You are on page 1of 24

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA KẾ TOÁN- KIỂM TOÁN

BÀI TẬP NHÓM


Nêu quá trình hình thành và phát triển của kế quản
trị. Vai trò của kế quản trị đối với doanh nghiệp nhà
nước trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0 và
chuyển đối số.

Lớp : ACT47A02

Sinh viên thực hiện : Nhóm 05

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Mai Hương

Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN

HỌ VÀ TÊN MÃ SINH VIÊN

Lê Thị Kim Anh 23A4020013

Trần Hồng Nhung 23A4020295

Ngô Ngọc Mai 23A4020244

Lương Thị Thùy Trang 23A4020398

Phạm Thị Kim Liên 23A4020202

Nguyễn Thị Thắm 23A4020365

2
Mụ c lụ c

MỞ ĐẦU................................................................................................................................................4

I. Nêu quá trình hình thành và phát triển của kế quản trị...............................................................5

1. Khái niệm của kế toán quản trị................................................................................................5


2. Sự hình thành và phát triển của kế quản trị............................................................................5
2.1. Trên thế giới.......................................................................................................................5
2.2. Tại Việt Nam......................................................................................................................7
II. Vai trò của kế toán quản trị đối với doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn cách mạng công
nghiệp 4.0 và chuyển đổi số ?...............................................................................................................9

1. Cách mạng công nghiệp 4.0.....................................................................................................9


1.1. Sự phát triển ngành công nghiệp hiện nay (trong những năm gần nhất)..........................9
1.2. Mạng hệ thống thông minh.............................................................................................10
1.3. Các doanh nghiệp nhà nước............................................................................................10
1.3.1. Vai trò của CM 4.0 đến doanh nghiệp nhà nước...........................................11
1.3.2. Tác động của CN 4.0 đến doanh nghiệp nhà nước........................................11
2. Vai trò của kế toán quản trị đối với doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn cách mạng
công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số...................................................................................................16
2.1. Khái quát bộ máy kế toán quản trị trong doanh nghiệp nhà nước..................................16
2.2. Xu hướng của kế toán quản trị hiện tại............................................................................17
2.3. Vai trò của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với KTQT doanh nghiệp nhà nước...............19
2.4. Cải thiện thông tin kế toán quản trị tại các DN nhà nước................................................20
2.5. Kết luận............................................................................................................................21
III. Vai trò của nhân viên kế toán quản trị trong Doanh nghiệp nhà nước................................22

KẾT LUẬN............................................................................................................................................23

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................24

3
MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số này, kế toán quản trị
không chỉ đảm nhận vai trò ghi nhận thông tin tài chính mà còn trở thành một công cụ
chiến lược quan trọng trong việc định hình và quản lý hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp nhà nước.

Quá trình hình thành và phát triển của kế toán quản trị bắt đầu từ nhận thức về tầm
quan trọng của thông tin quản lý trong việc đưa ra quyết định. Ngày càng tăng cường
khối lượng thông tin cần xử lý và yêu cầu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh đã
thúc đẩy sự phát triển của kế toán quản trị. Kế toán quản trị không chỉ tập trung vào
việc ghi nhận thông tin tài chính mà còn khai thác thông tin phi tài chính, như dữ liệu
về khách hàng, quy trình sản xuất và hoạt động nội bộ, từ đó cung cấp cơ sở thông tin
để đưa ra quyết định chiến lược.

Vai trò của kế toán quản trị trong doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn cách mạng
công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số không chỉ giới hạn trong việc cung cấp thông tin
quản lý. Nó còn đóng vai trò trong việc định hình chiến lược, ứng dụng công nghệ
mới như trí tuệ nhân tạo và tự động hóa quy trình kế toán, đảm bảo tính minh bạch và
hiệu quả trong hoạt động. Kế toán quản trị cung cấp các công cụ và kỹ thuật phân tích
để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, tối ưu hóa sử dụng nguồn lực và rủi ro, và
định hình chiến lược phù hợp với môi trường kinh doanh đang thay đổi liên tục.

Việc ứng dụng các thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0 vào lĩnh vực kế toán
quản trị đã và đang trở thành xu hướng tất yếu . Trước bối cảnh đó, hoạt động kế toán,
đặc biệt là kế toán quản trị nói riêng ở Việt Nam cũng như trên thế giới cần có sự điều
chỉnh để phù hợp với tốc độ phát triển của khu vực và thế giới…

4
I. Nêu quá trình hình thành và phát triển của kế quản trị
1. Khái niệm của kế toán quản trị

Khái niệm về Kế toán quản trị được chia làm nhiều định nghĩa khác nhau. Nhưng nhìn
chung mỗi nhận định đều có nét tương đồng nhất định.

- Theo luật Kế toán Việt Nam 2015 và TT 53/2006/TT-BTC ngày 12/6/2006: “Kế
toán quản trị là việc thu thập xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính
theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.”

- Theo GS. Robert S.Kaplan, trường ĐH Havard Business School: “KTQT là một bộ
phận của hệ thống thông tin quản trị trong các tổ chức mà nhà quản trị dựa vào đó để
hoạch định và kiểm soát hoạt động của tổ chức”

- Theo GS H.Bouquin, đại học Paris-Dauphin: “KTQT là một hệ thống thông tin định
lượng cung cấp cho các nhà quản trị đưa ra quyết định điều hành các tổ chức nhằm đạt
hiệu quả cao”

- Theo quan điểm của các nhà khoa học Học viện Tài Chính : “KTQT là một khoa học
thu nhận, xử lý và cung cấp những thông tin định lượng về hoạt động của đơn vị một
cách cụ thể, giúp các nhà quản lý trong quá trình ra các quyết định liên quan đến việc
lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và đánh giá tình hình các hoạt
động của đơn vị.”

- Theo quan điểm của các nhà khoa học trường Đại học Kinh Tế Quốc dân nhận định
thì “KTQT là quy trình định dạng đo lường tổng hợp phân tích lập báo biểu, giải trình
và thông đạt các số liệu TC và phi TC cho Ban giám đốc để lập kế hoạch, đánh giá
theo dõi việc thực hiện kế hoạch trong phạm vi nội bộ một doanh nghiệp và để đảm
bảo cho việc sử có hiệu quả các tài sản và quản lý chặt chẽ các TS này.”

2. Sự hình thành và phát triển của kế quản trị


1.
2.
2.1. Trên thế giới

- Sự hình thành và phát triển của kế toán gắn liền với sự hình thành và phát triển của
đời sống kinh tế, xã hội của loài người từ thấp đến cao. Theo một số tài liệu nghiên

5
cứu qua từng thời kỳ cho thấy, lịch sử kế toán có từ thời thượng cổ, xuất hiện từ 5-6
ngàn năm TCN. Lịch sử kế toán bắt nguồn gắn liền với lịch sử kinh tế, theo đà phát
triển của những tiến bộ kinh tế - xã hội. 

