You are on page 1of 470

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Châu


ThS. Nguyễn Ngọc Chánh
VLU, 09/2022 ThS. Phạm Thị Ngọc
1 Lan
ThS. Nguyễn Ngọc Tú Vân
NỘI DUNG MÔN HỌC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
CHƯƠNG 3: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA
NHTM
CHƯƠNG 4: HOẠT ĐỘNG CHO VAY
CHƯƠNG 5: CÁC HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG KHÁC
CHƯƠNG 6: HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TRONG NƯỚC
CHƯƠNG 7: HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG SỐ

2
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

I. Các vấn đề cơ bản về NHTM

II. Phân loại NHTM

III. Các hoạt động chủ yếu của NHTM

IV. Phân loại các nghiệp vụ NHTM

V. Ảnh hưởng của môi trường pháp lý đến hoạt


động của NHTM

VI. Hoạt động quản trị NHTM


3
1.1. Các vấn đề cơ bản về NHTM
ĐỊNH NGHĨA

Theo Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội khóa X thông qua ngày
12/12/2017:
➢ Ngân hàng thương mại (NHTM): là một loại hình tổ chức
tín dụng được thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng và
các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.
➢ Tổ chức tín dụng: là doanh nghiệp được thành lập theo quy
định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để
hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội
dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và
cung ứng các dịch vụ thanh toán.
4
1.1. Các vấn đề cơ bản về NHTM
ĐẶC ĐIỂM CỦA NHTM

➢ NHTM là loại hình định chế tài chính trung gian,


hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính – tiền
tệ.
➢ Hoạt động của NHTM là phụ thuộc vào lòng tin và
mức độ tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng.
➢ Hoạt động kinh doanh của NHTM được phân vào
nhóm hoạt động kinh doanh có mức độ rủi ro cao.
➢ Hoạt động kinh doanh của NHTM chịu ảnh hưởng
dây chuyền với nhau.
5
1.1. Các vấn đề cơ bản về NHTM
CHỨC NĂNG CỦA NHTM

1. Chức năng trung gian tín dụng


2. Chức năng trung gian thanh toán
3. Chức năng tạo ra bút tệ
4. Chức năng cung cấp dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế

6
1.1. Các vấn đề cơ bản về NHTM
CHỨC NĂNG CỦA NHTM
1. Chức năng trung gian tín dụng:
Cho vay gián tiếp
Huy động vốn Cấp tín dụng

Chủ thể thừa vốn Chủ thể thiếu vốn


Các tổ chức, Các tổ chức,
NHTM
cá nhân cá nhân

Cho vay trực tiếp

7
1.1. Các vấn đề cơ bản về NHTM
CHỨC NĂNG CỦA NHTM

1. Chức năng trung gian tín dụng

Trong chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương
mại đóng vai trò là một định chế tài chính trung gian đứng ra
tiếp nhận nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ nơi này để điều chuyển
đến nơi khác.

8
1.1. Các vấn đề cơ bản về NHTM
CHỨC NĂNG CỦA NHTM

2. Chức năng trung gian thanh toán:

Mua bán hàng hóa / cung ứng dịch vụ

Người trả tiền Lệnh Người thụ hưởng


(Tổ chức, NHTM (Tổ chức,
cá nhân) chi
cá nhân)

Báo nợ Báo có

9
1.1. Các vấn đề cơ bản về NHTM
CHỨC NĂNG CỦA NHTM

2. Chức năng trung gian thanh toán:

Trong chức năng trung gian thanh toán ngân hàng thương
mại giữ vai trò là một đơn vị trung gian đứng ra tổ chức thực
hiện thanh toán chi trả thay cho khách hàng của mình.

10
1.1. Các vấn đề cơ bản về NHTM
CHỨC NĂNG CỦA NHTM

3. Chức năng (khả năng) tạo bút tệ: NH1

NH2 DTBB 100 1000


Cho vay (A) 900
DTBB 90 900
NH3
Cho vay (B) 810
DTBB 81 810
Cho vay (C) 729

NH n

Lượng bút tệ đươc tạo ra


900 (A) + 810 (B) + 729 (C) + …. >>> 1000
1.1. Các vấn đề cơ bản về NHTM
CHỨC NĂNG CỦA NHTM

3. Chức năng (khả năng) tạo bút tệ:


Giáo sư P.Samuelson đã đưa ra công thức xác định lượng
tiền ghi sổ do NHTM tạo ra như sau:
n
M o *(1 - q )
Mn =
(1 - q)
Mn : Tổng khối lượng tiền ghi sổ tạo ra.
Mo : Lượng tiền gửi ban đầu.
n : Số ngân hàng tham gia vào quá trình tạo tiền.
q : Tỷ lệ cho vay tối đa.
1–q : Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
1.1. Các vấn đề cơ bản về NHTM

Ví dụ: Giả sử có 25 ngân hàng thương mại tham gia trên thị trường. Với
lượng tiền gửi ban đầu là 3.000 tỷ đồng, hãy tính lượng bút tệ được tạo
ra trên thị trường là bao nhiêu? Biết tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%.

13
1.1. Các vấn đề cơ bản về NHTM
CHỨC NĂNG CỦA NHTM

3. Chức năng (khả năng) tạo bút tệ:

Khi kết hợp chức năng trung gian tín dụng và


chức năng trung gian thanh toán, ngân hàng thương mại
có khả năng tạo ra lượng tiền ghi sổ trên tài khoản tiền
gửi thanh toán của khách hàng lớn hơn gấp nhiều lần so
với lượng tiền gửi ban đầu của khách hàng.
1.1. Các vấn đề cơ bản về NHTM
CHỨC NĂNG CỦA NHTM

4. Chức năng cung ứng dịch vụ ngân hàng

Tổ chức
NHTM Cung ứng dịch vụ Cá nhân
ngân hàng

Phí dịch vụ
1.2. PHÂN LOẠI NHTM

➢ Dựa vào hình thức sở hữu:

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CHI NGÂN
NGÂN NGÂN
NGÂN NHÁNH HÀNG
HÀNG HÀNG
HÀNG NGÂN 100%
THƯƠNG THƯƠNG
LIÊN HÀNG VỐN
MẠI NHÀ MẠI CỔ
DOANH NƯỚC NƯỚC
NƯỚC PHẦN
NGOÀI NGOÀI
1.2. PHÂN LOẠI NHTM

➢ Dựa vào hình thức sở hữu:

a. Ngân hàng thương mại nhà nước (quốc doanh):


Là ngân hàng do Nhà nước thành lập, vốn của Nhà nước,
thuộc sở hữu nhà nước, có tư cách pháp nhân theo pháp luật
VN, NHTM nhà nước hoạt động theo mô hình của một công ty
TNHH 1 thành viên.

NHTM Nhà nước là NHTM được thành lập bằng 100%


hoặc hơn 50% vốn ngân sách nhà nước.

17
1.2. PHÂN LOẠI NHTM

➢ Dựa vào hình thức sở hữu:

b. Ngân hàng thương mại cổ phần:


NHTM cổ phần là ngân hàng thương mại được thành lập và
hoạt động bằng nguồn vốn góp của các cổ đông dưới hình thức
mua cổ phần, có tư cách pháp nhân theo pháp luật VN, tổ chức
hoạt động theo mô hình công ty CP.

18
1.2. PHÂN LOẠI NHTM

➢ Dựa vào hình thức sở hữu:


c. Ngân hàng liên doanh:
Là Ngân hàng được thành lập tại VN, bằng vốn góp của
bên là Việt Nam (gồm 1 hoặc nhiều NHVN) và bên nước ngoài
(gồm 1 hoặc nhiều NHNN) trên cơ sở hợp đồng liên doanh.

NH liên doanh hoạt động theo mô hình công ty TNHH, là


pháp nhân VN, có trụ sở chính tại VN.

19
1.2. PHÂN LOẠI NHTM

➢ Dựa vào hình thức sở hữu:

d. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài:


Là đơn vị phụ thuộc của các TCTC nước ngoài (NH mẹ),
hoạt động theo giấy phép kinh doanh do NHNN VN cấp và
tuân thủ theo quy định pháp luật VN, được NH mẹ bảo đảm
bằng văn bản về việc chịu trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ
của chi nhánh tại VN.

20
1.2. PHÂN LOẠI NHTM

➢ Dựa vào hình thức sở hữu:

e. NHTM 100% vốn nước ngoài:


Là NHTM được thành lập tại VN với 100% vốn điều lệ
thuộc sở hữu nước ngoài; trong đó phải có một NH nước ngoài
sở hữu trên 50% vốn điều lệ (NH mẹ). NHTM 100% vốn nước
ngoài được thành lập dưới hình thức công ty TNHH một thành
viên hoặc từ hai thành viên trở lên, là pháp nhân VN, có trụ sở
chính tại VN.

21
1.2. PHÂN LOẠI NHTM

➢ Dựa vào chiến lược kinh doanh:

a. Ngân hàng bán buôn:


Là loại NH chỉ giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối
tượng khách hàng doanh nghiệp chứ không giao dịch với
khách hàng cá nhân.

22
1.2. PHÂN LOẠI NHTM

➢ Dựa vào chiến lược kinh doanh:

b. Ngân hàng bán lẻ:


Là loại NH giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối
tượng khách hàng cá nhân.

23
1.2. PHÂN LOẠI NHTM

➢ Dựa vào chiến lược kinh doanh:

c. Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ:


Là loại NH giao dịch và cung ứng dịch vụ cho cả khách
hàng doanh nghiệp lẫn khách hàng cá nhân.

24
1.2. PHÂN LOẠI NHTM

➢ Dựa vào tính chất hoạt động :

a. Ngân hàng chuyên doanh:


Là loại NH chỉ hoạt động chuyên môn trong một lĩnh vực
như nông nghiệp, xuất nhập khẩu, đầu tư…

25
1.2. PHÂN LOẠI NHTM

➢ Dựa vào tính chất hoạt động :

b. Ngân hàng kinh doanh tổng hợp:


Là loại NH hoạt động ở mọi lĩnh vực kinh tế và thực hiện
hầu như tất cả các nghiệp vụ mà một NH có thể được phép
thực hiện.

26
1.3. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NHTM

1. Hoạt động Huy động vốn


2. Hoạt động cấp tín dụng
3. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
4. Các hoạt động khác

27
HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN

➢ Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng (TCTD) dưới
hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi
khác.

➢ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá (GTCG) để huy
động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

➢ Vay vốn của các TCTD khác hoạt động tại VN và của TCTD nước ngoài.

➢ Vay vốn ngắn hạn của NHNN

➢ Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN
28
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

✓ Cho vay (Loan)


✓ Bảo lãnh (Guarantee)

✓ Chiết khấu GTCG (Discount)

✓ Cho thuê tài chính (Financial leasing)

✓ Bao thanh toán (Factoring)

✓ Thấu chi tài khoản TGTT (Overdraft)

29
HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ THANH TOÁN VÀ NGÂN QUỸ

✓ Cung cấp các phương tiện thanh toán


✓ Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho KH
✓ Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ
✓ Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho KH
✓ Tổ chức thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh
toán liên ngân hàng trong nước
✓ Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được NHNN
cho phép
30
CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC

❖ Góp vốn và mua cổ phần


❖ Tham gia thị trường tiền tệ
❖ Kinh doanh ngoại hối
❖ Ủy thác và nhận ủy thác
❖ Cung ứng dịch vụ bảo hiểm
❖ Tư vấn tài chính
❖ Bảo quản vật quý giá

31
1.4. PHÂN LOẠI CÁC NGHIỆP VỤ NHTM

1. DỰA VÀO BẢNG CÂN 2. DỰA VÀO ĐỐI TƯỢNG


ĐỐI TÀI SẢN KHÁCH HÀNG
➢ Nghiệp vụ nội bảng ➢ Các nghiệp vụ đối với khách
hàng doanh nghiệp
➢ Nghiệp vụ ngoại bảng
➢ Các nghiệp vụ đối với khách
hàng cá nhân

32
NGHIỆP VỤ NỘI BẢNG

1. NGHIỆP VỤ TÀI SẢN NỢ 2. NGHIỆP VỤ TÀI SẢN CÓ


Bao gồm các nghiệp vụ chủ yếu sau: Bao gồm các nghiệp vụ chủ yếu sau:
▪ Tiền gửi khách hàng (TG thanh toán, TG ▪ Cho vay đối với khách hàng
tiết kiệm)
▪ Đầu tư chứng khoán
▪ Tiền gửi các tổ chức tín dụng khác
▪ Cho vay các tổ chức tín dụng khác
▪ Tiền gửi NHNN và Kho bạc Nhà nước
▪ Vay các TCTD khác
▪ Vay NHNN
▪ Phát hành GTCG (trái phiếu, kỳ phiếu,..)
33
NGHIỆP VỤ NGOẠI BẢNG

▪ Là nghiệp vụ không được phản ánh trên bảng cân đối


tài sản của NHTM, chủ yếu là các hoạt động dịch vụ và
bảo lãnh ngân hàng.

34
Các nghiệp vụ đối với khách hàng doanh nghiệp

▪ Tiền gửi thanh toán


▪ Thanh toán không dùng tiền mặt giữa các doanh nghiệp
▪ Thanh toán quốc tế
▪ Bao thanh toán
▪ Mua bán ngoại tệ với doanh nghiệp
▪ Cho vay đối với doanh nghiệp
▪ Bảo lãnh đối với doanh nghiệp
▪ Môi giới chứng khoán
▪ Tư vấn tài chính
▪ …. 35
Các nghiệp vụ đối với khách hàng cá nhân
▪ Tiền gửi thanh toán
▪ Tiền gửi tiết kiệm
▪ Thẻ thanh toán
▪ Thanh toán qua ngân hàng
▪ Cho vay tiêu dùng
▪ Cho vay xây dựng, sửa chữa, mua bán nhà
▪ Cho vay trả góp
▪ Cho vay kinh tế hộ gia đình
▪ ….
36
1.5. ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ ĐẾN HOẠT
ĐỘNG CỦA NHTM

1. Các quy định về vốn: phải đảm bảo đủ vốn pháp định do
CP quy định
2. Các quy định về dự trữ và bảo đảm an toàn:
➢ Khả năng chi trả
➢ Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
➢ Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung
dài hạn
➢ Tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với số dư tiền gửi
3. Các quy định về cho vay: một số hạn chế đối với hoạt
động tín dung của NHTM 37
1.6. HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHTM

Quản trị NHTM là toàn bộ các nguyên tắc điều chỉnh mối
quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức của NHTM,
mối quan hệ giữa các cổ đông với những người có liên quan
đến NHTM nhằm thực hiện một cách có hiệu quả hoạt động
quản lý, điều hành ngân hàng, bảo vệ công bằng và hợp lý
quyền lợi của các chủ thể liên quan và đảm bảo tính công
khai, minh bạch trong mọi hoạt động của NHTM.

38
1.6. HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHTM

Đặc điểm:
• Hướng tới sự kết hợp và phối hợp các nguồn lực con
người và vật chất trong quá trình sản xuất, cung ứng
các dịch vụ ngân hàng
• Qúa trình cung cấp dịch vụ của ngân hàng là việc tiến
hành nhiều hoạt động khác nhau mà qua đó lợi ích của
các bên liên quan đến ngân hàng được đáp ứng.

39
1.6. HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHTM

Đặc điểm:
• Nhà quản trị ngân hàng cần nhìn nhận công việc mà họ
phải thực hiện như là quá trình tổ chức, lãnh đạo công
việc sản xuất và cung cấp thông tin.
• Quản trị ngân hàng về mặt lý thuyết là một lĩnh vực
khoa học mới mẻ.

40
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

CHƯƠNG 2
NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN

ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Châu


ThS. Nguyễn Ngọc Chánh
VLU, 09/2022 ThS. Phạm Thị Ngọc Lan
ThS. Nguyễn Ngọc Tú Vân
NỘI DUNG

I. Những vấn đề cơ bản về huy động vốn

II. Các hình thức huy động vốn chủ yếu

III. Huy động tiền gửi khách hàng

IV. Huy động vốn qua phát hành các loại GTCG
2
KHÁI NIỆM

Huy động vốn là một trong các nghiệp vụ


tạo nên nguồn vốn của NHTM, thông qua
việc NH nhận ký thác và quản lý các
khoản tiền từ KH theo nguyên tắc có
hoàn trả cả gốc và lãi đáp ứng nhu cầu
vốn trong HĐKD của NH.

3
ĐẶC ĐIỂM

▪ VHĐ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn


của NHTM, các NHTM hoạt động được chủ yếu nhờ
nguồn vốn này.
▪ VHĐ là vốn nợ của NHTM, NH chỉ được quyền sử
dụng và có trách nhiệm phải hoàn trả cho KH khi đến
hạn hoặc khi KH có yêu cầu.

4
ĐẶC ĐIỂM

▪ VHĐ là nguồn vốn không ổn định, vì KH có thể rút tiền


của họ mà không bị ràng buộc, nên NH chỉ sử dụng một
phần nguồn vốn này để cho vay, và phải duy trì một khoản
dự trữ thanh khoản để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu rút tiền của
KH
▪ VHĐ cũng mang lại rủi ro cho NHTM: nếu NH không có
chiến lược quản trị thanh khoản tốt sẽ dẫn đến tình trạng
thừa và thiếu hụt thanh khoản vượt mức giới hạn cho phép
5
VAI TRÒ

Tạo kênh chu chuyển vốn


quan trọng hàng đầu cho
nền kinh tế
Nền Góp phần kiểm soát
kinh tế lạm phát

Cung cấp hàng hóa cho


TTTC

6
VAI TRÒ

Tạo nguồn vốn chủ lực


cho kinh doanh
Ngân
hàng
Tạo ra nguồn lợi nhuận
thương
mại
Nâng cao uy tín, quảng
bá thương hiệu

7
VAI TRÒ

Gia tăng tiết kiệm


và đầu tư
Khách Kênh đầu tư vốn an toàn
và tích lũy tiền nhàn rỗi
hàng
Tiếp cận dịch vụ
thanh toán

8
NGUYÊN TẮC HUY ĐỘNG VỐN

➢ Hoàn trả: là nguyên tắc cơ bản, NHTM phải có trách nhiệm


hoàn trả cho KH khi có yêu cầu hoặc khi đáo hạn.

➢ Trả lãi: NHTM không chỉ phải hoàn trả vốn gốc mà còn phải có
trách nhiệm trả lãi cho KH, cho dù NH kinh doanh có lãi hoặc
lỗ.

➢ Bảo mật: là nguyên tắc quan trọng, là yêu cầu đòi hỏi khách
quan NHTM phải bảo mật thông tin tiền gửi của KH.
9
II. CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CHỦ YẾU

1. PHÂN LOẠI CÁC


HÌNH THỨC HUY
ĐỘNG VỐN CỦA
NHTM

2. CÁC SẢN PHẨM


HUY ĐỘNG VỐN

10
PHÂN LOẠI CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN

Huy động KH
Cá nhân
Căn cứ
theo đối
tượng
khách
hàng Huy động KH
Doanh nghiệp

11
PHÂN LOẠI CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN

Tiền gửi thanh toán

Căn cứ Tiền gửi có kỳ hạn


theo mục
đích Tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi ký quỹ

Phát hành GTCG


12
PHÂN LOẠI CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN

Huy động ngắn hạn

Căn cứ
vào
thời hạn
huy động
Huy động dài hạn

13
PHÂN LOẠI CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN

Huy động bằng


VND
Căn cứ
vào
loại tiền
huy động
Huy động bằng
ngoại tệ

14
PHÂN LOẠI CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN

Huy động thường


xuyên
Căn cứ
vào
tính
chất
Huy động không
thường xuyên

15
CÁC SẢN PHẨM HUY ĐỘNG VỐN

Tiền gửi thanh toán

CÁC SẢN Tiền gửi có kì hạn


PHẨM HUY
ĐỘNG VỐN Tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi kí quỹ


16
1. TIỀN GỬI THANH TOÁN - payment deposit

VĂN BẢN PHÁP LUẬT


Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của Ngân hàng
Nhà Nước Việt Nam hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản
thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

Thông tư 02/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của


thông tư số 23/2014/TT-NHNN có hiệu lực ngày 01/03/2019

17
1. TIỀN GỬI THANH TOÁN - payment deposit

Còn có tên gọi là tiền gửi không kỳ hạn – Non


term deposit; tiền gửi giao dịch – transaction
deposit; tiền gửi hoạt kỳ; tiền gửi dùng Séc
Tiền gửi thanh toán là hình thức tiền gửi mà khách
hàng gửi vào NHTM với mục đích để được NH
thanh toán và thu chi hộ theo yêu cầu của khách
hàng

18
1. TIỀN GỬI THANH TOÁN - payment deposit

a. Đặc tính sản phẩm:

• Khách hàng được phép rút ra bất cứ lúc nào, không


hạn chế số lần gửi tiền và số lần rút tiền. Do đó nguồn
vốn này luôn biến động.
• NHTM sử dụng nguồn vốn này để cấp tín dụng ngắn
hạn
• Do số dư tiền gửi thanh toán thường xuyên biến động,
để đảm bảo an toàn thì NHTM thực hiện dự trữ bắt
buộc với tỷ lệ cao hơn so với các loại tiền gửi khác.
19
1. TIỀN GỬI THANH TOÁN - payment deposit

a. Đặc tính sản phẩm:

• KH gửi tiền vào TK thanh toán không nhằm vào mục


đích hưởng lãi, mà vì nhu cầu giao dịch, thanh toán.
Chính vì vậy lãi suất không phải là công cụ thu hút
nguồn vốn này, mà công cụ chính là dịch vụ mà NH
cung cấp kèm theo phải là dịch vụ có nhiều tiện ích,
an toàn, nhanh chóng và chính xác.

20
1. TIỀN GỬI THANH TOÁN - payment deposit

b. Đối tượng sử dụng:


❖ Cá nhân:
- Cá nhân người Việt Nam.
- Cá nhân người nước ngoài (cư trú, không cư trú).

21
1. TIỀN GỬI THANH TOÁN - payment deposit

b. Đối tượng sử dụng:


❖ Doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp Việt Nam được thành lập và hoạt động theo quy
định của pháp luật Việt Nam.

- Doanh nghiệp nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy
định của pháp luật nước mà tổ chức đó được thành lập.

22
1. TIỀN GỬI THANH TOÁN - payment deposit

c. Cách tính lãi:

- Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn


- Cách thức trả lãi: Tiền lãi được thanh toán định kỳ vào 1
ngày cụ thể hàng tháng (thông thường là cuối tháng) và tự
động ghi có vào tài khoản tiền gửi thanh toán của khách
hàng. Tiền lãi được tính theo số dư thực tế trên tài khoản
tiền gửi của khách hàng vào thời điểm cuối ngày, bằng
phương pháp tích số
23
1. TIỀN GỬI THANH TOÁN - payment deposit

CÔNG THỨC:
𝑛

𝐼 = ෍ 𝐷𝑖 ∗ 𝑁𝑖 ∗ 𝑟
𝑖=1
Trong đó:
Di : Số dư thực tế trong TK
Ni : Số ngày duy trì số dư Di
r : Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn (tính theo ngày)
24
1. TIỀN GỬI THANH TOÁN - payment deposit

VÍ DỤ 1

Ngày Diễn giải PS nợ PS có Số dư


26/06/19 Nhập lãi tiền gửi 295.000 100.000.000
29/06/19 Nộp tiền mặt 5.000.000 105.000.000
11/07/19 Thanh toán tiền hàng 6.000.000 99.000.000
17/07/19 Nhận chuyển khoản 9.000.000 108.000.000
17/07/19 Thanh toán tiền điện 1.000.000 107.000.000
20/07/19 Nhận chuyển khoản 7.000.000 114.000.000
23/07/19 Thanh toán tiền hàng 3.000.000 111.000.000
26/07/19 Nhập lãi tiền gửi ?
25
1. TIỀN GỬI THANH TOÁN - payment deposit

Yêu cầu:
Hãy tính lãi tiền gửi tháng 07 cho khách hàng.
Biết rằng:
- Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn là 1,2%/năm.
- Ngày tính lãi của ngân hàng là ngày 25 mỗi tháng
- Số ngày quy ước của một năm là 365 ngày.

26
BÀI TẬP 1

Trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng A đang duy trì tại
ngân hàng trong tháng 1/2019 có diễn biến như sau:
Ngày Nghiệp vụ Số tiền
Số dư còn trên TK 45.654.400
5/1 Rút tiền mặt 5.600.000
10/1 Nhận lương qua TK 13.629.000
14/1 Thanh toán hóa đơn điện thoại 549.300
Thanh toán tiền điện 354.100
23/1 Chuyển khoản 18.900.000
29/1 Nhận cổ tức đầu tư từ CTCK 4.663.000

27
BÀI TẬP 1

Giả sử bạn là nhân viên giao dịch của NH, hãy:


1) Tính lãi tiền gửi tháng 1 cho tài khoản tiền gửi của KH, biết
rằng
- Lãi suất không kì hạn là 1,1%/năm
- Ngày tính lãi là ngày cuối tháng
- Số ngày quy ước một năm là 365 ngày

2) Hãy thông báo số dư đầu tháng 2 cho KH, biết rằng lãi tiền
gửi không kì hạn được nhập vốn.

