You are on page 1of 3

Thứ năm, ngày 7 tháng 4 năm 2022

Âm nhạc
Học hát bài: Thiếu nhi thế giới liên hoan
(Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước)

I/ Mục tiêu:
- Hát thuộc lời ca và đúng giai điệu của bài hát.
- Biết hát đúng những tiếng có luyến hai nốt móc đơn, biết bài hát có thể
trình bày trong dịp gặp mặt thiếu nhi, trong các ngày lễ hội. Tập trình bày
cách hát đối đáp và hòa giọng, thể hiện sự nhiệt tình sôi nổi.
- Biết bài hát này là bài hát do nhạc sĩ Lưu Hữu Phước viết.
- Gíao dục học sinh tinh thần đoàn kết thân ái giữa các bạn bè thiếu nhi trên
khắp thế giới.
II/ Chuẩn bị của giáo viên:
- Nhạc cụ quen dung.
- Đĩa CD nghe mẫu.
- Hát chuẩn xác bài hát.
- Tranh ảnh minh họa cho bài hát.
III/ Hoạt động dạy học chủ yếu:
- Ổn định tổ chức lớp, nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
- Kiểm tra bài cũ:cho học sinh hát lại bài hát Chú voi con ở Bản Đôn.
- Bài mới:
Hoạt Động Của Giáo Viên HĐ Của Học
Sinh
1: Khởi động
KTBC: - 1 hs hát.
Gọi 1 hs hát bài : Chú voi con ở Bản Đôn. - HS đọc TĐN.
Gọi 1 hs đọc TĐN số 7.
Hoạt động 1 : Dạy hát bài: Thiếu nhi thế giới liên hoan.
* Mục tiêu: Hs hát được theo lời ca và đúng giai điệu.
- Giới thiệu bài hát, tác giả.
+ Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sinh ngày 12- 09- 1921 tại Huyện - HS chú ý.
Ô Môn, Tỉnh Cần Thơ. Ông bắt đầu viết nhạc khi mới 15- 16
tuổi. Lưu Hữu Phước là tác giả của những bài ca có giá trị
lịch sử như: Tiếng gọi thanh niên, Lên đàng, Khải hoàn ca,
Ca ngợi Hồ Chủ Tịch, Hồn tử sĩ, Giải phóng Miền Nam, Tiến
về Sài Gòn… Bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan được sáng - HS ghi nhớ
tác vào năm 1950.
+ Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước gắn
liền với bước đi của lịch sử cách mạng Việt Nam. Những bản
hành khúc đầy khí thế của ông góp phần rất lớn vào việc
động viên, cổ vũ nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp cứu
nước, chiến đấu chống quân thù xâm lược. Nhạc sĩ Lưu Hữu
Phước mất ngày 12- 6- 1989 tại Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ông đã được nhà nước tạng giải thưởng Hồ Chí Mính về Văn
học - Nghệ thuật.
+ Một số bài hát viết cho thiếu nhi của nhạc sĩ Lưu Hữu
Phước: Múa vui, Reo vang bình minh, Em viết tên Bác Hồ…
+ Bài hát với nhịp điệu vui tươi, tác giả nói lên tình cảm của
thiếu nhi trên toàn thế giới mong muốn được sống trong hòa
bình, trong tình thân ái và đoàn kết.
- Hướng dẫn học sinh tập đọc lời ca theo tiết tấu của bài hát, - HS đọc lời ca
tác giả đã nói lên tình cảm của thiếu nhi trên toàn thế giới theo tiết tấu.
mong muốn được sống trong hòa bình, trong tình than ái và
đoàn kết.
- Đọc lời ca theo tiết tấu. Bài hát gồm hai lời ca, mỗi lời ca
được chia làm hai đoạn.
+ GV giải thích “khôn ngăn” nghĩa là “không ngăn được”
“ cơn chiến chinh” nghĩa là “ cuộc chiến tranh”
- GV cho HS luyện thanh. - HS luyện thanh.

- GV cho học sinh nghe bài hát mẫu. - HS nghe mẫu.


- Tập hát từng câu theo lối móc xích cho đến hết bài, mỗi câu
cho học sinh hát lại từ 2 đến 3 lần để học sinh thuộc lời ca và - HS thực hiện.
giai điệu của bài hát. GV cần hướng dẫn các em hát đúng chỗ
hát luyến hai nốt nhạc.
- Sau khi tập xong giáo viên cho học sinh hát lại bài hát - HS thực hiện.
nhiều lần dưới nhiều hình thức. + Hát đồng thanh.
+ Hát theo dãy.
+ Hát cá nhân.

- Cho học sinh tự nhận xét: - HS nhận xét.


- Giáo viên nhận xét:
- Giáo viên sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu - HS chú ý.
của bài hát.
Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
* Mục tiêu: Hs biết hát kết vỗ tay theo nhịp, tiết tấu.
- Yêu cầu học sinh hát bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp của - HS thực hiện.
bài .

- Yêu cầu học sinh hát bài hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu của - HS thực hiện.
bài.
- Giáo viên hỏi học sinh, bài hát có tên là gì? Bài hát do ai - HS trả lời.
viết? Bài hát muốn nói lên điều gì? + Bài :Thiếu nhi
thế giới liên hoan.
+ Nhạc sĩ: Lưu
Hữu Phước.
+ Bài hát ca ngợi
tình hữu nghị,
thân ái, đoàn kết
của thiếu nhi trên
toàn thế giới.
- HS nhận xét. - HS nhận xét.
- Giáo viên nhận xét. .
- Giáo viên chốt ý: Bài hát ca ngợi tình hữu nghị, thân ái,
đoàn kết của thiếu nhi trên toàn thế giới. Cho dù sống ở bất
cứ nơi đâu trên Trái Đất, màu da có khác nhau nhưng thiếu
nhi trên thế giới luôn gắn bó và yêu thương nhau, luôn khát
khao được sống trong một thế giới hòa bình.
GDKNS: Giáo dục hs biết yêu thương, đoàn kết với mọi
người. Không phân biệt đối xử.
- HS thực hiện
Củng cố dặn dò:
- Cho học sinh hát lại bài hát vừa học một lần trước khi kết - HS chú ý.
thúc tiết học.
- Khen những em hát tốt, biểu diễn tốt trong giờ học, nhắc
nhở những em hát chưa tốt, chưa chú ý trong giờ học cần chú -HS ghi nhớ.
ý hơn.
- Dặn học sinh học thuộc lời của bài hát và tìm động tác phụ
họa.

Rút kinh nghiệm:…………………………………………………


.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
..........................

You might also like