You are on page 1of 6

Thầy Vũ Khắc Ngọc http://www.facebook.

com/vukhacngoc

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN CƠ BẢN


Dạng 1: Phương pháp đặt ẩn – giải hệ phương trình
Câu 1: Hoà tan hết hỗn hợp X gồm Mg và Al bằng dung dịch HCl thu được 0,4 mol H2. Nếu cho ½ hỗn hợp X
tác dụng với NaOH dư thu được 0,15 mol H2. Số mol Mg và Al trong hỗn hợp X lần lượt là
A. 0,25 mol và 0,15 mol B. 0,1 mol và 0,2 mol
C. 0,2 mol và 0,2 mol D. 0,2 mol và 0,1 mol
Câu 2: Cho hỗn hợp X gồm Mg, Al, Al2O3 tác dụng với NaOH dư thu được 0,15 mol H2. Nếu cũng cho lượng
hỗn hợp trên tác dụng với HCl dư thu được 0,35 mol H2. Số mol Mg và Al trong hỗn hợp X lần lượt là
A. 0,2 mol và 0,1 mol B. 0,2 mol và 0,15 mol
C. 0,35mol và 0,1 mol D. 0,125 mol và 0,15 mol
Câu 3: Hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO. Cho H2 dư đi qua 6,32 gam hỗn hợp X nung nóng cho đến khi phản
ứng hoàn toàn, thu được chất rắn Y và 1,62 gam nước. Số mol của Fe3O4 và CuO trong hỗn hợp X ban đầu lần lượt
là:
A. 0,05 và 0,01 B. 0,01 và 0,05 C. 0,5 và 0,01 D. 0,05 và 0,1
Câu 4: Khử hoàn toàn 24 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 bằng H2 thu được hỗn hợp kim loại X và 7,2 gam H2O.
Phần trăm khối lượng các kim loại trong X là
A. 25% Cu và 75% Fe B. 41,4% Cu và 58,6% Fe
C. 36,36% Cu và 63,64% Fe D. 50% Cu và 50% Fe
Câu 5: Khử hoàn toàn 23,2 gam hỗn hợp FeO, Fe2O3 bằng H2 thu được 7,2 gam H2O. Phần trăm về khối lượng
của mỗi oxit trong hỗn hợp là
A. 31,03% FeO và 68,97% Fe2O3 B. 35,16% FeO và 64,84% Fe2O3
C. 41,24% FeO và 58,76% Fe2O3 D. 50,0% FeO và 50,0% Fe2O3
Câu 6: Để khử hoàn toàn 24 gam hỗn hợp Fe2O3 và CuO cần dùng 8,96 lít CO (đktc). Tỷ lệ số mol Fe2O3 :
CuO là
A. 1 : 2 B. 1 : 1 C. 2 : 1 D. 3 : 1
Câu 7: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn
toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là
A. 0,8 gam B. 8,3 gam C. 2,0 gam D. 4,0 gam
Câu 8: Hòa tan 7,8 gam hỗn hợp Al và Mg bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng khối lượng của dung dịch
tăng thêm 7 gam. Khối lượng của Al và Mg trong hỗn hợp ban đầu là
A. 5 gam và 2,8 gam B. 5,8 gam và 2 gam C. 5,4 gam và 2,4 gam D. 3,4 gam và 4,4 gam
Câu 9: Hòa tan 55 gam hỗn hợp Na2CO3 và Na2SO3 với lượng vừa đủ 500 ml axit H2SO4 1M thu được một
muối trung hòa duy nhất và hỗn hợp khí A. Thành phần phần trăm về thể tích của hỗn hợp khí A là
A. 80% CO2; 20% SO2 B. 70% CO2; 30% SO2
C. 60% CO2; 40% SO2 D. 50% CO2; 50% SO2
Câu 10: Cho 11,9 gam hỗn hợp Al và Zn vào m gam dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn, khối lượng dung dịch là (m + 11,1) gam. Khối lượng Al và Zn trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là
A. 1,35 gam và 10,55 gam B. 2,7 gam và 9,2 gam
C. 2,00 gam và 9,9 gam D. 5,4 gam và 6,5 gam
Câu 11: Hỗn hợp X gồm các kim loại Al, Fe, Ba được chia thành 3 phần bằng nhau:
- Phần I: Cho tác dụng với nước dư thu được 0,04 mol H2.
- Phần II: tác dụng với NaOH dư thu được 0,07 mol H2.
- Phần III: tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,1 mol H2.
Số mol của Ba, Al, Fe trong hỗn hợp lần lượt là
A. 0,01; 0,04 và 0,03 B. 0,01; 0,02 và 0,03 C. 0,02; 0,03 và 0,04 D. 0,01; 0,03 và 0,03