28
1. TIỀN GỬI THANH TOÁN - payment deposit

d) Thủ tục mở tài khoản


➢ Điền đầy đủ các thông tin vào giấy đề nghị mở tài khoản.
➢ Xuất trình các chứng pháp lý liên quan đến người gửi tiền
➢ Ký chữ ký mẫu
➢ Ngân hàng cấp cho khách hàng số tài khoản
➢ Nộp tiền vào tài khoản

29
1. TIỀN GỬI THANH TOÁN - payment deposit

❖ Quy trình mở tài khoản

(1)
Nhân
Khách (2) Tạo GD
(3) viên
hàng mở TK
GD

Trình duyệt

Hoàn Yes
Kiểm
thành soát
GD viên

30
1. TIỀN GỬI THANH TOÁN - payment deposit

❖ Theo dõi và quản lý tài khoản


Đối với GD nộp tiền vào tài khoản thì ngân hàng sẽ hạch
toán vào bên Có tài khoản tiền gửi và báo có cho khách hàng.

31
1. TIỀN GỬI THANH TOÁN - payment deposit

❖ Theo dõi và quản lý tài khoản – Các GD gửi tiền


TKTG.KH (A) TKTM

X X

TKTG.KH (B)

Y Y

TKTTLH

Z Z 32
1. TIỀN GỬI THANH TOÁN - payment deposit

❖ Theo dõi và quản lý tài khoản

Đối với các GD rút tiền từ tài khoản thì ngân hàng sẽ hạch
toán vào bên Nợ tài khoản tiền gửi và báo nợ cho khách hàng.

33
1. TIỀN GỬI THANH TOÁN - payment deposit

đ) Thủ tục đóng tài khoản


➢ Điền đầy đủ các thông tin vào giấy đề nghị đóng tài khoản.
➢ Xuất trình các chứng pháp lý liên quan đến người gửi tiền
➢ Ký chữ ký mẫu
➢ Ngân hàng kiểm tra số dư trên tài khoản của khách hàng;
tiến hành chi trả tiền mặt hoặc nộp tiền vào tài khoản khác
theo đề nghị thanh toán của khách hàng.

34
1. TIỀN GỬI THANH TOÁN - payment deposit

❖ Quy trình đóng tài khoản

(1)
Nhân
Khách (2) Đóng
(3) viên
hàng TK GD
GD

Trình duyệt

Hoàn Yes
Kiểm
thành soát
GD viên

35
1. TIỀN GỬI THANH TOÁN - payment deposit

e) Tiện ích
✓ An toàn, chính xác, bảo mật.
✓ Đảm bảo vay vốn.
✓ Là cơ sở để được xét cấp hạn mức thấu chi.
✓ Dùng để xác nhận khả năng tài chính.
✓ Giao dịch online trực tuyến.
✓ Các dịch vụ hỗ trợ: Phone banking, Mobile banking, Internet
banking, dịch vụ 24/7 để kiểm tra thông tin tài khoản hoặc
thanh toán. 36
2. TIỀN GỬI CÓ KỲ HẠN – term deposit

VĂN BẢN PHÁP LUẬT:

❖ Thông tư 49/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi có kỳ


hạn, quy định có hiệu lực áp dụng từ ngày 5/7/2019

❖ Thông tư số 14/2017/TT-NHNN quy định về phương pháp


tính lãi trong hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng giữa tổ
chức tín dụng với khách hàng có hiệu lực từ ngày 1/1/2018

37
2. TIỀN GỬI CÓ KỲ HẠN – term deposit

Còn có tên gọi khác: tiền gửi định kỳ - forward deposit

Tiền gửi có kì hạn là hình thức huy động các khoản tiền để
dành tạm thời chưa sử dụng mà khi gửi vào khách hàng chỉ được
rút ra sau một khoản thời gian nhất định

* Lưu ý: Theo nguyên tắc KH chỉ được rút tiền khi đến hạn, tuy
nhiên trong trường hợp bình thường các NH vẫn cho KH rút
tiền trước hạn với điều kiện chỉ được hưởng lãi suất không kỳ
hạn, hoặc thấp hơn lãi suất đã thỏa thuận trong HĐ.
38
2. TIỀN GỬI CÓ KỲ HẠN – term deposit

a) Đặc tính
• KH chỉ được rút tiền sau một kỳ hạn nhất định. Mỗi lần gửi
tiền khách hàng phải ký một hợp đồng tiền gửi và thỏa thuận
cụ thể thời điểm rút tiền.
• Đây là nguồn vốn tương đối ổn định nên NH dùng để cấp tín
dụng ngắn và trung hạn
• NH trả lãi suất cao hơn tiền gửi thanh toán, do đó KH gửi
tiền nhằm mục đích hưởng lãi. Công cụ thu hút nguồn vốn
này chính là lãi suất
39
2. TIỀN GỬI CÓ KỲ HẠN – term deposit

a) Đặc tính

▪ Kỳ hạn gửi: công bố theo từng thời kỳ (1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, từ


1 tháng đến 36 tháng).

▪ Chứng từ giao dịch: giấy nộp tiền, Ủy nhiệm chi, Giấy lĩnh tiền
mặt và Giấy đề nghị chuyển khoản

40
2. TIỀN GỬI CÓ KỲ HẠN – term deposit

b) Đối tượng sử dụng


❖ Cá nhân:
- Cá nhân người Việt Nam.
- Cá nhân người nước ngoài (cư trú, không cư trú).

41
2. TIỀN GỬI CÓ KỲ HẠN – term deposit

b) Đối tượng sử dụng


❖ Doanh nghiệp:
• Doanh nghiệp Việt Nam được thành lập và hoạt động
theo quy định của pháp luật Việt Nam.
• Doanh nghiệp nước ngoài được thành lập và hoạt động
theo quy định của pháp luật nước mà doanh nghiệp đó
được thành lập.
Ghi chú: Không bao gồm ngân hàng, công ty cho thuê tài chính,
công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân.
42
2. TIỀN GỬI CÓ KỲ HẠN – term deposit

c. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

- Phương thức trả lãi: trả lãi trước, trả lãi cuối kì, trả lãi định kỳ
(hàng tháng hoặc hàng quý).
- Phương thức trả gốc: trả 1 lần khi đến hạn
- Cách tính lãi: NHTM áp dụng cách tính lãi theo số dư trong thời
gian gửi với lãi suất tiền gửi có kì hạn. Đến kì trả lãi, tiền lãi
được chuyển vào TK thanh toán của KH tại NH hoặc lãi được
nhập vào vốn gốc (tùy theo nhu cầu của KH)

43
2. TIỀN GỬI CÓ KỲ HẠN – term deposit

CÔNG THỨC

Lãi tiền gửi có kỳ hạn = Số dư TG * Thời hạn gửi * LSTG có kì hạn


Trong đó:
• Nếu trả lãi trước hoặc trả lãi sau khi đến hạn thì thời hạn gửi
là số ngày thực tế của kì hạn KH gửi tiền.
• Nếu trả lãi định kỳ hàng tháng/quý thì thời hạn gửi là số ngày
của tháng/quý đó.
* Thông tư số 14/2017/TT-NHNN quy định về phương pháp tính lãi trong
hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng giữa tổ chức tín dụng với khách
hàng có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 44
2. TIỀN GỬI CÓ KỲ HẠN – term deposit

VD 2: Công ty cổ phần vận chuyển Mai Linh ký hợp đồng tiền


gửi kỳ hạn trị giá 5 tỷ đồng, thời hạn gửi 1 tháng (từ ngày
15/03/2019 đến ngày 15/04/2019), lãi suất 7%/năm, trả lãi cuối
kỳ. Hãy tính số tiền công ty nhận được khi đáo hạn.
* Biết rằng số ngày quy ước một năm là 365 ngày

45
2. TIỀN GỬI CÓ KỲ HẠN – term deposit

Bài giải:
Từ ngày 15/3 – hết ngày 14/4: 31 ngày
Tháng 3: 31-15+1=17
Tháng 4: 14
Tiền lãi khi đến hạn:
5.000.000.000 * 31 * 7%/365 = 29.726.027 đồng
Số tiền công ty Mai Linh nhận được khi đến hạn (gốc + lãi)
5.000.000.000 + 29.726.027 = 5.029.726.027 đồng 46
2. TIỀN GỬI CÓ KỲ HẠN – term deposit

Bài tập 2:
Ngày 20/03/2019, Công ty An Phú ký hợp đồng tiền gửi tại NH ACB số tiền
2.000 triệu đồng, kỳ hạn gửi: 3 tháng, lãi suất 7%/năm (cơ sở công bố lãi
suất là 365 ngày). Hãy tính số tiền lãi KH sẽ nhận được khi đáo hạn hợp
đồng tiền gửi nếu:
a) KH lĩnh lãi cuối kỳ
b) KH lĩnh lãi định kỳ hàng tháng
c) Do KH có nhu cầu sử dụng tiền nên 1 tháng sau KH xin rút tiền trước
hạn, hãy tính số tiền KH nhận được, biết LS không kì hạn là 2,5%/năm
47
2. TIỀN GỬI CÓ KỲ HẠN – term deposit

d) Thủ tục mở TK tiền gửi có kỳ hạn


➢ Giấy đăng kí thông tin (theo mẫu NH).
➢ Giấy tờ chính:
• Người Việt Nam: CMND/Hộ chiếu.
• Người nước ngoài (cư trú, không cư trú): Thẻ thường trú
hoặc thẻ tạm trú và hộ chiếu, Thị thực nhập cảnh còn hiệu
lực.
➢ Hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn.

48
2. TIỀN GỬI CÓ KỲ HẠN – term deposit

d) Thủ tục mở TK tiền gửi có kỳ hạn


❖ Nếu chưa có thông tin tại NH
• Khách hàng phải chuẩn bị hồ sơ theo quy định để làm thủ tục
mở tài khoản.
• Sau khi mở tài khoản, khách hàng đến quầy giao dịch để làm
thủ tục gửi tiền vào tài khoản.

49
2. TIỀN GỬI CÓ KỲ HẠN – term deposit

d) Thủ tục mở TK tiền gửi có kỳ hạn


❖ Nếu đã có thông tin tại NH
• Khách hàng trực tiếp đến quầy giao dịch để làm thủ tục mở
tài khoản.
• Sau khi mở tài khoản, khách hàng đến quầy giao dịch để làm
thủ tục gửi tiền vào tài khoản.

50
2. TIỀN GỬI CÓ KỲ HẠN – term deposit

đ) Thủ tục thanh toán tiền gửi có kỳ hạn


➢ Xuất trình HĐTG có kỳ hạn cho Ngân hàng để yêu cầu
rút tiền
➢ Điền đầy đủ thông tin vào giấy rút tiền
➢ Xuất trình chứng từ pháp lý liên quan đến người rút tiền
để ngân hàng kiểm tra
➢ Khi các thông tin hợp lý, ngân hàng thanh toán tiền cho
khách hàng theo yêu cầu thanh toán của KH.

51
2. TIỀN GỬI CÓ KỲ HẠN – term deposit
f) Tiện ích
❖ An toàn, bảo mật.
❖ Có thể rút vốn trước hạn.
❖ Trước ngày đến hạn khách hàng có thể yêu cầu NH chuyển
sang kỳ hạn mới khác với kỳ hạn gửi ban đầu
❖ Đảm bảo vay vốn.
❖ Dùng để xác nhận khả năng tài chính.
❖ Giao dịch online trực tuyến.
❖ Các dịch vụ hỗ trợ: Phone banking, Internet banking để kiểm
tra thông tin tài khoản hoặc thanh toán.
52
VĂN BẢN PHÁP LUẬT:
Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi tiết
kiệm, quy định có hiệu lực áp dụng từ ngày 5/7/2019

53
a) Đặc tính
- Sổ tiết kiệm: là chứng chỉ xác nhận QSH của chủ sở hữu
TGTK hoặc đồng chủ sở hữu TGTK về khoản tiền đã
gửi tại NH.
- Sổ tiết kiệm phải có đầy đủ các thông tin sau: Tên ngân
hàng, loại tiền, số tiền, kỳ hạn, ngày gửi tiền, ngày đến
hạn thanh toán, lãi suất, phương thức trả lãi, thông tin
người sở hữu,…

54
a) Đặc tính
₋ Tài khoản tiền gửi tiết kiệm: là tài khoản đứng tên một
cá nhân hoặc người đồng sở hữu, được sử dụng để thực
hiện một số giao dịch về tiền gửi tiết kiệm.
₋ Mọi giao dịch tài khoản tiết kiệm được cung cấp theo
yêu cầu KH. Mỗi KH có một tài khoản tiền gửi tiết kiệm
nhưng có thể có nhiều sổ tiết kiệm. Mỗi lần đến gửi tiền,
NH cấp sổ tiết kiệm theo yêu cầu của KH

55
a) Đặc tính
- Loại tiền gửi: VND, USD, EUR...

- Số dư tối thiểu khi mở tài khoản: tùy theo quy định của
mỗi NH, thông thường tối thiểu 500.000 VND, 50 đơn vị
ngoại tệ.

- Lãi suất: lãi suất TGTK do NH quy định cho từng hình
thức. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm được tính theo ngày.

56
b) Đối tượng sử dụng:
❖ Cá nhân:
- Cá nhân người Việt Nam.
- Cá nhân người nước ngoài (cư trú, không cư trú)

57
b) Phân loại

TK không kì hạn
Tiền gửi TK
TK có kì hạn

58
TIẾT KIỆM KHÔNG KÌ HẠN

❖ Khái niệm: Là hình thức tiền gửi tiết kiệm mà người gửi được rút
tiền ra bất cứ lúc nào.
❖ Đặc điểm:
• KH có thể gửi thêm vào và rút tiền khỏi tài khoản tiết kiệm nhiều lần,
không hạn chế số lần gửi và rút tiền, không tất toán STK sau mỗi lần
giao dịch.
• Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.
• Khi gửi tiền, KH lập giấy nộp tiền ghi rõ các thông tin yêu cầu. NH
căn cứ vào giấy nộp tiền, sau khi nhận đủ tiền NH lập sổ TGTK không
kỳ hạn, giao sổ cho KH. Mỗi lần giao dịch KH phải mang STK, NH
không cần phải gửi giấy báo Nợ, báo Có khi số dư biến động.
59
TIẾT KIỆM KHÔNG KÌ HẠN

❖ Phương thức chi trả


▪ Vốn gốc: NH chi trả vốn gốc theo yêu cầu rút tiền từng lần của
khách hàng.
▪ Tiền lãi: NH trả lãi định kỳ mỗi tháng một lần căn cứ vào ngày mở
thẻ tiết kiệm hoặc NH trả lãi mỗi khi phát sinh giao dịch và tự động
ghi có vào tài khoản. Tiền lãi được tính theo số dư thực tế trên tài
khoản tiết kiệm.

60
TIẾT KIỆM KHÔNG KÌ HẠN

❖ Công thức tính lãi

Lãi suất TGTK


Lãi TGTK không kỳ hạn = Số dư TG * Thời hạn gửi * không kỳ hạn

61
TIẾT KIỆM KHÔNG KÌ HẠN

VD 3: Ngày 15/01/2019, khách hàng đến NHTM A gửi tiết kiệm


không kỳ hạn số tiền là 100.000.000 đồng, lãi suất tiền gửi không kỳ
hạn là 1,6%/năm. Ngày 05/02/2019 khách hàng đến rút tiền. Hãy tính
số tiền khách hàng nhận được. Biết rằng quy ước số ngày tính theo lãi
suất một năm là 365 ngày.
Thời gian gửi (15/01 – 04/02): 31 – 15 + 1 + 4 = 21 ngày
Tổng số tiền KH nhận được:
100.000.000 * ( 1 + 21 * 1,6%/365) = 100.092.054,79 đồng

62
TIẾT KIỆM KHÔNG KÌ HẠN

❖ Chứng từ giao dịch: Giấy gửi tiền tiết kiệm, Giấy rút tiền
tiết kiệm, Giấy đề nghị chuyển khoản.
❖ Sử dụng tài khoản:
+ Gửi tiền
+ Rút tiền
+ Chuyển tiền

63
TIẾT KIỆM KHÔNG KÌ HẠN

❖ Tiện ích:
▪ Có thể rút tiền bất cứ thời điểm nào, rút một phần hay
toàn bộ số tiền hay thanh toán chuyển khoán.
▪ Đảm bảo vay vốn, là cơ sở để được xét cấp HM thấu chi
▪ Dùng để xác nhận khả năng tài chính.
▪ Dễ dàng chuyển đổi hình thức tiền gửi hoặc chuyển
nhượng cho người khác
▪ Các dịch vụ hỗ trợ: Phone banking, Internet banking để
kiểm tra thông tin tài khoản hoặc thanh toán.

64
TIẾT KIỆM CÓ KÌ HẠN

❖ Khái niệm: Là hình thức tiền gửi tiết kiệm mà người gửi chỉ được rút
tiền ra sau một kỳ hạn nhất định. NH có thể huy động dưới hình thức sổ
tiết kiệm hay chứng chỉ tiền gửi.
❖ Đặc điểm:
• Huy động những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của cá nhân.
• TGTK có kỳ hạn thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn
huy động của NHTM và mang tính ổn định.

65
TIẾT KIỆM CÓ KÌ HẠN

• Căn cứ vào loại tiền: VND, ngoại tệ


• Căn cứ vào kỳ hạn: 1 tuần → 3 tuần, 1 tháng → 36 tháng
• Căn cứ vào mục đích: TGTK an sinh, giáo dục, dự thưởng, linh
hoạt, bậc thang…

66
TIẾT KIỆM CÓ KÌ HẠN

▪ Khi đến hạn, NH tự động tái tục (vốn + lãi) sang kỳ hạn mới. Trường
hợp kỳ hạn gửi ban đầu không còn áp dụng, NH sẽ tái tục kỳ hạn
ngắn hơn liền kề.
▪ Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn: tương ứng với mức gửi và kỳ hạn gửi tại
thời điểm gửi.
▪ Khi gửi tiền, khách hàng lập giấy nộp, NH căn cứ vào giấy nộp tiền,
sau khi nhận đủ tiền NH lập sổ TGTK có kỳ hạn, giao sổ cho KH.
▪ Khách hàng được phép rút ra trước thời hạn với điều kiện người gửi
chấp nhận lãi suất TG không kỳ hạn hoặc thấp hơn lãi suất TGTK
ghi trên STK.
67
TIẾT KIỆM CÓ KÌ HẠN

❖ Phương thức chi trả


▪ Vốn gốc: NH hoàn trả vốn gốc một lần khi khách hàng có nhu cầu
rút tiền.
▪ Tiền lãi:
- Trả lãi trước
- Trả lãi sau
- Trả lãi định kỳ (hàng tháng, hàng quý, 6 tháng, năm)

68
TIẾT KIỆM CÓ KÌ HẠN

CÔNG THỨC

Lãi tiền gửi TK có kỳ hạn = Số dư TG * Thời hạn gửi * LSTK


Trong đó:
• Nếu trả lãi trước hoặc trả lãi sau khi đến hạn thì thời hạn gửi
là số ngày thực tế của kì hạn KH gửi tiền.
• Nếu trả lãi định kỳ hàng tháng/quý thì thời hạn gửi là số ngày
của tháng/quý đó.

69
TIẾT KIỆM CÓ KÌ HẠN

Ví dụ: Thông tin liên quan đến khoản tiền gửi tiết kiệm của
một khách hàng tại ngân hàng như sau:
- Số tiền gửi : 50.000.000 VND.
- Lãi suất TK : 12% / năm, lĩnh lãi cuối kỳ
- Kỳ hạn : 3 tháng.
- Ngày gửi : 12/03/2014.
- Ngày đến hạn: 12/06/2014.
- Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn là 3,6%/năm.
- Số ngày quy ước của một năm là 365 ngày.
70
TIẾT KIỆM CÓ KÌ HẠN

Yêu cầu:
a) Hãy tính số tiền phải thanh toán cho khách hàng khi
khoản tiền gửi tiết kiệm đến hạn.
b) Giả sử ngày 12/05/2014, khách hàng rút tiền trước hạn.
Hãy tính số tiền phải thanh toán cho khách hàng.
c) Giả sử ngày 12/09/2014, khách hàng rút tiền. Hãy tính số
tiền phải thanh toán cho khách hàng.
d) Giả sử ngày 12/10/2014, khách hàng rút tiền trước hạn.
Hãy tính số tiền phải thanh toán cho khách hàng.
71
TIẾT KIỆM CÓ KÌ HẠN

• Chứng từ giao dịch: Giấy gửi tiền tiết kiệm, Giấy


rút tiền tiết kiệm, Giấy đề nghị chuyển khoản.
• Sử dụng tài khoản:
+ Gửi tiền
+ Rút tiền
+ Tất toán trước hạn

72
TIẾT KIỆM CÓ KÌ HẠN

Tiện ích:
▪ Có thể rút tiền trước hạn, rút một phần hay toàn bộ số tiền
hay thanh toán chuyển khoán.
▪ Đảm bảo vay vốn, là cơ sở để được xét cấp HM thấu chi
▪ Dùng để xác nhận khả năng tài chính.
▪ Dễ dàng chuyển đổi hình thức tiền gửi hoặc chuyển nhượng
cho người khác
▪ Các dịch vụ hỗ trợ: Phone banking, Internet banking để kiểm
tra thông tin tài khoản hoặc thanh toán.
73
❖ Thủ tục gửi tiết kiệm:
• Điền đầy đủ thông tin vào Giấy đề nghị gửi tiền
tiết kiệm và ký chữ ký mẫu
• Xuất trình chứng từ pháp lý có liên quan đến
người gửi tiền
• Nộp khoản tiền gửi cho ngân hàng
• Ngân hàng cấp sổ tiết kiệm cho khách hàng

74
❖ Thủ tục rút tiết kiệm:
• Xuất trình Sổ tiết kiệm cho Ngân hàng để yêu cầu rút tiền
• Điền đầy đủ thông tin vào giấy rút tiền
• Xuất trình chứng từ pháp lý liên quan đến người rút tiền
để ngân hàng kiểm tra
• Khi các thông tin hợp lý, ngân hàng thanh toán tiền cho
khách hàng và thu hồi Sổ tiết kiệm

75
❖ Thủ tục ủy quyền thẻ tiết kiệm:
▪ Ủy quyền được thực hiện tại NH phát hành STK: Chủ thẻ
tiết kiệm và người được ủy quyền mang thẻ tiết kiệm và
CMND/Hộ chiếu còn hiệu lực đến NH làm thủ tục, không
cần phải công chứng.
▪ Ủy quyền không thực hiện tại NH phát hành STK: Giấy ủy
quyền phải có xác nhận của công chứng nhà nước hoặc
chính quyền địa phương theo qui định.

76
❖ Các rủi ro đối với tiền gửi tiết kiệm:
▪ Mất sổ tiết kiệm:
• Người gửi tiền phải thông báo ngay cho ngân hàng.
• Người gửi tiền có thể tất toán sổ tiết kiệm hoặc đề
nghị ngân hàng cấp lại sổ tiết kiệm mới.
▪ Người gửi tiết kiệm chết, mất tích, mất năng lực hành vi:
Ngân hàng sẽ thanh toán vốn gốc và lãi của khoản tiền
tiết kiệm này cho người thừa kế hợp pháp

77
MỤC ĐÍCH
❖ Đảm bảo thanh toán thẻ
❖ Ký quỹ doanh nghiệp

78
❖ Đảm bảo thanh toán thẻ:
a. Đối tượng sử dụng:
Cá nhân:
- Cá nhân người Việt Nam.
- Cá nhân người nước ngoài (cư trú, không cư trú)

79
❖ Đảm bảo thanh toán thẻ:
b. Đặc tính sản phẩm:
Mục đích sử dụng: Là sản phẩm tiền gửi bằng VND
hoặc USD của cá nhân ký quỹ tại NH trong một khoảng
thời gian nhất định nhằm mục đích đảm bảo cho việc sử
dụng thẻ do NH phát hành và hưởng lãi.

80
❖ Đảm bảo thanh toán thẻ:
b. Đặc tính sản phẩm:
- Loại tiền gửi: VND, USD.
- Số tiền gửi tối thiểu ban đầu: theo quy định của
mỗi NH thông thường.

81
❖ Đảm bảo thanh toán thẻ:
d. Quy định khác:
▪ Khách hàng rút trước hạn được hưởng lãi suất không
kỳ hạn tại thời điểm rút theo số ngày gửi thực tế.
▪ Khi đến hạn, NH tự động tái tục (vốn + lãi) sang kỳ
hạn tương ứng liền kề theo lãi suất công bố tại thời
điểm tái tục.
▪ Thời gian gửi thực tế kể từ ngày gửi tiền dưới 15 ngày,
khách hàng không được hưởng lãi.
82
❖ Đảm bảo thanh toán thẻ:
e. Hồ sơ, thủ tục:
❖ Giấy đề nghị cấp thẻ, hợp đồng sử dụng thẻ (theo mẫu
NH).
❖ Giấy tờ chính:
+ Người Việt Nam: CMND/Hộ chiếu.
+ Người nước ngoài (cư trú, không cư trú): Thẻ thường
trú hoặc thẻ tạm trú và hộ chiếu, Thị thực nhập cảnh còn
hiệu lực.
83
❖ Đảm bảo thanh toán thẻ:
e. Hồ sơ, thủ tục:
❖ Nếu chưa có thông tin tại NH
• Khách hàng phải chuẩn bị hồ sơ theo quy định để
làm thủ tục mở tài khoản.
• Sau khi mở tài khoản, khách hàng đến quầy giao
dịch để làm thủ tục gửi tiền vào tài khoản.