- Do sự phát triển nhanh về cả quy mô và phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp tại
Mỹ vào những năm đầu thế kỉ XIX đã đặt ra yêu cầu cho các nhà quản trị phải kiểm
soát và đánh giá được hoạt động, như Công ty dệt Lyman Mills, Công ty Louisville &
Nashville hoạt động trong ngành đường sắt, hay trong ngành luyện kim Andrew
Carnegie – một doanh nhân lớn của thế kỉ XIX đã áp dụng KTQT để quản lý DN của
mình từ năm 1872 .

- Hơn nữa trong ngành đường sắt, luyện kim, KTQT trong giai đoạn này còn được áp
dụng trong cả các ngành dầu khí, hóa chất và cơ khí chế tạo. Tuy nhiên trong giai
đoạn này, các nhà quản trị mới chỉ kiểm soát được chi phí sản xuất trực tiếp. Các
phương pháp phân bổ chi phí chung cho các sản phẩm và các thông tin về sử dụng
TSCĐ vẫn bị bỏ qua .

- KTQT tiếp tục phát triển mạnh vào những năm đầu thế kỉ XX mà P.Pont, Donaldson
Brown và Alfred Sloan là những đóng góp nhiều cho sự phát triển của KTQT trong
giai đoạn này. Công ty Du Pont Power thành lập vào năm 1903, bằng việc hợp nhất
các công ty nhỏ sản xuất các bộ phận sản phẩm khác nhau. Để dễ dàng kiểm soát và
đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận nhỏ và thay đổi từ mô hình quản trị
nhân quyền .

- Sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1930, Ủy ban chứng khoán Mỹ buộc
các doanh nghiệp phải công bố báo cáo tài chính. Do đó, nghiên cứu kế toán cho giai
đoạn này đều tập chung vào các BCTC nên KTQT bị sao nhãng. Cho đến thập kỷ 80,
do sức ép cạnh tranh và sự thành công vượt bậc của các DN ở châu Á, đặc biệt là Nhật
Bản, KTQT ở Mỹ mới lại được nghiên cứu và phát triển.

 - Ở Châu Á, sau chiến tranh thế giới thứ 2 cùng với sự phát triển của các trường phái
quản trị theo kiểu Nhật Bản, KTQT được hình thành để phục vụ cho nhu cầu thông tin
của các nhà quản trị DN. Các phương pháp KTQT theo kiểu Nhật Bản được nói nhiều
đến là Target costing và Kaizen costing.

6
- Theo IFAC (2002), quá trình phát triển của KTQT diễn ra theo 4 giai đoạn sau:

 Giai đoạn 1: Trước những năm 1950 đến năm 1965, trọng tâm của KTQT ở
giai đoạn này là xác định chi phí và kiểm soát tài chính thông qua việc sử dụng
các kỹ thuật dự toán và kế toán chi phí.
 Giai đoạn 2: Từ năm 1965 đến 1985, KTQT là lợi nhuận
 Giai đoạn 3: Từ năm 1985 đến năm 1995, KTQT tập trung cắt giảm bao phí
nguồn lực sử dụng trong các quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua
chiến lược quản trị chi phí nhằm phân tích các quá trình và quản lý chi phí.
 Giai đoạn 4: Từ năm 1995 đến nay, trọng tâm của KTQT là quản trị nguồn lực
và tạo ra giá trị bằng cách sử dụng hiệu quả các nguồn lực.

2.2. Tại Việt Nam

Kế toán quản trị (KTQT) tại Việt Nam, đã trải qua hơn 20 năm hình thành và phát
triển. Mỗi một giai đoạn phát triển có những đặc điểm và nội dung khác nhau.  

 Giai đoạn 1: Giai đoạn sơ khai của KTQT với nội dung trọng tâm là nghiên
cứu về nội dung của KTQT:
Đây là lĩnh vực đã được rất nhiều nhà khoa học ở Việt Nam nghiên cứu, các
vấn đề nghiên cứu cũng rất đa dạng. 
Nghiên cứu có thể xem là đặt nền tảng cho các nghiên cứu KTQT ở Việt Nam
là Luận án Tiến sĩ (LATS) của Nguyễn Việt (1995) trình bày phương hướng
và giải pháp xây dựng hệ thống kế toán tài chính và KTQT trong các doanh
nghiệp (DN) Việt Nam, tuy nhiên nghiên cứu này chỉ mới trình bày những vấn
đề cơ bản nhất của KTQT. Đến năm 1996, Bộ Tài chính đã tổ chức 2 cuộc Hội
thảo, vào ngày 15/5/1996 và ngày 27/11/1996 ở Hà Nội. Tại cuộc Hội thảo,
các chuyên gia kế toán Việt Nam và nước ngoài đều cho rằng sự cần thiết và
không thể thiếu được KTQT đối với các DN Việt Nam. 
Đến năm 2003, KTQT bắt đầu được chính thức ghi nhận trong Luật Kế toán
Việt Nam và được nhiều tác giả nghiên cứu toàn diện hơn, có hệ thống hơn về
thực trạng KTQT và điều kiện để vận dụng KTQT của các DN ở Việt Nam.
 Giai đoạn 2: Giai đoạn vận dụng nội dung của KTQT và KTQTCP vào các
ngành nghề cụ thể:

7
Thông qua thực trạng KTQT và KTQT chi phí ở các ngành nghề khác nhau
mà các tác giả nghiên cứu về lĩnh vực này đã đưa ra những đề xuất cho những
nội dung cần hoàn thiện cho từng ngành nghề cụ thể được nghiên cứu:
o Trong những doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, đưa ra một số giải pháp như
hoàn thiện phân loại chi phí, trung tâm trách nhiệm,...
o  Trong mối quan hệ với kết quả kinh doanh, giới hạn trong các DN kinh doanh
du lịch, đã đưa ra một số giải pháp như sau:
Dự toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh;
Phân loại chi phí trong DN dịch vụ theo quan điểm KTQT
Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành,.....
Tuy nhiên, một số giải pháp chưa gắn với nhu cầu của DN do không gắn với
chức năng quản trị của doanh nghiệp.
o Đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức KTQT cho các doanh nghiệp thành
viên và tập đoàn.
o Trong các DN xây lắp VN, đã đưa ra định hướng như sau: mục tiêu, phương
hướng phát triển của ngành xây dựng trong thời gian tới,...Nhằm tăng cường
quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh:
Hoàn thiện việc xây dựng định mức chi phí và hệ thống dự toán ngân sách
Hoàn thiện việc tổ chức KTQT các yếu tố sản xuất
Hoàn thiện việc tổ chức KTQTCP,...
o Trong các DN viễn thông di động, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác
KTQTcP và giá thành trong các DN viễn thông.
 Giai đoạn 3: Giai đoạn nghiên cứu xây dựng mô hình KTQTCP cho các ngành
nghề cụ thể:
o Mô hình KTQTCP của các DN sản xuất: phân loại chi phí, lập dự toán chi phí
cho kinh doanh, đánh giá được hiệu quả hoạt động của các bộ phận,..
o Mô hình KTQTCP trong các DN thương mại quy mô vừa và nhỏ bao gồm các
phân loại chi phí, lập dự toán chi phí, phân tích chi phí để kiểm soát chi phí và
đưa ra quyết định kinh doanh, kế toán chi phí thực hiện,..
o Đối với mô hình các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo Việt Nam như hoàn thiện
về mô hình tổ chức KTQTCP, chỉn chu và chính xác hơn ở khâu thu thập thông

8
tin ban đầu KTQTCP, hoàn thiện về tổ chức xử lý, phân tích và cung cấp thông
tin một cách chính xác nhất. Mặt khác đối với DN sản xuất xi măng bao gồm:
tổ chức bộ máy KTQTCP, phân loại chi phí, xây dựng định mức chi phí, lập hệ
thống dự toán chi phí,...
 Giai đoạn 4: Giai đoạn nghiên cứu tổ chức HTTT KTQTCP cho các ngành
nghề cụ thể:
1. Các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn trong công tác quản lý ở các tập đoàn kinh
tế như: Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán theo  mô hình tập đoàn kinh tế, giải
pháp hoàn thiện xử lý và sử dụng thông tin kế toán, giải pháp hoàn thiện kiểm
tra, đồng thời phân tích và cung cấp thông tin kế toán.
2. Xây dựng mô hình tổ chức HTTT KTQT chi phí trong các DN May Việt Nam
theo 3 nội dung chính: Tổ chức HTTT dự toán chi phí, tổ chức hệ thống thông
tin thực hiện chi phí và tổ chức kiểm soát chi phí, từ đó đưa ra quyết định kinh
doanh. Đồng thời thông qua các nhân tố ảnh hưởng đến HTTT KTQT chi phí
được khảo sát, nghiên cứu đã chứng minh rằng đó là một nhân tố quan trọng.
II. Vai trò của kế toán quản trị đối với doanh nghiệp nhà nước trong giai
đoạn cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số ?
1. Cách mạng công nghiệp 4.0
1.1. Sự phát triển ngành công nghiệp hiện nay (trong những năm gần nhất)

Cách mạng công nghiệp 4.0 còn được gọi Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Là cuộc
cách mạng công nghiệp tập trung cao vào công nghệ với mục đích nâng cao năng suất
và sự tiện lợi tối đa trong cuộc sống con người trong mọi lĩnh vực.

Cách mạng công nghiệp 4.0 được thể hiện bằng sự ra đời của các công nghệ mới. Các
công nghệ này chính là sự kết hợp tất cả các kiến thức trong các lĩnh vực như vật lý,
kỹ thuật số, sinh học, và có sự ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, nền kinh tế, các
ngành kinh tế và ngành công nghiệp nói chung và ngành kế toán quản trị nói riêng.

Chính sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0 đã làm cho xu hướng nghiệp vụ kế toán
như ghi chép thông tin, lập sổ, đối chiếu sổ sách, lập báo cáo,..có những thay đổi rõ
rệt. Nhờ các ứng dụng, công nghệ cao đã giúp cho các kế toán quản trị tăng hiệu quả ,
năng suất công việc đưa ra các số liệu, báo cáo kịp thời  cho các giám đốc,  hội đồng

9
quản trị công ty đưa ra các quyết định, kế hoạch đúng đắn để giúp công ty càng ngày
càng phát triển.

1.2. Mạng hệ thống thông minh

Hoạt động kế toán quản trị  hiện nay đang phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ thông tin
và mạng hệ thống thông minh và chính điều đó làm cho hoạt động kế toán quản trị
trong DN nhà nước nói riêng và các doanh nghiệp nói chung trở nên hiệu quả, minh
bạch hơn.

Nhờ mạng hệ thống thông minh đã làm cho vai trò của kế toán quản trị thể hiện được
một cách rõ nét.

Nhờ có các hệ thống mạng thông minh, trí tuệ nhân tạo đã giúp cho các kế toán quản
trị đơn giản hóa quy trình tính toán, xử lý dữ liệu phức tạp mà không tốn nhiều thời
gian để tạo ra thông tin đầu ra dưới dạng báo cáo có thể so sánh được   để từ đó lập ra
các kế hoạch kinh doanh rõ ràng  để đưa công ty phát triển hơn.

Nhờ những thành tựu của mạng hệ thống thông minh, trí tuệ nhân tạo sẽ giúp cho
công việc kế toán quản trị  trở nên dễ dàng, nhanh chóng, kịp thời và giúp KTQT trở
thành công cụ không thể thiếu trong quản lý và điều hành của DN.Với hệ thống
Internet kết nối vạn vật, cho phép người làm KTQT có khả năng thu thập thông tin kế
toán mà không bị giới hạn bởi các khoảng cách địa lý  mà không mất nhiều thời gian,
hay chi phí như trước đây. Do vậy, KTQT sẽ ngày càng đóng vai trò chi phối trong
chiến lược kinh doanh hiện tại và tương lai của DN nhà nước nói riêng và các DN
khác nói chung khi được xây dựng, phát triển trên nền tảng CMCN 4.0
Các mạng hệ thống thông minh, công nghệ cao sẽ hỗ trợ kế toán quản trị  trong công
tác lập báo cáo KTQT để  phục vụ cho công tác điều hành của nhà quản trị Trong kỷ
nguyên số hóa, với việc sử dụng hệ thống Internet kết nối vạn vật và công nghệ đám
mây để thu thập thông tin từ các ứng dụng và cơ sở dữ liệu khác nhau sau đó sử dụng
trí tuệ nhân tạo sẽ cho ra các báo cáo nhanh chóng, kịp thời giúp các giám đốc công ty
tổ chức công tác điều hành, kiểm soát và đưa ra quyết định tốt nhất, đúng đắn nhất
giúp doanh nghiệp càng ngày càng phát triển.