vukhacngoc@gmail.com Liên hệ học trực tiếp: 0985052510


Thầy Vũ Khắc Ngọc http://www.facebook.com/vukhacngoc
Dạng 2: Phương pháp Bảo toàn và Tăng – giảm khối lượng
Phần trắc nghiệm
Câu 1: Cho 0,52 gam hỗn hợp Mg và Fe tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thấy có 0,336 lít khí
thoát ra (đktc). Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan thu được là
A. 2 gam B. 2,4 gam C. 3,92 gam D. 1,96 gam
Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp Mg và Fe vào dung dịch axit HCl dư thấy có 11,2 lít khí thoát ra
(đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì khối lượng muối khan thu được là
A. 37,75 gam B. 45,75 gam C. 55,5 gam D. 65,5 gam
Câu 3: Hoà tan hết 38,60 gam hỗn hợp gồm Fe và kim loại M trong dung dịch HCl dư thấy thoát ra 14,56 lít
H2 (đktc). Khối lượng hỗn hợp muối clorua khan thu được là
A. 61,675 gam B. 84,75 gam C. 123,35 gam D. 78,45 gam
Câu 4: Chia 1,24 gam hỗn hợp hai kim loại có hóa trị không đổi thành hai phần bằng nhau :
- Phần I: bị oxi hóa hoàn toàn thu được 0,78 gam hỗn hợp oxit.
- Phần II: tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch thu được m
gam muối khan.
Giá trị của V là:
A. 2,24 lít B. 0,112 lít C. 5,6 lít D. 0,224 lít
Giá trị của m là
A. 1,58 gam B. 3,16 gam C. 4,4 gam D. 2,2 gam
Câu 5: Cho 2,5 gam hỗn hợp gồm ACO3, B2CO3, R2CO3 tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 0,448 lít
CO2 (đktc). Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là
A. 3,92 gam B. 5,44 gam C. 2,72 gam D. 3,204 gam
Câu 6: Một dung dịch chứa 38,2 gam hỗn hợp hai muối sunfat của kim loại kiềm A và kim loại kiềm thổ B tác
dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2 thu được 69,9 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa và cô cạn dung dịch sau phản ứng thu
được khối lượng muối là
A. 45,7 gam B. 30,7 gam C. 56,35 gam D. 20,05 gam
Câu 7: Hòa tan 28,4 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II bằng
dung dịch axít HCl dư thu được 6,72 lít khí (đktc) và dung dịch A. Tổng khối lượng hai muối clorua trong dung dịch
thu được là
A. 15,2 gam B. 31,7 gam C. 49,7 gam D. 41,6 gam
Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 3,32 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại hóa trị II và hóa trị III bằng
dung dịch HCl dư ta thu được dung dịch A và 0,896 lít khí thoát ra (đktc). Khối lượng muối có trong dung dịch A là
A. 3,76 gam B. 4,2 gam C. 2,88 gam D. 1,56 gam
Câu 9: Hoà tan 2,73 gam kim loại kiềm vào nước dư thu được dung dịch có khối lượng lớn hơn so khối lượng
nước ban đầu là 2,66 gam. Kim loại kiềm đã cho là
A. K B. Li C. Na D. Rb
Câu 10: Cho 0,52 gam hỗn hợp hai kim loại Mg và Fe tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thấy có
0,336 lít khí thoát ra (đktc). Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan thu được là
A. 2 gam B. 2,4 gam C. 3,92 gam D. 1,96 gam
Câu 11: Cho 1,04 gam hỗn hợp hai kim loại tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư thấy thoát ra 0,672
lít khí H2 (đktc). Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng sẽ là
A. 3,92 gam B. 1,96 gam C. 3,52 gam D. 5,88 gam
Câu 12: Cho 2,49 gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Mg, Fe, Zn tan hoàn toàn trong 500 ml dung dịch H2SO4 loãng
thấy có 1,344 lít H2 (đktc) thoát ra. Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan được tạo ra là
A. 2,37 gam B. 8,25 gam C. 5,76 gam D. 8,1 gam
Câu 13: Hoà tan 17,5 gam hợp kim Zn – Fe – Al bằng dung dịch HCl dư thu được V lít H2 (đktc) và dung dịch
A. Cô cạn A thu được 31,7 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của V là
A. 1,12 lít B. 3,36 lít C. 4,48 lít D. 2,24 lít
Câu 14: Hòa tan hết 6,3 gam hỗn hợp gồm Mg và Al trong 150 ml dung dịch gồm HCl 1M và H2SO4 1,5M
(vừa đủ) thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì khối lượng muối khan thu được là
vukhacngoc@gmail.com Liên hệ học trực tiếp: 0985052510
Thầy Vũ Khắc Ngọc http://www.facebook.com/vukhacngoc
A. 30,225 gam B. 33,225 gam C. 26,925 gam D. 37,25 gam
Câu 15: Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10% thu được
2,24 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là
A. 101,48 gam B. 101,68 gam C. 97,80 gam D. 88,20 gam
Câu 16: Cho 2,81 gam hỗn hợp A gồm 3 oxit Fe2O3, MgO, ZnO tan vừa đủ trong 300 ml dung dịch H2SO4
0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng hỗn hợp các muối sunfat khan tạo ra là
A. 3,81 gam B. 4,81 gam C. 5,21 gam D. 4,8 gam
Câu 17: Oxi hoá 13,6 gam hỗn hợp hai kim loại thu được m gam hỗn hợp hai oxit. Để hoà tan hoàn toàn m
gam oxit này cần 500 ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của m là
A. 61,6 gam B. 21,6 gam C. 8 gam D. 29,6 gam
Câu 18: Oxi hóa hoàn toàn a gam kim loại được 17,85 gam oxit, thêm tiếp dung dịch HCl dư vào thì thu được
dung dịch chứa 46,725 gam muối. Giá trị của a là
A. 9,45 gam B. 8,4 gam C. 1,05 gam D. 6,85 gam
Câu 19: Cho 3,06 gam oxit của kim loại M có hóa trị không đổi tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 tạo ra
