You are on page 1of 90

BUỔI 2.

INCOTERMS 2020

LOGO
LOGO
NỘI DUNG

Khái niệm, vai trò của Incoterms

Lịch sử hình thành và phát triển

Mối quan hệ giữa Incoterms và


Hợp đồng ngoại thương

Tổng quan về Incoterms 2010

Điểm mới chủ yếu của


Incoterms 2020
Nội dung các điều kiện Incoterms 2020
và lưu ý sử dụng
KHÁI NIỆM INCOTERMS

Incoterms là văn bản/ bộ quy tắc do Phòng thương mại quốc tế (ICC) ban
hành để giải thích các điều kiện thương mại quốc tế liên quan tới vấn đề
giao nhận hàng hóa giữa người bán và người mua theo hợp đồng mua bán
được 2 bên giao kết.
Phòng thương mại quốc tế ICC
Vai trò của Incoterms

• Là nền móng của thương mại quốc tế


• Là ngôn ngữ thương mại quốc tế
• Thúc đẩy quá trình đàm phán, giao kết HĐ
• Thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN

 Incoterms 1936 gồm 7 điều kiện: EXW, FCA , FOT/FOR, FAS, FOB,
C&F, CIF
 Incoterms 1953 gồm 9 điều kiện: Bổ sung DES và DEQ
• Năm 1967: Bổ sung DAF và DDP
• Năm 1976: Bổ sung FOA
 Incoterms 1980 gồm 14 điều kiện: Bổ sung CIP và CPT
 Incoterms 1990 gồm 13 điều kiện:
• Bỏ FOA và FOT/FOR
• Bổ sung DDU
 Incoterms 2000: Giữ nguyên 13 điều kiện như Incoterms 1990
song sửa đổi 3 điều kiện FCA, FAS và DEQ.
 Incoterms 2010: 11 điều kiện
• Bỏ DES, DEQ, DDU, DAF
• Bổ sung DAT, DAP
• Một số sửa đổi khác
 Incoterms 2020: Thay DAT bằng DPU và một số sửa đổi khác.
MỐI QUAN HỆ GIỮA INCOTERMS VÀ HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG

• Là tập quán thương mại không mang tính bắt buộc


• Những vấn đề Incoterms giải quyết?
• Phải được dẫn chiếu trong Hợp đồng
• Hai bên có quyền thay đổi, bổ sung, cắt giảm các trách
nhiệm và nghĩa vụ.
Nhận định về điều khoản sau: “Những vấn đề
chưa được giải thích trong hợp đồng sẽ được giải thích
bởi Incoterms 2020”.
TỔNG QUAN VỀ INCOTERMS 2010
Các điều kiện thương mại Incoterms 2010
Kết cấu Incoterms 2010

Kết cấu theo phương thức vận tải được sử dụng

Các điều kiện FAS, FOB, CFR, CIF

chỉ áp dụng đối với vận tải

đường biển và đường thuỷ nội địa

Các điều kiên áp dụng cho mọi


phương thức vận tải, kể cả vận tải
đa phương thức: EXW, FCA, CPT,
CIP, DAT, DAP, DDP
Nghĩa vụ các bên theo Incoterms 2010
Sơ đồ di chuyển rủi ro Incoterms 2010
Phân chia chi phí Incoterms 2010

ThS Nguyễn Cương, Đại học Ngoại thương, 0989 148 784
INCOTERMS 2020
Điểm mới chủ yếu của Incoterms 2020
• DPU thay thế DAT
• Thay đổi về mức bảo hiểm trong CIP
• Chi tiết, cụ thể hơn vấn đề phân chia chi phí
(Cost Allocation)
• Bổ sung quy định về an ninh vận tải (Transport Sercurity)
• Bổ sung vấn đề Tự vận tải hàng hóa (Using Own Transport)
• Vận đơn “hàng đã bốc” trong FCA (On Board BL)
• Sắp xếp lại thứ tự nghĩa vụ (Verticle) (A1-A10, B1-B10 của
từng điều kiện)
• Bổ sung cách trình bày Horizontal (A1-A10, B1-B10 của tất
cả 11 điều kiện)
• Trình bày rõ ràng, dễ hiểu hơn trong từng điều kiện.
Incoterms 2020 vs Incoterms 2010

Incoterms 2010 Incoterms 2020


Foreword Foreword
Introduction Introduction
Rules for any mode or modes of Rules for any mode or modes of
transport transport
(EXW, FCA, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP) (EXW, FCA, CPT, CIP, DAP, DPU, DDP)
- Guidance note - Explanatory notes for users
- Detail obligations for each rule - Detail obligations for each rule
(vertical) (vertical)

Rules for sea and inland waterway Rules for sea and inland waterway
transport transport
(FAS, BOB, CFR, CIF) (FAS, FOB, CFR, CIF)

X Horizontal obligations for all 11


rules
Nghĩa vụ các bên theo Incoterms 2020

NGHĨA VỤ NGƯỜI BÁN (A) NGHĨA VỤ NGƯỜI MUA (B)


A1. Nghĩa vụ chung/ General Obligations B1. Nghĩa vụ chung/ General Obligations

A2. Giao hàng/ Delivery B2. Nhận hàng/ Taking Delivery


A3. Chuyển giao rủi ro/ Transfer of Risks B3. Chuyển giao rủi ro/ Transfer of Risks

A4. Vận tải/ Carriage B4. Vận tải/ Carriage


A5. Bảo hiểm/ Insurance B5. Bảo hiểm/ Insurance
A6. Chứng từ giao hàng/ chứng từ vận tải -/ B6. Chứng từ giao hàng/ chứng từ vận tải -/
Delivery/ Transport Document Delivery/ Transport Document
A7. Thông quan xuất nhập khẩu/ Export B7. Thông quan xuất nhập khẩu/ Export
Import Clearance Import Clearance
A8. Kiểm tra, đóng gói bao bì, kẻ kí mã hiệu/ B8. Kiểm tra, đóng gói bao bì, kẻ kí mã hiệu/
Checking, Packaging, Marking Checking, Packaging, Marking
A9. Phân chia chi phí/ Allocation of Costs B9. Phân chia chi phí/ Allocation of Costs

A10. Thông báo/ Notices B10. Thông báo/ Notices


Nội dung
chính của
nhóm F
Incoterm
2020

www.themegallery.com Company Logo


NHÓM F TRONG INCOTERMS 2020
Nhóm này bao gồm ba điều kiện:

FCA: Giao hàng cho người chuyên chở


FAS: Giao hàng dọc mạn tàu
FOB: Giao hàng trên tàu

www.themegallery.com Company Logo


 Theo đó, người bán sử dụng điều kiện FCA sẽ giao
hàng tại cơ sở của mình khi hàng được bốc lên phương
tiện vận tải, còn người bán theo điều kiện DAP giao
hàng tại cơ sở của người mua khi hàng vẫn còn trên
phương tiện vận tải.

