You are on page 1of 39

Hướng dẫn tối ưu triển khai WiFi

11/2020 Version 1.0


NỘI DUNG

I. Đặt vấn đề 3

II. Nguyên nhân ảnh hưởng chất lượng wifi 4

III. Khả năng phủ sóng của thiết bị 7

IV. Khuyến nghị triển khai và cài đặt 10

V. Các Use case phổ biến 13

VI. Hướng dẫn cấu hình tham số WiFi trên ONT 21

VII. Tool kiểm tra cường độ tín hiệu, kênh truyền sóng WiFi 31

VIII. Tool kiểm tra tốc độ down/up 38

2
I. Đặt vấn đề
 Trong triển khai thực tế, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng wifi:
 Cấu hình thiết bị: công suất phát, kênh tần số, ăng ten
 Điều kiện địa hình: địa hình nhà, kết cấu và vật liệu xây dựng
 Điều kiện môi trường vô tuyến: nhiễu nền, nhiễu non-wifi, nhiễu wifi
do số lượng và mật độ thiết bị lớn.
=> Không chỉ tối ưu thiết bị mà tối ưu triển khai lắp đặt đặc biệt là vị trí thiết bị
sẽ mang lại hiệu quả rất lớn trong việc nâng cao chất lượng Wifi.

3
II. Nguyên nhân
 Suy giảm tín hiệu do vật cản
Tín hiệu wifi khi truyền qua vật cản sẽ bị suy giảm đáng kể tùy thuộc vào bề mặt, cấu trúc, tính chất của vật liệu.
Có nhiều loại suy giảm khác nhau, ảnh hưởng lớn nhất bao gồm:
• Suy hao tín hiệu lan truyền trong vật cản.
• Tín hiệu bị phản xạ do tín hiệu truyền đến không vuông góc với bề mặt vật cản
10-15 db
8 dB
6 dB
5 dB
4 dB
3 dB Cần tối ưu lắp đặt để
2 dB tránh tối đa các vật
1 dB cản. Nếu không tránh
được cố gắng đảm
bảo sao cho trục nối 2
thiết bị càng vuông
góc với bề mặt vật
cản càng tốt

Tia phản xa 1 Tia phản xa 2

4
II. Nguyên nhân
 Vị trí đặt thiết bị phát Wifi
• Vị trí thiết bị ảnh hưởng tới vùng phủ, khoảng cách với thiết bị người dùng,
ảnh hưởng nhiều hay ít bởi vật cản => ảnh hưởng tới chất lượng tín hiệu

Vị trí router không tối ưu

• Thiết bị phát sóng đặt càng gần bề mặt vật cản như bê tông, kim loại càng
bị hấp thụ và phản xạ tín hiệu nhiều
=> Không đặt thiết bị phát sóng dưới sàn nhà hoặc gần các tấm kim loại diện
tích lớn
Vị trí router cho vùng phủ tối ưu nhất

5
II. Nguyên nhân

 Ảnh hưởng của nhiễu wifi


 Ảnh hưởng của nhiễu non-wifi
• Lò vi sóng
• Bếp từ
• Điện thoại bàn

6
III. Khả năng phủ sóng của thiết bị
Anten dipole có hướng bức xạ tốt nhất theo phương vuông góc với trục anten
=> Hướng anten sẽ ảnh hưởng đến khả năng cung cấp chất lượng tín hiệu tới client
=> Tùy thuộc địa hình triển khai điều chỉnh hướng anten phù hợp

7
III. Khả năng phủ sóng của thiết bị

 Đối với nhà cấp 4, phòng trọ, căn hộ diện


tích dưới 50m2 nên điều chỉnh anten theo
hướng thẳng đứng

8
III. Khả năng phủ sóng của thiết bị

 Đối với nhà 2 tầng, diện tích dưới 40m2 nên điều
chỉnh anten theo hướng nằm ngang để tối ưu khả
năng xuyên tầng

