You are on page 1of 5

SỞ GD&ĐT HƯNG YÊN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XIII
ĐỀ ĐỀ XUẤT MÔN: HÓA HỌC - LỚP 10
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1. (2,0 điểm) Cấu tạo nguyên tử, phân tử, định luật tuần hoàn
1. NO được sinh ra từ động cơ đốt trong và từ quá trình phóng tia sét trong khí quyển.
a. Dựa trên thuyết MO, cho biết cấu hình electron của các MO hóa trị và bậc liên kết trong phân
tử NO?
b. Trên NO có một electron chưa tham gia liên kết, electron định vị chủ yếu trên nguyên tử N
hay O? Tại sao?
2.Tính năng lượng ion hoá thứ 2 của He.
Câu 2. (2,0 điểm) Tinh thể
Thời Napoleon, những chiếc cúc áo của binh sĩ được làm từ thiếc. Người ta kể rằng, khi mùa
đông bắt đầu, nhiệt độ giảm xuống dẫn đến sự thay đổi cấu trúc tinh thể của thiếc, β-Sn
chuyển thành dạng α-Sn mỏng manh hơn rất nhiều. Dưới đây là các ô mạng cơ sở của hai cấu
trúc tinh thể này:

Ô mạng cơ sở α-Sn có hình lập phương, giống kim cương, với thông số a = 6,46.10 -10 m.
Ô mạng β-Sn là một hình hộp chữ nhật với các thông số a = b = 5,83.10 -10 m và c =
3,18.10-10 m. Cho nguyên tử khối của Sn = 118,71
(a) Tính khối lượng riêng của các dạng thù hình của thiếc và chỉ rõ liệu những chiếc cúc áo
được làm bằng thiếc của binh lính Pháp đã bị nở ra hay co lại.
Các thông số nhiệt động học của cả hai dạng thù hình được cho dưới đây:

ΔfH° / kJ.mol-1 S° / J.mol-1.K-1


α-Sn -2,03 44,1
β-Sn 0 51,18
(b) Ở nhiệt độ nào thì sự chuyển hóa β-Sn → α-Sn tự diễn biến? Giả sử rằng enthalpy và
entropy của chuyển hóa không phụ thuộc vào nhiệt độ.
Dưới đây là minh họa của một mạng tinh thể chưa rõ tỉ lệ hợp thức của thiếc oxit, SnxOy.

Mạng tinh thể SnxOy. Các nguyên tử nhỏ (xám) - Sn, lớn (đen) - O.
(c) Xác định hệ số tỉ lượng x, y trong công thức của SnxOy.
Câu 3. (2,0 điểm) Phản ứng hạt nhân
1. Hoàn thành các phản ứng hạt nhân sau:

a. 18
O + p  …+ n b. … +  18F + 
1
c. 19F +  20F + … d. 16O + …  18F + p1 H + n
2. Phản ứng (a) ở trên được dùng để tổng hợp 18F (chu kì bán hủy của 18F là 109,7 phút),
nguyên liệu sử dụng là nước được làm giàu H218O. Sự có mặt của nước thường H216O dẫn tới
phản ứng phụ với 16O và hình thành đồng vị 17F.
a. Tính hiệu suất gắn 18F vào D-glucozơ nếu hoạt độ phóng xạ ban đầu của một mẫu 18F là 600
MBq và hoạt độ phóng xạ của 18F-2-đeoxi-D-glucozơ (FDG) sau khi gắn là 528,3 MBq. Thời gian
tổng hợp là 3,5 phút.
b. Thời gian bán hủy sinh học của 18F-2-đeoxi-D-glucozơ là 120 phút. Tính hoạt độ phóng xạ
còn lại theo MBq trong bệnh nhân sau một giờ tiêm FDG? Biết hoạt độ phóng xạ ban đầu là 450
MBq.
Câu 4. (2,0 điểm) Nhiệt hóa học
1. Xét mẫu nước chứa 1 mol nước ở -30oC, sau đó đun nóng đến khi mẫu nước này ở thể hơi tại
nhiệt độ 140oC. Sử dụng các dữ liệu dưới đây, tính nhiệt (q) cho toàn quá trình.
Nhiệt dung riêng của nước đá = 2,03 J/°C.g
Nhiệt dung riêng của nước = 4,18 J/°C.g
Nhiệt dung riêng của hơi nước = 2,02 J/°C.g
H2O(r)  H2O(l) Hnóng chảy = 6,02 kJ/mol (tại 0°C)
H2O(l)  H2O(k) Hbay hơi = 40,7 kJ/mol (tại 100°C)
2. Nhiệt hình thành chuẩn của H2O (l) tại 298K là -285,8 kJ/mol. Coi hệ khí là khí lý tưởng, tính
biến thiên nội năng của quá trình sau tại 298K và 1atm:
H2O (l)  H2 (k) + 1/2O2 (k) Uo = ?
Câu 5. (2,0 điểm) Cân bằng hoá học trong pha khí
Ở 27 C, phản ứng: N2O4(k)  2 NO2(k), có hằng số cân bằng Kp = 0,17 atm.
0

