng tải, đường biến thiên

song song với đoạn biểu đồ nén trong giai đoạn đàn hồi, mô đun vật liệu vẫn là E.
Nếu xem xét mặt cắt ngang của dầm chúng ta có thể thấy rằng, tại miền z > 0 ứng suất nén khi uốn
sẽ tăng, còn với z < 0 sẽ giảm. Ứng dụng thuyết strip theory vào trường hợp này có thể tính ứng suất
z
bổ sung cho các miền z > 0 và z < 0. Theo cách tính chúng ta đã quen tại chương đầu, ε = − , tại z >
R
0 chúng ta nhận được:
E z
σ1 = − T (5.72)
R
tại vùng z < 0:
E z
σ1 = − (5.73)
R
Hình 5.12a
Từ giả thuyết khi mất ổn định lực nén tác động vào dầm không thay đổi giá trị, có thể xác lập hệ
cân bằng các lực bổ sung khi uốn.
ET E
∫A1σ 1dA + A∫2σ 2 dA = − R A∫1 zdA − R A∫2 zdA = 0 (5.74)

Công thức (5.74) giúp xác định trục trung hòa mặt cắt khi uốn, trong trường hợp trục không qua
tâm mặt cắt.
Momen uốn so với trục trung hòa tính từ quan hệ cuối:
E E
− T ∫ z 2 dA − ∫ 2 zdA = − M (5.75)
R A1 R A2
1
hay là: (ET I1 + EI 2 ) = M (5.76)
R
Nếu ký hiệu: E r = (ET I 1 + EI 2 ) / I (5.77)

6
Zeitschrift fur Architektur und Ingenieurwesen, Berlin, 1889

281
trong đó I – momen quán tính mặt cắt tính qua tâm mặt cắt, I1 và I2 - momen quán tính hai phần của
mặt cắt, tính qua trục trung hòa, chúng ta có quyền viết:
1 M
= w' ' = (5.78)
R Er I
Đại lượng Er được gọi là mô đun đàn hồi tương đương. Công thức (5.78) chỉ ra điều, rằng khi bị
mất ổn định ngoài miền đàn hồi, thay vì mô đun đàn hồi E chúng ta vẫn quen dùng lâu nay, mô đun
đàn hồi tương đương Er thay vào vị trí của E. Các công thức tính ứng suất giới hạn, tải giới hạn dạng
công thức Euler được biến đổi phù hợp tình hình, thay vào vị trí E là Er.
π 2 Er A
Pcr = 2
(5.79)
⎛ Le ⎞
⎜ ⎟
⎝R⎠
π 2 Er
σ cr = 2
(5.80)
⎛ Le ⎞
⎜ ⎟
⎝R⎠
Hình dạng tiết diện dầm ít ảnh hưởng đến Er, khi tính thí dụ minh họa chúng ta có thể sử dụng
tiết diện chữ nhật, hình 5.13.
Công thức xác định trục trung hòa áp dụng vào đây sẽ mang dạng:
h12 h2 b
ET b − Eb 2 = 0 σ2
2 2 A2

h2
I2 t.h.
h1 E
Từ đó =
h2 ET
h

A1
h1

I1
Vì rằng h1 + h2 = h, có thể viết:
E ET σ σ1
h1 = h ; h2 = h
E + ET E + ET Hình 5.13
Từ đó công thức tính mô đun đàn hồi tương đương có dạng:
bh13 bh23
ET +E
3 3 = 4 EET
Er =
bh 3
E + ET ( 2
)
12
Cách làm thứ hai đưọc xây dựng vào những năm bốn mươi được hiểu như sau:
π 2 ET A
Pcr = 2
(5.81)
⎛ Le ⎞
⎜ ⎟
⎝R⎠
π 2 ET
σ cr = 2
(5.82)
⎛ Le ⎞
⎜ ⎟
⎝R⎠

282
Những công thức kinh nghiệm xác lập quan hệ (σcr - Le/R) được đưa ra trong những năm năm
mươi. Các công thức cố gắng nêu rõ phạm vi có nghĩa của hàm Euler và tính cả vùng mà tỷ lệ Le/R
không chấp nhận tính hữu hiệu của đường hyperbol Euler. Trong phạm vi khó này các đường thêm
vào mang dạng đoạn thẳng tiếp tuyến hoặc đường parabol bậc tùy điều kiện cụ thể. Công thức kinh
nghiệm có dạng chung:
C2
σ cr = C1 + 2
(5.83)
⎛ Le ⎞
⎜ ⎟
⎝R⎠
Các hằng số C1 và C2 phụ thuộc vào tính chất vật liệu đang dùng và hệ số Le/R. Khi xây dựng
tiêu chuẩn người ta còn phải quan tâm đến giới hạn sử dụng của vật liệu, đến ứng suất cho phép và cả
hệ số an toàn.
Công thức được đề nghị (83) có thể mang dạng:
n
σ cr σ0
⎛L ⎞
= − K⎜ e ⎟ (5.84)
E E ⎝R⎠
trong đó σ0 đóng vai trò ứng suất chảy của cột. Ứng suất σ0 thường lớn hơn ứng suất chảy khi thử
nén σY, tính theo kinh nghiệm:
σ0 = fσY
Hệ số f nằm trong khoảng 1,0 đến 1,2 và có thể cao hơn, tùy thuộc vật liệu.
L
Hệ số K xuất hiện trong công thức (5.84) tại vị trí e cr có dạng:
R
2π 2 E 1
K= (5.85)
n ⎛ Le ⎞ n + 2
⎜ ⎟
⎝ R ⎠ cr
Công thức tính
Le ⎛ 2⎞ E
= π ⎜1 + ⎟ (5.86)
⎝ n⎠σ0
cr
R
suy từ các biểu thức đang trình bày.
Dạng thức cuối của (5.84) được viết như sau:
⎡ ⎤
⎢ n/2 n⎥
σ cr σ 0 ⎢ 2 1 ⎛ σ 0 ⎞ ⎛ Le ⎞ ⎥
= 1− ⎜ ⎟ ⎜ ⎟ (5.87)
E E ⎢ nπ ⎛ 2 ⎞
n 1+ n / 2
⎝ E ⎠ ⎝R⎠ ⎥
⎢ ⎜1 + ⎟ ⎥
⎢⎣ ⎝ n⎠ ⎥⎦
Giá trị n thông dụng bằng 1, tính cho hợp chất nhôm đến 2,0 cho thép. Trong những trường hợp
vậy chúng ta có công thức hàm tuyến tính.

283
σ0 ⎡ ⎛ Le ⎞⎤
1/ 2
σ cr 2 3 ⎛σ 0 ⎞
= ⎢1 − ⎜ ⎟ ⎜ ⎟⎥
E E ⎣⎢ 9π ⎝ E ⎠ ⎝ R ⎠⎦⎥
(5.88)
Le 3

R σ0 /E
và hàm parabol bậc 2.
σ0 ⎡ 2 3 ⎛ σ 0 ⎞⎛ Le ⎞ ⎤
2
σ cr
= ⎢1 − ⎜ ⎟⎜ ⎟ ⎥
E E ⎣⎢ 4π 2 ⎝ E ⎠⎝ R ⎠ ⎦⎥
(5.89)
Le 2

R σ0 /E
Đồ thị trình bày tại hình dưới, hình 5.14 giới thiệu các công thức hiện đang được dùng trong thực
tế.

Hình 5.14
Những công thức đang được dùng được viết gọn:
σcr = A - B(Le/R) (5.90)
2
Tại châu Âu, giá trị A, B dùng cho thép cac bon có E = 210kN/mm như sau:
Thép Fe 360: A = 310, B = 1,14.
Với thép Fe 510 A = 459,3 B = 1,98.
Thép nikel hàm lượng 0,05%Ni A = 470, B = 2,3.
Tại Nga sử dụng đường tiếp tuyến khi tính ứng suất giới hạn, vơi thép có E = E = 210kN/mm2,
σp = 200MPa, σY = 240MPa công thức tính σcr sẽ là:
σcr = 300 - (Le/R) (MPa) khi σcr ≤ σY (5.91)
Thép chrom: σcr = 1000 – 5,2(Le/R) (MPa) (5.92)
Đua ra: σcr = 400 – 3,33(Le/R) (MPa) (5.93)

284
Tại USA sử dụng đường parabol Johson khi tính ứng suất giới hạn ngoài phạm vi đường cong
Euler.
σ Y2 ⎛ σ ⎞
σ cr = σY − (Le / R )2 ⎜ σ cr > Y ⎟ (5.94)
4π E
2
⎝ 2 ⎠
Công thức gần đúng tính tải giới hạn
Những công thức tiếp theo trình bày cách xác định tải giới hạn Pcr cho kết cấu thường gặp, làm từ
thép xây dựng.
a/ Công thức Rankine–Gordon
Quan hệ giữa tải mất ổn định theo Rankine, ký hiệu PR, với tải Euler PE, tải nén giới hạn PC như
sau:
1 1 1 PC
= + hay là PR =
PR PE PC 1 + PC / PE
Thay PC = A.σC vào công thức trên nay có thể viết:
[
PR = Aσ C / 1 + a(L / R )
2
]
Hệ số a đọc từ bảng sau:
Tên gọi σC (MPa) 1/a
Thép thường 325 7500
Gang đúc 557 1600
b/ Công thức Perry-Robertson
Công thức ghi trong British Standard áp dụng cho trường hợp 80 ≤ Le/R ≤ 350

Pcr =
A
2K
{ }
[σ C + (μ + 1)σ E ] − [σ C + (μ + 1)σ E ]2 − 4σ E σ C
trong đó σC - giới hạn chảy nhỏ nhất, K – hệ số an toàn, nhận bằng 1,7 – 2,0. Hệ số tính đến ảnh
hưởng độ võng ban đầu μ = a(Le/R ), a = 0,001 – 0,003. Có thể sử dụng công thức sau để tính hệ số μ:
2
σ C ⎛ Le ⎞
μ = (0,3 / π 2
)E ⎜ ⎟
⎝R⎠
c/ Công thức Fidler
Công thức thích hợp cho việc tính ổn định các cột kết cấu cầu:
A
Pcr = ⎡(σ C + σ E ) − (σ C + σ E ) − 2qσ E σ C ⎤
2

q ⎢
⎣ ⎥⎦
trong đó là hệ số tải, trung bình bằng 1,2.

285
Chương 6
KHUNG PHẲNG, GIÀN
Theo cách phân loại kinh điển khung phẳng được chia làm khung nút cố định và khung có nút di
chuyển. Cách phân loại mang tính qui ước trên phụ thuộc vào phương pháp mô hình hoá kết cấu đang
xem xét. Xử lý những bài toán khung phẳng có thể bằng phương pháp lực, phương pháp chuyển vị
hoặc phương pháp hỗn hợp.
Hai kiểu khung phẳng được quan tâm trong chương này:
(1) Khung phẳng giản đơn, các nút chỉ tập trung đầu mối của hai dầm.
(2) Khung phức tạp với các nút tập trung từ ba đầu dầm trở lên.
Xác định bậc không tĩnh định khung phẳng theo hướng dẫn sau:
Khung giản đơn

Hình 6.1
Khung phẳng nhiều tầng, khung phức tạp
Khung phẳng xem xét trong chương này hình thành từ các mô hình kết cấu thường gặp trên
các phương tiện vận tải như máy bay, tàu thủy, các kiểu xe. Hình ảnh kết cấu thật như minh họa dưới
đây.

Hình 6.2
30kN/m

1 CHUYỂN VỊ KHUNG 50kN


B C
1.1 Áp dụng định lý Castigliano 2m
Phần này chúng ta làm quen bài tập xác định 4m D
chuyển vị nút của khung theo cách làm quen thuộc khi sử 4m

dụng các phương pháp năng lượng. Xác định chuyển vị A


theo hướng ngang u và hướng thẳng đứng v điểm D của
khung, tại hình 6.3 dựa vào công thức Castigliano. Kích Hình 6.3
thước khung ghi tại hình. Độ cứng các thanh EI =
12.1013 N.mm2.

286
Các lực mượn (dummy loads) P và Q được gán tại D tạo momen uốn. Momen uốn do tải trọng
q(x) = 30kN/m cùng P gây ra tính cho toàn khung như sau:
Momen uốn do tải q(x) = 30kN/m cùng P gây ra tính cho toàn khung như sau:
30kN/m
50kN 30kN/m
B C 50kN
2m B C

4m D 2m
4m Q
4m D
A P 4m

A
Hình 6.4

Đoạn AB: M = -(4P + 240 + 50x);


Đoạn BC: M = -(Px + 15x2)
Đoạn CD: M = 0.
Công biến dạng tính từ công thức:

U =∫
4
(4 P + 240 + 50 x )2 dx + 4 (Px + 15x )2 dx + 0
0
2 EI ∫
0
2 EI
Chuyển vị theo hướng lực P tác động tính theo công thức Castigliano:
∂U
= ∫2
(4 P + 240 + 50 x ) × 4dx + 2 (Px + 15x ) dx
4 4
ΔV =
∂P 0 2 EI ∫0 2EI
Khi thay P = 0 sẽ nhận được:

ΔV = ∫
4
(240 + 50 x ) × 4dx + 4 (15x ) dx = 6400
0
EI ∫
0
EI EI
Thay giá trị EI = 12.1013 N.mm2 vào công thức cuối sẽ nhận được:
6400
ΔV = = 0,0533m
12.10 4
Momen uốn do tải trọng bên ngoài cùng Q gây tính cho toàn khung như sau:
Đoạn AB: M = -[Q(2-x) + 240 + 50x];
Đoạn BC: M = -(20 + 15x2)
Đoạn CD: M = Qx.

Công biến dạng: U = ∫


4
(2Q − Qx + 240 + 50 x )2 dx + 4 (2Q + 15x )2 dx + 2 (Qx )2 dx
0
2 EI ∫
0
2 EI ∫
0
2 EI
Công thức Castigliano tính chuyển vị điểm D theo hướng ngang có dạng:
∂U
=∫
4
(240 + 50 x )(2 − x) dx + 4 30 x 2 dx + 0
ΔH =
∂Q
Q =0
0
EI ∫
0
EI
Sau thay thế ΔH = 3,1mm.

287
1.2 Phương pháp tải đơn vị
Dưới tác động hệ thống các lực P1, P2, …, Pn2các chuyển vị do lực gây ra có thể ghi lại dạng
Δ1, Δ2, …, Δn. Công ngoại lực tính bằng công thức:
1 1 1 1
Wext = ∑ Δ i Pi = Δ 1 P1 + Δ 2 P2 + ... + Δ n Pn (a)
2 2 2 2
Cân bằng công biến dạng với công ngoại lực:
1 1 1 1
Δ1 P1 + Δ 2 P2 + ... + Δ n Pn = ∫ σεdV (b)
2 2 2 V
2
Nếu thay hệ thống các lực P1, P2, …, Pn2cácbằng tải đơn vị, chuyển vị sẽ ghi lại dạng δ1, δ2,
1
…, δn. Công ngoại lực trong trường hợp này tính theo công thức × 1 × δ , còn công nội lực tính
2
1
theo công thức ∫ σ ' ε ' dV . Từ đây có thể viết:
V
2
1 1
2
×1× δ = ∫ 2 σ ' ε ' dV .
V
(c)

Trường hợp hệ thống P1, P2, …, Pn đang áp đặt cho vật thể, công thức (a) đúng ngay cả khi tải
đơn vị đang tác động. Trong khi đó công nội lực có dạng:
1 1
∫V 2 σεdV + V∫ 2 σ ' εdV (d)

Vế thứ nhất biểu thức (c) chính là (a), do vậy có thể viết:
1 × Δ = ∫ σ ' εdV suy ra Δ = ∫ σ ' εdV (e)
V V

trong đó σ’ – ứng suất do tải đơn vị gây trong vật thể.