5,22 gam muối. Công thức phân tử của oxít đã cho là
A. CaO B. MgO C. BaO D. Al2O3
Câu 20: Nung 21,3 gam hỗn hợp A gồm 3 kim loại Al, Fe, Mg bằng O2 dư thu được 33,3 gam hỗn hợp B gồm
MgO, Al2O3, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Thể tích HCl 1M tối thiểu cần dùng để hòa tan hết B là
A. 1,0 lít B. 2,5 lít C. 1,5 lít D. 2 lít
Câu 21: Nung 53,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu ngoài không khí thu được 72,6 gam Y gồm CuO, FeO,
Fe2O3, Fe3O4. Thể tích dung dịch hỗn hợp HCl 2M và H2SO4 1M tối thiểu cần dùng để hòa tan hết Y là
A. 500 ml B. 800 ml C. 600 ml D. 700 ml
Câu 22: Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu
được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là
A. 90 ml B. 57 ml C. 75 ml D. 50 ml
Câu 23: Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ).
Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là
A. 4,81 gam B. 5,81 gam C. 3,81 gam D. 6,81 gam
Câu 24: Cho 40 gam hỗn hợp X gồm vàng, bạc, đồng, sắt và kẽm tác dụng với oxi đun nóng thu được m gam
hỗn hợp Y. Cho hỗn hợp Y này tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thì cần 400 ml dung dịch HCl 2M (không có khí
H2 bay ra). Giá trị của m là
A. 46,4 gam B. 44,6 gam C. 52,8 gam D. 58,2 gam.
Câu 25: Cho 40 gam hỗn hợp gồm vàng, bạc, đồng, sắt và kẽm tác dụng với oxi dư nung nóng thu được 46,4
gam hỗn hợp Y. Cho hỗn hợp Y này tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thì cần V ml dung dịch HCl 2M (không có
khí H2 bay ra). Giá trị của V là
A. 400 ml B. 200 ml C. 800 ml D. Giá trị khác.
Câu 26: Nung m gam hỗn hợp X gồm hai muối cacbonat trung tính của hai kim loại M và N đều có hoá trị II.
Sau một khoảng thời gian thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl
dư thu thêm được 3,36 lít khí CO2 (đktc). Phần dung dịch đem cô cạn được 32,5 gam muối khan. Giá trị của m là
A. 25,9 gam B. 29,2 gam C. 35,8 gam D. 13,2 gam
Câu 27: Hòa tan hoàn toàn 3,34 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của một kim loại hóa trị II và một kim loại
hóa trị III bằng dung dịch HCl dư ta thu được dung dịch A và 0,896 lít khí bay ra (đktc). Khối lượng muối khan thu
được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là
A. 3,34 gam B. 6,26 gam C. 3,78 gam D. 5,1 gam
Câu 28: Hoà tan hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp gồm một muối cacbonat của một kim loại hoá trị I và một kim
loại hóa trị II vào dung dịch HCl thu được 0,2 mol khí CO2. Khối lượng muối mới tạo ra trong dung dịch sau phản
ứng là
A. 24 gam B. 25 gam C. 26 gam D. 30 gam
Câu 29: Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng 14,4 gam FeO nung nóng. Sau phản ứng thấy khối lượng chất
rắn trong ống sứ là 12 gam. Phần trăm FeO đã bị khử là
vukhacngoc@gmail.com Liên hệ học trực tiếp: 0985052510
Thầy Vũ Khắc Ngọc http://www.facebook.com/vukhacngoc
A. 50% B. 60% C. 75% D. 80%
Câu 30: Cho một dòng khí CO đi qua ống sứ đựng 20 gam CuO nung nóng và cho khí đi ra khỏi ống sứ hấp
thụ vào nước vôi trong dư thấy có 16 gam kết tủa. Phần trăm CuO đã bị khử là
A. 48,8% B. 80,0% C. 52,5% D. 64%
Câu 31: Cho luồng khí CO qua ống sứ đựng 40 gam CuO nung nóng. Sau phản ứng thấy còn lại 38 gam chất
rắn trong ống sứ. Phần trăm khối lượng CuO đã bị khử là
A. 15% B. 20% C. 25% D. 28%
Câu 32: Thổi một luồng khí CO qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp gồm: CuO, Fe2O3, FeO, Al2O3 nung nóng,
sau phản ứng, chất rắn trong ống sứ có khối lượng là 215 gam. Luồng khí thoát ra được sục vào nước vôi trong dư,
thấy có 15 gam kết tủa trắng. Giá trị của m là
A. 217,4 gam B. 249 gam C. 219,8 gam D. 230 gam
Câu 33: Để khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần vừa đủ 2,24 lít khí CO (đktc).
Khối lượng sắt thu được là
A. 8 gam B. 12 gam C. 16 gam D. 18 gam
Câu 34: Hoà tan 15,35 gam hợp kim Mg – Zn – Al vào dung dịch HCl thu được V lít H2 (đktc) và dung dịch
A. Cô cạn A thu được 26 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của V là
A. 1,12 lít B. 3,36 lít C. 4,48 lít D. 6,72 lít
Câu 35: Hòa tan hoàn toàn 11,9 gam hỗn hợp Al và Zn bằng dung dịch HCl thu được dung dịch X và một
lượng H2 vừa đủ khử 32 gam CuO. Tổng khối lượng muối trong X là
A. 12,7 gam B. 40,3 gam C. 43,9 gam D. 28,4 gam
Câu 36: Hoà tan hoàn toàn 1,58 gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Fe, Zn, Mg bằng dung dịch HCl thu được 1,344
lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là
A. 4,26 gam B. 5,84 gam C. 5,96 gam D. 6,4 gam
Câu 37: Cho 14,5 gam hỗn hợp (Mg, Zn, Fe) vào dung dịch H2SO4 loãng, dư tạo ra 6,72 lít khí H2 (đktc) và m
gam muối sunfat. Giá trị của m là
A. 43,9 gam B. 43,3 gam C. 28,8 gam D. 57,6 gam
Câu 38: Cho 58 gam hỗn hợp Na2CO3 và Na2SO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được
m gam kết tủa X và dung dịch Y. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch Y thu được 58,5 gam muối khan. Giá trị của m