1.3. Các doanh nghiệp nhà nước

10
1.3.1. Vai trò của CM 4.0 đến doanh nghiệp nhà nước

Theo cá ch tiếp cậ n đổ i mớ i sá ng tạ o theo mô hình hệ sinh thá i, DNNN sẽ đó ng vai


trò như mộ t mắ t xích hỗ trợ quan trọ ng trong hệ sinh thá i đổ i mớ i sá ng tạ o củ a cả
quố c gia. DNNN sẽ có vai trò chủ yếu là kết nố i cá c thà nh phầ n kinh tế khá c, trong
nướ c và quố c tế để biến Việt Nam trở thà nh mộ t trung tâ m cô ng nghệ và đổ i mớ i
sá ng tạ o. DNNN có thể nắ m giữ cá c vai trò quan trọ ng trong cá c ngà nh hỗ trợ cho
quá trình đổ i mớ i, sáng tạ o như phá t triển hạ tầ ng, an sinh xã hộ i, thú c đẩ y phá t
triển văn hó a, y tế, giá o dụ c, phá t triển bao trù m, tạ o cơ hộ i việc là m bình đẳ ng
cho nhó m yếu thế, nữ giớ i, ngườ i khuyết tậ t. Tuy nhiên, trong cá c ngà nh, cô ng
nghệ trọ ng điểm củ a CN 4.0, DNNN sẽ khô ng nhấ t thiết phả i đó ng vai trò dẫ n dắ t
do khu vự c kinh tế tư nhâ n năng độ ng và chấ p nhậ n rủ i ro cao hơn hoà n toà n có
thể đả m nhậ n.

1.3.2. Tác động của CN 4.0 đến doanh nghiệp nhà nước

Với định hướng “DNNN thực hiện vai trò dẫn dắt phát triển các doanh nghiệp thuộc
thành phần kinh tế khác” ( Nghị quyết số 12-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 5 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII), khu vực DNNN sẽ chịu tác động rất lớn từ
cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó có cả những tác động tích cực cũng như gặp phải
những thách thức.

 Tác động tích cực/cơ hội

- Tạo điều kiện để tăng hiệu quả hoạt động của DNNN: tăng năng lực/hiệu quả quản
trị (áp dụng các phương pháp quản trị mới với các công nghệ hiện đại để rút ngắn quá
trình ra quyết định trong DNNN- đây là một trong những yếu điểm của khu vực
DNNN so với các doanh nghiệp khác); tăng năng suất lao động

- Các ngành, lĩnh vực hoạt động của DNNN cũng được hưởng lợi rất lớn từ CN 4.0,
đặc biệt là khía cạnh số hoá và đổi mới (công nghệ)

- Là những doanh nghiệp có quy mô lớn, nhiều doanh nghiệp có tiềm lực về khoa học
công nghệ, nên trong giai đoạn đầu của CN 4.0 thì vai trò dẫn dắt của DNNN trong
nghiên cứu, ứng dụng số hoá và khoa học công nghệ là rất cần thiết, đặc biệt là những
doanh nghiệp có tiềm lực.

11
- Quản lý chủ sở hữu các DNNN đang dần được chuyển cho Uỷ ban Quản lý vốn nhà
nước tại doanh nghiệp.

 - Gia tăng cơ hội để tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp khác, đặc biệt là các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước.

 Thách thức

 - So với các doanh nghiệp trong ngành thuộc các nước phát triển thì các DNNN Việt
Nam có năng lực công nghệ, kỹ thuật thấp hơn.

- CN 4.0 yêu cầu các doanh nghiệp cần phải có mô hình quản trị hiện đại, có tính chủ
động, linh hoạt cao, đặc biệt trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 với sự ứng
dụng phổ biến của công nghệ thông tin trong nhiều khâu của quá trình kinh doanh,
bao gồm cả việc ra quyết định (họp trực tuyến, quản lý theo thời gian thực,… Tuy
nhiên, quản trị tại DNNN Việt Nam chưa thực sự áp dụng các quy tắc quản trị hiện
đại, việc ra quyết định vẫn thông qua nhiều tầng nấc đã dẫn đến nhiều hạn chế. Các
tập đoàn kinh tế cần nhanh chóng thay đổi mô hình vận hành, quản trị để tăng tính chủ
động, tích cực.

- Tỷ lệ lao động có trình độ cao, phù hợp với CN 4.0 trong các DNNN vẫn thấp, chưa
đáp ứng được đòi hỏi và yêu cầu của việc áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng 4.0.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB) thì chất lượng nhân lực của Việt Nam hiện đạt
3.79/10 điểm, phần lớn đều thiếu kỹ năng mềm như ngoại ngữ, công nghệ thông tin,
kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp, tác phong công nghiệp...

- Tập đoàn kinh tế buộc phải thay đổi chiến lược phát triển từ khai thác tài nguyên
sang dựa vào công nghệ, đổi mới và sáng tạo cho phù hợp với xu thế chung của thế
giới. Trong khi đó, phần lớn tập đoàn kinh tế có tiềm lực của Việt Nam hiện nay hầu
như đều dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, than đá, khoáng sản,
rừng..., tập trung nhiều sức lao động chất lượng trung bình hoặc thấp là yếu tố tăng
trưởng có giới hạn.

1.4. Định hình lại môi trường làm việc

12
DNNN sau khi thực hiện tự đánh giá năng lực số hóa có thể nhận định các trụ cột với
điểm số thấp và tiến hành các giải pháp được giới thiệu ở đây để cải thiện, điểm số,
xếp hạng và năng lực.

 Cải thiện các mô hình kinh doanh, sản phẩm và dịch vụ số

- Phát triển các ứng dụng số, tích hợp tính năng số vào sản phẩm dịch vụ thông minh
của doanh nghiệp, ví dụ: tích hợp công nghệ RFIT, mở các ứng dụng online trên
appstore, google play….

- Phát triển các định dạng số cho sản phẩm như QR code, để tiến hành kết nối với các
mạng thanh toán trực tuyến, ví điện tử.

- Tích hợp các chức năng thu thập thông tin, tự động cập nhật tình trạng sản phẩm để
có những cảnh báo và đề xuất bảo trì, bảo dưỡng thông minh.

- Phát triển các sản phẩm, dịch vụ, sự kiện mà khách hàng có thể thực hiện cá nhân
hóa theo sở thích. Tăng lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ
qua các chương trình khuyến mại, hậu mãi đối với sản phẩm dịch vụ đã bán. 