Áp dụng công thức (e) xác định chuyển vị điểm A khung phẳng làm bằng thép tại hình 6.5. Mô
đun đàn hồi vật liệu E = 200 GPa. Momen quán tính mặt cắt I = 150.104 mm4.
Phương trình momen M do tải trọng bên ngoài áp đặt:
Đoạn AB: M = 10x2;
Đoạn BC: M = 40; A
2m
B

q=20kN/m
Đoạn CD: M = 40 – 90 x.
2m

Phương trình momen uốn tính cho các thanh khi D C

áp đặt tải đơn vị tại A, theo hướng từ trên xuống. 3m


10kN
Đoạn AB: M1 = x;
Hình 6.5
Đoạn BC: M1 = 2;
Đoạn CD: M1 = 2 – x.
2 2 3
EJΔ = ∫ 10 x .xdx + ∫ 80.dx + ∫ (40 − 90 x)(2 − x)dx = 260
2

0 0 0

Từ đó:

288
260
Δ= −8
= 7,222.10 − 4 m
240 × 10 × 150 × 10
9

1.3 Xác định chuyển vị của khung phẳng trên nguyên lý bảo toàn công
Áp dụng nguyên lý bảo toàn năng lượng xác định chuyển vị nút D khung phẳng giới thiệu tại
hình 6.6. Lực P = 5 kN, độ cứng các thanh EJ = 8000 kN.m2.
1
Công biến dạng trong vật thể đàn hồi tính bằng công thức ∫ σ × εdV . Khi áp dụng công thức
V
2
M
trên tính công biến dạng các dầm, thay biến dạng bằng quan hệ ε = z , trong đó E – mô đun đàn
EJ
hồi, J – momen quán tính mặt cắt, z – khoảng cách từ trục trung hòa mặt cắt đến vị trí tính toán, công
1 M 2z2
thức tính công biến dạng trở thành ∫ dV .
V
2 EJ 2
Sau tích phân chúng ta nhận được phương trình tính công biến dạng dầm dài L, độ cứng EJ, chịu
L
M2
tác động momen uốn M dạng: ∫ dx .
0
2 EJ
Công biến dạng phải cân bằng công do ngọai lực gây Wext.
Thực hiện tính toán theo các bước qui ước:
a/ Thành lập các phương trình tính momen uốn do ngoại lực P = 5kN, đặt ngang tại D, gây ra cho
từng thanh thuộc kết cấu khung phẳng đang xét.
Đoạn CD: M = 5x; B C

Đoạn BC: M = 20;


Đoạn AB: M = 20 – 5x;
4m
b/ Tính công biến dạng:
4 3 4
1 (5 x) 2 1 (20) 2 1 (20 − 5 x) 2 5kN

∫0 2 EJ ∫0 2 EJ ∫0 2 EJ dx =
D
dx + dx + A

3m
266,67 600 1 ⎡ 25 × 64 ⎤ 1133,33
= + + ⎢⎣1600 − 1600 + 3 ⎥⎦ = EJ Hình 6.6
EJ EJ 2 EJ
c/ Công do ngoại lực thực hiện:
1 1
Wext = × P × Δ = × 5(kN ) × Δ , trong đó Δ - chuyển vị điểm D.
2 2
d/ Cân bằng công biến dạng với công ngoại lực để xác định giá trị Δ:
1 1133,33 453,33
×5× Δ = ⇒ Δ= hay là:
2 EJ EJ
Δ = 453,33 / 8000 = 0,0567m ( Δ = 56,7mm).
2 NGUYÊN LÝ CÔNG BÙ ẢO TRONG CÁC BÀI TOÁN KHUNG PHẲNG
Từ chương đầu đã nêu rõ quan hệ giữa công bù ảo nội và ngoại, dùng cho dầm và mở rộng cho
hệ dầm. Nguyên lý công bù ảo đang đề cập dùng khi xử lý khung phẳng, không khác dùng cho hệ
dầm, liên kết với nhau qua các nút kết cấu, có dạng chung:

289
δWint* = δWext*
Áp dụng nguyên lý này vào xem xét những bài toán cụ thể thường gặp trong mô hình hóa kết cấu
tàu thủy.
Ví dụ đầu tiên đề cập việc xác định phản lực tại gối C khung thép hình Γ nêu tại hình 6.7. Chiều
dài mỗi thanh tạo thành cạnh của chữ Γ là L, độ cứng các thanh EI. Trường hợp cụ thể này chỉ có
một bậc không tĩnh định, chúng ta chọn lực R tại gối làm ẩn bài toán. Sơ đồ tính mang dạng như trình
bày tại phía phải hình 6.7.
Phương trình cân bằng lực thành lập cho thanh ngang BC, và thanh đứng AB, như sau:
M = RL − Ps ⎫

V = − P ⎬ dùng cho thanh AB. (a)
N = R ⎪⎭
P B C

L L

M
A N P
V

R
R V

Hình 6.7
M = Rs ⎫

V = R ⎬ áp dụng vào thanh BC. (b)
N =0 ⎭⎪

Theo đúng thủ tục thực hiện phép tính, lực thực P sẽ tạm thời đưa ra khỏi các phép tính. Vị trí
các lực trong phương trình giờ do các lực ảo dạng nội lực sau đây đảm nhận.
δM = δRL − Ps ⎫

δV = 0 ⎬ trong thanh AB. (c)
δN = δR ⎪⎭
δM = δRs ⎫

δV = δR ⎬ trong thanh BC. (d)
δN = 0 ⎪⎭
Công bù ảo tính đủ gồm công do uốn, cắt và kéo, nén.
δWint* = δW*int, uốn + δW*int,kéo/nén + δW*int, cắt (e)
trong đó các thành phần tính theo hướng dẫn trình bày tại chương 3.
Công bù ảo do uốn:

290
(e) (e)
2 L
⎛ MδM ⎞
δW *
int,uon =∑ ∫ ⎜ ⎟ ds (f)
e =1 0 ⎝ EJ ⎠
Công bù ảo do cắt:
(e) (e)
⎛ VδV ⎞ 2 L
δW = ∑ ∫ ⎜⎜
*
int, cat
⎟⎟ ds (g)
e =1 0 ⎝ GAS ⎠

Công bù ảo do kéo hoặc nén:


(e) (e)
2 L
⎛ Nδ N ⎞
δW *
int, keo / nen =∑ ∫ ⎜ ⎟ ds (h)
e =1 0 ⎝ AE ⎠
Khai triển công thức (f) dạng sau:
L(1) (1) L( 2 ) ( 2)
⎛ MδM ⎞ ⎛ MδM ⎞
L L
1 1
δW = ∫ ⎟ ds + ∫ ⎟ ds = ∫ RsδRsds +
EJ ∫0
( RL − Ps)δRLds
*
int,uon ⎜ ⎜
0 ⎝ EJ ⎠ 0 ⎝ EJ ⎠ EJ 0
Từ đó có thể tính:
⎛ 4 RL3 1 PL3 ⎞
δWint,
*

uon = ⎜ − ⎟⎟δR (i)
⎝ 3 EJ 2 EJ ⎠
Tính (g) theo cách sau:
L(1) (1) (2) ( 2)
⎛ Vδ V ⎞ L
⎛ Vδ V ⎞ 1
L
1
L
δW = ∫ ⎜⎜ ⎟⎟ ds + ∫ ⎜⎜ ⎟⎟ ds =
GAs ∫0
δ +
GAs ∫0
(− P)(0)ds
*
int, cat R Rds
0 ⎝ GAs ⎠ 0 ⎝ GAs ⎠
⎛ RL ⎞
δWint,
*

cat = ⎜
⎟⎟δR (j)
GA
⎝ s⎠
Công thức (h) cho phép viết:
L(1) (1) L( 2 ) ( 2)
⎛ Nδ N ⎞ ⎛ N δN ⎞
L L
1 1
δW = ∫ ⎟ ds + ∫ ⎟ ds = ∫ 0ds +
AE ∫0
( P)(δR)ds
*
int, keo / nen ⎜ ⎜
0 ⎝ AE ⎠ 0 ⎝ AE ⎠ AE 0
⎛ RL ⎞
δWint,
*
⎟δR
keo / nen = ⎜ (k)
⎝ AE ⎠
Công thức tại (e) giờ mang dạng:
⎛ 4 RL3 1 PL3 ⎞ ⎛ RL ⎞ ⎛ RL ⎞
δWint,
*

cat = ⎜ − ⎟⎟δR + ⎜⎜ ⎟⎟δR + ⎜ ⎟δR (l)
⎝ 3 EJ 2 EJ ⎠ ⎝ GAs ⎠ ⎝ AE ⎠
Vì rằng δR thực hiện trên quảng đường 0 tại gối đỡ do vậy công bù ảo do ngoại lực tính bằng 0.
Sử dụng nguyên lý công ảo tại đây, công thức ghi tại (l) giờ có thể hiểu như sau:
⎛ 4 RL3 1 PL3 ⎞ ⎛ RL ⎞ ⎛ RL ⎞
⎜⎜ − ⎟⎟ + ⎜⎜ ⎟⎟ + ⎜ ⎟=0 (m)
⎝ 3 EJ 2 EJ ⎠ ⎝ GAs ⎠ ⎝ AE ⎠
Giải phương trình (m) xác định được giá trị R:

291
3P GAAs L2
R= (n)
2 4GAAs L2 + 3GJAs + 3EJA
Ví dụ 2: Áp dụng nguyên lý công bù ảo xác định phân bố momen uốn khung phẳng dạng chữ Π,
thường gọi portal frame, như tại hình 6.8.
P

N
L 1 ,5 L
M
V
A D

B C P

L 1 ,5 L
M
H

R
M
H
R

Hình 6.8
Độ cứng các thanh của khung EJ. Chiều dài hai thanh đứng L, thanh ngang 1,5L. Lực ngang P tác
động tại nút góc phải khung, từ phải sang trái.
Bậc không tĩnh định khung đang xét là 3. Trường hợp này có thể chọn ba phản lực, phản lực theo
hướng thẳng đứng R, theo hướng ngang H và momen M, tính tại nút A làm lực không tĩnh định.
Phương trình trình bày phân bố momen uốn trong các thanh như sau:
Thanh 1: M(1) = -Hs – M;
Thanh 2: M(2) = -HL + Rs – M;
Thanh 3: M(3) = -H(L – s) + 1,5LR – M – Ps;
Lực ảo tính theo công thức:
Thanh 1: δM(1) = -δHs – δM;
Thanh 2: δM(2) = -δHL + δRs – δM;
Thanh 3: δM(3) = -δH(L – s) + 1,5LδR – δM;
Công nội lực, công bù ảo tính cho mỗi thanh có dạng:
L L
1 1
δWint*(1) = ∫
EJ 0
M (1)δM (1) ds =
EJ ∫ (− Hs − M )(− δHs − δM )ds =
0

1 ⎡⎛ 1 3 1 2 ⎞ ⎛1 2 ⎞ ⎤
=
EJ ⎢⎜ 3 L H + 2 L M ⎟δH + ⎜ 2 L H + LM ⎟δM ⎥
⎣⎝ ⎠ ⎝ ⎠ ⎦
1, 5 L 1, 5 L
1 1
δW = ∫M δM ds = ∫ (− Hs + Rs − M )(− δHL + δRs − δM )ds =
*( 2 ) ( 2) ( 2)
int
EJ 0
EJ 0

1 ⎡⎛ 3 3 9 3 3 2 ⎞ ⎛3 2 9 2 3 ⎞ ⎤
=
EJ ⎢⎜ 2 L H − 8 L R + 2 L M ⎟δH + ⎜ 2 L H − 8 L R + 2 LM ⎟δM ⎥ +
⎣⎝ ⎠ ⎝ ⎠ ⎦
1 ⎡⎛ 9 3 9 3 9 2 ⎞ ⎤
EJ ⎢⎜ − 8 L H + 8 L R − 8 L M ⎟δR ⎥
⎣⎝ ⎠ ⎦

292
L L
1 1
∫ (− H[L − s] + 1,5LR − M − Ps)(− δH[L − s] + 1,5LδR − δM )ds
EJ ∫0
δWint*(3) = M (3)δM (3) ds =
EJ 0
1 ⎡⎛ 1 3 3 3 1 2 1 3 ⎞ ⎛1 2 21 2 7 1 2 ⎞ ⎤
= ⎢⎜ L H − L R + L M + L P ⎟δH + ⎜ L H − L R + LM + L P ⎟δM ⎥ +
EJ ⎣⎝ 2 4 2 6 ⎠ ⎝2 8 2 2 ⎠ ⎦
1 ⎡⎛ 15 3 27 3 3 2 3 3 ⎞ ⎤
⎢⎜ − L H + L R − L M − L P ⎟δR⎥
EJ ⎣⎝ 8 8 8 4 ⎠ ⎦
Từ đó:
δWint* = δWint*(1) + δWint*( 2 ) + δWint*(3) =
1 ⎡⎛ 13 3 15 3 5 2 1 3 ⎞
=
EJ ⎢⎜ 6 L H − 8 L R + 2 L M + 6 L P ⎟δH +
⎣⎝ ⎠
⎛ 15 3 27 3 21 3 ⎞ ⎛5 21 7 1 ⎞ ⎤
⎜− L H + L R − L2 M + L3 P ⎟δR + ⎜ L2 H − L2 R + LM + L2 P ⎟δM ⎥
⎝ 8 8 8 4 ⎠ ⎝2 8 2 2 ⎠ ⎦
Vì rằng công bù ảo do ngoại lực tác động bằng 0 tính cho trường hợp các chuyển vị liên quan
nút đang xem xét đều bằng 0 có thể thấy ngay rằng: δWint* = δWext* = 0. Từ đó có thể viết tiếp:
13 3 15 5 1 ⎫
L H − L3 R + L2 M + L3 P = 0 ⎪
6 8 2 6 ⎪
⎛ 15 3 27 3 21 2 3 3 ⎞ ⎪
⎜− L H + L R − L M + L P ⎟ = 0⎬
⎝ 8 8 8 4 ⎠ ⎪
⎛ 2
5 21 7 1 2 ⎞ ⎪
+ ⎜ L H − L R + LM + L P ⎟ = 0 ⎪
2

⎝2 8 2 2 ⎠ ⎭
hay là:
⎡ 136 L3 − 158 L3 5 2
2 L ⎤ ⎧ H ⎫ ⎧ − 16 PL ⎫
⎢ ⎥⎪ ⎪ ⎪ 3 3 ⎪

27
8 L3 − L
21 2
8 ⎥ ⎨ R ⎬ = ⎨ 4 PL ⎬
⎢ DX 7
L ⎥ ⎪⎩M ⎪⎭ ⎪⎩− 12 PL2 ⎪⎭
⎣ 2 ⎦
Sau khi giải, nghiệm của hệ phương trình trên đây mang giá trị:
⎧ H ⎫ ⎧ 12 P ⎫
⎪ ⎪ ⎪ 4 ⎪
⎨ R ⎬ = ⎨ 15 P ⎬
⎪M ⎪ ⎪− 3 PL ⎪
⎩ ⎭ ⎩ 10 ⎭
Momen uốn khung được vẽ dưới đây.
Hình 6.9.

3 PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN VỊ GÓC


Dầm liên tục trong khung phẳng phức tạp được hiểu theo nghĩa rộng hơn cách chúng ta đã quen.
Ví dụ nêu tại hình 6.10 trình bày một trong những tình huống phức tạp ấy. Nút 2 và 4 trên hình là
điểm tập trung không chỉ hai đoạn dầm mà là ba. Khác cách tính trình bày phần trên, momen uốn tại
gối thứ n, tại đây là gối số 2, áp dụng cho thanh 1 – 2 và 2 – 3 không giống nhau vì khi xoay nút thứ 2
này còn xuất hiện momen nữa trong thanh 2 – 6. Điều có thể nhìn nhận tại đây, từ điều kiện cân bằng

293
góc, tồng tất cả momen tại nút phải bằng 0. Và như vậy, về nguyên tắc không thể đánh bằng momen
M21 và momen M23. Tình hình này xảy ra đúng cho nút thứ 4 trên hình.
Trên hình chúng ta còn nhìn thấy đường gạch gạch miêu tả đoạn dầm bổ sung, gắn vào nút 4 khi
có điều kiện. Trường hợp sau, số lượng momen tại nút 4 sẽ tăng lên 4 chứ không còn 3 như đang đề
cập.
q2
P
q1

1 4 5
2 x
3

Hình 6.10
Phương pháp chuyển vị áp dụng vào đây mang đặc trưng khác thường. Ẩn số chính của bài toán
nằm ngay trong góc xoay của gối. Hệ phương trình áp dụng tại đây nhằm miêu tả điều kiện cân bằng
các góc xoay. Phương pháp chuyển vị trong trường hợp này mang tên gọi phương pháp chuyển vị góc.
(Thuật ngữ chuyên ngành “Slope Deflection Method”, phát triển từ năm 1915).
Chọn một dầm bất kỳ của kết cấu dầm, khung, giàn để xem xét, chúng ta có thể xây dựng hệ
phương trình cân bằng như sau đây, hình 6.11

Hình 6.11 Góc nghiêng và chuyển vị dầm


Theo cách diễn giải từ phương trình vi phân uốn dầm, trình bày tại chương 1, có thể viết:
d2y
EI = M AB + S AB x
dx 2
Thực hiện đạo hàm 2 lần phương trinh đang nêu, sẽ nhận được:
x2 x3
EIy = M AB + S AB + C1 x + C 2
2 6
Từ điều kiện biên nêu tại hình 6.11 thấy rõ rằng: tại x = 0; dy/dx = θA và y = vA, từ đây xác
định C1 = EIθA và C2 = EIvA.
x2 x3
EIy = M AB + S AB + EIθ A x + EIv A
2 6
Tại x = L: dy/dx = θB và y = vB, từ đây có thể viết:

294
L2
EIθ B = M AB L + S AB + EIθ A
2
L2 L3
EIv B = M AB + S AB + EIθ A L + EIv A
2 6
Hai phương trình cuối giải theo cách sau:
2 EI ⎡ v A − vB ⎤
M AB = −
L ⎢2θ A + θ B + 3 L ⎥⎦


6 EI v A − vB ⎤
S AB = − ⎢θ A + θ B + 2
L2 L ⎥⎦

Phương trình cân bằng momen tại B có dạng:
M BA + S AB L + M AB = 0 hay là M BA = − S AB L − M AB
Thay giá trị này vào hai phương trình trước đó sẽ nhận được:
2 EI ⎡ v A − vB ⎤
M BA = −
L ⎢2θ B + θ A + 3 L ⎥
⎣ ⎦
6 EI ⎡ v A − vB ⎤
S BA = −
L2 ⎢θ A + θ B + 2 L ⎥⎦

Bảng A Momen tại ngàm cố định

295
Dưới dạng ma trận theo cách hiểu ngày nay, bốn phương trình này được tập họp lại sau đây:
⎧M AB ⎫ ⎡ - 6EI L2
- 4EI
L
6EI
L2 L ⎤ ⎧v A ⎫
- 2EI
⎪ S ⎪ ⎢ 12EI 6EI
- 12EI 6EI ⎥ ⎪
θ ⎪
⎪ AB ⎪ ⎢ L3 L2 L3 L2 ⎥ ⎪ A ⎪
⎨ ⎬ = ⎢ 6EI ⎥⎨ ⎬
⎪ M BA ⎪ ⎢ L2 - 2EI
L
6EI
L2
- 4EI
L ⎪v B ⎪

⎪⎩ S BA ⎪⎭ ⎢− 12EI ⎪ ⎪
- 6EI ⎦ ⎩θ B ⎭
6EI 12EI
⎣ L3 L2 L3 L2 ⎥

Các thành phần của ma trận vuông mang tên gọi hệ số cứng. Đây là quan hệ chuyển vị-lực của
phương pháp dẻo.
Tính đến tác động của tải bên ngoài phương trình đang nêu sẽ chứa thành phần tải do ngoại lực
gây. Thành phần này thể hiện dưới dạng momen uốn và lực cắt tại hai đầu dầm.
⎧M AB ⎫ ⎡ - 6EI L2
- 4EI
L
6EI
L2 L ⎤ ⎧v A ⎫
- 2EI ⎧M FAB ⎫
⎪ S ⎪ ⎢ 12EI 6EI
-12EI 6EI ⎥ ⎪ ⎪ F ⎪
θ ⎪ ⎪ S AB
⎪ AB ⎪ ⎢ L3 L2 L3 L2 ⎥ ⎪ A ⎪ ⎪
⎨ ⎬ = ⎢ 6EI 4EI ⎥ ⎨ ⎬+⎨ F ⎬
⎪ M BA ⎪ ⎢ L2 - 2EI
L
6EI
L2
- L ⎪v B ⎪ ⎪M BA ⎪