A. 149 gam B. 103,5 gam C. 57,5 gam D. 115 gam
Câu 39: Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và
Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là
A. 0,112 B. 0,560 C. 0,448 D. 0,224
Câu 40: Nhúng một lá nhôm vào 200 ml dung dịch CuSO4, đến khi dung dịch mất màu xanh lấy lá nhôm ra
cân thấy nặng hơn so với ban đầu là 1,38 gam. Nồng độ dung dịch CuSO4 đã dùng là
A. 0,1M B. 0,2M C. 0,15M D. 0,5M
Câu 41: Ngâm một thanh Cu trong dung dịch có chứa 0,04 mol AgNO3, sau một thời gian lấy thanh kim loại
ra thấy khối lượng tăng hơn so với lúc đầu là 2,28 gam. Coi toàn bộ kim loại sinh ra đều bám hết vào thanh Cu. Số
mol AgNO3 còn lại trong dung dịch là
A. 0,01. B. 0,005. C. 0,02. D. 0,015.
Câu 42: Nhúng một thanh Al nặng 50 gam vào 400 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian phản ứng
lấy thanh Al ra cân nặng 51,38 gam. Khối lượng Cu thoát ra và nồng độ của muối nhôm có trong dung dịch (coi như
thể tích không đổi) là
A. 1,92 gam và 0,05M B. 2,16 gam và 0,025M
C. 1,92 gam và 0,025M D. 2,16 gam và 0,05M
Câu 43: Nhúng một tấm Fe có khối lượng 10 gam vào dung dịch CuCl2, sau một thời gian phản ứng khối lượng
tấm kim loại tăng lên so với ban đầu là 0,75 gam. Hàm lượng Fe trong tấm sắt sau phản ứng là
A. 100% B. 44,19% C. 47,50% D. 62,5%