84
❖ Đảm bảo thanh toán thẻ:
e. Hồ sơ, thủ tục:
❖ Nếu đã có thông tin tại NH
• Khách hàng trực tiếp đến quầy giao dịch để làm thủ
tục mở tài khoản.
• Sau khi mở tài khoản, khách hàng đến quầy giao
dịch để làm thủ tục gửi tiền vào tài khoản.

85
❖ Đảm bảo thanh toán thẻ:
f. Tiện ích:
• Được rút một phần khi khách hàng muốn giảm hạn
mức thẻ.
• Ngoài việc được đảm bảo để sử dụng hạn mức thẻ
khách hàng còn được hưởng lãi suất kỳ hạn 12 tháng.
• Các dịch vụ hỗ trợ: Phone banking, Internet banking để
kiểm tra thông tin tài khoản.

86
❖ Ký quỹ doanh nghiệp:

Tiền gửi ký quỹ là loại tiền gửi nhằm đảm bảo việc
thực hiện một nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đó đối
với NH/các bên liên quan hoặc hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục
bổ sung ngành nghề kinh doanh.

87
❖ Ký quỹ doanh nghiệp:
a. Đối tượng sử dụng:
⁃ Doanh nghiệp Việt Nam được thành lập và hoạt động
theo quy định của pháp luật Việt Nam.

⁃ Doanh nghiệp nước ngoài được thành lập và hoạt động


theo quy định của pháp luật nước mà tổ chức đó được
thành lập.

88
❖ Ký quỹ doanh nghiệp:
b. Đặc tính sản phẩm:
- Loại tiền: VND, USD, EUR và ngoại tệ khác.
- Số tiền gửi tối thiểu: tùy vào từng loại ký quỹ.
- Các giao dịch thực hiện qua tài khoản: Việc thực hiện
các giao dịch trên tài khoản ký quỹ thực hiện theo quy
định của từng loại nghiệp vụ cụ thể.

89
❖ Ký quỹ doanh nghiệp:
b. Đặc tính sản phẩm:
Các loại ký quỹ:
⁃ Ký quỹ mở L/C.
⁃ Ký quỹ bảo lãnh.
⁃ Ký quỹ để đảm bảo cho việc phát hành thẻ tín dụng.
⁃ Ký quỹ để được phép hoạt động được một số ngành
nghề theo quy định của pháp luật.

90
❖ Ký quỹ doanh nghiệp:
b. Đặc tính sản phẩm:
Sử dụng tài khoản:
• Một khách hàng chỉ được mở 01 tài khoản cho từng
loại hình ký quỹ.
• Việc thực hiện các giao dịch trên tài khoản ký quỹ thực
hiện theo quy định của từng loại nghiệp vụ cụ thể.

91
❖ Ký quỹ doanh nghiệp:
c. Hồ sơ, thủ tục:
❖ Khách hàng đã có tài khoản tiền gửi thanh toán
(TGTT) tại NH: Ủy nhiệm chi trích tiền từ tài khoản
TGTT không kỳ hạn sang tài khoản ký quỹ.

92
❖ Ký quỹ doanh nghiệp:
c. Hồ sơ, thủ tục:
❖ Khách hàng chưa có tài khoản TGTT tại NH
• Hồ sơ mở tài khoản bao gồm:
• Giấy đăng ký thông tin tài khoản (theo mẫu NH).
• Hồ sơ chứng minh tư cách pháp lý của tổ chức.
• Hồ sơ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của chủ
tài khoản.
• Ủy nhiệm chi trích tiền từ tài khoản TGTT không kỳ
hạn sang tài khoản ký quỹ.
93
Phát hành giấy tờ có giá là hình thức huy động
vốn không thường xuyên của ngân hàng thông qua
việc phát hành chứng nhận nợ.

94
Giấy tờ Theo qui định tại khoản 8 Điều 6
có giá Luật Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam
là gì? năm 2010 thì : “Giấy tờ có giá là
bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả
nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ
có giá với người sở hữu giấy tờ có giá
trong một thời hạn nhất định, điều
kiện trả lãi và điều kiện khác”.

95
“GIẤY TỜ CÓ GIÁ là chứng nhận của TCTD phát hành để huy động
vốn, trong đó xác nhận nghĩa vụ trả một khoản tiền trong một thời hạn
nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa TCTD
và người sở hữu”.
Là số tiền gốc được in sẵn hoặc ghi trên GTCG phát hành theo hình
Mệnh giá thức chứng chỉ hoặc ghi trên giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với
GTCG theo hình thức ghi sổ

Lãi suất Lãi suất áp dụng để tính lãi cho người giấy tờ có giá được hưởng

Thời gian từ ngày TCTD nhận nợ đến hết ngày cam kết thanh toán
Thời hạn toàn bộ khoản nợ
96
❖ Phân loại giấy tờ có giá :
➢ Căn cứ vào thời hạn:
- Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn
dưới 01 năm: kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn.
- Giấy tờ có giá dài hạn là giấy tờ có giá có thời hạn từ
01 năm trở lên: trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi, cổ
phiếu.

97
Kỳ phiếu

Là một loại GTCG do NHTM phát hành để huy động vốn


ngắn hạn, trong đó ngân hàng cam kết sẽ trả lãi được
hưởng và vốn gốc cho nhà đầu tư khi kỳ phiếu đến hạn.

98
TRÁI PHIẾU

▪ Với nhu cầu vốn dài hạn trên 5 năm, NHTM có thể phát hành trái
phiếu để huy động vốn.
▪ Trái phiếu do NHTM phát hành xem như là loại trái phiếu công ty.
▪ Là giấy chứng nhận nợ do các NHTM phát hành để huy động vốn
dài hạn, theo đó ngân hàng cam kết sẽ trả lãi và vốn gốc cho các nhà
đầu tư mua trái phiếu.

99
TRÁI PHIẾU CHUYỂN ĐỔI

▪ Trái phiếu chuyển đổi (convertible bond) là loại trái phiếu mà tổ


chức phát hành bán cho các nhà đầu tư, trong đó có thỏa thuận đến
một thời điểm nào đó sau khi phát hành các nhà đầu tư có quyền
chuyển đổi thành cổ phiếu theo một tỷ lệ chuyển đổi nào đó
(convertible rate).
▪ Loại trái phiếu này được xem như một loại chứng khoán lai
(hybrid), vừa có tính chất của chứng khoán nợ, vừa có tính chất
chứng khoán vốn.

100
CỔ PHIẾU

▪ NHTM CP là một dạng công ty cổ phần, vì vậy có thể phát


hành cổ phiếu để huy động vốn.
▪ Cổ phiếu là một khái niệm vô hình cho nên được xem như
một tờ giấy để hữu hình hóa số cổ phần mà cổ đông nắm
giữ.
▪ Có hai loại cổ phiếu: cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi

101
Hình thức phát hành:
▪ Chứng chỉ
▪ Ghi sổ

102
5. Phát hành giấy tờ có giá:
❖ Nội dung của giấy tờ có giá:
- Tên tổ chức phát hành
- Tên giấy tờ có giá
- Tên người sở hữu
- Ngày phát hành
- Ngày đến hạn
- Lãi suất phát hành

103
5. Phát hành giấy tờ có giá:
❖ Thanh toán :

✓ Vốn gốc: Ngân hàng (đơn vị phát hành) hoàn trả


vốn gốc cho người sở hữu vào thời điểm đáo hạn.
✓ Tiền lãi: Ngân hàng trả lãi cho người sở hữu theo
các hình thức sau: trả lãi sau, hoặc trả trước, hoặc trả
lãi định kỳ.

104
5. Phát hành giấy tờ có giá:
❖ Thanh toán:
▪ Trả lãi sau:
- Ngân hàng trả lãi một lần vào thời điểm đáo hạn
cùng với hoàn trả vốn gốc.
- Giá phát hành bằng mệnh giá.
Tiền lãi = MG * Thời gian tính lãi tt * LS phát hành

105
4. Phát hành giấy tờ có giá:
❖ Thanh toán lãi:

▪ Trả lãi trước:

✓ Ngân hàng trả lãi một lần vào thời điểm phát
hành bằng cách trừ vào tiền mua.
✓ Giá phát hành thấp hơn mệnh giá.
▪ Trả lãi định kỳ:

✓ Ngân hàng trả lãi thành nhiều kỳ theo thỏa


thuận.
✓ Giá phát hành bằng mệnh giá.
106
Thanh toán – Chi trả cho chứng từ có giá

❖ Vốn gốc: thanh toán vào thời điểm đáo hạn của
chứng từ
❖ Tiền lãi:
❑ Trả lãi sau: thanh toán 1 lần vào thời điểm đáo hạn
Tiền lãi = Mệnh giá * Thời hạn * Lãi suất phát hành
❑ Trả lãi trước: trả lãi vào thời điểm phát hành (bán
với giá chiết khấu)
❑ Trả lãi định kỳ: trả lãi từng kỳ hạn
Tiền lãi = Mệnh giá * Lãi suất của 1 kỳ hạn

107
Ví dụ: Cách tính lãi của kỳ phiếu VCB
▪ Mệnh giá: 50.000.000 đồng
▪ Thời hạn: 6 tháng
▪ Lãi suất: 7,8%/năm
Yêu cầu: Xác định số tiền khách hàng nhận được khi đáo hạn và giá
phát hành là bao nhiêu theo 3 phương thức thanh toán lãi?

108
Chương 3
CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Châu


ThS. Nguyễn Ngọc Chánh
ThS. Phạm Thị Ngọc Lan
ThS. Nguyễn Ngọc Tú Vân
NỘI DUNG

Khái niệm và cơ sở pháp lý về tín dụng

Một số quy định về tín dụng NH

Quy trình tín dụng

Bảo đảm tín dụng

2
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
NỘI DUNG

Khái niệm và cơ sở pháp lý về tín dụng

1. Khái niệm
2. Đặc điểm
3. Cơ sở pháp lý
4. Phân loại tín dụng

3
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
KHÁI NIỆM
Tín dụng là
gì?

T
NGÂN HÀNG KHÁCH
HÀNG

T’ = T + t

4
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
KHÁI NIỆM

“Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền


sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một
khoản thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất
định”.

5
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
KHÁI NIỆM

Theo Luật các TCTD 2010:


Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử
dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản
tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết
khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng
và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

6
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
ĐẶC ĐIỂM

❖ Thứ nhất: có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ


người sở hữu sang cho người sử dụng
❖ Thứ hai: sự chuyển nhượng này có thời hạn hay mang tính
tạm thời
❖ Thứ ba: sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí

7
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
ĐẶC ĐIỂM

❖ Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản Có


❖ Sản phẩm tín dụng đa dạng đáp ứng nhu cầu của KH
❖ Tuân thủ quy trình tín dụng

8
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
CƠ SỞ PHÁP LÝ

➢ Văn bản luật - pháp lệnh.


➢ Nghị định của chính phủ.
➢ Các văn bản do NHNN ban hành.
➢ Các quyết định, thông báo của TCTD ban hành.

9
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
CƠ SỞ PHÁP LÝ

➢ Văn bản luật - pháp lệnh:

• Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12; luật số


17/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của luật
TCTD số 47/2010/QH12
• Luật dân sự
• Luật đất đai
• ……………

10
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
CƠ SỞ PHÁP LÝ

➢ Nghị định của chính phủ:

• Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về “giao


dịch bảo đảm tiền vay”.
• Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 về sửa
đổi bổ sung một số điều của nghị định 163/2006/NĐ-
CP.
• …

11
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
CƠ SỞ PHÁP LÝ

➢ Các văn bản do NHNN ban hành:


• Thông tư 39/2016/TT-NHNN về việc cho vay của các TCTD đối với khách
hàng.
• Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban
hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001
• Quyết định 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/05/2005 Về việc sửa đổi, bổ sung
Khoản 6 Điều 1 của Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy
chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định
số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001.

12
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
CƠ SỞ PHÁP LÝ

➢ Các văn bản do NHNN ban hành:


✓ Thông tư số 36/2014/TT-NHNN về việc quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm
an toàn trong hoạt động của TCTD có hiệu lực ngày 01/02/2015
✓ Thông tư 19/2017/TT-NHNN; 16/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số
điều của thông tư 36/2014/TT-NHNN
✓ Thông tư 39/2013/TT-NHNN quy định về xác định, trích lập, quản lý và sử
dụng khoản dự phòng rủi ro có hiệu lực 1/6/2014
✓ Thông tư 37/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư
39/2013/TT-NHNN
✓ Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử
dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH
✓ Các quyết định, thông báo của TCTD ban hành.

13
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
PHÂN LOẠI TÍN DỤNG

➢ Dựa vào mục đích của tín dụng


➢ Dựa vào thời hạn tín dụng
➢ Dựa vào mức độ tín nhiệm của KH
➢ Dựa vào phương thức cho vay
➢ Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay

14
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
PHÂN LOẠI TÍN DỤNG

➢ Dựa vào mục đích của tín dụng


• Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công
thương nghiệp
• Cho vay tiêu dùng cá nhân
• Cho vay mua bán bất động sản
• Cho vay sản xuất nông nghiệp
• Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu
• …
15
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
PHÂN LOẠI TÍN DỤNG

➢ Dựa vào thời hạn tín dụng


• Cho vay ngắn hạn
• Cho vay trung hạn
• Cho vay dài hạn

16
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
PHÂN LOẠI TÍN DỤNG

➢ Dựa vào mức độ tín nhiệm của KH


• Cho vay không có bảo đảm
• Cho vay có bảo đảm

17
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
PHÂN LOẠI TÍN DỤNG

➢ Dựa vào phương thức cho vay


• Cho vay theo món
• Cho vay theo hạn mức tín dụng
• Cho vay theo hạn mức thấu chi

18
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
PHÂN LOẠI TÍN DỤNG

➢ Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay


• Cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn
• Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ (cho vay trả góp)
• Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn trả nợ cụ thể

19
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
NỘI DUNG

Khái niệm và cơ sở pháp lý về tín dụng

Một số quy định về tín dụng NH

Quy trình tín dụng

Bảo đảm tín dụng

20
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
NỘI DUNG

Một số quy định về tín dụng NH

1. Nguyên tắc cấp tín dụng


2. Điều kiện cấp tín dụng
3. Thời hạn cấp tín dụng
4. Lãi suất cấp tín dụng
5. Phí cấp tín dụng
6. Một số quy định khác trong hoạt động tín dụng
21
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
NGUYÊN TẮC CẤP TÍN DỤNG

Thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín


1 dụng và khách hàng, phù hợp với quy
định của pháp luật có liên quan.

Sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả


2 nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã
thỏa thuận với tổ chức tín dụng.

22
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
NGUYÊN TẮC CẤP TÍN DỤNG

Thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín


1 dụng và khách hàng, phù hợp với quy định của
pháp luật có liên quan.

23
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
NGUYÊN TẮC CẤP TÍN DỤNG

Sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả


2 nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã
thỏa thuận với tổ chức tín dụng.

➢ Là nguyên tắc cơ bản hàng đầu của NHTM.


➢ Là nguyên tắc tất yếu khách quan, không thể thiếu trong
hoạt động cấp tín dụng.
➢ Đảm bảo khả năng thanh toán và kế hoạch sử dụng nguồn
vốn của ngân hàng.

24
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
NGUYÊN TẮC CẤP TÍN DỤNG

Sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả


2 nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã
thỏa thuận với tổ chức tín dụng.

➢ Đảm bảo vốn tín dụng vận động đúng hướng, phù
hợp với mục tiêu và yêu cầu về phát triển kinh tế xã
hội.
➢ Đòi hỏi NHTM phải thẩm định thật kỹ mục đích sử
dụng vốn trước và sau khi cấp tín dụng.

25
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
ĐIỀU KIỆN CẤP TÍN DỤNG

Khách hàng vay vốn cần thỏa mãn các điều kiện sau:

1 Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách
nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

2 Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp

3 Có phương án sử dụng vốn khả thi

4 Có khả năng tài chính để trả nợ

5 Có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh.


26
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
THỜI HẠN CẤP TÍN DỤNG

Thời hạn cấp tín dụng là khoảng thời gian tính từ ngày tiếp
theo của ngày TCTD giải ngân vốn vay cho KH đến thời điểm
KH phải trả hết nợ gốc và lãi vay theo thỏa thuận của TCTD và
KH.
Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn cho vay là ngày lễ
hoặc ngày nghỉ hằng tuần thì chuyển sang ngày làm việc tiếp
theo. Đối với thời hạn cho vay không đủ 1 ngày thì thực hiện
theo quy định luật dân sự về thời điểm bắt đầu thời hạn.

27
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
THỜI HẠN CẤP TÍN DỤNG

Căn cứ để xác định thời hạn cấp tín dụng dựa vào chu kỳ
sản xuất kinh doanh, chu kỳ ngân quỹ, khả năng trả nợ của
khách hàng, khả năng nguồn vốn của TCTD và thời hạn hoạt
động còn lại của tổ chức tín dụng để thoả thuận về thời hạn cho
vay.

28
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
THỜI HẠN CẤP TÍN DỤNG

Phân loại tín dụng căn cứ vào thời hạn cấp tín
dụng gồm có:

1 2 3

• Tín • Tín • Tín


dụng dụng dụng
ngắn trung dài
hạn hạn hạn

29
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
THỜI HẠN CẤP TÍN DỤNG

Thời hạn
ân hạn

Thời hạn
cấp tín dụng

Thời hạn
thu nợ

30
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
THỜI HẠN CẤP TÍN DỤNG

▪ Thời gian ân hạn: là khoảng thời gian tính từ khi bắt đầu giải
ngân đến trước ngày bắt đầu thu nợ của kỳ hạn trả nợ đầu tiên,
trong thời gian này khách hàng chưa phải trả nợ gốc cho TCTD,
KH chỉ cần trả nợ lãi cho TCTD theo thỏa thuận giữa 2 bên.
▪ Thời gian thu nợ: là khoảng thời gian xác định trong thời gian
cho vay, được tính từ ngày KH bắt đầu của kỳ trả nợ đầu tiên
cho đến ngày trả nợ cuối cùng được cam kết trong HĐTD.

31
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
THỜI HẠN CẤP TÍN DỤNG

Một số khái niệm khác:


▪ Kỳ hạn trả nợ: là các khoảng thời gian trong thời hạn cho
vay đã được thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng giữa
TCTD và KH mà tại cuối mỗi khoảng thời gian đó, KH
phải trả một phần hoặc toàn bộ vốn gốc, lãi vay cho TCTD.

32
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
THỜI HẠN CẤP TÍN DỤNG

Một số khái niệm khác:


▪ Cơ cấu lại nợ: là việc TCTD điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia
hạn nợ vay đối với khoản vay của khách hàng theo 2
phương thức sau:
✓ Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ
✓ Gia hạn nợ

33
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
THỜI HẠN CẤP TÍN DỤNG

✓ Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: là việc TCTD chấp thuận thay đổi kéo
dài thêm một khoảng thời gian trả nợ một phần hoặc toàn bộ nợ
gốc và/hoặc lãi tiền vay của kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận (bao gồm
cả trường hợp không thay đổi về số kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận),
thời hạn cho vay không thay đổi
✓ Gia hạn nợ: là việc TCTD chấp thuận việc kéo dài thêm một
khoảng thời gian trả vốn gốc và/hoặc lãi vốn vay, vượt quá thời
hạn cho vay đã thoả thuận trước đó trong Hợp đồng tín dụng giữa
TCTD và KH.
34
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
LÃI SUẤT CẤP TÍN DỤNG

▪ Lãi suất cấp tín dụng do TCTD và KH thỏa thuận, được ghi cụ
thể trên HĐTD và trên các khế ước nhận nợ.
▪ TCTD và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung
cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của
khách hàng.
▪ TCTD và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay nhưng
không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ.

35
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
LÃI SUẤT CẤP TÍN DỤNG

✓ Lãi suất cố định là lãi suất được ghi trong HĐTD hoặc (các)
khế ước nhận nợ tại thời điểm giải ngân và không thay đổi
trong thời hạn cấp tín dụng.
✓ Lãi suất thay đổi (thả nổi) là lãi suất được ghi trong HĐTD
hoặc (các) khế ước nhận nợ tại thời điểm giải ngân và được
thay đổi khi có thông báo lãi suất cấp tín dụng mới của TCTD.

36
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
LÃI SUẤT CẤP TÍN DỤNG

➢ Lãi suất trong hạn: là lãi suất áp dụng tính lãi trong
khoảng thời gian còn trong thời hạn trả nợ. Do Ngân hàng
và khách hàng thỏa thuận, thể hiện trong HĐTD nhưng
phải phù hợp với cơ chế điều hành lãi suất của NHNN.
Công thức tính lãi:

Số tiền lãi Số ngày phải


phải trả = Dư nợ X Lãi suất X
trả lãi thực tế

37
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
LÃI SUẤT CẤP TÍN DỤNG

➢ Lãi suất quá hạn: là lãi suất áp dụng để tính lãi cho món vay kể
từ thời điểm chuyển nợ quá hạn trở đi. Do Ngân hàng cho vay
đề xuất, cao hơn lãi suất trong hạn, thể hiện trong HĐTD nhưng
không vượt mức khống chế của NHNN. Theo quy định hiện
nay, lãi suất nợ quá hạn không vượt quá 150% lãi suất trong
hạn.
Công thức tính lãi:
Số tiền lãi Dư nợ Lãi suất Số ngày
X X
Quá hạn = quá hạn quá hạn quá hạn

38
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
LÃI SUẤT CẤP TÍN DỤNG
Ví dụ 1:
Ngày 15/01/2021 ngân hàng đồng ý cho khách hàng vay bổ sung vốn lưu động
với nội dung cụ thể như sau :
Số tiền: 3 tỷ đồng
Thời hạn: 3 tháng
Lãi suất cho vay: 1%/ tháng; trả lãi cuối kỳ.
Lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay.
Lãi suất của lãi quá hạn: 10% /năm
Yêu cầu:
a/ Tính số tiền cả vốn lẫn lãi mà khách hàng phải trả cho Ngân hàng vào ngày
15/04/2021.
b/ Giả sử đến ngày 28/04/2021, khách hàng mới trả hết tiền cả vốn lẫn lãi cho
Ngân hàng. Tính số tiền khách hàng phải trả?
39
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
PHÍ CẤP TÍN DỤNG

Ngân hàng và khách hàng thoả thuận về việc thu các khoản phí liên
quan đến hoạt động cho vay, gồm:
1. Phí trả nợ trước hạn trong trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn.
2. Phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.
3. Phí thu xếp cho vay hợp vốn.
4. Phí cam kết rút vốn kể từ thời điểm thỏa thuận cho vay có hiệu lực
đến ngày giải ngân vốn vay lần đầu.
5. Các loại phí khác liên quan đến hoạt động cho vay được quy định
cụ thể tại văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
40
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
MỘT SỐ QUY ĐỊNH KHÁC VỀ TÍN DỤNG NH

HẠN CHẾ CẤP TÍN DỤNG

KHÔNG ĐƯỢC CẤP TÍN DỤNG

41
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
HẠN CHẾ CẤP TÍN DỤNG

Theo Điều 127 Luật TCTD 2010:


NH không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều
kiện ưu đãi cho những đối tượng sau:
a) Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại TCTD, chi
nhánh NHNN; thanh tra viên đang thanh tra tại TCTD, chi nhánh
NHNN;
b) Kế toán trưởng của TCTD, chi nhánh NHNN;
c) Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập;

42
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
HẠN CHẾ CẤP TÍN DỤNG

Theo Điều 127 Luật TCTD 2010:


d) Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản
1 Điều 126 của Luật này sở hữu trên 10% vốn điều lệ của DN đó;
đ) Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng;
e) Các công ty con, công ty liên kết của TCTD hoặc doanh nghiệp
mà TCTD nắm quyền kiểm soát.

43
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
HẠN CHẾ CẤP TÍN DỤNG

Theo Điều 127 Luật TCTD 2010:


Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với các đối tượng quy định tại
các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này không được vượt quá 5%
vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

44
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
HẠN CHẾ CẤP TÍN DỤNG

Theo Điều 128 Luật TCTD 2010:


Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được
vượt quá 15% vốn tự có của NH; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối
với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25%
vốn tự có của NH.

45
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
KHÔNG ĐƯỢC CẤP TÍN DỤNG

Không được cho vay đối với các nhu cầu vốn:
1. Thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành,
nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.
2. Thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của
các giao dịch, hành vi mà pháp luật cấm.
3. Mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề mà
pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.
4. Mua vàng miếng.