⎪⎩ S BA ⎪⎭ ⎢− 12EI ⎪ ⎪ ⎪ F ⎪
- 6EI ⎦ ⎩θ B ⎭ ⎩ S BA ⎭
6EI 12EI
⎣ L3 L2 L3 L2 ⎥

trong đó M AB F F
M BA là momen tại hai đầu dầm do ngoại lực, trong điều kiện θA = θB = 0 và vA
= vB = 0. Đây là là momen tại ngàm cố định (fixed-end moments), trình bày tại bảng A. Tương tự vậy
lực cắt tại nút cố định trình bày tại cùng bảng.
Ví dụ 1: Giải khung phẳng sau đây, biết trước mô đun đàn hồi vật liệu làm khung E, momen quán tính
mặt cắt I, kích thước khung ghi tại hình 6.12.
Khung chịu tác động tải phân bố tại thanh ngang đồng thời chịu tải tập trung 10 kN đặt giữa
thanh đứng AB dẫn đến chuyển dịch nút B, C của khung. Ký hiệu δB = δC = δ1 cho các phép tính
tiếp theo.
Momen uốn tại ngàm tính như sau:
3 × 62
M FCE = − = −54 kNm
2
10 × 10
M FAB = − M FBA = − = −12,5 kNm
8
3 × 20 2
M FBC = − M FCB = − = −100 kNm
12
M FCD = M FDC = 0
Hình 6.12
Momen uốn dầm tính theo công thức:
2 × 2,5 EI ⎛ 3 ⎞ 2 × 2,5 EI ⎛ 3 ⎞
M AB = − ⎜θ B − δ 1 ⎟ − 12,5 ; M BA = − ⎜ 2θ B − δ 1 ⎟ + 12,5
10 ⎝ 10 ⎠ 10 ⎝ 10 ⎠
2 EI
M BC =− (2θ B + θ C ) − 100
20
2 EI
M CB =− (2θ C + θ B ) + 100
20

296
2 × 2,5 EI ⎛ 3 ⎞
M CD = − ⎜ 2θ C + θ D + δ 1 ⎟ ;
10 ⎝ 10 ⎠
2 × 2,5 EI ⎛ 3 ⎞
M DC = − ⎜ 2θ D + θ C + δ 1 ⎟ ;
10 ⎝ 10 ⎠
Từ điều kiện cân bằng momen:
M BA + M BC = 0 M CB + M CD − 54 = 0 M DC = 0
có thể xây dựng hệ phương trình đại số:
1,25EIθ B + 0,1EIθ C − 0,15 EIδ 1 + 87,5 = 0
1,2 EIθ C + 0,1EIθ B + 0,5EIδ 1 − 46 = 0
EIθ D + 0,5EIθ C + 0,1EIδ 1 = 0
Điều kiện cân bằng lực:
R AB + R DC − 10 = 0
trong đó RAB xác định từ biểu thức:
6 × 2,5 EI 12 × 2,5 EI
R AB = 2
θB − δ 1 + R FAB
10 10 3
Giá trị của RFAB = 5 kN tính theo sức bền vật liệu.
6 × 2,5 EI
R DC = 2
(θ D + θ C ) − 12 × 2,35EI δ 1
10 10
Sau thay thế các lực RAB và RDC vào các phương trình của hệ phương trình đại số có thể viết:
EIθ B + EIθ D + EIθ C − 0,4 EIδ 1 − 33,3 = 0
Kết quả tính như sau:
M AB = 11,5 kNm; M BA = 87,2 kNm; M BC = −87,2 kNm;
M CB = 95,5 kNm; M CD = −41,5 kNm;
M DC = 0; M CE = −54 kNm;
Phương trình các momen tại hai điểm cuối của dầm AB, hình 6.13 có thể viết như sau:
2 EI
M AB = (2θ A + θ B − 3ψ AB ) + M FAB
l
2 EI
M BA = (2θ B + θ A − 3ψ AB ) + M FBA
l
Δ y − yB
Với ψ AB = AB = A
l l

297
Hình 6.13 Dầm biến dạng
trong đó M FAB M FBA có tên gọi là momen tại ngàm nhân tạo, đặt tại hai đầu dầm. Giá trị 2
momen này phu thuộc vào tải áp từ nên ngoài (ngoại lực). Công thức tính momen tại ngàm trình bày
tại bảng A .
Phương pháp này đã được hoàn chỉnh tại Liên xô (trước đây) nhằm tạo thuận lợi cho người tính
bằng phương pháp thủ công. Những dẫn giải và ký hiệu dùng trong sách in tại Russia như sau.
2 EI ij
M ij = (2θ i + θ j − 3ψ ij ) + M ij
lij
2 EI ij
M ji = (2θ j + θ i − 3ψ ij ) + M ji
l ij
Δ ij yi − y j
Với ψ ij = =
l ij l ij
trong đó M ij M ji có tên gọi là momen tại ngàm, đặt tại hai đầu dầm. Giá trị 2 momen này phụ
thuộc vào tải áp từ nên ngoài. Công thức tính momen tại ngàm như trình bày tại bảng A. Phương trình
cân bằng xây dựng cho mỗi nút viết dưới dạng:
EI ij EI ij
4θ i ∑ + 2∑ θ j = M i − ∑ M ij i = 1,2, L , n
j lij j lij j

trong đó n – số nút của kết cấu.


Khuyến cáo dùng đại lượng không thứ nguyên khi tính theo cách làm thịnh hành lúc bấy giờ là
cùng chia và nhân các thành phần vế trái phương trình cuối với đại lượng tùy chọn (2EI0/l0 ). Kết
quả cách làm đưa lại hệ phương trình sau:
mi + ∑ m j cij = mi0 , i = 1,2, L , n
j

2 EI 0 1 ⎛ ⎞
trong đó mi = θi ; mi0 = ⎜ M i − ∑ M ij ⎟,
* ⎜
K i 2∑ k ij
l0 Ki ⎝ ⎟
j ⎠ j

I ij l 0 k ij
k ij = k ji = , cij =
I 0 l ij K ij
Ví dụ 2: Giải bằng phương pháp chuyển vị góc khung phẳng, hình 6.14. Đặc tính hình học của khung:
l12 = l 34 = l; l 14 = l 23 = 1,2l; I14 = I; I12 = I34 = 2I; I23 = 4I.
ql122
M 12 = = 0,033ql 2 ;
30

298
ql122
M 21 = − = 0,05ql 2 ;
20
ql 232 q q
M 23 = = 0,12ql 2 ;
12
Hệ phương trình đại số có dạng: Hình 6.14
4 EI 14 2 EI 14 4 EI 12 2 EI 12
θ1 + θ4 + θ1 + θ2 + M 12 =0
l12 l14 l12 l12
4 EI 12 2 EI 14 4 EI 23 2 EI 23
θ2 + θ1 + M 21 + θ2 + θ3 + M 23 =0 (a)
l12 l14 l 23 l 23
I 14 5I I 12 2 I I 23 10 I
với θ4 = - θ1; θ3 = - θ2 ; = ; = ; = ;
l14 6l l12 l l 23 3l
Hệ phương trình sau khi thay thế các giá trị trung gian có dạng:
ql 3 ⎫
29θ 1 + 12θ 2 = −0,099 ⎪
EI ⎪⎬ (b)
3
ql ⎪
12θ1 + 44θ 2 = −0,21
EI ⎪⎭
ql 3
Từ đó: θ1 = −0,00162
EI
ql 3
θ 2 = −0,00433 (c)
EI
Momen uốn được xác định theo công thức:
4 EI 12 2 EI 12
M12 = M 12 + θ1 + θ 2 = 0,0028ql 2.
l12 l12
4 EI 23 2 EI 23
M23 = M 23 + θ2 − θ 2 = 0,091ql 2 (d)
l 23 l 23
Sử dụng tính đối xứng cấu hình và đối xứng tải
Trong các phương pháp giải khung, phân bố tải trọng đúng cách sẽ giúp cho mô hình hóa đúng và
gọn hơn. Với những khung ngang sườn tàu thông thường, kết cấu và hình học khung có tính đối xứng
qua mặt cắt dọc, khi tính nên sử dụng mô hình tải trọng đối xứng, phản đối xứng hoặc á đối xứng
nhằm giảm thiểu số ẩn. Một số cách làm thông dụng có thể gặp như sau.
Trường hợp kết cấu và hình học khung đối xứng qua trục 0z, chỉ cần thực hiện tính trên một nửa
mô hình. Điều kiện biên và điều kiện liên tục tại các điểm tiếp xúc giữa kết cấu và mặt phẳng đối xứng
cần được tuân thủ nghiêm ngặt khi lập mô hình.
Trường hợp tải trọng tác động lên khung dưới dạng không đối xứng, trong nhiều trường hợp có
thể khai triển tải trọng đã có thành dạng tác động đối xứng và phản đối xứng. Ví dụ dưới đây miêu tả
cách khai triển tải trọng thành tổng của lực đối xứng và phản đối xứng.

299
Hình 6.15
Bài toán sẽ được chia làm hai bài riêng biệt, theo hai dạng chịu tải không giống nhau. Tuy nhiên
nhờ đặc trưng hình học và đặc tính vật liệu của kết cấu không đổi, công tác chuẩn bị của người tính
cho công trình chỉ phải thực hiện một lần, cho một nửa công trình. Sau khi áp đặt lực thực tế cho hệ
thống sẽ nhận được các lời giải cho cùng một bài toán.
Ví dụ để xác định momen uốn và lực cắt trong dầm hoặc khung đối xứng, á đối xứng có thể tiến
hành như hướng dẫn nêu tại hình 6.16 và 6.17.

Hình 6.17
Hình 6.16
Ví dụ tiếp theo đề cập khung tàu chở dầu có một vách ngăn chạy dọc thường gặp trong tính độ
bền cục bộ. Kết cấu khung đối xứng qua mặt cắt dọc giữa tàu. Tải trọng lên khung sẽ đối xứng nếu tàu
chứa dầu với lượng như nhau tại hai khoang, và không đối xứng khi lượng dầu hai bên khác nhau.
Trường hợp xấu nhất, chỉ một khoang bên phải nhận hàng, khoang trái để trống. Trường hợp này tiến
hành chia bài toán thành hai bài toán có cùng khung dầm song tải trọng ở trạng thái đối xứng và á đối
xứng.

300
Hình 6.18 Khung sườn tàu chở dầu một vách dọc
Áp dụng phương pháp tính trình bày khi xử lý khung tàu dầu một vách dọc, cấu hình giống
khung phẳng trình bày tại hình 6.19.
Cấu hình của khung có dạng: l 12 = l 34 = l 56 = l 13 = l 35 = l 24 = l 46 = l.
I12 = I34 = I56 = I13 = I35 = I;
Tải trọng áp đặt tại khoang phía phải: Q1 = 0,5ql; Q2 = ql.
Bài toán được tính cho hai mô hình phân bố tải trọng: đối xứng, trường hợp (1) dưới đây và á đối
xứng, trường hợp (2).
(1) Trường hợp chịu tải bố trí đối xứng góc xoay các nút thoả mãn điều kiện:
θ3 = θ4 = 0; α5 = -α1 ; α6 = -α2.
M 31 = M 13 = 0 1 3 1 3
5 5
0,5Q1l12 Q/2 Q/2
M 12 = = 0,0167ql 2 Q/2
1
Q/2
1
1 1

15 Q/22
Q/2
2
Q1

0,5Q1l12
M 21 = − = −0,025ql 2 2 4 6 2 4
Q/2
2
6
10 Q/2
2

0,5Q2 l 24
M 24 = − M 42 = = −0,0415ql 2
12 Hình 6.19
Các kệ số kij tính như sau:
I l I l I l
k12 = 12 = 1; k13 = 13 = 1; k 24 = 24 = 2;
Il12 Il13 Il 24
Phương trình cân bằng góc xoay:
M12 + M13 = 0; M24 + M21 = 0; (a)
Có thể dùng ký hiệu sau cho các bước tiếp theo K0θi = xi, mij = M ij
M 12 = m12 − k12 (2 x1 + x 2 ) = 0,0167ql 2 − 2 x1 − x 2 ⎫

M 13 = m13 − k13 (2 x1 + x3 ) = −2 x1 ⎪
⎬ (b)
M 21 = m21 − k12 (2 x 2 + x1 ) = 0,025ql − 2 x 2 − x1 ⎪
2

M 24 = m24 − k 24 (2 x 2 + x1 ) = 0,0415ql 2 − 4 x 2 ⎪⎭
Thay các giá trị tại (b) vào hệ phương trình (a) sẽ nhận được:
4 x1 + x 2 = 0,0167ql 2 ⎫
⎬ (c)
x1 + 6 x 2 = 0,0165ql 2 ⎭
Nghiệm của hệ phương trình được xác định:
x1 = 0,358.10 −2 ql 2 ⎫
⎬ (d)
x 2 = 0,215.10 − 2 ql 2 ⎭
Từ đó:
M12 = 72.10-4 ql 2;
M13 = -71,6.10-4 ql 2;
M21 = -329.10-4 ql 2;

301
M24 = 329.10-4 ql 2;
Momen uốn tính cho các nút tại trục đối xứng:
M31 = -k13.x1 = - 3,58.10-3 ql 2;
M42 = m42 -k24.x2 = - 41,5.10-3 ql 2 - 2. 2,15.10-3 ql 2 = - 45,8.10-3 ql 2;
(2) Trường hợp chịu tải bố trí á đối xứng góc xoay các nút thoả mãn điều kiện: θ5 = θ1 ; θ6 = θ2.
Momen tại các nút mang tính chất sau:
M42 = M46; M64 = M24; (*)
Momen tại các nút tính theo công thức sau:
M 13 = M 31 = M 35 = M 53 = 0;
M 42 = M 46 = − M 24 = − M 64 = 0;
0,5Q1l12 ⎫
M 12 = − = 0,0167 ql 2 ⎪
15
0,5Q1l12 ⎪
M 21 = = 0,025ql 2 ⎪
10 ⎪
⎬ (**)
0,5Q1l34
M 34 = = 0,0333ql 2 ⎪
15 ⎪
Q1l 34 ⎪
M 43 = − = −0,05ql ⎪
2

10 ⎭
Nhờ tính đối xứng độ cứng các dầm có thể viết: k12 = k13 = k34 = k35 =1; k24 = k46 =2.
Các phương trình cân bằng góc xoay có dạng:
M12 + M13 = 0; M24 + M21 = 0;
M31 + M34 + M35 = 0; M42 + M43 + M46 = 0; (a)
Vì rằng M31 = M35; M42 = M46, hai phương trình cuối có thể hiểu là:
2M31 + M34 = 0;
2M42 + M43 = 0;
Có thể dùng ký hiệu sau cho các bước tiếp theo K0θi = xi.
M 12 = m12 − k12 (2 x1 + x 2 ) = 0,0167ql 2 − 2 x1 − x 2 ⎫

M 13 = m13 − k13 (2 x1 + x3 ) = −2 x1 − x3 ⎪
⎬ (b’)
M 21 = m21 − k12 (2 x 2 + x1 ) = 0,025ql − 2 x 2 − x1 ⎪
2

M 24 = m24 − k 24 (2 x 2 + x 4 ) = −0,0415ql 2 − 4 x 2 − 2 x 4 ⎪⎭
M 31 = m31 − k13 (2 x3 + x1 ) = −2 x1 − x 2 ⎫
M 34 = m34 − k 34 (2 x3 + x 4 ) = 0,0333ql − 2 x3 − x 4 ⎪⎪
2

⎬ (b’’)
M 42 = m42 − k 24 (2 x 4 + x 2 ) = 0,0415ql 2 − 4 x 4 − 2 x 2 ⎪
M 43 = m43 − k 34 (2 x 4 + x3 ) = −0,05ql 2 − 2 x 4 − x3 ⎪⎭
Thay các giá trị tại (b’), (b’’) vào hệ phương trình (a’) sẽ nhận được:

302
4 x1 + x 2 + x3 = −0,0167 ql 2 ⎫

x1 + 6 x 2 + 2 x 4 = −0,0165ql 2 ⎪
⎬ (c’)
2 x1 + 6 x3 + x 4 = 0,0333ql 2 ⎪
4 x 2 + x3 + 10 x 4 = 0,0333ql 2 ⎪⎭
Nghiệm của hệ phương trình được xác định:
x1 = −0,501.10 −2 ql 2 ⎫
⎬ (d’)
x 2 = −0,318.10 − 2 ql 2 ⎭
x3 = −0,656.10 −2 ql 2 ⎫

x 4 = 0,392.10 − 2 ql 2 ⎭
Từ đó:
M12 = -3,5.10-3 ql 2; M13 = 3,46.10-3 ql 2; M21 = 36,4.10-3 ql 2;
M24 = -36,6.10-3 ql 2; M31 = -8,11.10-3 ql 2; M34 = 16,26.10-3 ql 2;
M42 = 32,18.10-3 ql 2; M43 = -64,6.10-3 ql 2;
Nghiệm của bài toán được xác định sau khi cộng kết quả tính từ hai sơ đồ (1) và (2) vừa trình bày.
M12 = (7,2 - 3,5) 10-3 ql 2 = -3,7.10-3 ql 2;
M13 = (-7,16 + 3,46) 10-3 ql 2 = - 3,7.10-3 ql 2;
M21 = (-32,9 +36,4) 10-3 ql 2 = 3,5.10-3 ql 2;
M24 = (32,9 -36,6) 10-3 ql 2 = -3,7.10-3 ql 2;
M31 = (-3,58 -8,11) 10-3 ql 2 = -11,69.10-3 ql 2;
M34 = 16,26.10-3 ql2;
M35 = (3,58 - 8,11) 10-3 ql 2 = -4,53.10-3 ql 2;
M42 = (-45,8 + 32,18) 10-3 ql 2 = -13,62.10-3 ql 2;
M43 = -64,4.10-3 ql2;
M46 = (45,8 + 32,18) 10-3 ql 2 = 77,98.10-3 ql 2;
M53 = (7,16 + 3,46) 10-3 ql 2 = 10,62.10-3 ql 2;
M56 = (-7,2 - 3,5) 10-3 ql 2 = -10,7.10-3 ql 2;
M64 = (-32,9 -36,6) 10-3 ql 2 = -69,5.10-3 ql 2;
M65 = (32,9 +36,4) 10-3 ql 2 = 69,3.10-3 ql 2;
Khi thực hiện xong việc xác định momen uốn tại các nút cần tiến hành kiểm tra điều kiện cân
bằng các nút. Ví dụ nút số 3 được kiểm tra theo cách sau.
M31 + M34 + M35 = (-11,69 + 16,26 - 4,53). 10-3 ql2 = 0,04. 10-3 ql 2;
Sai số phép tính sẽ là:
0,04.100 4
Δ= = = 0,12%
11,69 + 16,26 + 4,53 32,48
Sai số này có thể chấp nhận trong các phép tính thực tế.