- Thu thập ý kiến, khảo sát khách hàng, đối tác về sản phẩm, dịch vụ Tích cực trao đổi
thông tin với đối tác, các đơn vị cùng phát. Tạo ra các cộng đồng tương hỗ, như group
facebook, diễn đàn nhằm gắn kết, chia sẻ hỗ trợ khách hàng cải thiện các trải nghiệm
sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. 

 Thúc đẩy mở rộng thị trường và tiếp cận khách hàng bằng công nghệ
số

- Xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống về khách hàng về hành vi tiêu dùng của các khách
hàng, phân loại và lưu trữ một cách hệ thống.

- Xây dựng chính sách giá linh hoạt cho từng đối tượng khách hàng dựa trên khả năng
chi trả, đặc tính và hành vi của khách hàng nhằm cải thiện giá trị thặng dư thu được.

- Đa dạng hóa các kênh bán hàng, mở rộng, kết hợp cả các kênh bán hàng truyền
thống lẫn các kênh thương mại điện tử. Tận dụng các sàn thương mại điện tử trong
nước (tiki, sendo, lazada…) và quốc tế (amazon, alibaba) để tiếp cận thị trường rộng
lớn hơn.

13
- Đa dạng hóa các kênh truyền thông tương tác với khách hàng: Facebook, google ads,
website bán hàng, các diễn đàn, hội chợ. Sử dụng đa dạng công cụ số để tăng tương
tác với khách hàng (Ví dụ: Sử dụng mạng xã hội để thu thập ý kiến khách hàng để
phát triển sản phẩm).

- Xây dựng các ứng dụng bán hàng trực tuyến, đầu tư nâng cấp các thiết bị bán hàng
thông minh cho nhân viên bán hàng để tăng năng suất, giảm nhân lực dư thừa và tăng
hiệu quả bán hàng. Các ứng dụng bán hàng trực tuyến kết nối khách hàng và cập nhật
sản phẩm theo thời gian thực. Tích hợp khả năng tạo các sản phẩm cá nhân hóa và
thực hiện các đơn hàng tùy biến, linh hoạt. - Thúc đẩy các sáng kiến chia sẻ và trao
đổi thông tin khách hàng với các đối tác trong chuỗi giá trị như ngân hàng, nhà tín
dụng, đơn vị vận chuyển, nhà xuất khẩu,…

 Nâng cấp chuỗi giá trị và số hóa các quy trình sản xuất nội bộ

- Thực hiện số hóa các quy trình sản xuất nội bộ bằng việc áp dụng các phần mềm,
ứng dụng điều khiển, ví dụ: các doanh nghiệp chế biến, chế tạo có thể áp dụng các
chương trình điều khiển trực tiếp máy móc thông qua các mô hình CAD, tích hợp hệ
thống ERP và MES.

- Nâng cấp máy móc và quy trình sản xuất để có thể theo dõi thời gian thực đối với
quy trình sản xuất và có khả năng thay đổi lịch trình sản xuất một cách linh hoạt.

- Đối với các doanh nghiệp trong các ngành SX, chế biến, chế tạo, cần đầu tư phát
triển hệ thống lập kế hoạch xuyên suốt (end to end) tích hợp bao gồm thông tin theo
thời gian thực lập kế hoạch và định hướng quy 100 trình từ dự báo bán hàng, sản xuất
đến kho vận và logistics của Doanh nghiệp.

- Xây dựng nhà máy thông minh, số hóa của các thiết bị sản xuất của doanh nghiệp
gắn cảm biến, kết nối Internet vạn vật; giám sát, điều khiển, tối ưu hóa và tự động hóa
dựa trên kỹ thuật số.

- Hợp nhất thông tin của các nhà cung ứng dịch vụ logistic vào hệ thống IT nội bộ.

 Nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin

- Đầu tư nâng cấp hạ tầng IT để đáp ứng được các yêu cầu mới của công nghệ 4.0,
nghiên cứu phát triển IOT, phân tích dữ liệu lớn,... đồng thời xây dựng lộ trình, ngân
14
sách để nâng cấp các công nghệ, phát triển hạ tầng hoặc thuê mua nhằm cải thiện khả
năng tiếp cận các công nghệ tiên tiến nhất thế giới trong lĩnh vực

- Xây dựng Hệ thống hạ tầng IT tập trung, có khả năng thu thập, tổng hợp và phân tích
các dữ liệu thời gian thực về sản xuất, sản phẩm và dữ liệu khách hàng để giám sát,
điều khiển và tối ưu hóa quá trình sản xuất và linh hoạt thay đổi tùy theo điều kiện thị
trường.

- Tích cực thử nghiệm và tận dụng các công nghệ số mới để xây dựng, phát triển các
mô hình kinh doanh mới hoặc tăng hiệu quả của việc đưa ra các quyết định kinh
doanh.

- Thu hút nhân tài trong lĩnh vực IT, đặc biệt nguồn nhân lực có khả năng phản ứng
linh hoạt với các yêu cầu mới, thay đổi mới trong CN 4.0. Cải thiện tương tác giữa bộ
phận kinh doanh và IT.

- Tăng tỷ lệ lao động làm việc sử dụng internet băng thông rộng, cáp quang trong
doanh nghiệp. - Thiết lập các nền tảng công nghệ chung, website, trang cá nhân, ứng
dụng di động mà khách hàng, nhà phân phối và các đối tác của doanh nghiệp có thể dễ
dàng truy cập để kiểm tra thông tin, sản phẩm, đơn hàng, theo dõi tình trạng giao dịch,
giải đáp các thắc mắc…

 Hoàn thiện các quy chế về số hóa, bảo mật, an ninh mạng của doanh
nghiệp.

- Xây dựng các quy chế, quy tắc quản trị số riêng cho doanh nghiệp để đảm bảo các
cấu phần số hóa hoặc các cấu phần liên quan được quản trị chặt chẽ, an toàn, hạn chế
rủi ro.

- Thực hiện nghiêm túc việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp mình và
không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

- Xây dựng riêng chuyên mục quản trị rủi ro số để đánh giá rủi ro của việc số hóa các
quy trình sản xuất, rủi ro từ các sản phẩm số. Chuyên mục này nên được công bố cùng
với báo cáo thường niên doanh nghiệp.

- Tận dụng các ưu tiên, hỗ trợ của nhà nước trong việc đầu tư nâng cấp công nghệ,
khoa học kĩ thuật sản xuất trong CN 4.0. Thực hiện quản lý các tài sản số, địa điểm và
15
những thiết đặt cho các tài sản số (licenses, patents, quyền sở hữu trí tuệ, v.v..) để đón
nhận các ưu đãi, khuyến khích thuế, trợ cấp của Chính phủ.

