You are on page 1of 26

NGÔN NGỮ

SỐ 7 - 2021
MỤC LỤC

NGUYỄN ĐỨC DÂN: Chức năng liên kết của từ thì.......................... 3
********************************

12

33

43

52

68
TẠ THÀNH TẤN: Cơ chế luồng hơi, thời gian khởi thanh
và những ứng dụng thực
tiễn của chúng............

TRẦN QUỐC VIỆT: Bước đầu phân tích một số thủ pháp
đối
chiếu chuyển dịch thuật
ngữ kinh tế thương mại
tiếng Anh và tiếng
Việt............................

HOÀNG NGỌC Áp dụng phương pháp dạy học


TUỆ -
theo nhiệm vụ trong học phần kĩ
LÊ THỊ HỒNG
năng nói tiếng Anh cho sinh viên
NHUNG:
năm hai chuyên ngành ngôn ngữ
Anh....

VÕ TUẤN VŨ - Từ ngữ cảm thán trong kịch bản
cải lương
TRẦN NGỌC
HUYỀN TRÂN: Nam
Bộ.................................................
.........
PHAN THỊ Sử dụng các trò chơi ngôn ngữ
THÙY AN - trong việc nâng cao chất lượng
NGUYỄN BÁ giảng dạy tiếng Việt cho học
DUY: viên Lào và Camphuchia tại Học
viện
Kỹ thuật Quân
sự...........................................

LANGUAGE
VOL. 7 - 2021
********************************

CONTENTS
NGUYEN DUC DAN: Thì as a connector of two speech acts......... 3
TA THANH TAN:

On airstream mechanism, voice onset time,


and their practical applications.................. 12
TRAN QUOC VIET:
An analysis of some translation procedures
of commercial economic terms from
English into Vietnamese........................... 33
HOANG NGOC TUE -
LE THI HONG NHUNG: The use of task-based approach in an
English speaking course for
Englishmajored
sophomores................................. 43

VO TUAN VU -
Interjections in the “cải lương” scripts of the
TRAN NGOC HUYEN TRAN: writers in Southern Vietnam............... 52

PHAN THI THUY AN - Using language games to improve the


NGUYEN BA DUY: quality of teaching Vietnamese for Laotian
and Cambodian students at Military

Technical Academy....................................
68
NGÔN NGỮ

SỐ 7 2021

CƠ CHẾ LUỒNG HƠI, THỜI GIAN KHỞI THANH VÀ


NHỮNG ỨNG DỤNG THỰC TIỄN CỦA CHÚNG
TẠ THÀNH TẤN1

Abstract: This paper discusses two important and frequently studied phonetic
phenomena: airstream mechanisms and voice onset time (VOT). Airstream mechanisms
refer to the ways in which an air flow is excited and navigated in articulatory cavities,
being the primary energy source in producing speech sounds. VOT is a quantitative
measurement of the timing between closure/release activities of supralaryngeal
articulators and of the larynx (vocal folds) in producing consonants. The application of
these two phonetic terms into the study of Vietnamese is of high-priority as they could
advance scientific knowledge in phonetics-phonology, benefit the development of other
disciplines, and offer practical applications for language teaching and learning,
technology development, clinical practice, and forensic investigation.
Key words: airstream mechanism, voice onset time, applied phonetics, clinical
phonetics, forensic phonetics.

1. Dẫn nhập
Bài viết này đề cập hai thuật ngữ quan trọng trong nghiên cứu ngữ âm học: cơ
chế luồng hơi (airstream mechanism), và thời gian khởi thanh2 (voice onset time -
VOT).
Cơ chế luồng hơi mô tả các cách thức khác nhau mà nhờ đó luồng hơi được kích hoạt
và điều hướng trong các khoang cấu âm để tạo ra các âm lời. VOT là giá trị định
lượng độ lệch pha (thời gian, thường được tính bằng mili giây) giữa hoạt động đóng/
mở của các cơ quan cấu âm phía trên thanh quản và của thanh quản (chính xác hơn là
của các cấu trúc tại thanh quản, đặc biệt là hai dây thanh). VOT là một đại lượng
được sử dụng phổ biến và chứng tỏ được hiệu quả trong việc phân biệt các nhóm phụ
âm

Phiên bản đầu tiên của bài viết này được gửi tới tham dự Hội thảo Ngôn ngữ học và những lĩnh vực
ứng dụng do Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào tháng 09 năm 2020.
1
University of Ottawa (Canada).
2
Thuật ngữ “voice onset time” tại Việt Nam thường được dịch là “thời gian khởi phát tiếng
thanh”, trong khi đó Cao Xuân Hạo và Hoàng Dũng [4] dịch thuật ngữ này là “thời điểm khởi thanh”.
Cơ chế luồng hơi… 13

Tuy nhiên, tôi đề xuất và sử dụng thay thế bằng cách dịch “thời gian khởi thanh” để hướng tới sự ngắn
gọn, giản tiện mà vẫn giữ được nội hàm của thuật ngữ.

trong các ngôn ngữ trên thế giới, cụ thể là phân biệt các phụ âm hữu thanh với các
phụ âm vô thanh bật hơi và không bật hơi.
Bài viết hiện tại được triển khai dựa trên mối quan tâm chủ yếu tới tiếng Việt,
bởi cả hai khái niệm cơ chế luồng hơi và VOT vẫn chưa được thực sự phổ biến trong
thực hành nghiên cứu tại Việt Nam. Điều này dẫn đến việc bỏ lỡ các tiềm năng ứng
dụng lí thuyết và thực tiễn của chúng, và cũng khiến cho hướng nghiên cứu định
lượng trong ngữ âm học tụt hậu so với thế giới. Do đó bài viết hiện tại một mặt
hướng đến một tổng quan về hai hiện tượng, về tình hình nghiên cứu và ứng dụng
của chúng trên thế giới, mặt khác cung cấp các ví dụ thực tiễn áp dụng vào nghiên
cứu và ứng dụng cho tiếng Việt. Phần nội dung tiếp theo của bài viết được cấu trúc
như sau: các mục 2 và 3 lần lượt trình bày hai khái niệm cơ chế luồng hơi và VOT
cùng với khảo sát ngắn về hai hiện tượng; mục 4 sẽ bước đầu đề cập một số ứng dụng
khoa học và thực tiễn của việc vận dụng hai khái niệm này vào trong nghiên cứu và
đời sống tại Việt Nam.
2. Cơ chế luồng hơi

2.1. Định nghĩa và phân loại


Thông thường, để tạo ra các âm lời - các âm thanh có giá trị ngôn ngữ học - thì
phải có một luồng hơi di chuyển trong các khoang cấu âm để tạo ra các dao động
sóng âm có chu kì tuần hoàn, hoặc bán tuần hoàn, hoặc các tiếng động do luồng hơi
tiếp xúc cọ xát với các bộ phận cấu âm. Điều kiện để có một luồng hơi di chuyển
trong các khoang cấu âm là tồn tại một chênh lệch áp suất không khí giữa các khoang
cấu âm hoặc giữa toàn bộ các khoang cấu âm với môi trường bên ngoài. Luồng hơi
khởi phát, di chuyển, và bị ngăn cản, tán xạ chính là nguồn động năng tạo ra các âm
lời.
Phụ thuộc vào vị trí không khí được nén và sau đó buông để tạo ra luồng hơi di
chuyển, ba cơ chế luồng hơi được sử dụng trong các ngôn ngữ trên thế giới được đặt
tên: luồng hơi phổi (pulmonic), luồng hơi thanh quản (glottalic), và luồng hơi mạc
(velaric). Luồng hơi được tạo ra cũng có thể được điều hướng theo hai hướng ngược
chiều: từ phía trong các cơ quan cấu âm hướng ra bên ngoài hay ngược lại, từ môi
trường bên ngoài hút ngược trở vào trong các cơ quan cấu âm. Do đó các cơ chế
luồng hơi được tiếp tục phân biệt thành một trong hai kiểu: tống hơi (egressive) và
hút hơi (ingressive). Các kết hợp logic giữa vị trí chặn và hướng luồng hơi di chuyển
được tóm tắt trong Bảng 1. Tuy nhiên, khả năng hiện thực hoá và phân bố của các
tiểu loại cơ chế luồng hơi là không đồng đều: thông tin về độ phổ biến phân bố được
thể hiện trong ngoặc đơn dưới tên mỗi cơ chế, cùng với với tên gọi của loạt âm được
tạo ra từ các cơ chế này và một số âm ví dụ điển hình.
14 | Ngôn ngữ số 7 năm 2021

