You are on page 1of 7

PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI

Th.S: Mai Thị Mai Hương


maihuong263088@gmail.com
0916262099
Chương 1:
Những vấn đề chung về giải quyết tranh chấp thương mại
1.1. Khái niệm về tranh chấp thương mại
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của tranh chấp thương mại
- Đời sống xã hội : đấu tranh giằng co khi có ý kiến bất đồng, thường là trong vấn
đề quyền lợi giữa hai bên
- Lĩnh vực kinh tế:
 Tranh chấp bao gồm
- Tranh chấp kinh doanh thương mại
- Tranh chấp giữa nhà đầu tư và nước tiếp nhận: Thực hiện các hợp đồng BOT,
BTO, BT, thực hiện điều ước quốc tế khuyến khích và bảo hộ đầu tư song
phương hoặc đa phương ( không phải là tranh chấp thương mại)
- Tranh chấp giữa các quốc gia: Thực hiện điều ước quốc tế song phương và đa
phương ( Không phải là tranh chấp thương mại nhưng tranh chấp giữa 2 công ty
ở hai quốc gia là tranh chấp thương mại)
- Tranh chấp giữa các quốc gia với các thiết chế kinh tế quốc tế: Thực hiện điều
ước quốc tế về thương mại đa phương, ví dụ tranh chấp giữa Mỹ và EU về nhập
khẩu chuối…
*NHẬN DIỆN TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
 Tổ chức thương mại thế giới WTO
Tranh chấp thương mại
+ Bất đồng giữa các thành viên WTO liên quan đến việc thực hiện các quyền và
nghĩa vụ theo các Hiệp định và thỏa thuận của WTO.
+ Bất đồng này được thông báo chính thức cho Ban thư ký WTO.
 Luật thương mại năm 1997
“ Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại’’ Đ 238
Hoạt động thương mại bao gồm 3 nhóm:
+ Hoạt động mua bán hàng hóa
+ Cung ứng dịch vụ thương mại
+ Các hoạt động xúc tiến thương mại
 Thiếu sót: Xung đột pháp luật
 Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003
Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá
nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm: Mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân
phối; đại diện , đại lí thương mại; kí gửi, cho thuê; xây dựng, tư vấn; kỹ thuật; li
xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò; khai thác; vận chuyển hàng
hóa, hành khách bằng đường hàng không, biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi
thương mại khác theo quy định của pháp luật K2 Đ3
 Phù hợp với luật mẫu của Liên Hợp Quốc về trọng tài (UNCITRAL Model
Law) Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và WTO
 Bộ luật tố tụng dân dự năm 2004, sửu đổi bổ sung năm 2011. Bộ luật tố tụng
dân sự năm 2015
Liệt kê các tranh chấp về kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án
 Luật Trọng tài thương mại năm 2003, Luật Trọng tài thương mại năm 2010
Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của trọng tài thương mại, bao gồm: 1. Tranh
chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; 2. Tranh chấp phát sinh giữa
các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; 3. Tranh chấp khác giữa
các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
 Luật Thương mại năm 2005
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi
+ Mua bán hàng hóa;
+ Cung ứng dịch vụ;
+ Đầu tư, xúc tiến thương mại;
+ Các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác K1 Đ3
 Phù hợp với khái niệm kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp năm 1999 Luật
doanh nghiệp năm 2005 cũng như Luật Doanh nghiệp năm 2014.
 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa
án
1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh giữa cá nhân, tổ chức có
đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ
chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận
3. Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về
chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
*TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
- Khái niệm: Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về
quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại.
- Đặc điểm:
1. Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và
nghĩa vụ giữa các bên trong mối quan hệ cụ thể
2. Những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên phải
phát sinh từ hoạt động thương mại
3. Chủ yếu là những tranh chấp phát sinh giữa các thương nhân (cá nhân kinh doanh,
pháp nhân) với nhau.
Ngoài ra, các cá nhân, tổ chức khác (không phải là thương nhân) cũng có thể là chủ
thể của tranh chấp thương mại khi trong các giao dịch bên không có mục đích sinh lợi
chọn áp dụng luật thương mại
 Thương nhân: Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp,
cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký
kinh doanh. (K1 DD Luật Thương mại năm 2005).
- Thương nhân có 5 đặc điểm:
+ Thực hiện hành vi thương mại
+ Thực hiện hành vi thương mại độc lập, nhân danh mình và vì lợi ích của chính
mình.
+ Thực hiện hành vi thương mại mang tính nghề nghiệp, thường xuyên
+ Có năng lực hành vi thương mại
+ Có đăng kí kinh doanh
- Thương nhân bao gồm
1. Người buôn bán hàng rong
2. Người mở tiệm cà phê/ tiệm tạp hóa/ quán ăn
3. Chủ nhà trọ/ chủ tiệm net
4. Hộ kinh doanh
5. Hợp tác xã
6. Công ty TNHH Phi Long
7. Nhân viên công ty Phi Long
8. Công ty luật, văn phòng luật
9. Công ty dịch vụ pháp lý
10. Văn phòng thừa phát lại
11. Ngân hàng
12. Chi nhánh, văn phòng đại diện công ty
13. Bệnh viện, trường học
 Độc lập về pháp lý – Độc lập về tài chính
- Độc lập về pháp lý:
+ Độc lập với cá nhân tổ chức khác, thương nhân tự nhân danh chính mình tham gia
