You are on page 1of 105

Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.

HCM Luận văn Thạc Sĩ

M CăL C

Trang
Lýăl chăkhoaăhọc ........................................................................................................ I
L iăcamăđoan ............................................................................................................ II
L iăcảmăơn ............................................................................................................... III
Tómătắt .....................................................................................................................IV
M căl c ..................................................................................................................... V
Danhăm căhình vƠăbảngăbiểu..................................................................................IX
Chươngă1ăăăăăăăTổngăquan ........................................................................................ 01
1.1. Tổng quan về máy phát nhiệt điện trên ô tô ....................................................... 01
1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 01
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ..................................................... 01
1.1.3. Những vấn đề còn tồn tại ................................................................................ 06
1.2. Mục đích của đề tài ............................................................................................ 07
1.3. Nhiệm vụ và giới hạn đề tài ............................................................................... 07
1.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 07
Chươngă2ăăăăăăCơăs ălýăthuy tă ................................................................................. 08
2.1. Nhiệt phát thải trên động cơ đốt trong ............................................................... 08
2.2. Quá trình truyền nhiệt ........................................................................................ 10
2.2.1. Dẫn nhiệt ......................................................................................................... 10
2.2.2. Truyền nhiệt đối lưu ........................................................................................ 12
2.3. Hiệu ứng nhiệt điện và các mô-đun nhiệt điện .................................................. 13
2.3.1. Hiệu ứng nhiệt điện ......................................................................................... 13
2.3.2. Mô-đun nhiệt điện ........................................................................................... 15
Chươngă3 ớcălư ngănhi tălư ngăphátăthảiăc a độngăcơăxĕng .................... 17
3.1. Tính toán ước lượng khối lượng khí xả ............................................................. 17
3.2. Xác định các thông số cơ bản của khí xả ........................................................... 18

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ


VI
Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

3.3. Xác định các thông số hoạt động của mô hình thí nghiệm ................................ 20
3.4. Thí nghiệm đánh giá mức độ phát thải nhiệt trên động cơ xăng 5S-FE ............ 23
Chươngă4ăăăăăăăĐánhăgiáăkhảănĕngă ngăd ng TEG thuăhồiănhi tăthải ................. 25
4.1. Xây dựng mô hình toán mô-đun TEG .............................................................. 25
4.2. Thiết kế, chế tạo bộ thí nghiệm .......................................................................... 27
4.2.1. Thiết kế bộ trao đổi nhiệt cho 1 mô-đun TEG ................................................ 27
4.2.2. Chế tạo và lắp đặt mô hình thí nghiệm ........................................................... 28
4.3. Thực nghiệm thu thập dữ liệu ............................................................................ 29
4.3.1. Sơ đồ khối bố trí thí nghiệm ........................................................................... 29
4.3.2. Thí nghiệm thu thập dữ liệu mô-đun TEG ...................................................... 30
Chươngă5ăăăăăăThi tăk ăch ătạoămôăhìnhămáyăphátăkiểuănhi tăđi n ...................... 35
5.1 Thiết kế phần cơ khí ............................................................................................ 35
5.1.1. Bộ thu hồi nhiệt khói thải ................................................................................ 35
5.1.2. Bộ phận làm mát cho thiết bị nhiệt điện ......................................................... 37
5.1.3. Bộ phận chuyển đổi nhiệt điện ........................................................................ 38
5.2. Chế tạo và thử nghiệm bộ thu hồi nhiệt ............................................................. 40
5.3. Xây dựng mô hình máy phát nhiệt điện ............................................................. 42
5.3.1. Mô hình hóa máy phát nhiệt điện .................................................................... 42
5.3.2. Mô phỏng hệ thống trên máy tính bằng phần mềm Matlab ............................ 45
5.4. Thiết kế, chế tạo hệ thống điều khiển và kiểm soát máy phát điện ................... 49
5.4.1. Thiết kế mạch điều khiển điện áp ....................................................................... 49
5.4.2. Thiết lập hệ thống thu thập dữ liệu...................................................................... 56
Chươngă6ăă Thựcănghi măh ăthống máyăphátănhi tăđi n ................................... 59
6.1. Mục tiêu thực nghiệm ........................................................................................ 59
6.2. Thiết bị thực nghiệm .......................................................................................... 59
6.3. Kết quả thực nghiệm .......................................................................................... 60
6.3.1. Thực nghiệm các thông số chuyển đổi nhiệt điện ........................................... 60
6.3.2. Thực nghiệm mạch chuyển đổi điện áp .......................................................... 65
6.3.3. Thực nghiệm hệ thống máy phát nhiệt điện .................................................... 67

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ


VII
Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

6.4. Kết luận của thực nghiệm .................................................................................. 71


K tăluận .................................................................................................................... 72
TƠiăli uăthamăkhảo .................................................................................................. 74
Ph ăl c ...................................................................................................................... 76

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ


VIII
Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

DANHăM CăHỊNHăVÀăB NGăBI U

Trang
Hình 1.1: Mặt cắt cấu trúc bộ thu nhiệt của Douglas .............................................. 02
Hình 1.2: Đặc tuyến kết quả nghiên cứu của Douglas ........................................... 03
Hình 1.3: Bộ chuyển đổi nhiệt điện của Meisner ..................................................... 03
Hình 1.4: Đặc tuyến làm việc của các chất bán dẫn ................................................ 04
Hình 1.5: Bố trí cặp nhiệt điện và phân bố nhiệt độ khí xả ..................................... 04
Hình 1.6: Phân phối năng lượng trên động cơ đốt trong......................................... 05
Hình 1.7: Đặc tuyến công suất theo nhiệt độ ........................................................... 05
Hình 1.8: Bố trí thí nghiệm và thông số kỹ thuật ..................................................... 06
Hình 2.1:Thành phần khí xả động cơ xăng .............................................................. 09
Hình 2.2: Thành phần khí xả động cơ Diesel ........................................................... 09
Hình 2.3:Cấu trúc mô-đun nhiệt điện ...................................................................... 16
Hình 3.1: Mô hình tính toán lượng khí xả ................................................................ 17
Hình 3.2: Toàn cảnh thí nghiệm thu thập dữ liệu khí xả động cơ ............................ 20
Hình 3.3: Sơ đồ khối hệ thống thu thập dữ liệu ....................................................... 21
Hình 3.4: Giản đồ xung phun xăng .......................................................................... 21
Hình 3.5: Đặc tuyết cảm biến Lambda ..................................................................... 21
Hình 3.6: Mạch thu thập và xử lý dữ liệu................................................................. 22
Hình 3.7: Lưu đồ giải thuật thu thập dữ liệu ........................................................... 22
Hình 3.8: Giao diện thu thập dữ liệu ....................................................................... 23
Hình 3.9: Bố trí thí nghiệm....................................................................................... 23
Hình 3.10: Tín hiệu đã qua xử lý của cảm biến lambda .......................................... 24
Hình 4.1: Mô hình mô-đun TEG............................................................................... 25
Hình 4.2: Hình chụp mô-đun HTG1-12710 ............................................................. 27
Hình 4.3: Bộ thí nghiệm mô-đun HTG1-12710 ........................................................ 27
Hình 4.4: Đầu dò nhiệt độ loại K ............................................................................. 28
Hình 4.5: Bộ trao đổi nhiệt thí nghiệm mô-đun HTG1-12710 ................................. 28

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ


IX
Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Hình 4.6: Bộ kiểm soát nhiệt độ WINPARK CHB-401 ............................................ 29


Hình 4.7: Đầu đo nhiệt độ từ xa Fluke 62 mini ....................................................... 29
Hình 4.8: Bố trí thí nghiệm thu thập dữ liệu ............................................................ 29
Hình 4.9: Thu thập dữ liệu trong khi làm thí nghiệm............................................... 30
Hình 4.10: Đặc tuyến điện áp theo chênh lệch nhiệt độ của HTG1-12710 ............. 32
Hình 4.11: Đặc tuyến US và UL theo Th của HTG1-12710 ...................................... 32
Hình 4.12: Đặc tuyến PL theo Th ở các mức Tc của HTG1-12710 ........................... 33
Hình 4.13: Đặc tuyến PL theo RL với Th=200OC ở các mức Tc của HTG1-12710 .. 33
Hình 4.14: Đặc tuyến TEG trong điều kiện áp dụng thu hồi nhiệt thải ................... 34
Hình 5.1: Kết cấu thiết kế bộ phận thu hồi nhiệt máy phát nhiệt điện ..................... 35
Hình 5.2: Tiết diện cắt ngang của bô thu hồi nhiệt .................................................. 35
Hình 5.3: Thân bộ thu nhiệt ..................................................................................... 36
Hình 5.4: Tấm thu hồi nhiệt ..................................................................................... 36
Hình 5.5: Kết cấu bộ phận giải nhiệt ....................................................................... 37
Hình 5.6: Tiết diện cắt ngang của bộ tản nhiệt ........................................................ 37
Hình 5.7: Bố trí hệ thống két nước giải nhiệt ........................................................... 38
Hình 5.8: Mãng vật liệu nhiệt điện ........................................................................... 38
Hình 5.9: Bộ phận chuyển đổi nhiệt điện ................................................................. 39
Hình 5.10: Kết cấu máy phát nhiệt được thiết kế ..................................................... 39
Hình 5.11: Bộ phận giải nhiệt của máy phát nhiệt điện........................................... 40
Hình 5.12: Máy phát nhiệt điện sau khi gia công .................................................... 40
Hình 5.13: Toàn cảnh thử nghiệm hệ thống trao đổi nhiệt ...................................... 41
Hình 5.14: Mô hình máy phát nhiệt điện .................................................................. 42
Hình 5.15: Đặc tuyến công suất và điện áp theo nhiệt độ mặt nóng ....................... 45
Hình 5.16: Đặc tuyến lưu lượng bơm nước theo nhiệt độ........................................ 45
Hình 5.17: Đặc tuyến công suất và điện áp theo nhiệt độ mặt nóng ....................... 46
Hình 5.18: Đặc tuyến lưu lượng bơm nước theo nhiệt độ........................................ 46
Hình 5.19: Đặc tuyến công suất và điện áp theo nhiệt độ mặt nóng ....................... 47
Hình 5.20: Đặc tuyến lưu lượng bơm nước theo nhiệt độ........................................ 47

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ


X
Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Hình 5.21: Đặc tuyến công suất cả ba chế độ kết nối .............................................. 48
Hình 5.22: Đặc tuyến công suất và tản nhiệt theo tải .............................................. 48
Hình 5.23: Đặc tuyến công suất và điện áp theo tải ................................................ 49
Hình 5.24: Sơ đồ khối mạch kiểm soát và điều khiển điện áp máy phát nhiệt điện . 50
Hình 5.25:: Sơ đồ nguyên lý mạch nguồn ................................................................ 50
Hình 5.26 Mạch cấp nguồn cho hệ thống ................................................................ 51
Hình 5.27 Sơ đồ nguyên lý mạch chuyển đổi chế độ ................................................ 51
Hình 5.28 Mạch chuyển đổi điện áp công suất ........................................................ 52
Hình 5.29 Board mạch chuyển đổi điện áp công suất.............................................. 52
Hình 5.30 Mô hình mạch chuyển đổi điện áp........................................................... 53
Hình 5.31 Đặc tuyến dòng điện ngõ ra theo ngõ vào bộ chuyển đổi ....................... 54
Hình 5.32 Đặc tuyến các thông số bộ chuyển đổi điện áp ....................................... 54
Hình 5.33 mạch phân áp tín hiệu điện áp ................................................................ 55
Hình 5.34 Mạch đo dòng sử dụng IC ASC712ELCTR-05B ..................................... 55
Hình 5.35 Mạch điện điều khiển và kiểm soát máy phát nhiệt điện ......................... 56
Hình 5.36 Card thu thập dữ liệu NI-6009 ................................................................ 56
Hình 5.37: Hệ thống điều khiển và kiểm soát thông số máy phát ............................ 57
Hình 5.38: Giao diện hiển thị thông tin thu thập dữ liệu máy phát nhiệt điện ........ 57
Hình 5.39: Khối Block Diagram chương trình thu thập dữ liệu .............................. 58
Hình 6.1: Bảng thu thập và hiển thị nhiệt độ ........................................................... 59
Hình 6.2: Thử nghiệm hệ thống máy phát nhiệt điện ............................................... 60
Hình 6.3: Thí nghiệm đánh giá khả năng phát điện của máy phát nhiệt điện ......... 60
Hình 6.4: Thí nghiệm đánh giá khả năng phát điện của máy phát nhiệt điện ......... 61
Hình 6.5: Bảng giá trị nhiệt độ khi công suất máy phát đạt gần 20W ..................... 61
Hình 6.6: Quá trình chuyển đổi ghép nối các mô-đun nhiệt điện ............................ 62
Hình 6.7: Chuyển đổi đồng hồ đo Twin thành Th .................................................... 63
Hình 6.8: Đồ thị so sánh thực nghiệm với mô hình toán ở chế độ đấu song song .. 64
Hình 6.9: Thí nghiệm đánh giá khả năng phát điện của máy phát nhiệt điện ......... 65
Hình 6.10: Dữ liệu thí nghiệm chuyển đổi điện áp của bộ điều khiển điện áp ........ 66

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ


XI
Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Hình 6.11: Đặc tuyến các thông số quá trình thử nghiệm mạch tăng áp ................ 66
Hình 6.12: Đặc tuyến các thông số quá trình thử nghiệm mạch ổn áp ................... 67
Hình 6.13: Đặc tuyến trạng thái 1 quá trình thử nghiệm máy phát nhiệt điện ........ 68
Hình 6.14: Đặc tuyến trạng thái 2 quá trình thử nghiệm máy phát nhiệt điện ........ 68
Hình 6.15: Thử nghiệm khả năng xạc ác quy của máy phát .................................... 69
Hình 6.16: Thông số trạng thái 1 của hệ thống khi xạc ác quy ............................... 69
Hình 6.17: Thông số trạng thái 2 của hệ thống khi xạc ác quy ............................... 70
Hình 6.18: Thông số trạng thái 3 của hệ thống khi xạc ác quy ............................... 70
Hình 6.19: Thông số trạng thái 4 của hệ thống khi xạc ác quy ............................... 71
Bảng 1.1: Kết quả thử nghiệm TEG trên động cơ Toyota 7KE ............................... 02
Bảng 3.1:Tỷ lệ khối lượng thành phần khí xả động cơ xăng ................................... 18
Bảng 3.2:Thông số kim phun xăng ở 25OC ............................................................. 19
Bảng 3.3:Thông số kỹ thuật của động cơToyota 5S-FE .......................................... 20
Bảng 4.1:Thông số thí nghiệm xác định thông số mô-đun TEG ............................. 30
Bảng 4.2: Bảng số liệu xác định hàm hồi S=f(∆T).................................................. 31
Bảng 5.1: Dữ liệu thí nghiệm đánh giá bộ trao đổi nhiệt ....................................... 41
Bảng 6.1: Bảng thực nghiệm quá trình chuyển đổi nhiệt điện ................................ 63
Bảng 6.2: Bảng tính xác định hệ số hiệu chỉnh khc .................................................. 64

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ


XII
Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Chươngă1
T NGăQUAN
1.1. Tổng quan về máy phát nhi tăđi n trên ô tô
1.1.1. Tính cấp thi t c aăđề tài

Ngày nay, ô tô sử dụng động cơ đốt trong là phương tiện di chuyển chủ yếu
của con người với số lượng ngày càng phát triển. Điều đó có nghĩa là con người
đang sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch với mức độ ngày càng tăng. Nhưng nguồn
nhiên liệu hóa thạch trên thế giới ngày càng cạn kiệt trong khi hiệu suất của động cơ
ô tô chưa được cao. Theo ước tính trung bình hiệu suất động cơ chỉ đạt khoảng
30%, phần còn lại phát thải 40% qua khí xả và 30% qua hệ thống làm mát [4]. Như
vậy, hằng ngày chúng ta uổng phí tới 40% tổng lượng nhiên liệu. Phần năng lượng
phát thải này đã được đốt cháy hoàn toàn chuyển thành nhiệt năng và thải ra ngoài
môi trường. Bên cạnh đó, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, phụ tải điện trên
ô tô ngày càng tăng và đòi hỏi tỷ lệ nhiên liệu hóa thạch chuyển thành điện năng
khá lớn. Chính vì thế việc nghiên cứu chế tạo máy phát nhiệt điện sử dụng nguồn
nhiệt phát thải từ động cơ khi xe vận hành để chuyển thành điện năng cung cấp cho
phụ tải là một vấn đề cấp bách và hết sức cần thiết trong thời kỳ hiện nay.
1.1.2. Tình hình nghiên c uătrongăvƠăngoƠiănước
Trong nước hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu chế tạo máy phát điện
trên ô tô sử dụng nguồn nhiệt từ khí xả động cơ. Tuy nhiên, trong lĩnh vực hàng hải
đã có những công trình nghiên cứu thu hồi nhiệt khí thải sử dụng với mục đích cấp
nhiệt cho nồi hơi và tính toán chạy máy lạnh.
Năm 2010, PGS-TS Lê Viết Lượng cùng cộng sự [1] đã nghiên cứu đề xuất sử
dụng nồi hơi kiểu MODUYN thu hồi nhiệt phát thải trên động cơ tàu thủy. Kết quả
thử nghiệm cho thấy với nồi hơi có kích thước 1750x1250x1100, khi động cơ hoạt
động 15 phút, áp suất nồi hơi đã đạt 6 kg/cm2, nhiệt độ khí xả chênh lệch khi đi qua
nồi hơi là 100oC. Như vậy, nhiệt độ khí thải có thể thu hồi tái sử dụng với tiềm năng
khá cao.

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 1


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Năm 2013, Nguyễn Hà Hiệp và cộng sự [2] đã thí nghiệm và thu thập thông số
của một mô-đun nhiệt điện với kết quả cho thấy như Bảng 1.1.
Bảng 1.1: Kết quả thử nghiệm TEG trên động cơ Toyota 7KE[2]
tg,oC tw,oC ∆t = tg – tw,oC U,V I,A
185 38,7 146,3 3,2 0,26
190 39,0 151,0 3,4 0,28
200 39,5 160,5 3,5 0,30
210 40,0 170,0 3,6 0,31
220 41,2 178,8 3,8 0,32
224 42,0 182,0 3,9 0,33
230 45,0 185,0 3,9 0,33
260 47,5 212,5 4,0 0,35
270 49,0 221,0 4,1 0,37
282 51,0 231,0 4,2 0,39
Theo kết quả đã công bố, ta thấy rằng khi nhiệt độ chênh lệch giữa mặt nóng và
mặt lạnh của mô-đun TEG đạt trên 200OC TEG bắt đầu cho điện áp từ 4,0V đến
4,2V. Như vậy với nhiệt độ này chúng ta có thể mắc nối tiếp nhiều mô-đun TEG để
có được mức điện áp cao hơn sử dụng cho các phụ tải trên ô tô.
Gần đây, trên thế giới bắt đầu nghiên cứu các phương án thu hồi nhiệt phát
thải trên ô tô nhằm giảm lượng tiêu hao nhiên liệu và ô nhiễm môi trường.
Năm 2004, bộ năng lượng Hoa Kỳ bắt đầu quan tâm đến lượng nhiệt phát thải
trên ô tô. Chính vì thế họ đưa ra một chương trình phát triển công nghệ thu nhiệt từ
khí xả động cơ ô tô kéo dài cho các phòng thí nghiệm, các trường đại học và viện
nghiên cứu quốc gia. Cuối năm 2012 đã nghiệm thu với hai công trình tiêu biểu.
Thứ nhất, Douglas T. và cộng sự [3] đã chế tạo thành công cụm máy phát nhiệt điện
chuyển trực tiếp nhiệt thành điện cung cấp cho phụ tải trên ô tô. Cấu trúc của máy
phát điện như Hình 1.1.

Hình 1.1: Mặt cắt cấu trúc bộ thu nhiệt[3]

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 2


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Công trình này được đầu tư với kinh phí đến 12 triệu USD trong đó vốn từ
DOE là 7 triệu USD, 5 triệu USD còn lại đến từ các nguồn đầu tư khác trong đó có
BMW và Ford. Kết quả thu được có đặc tính như Hình 1.2.

Hình 1.2: Đặc tuyến kết quả nghiên cứu của Douglas T. [3]
Công trình này chủ yếu tập trung phát triển cơ chế thu hồi nhiệt phát thải bằng
cách chế tạo máy phát nhiệt điện đặt trên đường ống xả, sử dụng cặp vật liệu bán
dẫn và dùng chất lỏng làm mát và được thử nghiệm trên xe Ford Lincoln và BMW
X6. Kết quả như Hình 1.2 cho thấy, công suất máy phát điện đạt 700W, nhiệt độ
đầu nóng của cặp nhiệt điện đạt 500oC và hiệu suất tiết kiệm nhiên liệu tăng 10%.
Tuy nhiên, công trình này chỉ mới nằm trong phòng thí nghiệm, tốn kinh phí lớn và
tuổi thọ chỉ đạt khoảng 6 tháng. Kết cấu của vật liệu bán dẫn phức tạp kéo dài theo
sự phân bố nhiệt độ không đồng đều trên đường ống xả.
Cùng nằm trong đề án này, Gregory P. Meisner [4] chế tạo bộ thu hồi nhiệt
với các mô-đun nhiệt điện tách rời. Máy phát điện kiểu này có cấu trúc như Hình
1.3.

Hình 1.3: Bộ chuyển đổi nhiệt điện của Meisner [4]

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 3


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Công trình này tham gia hội thảo ứng dụng nhiệt điện lần thứ 3 ngày
21/03/2012 ở Baltimore, Maryland và bộ năng lượng Mỹ đầu tư với kinh phí 12
triệu USD. Công trình này sử dụng một bộ thu hình hộp nhỏ, dẹt có bề rộng lớn đặt
trên đường ống xả để làm chậm vận tốc khí xả tăng thời gian trao đổi nhiệt. Mặt
ngoài của bộ trao đổi nhiệt được bố trí nhiều dãy các mô-đun nhiệt điện được chế
tạo từ vật liệu Skutterudite và Bi-Te, mặt nóng tiếp xúc với bộ thu nhiệt, mặt lạnh
tiếp xúc với nước làm mát như Hình 1.3. Các mô-đun nhiệt điện được chế tạo có
thông số khác nhau bố trí theo giải phân bố nhiệt độ để bảo đảm thu được điện áp
bằng nhau tránh sự chênh áp theo mật độ phân bố nhiệt độ trên bộ thu. Dọc theo
chiều dài bộ thu nhiệt bố trí 2 vùng cặp nhiệt điện tùy theo đặc tính kỹ thuật của vật
liệu bán dẫn. Vùng gần cửa vào có nhiệt độ cao hơn nên bố trí các mô-đun vật liệu
Skutterudite và vùng cuối gần cửa ra bố trí các mô-đun vật liệu Bi-Te có đặc tuyến
làm việc như Hình 1.4.

