You are on page 1of 14

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


KHOA NÔNG NGHIỆP
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
–{&{—

BÁO CÁO BAO BÌ THỰC PHẨM – NN16701


CHUYÊN ĐỀ
Đề nghị công nghệ xử lý nước thải cho nhà máy đường sao cho vừa đạt hiệu
quả kinh tế, vừa đạt tiêu chuẩn loại B thải ra nguồn, biết rằng lưu lượng
nước thải nhà máy khoảng 1700 m3/ ngày đêm. Nồng độ chất nhiễm bẩn
trong nước thải BOD:COD = 250 - 400 mg/l, tỉ lệ BOD:COD sau khi lắng
khoảng 0,42; PH = 5 - 10, nhiệt độ có sự dao động lớn.
Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện (Nhóm 3)
PGs.Ts. Phan Thị Thanh Quế Trần Minh Nguyễn B1900527
Tạ Văn Nhu B1900543
Võ Thị Hoàng Oanh B1900557
Hồ Chí Thanh B1900583
Võ Minh Thành B1900586
Phan Tấn Tài B1900849

Cần thơ, tháng 5 năm 2022


MỤC LỤC
I.Giới thiệu..................................................................................................................1
II.Quy trình công nghệ sẩn xuất đường trắng từ mía.................................................1
1.Khai thác..............................................................................................................2
2.Làm trong............................................................................................................2
3.Làm sôi................................................................................................................2
4.Kết tinh................................................................................................................2
5.Ly tâm..................................................................................................................3
III.Quy trình xử lý nước thải:.....................................................................................3
3.1.Nguồn gốc phát sinh nước thải thải:.................................................................3
3.2.Ảnh hưởng của nước thải nhà máy đường đối với con người và môi trường:. 4
3.2.1.Đối với môi trường:...................................................................................4
3.2.2. Đối với con người:....................................................................................5
3.3. Xử lý nước thải:...............................................................................................5
3.3.1. Thành phần tính chất nước thải đầu vào:.................................................5
3.3.2. Cơ sở lựa chọn:.........................................................................................5
3.3.4. Thuyết minh quy trình:.............................................................................9
IV.Kết luận:..............................................................................................................11
V.Tài liệu tham khảo:.......................................................................................11
I.Giới thiệu
Ngày nay, ngành công nghiệp mía đường là một trong những ngành công nghiệp sản
xuất chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Sản lượng sản xuất đường mía
ở nước ta ngày càng tăng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người tiêu thụ trong cả nước.
Trước đây, trang thiết bị, máy móc, dây chuyền công nghệ trong các nhà máy đều cũ
kĩ, lạc hậu. Nhưng trong những năm gần đây các nhà máy mía đường đang không
ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm do có sự đầu tư về công nghệ sản xuất.

Bên cạnh đó thách thức được đặt ra là phải làm sao xử lý nước thải mía đường với
khối lượng rất lớn từ các nhà máy, bới nếu không được xử lý một cách triệt để thì
nước thải phát sinh ra từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt tại các nhà máy sẽ ảnh
hưởng tiêu cực đến môi trường xung quanh cũng như đối với sức khỏe người dân sống
gần các khu vực nguồn xả thải. Vì vậy các hệ thống xử lý nước thải tại các nhà máy
mía đường là thực sự cần thiết.