303
4 PHƯƠNG PHÁP CROSS
Phương pháp tính do H. Cross, người Mỹ đề xuất năm 1930, áp dụng cho bộ môn cơ học kết cấu
và sức bền vật liệu 7 . Đặc trưng rất quí của phương pháp nằm ở chỗ, nhờ phép tách dầm khi tìm ẩn
dạng momen tại nút, không cần thiết lập hệ phương trình và giải hệ phương trình đại số tuyến tính.
Cách làm này có lợi trong điều kiện các phương tiện tính toán chưa phát triển đầy đủ. Ngày nay
phương pháp mang ý nghĩa khoa học giáo dục. Diễn giải phương pháp tìm thấy trong các sách dạy cơ
học kết cấu viết vào những năm giữa thế kỷ XX. Điều có thể lưu ý là tự động hóa tính toán hay
chương trình hóa phương pháp này là điều không ai thực hiện.
Thủ tục thực hiện tính theo phương pháp Cross
Những bước tính toán tiếp theo do giáo sư Cross đưa ra từ năm 1930. Ngày nay có thể dựa vào
qui trình này để tính như cách làm thủ công, giải những trường hợp rất đơn giản.
1) Viết phương trình momen uốn tại ngàm 2 đầu dầm, theo bảng trình bày phần trên,
2) Tiến hành giải phóng momen tại ngàm cho dầm tựa, thực hiện các động thác điều chuyển
(carry over), ví dụ thực hiện theo phương trình (D)
3) Sử dụng các hệ số phân bố DF, ví dụ công thức (F), để phân bố lại các momen mất can bằng
tại gối trong (hoặc tại nút) và điều chuyển
4) Xây dựng đồ thị momen dầm ngàm
5) Tính momen, gọi là momen tự do cho từng đoạn dầm nối kết với gối (hoặc nút kết cấu)
6) Xây dựng đồ thị momen uốn cho các dầm nối với nut trên cơ sở điểm 5 và 4 vừa nêu
7) Xây dựng đồ thị lực cắt
Giải thích
Momen dầm ngàm (fixing moment – FM) nhận theo bảng , khi gặp những trường hợp thông thường.
Trường hợp không tìm thấy sơ đồ tương ứng tại bảng can tính theo cơ sở sức bền vật liệu.
Momen điều chuyển, hệ số điều chuyển (carry over moments/ carry over factors)
Hình 6.19 giải thích ý nghĩa những khái niệm này. Giả sử rằng momen uốn FM tính cho điểm B
không cân bằng. Momen M thể hiện cho mất cân bằng đang đề cập, phân bố cho đoạn BA và BC như
sau:
M = M BA + M BC (A)
trong đó dấu của MBA và của MBC phải khác với dấu của M để giữ trạng thái cân bằng tại B. Điều đòi
hỏi tiếp theo, ½ của mỗi momen phân bố cùng dấu sẽ điều chuyển sang hướng ngược. Như vậy MAB
sẽ chuyển từ MBA và MCB chuyển từ MBC. Cả hai momen MAB và MCB phải đảm bảo cho chuyển vị
B bằng 0. Phản lực RB xác định theo cách làm trong sức bền vật liệu.
M BA L1 ( L1 / 2) − (R B L12 / 2 )(2 L1 / 3) = 0 (B)
RB = 3M BA / (2 L1 ) (C)
Momen tính toán áp tại A sẽ là:
3M BA 3M BA
M BA = − × L1 = −
2 L1 2
Momen chuyển sang tại A và tại C chống lại tác động của momen áp tại A và C.
Từ hình còn có thể thấy:

7
Hardy Cross, giáo sư , USA. Phương pháp này ngày nay có tên gọi “Moment Distribution Method”.

304
M BA M
M AB = ; M CB = BC (D)
2 2
Hệ số phân bố (distribution factor - DF)
Điều kiện tiếp theo cần thỏa mãn là góc nghiêng do uốn tại B, ký hiệu ϕ trong phần này, góc phía
đoạn AB phải bằng góc phía BC.
M BA L1
ϕB = − , tính cho phía AB
2EI1
M BC L2
ϕB = − , tính cho phía BC
2EI 2
Từ quan hệ này có thể viết:
M BA I 1 L2
= (E)
M BC I 2 L1
Hệ số phân bố xác định như sau:
M BA (I1 / L1 ) M BC (I 2 / L2 )
= ; = (F)
M (I1 / L1 ) + (I 2 / L2 ) M (I1 / L1 ) + (I 2 / L2 )
Ví dụ tính dầm liên tục
Xác định momen uốn dầm ngàm, phản lực cho dầm tại hình 6.20.
Momen uốn tính theo bảng :
MFAB = 1.152 /12 = 18,75 kNm
MFBC = 10.62 .4/102 = 14,4 kNm
M = 10.42 .6 /102 =9,6 kNm
Hệ số phân bố, tính theo công thức (F):
M BA 2 I / 15 Hình 6.20
= = 4/9
M (3 / 4)(I / 12 + I / 15)
M BC I / 10
= = 3/ 7
M (2 I / 15 + I / 10)
Thủ tục tính trình bày tại bảng :
Tính phản lực:
Từ ∑M B = 0 = 10.6 + 12,44 − 10 RC − 13,5 xác định RC = 5,894 kN
Từ ∑M B = 0 = 15 × 1 × 7,5 − 21,37 + 15R A + 15,32 xác định RA = 8,03 kN
Bảng 6.1 Phân bố cho dầm tại hình 6.20
Nút A B C
Phần tử AB BA BC CB
Hệ số phân bố (DF) 4/7 3/7
Momen dầm ngàm (ban đầu) -18,75 +18,75 -9,6 +14,40
Momen không can bằng +9,15
Phân bố và momen điều chuyển -2,62 -5,23 -3,92 -1,96
Momen uốn dầm -21,37 +13,52 -13,52 +12,44

305
Áp dụng phương pháp Cross cho khung

Hình 6.21
Điểm cần để ý khi tính khung, có khả năng nhiều dầm cùng tập trung về một nút. Hình 6.21 trình bày
trường hợp nút O là nơi tập trung của 3 thanh OC, OB và OA. Hệ số phân bố tính theo (F) đúng cho
tất cả các thanh kiểu này, số thanh có thể là 1, 2, …, n và cùng chia sẻ momen không cân bằng M.
M ( I / L )k
DF = k = n (G)
M
∑ ( I / L )k
k =1
Điều kiện cân bằng:
n

∑M
k =1
k =0 (H)

Vi dụ : Xác định phản lực RB và RA, theo hướng thẳng đứng, kết cấu nêu tại hình 6.21.
Momen uốn dầm ngàm, tính theo công thức tại bảng :
MFOA = 2.22.1/32 = 0,89 kNm; MFAO = 2.12.2/32 = 0,44 kNm .
Các hệ số phân bố DF, tại O, tính cho 3 dầm nối vào nút, công thức (G):
M OA M OB M OC
= 0,313; = 0,22; = 0,467
M M M
Momen uốn M tại O, tính cho đoạn OA:
Bảng 6.2
Nút C O A B
Phần tử CO OC OB OA AO BO
D.F 0,467 0,220 0,313
Momen dầm ngàm +0 -0 +0 -0,89 +0,44 -0
Momen không can bằng M -0,89
Phân bố lần 1 +0,416 +0,196 +0,278
Momen sang chuyển +0 +0,139 +0,098
Momen uốn 0 0,416 0,196 -0,612 +0,579 +0,098
Tính phản lực:
Từ ∑M O = 0 = −0,612 + 2.1 + 0,579 − 3R A xác định RA = 0,657 kN

Từ ∑M = 0 = 0,196 + 0,986 + 0,098 − 3RB + 15,32 xác định RB = 0,098 kN


O

Ví dụ : Xây dựng đồ thị momen uốn khung trình bày tại hình 6.22. Độ cứng thanh ngang BC là 2EI,
hai thanh đứng AB và CD là EI.

306
Hình 6.22
Momen dầm ngàm:
M FAB = M FBA = 0; M FCD = M FDC = 0

4.5.10 2
M FBC = − = −8,89kNm
15 2
4.10.5 2
M FCB = + = +4,44kNm
15 2 Hình 6.23
Hệ số phân bố tính theo công thức (G):
4 EI / 10
DFBA = = 0,43
4 EI / 10 + 4.2 EI / 15
DFBC = 1 − 0,43 = 0,57; DFCB = 0,57; DFCD = 0,43
Momen uốn :
Bảng 6.3
Nút A B C D
Phần tử AB BA BC CB CD DC
D.F 0,43 0,57 0,57 0,43
Momen dầm ngàm +0 -0 -8,89 +4,44 0 -0
Cân bằng +3,82 +5,07 -2,53 -1,91
Momen chuyển sang (2) +1,91 -1,26 +2,53 -0,95
Cân bằng +0,54 +0,72 -1,44 -1,09
Momen chuyển sang (3) +0,27 -0,72 +0,36 -0,55
Cân bằng +0,31 +0,41 -0,21 -0,15
Momen chuyển sang (4) +0,15 -0,11 +0,21 -0,08
Cân bằng 0,05 +0,06 -0,12 -0,09
Momen chuyển sang (5) +0,03 -0,06 +0,03 -0,55
Cân bằng +0,03 +0,03 -0,02 -0,01
Momen uốn +2,36 +4,75 -4,75 +3,25 -3,25 -1,63
Khung phẳng đang xem xét chịu tác động lực ngang 2 kN,tại nút B. Điều xẩy ra là B và C cùng bị
dịch chuyển ngang dưới tác động lực này. Độ dịch chuyển giả sử δ. Cách tính momen dầm ngàm có
dịch chuyển đầu dầm bay giờ khác với trường hợp nêu trước, bảng A.
6 EI .δ
M FAB = M FBA = − = M FDC = M FCD
10 2
M FBC = M FCB = 0
Gán δ = 100.102/(6EI) có thể tính:
M FAB = M FBA = M FDC = M FCD = −100kNm
Kết quả tính cho trường hợp kể sau đọc tại bảng 6.4.
Bảng 6.4

307
Nút A B C D
Phần tử AB BA BC CB CD DC
D.F 0,43 0,57 0,57 0,43
Momen dầm ngàm -100 -100 0 0 -100 -100
Cân bằng +43 +57 +57 +43
Momen chuyển sang (2) +21,5 +28,5 +28,5 +21,5
Cân bằng -12,3 -16,2 -16,2 -12,3
Momen chuyển sang (3) -6,2 -8,1 -8,1 -6,2
Cân bằng +3,5 +4,6 +4,6 +3,5
Momen chuyển sang (4) +1,8 +2,3 +2,3 +1,8
Cân bằng -1,0 -1,3 -1,3 -1,0
Momen uốn -82,9 -66,8 +66,8 +66,8 -66,8 -82,9
So sánh kết quả tính trường hợp có dịch chuyển nút B và C, với trường hợp không dịch chuyển có
thể thấy khác nhau. Thực hiện phép so sánh nhận biết hệ số cách biệt k = 0,074. Như vậy giá trị các
momen tính toán cần thực hiện hiệu chỉnh, ví dụ:
c
M AB = kM AB
kh
= 0,074.(−82,9) = −6,14kNm
Bằng cách tương tự tính giá trị momen uốn sau hiệu chỉnh theo k:
M AB = −3,78kNm M BA = −0,19kNm ; M BC = 0,19kNm ; M CB = 8,19kNm
M CD = −8,19kNm; M DC = −7,77kNm
Đồ thị momen uốn khung sau hiệu chỉnh có dạng nêu tại hình 6.23.
Ví dụ 2 Dùng phương pháp tính của Cross xác định momen tại các nút kết cấu khung phẳng, kích
thước như tại hình 6.24.
Dữ liệu liên quan đến cấu hình khung phẳng đang xem xét:
l l B
l13 = l24 = l 1’3’ = l 2’4’ = H; l 12 = l 1’2’ = l 34 = l 3’4’= 11' = 33' =
2 2 4
I24 = I2’4’ ; I13 = I1’3’; I34 = I3’4’; I12 = I1’2’;
và B = 2H = 2l0; I11’ = 5I0; I12 = 3IO;
I13 = I24 = 3I0; I34 = I0; I33’ = 2I0.
Đọâ cứng tương đối các thanh tính theo công thức:
I l 5 I l 3
k11 = 11' 0 δ 11' = = 2,5 ; k12 = 12 0 = =6 4' 3' 3 4

I 0 l11' 2 I 0 l12 0,5 34 l

I l I l l
k13 = 13 0 = 3 ; k 24 = 24 0 = 3 13
l
I 0 l13 I 0 l 24 24

I l 1 I l 21 l
k 34 = 34 0 = = 2 ; k 33' = 33' 0 δ 33' = =1 2' 1' 12
1 2

I 0 l34 0,5 I 0 l 33' 12


Hệ số phân bố momen DF tại các nút: Hình 6.24
k11' 2,5
Nút 1. DF11' = = = 0,22
k11' + k12 + k13 2,5 + 6 + 3
k12 6
DF12 = = = 0,52
k12 + k11' + k13 6 + 2,5 + 3
k11' 3
DF13 = = = 0,26
k11' + k12 + k13 2,5 + 6 + 3

308
k12 6
Nút 2. DF21 = = = 0,67
k12 + k 24 6 + 3
k 24 3
DF24 = = = 0,33
k12 + k 24 6 + 3
k 33' 1
Nút 3. DF33 = = = 0,17
k 33' + k13 + k 34 3 + 1 + 2
k13 3
DF31 = = = 0,5
k 33' + k13 + k 34 3 + 1 + 2
k 34 2
DF34 = = = 0,33
k 33' + k13 + k 34 3 + 1 + 2
k 24 3
Nút 4. DF42 = = = 0,6
k 24 + k 34 3 + 2
k 34 2
DF43 = = = 0,4
k 24 + k 34 3 + 2
Momen MFij tính cho trường hợp thanh bị ngàm cả hai đầu có dạng:
ql 2 ⎫
M F 11' = 11' = 0,083ql 02 ⎪
12 ⎪
2
ql12 2⎪
M F 12 = − M F 21 = − = −0,021ql 0
12 ⎪
2 ⎬
ql ⎪
M F 24 = − 24 = −0,05ql 02
20 ⎪
ql 2 ⎪
M F 42 = 42 = 0,033ql 02 ⎪
30 ⎭
Quá trình cân bằng các góc và xác định momen tại nút tiến hành theo thứ tự ghi tại bảng 6.5. Hai
dòng đầu giành để ghi số thứ tự các nút và thanh. Dòng thứ ba ghi các giá trị hệ số phân bố momen
trong các nút, dòng bốn các giá trị momen nhóm đầu dạng không thứ nguyên.
Cân bằng bắt đầu từ nút 1 được coi như nút kém cân bằng nhất, theo nghĩa, giá trị tổng momen
nhóm đầu lớn nhất.
Dòng năm, theo thứ tự các cột tương ứng cho các thanh 1 – 1’, 1 – 2, 1 – 3 ghi các giá trị momen
cân bằng bằng tích của momen không cân bằng nút hiện tại, ví dụ 0,062ql02, lấy ngược dấu, với hệ số
phân bố momen. Tại các cột ứng với thanh 2 – 1 và 3 – 1 của cột ghi các giá giá trị momen nhóm
hai, bằng một nửa các momen cân bằng, đã ghi tại các cột 1 –2 và 1 – 3.
Dòng cuối dùng cho nút thứ tư.
Quá trình tính tiếp tục cho đến khi giá trị các momen nhóm hai của cân bằng các góc đạt giới hạn
sai số cho phép. Cộng tất cả momen ghi tại mỗi cột sẽ nhận được giá trị tính toán cho momen tại nút.
Bảng 6.5
Nút 1 2 3 4
Thanh i – j 1 – 1’ 1–2 1–3 2–1 2–4 3–1 3 – 3’ 3–4 4–2 4–3
Hệ số phân bố 0,22 0,52 0,26 0,67 0,33 0,50 0,17 0,33 0,60 0,40
DFij

309
M F ij 0,083 -0,021 0,021 -0,050 0,033
Hệ sô
ql 02
Momen 1 -0,014 -0,032 -0,016 -0,016 -0,008
4 -0,010 -0,007 -0,020 -0,013
2 0,019 0,037 0,018 0,009
1 -0,004 -0,010 -0,005 -0,005 -0,003
3 0,005 0,009 0,003 0,006 0,003
4 -0,004 -0,002 -0,007 -0,005
2 0,003 0,006 0,003 0,002
1 -0,002 -0,004 -0,002 -0,002 -0,001
2,3 0,001 0,001 0,002 0,001 -0,001 -0,001
Tổng 0,063 -0,045 -0,018 0,042 -0,042 -0,001 0,003 -0,002 0,016 -0,016

Kết quả xử lý theo bảng sẽ là:


M 11' = 0,063ql 02 ; M 12 = −0,045ql 02 ; M 13 = −0,018ql 02 ;
M 21 = − M 24 = 0,042ql 02 ; M 31 = −0,001ql02 ;
M 33' = 0,003ql 02 ; M 34 = −0,002ql 02 ;
M 42 = − M 43 = 0,016 ql 02 ;
Để vẽ đường momen uốn dọc các thanh cần thiết xác định các giá trị max tại giữa các thanh.
Thanh 1 – 1.
ql 2
( M 11' ) max = 11' = 0,125ql 02
8
Thanh 1 – 2.
ql 2
( M 12 ) max = 12 = 0,031ql 02
8
Thanh 2 – 4.
ql 242
( M 24 ) max = 0,128 = 0,044ql 02
2
Để vẽ đường lực cắt dọc các thanh cần thiết xác định các giá trị lực cắt tại các nút hai đầu thanh.
Thanh 1 – 1.
ql
N11' = − 11' = −0,5ql 0
2
Thanh 1 – 2.
ql M + M 21 (0,045 − 0,042)ql 02
N 12 = 12 − 12 = 0,25ql 0 + = 0,0256ql 0
2 l12 0,5l 0
ql12 M 12 + M 21 (0,045 − 0,042)ql 02
N 21 = − − = −0,25ql 0 + = 0,244ql 0
2 l12 0,5l 0
2 ql 24 M 24 + M 42 (0,042 − 0,016)ql 02
N 24 = − = 0,333ql 0 + = 0,359ql 0
3 2 l 24 l0
1 ql 24 M 24 + M 42 (0,042 − 0,016)ql 02
N 42 = − − = −0,167ql 0 + = −0,141ql 0
3 2 l 24 l0

310
M 34 + M 43 (0,002 − 0,016)ql 02
N 43 = N 34 = − = = 0,036ql 0
l 34 0,5l 0
M 13 + M 31 (0,018 − 0,001)ql 02
N 33' = 0; N 13 = N 31 = − = = 0,019ql 0
l13 l0
Đồ thị momen uốn và lực cắt tính cho trường hợp trên đây được trình bày tại hình 22.