Bảng 1. Phân loại các cơ chế luồng hơi trong các ngôn ngữ trên thế giới
Vị trí nén/ buông hơi
Hướng
luồng hơi Phổi Thanh quản Mạc
Phổi tống hơi Thanh quản tống hơi Mạc tống hơi
(thường xuyên) (ít gặp) (không có)
Tống hơi
Âm nổ ngoài (plosives) Âm phụt (ejectives)
[p b m s a i…] [p’ t’ k’ …]
Phổi hút hơi Thanh quản hút hơi Mạc hút hơi
(rất hiếm) (ít gặp) (ít)
Hút hơi
Âm hút vào (implosives) Âm chắt (clicks)
Âm cận ngôn ngữ
[ɓ ɗ ʄ ɠ] [ʘ ǀ ǃ ǂ ǁ]
Như vậy, cơ chế luồng hơi là cách thức trong đó luồng hơi trong các khoang cấu
âm được khởi tạo và điều hướng, là nguồn năng lượng chính tạo ra các âm lời trong
hệ thống các ngôn ngữ tiếng nói của con người. Tiếng Việt sử dụng hai cơ chế luồng
hơi: luồng hơi phổi tống hơi ở hầu hết các âm, và luồng hơi thanh quản hút hơi (âm
hút vào) ở hai phụ âm đầu có kí hiệu chữ cái ‘b, đ’ (giá trị ngữ âm [ɓ ɗ]). Hai phần
nội dung tiếp theo sẽ trình bày chi tiết hơn về hai cơ chế luồng hơi được sử dụng
trong tiếng Việt này, đặc biệt là cơ chế thứ hai.
2.2. Cơ chế luồng hơi phổi tống hơi
Phần lớn các âm - nguyên âm, phụ âm - trong các ngôn ngữ trên thế giới được
tạo ra từ cơ chế luồng hơi phổi tống hơi, tạo ra các tiếng “nổ” hướng ra bên ngoài.
Trong cơ chế này, không khí từ phổi được đẩy lên đi qua khí quản, lên đến thanh
quản và theo các đường miệng, mũi thoát ra ngoài môi trường xung quanh. Luồng
hơi đó có thể làm rung động hai dây thanh trong thanh quản hoặc không - là nguồn
gốc các âm hữu thanh, vô thanh - và cọ xát hay phá vỡ các điểm đóng cấu âm phía
trên thanh quản với vị trí và mức độ tuỳ thuộc các âm cụ thể. Trong bảng kí hiệu ngữ
âm quốc tế IPA [16], bảng phụ âm đầu tiên và bảng nguyên âm chính là các âm có cơ
chế luồng hơi phổi tống hơi. Ví dụ về phụ âm phổi tống hơi (hay còn gọi là nổ ngoài)
hữu thanh được cung cấp trong đối sánh với các âm hút vào ở Hình 2.
2.3. Cơ chế luồng hơi thanh quản hút hơi
Trong cơ chế luồng hơi thanh quản hút hơi có hai điểm đóng cấu âm được hình
thành: một ở khoang miệng (môi, lợi, mạc…), và một tại thanh quản (vị trí hai dây
thanh). Hai dây thanh đóng lại nhưng không khép chặt hoàn toàn, vẫn có một khe hở
nhỏ (thanh môn), và di chuyển đi xuống. Vận động đi xuống này làm tăng thể tích
(và do đó giảm áp suất) của khối không khí bị giữ lại trong khoang miệng, đồng thời
một khối không khí khác từ phổi đi ngược lên qua thanh môn làm hai dây thanh dao
động. Tiếp đó điểm đóng cấu âm ở khoang miệng bật mở, một lượng không khí từ
bên ngoài tràn vào do chênh lệch áp suất. Các âm được tạo ra theo cơ chế luồng hơi
thanh quản hút hơi này được gọi là các âm hút vào (hoặc nổ trong - implosives). Các
Cơ chế luồng hơi… 15

chuyển động cấu âm trong cơ chế luồng hơi thanh quản hút hơi được thể hiện ở Hình
1.

Hình 1. Các chuyển động cấu âm trong cơ chế hình thành phụ âm hút vào môi-môi [ɓ] (Chú
thích tiếng Việt từ nguồn [63, tr. 149])

Chuyển động hạ xuống chủ động của thanh quản, và trạng thái tương đối căng
của hai dây thanh trong tạo sản các âm hút vào tạo ra các hiệu quả âm học đặc trưng
so với các âm thuộc cơ chế luồng hơi phổi tống hơi thông thường. Ví dụ, ở âm hữu
thanh phổi tống hơi môi-môi [b], lúc điểm đóng ở hai môi đã hình thành để chặn
hoàn toàn luồng không khí thoát ra bên ngoài thì áp suất sẽ tăng dần trong khoang
miệng khi không khí từ phổi đi lên làm dao động hai dây thanh. Áp suất càng tăng
đồng nghĩa với việc dao động càng khó được duy trì hơn, biên độ dao động giảm dần.
Trong nhiều trường hợp, áp suất trong khoang miệng cân bằng với áp suất phía dưới
thanh môn trước khi điểm đóng cấu âm ở khoang miệng được mở ra, hệ quả là dây
thanh dừng dao động (sóng âm biến mất). Dây thanh chỉ dao động trở lại khi điểm
đóng ở khoang miệng được mở ra, cho phép khối không khí bị nén được giải phóng,
dẫn đến hạ thấp áp suất phía trên thanh môn. Hai đặc điểm này có thể được quan sát
trên dạng sóng âm của [b] trong tiếng Lendu ở Hình 2 (bên trái). Trong khi đó, ở các
âm hút vào, thanh quản càng di chuyển đi xuống thì áp suất phía trên càng giảm,
luồng không khí từ phổi đi lên càng mạnh khiến cho dao động của dây thanh tăng dần
về biên độ cho đến tận điểm cuối của phụ âm. Quan sát trên Hình 2 (giữa) ta thấy
sóng âm của âm hút vào [ɓ] tiếng Lendu có xu hướng tăng dần biên độ này.
16 | Ngôn ngữ số 7 năm 2021

Hình 2. Sóng âm, thanh phổ và cường độ của phần đầu ba âm tiết [bo ɓo ɓ̥ o] trong tiếng Lendu
(Tạo từ các tập âm thanh tại nguồn “The UCLA Phonetics Lab Archive” [17]). Các đường kẻ liền thể
hiện diễn tiến của cường độ tín hiệu (đơn vị dB). Sự khác biệt giữa ba phụ âm hữu thanh phổi [b], hữu
thanh hút vào [ɓ], và vô thanh hút vào [ɓ̥] được nhận diện dựa trên các giá trị: thời gian dao động,
diễn tiến biên độ dao động, cường độ tín hiệu.
Nếu như thanh môn khép chặt, do đó chặn hoàn toàn không khí từ phổi đi lên
trong khoảng thời gian giữ (closure duration) của phụ âm hút vào thì kết quả sẽ là
phụ âm hút vào vô thanh, đặc trưng bằng sự vắng bóng dao động sóng âm trong phần
lớn đoạn phụ âm, như có thể được quan sát trên dạng sóng âm và thanh phổ của [ɓ̥ ]
(Hình 2, bên phải). Tuy nhiên, chênh lệch áp suất phía trên và phía dưới thanh môn
lớn hơn so với trường hợp âm hữu thanh hút vào khiến cho tại một điểm thời gian
ngắn trước khi điểm đóng ở khoang miệng mở ra, thanh môn bật mở đột ngột với sức
ép lớn, dây thanh dao động với biên độ rộng hơn và với cường độ mạnh hơn. Trạng
thái căng chủ động lớn hơn của dây thanh cũng khiến chúng dao động với tần số cao
hơn, ảnh hưởng lan sang nguyên âm theo sau. Trái với suy nghĩ của nhiều người, phụ
âm hút vào vô thanh không phải rất hiếm gặp trong các ngôn ngữ trên thế giới. Ngoài
tiếng Lendu ([33], [64]) còn có thể kể đến các tiếng Hausa ([64], [66], [67]), Igbo
([62], [64]), Seereer-Siin [72], và Ese Ejja ([34], [99]).
Phải bổ sung ngay rằng trong nhiều ngôn ngữ có các âm phổi tống hơi hữu
thanh, do đặc tính khó khởi động và duy trì dao động của dây thanh đối với các âm
này nên người nói có thể chủ động vận dụng các nỗ lực cấu âm phụ trợ với mục đích
giảm áp suất không khí trong khoang miệng, tạo thuận lợi cho khối không khí di
chuyển từ phổi đi lên qua thanh môn. Các nỗ lực phụ trợ này có thể được kể đến như
đẩy gốc lưỡi để tăng thể tích khoang thanh hầu, cho không khí thoát ra phía khoang
Cơ chế luồng hơi… 17

mũi, cho không khí rò rỉ phía miệng, giảm độ căng các cơ trong khoang miệng, và có
thể chủ động hạ thấp thanh quản để tăng thể tích các khoang trên thanh hầu ([19],
[20], [46], [78], [90], [91], [102], [103]). Trong thế đối sánh, chuyển động đi xuống
của thanh quản ở âm hút vào là chủ động và bắt buộc. Hơn nữa dây thanh trong
trường hợp này cũng căng hơn, do đó dao động với tần số (được thụ cảm như là cao
độ - pitch) lớn hơn, ảnh hưởng lan sang cả nguyên âm đi theo sau. Cao độ lớn hơn
gây ra bởi âm hút vào so với âm nổ ngoài thông thường được xác nhận tồn tại trong
tất cả các ngôn ngữ có đối lập hai kiểu âm (hai cơ chế luồng hơi) này. Trong các
ngôn ngữ có sự tương tác giữa phụ âm đầu và thanh điệu của âm tiết (hay cao độ
phần đầu nguyên âm theo sau), phụ âm hút vào thường có tác động giống với phụ âm
nổ ngoài vô thanh: chúng quy định các thanh điệu thuộc âm vực cao, đối lập với các
thanh điệu thuộc âm vực thấp do phụ âm nổ ngoài hữu thanh quy định ( [39], [50],
[52], [71]).
Đến đây có lẽ một số người đọc sẽ thắc mắc, và chúng ta cũng có đủ thông tin để
trả lời, rằng hai âm trong tiếng Việt được ghi bằng các con chữ ‘b, đ’ có bản chất ngữ
âm là gì: đó là hai phụ âm hút vào môi-môi và chân răng. Cho đến tận gần đây thì các
giáo trình ngữ âm-âm vị học và các tài liệu nghiên cứu trong nước vẫn đa phần xử lí
theo hướng coi chúng là hai âm ‘tắc hữu thanh’ (tức là các âm phổi tống hơi - nổ
ngoài) và thường vắng bóng ý niệm về cơ chế luồng hơi ([13], [14]). Các thông tin
ngữ âm về hai phụ âm [ɓ ɗ] tiếng Việt sẽ được bổ sung ở các mục nội dung tiếp theo.
3. VOT - Thời gian khởi thanh
Trong nghiên cứu ngữ âm học, VOT là một trong những thuật ngữ phổ biến
nhất, là hiện tượng được nghiên cứu và ứng dụng nhiều nhất - cùng với các thuật ngữ
khác như tần số cơ bản f0, formant, chất giọng… Năm 2014 đánh dấu 50 năm phát
triển và nghiên cứu VOT. Ba năm sau đó (2017), tập san nghiên cứu ngữ âm học
hàng đầu thế giới Journal of Phonetics tập hợp một số đặc biệt nhân dịp kỉ niệm này.
3.1. Định nghĩa VOT
Bài báo A Cross-Language Study of Voicing in Initial Stops: Acoustical
Measurements của Lisker & Abramson [68] đánh dấu sự ra đời của thuật ngữ và xu
hướng nghiên cứu VOT. Đây là một nghiên cứu được thực hiện với dữ liệu của 11
ngôn ngữ trên thế giới để đề xuất một phép đo thực nghiệm thống nhất làm thước đo
cho việc phân biệt các nhóm phụ âm đối lập thường được đề cập đến trong nghiên
cứu âm vị học cấu trúc như vô thanh với hữu thanh, vô thanh không bật hơi với vô
thanh bật hơi. Trước đó các phân biệt này chỉ dựa trên trực cảm về sự có mặt hay
vắng bóng của rung động của dây thanh trong trong quá trình tạo phụ âm, và sự có
mặt hay vắng bóng của một khoảng hơi dư (bật hơi) sau khi phụ âm bật mở điểm
đóng trong khoang miệng. VOT được các tác giả định nghĩa như là “[the] interval
between the release of the stop and the onset of glottal vibration, that is, voicing” -
khoảng thời gian (thường đo bằng mili giây) giữa điểm thoái của âm tắc và điểm bắt
đầu của rung động của thanh quản, tức là đoạn hữu thanh [68, tr. 389].
18 | Ngôn ngữ số 7 năm 2021