 Đối với nhà 2 tầng, diện tích dưới từ 40m2 đến => Tùy độ phức tạp của kiến trúc ngôi nhà có
60m2 nên điều chỉnh anten một nằm ngang và một thể cân nhắc triển khai thêm AP/Mesh AP
thẳng đứng để tối ưu khả năng xuyên tầng (Access Point/Mesh Access Point)
9
IV. Khuyến nghị  Đối với các căn hộ, văn phòng làm
việc có diện tích lớn, (> 60 M2) hoặc
nhà nhiều tầng (>=2 tầng) cần triển
khai bổ sung thêm thiết bị Mesh AP
dual band để mở rộng vùng phủ,
 Có thể triển khai kết nối ethernet
hoặc WiFi 5Ghz giữa Mesh AP và
ONT
 Đối với ONT single band có thể triển
khai Mesh AP phủ dual band rộng
khắp kết hợp tắt sóng 2.4Ghz của
ONT để giảm can nhiễu và nâng cao
chất lượng

10
IV. Khuyến nghị
Nên sử dụng Mesh AP thay vì bộ kích sóng (repeater/AP) với mặt bằng rộng, nhiều tầng bởi các ưu điểm:
 Các thiết bị Mesh AP kết hợp với nhau thành Mạng lưới WiFi thống nhất với chỉ 1 tên WiFi (SSID) duy nhất
 Tính năng Roaming cho phép di chuyển giữa các node kết nối mà không mất dữ liệu trong quá trình chuyển
đổi giữa các SSID khác nhau như khi sử dụng repeater thông thường.
 WiFi dualband cho cả đường back-haul và front-haul cho phép duy trì kết nối tốc độ cao từ thiết bị người dùng
đến mạng internet.

Mô hình dùng Repeater thông thường Mô hình dùng Mesh AP iGate EW12S
11
IV. Khuyến nghị
 Khuyến nghị chung
 Nên đặt thiết bị ONT/AP/Mesh AP ở trung tâm không gian cần phủ sóng hoặc gần các thiết bị ưu tiên (smart tivi,
smart box, IP Camera, …
 Nên đặt thiết bị ONT/AP/Mesh AP cách sàn tối thiểu 0.5m
 Không nên đặt ONT/AP/Mesh AP trên các thiết bị điện tử (tivi, tủ lạnh…), tấm kim loại (mặt bàn kim loại…)
 Không nên đặt thiết bị gần các nguồn gây nhiễu tín hiệu (tủ lạnh, lò vi sóng, đồ vật kim loại…)
 Nên đặt thiết bị ONT/AP/Mesh AP ở vị trí thông thoáng, tránh các vật cản che khuất gần thiết bị.
 Khoảng cách tối đa giữa 2 thiết bị ONT/Mesh là 9m và đâm xuyên không quá 3 tường (với tường dày ≤15cm), 2
tường (với tường dày từ 15 - 20cm), 1 tường (với tường dày > 20cm) để đảm bảo điều kiện duy trì kết nối tốt.
 Khuyến nghị lắp đặt thiết bị cho mô hình nhà ống:
 Xác định khu vực có nhu cầu sử dụng wifi thường xuyên trong nhà.
 Với bố trí cùng tầng, nên đặt thiết bị ONT/AP/Mesh AP thẳng cửa ra vào (đảm bảo vị trí thông thoáng)
 Với bố trí khác tầng, nên đặt 2 thiết bị ONT/AP/Mesh AP tại cùng vị trí theo phương thẳng đứng, tránh xuyên
qua dầm, cầu thang.
 Tham khảo 1 số mô hình triển khai ở các slide sau: Mô hình căn hộ chung cư, mô hình nhà ống

12
V. Một số use case (1)
 Mô hình - Chung cư 2 phòng ngủ diện tích ≤ 50 m2

ONT

Mặt bằng căn hộ Mô phỏng vùng phủ

 Trong điều kiện căn hộ có nhiều vật cản hoặc tường dày, địa hình phức tạp, vị trí ổ điện không đáp ứng điều kiện theo
khuyến nghị nên một số ví trí không đạt tốc độ yêu cầu thì phải lắp thêm thiết bị.