II.Quy trình công nghệ sẩn xuất đường trắng từ mía

Giới thiệu chung

3
Tại một nhà máy hoặc cơ sở sản xuất đường, mía trải qua các giai đoạn của quá
trình chế biến. Kết quả cuối cùng là đường thô, hay đường tinh khiết với một số
thành phần mật đường còn sót lại. Mật đường là một sản phẩm phụ của đường, và
là thứ giải thích tại sao đường thô lại có màu nâu. Quá trình chế biến mía tại một
nhà máy đòi hỏi một số công đoạn để lấy được đường từ cây mía, và chúng ta sẽ đi
tìm hiểu chi tiết hơn về các quá trình sản xuất sau đây:
1.Khai thác
Sau khi mía được phân loại, nó được rửa để loại bỏ hết tạp chất trước khi
chế biến. Việc làm sạch mía có thể được thực hiện ướt hoặc khô. Giặt khô là
phương pháp được ưa chuộng hơn vì nó thân thiện với môi trường hơn và
không ảnh hưởng đến hàm lượng TRS.
Sau khi mía đã được làm khô, nó được cắt nhỏ trước khi được nghiền. Quá
trình này thu được nước mía. Nước mía sau khi ép xong là chất chiết xuất được
sử dụng để sản xuất đường và etanol. Chất thải mía đường, được gọi là 'bã mía',
sau đó được sử dụng làm nhiên liệu để sản xuất điện trong nhà máy điện.
→ Nước thải do quá trình này chủ yếu là các chất hữu cơ từ việc rửa, nghiền
và dầu mỡ từ các thiết bị và máy móc.
2.Làm trong
Nước mía vừa ép xong sau đó được đưa đến công đoạn làm trong, cụ thể
hơn nó sẽ đi qua công đoạn đông tụ và lắng để loại bỏ kết tủa (cát, đất và các
chất khác,…). Được biết, trong một cây mía chứa khoảng 90% là nước mía,
trong đó 17% là đường sucrose cùng với một lượng nhỏ dextrose và fructose.
Để tránh sự phân hủy sucrose trong đường mía, ta sẽ điều chình độ pH
nhiều lần để sau quá trình này ta có hỗn hợp gồm nước, muối khoáng và đường.
→ Với công đoạn làm trong cũng có nước thải ra.
3.Làm sôi
Trong quá trình làm sôi, khoảng 75% nước sẽ được loại bỏ làm cho dung
dịch đặc hơn để chuẩn bị cho quá trình kết tinh đường.
4.Kết tinh
Ở bước này, ta thực hiện tách các chất rắn hòa tan trong dung dịch theo 1
trong 2 nguyên lí sau:
 Giữ nguyên nhiệt độ, tăng nồng độ kết tính gọi là kết tinh nóng.
4
 Giảm nhiệt độ, giảm nồng độ kết tính là kết tinh lạnh.
→ Nước thải từ quá trình kết tinh chủ yếu là do rò rỉ từ các thiết bị làm lạnh,
hoặc từ rỉ mật.
5.Ly tâm
Tiếp đến quá trình ly tâm sẽ diễn ra, nhằm tách riêng mật và đường hạt, sau đó sấy
đường hạt thu được để tách lớp nước mật còn bám trên bề mặt đường.
Lượng mật đường, là dung dịch còn sót lại từ quá trình chế biến đường, được để
lại trên các tinh thể hoặc được thêm trở lại tùy vào loại đường muốn sản xuất.
Ngoài đường cát trắng, còn có các loại đường màu nâu nhạt và màu nâu sẫm có
hàm lượng mật đường cao hơn và thường được sản xuất.
→ Ngoài ra nước thải còn đến từ việc sinh hoạt của công nhân, rửa các thiết
bị cũng như sàn nhà máy,…

III.Quy trình xử lý nước thải:


3.1. Nguồn gốc phát sinh nước thải thải:
- Trong quy trình quy trình công nghệ sản xuất đường mía, nước thải phát sinh
trong nhiều khâu và mức độ nhiễm bẩn các loại nước thải này cũng không giống
nhau. Các nguồn phát sinh chủ yếu là:
+ Nước thải phát sinh từ công đoạn băm, ép và hòa tan: nước được dùng để ngâm
và ép đường trong mía và làm mát ổ trục nên nước thải có chứa lượng chất hữu cơ
cao do lượng đường thất thoát và do làm mát ổ trục nên nước thải bị ô nhiễm dầu
nhớt.
+ Nước thải phát sinh từ giai đoạn làm trong và làm sạch: từ việc sử dụng nước làm
mát lò hơi và ngưng tụ sau khi cấp nhiệt có các thiết bị gia nhiệt, cô đặc, nấu
đường, làm nguội máy, làm nguội đường thường dùng với số lượng lớn, công
đoạn này thường phát sinh số lượng lớn.
+ Nước thải phát sinh trong công đoạn kết tinh và hoàn tất: nước thải do dùng làm
lạnh các thiết bị, rò rỉ mật.
+ Nước thải do các nhu cầu khác: nước thải từ các khu sinh hoạt của công nhân
viên, phòng thí nghiệm và vệ sinh trang thiết bị, nhà máy, rửa sàn,…