vukhacngoc@gmail.com Liên hệ học trực tiếp: 0985052510


Thầy Vũ Khắc Ngọc http://www.facebook.com/vukhacngoc
Câu 44: Nhúng một thanh Al nặng 20 gam vào 400 ml dung dịch CuCl2 0,5M. Khi nồng độ dung dịch CuCl2
giảm 25% thì lấy thanh Al ra khỏi dung dịch, giả sử tất cả Cu thoát ra bám vào thanh Al. Khối lượng thanh Al sau
phản ứng là
A. 21,15 gam B. 21,88 gam C. 22,02 gam D. 22,3 gam
Câu 45: Ngâm một vật bằng Cu có khối lượng 5 gam trong 250 gam dung dịch AgNO3 4%. Khi lấy vật ra thì
lượng AgNO3 trong dung dịch đã giảm 17%. Khối lượng của vật sau phản ứng là
A. 5,76 gam B. 6,08 gam C. 5,44 gam D. 6,52 gam
Câu 46: Cho một đinh sắt vào 20 ml dung dịch muối nitrat kim loại X có nồng độ 0,1M. Sau khi phản ứng xảy
ra khối lượng dung dịch thu được giảm 0,16 gam. Công thức của muối là
A. Cu(NO3)2 B. AgNO3 C. Ni(NO3)2 D. Hg(NO3)2
Câu 47: Cho 3,78 gam bột Al phản ứng vừa đủ với dung dịch muối XCl3 tạo thành dung dịch Y. Khối
lượng chất tan trong dung dịch Y giảm 4,06 gam so với dung dịch XCl3. Công thức của muối XCl3 đã cho là
A. CrCl3 B. FeCl3 C. MnCl3 D. AlCl3
Câu 48: Cho 5,4 gam bột Al phản ứng vừa đủ với dung dịch muối MSO4 được dung dịch X. Khối lượng chất
tan trong dung dịch X giảm 10,2 gam so với dung dịch MSO4. Công thức của MSO4 là
A. CuSO4 B. FeSO4 C. ZnSO4 D. CrSO4
Câu 49: Nhúng một thanh graphit phủ một kim loại A hóa trị II vào dung dịch CuSO4 dư. Sau phản ứng, thanh
graphit giảm 0,04 gam. Tiếp tục nhúng thanh này vào dung dịch AgNO3 dư, tới khi phản ứng kết thúc thì khối lượng
tăng 6,08 gam (so với sau khi nhúng vào CuSO4). Kim loại A là
A. Ca B. Cd C. Zn D. Cu
Câu 50: Nhúng thanh kim loại M hoá trị II vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra
thấy khối lượng giảm 0,05%. Mặt khác nhúng thanh kim loại trên vào dung dịch Pb(NO3)2, sau một thời gian
thấy khối lượng tăng 7,1%. Biết số mol CuSO4 và Pb(NO3)2 tham gia ở 2 trường hợp là như nhau. Kim loại M

