You are on page 1of 3

I. GIÁ VÀ XU HƯƠNG VẬN ĐỘNG CỦA GIÁ.

- Chúng ta cần nắm được về ngữ cảnh của giá. Ngữ cảnh của giá được hiểu nôm
na là giá đang nằm trong giai đoạn nào trong ba giai đoạn ( Tích Luỹ/sideway -
>uptrend/downtrend -> Kết thúc xu hướng giảm hoặc tăng ).
- Chúng ta cần phải hiểu, mỗi ngữ cảnh đều có một bản chất khác nhau, có nét
đặt trưng khác nhau. Chỉ có cách hiểu được sự tương quan của giá và khối
lượng để xác định được xu hướng (lớn)
- Các bước cần lưu ý:
o Xác định xu hướng lớn trong thị trường và đi tìm những cổ phiếu, tiền tệ,
coin đang thuận xu hướng đó.
o Nắm rõ quy luật Cause – Effect: nguyên nhân/kết quả. Thể hiện rõ nhất là
trong giai đoạn tích luỹ/slideway, sẽ dẫn đến một hệ quả là tạo ra một xu
hướng tăng hay giảm kế tiếp.
o Cần chú ý nếu giai đoạn tích luỹ/slideway càng dài thì lực uptrend hay
downtrend càng mạnh. Như giai đoạn slideway/tích luỹ kéo dài trong 6
tháng sẽ mạnh hơn giai đoạn kéo dài kéo dài trong vài tuần.

II. ĐẶC TÍNH CỦA PHIÊN TÍCH LUỸ/SLIDEWAY.


- Phiên tích luỹ/slideway: là một giai đoạn dừng lại tạm thời của một xu hướng
(tăng/giảm) để quyết định xu hướng tiếp tục hay là đảo chiều.
- Nếu trong giai đoạn downtrend: Cá mập sẽ gom vào mức giá càng thấp càng tốt,
họ gom vào một cách tinh tế để giá ko bị đẩy lên bất ngờ. sự gom vào này nhằm
mục đích đẩy giá lên để bán kiếm lời. Nhưng có nhiều người gom vào chưa đủ
lực tạo nên một lực mua/bán không thành công tiếp tục đẩy giá xuống ở mức độ
nào đó. Cũng có case thành công sẽ đẩy giá lên, vì vậy ta phải để ý xu hướng
giá và khối lượng để biết xu hướng lực sẽ diễn ra như thế nào.
- Trong phiên tích luỹ, giá có nhiều nhịp đều chỉnh giữa hai mức cản, để TEST thị
trường và nhu cầu thị trường xem cái nào đang chiếm lợi thế. Cần lưu ý các
điểm sau:
o Tại sao giá lại chạy lên chạy xuống tạo thành vùng tích luỹ/slideway
 Giá trong giai đoạn này đang xác định NHU CẤU thị trường, bằng
việc tạo ra, triệt tiêu hoặc xác định nhu cầu mua – bán (Cung –
Cầu) ở thì hiện tại.
 Trong giai đoạn slideway giá sẽ chạy theo quy trình sau:
1. Giá sẽ chạy đến vùng cản LỚN, mà ở nơi đây lực cản tương
đối lớn khiến giá khó có thể vượt qua tức thì. Ở đây chúng ta
cũng có thể hiểu là đáy của một xu hướng mua/bán nếu giá
không vượt qua đây được. Liên tục trong giai đoạn này sẽ xảy
ra và liên tục sự TEST CUNG/CẦU của các trader nhằ xác định
sức mạnh cung/cầu hay mua/bán để dự đoán tương lai
o Sự test Cung/Cầu hay Mua/bán Ở NHỮNG ĐIỂM BREAK OUT:
 Đều này là để trader kiểm tra sức mua/bán hay cung cầu đã cạn
hay chưa hay còn cao khi một biên độ giá xuất hiện và phát hiện
những điểm break out GIẢ hay THẬT
VOLUME: Khối lượng Giao dịch còn có thể cho bạn thấy bức tranh toàn
cảnh thị trường, thị trường có hỗ trợ cho một xu hướng giá hay không. Mối
quan hệ tương đối giữa giá hiện tại và khối lượng giao dịch sẽ cho biết mức
độ quan tâm của trader đến thị trường.
(https://marginatm.com/volume-la-gi)
- KHÁI NIỆM VỀ HẤP THỤ: khi một đường giá vượt qua đường kháng cự nếu
giá mở cửa và giá đóng cửa mỏng/thấp nhưng khối lượng giao dịch cao ở
đường giá đó -> dấu hiệu người bán/người mua đang cố hấp thụ (bán tháo
ra và ko còn mặn mà với việc bán ra.
- Khi đường giá vượt qua đường kháng cự/hỗ trợ nên xem xét giữa hai yếu
tố là giá đang cố gang break out hay là đang bị hấp thụ để đẩy lên đường
đua phía trước.
- Vậy để nắm được ý nghĩa của vol, ta cần:
- PHẢI HIỂU GIAI ĐOẠN CỦA THỊ TRƯỜNG, CỦA CỔ PHIẾU: Nó đang ở giai
đoạn nào về volume để kết luận cho phù hợp.
- Không nên có tư duy máy móc, học thuộc lòng.
- Bắt đầu tìm hiểu các giai đoạn về vol như bên trên tôi trình bày.
- Thấu hiểu quy luật cung cầu và tâm lí ở từng giai đoạn và hoàn cảnh khác
nhau.
- Kết hợp thêm các kiến thức về điểm mua, điểm bán, chỉ báo và mô hình giá
để có những quyết định phù hợp.

UPTREBND

Khi một cổ phiếu điều chỉnh giảm 50% so với đợt tăng trước đó, bạn có thể tìm kiếm một phiên đảo chiều
cùng với khối lượng giao dịch tăng đột biến để báo hiệu giá sẽ tiếp tục xu hướng tăng trước đó.

Khi nào trong một xu hướng uptrend xuất hiện sự tham gia đủ nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ, đó là lúc smart
money bắt đầu bán ra và xu hướng uptrend kết thúc

TỔNG KẾT:

- Bạn có thể nghiên cứu sự mất cân đối giữa Cung – Cầu bằng cách so sánh Giá và khối lượng
- Cách phân tích Cung - Cầu dựa trên các biều đồ giá bằng cách quan sát giá đóng cửa, biên độ giá
và khối lượng. Ví dụ, một thanh upbar có biên độ rộng kèm theo khối lượng lớn hơn mức trung
bình có nghĩa là xuất hiện lực Cầu lớn hơn Cung. Ngược lại, một thanh downbar có biên độ rộng
kèm khối lượng lớn nghĩa là Lực Cung lớn hơn Cầu
-

ĐỈNH VÀ ĐÁY TRONG MỘT XU HƯỚNG LÀ GÌ?

- Đỉnh và đáy trong một xu hướng biểu thị cho sự cạn kiệt lực mua hay lực bán. Nhưng
việc định hình xu hướng tiếp diễn hay tạo xu hướng mới sẽ cần thời gian để tích luỹ.

You might also like