13
V. Một số use case (2)
 Mô hình - Chung cư 2 phòng ngủ ≤ 85 m2

ONT

AP/Mesh AP

Mặt bằng căn hộ chỉ lắp ONT Mặt bằng căn hộ lắp 2 thiết bị

Lắp thêm thiết bị


Mô phỏng vùng phủ khi chỉ lắp ONT
Mô phỏng vùng phủ khi đặt 2 thiết bị
14
V. Một số use case (3)
 Mô hình - Chung cư 2 hoặc 3 phòng ngủ, >100 m2

ONT

AP/Mesh
AP

Mặt bằng căn hộ lắp 3 thiết bị Mô phỏng vùng phủ khi đặt 3 thiết bị

 Trong điều kiện căn hộ có nhiều vật cản hoặc tường dày, địa hình phức tạp, vị trí ổ điện không đáp ứng điều kiện theo khuyến nghị nên
một số ví trí không đạt tốc độ yêu cầu thì phải lắp thêm thiết bị.

15
V. Một số use case (4)
 Mô hình nhà 2 tầng, diện tích 1 tầng ~ 35 m2

Mặt bằng tầng 2


Mặt bằng tầng 2

ONT

Mặt bằng tầng 1


Mặt bằng tầng 1

Mặt bằng nhà 2 tầng, ~35m2 Mô phỏng vùng phủ sóng nhà 2 tầng, ~35m2

 Trong điều kiện căn hộ có nhiều vật cản hoặc tường dày, địa hình phức tạp, vị trí ổ điện không đáp ứng điều kiện theo khuyến nghị nên
một số ví trí không đạt tốc độ yêu cầu thì phải lắp thêm thiết bị.

16
V. Một số use case (5) Vị trí lắp thêm thiết bị mở
rộng vùng phủ

Mặt bằng
tầng 3

ONT

Mặt bằng
tầng 2

ONT ONT
Mặt bằng
tầng 1

Mặt bằng nhà 3 tầng, ~35m2 Mô phỏng với ONT ở tầng 1 Mô phỏng với ONT ở tầng 2
 Trong điều kiện căn hộ có nhiều vật cản hoặc tường dày, địa hình phức tạp, vị trí ổ điện không đáp ứng điều kiện theo khuyến nghị nên
một số ví trí không đạt tốc độ yêu cầu thì phải lắp thêm thiết bị.

17
V. Một số use case (6)
 Mô hình nhà 2 tầng, diện tích một tầng ~ 60 m2

Mặt bằng
tầng 2

ONT

Mặt bằng
tầng 1

Mặt bằng nhà 2 tầng, 60 m2 Mặt bằng nhà 2 tầng, 60m2


 Trong điều kiện căn hộ có nhiều vật cản hoặc tường dày, địa hình phức tạp, vị trí ổ điện không đáp ứng điều kiện theo khuyến nghị nên
một số ví trí không đạt tốc độ yêu cầu thì phải lắp thêm thiết bị Mesh AP ở tầng 2.

18
V. Một số use case (7)  Mô hình nhà ống 3 tầng, ~ 60 m2

Mặt bằng tầng 3

Mặt bằng tầng 2

Mặt bằng tầng 1

Mặt bằng nhà 3 tầng Mô phỏng vùng phủ khi đặt thiết bị

 Trong điều kiện căn hộ có nhiều vật cản hoặc tường dày, địa hình phức tạp, vị trí ổ điện không đáp ứng điều kiện theo khuyến nghị nên
một số ví trí không đạt tốc độ yêu cầu thì phải lắp thêm thiết bị.

19
V. Một số use case (8)  Mô hình – Nhà ống 4 tầng ~ 60 m2

Mặt bằng
tầng 4

Mặt bằng
tầng 3

Mặt bằng ONT


ONT tầng 2

Mặt bằng
tầng 1

Mô phỏng vùng phủ chỉ có ONT Mô phỏng vùng phủ khi sử dụng mesh
Mặt bằng nhà 4 tầng
 Trong điều kiện căn hộ có nhiều vật cản hoặc tường dày, diện tích rộng, địa hình phức tạp, vị trí ổ điện không đáp ứng điều kiện theo
khuyến nghị nên một số ví trí không đạt tốc độ yêu cầu thì phải lắp thêm thiết bị.
20
VI. Hướng dẫn cấu hình WiFi trên ONT single band
1. Cấu hình Wireless Basic
 Đặt Country: Lựa chọn cấu hình mặc định United Stated

