You are on page 1of 5

ĐỀ 1

Đọc ngữ liệu sau:


Xương Rồng và Cúc Biển
Xương Rồng sống ở bãi cát ven biển đã lâu mà chẳng được ai để ý đến. Bông
Cúc Biển thấy lão sống lặng lẽ quá nên xin đến ở chung. Lão hơi khó chịu nhưng
vẫn đồng ý. Một hôm, đàn bướm nọ bay ngang qua, kêu lớn:
- Ôi, bác Xương Rồng nở hoa đẹp quá!
Xương Rồng hồi hộp chờ Cúc Biển lên tiếng nhưng nó chỉ im lặng, mỉm cười.
Nhiều lần được khen, lão vui vẻ ra mặt.
Thời gian trôi qua, hết Xuân đến Hè, hoa Cúc Biển tàn úa. Vài chú ong nhìn
thấy liền cảm thán:
- Thế là đến thời hoa Xương Rồng tàn héo!
Nghe mọi người chê, Xương Rồng liền gân cổ cãi:
- Ta chẳng bao giờ tàn héo cả. Những bông hoa kia là của Cúc Biển đấy! 
Cúc Biển chẳng nói gì nhưng không cười nữa. Đợi chị gió bay qua, nó xin chị
mang mình theo đến vùng đất khác.
Mùa Xuân đến, bướm ong lại bay qua nhưng chẳng ai còn để ý đến Xương
Rồng nữa. Lão tiếp tục sống những ngày tháng cô độc như trước.
(Trích từ tập sách Giọt sương chạy trốn của Lê Luynh,
NXB Kim Đồng 2020)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1.Câu chuyện “Xương Rồng và Cúc Biển” được viết theo thể loại nào?
A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại
C. Truyền thuyết D. Thần thoại.
Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai?
A. Lời của nhân vật Xương Rồng. B. Lời của Cúc Biển.
C. Lời của người kể chuyện. D. Lời của Xương Rồng và Cúc Biển
Câu 3. Câu chuyện có mấy nhân vật chính?
A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn
Câu 4. Từ “mùa xuân” trong văn bản được hiểu theo nghĩa gốc, đúng hay sai?
A. Đúng. B. Sai
Câu 5. Cúc Biển giúp Xương Rồng không cô độc bằng cách nào?
A. Cúc Biển trò chuyện vui vẻ cùng Xương Rồng
B. Cúc Biển rủ Xương Rồng đi chơi
C. Cúc Biển xin đến nhà Xương Rồng ở chung
D. Xương Rồng đến nhà Cúc Biển ở chung
Câu 6. Cử chỉ, hành động của Cúc Biển lặng lẽ, mỉm cười khi Xương Rồng hiểu
nhầm đàn bướm khen Xương rồng, thể hiện phẩm chất gì của Cúc Biển?
A. Đoàn kết
B. Tự tin
C. Dũng cảm
D. Khiêm tốn
Câu 7. Nêu tên biện pháp tu từ sử dụng trong câu sau: Mùa Xuân đến, bướm
ong lại bay qua nhưng chẳng ai còn để ý đến Xương Rồng nữa. Lão tiếp tục sống
những ngày tháng cô độc như trước.
A. Hoán dụ. B. Nhân hóa.
C. So sánh D. Ẩn dụ
Câu 8. Vì sao Cúc Biển muốn sống cùng Xương Rồng nhưng cuối cùng Cúc Biển lại
bỏ đi?
A. Vì Cúc Biển thất vọng về Xương Rồng
B. Vì Cúc Biển không muốn ở đó nữa
C. Vì Cúc Biển muốn đi nơi khác vui hơn
D. Vì Cúc Biển muốn có thêm bạn mới
Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc câu chuyện “Xương
Rồng và Cúc Biển.
Câu 10. Em có đồng ý với cử chỉ và hành động của Xương Rồng trong câu chuyện
không? Vì sao?