4' 3' 3 4
l 34

l
13
l
24

l
12
2' 1' 1 2

Hình 6.25

5 PHƯƠNG PHÁP MA TRẬN DẺO


Trong khuôn khổ phương pháp lực dùng xử lý bài toán khung phẳng chúng ta làm quen với
phương pháp ma trận dẻo, đã trình bày tại chương 2. Ví dụ áp dụng phương pháp ma trận giành cho ví
dụ khung dạng gần giống chữ Π sau đây, hình 6.26.
50kN
50kN
B C
B C
2m
D 1
4m D 3
2
4m
A
A
Hình 6.27
Hình 6.26
Ba lực siêu tĩnht áp đặt tại nút D của khung, lần lượt mang ký hiệu 1, 2, 3 hoặc H, R, M như đã
dung cho các ví dụ trước.
Momen uốn do tải bên ngoài gây, xác định như sau:
M = 0 đoạn DC;
= 15x2 đoạn CB;
= 50x +240 đoạn BA
Momen uốn do thành phần lực H = 1 gây ra:
M1 = -x đoạn DC
= -2 đoạn CB;
= -2 + x đoạn BA.
Momen uốn do R =1 gây ra:
M2 = 0 đoạn DC;
= - x đoạn CB;
= -4 đoạn BA.
Momen uốn do momen đơn vị (M = 1): M3 = 1 trên cả ba đoạn.

311
Tất cả thành phần ma trận dẻo (hệ số ảnh hưởng) xác định như chuyển vị do lực đơn vị Pi = 1
gây ra.
M i* M k* S i* S k* κQi*Qk*
aik = a ki = ∑ ∫ ds + ∑ ∫ ds + ∑ ∫ ds (*)
EI EA GA
Tích phân trên thực hiện trong mỗi dầm riêng lẻ. Chuyển vị đơn vị được tính theo cách tương tự:
M *p M i* S *p S i* κQ *p Qi*
Δ ip = ∑ ∫ ds + ∑ ∫ ds + ∑ ∫ ds (**)
EI EA GA
trong đó Mp, Sp, Qp là momen uốn, lực dọc trục và lực cắt của tải cho trước. M*, S*, Q* với chỉ số i là
momen và lực tương ứng từ tải đơn vị Pi = 1. Hệ số κ dùng cho trường hợp liên quan lực cắt, chỉ tỉ lệ
tham gia của diện tích tíết diện vào ứng suất cắt. Sau khi giải hệ phương trình cho lực đơn vị, ứng lực
trong các dầm thuộc hệ thống được tính theo công thức:
n n n
M = MP + ∑
i =1
piMi* ; S = SP + ∑
i =1
piSi* ; Q = QP + ∑
i =1
piQi* (***)

Kết quả tính trong trường hợp đang xem xét này:
2 4 4
M x2 4 (−2 + x) 2
a11 = ∫ 1 dx = ∫ dx + ∫ dx + ∫ dx
EJ 0
EJ 0
EJ 0
EJ
1 ⎛ x3 ⎞ 2 4 4 1 ⎛ 4 x 2 x 3 ⎞ 4 24
= ⎜⎜ ⎟⎟ 0 + x 0+ ⎜⎜ 4 x − + ⎟⎟ 0 =
EJ ⎝ 3⎠ EJ EJ ⎝ 2 3⎠ EJ
4 4
dx 1 (−4)(−2 + x) 16
a 21 = δ 12 = ∫ M 1 M 2 =∫ 2 xdx + ∫ dx =
EJ 0 EJ 0
EJ EJ
2 4 4
dx −x (−2) ( x − 2) 10
a31 = a13 = ∫ M 1 M 3 =∫ dx + ∫ dx + ∫ dx = −
EJ 0 EJ 0
EJ 0
EJ EJ
4 4
1 1 2 16 85,33
a 22 = ∫ M 22 dx = ∫ x dx + ∫ dx =
EJ 0
EJ 0
EJ EJ
4 4
dx −x (−4) 24
a32 = a 23 = ∫ M 2 M 3 =∫ dx + ∫ dx = −
EJ 0 EJ 0
EJ EJ
2 4 4
1 1 1 1 10
a33 = ∫ M 32 dx = ∫ dx + ∫ dx + ∫ dx =
EJ 0
EJ 0
EJ 0
EJ EJ
Vec tor lực tính như sau:
4 4
M .M 1 15 x 2 (−2) (50 x + 240)(−2 + x)
Δ 1L = ∫ dx = ∫ dx + ∫ dx =
EJ 0
EJ 0
EJ
4 4
− 30 x 2 (50 x 2 + 140 x − 480) 373,33
∫0 EJ dx + ∫0 EJ
dx = −
EJ
4 4
M .M 2 − 15 x 2 (50 x + 240) 6400
Δ 2L = ∫ dx = ∫ dx + ∫ dx = −
EJ 0
EJ 0
EJ EJ

312
4 4
M .M 3 15 x 2 (50 x + 240) 1680
Δ 3L = ∫ dx = ∫ dx + ∫ dx =
EJ 0
EJ 0
EJ EJ
Phương trình tương hợp, theo cách diễn đạt tại chương 2 mang dạng:
[a][P] = [Δ] – [ΔL]
⎡ 24 16 − 10 ⎤ ⎧ H ⎫ ⎧0⎫ ⎧− 373,33⎫
1 ⎢ ⎥ ⎪ ⎪ ⎪ ⎪ 1 ⎪ ⎪
85,33 − 24 ⎨ R ⎬ = ⎨ 0 ⎬ − ⎨ − 6400 ⎬
EJ ⎢ ⎥
⎪ ⎪ ⎪ ⎪ EJ ⎪ ⎪
⎣⎢ DX ⎦⎥ ⎩M ⎭ ⎩0⎭ ⎩ 1680 ⎭
Sau giải hệ phương trình giá trị các lực xác định như sau:
H = -53,33 kN; R = 70,01 kN; M = -53,33 kN.m
6 PHƯƠNG PHÁP MA TRẬN CỨNG
Trong khuôn khổ phương pháp chuyển vị cách xử lý bài toán qua ma trận cứng được dùng từ rất
sớm. Ngày nay phương pháp ma trận cứng đang chiếm vị trí quan trọng trong số các phương pháp
năng lượng. Thủ tục tính theo phương pháp ma trận cứng trình bày tại chương hai giành cho dầm được
sử dụng vào hệ khung phẳng, không đổi thay nội dung. Ví dụ minh họa cách làm tại đây trùng với
khung phẳng nêu tại “phương pháp ma trận dẻo”, hình 6.28.
Chọn chuyển vị đang là ẩn số cho bài toán đang xem xét: 1- chuyển dịch ngang nút B, 2 - góc xoay
góc tại nút B, và 3 – góc xoay tại nút C.
Các lực và momen cố định tại nút các dầm:
Lực tác động ngang 50 kN.
30 × 4 2
Momen cố định tại đầu trái đoạn BC: − = −40kN.m
12 30kN/m
Momen cố định đầu bên phải BC: 40kN.m
1
3
⎧50 ⎫ B 2 C
⎪ ⎪
Vecto lực được tính là: {P} = ⎨40⎬
D
⎪40⎪
⎩ ⎭
Thành lập ma trận cứng. A
Chuyển vị đơn vị theo hướng lực số 1, tính cho trường hợp Δ=1:
12 EJ 12 EJ Hình 6.28
k11 = 3 + 3 = 1,6875 EJ
4 2
6 EJ
k 21 = k12 = − 2 = −0,375 EJ
4
6 EJ
k 31 = k13 = − 2 = −1,5 EJ
2
Chuyển vị đơn vị theo hướng hai tức góc xoay tại B, θ = 1:
4 EJ 4 EJ
k 22 = + = 2 EJ
4 4
2 EJ
k 32 = k 23 = 0,5 EJ
4
Chuyển vị đơn vị theo hướng ba tức góc xoay tại C, θ = 1:

313
4 EJ 4 EJ
k 33 = + = 3EJ
4 2
Phương trình nêu quan hệ giữa độ cứng, chuyển vị và lực tác động có dạng:
⎡1,6875 − 0,375 − 1,5⎤ ⎧ H ⎫ ⎧ 50 ⎫
⎪ ⎪ ⎪ ⎪
EJ ⎢⎢ 2 0,5 ⎥⎥ ⎨θ B ⎬ = ⎨ 40 ⎬
⎢⎣ DX 3 ⎥⎦ ⎪⎩θ C ⎪⎭ ⎪⎩− 40⎪⎭
Vecto chuyển vị tính từ hệ phương trình:
⎧H ⎫ ⎧ 35556 ⎫
⎪ ⎪ 1 ⎪ ⎪
⎨θ B ⎬ = ⎨26,667⎬
⎪θ ⎪ EJ ⎪ 0 ⎪
⎩ C⎭ ⎩ ⎭
Biểu đồ momen tính cho khung phẳng đang nêu có dạng:
2 EJ ⎛ 3.35556 ⎞
M AB = ⎜ 0 + 26,667 − ⎟=0
4 ⎝ 4 ⎠
2 EJ 1 ⎛ 3 × 35556 ⎞
M BA = × ⎜ 0 + 2 × 26,667 − ⎟ = 13,333kNm
4 EJ ⎝ 4 ⎠
2 EJ 1
M BC = (2 × 26,667 ) − 40 = −13,333kNm
4 EJ
2 EJ 1
M CB = × 26,667 + 40 = 53,333kNm
4 EJ
2 EJ 1
M CD = [0 − 3 × 35556] = −53,333kNm
2 2 EJ
2 EJ 1
M DC = [0 − 3 × 35556] = −53,333kNm
2 2 EJ
7 GIÀN
Giàn 8 được hiểu theo cách giản đơn nhất mà người dân chúng ta thường dùng, ví dụ giàn hoa
thiên lý. Đây là khung 2D, chịu tác động lực pháp tuyến với khung. Trong ngôn ngữ khác, tiếng Anh
đang sử dụng từ grid, grillage để chỉ giàn dạng này. Xử lý giàn nhìn chung không khác cách làm
giành cho khung phẳng đã đề cập. Điểm khác nhau rõ ràng khi áp đặt lực cho hệ thống là giàn ở tư thế
chịu tác động các lực tác động vuông góc với mặt giàn. Nếu xét cụ thể hơn, các thanh trong giàn ngoài
chịu uốn còn chịu xoắn.
Chúng ta tìm hiểu cách xử lý giàn đơn giản trong phạm vi nguyên lý công bù ảo, hình 6.29. Giàn
làm từ thép tròn, đường kính mặt cắt ngang d = 2r, độ cứng chịu uốn EI. Thép được gập thành khung
chữ U, chiều dài cả ba thanh đều bằng L.
Chọn phản lực tại nút số 1, trên gối lăn làm tải siêu tĩnh, ký hiệu Z1 coi như tải bên ngoài tác động
lên giàn.
Phương trình momen uốn và momen xoắn các thanh được viết như sau. Momen uốn M:
= Z1s cho thanh 1;
= Z1 s cho thanh 2;
= (Z1 - P)s - Z1L cho thanh 3.

8
Tiếng Việt cho phép viết dàn hoặc giàn, sách Russian dùng từ перекрытие, trong tiếng Pháp: grillage.

314
Phương trình momen xoắn T:
= 0 cho thanh 1;
= Z1L cho thanh số 2;
= Z1L cho thanh số 3.
Công thức đang nêu minh họa tại hình 6.30a
Áp đặt lực ảo theo cách sau:
Với thanh 1:
δM = δZ1s; δT = 0.
Với thanh 2:
δM = δZ1s; δT = δZ1L.
Với thanh 3:
Hình 6.29 Giàn
δM = δZ1(s - L); δT = δZ1L.
Tải ảo trình bày tại hình 6.30b.

Hình 6.30a

Hình 6.30b
Công bù ảo do bị uốn:
(e) (e)
3 L
⎛ MδM ⎞
δW *
int,uon =∑ ∫ ⎜ ⎟ ds
e =1 0 ⎝ EI ⎠
L L L
1 1 1
δWint, uon = ∫ (Z1 s )(δZ1 s )ds + ∫ (Z1 s )(δZ1 s )ds + ∫ [(Z − P) s − Z 1 L ][δZ 1 ( s − L)]ds
*
1
EI 0
EI 0
EI 0

315
Thực hiện tích phân sẽ nhận được:
L3 ⎛ Z 1 P ⎞
δWint,
*
uon = ⎜ + ⎟δZ 1
EI ⎝ 3 6 ⎠
Biểu thức tính công bù ảo do xoắn có dạng:
(e) (e)
3 L
⎛ T δT ⎞
δW *
int, xoan =∑ ∫ ⎜ ⎟ ds
e =1 0 ⎝ GJ ⎠
L L L
1 1 1
δW = ∫ 0.0ds + ∫ Z 1 L. × δZ 1 Lds +
GJ ∫0
( Z 1 L)(δZ 1 L)ds
*
int, xoan
GJ 0 GJ 0
2 Z 1 L3
hay là: δWint,
*
xoan = δZ 1
GJ
Tổng cộng công bù ảo sẽ là:
2Z 1 L3 L3 ⎛ Z P⎞
δWint* = δZ 1 + ⎜ 1 + ⎟δZ 1 Hình 6.30c
GJ EI ⎝ 3 6 ⎠
Vì rằng chuyển vị nút tại gối bằng 0 do vậy công bù ngoại lực bằng 0, biểu thức vừa viết phải
mang giá trị 0. Trong trường hợp này lực Z1 sẽ mang giá trị:
P GJ
Z1 = −
2 GJ + 6 EI
πr 4 πr 4
Trong trường hợp cụ thể I = ;J = , tính cho trường hợp hệ số Poisson bằng 0,25, lực Z1 sẽ
4 2
P
đạt giá trị: Z 1 =
17
Đồ thị momen uốn giàn trình bày tại hình 6.30c
Giàn trong tàu thường hiểu là khung giàn 2D, cấu tạo từ 2 hệ dầm, liên kết với nhau qua các nút.
Hai hệ dầm cùng nằm trong mặt phẳng xOy, liên kết trực giao hoặc không trực giao với nhau. Giàn
chịu tác động của lực tập trung hoặc lực phân bố, tác động theo phương thẳng góc với mặt phẳng giàn.
Giàn tầu thủy, máy bay nguyên thủy là kết cấu tấm hoặc kết cấu hộp có gia cường dọc và
ngang. Tùy thuộc hệ thống kết cấu, giàn thuộc kết cấu ngang hoặc kết cấu dọc. Phụ thuộc vào hệ thống
kết cấu, nẹp gia cường được bố trí dầy hơn theo hướng này, thưa hơn theo hướng kia.
Mô hình liên kết về mặt kết cấu và sơ đồ lực tương hỗ tại mối nối hai hệ dầm được trình bày tại
hình 6.32 như một ví dụ cụ thể. Độ cứng tính cho mỗi hệ dầm có vai tròquan trọng khi mô hình hóa
giàn. Nếu độ cứng của một hệ thấp hơn nhiều so với độ cứng hệ thứ hai, kết cấu khung giàn không có
ý nghĩa, vì trên thực tế hệ yếu dựa hoà toàn vào hệ kia. Trường hợp này chỉ cần mô hình kết cấu các
dầm yếu thành các dầm riêng lẻ, tựa lên các gối là các thanh nằm vuông góc.
Theo ý kiến các nhà nghiên cứu Russia, hệ dầm trực giao được tách thành hai hệ ngang và dọc
trong trường hợp thỏa mãn bất đẳng thức:
A L3 i
0,2 ≤ ≤5
a l3 I

316
trong đó: L- chiều dài giàn, l- chiều rộng giàn, a - khoảng cách giữa hai dầm trên hướng chính, A -
khoảng cách giữa hai dầm theo hướng vuông góc với hệ kia, I- momen quán tính mặt cắt ngang dầm
hệ trên hướng chính, i - momen quán tính mặt cắt ngang dầm hệ thứ hai.
A L3 i
Nếu nhỏ hơn 0,2 thì dầm thuộc hệ thứ hai trở thành gối cho dầm hệ đầu, ngược lại, nếu
a l3 I
A L3 i
lớn hơn 5 tình hình ngược trở lại, các dầm theo hướng chính là gối đỡ cho dầm hệ thứ hai.
a l3 I
Áp suất bên ngoài tác động trực tiếp lên tấm vỏ, và được truyền cho gia cường dọc và ngang.
Phân bổ lực cho hai hệ thống dầm tiến hành theo qui tắc sau. Với các tấm vuông, mỗi thành phần của
thanh gia cường sẽ phải tiếp nhận áp suất trên 1/4 diện tích hình vuông. Trường hợp tấm chữ nhật,
a×a
trong đó cạnh b > a, thanh gia cường chiều ngắn tiếp nhận áp lực trên diện tích , thanh đối diện
4
cũng nhận từng đó tải trọng, phần còn lại chia đều cho hai gia cường nằm song song cạnh b, mỗi
a a
phần diện tích (b − ) .
2 2
Giả sử giàn theo kết cấu ngang, gồm một đà dọc chạy từ đầu vách sau đến vách trước dài L, 4 đà
ngang dài B, bố trí cách đều nhau theo khoảng sườn a = L/5, phần diện tích chịu áp suất phân bổ cho
hai hệ thống dầm ngang và dọc như hình 6.31.