Để hiểu khái niệm VOT, điều cần thiết là phải xuất phát từ cơ chế tạo sản âm tắc
nổ ngoài (plosives)1. Các âm này được hình thành với chuỗi chuyển động cấu âm như
sau: (i) các cơ quan cấu âm (tuỳ vị trí cấu âm) ở trạng thái nghỉ tiến gần tới nhau và
tạo điểm đóng kín ở khoang miệng → (ii) điểm đóng được giữ ổn định trong một
khoảng thời gian, chặn không cho luồng không khí từ phổi đi lên thoát ra ngoài →
(iii) điểm đóng được mở ra (thoái/buông) cho phép không khí thoát ra ngoài. Bởi vì
thanh quản hoạt động độc lập so với các cơ quan cấu âm bên trên thanh quản nên
trong khoảng thời gian của giai đoạn giữ dây thanh có thể rung động hoặc không,
rung động sớm hay muộn. Nếu dây thanh rung động trong khoảng thời gian giữ của
phụ âm, ta có âm hữu thanh, nếu không thì ta có âm vô thanh. Trong loạt âm vô
thanh lại có thể phân biệt: nếu dây thanh rung động ngay sau thời điểm thoái thì ta có
âm vô thanh không bật hơi, ngược lại nếu dây thanh chỉ rung động sau thời điểm
thoái một thời gian tương đối dài, tạo điều kiện cho một khối không khí lớn thoát ra
ngoài thì ta có âm vô thanh bật hơi. Trong tất cả các trường hợp vừa kể, thời điểm
thoái của phụ âm được chọn làm điểm cố định, và khoảng cách thời gian giữa điểm
cố định này và thời điểm dây thanh bắt đầu dao động tuần hoàn được gọi là thời gian
khởi thanh, VOT. Âm hữu thanh, do đó, có VOT âm (dây thanh dao động sớm hơn
thời điểm thoái), âm vô thanh không bật hơi và bật hơi đều có VOT dương, nhưng

VOT của âm bật hơi lớn hơn của âm không bật hơi. Hoạt động của các cơ quan cấu
âm bên trên thanh quản và tại thanh quản (dây thanh) cùng với cách tính giá trị VOT
của phụ âm được sơ đồ hoá trong Hình 3. VOT theo định nghĩa này cũng có thể được
mở rộng áp dụng cho các âm xát hữu thanh và xát vô thanh (Hình 5): ở giai đoạn giữ
trong Hình 3, thay vì kí hiệu − đại diện cho âm tắc, ta có thể sử dụng = để thể hiện
cấu âm khe xát.
đóng giữ thoái

VOT âm

VOT dương

VOT dương (lớn)

Hình 3. Các chuyển động cấu âm bên trên thanh quản (các đường thẳng) và dao động của dây
thanh bắt đầu ở các thời điểm khác nhau (các đường lượn sóng) trong quá trình tạo ra các phụ âm
tắc hữu thanh, tắc vô thanh không bật hơi, và tắc vô thanh bật hơi. VOT được đo từ thời điểm thoái
(●) đến điểm bắt đầu rung động đầu tiên của dây thanh (○).

1 Có thể nhận thấy từ khởi đầu lịch sử nghiên cứu VOT, phép đo định lượng này được sử dụng để
phân biệt các âm “tắc, nổ ngoài, đầu âm tiết”. Tuy nhiên như sẽ thấy ở các phần tiếp theo, VOT được
mở rộng để nghiên cứu các âm thuộc các phương thức cấu âm khác (xát), các cơ chế luồng hơi khác
(hút vào), và ở các vị trí kết âm khác nhau (đầu, giữa, cuối âm tiết).
Cơ chế luồng hơi… 19

Hình 4 sau đây cung cấp ví dụ về việc xác định giá trị VOT của ba phụ âm đầu
[ɗ t th] trong tiếng Việt.

Hình 4. Cách xác định giá trị VOT của ba phụ âm đầu [ɗ t t h] trong tiếng Việt dựa trên sự biến
đổi của hình dạng sóng âm (trên), kết hợp với thanh phổ (dưới). Ba phụ âm về mặt ngữ âm lần lượt là
phụ âm hữu thanh hút vào, vô thanh không bật hơi, và vô thanh bật hơi.
Hình 5 thể hiện ví dụ phép đo VOT áp dụng cho các âm xát. Đối với loạt âm
này, dãy xát vô thanh thường có giá trị VOT bằng 0: dây thanh bắt đầu rung động
tuần hoàn cùng với thời điểm khe xát trong khoang miệng được mở hoàn toàn. Dãy
xát hữu thanh, ngược lại, thường có VOT đúng bằng thời gian của giai đoạn giữ:
luồng hơi từ phổi liên tục đi qua làm rung động dây thanh và thoát ra ngoài qua khe
xát. Các âm xát, trong đối lập với các âm không xát, đặc trưng bằng tiếng ồn ở vùng
tần số cao quan sát được trên thanh phổ, và tín hiệu sóng âm hoàn toàn ngẫu nhiên
(xát vô thanh) hoặc dạng sóng âm đều đặn nhưng bị chồng lên bởi tín hiệu ngẫu
nhiên (xát hữu thanh).
20 | Ngôn ngữ số 7 năm 2021

Hình 5. Cách xác định giá trị VOT của ba phụ âm đầu xát [f v s z] của tiếng Việt dựa trên sự
biến đổi của hình dạng sóng âm và thanh phổ.

3.2. Biến thể giữa các ngôn ngữ


Đối lập âm vị học giữa hai dãy phụ âm tắc vô thanh và tắc hữu thanh (ví dụ /p/
và /b/) tồn tại trong nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Nhiều ngôn ngữ có thêm dãy phụ
âm tắc vô thanh bật hơi /ph/ và phụ âm tắc hữu thanh bật hơi /bɦ/ (hay còn gọi tắc hữu
thanh thở). Các ngôn ngữ khác có thêm cả đối lập âm hút vào vô thanh, âm hút vào
hữu thanh, và các âm tắc thuộc cơ chế luồng hơi mạc. Về mặt ngữ âm học, các đối
lập này được hiện thực hoá trong các ngôn ngữ rất khác nhau. Ví dụ, chỉ riêng cặp
đối lập /p/ và /b/ thì phép đo VOT củng cố quan sát rằng một mặt có những ngôn ngữ
“hữu thanh chính danh” (true voicing), khi sự khu biệt thể hiện trên ngữ âm ở việc có
hay không thanh tính ở giai đoạn giữ của phụ âm, ví dụ như tiếng Pháp, tiếng Ý
([25], [61], [97]), và mặt khác có những ngôn ngữ “bật hơi” (aspirating) khi đối lập
được hiện thực hoá như là sự khác biệt giữa giá trị VOT dương nhỏ và lớn, như ở
tiếng Anh2, tiếng Đức ([24], [32], [68]). Do đó, ví dụ, giá trị VOT của /b/ và /p/ trong
tiếng Anh thường đều dương, và tương đương với thể hiện ngữ âm của /p/ và /ph/
trong tiếng Thái. Dĩ nhiên sự phân biệt hai nhóm ngôn ngữ này là tương đối, khi giá
trị VOT của chúng trượt trên một dải liên tục. Hình 6 minh hoạ hiện tượng này, dựa
trên kết quả nghiên cứu VOT trong các ngôn ngữ Pháp, Ý [60], Tây Ban Nha, Anh,
Arrmeni, và Thái [68].

2 Biến thế này của các phụ âm tắc thường xuất hiện ở đầu từ và đầu phát ngôn. Ở vị trí giữa từ hoặc
giữa phát ngôn, tỉ lệ xuất hiện hữu thanh ngữ âm nhiều hơn. Ở vị trí cuối âm tiết thì chúng có nhiều
biến thể hơn nữa: bị lược bỏ, bị trung hoà hoá, bị biến đổi thành âm tắc thanh hầu…
Cơ chế luồng hơi… 21

Hình 6. Giá trị VOT của phụ âm đầu trong một số ngôn ngữ. Giá trị VOT (đơn vị mili giây)
được dóng tương đối với kí hiệu gạch chéo đầu tiên của mỗi một thể hiện âm vị.