1. Tính thành phần phần trăm số mol của hỗn hợp khí khi áp suất chung của hệ lần lượt bằng 1
atm và 10 atm.
2. Tính hằng số cân bằng Kp của phản ứng trên ở 630C. Biết rằng nhiệt hình thành chuẩn ở 250C
của N2O4 và NO2 bằng 9,7 và 33,5 kJ/mol. Giả thiết rằng nhiệt của phản ứng, ∆H 0, không phụ
thuộc vào nhiệt độ.
3.Từ các kết quả thu được ở trên có thể rút ra kết luận gì về ảnh hưởng của áp suất và nhiệt độ
đến sự dịch chuyển cân bằng? Đồng thời liên hệ các kết quả đó với nguyên lí Lơ Sa–tơ–li–ê.
4. Cho biết chiều hướng chuyển dịch cân bằng khi:
- Giữ áp suất và nhiệt độ của hệ không đổi, thêm vào hệ một lượng khí Ar.
- Giữ thể tích và nhiệt độ của hệ không đổi, thêm vào hệ một lượng khí Ar.
Câu 6. (2,0 điểm) Động hóa học hình thức
Xét sự thủy phân của este metyl axetat ở 250C trong các môi trường sau:
Trường hợp 1: Trong môi trường kiềm, khi tăng nồng độ kiềm lên gấp đôi thì tốc độ phản ứng
tăng lên hai lần. Nhận xét này cũng được thấy khi tăng nồng độ của este lên hai lần.
Trường hợp 2: Phản ứng thuỷ phân được thực hiện trong môi trường đệm
Trường hợp 3: Người ta tiến hành phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit HCl 0,05M dư.
Động học của phản ứng được nghiên cứu bằng cách chuẩn độ 25ml hỗn hợp phản ứng bằng dung
dịch NaOH ở từng thời điểm t với kết quả như sau :
t [phút] 0 21 75 119 
VNaOH [cm3] 24,4 25,8 29,3 31,7 47,2
1. Hãy viết phương trình động học của phản ứng. Cho biết bậc của phản ứng trong từng trường
hợp.
2. Trong TH1: Nếu cho 0,01 mol xút và 0,01 mol este vào 1lit nước (xem như thể tích thay đổi
không đáng kể). Sau 200 phút thì 3/5 lượng este chưa bị phân huỷ. Tính hằng số tốc độ phản ứng
k1
3. Trong TH 3: Hãy tính hằng số tốc độ phản ứng k 3 và thời gian để este phân huỷ hết 50%. Từ
đó hãy so sánh giá trị k1 và k3
Câu 7. (2,0 điểm) Dung dịch và phản ứng trong dung dịch
Dung dịch X chứa H3PO4 và H2SO4 0,010M có pHX = 1,75.
1. Tính nồng độ mol/l của H3PO4 trong dung dịch X.
2. Thêm một lượng HCOOH vào dung dịch X, thu được dung dịch Y. Xác định nồng độ
HCOOH có trong dung dịch Y sao cho độ điện li của H3PO4 giảm 20% so với trước khi cho vào.
(Coi thể tích dung dịch không đổi khi thêm HCOOH).
3. Chuẩn độ dung dịch X bằng dung dịch NaOH 0,020M. Tính sai số chuẩn độ nếu dừng chuẩn
độ tại pH = 4,4 (ứng với sự chuyển màu metyl da cam từ màu da cam sang màu vàng).
Cho biết: H3PO4 có pKa1 = 2,15; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,32;
pKa(HSO4-) = 1,99; pKa(HCOOH) = 3,75; pKw = 14,00.
Câu 8. (2,0 điểm) Phản ứng oxi hoá khử. Pin điện và điện phân
Ở 25 C, xét pin có sơ đồ: Pb | PbSO 4 || CH3COOH (0,01 M) | H2 (P = 1,0 atm),Pt . Trong đó
o

điện cực trái gồm một dây Pb nhúng vào dung dịch bão hòa PbSO4.

Cho biết: ; .
a) Tính thế của điện cực bên trái sơ đồ pin.
b) Sức điện động của pin bằng 0,0414 V. Tính pH của dung dịch axit (ở điện cực bên phải
sơ đồ pin) và hằng số axit của CH3COOH.
Câu 9. (2,0 điểm) Halogen, Oxi – lưu huỳnh
1. Để nhận biết ion sunfit, người ta cho vào một ống nghiệm 1 đến 2 giọt dung dịch iot, 3
đến 4 giọt dung dịch A có chứa ion sunfit (1). Sau đó cho tiếp vào đó 2-3 giọt dung dịch HCl và
vài giọt dung dịch BaCl2 thấy xuất hiện kết tủa B (2).
a) Nêu hiện tượng xảy ra trong các giai đoạn 1, 2 của thí nghiệm và viết phương trình hóa
học để minh họa.
b) Cho biết tại sao thí nghiệm nhận biết ion sunfit nêu trên thường được tiến hành trong
môi trường axit hoặc môi trường trung hòa, không được tiến hành trong môi trường bazơ?
2. Xử lí 13,16 gam hỗn hợp chất rắn X gồm hai muối khan KIO x và KIOy (y > x) bằng
một lượng dư KI trong môi trường axit thu được 200 mL dung dịch A.
a) Viết phương trình hóa học cho các phản ứng xảy ra dưới dạng ion rút gọn.
b) Lấy 25 mL dung dịch A cho vào một bình định mức 150 mL, pha loãng bằng nước cất,
điều chỉnh dung dịch về pH=3, thêm nước đến vạch. Để chuẩn độ 25 mL dung dịch trong bình
định mức này cần dùng 41,67 mL dung dịch Na2S2O3 0,2M để đạt tới điểm cuối với chỉ thị hồ
tinh bột. Cho biết công thức hóa học và phần trăm khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp đầu
biết tỉ lệ mol của chúng là 2 : 1.
Câu 10. (2,0 điểm) Đại cương hữu cơ (quan hệ giữa cấu trúc và tính chất)

1. Hãy cho biết cấu hình tuyệt đối (R/S) ở bên cạnh các nguyên tử C* trong phân tử sau:

2. Có ba hợp chất: A, B và C
a) Hãy so sánh tính axit của A và B.
b) Hãy so sánh nhiệt độ sôi và độ tan trong dung môi không phân cực của B và C.
c) Cho biết số đồng phân lập thể có thể có của A, B và C.

-------- HẾT --------


Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

You might also like