 Người bán theo điều kiện FCA sẽ giao hàng tại điểm tập
kết khi hàng chưa được bốc lên phương tiện vận tải, còn
người bán theo điều kiện DPU giao hàng tại điểm tập kết
khi hàng đã được dỡ xuống khỏi phương tiện vận tải.

www.themegallery.com Company Logo


Cách phân biệt nhóm F trong Incoterm 2020

Trong khi điều kiện FCA có thể sử dụng


cho bất kỳ loại phương thức vận tải nào,
thì điều kiện FAS và FOB chỉ có thể được
sử dụng cho vận chuyển bằng đường biển
hoặc đường thủy nội địa.
Sự khác biệt giữa điều kiện FAS và FOB
là nghĩa vụ bốc hàng lên tàu. FAS có
nghĩa là hàng hóa phải được đặt dọc mạn
ở tàu còn FOB quy định hàng hóa phải
được đặt trên tàu khi giao hàng.
www.themegallery.com Company Logo
So sánh giữa các đk nhóm F incoterms 2020

Vận chuyển
Nghĩa vụ Bốc hàng tại Bốc hàng Tổng thể
nội địa tới
của người cơ sở của lên tàu tại nghĩa vụ của
điểm tập kết/
bán người bán cảng bốc người bán
cảng bốc

FCA cơ sở EXW + Bốc


của người X hàng + Xuất
bán khẩu

EXW + Vận
FCA điểm
chuyển nội
tập kết/cảng X X
địa + Xuất
bốc
khẩu

FCA + Vận
FAS X X chuyển nội
địa

FAS + Bốc
FOB X X X
hàng

www.themegallery.com Company Logo


 Nội dung chính nhóm F Incoterm 2020
 Nhóm F là những điều kiện có chữ cái viết tắt đầu tiên là chữ F( viết
tắt của từ “Free”). Nhóm F có thể hiểu là những điều kiện kiện quy
định người bán được “Giải thoát trách nhiệm” giao hàng và “Không
phải chịu chi phí” trong các trường hợp sau khi hàng đã giao cho
người chuyên chở (Carrier) tại nơi quy định; giao hàng dọc mạn tàu
(Alongside Ship); hàng giao trên tàu (On Board) tại cảng bốc hàng
theo quy định.
 Tất cả các điều kiện nhóm F đều quy định người mua có nghĩa vụ
ký hợp đồng vận tải. Bởi vì người bán chỉ có thể giao hàng khi
người mua đã chỉ định tàu nhận hàng hoặc đơn vị chuyên chở hàng
hóa.
 Nếu người mua có khả năng ký hợp đồng vận tải có giá cước ưu
đãi hoặc thuận lợi với mình thì người mua nên sử dụng các điều
kiện nhóm F.

www.themegallery.com Company Logo


CÁC VẤN ĐỀ GÂY HAY GÂY TRANH CÃI
KHI DÙNG NHÓM F

Vận chuyển nội địa


 Theo các điều kiện nhóm F Incoterms 2020, trách nhiệm của người
mua là sắp xếp và thanh toán cho chặng vận chuyển chính. Trong
khi đó người bán phải thu xếp việc vận chuyển nội địa, đưa hàng
hóa đến đúng nơi quy định và giao cho người chuyên chở. Người
mua được quyết định thời gian địa điểm giao hàng (thông báo cụ
thể trước khi giao hàng cho người bán)
 Các quy tắc nhóm F không đề cập đến bất cứ điều gì về việc vận
chuyển nội địa. Vì không cần quy định cách người bán vận chuyển
hàng hóa đến nơi quy định

www.themegallery.com Company Logo


Thời gian và địa điểm giao hàng
 Do người mua nhóm F là người chỉ định đơn vị chuyên
chở hàng hóa hoặc tàu đến để nhận hàng nên người
mua sẽ có quyền lựa chọn thời gian và địa điểm giao
hàng cụ thể và được quy định trong hợp đồng.
 Người mua sẽ thực hiện quyền lựa chọn đó bằng việc
thông báo cho người bán trước khi giao hàng. Để tránh
rủi ro về việc giao hàng quá sớm hoặc quá muộn, người
bán cần quy định lại thời gian và điểm giao hàng một
cách rõ ràng và chính xác.

www.themegallery.com Company Logo


Chỉ định phương tiện vận tải
Người bán theo nhóm F chỉ có thể giao hàng khi người
mua đã chỉ định phương tiện vận tải. Do đó, việc chỉ định
phương tiện vận tải được xem như là một điều kiện cơ bản
của hợp đồng nhóm F.

Nếu người mua không chỉ định phương tiện vận tải, chỉ
định một cách chậm trễ, hoặc phương tiện vận tải được chỉ
định không nhận được hàng tại nơi đã quy định. Người
bán sẽ có quyền yêu cầu người mua phải chịu toàn bộ chi
phí phát sinh và rủi ro liên quan trong trường hợp hàng hóa
đã được cá biệt hóa một cách thích hợp.

www.themegallery.com Company Logo


Nếu phương tiện vận tải do người mua chỉ định không đến điểm giao
hàng, người mua phải sắp xếp phương tiện vận tải thay thế đồng thời
phải chịu chi phí cho việc này. Việc chỉ định phương tiện thay thế chỉ
được diễn trong 1 khoảng thời gian hợp đồng đã quy định hoặc trong
một khoảng thời gian ngắn thích hợp nếu hợp đồng không quy định
việc này.

Nếu người mua không chỉ định được phương tiện vận tải dẫn đến
hàng hóa không xuất khẩu đi được thì người mua phải bồi thường cho
người bán dựa theo mức chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá mà
người bán có thể nhận được tại thị trường nội địa.

Nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng, người bán không muốn giao
hàng mặc dù người mua đã nhắc nhiều lần. Lúc này người mua sẽ
không bắt buộc phải thuê phương tiện vận tải.

www.themegallery.com Company Logo


Phí bốc hàng và cước phí chuyên chở

 Khi sử dụng điều kiện FCA cho phương thức vận tải không phải
bằng đường biển Người mua FCA cần quy định rõ trong hợp đồng
vận tải điều kiện cước phí vận tải đã bao gồm hoặc chưa bao gồm
phí bốc hàng dựa vào địa điểm giao hàng.
 Nếu nơi giao hàng FCA là tại cơ sở của người bán, người bán sẽ có
nghĩa vụ bốc hàng lên phương tiện vận tải người mua đã chỉ định.
Vậy nên, trong hợp đồng vận tải cần phải quy định cước phí chưa
bao gồm phí bốc hàng.
 Ngược lại, nếu điểm giao hàng không phải là cơ sở của người bán
thì người bán không có nghĩa vụ bốc lên phương tiện vận tải do
người mua chỉ định. Do đó, hợp đồng vận tải cần phải quy định
cước phí đã bao gồm phí bốc hàng.

www.themegallery.com Company Logo


Sử dụng điều kiện
Phí bốc hàng Vận chuyển
thương mại

FCA giao ngoài cơ sở


Mọi phương thức
của người bán

Tính trong cước phí Tàu chợ


FAS
Hợp đồng thuê tàu
FOB + người mua chịu
chuyến Liner
phí bốc hàng
Terms/Liner In

FCA giao tại cơ sở của


Mọi phương thức
người bán
Không tính trong cước
phí
Hợp đồng thuê tàu FOB + người bán chịu
chuyến FI/FIST/FIO phí bốc hàng

www.themegallery.com Company Logo


“Cơ sở của người bán” và “phương tiện vận tải của
người bán” theo FCA

“Cơ sở của người bán” và “phương tiện vận tải của người bán” theo FCA
Khái niệm “Cơ sở của người bán” trong FCA cũng giống như trong EXW. Cơ
sở của người bán có thể là bất cứ nơi nào theo sự kiểm soát của người bán.
Tuy nhiên có thể xảy ra trường hợp, người bán coi điểm lưu giữ hàng hóa
(chẳng hạn kho, bãi chứa hàng được thuê) không phải là cơ sở của mình nên
người sẽ bán từ chối nghĩa vụ bốc hàng hóa lên phương tiện vận chuyển của
người mua.
Do đó, trong hợp đồng cần xác định rõ ràng nơi giao hàng có phải là cơ sở của
người bán hay không để phân chia nghĩa vụ bốc hàng lên phương tiện vận tải
một cách hợp lý nhất.
Phương tiện vận tải của người bán (seller’s means of transport) có thể coi là
phương tiện vận tải của người chuyên chở và được người bán ký hợp đồng
chứ không nhất thiết phải là phương tiện thuộc sở hữu của người bán.
Nếu nơi giao hàng không phải là cơ sở của người bán, người bán sẽ không có
nghĩa vụ dỡ hàng ra khỏi phương tiện vận tải nào chở tới nơi giao hàng kể cả
do người bán thuê hay của người bán.