3.3. Khả năng và hạn chế


VOT có khả năng miêu tả, phân loại, và phân loại loại hình học một số đối lập
phụ âm trong các ngôn ngữ trên thế giới. Tuy nhiên nó không phải là một thứ công cụ
vạn năng: nó bất cập và bất toàn trong chính nhiệm vụ mà từ đó nó được sinh ra, như
chính Abramson, một trong hai tác giả đầu tiên, thừa nhận hơn 50 năm sau ngày khai
sinh của VOT [18].
Một số ngôn ngữ có loạt phụ âm tắc hữu thanh thở [b ɦ dɦ ɡɦ], là các âm hữu
thanh trong giai đoạn giữ và diễn tiến với một giai đoạn giọng thở (breathy, hoặc
murmur, thì thào) ngay sau điểm thoái, ví dụ như các tiếng Hindi và Urdu [87],
Owerri Igbo [62]. Với các ngôn ngữ này thì ngoài giá trị VOT âm giống với giá trị
của các âm hữu thanh thường, muốn phân biệt được bốn dãy phụ âm, thì cần phải sử
dụng thêm tiêu chí về thức tạo thanh (phonation type) hay chất giọng (voice quality).
Gần đây khi có phát hiện về âm hữu thanh bật hơi thực sự, tức các âm hữu thanh kèm
sau bởi giai đoạn bật hơi giống như của phụ âm tắc hữu thanh bật hơi, như trong
tiếng Yemba [38] thì dường như phải sử dụng đồng thời cả hai giá trị VOT âm và
dương của dãy âm này trong việc phân định!
Ở các mục trên chúng ta đã bắt gặp các ví dụ về âm hữu thanh hút vào, chúng
cũng đặc trưng bởi giá trị VOT âm giống như các phụ âm hữu thanh thường. Vấn đề
không nảy sinh với các ngôn ngữ như tiếng Việt khi hai dãy phụ âm này không đối
22 | Ngôn ngữ số 7 năm 2021

lập về mặt âm vị học. Nhưng đối với các ngôn ngữ tồn tại đối lập hữu thanh thường
(nổ ngoài) với hữu thanh hút vào và cả vô thanh hút vào như tiếng Lendu thì phải áp
dụng thêm cả tiêu chí về diễn trình tăng hay giảm về biên độ dao động sóng âm,
cường độ của giai đoạn hữu thanh, giá trị f0 ảnh hưởng lên nguyên âm theo sau.
Khởi đầu, nghiên cứu VOT thường tập trung khảo sát sự hiện thực hoá của đối
lập thanh tính và bật hơi ở các phụ âm đầu từ, đầu phát ngôn. Trong trường hợp phụ
âm có vị trí ở giữa từ hoặc cuối từ thì các tác động của các âm theo trước, các hiệu
lực của các quy tắc hình âm vị học và ngữ điệu làm thay đổi đáng kể diện mạo của
chúng, do đó VOT trong các trường hợp này cũng phải kết hợp với các thông số
khác, cụ thể cũng như trừu tượng.
Vấn đề chung mang tính phương pháp luận là việc nghiên cứu các âm đoạn đoạn
tính không bao giờ đầy đủ và hợp lí nếu chỉ nghiên cứu các đặc tính của riêng bản
thân các âm đoạn tính đó. Thay vào đó, việc nghiên cứu phải tính đến các tác động
ảnh hưởng qua lại của các âm đoạn cận kề cũng như không cận kề. Ví dụ trong
trường hợp nghiên cứu sự phân biệt các dãy phụ âm đầu, VOT sẽ được sử dụng trong
việc thiết lập các mối tương quan với các giá trị ngữ âm khác được thể hiện trên âm
đoạn nguyên âm theo sau hoặc liền trước, ví dụ như ảnh hưởng về cao độ ([50], [51],
[59], [65]), chất giọng ([30], [44], [69]), chất lượng nguyên âm ([58], [92], [93]),
trường độ nguyên âm ([35], [51], [80], [82], [88]).
4. Những ứng dụng thực tiễn
Không phải bất cứ tri thức khoa học nào cũng được ứng dụng ngay tức khắc cho
những lợi ích kĩ thuật, công nghệ; hoặc nếu có, người ta cũng không bao giờ có thể
nhận ra ngay, nhận ra cùng lúc tất cả những khả năng của tri thức khoa học. Tuy
nhiên trong phần này tôi sẽ đề cập ngắn gọn một số ứng dụng đã, đang và sẽ có khả
năng được triển khai từ tri thức về cơ chế luồng hơi và VOT. Các ứng dụng đó bao
gồm cho sự phát triển của chính các tri thức khoa học về ngữ âm - âm vị học (4.1),
cho mục đích dạy và học ngoại ngữ (4.2), cho việc phát triển công nghệ nhận diện,
tổng hợp lời nói (4.3), cho việc hỗ trợ xác định và điều trị các bệnh - tật lời nói (4.4),
và cho việc giám định lời nói phục vụ điều tra hình sự (4.5).
4.1. Ngữ âm học và âm vị học
Dựa trên hiểu biết về sự khác biệt và hệ quả âm học của hai cơ chế luồng hơi
phổi tống hơi và luồng hơi thanh quản hút hơi trình bày ở trên, đồng thời kiểm chứng
trên biểu hiện sóng âm, thanh phổ ở các Hình 2 và 4, chúng ta nhận thấy rằng về mặt
ngữ âm, hai âm tắc hữu thanh môi-môi [b] và hút vào hữu thanh môi-môi [ɓ]—cũng
như tắc hữu thanh chân răng [d] và hút vào hữu thanh chân răng [ɗ]—là hai âm riêng
biệt trên cả hiện thực hoá ngữ âm của chúng và các tác động của chúng lên các âm
theo sau (cường độ, cao độ, chất giọng, chất lượng nguyên âm). Trong tiếng Việt,
không có sự đối lập giữa các âm tắc hữu thanh thường và các âm hữu thanh hút vào
như trong tiếng Lendu nên một giải pháp âm vị tiết kiệm và hoàn toàn hợp lí là sử
dụng /b d/ để thể hiện đối lập với hai âm vị /p t/. Có lẽ tiếp sau công trình Ngữ âm
Cơ chế luồng hơi… 23

tiếng Việt của Đoàn Thiện Thuật [13], các nghiên cứu âm vị học và cả ngữ âm học
tiếng Việt đều đi theo giải pháp này. Mặc dù tác giả, cũng như các tác giả sau này có
đề cập qua rằng /b d/ trong tiếng Việt còn có biến thể hút vào—hay còn gọi tiền
thanh hầu hoá [ʔb ʔd] ([13], [14])—và mặc dù chưa có một nguyên cứu hệ thống nào
về hai âm này trong các vùng phương ngữ khác nhau của tiếng Việt, tôi vẫn cho rằng
đa phần, nếu như không phải tất cả, các nơi đều phát âm hai âm này như các âm hữu
thanh hút vào. Hiện tượng này đã được ghi nhận từ thế kỉ XVII trong mô tả của
Alexandre de Rhodes về các âm của tiếng Việt ([5], [6], [11], [12], [45], [83]).
Việc lựa chọn một giải pháp âm vị học như trên có thể gây những nhầm lẫn vô
cùng đáng tiếc. Ví dụ, vì cho rằng ‘b, đ’ kí hiệu cho các âm hữu thanh (tắc nổ ngoài)
trong tiếng Việt và các phương ngôn Mường mà Nguyễn Văn Tài [9] cho rằng chưa
từng xảy ra quá trình vô thanh hoá các phụ âm đầu hữu thanh trong tiếng Mường, là
quá trình dẫn đến sự nhân đôi hệ thống thanh điệu. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới
công trình, nơi có những kết quả nghiên cứu và phát hiện rất đáng chú ý.
Lựa chọn sử dụng /ɓ ɗ/ cho hai phụ âm trong tiếng Việt hiện thời cũng giúp hiểu
biết trở nên rõ ràng và đỡ mắc phải nhầm lẫn không đáng có khi tìm hiểu các hiện
tượng biến đổi ngữ âm lịch sử của tiếng Việt như (i) quá trình vô thanh hoá phụ âm
đầu tắc hữu thanh kèm theo sự nhân đôi thanh điệu (ví dụ, daŋ > t ɘàŋ > tɯɘ̀ŋ
‘đường’), (ii) quá trình tiền thanh quản hoá hay hút vào hoá các phụ âm đầu tắc vô
thanh (ví dụ, tɯɘ̀ŋ > ɗɯɘ̀ŋ ‘đường’), và (iii) quá trình mũi hoá các phụ âm đầu hút
vào (ví dụ, ɗak > nak > nɯɘk ‘nước’, ɓɔjʔ > mɔ́j > muɘ́j ‘muối’) ([7], [40], [48]).
Việc nhận diện được dạng thức khác biệt giữa phụ âm tắc hữu thanh (cơ chế
luồng hơi phổi tống hơi) và phụ âm tắc hữu thanh hút vào (cơ chế luồng hơi thanh
quản hút hơi) cũng củng cố một phát hiện rằng phụ âm tắc hữu thanh chính danh vẫn
tồn tại trong tiếng Việt và lưu dấu vết của nó ở các phương ngữ Bình Trị Thiên ([2],
[15]) và một thổ ngữ phía bắc (Phục Lễ - Thuỷ Nguyên, Hải Phòng) ([10], [11]).
4.2. Dạy và học ngoại ngữ
Trong quá trình học một ngoại ngữ, tri thức ẩn về hệ thống ngữ âm của ngôn
ngữ mẹ đẻ (L1) thường áp chồng lên hệ thống ngữ âm đang được tiếp nhận (L2):
người học có xu hướng phóng chiếu hệ thống ngữ âm L1 sẵn có của mình lên hệ
thống mới L2. Nếu bên cạnh đó hệ thống kí hiệu ngữ âm - âm vị học (chữ viết) của
hai ngôn ngữ giống nhau thì sẽ càng gây khó khăn cho người học, giảm độ chuẩn xác
trong hình thành và củng cố ngôn ngữ đích. Đây là trường hợp xảy ra đối với, ví dụ,
người Việt học tiếng Anh (và các ngôn ngữ bật hơi tương tự) và ngược lại: bởi vì hai
ngôn ngữ đều sử dụng chung hai kí hiệu ‘b d’3 cho hai phụ âm, trong khi như đã trình
bày sự hiện thực hoá ngữ âm của chúng trong hai ngôn ngữ là khác nhau. Với những
3 Âm trị của ‘d’ tiếng Việt miền Bắc là /z/, và thường ít có sự nhầm lẫn về việc phát âm của người
học giữa ‘d’ tiếng Việt với ‘d’ trong các ngôn ngữ khác. Thay vào đó sự nhầm lần thường xảy ra
giữa ‘đ’ tiếng Việt và ‘d’ trong các ngôn ngữ khác bởi (i) hình thức kí hiệu khác biệt rất nhỏ, dễ gây
nhầm lần, và quan trọng hơn là do (ii) cả hai đều là các âm “tắc” + “hữu thanh”. Sự khác biệt giữa
hai âm này thuộc về cơ chế luồng hơi.
24 | Ngôn ngữ số 7 năm 2021