ĐỀ 2
Đọc kĩ văn bản sau:
Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc
sống trí tuệ. […] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ
nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo
đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện
nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc,
lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh
niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một
cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng
tủ sách gia đình.
Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người
mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động
mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ,
không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc
lớn.
(Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007)
Câu 1 (4 điểm). Trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại đáp án đúng vào giấy kiểm tra.
a. Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A. Miêu tả B. Tự sự
C. Biểu cảm D. Nghị luận
b. Câu chủ đề của đoạn 1 trong văn bản trên là: ?
A. Câu thứ tư B. Câu thứ hai
C. Câu thứ ba D. Câu thứ nhất
c. Tác giả gửi gắm thông điệp gì qua văn bản trên?
A. Phê phân việc đọc sách của thanh niên
B. Trân trọng sách, khẳng định lợi ích đọc sách
C. Ca ngợi sách văn học, nghệ thuật
D. Xem nhẹ lợi ích của việc đọc sách
d. Trong các từ sau, từ nào là từ láy?
A. Công cuộc B. trí tuệ
C. đạo đức D. mòn mỏi
e. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt?
A. Trí tuệ B. gia đình
C. công cuộc D. lâu dài
f. Nội dung chính của văn bản là gì?
A. Vai trò của việc đọc sách
B. Phát động phong trào đọc sách
C. Cách đọc sách hiệu quả
D. Thực trạng của việc đọc sách trong giới trẻ hiện nay
g. Dòng nào sau đây giải thích nghĩa cho từ “việc lớn”
A. Việc lớn có tính chất cả xã hội B. Việc lớn của một người
C. Việc lớn của một tập thể D. Việc lớn của gia đình
h. Trong văn bản, để phát triển phong trào đọc sách, tác giả đã đề nghị tổ
chức thanh niên điều gì?
A. Vận động đọc sách trong thanh niên từng vùng miền và cả nước, thi đua
đọc sách
B. Cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà
gây dựng tủ sách gia đình
C. Vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình, tặng sách cho các cá nhân
để khuyến khích đọc sách
D. Xây dựng các nhà sách tại trung tâm thương mại, nhà xuất bản bán sách
với giá rẻ
Câu 2 (1 điểm). Trong văn bản, tác giả cho rằng: “Không đọc sách tức là
không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa”, em có đồng ý với ý kiến đó
không? Vì sao?
Câu 3 (1 điểm): Cuối văn bản, tác giả viết “Việc nhỏ đấy nhưng rất có
thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn”. Vậy, “việc nhỏ” và “công cuộc
lớn” được tác giả nhắc đến là gì?
ĐỀ 3
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: 

