You are on page 1of 3

1.

4: ĐỊNH NGHĨA VÀ TÍNH CHẤT CỦA ĐỒNG DƯ THỨC

1.4.1 Định nghĩa.

Giả sử m > 1 là một số nguyên dương cố định. Các số nguyên a và b được gọi là đồng dư
với nhau theo môđun m nếu trong phép chia a và b cho m được cùng một số dư.

Kí hiệu: a ≡ b( mod m) là một đồng dư thức.

Ví dụ: 6 ≡ 11( mod 5), -33 ≡ 21( mod 6), 10 ≡ 40( mod 10)

1.4.2 Các tính chất

1.Định lý. Các mệnh đề sau là tương đương:

(i) a ≡ b( mod m).

(ii) Hiệu a - b chia hết cho m.

(iii) Tồn tại một số nguyên t sao cho a = b + mt.

2. Giả sử m > 1 là một số nguyên cố định và a, b, c ,d là các số nguyên tùy. Khi đó các
tính chất sau đây được thỏa mãn:

(1) a ≡ a( mod m).

(2) a ≡ b( mod m) => b ≡ a( mod m).

(3) a ≡ b( mod m), b ≡ c( mod m) => a ≡ c( mod m).

(4) a ≡ b( mod m), c ≡ d( mod m) => a+c ≡ b+d( mod m), ac ≡ bd( mod m).

(5) a ≡ b( mod m) => a+c ≡ b+c( mod m), ac ≡ bc( mod m).

(6) a ≡ b( mod m) => ak ≡ bk(mod m), ∀ k∈ N *.


m
3. Định lý. Nếu ac ≡ bc( mod m) thì a ≡ b( mod ), trong đó d=(c,m).
d

4. Hệ quả. Nếu ac ≡ bc( mod p) và p không phải là ước của c, với p là số nguyên tố thì a
≡ b( mod p).

5. Định lý. a ≡ b( mod m1) và a ≡ c( mod m2) thì b ≡ c( mod d), trong đó d=(m1,m2)

6. Định lý. Nếu a ≡ b( mod m1) với ∀ i=1 ,2 , … , k thì a ≡ b( mod m), trong đó m=[ m1,
m2, … , mk] là bội chung nhỏ nhất của m1, m2, … , mk.
7. Định lý. Giả sử f(x) ∈ Z[x] là một đa thức của biến x với hệ số nguyên. Khi đó, nếu a
≡ b( mod m) thì f(a) ≡ f(b)( mod m).

8. Hệ quả. Giả sử f(x) ∈ Z[x] là một đa thức của biến x với hệ số nguyên. Khi đó, nếu a ≡
b( mod m) và f(a) ≡ 0 mod m) thì f(b) ≡ 0 (mod m).

9. Hệ quả. Giả sử N= an10n + an-110n-1 + … + a110 + a0, 0 ≤ ai <10, i= 0, 1, …, n

Là một số tự nhiên được viết trong hệ thập phân và T = a0 - a1 + a2 - … + (-1)n an. Khi đó,
N chia hết cho 11 khi và chỉ khi T chia hết cho 11.

10. Định lý. Giả sử N = (an an-1… a1 a0)10 là một số tự nhiên được viết trong hệ thập phân.
Khi đó N chia hết cho 7 khi và chỉ khi

(a2 a1 a0)10 - (a5 a4 a3)10 + (a8 a7 a6)10 - …

chia hết cho 7.

11. Định lý. Định lý. Giả sử N = (an an-1… a1 a0)10 là một số tự nhiên được viết trong hệ
thập phân. Khi đó N chia hết cho 37 khi và chỉ khi

(a2 a1 a0)10 + (a5 a4 a3)10 + (a8 a7 a6)10 + …

chia hết cho 37.

1.4.2 VÀNH CÁC LỚP ĐỒNG DƯ

1. Định nghĩa. Tập hợp thương của tập hợp ℤ các số nguyên trên quan hệ đồng dư theo
môđun m được gọi là tập hợp các lớp đông dư môđun m và được kí hiệu bởi ℤm. Mỗi
phần tử của tập hợp ℤm được gọi là một lớp đồng dư môđun m hay là một số nguyên
môđun m. Mỗi số nguyên thuộc một lớp đồng dư của ℤm được gọi là một thặng dư
môđun m.

Nếu a ∈ℤm và số nguyên a thuộc A thì ta kí hiệu A= a + m ℤ hoặc A= a (mod m) hoặc


đơn giản là A= a . Số nguyên a được gọi là một thặng dư đại diện của lớp đồng dư A= a
(mod m).

Nhận xét. Với mọi lớp đồng dư a , b ∈Zm ta có:

(1) a ={ b∈ℤ∣ a ≡ b( mod m)}={ a + mx∣ x∈ℤ }

(2)a = b  a ≡ b( mod m)
(3)a ∩ b ≠∅  a = b

(4) ℤ=¿ a ∈ Z a

(5) 1 ≠ 0

2. Mệnh đề. ℤm={ 0 , 1 , … , m−1 }

3. Mệnh đề. Với mỗi số nguyên dương k, mỗi lớp đồng dư môđun m là hợp của k lớp
đồng dư môđun km.

4. Phép cộng và phép nhân các lớp đồng dư. Giả sử a , b ∈Zm

a+ ¿ b = a+ b

a. b = a.b

5. Tập hợp ℤm các lớp đồng dư mô đun m cùng với hai phép toán cộng và nhân vừa xác
định ở trên là một vành giao hoán có đơn vị và được gọi là vành các lớp đồng dư mô đun
m hay vành các số nguyên mô đun m.

6. Định nghĩa. Ta gọi lớp đồng dư A= a ∈ℤm là lớp đồng dư thu gọn của vành ℤm nếu a
và m nguyên tố cùng nhau.

7. Định lý. Trong vành ℤm, mỗi lớp đồng dư là lớp đồng dư thu gọn khi và chỉ khi nó là
lớp đồng dư khả nghịch.

8. Hệ quả. Tập hợp ℤ*m các lớp đồng dư thu gọn của vành ℤm cùng với phép nhân lập
thành một nhóm giao hoán.

9. Hệ quả. Vành ℤm lầ một trường khi và chỉ khi m là số nguyên tố.

You might also like