người Việt mới học hoặc khả năng tiếng Anh còn thấp, hai âm hút vào của tiếng Việt
[ɓ ɗ] sẽ được dùng để phát âm hai âm tắc luồng hơi phổi của tiếng Anh [p t] (/b d/) và
khá thường xuyên thất bại trong việc phát âm hai âm bật hơi tương ứng [ph th] (/p t/);
trong khi ngược lại, người L1 tiếng Anh học tiếng Việt sẽ áp dụng hệ thống phụ âm
tắc nổ ngoài của họ để phát âm hai âm hút vào của tiếng Việt. Trên cả hai chiều, sự
không tương ứng này sẽ tạo ra hệ quả là các “accent” (tiếng Anh kiểu Việt -
Venglish, hay tiếng Việt kiểu Anh - Engnamese) ([3], [8]). Tham khảo Bảng 2 sau
đây.

Bảng 2. Lỗi phát âm tiếng Anh của người Việt và lỗi phát âm tiếng Việt của người Anh do sự
chênh giữa hai hệ thống ngữ âm – âm vị học và việc áp L1 lên L2, trường hợp phụ âm đầu. Trong
gạch chéo / / là các âm vị, trong ngoặc móc [ ] là các hiện thực hoá ngữ âm của các âm vị này.

Tiếng Anh Tiếng Việt

/b d ɡ/ /p t k/ /b d ɣ/ /t k/
[b-p d-t ɡ-k] [p-ph t-th k-kh] [ɓ ɗ ɣ] [t k]
Người Việt [ɓ ɗ ɣ] [p/ɓ t k]
Người Anh [p-b t-d k-ɡ] [th kh]
Điều quan trọng khi học ngoại ngữ là phải nắm rõ được hiện thực hoá ngữ âm
của các âm. Một bổ trợ cần thiết và hữu hiệu là để cho người học tiếp cận phiên âm
ngữ âm hẹp của các âm, chứ không phải phiên âm âm vị học, vì như đang bàn ở đây
thì chính cách ghi âm vị học lại làm tăng sự nhầm lẫn khi dạy và học. Trong khi việc
tự ghi âm và quan sát sóng âm không còn là một trở ngại với sự phát triển của các
thiết bị công nghệ, các phần mềm biên tập âm thanh miễn phí (ví dụ PRAAT), người
dạy, hoặc người tự học, có thể cải thiện khả năng phát âm gần âm chuẩn bằng cách
đối chiếu phát âm của mình với phát âm đích. Cụ thể ở đây người dạy-học sẽ cần biết
cách đọc sóng âm để phân biệt được các yếu tố: hữu thanh-vô thanh, bật hơi-không
bật hơi, tắc thường-hút vào. Trường hợp người Việt học tiếng Anh, các âm sẵn có
trong hệ thống tiếng Việt gồm [t th k] sẽ được sử dụng làm điểm xuất phát để phát
triển thêm các âm trong tiếng Anh gồm [b d ɡ p ph kh]. Tất nhiên, các kiến thức về
biến thể vị trí (đầu từ, giữa từ, cuối từ, nhấn hay không nhấn trọng âm) của các phụ
âm cũng không thể thiếu được. Bảng 3 dưới đây là một số gợi ý về cách phát âm dãy
phụ âm tắc vô thanh và hữu thanh trong tiếng Anh cho người Việt.
Bảng 3. Phát âm phụ âm tiếng Anh dựa trên tiêu chí VOT. Phụ âm tắc hữu thanh và vô thanh ở
đầu các âm tiết nhấn trọng âm được phát âm lần lượt như là các âm vô thanh không bật hơi và vô
thanh bật hơi. Ở giữa từ và đầu âm tiết không trọng âm, phụ âm hữu thanh thường xuất hiện hữu
thanh hơn, như là sự nối tiếp rung động ở dây thanh các âm đi trước. Ở cuối từ (âm tiết), đối lập vô
thanh hữu thanh đã chuyển sang đối lập trường độ nguyên âm.

nhĐấần tru âm tiọng âmết Sau /s/ không nhĐầu âm tiấn trọếng âmt Cuối
âm tiết cuối từ
Cơ chế luồng hơi… 25

[p t k] hoặc [b d ɡ]
[p t k] Nguyên âm dài
(VOT âm hoặc dương
(VOT dương) + [p t k]
/b d ɡ/ nhỏ)
bean [piːn] tablet [ˈthaplɪt] tab [thæːp]

[ph th kh]
[p t k] [p t k] Nguyên âm ngắn
(VOT dương
(VOT dương) (VOT dương) + [p t k]
/p t k/ lớn—bật hơi) pin [p ɪn]
h
speak [spiːk] tapestry [ˈt apɪstri]
h

tap [thæp]

4.3. Ứng dụng công nghệ


Tổng hợp lời nói (speech synthesis) là một trong những thành tựu lớn của lĩnh
vực công nghệ thông tin. Cho tới thời điểm hiện tại phương pháp tổng hợp lời nói tân
tiến nhất là phương pháp dựa trên học sâu (deep-learning), ví dụ Wavenet, một mô
hình tạo sinh tạo ra sóng âm thô dựa trên các dữ liệu ngữ âm thật được cung cấp ở
đầu vào [79], đã được sử dụng và tiếp tục phát triển bởi các công ty công nghệ lớn
trên thế giới. Tuy thế, phương pháp cũ hơn là tổng hợp lời nói dựa trên các thông số
(parametric synthesis) vẫn đang được hoàn thiện và có giá trị ứng dụng ở nhiều lĩnh
vực khác nhau. Với phương pháp này, các thông số tần số, thanh tính, tiếng ồn… cần
được cung cấp ở đầu vào để tạo ra dạng sóng âm tổng hợp. Theo ý nghĩa đó, việc sử
dụng các thông số VOT, các thông số liên quan tới cơ chế luồng hơi (biên độ, diễn
tiến sóng âm, diễn tiến cường độ, v.v.) là cần thiết nếu muốn hoàn thiện sản phẩm cụ
thể cho tiếng Việt, bởi như đã thấy các phụ âm [ɓ ɗ t t h k ɣ] của tiếng Việt có những
khác biệt căn bản so với tiếng Anh và các ngôn ngữ khác—những ngôn ngữ có sự
phát triển tổng hợp lời nói sớm hơn.
4.4. Trị liệu ngôn ngữ
Trong việc chẩn đoán, điều trị các tật liên quan đến ngôn ngữ, cũng như đánh giá
hiệu quả sau can thiệp thì dữ liệu thực nghiệm về phát âm của người được điều trị là
một yếu tố không thể vắng bóng bên cạnh thụ cảm chủ quan của người thực hiện
đánh giá, điều trị. Tuỳ thuộc vào từng loại tật ngôn ngữ mà các đơn vị ngôn ngữ, các
thông số đo khác nhau được thực hiện để phục vụ cho việc định lượng. VOT tuy là
một phần rất nhỏ trong hệ thống ngữ âm nhưng cũng có thể được sử dụng như một
thông số khách quan góp phần định lượng thực chứng.
4.4.1. Chứng mất ngôn
Chứng mất ngôn (aphasia) là một dạng suy giảm khả năng ngôn ngữ, gây ra bởi
các tổn thương não bộ, đặc biệt là các vùng được cho là liên quan đến khả năng ngôn
ngữ. Dựa trên ba tiêu chí gồm độ lưu loát, khả năng thông hiểu và khả năng lặp lại
mà chứng mất ngôn được chia thành nhiều dạng khác nhau, ví dụ chứng mất ngôn
26 | Ngôn ngữ số 7 năm 2021