Hình 1.4: Đặc tuyến làm việc của các chất bán dẫn[4]
Kết quả như trong Hình 1.5 cho thấy khi dòng khí vào bộ thu có nhiệt độ
550oC nhiệt độ bên nóng của bộ Skutterudite đạt 450 oC và 250 oC với bộ Bi-Te và
tổng công suất của 24 cặp Skutterudite và 18 cặp Bi-Te đạt 250W.

Hình 1.5: Bố trí cặp nhiệt điện và phân bố nhiệt độ khí xả[4]

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 4


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Tuy nhiên, Meisner chủ yếu tập trung nghiên cứu phát triển cặp nhiệt điện bán
dẫn phù hợp với dải nhiệt độ khí xả mà chưa quan tâm nhiều tới phương án thu
nhiệt. Kinh phí thực hiện cao, công suất máy phát chưa đủ cung cấp cho phụ tải
điện ô tô, sản phẩm chỉ mới trong phòng thí nghiệm mà chưa thể sản xuất đại trà do
quy trình công nghệ phức tạp.
Năm 2001, Jihad G. Haidar [5] nghiên cứu lý thuyết về vật liệu cặp nhiệt
điện, khảo sát phân bố nhiệt lượng và hiệu suất sử dụng trong động cơ đốt trong như
Hình 1.6. Đồng thời đưa ra thông số thực nghiệm trên động cơ Ruston Diesel
37kW.

Hình 1.6: Phân phối năng lượng trên động cơ đốt trong[5]
Kết quả đề tài này cho thấy nhiệt lượng ở dòng khí xả khá cao, chiếm 34-
45(%) với động cơ xăng và 22-35(%) với động cơ Diesel.

Hình 1.7: Đặc tuyến công suất theo nhiệt độ[5]


Nhiệt độ khí xả đạt trên 500oC với mức tải 88% cánh bướm ga và tốc độ 1.800
RPM. Bộ thu nhiệt được thiết kế kiểu ống trụ, trao đổi nhiệt đối lưu cưỡng bức. Tuy
nhiên, chỉ bố trí sử dụng 98 cặp nhiệt điện nên công suất mới đạt 45W ở mức điện
áp 14V. Theo đó, các cặp nhiệt điện bố trí dài trên đường ống nên không đồng nhất
về nhiệt độ làm việc.
Năm 2010, Kalyan k. Srinivasan và cộng sự [6] sử dụng nguồn nhiệt khí xả
cấp nhiệt cho nồi hơi chạy turbine kéo máy phát điện như được mô tả ở Hình 1.8.

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 5


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Hình 1.8: Bố trí thí nghiệm và thông số kỹ thuật[5]


Kết quả cho thấy với động cơ Diesel 10,6 kW chạy toàn tải ở tốc độ 2700
RPM, nhiệt độ vào bộ sinh hơi thu được là 550oC và ra khỏi bộ sinh hơi là 350 oC,
Turbine đạt công suất 2kW. Mặc dù công suất thu được khá cao nhưng việc chế tạo
Turbine cỡ nhỏ như vậy là rất khó và có hiệu suất thấp. Nhiệt lượng thu được từ khí
xả không chuyển trực tiếp qua điện năng mà cần phải qua một chu trình trung gian
là giảm hiệu suất thu được từ khí thải. Bên cạnh đó, Turbine hoạt động với áp suất
cao trong khi ô tô chuyển động với những chấn động lớn hay va chạm gây nổ bình
chứa hơi nên mức độ an toàn thấp.
1.1.3. Nh ng vấnăđề còn tồn tại

Trong thời điểm hiện tại, mặc dù đã có một số đề tài trong và ngoài nước
nghiên cứu về các vấn đề liên quan và đã đạt được một số thành công nhất định.
Tuy nhiên, các đề tài đó còn có nhiều giới hạn mà chưa thể ứng dụng kết quả lên
trên các xe hiện hành.
Với các đề tài sử dụng mô-đun TEG của bộ năng lượng Hoa Kỳ mặc dù cho
kết quả tương đối khả quan nhưng chỉ mang tính chất trong phòng thí nghiệm, vấn
đề giải quyết chỉ là vật liệu TEG mà chưa có thông số ứng dụng trên các động cơ cụ
thể và tỷ lệ thu hồi so với tiềm năng chưa cao. Bên cạnh đó kinh phí và thời gian
nghiên cứu rất nhiều.

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 6


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Với phương án sử dụng một chu trình hơi nước để thu hồi nhiệt mặc dù đạt
được kết quả thu hồi cao nhưng vấn đề bảo đảm an toàn về cháy nổ trên xe không
được đề cập. Với phươn án này chỉ phù hợp cho động cơ tỉnh tại và động cơ trên
các phương tiện giao thông đường thuỷ.
Các đề tài gần như chưa thực nghiệm kết quả thu được cho các chế độ và
phạm vi hoạt động của động cơ ô tô, chưa có khâu kết nối giữa năng lượng thu được
và hệ thống trên xe, chưa có thông số cho từng loại động cơ có dung tích xy lanh
khác nhau.
1.2. M căđíchăc aăđề tài

Trước tình hình đó, đề tài được nghiên cứu với mục tiêu cụ thể như sau:
- Đánh giá mức độ phát thải và khả năng tái sử dụng nguồn nhiệt phát thải từ
khí khả động cơ ô tô với điều kiện kinh tế và khoa học kỹ thuật ở Việt Nam.
- ng dụng công nghệ TEG chuyển đổi nhiệt năng thành điện năng
- Thiết kế, chế tạo máy phát kiểu nhiệt điện thu hồi nhiệt phát thải cung cấp cho
phụ tải điện và kết nối song song với máy phát điện truyển thống trên ô tô.
1.3. Nhi m v và giới hạn
- Nghiên cứu nhiệt lượng phát thải trên động cơ đốt trong
- Nghiên cứu các phương án thu hồi nhiệt phát thải ứng dụng cho động cơ ô tô
- Nghiên cứu hiệu ứng nhiệt điện
- Thiết kế, chế tạo mô hình máy phát kiểu nhiệt điện trên ô tô
- Thực nghiệm trên mô hình động cơ
1.4. Phươngăphápănghiênăc u

- Phương pháp thu thập và tham khảo tài liệu

- Phương pháp mô hình hoá và mô phỏng trên máy tính

- Phương pháp thực nghiệm

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 7


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Chươngă2
C ăS ăLụăTHUY T

2.1. Nhi t phátăthải trênăđộngăcơăôătô

Để xác định, tính toán ước lượng và đánh giá nhiệt lượng khí thải của động cơ,
ta nghiên cứu động cơ trong chế độ hoạt động theo các thông số kỹ thuật định mức
của động cơ như công suất định mức, suất tiêu hao nhiên liệu, nhiệt độ khí thải ra
khỏi động cơ và nhiệt khói thải ra khỏi bộ thu nhiệt. Theo phương pháp này đề tài
ước lượng các thông số hoạt động của khí xả như sau [7].

Nhiệt lượng do khói thải động cơ thải ra ngoài được tính theo công thức 2.1
dưới đây.
Qe  Ge .C pe.Te (2.1)

Trong đó :
Ge - Lưu lượng khói thải từ động cơ đốt trong [kg/s]
Cpe - Nhiệt dung riêng khối lượng đẳng áp của khói thải [kJ/kgOK]
Te - Nhiệt độ khói thải đi ra động cơ đốt trong [0K]
Lưu lượng khí thải động cơ Ge được tính theo công thức dưới đây:
Ge = Gt(α1G0 + 1) (2.2)

Trong đó:
Gt - Lượng tiêu hao nhiên liệu của động cơ [kg/h], Gt = ge.Ne [kg/h]
ge - Suất tiêu hao nhiên liệu của động cơ [kg/kWh] theo định mức ở công
suất định mức.
Ne - Công suất định mức của động cơ

α1 - Hệ số dư lượng không khí thực tế, α1 = Gtt/ Glt

Gtt, Glt - Lượng không khí thực tế và lý thuyết để đốt cháy lượng nhiên
liệu phun vào xylanh [Kg]

G0 - Lượng không khí lý thuyết để đốt cháy 1kg nhiên liệu [Kg]

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 8


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Trong các thông số trên, Cpe là đại lượng khó xác định và có độ dao động the
chế độ cháy của hỗn hơp hoà khí. Để tính toán được đại lượng này chúng ta phải
xác định thành phần của khí xả.

Thành phần khí xả động cơ xăng với điều kiện cháy lý tưởng chứa các hợp
chất cơ bản có tỷ lệ tương đối như Hình 2.1 sau đây.

Hình 2.1:Thành phần khí xả động cơ xăng[8]

Thành phần khác bao gồm CO, NOx, HC và một số loại chất rắn khác, tỷ lệ
các thành phần trong nhóm này thay đổi theo trạng thái của hòa khí, chất phụ gia
nhiên liệu, chế độ hoạt động của động cơ nên rất khó xác định. Tuy nhiên trong đó
lượng CO chiếm tỷ lệ trên 80% [8] nên ta xem toàn bộ là CO.

Với động cơ Diesel, ở các chế độ cháy khác nhau ta có thành phần khí xả khác
nhau. Tuy nhiên trong điều kiện tỷ lệ hoà khí và buồng cháy hợp lý ta có thành phần
khí xả như trong Hình 2.2 sau.

Hình 2.2: Thành phần khí xả động cơ Diesel[8]


Trong hình trên, chúng ta thấy rằng thành phần cơ bản vẫn là N2 chiếm 67%,
H2O chiếm 11%, CO2 chiếm 12% và O2 dư chiếm 10%. Còn khoảng 0,3% các chất
thải khác gồm CO, NOx, SO2, HC dư và một số chất thải rắn có thành phần tuỳ vào

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 9


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

chất lượng dầu Diesel và các chất phụ gia. Như vậy khí xả động cơ đốt trong là hỗn
hợp nhiều loại khí khác nhau và có thành phần thay đổi phụ thuộc vào loại nhiên
liệu và quá trình cháy. Tuy nhiên với một chế độ cháy nào đó của một loại nhiên
liệu chúng ta có thể xác định được thành phần khí xả. Chính vì nhiệt dung riêng của
khí xả chính là nhiệt dung riêng của hỗn hợp khí có thành phần như trên và trong
điều kiện đẵng áp. Việc xác định nhiệt dung riêng Cp của hỗn hợp khí chúng ta cần
phải xác định từng thành phần khác nhau theo công thức dưới dây.[9]
�µ
Cp= ( + . � + �. � 2 + . � 3 + . � 4 ) (2.3)
µ

Trong đó:
µ - Khối lượng 1 kmol chất khí.
Rµ - Hằng số phổ biến chất khí.
T - Nhiệt độ
n
Cpe = i=1 � ��� (2.4)
Trong đó:
Cpe- Nhiệt dung riêng khối lượng đẳng áp khí xả
i - Chất khí thứ
Cpi - Nhiệt dung riêng khối lượng đẳng áp của khí i
Ki - Tỷ lệ thành phần của khí i
2.2. Qúaătrìnhătruyềnănhi t [10]

Truyền nhiệt là quá trình trao đổi nhiệt năng từ vật hay môi trường có nhiệt độ
cao sang vật môi trường có nhiệt độ thấp. Nhiệt năng trao đổi trong quá trình truyền
nhiệt gọi là nhiệt lượng. Quá trình truyền nhiệt là quá trình phức tạp xẩy ra đồng
thời ba phương thức cơ bản là dẫn nhiệt, tỏa nhiệt và bức xạ nhiệt
2.2.1. Dẫnănhi t

Dẫn nhiệt là một dạng truyền nhiệt năng từ nơi có nhiệt độ cao tới nơi có nhiệt
độ thấp do sự truyền động năng hoặc va chạm của các phần tử hay nguyên tử. Định
luật về dẫn nhiệt được nghiên cứu đầu tiên bởi Biot dựa trên cơ sở quan sát thực
nghiệm nhưng mang tên sau này là tên của nhà toán lý Joseph Fourier. Mật độ dòng
nhiệt truyền qua bằng phương thức dẫn nhiệt theo phương quy định tỷ lệ thuận với diện

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 10


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

tích vuông góc với phương truyền và građien nhiệt độ theo phương ấy. Ví dụ dòng
nhiệt theo phương X, định luật Fourier thể hiện như công thức 2.5 sau.
∂T
Qx = - λF (2.5a)
∂x

Qx ∂T
qx = -λ (2.5b)
F ∂x

Trong đó:

Qx - Dòng nhiệt truyền qua diện tích F [J/s]

qx - Mật độ dòng nhiệt [W/m2]

F - D tích bề mặt truyền nhiệt [m2]

λ - Hệ số dẫn nhiệt của vật [W/mK]

Trong công thức trên, λ là thông số vật lý đặc trưng cho khả năng dẫn nhiệt
của vật liệu hay môi trường, là một hệ số phụ thuộc vào áp suất, nhiệt độ xác định
từ thực nghiệm. Trong thực nghiệm, λ [W/m K] được tìm theo công thức 2.6 sau.
|q|
λ = | gradT | (2.6)

Thực nghiệm chứng tỏ rằng hầu hết các vật liệu ở dạng rắn, hệ số dẫn nhiệt phụ
thuộc nhiệt độ theo quan hệ đường thẳng như công thức sau.
λ = λ 0(l + bt) (2.7)

Trong đó:

λ0 - Hệ số dẫn nhiệt ở nhiệt độ 0OC

b - hằng số xác định bằng thực nghiệm.

Trong tính toán thực tế có thể xem hệ số dẫn nhiệt là một hằng số tương ứng
với nhiệt độ trung bình của nhiệt độ giới hạn hai đầu.

Đối với chất khí, hầu hết các chất khí khi nhiệt độ của nó cách xa nhiệt độ tới
hạn và áp suất tương đôi bé, có thể gần đúng xem như khí lý tưởng. Theo thuyết
động học phân tử, trong diều kiện áp suất và nhiệt độ bình thường, sự truyền nhiệt

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 11


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

năng bằng dẫn nhiệt trong chất khí được xác định bởi sự truyền động năng phân tử
chuyển động hỗn loạn và sự va chạm của các phân tử chết khí. Hệ số dẫn nhiệt được
xác định theo biểu thức:
1
� = �. . � . � (2.8)
3

Trong đó:
ω - Tốc độ toàn phương trung bình của phân tử khí

- Khoảng đường tự do trung bình của phân tử khí


Cp - Nhiệt dung riêng đẳng tích của chất khí
ρ - Khối lượng riêng của chất khí

Tốc độ toàn phương trung bình của các phân tử khí phụ thuộc nhiệt độ theo công
thức sau:

3�µ �
�= (2.9)
µ

Trong công thức 2.9:


Rµ - Hằng số phổ biến của chất khí, bằng 8314,1 [J/kmolK]
µ - Phân tử lượng của khí
T - Nhiệt độ khí [K]

Khi nhiệt độ tăng, nhiệt dung riêng của khí tăng, do đó hệ số dẫn nhiệt cũng
tăng. Hệ số dẫn nhiệt của khí nằm trong giới hạn λ = 0,006 ÷ 0,6 [W/mK].
2.2.2. Truyềnănhi tăđốiălưu

Khi chất lỏng chảy qua bề mặt vật rắn có sự chênh lệch nhiệt độ giữa bề mặt
Tw và môi trường chất lỏng Tf, giữa bề mặt và chất lỏng sẽ có quá trinh trao đổi
nhiệt được gọi là quá trình trao dổi nhiệt đối lưu. Sự truyền nhiệt xảy ra trong
trường hợp này là do hệ quả của sự chuyển dịch tương đối giữa bề mặt và chất lỏng
đồng thời với sự chênh lệch nhiệt độ. Nếu sự chuyển dich của chất lỏng là do nhân
tạo thì quá trình truyền nhiệt này được gọi là trao đổi nhiệt đối lưu cưỡng bức. Nếu
sự chuyển dộng của chất lỏng được tạo nên bởi lực nâng, do sự chênh lệch khối

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 12


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

lượng riêng thì quá trình được gọi là trao đổi nhiệt đối lưu tự nhiên. Để xác định
nhiệt lượng trong quá trình trao đổi nhiệt đối lưu cưởng bức ta có công thức sau.
Q = αF(Tw - Tf) (2.10)
Trong đó:
Q - Dòng nhiệt [W]
α - Cường độ trao đổi nhiệt[W/m2K]
Tw - Nhiệt độ bề mặt vật rắn[K]
Tf - Nhiệt độ trung bình của chất lỏng [K]

Tính toán giải tích một cách hoàn thiện để tìm α là vấn đề rất phi phức tạp, do
đó nghiên cứu bằng thực nghiệm đã đóng một vai trò rất bứt quan trọng trong quá
trình nghiên cứu này. Mặc dù α có thể được sẽ tính toán bằng giải tích một cách
hoàn thiện với dòng chất lỏng chảy tầng trên các bề mặt vậtt có hình dáng hình học
đơn giản nhưng nghiên cứu thực nghiệm vẫn rất quan trọng dể kiểm chứng lại kết
quả lý thuyết và đánh giá mức độ hoàn thiện của các công thức này.
2.3. Hi u ngănhi tăđi năvƠăcácămô-đun nhi tăđi n

2.3.1. Hi uă ngănhi tăđi n

Các hiệu ứng nhiệt điện chuyển đổi trực tiếp nhiệt thành điện và ngược lại.
Thiết bị nhiệt điện tạo ra điện áp khi có một nhiệt độ chênh lệch đặt vào hai đầu mối
nối. Ngược lại, khi một điện áp được đặt vào sẽ tạo ra một sự chênh lệch nhiệt độ.
quy mô nguyên tử, nhiệt độ chênh lệch tạo ra hiện tượng các hạt mang điện trong
vật liệu khuếch tán từ mặt nóng sang bên mặt lạnh. Hiệu ứng này có thể được sử
dụng để tạo ra điện, đo nhiệt độ hoặc thay đổi nhiệt độ của các đối tượng. Với hệ
thống sưởi và làm mát được xác định bởi sự phân cực của điện áp, thiết bị nhiệt
điện có thể được sử dụng như bộ điều khiển nhiệt độ. Hiệu ứng nhiệt điện bao gồm
ba hiệu ứng xác định riêng biệt bao gồm hiệu ứng Seebeck, hiệu ứng Peltier, và hiệu
ứng Thomson. Trong đó quan trọng nhất là hai hiệu ứng Seebeck và Peltier nên một
số tài liệu gọi là hiệu ứng Peltier-Seebeck. Hai hiệu ứng này được khám phá bởi hai
nhà vật lý người Pháp Jean Charles Athanase Peltier, Baltic và nhà vật lý người Đức

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 13


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Thomas Johann Seebeck. Trong khi hiệu ứng Thomson nói đến nhiệt sinh ra khi có
một dòng điện chạy qua dây dẫn có điện trở thì hiệu ứng Peltier-Seebeck kể đến
dòng điện sinh ra khi vật liệu tải một nhiệt lượng băng qua. Các hiệu ứng Peltier-
Seebeck và Thomson là các hiệu ứng nhiệt động đảo ngược.

Hiệu ứng Seebeck là việc chuyển đổi nhiệt trực tiếp nhiệt thành điện dựa vào
sự khác biệt nhiệt độ và được đặt tên theo nhà vật lý phát minh ra nó là Thomas
Johann Seebeck người Đức. Năm 1821, ông phát hiện ra một kim la bàn bị lệch khi
đặt trong một vòng khép kín tạo thành bởi hai kim loại khác nhau có sự khác biệt
nhiệt độ giữa các mối nối. Điều này xẩy ra là do các kim loại phản ứng khác nhau
với sự khác biệt nhiệt độ, tạo ra một dòng kiện khép kín và sinh ra từ trường làm
lệch kim la bàn. Seebeck đã không nhận ra có một dòng điện có liên quan, vì vậy
phát hiện của ông được gọi là hiện tượng hiệu ứng thermomagnetic. Sau đó nhà Vật
lý người Đan Mạch Hans Christian Orsted đã đặt tên cho hiệu ứng này bằng thuật
ngữ nhiệt điện. Hiệu ứng Seebeck có thể mô tả ngắn gọn đó là một mối nối kim loại
vào hai vùng nhiệt độ khác nhau thì giữa hai mối nối xuất hiện một suất điện động.
Suất điện động sinh ra trong hiệu ứng Seebeck có công thức sau[11].
Eemf = - S.ΔT (2.11)

Trong đó:

S - Hệ số Seebeck phụ thuộc vào vật liệu.

ΔT - Chênh lệch nhiệt độ giữa bên nóng và bên lạnh

Hệ số Seebeck của vật liệu thường có sự thay đổi theo nhiệt độ, và phụ thuộc
rất nhiều vào các thành phần của vật liệu.

Hiệu ứng Peltier là sự nóng lên hoặc lạnh đi tại một mối nối của hai dây dẫn
khác nhau khi cho một dòng điện chạy qua và được đặt tên theo nhà vật lý người
Pháp Jean Charles Athanase Peltier, người phát hiện ra nó vào năm 1834. Khi có
một dòng điện được lưu thông qua một mối nối giữa hai dây dẫn A và B, sự chênh
lệch nhiệt độ có thể được tạo ra. Nhiệt lượng Peltier tạo ở mối nối trong mỗi đơn vị
thời gianQđược tính theo công thức sau[11].

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 14


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Q = (πA -πA )I (2.12)

Trong đó:

IIA, IIB - Hệ số Peltier của dây dẫn A và B

I - Dòng điện từ A đến B.

Lưu ý rằng tổng sự biến đổi nhiệt lượng được tạo ra ở mối nối không chỉ xác
định bởi hiệu ứng Peltier mà có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt Joule và hiện tượng
truyền nhiệt. Hiệu ứng Peltier có thể được coi là mệnh đề ngược của hiệu ứng
Seebeck. Mối quan hệ chặt chẽ giữa hiệu ứng Peltier và hiệu ứng Seebeck có thể
được nhìn thấy trong các mối quan hệ trực tiếp giữa hệ số của chúng: II = TS khi
mối nối nhiệt điện đạt tới trạng thái cân bằng.

Trong nhiều vật liệu, hệ số Seebeck là không liên tục ở các nhiệt độ và do đó
sự biến thiên nhiệt độ có thể dẫn đến sự biến thiên hệ số Seebeck. Nếu thiết bị điều
khiển thông qua sự biến thiên này thì sự liên tục của hiệu ứng Peltier sẽ xảy ra.