5
3.2. Ảnh hưởng của nước thải nhà máy đường đối với con người và môi
trường:
Nước thải các nhà máy sản xuất mía đường chứa lượng lớn các chất hữu có
như đường, sơ, vụn bã mía. Sau khi phân tích chi tiết thành phần một số nhà
máy, chúng ta đưa ra được kết luận:

 Nước thải mía đường chứa lượng lớn các hợp chất nito, phosphor hữu cơ

 Giá trị BOD5 cao và có biến động lớn

 Chứa các thành phần mang màu do axit hữu cơ hoặc muối kim loại vô cơ (Na+,
Si4+, Ca2+, K+)

 Chứa lượng lớn chất rắn lơ lửng dạng vô cơ

 Nước thải nhà máy mía đường chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy nên thường có
mùi hôi thối khó chịu.

 Nước thải từ quá trình làm mát có nhiệt độ cao có thể ức chế hoạt động của vi
sinh vật và các động thực vật thủy sinh.

 Nước thải mía đường thường có tính axit. Trong một số trường hợp đặc biệt sẽ
có độ pH tăng cao do chứa lượng lớn CaCO3.

3.2.1. Đối với môi trường:


 Với lưu lượng lớn, làm lượng chất hữu cơ cao và chất dinh dưỡng cao. Đường
trong nước thải chủ yếu là Sucroza và các loại đường khử Glucose, Fructoze.
Các loại đường này dễ bị phân hủy trong nước, chúng có khả năng gây cạn kiệt
oxi trong nước, làm ảnh hưởng đến hoạt động của quần thể vi sinh vật trong
nước.

 Các chất lơ lửng có trong nước thải có khả năng lắng xuống đáy nguồn nước
gây ra hiện tượng phân hủy kỵ khí làm cho nước có mùi hôi và có màu đen.

 Nước thải có thể có nhiệt độ cao gây ức chế hoạt động và sinh trưởng của các
sinh vật thủy sinh

 Trong nước thải có chứa cả dầu mỡ bôi trơn máy do vệ sinh, tẩy rửa thiết bị.
Dầu mỡ có thể đóng váng trên mặt nước khiến nguồn nước giảm khả năng tự
làm sạch của nguồn nước, khiến một số loài thủy sinh bị chết.

6
3.2.2. Đối với con người:
 Khi nước thải từ nhà máy xả thải ra môi trường mà không qua xử lý hoặc xử
lý không đạt yêu cầu thì các chất độc hại, vi sinh vật gây bệnh trong nước thải
sẽ xâm nhập vào môi trường và đi theo chuỗi thức ăn đi vào cơ thể con người
gây ra các căn bệnh nguy hiểm. Ngoài ra, khi người dân sử dụng nước bị ô
nhiễm do nước thải cũng có thể mắc các bệnh ngoài sa, nếu tiếp xúc lâu có
nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo.

3.3. Xử lý nước thải:


3.3.1. Thành phần tính chất nước thải đầu vào:
Nhà máy sản xuất đường là 1700 m3/ ngày đêm. Nồng độ chất nhiễm bẩn
trong nước thải: BOD =250-400mg/l, tỉ lệ BOD/COD sau khi lắng khoảng
0.42, pH=5-10.