www.themegallery.com Company Logo


Điểm giao hàng theo FAS
Điều kiện FAS chi thích hợp khi việc giao hàng được thực hiện ngay sát
mạn tàu tại cảng bốc hàng. Lúc này hàng hóa được coi là “dọc mạn
tàu” khi được đặt:
 Trên cầu cảng hoặc trên bất cứ phương tiện vận tải nào khác tại
cầu cảng.
 Trên sà lan hay trên một con tàu khác có thể áp vào mạn tàu do
người mua chỉ định (mạn kế mạn- board and board).
 Đối với những loại hàng hóa siêu trường- siêu trọng (đôi khi được
gọi là “hàng dự án”), phải đòi hỏi những yêu cầu đặc biệt khi vận
chuyển. Trong trường hợp người bán không muốn chịu trách nhiệm
về rủi ro khi bốc hàng lên tàu, nên lựa chọn điều kiện FAS thay vì
FOB.
 Nếu việc giao hàng diễn ra ở địa điểm không nằm sát mạn tàu, sử
dụng điều kiện FCA sẽ thích hợp hơn. Vì lúc này, người đại diện
cho người mua nhận hàng và chịu trách nhiệm sẽ không hẳn là
người chuyên chở đường biển.

www.themegallery.com Company Logo


Di chuyển rủi ro theo FOB
• Theo truyền thống, điểm chuyển giao rủi ro từ người bán
sang người mua trong điều kiện FOB là lan can tàu tại cảng
bốc hàng. Tính từ Incoterms 2010, cụm từ “passed the ship’s
rail” (qua lan can tàu) được thay bằng cụm từ “on board the
vessel, (trên tàu) để thống nhất việc phân chia chi phí và
rủi ro.
• Nếu hàng hóa thiệt hại trong quá trình bốc hàng, điều này
sẽ được quy vào rủi ro cho người bán. Lý do là bởi việc đặt
hàng hóa lên tàu không dự tính một quy trình dẫn đến thiệt
hại.
• Nếu hàng hóa đã ‘trên tàu’, rủi ro sẽ được chuyển sang
người mua. Tuy nhiên, điểm phân chia rủi ro cụ thể còn phụ
thuộc vào tập quán và những hoạt động thực tế tại cảng bốc
hàng.
• Trước hợp đồng mua bán được ký, người mua theo điều kiện
FOB cần phải tìm hiểu kỹ cảng bốc hàng có tập quán riêng
nào không. Trong trường hợp có thì cần phải xem xét vấn đề
này trong khi đàm phán hợp đồng mua bán.

www.themegallery.com Company Logo


Thông quan quá cảnh và nhập khẩu

 Để nhập khẩu hàng hóa hoặc để quá cảnh một nước thứ ba (trong
trường hợp cần thiết) người mua cần phải có những chứng từ nhất
định để hoàn thành thủ tục nhập khẩu theo quy định của nước nhập
khẩu và nước quá cảnh. Những chứng từ đó thường là giấy chứng
nhận xuất xứ (C/O), hóa đơn lãnh sự (CI), …
 Nếu người mua yêu cầu, người bán sẽ giúp đỡ người mua để có
được những chứng từ cần thiết hoặc thông báo điện tử tương
đương đó được ký phát hoặc chuyển tại nước gửi hàng hoặc nước
xuất xứ.
 Theo truyền thống người mua sẽ phải chịu những chi phí về chứng
từ. Tuy nhiên người mua có thể cho rằng những chi phí này là
những chi phí trước khi gửi hàng (pre- shipment charges) và người
bán có nghĩa vụ phải cung cấp các chứng từ đó trong bộ chứng từ
thanh toán, nên chi phí sẽ phải do người bán chịu. Vậy nên trong
hợp đồng cần phải quy định rõ về nghĩa vụ này trong giá FOB của
hợp đồng

www.themegallery.com Company Logo


Nội dung
chính của
nhóm C
Incoterm 2020

www.themegallery.com Company Logo


 Nội dung chính của nhóm C Incoterm 2020

• Thay điều khoản CFR bằng điều khoản CPT và thay


điều khoản CIF bằng điều khoản CIP cho hàng
container và các phương thức vận tải không bằng
đường biển.
• Người mua luôn phải đưa ra những yêu cầu cho cho
người bán trong việc thuê phương tiện vận tải.
Ngoại trừ trường hợp “mua bán theo chuỗi”, họ sẽ
phải yêu cầu người bán hoặc tự mình mua bảo hiểm bổ
sung.
• Hàng hóa sẽ không cần quy định thời gian đến mà chỉ
quy định thời gian gửi hàng.
• Trong trường hợp người mua muốn người bán là đối
tượng phải chịu trách nhiệm đối với việc hàng hóa
đến nơi đến vào một thời gian cụ thể thì phải sử
dụng điều kiện nhóm D thay cho điều kiện nhóm C.

www.themegallery.com Company Logo


Đóng gói bao bì (người bán chịu)

 Khi áp dụng các điều khoản nhóm C của Incoterm 2020,


cho dù hợp đồng mua bán không quy định cụ thể về
cách thức đóng gói bao bì thì người bán vẫn phải có
nghĩa vụ cung cấp và đóng gói bao bì phù hợp với tính
chất của hàng hóa. Đồng thời việc đóng gói bao bì cũng
phải phù hợp với những chi tiết liên quan đến việc vận
chuyển hàng hóa đến nơi đến quy định.
 Nếu hàng hóa xảy ra bất cứ tổn thất nào trong quá trình
gửi hàng do việc đóng gói bao bì không phù hợp với
hàng hóa và điều kiện vận chuyển, thì người bán phải
hoàn toàn chịu trách nhiệm. Đây là điều bắt buộc ngay
cả khi người mua là người chịu rủi ro về hàng hóa sau
khi hàng được giao.

www.themegallery.com Company Logo


Hợp đồng “gửi hàng”

 Bạn cần lưu ý rằng, hợp đồng mua bán hàng hóa theo các điều
khoản nhóm C Incoterms 2020 sẽ giống như 2 nhóm E và F, đều là
“hợp đồng gửi hàng” chứ không phải là “hợp đồng hàng đến” như
nhóm D.
 Hợp đồng gửi hàng (shipment contract) là loại hợp đồng mà người
bán giao lại tại nơi hàng hóa xuất phát. Cho nên người bán sẽ
không chịu các rủi ro và chi phí phát sinh liên quan đến hàng hóa
sau khi hàng đã được gửi đi. Điều này có nghĩa là những rủi ro và
chi phí phát sinh liên quan đến hàng hóa trong quá trình vận chuyển
do người mua phải chịu.
 Khi người bán dựa theo các điều khoản nhóm C thì sẽ được coi
như đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng ngay cả khi hàng hóa có xảy
ra sự cố sau khi đã được đưa tới điểm vận chuyển. Cùng một hoàn
cảnh, nếu người bán hàng sử dụng điều khoản nhóm D sẽ không
được coi là đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình.

www.themegallery.com Company Logo


 Theo nhóm C Incoterms 2020, người bán sẽ có nghĩa vụ
ký hợp đồng và trả cước phí cho chặng vận tải chính,
thậm chí sẽ phải mua bảo hiểm theo CIF và CIP. Vậy
nên nơi đến cần phải được quy định rõ ràng. Theo điều
khoản nhóm C thì phải có hai “điểm tới hạn” (critical
point). Một điểm sẽ trùng với điểm gửi hàng đi điểm còn
lại sẽ là điểm mà người bán phải trả cước vận tải và chi
phí bảo hiểm (nếu là CIP, CIF) để tới điểm đó.
 Người bán khi theo điều khoản thuộc nhóm C sẽ phải có
nghĩa vụ phải thực hiện nhiệm vụ của mình theo hai hợp
đồng. Một loại hợp đồng sẽ là hợp đồng mua bán mà
người bán đã ký kết với người mua. Hợp đồng còn lại sẽ
là hợp đồng vận tải mà người bán ký kết với đơn vị
chuyên chở hàng hóa.
www.themegallery.com Company Logo
Không quy định thời gian hàng đến
trong hợp đồng