vào các quan hệ pháp luật, đem lại lợi ích và tự chịu trách nhiệm
+ Không độc lập về pháp lý: chi nhánh, văn phòng đại diện
 Chi nhánh, văn phòng đại diện không phải thương nhân
+ Độc lập về mặt pháp lý nhưng không độc lập về mặt tài chính: công ty con – công
ty mẹ
 Công ty con – công ty mẹ, công ty liên kết là thương nhân
+ Độc lập về mặt pháp lý và độc lập về mặt tài chính: các doanh nghiệp khác nhau.
 Doanh nghiệp là thương nhân
 Thường xuyên
- Thường xuyên: liên tục trong thời gian dài xác định hoặc không xác định; mang
tính nghề nghiệp; thu nhập từ hoạt động kinh doanh là thu nhập chính
+ Được xác định theo từng ngành nghề: doanh nghiệp bán lẻ (siêu thị) khác với
doanh nghiệp xây dựng, bất động sản.
+ Được quy định trong Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi
hành
Tạm ngưng hoạt động kinh doanh phải báo trước 3 ngày đến cơ quan đăng ký kinh
doanh (Đ 206 LDN 2020)
Thời hạn: không quán 1 năm mỗi lần thông báo; có thể gia hạn; số lần gia hạn tạm
ngưng hoạt động kinh doanh không bị hạn chế (điểm mới); (K1 Đ66 NĐ/2021)
- Doanh nghiệp tạm ngừng không quá 1 năm mỗi lần thông báo; số lần gia hạn
không hạn chế
- Hộ kinh doanh tạm ngừng vô thời hạn (K1 Đ91 NĐ01/2021)
 Hồ sơ
+ Thông báo tạm ngừng (mẫu phụ lục II-19 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)
+ Quyết định tạm ngừng
+ Bản sao hợp lệ biên bản họp
 Nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện hoặc cấp tỉnh 3 ngày trước khi
tạm ngưng
 NĂNG LỰC HÀNH VI THƯƠNG MẠI
Năng lực hành vi thương mại trong lĩnh vực thương mại là khả năng của cá nhân,
pháp nhân bằng những hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp
lý thương mại
- Cá nhân:
+ Độ tuổi: từ đủ 18 tuổi
+ Nhân thân: có khả năng nhận thức và thực hiện hành vi
Không thuộc trường hợp bị mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn
trong nhận thức và làm chủ hành vi
- Pháp nhân: Hoạt động của pháp nhân thực hiện thông qua người đại diện hợp
pháp (theo pháp luật hoặc theo ủy quyền) (Đ85 BLDS 2015)
 Đăng ký kinh doanh hợp pháp:
- Thành lập hợp pháp: cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập
hoặc cho phép thành lập
- Ra quyết định thành lập:
+ Chính phủ: Thủ tướng Chính phủ
+ Bộ và cơ quan quản lý chuyên ngành: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,
Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ
+ Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh: Chủ tịch UBND cấp tỉnh
Ví dụ; Doanh nghiệp nhà nước
- Cấp phép thành lập( đăng ký thành lập và được cấp giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp)
+ Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư, liên hiệp hợp tác xã
+ Phòng tài chính kế hoạch thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện: hợp tác xã, hộ kinh
doanh
Vd: giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh
doanh (đối với cá nhân, nhóm kinh doanh, gia đình có hoạt động thương mại
thường xuyên), giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp HTX (đối với hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã)
- Trong các loại hình doanh nghiệp:
Công ty luật, Văn phòng công chứng, Ngân hàng đăng ký hoạt động tại cơ quan
quản lý chuyên ngành và được cấp giấy đăng ký hoạt động (mà không đăng ký kinh
doanh, đăng ký thành lập doanh nghiệp như thường lệ)
Công ty luật, Văn phòng công chứng: nộp hồ sơ đăng ký hoạt động tại Sở tư pháp
Ngân hàng: nộp hồ sơ đăng ký hoạt động tại Ngân hàng nhà nước
 Thương nhân: Doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã
 Thương nhân
+ Thương nhân là cá nhân
+ Thương nhân là pháp nhân
+ Thương nhân là tổ hợp tác, hộ gia đình
*TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
- Tổng hợp đặc điểm:
+ Quyền và nghĩa vụ
+ Phát sinh từ hoạt động thương mại
+ Thương nhân: cá nhân, tổ chức khác( không phải là thương nhân)
1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại
- Mua bán hàng hóa
- Cung ứng dịch vụ
- Đầu tư xúc tiến thương mại (quảng cáo; giới thiệu; khuyến mãi; trưng bày; triễn
lãm; hội chợ)
- Phân phối; đại diện, địa lý; kí gửi; cho thuê; thuê mua; môi giới; ủy thác;
nhượng quyền; xây dựng; tư vấn kĩ thuật; vận chuyển hàng hóa, hành khách
bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa; vận chuyển hàng hóa, hành
khách bằng đường hàng không, đường biển; mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các
giấy tờ có giá khác, đầu tư tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thăm dò, khai thác.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ
chức vơi snhau và đều có mục đích lợi nhuận
- Tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp ( Tranh chấp phát sinh từ hành vi cạnh
tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp. Sử dụng kiểu dáng
công nghiệp của công ty khác…)
- Tranh chấp quyền tác giả (sở hữu tác phẩm…)
- Tranh chấp quyền liên quan đến quyền tác giả
- Tranh chấp quyền đối với giống cây trông
*Tranh chấp tên miền
3. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của
công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp
nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty
+ Góp vốn, phân chia lợi nhuận, trả lại phần vốn góp
+ Vi phạm quyền và nghĩa vụ
+ Thành lập doanh nghiệp
+ Giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi mô hình

You might also like