toàn thể, chứng mất ngôn Broca (nhóm không lưu loát), chứng mất ngôn Wernicke,
chứng mất ngôn truyền dẫn (nhóm lưu loát).
Bệnh nhân của các chứng mất ngôn trong tạo sản lời nói có thể có những rối
loạn thay thế âm vị (liên quan đến thiếu hụt khả năng lên kế hoạch phân biệt âm vị),
hoặc rối loạn phát âm âm tố (liên quan đến thiếu hụt khả năng lên kế hoạch vận
động). VOT được xem như một chỉ dấu để định lượng sự khác biệt giữa hai loại rối
loạn này, bởi rối loạn thứ nhất sẽ được thể hiện ở sự phân bố chồng lấn của VOT ở
các âm vị đối lập (VOT âm hoặc nhỏ (âm hữu thanh) với VOT dương hoặc dương
lớn (âm vô thanh không bật hơi hoặc bật hơi)), còn rối loạn thứ hai thể hiện ở phân
bố VOT phần nào vẫn giữ được khoảng cách giữa hai nhóm.
Kết quả nghiên cứu của Blumstein et al. [27] cho thấy người bệnh của nhóm mất
ngôn Broca có phân bố VOT chồng lấn giữa hai nhóm phụ âm vô thanh - hữu thanh
lớn hơn so với nhóm mất ngôn Wernicke và mất ngôn truyền dẫn. Đây là một kết quả
không đáng ngạc nhiên khi nhóm đầu được định danh là “không lưu loát” do các tổn
thương dẫn đến sự thiếu hụt trong việc lên kế hoạch phân biệt các âm vị ([23], [26],
[42], [43]), trong khi hai nhóm sau thuộc “mất ngôn lưu loát”, các tổn thương dẫn
đến sự sai lạc—nhưng không quá nghiêm trọng—trong phối hợp các vận động cấu
âm: người có chứng bệnh vẫn phát âm phân biệt tương đối rõ hai dãy phụ âm ([54],
[89]). Tuy nhiên, tham khảo thêm Wambaugh et al. [101] vì sự phân biệt giữa hai
loại rối loạn có thể tinh tế hơn, ngay ở mức độ từng bệnh nhân.
Áp dụng cụ thể vào trường hợp tiếng Việt, nếu bệnh nhân mất ngôn người Việt
phát âm không phân biệt [t] và [th] thì đó là rối loạn phát âm âm vị, do đó tổn thương
ngôn ngữ liên quan đến khả năng lên kế hoạch phân biệt âm vị; trong khi nếu bệnh
nhân phát âm có sự chồng lấn VOT giữa hai âm nhiều hơn so với người không có
chứng bệnh nhưng vẫn phân biệt được hai âm đó thì tổn thương ngôn ngữ của người
bệnh liên quan nhiều hơn đến khả năng lên kế hoạch phối hợp vận động của các cơ
quan cấu âm (thanh quản và các cơ quan cấu âm phía trên thanh quản). Thông tin
VOT do đó có thể được sử dụng như một trong số các tiêu chí để xác định, phân loại
đúng các dạng của chứng mất ngôn.
4.4.2. Chứng mất phối hợp động tác lời nói
Chứng mất phối hợp động tác lời nói (apraxia of speech, verbal speech,
dyspraxia), hay còn gọi mất điều khiển lời nói thụ đắc (acquired/childhood apraxia of
speech) có nguồn gốc do rối loạn thần kinh não bộ ảnh hưởng đến các đường truyền
dẫn tín hiệu trong việc lên kế hoạch, chương trình cho các chuỗi vận động cần thiết
để tạo ra lời nói. Những người có chứng bệnh này thường nói rất khó khăn, tốc độ nói
chậm, có những rối loạn thay thế hay chêm chèn các âm vị, kéo dài các âm đoạn,
không điều khiển được các mô hình trọng âm, nhịp điệu hay thanh điệu ([22], [36],
[73]).
Các nghiên cứu tia X và ống soi cho thấy bệnh nhân mang chứng mất phối hợp
động tác lời nói có khiếm khuyết trong việc lên chương trình tổ chức phối hợp các
vận động cấu âm cần thiết để tạo ra lời nói mong muốn, chứ không phải khiếm
Cơ chế luồng hơi… 27

khuyết trong việc lựa chọn đúng âm vị (biết mình muốn nói gì nhưng khi nói ra bị
mắc lỗi cấu âm) ([53], [55]). Do đó các kết quả về phân bố VOT chồng lấn giữa các
âm vô thanh và hữu thanh trong nghiên cứu của Itoh et al. [54] là một bằng chứng
thực nghiệm khác củng cố cho kết luận này, bởi VOT chính là hệ quả của việc chủ
động điều phối sự kết hợp vận động về mặt thời gian giữa thanh quản và các cơ quan
cấu âm phía trên thanh quản, sự điều phối này bị nhiễu loạn trong phát âm của người
có chứng mất phối hợp động tác lời nói. Kết quả này thống nhất với các nghiên cứu
trước đó ([41], [47]). Về sự biến động của thông số VOT ở nhóm bệnh nhân mất phối
hợp vận động lời nói, tham khảo thêm ([100], [101]).
4.4.3. Chứng loạn vận ngôn
Chứng loạn vận ngôn (dysathria) là tên gọi chung cho một nhóm các rối loạn lời
nói gây ra bởi sự nhiễu loạn trong việc điều khiển các cơ tham gia cấu âm do các tổn
thương ở hệ thần kinh trung ương hoặc ngoại biên [31]. Những người mắc chứng này
rất khó kiểm soát sự vận động của các cơ như thanh quản, cơ lưỡi, cơ miệng và do đó
dẫn tới hậu quả là các âm được tạo ra bị ảnh hưởng, khó nghe, khó hiểu: nói lắp bắp,
ấp úng, nói quá to hoặc quá nhỏ, nói quá nhanh hoặc quá chậm, lẫn lộn các âm mũi –
không mũi, v.v..
Morris [74] có lẽ là tác giả sớm nhất nghiên cứu trực tiếp VOT trong phát âm
của các nhóm bệnh nhân mắc chứng loạn vận ngôn. Bốn nhóm gồm những người
mắc chứng loạn vận ngôn co cứng (spastic), loạn vận ngôn mềm nhão (flaccid), loạn
vận ngôn không ổn định (ataxic), và loạn vận ngôn hạ động học (hypokinetic) đều thể
hiện lỗi ngữ âm, tức chồng lấn phần nào đó giá trị VOT giữa hai dãy âm vô thanh và
hữu thanh nhưng không nhập một hoặc lẫn lộn hai dãy âm này. Hai nhóm loạn vận
ngôn mềm nhão và không ổn định thể hiện giá trị VOT nhiều biến động hơn so với
hai nhóm còn lại. Caruso & Burton [29] báo cáo rằng nhóm bệnh nhân loạn vận ngôn
do teo cơ xơ cứng cột bên (amyotrophic lateral sclerosis) phát âm với trường độ
nguyên âm và thời gian giữ của phụ âm dài hơn so với nhóm chứng. Mặc dù không
có sự khác biệt về giá trị trung bình VOT giữa hai nhóm, VOT của nhóm bệnh nhân
vẫn có biến động nhiều hơn (độ lệch chuẩn lớn hơn) so với nhóm chứng, tương ứng
phần nào đó với kết quả nghiên cứu của Morris [74]. Nghiên cứu của Farmer [37] thì
cho thấy các bệnh nhân bại não đều phát âm VOT dài hơn so với phân bố VOT thông
thường, một chỉ dấu của khó khăn trong vận động các cơ quan cấu âm cần thiết.
Như vậy, có thể nhận thấy rằng VOT mặc dù là một yếu tố nhỏ trong hệ thống
ngữ âm nhưng được sử dụng như một đại lượng định lượng hữu ích trong việc đánh
giá, phân loại các bệnh liên quan tới rối loạn lời nói, do nó có thể quy chiếu đến hoạt
động lên kế hoạch, chương trình phát âm hay sự hiện thực hoá việc điều phối vận
động giữa các cơ quan cấu âm. Các nghiên cứu như vừa điểm qua tập trung chủ yếu ở
bệnh nhân L1 tiếng Anh, và cũng không có nghiên cứu nào đề cập đến tạo sản VOT
trong các âm hút vào như ở tiếng Việt, vì thế việc áp dụng, mở rộng nghiên cứu vào
Việt Nam vẫn còn để ngỏ rất nhiều khả năng.
28 | Ngôn ngữ số 7 năm 2021

4.5. Giám định giọng nói


Mỗi cá nhân đều có một cấu trúc sinh lí độc nhất, do đó giọng nói cũng có
những đặc trưng riêng biệt, bên cạnh những đặc tính chia sẻ với nhóm xã hội, nhóm
cộng đồng ngôn ngữ. Vân âm (voiceprint, với nghĩa tương tự như vân tay) được sử
dụng trong việc mỗi cá nhân lưu trữ, nhận diện hình ảnh ngôn ngữ của nhau trong
giao tiếp, và cũng là một công cụ để nhận dạng người nói (speaker identification/
recognition) mà điều tra hình pháp sử dụng ngày càng phổ biến và hiệu quả. Ngữ âm
hình pháp do đó hình thành và phát triển như một yếu tố, và là yếu tố quan trọng, của
Ngôn ngữ học hình pháp.
Trong so sánh giọng hình pháp (forensic voice comparision), một số thông số
ngữ âm được sử dụng để cung cấp đầu vào cho các mô hình đánh giá bao gồm: cao
độ trung bình và biến động cao độ, formant nguyên âm, chất giọng (voice quality—
thở, kẹt…), nhịp điệu, khoảng dừng lấp đầy; bên cạnh đó là các yếu tố khác như
phương ngôn, hơi thở, độ chuẩn cấu âm, các tật lời nói (tham khảo một trình bày tổng
quan của Jessen [56]). Trong số đó, cao độ và formant (đặc tính chủ yếu của nguyên
âm) là hai thông số trọng tâm, được sử dụng trước nhất trong các điều tra trường hợp
(Tham khảo một số giáo trình ([49], [84]), một nghiên cứu trường hợp điển hình của
Rose [85]). Các thông số ngữ âm, âm học của phụ âm chưa được vận dụng nhiều
trong điều tra ngữ âm hình pháp, nhưng hiện đang có sự thay đổi trong thực hành, bởi
với các mô hình nhận diện giọng nói tự động, càng nhiều thông số có ý nghĩa sẽ càng
làm tăng sức mạnh so sánh và dự đoán. VOT do đó cũng đã và đang được hội nhập
vào trong thực tế hoạt động.
Giá trị và phân bố của VOT, như trong các mục trên đã trình bày, phụ thuộc vào
loại hình ngôn ngữ, đặc trưng ngôn ngữ cụ thể, và các nhân tố bệnh lí. Ngoài ra
chúng còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như giới tính ([86], [94], [104]) (nhưng
cũng xem kết quả của các nghiên cứu khác như [70], [75]), độ tuổi ([28], [77], [95]),
tốc độ lời nói ([21], [57], [81], [96], [98]). Tuy nhiên, khi phân tích sâu hơn giá trị và
phân bố VOT giữa các cá nhân cụ thể, Allen [21] cho thấy nếu tốc độ lời nói được
kiểm soát thì dữ liệu VOT của các cá nhân thể hiện khác biệt trong phân bố. Hình 6
là ví dụ trích từ bài báo thể hiện sự phân bố riêng biệt của hai cá nhân đối với VOT ở
từ “pace”.
Cơ chế luồng hơi… 29