Hiệu ứng Thomson đã được dự đoán và sau đó được quan sát bởi Lord Kelvin
năm 1851. Nó được mô tả là sự nóng lên hoặc lạnh đi của một dây dẫn mang dòng
điện với một sự biến thiên nhiệt độ. Nếu mật độ dòng nhiệt J được truyền qua một
dây dẫn đồng nhất, hiệu ứng Thomson sẽ cho ta nhiệt lượng theo công thức sau[11].
q = -KJ.∇T (2.13)

Trong đó:

∇T - Độ biến thiên nhiệt độ.

K - Hệ số Thomson.

Hệ số Thomson có mối liên quan đến hệ số ứng Seebeck như sau[11].

K = TdS/dT (2.14)

Tuy nhiên phương trình này đã bỏ qua nhiệt Joule, và sự dẫn nhiệt bình thường.
2.3.2. Máyăphátănhi tăđi nă(TEG ậ ThermoElectric Generator)

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 15


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Nguyên lý hoạt động của máy phát điện kiểu nhiệt điện dựa vào các hiệu ứng
nhiệt điện mà chủ yếu là hiệu ứng seebeck. Trong TEG, vật liệu nhiệt điện được đặt
giữa bên nóng và bên lạnh và giữa các bộ trao đổi nhiệt. Các vật liệu nhiệt điện
được tạo thành từ chất bán dẫn loại p và loại n, trong khi các bộ trao đổi nhiệt là tấm
kim loại với độ dẫn nhiệt cao được mô tả như Hình 2.3.

Hình 2.3:Cấu trúc mô-đun nhiệt điện


Nếu một mô-đun TEG chuyển một nhiệt lượng Q thành điện năng có công
suất P với hiệu suất ŋ ta có:
P= ŋQ (2.15)

Hiệu suất ŋ hoàn toàn phụ thuộc vào vật liệu làm nên mô-đun TEG và nhiệt độ
bên nóng Th và bên lạnh Tc.[11]
2
∆T 1+ZT-1
ŋ= . (2.16)
Th 1+ZT-Tc /T
h

Trong công thức trên ZT là hệ số nhiệt điện của vật liệu, phụ thuộc vào hệ số
dẫn nhiệt λ, hệ số Seebeck S, độ dẫn điện σ và nhiệt độ vật liệu theo công thức sau
[11].
2�
�� = (2.17)
��

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 16


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Chương 3
CăL NGăNHI TăL NGăPHÁTăTH Iă
C A Đ NGăC XĔNG

3.1.ăTínhătoánăướcălư ng khốiălư ng khí xả


Để ước lượng khối lượng khí xả động cơ, người làm đề tài chọn phương án
xác định cho từng chu trình công tác của động cơ. Nếu ta xem như lượng khí lọt qua
khe hở xéc măng là rất nhỏ so với lượng khí xả, mô hình tính toán khối lượng khí
xả theo từng chu trình động cơ được xây dựng dựa vào lượng khí nạp và lượng
nhiên liệu trong một chu trình như Hình 3.1.

Hình 3.1: Mô hình tính toán lượng khí xả

Trong mô hình trên, lượng khí lọt tạm thời được bỏ qua vì tỷ lệ khí lọt so với
khí xả là rất nhỏ. Theo mô hình này, lượng khí xả me [kg] được tính theo công thức:
me = m a + m f (3.1)

Trong đó:
me - Khối lượng khí xả trong một chu trình [kg].
ma - Khối lượng khí nạp trong một chu trình [kg].
mf - Khối lượng nhiên liệu trong một chu trình [kg].
Tuy nhiên việc xác định trực tiếp lượng khí xả me gặp nhiều khó khăn vì khi
vận hành thông số hoạt động của hệ thống có sự thay đổi, đặc biệt với nhiệt độ cao
rất khó lắp đặt các thiết bị đo lường. Chính vì thế lượng khí xả me được tính theo
lượng nhiên liệu mf thông qua hệ số dư lượng không khí λ như sau:
me = mf(14,7λ+1) (3.2)
λ - Hệ số dư lượng không khí được tính theo công thức:

GVHD: PGS.TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 17


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

(A )��
�= (3.3)
(A )�

Trong đó:
A - Tỷ lệ khối lượng không khí nhiên liệu lý thuyết. Theo lý thuyết,

tỷ lệ tiêu chẩn nhiên liệu xăng có (A ) � = 14,7.

(A )�� - Tỷ lệ không khí nhiên liệu thực tế theo từng chế độ hoạt động

của động cơ và khả năng điều khiển hòa trộn của các hệ thống cung cấp nhiên liệu.
Nhiệt lượng khí xả trong một chu trình của động cơ Qe được tính theo công thức:
Qe = CpemeTe (3.4)
Qe - Nhiệt lượng khí xả trong một chu trình [J].
Cpe - Nhiệt dung riêng đẳng áp của khí xả [J/kg.OK].
Te - Nhiệt độ khí xả [oK].
Từ 2 công thức trên, ta có công thức tính nhiệt lượng khí xả trong một chu trình
động cơ như sau:
Qe = Cpemf(14,7.λ+1)Te (3.5)
Trong công thức đó, Te được đo trực tiếp từ cảm biến nhiệt độ khí xả trên
đường ống thải. mf được xác định thông qua thời gian mở kim phun và đặc tuyến
kim phun. Hệ số λ được xác định trực tiếp nhờ cảm biến lambda gắn trên đường
ống xả. Cpe được xác định dựa vào thành phần và nhiệt độ khí xả của động cơ xăng.
3.2.ăXácăđ nh các thông số cơăbản c a khí xả
Nếu xem qúa trình cháy của động cơ xăng gần đạt mức lý tưởng, thành phần
khí xả động cơ xăng chứa các hợp chất cơ bản có tỷ lệ như Bảng 3.1 sau đây.
Bảng 3.1:Tỷ lệ khối lượng thành phần khí xả động cơ xăng [12]
Thành phần Tỷ lệ (%)
N2 71
CO2 14
H2 O 13
Khác(CO) 2
Thành phần khác bao gồm CO, NOx, CxHy và một số loại chất rắn khác, tỷ lệ
các thành phần trong nhóm này thay đổi theo tỷ lệ của hòa khí, chất phụ gia nhiên

GVHD: PGS.TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 18


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

liệu, chế độ hoạt động của động cơ nên rất khó xác định. Tuy nhiên trong đó lượng
CO chiếm tỷ lệ trên 80% [12] nên ta xem toàn bộ là CO.

Nhiệt dung riêng khối lượng đẳng áp các thành phần khí Cp phụ thuộc vào
nhiệt độ theo công thức sau: [9]
�µ
Cp = ( + . � + �. � 2 + . � 3 + . � 4 ) (3.6)
µ

Trong đó:
µ - Khối lượng 1 kmol chất khí.
Rµ - Hằng số phổ biến chất khí.
T - Nhiệt độ [OK]

Với thành phần như Bảng 3.1, ta xác định được phương trình nhiệt dung riêng
đẳng áp khí xả Cpe [kJ/Kg.OK] theo nhiệt độ như sau:

Cpe= 1,105 - 0.099.10-3.Te + 0,586.10-6.Te2 - 0,270.10-9.Te3 + 0,002.10-12.Te4 (3.7)

Lượng nhiên liệu mf cung cấp cho một chu trình xác định bằng cách đo thời
gian mở kim phun. Kim phun được sử dụng có thông số kỹ thuật trong Bảng 3.2.
Bảng 3.2:Thông số kim phun xăng ở 25OC [8]
Áp suất nhiên liệu [kPa] 200 300 400 500
Lưu lượng [kg/h] 6,99 8,39 9,9 11,3
Động cơ Toyota 5S-FE sử dụng kim phun ở mức áp suất 300 kPa với điều
kiện thử nghiệm 25oC nên lưu lượng chọn là G0=8,39 [kg/h]. Lượng nhiên liệu mf
cung cấp từ kim phun theo thời gian mở được tính theo công thức:
�� . 0
mf = k. (3.8)
3600.10 3

tp - thời gian mở kim phun [ms]


k - hệ số đáp ứng của kim phun khi điều khiển bằng xung với kim phun
được sử dụng có k = 0,95 được xác định từ thực nghiệm.

Từ các công thức trênta có công thức xác định nhiệt lượng khí xả trong một
chu trình theo các thông số hoạt động của động cơ như sau:
Qe = 2,21.10-6Cpe .tp (14,7.λ+1)Te (3.9)

GVHD: PGS.TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 19


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Từ các công thức đó ta thấy rằng để xác định nhiệt lượng khí xả động cơ, ta
cần phải xác định các thông số hoạt động như thời gian mở kim phun tp, nhiệt độ
khí xả Te và hệ số dư lượng không khí λ.

3.3.ăXácăđ nh các thông số hoạtăđộng c a mô hình thí nghi m

Động cơ 5S-FE được chọn làm thí nghiệm là động cơ xăng dung tích xy lanh
2.2 lít sử dụng trên xe Toyota Camry có thông số cơ bản như trong Bảng 3.3.

Bảng 3.3:Thông số kỹ thuật của động cơToyota 5S-FE


Đường kính x hành trình píttông [mm] 94 x 90
Thể tích xy lanh [cm3] 2200
Công suất cực đại [mã lực]/[vòng/phút] 130/5400
Mômen cực đại [kgm]/[rpm] 140/4400
Tỉ số nén 9,5:1
Áp suất nhiên liệu [kg/cm2] 3
Quá trình thí nghiệm thu thập dữ liệu tại Xưởng Điện ô tô, Trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Tp.HCM. Toàn cảnh thí nghiệm trên động cơ được chụp như Hình
3.2.

Hình 3.2: Toàn cảnh thí nghiệm thu thập dữ liệu khí xả động cơ

GVHD: PGS.TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 20


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Để thu thập dữ liệu hoạt động của động cơ và xác định thông số hoạt động, sơ
đồ khối thí nghiệm được xây dựng như Hình 3.3.

Hình 3.3: Sơ đồ khối hệ thống thu thập dữ liệu


Trong sơ đồ trên, tín hiệu xung điều khiển kim phun xăng được sử dụng cho
hai mục đích: Đo thời gian mở kim phun tp bằng phương pháp bắt xung. Đo tốc độ
động cơ Ne bằng phương pháp xác định tần số xuất hiện xung như Hình 3.4.

Hình 3.4: Giản đồ xung phun xăng

Cảm biến nhiệt độ đo nhiệt độ khí xả Te [OK], cảm biến vị trí bướm ga đo mức
tải động cơ [%], cảm biến lambda đo hệ số dư lượng không khí λ.Cảm biến lambda
đo hệ số dư lượng không khí λ báo về bộ điều khiển dưới dạng điện áp. Đặc tuyến
hoạt động của cảm biến được mô tả như Hình 3.5.

Hình 3.5: Đặc tuyết cảm biến Lambda

GVHD: PGS.TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 21


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Mạch thu thập và chuyển đổi dữ liệu sử dụng vi điều khiển Atmega32 của
hãng Atmel thu thập dữ liệu và giao tiếp với máy tính hiển thị thông tin. Mạch điện
có sơ đồ nguyên lý như Hình 3.6.

Hình 3.6: Mạch thu thập và xử lý dữ liệu

Trong mạch thu thập dữ liệu, ba kênh ADC của Atmega32 gồm ADC0,
ADC1, ADC2 được sử dụng để đo tín hiệu cảm biến vị trí bướm ga, tín hiệu cảm
biến lambda và tín hiệu cảm biến nhiệt độ khí xả. Ba tín hiệu này được các cảm
biến báo về đưới dạng điện áp, vi điều khiển chuyển đổi thành dữ liệu số trước khi
truyền về máy tính. Xung điều khiển kim phun được đưa về bộ so sánh tín hiệu
AIN0, AIN1 của Atmega32 để nhận dạng xung điều khiển kim phun. Giải thuật lập
trình cho vi điều khiển được xây dựng như Hình 3.7.

Hình 3.7: Lưu đồ giải thuật thu thập dữ liệu

GVHD: PGS.TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 22


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Dữ liệu của mạch thu thập gửi về máy tính thông qua cổng COM được xử lý
và hiển thị thông số hoạt động thông qua một giao diện lập trình trên nền phần mềm
LabVIEW. Giao diện hiển thị các thông số hoạt động của động cơ và các giá trị đo
đạc như trên Hình 3.8.

Hình 3.8: Giao diện thu thập dữ liệu

3.4. Thí nghi măđánhăgiáăm căđộ phát thải nhi t

Thí nghiệm thu thập dữ liệu xác định nhiệt lượng khí xả bố trí trên động cơ
được mô tả như trong Hình 3.9.

Hình 3.9: Bố trí thí nghiệm

Sau khí lắp đặt các cảm biến, động cơ được cho chạy thử nghiệm ở hai chế độ
hoạt động thường xuyên bao gồm chạy trong thành phố (1) và chạy trên đường

GVHD: PGS.TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 23


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

trường (2). Các chế độ cho hoạt động ổn định để ECU đi vào chế độ điều khiển
close-loop. Với chế độ này, ECU sẽ căn cứ vào thông số cảm biến lambda để điều
khiển tỷ lệ hòa khí xoay quanh giá trị tiêu chuẩn theo lý thuyết 14,7:1. Tín hiệu cảm
biến Lambda báo về ECU có sự dao động tuần hoàn với mức điện áp từ 200 mV
đến 800 mV, bộ điều khiển sẽ đo được mức trung bình khoảng 450 mV. Tín hiệu
cảm biến lambda lúc này có dạng như Hình 3.10.

Hình 3.10: Tín hiệu đã qua xử lý của cảm biến lambda

Thông qua các dữ liệu cài đặt và thu thập được từ các tín hiệu phản hồi, dữ
liệu được thống kê như ở Bảng 3.4.
Bảng 3.4: Dữ liệu thực nghiệm xác định nhiệt lượng phát thải của động cơ
Chế độ Mức tải[%]- Lượng Nhiệt lượng Nhiệt lượng[KW]-
hoạt động Tốc độ động nhiên liệu phát thải nhiệt độ[K] phát thải
cơ [rpm] [mg/CT] [kJ/CT] trung bình
1 30-1700 11,29 0,14 7,99-683
2 60-3000 26,79 0,37 30,87-743
Qua bảng thông số thí nghiệm trên ta nhận thấy rằng ở hai chế độ hoạt động
thường xuyên của động cơ, mức nhiệt phát thải có thể thu hồi được sau đường ống
xả dao động từ 27% đến 29% nếu lượng nhiên liệu được đốt cháy hoàn toàn. Như
vậy với điều kiện tỷ lệ hòa khí tốt nhất, động cơ đốt trong vẫn phát thải một lượng
nhiệt khá lớn với nhiệt độ đạt khoảng 400oC đến 500oC.

GVHD: PGS.TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 24


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Chương 4
ĐÁNHăGIÁăKH ăNĔNGă NGăD NGăăMÔ-ĐUN
NHI TăĐI Nă
THUăH IăNHI TăKHịIăTH IăĐ NGăC

4.1. Xâyădựngămôăhìnhătoánămô-đun TEG


4.1.1. Chọnămôăhìnhămô-đun TEG

Mô-đun nhiệt điện là thiết bị chuyển đổi nhiệt năng thành điện năng dựa theo
mức độ chênh lệch nhiệt độ giữa hai mặt trao đổi nhiệt. Quá trình hoạt động của
TEG diễn ra khá phức tạp và tuân theo nhiều hiệu ứng cùng lúc. Tuy nhiên nếu xét
về khía cạnh nhiệt điện có thể chọn mô hình như Hình 4.1. [15]

Hình 4.1: Mô hình mô-đun TEG

Trong đó:

Th - Nhiệt độ mặt nóng [K]


Tc - Nhiệt độ mặt lạnh [K]
Us - Điện áp theo hiệu ứng SeeBeck [V]
UL - Điện áp ngõ ra của TEG [V]
Ri - Điện trở trong của TEG [Ω]
Es - Suất điện động phát ra của TEG [V]
IL - Dòng điện ngõ ra [A]
RL - Điện trở tải [Ω]

GVHD: PGS.TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 25


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Với mô hình như trên, khi hai mặt nóng và lạnh của TEG có sự chênh lệnh
nhiệt độ sẽ sinh ra một suất điện động có điện áp Us. Suất điện động này sinh ra nhờ
hiệu ứng Seebeck có phương trình như công thức 4.1.

Us= S(Th - Tc) = S.∆T (4.1)

Khi Us phát ra nhờ hiệu ứng nhiệt điện. TEG sẽ phát ra một điện áp UL mà ta
xem như một nguồn điện có suất điện động Es và điện trở trong Ri. Theo đó ta có
phương trình cân bằng của mô-đun TEG là:

U s = Es (4.2)

Xét mạch điện ngõ ra của TEG như Hình 4.1 ta có các phương trình như sau:
� .∆�
= = (4.3)
�� +� �� +�

.∆�
= . � = � − . �� = . ∆� − . �� (4.4)
�� +�

�� 2 .∆� 2
� = . = 1− . .� (4.5)
�� +� �� +�

Trong công thức (4.5), PL là công suất đầu ra của TEG.

Hiệu suất của TEG có công thức như sau: [16]


2
∆� 1+�� −1
ŋ �� = . (4.6)
�ℎ 1+��−�� /�ℎ

Trong công thức trên Z là hệ số nhiệt điện.


2�
�= (4.7)

1
� = − . �� . 2
+ . . �ℎ + �. ∆� (4.8)
2
1
� = . R i . IL2 + S. IL . Tc + �. ∆T (4.9)
2

Kt - Hệ số dẫn nhiệt [W/K]


S - Hệ số Seebeck
σ - Độ dẫn điện [S/m]
T - Nhiệt độ hoạt động của TEG [K]
� - Nhiệt vào TEG [W]

GVHD: PGS.TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 26


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

� - Nhiệt ra TEG [W]


4.2. Thi tăk ch ătạoămôăhìnhăthíănghi m
4.2.1. Thi tăk ăbộătraoăđổiănhi tăchoă1ămô-đun TEG
Mô-đun nhiệt điện chọn làm thí nghiệm là mô-đun HTG1-12710 được chế tạo
tại nhà máy 2 SHADY LN, khu công nghiệp KENDALL, Mỹ. Với chức năng
chuyển đổi nhiệt năng thành điện năng, HTG1-12710 là mô-đun thuộc kiểu nhiệt độ
cao có hình dạng như Hình 4.2.

Hình 4.2: Hình chụp mô-đun HTG1-12710

Là mô-đun nhỏ, có kích thức dài - rộng - cao là 40mm - 40mm - 3mm. Nhiệt
độ hoạt động ổn định trung bình là 230OC, mức điện áp tối đa 18V tuỳ theo mức độ
chênh lệch giữa mặt nóng và mặt lạnh. Để thí nghiệm xác định thông số hoạt động
của HTG1-12710, người nghiên cứu sử dụng nguồn nhiệt có độ chênh lệch đặt vào
mặt nóng và mặt lạnh của mô-đun. Mức nhiệt độ được kiểm soát nhờ cảm biến
nhiệt độ và nguồn nhiệt được lấy từ đầu khò gas. Mặt lạnh của TEG được giải nhiệt
bằng hệ thống nước làm mát. Mô hình thí nghiệm được thiết kế bằng phần mềm
SolidWork như Hình 4.3.

Hình 4.3: Bộ thí nghiệm mô-đun HTG1-12710

GVHD: PGS.TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 27


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Với bộ thí nghiệm được thiết kế như trên, 2 chất lỏng được đưa vào khoang
của 2 bề mặt trao đổi nhiệt. Khoang nóng được điền đầy dầu DO còn khoang lạnh
cho nước làm mát đi qua và giải nhiệt ở két nước có quạt làm mát. Cả hai khoang
được lắp đặt cảm biến nhiệt độ loại K có hình dạng như Hình 4.4.

Hình 4.4: Đầu dò nhiệt độ loại K

Khoảng không gian giữa hai khoang nhiệt độ được điền đầy bông thuỷ tinh để
cách nhiệt, tránh trường hợp nhiệt độ truyền từ khoang nóng sang khoang lạnh mà
không qua mô-đun TEG.

4.2.2. Ch ătạoăvƠălắpăđặtămôăhìnhăthíănghi m

Với thiết kế như ở trên, bộ trao đổi nhiệt sau khi chế tạo có hình dạng như Hình
4.5.

Hình 4.5: Bộ trao đổi nhiệt thí nghiệm mô-đun HTG1-12710


Cảm biến nhiệt độ loại K trong hai khoang chứa chất lỏng được đưa về làm đầu
vào cho tín hiệu của đồng hồ đo nhiệt độ WINPARK CHB-401. Đồng hồ này vừa
có chức năng hiển thị nhiệt độ vừa có chức năng điều khiển quạt làm mát theo nhiệt
độ định mức cài đặt trên đồng hồ. Hình dạng bộ kiểm soát nhiệt độ WINPARK
CHB-401 như Hình 4.6.

GVHD: PGS.TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 28


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Hình 4.6: Bộ kiểm soát nhiệt độ WINPARK CHB-401


Bên cạnh việc đo nhiệt độ bằng các cảm biến kiểu tiếp xúc như đã nói ở trên.
Trong thí nghiệm cần đo nhiệt độ trên các bề mặt hoạt động. Để thực hiện việc này,
người nghiên cứu chọn đồng hồ đo nhiệt hồng ngoại Fluke 62 mini như Hình 4.7 có
dải nhiệt độ đo đạt tới 600OC.

Hình 4.7: Đầu đo nhiệt độ từ xa Fluke 62 mini


4.3. Thựcănghi măxácăđ nhăthôngăsố hoạtăđộng
4.3.1. Sơăđồăbốătríăthíănghi m

Để thí nghiệm thu thập dữ liệu về thông số của mô-đun HTG1-12710, người
nghiên cứu chọn cách bố trí thí nghiệm như Hình 4.8.

Hình 4.8: Bố trí thí nghiệm thu thập dữ liệu


Trong sơ đồ bố trí thí nghiệm trên, một điện trở R=220 Ω được sử dụng để hạn
chế dòng điện phát ra của TEG đồng thời dựa vào giá trị đo được của vôn kế V

GVHD: PGS.TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 29


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

chúng ta có thể biết được dòng điện đang phát từ mô-đun nhiệt điện. Bộ kiểm soát
nhiệt độ khoang làm mát vừa hiển thị nhiệt độ vừa điều khiển nhiệt độ định mức
thông qua bơm nước P. Toàn cảnh thí nghiệm và đọc thông số thí nghiệm được ghi
lại như Hình 4.9.

Hình 4.9: Thu thập dữ liệu trong khi làm thí nghiệm
4.3.2. Thíănghi măxácăđ nhăthôngăsố hoạtăđộng

Từ cách bố trí và các thiết bị đo kiểm trên, tiến hành thí nghiệm lấy số liệu,
người nghiên cứu thu được kết quả như Bảng 4.1.