Bảng tóm tắt thành phần tính chất nước thải đầu vào
STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 40:2011
Loại B
1 Nhiệt độ o
C 40
2 pH - 5-10 5.5-9
3 BOD mg/L 250-400 50
4 COD mg/L 595-952 150
5 BOD/COD mg/L 0.42 0.34

- So với QCVN 40:2011/BTNMT các thông số ô nhiễm gồm có: BOD, COD, pH
đều vượt so với quy chuẩn. Do đó nên cần phải xử lý nước thải trước khi thải
bỏ.
3.3.2. Cơ sở lựa chọn:
Các phương án lựa chọn xử lý nước thải nhà máy mía đường Q= 1700m3/ ngày
đêm.
- Để loại bỏ các loại rác lớn cần đặt song chắn rác trước hệ thống.
- Cần xây dựng một hố thu gom chất thái mang đi xử lý.
- Cần xây dựng bể điều hòa để nhằm mục đích điều hòa lưu lượng và nồng độ
của nước thải.

7
- Ta có tỷ lệ BOD/COD – 0.42< 0.46. (tỷ lệ BOD/COD được sử dụng để chỉ mức
độ phân hủy sinh học của nước thải. Tỷ lệ BOD/COD càng cao thì càng dễ
phân hủy sinh học, BOD/COD càng thấp cho thấy nước thải chứa nhiều chất
hữu cơ khó phân hủy sinh học hoặc chất độc hại làm ức chế hoạt động của vi
sinh vật).
 Nếu áp dụng xử lý sinh học ngay sẽ không hiệu quả. Cần có những biện
pháp xử lý khác nhau như phương pháp hóa lý để phân hủy các hợp chất hữu cơ
khó phân hủy và nâng tỷ lệ đến mức có thể áp dụng xử lý bằng sinh học cho hệ
thống (vì ngưỡng này vi sinh vật sẽ hoạt động tốt)
- Xây dựng bể lắng để lắng bùn
- Cần xây dượng bể chứa bùn để thu gom lượng bùn sử dụng lại tiết kiệm một
phần chi phí cho hệ thống xử lý.

8
3.3.3. Đề xuất phương án:
Phương án1:

9
 Phương án 2:

 So sánh 2 phương án ta thấy:


 Điểm giống nhau:
Cả 2 quy trình thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy đường đều có 4 giai đoạn :
Khối xử lý cơ học, khối xử lý hóa lý, khối xử lý sinh học, khối xử lý cặn.
 Ưu nhược điểm của 2 phương án:

10
Phương án 1: Phương pháp kỵ khi, hiếu khí kết hợp
Ưu điểm Nhược điểm
 Xử lý đạt hiệu quả cao và triệt để các  Phải kiểm soát đượng lượng oxi
chất ô nhiễm. trong 2 bể kỵ khí và hiếu khí.
 Sử dụng bể sinh học kỵ khí nên  Quá trình phân hủy kỵ khí cần kiểm
lượng bùn sinh ra ít hơn. soát chặt chẽ.
 Hệ thống dễ vận hành, thiết bị dễ  Cần kiểm soát được mùi hôi phát
thay thế. sinh trong hệ thống xử lý nước thải.
 Không tốn hóa chất và điện năng khi
vận hành hệ thống

Phương án 2:
Ưu điểm Nhược điểm
 Giữ lại tất cả các tạp vật lớn.  Không xử lý, chỉ giữ lại tạm thời các
tạp vật lớn.
 Làm tăng trở lực hệ thống theo thời
gian.
 Phải xử lý rác thứ cấp.
 Lắp đặt quá nhiều công trình đơn vị
làm cho chí phí tăng cao.

→Từ sự so sánh giữa 2 phương án, nhóm chúng em sẽ lựa chọn phương án 1 để
áp dụng cho hệ thống xử lý nước thải nhà máy đường với công suất 1700 m3/
ngày đêm. Nồng độ chất nhiễm bẩn trong nước thải: BOD =250-400mg/l, tỉ lệ
BOD/COD sau khi lắng khoảng 0.42, pH=5-10. Vì phương án 1 có ít nhược
điểm hơn phương án 2 và nhược điểm của phương án 1 có thể dễ dàng kiểm
soát được, mặt khác chi phí đầu tư cho phương án 1 sẽ rẻ hơn nhiều nhưng vẫn
đảm bảo được nước thải đầu ra đạt loại tiêu chuẩn loại B thải ra nguồn.

