You are on page 1of 23

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG

KHOA KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ II

TỔ THÍ NGHIỆM – THỰC HÀNH

TÀI LIỆU THỰC HÀNH

ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT


(Hệ ĐH chính quy)

LƢU HÀNH NỘI BỘ - 2014


Tài liệu hướng dẫn thực hành

NỘI QUY PHÒNG THÍ NGHIỆM

Sinh viên vào phòng thí nghiệm - thực hành phải tuyệt đối chấp hành các qui
định sau :
1. Đồng phục gọn gàng, đúng tác phong công nghiệp.
2. Đeo bảng tên sinh viên.
3. Ra - vào đúng giờ qui định.
4. Không đƣợc vắng mặt quá mức qui định.
5. Chuẩn bị trƣớc phần kiến thức liên quan trƣớc mỗi buổi học.
6. Trong quá trình thực tập tại phòng thí nghiệm phải trật tự ngăn nắp,
không di chuyển sang chổ khác, giữ an toàn - vệ sinh công nghiệp …
7. Để thiết bị, dụng cụ đúng nơi qui định.
8. Chỉ sử dụng các thiết bị cho phép.
9. Tuyệt đối không tự ý đóng mở cầu dao điện khi chƣa có sự cho phép của
giáo viên hƣớng dẫn.

Điện tử công suất 1


Tài liệu hướng dẫn thực hành

Bài 1
MÔ PHỎNG LINH KIỆN ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT CƠ BẢN

1. Mục đích
Khảo sát các linh kiện công suất : DIODE, TRANSISTOR, THYRISTOR.... Trong
lĩnh vực điện tử công suất, các linh kiện này được dùng như các chuyển mạch
(switch). Vì vậy, ta chỉ khảo sát chúng trong hai chế độ đóng (dẫn) và ngắt (ngưng
dẫn), riêng với SCR và Triac ta sẽ khảo sát thêm các đặc tính cơ bản như điện thế
phân cực, dòng kích, góc mở (điều khiển pha)…
Qua bài thực hành này, sinh viên sẽ hiểu rõ hơn nguyên lý hoạt động của các linh
kiện công suất, từ đó có thể ứng dụng chúng trong thực tế.
2. Cơ sở lý thuyết.
- Để làm tốt bài thí nghiệm này, sinh viên phải tự ôn tập kiến thức nền trong các giáo
trình lý thuyết đã học. Đây là các linh kiện quen thuộc, do đó sẽ được khảo sát trong
một số mạch điện tử công suất cơ bản.
- Phần mềm PSIM của Powersim Inc.
PSIM là một phần mềm đóng gói chuyên dùng cho việc mô phỏng mạch điện tử
công suất và điều khiển mô tơ. Nó có các ưu điểm là tốc độ nhanh, giao diện thân
thiện với người dùng và có chức năng xử lý hiển thị dạng sóng của tín hiệu. Bao gồm
03 chương trình: chương trình vẽ sơ đồ mạch điện SIMCAD; chương trình mô phỏng
PSIM; chương trình xử lý và hiển thị dạng sóng SIMVIEW.
Một mạch điện được trình bày bởi PSIM gồm 04 khối : mạch công suất, mạch điều
khiển, cảm biến và các bộ điều khiển switch.
- Để mô phỏng một mạch điện hoặc một hệ thống điều khiển, ta tiến hành các bước
sau:
Khởi động PSIM (Theo sự chỉ dẫn của giảng viên): Một giao diện mô phỏng
SIMCAD xuất hiện, như hình 1:

Điện tử công suất 2


Tài liệu hướng dẫn thực hành

Hình 1. Giao diện PSIM

Trên menu, từ File ta chọn New (thực hiện mạch điện mới) hoặc Open (để mở
project cũ đã lưu dưới dạng file có phần mở rộng là “.sch”).

Các thao tác cơ bản để thực hiện một mạch điện mới:

 Chọn linh kiện, nguồn tín hiệu và các thành phần khác từ Elements trên menu hoặc
trên thanh công cụ ở phía dưới màn hình (nhấp chuột trái vào phần tử muốn chọn,
sau đó nhấp chuột vào vị trí muốn đặt phần tử đó trên cửa sổ thiết kế, có thể quay
phần tử đã chọn từ Rotate trên menu Edit hoặc nhấp chuột trái vào biểu tượng
tương ứng trên menu bar).
 Thực hiện các đường mạch nối các linh kiện và các thành phần khác : chọn Wire
trên menu Edit hoặc biểu tượng tương ứng trên menu bar, sau đó rê chuột giữa các
điểm muốn nối.
 Đặt các tham số của các linh kiện : nhấp chuột trái vào biểu tượng “mũi tên” trên
menu bar, rồi nhấp chuột trái vào thành phần muốn đặt tham số, sau đó chọn
Điện tử công suất 3
Tài liệu hướng dẫn thực hành