Bảng 4.1Thông số thí nghiệm xác định thông số mô-đun TEG


Th[oC] Tc[oC] ΔT[oC] UL[V] IL[A] Us[V] S
98 56 42 1,470 0,0894 1,613 0,038394
101 57 44 1,533 0,0925 1,681 0,038207
104 58 46 1,603 0,0969 1,758 0,038215
108 59 49 1,698 0,1025 1,862 0,038002
111 60 51 1,748 0,1056 1,917 0,037587
113 60 53 1,810 0,1100 1,986 0,037463
117 61 56 1,893 0,1144 2,076 0,037072
120 62 58 1,953 0,1181 2,142 0,036928
127 65 62 2,080 0,1263 2,282 0,036802
129 66 63 2,108 0,1275 2,312 0,036696
139 67 72 2,393 0,1444 2,624 0,036451
146 67 79 2,535 0,1538 2,781 0,035200
149 67 82 2,618 0,1581 2,871 0,035016
152 68 84 2,68 0,1625 2,940 0,034999
156 69 87 2,778 0,1681 3,047 0,035021
160 69 91 2,888 0,1750 3,168 0,034808
163 70 93 2,948 0,1781 3,233 0,034767
165 70 95 3,008 0,1819 3,299 0,034728
168 70 98 3,080 0,1869 3,379 0,034476

GVHD: PGS.TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 30


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Theo bảng số liệu thu thập được ở trên, ta thấy rằng hệ số Seebeck S phụ thuộc
vào độ chênh lệch nhiệt độ. Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất bằng cách
sử dụng hàm Polyfit trong Matlab ta có phương trình hồi quy tuyến tính xác định S
theo ∆T như sau:

S = - 0,0722.10-3.∆T+41,3217.10-3 (4.10)

Tiến hành lập bản số liệu đánh giá hàm hồi quy S = f(∆T) ta có số liệu như
Bảng 4.2.
Bảng 4.2 Bảng số liệu xác định hàm S=f(∆T)
TT ∆T S S=f(∆T) Sai số tuyệt đối Sai số tương đối
1 42 0,038394 0,0382893 0,0001047 0,2726989
2 44 0,038207 0,0381449 0,0000621 0,1625357
3 46 0,038215 0,0380005 0,0002145 0,5612979
4 49 0,038002 0,0377839 0,0002181 0,5739172
5 51 0,037587 0,0376395 0,0000525 0,1396760
6 53 0,037463 0,0374951 0,0000321 0,0856845
7 56 0,037072 0,0372785 0,0002065 0,5570242
8 58 0,036928 0,0371341 0,0002061 0,5581131
9 62 0,036802 0,0368453 0,0000433 0,1176566
10 63 0,036696 0,0367731 0,0000771 0,2101046
11 72 0,036451 0,0361233 0,0003277 0,8990151
12 79 0,035200 0,0356179 0,0004179 1,1872159
13 82 0,035016 0,0354013 0,0003853 1,1003541
14 84 0,034999 0,0352569 0,0002579 0,7368782
15 87 0,035021 0,0350403 0,0000193 0,0551098
16 91 0,034808 0,0347515 0,0000565 0,1623190
17 93 0,034767 0,0346071 0,0001599 0,4599189
18 95 0,034728 0,0344627 0,0002653 0,7639369
19 98 0,034476 0,0342461 0,0002299 0,6668407

Quan sát số liệu trong Bảng 4.2 ta thấy hàm hồi quy cho kết quả với sai số
tuyện đối trung bình là 0,0001756 và sai số tương đối trung bình là 0,49% . Với kết
quả này đề tài có thể áp dụng phương trình 4.10 cho mô-đun nhiệt điện HTG1-
12710.

Kết hợp (4.10) và (4.1) ta có phương trình xác định điện áp phát ra của mô-
đun TEG theo sự chênh lệch nhiệt độ như sau.

Us = - 0,0722.10-3.∆T2+41,3217.10-3.∆T (4.11)

GVHD: PGS.TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 31


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Từ phương trình (4.10) và (4.11) kết hợp với bảng thông số thực nghiệm ta có
đặc tuyến hệ số S và điện áp phát ra US của TEG theo sự chênh lệch nhiệt độ như
Hình 4.10.

Hình 4.10 Đặc tuyến điện áp theo chênh lệch nhiệt độ của HTG1-12710

Áp dụng các thông số thu được, ứng dụng phần mềm Matlab người nghiên
cứu tiến hành mô phỏng các đặc tuyến của TEG để đánh giá khả năng ứng dụng thu
hồi nhiệt. Mức nhiệt độ mặt lạnh khoảng 50OC, điện trở tải là 16 Ω. Đặc tuyến US
và UL theo nhiệt độ mặt nóng như Hình 4.11.

Hình 4.11 Đặc tuyến US và UL theo Th của HTG1-12710

Từ đặc tuyến như Hình 4.11 ta thấy ở mức nhiệt độ mặt nóng khoảng 200OC
đến 250OC, điện áp mở mạch Us có thể đạt tới khoảng từ 4V đến 5V với mức điện
áp và nhiệt độ này hoàn toàn nằm trong giới hạn có thể ứng dụng được cho việc thu
hồi nhiệt khí thải động cơ. Tuy nhiên mặt lạnh của TEG là thông số chúng ta hoàn
toàn có thể thay đổi được nhờ hệ thống làm mát. Chính vì vậy người nghiên cứu

GVHD: PGS.TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 32


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

tiến hành mô phỏng đặc tuyến công suất theo nhiệt độ mặt lạnh với ba mức nhiệt độ
là 40OC, 50OC và 60OC. Kết quả mô phỏng như Hình 4.12.

Hình 4.12 Đặc tuyến PL theo Th ở các mức Tc của HTG1-12710


Từ Hình 4.12 ta thấy công suất của TEG có sự phụ thuộc khá lớn vào nhiệt
độ mặt lạnh. mức nhiệt độ mặt nóng từ 200 OC đến 250OC, công suất thu được có
thể đạt được từ 2W đến 3W. Với công suất này chúng ta có thể ghép nhiều mô-đun
để thu được công suất lớn hơn. Bên cạnh sự phụ thuộc vào nhiệt độ, công suất của
TEG còn phụ thuộc vào dòng điện tải. Hay nói cách khác là phụ thuộc vào điện trở
tải. Để lựa chọn được phương án ghép nối tốt nhất, người nghiên cứu mô phỏng đặc
tuyến công suất theo tải. Kết quả được trình bày ở Hình 4.13.

Hình 4.13: Đặc tuyến PL theo RL với Th=200OC ở các mức Tc của HTG1-12710

GVHD: PGS.TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 33


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Qua các thông số và đặc tuyến thu được ở trên, người nghiên cứu chọn điều
kiện TC ở mức 40OC, điện trở tải 4Ω và Th thay đổi từ mức 80OC đến 280OC tương
ứng với mức nhiệt độ có thể thực hiện thu hồi nhiệt thải để mô phỏng đặc tuyến của
ba thông số cơ bản của TEG bao gồm UL, PL, và IL. Kết quả mô phỏng như Hình
4.14.

Hình 4.14: Đặc tuyến TEG trong điều kiện áp dụng thu hồi nhiệt thải

Theo kết quả mô phỏng như Hình 4.14, trong điều kiện hoạt động thực tế với
mức nhiệt độ mặt nóng thu được từ khí xả thay đổi từ 80OC đến 280OC tương ứng
với mức chịu đựng của HTG1-12710. Mỗi mô-đun TEG cho công suất từ 0,5W đến
4,5W tương ứng với mức điện áp từ 1V đến 4V, dòng điện hoạt động trong giải
0,3A đến 1A. Với thông số như trên, chúng ta hoàn toàn có thể gép nối hỗn hợp
nhiều mô-đun TEG để đạt được điện áp và dòng điện đủ lớn cung cấp cho các phụ
tải điện trên ô tô.

GVHD: PGS.TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 34


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Chương 5
THI TăK CH ăT OăMỌăHỊNHă
MÁYăPHÁTăNHI TăĐI N

5.1. Thi tăk ăphần cơăkhí

5.1.1. Bộăthuăhồiănhi tăkhóiăthảiă

Bộ thu hồi nhiệt khí xả được thiết kế với mục đích thu hồi nhiệt năng của khí
xả động cơ làm nguồn nóng cho thiết bị phát điện. Dòng khí nóng sau khi ra khỏi
động cơ sẽ cho đi qua bộ thu nhiệt và sấy nóng bộ thu nhiệt. Bộ thu hồi nhiệt có hai
bộ phận chính. Bộ phận thứ nhất vừa làm thân thiết bị vừa dẫn dòng khí xả đi qua.
Bộ phận thứ hai là bộ trao đổi nhiệt. Bộ trao đổi nhiệt có hai bề mặt với chức năng
khác biệt nhau. Bề mặt thu nhiệt từ khí xả được lựa chọn kiểu vách phẳng có cánh.
Bề mặt cấp nhiệt cho thiết bị nhiệt điện là một vách phẳng. Bộ thu hồi nhiệt được
thiết kế bằng phần mềm SolidWorks có kết cấu như Hình 5.1.

Hình 5.1: Kết cấu thiết kế bộ phận thu hồi nhiệt máy phát nhiệt điện

Bộ thu hồi nhiệt được thiết kế có mặt cắt ngang như Hình 5.2.

Hình 5.2: Tiết diện cắt ngang của bộ thu hồi nhiệt

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 35


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Thân bộ trao đổi nhiệt được thiết kế với vật liệu thép có kết cấu như Hình 5.3.

Hình 5.3: Thân bộ thu nhiệt

Bộ phận trao đổi nhiệt bao gồm hai tấm tản nhiệt ngược được thiết kế bằng
vật liệu nhôm, có hình dạng và kích thước như Hình 5.4. Mỗi tấm có một bề mặt
phẳng kích thước 190 x 130 để cấp nhiệt cho thiết bị nhiệt điện, bề mặt còn lại có
kết cấu kiểu vách có cánh. Mỗi tấm có 13 cánh có kích thước 2 x 170 x 35.

Hình 5.4: Tấm thu hồi nhiệt

Từ các thông số thiết kế như trên, ta có thể xác định diện tích trao đổi nhiệt
giữa bộ thu nhiệt và khói thải Fe sẽ là:
Fe = (110 - 13 . 2) . 170 . 2 + 70 . 170 . 2 . 13 = 337960 [mm2] (5.1)

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 36


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

5.1.2. BộăphậnălƠmămátăchoăthi tăb ănhi tăđi n

Bộ phận làm mát cho thiết bị nhiệt điện có chức năng giải nhiệt cho bề mặt
lạnh của thiết bị nhiệt điện. Bộ phận này vừa tạo nhiệt độ chênh lệch so với mặt
nóng vừa tản nhiệt cho hệ thống. Bộ phận làm mát được thiết kế với vật liệu nhôm
có kết cấu như Hình 5.5.

Hình 5.5: Kết cấu bộ phận giải nhiệt

Kết cấu bộ tản nhiệt bao gồm hai tấm nhôm có kích thước 13 x 190 x 130
tách rời nhau được phay rãnh dẫn nước tản nhiệt và ghép nối với nhau bằng 6 bu
long. Một tấm được gia công bề mặt để tiếp xúc với thiết bị nhiệt điên. Tấm còn lại
gia công lỗ tròn đường kính 12mm để gắn đường ống nước làm mát. Nước làm mát
sẽ cho chảy qua khe giữa 2 bộ phận trên để mang nhiệt ra két làm mát. Tiết diện
mặt cắt ngang của mộ tản nhiệt như Hình 5.6.

Hình 5.6: Tiết diện cắt ngang của bộ tản nhiệt

Nếu ta bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa bộ tản nhiệt với môi trường, xem quá
trình trao đổi nhiệt giữa nước làm mát với bộ tản nhiệt chỉ diễn ra trên bề mặt tiếp

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 37


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

xúc của tấm tản nhiệt tiếp xúc với nguồn nhiệt. Diện tích trao đổi nhiệt giữa bộ tản
nhiệt và nước làm mát Fw sẽ là:

Fw = 106 . 170 . 2 = 36040 [mm2] (5.2)

Nước làm mát sau khi đi qua bộ tản nhiệt sẽ dẫn tới két nước để giải nhiệt. Két
nước sử dụng cho việc làm mát được thiết kế theo quy chuẩn của két nước làm mát
xe gắn máy tay ga. Két nước được làm mát nhờ một quạt gió và sử dụng bơm điện
để vận chuyển nước làm mát. Cách bố trí hệ thống giải nhiệt nước làm mát như
Hình 5.7.

Hình 5.7: Bố trí hệ thống két nước giải nhiệt

5.1.3. Bộăchuyểnăđổiănhi tăđi n

Bộ chuyển đổi nhiệt điện là một lớp vật liệu nhiệt điện có chức năng chuyển
đổi nhiệt năng thành điện năng. Bộ phận này được ghép nối tiếp 4 mô-đun nhiệt
điện HTG1-12710 có kích thước 40 x 40 x 4 thành mảng 500 cặp nhiệt điện có kích
thước 40 x 160 x 4 như Hình 5.8.

Hình 5.8: Mảng vật liệu nhiệt điện

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 38


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Trên một bề mặt trao đổi nhiệt của bộ thu nhiệt bố trí 2 mảng vật liệu song
song với nhau, chạy dọc chiều dài của bộ thu hồi nhiệt. Điều này sẽ dẫn tới công
suất thu được trên các mảng đều nhau, không phụ thuộc vào sự chênh lệch nhiệt độ
theo chiều dài của kết cấu bộ thu nhiệt.

Với 4 mảng vật liệu bố trí trên 2 bề mặt trao đổi nhiệt như trên, tổng diện
tích trao đổi nhiệt của lớp vật liệu trao đổi nhiệt Fte sẽ là:

Fte = 4 . 160 . 40 = 25600 [mm2] (5.3)

Tuy nhiên vì kết cấu vật liệu chuyển đổi nhiệt điện dễ bị phá hủy nên người
nghiên cứu thiết kế thêm một lớp phíp cách nhiệt bao quanh các mảng vật liệu để
chịu lực va đập giữa hai bề mặt trao đổi nhiệt. Lớp chuyển đổi nhiệt điện này có
hình dạng như Hình 5.9.

Hình 5.9: Bộ phận chuyển đổi nhiệt điện

Toàn bộ kết cấu của máy phát nhiệt điện được thiết kế như Hình 5.10.

Hình 5.10: Kết cấu máy phát nhiệt được thiết kế

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 39


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

5.2. Ch ătạoăvƠăth ănghi măbộăthuăhồiănhi t

Với bản thiết kế như trên, người nghiên cứu tiến hành gia công và lắp ráp
hệ thống thu hồi nhiệt khói thải và hệ thống giải nhiệt nước làm mát. Bộ phận cơ
khí của hệ thống máy phát nhiệt điện sau khi chế tạo có hình dạng như Hình
5.11 và Hình 5.12.

Hình 5.11: Bộ phận giải nhiệt của máy phát nhiệt điện

Hình 5.12: Máy phát nhiệt điện sau khi gia công
Sau khi gia công, người nghiên cứu tiến hành thử nghiệm bộ phận thu hồi và
tản nhiệt. Với mục đích đánh giá khả năng thu hồi nhiệt từ khí xả của bộ phận thu
hồi và khả năng giải nhiệt của bộ phận làm mát để bảo đảm an toàn cho các tấm vật

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 40


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

liệu nhiệt điện. Tiến hành thí nghiệm đo thông số nhiệt độ và đánh giá khả năng an
toàn trong giới hạn nhiệt độ cho phép của bộ phận thu hồi nhiệt thải so với vật liệu
nhiệt điện. Người nghiên cứu thử nghiệm trên mô hình động cơ 5S-FE chạy ở chế
độ không tải. Các bước tiến hành và cách bố trí thí nghiệm hoàn toàn giống thí
nghiệm xác định nhiệt lượng khí xả trong Chương 3. Tuy nhiên, để bảo đảm lượng
nhiệt không bị thất thoát, đường ống thải của động cơ được bọc bông thủy tinh cách
ly. Toàn cảnh thử nghiệm bộ trao đổi nhiệt như Hình 5.13.

Hình 5.13: Toàn cảnh thử nghiệm hệ thống trao đổi nhiệt
Sau khi tiến hành thử nghiệm, kết quả thu được như Bảng 5.1, trong đó Ti là
nhiệt độ khí xả đi vào bộ thu nhiệt, To là nhiệt độ khí xả đi ra, Tw là nhiệt độ nước
làm mát đi ra bộ giải nhiệt, Th là nhiệt độ mặt nóng bề mặt trao đổi nhiệt.
Bảng 5.1: Dữ liệu thí nghiệm đánh giá bộ trao đổi nhiệt
Ti[OC] To[OC] Tw[OC] Th[rpm] Ne[rpm]
100 61 40 55 1463
104 64 47 60 1461
173 106 55 83 1719
196 121 55 100 1758
230 135 55 110 2049
242 142 56 123 2351
254 150 56 130 2443
262 157 57 142 2554
Quan bảng dữ liệu, ta thấy vì động cơ chạy ở chế độ không tải nên nhiệt độ đi
vào bộ thu nhiệt chỉ đạt 262OC ở số vòng quay tương đương 2.500 vòng/phút. Nhiệt
độ mặt nóng đạt 157 OC. Mức độ chênh lệch nhiệt độ khí xả vào ra có thể đạt gần

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 41


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

100 OC trong khi nhiệt độ nước làm mát chỉ đạt 57 OC. Với thông số đạt được ở trên,
hệ thống trao đổi nhiệt hoàn toàn nằm trong giới hạn về nhiệt độ hoạt động của vật
liệu nhiệt điện là 230 OC. Hệ thống giải nhiệt đủ khả năng làm mát cho vật liệu nhiệt
điện mà không bị quá nhiệt.

5.3. Xâyădựngămôăhình toán máyăphátănhi tăđi n

5.3.1. Môăhìnhăhóaămáyăphátănhi tăđi n

Kết cấu của máy phát nhiệt điện tương đối phức tạp. Tuy nhiên về mặt nhiệt
điện, máy phát nhiệt điện được thiết kế có thể áp dụng theo mô hình như Hình 5.14
sau.

Hình 5.14: Mô hình máy phát nhiệt điện

Trong mô hình máy phát nhiệt điện, người nghiên cứu giới hạn bởi các điều
kiện như sau:

- Nhiệt độ khí xả Te[K] xem như đồng nhất trong không gian bộ phận thu hồi
nhiệt và bằng nhiệt độ trung bình của khí xả đầu vào Te-in và đầu ra Te-out .

- Nhiệt độ mặt nóng Th[K] xem như đồng nhất trên bề mặt trao đổi nhiệt và
được tính trung bình theo chiều dài bề mặt và đo bằng cảm biến.

- Nhiệt độ mặt lạnh Tc[K] xem như đồng nhất trên bề mặt trao đổi nhiệt và
được tính trung bình theo chiều dài bề mặt và đo bằng cảm biến.

- Không xem xét quá trình tỏa nhiệt của các thiết bị ra môi trường, nhiệt trao
đổi trong quá trình hoạt động được đánh giá thông qua nhiệt lượng của nước
làm mát và được tính thông qua chênh lệch nhiệt độ và lưu lượng nước làm
mát.

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 42


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Từ mô hình lựa chọn và các điều kiện trên, ta có mô hình toán máy phát nhiệt
điện theo các khía cạnh sau dây.

Nhiệt lượng sau khi truyền qua hệ thống, một phần sẽ chuyển thành điện năng,
phần còn lại sẽ được truyền đi bởi hệ thống làm mát bên phía mặt lạnh. Với hệ
thống làm mát bằng nước, nhiệt lượng làm mát Qw[W] được xác định theo công
thức sau:

= � . �(� � −� ) (5.4)
Trong đó:
Gp - Lưu lượng bơm nước giải nhiệt [Kg/s]
C - Nhiệt dung riêng của nước làm mát [J/Kg.K]
Twi - Nhiệt độ nước vào [oK]
Two - Nhiệt độ nước ra [oK]

Về mặt nhiệt điện ta có nhiệt lượng vào Qi và nhiệt lượng ra Qo hai bề mặt
nóng lạnh như sau [17]
1 �
� = − . �� . 2
+ . . �ℎ + . . (�ℎ − �� ) (5.5)
2 �
1 �
= . �� . 2
+ . . �� + . . (�ℎ − �� ) (5.6)
2 �

Từ công thức 5.5 và 5.6 ta có công suất thu được từ dòng nhiệt đi qua TEG là.
� = − � = . . (�ℎ − �� )− �� . 2
(5.7)
Công suất máy phát cung cấp cho tải có công thức
� = . (5.8)
Từ 5.7 và 5.8 ta có mối quan hệ giữa công suất máy phát theo các thông số
nhiệt điện như sau:
� = . = . . (�ℎ − �� )− �� . 2
(5.9)
Từ 5.9 ta có điện áp phát ra của máy phát nhiệt điện tuân theo công thức
= . (�ℎ − �� )− �� . (5.10)
Hiệu suất của máy phát được xác định qua công thức sau.
� .
µ= = 1 (5.11)
� �. �ℎ −�� − .�� . 2 + . .�ℎ
2

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 43


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Trong các công thức trên:


Th - Nhiệt độ mặt nóng [K]
Tc - Nhiệt độ mặt lạnh [K]
UL - Điện áp ngõ ra của TEG [V]
Ri - Điện trở trong của TEG [Ω]
IL - Dòng điện ngõ ra [A]
RL - Điện trở tải[Ω]
λ - Hệ số dẫn nhiệt [W/mK]
δ - Chiều dày mô-đun TEG[m]
F - Diện tích bề mặt trao đổi nhiệt [m2]
S - Hệ số Seebeck
Qi - Nhiệt vào TEG [W]
Qo - Nhiệt ra TEG [W]
Như vậy để xác định các thông số và đặc tuyến của máy phát ta cần phải xác
định các thông số của hệ thống như: Hệ số Seebeck - S, hệ số dẫn nhiệt - λ, điện trở
trong - Ri, diện tích bề mặt trao đổi nhiệt - Fte, chiều dày lớp vật liệu nhiệt điện - δ,
dòng điện tải - IL, nhiệt độ mặt nóng - Th, nhiệt độ mặt lạng - Tc, nhiệt độ nước vào -
Twi, nhiệt độ nước ra - Two, lưu lượng bơm - Gp, nhiệt dung riêng của nước - C.

Từ phương trình 4.10 và cách ghép nối tiếp 4 mô-đun nhiệt điện như Hình 5.7
ta có phương trình xác định hệ số S theo nhiệt độ như sau:

S = - 0,2888.10-3.∆T+165,2868.10-3 (5.12)

Điện trở trong - Ri khi ghép nối tiếp 4 mô-đun TEG có giá trị là 6,4 [Ω]. Mô-
đun HTG1-12710 được chế tạo từ vật liệu Bi2Te3/Sb2Te3 có hệ số dẫn nhiệt λ là
0,22 [W/m.K], chiều dày δ = 0,004[m], diện tích trao đổi nhiệt Fte = 0,0256 [m2].
Bơm cấp nước giải nhiệt sử dụng loại có lưu lượng Gp từ 0,033 – 0,067 [Kg/s]
tương ứng với công suất từ 15 ÷ 60[W] , nước sử dụng có nhiệt dung riêng C =
4200 [J/Kg.K].