46
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
KHÔNG ĐƯỢC CẤP TÍN DỤNG

Không được cho vay đối với các nhu cầu vốn:
5. Trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính tổ chức tín dụng cho
vay, trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát
sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình.
6. Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng khác và
trả nợ khoản vay nước ngoài

47
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
NỘI DUNG

Khái niệm và cơ sở pháp lý về tín dụng

Một số quy định về tín dụng NH

Quy trình tín dụng

Bảo đảm tín dụng

48
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
NỘI DUNG

Quy trình tín dụng

1. Khái niệm
2. Ý nghĩa
3. Các bước thực hiện quy trình
4. Trích lập dự Phòng RRTD

49
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
KHÁI NIỆM
Thanh lý
hợp đồng

Bước n
Giải ngân

Ra quyết
quyết định Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp
mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp
nhận nhu cầu vay vốn của khách
Tiếp nhận hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết
nhu cầu định cho vay, giải ngân và thanh lý
hợp đồng tín dụng.
Bước 1
50
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
Ý NGHĨA

Cơ sở thiết lập hồ sơ, thủ tục vay

Phân định trách nhiệm, quyền hạn

Ngăn chặn, hạn chế sai lệch thông tin tín dụng

51
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

B1 B2 B3 B4 B5 B6

Tìm KH
Phân
Tiếp Ra quyết Ký hợp Giải Sau giải
tích tín
nhận hồ định đồng ngân ngân
dụng

52
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
BƯỚC 1- TÌM KH, TIẾP NHẬN HỒ SƠ

Tìm kiếm
Khách hàng Tiếp xúc
khách hàng

HƯỚNG DẪN
TIẾP NHẬN

Tiếp nhận
hồ sơ Tư vấn
khách hàng

53
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
BƯỚC 1- TÌM KH, TIẾP NHẬN HỒ SƠ

KH tìm đến NH NH tìm đến KH

NH TRUYỀN THỐNG NH HIỆN ĐẠI

54
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
3 HỒ SƠ PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG VỐN

➢ CÁ NHÂN: mua nhà, sửa chữa nhà, mua xe,


1 ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP TÍN DỤNG bổ sung vốn kinh doanh hộ cá thể,….
➢ DOANH NGHIỆP:
-Bổ sung vốn lưu động
-Mua sắm TSCĐ
2 HỒ SƠ NĂNG LỰC PHÁP LÝ -Thực hiện dự án đầu tư
➢CÁ NHÂN: HỒ
-CMND/thẻ căn cước/Hộ chiếu
4 HỒ SƠ CHỨNG MINH KHẢ NĂNG TRẢ NỢ

-Sổ hộ khẩu/KT3 SƠ  CÁ NHÂN: Hợp đồng lao động, sao kê


-Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân lương, hợp đồng cho thuê nhà, xe,…
SƠ  DOANH NGHIỆP: Báo cáo tài chính, hợp
➢DOANH NGHIỆP:
đồng mua bán hàng, bảng kê công nợ, hàng
-Giấy phép thành lập/ Giấy đăng ký kinh doanh/ Giấy CẤP tồn kho,…
chứng nhận đầu tư.
-Giấy chứng nhận đăng ký thuế. 5 HỒ SƠ BẢO ĐẢM TÍN DỤNG
-Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập
➢ Giấy chứng nhận QSHN ở và QSDĐ ở, tờ
-Điều lệ tổ chức và hoạt động doanh nghiệp khai lệ phí trước bạ, bản vẽ, hợp đồng bảo
hiểm,….
➢ Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô, giấy
chứng nhận bảo hiểm xe,… 55
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
BƯỚC 2 – PHÂN TÍCH TÍN DỤNG

Thu thập Xử lý Báo cáo


thông tin thông tin thẩm định

• Phỏng vấn khách hàng • Phân tích tài chính • Tổng kết các phân tích
• Hồ sơ đề nghị vay vốn • Phân tích phương án KD • Giải thích các số liệu về
• Hồ sơ lưu trữ tại NH • Thái độ của KH tài chính, các thông tin
• Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) phi tài chính.
• Các cơ quan chức năng: Thuế, • Thể hiện bằng tờ trình
BHXH,…
• Các phương tiện thông tin đại chúng
56
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
BƯỚC 2 – PHÂN TÍCH TÍN DỤNG

Phân tích Nội dung phân Phân tích phi


tài chính tích tín dụng tài chính

Phân tích hiện trạng tài


chính và các dự báo về tài Phân tích các yếu tố ít
chính trong tương lai của hoặc không liên quan trực
KH, tiên lượng những tiếp đến vấn đề tài chính
trường hợp xấu có thể xảy ra của khách hàng
làm giảm khả năng trả nợ
của KH 57
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
Phân tích
tài chính

Xác định yếu tố Thời hạn hợp lý Xác định các


về lượng của của khoản vay kỳ hạn trả nợ
nhu cầu vay vốn
▪ Dựa vào tính chất luân Dựa vào luân
Tùy theo khả năng chuyển vốn của phương chuyển tiền tệ
hoạt động, quy mô án SXKD… của KH
vốn cần thiết… ▪ Phương án tài chính
▪ Chu kỳ ngân quỹ của
KH
58
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
Phân tích phi
tài chính

Phân tích, Kiểm tra Phân tích uy Nghiên cứu Nghiên cứu
kiểm tra mục đích tín, tính cách tình hình triển vọng của
tính pháp lý của khoản của KH trong quản trị DN, KH, vị thế
của khách tín dụng đề kinh doanh uy tín và khả trên thương
hàng nghị cấp và cuộc sống năng của trường, xu
HĐQT và ban hướng phát
điều hành triển trong
tương lai

59
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
BƯỚC 3 – RA QUYẾT ĐỊNH

CHO VAY

HĐTD kiểm THÔNG BÁO


tra kết quả
thẩm định
KHÔNG CHO VAY

60
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
BƯỚC 3 – RA QUYẾT ĐỊNH

Hai sai
lầm CHO VAY
KH KHÔNG CÓ KHẢ
NĂNG TRẢ NỢ
trong
quyết
định
KHÔNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÓ
cấp tín KHẢ NĂNG TRẢ NỢ
dụng

61
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
BƯỚC 4 – KÝ HỢP ĐỒNG

Hợp đồng
Hợp đồng Đăng ký
bảo đảm
tín dụng GDĐB
nợ vay

- Xác định quan hệ pháp lý Thể hiện mối quan hệ tín Thủ tục đăng ký TS của CSH về việc
- Xác lập quyền và nghĩa vụ dụng: quản lý, sử dụng khoản sử dụng TS đảm bảo tại NH
của hai bên vay, TSBĐ; phương thức thu - Xác định thứ tự ưu tiên thanh toán
nợ, biện pháp xử lý TSBĐ, - Căn cứ để giải quyết các tranh
giải quyết tranh chấp chấp
62
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
BƯỚC 4 – KÝ HỢP ĐỒNG

Hợp đồng tín dụng giữa KH và NH là


Hợp đồng một hợp đồng dân sự đặc biệt nhằm
tín dụng xác định quan hệ pháp lý giữa 2 bên
trong quan hệ tín dụng

63
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
▪ Tên của các bên
Sự định danh
▪ Mục đích của HĐ

Mức tín dụng ▪


▪ Số tiền vay
Thời hạn vay
Nội ▪ Kỳ hạn và thời hạn cho vay
dung Phương thức trả nợ
▪ Số tiền thanh toán mỗi kỳ hạn
hợp Lãi suất cho vay
đồng ▪ Loại đảm bảo
tín ▪ Giá trị của TSĐB sau đánh giá
Tài sản đảm bảo
dụng ▪ Quyền hạn đối với TS
▪ Các điều chỉnh khi TS thay đổi giá trị
Cách thức giải ngân
Người vay Người cho vay
Cam kết của các bên ▪ SD vốn đúng mục đích ▪ Thỏa mãn việc rút
▪ Trả nợ và lãi đúng hạn tiền
▪ Cung cấp thông tin ▪ Chịu trách nhiệm vật
Xử lý các khoản vay chất (nếu vi phạm)
64
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
BƯỚC 4 – KÝ HỢP ĐỒNG

❖ Hai bên ký kết Hợp đồng phải đảm bảo


những nội dung tối thiểu về: điều kiện vay vốn,
Hợp đồng mục đích sử dụng tiền vay, số tiền vay, lãi suất
bảo đảm vay, thời hạn, quyền và nghĩa vụ các bên,…
nợ vay
❖ Thực hiện công chứng, chứng thực hợp
đồng đảm bảo.

65
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
BƯỚC 4 – KÝ HỢP ĐỒNG

Đăng ký GDĐB là thủ tục đăng ký TS của chủ sở hữu về


việc sử dụng TS để đảm bảo cho các khoản nợ tại NH với
cơ quan chức năng của Nhà nước.

Đăng ký ❖ Đối với BĐS: đăng ký tại Sở tài nguyên môi trường
GDĐB tỉnh (TP) hoặc Phòng tài nguyên môi trường tại UBND
Phường (xã).
❖ Đối với động sản: đăng ký tại Trung tâm Đăng ký giao
dịch bảo đảm tỉnh (TP).
66
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
BƯỚC 5 – GIẢI NGÂN

Giải ngân là
việc cấp tiền
cho khách hàng
trên cơ sở mức
tín dụng đã cam
kết trong HĐTD

67
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
BƯỚC 6 – SAU GIẢI NGÂN

2 • Xử lý nợ
4
• Giám sát quá hạn,
tín dụng • Thu lãi • Thanh lý
và thu nợ nợ xấu hợp đồng
tín dụng
1 3

68
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
Giám sát hoạt động Phân tích báo cáo
tài khoản của KH tại tài chính định kỳ
NH

Giám sát qua thông Giám


tin khác: TT phòng sát tín Thăm, kiểm soát địa
ngừa rủi ro, thuế, điểm kinh doanh,
Tòa án…
dụng nơi cư trú của KH

Giám sát hoạt động


của KH thông qua
các mối quan hệ với Kiểm tra các đảm
các KH khác bảo tiền vay
69
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
BƯỚC 6 – SAU GIẢI NGÂN

CBTD Khách hàng Tất toán tín dụng,


theo dõi thanh toán đầy đủ giải chấp
lịch trả nợ:
đôn đốc,
thông báo, Khách hàng
nhắc nhở không thanh toán Biện pháp xử lý
KH đầy đủ

Ngân hàng tìm


hiểu nguyên
nhân

70
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
• Xem xét gia hạn nợ
• Bổ sung tài sản đảm bảo
• Chuyển nợ quá hạn (lý do xin gia hạn nợ không được
chấp nhận)
• Xử lý các tài sản đảm bảo nợ vay
• Chỉ định đại diện tham gia quản lý doanh nghiệp (nếu
có thỏa thuận chuyển đổi nợ thành vốn góp)
• Khoanh nợ, xóa nợ (theo hướng dẫn, chỉ định của nhà
nước)
• Khởi kiện trước pháp luật
71
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
PHÂN LOẠI NỢ

➢ Nợ quá hạn dưới 10 ngày


Nhóm 1 Nợ đủ tiêu chuẩn
➢ Trích lập dự phòng cụ thể 0%

NỢ ➢ Nợ quá hạn từ 10 ngày - 90 ngày


QUÁ Nhóm 2 Nợ cần chú ý ➢ Trích lập dự phòng cụ thể 5%
HẠN
➢ Nợ quá hạn từ 91 ngày - 180 ngày
Nhóm 3 Nợ dưới tiêu chuẩn
➢ Trích lập dự phòng cụ thể 20%

NỢ ➢ Nợ quá hạn từ 181 ngày - 360 ngày


XẤU Nhóm 4 Nợ nghi ngờ
➢ Trích lập dự phòng cụ thể 50%

Nợ có khả năng ➢ Nợ quá hạn trên 360 ngày


Nhóm 5
mất vốn ➢ Trích lập dự phòng cụ thể 100%
72
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG
Phân loại cụ thể các
khoản nợ để dự
DỰ PHÒNG CỤ THỂ
phòng cho những tổn
thất có thể xảy ra

DỰ
PHÒNG
RỦI RO
Trích 0,75% tổng
giá trị các khoản nợ
DỰ PHÒNG CHUNG từ nhóm 1 đến
nhóm 4

73
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG
Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất
có thể xảy ra, do KH không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. DPRR được
tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của NH. DPRR gồm
dự phòng cụ thể và dự phòng chung.
Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các
khoản nợ để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra.
Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn
thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ, trích lập DPCT trong các
trường hợp khó khăn về tài chính của các NH khi chất lượng các khoản nợ suy
giảm. NH thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị
các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
74
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG

Số tiền dự phòng cụ thể:


R = max {0, (A - C)} x r
Trong đó:
R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích
A: Số dư nợ gốc
C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm
r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

75
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
Loại tài sản bảo đảm Tỷ lệ khấu trừ tối đa (%)
Số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá bằng Đồng Việt Nam do tổ 100%
chức tín dụng phát hành
Tín phiếu Kho bạc, vàng, số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá 95%
bằng ngoại tệ do tổ chức tín dụng phát hành

Trái phiếu Chính phủ:


- Có thời hạn còn lại từ 1 năm trở xuống 95%
- Có thời hạn còn lại từ 1 năm đến 5 năm 85%
- Có thời hạn còn lại trên 5 năm 80%

Chứng khoán, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng khác
phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch 70%
chứng khoán

Chứng khoán, công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá do doanh nghiệp phát hành
được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán 65%

Chứng khoán, công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng
khác phát hành chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm 50%
giao dịch chứng khoán

Bất động sản 50%


76
KHOA TÀI loại
Các CHÍNHtài– sản
NGÂN HÀNG
bảo đảm khác NHÓM 30%
GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
BÀI TẬP
NHTM A đang thực hiện phân loại nợ cho một hồ sơ vay có dư
nợ gốc là 500 triệu đồng, thời gian quá hạn từ 10/3/2019 đến
10/7/2019. Xác định số tiền dự phòng cụ thể mà NH A phải
trích vào ngày 10/7/2019. Biết rằng:
a) TSĐB của khoản vay là BĐS, được NH định giá là 800 triệu
b) TSĐB của khoản vay là BĐS, được NH định giá là 1,2 tỷ
đồng

77
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
NỘI DUNG

Khái niệm và cơ sở pháp lý về tín dụng

Một số quy định về tín dụng NH

Quy trình tín dụng

Bảo đảm tín dụng

78
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
ĐẢM BẢO TÍN DỤNG

1. Khái niệm:
Đảm bảo tín dụng hay còn gọi bảo đảm tiền vay là việc
TCTD áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ
sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho
khách hàng vay.
Hiện nay được thực hiện theo nghị định 163/2006/NĐ-
CP ngày 29/12/2006 về giao dịch đảm bảo.

79
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
ĐẢM BẢO TÍN DỤNG

Đảm bảo tín dụng là việc thiết lập những cơ sở


pháp lý để có thêm nguồn thu nợ thứ 2 ngoài nguồn
thu nợ thứ 1.

Nguồn thu nợ Doanh thu, lợi nhuận, thu nhập từ


phương án vay vốn và tình hình tài chính
thứ 1
của KH

Nguồn thu nợ Giá trị tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh
thứ 2 bên thứ 3

80
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
ĐẢM BẢO TÍN DỤNG

2. Đặc điểm:
❖ Bảo đảm tín dụng thể hiện nghĩa vụ mang tính bổ sung
❖ Đối tượng của BĐTD là những tài sản phải thỏa mãn các điều kiện sau:
✓ Thuộc sở hữu hợp pháp của người đi vay hoặc người bảo lãnh được pháp luật
cho phép giao dịch và không có tranh chấp.
✓ Tài sản dùng làm đảm bảo nợ vay phải tạo ra được dòng ngân lưu (có giá trị
và thị trường tiêu thụ).
✓ Giá trị TSĐB phải lớn hơn nghĩa vụ được đảm bảo
✓ Phải mua bảo hiểm cho TSĐB (do NHTM quy định cho từng loại TSBĐ cụ thể).
81
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
ĐẢM BẢO TÍN DỤNG

3. Vai trò: •Tạo động lực kích thích người vay sử dụng
vốn và hoàn trả nợ như cam kết.
Phòng ngừa • Ngăn chặn rủi ro đạo đức từ phía người vay.
RRTD • Ngân hàng chủ động trong việc giám sát và
thu hồi nợ

Hạn chế Giảm tổn thất cho ngân hàng trong trường hợp
RRTD người vay không hoàn trả được nợ như dự kiến

82
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
ĐẢM BẢO TÍN DỤNG

Các hình thức bảo đảm nợ vay:

Bảo đảm
nợ vay

Tín chấp Bảo đảm bằng tài sản

83
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
Tín chấp
Là hình thức đảm bảo không cần tài sản đảm bảo,
dựa hoàn toàn vào uy tín của người vay vốn.
Uy tín của KH được đánh giá qua hai tiêu chí sau:
• Đối với công ty, uy tín thể hiện qua việc công ty KH
đang làm việc có còn đang hoạt động hay không, có
hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế, đóng bảo hiểm xã
hội, y tế cho công nhân viên,...
• Đối với cá nhân, uy tín được thể hiện thông qua loại
hình công việc, chức vụ, thu nhập, nơi sinh sống… có
sự ổn định hay không? Mục đích vay của KH có phải
là tiêu dùng hay không?

84
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
Các hình thức đảm bảo bằng tài sản

❑ Đảm bảo tín dụng bằng tài sản thế chấp


➢ Thế chấp bất động sản
➢ Thế chấp giá trị quyền sử dụng đất
❑ Đảm bảo tín dụng bằng tài sản cầm cố
➢ Cầm cố sổ tiết kiệm, số dư tiền gửi…
➢ Cầm cố giấy tờ có giá
➢ Cầm cố bằng tài sản như: xe cộ, máy móc…
➢ Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền SH công
nghiệp…
❑ Đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay
❑ Đảm bảo tín dụng bằng hình thức bảo lãnh

85
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
1. Thế chấp

Thế chấp tài sản là việc một bên (gọi là bên thế
chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (gọi là bên
nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên
nhận thế chấp (Luật dân sự 2005).

86
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
1. Thế chấp

Trong quan hệ tín dụng:

Thế chấp là việc người đi vay đem tài sản thuộc sở hữu
hợp pháp của mình để bảo đảm cho ngân hàng cho vay để
vay một số tiền nhất định.

Nếu khi đến hạn mà người đi vay không thực hiện nghĩa
vụ trả nợ hoặc không trả hết nợ cho ngân hàng thì ngân hàng
được quyền phát mãi tài sản thế chấp để thu nợ.

87
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
1. Thế chấp

Tài sản thế chấp gồm:


1. Quyền sử dụng đất
2. Nhà ở, nhà xưởng, các công trình kiến trúc gắn liền
với đất
3. Máy bay, tàu thủy, các phương tiện vận tải máy móc
thiết bị…

88
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
2. Cầm cố

Cầm cố tài sản là việc một bên (gọi là bên cầm


cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên
kia (gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự. (Luật dân sự 2005).

89
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
2. Cầm cố

Trong quan hệ tín dụng:


Cầm cố là việc người đi vay chuyển giao tài sản
cho ngân hàng cho vay nắm giữ để vay một số tiền nhất
định và dùng tài sản đó để đảm bảo cho số nợ vay.
Nếu khi đến hạn mà người đi vay không thực hiện
nghĩa vụ trả nợ hoặc không trả hết nợ cho ngân hàng thì
ngân hàng được quyền phát mãi tài sản cầm cố hoặc tiếp
nhận tài sản cầm cố để thu nợ.
90
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
2. Cầm cố

Tài sản cầm cố bao gồm:


❖ Tài sản thực (vật có thực) như xe cộ, máy móc,
hàng hóa, vàng, tàu biển, máy bay…
❖ Tiền gồm tiền mặt và tiền trên tài khoản
❖ Giấy tờ có giá
❖ Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở
hữu công nghiệp, quyền đòi nợ và các quyền tài sản
khác
❖ Lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản cầm cố
91
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
3. Bảo lãnh

Bảo lãnh là việc người thứ ba (bên bảo lãnh) cam


kết với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện
nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh),
nếu khi đến hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. các bên cũng có
thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện
nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực
hiện nghĩa vụ của mình (Luật dân sự 2005).

92
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
3. Bảo lãnh

Bảo lãnh là việc bên thứ ba cam kết với bên cho
vay (người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay
cho bên đi vay (người được bảo lãnh), nếu khi đến hạn
mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực
hiện không đầy đủ nghĩa vụ.

93
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
3. Bảo lãnh

Đảm bảo bằng bảo lãnh

Người bảo lãnh


(Guarantor)
Cam kết Đồng ý
bảo lãnh bảo lãnh

Cho vay
Người nhận Người được
bảo lãnh bảo lãnh

94
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
4. Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay

Tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của


khách hàng vay mà giá trị tài sản được tạo ra bởi một
phần hoặc toàn bộ khoản cho vay của ngân hàng.

Vốn vay Tài sản hình


thành từ vốn
vay

95
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
4. Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay

Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn
vay là việc khách hàng vay sử dụng tài sản hình thành
từ vốn vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho
chính khoản vay đó đối với ngân hàng.

96
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
5. Các hình thức bảo đảm tín dụng khác

a. Đặt cọc: là việc một bên giao cho bên kia một khoản
tiền hoặc kim khí quý, đá quý, vật có giá trị khác trong một
thời hạn để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ.
b. Ký cược: là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho
bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý
hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để đảm bảo
việc trả lại tài sản.
c. Ký quỹ: là việc bên bảo đảm gửi một khoản tiền hoặc
kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác vào tài khoản
phong tỏa tại ngân hàng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối
với ngân hàng.
97
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
Chương 4
Nghiệp vụ cho vay

ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Châu


ThS. Nguyễn Ngọc Chánh
ThS. Phạm Thị Ngọc Lan
ThS. Nguyễn Ngọc Tú Vân
CHƯƠNG 4: NGHIỆP VỤ CHO VAY
NỘI DUNG

1 CHO VAY KH DOANH NGHIỆP

2 CHO VAY KH CÁ NHÂN

2
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
NỘI DUNG

CHO VAY KH DOANH NGHIỆP

Các vấn đề chung về cho vay DN


Cho vay ngắn hạn đối với KHDN
Cho vay trung - dài hạn đối với KHDN

3
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
KHÁI NIỆM CHO VAY
Cho vay là hình thức cấp tín dụng. theo đó tổ chức tín
dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền
để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất
định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

T
BÊN CHO VAY BÊN ĐI VAY
(CÁ NHÂN.
(NHTM)
TỔ CHỨC)

T’ = T + t
4
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
ĐIỀU KIỆN CHO VAY
Khách hàng vay vốn cần thỏa mãn các điều kiện sau:
1 Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách
nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

2 Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp

3 Có phương án sử dụng vốn khả thi

4 Có khả năng tài chính để trả nợ

5 Có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh.

5
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
PHÂN LOẠI CHO VAY

➢ Căn cứ vào thời hạn cho vay:

1 2 3

• Cho • Cho • Cho


vay vay vay
ngắn trung dài
hạn hạn hạn

6
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
PHÂN LOẠI CHO VAY

➢ Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn:

1 2

• Cho vay • Cho vay


sản xuất sinh
kinh hoạt tiêu
doanh dùng

7
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
PHÂN LOẠI CHO VAY

➢ Căn cứ vào khách hàng vay:

1 2

• Cho vay • Cho vay


khách khách
hàng hàng cá
doanh nhân
nghiệp

8
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
PHÂN LOẠI CHO VAY

➢ Căn cứ vào phương thức cho vay:


1. Cho vay từng lần
2. Cho vay theo hạn mức
3. Cho vay lưu vụ
4. Cho vay hợp vốn
5. Cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng
6. Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán
7. Cho vay quay vòng
8. Cho vay tuần hoàn (rollover)
9
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
PHÂN LOẠI CHO VAY

➢ Căn cứ vào hình thức đảm bảo nợ vay:

1 2

• Cho vay • Cho vay


tín chấp có đảm
bảo bằng
tài sản

10
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
NỘI DUNG

CHO VAY KH DOANH NGHIỆP

Các vấn đề chung về cho vay DN

Cho vay ngắn hạn đối với KHDN


Cho vay trung - dài hạn đối với KHDN

11
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
NHU CẦU VAY NGẮN HẠN

NGẮN HẠN Chênh lệch về quy mô và


THƯỜNG XUYÊN
thời gian giữa Inflow và
NHU Outflow
CẦU VAY
VỐN
NGẮN
HẠN
NGẮN HẠN Đặc thù về thời vụ trong
THỜI VỤ
hoạt động SXKD

12
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
- NH cho doanh nghiệp vay thời hạn bao lâu?
- Ngày giải ngân và ngày đáo hạn phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp

Ngày giải ngân Ngày đáo hạn


1/2 1/3 1/5 1/9 1/12

Ngày Ngày bắt Ngày trả Thành Ngày


đi vay đầu sx Nợ phẩm Thu nợ

Tg trả nợ Tg thu nợ

Chu kỳ sản xuất


Chu kỳ ngân quỹ = Chu kỳ sản xuất + Thời gian thu nợ - Thời gian trả nợ
= 6 tháng + 3 tháng - 2 tháng
= 7 tháng
13
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
CÁC PHƯƠNG THỨC VAY NGẮN HẠN

Có nhiều phương thức cho vay, trong đó có 2 phương thức


cho vay ngắn hạn phổ biến:

1 2
Cho vay Cho vay
từng lần theo hạn
mức tín
dụng

14
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
CHO VAY TỪNG LẦN (THEO MÓN)

KHÁI NIỆM
Là phương thức cho vay
mà mỗi lần cho vay.
Cho vay TCTD và KH thực hiện
từng lần thủ tục vay vốn cần thiết
và ký kết hợp đồng tín
dụng.