Attributes trên menu Edit (hoặc ấn phím tắt F4), một cửa sổ con hiện ra, cho phép
ta nhập các tham số cần thiết. Chú ý các tham số và đơn vị tính của các linh kiện.
 Dán nhãn (nếu cần): chọn Label trên menu Edit (hoặc ấn phím tắt F2).
 Chạy chương trình mô phỏng: chọn Run Simulation trên menu Simulate, hoặc ấn
phím tắt F8, hoặc nhấp chuột trên biểu tượng tương ứng trên menu bar. Ở chế độ
mặc định (Auto-Run SIMVIEW), một cửa sổ con “Data Display Selection” hiện ra
cho phép ta chọn các biến cần hiển thị đã liệt kê sẵn (theo các thiết bị và điện áp có
trong mạch điện). Nếu muốn hiển thị đồ thị của một đại lượng (biến) nào đó, ta cần
phải đặt thiết bị đo lường tướng ứng vào vị trí đó trên mạch điện.

Chú ý: Sinh viên cần tham khảo trước về PSIM trong các tài liệu.

3. Thực hành
3.1. Diode
Mô phỏng mạch chỉnh lưu điốt 1 pha ½ chu kỳ. Nguồn xoay chiều 100Vac, 50Hz.
Điện áp trên Diot khi dẫn là 2V.

Hình 2. Mạch chỉnh lƣu điốt 1 pha ½ chu kỳ

Yêu cầu:

1. Vẽ mạch và thiết lập các thông số phù hợp.


2.Vẽ dạng sóng điện áp nguồn vào và điện áp ra trên tải, dòng điện tải trong hai
trường hợp:
- Tải R-L với R = 10, L = 0,01H.
- Tải R-L với R = 10, L = 0,1H.
3. Giải thích dạng sóng điện áp ra trên tải, dòng điện tải trong hai trường hợp.

Điện tử công suất 4


Tài liệu hướng dẫn thực hành

Gợi ý thực hiện:

Bước 1: Khởi động PSIM, bằng cách vào Start -> All Programs -> PSIM 6.0 ->
chọn PSIM

Cửa sổ soạn thảo mạch nguyên lý mở ra như sau:

Bước 2: Tạo một trang soạn thảo mới bằng cách chọn File -> New

hoặc dùng con chuột nhấn vào nút ở góc trên bên trái:

Cửa sổ soạn thảo có dạng:

Điện tử công suất 5


Tài liệu hướng dẫn thực hành

Bước 3: Soạn thảo mạch:

- Lấy nguồn xoay chiều: Vào Elements -> Sources -> Voltage chọn Sine (nguồn
xoay chiều 1 pha hình sin)

Dùng chuột, đưa phần tử nguồn đến vị trí gần góc trên bên trái

Điện tử công suất 6


Tài liệu hướng dẫn thực hành

Kích đúp vào ký hiệu nguồn vừa đặt vào của sổ soạn thảo, 1 cửa sổ VSIN gán
thông số cho nguồn này mở ra, đánh thông số nguồn như hình dưới đây

Đóng cửa sổ lại.

- Lấy điot: Vào Elements -> Power -> Switches -> chọn Diode

Điện tử công suất 7


Tài liệu hướng dẫn thực hành

đặt linh kiện diot gần nguồn sin như sau

Kích đúp lên linh kiện Diot rồi gán thông số như sau:

Đóng của sổ DIODE lại.

Điện tử công suất 8


Tài liệu hướng dẫn thực hành

- Lấy tải R-L: Vào Elements -> Power -> RLC Branches -> chọn RL

kích chuột phải để xoay nhánh RL, rồi đặt gần nguồn sin và Diot như sau:

Kích đúp lên nhánh RL, gán thông số như sau:

khi chọn cờ dòng (Current Flag) bằng 1 thì chương trình sẽ lưu giá trị dòng điện
chạy qua nhánh RL, nhờ đó ta có thể dùng để xem dạng sóng dòng điện chạy qua tải RL.

Đóng cửa sổ lại.

Điện tử công suất 9


Tài liệu hướng dẫn thực hành

- Nối dây: Vào Edit -> chọn Wire

hoặc nhấn chuột trái chọn nút trên thanh công cụ Toolbar.