21
VI. Hướng dẫn cấu hình WiFi trên ONT single band
2. Cấu hình Wireless Advanced
 Trong môi trường ít nhiễu sóng wifi, đặt kênh phát wifi (Channel) ở chế độ AUTO
 Trong môi trường nhiều nhiễu sóng wifi từ các thiết bị phát wifi khác, đối với các dòng ONT GW020, GW040,
GW240, nên TỐI ƯU HÓA KÊNH và LỰA CHỌN KÊNH CỐ ĐỊNH 1 hoặc 6 hoặc 11
 Trong môi trường nhiễu thiết lập chọn Bandwidth : 20 MHz

22
VI. Hướng dẫn cấu hình WiFi trên ONT single band
3. Cấu hình chế độ bảo mật
 Network Authentication chọn MIXED WPA2/WPA-PSK
 Trong thẻ WPA/WAPI Encription chọn AES

23
VI. Hướng dẫn cấu hình WiFi trên ONT single band
4. Cấu hình mức công suất
 Hiện tại ở firmware GW040 (G6.16A.04RTMP3) đang set mức công suất mặc định là 17.5dBm, GW020 và
GW240 set mức công suất mặc định là 18.5dBm.
 Đối với khách hàng cần nhu cầu phủ sóng, đâm xuyên tốt hơn có thể thiết lập mức tăng công suất lên 19-
19.5dBm và điều chỉnh mức chống nhiễu ACI từ High (mặc định)  ACI Mode = Mid

Note:
Firmware GW040 chưa hỗ trợ ACI Mode

24
VI. Hướng dẫn cấu hình WiFi 2.4GHz trên ONT dualband
1. Đặt tên và lựa chọn chế độ bảo mật
 SSID: đặt tên cho SSID cho băng tần 2.4
GHz
 Authentication Type: Chọn
“WPAPSK/WPA2PSK”
 Encryption: chọn AES
 Pre-Shared Key: Điền Password cho SSID
 Show Key: Kiểm tra lại chuỗi Password
vừa điền
 Các thông số khác để mặc định.

25
VI. Hướng dẫn cấu hình WiFi 2.4GHz trên ONT dualband
2. Chọn kênh và độ rộng kênh
 Chọn Country: UNITED STATES
 Chọn Channel: AUTO
 Chọn Channel Bandwidth: 20MHz
 Các thông số khác để mặc định.
Lưu ý: Thiết lập Bandwidth 2.4GHz tại mục WLAN 802.11n
Settings của tab “Wireless 2.4GHz”.

26
VI. Hướng dẫn cấu hình WiFi 2.4GHz trên ONT dualband
3. Điều chỉnh mức công suất
 Mặc định mức công suất TxPower là 19.5dBm
 Tùy theo yêu cầu tăng công suất để tăng vùng phủ, đâm
xuyên hoặc giảm công suất để giảm nhiễu mà có thể điều
chỉnh các mức khác nhau.
 Khuyến nghị giữ mức công suất như mặc định = 19.5dBm

27
VI. Hướng dẫn cấu hình WiFi 5GHz trên ONT dualband
1. Đặt tên và lựa chọn chế độ bảo mật
 SSID: đặt tên cho SSID cho băng tần 5 GHz
 Authentication Type: Chọn
“WPAPSK/WPA2PSK”
 Encryption: chọn AES
 Pre-Shared Key: Điền Password cho SSID
 Show Key: Kiểm tra lại chuỗi Password vừa điền
 Các thông số khác để mặc định.

28
VI. Hướng dẫn cấu hình WiFi 5GHz trên ONT dualband
2. Chọn kênh và độ rộng băng
 Chọn Country: UNITED STATES
 Chọn Channel: AUTO
 Chọn VHT Bandwidth: 40MHz
 Các thông số khác để mặc định.