5.3.2. Môăphỏngăh ăthốngătrênămáyătínhăbằngăphầnămềmăMatlab

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 44


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Áp dụng mô hình toán đã xây dựng ở trên, người nghiên cứu sử dụng phần
mềm Matlab mô phỏng đặc tuyến các thông số hoạt động của máy phát nhiệt điện
theo các chế độ ghép nối khác nhau để lựa chọn phương án tối ưu. Nhiệt độ mặt
nóng – Th thay đổi từ 50OC đến 200 OC, nhiệt độ mặt lạnh – Tc đặt mặc định là
50OC. Tải điện cho máy phát là bóng đèn có công suất 25[W], như vậy điện trở tải
RL = 5,76[Ω].

Chế độ thứ nhất, người nghiên cứu chọn 4 dãy nhiệt điện mắc song song. Lúc
này điện trở trong của máy phát sẽ là Ri = 1,6 [Ω]. Chạy mô phỏng đặc tuyến công
suất và điện áp tải ta có đặc tuyến như Hình 5.15.

Hình 5.15: Đặc tuyến công suất và điện áp theo nhiệt độ chế độ song song
Từ đặc tuyến như Hình 5.15 trên ta thấy khi nhiệt độ mặt nóng thay đổi từ
150OC đến 200OC, công suất phát ra đạt từ 20W đến 35W ở mức điện áp từ 11V
đến 14V trong khi nhiệt lượng vào cần từ 180W đến 280W. Hiệu suất chuyển đổi
nhiệt điện đạt gần 12%. Với mức hoạt động ở dải nhiệt độ mặt nóng như trên, nhiệt
độ mặt lạnh đặt ở mức 50OC. Người nghiên cứu giả thiết rằng nhiệt độ nước vào ra
bộ giải nhiệt là Twi = 40OC và Two = 60OC. Tiến hành vẽ đồ thị tìm dải lưu lượng
bơm cần thiết cho hệ thống làm mát ta có đặc tuyến như Hình 5.16.

Hình 5.16: Đặc tuyến lưu lượng bơm nước theo nhiệt độ chế độ song song

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 45


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Từ đặc tuyến lưu lượng bơm Gp ta thấy rằng mức lớn nhất cần thiết là 0,0055
[Kg/s]. Từ đây người nghiên cứu chọn bơm nước hiệu FL-3203 hoạt động ở mức
6[V] có lưu lượng 0,033[Kg/s] và công suất tiêu thụ 15[W]. So sánh công suất phát
ra và công suất cần cho bơm nước từ các đặc tuyến trên ta thấy rằng sau khi cung
cấp điện cho bơm nước, máy phát điện còn công suất gần 20W cung cấp cho tải
điện.

chế độ thứ hai, người nghiên cứu tiến hành mô phỏng hệ thống nối tiếp 2
cặp dãy nhiệt điện mắc song song. Lúc này điện trở trong Ri = 6,4 [Ω], hệ số
Seebeck gấp 2 lần chế độ thứ nhất. Chạy chương trình Matlab vẽ đặc tuyến công
suất và điện áp tải ta có đặc tuyến như Hình 5.17.

Hình 5.17: Đặc tuyến công suất và điện áp theo nhiệt độ mặt nóng chế độ hỗn hợp
Đặc tuyến công suất và điện áp phát ra cho thấy rằng với cách mắc này, công
suất thu được đạt từ 30W đến 50W khi nhiệt độ mặt nóng đạt từ 150OC đến 200OC.
Từ đặc tính công suất tản nhiệt cho thấy rằng hiệu suất lúc này đạt khoảng 14%.
Với công suất thu được như trên, người nghiên cứu tiến hành mô phỏng tìm giải lưu
lượng bơm nước giải nhiệt thu được đặc tuyến như Hình 5.18.

Hình 5.18: Đặc tuyến lưu lượng bơm nước theo nhiệt độ chế độ hỗn hợp

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 46


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Từ đặc tuyến Gp cho thấy rằng lưu lượng nước cần thiết chỉ đạt
0,0035[Kg/s]. Mức này vẫn nằm trong giới hạn của bơm nước đã chọn với công
suất bơm 15[W]. Vậy với cách mắc này công suất thu được cung cấp cho tải đạt
khoảng 35[W].

Chế độ thứ ba, người nghiên cứu chọn cách mắc bốn dãy mô-đun nối tiếp
nhau. Với cách mắc này có lợi điểm là điện áp phát ra có thể tăng lên gấp bốn lần
nhưng điện trở trong lúc này lại khá cao Ri = 26,4[Ω]. Tiến hành mô phỏng công
suất và mức tản nhiệt, ta có đặc tuyến như Hình 5.19.

Hình 5.19: Đặc tuyến công suất và điện áp theo nhiệt độ mặt nóng chế độ nối tiếp
Theo đặc tuyến thu được như Hình 5.19, công suất thu được chỉ đạt từ 17[W]
đến 32[W] tương ứng với nhiệt độ đầu nóng từ 150OC đến 200OC trong khi nhiệt
lượng đầu ra đạt từ 230[W] đến 340[W] và hiệu suất thu hồi chỉ đạt 7%. chế độ
này lưu lượng nước làm mát cần thiết được mô phỏng như Hình 5.20.

Hình 5.20: Đặc tuyến lưu lượng bơm nước theo nhiệt độ chế độ nối tiếp
Từ đặc tuyến lưu lượng cho thấy lượng nước làm mát cần thiết vẫn nằm
trong giới hạn nhỏ nhất của bơm sử dụng. Điều này có nghĩa là công suất cần thiết
cho bơm vẫn là 15[W] và công suất cung cấp cho tải chỉ đạt 17[W] ở mức nhiệt độ
mặt nóng 200OC.

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 47


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Để so sánh công suất thu được ở ba cách mắc trên, người nghiên cứu tiến
hành mô phỏng đặc tuyến công suất đầu ra và nhiệt lượng cần giải nhiệt ở mặt lạnh
của cả ba cách mắc trên cùng lúc. Đặc tuyến so sánh như Hình 5.21.

Hình 5.21: Đặc tuyến công suất cả ba chế độ kết nối theo nhiệt độ
Theo kết quả mô phỏng như Hình 5.21, ở mức tải có điện trở 5,67[Ω] cả hai
cách mắc thứ 2 và 3 cho công suất đầu ra gần như nhau. Tuy nhiên công suất tản
nhiệt ở cách mắc thứ 3 lại cao hơn nhiều, điều đó cho thấy hiệu suất của cách mắc
thứ 3 kém hơn. Với cách mắc thứ hai cho công suất lớn, mức tản nhiệt không cao và
hiệu suất chuyển đổi nhiệt điện tốt nhất. Tuy nhiên đây chỉ là kết quả với một mức
tải cố định. Để đánh giá các cách mắc khác nhau, người nghiên cứu tiến hành mô
phỏng với mức nhiệt mặt nóng cố định ở 160OC, mặt lạnh vẫn là 50OC và mức tải
thay đổi. Quá trình mô phỏng cho kết quả như Hình 5.22.

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 48


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Hình 5.22: Đặc tuyến công suất và tản nhiệt theo tải
Từ đặc tuyến công suất và nhiệt lượng cần làm mát theo tải điện ta thấy cả ba
cách mắc đều có lợi thế riêng tùy theo các mức tải khác nhau. Với điện trở tải nhỏ
hơn 3[Ω], phương án mắc song song bốn dãy nhiệt điện cho công suất khoảng
40[W]. Nhưng khi tải có tổng trở từ 3[Ω] đến 12[Ω], phương án thứ 2 vẫn cho kết
quả trên 40[W] trong khi cách mắc thứ nhất cho kết quả dưới 40[W]. Và khi tải điện
có tổng trở chỉ trên 12[Ω] thì phương án mắc 4 dãy nhiệt điện nối tiếp cho công suất
phát ra tốt nhất và vẫn duy trì trên 40[W]. Để thấy được lựa chọn tốt nhất cho ba
cách mắc các dãy mô-đun nhiệt điện. Người nghiên cứu mô phỏng công suất tương
ứng với điện áp cung cấp cho tải cả ba chế độ. Kết quả cho thấy như Hình 5.23.

Hình 5.23: Đặc tuyến công suất và điện áp theo tải

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 49


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Từ các đặc tuyến như Hình 5.23 ta thấy rằng để có được công suất tối ưu khi
tải điện thay đổi, hệ thống cần phải lựa chọn các cách mắc theo tải của hệ thống.
Tuy nhiên điện áp đầu ra của máy phát thay đổi theo dải khá lớn. Chính vì thế hệ
thống cần có mạch điều khiển chuyển các chế độ phù hợp đồng thời cần bộ chuyển
đổi điện áp DC-DC để điện áp ngõ ra phù hợp với mức điện áp của các thiết bị điện
trên ô tô.

5.4. Thi tăk ,ăch ătạoăh ăthốngăđiềuăkhiển vƠăkiểmăsoátămáyăphátăđi n

5.4.1. Thi tăk ămạchăđiềuăkhiển đi năáp

Mạch điều khiển điện áp của máy phát nhiệt điện được thiết kế với chức năng
chuyển đổi các mức điện áp khác nhau thành điện áp 14V ổn định cung cấp cho tải.
Đồng thời có chức năng chuyển đổi cách đấu dây các mô-đun nhiệt điện để tạo
được cách mắc cho công suất lớn nhất như kết quả mô phỏng ở trên. Với các chức
năng như trên, sơ đồ khối hệ thống điều khiển được xây dựng như Hình 5.24.

Hình 5.24: Sơ đồ khối mạch kiểm soát và điều khiển điện áp máy phát nhiệt điện
Bộ cấp nguồn là một mạch nguồn chuyển đổi điện áp ngõ ra của máy phát
thành điện áp 5V cung cấp cho mạch điều khiển và các thiết bị giám sát. Theo các
đặc tuyến về điện áp phát ra của máy phát nhiệt điện, các mức điện áp thay đổi theo
các điều kiện hoạt động của máy phát. Chính vì thế người nghiên cứu chọn phương
án sử dụng mạch ổn áp theo nguyên lý Reg-Multi-Config. Nguồn lấy từ đầu ra của
máy phát được Boost lên bởi IC LM24577 và ổn áp 5V với IC chuyên dụng ổn áp
LD1085V50, mạch nguồn có nguyên lý như Hình 5.25.

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 50


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Hình 5.25: Sơ đồ nguyên lý mạch nguồn


Trong mạch nguồn như Hình 5.25, IC LM2577 có nhiệm vụ điều khiển cuộn
dây L1 để tạo điện áp ổn định 12V khi điện áp đầu vào dưới 12V. Khi điện áp đầu
vào trên 12V mạch này không hoạt động mà đưa điện áp vào mạch ổn áp. Mạch ổn
áp sử dụng IC LD1085V50 có nhiệm vụ chuyển điện áp 12V thành 5V cung cấp
cho các thiết bị điều khiển và mạch logic. Sau khi gia công, mô-đun mạch nguồn có
hình dạng như Hình 5.26.

Hình 5.26: Mạch cấp nguồn cho hệ thống


Bộ chấp hành chuyển đổi các chế độ của máy phát về bản chất là hệ thống bao
gồm 3 rơle đôi có điện áp hoạt động của các cuộn dây lấy từ nguồn 5V của mạch
nguồn trên. Các cuộn dây rơle được điều khiển bởi 2 transistor NPN kích từ vi điều
khiển. Các tiếp điểm của rơle tạo thành các điểm đổi đấu điện để chuyển đổi 4 mảng
mô-đun nhiệt điện thành 3 cách đấu như được mô phỏng ở phần 5.2.2. Mạch điện
được thiết kế như Hình 5.27. Trong mạch chuyển đổi chế độ đấu máy phát ban đầu
khi chưa kích các cuộn dây, 4 nguồn phát được mắc nối tiếp với nhau thông qua các
tiếp điểm rơle. Điều này cho điện áp ban đầu lớn nhất để kích hoạt bộ điều khiển
kiểm soát thực hiện các chức năng thu thập dữ liệu để điều khiển. Khi rơle số 2
được kích, các tiếp điểm chuyển đổi sang thường mở, lúc này TEG1 nối tiếp TEG2

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 51


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

song song với TEG3 nối tiếp TEG4 cho chế độ thứ hai như trình bày ở phần 5.2.2.
Khi cả 3 rơle được kích, hệ thống chuyển qua chế độ 4 dãy mô-dun nhiệt diện mắc
song song cho dòng điện lớn nhất có thể như mô phỏng ở phần trên.

Hình 5.27: Sơ đồ nguyên lý mạch chuyển đổi chế độ


Bộ chuyển đổi và ổn định điện áp có nhiệm vụ chuyển đổi điện áp thay đổi từ
đầu ra máy phát thành điện áp ổn định 14V cung cấp cho phụ tải. Mạch này hoạt
động theo nguyên lý Boost Converter, chuyển đổi điện áp mức thấp với dòng cao để
tận dụng toàn bộ công suất của máy phát. Mạch chuyển đổi điện áp công suất được
sử dụng có nguyên lý như Hình 5.28. Bộ phận chuyển đổi điện áp bao gồm cuộn
dây L2, Diode xung D2 và Mostfet IRF3205. Xung kích IRF3205 để điều khiển
cuộn dây chuyển đổi điện áp được điều khiển bởi IC chuyên dụng tạo xung PWM là
UC3843A. Xung được tạo ra trên chân số 6 đưa tới kích IRF3205, điện áp hồi tiếp
được điều chỉnh qua biến trở RV1 đưa về chân số 3 của IC để so sánh với điện áp
trên chân số 4 tạo ra bởi sóng đa hài của cặp dao động RC bao gồm điện trở R1 và tụ
C3.

Hình 5.28: Mạch chuyển đổi điện áp công suất

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 52


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Như vậy khi điện áp đầu vào có sự dao động, mạch điện sẽ điều chỉnh để đạt
được điện áp 14V cung cấp cho các phụ tải trên ô tô. Đây là mạch tăng áp, chuyển
đổi từ điện áp thấp sang áp cao, với kết cấu mô-đun nhiệt điện như thiết kế ở phần
trên thì mức điện áp hoàn toàn phù hợp với mạch chuyển đổi để đạt được mục tiêu
thu hồi với công suất lớn nhất. Mạch chuyển đổi điện áp sau khi gia công có dạng
như Hình 5.29.

Hình 5.29 Board mạch chuyển đổi điện áp công suất


Với phương án sử dụng mạch Boost Converter, mô hình hệ thống chuyển đổi
điện áp trong máy phát được lựa chọn như Hình 5.30.

Hình 5.30 Mô hình mạch chuyển đổi điện áp


Trong mô hình trên, IG là dòng điện trung bình cấp cho tải, UG là điện áp sau
khi chuyển đổi. Nếu ta xem như điện trở của cuộn dây là rất nhỏ và có thể bỏ qua,
theo nguyên lý tăng áp, mô hình này hoạt động theo 2 pha. Pha thứ nhất công tắc K1
đóng, K2 mở trong thời gian hoạt động là D.T , cho dòng điện đi qua và nạp năng
lượng cho cuộn dây. Pha thứ hai K1 mở, K2 đóng trong thời gian là (1-D).T, cung
cấp nguồn cho tải đồng thời tăng điện áp lên. Với mô hình như trên, ta có mối quan

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 53


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

hệ giữa điện áp và công suất ngõ ra UG ,PG tại cực Vs có quan hệ với điện áp ngõ
vào UL, PL tại cực B+ theo các công thức sau [18].
1
= (5.13)
1−
PG = ηPL (5.14)
Trong đó D[%] là tỷ lệ thời gian mở IRF3205 theo chu kỳ xung điều khiển
đóng mở FET. Cuộn dây L2 được chọn là sản phẩm của Toroid như Hình 5.29 có
hiệu suất chuyển đổi lên tới trên 85%. [20] Đặc biệt với khoảng chênh lệch điện áp
nhỏ như hệ thống đang sử dụng, hiệu suất có thể lên tới 90%. Chình vì thế người
nghiên cứu mặc định hiệu suất chuyển đổi η ở mức tối thiểu là 85%, điện áp chuyển
đổi UG luôn luôn đạt mức 14V. Từ đó ta có đặc tuyến mô phỏng dòng điện ngõ vào
và ngõ ra mạch chuyển đổi như Hình 5.31.

Hình 5.31: Đặc tuyến dòng điện ngõ ra theo ngõ vào bộ chuyển đổi
Từ đặc tuyến như Hình 5.31 ta thấy rằng ở mức nhiệt độ mặt nóng là 160OC,
dòng điện ngõ ra của bộ chuyển đổi chỉ cho tối đa là 2 Ampere trong một giới hạn
nhỏ của dòng điện vào từ 4 đến 5 Ampere. Cũng từ đồ thị này cho thấy rằng chúng
ta chỉ khai thác được dòng điện từ bộ chuyển đổi nhiệt điện một dòng điện tối đa là
5 Ampere. Để thấy rõ vấn đề này, người nghiên cứu tiến hành mô phỏng các đặc
tuyến dòng điện, công suất và điện áp đầu vào của máy phát nhiệt điện như Hình
5.32.

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 54


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Hình 5.32: Đặc tuyến các thông số bộ chuyển đổi điện áp


Từ Hình 5.32 cho thấy khi tăng dòng điện phát ra IG sẽ làm tăng dòng điện
cung cấp IL và khi dòng điện ngõ vào vượt quá 5 Ampere thì điện áp ngõ vào xuống
quá mức làm cho mạch chuyển đổi không có khả năng hoạt động.

Trong điều kiện nghiên cứu của đề tài này, để có thể hiển thị các thông số về
máy phát như điện áp, dòng điện… người nghiên cứu thiết kế thêm các mạch điện
đo điện áp và dòng điện tích hợp vào mạch điều khiển điện áp máy phát.

Để đo điện áp, đề tài sử dụng cầu phân áp trước khi đưa về các thiết bị đo
lường. Mạch phân áp hai tín hiệu điện áp UL và UG được thiết kế như Hình 5.33.

Hình 5.33: mạch phân áp tín hiệu điện áp


Theo mạch thiết kế như Hình 5.33, tín hiệu thu được có quan hệ với điện áp
cần đo theo công thức sau.
(�1 +�2 )
= (5.15)
�2

(�3 +�4 )
= (5.16)
�4

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 55


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Trong các công thức trên, USG và USL là tín hiệu điện áp đọc được từ chân tín
hiệu trên mạch.

Để đo dòng điện, đề tài sử dụng IC chuyên dụng ASC712ELCTR-05B của


hãng Allegro. Mạch đo dòng điện có nguyên lý như Hình 5.34.

Hình 5.34: Mạch đo dòng sử dụng IC ASC712ELCTR-05B


ASC712-05 có độ nhạy 0,185V/A nên dòng điện đo được tính theo công thức 5.17.
[21]
� −2,5
= (5.17)
0,185

Các mô-đun mạch điều khiển đổi đấu điện áp và chuyển đổi điện áp được tích
hợp thành hệ thống điều khiển kiểm soát máy phát nhiệt điện như Hình 5.35.

Hình 5.35: Board và mạch in mạch điện điều khiển và kiểm soát máy phát nhiệt điện

5.4.2. Thi tălập h ăthốngăthuăthậpăd ăli u

Hệ thống thu thập dữ liệu máy phát nhiệt điện được thiết kế bao gồm Card thu
thập dữ liệu và giao diện hiển thị thông tin và điều khiển trên máy tính. Card thu
thập dữ liệu được sử dụng là Card USB-NI 6009 của National Instruments. Là thiết
bị giao tiếp đa năng giữa máy tính và thiết bị thông qua cổng USB. Phần mềm sử
dụng giao tiếp cho Card được cung cấp bởi công ty National Instruments hoặc môi

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 56


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

trường soạn thảo dựa trên ngôn ngữ C. Ni-6009 rất phù hợp cho các ứng dụng và dự
án lớn nhưng giá thành rẻ, kích thước nhỏ gọn, đơn giản. Card Ni-6009 có hình
dạng như Hình 5.36.

Hình 5.36: Card thu thập dữ liệu NI-6009


Ni-6009 có tích hợp 8 kênh thu thập tín hiệu điện áp với độ phân giải 12 bit,
Người nghiên cứu chọn các chân đo điện áp để hiển thị điện áp và dòng điện tại tín
hiệu ra của cảm biến. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng 2 chân DO của Ni-6009 để điều
khiển chuyển chế độ đấu dây các mô-đun nhiệt điện thông qua các chân kích rơle.

Sau khi ghép nối, hệ thống điều khiển điện áp và hiển thị thông số hoạt động
của máy phát nhiệt điện có cấu trúc như Hình 5.37.

Hình 5.37: Hệ thống điều khiển và kiểm soát thông số máy phát
Trong sa bàn ghép nối hệ thống thử nghiệm máy phát nhiệt điện trên, ngoài
Mạch điều khiển điện áp và Ni-6009 còn có 2 bóng đèn dây tóc kết hợp 2 công tắc
điều khiển để tạo tải điện. Các thiết bị thu thập dữ liệu chỉ đo lường và chuyển đổi
dữ liệu. Để hiển thị trực quan giúp quá trình thực nghiệm được dễ dàng và khách

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 57


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

quan. Người nghiên cứu thiết kế giao diện hiển thị thông số và điều khiển các chế
độ của máy phát trên máy tính bằng phần mềm LabVIEW. Giao diện có cấu trúc bố
trí các thông số như Hình 5.38.

Hình 5.38: Giao diện hiển thị thông tin thu thập dữ liệu máy phát nhiệt điện
Trong giao diện như được mô tả như Hình 5.38 trên. Hệ thống hiển thị thông
tin có hai vùng cơ bản là vùng thông số bên trái và vùng đặc truyến bên phải. Trong
vùng hiển thị thông số có ba thông số cơ bản là thông số đầu vào bộ chuyển đổi bao
gồm dòng điện, điện áp và công suất. Thông số đầu vào chính là thông số đầu ra của
máy phát nhiệt điện. Thông số thứ hai chính là thông số đầu ra của bộ đổi điện.
Thông số thứ ba là hiệu suất chuyển đổi điện áp của bộ chuyển đổi điện áp. Ngoài
ra trên giao diện còn có bộ phận điều khiển bao gồm ba nút lựa chọn nằm ở góc trái
phía dưới. Vùng hiển thị đặc tuyến là một màn hình vẽ đồ thị theo thời gian của các
thông số muốn hiển thị như điện áp và dòng điện. Để hiển thị các thông số như giao
diện tương tác trên, chương trình cần một Block diagram như Hình 5.39.