Dùng bút vẽ dây này để nối các phần tử như sau

- Thêm thế 0 cho dụng cụ đo điện áp: Kích chuột trái vào nút ở góc dưới bên
trái màn hình, hoặc vào Elements -> Other -> Chọn Ground

đặt nó ở vị trí như sau:

Điện tử công suất 10


Tài liệu hướng dẫn thực hành

- Thêm đồng hồ đo điện áp: kích chuột trái vào nút ở giữa dưới màn hình trên
thanh Element Toolbar, hoặc vào Elements -> Other -> Probes -> chọn Voltage Probe:

đặt đồng hồ đo ở đầu vào nguồn và đầu ra trên tải như hình sau:

đặt tên cho các đồng hồ bằng cách kích đúp lên mỗi đồng hồ rồi gán thông số như
sau

Điện tử công suất 11


Tài liệu hướng dẫn thực hành

Cuối cùng ta được

Bước 4: Lưu file chứa mạch nguyên lý vừa tạo bằng cách vào File -> Save as, đặt
tên file là uncontrolrectifier1half.

Bước 5: Mô phỏng

- Cài cặt chế độ mô phỏng: Vào Simulate -> chọn Simulation Control

Đặt bảng điều khiển mô phỏng như sau (đặt ở đâu cũng được, miễn nó nằm trong
trang soạn thảo là được)

rồi gán các thông số như sau

Điện tử công suất 12


Tài liệu hướng dẫn thực hành

Ở đây đặt thời gian mô phỏng là 0.04s tương ứng với 2 chu kỳ điện áp lưới.

Chú ý: Trong quá trình làm, nếu cần tìm hiểu kỹ hơn ý nghĩa từng thông số, chỉ
cần kích chuột trái vào chữ Help trên mỗi cửa sổ gán thông số, 1 cửa sổ trợ giúp sẽ hiện
ra giải thích ý nghĩa từng thông số.

- Chạy mô phỏng: Vào Simulate -> chọn Run Simulation, hoặc ấn F8

Điện tử công suất 13


Tài liệu hướng dẫn thực hành

hoặc dùng chuột trái chọn nút trên thanh Toolbar.

Chương trình PSIM Simulator sẽ tiến hành mô phỏng mạch, rồi tự động gọi
chương trình SIMVIEW hiển thị các dạng sóng.

Cửa sổ cho phép chọn sóng muốn hiển thị hiện ra

Trên cửa sổ này, ô trắng bên trái liệt kê những sóng có sẵn có thể hiển thị ngay, ô
trắng bên phải là những sóng sẽ được hiển thị, ô trắng nhỏ góc dưới bên trái là sóng kết
hợp các sóng có sẵn bằng cách sử dụng các phép toán học

Điện tử công suất 14


Tài liệu hướng dẫn thực hành

Kích đúp lên Vd và Vs để hiển thị sóng áp vào và ra trên cùng một đồ thị

rồi chọn OK.

chọn nút , hoặc vào Screen -> chọn Add Screen để hiển thị thêm sóng dòng
điện chạy qua tải

Điện tử công suất 15


Tài liệu hướng dẫn thực hành

3.2. Thyristor
Mô phỏng mạch chỉnh lưu có điều khiển dùng Thyristor 1 pha ½ chu kỳ. Nguồn
xoay chiều 100Vac, 50Hz. Điện áp trên Thyristor khi dẫn là 2V, góc kích α=30o.

Hình 3. Mạch chỉnh lƣu có điều khiển dùng Thyristor 1 pha ½ chu kỳ

Yêu cầu:

1. Vẽ mạch và thiết lập các thông số phù hợp.


2. Vẽ dạng sóng điện áp nguồn vào và điện áp ra trên tải, dòng điện tải trong hai
trường hợp:
- Tải R-L-E với R = 10, L = 0,01H; E = 0V.
- Tải R-L-E với R = 10, L = 0,01H; E = 50V.
3. Giải thích dạng sóng điện áp ra trên tải, dòng điện tải trong hai trường hợp.
4. Thay đổi góc kích Alpha. Vẽ lại dạng sóng tương ứng với góc kích α=60o

Điện tử công suất 16


Tài liệu hướng dẫn thực hành

Bài 2
MÔ PHỎNG MẠCH ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT BẰNG PHẦN MỀM
PSIM

1. Mục đích
Dùng phần mềm PSIM để mô phỏng các mạch điện tử công suất cơ bản. So sánh với
kết quả với lý thuyết. Từ đó củng cố được kiến thức về việc điều khiển đóng ngắt các
linh kiện công suất nói chung và các mạch điều khiển nói riêng. Đồng thời hình thành
được phương pháp và kỹ năng viết chương trình mô phỏng cũng như sử dụng các
phần mềm mô phỏng có sẵn.
2. Cơ sở lý thuyết
- Sinh viên tự ôn tập lý thuyết về các mạch điện tử công suất cơ bản : mạch chỉnh lưu
không điều khiển, có điều khiển, bộ biến đổi điện áp…
3. Thực hành
3.1. Bộ chỉnh lƣu cầu 1 pha điều khiển hoàn toàn (đối xứng)
Mô phỏng mạch chỉnh lưu cầu 1 pha điều khiển hoàn toàn có các thông số như sau:

Mạch mô phỏng :

Điện tử công suất 17


Tài liệu hướng dẫn thực hành

Hình 4. Mạch chỉnh lƣu cầu 1 pha điều khiển hoàn toàn

Yêu cầu

1. Vẽ mạch và thiết lập các thông số phù hợp.


2. Vẽ dạng sóng :
- Điện áp, dòng điện nguồn vào.
- Điện áp, dòng điện trên SCR.
- Điện áp, dòng điện chỉnh lưu.
3. Giải thích dạng sóng điện áp và dòng điện chỉnh lưu.
4. Thực hiện phân tích Fourier cho điện áp chỉnh lưu

Điện tử công suất 18


Tài liệu hướng dẫn thực hành

3.2. Bộ chỉnh lƣu tia 3 pha có điều khiển.


Mô phỏng mạch chỉnh lưu tia 3 pha điều khiển hoàn toàn có các thông số như sau

Mạch mô phỏng :

Hình 5. Mạch chỉnh lƣu tia 3 pha điều khiển hoàn toàn

Điện tử công suất 19


Tài liệu hướng dẫn thực hành

Yêu cầu

1. Vẽ mạch và thiết lập các thông số phù hợp.


2. Vẽ dạng sóng :
- Điện áp, dòng điện nguồn vào.
- Điện áp, dòng điện trên SCR.
- Điện áp, dòng điện chỉnh lưu.
3. Giải thích dạng sóng điện áp và dòng điện chỉnh lưu.
4. Thực hiện phân tích Fourier cho điện áp chỉnh lưu

5. Thực hiện phân tích Fourier cho dòng chỉnh lưu

6. Tính giá trị trung bình của điện áp chỉnh lưu khi thay đổi góc kích

7. Tính giá trị trung bình của điện áp chỉnh lưu khi thay đổi góc kích theo lý
thuyết, so sánh kết quả với câu 6.
8.Với góc kích bằng bao nhiêu thì giá trị trung bình điện áp chỉnh lưu bằng 100V ?

Điện tử công suất 20


Tài liệu hướng dẫn thực hành

3.3. Bộ điều khiển điện áp xoay chiều


Mô phỏng bộ điều khiển điện áp xoay chiều. Nguồn xoay chiều 120Vac, 60Hz,
R=20, L=200mH, góc kích α=30o.

Hình 6. Bộ điều khiển điện áp xoay chiều.

Yêu cầu

1. Vẽ mạch và thiết lập các thông số phù hợp.


2. Vẽ dạng sóng với Simulation time=50mS :
- Điện áp, dòng điện nguồn vào.
- Điện áp, dòng điện ngõ ra
3. Giải thích dạng sóng điện áp và dòng điện ngõ ra.
4. Thực hiện phân tích Fourier và AVR (Average function) điện áp và dòng điện
ngõ ra. Vẽ dạng sóng.
5. Thay đổi góc kích α=60o và 90o. Vẽ lại dạng sóng điện áp, dòng điện ngõ ra.
6. Đo công suất tải, dòng điện hiệu dụng qua tải và hệ số công suất.

Điện tử công suất 21


Tài liệu hướng dẫn thực hành

Danh mục tài liệu tham khảo

[1] Ths. Phạm Thế Duy, “Giáo trình điện tử công suất,” HV Công nghệ Bưu chính Viễn
Thông, 02-2010.
[2] Ths. Lê Xuân Thành, “Giáo Trình Điện Tử Tương Tự”, HV Công Nghệ Bưu Chính
Viễn Thông.
[3] Ths. Trần Thị Cầm, “Giáo trình cấu kiện điện tử”, HV Công nghệ Bưu chính Viễn
Thông, 2007.
[4] Ths. Hoàng Ngọc Văn, “Giáo trình Điện tử công suất,” ĐH Sư phạm Kỹ thuật
TPHCM.
[5] Ts. Nguyễn Văn Nhờ, “Giáo trình Điện tử công suất 1,” ĐH Bách khoa TPHCM.
[6] Zainal Salam, “Power electronics and drives – Version 3”, UTM.JB, 2003
[7] M. Bialko, R. Crampagne, D. Andreu, “Basic methods for microcomputer aided
analysis of electronic circuits”, Prentice Hall, 1995.
[8] http://www.mathworks.com
[9] http://www.electronicsworkbench.com/index.html
[10] http://www.powersimtech.com

Điện tử công suất 22

You might also like