You are on page 1of 6

1.

Các cảng biển trên thế giới được quản lý theo 4 mô hình: Cảng dịch vụ
công, cảng công cụ, chủ cảng và cảng tư nhân1
- Tại Việt Nam, các cảng biển chủ yếu quản lý theo mô hình cảng dịch vụ
công, chủ cảng và cảng tư nhân dưới sự quản lý tổ chức của chính quyền
trung ương và địa phương. Các mô hình này hiện nay đang bộc lộ những hạn
chế lớn, không phù hợp với sự phát triển hiện tại.
Cảng dịch vụ công: là mô hình quản lý mà Nhà nước sở hữu toàn bộ
vùng đất, vùng nước cảng biển và Nhà nước xây dựng toàn bộ kết cấu hạ
tầng, đầu tư nhà xưởng, kho bãi, trang thiết bị, quản lý nguồn nhân lực
thực hiện các dịch vụ.
 Chủ cảng: là mô hình quản lý cảng biển mà Nhà nước sở hữu toàn bộ
vùng đất, vùng nước cảng biển và Nhà nước xấy dựng toàn bộ kết cấu hạ
tầng. Tư nhan thuê cầu bến để khai thác, thuê dất để xay dựng kho bãi,
đầu tư toàn bộ trang thiết bị để thực hiện bốc xếp, lưu kho bãi, vận
chuyển.
 Cảng tư nhân: là mô hình quản lý cảng biển mà tư nhân sỡ hữu toàn bộ
vùng đất, vùng nước cảng biển và xây dựng toàn bộ kết cấu hạ tầng, đầu
tư nhà xưởng, kho bãi, trang thiết bị, quản lý nguồn nhân lực thực hiện
các dịch vụ.
- Mô hình quản lý cảng biển tại Việt Nam hiện nay:
 Mô hình cảng dịch vụ công: Nhà nước đầu tư, xây dựng và giao cho công
ty 100% vốn (công ty TNHH một thành viên) trực tiếp quản lý khai thác
cảng (Vd như Công ty TNHH MTV Cảng Sài Gòn, Công ty TNHH MTV
Cảng Hải Phòng…)
 Mô hình chủ cảng: Nhà nước nắm quyền sử dụng vùng đất, vùng nước,
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng bến cảng, tổ chức cho thuê khai thác, mô
hình này được thực hiện tại cảng Cái Lân - Quảng Ninh. Tuy nhiên, đơn
vị thuê khai thác là Công ty TNHH MTV Cảng Quảng Ninh thuê không
qua đấu thầu rộng rãi mà qua chỉ định. Hiện nay, khu Cái Mép - Thị Vải
đang được đầu tư xây dựng và sẽ triển khai đúng mô hình chủ cảng
nhưng hiện đang gặp khó khăn do nền kinh tế vẫn bị ảnh hưởng bởi
khủng hoảng.
 Mô hình cảng tư nhân

1
https://tapchigiaothong.vn/huong-di-cho-mo-hinh-quan-ly-cang-bien-viet-nam-18316164.htm#:~:text=T%E1%BA
%A1i%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%2C%20c%C3%A1c%20c%E1%BA%A3ng,s%E1%BB%B1%20ph%C3%A1t%20tri
%E1%BB%83n%20hi%E1%BB%87n%20t%E1%BA%A1i.
 ĐÁNH GIÁ: Trong các mô hình quản lý cảng biển hiện nay, mô hình chủ
cảng có nhiều ưu điểm hơn so với các mô hình còn lại thông qua các điểm
sau:
- Kết hợp hài hòa lợi ích và phát huy tối đa lợi thế của Nhà nước và tư nhân
- Cân đối được nguồn đầu tư Nhà nước, tận dụng đầu tư tư nhân, hạn chế
phân tán nguồn lực Nhà nước, phân bố rủi ro;
- Tư nhân khai thác chuyên tâm hơn do có hợp đồng dài hạn và quyền chủ
động đầu tư trang, thiết bị cần thiết cho hoạt động của mình.
Theo điều 59 Bộ Luật Hàng Hải Việt Nam năm 2005: Cảng biển là khu vực bao
gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp
đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ hàng hóa, đón trả
hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.
2. Chức năng và nhiệm vụ của cảng biển
Chức năng cảng biển
a. Nhóm chức năng cơ bản:
- Cung cấp phương tiện và thiết bị để thông qua hàng hoá mậu dịch đường biển.
- Cung cấp luồng cho tàu bè vào cảng thuận lợi nhất.
- Cung cấp đường cho ô tô, xe lửa, tàu sông và các phương tiện vận tải khác ra vào
cảng.
-Thực hiện các dịch vụ ngoài xếp dỡ hàng hoá như sửa chữa, cung ứng tàu thuyền,
trú ngụ
khi có bão hoặc các trường hợp khẩn cấp khác.
b. Nhóm chức năng phụ thuộc:
- Bảo đảm an toàn cho tàu khi ra vào cảng, bảo đảm an toàn cho tàu và thuyền khi
di
chuyển trong cảng, cùng với sự an toàn về đời sống và tài sản của tàu khi còn nằm
trong ranh giới
của cảng.
- Bảo đảm vệ sinh môi trường.
c. Nhóm chức năng cá biệt khác
-Là đại diện cơ quan Nhà nước thực thi các tiêu chuẩn an toàn của tàu thuyền, thủy
thủ, và kiểm soát ô nhiễm môi trường.
-Là đại diện cơ quan đăng kiểm tàu thuyền.
Nhiệm vụ của cảng biển
-Xây dựng quy hoạch, phát triển cảng biển trong phạm vi trách nhiệm
-Phối hợp hoạt động của các tổ chức, cơ quan thực hiện chức năng quản lí Nhà
nước chuyên ngành tải cảng biển
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các qui định của pháp luật về đảm bảo an toàn
cảng và luồng ra, vào cảng.