Hình 6.31
Nếu phương tiện tính chưa đủ hiện đại, để tránh phức tạp cho các phép tính trong sơ đồ giản đơn
này còn có thể qui ước giản đơn hơn. Toàn bộ tải trọng do áp suất bên ngoài được truyền hết cho dầm
thuộc hệ thống nằm ngang, còn dầm dọc chỉ hứng chịu phản lực của các dầm ngang.
Một vài phương pháp kinh điển, có tác dụng tốt trước đây được giới thiệu lại như tài liệu khoa
học, có ích cho những nhà nghiên cứu cơ học kết cấu tàu thủy.
Phương pháp cân bằng độ võng dầm ngang và dầm dọc tại các nút liên kết.
Ẩn số trong phương pháp này là phản lực giữa dầm ngang và dầm dọc. Ví dụ đơn giản tại hình
1
6.32 minh họa phương pháp tính. Tải trọng trên dầm ngang (theo hướng chính) Q1 = qal = qlL.
3
Phản lực từ dầm dọc lên dầm ngang ký hiệu R như trên hình 6.32b.
Dưới tác động của tải trọng này độ võng dầm tại điểm giữa tính theo công thức trình bày tại
chương bàn về dầm một nhịp tựa tự do trên hai gối:
5 Q1l 3 1 Rl 3
w= − (a)
384 Ei 48 Ei
trong đó l - khoảng cách ngang của dầm, I - momen quán tính tiết diện dầm ngang.

317
L q

R
I R 1

l
i i

Ra Ra R R R
2 M 1 2 M

Hình 6.32a Hình 6.32b


Với dầm dọc:
1
Q2 = qbL = ql.L (b)
2
Độ võng tại điểm liên kết giữa hai dầm:
11 Q2 L3 5 RL3
w= + (c)
972 EI 162 EI
trong đó R - phản lực dầm ngang với dầm dọc, I - momen quán tính tiết diện dầm dọc.
So sánh hai biểu thức, sau khi cân bằng w, sẽ được tính R như sau:
⎛ 5 11 ⎞
⎜ a− ⎟
⎝ 1152 1944 ⎠
R = ql.L. (d)
⎛ a 5 ⎞
⎜ + ⎟
⎝ 48 162 ⎠
l3I 5
hệ số a = 3
tính theo dữ liệu từ khung giàn. Trường hợp a→ ∞ giá trị R lớn nhất Rmax = ql.L.
Li 24
Ví dụ tương tự áp dụng cho khung giàn đáy tàu chở dầu như tại hình 6.33 tiếp theo. Các đà
ngang được ngàm tại mạn, sống chính ngàm tại hai vách ngang. Mô hình tải trọng trên đà ngang và
đà dọc được trình bày tại hình6.33. Lợi dụng tính đối xứng, phản lực tại nút bên trái và nút bên phải so
với điểm giữa dầm có giá trị như nhau, được ký hiệu R2.
Trong hệ thống dầm ngang độ võng tại các điểm giữa sải tính theo công thức:
qal 4 R jl 3
wj = α - β (a)
Ei Ei
trong đó α, β là các hệ số ảnh hưởng, tính theo công thức trình bày tại phần hàm ảnh hưởng. Hệ số
ảnh hưởng có thể đọc từ các sổ tay tính toán sức bền, trường hợp này α = 0,0026 còn β = 0,0052.
l - chiều dài sải, bằng chiều rộng tầu,
i - momen quán tính tiết diện đà ngang.
Độ võng trên đà dọc dưới tác động của R1 và 2 R2 được tính theo công thức:
R1 L3 2 R2 L3
w1 = γ11 + γ12 (b)
EI EI
R1 L3 2 R2 L3
w2 = γ21 + γ22
EI EI
trong đó L - chiều dài khoang, I - momen quán tính tiết diện đà dọc. Các hệ số ảnh hưởng đọc từ tài
liệu tham khảo: γ11 = 0,0052; γ12 = γ21 = 0,0026; γ22 = 0,0033.
Cân bằng các độ võng tại các nút liên kết sẽ nhận được hệ phương trình:

318
R1 L3 R jl 3 2 R2 L3 qal 4
( γ11 + β ) R1 + γ12 =α
EI Ei EI Ei
R1 L3 2 R2 L3 R jl 3 qal 4
γ21 + ( γ22 +β )R2 = α (c)
EI EI Ei Ei
Sau khi giải hệ phương trình sẽ nhận đước các giá trị của phản lực như sau:
R1 = 0,036pl 2; R2 = 0,073pl 2.
Ví dụ thứ ba đề cập trường hợp giàn gồm nhiều dầm ngang và chỉ có ít dầm dọc được nhà khoa
học tàu thủy người Russia Bubnov đề xuất và giải quyết, sau đó Papkovitch tiếp tục phát triển cho
công nghệ tính không dùng phương tiện hỗ trợ tính. Tải trọng từ môi trường được áp đặt toàn bộ cho
hệ thống dầm ngang. Hệ thống này truyền lực sang dầm dọc, chịu phản lực Rj, tính tại nút j. Cách giải
hấp dẫn tại đây, khác với ví dụ trước là thay lực tập trung Rj thành lực phân bố dọc chiều dài dầm dọc.
Rj
r(x) = (a)
a
Độ võng tại các nút liên kết vẫn có dạng chung:
Q( x j )l 3 R jl 3
wj = βj - γ (b)
Ei Ei
Tìm Rj từ biểu thức cuối:
Ei β j Qj
Rj = - w + (c)
γ a
j
γl 3
Phương trình vi phân miêu tả uốn dầm có dạng:
Rj
EIw(IV)(x) = r(x) = ; (d)
a
1 Ei β j Qj
EIw(IV)(x) = [ - 3 w j + ] (e)
a γl γ a
Ei β ( x).Q ( x)
Nếu ký hiệu k0 = và q(x) =
aγl 3
γ .a
Phương trình vi phân bây giờ có thể viết:
EIw(IV) (x) + k0 w(x) = q(x) (f)
Đây chính là phương trình vi phân mô tả độ võng dầm trên nền đàn hồi, chịu tác động lực pháp
tuyến. Cách giải được trình bày tại phần dầm trên nền đàn hồi.
Ví dụ 1: Xác định momen uốn trong giàn có các đặc tính sau: chiều dài L = 12m, chiều rộng l = 6m,
khoảng sườn a = 0,6m,khoảng cách giữa các dầm dọc c = l /2 = 6m. Momen quán tính mặt cắt ngang
dầm dọc I = 5,0.10-4 m4, momen quán tính tiết diện dầm thuộc hệ kia i = 1,01.10-5 m4. Áp suất nước
p = 6 T/m2. Các dầm hướng chính ngàm tại hai đầu, còn dầm dọc tựa lên gối tại hai đầu.
Tải trọng tác động lên mỗi dầm trên hướng chính: P = pal = 21,6 T
1
Dầm trên hướng chính ngàm tại hai đầu, các hệ số β, γ tra theo bảng từ sổ tay sẽ là β = ,γ =
384
1 β P
. Áp suất phân bố trên dầm dọc q = = 18.
192 γ a

319
Ei
Hệ số k tính bằng công thức: k = = 300.
γal 3
kL4
Hệ số bổ trợ u, tính theo công thức u = = 1,76, và các hệ số phụ thuộc u tra từ bảng như
4
64EI
sau: k1(u) = -1,60; k2(u) = 0,112. Từ đó có thể tính:
β P
Rmax = = 10,8 T.
γ 1+ B
β Pk 2 (u )
Rmin = = -0,756T.
γ 1+ B
Còn momen uốn tính cho hệ dầm hướng chính, theo công thức:
Pl Rmin l
Mmax = + ≈ 11,4 T.m
12 8
Momen uốn tính cho dầm hệ kia:
qL2
Mmax = - k1 (u ) = 36,3 T.m.
8
Ví dụ 2: Giải giàn mạn tàu vận tải có đặc trưng như sau: L = 12l0; l = 6l 0; a = l 0; i = I0; I = 12I0;
Áp lực nước tác động lên mạn phân bố theo hình tam giác, chiều cao cột áp h = l.
1
Lực do áp lực nuớc tác động vào mạn: P = q.a.l = 3ql 02.
2
Pl 3 1 Pl 3
Độ võng điểm giữa sườn ws = β . = × , còn độ võng do phản lực R gây ra trên
Ei 213,3 Ei
Rl 3 7 Rl 3
sống là wl = γ . = ×
E 768 E
Ei EI i
Nếu ký hiệu k0 = = 0,508 4 0
aγ .l 3
l0 I

Q
β ( x).P( x)
và q = = 1,54q.l 0 , a
γ .a
Phương trình vi phân uốn sống dọc có dạng: l
EIw(IV) (x) + k0 w(x) = q(x) Hình 6.33
L 4 k0
Nếu ký hiệu: u = = 1,92, độ võng sống dọc tính theo công thức dùng cho dầm trên
2 4 EI
nền đàn hồi:
⎛ L ⎞ q ⎡ ϕ (u ) ⎤
w⎜ ⎟ = ⎢1 − 1 ⎥
⎝ 2 ⎠ k 0 ⎣ 1 + B1 ⎦
V1 (u ) 2 cosh u sin u + sinh u cos u
với ϕ 1 (u ) = =
V0 (u )V1 (u ) + V 2 (u )V3 (u ) sinh 2u + sin 2u
Momen uốn tại điểm giữa sải:

320
⎛ L⎞ qL2 χ 1 (u )
M⎜ ⎟ = − ×
⎝2⎠ 24 1 + B1
3.V3 (u ) 6 cosh u. sin u − sinh u cos u
với χ 1 (u ) = = 2×
u [V0 (u )V1 (u ) + V2 (u )V3 (u )] u
2
sinh 2u + sin 2u
Kết quả tính như sau:
q.l 05
wgiữa dầm = 2,46
EI 0
Mgiữa dầm = 7,96.q.l03.

321
Chương 7

ĐỘ BỀN GIỚI HẠN DẦM, KHUNG

Những chương đã đề cập trong giáo trình này giải quyết những vấn đề có quan hệ với đánh giá
ứng suất của các kết cấu trong giới hạn đàn hồi. Trong chương này chúng ta giải quyết vấn đề trong
phạm vi phân tích dẻo, tải giới hạn trong phạm vi này gây ra hiện tượng hư hỏng kết cấu.
Những điều kiện đảm bảo bền kết cấu khi tính toán theo chế độ giới hạn hay phân tích dẻo:
Điều kiện cân bằng đòi hỏi cân bằng momen uốn dưới tác động ngoại lực,
Điều kiện dẻo đòi hỏi rằng momen uốn tại điểm bất kỳ trong kết cấu không vượt momen dẻo ,
tính tại điểm đó.
1 MÔ HÌNH QUAN HỆ ỨNG SUẤT-BIẾN DẠNG (σ - ε) VẬT LIỆU
Từ các mô hình trình bày quan hệ ứng suất-biến dạng vật liệu chúng ta giữ lại mô hình giản đơn
thích hợp cho vật liệu đóng tàu gồm thép cac bon, hợp kim nhôm.
Vật liệu đàn-dẻo lý tưởng 9 :
⎧ σ
⎪ E.ε khi ε ≤ Y
E
Giai đoạn chịu tải kéo: σ = ⎨ (7.1)
σY
⎪σ Y khi ε ≥
⎩ E
Giai đoạn cất tải: Δσ = E.Δε (7.1a)

Hình 7.1
2 DẦM UỐN Ở TRẠNG THÁI ĐÀN-DẺO
2.1 Momen dẻo giới hạn 10
Kết cấu thực tế dầm chịu uốn có mặt cắt ngang hình dạng bất kỳ. Tuy nhiên để tìm hiểu khái
niệm về momen dẻo mà không làm mất tính tổng quát, có thể chọn dầm mặt cắt chữ nhật bxh, với
chiều cao h = 2c, chịu tác động momen uốn M làm việc với những trạng thái từ đàn hồi đến dẻo.
Momen quán tính mặt cắt dầm trong trường hợp này I = bh3/12.
M ×c
• Giá trị σ max = có nghĩa trong phạm vi ứng suất này chưa đạt giới hạn chảy σY. Trong
I
trường hợp này momen uốn hiểu như là MY, momen đàn hồi giới hạn, sau giới hạn đó vật liệu
chảy, hình a.
M c M c
σY = Y = 1 Y 3 (7.5)
I 12 b( 2c )

hay là
2 1
M Y bc 2σ Y = bh 2σ Y (7.5a)
3 6

9
Ideal elastic-plastic material or Elastic-perfectly plastic (EPP)
10
Plastic limit moment

322
Hình 7.2 Dầm chịu uốn
• Khi momen uốn với giá trị lớn hơn MY vật liệu làm việc trong trạng thái dẻo không toàn phần,
biểu đồ ứng suất tại mặt cắt chuyển sang trạng thái dẻo, hình 16.2b.
• Chiều cao hp miền dẻo lớn dần khi momen uốn M tăng. Đến giới hạn hp = c toàn bộ mặt cắt trong
miền dẻo, mặt cắt không thể nhận tải lớn hơn nữa. Momen uốn thời điểm này gọi là momen uốn
dẻo giới hạn 11 , ký hiệu MP.
Momen dẻo giới hạn xác định từ điều kiện cân bằng lực, ví dụ ứng dụng cho mặt cắt chữ nhật giới
thiệu tại hình 7.2d:
1
M P = σ Y bc 2 = σ Y bh 2 (7.7)
4
2.2 Xác định trục trung hòa trong trang thái dẻo
Từ điều kiện cân bằng lực và momen tại mặt cắt bị uốn dẻo có thể viết:
σ Y A1 = σ Y A2
A1 = A2
Momen dẻo giới hạn có thể xác định theo cách quen thuộc:
M P = σ Y A1 y1 + σ Y A2 y 2 = σ Y A2 ( y1 + y 2 )
Nếu coi rằng:
M P = σY ZP
Mô đun chống uốn dẻo xác định từ biểu thức sau:
A( y1 + y 2 )
ZP =
2
Ví dụ 1: Xác định momen MY và MP dầm mặt cắt hình ⊥ với đặc tính hình học: chiều dày thành
2cm, chiều cao toàn bộ 8cm, chiều rộng tấm bản 12cm.
Diện tích mặt cắt A = 40cm2, momen quán tính I = 1000/3 cm3, khoảng cách từ đường cơ bản đến trục
trung hòa z0 = 3cm.
a) Tại thời điểm xuất hiện ứng suất giới hạn σY:

11
fully plastic moment

323
σ Y (1000 )
MY = = 47,62σ Y
3
( Ncm)
7
b) Vị trí trục đối xứng tính cho trường hợp giới hạn M = MP.
∑ Fx = ∫ σdA = 0 (7.8)
A

σY ∫ dA − σ ∫ dA = 0
A _ keo
Y
A _ nen
(7.9)

Từ đó: Akéo = Anén. (7.10)


Thoả mãn điều kiện này chiều cao trục trung hòa tính cho trạng thái dẻo sẽ là:
20
zP = = 1,66cm
12
c) Momen uốn giới hạn:
⎛ 10 ⎞ 5 ⎡ ⎛ 1 ⎞ 11⎤ 260
M P = −σ Y ⎜ × 12 ⎟ × + σ Y ⎢(16 × 6) + ⎜12 × ⎟ × ⎥ = σ Y = 86,66σ Y (Ncm)
⎝6 ⎠ 6 ⎣ ⎝ 3⎠ 6 ⎦ 3
2.3 Hệ số hình dáng
Tỷ lệ giữa momen MP và momen MY gọi là hệ số hình dáng dầm uốn 12 :
M
SF = P (7.11)
MY
Giá trị SF của mặt cắt dầm hình chữ nhật cao h, rộng b:
Momen MY tính bằng biểu thức σ Y bh6 , trong khi đó MP tính như sau:
2

bh ⎛ h h ⎞ bh 2
M P = σY ⎜ + ⎟ = σY
2 ⎝4 4⎠ 4
σ Y bh 2
1
SF = 4
= 1,5
σ Y bh 2
1
6
SF hay còn ký hiệu f của những mặt cắt ngang đọc từ bảng 16.2 .
Bảng 16.2
Hình lục giác 2
Vòng tròn 1,7
Hình chữ nhật 1,5
Ống tròn 1,2
Thép hình chữ I 1,13
2.4 Chiều cao vùng dẻo mặt cắt chữ nhật
Từ hình 7.1c xác định quan hệ giữa ứng suất và chiều cao hp:
⎧ σY
⎪− y 0 ≤ y ≤ (c − h p )
σ x = ⎨ c − hp (7.12)
⎪ −σY
⎩ (c − h p ) ≤ y ≤ c
Momen tác động mặt cắt:
c
M = −2∫ yσ x bdz (7.13)
0

12
bending shape factor

324
2 2 ⎡ hp 1 ⎛ hp ⎞ ⎤ σ Y I ⎡ hp 1 ⎛ hp ⎞2 ⎤
2

M = bc σ Y ⎢1 + − ⎜ ⎟ ⎥= ⎢1 + − ⎜ ⎟ ⎥ (7.14)
3 ⎢⎣ c 2 ⎜⎝ c ⎟⎠ ⎥ c ⎢⎣ c 2 ⎜⎝ c ⎟⎠ ⎥
⎦ ⎦
trong đó I = 23 bc 3
Trường hợp hp = 0, M = σYI/c, có nghĩa M= MY, hp = c, M = MP.
Từ quan hệ MY < M < MP có thể tìm giá trị hp từ phương trình:
2
⎛ hp ⎞ h ⎛ Mc ⎞
⎜⎜ ⎟⎟ − 2 p + 2⎜⎜ − 1⎟⎟ = 0 (7.15)
⎝ c ⎠ c ⎝σY I ⎠
hp 2Mc
= 1− 3 − (7.16)
c σY I
hay là
hp M
= 1− 3 − 2 (7.16a)
c MY
Trong phạm vi z < c − h p dầm vẫn còn trong vùng đàn hồi, từ định luật Hooke có thể xác định:
σY
εx = z 0 ≤ z < c − hp (7.17)
E (c − h p )
σY
ε max = c (7.17a)
E (c − h p )
2.5 Ứng suất dư (dầm chữ nhật)
Hiệu số giữa ứng suất pháp tính tại mặt cắt bất kỳ của dầm chịu uốn, trong trang thái dẻo với
đường phân bố ứng suất pháp của quá trình cất tải cho phép nhận phân bố úng suất dư trong kết cấu.
Điều có thể để ý là phân bố này, hình 7.3c, có tính tự cân bằng.