3.3.4. Thuyết minh quy trình:

 Song chắn rác


11
Nước thải được thu gom đi qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô có kích thước
lớn để tránh gây tắc các công trình, thiết bị phía sau.

 Bể lắng cát
Nước thải mía đường chứa nhiều đất, cát từ quá trình rửa sạch nguyên liệu, các chất
này sẽ được giữ lại tại bể lắng cát. Cát tại bể lắng sẽ được chuyển đến sân phơi cát.

 Hố thu gom
Sau khi qua bể lắng cát, nước thải được tập trung chuyển đến hố thu gom. Đây là nơi
tập trung nước thải để chuyển vào hệ thống xử lý phía sau.

 Bể điều hòa
Nước thải từ hố thu gom sẽ được chuyển đến bể điều hòa. Bể điều hòa có chức năng
ổn định nồng độ và lưu lượng của nước thải. Tại đây lắp đặt máy thổi khí để tránh quá
trình phân hủy kỵ khí xảy ra khi các chất lơ lửng lắng xuống đáy bể. Tại đây sẽ bổ
sung thêm NaOH (0,799 mg/l) hoặc HCL(0,72 mg/l) để điều chỉnh PH nước thải trong
khoảng 6,5 - 8,5 (do nước thải có tính acid yếu, một số trường hợp đặc biệt cũng có
thể có tính kiềm). Nhiệt độ của nước thải sẽ được điều chỉnh trong bể điều hòa đến khi
< 40 0C rồi mới được chuyển sang các công đoạn xử lý sau.

 Bể lắng 1
Nước thải từ bể điều hòa bơm sang bể lắng 1. Tại đây sẽ loại bỏ một phần chất rắn lơ
lửng nhằm giảm thể tích xử lý phía sau, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình
xử lý sinh học.

 Bể UASB
Đây là bể sinh học kỵ khí dòng chảy ngược. Tại bể UASB xảy ra quá trình phân hủy
kỵ khí dưới tác dụng của vi sinh vật kỵ khí trong điều kiện không có oxi.

Quá trình xử lý kị khí trong bể được chia thành bốn giai đoạn: Thủy phân polyme, lên
men các aminoaxit và đường (Axit hóa) , phân hủy kị khí (Axetic hóa) và hình thành
khí metan (Metan hóa).

 Bể Aerotank
Nước thải sau khi xử lý tại bể UASB sẽ được chuyển vào bể Aerotank. Tại bể
Aerotank. các vi sinh vật hiếu khí hoạt động giúp phân hủy các chất hữu cơ còn lại.

 Bể lắng 2
Giúp lắng lại phần cặn từ quá trình sinh học và làm trong nước. Một phần bùn cặn
được tuần hoàn về bể Aerotank, phần còn lại được xả ra bể chứa bùn.

 Thiết bị lọc áp lực


Nhiệm vụ của thiết bị lọc áp lực là loại bỏ các cặn nhỏ, mùi, màu còn sót lại.

12
Nước thải mía đường sau khi xử lý đạt cột B, QCVN 40:2011/BTNMT sẽ được xả thải
ra nguồn tiếp nhận.

IV.Kết luận:
- Nước thải từ các nhà máy sản xuất đường là một trong những loại nước thải
chứa nhiều chất gây ô nhiễm nguy hại cho con người và môi trường:
- Phương án xử lý nước thải được đề xuất ở trên dựa theo tính chất nước thải và
điều kiện kinh tế,…Nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn loại B theo QCVN
40:2011/BTNMT.

V.Tài liệu tham khảo:

http://moitruongsaigon.com.vn/cong-nghe-xu-ly-nuoc-thai-mia-duong.html
https://xulymoitruong360.com/xu-ly-nuoc-thai-mia-duong
https://agri.vn/cong-nghe-san-xuat-duong-mia/
https://www.czarnikow.com/blog/the-sugar-series-sugar-cane-production-growing
harvesting-processing-and-refinement
https://www.researchgate.net/figure/Process-schematic-for-the-production-of-raw-
sugar-from-sugarcane_fig1_283031841

13
14

You might also like