A. Mg B. Al C. Zn D. Cd
Câu 51: Cho hai thanh kim loại R (hóa trị II) có cùng khối lượng. Nhúng thanh thứ nhất vào dung dịch Cu(NO3)2
và thanh thứ hai vào dung dịch Pb(NO3)2. Sau một thời gian khi số mol hai muối bằng nhau, lấy hai thanh kim loại
đó ra khỏi dung dịch thấy khối lượng thanh thứ nhất giảm 0,2% còn khối lượng thanh thứ hai tăng 28,4%. Nguyên tố
R là
A. Mg B. Cd C. Sn D. Zn
Câu 52: Nhúng bản kẽm và bản sắt vào cùng một dung dịch đồng sunfat. Sau một thời gian, nhấc hai bản kim
loại ra thì trong dung dịch thu được nồng độ mol/l của kẽm sunfat bằng 2,5 lần của sắt sunfat. Mặt khác, khối lượng
của dung dịch giảm 0,11 gam. Tổng khối lượng đồng bám lên hai bản kim loại là
A. 4,56 gam B. 4,48 gam C. 4,98 gam D. 8,4 gam
Câu 53: Hai thanh kim loại X cùng chất, đều có khối lượng là a gam.Thanh thứ nhất nhúng vào 100 ml dung
dịch AgNO3; thanh thứ 2 nhúng vào 1,51 lít dung dịch Cu(NO3)2. Sau 1 thời gian lấy 2 thanh kim loại ta thấy thanh
1 tăng khối lượng, thanh 2 giảm khối lượng nhưng tổng khối lượng 2 thanh vẫn là 2a gam, đồng thời trong dung dịch
thấy nồng độ mol của muối kim loại X trong dung dịch Cu(NO3)2 gấp 10 lần trong dung dịch AgNO3. Kim loại X là
(biết rằng X có hóa trị II)
A. Cd B. Zn C. Pb D. Fe
Phần tự luận
Câu 1: Nhúng một lá nhôm vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, lấy lá nhôm ra khổi dung dịch thì thấy
khối lượng dung dịch giảm 1,38 gam. Tính khối lượng của Al đã tham gia phản ứng?
Câu 2: Cho một lá đồng có khối lượng là 6 gam vào dung dịch AgNO3. Phản ứng xong, đem lá kim loại ra rửa
nhẹ, làm khô cân được 13,6 gam. Tính khối lượng đồng đã tham gia phản ứng?
Câu 3: Nhúng một thanh nhôm có khối lượng 594 gam vào dung dịch AgNO3 2M. Sau một thời gian khối
lượng thanh nhôm tăng 5%. Tính thể tích dung dịch AgNO3 đã dùng?
Câu 4: Có hai lá kẽm có khối lượng như nhau. Một lá cho vào dung dịch đồng (II) nitrat, lá kia cho vào dung
dịch chì (II) nitrat. Sau cùng một thời gian phản ứng, khối lượng lá kẽm thứ nhất giảm 0,05 gam. Biết rằng trong cả
hai phản ứng trên, khối lượng kẽm bị hoà tan bằng nhau. Khối lượng lá kẽm thứ hai tăng hay giảm là bao nhiêu gam?