29
VI. Hướng dẫn cấu hình WiFi 5GHz trên ONT dualband
3. Điều chỉnh mức công suất
 Mặc định TxPower: 20.5 dBm
 Trong trường hợp muốn giảm nhiễu có thể
điều chỉnh giảm mức công suất xuống
19.5dBm, 17.5dBm,..
 Khuyến nghị: giữ nguyên mức công suất
mặc định 20.5dBm do môi trường WiFi
5GHz hiện còn chưa nhiều nhiễu.

30
VII. Tool kiểm tra cường độ tín hiệu, kênh truyền sóng Wifi

 TRÊN LAPTOP HĐH WINDOWS:

• inSSIDer: kiểm tra kênh truyền sóng wifi trên Laptop. (Tác giả: metageek.com)

 TRÊN ĐIÊN THOẠI HĐH ANDROID:

• Wifi Analyzer: kiểm tra kênh truyền sóng wifi trên Smartphone. (Tác giả: Keuwlsoft)

 TRÊN ĐIÊN THOẠI HĐH IOS:

• Wifi Analyzer: kiểm tra kênh truyền sóng wifi trên Smartphone. (Tác giả: Apple)

 TRÊN APP ĐHSXKD CỦA TẬP ĐOÀN:

• VNPT-Cab: đo cường độ sóng wifi trên Smartphone. (Tác giả: VNPT)

31
VII. Tool kiểm tra cường độ tín hiệu, kênh truyền sóng Wifi
 InSSIDer:

32
VII. Tool kiểm tra cường độ tín hiệu, kênh truyền sóng Wifi
 Wifi Analyser:

33
VII. Tool kiểm tra cường độ tín hiệu, kênh truyền sóng Wifi
 AirPort:

34
VII. Tool kiểm tra cường độ tín hiệu, kênh truyền sóng Wifi
 VNPT-Cab:

Ghi chú: Hướng dẫn cài đặt và sử dụng các phần phềm trong phụ lục (gửi kèm)

35
VII. Tool kiểm tra cường độ tín hiệu, kênh truyền sóng Wifi
 Phân cấp cường độ tín hiệu sóng Wifi:

Giá trị cường độ sóng Đánh giá


≥ -35 dBm Wifi rất mạnh : đây là sóng của các AccessPoint gần kề trong vòng bán kính 1m ÷ 2 m

- 35 dBm ÷ -50 dBm Wifi mạnh : khoảng cách từ 3m => 20m tầm nhìn thẳng không vật cản che chắn

- 50 dBm ÷ -65 dBm Wifi tầm trung : khoảng cách lớn hơn 20m hoặc nhỏ hơn 20m nhưng có nhiều vật cản
trên hướng nhìn thẳng

- 65 dBm ÷ -72 dBm Wifi yếu kém : nhiều vật cản, tín hiệu chập chờn, không dùng được dịch vụ

≤ - 72 dBm Wifi cực yếu : bị các sóng khác đè, thường xuyên bị disconnect khi kết nối tới mạng này.
Các sóng có giá trị < - 72 dBm thường của các AP rất xa (30m ÷ 40m) hoặc đâm xuyên
qua nhiều phòng, nhiều tầng.

36
VIII. Tool kiểm tra tốc độ down/up
 TRÊN LAPTOP HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS:
 Truy cập speedtest.net.
 TRÊN ĐIỆN THOẠI IOS HOẶC ANDROID:
 Sử dụng ứng dụng Speedtest by Ookla.

37
VIII. Tool kiểm tra tốc độ down/up

38
VIII. Tool kiểm tra tốc độ down/up
 Phân cấp băng thông để nhận biết nghẽn băng thông khi nhiều người sử dụng

Ứng dụng Băng thông tối thiểu Băng thông trung bình Băng thông tối đa
Dịch vụ (Mbps/Máy) (Mbps/Máy) (Mbps/Máy)
Truy cập web, Email,
0.1Mbps 0.5 Mbps 1 Mbps
VoiceIP
Game
1 Mbps 2.5 Mbps 5 Mbps
Online
TiVi-Karaoke Online,
2 Mbps 5 Mbps 20 Mbps
Camera, Livestream FB
Xem phim Online, xem
3Mbps 5 Mbps 8 Mbps
Youtube

39

You might also like