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 58


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Hình 5.39: Khối Block Diagram chương trình thu thập dữ liệu

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 59


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Chương 6
TH CăNGHI M
H ăTH NGăMÁYăPHÁTăNHI TăĐI N

6.1. M cătiêuăthựcănghi m

Sau khi gia công các thiết bị như trong Chương 5. Người làm đề tài tiến hành
thực nghiệm hệ thống máy phát theo các mục đích như sau:
- Đánh giá khả năng phát điện và các thông số giới hạn của bộ phận chuyển
đổi nhiệt điện, so sánh giá trị thực nghiệm với mô hình toán.
- Đánh giá khả năng và sự phù hợp của bộ phận chuyển đổi điện áp.
- Đánh giá toàn bộ hệ thống máy phát nhiệt điện khi lắp đặt trên động cơ.
6.2. Thi tăb ăthựcănghi m

Các thiết bị thực nghiệm bao gồm máy phát nhiệt điện và hệ thống điều khiển
kiểm soát như trình bày ở Chương 5. Ngoài ra còn bộ hiển thị và thu thập nhiệt độ
sử dụng đồng hồ đo nhiệt như Hình 6.1. Trong đó Twin [OC] và Twout [OC] lần lượt là
nhiệt độ nước vào và ra bộ phận giải nhiệt. Tein [OC] và Teout [OC] lần lượt là nhiệt độ
khí xả vào và ra bộ phận thu hồi nhiệt.

Hình 6.1: Bảng thu thập và hiển thị nhiệt độ

Mô hình hệ thống máy phát được lắp đặt trên động cơ 5S-FE trang bị trên xe
Camry 2.2. Động cơ cho hoạt động ở chế độ không tải. Toàn cảnh trang thiết bị
thực nghiệm được chụp như Hình 6.2.

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 59


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Hình 6.2: Thử nghiệm hệ thống máy phát nhiệt điện

6.3. K tăquảăthựcănghi m
6.3.1. Thựcănghi măcácăthôngăsốăchuyểnăđổiănhi tăđi n

Mục đích của thực nghiệm quá trình chuyển đổi nhiệt điện chính là kiểm tra
khả năng phát điện của bộ phận chuyển đổi nhiệt điện. Thí nghiệm tiến hành trong
điều khiện động cơ hoạt động không tải ở tốc độ 3000 vòng/phút. Nhiệt độ được
hiển thị trên đồng hồ, thiết bị thu thập dữ liệu đo các thông số phát ra của máy phát
nhiệt điện chuyển về máy tính. Thí nghiệm được tiến hành như Hình 6.3.

Hình 6.3: Thí nghiệm đánh giá khả năng phát điện của máy phát nhiệt điện

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 60


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Bắt đầu cho động cơ hoạt động và cho phần mềm trên máy tính hiển thị
thông số điện phát ra. Kết quả quan sát ban đầu như Hình 6.4.

Hình 6.4: Thí nghiệm đánh giá khả năng phát điện của máy phát nhiệt điện

Căn cứ kết quả như Hình 6.4 cho thấy ban đầu các mô-đun ghép nối tiếp cho
điện áp chỉ 1V. Sau khi điện áp bắt đầu đạt từ 3V đến 5V hệ thống chuyển đổi điện
áp bắt đầu hoạt động, các chức năng đo lường và điều khiển chuyển mạch hoạt động
chuyển các mô-đun sang chế độ hỗn hợp và cho công suất tới 18W. Lúc này bên
bảng hiển thị nhiệt độ cho thấy nhiệt độ nước vào ra là 33OC và 44OC, nhiệt độ khí
xả vào ra là 267OC và 190OC như Hình 6.5.

Hình 6.5: Bảng giá trị nhiệt độ khi công suất máy phát đạt gần 20W

Sau khi thử nghiệm khả năng cho điện của vật liệu nhiệt điện, đề tài tiến hành
thử nghiệm quá trình chuyển đổi ghép nối các mô-đun. Hệ thống máy phát nhiệt

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 61


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

điện tiếp tục cho hoạt động ở chế độ ghép nối tiếp bốn mô-đun vật liệu nhiệt điện.
Khi công suất đạt 14W bắt đầu chuyển đổi ghép nối sang chế độ ghép hỗn hợp như
Hình 6.6.

Hình 6.6: Quá trình chuyển đổi ghép nối các mô-đun nhiệt điện

Theo kết quả thu được như Hình 6.6, sau khi chuyển qua ghép hỗn hợp điện
áp phát ra giảm từ 10V còn 8V. Nguyên nhân điện áp giảm là do hệ số Seebeck
giảm một nửa so với ban đầu. Tuy nhiên theo quan sát ta thấy dòng điện tăng lên
gấp đôi từ 1,2A lên 2,4A do có 2 dãy vật liệu mắc song song. Chính vì thế công suất
phát ra tăng từ 14W lên gần 20W. Tiếp tục cho tăng nhiệt độ máy phát, người làm
đề tài nhận thấy công suất tiếp tục tăng lên và khi đạt gần 26W thì kết thúc quá trình
thử nghiệm này.

Tiếp tục cho hệ thống hoạt động với mức nhiệt độ tăng dần để thu thập dữ liệu
kiểm nghiệm mô hình toán như đã xây dựng như Chương 5. Trong phần thực
nghiệm này, bảng hiển thị nhiệt độ có sự thay đổi chức năng của các đồng hồ nhiệt.
Đồng hồ hiển thị nhiệt độ nước làm mát vào bộ giải nhiệt được kết nối với cảm biến
nhiệt độ mặt nóng đặt trên thân của mặt nóng. Sự thay đổi chức năng đo lường của
đồng hồ đo nhiệt được thể hiện như Hình 6.7.

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 62


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Hình 6.7: Chuyển đổi đồng hồ đo Twin thành Th

Với cách đo nhiệt độ như trên, giá trị nhiệt độ nước và tấm nóng thu được
không phải là nhiệt độ mặt nóng và mặt lạnh. Để tính độ chênh lệnh nhiệt độ hai
mặt của lớp vật liệu nhiệt điện, công thức tính có thêm hệ số điều chỉnh khc. Độ
chênh lệch nhiệt độ được xác định theo công thức sau:

ΔT = khc(Th - Twout) (6.1)

Tiến hành thực nghiệm lấy thông số với tải điện là bóng đèn dây tóc có điện
trở 8 [Ω], các mô-đun cho ghép song song ta có bảng thông số thực nghiệm như
bảng 6.1 sau:

Bảng 6.1: Bảng thực nghiệm quá trình chuyển đổi nhiệt điện
TT U[V] I[A] P[W] Teout[oC] Tein[oC] Th[oC] Twout[oC]
1 7,6 0,97 7,4 220 143 114 33
2 8,13 1,01 8,2 228 149 120 34
3 8,62 1,04 8,9 236 154 126 35
4 9,32 1,09 10,2 247 162 134 36
5 9,73 1,11 10,8 253 167 138 36
6 10,1 1,13 11,4 259 171 142 37
7 10,7 1,14 11,9 265 177 147 38
8 10,9 1,17 12,7 284 192 162 41
9 11,6 1,22 14,1 292 198 167 42
10 12,05 1,26 15,2 307 213 181 49
Từ dữ liệu của bảng thực nghiệm trên, người làm đề tài thành lập bảng giá trị
thực nghiệm với mô hình toán theo tham số điện áp để tìm hệ số khc như Bảng 6.2.
Trong đó UTN là điện áp thực nghiệm, UMH là điện áp tính toán theo mô hình toán đã
xây dựng. khc là hệ số hiệu chỉnh như công thức 6.1. Từ công thức 6.1 kết hợp với
5.10 ta có công thức xác định hệ số hiệu chỉnh như sau:
− �
ℎ� =1− (6.2)

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 63


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Từ công thức hiệu chỉnh, đề tài tìm hệ số hiệu chỉnh từng điểm đo để đưa ra
thông số hiệu chỉnh trung bình Khct. Từ đó ở mỗi điểm đo được hiệu chỉnh theo
công thức sau.

Uhc = Khct . U
MH
(6.3)

Thực hiện phép hiệu chỉnh có bảng tính sai số như sau.

Bảng 6.2 Bảng tính xác định hệ số hiệu chỉnh khc


TT ΔT UTN UMH khc Uhc ΔU
1 81 7,6 9,76 0,78 8,06 0,46
2 86 8,13 10,26 0,79 8,49 0,36
3 91 8,62 10,74 0,8 8,92 0,3
4 98 9,32 11,4 0,82 9,5 0,18
5 102 9,73 11,76 0,83 9,82 0,09
6 105 10,1 12,03 0,84 10,06 0,04
7 109 10,7 12,38 0,86 10,37 0,33
8 121 10,9 13,39 0,81 11,29 0,39
9 125 11,6 13,71 0,85 11,58 0,02
10 132 12,05 14,25 0,85 12,09 0,04
Giá trị trung bình 0,82 0,22

Theo thông số bảng tính trên ta có hệ số hiệu chỉnh trung bình của thí nghiệm
là Khct = 0,82. Áp dụng thông số hiệu chỉnh trung bình như trên vào mô hình toán để
xác định điện áp hiệu chỉnh Uhc cho kết quả sai số như bảng trên, tiến hành vẽ đặc
tuyết so sánh với thực nghiệm được đồ thị công suất và điện áp như Hình 6.8. với
sai số trung bình 0,22[V] và 0,42[W].

Hình 6.8: Đồ thị so sánh thực nghiệm với mô hình toán ở chế độ đấu song song

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 64


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Qua thử nghiệm khả năng phát điện của bộ phận chuyển đổi nhiệt điện, đề tài
kết luận một số điểm cần lưu ý như sau:

- Khi động cơ chạy ở chế độ không tải, công suất của bộ phận chuyển đổi
nhiệt điện có thể đạt gần 30W, quá trình chuyển chế độ diễn ra liên tục.
- Điện áp của bộ phận phát điện khi có dòng tải khoảng 2,5A đạt dưới 10V.
- Thông số thực nghiệm trên động cơ gần sát với mô hình toán và có thể
chấp nhận được với sai số nhỏ.
6.3.2. Thựcănghi mămạch chuyểnăđổiăđi năáp DC-DC

Để đơn giản và tăng giải giá trị các thông số thực nghiệm, hệ thống chuyển đổi
điện áp được thực nghiệm bằng cách cấp nguồn điện từ bộ nguồn riêng. Trên bộ
nguồn có vít chỉnh thay đổi điện áp. Tải điện được sử dụng là bóng đèn dây tóc.
Công suất đầu ra được thay đổi bằng cách chỉnh điện áp ngõ ra. Toàn cảnh thực
nghiệm bộ phận chuyển đổi điện áp tại xưởng điện ô tô được chụp như Hình 6.9.

Hình 6.9: Thí nghiệm đánh giá khả năng phát điện của máy phát nhiệt điện
Tiến hành thử nghiệm bộ chuyển đổi điện áp, người làm đề tài đặt điện áp ngõ
vào mức 9V và tăng dần điện áp ngõ ra đặt trên tải là bóng đèn dây tóc 12V-25W.
Thử nghiệm bắt đầu với thông số ban đầu như Hình 6.10 cho thấy khi đặt mức
chênh lệch điện áp ít hiệu suất của mạch chuyển đổi đạt 87%.

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 65


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Hình 6.10: Dữ liệu thí nghiệm đánh giá khả năng chuyển đổi điện áp của bộ điều khiển điện áp

Sau khi các thông số kết nối ổn định, cho điện áp ngõ ra tăng dần lên tới
15,6V mạch điện vẫn hoạt động cho điện áp và dòng tăng lên và đạt hiệu suất
chuyển đổi 83%. Quá trình thử nghiệm Boost converter điện áp được thể hiện trên
giao diện như Hình 6.11.

Hình 6.11: Đặc tuyến các thông số quá trình thử nghiệm mạch tăng áp

Để thử nghiệm khả năng ổn định điện áp ngõ ra khi có sự thay đổi điện áp ngõ
vào. Thí nghiệm thứ hai đối với mạch chuyển đổi điện áp được tiến hành bằng cách
đặt điện áp ngõ ra ở mức 14V cùng với mức điện áp của các thiết bị điện trên ô tô
và thay đổi điện áp ngõ vào. Kết quả của thử nghiệm như Hình 6.12.

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 66


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Hình 6.12: Đặc tuyến các thông số quá trình thử nghiệm mạch ổn áp

Kết quả như Hình 6.12 cho thấy khi điện áp ngõ vào thay đổi thì điện áp ngõ
ra vẫn đạt mức yêu cầu là 14V.

Qua hai thử nghiệm của mạch chuyển đổi và ổn định điện áp như trên, có hai
vấn đề cần bàn luận như sau:
- Mạch chuyển đổi điện áp có thể boost điện áp tốt với hiệu suất từ 83% đến
87% và mức điện áp đầu vào khoảng từ 9V, mức này phù hợp với điện áp
phát ra của bộ chuyển đổi nhiệt điện như thử nghiệm khả năng phát điện
của các mô-đun nhiệt điện.
- Mạch ổn áp cho điện áp ổn định và đạt công suất cao trên mức phát ra
trong chế độ động cơ chạy không tải.
6.3.3. Thựcănghi măh ăthốngămáyăphátănhi tăđi n

Sau khi thử nghiệm khả năng phát điện của bộ phận phát điện và hoạt động
của mạch chuyển đổi điện áp cho kết quả tương đối phù hợp với điều khiện hoạt
động của hai bộ phận trên. Để tài tiến hành ghép nối các bộ phận của hệ thống và
tạo tải điện để thu thập dữ liệu máy phát. Điện áp phát ra cung cấp cho tải được
thiết lập có mức điện áp ổn định 14V.

Sau khi cho động cơ hoạt động ở số vòng quay 2.500 vòng/phút. Nhiệt độ của
đường ống xả bắt đầu tăng, hệ thống bắt đầu cho điện. Khi nhiệt độ khí xả vào máy
phát đạt 245OC, nhiệt độ khối nóng đạt 140 OC hệ thống bắt đầu cho kéo tải điện với
bóng đèn 20W. Trạng thái hệ thống lúc này được quan sát như Hình 6.13.

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 67


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Hình 6.13 Đặc tuyến các thông số trạng thái 1 quá trình thử nghiệm máy phát điện
Căn cứ theo thông số và đặc tuyến Hình 6.13, máy phát đang phát ra công
suất 23,4W điện áp đạt 9,13V. Bộ chuyển đổi điện áp đạt hiệu suất 81%, tải điện có
điện áp 14,2V và công suất của tải là 19W. Sau một khoảng thời gian nhiệt độ khí
vào đạt 295 OC, nhiệt độ tấm nóng đạt 157 OC. Trạng thái hệ thống được quan sát
như Hình 6.14.

Hình 6.14: Đặc tuyến các thông số trạng thái 2 thử nghiệm máy phát nhiệt điện

Căn cứ theo thông số và đặc tuyến Hình 6.14, máy phát đang phát ra công
suất 22,7W điện áp đạt 10,21V. Bộ chuyển đổi điện áp đạt hiệu suất 81%, tải điện
có điện áp 14,1V và công suất của tải là 18W.

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 68


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Như vậy hệ thống máy phát nhiệt điện hoạt động cho điện áp trên 20W ở mức
điện áp chuẩn 14V. Với mức điện áp này có thể tham gia cung cấp cho hệ thống
điện trên ô tô hoặc sử dụng cấp nguồn cho một số thiết bị điện khác. Để thử nghiệm
khả năng tham gia cung cấp điện cho hệ thống trên ô tô, đề tài tiến hành thử nghiệm
khả năng nạp cho ắc quy. Toàn cảnh thử nghiệm nạp Accu được chụp như Hình
6.15.

Hình 6.15 Thử nghiệm khả năng nạp ắc quy của máy phát

Sau khi kết nối đầu ra công suất của máy phát với ắc quy. Bắt đầu chỉnh điện
áp tăng dần từ mức 12V, khi điện áp chỉnh đạt trên mức điện áp ắc quy thì hệ thống
bắt đầu nạp. Trạng thái hệ thống được quan sát như Hình 6.16.

Hình 6.16: Thông số trạng thái 1 của hệ thống khi nạp ắc quy

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 69


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Từ Hình 6.16 ta thấy rằng điện áp nạp ắc quy đạt 13,3V dòng nạp đạt 1,1A,
công suất nạp là 15W trong khi hệ thống phát ra công suất 17W, hiệu suất chuyển
đổi điện áp là 90%. Tiếp tục tăng dần điện áp nạp ắc quy lên mức cao hơn. Hệ
thống lúc này được quan sát như Hình 6.17.

Hình 6.17: Thông số trạng thái 2 của hệ thống khi nạp ắc quy
Quan sát hình chụp các thông số như Hình 6.17 cho thây công suất nạp lúc
này đã lên tới 16,9W, dòng nạp đạt 1,3A và hệ thống đang phát ra công suất 19,5W.
Hiệu suất chuyển đổi điện áp đạt 87%. Khi điện áp tăng lên 13,5V, thông số của hệ
thống được mô tả như Hình 6.18.

Hình 6.18: Thông số trạng thái 3 của hệ thống khi nạp ắc quy
Quan sát thông số hệ thống từ Hình 6.18 cho thấy hệ thống đang nạp với công
suất gần 20W, máy phát cung cấp công suất 24,3W và hiệu suất chuyển đổi giảm

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 70


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

xuống còn 82%. Tiếp tục tăng điện áp nạp ắc quy lên 13,7V. Lúc này hệ thống máy
phát đang nạp ắc quy với dòng nạp 1,7A, công suất nạp đạt 23,7W trong khi bộ
phận phát điện phát ra công suất gần 30W ở mức điện áp 9,23V. Các thông số được
quan sát như Hình 6.19.

Hình 6.19: Thông số trạng thái 4 của hệ thống khi nạp ắc quy
Trong điều kiện hoạt động ở chế độ động cơ chạy không tải với tốc độ 2500
vòng/phút. Khi tiếp tục tăng diện áp cho thấy hệ thống bị quá tải. Điều này chứng tỏ
rằng công suất của máy phát nhiệt điện ở điều kiện trên chỉ đạt 30W, điều này phù
hợp với kết quả mô phỏng như Hình 5.32 ở Chương 5.

6.4. K tăluậnăthựcănghi m

Sau quá trình thực hiện, kết quả thực nghiệm cho thấy hệ thống máy phát nhiệt
điện có thể hoạt động tốt trên động cơ và cho công suất tối đa 30W. Điện áp sau bộ
chuyển đổi đạt mức điện áp ổn định 14V. Kết cấu máy phát nhỏ gọn có khả năng bố
trí trên xe hiện hành. Các thông số thử nghiệm trong quá trình hoạt động của máy
phát phù hợp với mô hình toán được xây dựng. Sản phẩm điện của máy phát sau khi
qua bộ chuyển đổi điện áp có thể ứng dụng bổ sung nguồn điện cho hệ thống cung
cấp điện.

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 71


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

K TăLU NăVÀăĐ ăNGH

I. K tăluận

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã đạt được một số kết quả như sau:

- Nghiên cứu đánh giá nhiệt lượng phát thải trên động cơ đốt trong.

- Nghiên cứu ứng dụng hiệu ứng nhiệt điện chuyển đổi nhiệt khí xả thành điện
năng cung cấp cho phụ tải trên ô tô.

- Mô hình hóa máy phát nhiệt điện cỡ nhỏ thu hồi nhiệt phát thải trên động cơ
đốt trong.

- Thiết kế và chế tạo hệ thống máy phát nhiệt điện tận dụng nhiệt khói thải động
cơ trên ô tô.

- Thực nghiệm khả năng ứng dụng máy phát nhiệt điện cho động cơ đốt trong
và kiểm nghiệm mô hình toán đã xây dựng.

Sản phẩm nghiên cứu bao gồm:

- Mô hình hệ thống máy phát nhiệt điện

- 01 bài báo khoa học đăng trên tuyển tập các công trình nghiên cứu của hội Cơ
học Thủy khí Việt Nam 2013.

- 01 bài báo khoa học đăng trên tạp chí Khoa Học Giáo Dục Kỹ Thuật số 28,
tháng 8 năm 2014.

- 01 bài báo khoa học gửi hội nghị Cơ học Thủy khí Việt Nam 2014 tại Ninh
Thuận.
II. Nh ngăvấnăđềăcònătồnătại

Mặc dù còn nhiều vấn đề hạn chế, đề tài đã đạt được một số thành công nhất
định như trên. Tuy nhiên, đề tài còn nhiều vấn đề chưa giải quyết triệt để như sau:

- Máy phát nhiệt điện có công suất còn quá nhỏ so với tiềm năng nhiệt lượng
khí thải, hệ thống chỉ mới thực nghiệm trên động cơ chạy ở chế độ không tải.

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 72


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

- Chưa nghiên cứu sâu về truyền nhiệt trong các thiết bị thu hồi nhiệt cũng như
cơ học lưu chất của dòng khí xả ở các chế độ hoạt động khác nhau của động
cơ.
- Chưa đánh giá được mức độ tiết kiệm nhiên liệu của động cơ khi lắp đặt máy
phát nhiệt điện.
III. Hướngăphátătriểnăc aăđềătƠi

Trước những vấn đề còn tồn tại mà đề tài chưa giải quyết như trên, trong
tương lai đề tài sẽ hướng tới việc nghiên cứu và mô hình quá dòng lưu chất khí xả
của động cơ đốt trong. Đồng thời nghiên cứu sâu quá trình truyền nhiệt và các loại
vật liệu nhiệt điện nhằm mở rộng công suất máy phát và thử nghiệm trên xe thực tế.
Bên cạnh đó đề tài sẽ nghiên cứu so sánh hai phương án làm mát là sử dụng gió và
nước để tận dụng luồng gió khi xe vận hành nhằm tối ưu hóa công suất thu được từ
máy phát nhiệt điện.

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 73


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

TÀI LI U THAM KH O

[1] Lê Viết Lượng, Nguyễn Ngọc Hải, Lê Văn Đức, Phạm Lê Dần, Nồi hơi tận
dụng nhiệt khí xả động cơ Diesel tàu thủy kiểu Moduyn, Tạp chí khoa học công
nghệ hàng hải số 21-01/2010.

[2] Nguyễn Hà Hiệp, Đào Trọng Thắng, Kết quả thử nghiệm thiết bị phát điện tận
dụng nhiệt năng của khí thải trên động cơ Toyota 7KE, Tạp chí Khoa học và Kỹ
thuật số 156-08/2013.

[3] Douglas T. Crane,John W. LaGrandeur, Thermoelectric Waste Heat Recovery


Program for Passenger Vehicles, National Renewable Energy Laboratory - Caltech
University.