“...Mang tấm thân rách nát bươn bả  tìm đàn, Ba Bớt tự hỏi vì đâu nên nỗi? Phải
chăng do cái tính kiêu căng ngạo mạn của nó gây nên. Giá nó sống giản dị, khiêm
tốn như những con bò kia, chắc không phải nhận hậu quả đáng buồn.
Trưa ngày thứ mười thì Ba Bớt tìm về được trảng cỏ. Vừa trông thấy nó, cả đàn bò
lao tới vây quanh, chúng đã chờ đợi giây phút này lâu lắm rồi. Con nào cũng
muốn len vào trong để được đứng gần Ba Bớt, nhìn rõ người bạn sau bao ngày lưu
lạc. Trông thân hình gầy rộc, đầy thương tích và đôi mắt trõm sâu vì đói khát, mất
ngủ của Ba Bớt, những con bò trong đàn rất xúc động. Chúng hỏi Ba Bớt những
ngày qua sống ở đâu, ăn uống thế nào và làm sao bị thương. Ở trong rừng, Ba Bớt
có nghe được tiếng gọi của chúng không...
Nghe Ba Bớt kể lại nỗi vất vả, nguy hiểm trong chuyến lạc đàn, bác Bò đực đầu
đàn nhẹ nhàng nói:
– Khi cháu bị lạc, cả đàn cũng không ăn không ngủ được vì nhớ thương. Ở đời,
không có ai hiểu và cảm thông với ta bằng giữa chúng ta với nhau đâu. Nhưng
thật may cháu đã trở về.
Ba Bớt cứ nghĩ rằng khi trở về nó sẽ phải nhận thái độ ghẻ lạnh   và những lời
nhiếc móc giễu cợt của đàn bò, nhưng tất cả đều yêu thương nó. Tình cảm đó đã
xoá tan mặc cảm trong lòng Ba Bớt và nó cảm thấy ân hận về lối sống trước đây
của mình. Từ đôi mắt trõm sâu của Ba Bớt ứa ra hai giọt nước mắt. Ba Bớt xúc
động nói:
– Những ngày lưu lạc, tôi đã thấy thấm thía rằng: Không thể nào sống mà không
có bạn, không có đàn. Kể từ nay tôi sẽ sống gần gũi, chân tình với các thành viên
trong đàn.
Những con bò cất tiếng hò vang. Chúng sung sướng chạy khắp bãi cỏ, đùa vui với
nhau vì chú bò Ba Bớt đã nhận ra một bài học sâu sắc ở đời.”
(Câu chuyện Chú bò Ba Bớt – Truyện đọc lớp 1, trang 39, NXB GD Việt Nam –
2018)
Phần I: Đọc hiểu (6 điểm)
Câu 1. Trong các câu sau, câu nào là lời của lời người kể chuyện?
A. Ở trong rừng, Ba Bớt có nghe được tiếng gọi của chúng không...
B. Khi cháu bị lạc, cả đàn cũng không ăn không ngủ được vì nhớ thương.
C. Ở đời, không có ai hiểu và cảm thông với ta bằng giữa chúng ta với nhau đâu.
D. Nhưng thật may cháu đã trở về.
Câu 2. Trong các câu sau, câu nào là lời nhân vật?
A. Những con bò cất tiếng hò vang.
B. Kể từ nay tôi sẽ sống gần gũi, chân tình với các thành viên trong đàn.
C. Trưa ngày thứ mười thì Ba Bớt tìm về được trảng cỏ.
D. Mang tấm thân rách nát bươn bả  tìm đàn, Ba Bớt tự hỏi vì đâu nên nỗi?
Câu 3. Đoạn trích trên có đặc điểm của truyện đồng thoại vì :
A. Viết cho trẻ em, nhân vật mang đặc tính vốn có của loài và đặc điểm của con
người
B. Viết cho trẻ em, có nhân vật là loài vật được nhân cách hóa
C. Nhân vật là đồ vật được nhân cách hóa mang đặc điểm của con người
D. Viết cho trẻ em, nhân vật là loài vật được nhân cách hóa mang đặc tính vốn có
của loài và đặc điểm của con người
Câu 4. Từ in đậm trong câu “Mang tấm thân rách nát bươn bả   tìm đàn, Ba Bớt tự
hỏi vì đâu nên nỗi?” có nghĩa là gì?
A. bươn chải kiếm ăn
B. vất vả
C. vội vàng, tất tả
D. mải miết
Câu 5. Câu văn nào thể hiện chú bò Ba Bớt đã nhận ra bài học sâu sắc ở đời?
A. Ở đời, không có ai hiểu và cảm thông với ta bằng giữa chúng ta với nhau đâu.
B. Giá nó sống giản dị, khiêm tốn như những con bò kia, chắc không phải nhận
hậu quả đáng buồn.
C. Chúng sung sướng chạy khắp bãi cỏ, đùa vui với nhau vì chú bò Ba Bớt đã
nhận ra một bài học sâu sắc ở đời.
D. Không thể nào sống mà không có bạn, không có đàn.
Câu 6. Các từ in đậm trong câu: “Kể từ nay tôi sẽ sống gần gũi, chân tình với các
thành viên trong đàn.” những từ nào là từ ghép?
A. gần gũi, chân tình
B. thành viên, đàn
C. chân tình, thành viên
D. gần gũi, chân tình, thành viên
Câu 7.(1 điểm) Đoạn trích trên được kể ở ngôi thứ mấy? Dựa vào đâu mà con xác
định được ngôi kể đó ?
Câu 8.(2 điểm) Giữa chú bò Ba Bớt với Dế Mèn trong đoạn trích “Bài học đường
đời đầu tiên” có nhiều điểm tương đồng và cũng có những khác biệt. Hãy nêu ngắn
gọn sự giống nhau và khác nhau (về tính cách, sai làm mắc phải, trải nghiệm đáng
nhớ, bài học để đời) của hai nhận vật này.

You might also like