15
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
CHO VAY TỪNG LẦN (THEO MÓN)

PHẠM VI ÁP DỤNG ĐẶC ĐIỂM

- KH không có nhu cầu vay vốn • Mỗi lần vay mỗi lần ký hợp đồng
thường xuyên tín dụng;
- KH có nhu cầu vay vốn thường • Các điều kiện cho vay được xác
xuyên nhưng chưa đủ mức tín định độc lập cho từng lần vay;
nhiệm
• Vốn tín dụng được xác định theo
- Áp dụng cho các khoản vay trung
từng PAKD của KH đáp ứng nhu
và dài hạn/dự án đầu tư
cầu vốn cần thiết thực hiện từng
- Thường yêu cầu KH phải có ĐB
HĐKT, từng mục đích cụ thể…

16
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
CHO VAY TỪNG LẦN (THEO MÓN)

XÁC ĐỊNH MỨC CHO VAY

Nhu cầu Nhu cầu VLĐ Vốn tự có


vay = PA vay - của KH

➢ Xác định mức cho vay:


- Giới hạn tín dụng cấp cho KH
- Giới hạn giá trị tài sản bảo đảm nợ vay
- Nguồn vốn của ngân hàng

17
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
CHO VAY TỪNG LẦN (THEO MÓN)

GIẢI NGÂN TKTM TKCV.KH (A)

Chuyển trả thẳng cho x x


nhà cung cấp TKTG.KH (A)
x x
Ghi có vào TK
doanh nghiệp TKTG.KH (B)
(có chứng từ phù hợp)
x x

18
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
CHO VAY TỪNG LẦN (THEO MÓN)

Gốc và lãi thu một lần

THU Gốc thu một lần, lãi


thu định kỳ
NỢ
Gốc và lãi thu định kỳ

19
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
CHO VAY TỪNG LẦN (THEO MÓN)

Gốc và lãi thu một lần I=V*N*r


I: Lãi vay
Ngày Ngày V: Số tiền vay
giải ngân Đáo hạn
N: Số ngày
R: Lãi suất vay

V+I

20
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
CHO VAY TỪNG LẦN (THEO MÓN)

Gốc thu một lần, lãi


thu định kỳ
I i = V0 * Ni * r

Ngày Ngày
giải ngân Đáo hạn

I1 I2 I3 V0 + I4

21
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
BÀI TẬP 1:
Ngân hàng A cho khách hàng vay 1,5 tỷ đồng, thời hạn vay 1
năm (từ 5/1/2021 đến 5/1/2022), lãi suất vay 9%/năm, số ngày
quy ước một năm là 365 ngày.
Yêu cầu:
a) Tính số tiền KH phải trả cho NH vào ngày đáo hạn trong
trường hợp gốc và lãi trả một lần.
b) Tính số tiền lãi các kỳ và tiền gốc KH phải trả cho NH trong
trường hợp gốc trả một lần, lãi trả định kỳ hàng quý.
c) Trường hợp câu b) Giả sử KH đã thanh toán lãi 3 kỳ, đến ngày
đáo hạn KH không thanh toán, cho đến 12/2/2022 KH đến NH
tất toán khoan vay. Hãy tính số tiền KH phải trả cho NH biết
rằng phạt gốc quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn, lãi quá hạn
phạt 10%/năm.
22
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
CHO VAY TỪNG LẦN (THEO MÓN)

Kỳ khoản giảm dần

Gốc và lãi thu định kỳ Kỳ khoản tăng dần

Kỳ khoản cố định

23
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
CHO VAY TỪNG LẦN (THEO MÓN)

Kỳ khoản giảm dần


V0
Nợ gốc trả bằng nhau ở mỗi kỳ Vi =
n

Lãi vay tính theo dư nợ thực tế I i = Di * Ni * ri

Số tiền phải trả cho ngân hàng giảm dần qua các kỳ hạn
24
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
Bài tập 2:
Công ty X đến ngân hàng đề nghị vay vốn với các thông tin kèm
theo như sau:
▪ Mục đích vay: Bổ sung vốn kinh doanh.
▪ Số tiền vay: 500.000.000 đ
▪ Thời hạn vay: 10 tháng, gốc và lãi trả định kì 2 tháng một lần
▪ Lãi suất 12%/năm
Yêu cầu: Hãy lập bảng kế hoạch trả nợ cho khoản vay này theo
phương thức kỳ khoản giảm dần. Biết rằng số ngày quy ước một
năm là 365 ngày

25
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
CHO VAY TỪNG LẦN (THEO MÓN)

Kỳ khoản tăng dần


Nợ gốc trả bằng V0
Vi =
nhau ở mỗi kỳ n

Lãi vay tính theo tổng


nợ gốc tích lũy đã trả I i = Vi *i* Ni * ri

Số tiền phải trả cho ngân hàng tăng dần qua các kỳ hạn
26
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
Bài tập 3:
Công ty X đến ngân hàng đề nghị vay vốn với các thông tin kèm
theo như sau:
▪ Mục đích vay: Bổ sung vốn kinh doanh.
▪ Số tiền cần vay: 500.000.000 đ
▪ Thời hạn vay: 10 tháng, gốc và lãi trả định kì 2 tháng một lần
▪ Lãi suất 12%/năm
Yêu cầu: Hãy lập bảng kế hoạch trả nợ cho khoản vay này theo
phương thức kỳ khoản tăng dần. Biết rằng số ngày quy ước một
năm là 365 ngày

27
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
CHO VAY TỪNG LẦN (THEO MÓN)

Kỳ khoản cố định
n
Mức hoàn trả ở mỗi
V * rkỳ* (1 + rkỳ)
T=
Kỳ hạn bằng nhau n
(1 + r) kỳ
-1
Lãi vay tính theo
dư nợ thực tế
I i = Di * Ni * r

Nợ gốc ở kỳ thứ i Vi = T - I i
Số tiền phải trả cho ngân hàng bằng nhau qua các kỳ hạn
28
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
Bài tập 4:
Công ty X đến ngân hàng đề nghị vay vốn với các thông tin kèm
theo như sau:
▪ Mục đích vay: Bổ sung vốn kinh doanh.
▪ Số tiền cần vay: 500.000.000 đ
▪ Thời hạn vay: 10 tháng, gốc và lãi trả định kì 2 tháng một lần
▪ Lãi suất 12%/năm
Yêu cầu: Hãy lập bảng kế hoạch trả nợ cho khoản vay này theo
phương thức kỳ khoản cố định. Biết rằng số ngày quy ước một
năm là 365 ngày

29
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
PHƯƠNG THỨC VAY NGẮN HẠN (phổ biến)

1 2
Cho vay Cho vay
từng lần theo hạn
mức tín
dụng

30
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG

KHÁI NIỆM
Cho vay theo hạn mức tín dụng là
phương thức cho vay TCTD xác định
Cho vay và thỏa thuận với khách hàng một
theo hạn mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì
mức tín trong một khoảng thời gian nhất định.
dụng

31
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG

ĐẶC ĐIỂM

KH chỉ lập HS vay 1 lần vào đầu kỳ KH


HMTD là mức dư nợ vay tối
đa được duy trì trong một thời
gian nhất định mà ngân hàng Giải ngân và thu nợ nhiều lần trong kỳ TD
và khách hàng đã thỏa thuận
trong hợp đồng tín dụng
NH thu nợ khi có phát sinh có trong TKTT

32
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG

Khách hàng có nhu cầu vay vốn


lưu động thường xuyên
ĐỐI
TƯỢNG
Có giao dịch tín dụng với ngân
hàng; thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ

33
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG

HẠN MỨC TÍN DỤNG BAO NHIÊU LÀ HỢP LÝ

HẠN MỨC NHU CẦU VLĐ NGUỒN VLĐ CỦA


TÍN DỤNG (Kế hoạch) DOANH NGHIỆP

CP SXKD (TS ngắn hạn – Nợ ngắn hạn)


(kế hoạch) +
Các khoản quỹ
Vòng quay VLĐ +
Vay ngắn hạn tại các TCTD

34
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG

HẠN MỨC TÍN DỤNG BAO NHIÊU LÀ HỢP LÝ

>0 CHO VAY


HẠN MỨC
TÍN DỤNG
<0
KHÔNG CHO VAY
=0

35
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG

QUYẾT ĐỊNH MỨC CHO VAY

➢ Giới hạn tín dụng cấp cho khách hàng.


➢ Giới hạn về giá trị tài sản bảo đảm nợ vay
Σ (tỷ lệ cho vay * Giá trị TSĐB)
➢ Khả năng nguồn vốn của ngân hàng.

36 36
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG

Bài tập 5
Ngày 05/01/2022, Công ty A gửi hồ sơ vay vốn ngắn hạn đến
Ngân hàng Z với tình hình như sau: (ĐVT: 1000 đồng)
Kế hoạch năm 2022:
- Tổng chi phí dự toán SXKD: 145.000.000
- Vòng quay vốn lưu động: 6,5 vòng
Số liệu thực tế đến ngày 31/12/2021:
- Tài sản ngắn hạn: 26.000.000 - Nợ ngắn hạn:18.000.000
- Quỹ đầu tư phát triển: 5.000.000 - Quỹ DP tài chính: 1.890.000
- Quỹ khen thưởng: 2.200.000 - Quỹ phúc lợi: 1.100.000
- Lợi nhuận chưa phân phối: 1.350.000 37
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG

a/ Tính nhu cầu vốn lưu động dự kiến năm 2022 cho Công ty A.

b/ Xác định hạn mức tín dụng năm 2022 cho công ty A. Biết
rằng trong năm 2021 công ty dự kiến vay ngắn hạn để mở
rộng SXKD, công ty hiện đang có khoản nợ ngắn hạn ở
Ngân hàng khác là 2 tỷ đồng.

38
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG

- Tự động thu nợ khi TKTT phát sinh


nguồn thu
GỐC
- Thu theo thứ tự phát sinh của từng
KUNN
THU
NỢ - Định kỳ mỗi tháng một lần
LÃI - Ghi nợ vào TKTT của khách hàng
hoặc thu tiền mặt
- Lãi tính theo từng khế ước, theo số
LÃI VAY = D *N i i * ri dư thực tế và số ngày tính lãi tương
ứng

39
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG
Bảng chi tiết nhận nợ và trả nợ của KH BÀI TẬP 6
ĐVT: đồng
Một KH được ngân hàng chấp
Ngày Rút vốn Trả nợ thuận cho vay với hạn mức tín
dụng là 7 tỷ đồng. Lãi suất cho
02/6/2021 2.000.000.000
vay quy định trong HĐTD là
07/6/2021 4.000.000.000 0,8%/tháng. Hãy tính lãi vay
tháng 6/2021 cho khách hàng biết
12/6/2021 4.000.000.000 rằng NH tính lãi vay vào cuối
tháng, cơ sở tính lãi dựa trên quy
20/6/2021 5.000.000.000
ước một năm có 365 ngày.
28/6/2021 1.000.000.000

40
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG
BÀI TẬP 7
Bảng chi tiết nhận nợ và trả nợ của KH Thông tin liên quan đến khoản vay
của KH như sau:
Vay Trả nợ
Khế - Hợp đồng hạn mức được ký vào
Ngày Số tiền Lãi suất (triệu
ước ngày 15/03/2019 với hạn mức
(triệu đồng) (%/tháng) đồng)
tín dụng là 1 tỷ đồng, thời hạn
20/03 1 300 0.8 hợp đồng là 1 năm kể từ ngày
ký.
15/04 2 400 0.8
Yêu cầu: Hãy tính tiền lãi ngân
20/05 200
hàng phải thu khách hàng từng
15/06 3 200 0.85 tháng (tháng 3, 4, 5, 6). Biết rằng
20/06 100 ngân hàng tính lãi vào ngày 27
mỗi tháng
41
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
NỘI DUNG

CHO VAY KH DOANH NGHIỆP

Các vấn đề chung về cho vay DN


Cho vay ngắn hạn đối với KHDN
Cho vay trung - dài hạn đối với KHDN

42
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
CHO VAY TRUNG – DÀI HẠN ĐỐI VỚI KHDN

Mục đích vay


Thủ tục vay
Mức cho vay
Nguồn trả nợ
Giải ngân và thu nợ
Bài tập

43
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
MỤC ĐÍCH

Mua sắm TSCĐ phục vụ Thực hiện dự án đầu tư


NHU
hoạt động SXKD
CẦU
VAY
TRUNG
DÀI
HẠN
CỦA
DOANH
NGHIỆP

44
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
THỦ TỤC VAY
BƯỚC n

- Quyết định cho vay


BƯỚC 2
- Ký HĐTD, các thủ tục PL
- Giải ngân
Thẩm định dự án đầu tư
BƯỚC 1 - Sau giải ngân
- Dự báo thị trường
- Doanh thu
Nộp hồ sơ vay
- Chi phí
- Giới thiệu
- Dòng tiền
- Phân tích nhu cầu
- Chi phí sử dụng vốn
- Phân tích tính khả thi
- NPV, IRR, PP
- Phân tích các yếu tố kinh
tế, xã hội,…

45
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
MỨC CHO VAY

Nhu cầu Tổng mức vốn Vốn đầu tư Vốn đầu tư


vay = đầu tư DA - tự có - khác

➢ Xác định mức cho vay:


• Giới hạn tín dụng cấp cho khách hàng.
• Giới hạn giá trị tài sản bảo đảm.
• Khả năng nguồn vốn của ngân hàng.
• Khả năng trả nợ của dự án

46
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
NGUỒN TRẢ NỢ

SỐ NỢ
NGUỒN
PHẢI
TRẢ NỢ
TRẢ

47
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
NGUỒN TRẢ NỢ

Lợi nhuận sau thuế sau Khấu hao tài sản cố


khi trừ các khoản quỹ định

48
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
Bảng phân tích khả năng trả nợ của dự án
Năm 1 2 3 4 5 6 7 8
Khấu hao trả nợ
Lợi nhuận trước thuế
Thuế
Lợi nhuận sau thuế
Lập quỹ 30%
Lợi nhuận trả nợ
Tổng nguồn trả nợ
Hoàn trả nợ gốc
Thừa (thiếu)

Lũy kế
49
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
BÀI TẬP 8

Hãy đánh giá khả năng trả nợ của dự án:


- Thời gian hoạt động của dự án là 8 năm.
- Khấu hao TSCĐ được hình thành từ vốn vay là 200 triệu/năm
- EBT của dự án
1 2 3 4 5 6 7 8
220 230 240 250 240 230 220 210
- Thuế suất thuế thu nhập là 28%
- Tỷ lệ trích lập các quỹ từ lợi nhuận ròng là 30%, phần còn lại sử
dụng để trả nợ ngân hàng.
- Khoản nợ cần thanh toán hàng năm là 380 triệu
50
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
GIẢI NGÂN VÀ THU NỢ

➢ Giải ngân nhiều đợt phụ thuộc vào tiến độ thi công của dự án.
➢ Mỗi lần giải ngân khách hàng phải ký một khế ước nhận nợ
➢ Thời gian giải ngân kết thúc khi dự án được nghiệm thu.
➢ Tổng số tiền giải ngân không được vượt quá mức cho vay đã
thỏa thuận trong HĐTD.

51
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
51
GIẢI NGÂN VÀ THU NỢ
Đảm bảo
Cách thức Sử dụng tiền vay
giải ngân đúng mục đích

Nhu cầu chi tiêu liên quan đến Không ứng


mục đích vay chưa phát sinh tiền vay

Ngân hàng chỉ giải


ngân khi khách hàng
có đầy đủ chứng từ
hợp lệ

52 52
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
GIẢI NGÂN VÀ THU NỢ

Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Nghiệm thu Đáo hạn

Thời gian phát tiền vay Thời gian thu nợ

V0
Dư nợ tại thời
điểm nghiệm thu

53
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
GIẢI NGÂN VÀ THU NỢ

Lãi vay thi công Số tiền vay tích lũy


không gộp vốn gốc

V0 ?
Số tiền vay tích lũy
Lãi vay thi công
gộp vào vốn gốc Lãi vay thi công

54
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
GIẢI NGÂN VÀ THU NỢ

➢ Vốn gốc và tiền lãi được thu thành nhiều đợt:

• Phöông thöùc kyø khoaûn giaûm daàn

• Phöông thöùc kyø khoaûn taêng daàn

• Phöông thöùc kyø khoaûn coá ñònh

55 55
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
BÀI TẬP 9
Doanh nghiệp đến ngân hàng xin ĐVT: triệu đồng
tài trợ vốn cho một dự án đầu tư
Đợt Ngày Số tiền
có các nội dung sau:
- Tổng nhu cầu vốn đầu tư thực 1 04/01/2019 2.400
hiện DA: 10 tỷ đồng. 2 05/03/2019 1.800
- Thời gian hoạt động : 10 năm.
3 03/06/2019 600
- NH đồng ý tài trợ 60% nhu cầu
vốn. 4 02/08/2019 1.200
- Khoản vay được giải ngân thành
4 đợt:
56
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
BÀI TẬP 9
Yêu cầu:
Hãy xác định dư nợ vào thời điểm nghiệm thu dự án cho cả hai
trường hợp, gộp và không gộp lãi vay thi công khi đến ngày
nghiệm thu công trình.
Biết rằng:
- Dự án được nghiệm thu vào ngày 30/10/2019, lãi vay thi công
tính cả ngày hoàn công.
- Lãi suất áp dụng cho thời gian thi công là 12% /năm.
- Cơ sở công bố lãi suất là 365 ngày/ năm
57
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
BÀI TẬP 10
Một dự án đầu tư có tổng nhu cầu vốn là 6.700.000.000 được ngân hàng chấp
thuận tài trợ 60% nhu cầu vốn. Lãi suất áp dụng cho thời gian thi công dự án là
9.6%/năm. Tiền vay được giải ngân làm 4 đợt:
Đợt Ngày giải ngân Giải ngân
1 12/03/2019 30%
2 02/04/2019 20%
3 25/06/2019 40%
4 15/08/2019 10%

Dự án hoàn thành và nghiệm thu đưa vào khai thác ngày 23/11/2019. Lãi vay thi
công tính cả ngày hoàn công (Năm cơ sở 365 ngày)
Yêu cầu:
a) Xác định lãi vay thi công và tổng nợ khi nghiệm thu dự án.
b) Lập bảng kế hoạch trả nợ cho khoản vay trên trong thời gian 2 năm, khách hàng
trả nợ hàng quý, với lãi vay là 10.5%/năm theo kỳ khoản cố định (đều nhau), ngày
đầu tiên trả nợ 23/02/2020.
58 58
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
NỘI DUNG

1 CHO VAY KH DOANH NGHIỆP

2 CHO VAY KH CÁ NHÂN

59
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

Là việc TCTD cho vay đối với khách hàng là cá nhân để


Cho vay thanh toán các chi phí cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt
phục vụ nhu
của cá nhân đó, gia đình của cá nhân đó.
cầu đời sống
doanh nghiệp tư nhân.

Cho vay Là loại hình cho vay nhằm hỗ trợ nguồn vốn giúp cho cá
phục vụ nhân, hộ gia đính, doanh nghiệp tư nhân bổ sung vốn lưu
hoạt động động, đầu tư thêm máy móc trang thiết bị mở rộng nhà
sản xuất
kinh doanh
xưởng sản xuất, thực hiện các dự án đầu tư dài hạn.

60
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
Cho vay bổ sung vốn lưu động
• Có nhu cầu vay bổ sung VLĐ cho hoạt động SXKD dịch vụ
Cho vay đầu tư tài sản cố định
• Đáp ứng nhu cầu đầu tư MMTB/PTVT; mua, xây, sửa chữa BĐS
Cho vay làm địa điểm SXKD, dịch vụ
phục vụ Cho vay thấu chi SXKD
hoạt động • Có nhu cầu vay nhằm bù đắp sự thiếu hụt tạm thời VLĐ trong
sản xuất hoạt động SXKD như thanh toán tiền điện, nước, thanh toán thuế,
kinh doanh trả lương, thanh toán tiền mua nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ
Cho vay tiểu thương
• Khách hàng là những người buôn bán nhỏ, chủ yếu là KH buôn
bán cá thể ở các chợ
Cho vay nông nghiệp
• Tập trung vào các hộ sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn
nuôi, nuôi trồng thủy sản 61
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

Phương thức cho vay:


Cho vay
• Cho vay từng lần; phục vụ
hoạt động
• Cho vay hạn mức tín dụng; sản xuất
kinh doanh
• Cho vay thấu chi

• ………………….

62
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

Cho vay bất động sản


Cho vay
phục vụ nhu • Có nhu cầu mua nhà, hợp thức hóa nhà đất, xây dựng sửa
chữa nhà để ở
cầu đời sống
Cho vay tiêu dùng
• Hỗ trợ vốn đáp ứng nhu cầu chi tiêu của cá nhân, gia đình:
mua sắm vật dụng gia đình; mua sắm phương tiện đi lại; thanh
toán chi phí học tập và các khoản chi cho các nhu cầu thiết yếu
trong cuộc sống.

Cho vay đầu tư


• Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, cho vay đầu tư chứng khoán,….
63
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

Cho vay Cho vay tín chấp hỗ trợ tiêu dùng


phục vụ nhu • Cá nhân có thu nhập ổn định hiện đang công tác tại các loại hình
cầu đời sống công ty được NH chấp thuận; có nhu cầu vay tiêu dùng

Cho vay thấu chi tín chấp


• KH cá nhân có thu nhập từ lương; có nhu cầu cấp hạn mức thấu
chi

Cho vay thông qua việc phát hành thẻ tín dụng
• KH có thu nhập ổn định và có nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng

64
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG TÍN DỤNG KHÁC
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Chương 5
CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN
DỤNG KHÁC

ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Châu


ThS. Nguyễn Ngọc Chánh
ThS. Phạm Thị Ngọc Lan
VLU, 09/2022 ThS. Nguyễn Ngọc Tú Vân
1. Nghiệp vụ cho thuê tài chính

2. Nghiệp vụ bao thanh toán

3. Nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá

4. Nghiệp vụ thấu chi

5. Nghiệp vụ bảo lãnh


CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP
1.1. Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ cho thuê tài chính
1.1.1.Khái niệm
Theo Nghị định số 39/2014/NĐ – CP ngày 07/05/2014
ban hành về hoạt động của công ty tài chính và công ty
cho thuê tài chính:
Cho thuê tài chính là hoạt động cấp tín dụng trung hạn,
dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính giữa bên cho
thuê tài chính với bên thuê tài chính. Bên cho thuê tài chính
cam kết mua tài sản cho thuê tài chính theo yêu cầu của bên
thuê tài chính và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho
thuê tài chính trong suốt thời hạn cho thuê.

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


1.1.2. Đặc điểm
▪ Tài trợ bằng tài sản
▪ Tín dụng trung dài hạn
▪ Tín dụng sản xuất kinh doanh
▪ Bên cho thuê tài trợ toàn bộ nhu cầu vốn của bên thuê
(không cần vốn đối ứng của bên thuê)
▪ Không cần tài sản đảm bảo
(quyền sở hữu TS thuê thuộc về Công ty cho thuê)

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


Hợp đồng cho thuê tài chính có thể chấm dứt trước hạn
khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
▪ Bên thuê không thanh toán tiền thuê hoặc vi phạm một
trong các điều khoản, điều kiện khác được quy định trong
hợp đồng CTTC.
▪ Bên thuê bị tuyên bố phá sản, giải thể.
▪ Bên cho thuê vi phạm một trong các điều khoản, điều
kiện được quy định trong hợp đồng CTTC.
▪ Tài sản cho thuê bị mất, hỏng không thể phục hồi sửa
chữa.
▪ Bên cho thuê và bên thuê đồng ý để bên thuê thanh toán
toàn bộ tiền thuê còn lại trước thời hạn thuê quy định
trong hợp đồng cho thuê tài chính.
CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC
NGUYÊN TẮC CHO THUÊ TÀI CHÍNH

Tài sản cho thuê thuộc sở hữu bên cho thuê

Tiền thuê được thanh toán đầy đủ và đúng


hạn

Bên thuê được quyền lựa chọn các phương


án xứ lý TS thuê khi kết thúc HĐ thuê

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


Các chủ thể tham gia:
Bên cho
thuê

Bên cung
Bên thuê
cấp

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


2.1.3. Điều kiện cho thuê tài chính:
 Có đủ năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật,
phải chịu trách nhiệm dân sự trước pháp luật.
 Có khả năng tài chính đảm bảo trả được tiền thuê tài
chính cho bên cho thuê trong thời hạn đã thỏa thuận.
 Phương án sản xuất kinh doanh và phương án sử
dụng tài sản thuê phải hợp pháp có tính khả thi và có
hiệu quả.
 Thực hiện đầy đủ các quy định khác phù hợp với
quy chế cho thuê tài chính hiện hành.
CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC
2.1.4.Tài sản cho thuê tài chính:
 Do bên thuê lựa chọn phù hợp với nhu cầu SXKD.
 Là TS mới hoặc đang sử dụng được bán trên thị
trường.
 Là TS được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu
nước ngoài.
 Là động sản, như: máy móc, thiết bị SX, phương
tiện vận tải, dây chuyền SX, thiết bị VP…
 Phải đăng ký giao dịch bảo đảm tại trung tâm đăng
ký GDBĐ (nếu có).
CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC
Cung ứng nguồn vốn trung
dài hạn cho đầu tư phát
triển CSHT của nền kinh tế

LỢI Nền
ÍCH kinh tế Tạo điều kiện mở rộng khả
năng tiếp cận chuyển giao
công nghệ hiện đại từ nước
ngoài cho sx trong nước.