[4] Gregory P. Meisner, Skutterudite Thermoelectric Generator For Automotive


Waste Heat Recovery, General Motors Global Research & Development.

[5] Jihad G. Haidar Jamil I. Ghojel, Waste heat recovery from the exhaust of low-
power diesel engine using thermoelectric genetators, 20th International Conference
on Themoelectric 2001(IEEE).

[6] Kalyan K. Srinivasan, Pedro J. Mago, Sundar R. Krishnan, Analysis of exhaust


waste heat recovery from a dual fuel low temperature combustion engine using an
Organic Rankine Cycle, Enegry số 35-2010.

[7] Phạm Văn Kiên, Nghiên cứu tính toán thiết kế hệ thống điều hòa trên ô tô kiểu
hấp thụ sử dụng nhiệt khí thải, Luận văn Thạc sĩ, ĐH Sư Phạm Kỹ thuật Tp. HCM,
2011.

[8] Audi, Motor Vehicle Exhaust Emissions, Self-Study Programmer 230.

[9] Hoàng Đình Tín, Lê Chí Hiệp, Nhiệt động lực học kỹ thuật, Nhà xuất bản Khoa
Học và Kỹ Thuật, 1997.

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 74


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

[10] Hoàng Đình Tín, Cơ sở truyền nhiệt và thiết bị trao đổi nhiệt, Nhà xuất bản
Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh, 2013.

[11] G. Jeffrey Snyder, Small Thermoelectric Generators, The Electrochemical


Society interface, 2008

[12] F.Ommi, E.Movahednejad, K. Nekofar, Study of injection parameters on


performance and fuel consumption in a port-injected gasoline engine with
experimental and theoretical methods, Journal of Engineering Annals of Faculty of
Engineering Hunedoara.

[13] BOSCH, Automotive Electric Electronic System.

[14] Đỗ Văn Dũng, Hệ thống điện và điều khiển động cơ, Nhà xuất bản Đại Học
Quốc Gia Tp HCM, 2013.

[15] Modeling of a Thermoelectric Generator for Thermal Energy Regeneration in


Automobiles, Dimitri Tatarinov - Faculty of Engineering, University of Applied
Sciences Trier, Schneidershof, 54293 Trier, Germany

[16] G. Jeffrey Snyder, Small Thermoelectric Generators

[17] Modeling of a Thermoelectric Generator for Thermal Energy Regeneration in


Automobiles, Dimitri Tatarinov - Faculty of Engineering, University of Applied
Sciences Trier, Schneidershof, 54293 Trier, Germany

[18] http://en.wikipedia.org/wiki/Boost_converter

[19] Ni.com

[20] http://martin-jones.com/

[21] ASC712ELCTR Datasheet

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 75


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

PH ăL Că1
HỊNHă NHăQUÁăTRỊNHăGIAăCỌNGăVÀăTH ă
NGHI MăMÁYăPHÁTăNHI TăĐI N

Hình P1.1 Lắp ráp bộ thu hồi nhiệt

Hình P1.2 Lắp ráp mô-đun chuyển đổi nhiệt điện

Hình P1.3 Máy phát nhiệt điện phiên bản làm mát bằng nước và bằng gió

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 76


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Hình P1.4 Két nước giải nhiệt và kết cấu bộ thu hồi nhiệt

Hình P1.5 Hệ thống thu thập dữ liệu không dây sử dụng Geterway Ni-9791

Hình P1.6 Thử nghiệm với hệ thống thu thập dữ liệu không dây

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 77


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Hình P1.7 Thử nghiệm khả năng phát điện của máy phát nhiệt điện

Hình P1.8 Giao diện thu thập thông tin hệ thống phát và chuyển đổi điện áp

Hình P1.9 Thử nghiệm với hệ thống thu thập dữ liệu có dây sử dụng card Ni-6009

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 78


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Hình P1.10 Thử nghiệm hệ thống máy phát với tải điện là bóng đèn 20W

Hình P1.11 Dữ liệu hệ thống khi máy phát kéo tải là bóng đèn 20W

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 79


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

PH ăL Că2
CH NGăTRỊNHăMỌăPH NGăMÁYăPHÁTăNHI Tă
ĐI NăTRÊNăPH NăM MăMATLAB

P2.1. ChươngătrìnhătìmăhƠmăhồiăquyăc aămô-đunăTEG


deltaT=[42 44 46 49 51 53 56 58 62 63 72 79 82 84 87 91
93 95 98]
S=[38.39393939 38.20695592 38.21508564 38.0021645
37.58734403 37.46255003 37.07169913 36.92816092
36.80156403 36.6962482 36.45138889 35.20023015
35.01607539 34.998557 35.0210728 34.80769231 34.76686217
34.7277512 34.47619048];
Us=[1.613 1.681 1.758 1.862 1.917 1.986 2.076 2.142
2.282 2.312 2.624 2.781 2.871 2.94 3.047 3.168 3.233
3.299 3.379]
polyfit(deltaT,S,1%Ham tim phuong trinh S theo deltaT
%Ve do thi so sanh thuc nghiem voi ham hoi quy
S1=-0.0722*deltaT+41.3217;
U1=-0.0722*10^-3*deltaT.*deltaT+41.3217*10^-3*deltaT
plot(deltaT,S)
hold on
plot(deltaT,S1)
title('Dac tuyen he so Seebeck theo nhiet do')
xlabel('Th-Tc[oC]')
ylabel('S[.10^-3]')
grid on
legend('Du lieu thuc nghiem','Ham hoi quy')
P2.2. Chươngătrìnhămôăphỏngăsựăph ăthuộcăc aănhi tăđộătớiăthôngăsốămáyăphátă
RL=5
Tc=50
Th=80:1:280
DeltaT=Th-Tc
Us1=-0.0722*10^-3*(Th-40).*(Th-40)+41.3217*10^-3*(Th-40)
Us2=-0.0722*10^-3*(Th-60).*(Th-60)+41.3217*10^-3*(Th-60)

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 80


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Us3=-0.0722*10^-3*(Th-80).*(Th-80)+41.3217*10^-3*(Th-80)
UL1=Us1*RL/(RL+1.6)
UL2=Us2*RL/(RL+1.6)
UL3=Us3*RL/(RL+1.6)
PL1=UL1.*UL1.*(RL).^-1
PL2=UL2.*UL2.*(RL).^-1
PL3=UL3.*UL3.*(RL).^-1
IL1=UL1.*RL.^-1
deltaQ=-0.5*1.6*IL1.^2+(-0.0722*10^-3*(Th-
40)+41.3217*10^-3)*IL1.*(Th-40)
%Ve do thi
plot(Th,deltaQ,'b--','LineWidth',2)
hold on
plot(Th,PL2,'b-','LineWidth',2)
hold on
plot(Th,PL3,'b*','LineWidth',0.5)
title('Dac tuyen PL theo nhiet do ,RL=5[Ohm]')
xlabel('Th[oC]')
ylabel('PL[W]]')
grid on
legend('Q','60','80')
P2.3. ChươngătrìnhămôăphỏngăvƠăkiểmănghi mămáyăphátănhi tăđi n
%khai bao bang gia tri thuc nghiem
Tc=[33 34 35 36 36 37 38 41 42 49]
Th=[114 120 126 134 138 142 147 162 167 181]
PTN=[7.4 8.2 8.9 10.2 10.8 11.4 11.9 12.7 14.1 15.2]
UTN=[7.6 8.13 8.62 9.32 9.73 10.1 10.7 10.9 11.6 12.05]
%các thông số của lớp vật liệu nhiêt điện
Ri0=6.4; % dien tro trong cua mot mang TEG
Lambda=0.22; % he so dan nhiet cua module TEG
xicma=0.004 ;% be day cua vat lieu 4mm
F=64*10^-4; % dien tich trao doi nhiet

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 81


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Kt=4*F*Lambda/xicma; % he so dan nhiet cua lop vat lieu


RL=9; % dien tro bong den thu nghiem
deltaT=0.82*(Th-Tc);
var=(Th-Tc)
S0=-0.2888*10^-3*deltaT+165.2868*10^-3;
% thong so nhiet dien 4 module mac song song
S=S0;
Ri=Ri0/4
Us=S.*deltaT;
UL=RL.*Us.*(Ri+RL).^-1;
PL=UL.*UL.*RL.^-1;
IL=UL.*RL.^-1;
% thong so truyen nhiet
Qi=-0.5*IL.^2*Ri + S.*IL.*Th+Kt*deltaT;
Qo=0.5*IL.^2*Ri + S.*IL.*Tc+Kt*deltaT;
deltaQ=(Qi-Qo);
H=PL/Qi;
% thong so nhiet dien 4 module mac hon hop
S1=2*S0;
Ri1=Ri0
Us1=S1.*deltaT;
UL1=RL.*Us1.*(Ri1+RL).^-1;
PL1=UL1.*UL1.*RL.^-1;
IL1=UL1.*RL.^-1;
% thong so truyen nhiet
Qi1=-0.5*IL1.^2*Ri1 + S1.*IL1.*Th+Kt*deltaT;
Qo1=0.5*IL1.^2*Ri1 + S.*IL1.*Tc+Kt*deltaT;
H1=PL1/Qi1;
% thong so nhiet dien 4 module mac noi tiep
S2=4*S0;
Ri2=4*Ri0
Us2=S2.*deltaT;

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 82


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

UL2=RL.*Us2.*(Ri2+RL).^-1;
PL2=UL2.*UL2.*RL.^-1;
IL2=UL2.*RL.^-1;
% thong so truyen nhiet
Qi2=-0.5*IL2.^2*Ri2 + S2.*IL2.*Th+Kt*deltaT;
Qo2=0.5*IL2.^2*Ri2 + S2.*IL2.*Tc+Kt*deltaT;
H2=PL2/Qi2;
% thong so DC-DC converter-1
Vo=14
Vi=UL
Po=0.85*UL.*IL
Io=Po./14
% thong so DC-DC converter-2
Vo=14
Vi=UL1
Po1=0.85*UL1.*IL1
Io1=Po1./14
% thong so DC-DC converter-3
Vo=14
Vi=UL2
Po2=0.85*UL2.*IL2
Io2=Po2./14
% thong so bom nuoc
Twi=40;
Two=60;
Gp=Qo/(4200*(Two-Twi));
Gp1=Qo1/(4200*(Two-Twi));
Gp2=Qo2/(4200*(Two-Twi));
% in ket qua xem hang
plot(var,PL,'r--','LineWidth',2);
hold on;
plot(var,PTN,'b','LineWidth',2);

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 83


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

hold on;
plot(var,UL,'r--','LineWidth',2);
hold on;
plot(var,UTN,'b','LineWidth',2);
hold on;
grid on;
% chu thich cho hinh anh
title('So sanh thuc nghiem voi mo hinh toan')
xlabel('Th-Tc[oC]')
ylabel('P[A] U[[V]')
%ylabel('Gp[Kg/s]')
legend('P-MH','P-TN','U-MH','U-TN')
%legend('Gp')

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 84


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

PH ăL Că3
CÁCăBÀIăBÁOăKHOAăH C
P3.1. BƠiăbáoăđĕngătrênătuyển tập các công trình khoa học Hội ngh Khoa học
Cơăhọc Th y khí toàn quốc 2013 ậ bài số 20, trang 195.
Nghiên c uăxácăđ nh nhi tălư ng khí xả trênăđộngăcơăxĕngăthôngă
qua h số dưălư ng không khí
Đỗ Văn Dũng, Lê Quang Vũ, Huỳnh Phước Sơn(1)
(1)
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt: Nhiệt năng phát thải qua đường ống xả trên động cơ ô tô là một nguồn năng lượng lãng phí rất
lớn diễn ra hằng ngày trên toàn thế giới. Chính vì thế việc nghiên cứu thu hồi nguồn năng lượng này đang
được các nhà khoa học cũng như các phòng thí nghiệm quốc gia của nhiều nước tiên tiến và các hãng ô tô như
Toyota, GM đặt làm mục tiêu hàng đầu cho chiến lược phát triển. Bài báo này trình bày phương pháp xác định
nhiệt lượng khí xả trên động cơ xăng thông qua hệ số dư lượng không khí được xác định nhờ cảm biến đặt trên
đường ống xả nhằm mục đích nghiên cứu thu hồi nhiệt lượng phát thải của động cơ ô tô.
Từ khóa: Hệ số dư lượng không khí, tỷ lệ hòa khí, nhiệt phát thải.

Research to determine the waste heat from the exhaust of gasoline


engines through Lambda coefficient
Abstract: The heat from exhaust gas which is produced by internal combustion engines is wasted energy
in vehicles. Therefore, the study for regenerating this energy is considered by many scientists in the world.
Even, it is one of the most important objects which many automakers want to approach such as GM and
Toyota. This paper presents the method to determine the quantity of heat energy from exhaust gas by lambda
coefficient in internal combustion engines. The amount of exhaust gas is measured by the lambda sensor which
is located in the exhaust pipe. The signal from the sensor is used to calculate the energy quantity could be
regenerated.
Key words: lambda coefficient, air fuel ratio, waste heat

1.ăĐặt vấnăđề
Ngày nay, công nghệ điều khiển hỗn hợp nhiên liệu bằng điện tử cho động cơ đốt trong ngày càng phát
triển và đạt được nhiều thành quả trong việc tiết kiệm nhiên liệu. Đặc biệt trên động cơ xăng, với việc lắp đặt
hệ thống kiểm soát tỷ lệ hoà khí dựa vào tín hiệu cảm biến lambda đã cho động cơ hoạt động với tỷ lệ hoà
khí gần đạt mức tiêu chuẩn theo lý thuyết. Điều này có nghĩa là toàn bộ nhiên liệu đã được đốt cháy hoàn
toàn trong xy lanh cho hiệu suất cháy cao nhất. Tuy nhiên do đặc điểm của động cơ đốt trong là hiệu suất
nhiệt còn thấp nên một lượng nhiệt khá lớn được phát thải qua đường ống xả trong thì thải của động cơ.
Nghiên cứu này xác định nguồn nhiệt phát thải qua đường ống xả động cơ Toyota 5S-FE có trang bị hệ thống
phun xăng điện tử, kiểm soát tỷ lệ hòa khí A/F nhờ cảm biến lambda. Thông số nguồn nhiệt phát thải qua
đường ống xả ở điều kiện cháy gần đạt mức tiêu chuẩn là yếu tố hết sức quan trọng trong việc đánh giá, thu
hồi nguồn nhiệt phát thải từ động cơ đốt trong.
Nội dung nghiên cứu bao gồm:
- Nghiên cứu phương pháp xác định khối lượng khí xả thông qua hệ số dư lượng không khí và thời
gian mở kim phun.
- Xác định, đánh giá nhiệt lượng phát thải qua đường ống xả ở điều kiện tỷ lệ hoà khí gần đạt mức
tiêu chẩn.

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 85


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

2.ăTínhătoánălư ng khí xả vƠăxácăđ nh các thông số


2.1. Tính toán lượng khí xả
Nếu ta xem lượng khí lọt là rất nhỏ so với lượng khí xả và có thể bỏ qua. Mô hình tính toán khối lượng
khí xả theo từng chu trình động cơ được xây dựng dựa vào lượng khí nạp và lượng nhiên liệu trong một chu
trình như hình 1.

Hình 1: Mô hình tính toán lượng khí xả


Theo mô hình này, lượng khí xả me[kg] được tính theo công thức:
me = ma+ mf (1)
Trong đó:
- me: Khối lượng khí xả trong một chu trình [kg].
- ma: Khối lượng khí nạp trong một chu trình [kg].
-mf: Khối lượng nhiên liệu trong một chu trình [kg].
Tuy nhiên việc xác định trực tiếp lượng khí xả me gặp nhiều khó khăn vì khi vận hành thông số hoạt
động của hệ thống có sự thay đổi. Đặc biệt với nhiệt độ cao rất khó lắp đặt các thiết bị đo lường. Chính vì thế
lượng khí xả me được tính theo lượng nhiên liệu mf thông qua hệ số dư lượng không khí λ như sau:
me = mf(14,7λ+1) (2)
Hệ số dư lượng không khí λ được tính theo công thức:
(A )��
�= (3)
(A )�

Trong đó:
- A : Tỷ lệ khối lượng không khí nhiên liệu lý thuyết. Theo lý thuyết, tỷ lệ tiêu chẩn nhiên liệu

xăng có (A ) � = 14,7.

- (A )�� : Tỷ lệ không khí nhiên liệu thực tế theo từng chế độ hoạt động của động cơ và khả năng điều
khiển hòa trộn của các hệ thống cung cấp nhiên liệu.
Nhiệt lượng khí xả trong một chu trình của động cơ Qe được tính theo công thức:
Qe = CpemeTe (4)
Trong đó:
- Qe: Nhiệt lượng khí xả trong một chu trình [J].
- Cpe: Nhiệt dung riêng khối lượng đẳng áp của khí xả [J/kg.OK].
- Te: Nhiệt độ khí xả [oK].
Từ công thức (2) và (4) ta có công thức tính nhiệt lượng khí xả trong một chu trình động cơ như sau:
Qe = Cpemf(14,7.λ+1)Te (5)
Trong công thức (5), Te được đo trực tiếp từ cảm biến nhiệt độ khí xả trên đường ống thải. Giá trị mf
được xác định thông qua thời gian mở kim phun và đặc tuyến kim phun. Hệ số λ được xác định trực tiếp nhờ
cảm biến lambda gắn trên đường ống xả. Cpe được xác định dựa vào thành phần và nhiệt độ khí xả của động
cơ xăng.

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 86


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

2.2. Xác định các thông số cơ bản


Một cách tương đối có thể xem thành phần khí xả động cơ xăng ở điều kiện tỷ lệ hoà khí tiêu chuẩn
chứa các hợp chất cơ bản có tỷ lệ như Bảng1.
Bảng 1:Tỷ lệ khối lượng thành phần khí xả động cơ xăng[1]
Thành phần N2 CO2 H2O Khác(CO)
Tỷ lệ (%) 71 14 13 2
Thành phần khác bao gồm CO, NOx, CxHy và một số loại chất rắn khác, tỷ lệ các thành phần trong
nhóm này thay đổi theo tỷ lệ của hòa khí, chất phụ gia nhiên liệu, chế độ hoạt động của động cơ nên rất khó
xác định. Tuy nhiên trong đó lượng CO chiếm tỷ lệ trên 80%[1] nên ta xem toàn bộ là CO.
Nhiệt dung riêng khối lượng đẳng áp các thành phần khí Cp phụ thuộc vào nhiệt độ theo công thức
sau[4]:
�µ
Cp = ( + . � + �. � 2 + . � 3 + . � 4 ) (6)
µ

Trong đó:
- µ: Khối lượng 1 kmol chất khí [kg/Kmol].
- Rµ : Hằng số chất khí.
- T : Nhiệt độ [OK]
Với thành phần như bảng1 ta xác định được phương trình nhiệt dung riêng đẳng áp khí xả Cpe theo nhiệt
độ như sau:
Cpe=1,105 − 0,099. 10−3 . � + 0,586. 10−6 . � 2 − 0,270 . 10−9 . � 3 + 0,002. 10−12 . � 4 (7)
Lượng nhiên liệu mf cung cấp cho một chu trình xác định bằng cách đo thời gian mở kim phun. Kim
phun được sử dụng có thông số kỹ thuật trong bảng 2.
Bảng 2:Thông số kim phun xăng ở 25OC[5]

Áp suất nhiên liệu[kPa] 200 300 400 500

Lưu lượng [kg/h] 6,99 8,39 9,9 11,3

Động cơ Toyota 5S-FE sử dụng kim phun ở mức áp suất 300kPa với điều kiện thử nghiệm 25oC nên lưu
lượng chọn là G0=8,39 [kg/h]. Lượng nhiên liệu mf cung cấp từ kim phun theo thời gian mở được tính theo
công thức:
�� . 0
mf = k. (8)
3600 .10 3

Trong đó:
- tp: Thời gian mở kim phun [ms]
- k: Hệ số đáp ứng của kim phun khi điều khiển bằng xung với kim phun được sử dụng có k = 0,95
được xác định từ thực nghiệm.
Từ (5) và (8) ta có công thức xác định nhiệt lượng khí xả trong một chu trình theo các thông số hoạt
động của động cơ như sau:
Qe = 2,21.10-6Cpe .tp(14,7.λ+1)Te (9)
Từ công thức (7) và (9) ta thấy rằng để xác định nhiệt lượng khí xả động cơ, ta cần phải xác định các
thông số hoạt động như thời gian mở kim phun tp, nhiệt độ khí xả Te và hệ số dư lượng không khí λ.

2.3. Xác định các thông số hoạt động


Động cơ 5S-FE được chọn làm thí nghiệm là động cơ xăng dung tích xy lanh 2.2 lít sử dụng trên xe
Toyota Camry có thông số cơ bản như trong bảng 3.
Bảng 3:Thông số kỹ thuật của động cơToyota 5S-FE

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 87


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Đường kính x hành trình píttông [mm] 94 x 90


3
Thể tích xy lanh [cm ] 2200
Công suất cực đại[mã lực]/[vòng/phút] 130/5400
Mômen cực đại [kgm]/[rpm] 140/4400
Tỉ số nén 9,5:1
2
Áp suất nhiên liệu[kg/cm ] 3

Để thu thập dữ liệu hoạt động của động cơ và xác định thông số hoạt động, sơ đồ khối thí nghiệm được
xây dựng như hình 3.Trong sơ đồ khối thu thập dữ liệu, tín hiệu xung điều khiển kim phun xăng được sử
dụng cho hai mục đích: Đo thời gian mở kim phun tp bằng phương pháp bắt xung. Đo tốc độ động cơ Ne
bằng phương pháp xác định tần số xuất hiện xung như hình 2.

Hình 2: Giản đồ xung điều khiển phun xăng

Hình 3: Sơ đồ khối hệ thống thu thập dữ liệu


Các cảm biến bao gồm cảm biến nhiệt độ đo nhiệt độ khí xả Te[OK], cảm biến vị trí bướm ga đo mức tải
động cơ [%], cảm biến lambda đo hệ số dư lượng không khí λ. Cảm biến lambda đo hệ số dư lượng không
khí λ báo về bộ điều khiển dưới dạng điện áp. Đặc tuyến hoạt động của cảm biến được mô tả như hình 4.[3]

Hình 4: Đặc tuyết cảm biến Lambda

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 88


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Mạch thu thập và chuyển đổi dữ liệu sử dụng vi điều khiển Atmega32 của hãng Atmel thu thập dữ liệu
và giao tiếp với máy tính hiển thị thông tin. Mạch điện có sơ đồ nguyên lý như hình 5.