3. Các trang thiết bị cơ bản của một cảng biển:


- Nhóm trang thiết bị phục vụ tàu ra vào cảng và chờ đợi xếp dỡ hàng: cầu
tàu, luồng lạch, ke, đê đập chắn sóng, hệ thống báo hiệu, hệ thống cầu tàu,…
- Nhóm trang thiết bị phục vụ việc vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa tại cảng: cần
cẩu, xe nâng hàng, máy bơm hút hàng, băng chuyền, đầu máy…
- Nhóm trang thiết bị kho bãi của cảng sử dụng để chứa đựng và bảo quản
hàng hóa: hệ thống kho bãi, kho ngoại quan, bể chứa dầu, các trang thiết bị
kho bãi..
- Hệ thống đường giao thông và các công cụ vận tải của cảng: hệ thống đường
sắt, đường bộ, đường nội thủy…
- Nhóm trang thiết bị nổi của cảng: cầu tàu, cần cẩu…
- Nhóm trang thiết bị khác: điện, hệ thống đèn chiếu sáng, đèn hiệu, hệ thống
thông tin liên lạc, máy vi tính…
- Khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh hay vì lý do đảm bảo quốc phòng an ninh thì
các cảng biển, bến cảng có bị đóng cửa không?
- Tại Điều 17 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định về việc công bố đóng bến
cảng như sau:
- (1) Bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước trong vùng nước
cảng biển được xem xét, công bố đóng trong các trường hợp sau đây:
- - Bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước không còn tồn tại
hoặc không đủ điều kiện hoạt động theo đề nghị của chủ đầu tư hoặc Cảng
vụ hàng hải khu vực;
- - Bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước hoạt động không
hiệu quả, theo đề nghị của chủ đầu tư;
- - Vì lý do bảo đảm quốc phòng, an ninh hoặc các lý do đặc biệt khác.
4. Cảng cạn:
*Cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối
tổ chức vận tải gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không, cảng
thủy nội địa, ga đường sắt, cửa khẩu đường bộ, đồng thời có chức năng là cửa
khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
* Mục II.1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cảng cạn QCVN
108:2021/BGTVT được ban hành kèm theo Thông tư 09/2021/TT-
BGTVT (Gọi tắt là QCVN 108:2021/BGTVT) yêu cầu về vị trí, quy mô cảng
cạn phải đảm bảo thuận lợi trong quá trình khai thác, kết nối với hệ thống cảng
biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế và đảm bảo các điều kiện sau:
- Phù hợp với quy hoạch hệ thống cảng cạn đã được phê duyệt.
- Gắn với các hành lang vận tải chính, kết nối trực tiếp với cảng biển; Kết nối
đồng bộ hạ tầng giao thông vận tải khác (hàng không, đường sắt, đường bộ,
đường thủy nội địa).
- Phải có ít nhất 02 phương thức vận tải để tạo điều kiện tổ chức vận tải đa
phương thức hoặc kết nối trực tiếp với một phương thức vận tải có năng lực
cao.
- Diện tích yêu cầu của cảng cạn phải đảm bảo: (i) đủ công suất khai thác thiết
kế hiện tại; (ii) đủ diện tích để bố trí nơi làm việc cho các cơ quan, tổ chức liên
quan tại cảng; (iii) có xét đến sự phát triển của cảng cạn trong tương lai; (iiii)
Diện tích tối thiểu của cảng cạn không được nhỏ hơn 05 ha.
* Các hạng mục công trình tối thiểu nào phải có tại cảng cạn?
Mục II.3 QCVN 108:2021/BGTVT cảng cạn được thiết kế, quy hoạch bao gồm
các hạng mục công trình chính và phụ trợ để đảm bảo thực hiện các chức năng
của cảng, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh, quốc
phòng. Các hạng mục công trình tối thiểu phải có tại cảng cạn như sau:
- Hệ thống kho, bãi hàng hóa.
- Bãi đỗ cho các phương tiện vận tải, trang thiết bị bốc xếp hàng hóa và các
phương tiện khác hoạt động tại cảng cạn.
- Đường giao thông nội bộ và giao thông kết nối với hệ thống giao thông vận tải
công cộng ngoài khu vực cảng cạn.
- Khu văn phòng bao gồm: nhà điều hành, văn phòng làm việc cho các cơ quan
liên quan (như hải quan, kiểm dịch, cơ quan kiểm tra chuyên ngành) và cơ sở hạ
tầng khác (hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước, thông tin liên lạc).
- Hạ tầng kỹ thuật bao gồm: (i) phục vụ thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải; (ii)
phòng cháy, chữa cháy; (iii) phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo an
ninh trật tự và kiểm soát người, hàng hóa, phương tiện ra, vào (cổng, tường rào,
trang thiết bị giám sát, kiểm soát...).