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


Tạo thu nhập

Bên
cho Lợi ích về thuế
LỢI thuê
ÍCH
Đa dạng hóa sản phẩm
tín dụng và phân tán RR
trong HĐKD

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


Tránh được những rủi ro do sở
hữu tài sản
Lợi ích về thuế: CP thuê được
tính vào thu nhập chịu thuế, vì
vậy CP thực tế mà bên thuê chịu
Bên
là CP thuê sau khi khấu trừ phần
LỢI thuê giảm thuế
ÍCH Tính kịp thời
Giảm được những hạn chế tín
dụng
Tránh thủ tục rườm rà của quy
trình mua sắm tài sản
CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC
1.2. Quy trình cho thuê tài chính

Bước 1
• Tiếp xúc – Hướng dẫn KH

Bước 2
• Thẩm định hồ sơ cho thuê TC

Bước 3
• Ra quyết định cho thuê TC

Bước 4
• Ký hợp đồng

Bước 5
• Đăng ký QSH TS thuê và đăng ký GDĐB

Bước 6
• Kiểm tra, thu nợ

Bước 7
• Thanh lý hợp đồng – Xửl ý TS thuê khi chấm dứt HĐ

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


1.2. Quy trình cho thuê tài chính

Hồ sơ cho thuê tài chính:

▪ Hồ sơ pháp lý

▪ Báo cáo tài chính

▪ Hồ sơ dự án thuê

▪ Giấy đề nghị thuê tài chính

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


Khái niệm:
Nghiệp vụ bao thanh toán chính là hình thức
tài trợ cho những khoản thanh toán chưa đến
hạn từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung
ứng hàng hóa dịch vụ, đó chính là hoạt động
mua bán nợ.

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


Khái niệm:
Bao thanh toán là một hình thức cấp tín
dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng
thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát
sinh từ việc mua, bán hàng hoá đã được bên bán
hàng và bên mua hàng thoả thuận trong hợp
đồng mua, bán hàng.
Theo thông tư 02/2017/TT-NHNN ban hành ngày 17/05/2017 của Thống
đốc NHNN về Quy định về hoạt động bao thanh toán của TCTD, chi
nhánh NH nước ngoài

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


Các đối tượng có liên quan:

Người bán Người mua


Seller Buyer

Bên đi Bên trả


vay nợ

Đơn vị bao thanh toán


Factor

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


Lợi ích của hoạt động bao thanh toán:
❑ Đối với đơn vị bao thanh toán:
- Đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh, duy trì, mở rộng
thị phần của ngân hàng.
- Nâng cao uy tín của ngân hàng trên thương trường
quốc tế.
- Thu được phí và lãi.

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


Lợi ích của hoạt động bao thanh toán:
❑ Đối với bên bán hàng:
- Có thể thu tiền hàng ngay thay vì phải đợi đến khi khoản
phải thu đến hạn thanh toán.
- Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong sản xuất và
trao đổi hàng hóa.
- Được tài trợ vốn lưu động trên cơ sở doanh thu bán hàng,
góp phần làm cho vòng quay vốn tăng nhanh, phát triển
kinh doanh.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc theo dõi để thu
hồi các khoản phải thu phát sinh.
CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC
Lợi ích của hoạt động bao thanh toán:
❑ Đối với bên bán hàng:
- Được ngân hàng hỗ trợ đánh giá tình hình kinh doanh
và uy tín của bên mua trước khi giao hàng.
- Cập nhật được nhiều thông tin chính xác, đầy đủ về
người mua.
- Được ngân hàng bảo hiểm rủi ro bán chịu hàng hóa
đối với người bán chịu hàng hóa, nếu sử dụng hình
thức bao thanh toán miễn truy đòi.

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


Lợi ích của hoạt động bao thanh toán:
❑ Đối với bên mua hàng:
- Có nhiều cơ hội được mua hàng trả chậm từ phía các
đối tác.
- Tiết kiệm được chi phí, thời gian cho khâu nhập khẩu
hàng hóa.
- Giảm áp lực trả nợ cho nhà cung cấp.
- Hạn chế khó khăn do bất đồng ngôn ngữ trong giao
dịch đàm phán.

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


Hạn chế của hoạt động bao thanh toán:
- Người mua phải chấp nhận một mức gia mua hàng
hóa cao hơn so với các phương thức khác.
- Người mua phải thanh toán cho đơn vị BTT khi
hai bên không có quan hệ hợp đồng ràng buộc.
- BTT là hình thức tài trợ dựa trên hóa đơn và hợp
đồng mua bán hàng hóa nên dễ dẫn tới trường hợp
giả mạo.

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


Đối tượng khách hàng:
a. Đối với bên bán: là các đơn vị sản xuất kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ thỏa mãn các điều kiện:
- Hội đủ các điều kiện cấp tín dụng theo quy định của
pháp luật.
- Không thuộc đối tượng hạn chế cho vay hoặc không
cho vay theo quy định pháp luật.
- Là chủ sở hữu hợp pháp và có toàn quyền hưởng lợi
đối với các khoản phải thu.

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


Đối tượng khách hàng:
b. Đối với bên mua: là các đơn vị sản xuất kinh doanh
hội đủ các điều kiện:
- Có tình hình tài chính lành mạnh, đảm bảo khả năng
thanh toán đúng hạn đối với các khoản phải phải thu
được yêu cầu BTT.
- Có lịch sử thanh toán tương đối tốt với tất cả các đối
tác trong hoạt động kinh doanh.

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


Quy định về khoản phải thu được BTT
Không nằm trong danh mục các khoản phải thu không
được phép thực hiện bao thanh toán như sau:
1. Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hoá bị pháp
luật cấm;
2. Phát sinh từ các giao dịch, thoả thuận bất hợp pháp;
3. Phát sinh từ các giao dịch, thoả thuận đang có tranh
chấp;
4. Phát sinh từ các hợp đồng bán hàng dưới hình thức
ký gửi;
CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC
Quy định về khoản phải thu được BTT
5. Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng có thời hạn
thanh toán còn lại dài hơn 180 ngày.
6. Các khoản phải thu đã được gán nợ hoặc cầm cố, thế
chấp.
7. Các khoản phải thu đã quá hạn thanh toán theo hợp
đồng mua, bán hàng.

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


Giấy tờ Theo qui định tại khoản 8 Điều 6
có giá Luật Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam
là gì? năm 2010 thì : “Giấy tờ có giá là
bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả
nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ
có giá với người sở hữu giấy tờ có giá
trong một thời hạn nhất định, điều
kiện trả lãi và điều kiện khác”.

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


Chiết khấu là việc
mua có kỳ hạn hoặc mua
Luật các
có bảo lưu quyền truy
tổ chức
đòi các công cụ chuyển
tín dụng
nhượng, giấy tờ có giá
khác của người thụ
(47/2010/QH12)
hưởng trước khi đến hạn

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


3.1.1. Khái niệm:
Chiết khấu là loại hình tín dụng gián tiếp, trong đó
ngân hàng sẽ trả trước cho các giấy tờ có giá khi
chưa đến hạn với điều kiện người xin chiết khấu
phải chuyển nhượng quyền sở hữu giấy tờ có giá đó
cho ngân hàng.
Hiện nay thực hiện theo Thông tư số 04/2013/TT-NHNN do
NHNN ban hành ngày 01/03/2013 và thông tư 21/2016/TT-
NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của TT 04/2013/TT-NHNN

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


3.1.2. Ý nghĩa của nghiệp vụ chiết khấu:
❑ Đối với người đề nghị chiết khấu:

Chuyển đổi chứng từ có giá thành tiền một cách nhanh


nhất, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người xin chiết
khấu.
❑ Đối với ngân hàng chiết khấu:

➢ Tăng dự trữ thứ cấp của ngân hàng, đảm bảo an toàn trong
thanh toán, chi trả cho khách hàng.
➢ Tăng thu nhập cho ngân hàng.

➢ Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.


CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC
Đối tượng
chiết khấu
Giấy tờ
Thương
phiếu có giá
khác

Trái
phiếu

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


Kỳ phiếu

Thương
phiếu

Hối phiếu

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


Trái
phiếu

Trái phiếu Trái phiếu


chính phủ công ty

Trái phiếu
ngân hàng
CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC
Giấy tờ
có giá
khác

Chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu…

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


Đối với giấy tờ có giá:
 Người mang chiết khấu phải có năng lực pháp luật,
năng lực hành vi dân sự đầy đủ
 Phát hành và lưu thông hợp pháp theo quy định của
pháp luật Việt Nam
 Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người xin chiết
khấu; không có tranh chấp, không sử dụng để cầm
cố, bảo đảm cho nghĩa vụ khác
CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC
Đối với giấy tờ có giá:
 Được phép giao dịch (mua, bán, tặng, cho, chuyển
đổi, chuyển nhượng, cầm cố, bảo lãnh và các giao
dịch hợp pháp khác) theo quy định của pháp luật
 Chưa đến hạn thanh toán
 Phù hợp về nội dung và nguyên vẹn về hình thức;
không tẩy xóa, sửa chữa

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


Căn cứ theo thời hạn:
❑ Chiết khấu không hoàn lại: là nghiệp vụ chiết
khấu mà trong đó NHTM sẽ mua lại các GTCG từ
người thụ hưởng và nắm quyền sở hữu GTCG đó cho
đến khi nó đáo hạn.

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


Căn cứ theo thời hạn:
❑Chiết khấu không hoàn lại:

Chiết khấu
Phát hành Đáo hạn

Thời hạn chiết khấu

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


Căn cứ theo tính thời hạn:
❑ Chiết khấu có hoàn lại (có kỳ hạn):

Là việc ngân hàng mua và nhận chuyển nhượng


giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán từ khách
hàng, đồng thời khách hàng cam kết sẽ mua lại giấy
tờ có giá đó sau một khoảng thời gian được xác
định tại hợp đồng chiết khấu.

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


Căn cứ theo thời hạn:
❑Chiết khấu có hoàn lại (có kỳ hạn)
Chiết khấu
Phát hành Đáo hạn
Thời hạn chiết khấu

Mua lại

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


Căn cứ theo tính chất rủi ro:
❑ Chiết khấu có truy đòi: Là việc ngân hàng mua và
nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh
toán từ khách hàng; khách hàng phải có trách nhiệm hoàn
trả đối với số tiền chiết khấu, lãi chiết khấu và các chi phí
hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động chiết khấu
trong trường hợp ngân hàng không nhận được đầy đủ số
tiền được thanh toán từ người phát hành giấy tờ có giá.

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


Căn cứ theo tính chất rủi ro:
❑ Chiết khấu miễn truy đòi: là nghiệp vụ chiết khấu
mà khi đến thời điểm đáo hạn GTCG, nếu người có
nghĩa vụ thanh toán GTCG không thanh toán thì NH
không được phép truy đòi số tiền chiết khấu đã trả
cho KH sử dụng dịch vụ chiết khấu.

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


➢ Đơn xin chiết khấu
Người sở hữu GTCG
➢ Bảng kê chứng từ chiết khấu
tiến hành thủ tục xin
chiết khấu ➢ Kèm theo bản gốc chứng từ xin CK

➢ Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ


➢ Mục đích sử dụng tiền chiết khấu
Ngân hàng thẩm định ➢ Thời hạn đáo hạn
và kiểm tra GTCG
➢ Khả năng thanh toán của chứng từ khi đáo hạn
➢ Mối quan hệ của các đối tượng có liên quan

Ký HĐ; Chuyển giao ➢ Các thủ tục chuyển nhượng GTCG cho NH
GTCG và thanh toán; ➢ Ngân hàng tính tiền chiết khấu
theo dõi và thu nợ ➢ Ngân hàng mở sổ theo dõi thời hạn đáo hạn của
chứng từ chiết khấu

➢ Gửi yêu cầu thanh toán đến người có trách


Xử lý GTCG khi đáo nhiệm thanh toán
hạn thanh toán ➢ Thực hiện quyền truy đòi
CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC
Bước 2:
Các yếu tố pháp lý chưa
khẳng định được

CBTD Từ chối Các chứng từ có dấu


thẩm chiết khấu hiệu sửa chữa, tẩy xóa
định
các
chứng Các chứng từ có khả
từ xin năng thanh toán khi đến
chiết hạn rất thấp
khấu
của Đồng ý Các yếu tố đảm bảo tính
KH nhận chiết hợp lệ, hợp pháp; đảm
khấu bảo khả năng thanh toán

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


Bước 3:

Chuyển nhượng
Chứng từ bằng phương pháp
Khách hàng ký danh ký chuyển nhượng
làm thủ tục (ký hậu)
chuyển nhượng
các chứng từ có
giá cho Ngân
hàng Chuyển nhượng
Chứng từ bằng cách trao tay
vô danh (kèm theo văn bản
xác nhận)

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


3.3. QUY TRÌNH CHIẾT KHẤU
Hồ sơ chiết khấu:
 Hồ sơ pháp lý của người xin chiết khấu
 Giấy đề nghị chiết khấu
 Bảng kê chứng từ chiết khấu (2 liên)
 Giấy tờ có giá xin chiết khấu (chứng từ gốc)

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


3.4 Kỹ thuật chiết khấu
a – Thời hạn chiết khấu (Ti):
Thời hạn chiết khấu là khoảng thời gian tính từ
ngày tiếp theo của ngày ngân hàng nhận chiết
khấu giấy tờ có giá đến ngày khách hàng phải thực
hiện nghĩa vụ cam kết mua lại hoặc đến ngày đến
hạn thanh toán toàn bộ số tiền ghi trên giấy tờ có
giá đó, bao gồm cả ngày nghỉ và ngày lễ.
VD: Ngày CK: 14/04/22 Ngày ĐH: 15/05/22
Ti tính từ 15/04/22 – 15/5/22
Hoặc Ti tính từ 14/4/22 – 14/5/22

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


3.4 Kỹ thuật chiết khấu
a – Thời hạn chiết khấu (Ti):
 Do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận, không
vượt quá thời hạn còn lại của GTCG.
Thời hạn còn lại của GTCG là khoảng thời gian kể
từ ngày GTCG được ngân hàng nhận chiết khấu
đến ngày đến hạn thanh toán toàn bộ số tiền ghi
trên GTCG đó.
 Là thời hạn để ngân hàng tính tiền lãi chiết khấu.

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


3.4. Kỹ thuật chiết khấu

a – Thời hạn chiết khấu (Ti):


 Nếu thời hạn hiệu lực còn lại của chứng từ nhỏ hơn
thời hạn chiết khấu tối thiểu do ngân hàng quy định
thì ngân hàng áp dụng thời hạn chiết khấu tối thiểu
(nếu khách hàng đồng ý).
 Đối với GTCG do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng khác phát hành, thời hạn chiết khấu tối đa là
dưới 01 năm.

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


3.4. Kỹ thuật chiết khấu
a – Thời hạn chiết khấu (Ti):
Ví dụ 1: Ngày 20/05/2022, ngân hàng chiết khấu một
tín phiếu do Kho bạc phát hành:
- Mệnh giá: 10.000.000 VND
- Thời hạn: 6 tháng
- Ngày phát hành: 10/03/2022
- Ngày đáo hạn: 10/09/2022
- Lãi suất phát hành: 8%/năm - trả lãi sau
Yêu cầu: Tính thời hạn chiết khấu
CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC
3.4. Kỹ thuật chiết khấu
b – Giá chiết khấu (GCK):
 Giá chiết khấu là giá trị hiện tại (hiện giá)
của các khoản tiền thu được trong tương lai
từ việc sở hữu giấy tờ có giá.
 Giá chiết khấu được tính theo 2 phương
pháp:
✓ Chiết khấu theo lãi đơn
✓ Chiết khấu theo lãi kép

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


3.4. Kỹ thuật chiết khấu
b – Giá chiết khấu (GCK):
✓ Chiết khấu theo lãi đơn

n
STi
GCK = 
i =1 (1 + Ti * Ls )

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


3.4. Kỹ thuật chiết khấu
b – Giá chiết khấu (GCK):
Lưu ý : Số tiền phát sinh trong tương lai từ
việc sở hữu giấy tờ có giá phụ thuộc vào
cách thức thanh toán chi trả cho chứng từ
đó:
 Trả lãi trước;
 Trả lãi sau;
 Trả lãi định kỳ;

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


3.4. Kỹ thuật chiết khấu

b – Giá chiết khấu (GCK):


Lưu ý :
 Đối với hối phiếu: ST = Mệnh giá
 Đối với trái phiếu, kỳ phiếu:
➢ Trả lãi sau: ST = Mệnh giá + tiền lãi
➢ Trả lãi định kỳ: ST = Mệnh giá + tiền lãi chưa trả
➢ Trả lãi trước:
Trả lãi 1 lần: ST = Mệnh giá
Trả lãi nhiều lần: ST = Mệnh giá + tiền lãi chưa trả

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


3.4. Kỹ thuật chiết khấu
c – Phí chiết khấu (P):
 Phí cố định:
Phí chiết khấu được ấn định bằng một số tiền cố
định cho mỗi giấy tờ có giá.
 Phí tính trên mệnh giá:
P = Mệnh giá * Tỷ lệ phí

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


3.4. Kỹ thuật chiết khấu
d – Giá trị còn lại:
Giá trị còn lại là số tiền thanh toán cho người
xin chiết khấu vào thời điểm chiết khấu.

GTCL = GCK − P

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


3.4. Kỹ thuật chiết khấu
e – Giá mua lại:
Lưu ý:
Giá mua lại giấy tờ có giá khi đến hạn chiết
khấu là số tiền người xin chiết khấu phải trả
cho ngân hàng chiết khấu để được mua lại
giấy tờ có giá đã chiết khấu.
GM = GCK * (1 + T tt * Ls CK )
T tt: thời hạn thực tế chiết khấu
CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC
3.4. Kỹ thuật chiết khấu
Ví dụ 2: (tiếp VD1)
Sau khi kiểm tra ngân hàng đồng ý chiết khấu với các
điều kiện như sau:
- Lãi suất chiết khấu : 9,6%/ năm.
- Tỷ lệ phí chiết khấu là 0,1% mệnh giá.
- Thời hạn chiết khấu tối thiểu là : 15 ngày.
- Số ngày quy ước của một năm là 360 ngày.
Yêu cầu:
a) Xác định số tiền ngân hàng thanh toán cho khách hàng.
b) Giả sử ngày 10/07/2022, KH đề nghị mua lại GTCG.
Hãy tính số tiền KH phải thanh toán mua lại GCTG cho
NH.
CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC
Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán:

a. Khái niệm:
Là phương thức cho vay mà NH chấp thuận cho
khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản
thanh toán của khách hàng một mức thấu chi tối
đa để thực hiện dịch vụ thanh toán trên tài khoản
thanh toán. Mức thấu chi tối đa được duy trì
trong một khoảng thời gian tối đa 01 (một) năm.

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán:

b. Đặc điểm:
▪ Tiền vay có thể rút ra bất cứ lúc nào khi KH có
nhu cầu.
▪ Trả nợ bất cứ lúc nào không mất phí trả nợ
trước hạn hoặc chịu lãi quá hạn.

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán:

c. Điều kiện:
▪ Đủ điều kiện cấp tín dụng theo quy định của
Pháp luật.
▪ Có tài khoản tiền gửi thanh toán và giao dịch
thường xuyên tại Ngân hàng.
▪ Có lịch sử thanh toán và lịch sử tín dụng tốt.
▪ Có tình hình tài chính lành mạnh, thu nhập
thường xuyên đều đặn và phải được thanh toán
chuyển khoản qua Ngân hàng.

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán:

e. Mức cho vay:


Hạn mức thấu chi kỳ này = Thu nhập BQ kỳ trước
* Tỷ lệ thấu chi kỳ này

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán:

f. Giải ngân:
▪ Giải ngân khi nhu cầu chi của KH vượt số dư
tiền gửi
▪ Số tiền thấu chi mỗi lần không vượt quá hạn mức
thấu chi còn lại.

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán:

g. Thu nợ:
▪ Nợ gốc: NH thu nợ gốc khi KH phát sinh nguồn
thu
▪ Lãi vay:
✓ Lãi vay thấu chi thu theo định kỳ mỗi tháng
✓ Lãi vay thấu chi tính theo số dư thực tế trên tài
khoản thấu chi vào thời điểm cuối ngày
✓ Thu lãi từ tiền gửi hoặc ghi nợ vào tài khoản
thấu chi.

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


5. NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH

Khái niệm:
Bảo lãnh là hình thức cấp tín dụng của ngân
hàng, là cam kết của ngân hàng bảo lãnh chịu trách
nhiệm trả tiền thay cho bên được bảo lãnh, nếu bên
được bảo lãnh không thực hiện đúng và đủ các nghĩa
vụ đã thoả thuận với bên yêu cầu bảo lãnh, được quy
định cụ thể tại thư bảo lãnh của ngân hàng.
Thực hiện theo Thông tư 07/2015/TT-NHNN ngày
09/08/2015 do NHNN ban hành quy định về bảo lãnh
Ngân hàng.

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


5. Nghiệp vụ bảo lãnh

Khái niệm:

❑ Cam kết bảo lãnh là cam kết đơn phương bằng


văn bản của tổ chức tín dụng (thư bảo lãnh) hoặc
văn bản thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng, khách
hàng được bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh (hợp
đồng bảo lãnh).

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


5. Nghiệp vụ bảo lãnh

Các đối tượng có liên quan:


• Bên bảo lãnh: là NHTM thực hiện bảo lãnh theo
yêu cầu của KH.
• Bên được bảo lãnh: là KH có yêu cầu bên bảo lãnh
thực hiện cam kết nghĩa vụ tài chính nhằm phục vụ
các mối quan hệ kinh tế phát sinh.
• Bên nhận bảo lãnh: là DN, TCKT, cá nhân trong và
ngoài nước có quyền thụ hưởng các cam kết bảo
lãnh của bên bảo lãnh.

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


5. Nghiệp vụ bảo lãnh

Các đối tượng có liên quan


Người nhận
bảo lãnh

Người bảo lãnh


( NH hoặc
HĐMB, HĐDT
các tổ chức TD)

Người được
bảo lãnh

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


5. Nghiệp vụ bảo lãnh

Đặc điểm:
• Tính phù hợp: các nội dung BL phải phù hợp với hợp đồng
kinh tế phát sinh giữa người được BL và người nhận BL.
• Tính không hủy ngang: NH không được đơn phương hủy
bỏ nếu như không có sự thỏa thuận với KH hoặc các bên
có liên quan.
• Tính độc lập: BL thể hiện tính độc lập với hợp đồng kinh tế
phát sinh, NHBL cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính đối
với người thụ hưởng BL chứ không phải với người yêu cầu
BL; ngoài ra BL còn thể hiện ở sự độc lập giữa trách nhiệm
thực hiện nghĩa vụ tài chính của NH.

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


5. Nghiệp vụ bảo lãnh

Chức năng:

Là công cụ Là công cụ
bảo đảm tài trợ

Là công cụ
hạn chế rủi ro

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


5. Nghiệp vụ bảo lãnh

Lợi ích của hoạt động bảo lãnh


Góp phần tài trợ vốn tín dụng cho nền kinh tế; thúc đẩy thương
mại quốc tế phát triển.

Góp phần đa dạng hóa sản phẩm tín dụng, phân tán rủi ro tín
dụng; tăng thu nhập cho NH.

Giúp bên được BL nhận được sự tài trợ vốn tín dụng từ NH, tiếp
cận được các dự án, HĐ...

Đảm bảo quyền lợi cho người nhận BL được nhận bồi thường nếu
bên được BL không thực hiện đúng cam kết; tiết kiệm chi phí.

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


Phân loại bảo lãnh
1. Căn cứ vào phạm vi

Bảo lãnh
trong nước

Bảo lãnh
ngoài nước

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


Phân loại bảo lãnh

2. Căn cứ vào phương thức phát hành

Bảo lãnh
trực tiếp

Bảo lãnh
gián tiếp
CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC
Phân loại bảo lãnh

3. Căn cứ vào mục đích bảo lãnh

Bảo lãnh vay Bảo lãnh Bảo lãnh dự Bảo lãnh thực
vốn thanh toán thầu hiện hợp đồng

Bảo lãnh đảm


Bảo lãnh
bảo chất Bảo lãnh hoàn Bảo lãnh bảo
thanh toán
lượng sản thanh toán hành
thuế
phẩm
Bảo lãnh phát
Bảo lãnh đối Đồng bảo
thành chứng
ứng lãnh
khoán

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


5. Nghiệp vụ bảo lãnh

Đối tượng được bảo lãnh


❖ Đối tượng được bảo lãnh
▪ Pháp nhân: công ty, xí nghiệp, tổ chức tín dụng
▪ Thể nhân: có địa chỉ cư trú rõ ràng, có việc làm ổn
định

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG

Điều kiện được bảo lãnh


Doanh nghiệp muốn được bảo lãnh phải có các điều kiện sau
đây:
▪ Có tư cách pháp nhân, hoạt động theo pháp luật hiện
hành của Việt Nam;
▪ Có hợp đồng liên quan đến việc bảo lãnh;
▪ Hoạt động kinh doanh có lãi;
▪ Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, thanh toán;
▪ Có giấy phép xuất nhập khẩu, nếu hoạt động xuất nhập
khẩu liên quan đến bảo lãnh;
▪ Không có nợ quá hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ;
▪ Có đủ tài sản thế chấp hợp pháp cho bảo lãnh;
CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC
MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG

Thời hạn bảo lãnh:

❖ Thời hạn bảo lãnh: là khoảng thời gian mà NH


cam kết thực hiện BL các nghĩa vụ tài chính với
các đối tượng có liên quan.
• Thời hạn được tính từ khi phát hành bảo lãnh bắt
đầu có hiệu lực cho đến thời điểm chấm dứt hiệu
lực bảo lãnh được ghi trong cam kết bảo lãnh.
• Tính theo hợp đồng được ký kết giữa bên được bảo
lãnh và bên thụ hưởng bảo lãnh.

CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC


Quy trình bảo lãnh:
B1. Tiếp nhận hồ sơ xin bảo lãnh của khách hàng
B2. Thẩm định tình hình khách hàng
B3. Lập tờ trình ban giám đốc duyệt bảo lãnh
B4. Thực hiện ký quỹ bảo lãnh
B5. Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh
B6. Lập quỹ bảo lãnh theo quy định, theo dõi phát sinh và
thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
B7. Giải tỏa bảo lãnh
CHƯƠNG 5: CÁC NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG KHÁC
CHƯƠNG 6

HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN

TRONG NƯỚC

ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Châu


ThS. Nguyễn Ngọc Chánh
ThS. Phạm Thị Ngọc Lan
ThS. Nguyễn Ngọc Tú Vân
CHƯƠNG 6 : NGHIỆP VỤ THANH TOÁN TRONG NƯỚC

THANH TOÁN GIỮA CÁC KHÁCH HÀNG

THANH TOÁN GIỮA CÁC NGÂN HÀNG

2
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
1. THANH TOÁN GIỮA CÁC KHÁCH HÀNG

❖ Thanh toán bằng ủy nhiệm chi.


❖ Thanh toán bằng ủy nhiệm thu.
❖ Thanh toán bằng thẻ ngân hàng.
❖ Thanh toán bằng séc.

3
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
THANH TOÁN BẰNG ỦY NHIỆM CHI

■ Khái niệm
✓ Ủy nhiệm chi là lệnh chi do chủ tài khoản lập trên mẫu in sẵn để yêu cầu
ngân hàng nơi mình mở tài khoản, trích một số tiền nhất định từ tài khoản
của mình để trả cho người thụ hưởng, tiền hàng hóa dịch vụ hoặc chuyển
vào một tài khoản khác của chính mình.

✓ Ủy nhiệm chi dùng để thanh toán các khoản hàng hóa, dịch vụ hoặc chuyển
tiền một cách rộng rãi, phổ biến trong cả nước

4
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
5
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
6
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
THANH TOÁN BẰNG ỦY NHIỆM CHI
Quy định thanh toán bằng UNC:
▪ UNC được lập thống nhất theo mẫu ngân hàng.
▪ UNC được lập thành 3 hoặc 4 liên như nhau.
▪ Nội dung UNC phải phù hợp, rõ ràng.
▪ Số tiền thanh toán trên UNC không được vượt quá số dư khả dụng
trên TKTG.
▪ Thời gian thanh toán tối đa đối với UNC là 24 giờ từ khi nhận UNC
của khách hàng.
7
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
THANH TOÁN BẰNG ỦY NHIỆM CHI

Quy trình thanh toán bằng UNC:


TH1: Có tài khoản tại cùng một ngân hàng
TH2: Có tài khoản tại hai ngân hàng khác nhau:

8
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
TÀI KHOẢN TẠI CÙNG MỘT NGÂN HÀNG

(1)
Người trả tiền Người thụ hưởng
HH, dịch vụ

(2) UNC (4)


(3) UNC
UNC báo có
báo nợ
Ngân hàng

9
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
Chú thích:
(1) Bên bán giao hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho bên mua.
(2) Bên mua lập ủy nhiệm chi theo mẫu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình
trích tiền TK thanh toán cho bên bán.
(3) Ngân hàng sau khi nhận được ủy nhiệm chi sẽ tiến hành chuyển tiền
cho bên bán ngay trong ngày, và báo Nợ cho bên mua.
(4) Ngân hàng ghi Có lên tài khoản tiền gởi đồng thời báo Có cho người
thụ hưởng.

10
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
TÀI KHOẢN TẠI 2 NGÂN HÀNG KHÁC NHAU

(1)
Người trả tiền Người thụ hưởng
HH, dịch vụ
(3)
(2) UNC (5) UNC
UNC báo báo có
nợ
(4) UNC
Ngân hàng Ngân hàng
TTTGNH

11
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
Chú thích:
(1) Bên bán giao hàng hoá, dịch vụ cho bên mua.
(2) Bên mua lập 2 liên UNC nộp vào ngân hàng phục vụ mình theo yêu cầu trích
tài khoản chuyển tiền cho bên bán.
(3) Ngân hàng bên mua gửi một liên giấy báo “Nợ” cho bên mua sau khi hạch
toán ghi “Nợ” cho bên mua.
(4) Ngân hàng bên mua lập thủ tục thanh toán qua NHNN hoặc thanh toán bù
trừ, hoặc thanh toán liên hàng, gửi giấy báo Có tới ngân hàng bên bán.
(5) Ngân hàng bên bán ghi “Có” vào tài khoản của đơn vị thụ hưởng và báo
“Có” cho người thụ hưởng.

12
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
THANH TOÁN BẰNG ỦY NHIỆM THU

Khái niệm

UNT là một thể thức thanh toán được tiến hành trên cơ sở giấy ủy nhiệm thu và
các chứng từ hóa đơn do người bán lập và chuyển đến ngân hàng để yêu cầu thu
hộ tiền từ người mua về hàng hóa đã giao, dịch vụ cung ứng phù hợp với những
điều kiện thanh toán đã ghi trong hợp đồng kinh tế.

13
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
THANH TOÁN BẰNG ỦY NHIỆM THU

Quy định thanh toán bằng UNT:


▪ Được thực hiện dựa trên việc thỏa thuận giữa 2 bên.
▪ Phải có văn bản thông báo cho NH phục vụ mình về việc áp dụng
thể thức UNT để NH làm căn cứ tổ chức thực hiện thanh toán.
▪ NH chỉ là trung gian thanh toán, không ràng buộc nghĩa vụ phải thu
được tiền cho bên thụ hưởng.

14
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
THANH TOÁN BẰNG ỦY NHIỆM THU

Quy trình thanh toán bằng UNT:


TH1: Có tài khoản tại cùng một ngân hàng
TH2: Có tài khoản tại hai ngân hàng khác nhau

15
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
TÀI KHOẢN TẠI CÙNG MỘT NGÂN HÀNG

(1)
Người trả tiền Người thụ hưởng
HH, dịch vụ …
(2) UNT
chứng từ (3b)
(3a) Báo có
Báo nợ
Ngân hàng

16
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
Chú thích:
(1) Căn cứ HĐKT đã ký bên bán tiến hành gởi hoặc cung cấp dịch vụ
cho bên mua.
(2) Ngay sau đó, bên bán lập giấy UNT (4 liên UNT theo mẫu quy
định) kèm theo hóa đơn có liên quan gởi đến Ngân Hàng đề nhờ thu
hồi tiền.
(3) Sau đó Ngân hàng đóng dấu “đã thanh toán” lên các chứng từ hóa
đơn, kèm theo giấy báo có cho bên bán, rồi gửi cho bên mua kèm theo
giấy báo nợ, bên mua căn cứ bộ chứng từ này để nhận hàng về.

17
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
TÀI KHOẢN TẠI 2 NGÂN HÀNG KHÁC NHAU

(1)
Người trả tiền Người thụ hưởng
HH, dịch vụ …

(4) (2) UNT (6) Báo có


Báo nợ chứng từ
(3) UNT
chứng từ

Ngân hàng Ngân hàng


(5)
TTTGNH

18
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
Chú thích:
(1) Căn cứ HĐKT đã ký bên bán tiến hành gửi hàng hoặc cung cấp dịch vụ
cho bên bán.
(2) Bên bán lập UNT (4 liên theo mẫu quy định) kèm theo hóa đơn có liên
quan gửi đến Ngân Hàng phục vụ mình hoặc gửi trực tiếp đến Ngân Hàng
phục vụ người mua nhờ thu tiền nợ. (3) Ngân Hàng bên bán kiểm tra bộ
giấy tờ UNT, nếu điều khoản hợp lệ và khớp đúng thì ghi nhận ngày tháng
nhận chứng từ vào chỗ quy định của UNT ghi ngày tháng kiểm soát và gửi
UNT cho Ngân Hàng bên mua.

19
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
(4) Sau đó Ngân Hàng bên mua đóng dấu “đã thanh toán” lên các
chứng từ hóa đơn. Ngân hàng bên mua gửi một liên giấy báo “Nợ” cho
đơn vị mua sau khi hạch toán ghi “Nợ” cho đơn vị mua.
(5) Ngân hàng bên mua lập thủ tục thanh toán qua NHNN hoặc thanh
toán bù trừ, hoặc thanh toán liên hàng, gửi giấy báo Có tới ngân hàng
bên bán.
(6) Ngân hàng bên bán ghi “Có” vào tài khoản của đơn vị thụ hưởng
và báo “Có” cho người thụ hưởng.

20
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
THANH TOÁN BẰNG THẺ NGÂN HÀNG

Khái niệm
Thẻ NH là một loại công cụ thanh toán hiện đại do
NH phát hành và bán cho khách hàng là các đơn vị
và cá nhân, để họ sử dụng trong thanh toán tiền mua
hàng hóa, dịch vụ... hoặc rút tiền mặt tại các NH đại
lý hay tại các quầy trả tiền tự động.

21
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
1. Số thẻ tín dụng
2. Tên chủ thẻ
3. Tháng phát hành/hết hạn thẻ
4. EMV Chip: Công nghệ bảo mật tối ưu
nhất giúp giảm thiểu tối đa gian lận thẻ.
5. Logo tổ chức thẻ quốc tế: sử dụng thẻ
tại bất kỳ ATM hay điểm chấp nhận thẻ
nào có biểu trưng
6. Biểu tượng cột sóng: Thẻ có biểu tượng
này Quý khách có thể sử dụng cho các
giao dịch không tiếp xúc.
7. Dải băng ký: Vì sự an toàn vui lòng ký
bằng bút bi vào dải băng này ngay sau
khi nhận được thẻ.
8. Mã số xác thực CVV: Được sử dụng khi
thực hiện các giao dịch trực tuyến hoặc
tại một số điểm chấp nhận thẻ để xác
thực thẻ.
9. Liên hệ: Trong trường hợp khẩn cấp

22
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
PHÂN LOẠI THẺ NGÂN HÀNG

23
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
24

KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

▪ Ngày chốt sao kê thẻ tín dụng: Đây là ngày ngân hàng chốt các
giao dịch phát sinh bằng thẻ tín dụng trong tháng và gửi báo cáo cho
bạn.

▪ Ngày đến hạn thanh toán: Là ngày bạn phải thanh toán dư nợ
thẻ tín dụng cho ngân hàng. Nếu vượt quá hạn thanh toán, lãi suất
và một số loại phí khác sẽ phát sinh tùy theo chính sách của mỗi
ngân hàng (bạn có thể thanh toán sớm hơn ngày này).

24
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
25

▪ Thời gian ân hạn: Đây là thời gian ngân hàng gia hạn thêm để
bạn có thêm thời gian thanh toán đủ số tiền đã dùng cho ngân
hàng. Thời gian ân hạn có thể từ 15 tới 25 ngày, chính vì vậy có
ngân hàng có thời gian miễn lãi suất lên tới 60 ngày tùy theo
chính sách của mỗi ngân hàng.

Như vậy sẽ có 30 ngày miễn lãi chính thức + 15 ngày ân hạn


(cố định) = 45 ngày miễn lãi

25
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
THANH TOÁN BẰNG THẺ
NGÂN HÀNG

- Những đối tượng liên quan đến thẻ ngân hàng


■ Ngân hàng phát hành thẻ
- Chủ thẻ
■ Ngân hàng thanh toán thẻ
- Đơn vị chấp nhận thẻ

26
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
THANH TOÁN BẰNG THẺ NGÂN HÀNG
- Quy trình thực hiện

(6)

27
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
THANH TOÁN BẰNG THẺ NGÂN HÀNG
■ (1a) Các đơn vị, cá nhân có nhu cầu sử dụng thẻ thanh toán liên hệ với ngân hàng phát hành thẻ
yêu cầu cung cấp thẻ

■ (1b) Ngân hàng phát hành thẻ phát hành và cung cấp thẻ thanh toán cho khách hàng theo từng loại
cho phù hợp với đối tượng và điều kiện đã quy định.

■ (2) Người sử dụng thẻ mua HHDV của các công ty, doanh nghiệp đồng ý tiếp nhận thanh toán
bằng thẻ.

■ (3) Người sử dụng thẻ cũng có thể đề nghị ngân hàng thanh toán thẻ cho rút tiền mặt hoặc tự mình
rút tiền tại máy ATM.

■ (4) Trong phạm vi 10 ngày làm việc DVTNT cần nộp biên lai vào ngân hàng đại lý để đòi tiền
kèm theo các hóa đơn chứng từ hàng hóa có liên quan.
28
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
THANH TOÁN BẰNG THẺ NGÂN HÀNG

■ (5) Trong phạm vi 1 ngày làm việc kê từ khi nhận được biên lai và chứng từ hóa đơn của
người tiếp nhận nộp vào, Ngân hàng thanh toán thẻ tiến hành trả tiền cho người tiếp nhận
theo số tiền đã phản ánh ở biên lai bằng cách ghi Có vào tài khoản của người tiếp nhận thẻ
hoặc cho lĩnh tiền mặt...
■ (6) Ngân hàng thanh toán thẻ lập bảng kê và chuyển biên lai đã thanh toán cho ngân hàng
phát hành thẻ.

■ (7) Ngân hàng phát hành thẻ hoàn lại số tiền mà ngân hàng thanh toán thẻ đã thanh toán trên
cơ sở các biên lai hợp lệ.

29
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
THANH TOÁN BẰNG SÉC

■ Khái niệm
“Séc là một lệnh viết vô điều
kiện, do chủ tài khoản phát hành
để yêu cầu ngân hàng hoặc các
định chế tài chính khác được
trích từ tài khoản của mình một
khoản tiền có sẵn để trả cho
người thụ hưởng, người thụ
hưởng có thể là chính mình hoặc
người thứ ba”.

30
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
31
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
THANH TOÁN BẰNG SÉC

Nguyên tắc
■ Tất cả các tờ séc do Ngân hàng Nhà nước thiết kế thống nhất, được
in và ghi bằng tiếng Việt (séc phục vụ khách hàng nước ngoài có thể
in thêm bằng tiếng Anh dưới tiếng Việt Nam với cỡ chữ nhỏ hơn)

■ Ngân hàng, kho bạc nhà nước... bán séc trắng cho khách hàng sử
dụng, theo đúng mẫu séc đã được duyệt và chỉ bán séc cho khách
hàng nào có mở tài khoản tại đơn vị mình.

32
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
THANH TOÁN BẰNG SÉC

Nguyên tắc

■ Người phát hành séc là chủ tài khoản hoặc được chủ tài khoản ủy quyền.

■ Chỉ được phát hành séc trong phạm vi số dư tài khoản ủy quyền.

■ Chỉ được phát hành trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi hoặc bảo chi, nếu vi
phạm sẽ bị phạt tiền, bị đình chỉ sử dụng séc hoặc bị truy tố theo pháp luật

■ Séc phải được viết bằng thứ mực khó tẩy xóa, không dùng bút chì, không dùng
mực đỏ. Các yếu tố trong séc phải ghi đầy đủ rõ ràng. Cấm sửa chữa, tẩy xóa trên
tờ séc, séc viết hỏng cần gạch chéo, để nguyên không xé rời khỏi cuốn séc

33
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
THANH TOÁN BẰNG SÉC
Nguyên tắc

■ Khi phát hành séc cần ghi số tiền bằng chữ và bằng số phải khớp nhau. Một tờ séc hợp
lệ là séc ghi đầy đủ các yếu tố và nội dung quy định, có đủ chữ ký và con dấu (nếu có).

■ Tờ séc đủ điều kiện thanh toán phải là:


- Tờ séc hợp lệ.
- Được nộp trong thời gian hiệu lực thanh toán.
- Không có lệnh đình chỉ thanh toán
- Chữ ký và con dấu phải khớp đúng với mẫu đã đăng ký.
- Số dư tài khoản của chủ tài khoản đủ tiền để thanh toán.

34
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
THANH TOÁN BẰNG SÉC
Nguyên tắc

■ Người phát hành séc và người thụ hưởng phải thông báo ngay cho các bên liên quan,
khi bị mất séc. Căn cứ vào thông báo mất séc, cá nhân, đơn vị thanh toán ra lệnh đình
chỉ thanh toán đối với tờ séc được thông báo, phải chịu bồi hoàn nếu để tờ séc bị lợi
dụng lấy tiền ra sau khi đã nhận thông báo.

■ Trường hợp có nhiều séc được phát hành bởi một chủ tài khoản được nộp vào cùng
mỗt thời điểm thì đơn vị thanh toán xác định thứ tự thanh toán theo số séc phát hành từ
nhỏ đến lớn. Tờ séc được xuất trình trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký phát (không
tính thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan).

35
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
THANH TOÁN BẰNG SÉC
Các đối tượng liên quan:
▪ Chủ tài khoản: là người đứng tên mở tài khoản và là chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu số
tiền trên tài khoản đó. Chủ tài khoản có thể là đại diện một pháp nhân hoặc một thể nhân.

■ Người phát hành séc: là người ký phát hành séc để thanh toán cho người hưởng séc. Người
phát hành có thể là chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản ủy quyền.

■ Người thụ hưởng séc: là người sở hữu số tiền ghi trên séc, người thụ hưởng sẽ được ghi rõ
họ tên trên tờ séc (nếu séc ký danh) hoặc là người cầm séc (nếu là séc vô danh).
■ Người chuyển nhượng séc: là người chuyển nhượng quyền thụ hưởng séc của mình cho
người khác theo luật định.

36
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
THANH TOÁN BẰNG SÉC
- Các loại séc sử dụng trong thanh toán
■ Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng
- Séc ký danh
- Séc vô danh

■ Căn cứ vào tính chất sử dụng:


- Séc tiền mặt
- Séc chuyển khoản

37
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
THANH TOÁN BẰNG SÉC
- Thủ tục phát hành và thanh toán séc

Bước 1: Các đơn vị, cá nhân sau khi sau khi mở hay đã có tài khoản tiền gửi ngân hàng có nhu cầu
sử dụng séc sẽ lập giấy đề nghị bán séc nộp vào đơn vị thanh toán kèm theo chứng minh thư hoặc
hộ chiếu. Đơn vị thanh toán sau khi kiểm tra giấy tờ hợp lệ sẽ mở sổ theo dõi tên, địa chỉ, số hiệu
tài khoản của khách hàng.

Bước 2: Sau khi đã có séc, khách hàng phát hành séc và giao trực tiếp cho người bán (người thụ
hưởng séc) để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ.

Khi phát hành séc cần chú ý:

- Phát hành séc theo đúng quy định.

- Chủ tài khoản có thể ủy quyền phát hành séc (ủy quyền bằng văn bản)
38
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
Bước 3:
Khi nhận được tờ séc do người phát hành trao cho mình, người thụ hưởng cần kiểm tra tính hợp
lệ của tờ séc. Nếu tờ séc hợp lệ thì người thụ hưởng séc có thể xử lý bằng một trong hai cách:
- Nộp séc để được thanh toán.
- Chuyển nhượng séc: Nếu người thụ hưởng séc muốn chuyển nhượng tờ séc cho người
khác để trừ nợ hoặc trả tiền hàng hóa, dịch vụ thì tiến hành các thủ tục chuyển nhượng séc
theo quy định.
Bước 4:
- Khi nhận tờ séc của khách hàng nộp vào đơn vị tiếp nhận séc cần kiểm tra tính hợp lệ của tờ
séc, thời hạn thanh toán.
- Nếu tờ séc không hợp lệ hoặc quá hạn thì từ chối vào trao tờ séc lại cho khách hàng.
- Nếu tờ séc hợp lệ và còn thời hạn thanh toán thì đơn vị thu hộ ký nhận tờ séc đồng thời
chuyển ngay tờ séc cho đơn vị thanh toán.
- Trường hợp tờ séc nộp trực tiếp vào đơn vị thanh toán thì đơn vị thanh toán sẽ tiến hành thanh
toán ngay cho người thụ hưởng.

39
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
Bước 5:
Đơn vị thanh toán khi nhận được tờ séc do đơn vị thu hộ chuyển đến (hoặc do người thụ hưởng nộp trực
tiếp) cần kiểm tra lại:

- Tính hợp lệ của tờ séc, Thời hạn hiệu lực, Tính liên tục của dãy chữ ký chuyển nhượng (nếu có).

- Nếu hoàn toàn hợp lệ và khớp đúng đơn vị thanh toán sẽ thực hiện thanh toán như sau:
Nếu tờ séc dùng để thanh toán chuyển khoản: đơn vị thanh toán sẽ trích tiền trên tài khoản của chủ tài
khoản thanh toán cho người thụ hưởng bằng cách ghi có vào tài khoản tiền gửi của người thụ hưởng rồi
báo cho họ hoặc chuyển tiền qua đơn vị thu hộ nếu người thụ hưởng có tài khoản ở ngân hàng khác.

Nếu tờ séc được thanh toán bằng tiền mặt thì đơn vị thanh toán cho người thụ hưởng bằng tiền mặt sau
khi đã kiểm tra kỹ các giấy tờ liên quan.

40
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
Bước 6:

Đơn vị thu hộ khi nhận được tiền do đơn vị thanh toán gửi đến qua hệ thống liên ngân
hàng hay qua bù trừ thì tiến hành ghi có ngay vào tài khoản của người thụ hưởng rồi
gửi giấy báo Có cho họ biết.

41
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
THANH TOÁN BẰNG SÉC
Quy trình thực hiện
■ Trường hợp người phát hành và người thụ hưởng có TK tại hai đơn vị khác nhau

42
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
THANH TOÁN BẰNG SÉC
(1) Người mua, chủ tài khoản làm thủ tục xin mua séc trắng tại đơn vị mình mở tài khoản

(2a) Người bán, bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ

(2b) Người mua phát hành séc giao cho người bán để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ.

(3) Người thụ hưởng nộp séc vào đơn vị thu hộ hoặc nộp trực tiếp cho đơn vị thanh toán, hoặc chuyển
nhượng séc theo quy định.

(4) Đơn vị thu hộ sau khi kiểm tra hợp lệ, sẽ nhận thu hộ rồi gửi tờ séc và bản kê sang đơn vị thanh toán.

(5) Đơn vị thanh toán trích tiền từ tài khoản của người phát hành (báo nợ) để thanh toán cho người thụ
hưởng thông qua đơn vị thu hộ.

(6) Đơn vị thu hộ ghi Có vào tài khoản của người thụ hưởng theo số tiền nhận được sau khi đã trừ phí
thanh toán rồi gửi giấy báo Có cho người thụ hưởng.
43
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
THANH TOÁN BẰNG SÉC
• Trường hợp người phát hành và người thụ hưởng có TK tại cùng một đơn vị

44
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
THANH TOÁN BẰNG SÉC

(1) Người mua - Chủ tài khoản làm thủ tục xin mua séc trắng tại đơn vị nơi mình mở tài khoản

(2a) Người bán giao hàng cho người mua

(2b) Người mua phát hành séc trực tiếp cho người bán

(3) Người thụ hưởng nộp séc vào đơn vị thu hộ hoặc chuyển nhượng séc theo đúng quy định.

(4a) Đơn vị thanh toán ghi Nợ tài khoản của người phát hành rồi gửi giấy báo Nợ.

(4b) Đơn vị thanh toán ghi Có vào tài khoản của người thụ hưởng rồi gửi giấy báo Có cho người thụ
hưởng hoặc cho người thụ hưởng rút tiền mặt.