Hình 7.3 Ứng suất dư


Ứng suất dư xác định từ quan hệ:
⎧⎛ M σ Y ⎞⎟
⎪⎜⎜ − y 0 ≤ y ≤ (c − h p )
⎪ I c − hp ⎟
σ res = ⎨⎝ ⎠ (7.18)
⎪ My − σ
⎪⎩ Y (c − h p ) ≤ y ≤ c
I

325
3 THIẾT KẾ TRÊN CƠ SỞ ĐỘ BỀN GIỚI HẠN 13
Thiết kế theo nguyên lý độ bền giới hạn của kết cấu không tĩnh định có n nút chịu tải “lớn nhất”
theo cách đưa tải n nút này về giá trị giới hạn, theo nghĩa mặt cắt kết cấu tại vị trí xem xét làm việc
hoàn toàn trong miền dẻo. Hiểu cụ thể là tại điểm xem xét kết cấu sẽ làm việc trong chế độ dẻo hoàn
toàn. Giá trị tải áp đặt gây ra hư hoại toàn phần này gọi là tải giới hạn.
Có mặt vùng biến dạng dẻo tại những mặt cắt nhất định của dầm khi ngoại lực tăng đến mức xác
định đưa đến tình trạng xuất hiện các khớp bản lề dẻo trong dầm. Hình 7.4 trình bày khớp bản lề của
dầm mặt cắt chữ nhật, vùng đánh dấu màu đậm, dưới tác động của tải tập trung P.

Hình 7.4 Thiết kế giới hạn dầm mặt cắt chữ nhật
Đồ thị momen uốn dầm dưới tác động tải P đặt tại giữa nhịp dầm dài L nêu tại tại hình 7.4b, từ
sức bền vật liệu thấy rõ là hình tam giác cân, giá trị lớn nhất tại giữa sải L/2 là PL/4. Khi P tăng đến
giới hạn để PL/4 = MP mặt cắt giữa dầm sẽ chuyển sang trạng thái dẻo toàn bộ. Miền biến dạng dẻo
lan dần và có dạng như nêu tại cùng hình. Những mặt cắt khác khi chưa chịu tác động momen giới
hạn MP vẫn làm việc trong tình trạng đàn hồi. Dầm làm việc như thể dầm có hai đoạn, nối với nhau
bằng khớp bản lề tại mặt giữa dầm. Tải giới hạn P tính từ biểu thức tính momen dẻo P = 4MP/L
mang tên gọi tải giới hạn dẻo (collapse load)
Chiều dài vùng dẻo tính từ quan hệ :
P ⎛ L − LP ⎞
MY = ⎜ ⎟
2⎝ 2 ⎠
Kết quả tính như sau:
⎛ M ⎞
LP = L⎜⎜1 − Y ⎟⎟
⎝ MP ⎠
Hình 7.5
Biết rằng dầm mặt cắt hình chữ nhật hệ số hình dáng f = MY/MP = 1,5 có thể tính chiều dài vùng
dẻo nêu tại hình b bằng Lp = L/3. Có thể để ý rằng, dầm chữ I (beam) có f = 1,14 do vậy chiều dài
vùng dẻo sẽ nhỏ hơn giá trị tính cho dầm hình chữ nhật, LP = 0,12L.
Ví dụ 2: Xác định tải phân bố q giới hạn, tác động ngang dầm một nhịp, dài l, tựa tại hai gối. Mặt cắt
ngang dầm hình chữ nhật bxh.

13
Limit analysis. Tài liệu tham khảo “Theory of Limit Design”, by van den Broek, Wiley, NY, 1948

326
ql 2
Momen uốn lớn nhất tại vị trí l/2 bằng M max = . Momen tăng khi q tăng. Momen này chỉ có
8
thể đạt giá trị giới hạn MP, như trình bày tại công thức (7.7) cho ví dụ mặt cắt chữ nhật, sau giới hạn
này xuất hiện khớp bản lề tại vùng giữa sải. Tại hình 7.4 thấy rõ tại vị trí momen uốn đạt giá trị
maximum, độ võng f đạt maximum, trong trạng thái dẻo dầm bị gập góc θ tại vị trí Mmax , giống hiện
tượng gập của khớp bản lề. Tên gọi khác dùng chỉ trạng thái hỏng kết cấu tại vị trí khớp bản lề này
là collapse mode.
Tải áp đặt lên dầm ứng với trường hợp này là tải giới hạn qcr. Tải này tính bằng biểu thức có
quan hệ với momen dẻo MP:
q cr l 2
= MP
8
Từ biểu thức này có thể xác định:
8M P 2σ Y bh 2
q cr = = .
l2 l2

Hình 7.6

Ví dụ 3: Xác định tải giới hạn Pcr kết cấu chịu 2 tải tập trung tại hình 7.7. Chiều dài dầm L.

Hình 7.7
Hệ kết cấu siêu tĩnh này bị phá hủy khi hình thành các khớp bản lề, mặt cắt tại đó chuyển sang
trạng thái dẻo hoàn toàn. Giải bài toán siêu tĩnh nhận được, momen uốn đạt giá trị lớn nhất tại các vị trí
A, B, C. Tại các vị trí này sẽ hình thành khớp bản lề trường hợp P tăng đến giới hạn xác định. Trường
hợp momen uốn lớn nhất đang đề cập đạt giới hạn MP sẽ xẩy ra hỏng kết cấu.

327
Phương trình cân bằng momen, viết cho điểm A và C:
M P + RD L − 13 LPcr − 23 LPcr = 0
3
RD = MP
L
Giá trị Pcr tính cho mode 2:
4
Pcr = M P
L
Mode 1 và mode 3 nhận giá trị Pcr sau:
5
Pcr = M P cho mode 1
L
9
Pcr = M P mode 3.
L
Từ 3 giá trị xác định rằng tải giới hạn cho kết cấu Pcr = 4MP/L
4 XÁC ĐỊNH TẢI GIỚI HẠN TRÊN CƠ SỞ TĨNH HỌC
Trong phương pháp tĩnh học 14 cần thiết thỏa mãn điều kiện, momen uốn dầm M phải nằm trong
giới hạn:
M ≤ M cr (7.20)
Momen M có giá trị cực đại M = M cr = M P
Dầm trụ một nhịp, chịu tác động tải ngang có thể có ba giá trị momen uốn cực trị tại những vị trí
khác nhau. Chọn dầm ngàm hai đầu để xem xét có thể thấy, ba vị trí momen uốn đạt cực trị tại hai đầu
ngàm và vị trí thứ ba giữa dầm dùng cho trường hợp dầm chịu tải phân bố đều, tại vị trí đặt tải tập
trung. Tại ngàm momen uốn dầm xác định từ quan hệ M = M cr từ đây tính được Mmax = Mcr. Tải
ql 2
giới hạn tính từ quan hệ M max = − M cr :
8
16 M cr
qcr = (7.21)
l2

Hình 7.8

14
Static Theorem

328
Xuất hiện khớp bản lề trong dầm không tĩnh định làm tăng sự thay đổi hình dạng số vùng kết cấu
và hậu quả của hiện tượng này là vật liệu bị hỏng mặc dầu tải không tăng. Trong những điều kiện như
vậy dầm làm việc như cơ chế máy, các đoạn dầm bị uốn hầu như xoay quanh khớp bản lề. Người ta
dùng cụm từ cơ chế phá hủy chỉ trạng thái này.
Trong hệ thống không tĩnh định xuất hiện một khớp
bản lề chưa gây ra ngay hư hoại kết cấu. Điều này có thể
kiểm tra qua minh họa giản, thường gặp trong tính toán
sau đây. Dầm thẳng trình bày tại hình .. chịu tải tập
trung P đặt tại giữa dầm. Biểu đồ momen uốn tính cho
dầm làm việc trong trạng thái đàn hồi giới thiệu tại hình
(b). Momen uốn tại ngàm, đánh dấu băng ký tự A, đạt
giá trị lớn nhất. Tăng P đến giá trị xác định sẽ xuất hiện
hiện tượng khớp bản lề tại A. Điều này chưa dẫn đến hư
hoại dầm ngay. Dầm làm việc trong trạng thái giống
như dầm tĩnh định chịu tác động tải P tại B và momen
uốn MP tại A. Tăng P nữa, khớp bản lề thứ hai xuất hiện
tại B khi momen uốn tại B đạt giới hạn MP. Từ thời điểm
này dầm làm việc như cơ chế máy, hư hỏng xuất hiện
mà không can tăng tải. Đồ thị momen uốn vẽ cho dầm
trong trạng thái này trình bày tại hình (d), theo đó momen
uốn tại A mang giá trị -MP, tại B momen đạt MP. Hai đồ
thị của cùng kết cấu, hình (b) cho trạng thái đàn hồi, (d)
cho trang thái dẻo, khác nhau về phân bố cường độ.
Quá trính phân bố lại diễn ra như sau.
Trong trạng thái đàn hồi momen uốn tại A đạt cực
trị. Khi momen này đạt giới hạn MP do P tăng, vùng
khớp đàn hồi xuất hiện tại A. Giá trị này của momen tại Hình 7.9
A giữ nguyên nếu P tiếp tục tăng song momen tại B tăng
cho đến khi xuất hiện khớp bản lề thứ hai tại B của dầm.
Khi đã xác định các vị trí xuất hiện khớp bản lề và momen giới hạn tại những vị trí đó, có thể tiến
hành tính tải giới hạn bằng phương pháp tĩnh học. Momen giới hạn cho mặt cắt tại A:
L
M P = Pcr − RC L
2
Phản lực RC xác định từ quan hệ RC(L/2) = MP. Sau khi thay RC vào biểu thức xác đinh momen
giới hạn sẽ nhận được biểu thức:
6M P
Pcr =
L
Ví dụ 1: Xác định tải giới hạn Qcr = L x q , với q – tải phân bố đều, L – chiều dài dầm bị ngàm hai
đầu, chịu lực nâng R tại giữa sải dầm, hình 7.10

329
Ký hiệu A – đầu dầm phía phải, B – đầu phía trái, điểm đặt R tại L/2 tính từ A. Dầm chịu tải này
có ít nhất ba khớp bản lề khi xem xét tải giới hạn, hai trong số đó nằm tại A và B. Khớp còn lại nằm
dM
tại vị trí thỏa mãn điều kiện M = Mmax, có nghĩa = 0.
dx

Hình 7.10 Dầm ngàm chịu tải phân bố


Hình 7.11
Momen uốn dầm:
QL ⎛ x x 2 ⎞ RL x
M ( x) = M A − ⎜ − ⎟+ 0 ≤ x ≤ ½L (7.45)
2 ⎜⎝ L L2 ⎟⎠ 2 L
dM QL ⎛ x ⎞ RL
=− ⎜1 − 2 ⎟ + =0 (7.46)
⎛x⎞ 2 ⎝ L⎠ 2
d⎜ ⎟
⎝L⎠
x 1⎛ R⎞
Từ đó = ⎜⎜1 − ⎟⎟ (7.47)
L 2⎝ Q⎠
Tiến hành cân bằng momen cực đại với Mcr để xác định Qcr
Q L ⎡1 ⎛ ⎤ RL 1 ⎛
2
R ⎞ 1⎛ R ⎞ R ⎞
M gh − cr ⎢ ⎜⎜1 − ⎟⎟ − ⎜⎜1 − ⎟⎟ ⎥+ + ⎜⎜1 − ⎟⎟ = − M cr (7.48)
2 ⎢ 2 ⎝ Qcr
⎣ ⎠ 4 ⎝ Qcr ⎠ ⎥⎦ 2 2 ⎝ Qcr ⎠
2
⎛ Qcr ⎞ ⎛ 8M cr ⎞ Qcr
⎜ ⎟ − 2⎜1 − ⎟ +1 = 0 (7.49)
⎝ R ⎠ ⎝ RL ⎠ R

8M cr ⎞
Qcr = R + ⎜1 ± 1 + RL ⎟ (7.50)
L⎜
⎝ 4 M cr ⎟⎠
Với tải giới hạn đang nêu có thể xác định tiếp:
8M cr
a/ Trường hợp không có Q, tải lớn nhất có thể áp đặt lên dầm R= . Trong hki đó
L
RL / 4 = 2M cr , do vậy:
8M cr
R= (7.51)
L
Trường hợp này có thể thấy rõ 3 khớp bản lề dẻo tại vị trí Mcr.
16M cr
b/ Trường hợp vắng R, khi đó Qcr = (7.52)
L

330
32M cr
c. Tải R có thể tăng song phải thỏa mãn R < .
L
32M cr
Với R = : Q = Qcr,max = 64Mcr/L (7.53)
L
5 XÁC ĐỊNH TẢI GIỚI HẠN THEO NGUYÊN LÝ CÔNG ẢO
Áp dụng nguyên lý công ảo chương trước của giáo trình chúng ta tim cách xác định tải giới hạn
cho dầm không tĩnh định đã được xem xét bằng phương pháp tĩnh học, hình 7.12
Dầm bị ngàm bên trái, tựa phía phải, chịu tác động tải tập trung đặt tại giữa dầm, có cơ chế hư
hoại nêu tại đồ thị (c) cùng hình. Tại thời điểm hư hoại dầm vẫn phải ở tư thế cân bằng momen MP
tại A và B. Có thể nhận thấy, đoạn dầm AB xoay góc nhỏ θ, đoạn BC cũng xoay góc nhỏ θ. Chuyển
vị điểm B có thể tính bằng θ.L/2. Lực bên ngoài tác động đến hệ thống là Pcr. Từ hình vẽ nhận biết,
công do nội lực thực hiện có thể thể hiện bằng biểu thức:
L
Pcrθ = (M P ) A θ + (M P )B 2θ
2
Từ đây sẽ xác định tải giới hạn:
6M P
Pcr = Hình 7.12
L
Ví dụ : Xác định tải giới hạn q tác động lean dầm trình bày tại hình .
Từ sức bền vật liệu chúng ta biết
rằng, dầm đang xem xét sẽ có khớp
bản lề tại A và vị trí thứ hai tại C,
nằm trong phạm vi A-B, cách A
khoảng cách x. Cơ chế phá hủy kết
cấu trình bày tại hình phía phải
cùng hình. Chuyển vị thẳng đứng
điểm C tính bằng công thức:
δ = θx = φ(L – x) Hình 7.13
Góc xoay dầm qunah B tính từ biểu thức cuối này:
x
φ =θ
L−x
Từ nguyên lý công ảo có thể xây dựng phương trình cân bằng:
δ δ
qx + q (L − x ) = M Pθ + M P (θ + φ )
2 2
θx ⎛ x ⎞
qL = M Pθ + M P ⎜θ + θ ⎟
2 ⎝ L− x⎠
θx ⎛ x ⎞
Hay là qL = M Pθ ⎜ 2 + ⎟
2 ⎝ L− x⎠
2M P ⎛ 2 L − x ⎞
q= ⎜ ⎟
Lx ⎝ L − x ⎠
Giá trị cực trị của q sẽ xác định sau khi thỏa mãn điều kiện dq/dx = 0

331
dq 2 M P ⎡ − x(L − x ) − (2 L − x )(L − 2 x ) ⎤
= ⎢ ⎥=0
x 2 (L − x )
2
dx L ⎣ ⎦
Từ phương trình này xác định x:
x = 0,586L
Giá trị giới hạn của q sẽ là:
11,66M P
q cr =
L2
6 XÁC ĐỊNH TẢI GIỚI HẠN BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỘNG HỌC 15
Trong trường hợp này có thể coi thế năng biến dạng trong lòng vật thể ở trạng thái biến dạng dẻo
cứng liên quan chỉ với biến dạng dẻo. Công ngoại lực xác định theo dạng:
l
W = ∑ mi w + ∑ Pj w j + ∫ q ( x) wdx
'
i (7.28)
i j 0

Biến dạng dẻo xuất hiện trong vùng khớp bản lề, do vậy có thể viết:
V = M cr ∑ θ i (7.29)
i

trong đó θi - góc gãy như ký hiệu tại hình ..