 Nếu hợp đồng mua bán theo quy tắc nhóm C trong Incoterm 2020
nhưng lại quy định thời gian hàng đến điểm cuối, điều này sẽ tạo ra
sự mập mờ. Người ta sẽ không biết rằng liệu có thể coi người bán
vi phạm hợp đồng hay không trong trường hợp hàng không thực sự
đến điểm cuối vào ngày quy định.
 Để giữ nguyên bản chất của nhóm C, là những hợp đồng “gửi
hàng”, thì người bán không nên cam kết bất cứ nghĩa vụ nào liên
quan đến việc đến của hàng hóa tại nơi đến. Bởi vì người phải chịu
rủi ro của bất cứ sự chậm trễ nào trong quá trình vận chuyển là
người mua. Vậy nên bất cứ nghĩa vụ nào liên quan đến thời gian
đều cần phải được dẫn chiếu tới nơi đến hoặc cảng gửi hàng.

www.themegallery.com Company Logo


Thanh toán dựa trên cơ sở chứng từ gửi hàng

 Trong hợp đồng nhóm C, việc thỏa thuận thời hạn thanh toán dựa
trên cơ sở là thời gian nhận bộ chứng từ gửi hàng hoàn toàn phù
hợp với tính chất của các điều khoản trong nhóm C Incoterm 2020.
 Việc thanh toán tiền có thể được lý giải theo 2 cách sau:

- Thanh toán sau khi hàng hóa đã về đến nơi. Có thể không thanh
toán hoặc thanh toán chậm nếu hàng hóa không đến điểm cuối
hoặc hàng hóa bị giao đến nơi chậm.
- Việc thanh toán vẫn sẽ được diễn ra dựa trên cơ sở việc cung cấp
chứng từ vào ngày mà theo lịch trình thông hàng hóa đã phải đến.

(2 điều kiện này rất dễ gây hiểu nhầm và cần phải được làm rõ dựa vào
mục đích của cả 2 bên mua và bán)

www.themegallery.com Company Logo


Quy định cụ thể điểm giao hàng và
điểm đến cuối
 Trong những hợp đồng sử dụng điều khoản nhóm C trong Incoterm
2020, nếu địa điểm gửi hàng và địa điểm hàng đến không được quy
định một cách cụ thể. Người bán sẽ có quyền lựa chọn địa điểm
thuận lợi nhất cho mình. Đế bảo vệ quyền lợi của chính mình, người
mua cần quy định địa điểm cụ thể để gửi hàng và địa điểm đến
trong hợp đồng mua bán.
 Nếu địa điểm giao hàng và địa điểm hàng đến không được thỏa
thuận một cách cụ thể hoặc không được xác định, người bán theo
các điều khoản nhóm C có thể chọn địa điểm giao hàng tại bất cứ
nơi nào và điểm hàng đến tại nơi đến quy định phù hợp nhất với
mục đích của mình.
 Trong các hợp đồng thuộc nhóm C thường chỉ quy định nơi hàng
đến mà không hề quy định nơi gửi hàng. Đây sẽ là điểm có lợi cho
người bán. Bởi vì khi đến thời hạn giao hàng quy định trong hợp
đồng, người bán lựa chọn tự do điểm gửi hàng sao cho thuận lợi
nhất cho mình.

www.themegallery.com Company Logo


Nhận hàng và tiếp nhận hàng

 Theo nhóm C Incoterm 2020, khi người bán thu xếp trả
cước phí chuyên chở, người bán sẽ giao hàng lại cho
người chuyên chở chứ không giao hàng thực tế trực tiếp
cho người mua. Người mua vẫn phải chấp nhận việc
hàng hóa được giao cho người chuyên chở. Đồng thời
phải chấp nhận bằng chứng đã giao hàng mà người bán
cung cấp.
 Về nguyên tắc, người bán sử dụng điều khoản nhóm C
sẽ được coi là đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng đến
nơi gửi hàng, người mua sẽ phải chịu những rủi ro xảy
ra với hàng hóa sau khi người bán đã hoàn thành nghĩa
vụ giao hàng của mình và cung cấp bằng chứng đã giao
hàng.

www.themegallery.com Company Logo


 Tuy nhiên việc người mua phải chấp nhận giao hàng và
bằng chứng giao hàng sẽ không làm cho người mua
mất quyền khiếu nại người bán nếu người mua cung
cấp được bằng chứng người bán giao hàng đến điểm
vận chuyển không đúng những gì quy định trong hợp
đồng.
 Người mua có nghĩa vụ tiếp nhận hàng hóa từ người
chuyên chở tại nơi hoặc tại cảng đến theo quy định.
Trong trường hợp người mua từ chối thanh toán tiền
hàng và không nhận hàng thì người bán phải chịu mọi
loại chi phí phát sinh theo quy định trong hợp đồng vận
tải người bán đã ký với đơn vị chuyên chở. Những chi
phí này cuối cùng sẽ được tính vào tiền bồi thường thiệt
hại mà người mua đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.

www.themegallery.com Company Logo


Nghĩa vụ thông báo

 Nghĩa vụ thông báo của người bán: Trong các hợp đồng theo nhóm
C Incoterm 2020, nghĩa vụ thông báo của người bán đến người
mua phải được quy định rõ ràng. Những thông báo này sẽ giúp cho
người mua nắm được những thông tin về hàng hóa đang vận
chuyển như: tên tàu, số lượng, trị giá, số và ngày của B/L, ETD,
ETA,… Nếu không có những thông báo này, người mua sẽ gặp khó
khăn trong khâu chuẩn bị tiếp nhận hàng hóa, kiểm tra hàng tại
điểm giao cuối và thanh toán tiền hàng.
 Nghĩa vụ thông bảo của người mua CIF, CIP: Khi người bán được
yêu cầu mua bảo hiểm ở mức cao hơn so với mức bảo hiểm quy
định bởi CIF và CIP bởi người mua. Người bán sẽ cần phải có
những thông tin cần thiết để khai báo với các công ty bảo hiểm. Vậy
nên, trong hợp đồng, nghĩa vụ thông báo của người mua phải được
quy định một cách rõ ràng.

www.themegallery.com Company Logo


Nội dung
chính của
nhóm D
Incoterm
2020

www.themegallery.com Company Logo


Nhóm D bao gồm các điều khoản:

 DAP – Delivered At Place (Giao tại nơi đến)


 DPU – Delivered at Place Unloaded (Giao tại địa điểm đã dỡ xuống)
 DDP – Delivered Duty Paid (Giao hàng đã nộp thuế)

 Những điều khoản thuộc nhóm D trong Incoterm 2020 sẽ có chữ cái
đầu viết tắt là D. Chữ cái D xuất phát từ “Delivered” thể hiện rằng
đây là nhóm các điều khoản quy định người bán hoàn thành nghĩa
vụ của mình khi đã giao hàng cho người mua tại điểm đến cuối theo
quy định.
 Riêng điều khoản DPU là quy tắc mới có trong Incoterm 2020. Điều
khoản này sẽ thay thế cho DAT trong Incoterms 2010. Điều khoản
DPU có thể coi là một điều khoản kết hợp giữa DAT (giao hàng đã
được dỡ tại điểm tập kết) và DAP (giao hàng tại bất cứ địa điểm
đến nào).

www.themegallery.com Company Logo


Để có thể lựa chọn chính xác các điều kiện
nhóm D trong Incoterm 2020, bạn cần phải
xem xét 2 yếu tố:

Nghĩa vụ dỡ hàng tại nơi đến


Nghĩa vụ thông quan nhập khẩu.
Bạn cũng có thể phân biệt các điều khoản
nhóm D Incoterm 2020 theo bảng sau:

www.themegallery.com Company Logo


Tổng thể nghĩa
Nghĩa vụ của Dỡ hàng tại nơi Thông quan
vụ của người
người bán đến nhập khẩu
bán