vukhacngoc@gmail.com Liên hệ học trực tiếp: 0985052510


Thầy Vũ Khắc Ngọc http://www.facebook.com/vukhacngoc
Câu 5: Ngâm một lá sắt có khối lượng 50 gam trong 200 gam dung dịch muối của kim loại M có hoá trị II,
nồng độ 16%. Sau khi toàn bộ lượng muối sunfat đã tham gia phản ứng, lấy lá sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm
khô, cân nặng 51,6 gam. Xác định công thức muối sunfat của kim loại M?
Câu 6: Ngâm một lá nhôm (đã làm sạch lớp oxit) trong 250 ml dung dịch AgNO3 0,24M. Sau một thời gian,
lấy ra, rửa nhẹ, làm khô, khối lượng lá nhôm tăng thêm 2,97 gam. Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch
sau phản ứng. Cho rằng V dung dịch thay đổi không đáng kể.
Câu 7: Ngâm một lá đồng trong 20 ml dung dịch bạc nitrat cho tới khi lá đồng không thể tan thêm được nữa.
Lấy lá đồng ra, rửa nhẹ, làm khô và cân thì thấy khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52 gam. Hãy xác định nồng độ mol
của dung dịch bạc nitrat đã dùng (giả thiết toàn bộ lượng bạc giải phóng bám hết vào lá đồng)?
Dạng 3: Phương pháp Tự chọn lượng chất
Phần tự luận
Câu 1: Hoà tan một muối cacbonat của kim loại M bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 9,8%, thu được
dung dịch muối sunfat có nồng độ 14,18%. Kim loại M là gì?
Câu 2: Cho m gam một oxit kim loại tan trong V lít dung dịch HCl 2,19% (vừa đủ) thu được dung dịch muối
có nồng độ 2,64%. Xác định công thức phân tử của oxit kim loại đã cho?
Câu 3: Cho a gam một muối cacbonat kim loại tan hoàn toàn trong b gam dung dịch H2SO4 9,8% dư 16% so
với lượng cần thiết, thu được dung dịch chứa 10% muối. Xác định công thức phân tử của muối cacbonat ban đầu?
Câu 4: Hòa tan m gam một oxit kim loại cần b gam dung dịch H2SO4 12,25%. Sau phản ứng thu được dung
dịch muối có nồng độ 15,36%. Xác định kim loại đã cho?
Câu 5: Khi cho a gam dung dịch H2SO4 C% hòa tan hoàn toàn hỗn hợp 2 kim loại gồm Mg và Na dư, ta thấy
lượng khí H2 tạo thành bằng 0,05a gam.
a, Tính giá trị của C?
b, Khi hòa tan hoàn toàn b gam một oxit của kim loại M có hóa trị không đổi bằng một lượng vừa đủ dung dịch
H2SO4 trên thì thu được dung dịch muối có nồng độ 18,21%. Xác định kim loại M?
Câu 6: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20% thu được dung
dịch Y. Nồng độ của FeCl2 trong dung dịch Y là 15,76%. Nồng độ phần trăm của MgCl2 trong dung dịch Y là bao
nhiêu?
Phần trắc nghiệm
Câu 1: Hòa tan hoàn toàn hiđroxit của một kim loại M hóa trị II trong dung dịch H2SO4 20% vừa đủ, thu được
dung dịch muối trung hoà có nồng độ 27,21%. Kim loại M là
A. Cu B. Zn C. Fe D. Mg
Câu 2: Nung m gam bột đá X chứa 80% CaCO3 về khối lượng (phần còn lại là tạp chất trơ) một thời gian thu
được chất rắn Y chứa 45,65% CaO. Hiệu suất của phản ứng nhiệt phân CaCO3 là
A. 50% B. 75% C. 80% D. 70%
Câu 3: Cho hỗn hợp Mg và Na dư tác dụng với dung dịch H2SO4. Lượng khí hiđro thoát ra bằng 5% khối lượng
dung dịch H2SO4. Nồng độ % của dung dịch H2SO4 là
A. 15,8% B. 33,64% C. 62,3% D. 30,1%
Câu 4: Hỗn hợp kim loại X gồm Al và Cu. Cho hỗn hợp vào cốc đựng dung dịch HCl. Khuấy đều cho tới khi
khí ngừng thoát ra thu được chất rắn Y nặng a gam. Nung Y trong oxi tới phản ứng hoàn toàn thu được 1,35a gam
oxit. Phần trăm khối lượng của Cu trong chất rắn Y là
A. 84,35% B. 80,2% C. 78,5% D. 74,48%

vukhacngoc@gmail.com Liên hệ học trực tiếp: 0985052510

You might also like