Hình 6. Phân bố trường độ âm tiết (trái) và VOT (phải) của hai cá nhân khi phát âm từ “pace”
[21, tr. 548]

Sự khác biệt cá nhân về VOT này được sử dụng kết hợp với các thông số âm học
ngữ âm khác để rút ra các kết luận giám định giọng nói phục vụ điều tra cụ thể, như
trong trường hợp Morrison, Lindh, & Curran [76].
Cũng giống như trường hợp của ứng dụng trị liệu ngôn ngữ, việc áp dụng VOT
(và cơ chế luồng hơi) vào thực tế nhận dạng giọng nói phục vụ điều tra cũng mở ngỏ
nhiều khả năng, và cả những đòi hỏi nghiên cứu hệ thống cụ thể đối với tiếng Việt.
5. Kết luận
Cơ chế luồng hơi và thời gian khởi thanh là hai trong số những thuật ngữ ngữ
âm học quan trọng để hiểu đúng và hiểu sâu hơn không những tiếng Việt và các ngôn
ngữ riêng lẻ khác mà quan trọng hơn là hệ thống ngữ âm phổ quát của ngôn ngữ loài
người. Chúng cũng có những ứng dụng thực tiễn trong nhiều khía cạnh của đời sống,
từ nghiên cứu khoa học, đến dạy - học ngôn ngữ, phát triển công nghệ thông tin, hỗ
trợ lĩnh vực trị liệu ngôn ngữ, điều tra hình pháp, v.v.. Ngữ âm học, do đó, là một
khoa học nối kết các ngành khoa học xã hội - nhân văn và các ngành khoa học tự
nhiên, với mục tiêu trên hết là thấu hiểu bản chất của thế giới, của tồn tại, và nâng
cao chất lượng đời sống con người.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
30 | Ngôn ngữ số 7 năm 2021

Tiếng Việt
1. Nguyễn Tài Cẩn, Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1995.
2. Hoàng Thị Châu, Phương ngữ học tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2004.
3. Lê Ngọc Diệp, Lỗi phát âm tiếng Việt của người Mỹ (trên cứ liệu phân tích thực nghiệm), Luận
án tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh, 2019.
4. Cao Xuân Hạo, Hoàng Dũng, Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học đối chiếu Anh Việt-Việt Anh, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005.
5. Haudricourt A. G., Hai chữ B, trong cuốn từ điển của A-lếch-xan đơ Rốt, Ngôn ngữ, 4:37-8,
1974.
6. Jacques R. Những người Bồ Đào Nha tiên phong trong lĩnh vực Việt ngữ học, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội, 2007.
7. Nguyễn Văn Lợi, Đặc điểm ngữ âm–âm vị học của phụ âm tắc hữu thanh thở trong các ngôn
ngữ ở Việt Nam và Đông Nam Á, Những vấn đề ngôn ngữ học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,
2004.
8. Lê Kinh Quốc, Phát âm tiếng Anh của sinh viên Miền Tây Nam Bộ (Nghiên cứu ngữ âm thực
nghiệm),
Luận án tiến sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh, 2018.
9. Nguyễn Văn Tài, Ngữ âm tiếng Mường qua các phương ngôn, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội,
2005.
10. Tạ Thành Tấn, Hệ thống phụ âm đầu thổ ngữ Phục Lễ (Thủy Nguyên - Hải Phòng), Từ điển học
& Bách khoa thư, số 5, tr.185-92, 2014.
11. Tạ Thành Tấn, Về hai chữ D trong từ điển của Alexandre de Rhodes, Trong Kỉ yếu Hội thảo
Dinh trấn Thanh Chiêm và chữ Quốc ngữ, Quảng Nam, tr.857-868, 2016.
12. Tạ Thành Tấn, Về một phụ âm cổ trong tiếng Quảng Bình, Trong Kỉ yếu Hội thảo Giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt và giáo dục ngôn ngữ trong nhà trường, Quảng Bình, 2016.
13. Đoàn Thiện Thuật, Ngữ âm tiếng Việt, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1977.
14. Đinh Lê Thư, Nguyễn Văn Huệ, Cơ cấu ngữ âm tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998.
15. Võ Xuân Trang, Phương ngữ Bình Trị Thiên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997.

Tiếng Anh
16. International Phonetic Association, IPA Chart, 2018, Available
from: http://www.internationalphoneticassociation.org/content/ipa-chart.13.08.2020.
17. UCLA Department of Linguistics, The UCLA Phonetics Lab Archive, 2007, Available from:
http://archive.phonetics.ucla.edu.13.08.2020.
18. Abramson A. S., Whalen D. H., Voice Onset Time (VOT) at 50: Theoretical and practical issues
in measuring voicing distinctions, Journal of Phonetics, 63:75-86, 2017.
19. Ahn S., The role of tongue position in laryngeal contrasts: An ultrasound study of English and
Brazilian Portuguese, Journal of Phonetics, 71:451-67, 2018.
20. Ahn S. The Role of Tongue Position in Voicing Contrasts in Cross-Linguistic Contexts [Ph.D.],
New York University, 2018.
21. Allen J. S., Miller J. L., DeSteno D., Individual talker differences in voice-onset-time, The
Journal of the Acoustical Society of America, 113(1):544-52, 2003.
Cơ chế luồng hơi… 31

22. Ballard K. J., Tourville J. A., Robin D. A., Behavioral, computational, and neuroimaging studies
of acquired apraxia of speech, Frontiers in Human Neuroscience, 8:892, 2014.
23. Baum S. R., Ryan L., Rate of speech effects in aphasia: voice onset time, Brain and Language,
44(4):431-45, 1993.
24. Beckman J., Jessen M., Ringen C., Empirical evidence for laryngeal features: aspirating vs. true
voice languages, Journal of Linguistics, 49(2):259, 2013.
25. Benguerel A. P., Hirose H., Sawashima M., Ushijima T., Laryngeal Control in French Stop
Production: a Fiberscopic, Acoustic and Electromyographic Study, Folia Phoniatrica et
Logopaedica, 30(3):175-98, 1978.
26. Blumstein S. E., Baker E., Goodglass H., Phonological factors in auditory comprehension in
aphasia, Neuropsychologia, 15(1):19-30, 1977.
27. Blumstein S. E., Cooper W. E., Goodglass H., Statlender S., Gottlieb J., Production deficits in
aphasia: A voice-onset time analysis, Brain and Language, 9(2):153-70, 1980.
28. Bóna J., Voice onset time and speakers’ age: Data from Hungarian, Clinical Linguistics &
Phonetics, 28(5):366-72, 2014.
29. Caruso A. J., Burton E. K., Temporal acoustic measures of dysarthria associated with
amyotrophic lateral sclerosis, Journal of Speech, Language, and Hearing Research, 30(1):80-7,
1987.
30. Chasaide A. N., Gobl C., Contextual Variation of the Vowel Voice Source as a Function of
Adjacent Consonants, Language and Speech, 36(2-3):303-30, 1993.
31. Darley F. L., Aronson A. E., Brown J. R., Differential diagnostic patterns of dysarthria, Journal
of Speech and Hearing Research, 12(2):246-69, 1969.
32. Davidson L., Variability in the implementation of voicing in American English obstruents,
Journal of Phonetics, 54:35-50, 2016.
33. Demolin D., The phonetics and phonology of glottalized consonants in Lendu, Phonology and
Phonetic Evidence, Papers in Laboratory Phonology IV, ed. by Bruce Connell and Amalia
Arvanti, 368-385, Cambridge University Press, Cambridge, 1995.
34. Demolin D., Vuillermet M., editors, Voiceless implosives: a comparison between American and
African languages, presentation, Rara Conference, Leipzig, 2006.
35. DiCanio C. T., The phonetics of register in Takhian Thong Chong, Journal of the International
Phonetic Association, 39(2):162-88, 2009.
36. Duffy J. R., Motor Speech Disorders E-Book: Substrates, Differential Diagnosis, and
Management, Elsevier Health Sciences, 2019.
37. Farmer A., Voice onset time production in cerebral palsied speakers, Folia Phoniatrica et
Logopaedica, 32(4):267-73, 1980.
38. Faytak M., JeremySteffman, Tankou R., True voiced aspirates in Yemba, LabPhon17,
Vancouver (online conference) 2020.
39. Ferlus M., Formation des registres et mutations consonantiques dans les langues Mon-Khmer,
Mon-Khmer Studies, VIII:1-76, 1979.
40. Ferlus M., Les Systèmes De Tons Dans Les Langues Viet-Muong, 15(1):1-27, 1998.
41. Freeman F. J., Sands E. S., Harris K. S., Temporal coordination of phonation and articulation in
a case of verbal apraxia: A voice onset time study, Brain and Language, 6(1):106-11, 1978.
42. Gandour J., Dardarananda R., Voice onset time in aphasia: Thai II. Production, Brain and
Language, 23(2):177-205, 1984.
32 | Ngôn ngữ số 7 năm 2021