DAP CIP + rủi ro

DPU X DAP + Dỡ hàng

DAP + Nhập
DDP X
khẩu

www.themegallery.com Company Logo


 Để tạo được lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh cùng
ngành, người bán nên áp dụng hiệu quả và triệt để các
quy tắc thuộc nhóm D trong Incoterm 2020.
 Để lựa chọn các quy tắc phù hợp thuộc nhóm D, bạn
cần cân nhắc đến nghĩa vụ dỡ hàng và nghĩa vụ thông
quan nhập khẩu.
 Trong trường hợp người chuyên chở mà người bán đã
ký hợp đồng không có khả năng sắp xếp được việc dỡ
hàng thì người bán không nên sử dụng điều khoản DPU.
 Người bán không nên sử dụng điều khoản DDP nếu gặp
các vấn đề khó khăn liên quan đến việc thông quan
nhập khẩu.

www.themegallery.com Company Logo


Những vấn đề gây tranh chấp
và kiện tụng
Phí dỡ hàng tại nơi đến
Nếu hợp đồng vận tải dự định cước phí đã bao gồm phí dỡ
hàng, điều khoản DPU sẽ phù hợp. Trong trường hợp
cước phí chưa bao gồm phí dỡ hàng, thì điều khoản DAP
hoặc DDP sẽ phù hợp hơn.
Đối với vận tải đường thủy hoặc đường biển, trong các
trường hợp người bán dự định vận chuyển hàng hóa theo
các tuyến tàu chợ, theo hợp đồng thuê tàu chuyến (C/P) ký
kết theo điều kiện tàu chợ (Liner Terms) hoặc phí dỡ hàng
tính theo điều kiện tàu chợ (Liner Out). Lúc này phí dỡ
hàng đã được gộp vào cước phí. Người bán sẽ là người
trả cước phí, cho nên sử dụng điều khoản DPU sẽ phù
hợp hơn điều khoản DAP hoặc DDP.

www.themegallery.com Company Logo


- Ngược lại, nếu người bán vận chuyển hàng hóa bằng
hợp đồng thuê tàu chuyến (C/P) và chuyên chở hàng hóa
theo điều kiện FO, FIO hoặc FIOST (Free in out stow and
strim), người chuyên chở được miễn phí dỡ hàng tại cảng
đến nên người mua sẽ phải chịu phí dỡ hàng. Khi đó nên
lựa chọn điều khoản DAP hoặc DDP phù hợp hơn điều
khoản DPU.
- Khi hàng hóa được giao đến tại điểm nội địa và không
phải các cửa khẩu thông quan như biên giới, cảng hay sân
bay thì người bán thường sẽ chịu thêm chi phí như phí vận
chuyển nội địa, phí bốc dỡ, THC,.. Người bán lúc này có
thể thỏa thuận với người mua để có thể chia sẻ chi phí
hoặc người mua sẽ chịu toàn chi phí theo quy định “người
mua trả 50% chi phí vận chuyển nội địa” hay “THC do
người mua chịu”.
www.themegallery.com Company Logo
Nơi đến quy định

 Khi hợp đồng vận tải với đơn vị chuyên chở được ký, người bán sẽ
cần quy định thời gian người chuyên chở phải giao hàng tại nơi
đến. Thời gian gian không được quy định trong hợp đồng vận tải thì
người chuyên chở sẽ không chịu trách nhiệm giao hàng trong thời
hạn. Miễn là hàng hóa được vận chuyển trong thời hạn hợp lý và
người chuyển chở cũng cần phải có trách nhiệm về thời gian vận
chuyển.

 Người bán trong các điều khoản nhóm D trong Incoterm 2020 sẽ
phải chịu rủi ro về những mất mát hay hư hỏng của hàng hóa trong
quá trình chuyên chở đến điểm cuối. Đối với điểm đến cuối bạn cần
lưu ý những điều sau:

 Nơi đến tại biên giới: Nếu nơi hàng giao đến là cửa khẩu tại biên
giới, người bán sử dụng điều kiện DAP sẽ phù hợp nhất.

www.themegallery.com Company Logo


 Nơi đến là cảng đến hoặc điểm đến trong nội địa: Đối với hàng hóa là
nguyên liệu, thường hàng sẽ được giao cho người mua tại tàu hoặc trên
cầu cảng. Khi đó nơi đến quy định sẽ là cảng đến. Hàng hóa lúc này được
nhận theo cách nào (bơm hàng, silô, đường sắt nhánh, kho hàng, v..v) đều
phụ thuộc vào loại hàng hóa và điều kiện tại cảng đến.
 Nơi đến quy định không phải điểm đến cuối cùng: Nếu nơi hàng đến được
quy định không phải là điểm đến cuối cùng, người mua có thể yêu cầu
người bán ký hợp đồng vận tải để hàng hóa tiếp tục được chuyển tới điểm
đến cuối cùng. Người mua sẽ phải chịu các rủi ro và chi phí.
 Nơi đến quy định nằm sau điểm thông quan nhập khẩu trong DAP và DPU:
Theo các điều kiện DAP và DPU, người mua sẽ có nghĩa vụ thông quan
nhập khẩu. Để tránh việc hàng hóa chưa được thông quan để đến điểm
giao, nên sử dụng điều khoản DDP thay cho DAP và DPU. Hoặc, nếu vẫn
tiếp tục sử dụng DAP và DPU, người bán cần phải cá biệt hóa hàng hóa để
chuyển giao rủi ro về hàng hóa sang cho người mua theo quy định trong
các điều khoản DAP và DPU.

www.themegallery.com Company Logo


Thưởng phạt dỡ hàng và thời gian hàng
đến (ETA) trong DAP, DDP
 Theo các điều kiện DAP, DDP, người mua sẽ phải có nghĩa vụ dỡ
hàng nên việc dỡ hàng kịp thời tại nơi đến là một điều rất cần thiết.
Nếu hàng không được dỡ và đưa ra khỏi điểm dỡ hàng kịp thời,
người bán sẽ phải trả cho người chuyên chở tiền phạt dỡ hàng
chậm đã được quy định trong hợp đồng vận tải. Đồng thời người
bán sẽ yêu cầu người mua hoàn lại cho mình số tiền này. Ngoài ra,
người mua có thể sẽ phải trả thêm cho các công ty kho vận các chi
phí lưu kho và lưu container.
 Người bán cần phải quy định rõ ràng trong hợp đồng mua bán mức
thưởng và phạt dỡ hàng. Nếu dỡ hàng nhanh, người mua sẽ được
thưởng một khoản tiền cho thời gian tiết kiệm và ngược lại.
 Người mua cần quy định rõ ràng trong hợp đồng mua bán về nghĩa
vụ của người bán là phải thông báo cho người mua về thời gian
phương tiện vận tải chở hàng đến theo dự kiến (ETA).

www.themegallery.com Company Logo


Rủi ro trong chặng chuyên chở nội địa

Nếu người bán thấy không thể thu xếp việc vận
chuyển nội địa ở nước người mua do khó kiểm
soát hoặc tính chất hàng hóa gặp khó khăn khi
vận chuyển nội địa (hàng siêu trường, siêu
trọng..), thì người bán nên sử dụng các điều kiện
nhóm D trong Incoterm 2020 ghi kèm với địa điểm
tại các cửa khẩu để tránh gặp rủi ro trong chặng
chuyên chở nội địa.

www.themegallery.com Company Logo


Người mua không nhận hàng

Nếu người mua không kịp nhận hàng, thì


người bán sẽ là người phải chịu trách
nhiệm bồi thường cho người chuyên chở
chi phí nào phát sinh do việc nhận hàng
chậm trễ (ví dụ như chi phí lưu kho bãi
hàng hóa cho người nhận hàng). Tuy
nhiên giữa người bán và người mua thì
các chi phí phát sinh này người mua sẽ
phải chi trả theo quy định về việc phân
chia chi phí của Incoterms.
www.themegallery.com Company Logo
Thông quan nhập khẩu