- Xây dựng cơ chế đảm bảo an ninh mạng bao trùm hoạt động sản xuất, và thực hiện
các biện pháp để bảo vệ sản xuất khỏi các mối nguy trên mạng, ví dụ cài đặt các dịch
vụ, các gói phòng chống virus, hacker, tấn công mạng

- Đảm bảo các đối tác trong chuỗi giá trị, khách hàng thấu hiểu quy chế, chính sách số
của doanh nghiệp và tôn trọng thực hiện

 Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp

- Với những doanh nghiệp quy mô lớn, đặc biệt trong các ngành tài chính ngân hàng,
khoa học công nghệ, viễn thông, nên thành lập các đơn vị, phòng, ban được chuyên
môn hóa, có trách nhiệm rõ ràng, bao quát để thúc đẩy và triển khai CN4.0

- Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo cho quản lý cấp cao của doanh nghiệp để cải thiện
nhận thức về tầm quan trọng, nội dung và các hàm ý của CN 4.0. Hội đồng quản trị
cần vạch ra tầm nhìn và lộ trình để theo đuổi CN 4.0. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể
nghiên cứu, xây dựng các chiến lược phù hợp với ngành và điều kiện của mình để tích
hợp các mục tiêu, công nghệ và quy trình của 4.0 dần dần vào sản xuất, kinh doanh.

- Chủ động tham gia xây dựng một nền tảng kết nối cởi mở về CN 4.0 để nhiều bên
cùng tham gia nghiên cứu, đóng góp; tích cực tìm kiếm các đối tác, viện nghiên cứu,
trường đại học để cùng tham gia hợp tác, nghiên cứu, phát triển các công nghệ, sản
phẩm và dịch vụ thông minh.

2. Vai trò của kế toán quản trị đối với doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn
cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số.
II.1. Khái quát bộ máy kế toán quản trị trong doanh nghiệp nhà nước

Kế toán quản trị là một bộ phận cấu thành của hệ thống thông tin kế toán. Sự phát
triển của kế toán quản trị gắn liền với xu thế cạnh tranh của các doanh nghiệp, tập
đoàn... trong tổng thể nền kinh tế cũng như yêu cầu của nhà quản trị về một công dụng
hữu hiệu để quyết định điều hành mọi hoạt động hướng đến mục tiêu tối đa hóa lợi
nhuận. Do đó, tổ chức bộ máy kế toán quản trị làm sao để hoạt động hiệu quả là một
trong những mối quan tâm hàng đầu của lãnh đạo doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh

16
nghiệp nhà nước. Sơ đồ khái quát bộ máy kế toán quản trị được thể hiện như hình
dưới:

II.2. Xu hướng của kế toán quản trị hiện tại

Dưới tác động của nền kinh tế thị trường và sự phát triển của công nghệ Al, người tiêu
dùng ngày nay có xu hướng coi các dịch vụ của các nhà cung cấp trong hầu hết các
ngành là hàng hóa. Do đó, tầm quan trọng của dịch vụ có thể nói được đẩy lên cao,
dẫn đến sự thay đổi từ sự khác biệt hóa dựa trên sản phẩm chuyển thành sự khác biệt
hóa dựa trên dịch vụ sang các phân khúc khách hàng nhỏ khác biệt để đạt được lợi thế
cạnh tranh trong ngành.Khi đó, mục tiêu của các chức năng tiếp thị và bán hàng không
còn chỉ là tăng thị phần và tăng doanh số bán hàng mà còn là tăng doanh số bán hàng
có lãi. Điều này đòi hỏi phải theo dõi chi phí bên dưới đường biên lợi nhuận gộp của
sản phẩm bao gồm phân phối kênh, bán hàng, tiếp thị và chi phí dịch vụ khách hàng
để phục vụ. Từ đó cũng tạo ra các xu hướng phát triển của kế toán quản trị như:

Thứ nhất, kế toán quản trị phải hỗ trợ các chức năng bán hàng và tiếp thị. Một công ty
cần biết những loại khách hàng tốt nhất để giữ chân, phát triển, giành lại và có được -
và những khách hàng

17
Thứ hai, mở rộng vai trò của kế toán quản trị với quản lý hiệu suất doanh nghiệp
(EPM). EPM có thể được định nghĩa là sự tích hợp của nhiều phương pháp (chẳng hạn
như bản đồ chiến lược, thẻ điểm cân bằng, đo lường hiệu suất, lập ngân sách dựa trên
trình điều khiển, quản lý tinh gọn và quản lý quan hệ khách hàng) để đạt được chiến
lược của nhóm điều hành, cải thiện khả năng kiểm soát và tăng lợi nhuận tài chính –
tất cả đều thông qua việc đưa ra các quyết định tốt hơn. Đầu ra của một hệ thống kế
toán quản trị luôn là đầu vào để sử dụng trong việc thu thập thông tin chi tiết và quản
lý các hoạt động và tác nghiệp.

Thứ ba, chuyển đổi sang kế toán dự đoán. Xuất phát bởi sự thay đổi trong nhu cầu của
các nhà quản lý - từ nhu cầu biết chi phí của mọi thứ (chẳng hạn như giá thành sản
phẩm) và điều gì đã xảy ra sang nhu cầu lớn hơn về thông tin chi tiết về chi phí trong
tương lai của họ và lý do tại sao. Quá khứ phản ánh các quyết định đã được thực hiện
và tương tự các quyết định sẽ được đưa ra là những quyết định ảnh hưởng đến tương
lai. Cụ thể hơn, kế toán lúc này sẽ thiên hơn về báo cáo liên quan đến việc phân loại
hành vi của chi phí tài nguyên là chìm, cố định, cố định từng bước, bán biến, biến và
tùy ý với những thay đổi trong cung cấp dịch vụ, khối lượng, hỗn hợp, quy trình,...
Điều này cho thấy một sự chuyển đổi lớn từ kế toán quản trị để báo cáo chi phí và lợi
nhuận sang kinh tế học quản lý để hỗ trợ và phân tích quyết định có tác động đến
tương lai.

Thứ tư, phân tích kinh doanh và dữ liệu lớn là những chủ đề nóng. Hiện nay, nhu cầu
phân tích có thể nói là lợi thế cạnh tranh lâu dài bền vững duy nhất. Lý giải nhu cầu
trên là do các chiến lược chung truyền thống, chẳng hạn như trở thành nhà cung cấp
có chi phí thấp nhất hoặc tạo sự khác biệt cho sản phẩm hoặc khách hàng, dễ bị tổn
thất trước các đối thủ cạnh tranh nhanh nhẹn, những người có thể nhanh chóng đưa ra
mức giá phù hợp với nhà cung cấp hoặc xâm chiếm thị phần khách hàng của bạn.
Phân tích kinh doanh có thể tạo ra các câu hỏi, kích thích các câu hỏi phức tạp và thú
vị hơn, đồng thời có khả năng trả lời các câu hỏi. Khi đó, các chức năng kế toán lũy
tiến hiện nhận ra rằng năng lực và khả năng phân tích mang lại lợi thế cạnh tranh.