43. Gandour J., Ponglorpisit S., Khunadorn F., Dechongkit S., Boongird P., Boonklam R., Stop
voicing in Thai after unilateral brain damage, Aphasiology, 6(6):535-47, 1992.
44. Gobl C., Chasaide A. N., The effects of adjacent voiced/voice-less consonants on the vowel voice
source: A cross language study, STL-QPSR (Speech Transmission Laboratory, Royal Institute of
Technology, Stockholm), 2-3:23-59, 1988.
45. Gregerson K., A study of Middle Vietnamese phonology, Société des Etudes Indochinoises, 1969.
46. Gregerson K. J., Tongue-Root and Register in Mon-Khmer, Oceanic Linguistics Special
Publications, (13):323-69, 1976.
47. Hardcastle W., Morgan Barry R., Clark C., Articulatory and voicing characteristics of adult
dysarthric and verbal dyspraxic speakers: An instrumental study, British Journal of Disorders of
Communication, 20(3):249-70, 1985.
48. Haudricourt A.-G., De l’origine des tons en vietnamien, Journal Asiatique, 242:69-82, 1954.
49. Hollien H., The acoustics of crime: The new science of forensic phonetics, Springer Science &
Business Media, 2013.
50. Hombert J.-M., Ohala J. J., Ewan W. G., Phonetic Explanations for the Development of Tones,
Language, 55(1):37-58, 1979.
51. House A. S., Fairbanks G., The Influence of Consonant Environment upon the Secondary
Acoustical Characteristics of Vowels, The Journal of the Acoustical Society of America,
25(1):105-13, 1953.
52. Hyman L. M., Enlarging the Scope of Phonologization, In: Yu ACL, editor, Origins of sound
change approaches to phonologization, Oxford University Press, Oxford, 2013. p. 3-28.
53. Itoh M., Sasanuma S., Hirose H., Yoshioka H., Ushijima T., Abnormal articulatory dynamics in
a patient with apraxia of speech: X-ray microbeam observation, Brain and Language, 11(1):66-
75, 1980.
54. Itoh M., Sasanuma S., Tatsumi I. F., Murakami S., Fukusako Y., Suzuki T., Voice onset time
characteristics in apraxia of speech, Brain and Language, 17(2):193-210, 1982.
55. Itoh M., Sasanuma S., Ushijima T., Velar movements during speech in a patient with apraxia of
speech, Brain and Language, 7(2):227-39, 1979.
56. Jessen M., Forensic voice comparison, Handbook of Communication in the Legal Sphere,
14:219, 2018.
57. Kessinger R. H., Blumstein S. E., Effects of speaking rate on voice-onset time in Thai, French,
and English, Journal of Phonetics, 25(2):143-68, 1997.
58. Kingston J., Diehl R. L., Kirk C. J., Castleman W. A., On the internal perceptual structure of
distinctive features: The [voice] contrast, Journal of Phonetics, 36(1):28-54, 2008.
59. Kirby J., Onset pitch perturbations and the cross-linguistic implementation of voicing: Evidence
from tonal and non-tonal languages, Journal of Phonetics, 71:326-54, 2018.
60. Kirby J., Ladd D. R., Stop voicing and f0 perturbations: evidence from French and Italian, In:
2015 TSCfI, editor. The 18th international congress of phonetic sciences, International Phonetic
Association, London, 2015.
61. Kirby J., Ladd D. R., Effects of obstruent voicing on vowel F0: Evidence from "true voicing"
languages, The Journal of the Acoustical Society of America, 140(4):2400, 2016.
62. Ladefoged P., The stops of Owerri Igbo, Studies in African Linguistics Los Angeles, Cal, 7:147-
63, 1976.
63. Ladefoged P., Johnson K., A course in phonetics, Nelson Education, 2014.
Cơ chế luồng hơi… 33

64. Ladefoged P., Maddieson I., The sounds of the world's languages, Blackwell, 1996.
65. Lehiste I., Peterson G. E., Some Basic Considerations in the Analysis of Intonation, The Journal
of the Acoustical Society of America, 33(4):419-25, 1961.
66. Lindau M., Phonetic differences in glottalic consonants, Journal of Phonetics, 12(2):147-55,
1984.
67. Lindsey G., Hayward K., Haruna A., Hausa glottalic consonants: a laryngographic study,
Bulletin of the School of Oriental and African Studies, University of London, p.511-27, 1992.
68. Lisker L., Abramson A. S., A Cross-Language Study of Voicing in Initial Stops: Acoustical
Measurements, Word, 20(3):384-422, 1964.
69. Löfqvist A., McGowan R. S., Influence of consonantal environment on voice source
aerodynamics, Journal of Phonetics, 20(1):93-110, 1992.
70. Lundeborg I., Larsson M., Wiman S., Mcallister A. M., Voice onset time in Swedish children
and adults, Logopedics Phoniatrics Vocology, 37(3):117-22, 2012.
71. Mazaudon M., Tibeto-Burman tonogenetics, Department of Linguistics, University of California,
1976.
72. Mc Laughlin F., Voiceless implosives in Seereer-Siin, Journal of the International Phonetic
Association, 201-14, 2005.
73. McNeil M. R., Pratt S. R., Fossett T. R., The differential diagnosis of apraxia of speech, Speech
motor control in normal and disordered speech, 389-413, 2004.
74. Morris R. J., VOT and dysarthria: A descriptive study, Journal of Communication Disorders,
22(1):23-33, 1989.
75. Morris R. J., McCrea C. R., Herring K. D., Voice onset time differences between adult males and
females: Isolated syllables, Journal of Phonetics, 36(2):308-17, 2008.
76. Morrison G. S., Lindh J., Curran J. M., Likelihood ratio calculation for a disputed-utterance
analysis with limited available data, Speech Communication, 58:81-90, 2014.
77. Neiman G. S., Klich R. J., Shuey E. M., Voice onset time in young and 70-year-old women,
Journal of Speech, Language, and Hearing Research, 26(1):118-23, 1983.
78. Ohala J. J., A model of speech aerodynamics, Berkeley, 1976.
79. Oord A. v. d., Dieleman S., Zen H., Simonyan K., Vinyals O., Graves A., et al., Wavenet: A
generative model for raw audio, arXiv preprint arXiv:160903499, 2016.
80. Peterson G. E., Lehiste I., Duration of Syllable Nuclei in English, Journal of the Acoustical
Society of America, 32(6):693-703, 1960.
81. Pind J., Speaking rate, voice-onset time, and quantity: The search for higher-order invariants for
two Icelandic speech cues, Perception & Psychophysics, 57(3):291-304, 1995.
82. Raphael L. J., Preceding vowel duration as a cue to the perception of the voicing characteristic
of word-final consonants in American English, The Journal of the Acoustical Society of
America, 51(4B):1296-303, 1972.
83. Rhodes A. d., Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum, Propaganda Fide, Rome, 1651.
84. Rose P., Forensic speaker identification, cRc Press, 2002.
85. Rose P., Where the science ends and the law begins: likelihood ratio-based forensic voice
comparison in a $150 million telephone fraud, International Journal of Speech, Language & the
Law, 20(2), 2013.
86. Ryalls J., Zipprer A., Baldauff P., A preliminary investigation of the effects of gender and race
on voice onset time, Journal of Speech, Language, and Hearing Research, 40(3):642-5, 1997.
34 | Ngôn ngữ số 7 năm 2021

87. Schertz J., Khan S., Acoustic cues in production and perception of the four-way stop laryngeal
contrast in Hindi and Urdu, Journal of Phonetics, 81:100979, 2020.
88. Seyfarth S., Garellek M., Plosive voicing acoustics and voice quality in Yerevan Armenian,
Journal of Phonetics, 71:425-50, 2018.
89. Shewan C. M., Leeper H., Booth J., An analysis of voice onset time (VOT) in aphasic and
normal subjects, Apraxia of Speech, 197-220, 1984.
90. Solé M.-J. Natural and unnatural patterns of sound change?, In: The Initiation of Sound Change:
Perception, production, and social factors, John Benjamins Pub. Co., 2012. p. 123-46.
91. Solé M.-J., Articulatory adjustments in initial voiced stops in Spanish, French and English,
Journal of Phonetics, 66:217-41, 2018.
92. Stevens K. N., House A. S., Studies of Formant Transitions Using a Vocal Tract Analog, The
Journal of the Acoustical Society of America, 28(4):578-85, 1956.
93. Stevens K. N., Klatt D. H., Role of formant transitions in the voiced-voiceless distinction for
stops, The Journal of the Acoustical Society of America, 55(3):653-9, 1974.
94. Swartz B. L., Gender difference in voice onset time, Perceptual and Motor Skills, 75(3):983-92,
1992.
95. Sweeting P. M., Baken R. J., Voice onset time in a normal-aged population, Journal of Speech,
Language, and Hearing Research, 25(1):129-34, 1982.
96. Theodore R. M., Miller J. L., DeSteno D., editors, The effect of speaking rate on voice-onset-
time is talker-specific, Talk presented at the XVIth International Congress of Phonetic Sciences,
Saarbrücken, Germany, In: J Trouvain & WJ Barry (Eds), Proceedings of the XVIth
International Congress of Phonetic Sciences, 2007.
97. Vagges K., Ferrero F. E., Magno-Caldognetto E., Lavagnoli C., Some acoustic characteristics
of Italian consonants, Journal of Italian Linguistics Amsterdam, 3(1):68-85, 1978.
98. Volaitis L. E., Miller J. L., Phonetic prototypes: Influence of place of articulation and speaking
rate on the internal structure of voicing categories, The Journal of the Acoustical Society of
America, 92(2):723-35, 1992.
99. Vuillermet M., A grammar of Ese Ejja, a Takanan language of the Bolivian Amazon, Université
Lumière Lyon, 2, 2012.
100. Wambaugh J. L., Nessler C., Bennett J., Mauszycki S. C., Variability in apraxia of speech: A
perceptual and VOT analysis of stop consonants, Journal of Medical Speech-Language
Pathology, 12(4):221-8, 2004.
101. Wambaugh J. L., West J., Doyle P., A VOT analysis of apraxic/aphasic voicing errors,
Aphasiology, 11(4-5):521-32, 1997.
102. Westbury J. R., Enlargement of the supraglottal cavity and its relation to stop consonant voicing,
The Journal of the Acoustical Society of America, 73(4):1322-36, 1983.
103. Westbury J. R., Keating P. A., On the naturalness of stop consonant voicing, Journal of
Linguistics, 22(1):145-66, 1986.
104. Whiteside S. P., Henry L., Dobbin R., Sex differences in voice onset time: A developmental study
of phonetic context effects in British English, The Journal of the Acoustical Society of America,
116(2):1179-83, 2004.

You might also like