 Duy nhất điều khoản DDP trong Incoterm 2020 đòi hỏi người bán
phải thông quan nhập khẩu và chịu mọi loại thuế và các chi phí liên
quan nhập khẩu. Người bán không nên sử dụng điều khoản DDP
nếu không có khả năng thực hiện được các thủ tục nhập khẩu cần
thiết một cách trực tiếp hay gián tiếp. Hoặc người bán không muốn
trả bất cứ loại thuế và chi phí nào liên quan đến nhập khẩu. Trong
những trường hợp này, người bán nên sử dụng khoản DAP hoặc
DPU.
 “phí” mà người bán theo điều kiện DDP phải chỉ trả chỉ liên quan
đến các chi phí cần thiết cho việc nhập khẩu và phải được thanh
toán theo các quy định nhập khẩu đang áp dụng. Các “phí” này sẽ
không bao gồm các khoản phụ phí do lưu kho hoặc dịch vụ các bên
khác cung cấp liên quan đến nhập khẩu.

www.themegallery.com Company Logo


Trách nhiệm và chi phí nhập khẩu có
thể được tách riêng ra cho từng bên
bằng những quy định bổ sung trong hợp
đồng dựa theo bảng sau

Quy định trong hợp


Thủ tục nhập khẩu Chi phí nhập khẩu
đồng

DDP not cleared for


Người mua Người bán
import

DAP/DPU cleared for


Người bán Người mua
import

www.themegallery.com Company Logo


Người bán tự bảo vệ bằng sự kiện bất
khả kháng
 Do nơi giao hàng cuối nằm ngoài tầm kiểm soát của
người bán, nên người bán nên quy định rõ ràng trong
hợp đồng những rủi ro không lường trước và cũng
không thể khắc phục có thể xảy ra trước khi hàng được
giao đến nơi là sự kiện bất khả kháng. (Ví dụ như chiến
tranh, cướp biển,..) thậm chí là lệnh cấm nhập khẩu của
chính quyền (nếu bán DDP).
 Nếu không quy định rõ ràng, người bán sẽ buộc phải bồi
thường tất cả chi phí liên quan đến việc hàng hóa bị
mất, hỏng. Đồng thời phải bồi thường thiệt hại cho
người mua do hàng giao chậm hoặc hàng không đến tay
người mua theo quy định của hợp đồng.

www.themegallery.com Company Logo


NỘI DUNG CHI TIẾT CÁC ĐIỀU KIỆN
THƯƠNG MẠI
INCOTERMS 2020
CÁC ĐIỀU KIỆN DÙNG CHO MỌI PHƯƠNG
THỨC VẬN TẢI, KỂ CẢ VẬN TẢI ĐA
PHƯƠNG THỨC

EXW, FCA, CPT, CIP, DAP, DPU, DDP


EXW (Ex Works) + Named Place (on Seller’s Side)

Cách quy định: EXW địa điểm quy định


EXW Toyota Việt Nam, Vĩnh phúc, Việt Nam – Incoterms 2020

 Tổng quan: Rủi ro về hàng hóa sẽ được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi giao hàng
cho người mua tại xưởng của mình
 Nghĩa vụ chính của người bán
- Cung cấp hàng hoá theo đúng HĐ, hóa đơn và chứng từ dưới dạng văn bản hoặc điện tử.
- Kiểm tra, bao bì, kí mã hiệu, đặc định hàng hóa.
- Giao hàng chưa bốc lên ptvt của người mua.
- Chuyển rủi ro từ thời điểm giao hàng hoặc sớm hơn.
- Chịu chi phí đến khi hoàn thành giao hàng.
- Thông báo cho người mua: thông tin an ninh vận tải, thông in bảo hiểm, hỗ trợ thông tin thông
quan XK…
Nghĩa vụ chính của người mua
- Thanh toán và chấp nhận hóa đơn, chứng từ người bán cung cấp.
- Kí HĐ vận tải, trả cước để chuyên chở hàng hóa.
- Nhận hàng, nhận di chuyển rủi ro khi người bán hoàn thành giao hàng hoặc sớm hơn.
- Cung cấp bằng chứng nhận hàng cho người bán.
- Chịu chi phí kể từ khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Chịu các chi phí người bán hỗ trợ.
- Thông quan xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có).
- Thông báo cho người bán về thời điểm, địa điểm nhận hàng, phương tiện vận tải…

ThS Nguyễn Cương, Đại học Ngoại thương, 0989 148 784
EXW (Ex Works) + Named Place (on Seller’s Side)

Lưu ý:
- Mọi phương thức vận tải.
- Phù hợp giao dịch nội địa.
- Người mua thường có đại diện ở nước XK.
- Xác định rõ điểm và địa điểm giao hàng
(Delivery Point vs Place of delivery).
- Nghĩa vụ bốc hàng của người mua.
- Nghĩa vụ thông báo về an ninh vận tải của
người bán.
EXW (Ex Works) + Named Place (on Seller’s Side)
FCA (Free Carrier) + Named Place (on Seller’s Side)

 Cách quy định: FCA địa điểm giao hàng quy định
FCA Sân bay Nội Bài, Việt Nam – Incoterms 2020.
 Tổng quan: Người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sau khi đã giao hàng cho người mua
thông qua người chuyên chở do người mua chỉ định tại địa điểm quy định.
 Nghĩa vụ chính của người bán
- Giao hàng cho người chuyên chở quy định tại địa điểm quy định nằm trong nước người
bán. Chuyển rủi ro ở thời điểm giao hàng hoặc sớm hơn.
- Bốc hàng lên phương tiện vận tải của người mua nếu địa điểm giao hàng là tại cơ sở của
mình hoặc giao hàng cho người vận tải trên phương tiện vận tải chở đến chưa dỡ ra nếu
giao tại một địa điểm khác cơ sở của mình.
- Đảm bảo an ninh vận tải đến địa điểm giao hàng.
- Nếu có thỏa thuận, người bán ký HĐVT theo những điều kiện thông thường.
- Cung cấp chứng từ giao hàng thông thường, giúp người mua lấy chứng từ vận tải hoặc
chứng từ vận tải ghi chú hàng đã bốc (On board BL).
- Thông báo cho người mua về tình trạng giao hàng, an ninh vận tải, thông tin bảo hiểm...
- Chịu các chi phí cho đến khi hoàn thành giao hàng, chi phí cung cấp chứng từ giao hàng
thông thường, thuế phí XK, chi phí hỗ trợ của người mua.
- Thông quan xuất khẩu.
FCA (Free Carrier) + Named Place (on Seller’s Side)
Giao tại cơ sở vs giao ngoài cơ sở
FCA (Free Carrier) + Named Place (on Seller’s Side)

 Nghĩa vụ chính của người mua:


- Kí HĐ vận tải và trả cước phí.
- Thông báo cho người bán về thời gian, địa điểm giao hàng, người vận tải, phương thức vận tải và các
yêu cầu an ninh vận tải.
- Nhận hàng và rủi ro kể từ khi người bán hoàn thành việc giao hàng.
- Chấp nhận bằng chứng giao hàng. Hoặc yêu cầu người vận tải phát hành cho người bán chứng từ vận
tải ghi chú hàng đã bốc.
- Thông quan NK
- Chịu các chi phí từ thời điểm người bán hoàn thành việc giao hàng; thuế phí NK, quá cảnh; chi phí
giúp đỡ của người bán; chi phí phát sinh do lỗi thông báo hay người vận tải không nhận hàng.
 Lưu ý:
- Mọi phương thức vận tải.
- Xác định rõ điểm giao hàng (point).
- Điểm mới về On board BL trong FCA Incoterms 2020.
CPT (Carriage Paid To) + Named Place (on Buyer’s Side)

 - Cách quy định: CPT địa điểm đích quy định:


 CPT Noibai Airport, Vietnam – Incoterms 2020
 - Tổng quan: Người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sau khi giao cho người vận tải do
chính mình thuê tại địa điểm quy định trong nước người bán.
 Nghĩa vụ chính của người bán
• - Ký HĐVT (Hợp đồng thông thường, tuyến đường và cách thức vận tải thông thường, phù
hợp tính chất hàng hóa). Thực hiện yêu cầu an ninh vận tải đến điểm đích.
• - Giao hàng, chuyển rủi ro.
• - Thông báo cho người mua tình trạng giao hàng, an ninh vận tải, thông tin bảo hiểm...
• - Theo yêu cầu của người mua, cung cấp trọn bộ chứng từ vận tải thông thường được phát
hành trong thời hạn giao hàng quy định giúp người mua nhận hàng hoặc bán hàng trên
hành trình.
• - Thông quan XK.
• - Trả cước, chi phí cung cấp bằng chứng giao hàng thông thường, an ninh vận tải, thuế phí
XK. Trả chi phí liên quan đến chuyển tải, quá cảnh, chi phí dỡ hàng nếu có quy định trong
HĐVT.
Note: Risk of Loss passes on Seller’s side to Buyer BUT Cost is Seller’s
responsibility to named location on Buyer’s side
CPT (Carriage Paid To) + Named Place (on Buyer’s Side)

 Nghĩa vụ chính của người mua


- Nhận hàng, chịu di chuyển rủi ro.
- Chịu mọi chi phí sau khi hàng người bán hoàn thành giao hàng; chi phí trên đường vận chuyển
cũng như chi phí dỡ hàng tại nơi đến nếu những chi phí này chưa nằm trong HĐVT; thuế phí NK;
chi phí giúp đỡ của người bán…
- Thông báo cho người bán thời điểm, địa điểm nhận hàng ở nơi đến nếu thỏa thuận.
- Thông quan NK.
 Lưu ý:
- CPT dùng cho mọi phương thức vận tải kể cả vận tải đa phương thức.
- Cụ thể điểm giao hàng ở nơi đi (First Carrier) và nơi đến.
- Phân biệt Taking delivery và Receiving goods.
- Chi phí dỡ hàng.
- Thủ tục quá cảnh ở nước thứ 3.
CIP (Carriage and Insurance Paid To) +
Named Place (on Buyer’s Side)

 - Cách quy định: CIP địa điểm đích quy định

CIP Noibai airport, Vietnam – Incoterms 2020

 - Tổng quan: Điều kiện này hoàn toàn tương tự với CPT song chỉ khác là người bán có
thêm nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa.

 - Nghĩa vụ mua bảo hiểm:

 Bảo hiểm A (Viện những người bảo hiểm London) hoặc tương đương; Công ty uy tín; Giá
trị tối thiểu 110% giá trị HĐ; Mua bằng đồng tiền HĐ; Hiệu lực trên toàn bộ hành trình;
Chứng từ bảo hiểm chuyển nhượng được.
DAP (Delivered at Place) +
Named Place (Buyer’s Side)

 - Cách quy định: DAP Công ty May 10, Đức Giang, Gia Lâm, Hà Nội, VN, Incoterms
2020

 - Tổng quan: Người bán hoàn thành giao hàng khi đặt hàng hóa dưới sự định đoạt
của người mua trên ptvt chưa dỡ, nhưng sẵn sàng để dỡ tại nơi đến quy định.
 Nghĩa vụ người bán:
- - Thông quan XK, quá cảnh.

- - Ký HĐVT, thực hiện yêu cầu an ninh vận tải tới nơi đến.

- - Giao hàng, chuyển rủi ro tại nơi đến.

- - Cung cấp bất kỳ chứng từ giao hàng nào ngưới mua yêu cầu để nhận hàng.

- - Trả cước, chi phí cung cấp bằng chứng giao hàng, an ninh vận tải, thuế phí XK, quá
cảnh. Trả chi phí dỡ hàng nếu có quy định trong HĐVT.

- - Thông báo để người mua nhận hàng.


DAP (Delivered at Place) +
Named Place (Buyer’s Side)

 Nghĩa vụ người mua:


- Thông báo thời điểm, địa điểm nhận hàng.
- Thông quan NK.
- Nhận hàng, nhận di chuyển rủi ro.
- Dỡ hàng, trả phí dỡ nếu không được quy định trong HĐVT.
 Lưu ý:
- Mọi phương thức vận tải.
- Cụ thể địa điểm giao hàng.
- Người mua không thực hiện được nghĩa vụ thông quan NK.
DPU (Delivered at Place Unloaded) +
Named Place (Buyer’s Side)

 - Cách quy định: DPU Công ty May 10, Đức Giang, Gia Lâm, Hà Nội, VN, Incoterms
2020

 - Tổng quan: Người bán hoàn thành giao hàng khi đặt hàng hóa dưới sự định đoạt
của người mua trong tình trạng đã dỡ tại nơi đến quy định.
 Nghĩa vụ người bán:
- - Thông quan XK, quá cảnh.

- - Ký HĐVT, thực hiện yêu cầu an ninh vận tải tới nơi đến.

- - Dỡ hàng, giao hàng, chuyển rủi ro tại nơi đến.

- - Cung cấp bất kỳ chứng từ giao hàng nào người mua yê cầu để nhận hàng.

- - Trả cước, chi phí cung cấp bằng chứng giao hàng, an ninh vận tải, thuế phí XK, quá
cảnh.

- - Thông báo để người mua nhận hàng.


DPU (Delivered at Place Unloaded) +
Named Place (Buyer’s Side)

 Nghĩa vụ người mua:


- Thông báo thời điểm, địa điểm nhận hàng.
- Thông quan NK.
- Nhận hàng, nhận di chuyển rủi ro.

 Lưu ý:
- Mọi phương thức vận tải.
- Cụ thể địa điểm giao hàng.
- Điều kiện duy nhất trong Incoterms 2020 quy định người bán dỡ hàng.
- Người mua không thực hiện được nghĩa vụ thông quan NK.

www.themegallery.com Company Logo


DDP (Delivered Duty Paid) +
Named Place (Buyer’s Side)

 - Cách quy định: DDP Công ty May 10, Đức Giang, Gia Lâm, Hà Nội, VN, Incoterms
2020

 - Tổng quan: Người bán hoàn thành giao hàng khi đặt hàng hóa đã thông quan nhập
khẩu dưới sự định đoạt của người mua trong tình trạng chưa dỡ nhưng sẵn sàng để
dỡ tại nơi đến quy định.
 Nghĩa vụ người bán:
- - Thông quan XNK, quá cảnh.

- - Ký HĐVT, thực hiện yêu cầu an ninh vận tải tới nơi đến.

- - Giao hàng, chuyển rủi ro tại nơi đến.

- - Cung cấp bất kỳ chứng từ giao hàng nào người mua để nhận hàng.

- - Trả cước, chi phí cung cấp bằng chứng giao hàng, an ninh vận tải, thuế phí XNK,
quá cảnh, trả phí dỡ hàng nếu thuộc HĐVT.

- - Thông báo để người mua nhận hàng.


DDP (Delivered Duty Paid) +
Named Place (Buyer’s Side)

 Nghĩa vụ chính của người mua


- Thông báo thời điểm, địa điểm nhận hàng.
- Nhận hàng, chịu di chuyển rủi ro.
- Dỡ hàng, trả phí dỡ nếu không quy định trong HĐVT.
 Lưu ý khi sử dụng DDP
- Nghĩa vụ tối đa cho người bán.
- Người bán có khả năng thông quan NK.
- Người bán có sản phẩm cạnh tranh tại nước NK.
- Cụm từ “nộp thuế” = Thông quan NK.
Incoterms 2020

NHÓM ĐIỀU KIỆN THƯƠNG MẠI

CHỈ SỬ DỤNG CHO


VẬN TẢI BIỂN VÀ THUỶ NỘI ĐỊA INCOTERMS® 2020
FAS (Free Alongside Ship) +
Named Place (alongside vessel at port on Seller’s side)

 - Cách quy định: FAS cảng bốc hàng quy định

FAS cảng Hải Phòng, Việt Nam – Incoterms 2020

 - Tổng quan: Người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sau khi đặt hàng dọc mạn con tàu
do người mua chỉ định tại địa điểm bốc tại cảng bốc hàng.

 Nghĩa vụ chính của người bán

- Thông quan xuất khẩu.

- Có thể thuê tàu theo điều kiện thông thường nếu có thỏa thuận.