Thứ năm, đồng tồn tại các phương pháp kế toán quản trị đồng tồn tại và liên tục cập
nhật cải tiến. Sau nhiều cuộc tranh luận trong cộng đồng kế toán quản trị về phương

18
pháp chi phí thích hợp nhất là gì. Giải pháp được đưa ra là chấp nhận có hai hoặc
nhiều phương pháp kế toán quản trị cùng tồn tại. Có thể có các chi phí khác nhau cho
các mục đích khác nhau được sử dụng bởi các loại người quản lý và nhóm nhân viên
khác nhau.

II.3. Vai trò của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với KTQT doanh nghiệp nhà
nước

Cách mạng công nghiệp 4.0 có tác động sâu sắc đến lĩnh vực kế toán quản trị doanh
nghiệp. Nó mang lại những thay đổi đáng kể trong cách thức và quy trình kế toán, tạo
ra những cơ hội mới và đặt ra những thách thức mới cho ngành này. Dưới đây là một
số vai trò quan trọng của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với kế toán quản trị doanh
nghiệp:

- Tác động vào quy trình KTQT: Theo các chuyên gia kế toán, công nghệ số nói
chung và cuộc CMCN 4.0 đang ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ vào quy trình kế toán
nói chung và KTQT nói riêng. Thậm chí, hoạt động kế toán hiện nay đang phụ thuộc
rất nhiều vào công nghệ thông tin và chính công nghệ khiến cho hoạt động kế toán tại
doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn, minh bạch hơn và chuyên nghiệp hơn.

- Hỗ trợ hiệu quả cho công việc của người làm công tác KTQT: Những thành tựu của
CMCN 4.0 sẽ giúp cho công việc KTQT trở nên dễ dàng, nhanh chóng, kịp thời và
giúp KTQT trở thành công cụ không thể thiếu trong quản lý và điều hành của doanh
nghiệp. Do vậy, KTQT sẽ ngày càng đóng vai trò chi phối trong chiến lược kinh
doanh hiện tại và tương lai của doanh nghiệp khi được xây dựng, phát triển trên nền
tảng CMCN 4.0.

- Phân tích dữ liệu thông minh: Cách mạng công nghiệp 4.0 cung cấp khả năng thu
thập và xử lý lượng lớn dữ liệu. Kế toán quản trị có thể sử dụng công nghệ Big Data
và trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu tài chính và kinh doanh. Điều này giúp tạo ra
thông tin quan trọng để hỗ trợ quyết định chiến lược và dự báo tài chính cho doanh
nghiệp.

- Cải thiện quản lý chi phí: Cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến những công nghệ
tiên tiến như Internet of Things (IoT) và Blockchain, cho phép theo dõi và quản lý chi

19
phí một cách chính xác hơn. Kế toán quản trị có thể sử dụng các hệ thống IoT để tự
động thu thập dữ liệu về tiêu thụ nguyên liệu, lượng sản phẩm và các chỉ số hoạt động.
Điều này giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định thông minh về quản lý chi phí và
tối ưu hóa hiệu suất.

II.4. Cải thiện thông tin kế toán quản trị tại các DN nhà nước

Trong quan niệm thông thường, kế toán quản trị (KTQT) được coi là cần thiết và phù
hợp cho các doanh nghiệp có quy mô lớn. Với các doanh nghiệp nhà nước lại càng
quan trọng và cấp thiết hơn bởi ảnh hưởng đến xu hướng thị trường cũng như các đối
thủ cạnh tranh khác đặc biệt là các doanh nghiệp lớn

Đây chính là lý do mà bản thân các doanh nghiệp nhà nước và các đối tác có liên quan
đều rất quan tâm tới việc sử dụng các công cụ KTQT. Một nguyên nhân có thể chính
là việc chưa quan tâm đúng mức tới các công cụ KTQT . Mặt khác, tại hầu hết các nền
kinh tế, doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ lệ lớn, đóng góp khá nhiều cho GDP quốc gia
và sử dụng một phần không nhỏ lực lượng lao động.

Các công cụ trong kế toán quản trị:

- Hệ thống kế toán chi phí và giá thành

- Hệ thống lập dự toán

- Kế toán trách nhiệm

- Các công cụ phân tích cho việc ra quyết định

Cải thiện thông tin kế toán quản trị tại các doanh nghiệp nhà nước là một mục tiêu
quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho quyết định
chiến lược. Dưới đây là một số biện pháp có thể được áp dụng để đạt được mục tiêu
này:

Thứ nhất: Áp dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin kế toán: Các doanh
nghiệp nhà nước nên đầu tư vào việc xây dựng và phát triển hệ thống thông tin kế toán
hiện đại. Công nghệ thông tin và phần mềm kế toán chuyên dụng có thể giúp tự động
hóa quy trình kế toán, tăng cường tính chính xác và giảm thiểu sai sót.

20
Thứ hai: Xây dựng hệ thống báo cáo tài chính chuẩn mực: Các doanh nghiệp nhà
nước cần tuân thủ các tiêu chuẩn kế toán quốc tế như IFRS hoặc GAAP để đảm bảo
tính minh bạch và so sánh được với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Việc xây
dựng báo cáo tài chính chuẩn mực giúp tăng cường niềm tin của cổ đông và nhà đầu
tư, cũng như thu hút được sự quan tâm từ phía quốc tế.

Thứ ba: Đào tạo và phát triển nhân lực: Các doanh nghiệp nhà nước nên đầu tư vào
đào tạo và phát triển nhân lực kế toán chuyên nghiệp. Điều này đảm bảo rằng nhân
viên kế toán có đủ kiến thức và kỹ năng để áp dụng các quy trình kế toán tiên tiến và
hiện đại.

Thứ tư: Tăng cường kiểm soát nội bộ: Việc áp dụng các quy trình kiểm soát nội bộ
mạnh mẽ giúp ngăn chặn gian lận và lạm phát trong kế toán. Các doanh nghiệp nhà
nước nên xây dựng các cơ chế kiểm tra, cân nhắc và xác minh độc lập để đảm bảo tính
xác thực và đáng tin cậy của thông tin kế toán.