45
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
2. THANH TOÁN GIỮA CÁC NGÂN HÀNG

■ Thanh toán qua ngân hàng nhà nước


■ Thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng
■ Thanh toán thu hộ, chi hộ giữa các ngân hàng

46
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Khái niệm
Thanh toán qua ngân hàng nhà nước là việc thực hiện thanh toán giữa các ngân hàng
TM thông qua tài khỏan của các NHTM mở ở NHNN
Trường hợp giao dịch chứng từ bằng giấy
▪ Đối tượng tham gia:
▪ Ngân hàng bên trả tiền,
▪ Chi nhánh NHNN giữ TK tiền gửi của NH bên trả tiền,
▪ Chi nhánh NHNN giữ tài khoản tiền gửi của NH bên thụ hưởng
▪ Ngân hàng bên thụ hưởng
47
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Trường hợp giao dịch chứng từ bằng giấy


▪ Công việc tại NH bên trả tiền
▪ Đối với khỏan thanh toán của chính ngân hàng: lập và nộp chứng từ thanh toán
vào NHNN nơi mở TK, thanh toán như giữa các khách hàng của NHNN
▪ Đối với khoản thanh toán của khách hàng: lập bảng kê các chứng từ thanh toán
qua TK tiền gửi tại NHNN và nộp kèm theo các chứng từ thanh toán của khách hàng.
Bảng kê các chứng từ thanh toán được lập riêng cho từng ngân hàng thụ hưởng

48
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Trường hợp giao dịch chứng từ bằng giấy
Công việc tại chi nhánh NHNN giữ TK tiền gửi của ngân hàng bên chi trả
▪ Nhận được bảng kê các chứng từ thanh toán kèm các chứng từ thanh toán của ngân hàng bên chi
trả, NHNN kiểm tra tính hợp lệ của bảng kê, đối chiếu bảng kê và chứng từ, kiểm tra khả năng thanh
toán của ngân hàng chi trả, tiến hành thanh toán theo các trường hợp :
Ngân hàng bên chi trả và ngân hàng bên thụ hưởng mở TK tại cùng NHNN: sử dụng
▪ 1 liên bảng kê: ghi Nợ TK tiền gửi NH bên chi trả và ghi Có TK tiền gửi NH bên thụ hưởng;
▪ 1 liên bảng kê làm giấy báo Nợ gửi NH bên chi trả,
▪ 1 liên làm giấy báo Có gửi NH bên thụ hưởng, kèm theo chứng từ thanh toán của khách hàng gửi
NH bên thụ hưởng

49
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Trường hợp giao dịch chứng từ bằng giấy


▪ Công việc tại chi nhánh NHNN giữ TK tiền gửi của ngân hàng bên chi trả
▪ NH bên thụ hưởng mở TK tại NHNN khác:
▪ NHNN bên chi trả căn cứ chứng từ của NH bên chi trả lập lệnh chuyển Có
chuyển tiền đến NHNN bên thụ hưởng
▪ Hạch toán Nợ TK tiền gửi NH bên chi trả và gửi giấy báo Nợ cho NH bên trả
tiền

50
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

• Trường hợp giao dịch chứng từ bằng giấy


▪ Tại chi nhánh NHNN giữ TK tiền gửi của NH bên thụ hưởng
Khi nhận được lệnh chuyển tiền đến → ghi Có TK tiền gửi của NH bên thụ
hưởng và gửi giấy báo Có cho NH bên thụ hưởng
▪ Tại NH bên thụ hưởng
Căn cứ giấy báo Có của NHNN, NH phục vụ người thụ hưởng kiểm sóat và ghi
Nợ TK tiền gửi NHNN, Ghi Có TK người thụ hưởng và gửi giấy báo Có cho
bên thụ hưởng.

51
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Trường hợp giao dịch chứng từ điện tử
▪ Các NH phải đăng ký, thỏa thuận với NHNN về việc sử dụng chứng từ và chữ ký
điện tử do NHNN cấp
▪ Các lệnh thanh toán (chuyển nợ - có ) và các bảng kê sử dụng đúng mẫu do NHNN
qui định.
▪ Chứng từ điện tử phải lập đúng, chính xác các yếu tố và phải đầy đủ chữ ký điện tử
của người phê duyệt sử dụng tiền trên TK và chữ ký điện tử của người kiểm soát
▪ Chứng từ điện tử phải được in ra giấy và có tên, ký hiệu riêng của người đã ký chịu
trách nhiệm trên chứng từ và thực hiện việc trả tiền và qui trình giống giao dịch chứng
tư bằng giấy.
52
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
THANH TOÁN BÙ TRỪ GIỮA CÁC NGÂN HÀNG

Thanh toán bù trừ giữa các NH trong (ngoài) phạm vi tỉnh, TP do


NHNN chủ trì được thực hiện theo văn bản qui định hiện hành
▪ Thanh toán bù trừ trực tiếp giữa 2 hay nhiều NH trên một địa bàn
huyện, thị xã không có chi nhánh NHNN do các NH trên địa bàn chọn
một đơn vị NH làm chủ trì và các NH khác là NH thành viên và phải
mở TK tiền gửi tại NH chủ trì để thực hiện thanh toán bù trừ.

53
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
THANH TOÁN THU HỘ, CHI HỘ GIỮA CÁC NGÂN HÀNG

Thực hiện 1 trong 2 cách:


▪ Mở TK tiền gửi ở NH khác để giao dịch: việc thanh toán được thực hiện như trường
hợp các NH mở TK tiền gửi tại NHNN
▪ Ủy nhiệm thu hộ, chi hộ giữa các NH có quan hệ thanh toán với nhau theo hợp
đồng ủy thác và chỉ tiến hành trong phạm vi những khỏan thanh toán đã thỏa thuận, NH
nơi phát sinh gửi các chứng từ thanh toán cho NH có liên quan để hạch toán sổ sách.
Kết thúc định kỳ thanh toán các NH đối chiếu số liệu và quyết toán số tiền đã thu hộ,
chi hộ và thanh toán số chênh lệch phải thu, phải trả

54
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHÓM GV GIẢNG DẠY BIÊN SOẠN
CHƯƠNG 7
HOẠT ĐỘNG

NGÂN HÀNG SỐ

ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Châu


ThS. Nguyễn Ngọc Chánh
ThS. Phạm Thị Ngọc Lan
ThS. Nguyễn Ngọc Tú Vân
NGÂN HÀNG SỐ LÀ GÌ ?

Ngân hàng số là sự thay đổi tất


yếu nhằm đáp ứng sự thay đổi Ngân hàng số là kinh doanh
kỳ vọng của khách hàng, được ngân hàng trong thời đại số có
hỗ trợ bởi những đột phá trong nghĩa là kinh doanh ngân hàng
công nghệ trong điều kiện khách hàng ngày
nay sử dụng nhiều thiết bị công
nghệ hơn, kết nối internet nhiều
hơn, có nhu cầu kết nối qua công
Ngân hàng số là hoạt đông ngân hàng dựa trên nghệ số, các phân đoạn khách
việc số hóa hầu hết các hoạt động ngân hàng: hàng khác nhau có thể chọn các
từ số hóa các kênh phân phối truyền thống và
kênh kết nối với các ngân hàng
phát triển các kênh phân phối hiện đại đến tự
khác nhau.
động hóa quy trình hoạt động kinh doanh, ứng
dụng phân tích dữ liệu lớn phục vụ quá trình ra
quyết định và kiến tạo các sả phẩm số, ứng
dụng các sản phẩm có tính sáng tạo
3
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Ngân hàng số là gì ?
Kiến trúc tổng quan ngân hàng số

Ngân hàng số


(digital banking)
Có thể hiểu “ngân hàng số” (digital
banking) như là một cấp độ phát
triển mới, cao hơn trong hoạt động
ngân hàng với đặc trưng nổi bật là
tất cả các quan hệ giao tiếp với
khách hàng (front-end) cũng như
quy trình xử lý nội bộ (back-end)
đều được thực hiện trên nền tảng, TĂNG NÂNG CAO
các kênh số cùng với sự hỗ trợ của TRẢI NĂNG LỰC
các mô hình kinh doanh mới, công NGHIỆM CUNG
nghệ số, giải pháp sáng tạo. KHÁCH ỨNG DỊCH
HÀNG VỤ

4
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
01
Đặc điểm ngân hàng số so với ngân hàng truyền thống
Loại hình dịch vụ mới
Gắn bó, Nâng cao trải nghiệm khách hàng Cung cấp nhiều sản phẩm tài chính mới như
thanh toán di động, thị trường tài trợ vốn,
Tất cả các kênh giao tiếp với khách hàng được 01 05 cho vay ngang hàng, tín dụng vi mô, rô-bốt
thực hiện trực tuyến thông qua các thiết bị di tư vấn, chuyển tiền dựa trên nền tảng sổ cái
dộng với giao diện phong phú, trực quan và gắn phân tán
kết

02 04
Dữ liệu và Quyết định
Vận hành hiệu quả thông minh thông 03 • Sử dụng dữ liệu để phân tích để phân
qua tự động hóa quy trình tích hành vi, thói quen khách hàng, từ đó
cung cấp các dịch vụ có giá trị và tùy
• Rút ngắn thời gian giao dịch thông qua tự động hóa Nhanh, hiệu quả, linh hoạt biến theo cá nhân cho khách hàng theo
quy trình nghiệp vụ ngân hàng. • Sử dụng công nghệ để bắt kịp tốc độ thay đổi của ngữ cảnh và có tính dự báo.
• Giảm bớt hoặc xóa bỏ chi phí dành cho các hoạt khách hàng và thị trường. • Tăng lợi nhuận thông qua việc ứng dụng
động văn phòng thủ công thông qua công nghệ tự • Thiết kế linh hoạt, tối ưu để dễ dàng áp dụng các khai thác, tận dụng dữ liệu để hiểu rõ và
động hóa quy trình bằng robot (RPA) và ứng dụng thay đổi chính sách với toàn hệ thống hơn so với hệ chăm sóc khách hàng hiệu quả hơn
Trí tuệ nhân tạo (AI). thống của 1 ngân hàng truyền thống – hệ thống vận
hành & công nghệ không ăn khớp với nhau
5
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Các nhân tố tác động đến sự phát triển của ngân hàng số

Hạ tầng kỹ thuật và công nghệ 04 Khách hàng


• Trang thiết bị hiện đại, chuẩn hóa và đảm bảo an
02 • Sự thay đổi về hành vi của khách hàng
• Sự thay đổi dân số học, cấu trúc tôn giáo, tín
toàn bảo mật.
ngưỡng thay đổi; dân số già đi, thu nhập tăng
• Mạng lưới kết nối rộng, tốc độ cao và an toàn.
nhanh… thì dịch vụ tài chính - ngân hàng
• Dữ liệu cần được sử dụng hiệu quả và có cơ chế
cũng phải thay đổi để bắt kịp
chia sẻ, liên thông giữa các lĩnh vực.
• Công cụ khai thác tài nguyên số: A.I, Học máy…

Khuôn khổ pháp lý Nguồn nhân lực


• Quy định cho định danh điện tử. 03 • Có kiến thức và hiểu biết sâu về các công
• Quy định về dữ liệu. nghệ mới của cuộc CMCN 4.0 như khoa học
• Quy định về cách tiếp cận công nghệ mới.
01
dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối,... kết hợp
• Quy định cấp phép. với chuyên môn nghiệp vụ.
• Quy định về an toàn bảo mật hệ thống ngân • Tư duy, thói quen và trình độ công nghệ của
hàng đội ngũ nhân sự

6
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Đánh giá mức độ phát triển NHS TẠI VIỆT NAM

❖ 94% NH bước đầu triển khai hoặc đang


nghiên cứu, xây dựng chiến lược chuyển đổi Kênh giao tiếp Quy trình Nền tảng dữ liệu
số, trong đó 59% NH đã bắt đầu triển khai
chuyển đổi số trên thực tế.

❖ Phần lớn các NH Việt Nam đã triển khai


ngân hàng số ở cấp độ chuyển đổi về kênh Cloud, Data Analytics,
giao tiếp và quy trình. A.I, open API,
R.P.A, Machine Blockchain…
Learning, Big Data, R.P.A
❖ Chuyển đổi về nền tảng dữ liệu mới được
Biometrics,
nghiên cứu, triển khai tại một số ngân hàng Mobility
tiên phong. Kho dữ liệu lớn, thu
thập dữ liệu tự động đa
chiều, kết nối mở.
Phân tích hành vi, thói
Hệ thống giao dịch quen, thấu hiểu khách
Ứng dụng trở lý ảo, tư trực tuyến, tức thời hàng.
vấn dịch vụ 24x7 trên Quy trình xử lý tác
website, contact center, nghiệp tự động. Phục vụ ra quyết định,
mạng xã hội, ứng dụng quản lý rủi ro, tư vấn,
mobile App cung cấp SP-DV tự
động, cá nhân hóa…

7
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Công ty Fintech tham gia cung ứng hoạt động
ngân hàng
• 100 DN Fintech đang hoạt động, chủ yếu
trong lĩnh vực thanh toán, tiếp đến là trong
tài chính cá nhân, cho vay ngang hàng...
• Thanh toán di động trở thành xu hướng lớn
với các công nghệ như mã QR/tiếp xúc
trường gần NFC/số hóa thông tin thẻ
(tokenization)/Ví điện tử…
• Hiện 34 tổ chức đã được NHNN cấp phép
cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,
trong đó:

8
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Hợp tác Ngân hàng – Fintech
90% Ngân hàng
81%
80%
81% TCTD lựa chọn mô hình hợp tác Thương hiệu Khả năng tiếp
giữa Ngân hàng – Công ty Fintech để Năng lực quản lý
cận vốn
Nền tảng
cùng phát triển khách hàng lớn
rủi ro
70% Giấy phép kinh doanh
Danh mục sản ngân hàng
Dữ liệu khách hàng
đầy đủ phẩm đa dạng
60% Cơ sở hạ tầng vững
56% mạnh
50%
50% Giải pháp
tùy biến & đột phá Nâng cao năng lực
giảm thiểu rủi ro
40% 38%
Chia sẻ Cải thiện hiệu quả của
sản phẩm Nâng cao khả năng tiếp cận
30% sản phẫm

Nâng cao năng lực giảm


20% thiểu rủi ro
13%
Chuyện gia Tốc độ tiếp cận thị
10% trường nhanh
công nghệ Giải pháp
chuyên biệt
0% Năng lực phân tích
Văn hóa
Hợp tác với các Tự phát triển sản Thamgia chương Thực hiện các hoạt Đầu tư vào các công sáng tạo dữ liệu khách hàng
công ty fintech phẩm fintech của trình hợp tác chung động mua lại, sáp ty khởi nghiệp
ngân hàng về phát triển fintech nhập công ty fintech Tư duy Hệ thống CNTT
fintech đột phá hiện tại
Nguồn: Khảo sát của NHNN tháng 4/2018
Fintech

9
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
HƯỚNG ĐẾN HỆ SINH THÁI THÔNG MINH
Ngân hàng số tập trung vào giá trị của khách hàng

Giao Các giao Hệ sinh thái các đối tác


Nhu cầu khách hàng dịch tài dịch
Cho thương
chính
thuê mại

Kinh
Ví điện tử
doanh
Thanh
toán Mind
Thanh toán viễn
Code thông
Đầu tư
Mua vé
(máy
Thanh toán di
bay, tàu động, QR code
hỏa..)
Thanh
toán Thanh toán dịch
Bảo
hiểm Cho vay vụ công, BOT,
(Thuế, Hải quan,
Điện, nước, học
phí, viện phí,...)
10
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MỘT SỐ KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ
TẠI VIỆT NAM

Trợ lý ảo Chatbot
của MB

Dự án chiến lược
YoLo - ứng dụng
thay thế
NH số của Vp
CoreBank của
Bank
Vietinbank

Digital Lab &


DigitBank -
Vietcombank

Live Bank - Dịch


vụ ngân hàng tự
động TP Bank

11
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MỘT SỐ KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ TẠI VIỆT NAM

Vietcombank Vietinbank BIDV TPBank VPBank

Chatbot/ Trợ lý ảo
T'Aio

Ứng dụng mobile banking thế


hệ mới, tích hợp đa dạng tính
năng, dịch vụ số VCB Digibank iPay Mobile Smart banking

Website Portal mới với UX/UI


thân thiện, tiện lợi

Các dịch vụ tự động hóa


VCB Auto-Debit Thanh toán hóa đơn tự động Thanh toán hóa đơn tự động

Xác minh thông tin khách


hàng qua phương tiện điện tử
(e-KYC) Livebank

API
Nền tảng iConnect BIDV Paygate

12
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MỘT SỐ KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ TẠI VIỆT NAM

37% các TCTD (32 đơn vị) lựa chọn triển khai
số hóa dần các kênh giao tiếp khách hàng và
nghiệp vụ nội bộ, trong khi các mô hình: (i) Số
hóa các kênh giao tiếp với khách hàng (front-
end only); (ii) Số hóa toàn bộ sản phẩm, dịch vụ
từ kênh giao tiếp tới nghiệp vụ nội bộ; (iii) Thiết
lập thương hiệu hoặc kênh phân phối ngân
hàng số mới; (iv) Chuyển đổi toàn diện tổng lực
từ sản phẩm, dịch vụ kênh phân phối đến mô
Khảo sát thực trạng chuyển đổi số trong ngành ngân hình kinh doanh xoay quanh năng lực công
hàng Vụ Thanh toán. Tháng 9/2020
nghệ, dữ liệu và số hóa được lựa chọn triển
khai bởi lần lượt 17, 17, 11, 18 TCTD

13
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MỘT SỐ KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ TẠI VIỆT NAM
Có trên 70% các TCTD có mức
độ sẵn sàng triển khai từ trung
bình trở lên các công nghệ:
Công nghệ thiết bị di động
(smartphone,…), Open API,
Phân tích dữ liệu (Data
analytic), Chuẩn tin điện thanh
toán theo ISO 20022. 3 công
nghệ gây thách thức nhất cho
ngành gồm: Công nghệ thực tế
ảo (khoảng 75% TCTD có mức
độ sẵn sàng thấp); Vạn vật
Internet (I.o.T) (61%);
Blockchain (59%).

Khảo sát thực trạng chuyển đổi số trong ngành ngân


hàng Vụ Thanh toán. Tháng 9/2020
14
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MỘT SỐ KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ TẠI VIỆT NAM
Cung ứng các dịch vụ thanh
toán bằng phương thức điện tử,
thẻ ngân hàng, mở và sử dụng
tài khoản thanh toán là 3 nghiệp
vụ được đánh giá chịu nhiều
ảnh hưởng từ chuyển đổi số
nhất.

Tài trợ chuỗi cung ứng, thư tín


dụng, chiết khấu và tái chiết
khấu là các nghiệp vụ ít bị ảnh
hưởng nhất.

Khảo sát thực trạng chuyển đổi số trong ngành ngân


hàng Vụ Thanh toán. Tháng 9/2020

15
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MỘT SỐ KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ TẠI
VIỆT NAM
Mức độ số hóa các nghiệp vụ
vẫn đang ở mức chưa cao,
một số ngân hàng cho biết đã
triển khai số hóa 100% các
nghiệp vụ: Cho vay cá
nhân/doanh nghiệp; Nhận tiền
gửi tiết kiệm; Nhận tiền gửi có
kỳ hạn; Mở và sử dụng tài
khoản thanh toán; Thẻ ngân
hàng; Ví điện tử; Cung ứng
các dịch vụ thanh toán bằng
phương thức điện tử; Ngoại
hối; Quản lý nhân sự; Kế toán
– tài chính

Khảo sát thực trạng chuyển đổi số trong ngành ngân


hàng Vụ Thanh toán. Tháng 9/2020

16
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
01 CƠ HỘI ĐỐI VỚI NGÀNH NGÂN HÀNG

Tham gia chuỗi giá trị toàn Giảm chi phí giao dịch và
1 4
cầu quản lý

NGÂN
2 Đa dạng hóa danh mục Tăng năng lực cạnh 5
sản HÀNG SỐ tranh

3 Đổi mới mô hình kinh


Tiếp cận và khai thác dữ liệu lớn 6
doanh

17
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
01 THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH NGÂN HÀNG

1 2 3 4 5 6

Khuôn khổ pháp lý Đầu tư hiệu quả Quản lý sự thay đổi Nguồn nhân lực An toàn bảo mật Các bên liên quan

• Mức độ hoàn • Đầu tư cơ sở hạ • Thay đổi văn hóa • Khả năng thích • Rủi ro bị hacker • Mức độ nhận
thiện của khuôn tầng CNTT doanh nghiệp nghi với sự thay tấn công thức của khách
khổ pháp lý. • Đầu tư nguồn • Thay đổi cấu trúc đổi • từ bên ngoài hàng
• Khuôn khổ pháp nhân lực tổ chức • Năng lực nghiệp • Rủi ro bị rò rỉ • Mức độ sẵn sàng
lý không bắt kịp • Đầu tư công • Thay đổi mô hình vụ và hiệu quả thông tin của đối tác
với công nghệ. nghệ mới kinh doanh làm việc. • Rủi ro thương • Rủi ro bị rò rỉ
• Cạnh tranh với hiệu ngân hàng thông tin
nguồn lực Rô-bốt • Cạnh tranh từ
Fintech startup
18
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ

❖ Thay đổi cách tiếp cận, phục vụ


Khách hàng ❖ Số hóa kênh giao tiếp

❖ Rút ngắn thời gian giao dịch ❖ Thay đổi mô hình; xây
Tái thiết kế
❖ Giảm giấy tờ Mô hình tổ dựng mô hình số hóa
sản phẩm - ❖ Tích hợp mô hình đa kênh
❖ Cung cấp đa dạng sản phẩm chức - quản trị
dịch vụ ❖ Thay đổi cách thức tương
tài chính
tác xử lý nghiệp vụ

❖ Sử dụng công nghệ bảo mật mới ❖ Tinh gọn nguồn nhân lực
Nguồn nhân
❖ Xây dựng hệ thống dự phòng An toàn bảo lực ❖ Sử dụng nhân lực chất
❖ Đảm bảo tính riêng tư dữ liệu mật lượng cao
khách hàng

19
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
VÍ DỤ MINH HỌA TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK

NÂNG CAO TRẢI NGHIỆM


DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
THÔNG QUA CÔNG NGHỆ SỐ

20
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
01 NGÂN HÀNG SỐ
KÊNH GIAO DỊCH TRUYỀN THỐNG

NGÂN HÀNG SỐ
02
KÊNH KIOSK BANKING & E-
COMMERCE

03 NGÂN HÀNG SỐ
KÊNH INTERNET BANKING &
MOBILE BANKING

21
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
HÀNH TRÌNH
CỦA KHÁCH HÀNG

04 Khơi gợi nhu cầu


mới

Chăm sóc và làm


03 khách hàng hài lòng
02 Quá trình bán hàng

01 Tiếp cận, thu hút KH

22
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
01 NGÂN HÀNG SỐ
KÊNH GIAO DỊCH TRUYỀN THỐNG

Online
Online

Smartqueue, đặt hẹn online

Tại quầy Tại


CN/PGD quầy

Hybris
Marketing
Hybris
Facebook Marketing
Email
Segmentation
Landing Pages

23
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
01 NGÂN HÀNG SỐ
KÊNH GIAO DỊCH TRUYỀN THỐNG

Telesales
Theo
CRM Đặt hẹn Quầy
yêu
online
Kênh Online
SALES cầu

Cơ hội bán hàng

PROFILE LOYALTY
- Name, Address, ID…
CRM
Using Products
- Loan, Deposit, EB
TOI RATING
VIEW
NEXT BEST OFFER
- Card, Insurance PROMOTION CAMPAIGN
360

24
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
01 NGÂN HÀNG SỐ
KÊNH GIAO DỊCH TRUYỀN THỐNG

CRM • Yêu cầu khách hàng


Service • Phàn nàn khách hàng
• Tương tác khách
Liền mạch toàn hệ thống
hàng
CRM

Công nghệ • Hỗ trợ tự động


AI (chatbot)
AI Tự động hóa các • Nhận diện tự động
CHĂM SÓC quy trình hỗ trợ KH • Sinh trắc học
VÀ LÀM HÀI LÒNG
KHÁCH HÀNG

LOS LOS • Quy trình tín dụng tự động


Số hóa quy trình • Xếp hạng KH tự động
tín dụng • Tra cứu hồ sơ online

Quản lý
Tài chính Quản lý Tài chính
• Quản lý hành vi tiêu dùng
Cá nhân • Công cụ tính toán lại suất
Công cụ hỗ trợ • So sánh SPDV
quản lý tài chính cá
nhân 25
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
01 NGÂN HÀNG SỐ
KÊNH GIAO DỊCH TRUYỀN THỐNG

CRM

IB/MB
HYBRIS
MARKETING
NEXT BEST OFFER
Machine Learning

Sacombank Pay
26
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
02 NGÂN HÀNG SỐ
KÊNH KIOSK BANKING & E-COM
KIOSK

ATM Web/app SMS


Rút tiền bằng QR; mCard; Mở/khóa, kich
Cấp/đổi PIN; mMerchant; hoạt thẻ; cấp PIN;
Cardless; SamsungPay… Bật/tắt ecom …

SẢN PHẨM THẺ


KIOSK
Thẻ tín dụng Thẻ trả trước
Thẻ thanh toán Thẻ vật lý;
Chip EMV thẻ phi vật lý
KÊNH /Contactless;
THANH SẢN
TOÁN PHẨM KÊNH THANH TOÁN
THẺ
Po
smobiPos PosContactless Easy payment

Ecom
API Nội địa Recurring
Virtual
Web service Quốc tế
Terminal
Pay out
27
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
03 NGÂN HÀNG SỐ
KÊNH INTERNET BANKING & MOBILE BANKING

Đáp ứng tối đa nhu cầu


KHCN & KHDN
90% sản phẩm
dịch vụ tại quầy được
Hợp tác mạnh với các
triển khai Fintech

Sản phẩm dịch vụ


Hệ sinh thái đồng nhất
trên các kênh
đa dạng

SẢN PHẨM DỊCH VỤ & KHÁCH HÀNG

28
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
03 NGÂN HÀNG SỐ
KÊNH INTERNET BANKING & MOBILE BANKING

Phát hiện gian lận tự


động bằng công nghệ AI

Hỗ trợ tự động
bằng công nghệ AI Login không cần password
bằng công nghệ
sinh trắc học.

Giao dịch ATM


Bảo mật với với công nghệ
mSign, inter app, Dynamic
chữ ký số.
passcode

TIỆN ÍCH và AN
TOÀN

29
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

You might also like