You are on page 1of 3

TRƯỜNG MARIE CURIE ĐỀ LUYỆN THI VÀO 10 SỐ 35

MÔN NGỮ VĂN


Thời gian làm bài: 120 phút
Phần I: (6,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba
phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng
răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng
nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó
như gỡ rối được phân nào tâm trạng của anh.
(Ngữ văn 9 – tập I )
Câu 1. (1,0 đ) Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Nêu ý nghĩa nhan đề và hoàn cảnh ra đời
của tác phẩm.
Câu 2. (0,5 đ) Dòng chữ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” trên chiếc lược ngà thuộc kiểu câu gì?
Câu 3. (1,0 đ) Theo em, chi tiết “vết thẹo dài bên má phải” của nhân vật “anh” trong truyện ngắn
này có ý nghĩa như thế nào trong việc xây dựng cốt truyện và bộc lộ chủ đề của tác phẩm?
Câu 4. (3,5 đ) Viết đoạn quy nạp khoảng 12 câu phân tích tình cảm của ông Sáu dành cho con
lúc trở lại chiến khu. Trong đoạn văn có sử dụng một khởi ngữ, 1 thành phần biệt lập phụ chú và
1 phép liên kết liên tưởng dùng cặp từ đồng/trái nghĩa (gạch chân, chú thích rõ).

Phần II: (4.0đ) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Bạn hãy nhớ lại xem, đã bao giờ bạn bị ai đó “sửa lưng” và bạn nói với họ: “Cảm ơn bạn đã chỉ
cho tôi thấy điều tôi sai!”. Hoặc đã bao giờ có ai đó nói cảm ơn khi bạn phản đối họ hay chứng
tỏ bạn đúng họ sai. Sự thật là đa phần chúng ta đều không thích bị người khác vạch ra sai lầm
của mình. Con người luôn mong muốn người khác lắng nghe và được công nhận. Do đó, một
người biết cách lắng nghe thường là người được yêu quý và tôn trọng. Những người có thói quen
hay phản đối người khác thường chỉ nhận được phản ứng bực bội và bị lảng tránh.
(Richard Carlson - Tất cả đều là chuyện nhỏ, NXB Tổng hợp Thành phố HCM, trang 35)
Câu 1 (0,75đ) Từ “sửa lưng” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển, nếu nghĩa gốc thì
nghĩa là gì, nếu nghĩa chuyển thì nghĩa thế nào và phương thức chuyển là gì?
Câu 2 (0,75đ) Ý kiến của em về nhận định: “Sự thật là đa phần chúng ta đều không thích bị
người khác vạch ra sai lầm của mình.”
Câu 3 (0,5đ) Chỉ ra 1 phép liên kết hình thức có trong đoạn trích trên.
Câu 4. (2.0đ) Từ nội dung đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy
nghĩ của mình về câu nói: “Cảm ơn bạn đã chỉ cho tôi thấy điều tôi sai!”.

TRƯỜNG MARIE CURIE ĐỀ LUYỆN THI VÀO 10 SỐ 36


MÔN NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
Phần 1 (7 điểm) Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
“Quen rồi. Mỗi ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái
chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Cón cái chính: liệu mìn có nố, bom có nổ không? Không
thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào
cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào mỗi tối, mặn mặn, cát lạo xạo trong miệng.”
(Trích “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, SGK Ngữ văn 9, tập 2, Trang 118)
1. “Tôi” và “chúng tôi” ở đây là ai? (0,5 đ).
2. Hãy nêu ngắn gọn ý nghĩa nhan đề của tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”? (1 điểm).
3. Theo em, đoạn văn trên sử dụng hình thức độc thoại hay độc thoại nội tâm? Dấu hiệu nào giúp em nhận
ra điều đó? (0,75 điểm)
4. Đoạn văn đã giúp em cảm nhận gì về hoàn cảnh sống và các phẩm chất của nhân vật? (0,75 điểm).
5. Nhận xét cách ngắt câu trong đoạn văn trên. (0,5 điểm)
6. Viết đoạn văn theo lối diễn dịch gồm 12 câu cảm nhận vẻ đẹp anh hùng dũng cảm của nhân vật “tôi”
trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Đoạn văn có sử dụng hợp lí một khởi ngữ,
một thành phần biệt lập tình thái và một câu ghép (gạch chân, chú thích dưới đoạn văn). (3,5 đ)

Phần II: 3 điểm Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Thái độ là yếu tố quyết định tất cả. Mỗi người đều có quyền nắm giữ và kiểm soát một
thái độ sống cho riêng bản thân. Nó là yếu tố còn quan trọng hơn cả học thức, ngoại hình và tiền
bạc. Chính thái độ sẽ quyết định bạn được mọi người yêu quý hay ghen ghét, xem thường. Nó là
yêu tố kéo mọi người gần bạn hay đẩy họ ra xa bạn.
Bên cạnh đó, thái độ còn quan trọng hơn cả những kĩ năng cần thiết để đạt được thành công.
John D. Rockefeller từng nói: “Tôi đánh giá cao người vừa có năng lực vừa có thái độ hợp tác
tốt với mọi người hơn bất kỳ khả năng vượt trội nào khác mà họ sở hữu”. Giữ cho mình một thái
độ đúng đắn cũng có nghĩa bạn đang phát huy một cách cao nhất tài sản quý báu của mình.
(Trích “Thái độ quyết định thành công”- Wayne Cordeiro, NXB Tổng hợp, 2016)
Câu 1 (0,5đ). Xác định 2 phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên và chỉ rõ từ ngữ dùng
làm phương tiện liên kết.
Câu 2 (0,5đ). Em hiểu thế nào về câu: “Giữ cho mình một thái độ đúng đắn cũng có nghĩa bạn
đang phát huy một cách cao nhất tài sản quý báu của mình.”?
Câu 3 (2 đ). Từ việc đọc hiểu đoạn trích, kết hợp với hiểu biết xã hội của bản thân, hãy trình bày
suy nghĩ của em (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến sau: Thái độ tích cực tạo nên sức mạnh.
-----------Hết------------

You might also like