Thứ năm: Thúc đẩy sử dụng phần mềm kế toán tiên tiến: Các doanh nghiệp nhà nước
nên xem xét sử dụng các phần mềm kế toán

II.5. Kết luận

Tóm lại, kế toán quản trị DNNN là một trong những thành phần then chốt đối với kế
toán quản trị doanh nghiệp. Thành công của DN không thể phủ nhận đóng góp của kế
toán quản trị, nhất là trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0 đang tăng trưởng
mạnh như ngày nay. Việc ứng dụng sức mạnh của các công nghệ tiêu biểu của CMCN
4.0 đối với kế toán quản trị doanh nghiệp chính là nội dung cốt lõi, cho phép DN
nhanh chóng mở rộng hoạt động và góp phần tích cực cho việc tăng cường hiệu suất
kinh doanh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tác động của cuộc CMCN 4.0 mang đến nhiều thách thức và cơ hội mới cho KTQT
trong điều kiện hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp nhà nước phải bắt kịp xu hướng
phát triển của công nghệ số để chuyển đổi hoạt động tổ chức và quản lý theo hướng
hiện đại, hiệu lực và hiệu quả. Từng bước đổi mới phương thức quản lý, điều hành và
hành chính, đổi mới phương pháp kế toán, kiểm toán, phát triển theo định hướng vận
hành và quản trị của CNS. Từng bước phát triển các hoạt động quản lý, điều hành trên

21
nền tảng tài nguyên số công cộng liên quan đến chính phủ số, làm tiền đề cho việc
phát triển các DLL cho lĩnh vực quản lý, điều hành tổng hợp và kế toán, đặc biệt là
kiểm toán, giúp xử lý các giao dịch, tác nghiệp từ nhà nước, thông tin DLL mà hệ
thống thu thập được tạo điều kiện nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, sử
dụng tài sản công, tài chính. làm việc cho từng đơn vị.

III. Vai trò của nhân viên kế toán quản trị trong Doanh nghiệp nhà nước

Nhìn chung, công việc của người làm kế toán quản trị là xử lý cung cấp thông tin tài
chính và hỗ trợ lãnh đạo doanh nghiệp trong việc ra quyết định tài chính quan trọng
trong công ty.

Nhân viên kế toán quản trị sẽ tiến hành theo dõi và kiểm tra ngân sách tài chính nội bộ
để giúp quản lý và phân bổ ngân sách cho các hoạt động của doanh nghiệp, giúp cho
ngân sách của công ty hoạt động trong tầm kiểm soát với chi phí vốn tối ưu, từ đó
giúp đảm bảo sự ổn định và bền vững của doanh nghiệp.

Cùng các nhà quản lý khác của công ty, kế toán quản trị giúp công ty lựa chọn và
quản lý các hoạt động đầu tư. Kế toán quản trị là nhà quản lý và kiểm soát rủi ro, lên
kế hoạch dự toán ngân sách, xây dựng chiến lược và hỗ trợ ban giám đốc trong việc ra
quyết định tài chính.

Kế toán quản trị phân tích các dữ liệu về doanh thu, chi phí, nợ, thuế để đưa ra các chỉ
báo, dự báo, ngân sách, phép đo và kế hoạch thực hiện, các giải pháp kinh doanh sau
đó sẽ trình bày các số liệu này với ban quản lý cấp cao hơn để hỗ trợ cho việc ra các
quyết định tài chính tại doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả kinh
doanh.. Một kế toán quản trị cũng có thể phân tích và quản trị rủi ro, thu xếp việc tài
trợ vốn và xem xét việc tài trợ vốn cho các hoạt động cũng như giám sát tính hiệu quả
về mặt tài chính cho các dự án hoạt động của công ty để đưa ra quyết định hợp lý về
chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

22
KẾT LUẬN
Tổng kết lại, kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và
phát triển của một tổ chức, đặc biệt là trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0 và
chuyển đổi số. Qua quá trình tiến hóa, kế toán quản trị đã trở thành một công cụ toàn
diện để định hình và quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

Kế toán quản trị không chỉ giới hạn trong việc ghi nhận và báo cáo thông tin tài chính,
mà còn tập trung vào việc cung cấp thông tin quản lý chiến lược. Nó giúp định rõ các
chỉ số và thông số quản trị, từ đó tạo ra những báo cáo và phân tích chi tiết về hiệu
quả hoạt động, lợi nhuận, nguồn lực và rủi ro của tổ chức. Kế toán quản trị cung cấp
những thông tin cần thiết để đưa ra quyết định kinh doanh thông minh và tối ưu hóa sự
quản lý.

Trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số, vai trò của kế toán quản
trị trong doanh nghiệp nhà nước trở nên ngày càng quan trọng. Với sự xuất hiện của
công nghệ thông tin tiên tiến và khối lượng dữ liệu lớn, kế toán quản trị đóng vai trò
quan trọng trong việc thu thập, xử lý và phân tích thông tin kinh doanh. Nó giúp
doanh nghiệp nhà nước hiểu rõ hơn về hiệu quả hoạt động, đánh giá và quản lý rủi ro,
và tối ưu hóa sự tận dụng tài nguyên và năng suất sản xuất.

Ngoài ra, kế toán quản trị còn giúp tạo ra những báo cáo và thông tin quản lý có tính
linh hoạt và phản hồi nhanh, từ đó giúp doanh nghiệp nhà nước đưa ra quyết định kịp
thời và chính xác. Nó cung cấp các dữ liệu và chỉ số quan trọng để định hình chiến
lược và đảm bảo sự phù hợp và linh hoạt trong hoạt động kinh doanh.

Với những yếu tố trên, kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc định hình
và phát triển của doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0
và chuyển đổi số. Nó không chỉ giúp đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của tổ
chức, mà còn góp phần quan trọng trong việc tăng cường khả năng cạnh tranh và thích
ứng với môi trường kinh doanh đang thay đổi liên tục.

23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://smarttrain.edu.vn/linh-vuc-ke-toan-quan-tri-tan-dung-loi-the-tu-cach-
mang-cong-nghiep-4-0/
2. https://www.academia.edu
3. https://www.hoiketoanhcm.org.vn
4. https://mntienthang.edu.vn/cach-mang-cong-nghiep-la-gi-anh-huong-ra-sao-
den-doi-song-ilrtj4hc/
5. https://daihoctantrao.edu.vn/tin-tuc/xu-huong-phat-trien-nghe-ke-toan-trong-
thoi-dai-cong-nghe-40!-3204.html
6. https://library.iated.org/view/LUCAS2020CUR
7. https://www.cchcpelink.com/top7trends
8. https://tinyurl.com/2nrkke37
9. https://tinyurl.com/2jybnvm7

24

You might also like