Trường hợp dầm có ba vùng biến dạng dẻo có thể thấy:
x ⎫
w= f 0≤ x≤c ⎪
c (7.30)
l−x ⎬
w= f c ≤ x ≤ l⎪
l −c ⎭
f f l
θ1 = ; θ3 = ; θ 2 = θ1 + θ 3 = f (7.31)
c f −c c(l − c)
Với dầm chịu tải phân bố đều:
1
U = qcr lf (7.32)
2
Dầm tựa tại hai đầu:
4f
V = M crθ 2 = M cr (7.33)
l
8M
Từ đây có thể tính qcr = 2 cr . (7.34)
l
Với dầm ngàm hai đầu c = ½ l:
2f 4f
V = M cr (θ1 + θ 2 + θ 3 ); θ1 = θ 3 =
; θ2 = (7.35)
l l
Với dầm ngàm hai đầu tại hình .. hàm V = M cr (θ 2 + θ 3 ) đúng cho vùng bản lề.
Tải giới hạn xác định cho mỗi bản lề có dạng:

15
Kinematic Theorem

332
1 + β M cr c
qcr = ; β= ; (7.36)
β (1 − β ) l 2 l
Với β = 2 − 1 , xác định trên cơ sở nguyên lý cực trị động học, nghiệm bài toán đang nêu trở về
( ) M
l
M
dạng đã trình bày tại phần trên qcr = 6 + 4 2 2cr ≈ 11,66 2cr .
l
7 MÔĐUN CHỐNG UỐN MẶT CẮT THƯỜNG GẶP
Ký hiệu:
WPL - mô đun chống uốn “dẻo” 16
W - mô đun chống uốn mặt cắt dầm làm việc trong trạng thái đàn hồi.
1. Hình chữ nhật cao h, rộng b:
bh 2
WPL = ; WPL = 1,5W (7.37)
4
2. Hình tam giác cân, cao h, cạnh đáy b:
bh 2
WPL = ; WPL = 2,34W (7.38)
10,24
3. Hình tròn đường kính d:
d3
WPL = ; WPL = 1,7W (7.39)
6
4. Hình vành khuyên đường kính ngoài d, đường kính trong din (dày 2t = d – din ):
1− k3
WPL = (d 3 − d in3 ) ≈ d .t ; WPL = 1,7
1 d
W; k = in (7.40)
6 1− k 4
d
5. Thép hình chữ I (beams)
WPL ≈ 1,2W (7.41)
8 TẢI GIỚI HẠN CỦA KHUNG PHẲNG
Phân tích dẻo các khung có thể dựa vào nguyên lý công ảo. Cách thực hiện không khác nếu so
với xác định tải giới hạn tác động lên dầm. Những ví dụ tiếp theo miêu tả thủ tục xác định tải giới
hạn cho khung phẳng trong hai trường hợp: (1) - các nút không chuyển dịch và (2) - nút chuyển
dịch.
Ví dụ 1: Xác định tải giới hạn Pcr cho khung phẳng trình bày tại hình 7.14

16
Plastic section modulus

333
Hình 7.14

Hình 7.15
Trường hợp nut không dịch chuyển
Giả sử đoạn BC xoay góc nhỏ θ. Vì rằng CD = CB có thể coi CD cũng xoay góc θ so với vị trí
nằm ngang ban đầu. Góc vừa hình thanh giữa BC kéo dài và CD, thấy từ hình, 2θ. Áp dụng nguyên
lý công ảo vào trường hợp này có thể viết:
P 2θ = M Pθ + M P 2θ + M Pθ
P = 2M P
Trường hợp nút dịch chuyển
Giả sử rằng thanh đứng AB đủ cứng và xoay quanh A góc nhỏ θ, nút B chuyển vị sang phải 4θ
như trình bày tại hình . Đoạn ED sẽ xoay góc 2θ. Nguyên lý công ảo dùng vào nay đưa lại kết quả:
P 4θ = M Pθ + M Pθ + M P 2θ + M P 2θ
3
Và P = MP
2
Phối hợp hai cách làm: nút cố định và nút dịch chuyển
Có thể thấy rõ điều này, tại B không xuất hiện khớp bản lề, momen uốn tính tại B không phải MP.
Trường hợp này phương trình cân bằng có dạng:
P 4θ + P 2θ = M Pθ + M P 2θ + M P 3θ + M P 2θ
Từ phương trình cuối xác định Pcr:

334
4
P= MP
3
Giá trị thấp nhất của P chọn từ 3 kết quả tính:
4 × 200
Pcr = = 266,7 kN
3
Phản lực tại A và E xác định như sau:
R E , H × 2 = M P = 200 kNm
RE,H = 100 kN
RA,H =-166,7 kN
Từ phương trình R E ,V × 4 + R E , H × 2 − 266,7 × 2 − 266,7 × 4 = 0
Xác định RE,V = 350,1 kN

.
Hình 7.16
9 TẢI GIỚI HẠN CỦA GIÀN PHẲNG
Giàn chịu tác động tải tập trung
Sử dụng nguyên lý năng lượng
Công biến dạng cho cơ cấu thứ nhất:
daàmBCD daàmGCH
644 7448 644 7448
U = (θ + 2θ + θ )M cr + (θ + 2θ + θ )M cr = 8θMcr (7.56)
Công ngoại lực: W = Pbθ (7.57)
Từ biểu thức U = W tính được:
8M cr
Pcr = (7.58)
b
Cơ cấu thứ hai:

335
⎡ 64 8⎤
daàm ngoaøi
4744
⎢ } 64748 ⎛ θ
ACE FCI
θ ⎞⎥
U = ⎢ θ + θ + 2θ + θ + 2⎜ + θ + ⎟⎥ M cr = 9θM cr (7.59)
⎢ ⎝2 2 ⎠⎥
⎣⎢ ⎦⎥
W = Pbθ (7.60)

Hình 7.17. Tính tải giới hạn giàn chịu tải tập trung
9 M cr
Từ đó: Pcr = (7.61)
b
Cơ cấu thứ ba:
⎡ daàm ngoaøi
6 474 8 FCI daà6 4 748⎤
m ngoaøi

⎢ }
ACE
⎛ θ θ ⎞ } ⎛ θ θ ⎞⎥
U = ⎢ θ + ⎜ + ⎟ + θ + ⎜ + ⎟ ⎥ M cr = 4θM cr (7.63)
⎢ ⎝2 2⎠ ⎝ 2 2 ⎠⎥
⎢⎣ ⎥⎦
⎛ θ⎞
W = Pcr ⎜ 2b ⎟ (7.64)
⎝ 2⎠
4 M cr
Từ đó: Pcr = (7.65)
b
Giá trị cuối của Pcr nhỏ nhất. Tải giới hạn 17 tính theo công thức:
4 M cr
Pcr = (7.66)
b
Giàn chịu tải phân bố

17
collapse load

336
Thuật toán
Phần 1: Xác định tải giới hạn dầm đơn tách từ kết cấu, chịu tải pháp tuyến.
Phần 2: Xác định tải giới hạn giàn cho cơ cấu dẻo chung tức là nhóm cơ cấu có phân bố khớp bản lề
như nhau tại vùng biến dạng quanh viền của giàn. Tiến hành xác định tải giới hạn cho các dầm cấu
tạo nên giàn, theo cách làm phần 1. Đầu tiên xem xét các dầm không chịu tải trực tiếp nhằm tìm cách
xác định phản lực tại các gối. Bước tiếp xem xét các dầm mang tải và xác định tải giới hạn.
Phần 3 có tên gọi “tối thiểu hóa” Tìm cách xác định cơ cấu khả năng chịu tải giới hạn thấp nhất.
Ứng dụng thuật tóan: Xác định tải giới hạn giàn đáy trình bày tại hình 7.22
qa

i
I
Ro

Ro

Hình 7.18 Giàn đáy tàu


Các dầm nằm ngang, tức các đà ngang tựa tại hai đầu. Sống chính ngàm tại vách ngang. Trường hợp
giàn đối xứng qua mặt cắt dọc giữa tàu nửa đà ngang mô hình hóa thành dầm một nhịp, một đầu
ngàm, đầu kia tựa. Tải qcr xác định theo công thức:
( )
1 + ω + 1 + 2ω 2cr
M
l
Nl
4 ≤ ω ≤ 6,82 với ω = c
M cr
(7.67)

Mô hình chịu tải các dầm trong giàn giờ đây có dạng dầm một nhịp, chịu tải bằng phản lực R0 như
trình bày tại hình 7.18. Nếu số đà ngang nhiều quá 5, thay phân bố các R0 bằng phân bố đều R/s, s –
khoảng sườn.
2N2s 16M 2 s
R0 = ; R0 = (7.68)
L L2
Trong hai giá trị cùng mang tên R0, chọn gía trị bé hơn cho tính toán tiếp theo. Như vậy đà ngang bây
giờ chịu tải phân bố qs và lực tập trung R0 .Tải giới hạn xác định bằng biểu thức:
2 N1 Rcr ⎫
qcr _ löïc = + ⎪
sl sl
[ ]
qcr _ momen = 4 + ℜ 0 + 2 2(2 + ℜ 0 ) 2 ⎬
M 1 ⎪⎪
sl ⎪
(7.69)
Rl ⎪
ℜ0 = 0
M1 ⎪⎭

10 PHƯƠNG TRÌNH GIẢI TÍCH ĐÁNH GIÁ ĐỘ BỀN GIỚI HẠN MẶT CẮT TƯƠNG
ĐƯƠNG THÂN TÀU
10.1 Đánh giá momen giới hạn trên cơ sở mô đun chống uốn đàn hồi
Thiết kế kết cấu trong giai đoạn đàn hồi thực hiện theo giả thuyết, kết cấu thân tàu đạt độ bền tới
hạn khi ứng suất uốn chung tại tấm boong hoặc tấm đáy bằng ứng suất chảy σY. Momen tới hạn
theo cách làm này thỏa mãn điều kiện:

337
M gh = Weσ Y (7.70)
Trong đó We – mô đun chống uốn mặt cắt thân tàu tính trong phạm vi lý thuyết đàn hồi 18 , σY –
ứng suất chảy vật liệu.
Với mặt cắt kết cấu từ thành mỏng gồm tấm và các nẹp gia cứng mô đun chống uốn thân tàu được
xác định như mô đun cho mặt cắt tương đương, ứng suất giới hạn được chọn từ ứng suất giới hạn
thấp nhất tính cho hệ thống nẹp gia cứng. Ứng suất giới hạn trường hợp này ký hiệu σU 19 . Momen tới
hạn trong trường hợp này được tính như sau:
Công thức Faulkner (1973):
M U = (1 + k )Weσ U (7.71)
Hệ số k xấp xỉ 0,1.
Công thức Viner (1986) 20 :
M U = aWeσ U (7.72)
Hệ số a trong phạm vi 0,92 ÷ 1,05, trung bình 0,985. Với tàu dầu rất lớn VLCC hệ số a đạt đến
1,127.
Công thức cải tiến của Faulkner và Sadden (1979) 21 :
⎡ σU ⎛σU ⎞ ⎤
2

M gh = 1,15Weσ Y ⎢− 0,1 + 1,4465 − 0,3465⎜⎜ ⎟⎟ ⎥ (7.73)


⎢⎣ σY σ
⎝ Y ⎠ ⎥⎦
10.2 Đánh giá momen giới hạn trên cơ sở momen dẻo 22
Từ giữa những năm sáu mươi người ta đã đưa ra ý kiến cho rằng kết cấu tàu bị hỏng hoàn toàn
khi kết cấu thành phần toàn bộ mặt cắt, kể cả tấm mạn nằm gần trục trung hòa đạt giới hạn chảy. Theo
thuyết này cần thiết bỏ qua ảnh hưởng mất ổn định tấm, ổn định dầm, ảnh hưởng ứng suất cắt, lực dọc
trục đều không tính đến. Momen giới hạn, ký hiệu MPL , xác định như sau:
M PL = WPLσ Y (74)
Với tàu vận tải đang hoạt động, mô đun chống uốn trạng thái dẻo WPL lớn hơn mô đun chống
uốn trạng thái đàn hồi W trong phạm vi 15 ÷ 25%.
Kết quả phân tích momen giới hạn tàu container sau đây trình bày quan hệ giữa MPL và MY đang
được quan tâm. Tàu dài 190m, lượng chiếm nước 34150T. Vật liệu đóng tàu có giới hạn chảy σY =
356MPa và thép thường σY = 236MPa. Ứng suất dư σR = σY/10. Đặc trưng kỹ thuật mặt cắt ngang
tàu:
Bảng 7.3
Diện tích A 1,43m2
Momen quán tính I 54,6m4
Chiều cao trục trung hòa trạng thái đàn hồi Ze 6,64m
Momen “dẻo” MPL 2,32GNm
Chiều cao trục trung hòa trạng thái dẻo ZP 7,39m
Mô đun chống uốn boong, trạng thái đàn hồi WD 4,98m3

18
Elastic section modulus
19
Ultimate strength of the most critical stiffened panels
20
“Development of Ship Strength Formulation” (1986)
21
“Toward to Unified Approach to Ship Structural Safety”, Trans. RINA, Vol 121
22
Fully plastic moment

338
Mô đun chống uốn đáy, trạng thái đàn hồi WBott 8,23m3
Momen “đàn hồi” MY 1,77GNm
Kết quả phân tích momen giới hạn cho tàu dầu rất lớn VLCC, dài 320m, trọng tải 280000DWT, vật
liệu đóng tàu σY = 310MPa như sau.
Bảng 7.4
Diện tích A 3,54m2
Momen quán tính I 531,7m4
Chiều cao trục trung hòa trạng thái đàn hồi Ze 14m
Momen “dẻo” MPL 12,3GNm
Chiều cao trục trung hòa trạng thái dẻo ZP 12,6m
Mô đun chống uốn boong, trạng thái đàn hồi WD 32,6m3
Mô đun chống uốn đáy, trạng thái đàn hồi WBott 38,6m3
Momen “đàn hồi” MY 10,1GNm
Quan hệ giữa MPL và MU thể hiện qua kết quả thống kê và thực nghiệm, theo báo cáo của Mansour
(1997):
2
MU σ ⎛σ ⎞
= d1 + d 2 U + d 3 ⎜⎜ U ⎟⎟ (7.75)
M PL σY ⎝σY ⎠
trong đó: d1 = 0,172; d2 =1,548; d3 = -0,368 cho trường hợp hogging
d1 = 0,003; d2 =1,459; d3 = -0,461 cho trường hợp sagging
Quan hệ đang nêu xác định cho các tàu đang hoạt động giữa những năm chín mươi thế kỷ XX
tổng kết tại bảng 5.
Những ký hiệu dùng trong bảng:
MFS, MFH – độ bền giơi hạn áp dụng cho các thành phần kết cấu (F), trong điều kiện sagging (S)
hoặc hogging (H),
MUS, MUH – độ bền giới hạn của tàu (U), ), trong điều kiện sagging (S) hoặc hogging (H)
Bảng 7.5
TT Kiểu tàu & Lpp MY (Tm) MPL/MY MFS/MY MUS/MY MFH/MY MUH/MY
1 Bulkcarrier,215m 0,5405.106 1,1534 0,9204 0,9813 0,9251 1,1031
2 Bulkcarrier,217m 0,5592.106 1,2316 0,8498 0,9312 0,9408 1,1296
3 Bulkcarrier,276m 0,1344.107 1,1584 0,8702 0,9400 0,9470 1,0803
4 Tanker, 274,4m 0,7917.106 1,2260 0,9502 1,0213 0,9553 1,1698
5 Tanker, 315m 0,2193.107 1,2681 0,9134 0,9234 1,0119 1,1172
6 Tanker, 315m 0,2098.107 1,4147 0,9214 0,9473 1,0119 1,2312
7 Tanker, 162m 0,2912.106 1,6326 0,8908 1,0251 1,0261 1,4214
8 Car carrier, 180m 0,4892.106 1,6492 0,4563 0,7482 0,9663 1,2122
9 Container, 230m 0,6624.106 1,3439 0,9674 1,0482 0,8284 1,0652

339
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bruhns, O.T, (2002), “Advanced Mechanics of Solids”, Springer-Verlag Berlin Heidelberg.
2. Budynas R. G., (1999), “Advanced Strength and Applied Stress Analysis”, Second Edition,
McGraw-Hill
3. Curtis H. D., (1997), “Fundamentals of Aircraft Structural Analysis”, WCB & McGraw-Hill,
USA
4. Donaldson B. K., (1993), “Analysis of Aircraft Structures”, MacGraw-Hill International Editions.
5. Hjelmstad K. D., (2005), “Fundamentals of Structural Mechanics”, 2nd edition, Springer
6. Hibbeler R.C., (2002), “Structural Analysis”, 5th edition , Prentice Hall
7. Korotkin J. I. Postnov V. A. Sivers N. L., (1968), “Строительная механика корабля и
теория упругости” (Cơ học kết cấu tàu thủy và lý thuyết đàn hồi), 2 tập, tiếng Nga, NXB
“Đóng tàu” , Leningrad.
8. Massonnet Ch., Cescotto S., “Mecanique des materiaux”, Sciences et Letteres - Liège
9. Megson T.H.G., (2007), “Aircraft Structures for Engineering Students”, Butterworth-Heinemann,
Elsevier, UK
10. Megson T.H.G., (2005), “Structural and Stress Analysis”, 2nd edition, Elsevier, UK
11. Norries C.H., Wilbur J.B., Utku S., (1977), “Elementary Structural Analysis”, 3rd edition,
12. Pilkey W.D. and Wunderlich W., (1994, 2003), “Mechanics of Structures”, CRC Press, Florida.
13. Ross C.T.F., (1987), “Advanced Applied Stress Analysis”, Ellis Horwood Limited, England
14. Simitses G.J. and Hodges D.H. , (2006), “Fundamentals of Structural Stability”, Elsevier, UK
15. Suslov V.L, Kotchanov U.P., Spichtarenko V.N., (1972), “Строитеьная механика корабля и
основы теории упругости”, NXB “Đóng tàu”, Leningrad
16. Timoshenko, S. P., Young D.H., (1965), “Theory of Structures”, Second Edition, McGraw-
Hill,NY.
17. Timoshenko S.P. and Gere J.M., (1985) , “Theory of Elastic Stability”, 17th printing, McGraw Hill
18. Weaver W. and Gere J.M, (2000), “Matrix Analysis of Framed Structures”, CBS, New Delhi
19. Vương Kiệt Đức, Dương Vĩnh Khiêm, (1995), “船休強度与结梮設計”, NXB “Công nghiệp
quốc phòng”, Bắc Kinh
20. Yuan-Yu Hsieh, Mau S.T., (1995), “Elementary Theory of Structures”, Fourth Edition, Prentice-
Hall International, Inc., New Jersey

340

You might also like