- Giao hàng dọc mạn tàu. Chuyển rủi ro ở thời điểm giao hàng hoặc sớm hơn.

- Thông báo cho người mua về tình trạng giao hàng, an ninh vận tải, thông tin bảo hiểm...

- Thực hiện các yêu cầu về an ninh vận tải cho đến khi giao hàng.

- Cung cấp chứng từ giao hàng thông thường, hoặc giúp người mua lấy chứng từ vận tải.

- Chịu các chi phí cho đến khi hoàn thành giao hàng, chi phí cung cấp chứng từ giao hàng
thông thường, thuế phí XK, chi phí hỗ trợ của người mua.
FAS (Free Alongside Ship) +
Named Place (alongside vessel at port on Seller’s side)c

 Nghĩa vụ chính của người mua:


- Kí HĐ thuê tàu và trả cước phí.
- Thông báo cho người bán về thời gian, địa điểm giao hàng, tàu vận tải và các yêu cầu an ninh vận
tải.
- Nhận hàng và rủi ro kể từ khi người bán hoàn thành việc giao hàng.
- Chấp nhận bằng chứng giao hàng được người bán cung cấp.
- Thông quan NK.
- Chịu các chi phí từ thời điểm người bán hoàn thành việc giao hàng; thuế phí NK, quá cảnh; chi phí
giúp đỡ của người bán; chi phí phát sinh do lỗi thông báo hay tàu chậm hoặc không nhận hàng.
 Lưu ý:
- Vận tải biển và thủy nội địa.
- Dọc mạn tàu? Cụ thể điểm xếp hàng.
- Hàng đóng trong container nên chuyển sang dùng FCA.
FAS (Free Alongside Ship) +
Named Place (alongside vessel at port on Seller’s side)c
FOB (Free On Board) +
Named Place (loaded on vessel at a port on the Seller’s side)

 - Cách quy định: FOB cảng bốc hàng quy định

FAS cảng Hải Phòng, Việt Nam – Incoterms 2020

 - Tổng quan: Người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sau khi đặt hàng trên con tàu do người mua
chỉ định tại địa điểm bốc tại cảng bốc hàng.

 Nghĩa vụ chính của người bán

- Thông quan xuất khẩu.

- Có thể thuê tàu theo điều kiện thông thường nếu có thỏa thuận.

- Giao hàng trên tàu. Chuyển rủi ro ở thời điểm giao hàng hoặc sớm hơn.

- Thông báo cho người mua về tình trạng giao hàng, an ninh vận tải, thông tin bảo hiểm...

- Thực hiện các yêu cầu về an ninh vận tải cho đến khi giao hàng.

- Cung cấp chứng từ giao hàng thông thường, hoặc giúp người mua lấy chứng từ vận tải.

- Chịu các chi phí cho đến khi hoàn thành giao hàng, chi phí cung cấp chứng từ giao hàng thông
thường, thuế phí XK, chi phí hỗ trợ của người mua.
FOB (Free On Board) +
Named Place (loaded on vessel at a port on the Seller’s side)

 Nghĩa vụ chính của người mua:


- Kí HĐ thuê tàu và trả cước phí.
- Thông báo cho người bán về thời gian, địa điểm giao hàng, tàu vận tải và các yêu cầu an ninh vận
tải.
- Nhận hàng và rủi ro kể từ khi người bán hoàn thành việc giao hàng.
- Chấp nhận bằng chứng giao hàng được người bán cung cấp.
- Thông quan NK.
- Chịu các chi phí từ thời điểm người bán hoàn thành việc giao hàng; thuế phí NK, quá cảnh; chi phí
giúp đỡ của người bán; chi phí phát sinh do lỗi thông báo hay tàu chậm hoặc không nhận hàng.
 Lưu ý:
- Vận tải biển và thủy nội địa.
- Hàng đóng trong container nên chuyển sang dùng FCA.
- Lấy BL sớm.
- Nhiều loại FOB.
FAS vs FOB

FOB

FAS
CFR (Cost and Freight) +
Named Place (port on Buyer’s side)

 Cách quy định: CFR cảng đến quy định


CFR cảng Hải phòng, Việt Nam – Incoterms 2020
 Tổng quan: Người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sau khi đã giao hàng trên tàu tại cảng
bốc hàng.
 Nghĩa vụ chính của người bán
• - Ký HĐ thuê tàu (Hợp đồng thông thường, tuyến đường và cách thức vận tải thông thường, phù
hợp tính chất hàng hóa). Thực hiện yêu cầu an ninh vận tải đến điểm đích.
• - Giao hàng, chuyển rủi ro.
• - Thông báo cho người mua tình trạng giao hàng, thông tin bảo hiểm...
• - Cung cấp trọn bộ chứng từ vận tải thông thường được phát hành trong thời hạn giao hàng quy định
giúp người mua nhận hàng hoặc bán hàng trên hành trình.
• - Thông quan XK.
• - Trả cước, chi phí cung cấp bằng chứng giao hàng thông thường, an ninh vận tải, thuế phí XK.
Trả chi phí liên quan đến chuyển tải, quá cảnh, chi phí dỡ hàng nếu có quy định trong HĐVT.

NOTE:
Even though risk passes from Seller to Buyer on Seller’s side (once loaded per
contract), Seller contracts for and pays freight necessary to bring goods to the named
port on the Buyer’s side.
CFR (Cost and Freight) +
Named Place (port on Buyer’s side)

 Nghĩa vụ chính của người mua


- Nhận hàng trên tàu cảng bốc, chịu di chuyển rủi ro. Nhận hàng tại cảng dỡ từ người vận tải.
- Chịu mọi chi phí sau khi hàng người bán hoàn thành giao hàng; chi phí trên đường vận chuyển cũng
như chi phí dỡ hàng, lõng hàng… tại nơi đến nếu những chi phí này chưa nằm trong HĐVT; thuế phí
NK; chi phí giúp đỡ của người bán…
- Thông báo cho người bán thời điểm, địa điểm nhận hàng ở cảng đến nếu thỏa thuận.
- Thông quan NK.
 Lưu ý:
- CFR chỉ dùng cho vận tải biển và thủy nội địa.
- Cụ thể cảng bốc và điểm dỡ hàng tại cảng đến.
- Chi phí dỡ hàng.
- Địa điểm di chuyển rủi ro không trùng với địa điểm phân chia chi phí
- Người mua nên dỡ hàng nhanh.
- Không nên quy định thời gian đến theo điều kiện CFR (và các điều kiện nhóm C nói chung).
- Không sử dụng những cách viết tắt khác: C+F, CNF, C&F.
- Hàng đóng trong container nên dùng CPT thay CFR .
CIF (Cost Insurance Freight) +
Named Place (port on Buyer’s side)

 - Cách quy định: CIF cảng đến quy định

CIF cảng Hải Phòng, Việt Nam – Incoterms 2020.

 - Tổng quan: Bản chất giống CFR, khác biệt duy nhất là người bán CIF có thêm
nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hoá và cung cấp chứng từ bảo hiểm cho người
mua (tương tự CIP, chỉ khác mức bảo hiểm tối thiểu C).
Giá hàng hóa theo các điều kiện Incoterms® 2020

Nguyên lý: Nghĩa vụ người bán càng cao thì giá càng cao

Quy dẫn giá FOB, CIF

CIF = C + I + F (= CFR + I)

= FOB + I + F

= FOB + r.110%CIF + F

 CIF = (FOB + F)/ (1 – 110%.r)


LỰA CHỌN ĐIỀU KIỆN INCOTERMS THÍCH HỢP

- Khả năng đàm phán.


- Năng lực và kinh nghiệm vận tải, bảo hiểm, thông quan
XNK.
- Phương thức vận tải lựa chọn.
- Mức độ rủi ro trên hành trình vận chuyển.
- Địa điểm giao nhận mong muốn.
- Mức độ cạnh tranh của hàng hóa .
- Các yếu tố chi phí.
- Chính sách quốc gia.
Q/A?

You might also like