You are on page 1of 3

PHẦN 1:

MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU


1. Mục đích:
- Khảo sát quá trình truyền nhiệt khi đun nóng hoặc làm nguội gián tiếp giữa 2 dòng
qua một bề mặt ngăn cách.
- Tính toán hiệu suất toàn phần dựa vào cân bằng nhiệt lượng ở những lưu lượng dòng
khác nhau.
- Khảo sát ảnh hưởng của lưu lượng, kích thước thiết bị đến quá trình truyền nhiệt.
- Khảo sát ảnh hưởng của chiều chuyển động lên quá trình truyền nhiệt trong hai
trường hợp cùng chiều và ngược chiều.
- Xác định hệ số truyền nhiệt thực nghiệm KTN của thiết bị từ đó so sánh với kết quả
tính toán theo lý thuyết KLT.
2.Các yêu cầu đối với sinh viên
a) Đọc hiểu toàn bộ nội dung bài thí nghiệm.
b) Tìm hiểu thiết bị, thực hiện giao tiếp với thiết bị thông qua hệ thống máy tính.
c) Thực hiện thí nghiệm và tính toán các nội dungŋ:
- Tính hiệu suất truyền nhiệt ŋ.
- Tính hệ số truyền nhiệt thực nghiệm KTN.
- Tính toán giải các bài toán tỏa nhiệt đối lưu để xác định được  α1 và  α2 để từ đó tính
KLT.
d) Nộp kết quả thí nghiệm có đầy đủ nhận xét ( chỉ cần nộp bảng kết quả thí nghiệm ).

PHẦN 2:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Quá trình trao đổi nhiệt giữa 2 dòng lưu chất qua một bề mặt ngăn cách rất thường gặp
trong các lĩnh vực công nghiệp hóa chất, thực phẩm, hóa dầu,… Trong đó nhiệt lượng do
dòng nóng tỏa ra sẽ được dòng lạnh thu vào. Mục đích của quá trình nhằm thực hiện một
giai đoạn nào đó trong quy trình công nghệ, đó có thể là đun nóng, làm nguội, ngưng tụ
hay bốc hơi,… Tùy thuộc vào bản chất của quá trình mà người ta sẽ bố trí sự phân bố của
các dòng sao cho giảm tổn thất, tăng hiệu suất của quá trình.
Hiệu suất của quá trình trao đổi nhiệt cao hay thấp tùy thuộc vào cách ta bố trí thiết bị,
điều kiện hoạt động,… Trong đó chiều chuyển động của các dòng có ý nghĩa rất quan
trọng.
Cân bằng năng lượng khi 2 dòng lỏng trao đổi nhiệt gián tiếp:
1. Dòng nhiệt do dòng nóng tỏa ra : QN = cN.GN.∆ tn [ W ] (1)
2. Dòng nhiệt do dòng lạnh thu vào : QL = cL.GL.∆ t l [ W ] (2)
3. Dòng nhiệt tổn thất : Qf = Q N - Q L [ W ] (3)
4. Cân bằng dòng nhiệt : QN = Q L – Q f [ W ] (4)
Mặt khác dòng nhiệt trao đổi cũng có thể tính theo công thức:
Q = k.F.∆ tlog [ W] (5)
Từ (5) ta thấy nhiệt lượng trao đổi sẽ phụ thuộc vào kích thước thiết bị F, cách bố trí
các dòng ∆ tlog. Do thiết bị là phần cứng ta rất khó thay đổi nên có thể xem dòng nhiệt trao
đổi trong trường hợp này phụ thuộc vào cách bố trí dòng chảy.
Ta quan tâm đến 2 cách bố trí sau:
 Chảy cùng chiều: lưu chất 1 và 2 chảy song song cùng chiều với nhau
1
2
 Chảy ngược chiều: lưu chất 1 và 2 chảy song song nhưng ngược chiều với
nhau
1
2
Trong cả 2 trường hợp, ta xác định hiệu số nhiệt độ trung bình logarit ∆ tlog như sau:
∆ tmax−∆ tmin ∆tmax −∆ tmin
∆ tlog = ∆ tmax = 2,033lg ∆ tmax
ln
∆ tmin ∆ tmin

Trường hợp chảy cùng chiều


Xét trường hợp 2 lưu chất chảy cùng chiều dọc theo bề mặt trao đổi nhiệt, đầu vào lưu
chất nóng cũng là đầu vào lưu chất lạnh.
Gọi t1 , t2 , t3 , t4 , t5 là nhiệt độ các điểm trên dòng nóng. Ta có t1 < t2 < t3 < t4 < t5
Gọi t6 , t7 , t8 , t9 , t10 là nhiệt độ các điểm trên dòng lạnh. Ta có t6 < t7 < t8 < t9 < t10
Khi đó ta có ∆ tmax = ∆ t1= t1- t10 ∆ tm∈¿= ∆ t2= t5- t6

Trường hợp chảy ngược chiều


Xét trường hợp 2 lưu chất chảy ngược chiều dọc theo bề mặt trao đổi nhiệt, đầu vào lưu
chất nóng là đầu ra của lưu chất lạnh.
Gọi t1 , t2 , t3 , t4 , t5 là nhiệt độ các điểm trên dòng nóng. Ta có t1 > t2 > t3 > t4 > t5
Gọi t6 , t7 , t8 , t9 , t10 là nhiệt độ các điểm trên dòng lạnh. Ta có t6 < t7 < t8 < t9 < t10
Gọi ∆ t1= t1- t10 và ∆ t2= t5- t6

Nếu ∆ t1 > ∆ t2 => ∆tmax = ∆ t1 Nếu ∆ t1 > ∆ t2 => ∆tmax = ∆ t2


∆tmin = ∆ t2 ∆tmin = ∆ t1

You might also like