Hình 5: Mạch thu thập và xử lý dữ liệu


Trong mạch thu thập dữ liệu, ba kênh ADC của Atmega32 gồm ADC0, ADC1, ADC2 được sử dụng để
đo tín hiệu cảm biến vị trí bướm ga, tín hiệu cảm biến lambda và tín hiệu cảm biến nhiệt độ khí xả. Ba tín
hiệu này được các cảm biến báo về đưới dạng điện áp, vi điều khiển chuyển đổi thành dữ liệu số trước khi
truyền về máy tính. Xung điều khiển kim phun được đưa về bộ so sánh tín hiệu AIN0, AIN1 của Atmega32
để nhận dạng xung điều khiển kim phun. Giải thuật lập trình cho vi điều khiển được xây dựng như hình 6.

Hình 6: Lưu đồ giải thuật thu thập dữ liệu


Dữ liệu của mạch thu thập gửi về máy tính thông qua cổng COM được xử lý và hiển thị thông số hoạt
động thông qua một giao diện lập trình trên nền phần mềm LabVIEW. Giao diện hiển thị các thông số hoạt
động của động cơ và các giá trị đo đạc như trên hình 7.

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 89


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Hình 7: Giao diện thu thập dữ liệu

3. Thí nghi m và thảo luận


Thí nghiệm thu thập dữ liệu xác định nhiệt lượng khí xả bố trí trên động cơ được mô tả như trong hình
8.

Hình 8: Bố trí thí nghiệm

Sau khí lắp đặt các cảm biến, động cơ được cho chạy thí nghiệm ở hai chế độ hoạt động thường xuyên
bao gồm chạy trong thành phố (1) và chạy trên đường trường (2). Các chế độ cho hoạt động ổn định để ECU
đi vào chế độ điều khiển close-loop. Với chế độ này, ECU sẽ căn cứ vào thông số cảm biến lambda để điều
khiển tỷ lệ hòa khí xoay quanh giá trị tiêu chuẩn 14,7:1. Tín hiệu cảm biến lambda báo về ECU có sự dao
động tuần hoàn với mức điện áp từ 200 mV đến 800 mV [2], bộ điều khiển sẽ đo được mức trung bình khoảng
450 mV. Tín hiệu cảm biến lambda lúc này có dạng như hình9.

Hình 9: Tín hiệu cảm biến lambda


Thông qua các dữ liệu cài đặt và thu thập được từ các tín hiệu phản hồi, dữ liệu được thống kê như ở
bảng 4.
Bảng 4:Dữ liệu thực nghiệm xác định nhiệt lượng phát thải của động cơ.
Chế độ Mức tải[%]- Lượng Nhiệt lượng Nhiệt lượng[kW]-
hoạt động Tốc độ động nhiên liệu phát thải nhiệt độ[K] phát
cơ [v/p] [mg/CT] [kJ/CT] thải trung bình

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 90


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

1 30-1700 11,29 0,14 7,99-683


2 60-3000 26,79 0,37 30,87-743
Qua bảng thông số thí nghiệm trên ta nhận thấy rằng ở hai chế độ hoạt động thường xuyên của động cơ,
mức nhiệt phát thải có thể thu hồi được sau đường ống xả dao động từ 27% đến 29% nếu lượng nhiên liệu
được đốt cháy hoàn toàn. Như vậy, với điều kiện tỷ lệ hòa khí tốt nhất,động cơ đốt trong vẫn phát thải một
lượng nhiệt khá lớn với nhiệt độ đạt khoảng 400oC đến 500oC.

4.ăK tăluận
Đề tài đã xác định được nhiệt lượng phát thải qua đường ống xả của động cơ Toyota 5S-FE. Với điều
kiện hoạt động của động cơ có sự kiểm soát tiết kiệm nhiên liệu, năng lượng phát thải vẫn chiếm từ 27% đến
29% năng lượng nhiên liệu đưa vào buồng đốt. Đây là cơ sở quan trọng trong việc nghiên cứu thu hồi năng
lượng phát thải của động cơ xăng nhằm mục đích tiết kiệm nhiên liệu. Thông số của đề tài này là cơ sở quan
trọng để nhóm tác giả hướng tới nghiên cứu các phương án thu hồi nhiệt lượng phát thải chuyển thành điện
năng cung cấp cho phụ tải trên ô tô theo nguyên lý hiệu ứng Seebeck về nhiệt điện.
TƠiăli uăthamăkhảo
[1].Audi, Motor Vehicle Exhaust Emissions,Self-Study Programmer 230.
[2]. BOSCH, Automotive Electric Electronic System.
[3]. Đỗ Văn Dũng, Điện động cơ và điều khiển động cơ. NXB ĐH QG TP HCM, 2013.
[4]. Hoàng Đình Tín, Lê Chí Hiệp, Nhiệt động lực học kỹ thuật, Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật, 1997.
[5].F.Ommi, E.Movahednejad, K. Nekofar Study of injection parameters on performance and fuel consumption in a port-
injectedgasoline engine with experimental andtheoretical methods, Journal of Engineering Annuals of Faculty of
Engineering Hunedara.

P3.2. Bài báo đĕngătrên Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Giáo d c số 28/2014
NGHIÊN C U NG D NG HI U NG SEEBECK THU H I NHI T
KHÓI TH IăTRÊNăĐ NGăC ăĐ T TRONG THÔNG QUA MÁY
PHÁT NHI TăĐI N
THE STUDY ON APPLICATION OF THE SEEBECK EFFECT TO THE
ENERGY RECOVERY FROM EXHAUST GAS BY THERMO-ELECTRIC
GENERATOR
Đỗ Văn Dũng, Lê QuangVũ(1)
(1)
Trường Đại học SưPhạm KỹThuật Tp. HồChí Minh
TÓM T T

Theo ước tính, khoảng 40% năng lượng từ quá trình cháy trong buồng đốt của động
cơ đốt trong phát thải ra môi trường bên ngoài dưới dạng nhiệt năng của khói thải. Điều
này có nghĩa là có tới 40% lượng nhiên liệu hóa thạch được đốt cháy hằng ngày chỉ thải
nhiệt ra bầu không khí, làm ô nhiễm môi trường. Bài báo trình bày phương pháp ứng dụng
hiệu ứng Seebeck, chuyển đổi trực tiếp nhiệt năng khói thải thành điện năng cung cấp cho
các phụ tải điện trên ô tô. Kết quả nghiên cứu góp phần giảm tiêu hao nhiên liệu, giảm ô
nhiễm môi trường và chống lại sự ấm lên toàn cầu.
Từ khóa: Nhiệt phát thải, hiệu ứng Seebeck, động cơ đốt trong

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 91


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

ABSTRACT
According to the most recent estimates, the internal combustion engine has lost
around 40% of energy in the form of emission heat. On average, 40% of fossil fuels are
burned daily just wasted heat into the environment. This paper presents the application of
the Seebeck effect to recover energy through thermo-electric generator from internal
combustion engine emissions. This thermo-electric generator will provide the additional
electrical power in automobile to supply electrical loads, thereby, reducing the fuel
consumption, emission and global warming.
Keywords: Waste heat, Seebeck effect, Internal combustion engine
1. Đ TăV NăĐ - Đánh giá mức độ giảm phát thải nhiệt
Ngày nay, mặc dù công nghệ chế tạo trên động cơ xăng khi lắp đặt hệ thống thu
và điều khiển động cơ đốt trong đã đạt tới hồi.
mức tối ưu. Nhưng vì đặc thù riêng nên 2. TệNHă TOÁNă XÁCă Đ NH CÁC
hiệu suất động cơ vẫn còn thấp và chỉ đạt THÔNG S C ăB N
khoảng từ 25% đến 35%. Một lượng nhiệt
2.1. Môăhìnhămoduleănhi tăđi năTEG
lớn chiếm từ 35% đến 40%được phát thải
Modulenhiệt điện TEG(Thermoelectric
qua đường ống xả[1].Đây là một lượng tổn
Generator) là thiết bị chuyển đổi nhiệt năng
hao nhiên liệu rất lớn mà hằng ngày các
thành điện năng dựa vào độ chênh lệch
phương tiện giao thông thải ra làm ô nhiễm
nhiệt độ giữa hai mặt trao đổi nhiệt. Quá
môi trường và là một trong những tác nhân
trình trao đổi nhiệt trong TEG diễn ra khá
gây biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, các phụ
phức tạp và tuân theo nhiều hiệu ứng khác
tải điện trên ô tô càng ngày càng nhiều và
nhau. Tuy nhiên,nếu xét về khía cạnh nhiệt
đòi hỏi tỷ lệ nhiên liệu chuyển thành điện
điện có thể chọn mô hình như hình 1[2].
năng ngày càng tăng. Chính vì vậy, vấn đề
thu hồi nhiệt thải để phát điện trở nên cấp
bách được nhiều cá nhân và tổ chức nghiên
cứu. Nghiên cứu này ứng dụng hiệu ứng
Seebeck vào máy phát kiểu nhiệt điện
chuyển đổi trực tiếp nhiệt năng từ khói thải
thành điện năng cung cấp cho hệ thống điện Hình 1: Mô hình module TEG
ô tô nhờ các module nhiệt điện. Các thông
Trong đó: Th [K] - nhiệt độ mặt nóng,
số được xác định và đánh giá trên động cơ
Tc [K] - nhiệt độ mặt lạnh, Us [V] - điện áp
xăng 5S-FE củaToyota. Kết quả nghiên cứu
phát ra theo hiệu ứng Seebeck, Es [V] - suất
sẽ là đóng góp quan trọng trong lĩnh vực
điện động phát ra của TEG, Ri [Ω] - điện
tiết kiệm nhiên liệu, giảm ô nhiễm môi
trở trong của TEG, UL [V] - điện áp ngõ ra
trường cho các phương tiện giao thông.
của TEG, IL[A] - dòng điện qua tải, RL [Ω] -
Nội dung nghiên cứu bao gồm: điện trở tải.
- Nghiên cứu khả năng ứng dụng hiệu Từ mô hình trên ta có các phương trình
ứng Seebeck thu hồi nhiệt khói thải. của TEG như sau.

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 92


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Us = S(Th-Tc) = S.∆T = Es Trong đó:tp[ms]- thời gian mở kim


� .∆� phun được xác định trực tiếp khi động cơ
= � +� = hoạt động. (2)
� �� +�

UL= IL.RL= ES – IL.Ri = S.∆T -


.∆�
. �� Cplà thành phần rất khó
(3)xác định. Giá
�� +�
trị của Cp phụ thuộc vào nhiệt độ và thành
(4) với động cơ
�� 2 .∆� 2
phần của khói thải. Tuy nhiên
� = . = 1− . � +� . �
�� +� �
xăng hiện đại có sự kiểm soát tỷ lệ hòa khí,
O
Trong đó: ∆T [ K] - độ chênh lệch ta xem tỷ lệ hòa khí đạt xoay quanh tiêu
nhiệt độ giữa hai mặt trao đổi nhiệt, S- hệ chuẩn 14,7 và khí xả bao gồm các thành
số Seebeck của vật liệu bán dẫn, P L [W] -
phần như hình 2.
công suất đầu ra của TEG. Từ mô hình trên
ta thấy muốn xác định điện áp và công suất
phát ra của máy phát nhiệt điện chúng ta
cần xác định nhiệt độ hai bề mặt trao đổi
nhiệt Th và Tc của TEG.
2.2. Xácăđ nhănhi tălư ngăthuăhồi
Nhiệt phát thải trong thì xả của động
cơ đốt trong bản chất là nhiệt dư thừa của
quá trình cháy giãn nở. Sản vật cháy lúc
này có nhiệt độ khá cao và khi đi qua bộ thu
Hình 2: Thành phần khí xả động cơ xăng[4]
nhiệt, nhiệt độ sẽ bị giảm. Nhiệt lượng thu
được ở bộ thu, xét trong một chu trình(CT) Thành phần khác ở đây bao gồm CO,
được xác định qua công thức sau. NOx, HC với lượng CO chiếm tỷ lệ trên
� 80% nên ta xem toàn bộ là CO. Với thành
q= mf(kf-a λ+1) �� � (5)
�� phần này, nhiệt dung riêng khối lượng đẳng
Trong đó: q[kJ/CT] - nhiệt lượng thu áp khí xả được xác định theo công thức sau.
hồi, Cp[kJ/kgOK] - nhiệt dung riêng khí xảđi Cp = 1,105 - 0,099.10-3Te+0,586.10-6 Te2 -
qua bộ thu là một hàm số theo nhiệt độ, 0,270.10-9Te3+0,002.10-12.Te4
mf[kg] - khối lượng nhiên liệu, kf-a - tỷ lệ
3. THIă NGHI Mă THUă TH Pă D ă
khối lượng không khí nhiên liệu tiêu chuẩn,
LI U
Ti và To[OK] - nhiệt độ khí xả vào và ra bộ 3.1.Thíănghi măxácăđ nhăthôngăsốăTEG
thu hồi, λ- hệ số dư lượng không khí. Để tiến hành thí nghiệm máy phát nhiệt
Trong công thức (5), kf-a là thông số điện, bộ trao đổi nhiệt được thiết kế đặt trên
tùy thuộc vào loại nhiên liệu được sử dụng. đường ống xả thay thế ống PO phụ trên xe.
Với nhiên liệu xăng kf-a = 14,7. Hệ số λđược Dòng nhiệt từ khí xả động cơ được hấp thụ
xác định nhờ vào cảm biến A/F đặt trên khi đi qua bộ thu nhiệt và đưa tới mặt nóng
đường ống thải động cơ, mf xác định thông
TEG. Mặt lạnh của TEG được giải nhiệt
qua lưu lượng và thời gian mở kim phun.
nhờ bộ làm mát kiểu đối lưu cưỡng bức với
Động cơ 5S-FE làm thí nghiệm sử dụng
dòng gió làm mát được tạo ra khi xe chạy.
kim phun có thông số được xác định qua
công thức[5]: Máy phát nhiệt điện được thiết kếvà chế tạo
như hình3.
mf= 2,214.10-6tp (6)

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 93


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Hình 3: Hình thiết kế và chế tạo máy phát nhiệt điện

Trong máy phát nhiệt điện, module nhiệt Từ thông số thí nghiệm thu được kết hợp
điện được ghép nối dọc theo chiều dài của với mô hình TEG, bằng phương pháp bình
bộ thu nhiệt như để tránh tình trạng phân phương nhỏ nhất nhóm làm đề tài tìm
bố không đồng đều của nhiệt độ dọc theo được phương trình xác định hệ số S theo
chiều dài bộ thu tạo sự khác biệt giữa các sự chênh lệnh nhiệt độ như sau.
bộ chuyển đổi. Mỗi bộ TEG gồm 500 cặp
P-N mắc nối tiếp. Thí nghiệm tiến hành S = - 0,0003.ΔT+ 0,1668
trên động cơ 5S-FE chạy không tải, thay Đồ thị biểu diễn hàm S=f(ΔT) như hình 5.
đổi nhiệt độ bằng cách thay đổi số vòng
quay động cơ. Sơ đồ bố trí thí nghiệm như
hình hình 4.

Hình 5: Đặc tuyến S theo chênh lệch nhiệt độ

Với quy luật biến thiên S như phương


trình (8), điện áp phát ra theo hiệu ứng
Hình 4: Thí nghiệm thu thập dữ liệu máy phát nhiệt điện
Seebeck có phương trình sau.
Dữ liệu thu thập từ thí nghiệm được
Us = - 0,0003ΔT2+ 0.1668 ΔT
trình bày tóm lược trong bảng 1.
Đặc tuyến US theo chênh lệch nhiệt độ
Bảng 1: Dữ liệu thí nghiệm xác định thông số TEG
Th[oC] Tc[oC] Th-Tc UL[V] IL[mA] như hình 6.
98 56 42 5.88 89
104 58 46 6.46 97
111 60 51 6.99 105
117 61 56 7.57 114
127 65 62 8.49 128
139 67 72 9.57 145
149 67 82 10.47 158
156 69 87 11.11 168
163 70 93 11.79 178
168 70 98 12.43 188

Hình 6: Đặc tuyến US theo chênh lệch nhiệt độ

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 94


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

Với phương trình xác định hệ số Seebeck 3.2. Thíă nghi mă đánhă giáă bộă thu
theo công thức (8) và mô hình TEG như nhi t
hình 1, ta có các đặc tuyến của module Thí nghiệm xác định thông số khói thải
TEG 500 cặp P-N đặt dọc theo bộ thu được bố trí theo sơ đồ khối như hình 8.
nhiệt như hình 7.

Hình 7: Kết quả mô phỏng module TEG Hình 8: Bố trí thí nghiệm thu thập dữ liệu khói thải

Qua dữ liệu thí nghiệm ở bảng 1ta thấy Để đánh giá bộ thu nhiệt, bước đầu nhóm
rằng với 500 cặp nhiệt điện hệ số Seebeck nghiên cứu chỉ đánh giá khả năng thu hồi
có thể đạt tới 0,154 khi nhiệt độ mặt nóng nhiệt bằng cách đo độ chênh lệch nhiệt độ
đạt 168 OC và mức độ chênh lệch đạt 98 giữa dòng khí vào Ti[OC] và ra bộ thu
O
C và điện áp phát ra đạt tới 12 V, cả 4 To[OC] từ đó, kết hợp với dữ liệu của khói
nhánh module đều cho kết quả giống nhau thải để tính nhiệt lượng được hấp thụ bởi
và hoàn toàn có thể mắc song song để bộ thu. Thí nghiệm cũng đánh giá khả
tăng dòng điện ngõ ra. Kết quả mô phỏng năng giải nhiệt bằng gió của bộ làm mát
như hình 7 cho ta thấy với mức nhiệt độ Ta[OC] ở tốc độ động cơNe từ1500 rpm tới
mặt lạnh là 50OC điện áp phát ra có thể 2500 rpm và động cơ chạy không tải. Tốc
đạt trên 10V và công suất có thể đạt tới độ gió Wa[km/h] được tạo ra từ quạt gió
12W. với vận tốc khoảng 20 km/h. Dữ liệu thí
nghiệm được trình bày ở bảng 2.
Bảng 2: Dữ liệu thí nghiệm đánh giá bộ trao đổi nhiệt
Ti[OC] To[OC] Ta[OC] tp[ms] Ne[rpm] Qe[kW] Qt[kW] H[%]
373 334 49 4,1 1463 2,944 0,307 10,4
377 337 54 4,3 1461 3,119 0,330 10,6
446 379 55 4,4 1719 4,509 0,672 14,9
469 394 55 4,7 1758 5,207 0,825 15,8
503 408 55 4,9 2049 6,842 1,278 18,7
515 415 56 4,9 2351 8,061 1,546 19,2
527 423 56 5,0 2443 8,773 1,709 19,5
535 430 57 5,1 2554 9,516 1,844 19,4
Trong bảng trên, Ne[rpm] - tốc độ động Dữ liệu thực nghiệm cho thấy bộ phận thu
cơ, Qe[kW] - nhiệt lượng khí xả đi vào bộ hồi nhiệt có nhiệt độ chênh lệch đạt tới
thu nhiệt, Qt[kW] - nhiệt lượng thu được 109OC trong khi nhiệt độ gió làm mát ra
trên bộ thu, H[%] - hiệu suất thu hồi nhiệt.
khỏi cánh tản nhiệt chỉ đạt 57OC với tốc

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 95


Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Luận văn Thạc Sĩ

độ gió 20 km/h. Nhiệt độ vào 283OC ở tốc xuyên khi xe hoạt động nên không thể thu
độ động cơ 2554 rpm, công suất bộ thu được một kết quả điện áp trực tiếp ổn định.
nhiệt đạt được 1,844 [kW].Hiệu suất thu Chính vì vậy, cần sử dụng bộ chuyển đổi
hồi đạt 19,4%. Tuy nhiên, đây chỉ mới là DC-DC để đạt điện áp ổn định mức14V
khả năng thu hồi nhiệt của bộ thu nhiệt cung cấp cho phụ tải. thí nghiệm đánh giá
làm mát bằng gió. Hiệu suất tái sử dụng bộ thu hồi nhiệt,do bộ thu đặt xa động cơ và
nhiệt còn phụ thuộc vào bộ chuyển đổi chưa cách nhiệt đường ống thải đồng thời
nhiệt điện. động cơ chạy không tải nên nhiệt độ vào bộ
thu thấp. tốc độ 2554rpm nhưng nhiệt độ
4. K TăLU N
Nghiên cứu đã xây dựng được mối quan vào chỉ đạt 280OC, thấp hơn rất nhiều so
hệ giữa điện áp phát ra của bộ thu nhiệt với con số 510OCkhi vừa ra khỏi hệ thống
gồm 4 dãy mắc song song, mỗi dãy gồm thải ở chế độ tải trung bình [5]. Vì thế công
500 cặp nhiệt điện cho kết quả đồng đều và suất thu hồi của bộ thu nhiệt mới chỉ đạt
có khả năng ứng dụng thu hồi nhiệt phát 1844W. Tuy nhiên nghiên cứu cho thấy khả
thải trên ô tô. Tuy nhiên, điện áp phát ra của năng giải nhiệt bằng phương pháp đối lưu
TEG phụ thuộc vào độ chênh lệch nhiệt độ cưỡng bức nhờ dòng gió khi xe chạy có thể
giữa hai bề mặt trao đổi nhiệt. Bên mặt đáp ứng được chức năng tiết kiệm nhiên
nóng phụ thuộc vào tải và tốc độ động cơ, liệu. Đồng thời hệ thống cần có quạt làm
bên mặt lạnh phụ thuộc vào tốc độ xe. Các mát dự phòng khi tốc độ xe không đủ tạo
thông số phụ thuộc lại thay đổi thường vận tốc gió làm mát cần thiết.
TÀI LI U THAM KH O
[1].Jihad G. Haidar Jamil I. Ghojel, Waste heat recovery from the exhaust of low-power
diesel engine, Department of Mechanical Engineering Monash University.
[2]. Dimitri Tatarinov, Modeling of a Thermoelectric Generator for Thermal Energy
Regeneration in Automobiles, Faculty of Engineering, University of Applied Sciences
Trier, Schneidershof, 54293 Trier, Germany.
[3]. G. Jeffrey Snyder, Small Thermoelectric Generators.
[4].Audi, Motor Vehicle Exhaust Emissions,Self-Study Programmer 230.
[5]. Đỗ Văn Dũng, Lê Quang Vũ, Huỳnh Phước Sơn, Nghiên cứu xác định nhiệt lượng khí
xả trên động cơ xăng thông qua hệ số dư lượng không khí,Báo cáo tại Hội nghị Cơ học
Thủy khí toàn quốc năm 2013, Đồng Hới, Quảng Bình

GVHD: PGS-TS Đỗ Văn Dũng HVTH: Lê Quang Vũ 96


S K L 0 0 2 1 5 4

You might also like