*Hệ thống kho, bãi hàng hóa tại cảng cạn được quy định như thế nào?
Mục II.6 QCVN 108:2021/BGTVT yêu cầu về hệ thống kho, bãi hàng hóa như
sau:
(1) Bãi container thông thường
Bãi container phải được quy hoạch tại vị trí thuận lợi giao thông, kết nối trong
khu vực cảng cạn và đảm bảo các yêu cầu sau:
- Diện tích bãi container phải đủ diện tích đề lưu trữ container theo yêu cầu
công suất của cảng và dự phòng phát triển tương lai.
- Hệ thống giao thông nội bộ trong bãi phải được bố trí sao cho thuận lợi trong
việc vận chuyển trong cảng và đảm bảo các chức năng của cảng cạn.
- Bãi container phải đảm bảo yêu cầu về kết cấu và đủ diện tích để thực hiện
các chức năng của cảng cạn.
- Nền bãi phải đảm bảo khả năng chịu lực, độ bền, độ ổn định theo quy định tại
các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.
- Đảm bảo yêu cầu về phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.
(2) Bãi container chuyên dụng
Bãi container chuyên dụng phải bố trí tại các khu vực riêng biệt, đáp ứng các
yêu cầu sau:
- Bãi container lạnh: Khu vực này bố trí các nguồn điện để đáp ứng yêu cầu
hoạt động liên tục của container lạnh.
- Bãi container chứa hàng nguy hiểm, dễ cháy nổ: (i) Khu vực này phải được
tách biệt với khu vực còn lại; (ii) Có quy định riêng về xếp, dỡ đối với container
chứa hàng nguy hiểm, dễ cháy nổ.
(3) Kho CFS
Kho CFS được thiết kế, xây dựng phải đảm bảo đủ diện tích đáp ứng nhu cầu
hoạt động của cảng và thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Khu vực lưu trữ cho hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu được bố trí tại các khu
riêng biệt.
- Đường giao thông nội bộ trong kho CFS phải được thiết kế, quy hoạch đảm
bảo thuận lợi cho các phương tiện, thiết bị vận hành trong kho.
- Khu vực lưu trữ hàng nguy hiểm, dễ cháy nổ được bố trí tại các khu riêng biệt
đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.
- Bố trí văn phòng làm việc cho nhân viên và người liên quan.
* Yêu cầu hạ tầng kỹ thuật của cảng cạn
Mục II.8 QCVN 108:2021/BGTVT yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật như sau:
(1) Hệ thống thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc phải đảm bảo thông suốt trong nội bộ cảng và ngoài
cảng, đảm bảo việc vận hành cảng thuận lợi, đảm bảo an ninh, an toàn khu vực
cảng.
(2) Hệ thống phòng cháy chữa cháy
- Cảng cạn phải trang bị đầy đủ cơ sở hạ tầng và phương tiện thiết bị phòng
cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật, phù hợp với quy chuẩn, tiêu
chuẩn an toàn về phòng cháy và chữa cháy; có phương án thoát nạn, giải tỏa
phương tiện, vật tư hàng hóa khi xảy ra cháy, nổ.
- Trang thiết bị phòng, chống cháy, nổ của cảng cạn phải được đặt đúng nơi quy
định và luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động. Tại những vị trí có nguy cơ dễ xảy
cháy, nổ hoặc tại các khu vực, địa điểm khác trong cảng phải có dấu hiệu cảnh
báo hoặc chỉ dẫn theo quy định của pháp luật.
- Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng
cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của
cơ sở.
- Hệ thống điện, chống sét, thiết bị sử dụng điện, các nguồn lửa, nguồn nhiệt
phải bảo đảm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
- Hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống
báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác
phải bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.
- Về nhân sự: Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được
huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng
chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ. Người làm nhiệm vụ tại nơi dễ
cháy, nổ phải được huấn luyện thành thạo về nghiệp vụ phòng, chống cháy, nổ.
- Tổ chức phòng cháy chữa cháy: (i) Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng
cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; (ii) Có
phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bên cạnh các quy chuẩn kỹ thuật được nêu, hệ thống cảng cạn còn phải đáp ứng
những quy chuẩn về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, hệ thống thu
gom và xử lý rác thải...

You might also like